Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: TIN TỨC THỜI SỰ ĐÓ ĐÂY... | |
<< phần trước Trang of 117 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 13/Mar/2020 lúc 6:46am |
Thế Giới Hoang Vắng
Khu vực lát gạch trắng gần như không bóng người xung quanh Kaaba hôm
6/3. Đây là địa điểm thiêng liêng nhất của đạo Hồi, được coi là "nhà của
Thượng Đế", nằm ở thánh địa Mecca (Arab Saudi). Buổi cầu nguyện vào thứ
6 đã bị gián đoạn khi Covid-19 hoành hành ở Trung Đông khiến chính
quyền Arab Saudi phải đình chỉ các cuộc hành hương tới thánh địa này.
Ảnh: Ganoo Essa/Reuters.
Quầy làm thủ tục tại sân bay quốc tế Ben Gurion gần Tel Aviv, thủ đô của Israel ngày 10/3. Ảnh: Jack Guez/Reuters.
Châu Á cho đến nay là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì vắng bóng
du khách. Trong hình là cảnh nhân viên nhà hàng chờ khách trong khu phố
người Hoa ở Singapore một ngày cuối tháng 2. Ảnh: Edgar Su/Reuters.
Tương tự, ở Thái Lan, những chiếc xe du lịch nằm im lìm trong bãi đỗ gần
sân bay Suvarnabhumi, Bangkok, ngày 8/3. Các công viên giải trí nổi
tiếng nhộn nhịp của Thái Lan thời gian này cũng chịu cảnh trống rỗng vì
nỗi lo ngại nCoV của du khách. Ảnh: Mladen Antonov/AFP.
Du khách chụp ảnh giữa những hàng ghế phơi nắng gần như không người ở Pattaya, Thái Lan ngày 7/3. Ảnh: Mladen Antonov/AFP.
Nhật Bản cũng không khác. Giải đấu vật Spring Grand Sumo diễn ra sau
cánh cửa đóng kín và không có khán giả ngày 8/3 ở Osaka, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/Reuters.
Trận bóng chày không khán giả giữa hai đội Yomiuri Giants và Yakult
Swallows trên sân vận động gần 50.000 chỗ Tokyo Dome, Nhật Bản ngày
29/2. Chính quyền Nhật Bản hôm 9/3 cho biết họ đã hoãn ngày khai mạc mùa
giải của 12 đội bóng chày chuyên nghiệp vì sự lây lan của Covid-19.
Ảnh: Eugene Hoshiko/AP.
Hành khách bên trong chuyến xe điện vắng bóng người ở trung tâm thành phố Milan, Italy hôm 26/2.
Đất nước hình chiếc ủng đang trở thành điểm nóng Covid-19 lớn thứ hai
thế giới sau Trung Quốc, với hơn 12.000 ca nhiễm và ít nhất 827 ca tử
vong (tính đến 12/3), cao hơn rất nhiều so với Iran và Hàn Quốc, cũng
như tất cả quốc gia châu Âu khác. Ảnh: Claudio Furlan/AP.
Khung cảnh hoang vắng trên một con kênh ở Venice, Italy. Ngày thường,
nơi này được phủ kín bởi hàng trăm chiếc thuyền chở khách du lịch tham
quan thành phố. Ảnh: Manuel Silvestri/Reuters.
Những chiếc ghế trống tại quảng trường Saint Peter, Vatican trước giờ
phát sóng trực tiếp lời cầu nguyện chủ nhật của Đức Giáo hoàng Pope
Francis hôm 8/3, khi dịch bệnh đã trở nên nghiêm trọng ở Italy. Ảnh: Antoine Mekary/ALETEIA.
Cuộc đua không khán giả của FIS World Cup Bắc Âu diễn ra hôm 7/3, khi
các nữ vận động viên tranh tài tại chặng đua dài 30 km ở Holmenkollen,
Na Uy. Ảnh: Vidar Ruud/AFP.
Một khách mua hàng đi ngang qua các kệ trống nơi thường chứa xà phòng,
chất khử trùng và giấy vệ sinh tại cửa hàng tạp hóa ở Glendale,
California, vào ngày 7/3. Theo The Atlantic, nỗi sợ mang tên Covid-19 đã khiến người dân điên cuồng dự trữ thực phẩm đóng hộp và các chất tẩy rửa, vệ sinh.
WHO ngày 11/3 tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Hiện dịch xuất hiện ở
120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 122.000 người nhiễm và hơn 4.300
người tử vong. Ảnh: Robyn Beck/AFP.
st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 13/Mar/2020 lúc 9:50am |
Video 144 -LH -Thời trang MùA ĐẠI DỊCH CORONAVirus ... <<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Mar/2020 lúc 9:56am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 18/Mar/2020 lúc 6:52am |
TIN BUỒN : NỮ CA SĨ THÁI THANH(1934-2020) Viễn Đông Daily- Ca sĩ được hàng triệu người Việt Nam yêu mến từ trước năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam, từng gây xúc động cho hàng ngàn người Việt phải rời quê hương tại các trại tỵ nạn với ca khúc “Nghìn Trùng Xa Cách,” đã ra đi vĩnh viễn vào trưa thứ Ba, 17 tháng 3, 2020 tại Nam California, theo các nguồn tin thân cận với gia đình của nữ ca sĩ Thái Thanh. Bà đã hưởng thọ 86 tuổi. * Tiếng hát Thái Thanh đã "Nghìn Trùng Xa Cách"https://www.youtube.com/watch?v=IHbP7bjtAegDưới đây là trích đoạn từ bài viết mang tựa đề “Thái Thanh và Tình Hoài Hương” được đăng trên trang Facebook của Hùng Đinh:Trong một chương trình nhạc Phạm Duy ở hải ngoại nhiều năm về trước, nhạc sĩ Phạm Duy có bày tỏ lòng tri ân đối với người em vợ của ông là nữ ca sĩ Thái Thanh: “Không có Thái Thanh thì sẽ không có ai biết đến Phạm Duy.” Câu nói của Phạm Duy không phải là một lời xưng tụng quá mức vì Thái Thanh thật sự là người đã thể hiện xuất sắc rất nhiều ca khúc do ông sáng tác. Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đình Phụng với người vợ thứ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình Phụng sinh được hai người con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức ca sĩ Thái Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ. Thái Thanh sinh ngày 5 tháng 8, 1934 tại làng Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1946, khi 12 tuổi, Thái Thanh theo các anh chị lên Sơn Tây tản cư. Người chị đầu của Thái Thanh đã bị trúng bom tử nạn nên cha mẹ cô lại đưa con chạy về xuôi, mở một quán phở đặt tên là Thăng Long. Thái Thanh bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi nhưng từ nhỏ, cô không theo học nhạc ở trường lớp nào. Chị em Phạm Thị Quang Thái, Phạm Đình Chương và Phạm Thị Băng Thanh thường biểu diễn ngay tại quán Thăng Long. Đầu năm 1949, chị em họ Phạm gia nhập các ban văn nghệ quân đội của Liên khu IV. Quán Thăng Long dời về chợ Neo (Thanh Hóa). (1934-2020)
Tuy nhiên giọng hát của Thái Thanh chỉ được mọi người biết tới
khi cô theo gia đình rời vùng kháng chiến, về thành và vào miền Nam vào
năm 1951. Từ đó, tên tuổi của cô gắn liền với ban nhạc Thăng Long và
những nhạc phẩm của Phạm Đình Chương, anh trai cô, Phạm Duy, anh rể cô,
và rất nhiều nhạc sĩ khác cùng thời.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã ghi chép về
khoảng thời gian thành lập ban hợp ca Thăng Long ở miền Nam: “Một buổi
sáng tháng 6 năm 1951. Trên chuyến máy bay cất cánh từ Gia Lâm, lời chào
tạm biệt Hà Nội chưa kịp tan trong lòng mọi người, gia đình họ Phạm đã
tới Saigon vào một trưa hè sáng sủa và mát mẻ. Chúng tôi xuống sân bay
Tân Sơn Nhứt với một lời chào khác: Saigon, chào em!Để sinh sống trong cuộc đời đã đổi mới, chúng tôi tới hát tại Đài phát thanh Pháp-Á (Radio France- Asie), phòng thu thanh đặt ở đại lộ de La Somme (đường Hàm Nghi) gần chợ Bến Thành. Mấy anh em họ Phạm thành lập một ban hợp ca lấy tên là ban Thăng Long (tên này đã được dùng làm bảng hiệu cho quán phở gia đình ở Chợ Đại, Chợ Neo trước đây). Rồi cũng trong tâm trạng lưu luyến dĩ vãng rất gần, Phạm Đình Viêm lấy tên là Hoài Trung, Phạm Đình Chương lấy tên là Hoài Bắc. Về phần nhạc mục (répertoire), ban Thăng Long đã có một số bài rất ăn khách do tôi soạn từ trước như “Nương Chiều,” “Gánh Lúa” hay mới soạn như “Tình Ca,” “Tình Hoài Hương”... Ngoài ra những bài như “Nhạc Đường Xa” của Phạm Duy Nhượng, “Đợi Anh Về” của Văn Chung, “Được Mùa,” “Tiếng Dân Chài” của Phạm Đình Chương cũng được hát… Băng Thanh, cô em út trong gia đình, đổi tên là Thái Thanh để đi đôi với tên chị Thái Hằng. Thái Thanh khởi sự làm mê hoặc lòng người bằng giọng hát hãy còn rất mỏng của cô bé 17 tuổi. Bước vào nghề hát vào tuổi dậy thì, dù chẳng theo học một lớp dạy hát nào. Thái Thanh có lối hát rất Việt Nam, nghĩa là nhấn giọng vào từng chữ, giống như lối hát dân ca, hát chèo, hát chầu văn. Những bài như “Tình Ca,” “Tình Hoài Hương” với âm vực rất rộng lúc đó được tôi soạn ra cốt để cho Thái Thanh hát và chỉ có cô mới hát nổi những nốt rất trầm (nốt Sol dưới) hoặc rất cao (nốt Sol trên) của hai tác phẩm này. Từ đó trở đi, đa số ca khúc của tôi đều dựa vào khả năng của giọng hát Thái Thanh. Cho tới khi tôi có thêm giọng Duy Quang, Julie và Thái Hiền…” (Hồi ký Phạm Duy, chương 1, tập 3) Nữ ca sĩ Quỳnh Giao cũng nhận định về giọng ca Thái Thanh: "Thái Thanh có giọng hát đẹp như Kim Tước hay Ánh Tuyết, Mộc Lan, Châu Hà. Nhưng Thái Thanh lại khác hẳn mọi người ở khả năng phát âm rất rõ lời. Thái Thanh có sự bén nhạy thiên phú để hát mạch lạc từng câu, từng chữ với âm sắc hoàn toàn Việt Nam..." (Thái Thanh, Lời Ru Của Mẹ - Tạp ghi, tr. 310-311) Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các quan chức văn hóa đến kêu gọi cô hát các bài hát tuyên truyền cho chế độ mới, nhưng cô nhất quyết từ chối. Chính vì vậy, cô bị cấm trình diễn, cấm xuất hiện trên báo chí, truyền hình, phát thanh suốt 10 năm liền cho đến khi sang Mỹ định cư vào năm 1985. Trong những năm đầu tiên tại Mỹ, cô là một trong những ca sĩ được mời đi lưu diễn nhiều nhất và được mời thu âm cho nhiều chương trình ca nhạc của Trung Tâm Diễm Xưa. Sau đó, cô mở lớp dạy hát tại nơi dạy nhạc của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi ở Quận Cam, California. Năm 1999, ở tuổi 65, cô quyết định giải nghệ và việc này được đánh dấu bằng một đêm trình diễn đặc biệt của cô cùng với các con và các cháu. Phạm Duy đã chia sẻ về tâm tình của ông và bối cảnh trong đó ông đã viết ca khúc “Tình Hoài Hương,” ca khúc được Thái Thanh thể hiện thành công hơn ai hết: ”Gần hai năm đã trôi qua, kể từ ngày tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ tại Sàigòn, rồi đi hát chỗ gần chỗ xa… Khi bắt đầu sáng tác lại, tôi soạn bài “Tình Hoài Hương” (1952). Nó là một bài hát hoài cảm, là sự nhớ nhung của riêng tôi đối với một nửa mảnh đất quê hương mà tôi vừa phải xa lìa. Ngờ đâu nó sẽ là bài hát hoài hương của một triệu người di cư vào Nam hai năm sau đó. Rồi khi một triệu người khác, trong một thời gian khác, nghĩa là sau ngày lịch sử 30 tháng 4 năm 1975, phải vượt trời, vượt biển ra khỏi bán đảo chữ S thì bài “Tình Hoài Hương” của 20 năm trước lại trở thành một bài hát rất hợp tình, hợp cảnh… Bài hát nói tới sự nhớ thương con sông đào xinh xắn, nhớ phiên chợ chiều xa tắp, nhớ vòm tre non và làn khói ấm hương thôn nơi đó, trong mảnh đời thơ ngây của tôi, có con trâu lành nằm mộng bên đàn em bé, có mẹ già yêu dấu ngồi nghe tiếng sáo chơi vơi... Chao ôi là nhớ nhung!” http://www.viendongdaily.com/tieng-hat-thai-thanh-da-34nghin-trung-xa-cach34-NDmCX8Tl.html *Tiếng Hát Vượt Thời Gian,’ danh ca Thái Thanh qua đời, hưởng thọ 86 tuổiWESTMINSTER, California (NV) – Nữ danh ca Thái Thanh, người được mệnh danh “tiếng hát vượt thời gian,” vừa qua đời lúc 11 giờ 50 phút sáng Thứ Ba, 17 Tháng Ba, tại Little Saigon, theo MC Trần Quốc Bảo, một người quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ người Việt ở hải ngoại, nói với nhật báo Người Việt.Nhật báo có gọi điện thoại cho ca sĩ Ý Lan, ái nữ của danh ca, và để lại lời nhắn nhiều lần, nhưng chưa được hồi âm. Nữ danh ca Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh ngày 5 Tháng Tám, 1934 tại Hà Nội, trong một gia đình mà hầu hết người thân đều là những tên tuổi gạo cội của làng âm nhạc Việt Nam. “Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có ba người con, trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy; con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, tức ca sĩ Hoài Bắc, và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh.” Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), qua một bài viết hồi năm 2014, nhân dịp nữ danh ca 80 tuổi, “nhờ ảnh hưởng từ nhạc cụ dân tộc của cha, Thái Thanh đã tự luyện âm theo lối chầu văn, hát chèo, vì thế tiếng hát của bà nồng đượm các làn điệu dân ca quê hương… về sau do tự học sách nhạc của Pháp mà tiếng hát đặc biệt của bà lại hòa trộn được giữa chất opera của phương Tây và chất dân ca dung dị của Việt Nam.” “Giới phê bình đánh giá âm vực trong lời ca của Thái Thanh độc nhất vô nhị, từ cách luyến láy da diết tình quê cho đến giọng ngân du dương sang trọng. Thái Thanh được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của dòng tân nhạc Việt Nam, tiếng hát của bà được đánh giá là ‘đệ nhất danh ca’ của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954 – 1975,” RFA viết tiếp. Tên tuổi Thái Thanh trở nên lẫy lừng kể từ thập niên 1950 cho đến những ngày cuối của miền Nam Việt Nam. Tiếng hát đó đã ngự trị trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh cũng như truyền hình. Ngoài ra, bà còn được đặc biệt chú ý khi cùng các anh thành lập ban hợp ca Thăng Long. Riêng trong địa hạt vũ trường, tên tuổi Thái Thanh được nhắc nhở đến nhiều khi cất tiếng hát tại vũ trường Ðêm Mầu Hồng vào đầu thập niên 1970. Nữ danh ca lập gia đình với tài tử Lê Quỳnh vào khoảng giữa thập niên 1950, nhưng sau này chính thức ly dị khi người con gái đầu lòng là nữ ca sĩ Ý Lan mới được 8 tuổi. Ngoài Ý Lan là một trong những nữ ca sĩ thành danh tại hải ngoại, một người con gái khác của Thái thanh là Quỳnh Hương, cũng là một giọng ca nổi tiếng và là một MC duyên dáng. Nhờ thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ của bà ngoại, con gái của Ý Lan hiện cũng đang là một tiếng hát trẻ nhiều triển vọng. Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, bà ở lại quê nhà cho đến năm 1985 chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ. Sau khi ra đến hải ngoại, những năm đầu tiên, Thái Thanh được coi là một trong những ca sĩ được mời đi lưu diễn nhiều nhất, cùng một lúc tiếng hát này được mời thu thanh trên nhiều CD của trung tâm Diễm Xưa. Sau đó Thái Thanh mở lớp dạy hát tại cùng địa điểm dạy nhạc của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi ở Orange County. Năm 1999, bà quyết định giải nghệ khi được 65 tuổi. Sự kiện này được đánh dấu bằng một đêm trình diễn đặc biệt của bà cùng với các con và cháu. Những ca khúc làm nên tên tuổi của nữ danh ca Thái Thanh phần nhiều là do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác hoặc phổ nhạc như “Tình Hoài Hương,” “Ngày Xưa Hoàng Thị,” “Trả Lại Em Yêu,” “Nửa Hồn Thương Đau,” “Nghìn Trùng Xa Cách,” “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng,” và “Kỷ Vật Cho Em”… và của một số nhạc sĩ khác. (Đ.D.) https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/tieng-hat-vuot-thoi-gian-danh-ca-thai-thanh-qua-doi-huong-tho-86-tuoi/ Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Mar/2020 lúc 7:05am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 21/Mar/2020 lúc 6:59am |
Nước Mỹ Không Ngủ
Nước
Mỹ vắng vẻ nhưng không ngủ. Trong khi trường học, quán xá, sòng bài,
khu vui chơi… tắt đèn thì Tòa Bạch Ốc, Quốc hội, dinh thống đốc, các cơ
quan y tế, bệnh viện, tổ chức nghiên cứu y học… làm việc bất kể giờ
giấc. Email của các học khu vẫn liên tục được gửi đến phụ huynh hàng
ngày, nhắc rằng việc cung cấp bữa trưa của nhà trường dành cho học sinh
nghèo vẫn không gián đoạn, chỉ việc đến các điểm xe bus đưa đón học trò
thường lệ để nhận phần ăn mang về.
Những
con số lây nhiễm càng nhảy múa thì những quy định được soạn từ những
người không ngủ tiếp tục tung ra. Thứ tư 18-3-2020, Tòa Bạch Ốc công bố
bản phác thảo gói cứu trợ một ngàn tỷ USD, gồm 500 tỷ USD tiền mặt chi
cho các công dân Mỹ; 300 tỷ USD giúp doanh nghiệp nhỏ; 50 tỷ USD cho
công nghiệp hàng không; và 150 tỷ USD cho các khu vực khác bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh. Cũng thứ tư 18-3-2020, gói giải cứu khẩn cấp 100 tỷ USD
được Lưỡng viện thông qua đã được Tổng thống ký thành luật. Nội dung gói
giải cứu gồm:
1/
Xét nghiệm coronavirus miễn phí; 2/ Tạm nghỉ việc được hưởng lương (yêu
cầu cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư ít hơn 500 nhân viên phải trả
hai tuần lương cho người nghỉ do không thể đi làm bởi tình hình dịch
bệnh hoặc do phải ở nhà chăm sóc người thân bị nhiễm bệnh); 3/ Tăng trợ
cấp thất nghiệp; 4/ Hỗ trợ thực phẩm cho người có thu nhập thấp (chi 250
triệu USD trong việc giao thức ăn tận nơi cho người lớn tuổi; 400 triệu
USD cho các ngân hàng thực phẩm; 500 triệu USD cho các bà mẹ có con
nhỏ; hỗ trợ hệ thống nhà trường việc cung cấp các bữa ăn sáng lẫn trưa
cho học sinh thuộc gia đình thu nhập thấp); 5/ Tăng quỹ liên bang cho
chương trình Medicaid giúp người nghèo.
Coronavirus
đã tấn công tất cả 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Lệnh “phong tỏa” được ban hành
khắp nơi. Ở cấp liên bang, đã có ba tuyên bố khẩn cấp liên quan dịch
bệnh. Bộ trưởng y tế và dịch vụ nhân sinh Alex Azar công bố tình trạng
“khẩn cấp y tế cộng đồng” ngày 31-1; Tổng thống Trump tuyên bố tình
trạng “khẩn cấp quốc gia” và “Đạo luật khẩn cấp Stafford” ngày
13-3-2020.
Tình trạng “khẩn cấp y tế cộng đồng” cho phép Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân
sinh tung ra kho dự trữ chiến lược quốc gia nhằm cung cấp thiết bị và
vật dụng y tế cho hệ thống y tế toàn quốc. Tình trạng “khẩn cấp quốc
gia” cho phép tổng thống quyền hạn rộng hơn để thực thi những hành động
vốn cần được Quốc hội chuẩn y (chẳng hạn tái phối trí 37.000 người thuộc
lực lượng Công binh giúp dựng các bệnh viện dã chiến mà lực lượng này
vốn thuộc quản lý của các chính quyền địa phương); và Đạo luật về Ứng
phó Thảm họa và Hỗ trợ Khẩn cấp Robert T. Stafford cho phép tổng thống
sử dụng nguồn lực liên bang lẫn tiểu bang để hỗ trợ các phản hồi khẩn
cấp ở các địa phương và tiểu bang…
Cuộc
khủng hoảng dịch bệnh đã giúp cho thấy rõ cơ chế tự chủ và tự quyết của
bộ máy chính trị Mỹ. Trách nhiệm đối với người dân được đặt lên hàng
đầu đối với toàn bộ hệ thống tiểu bang Hoa Kỳ. Các thống đốc hành động
không khác gì “tổng thống” của tiểu bang mình. Mỗi tiểu bang đều có luật
riêng qui định quyền hạn thống đốc; và các thống đốc dựa vào đó để thể
hiện trách nhiệm của họ. Maryland chẳng hạn. Luật bang này cho phép
thống đốc ban hành những quyết định “hợp lý” mà ông cho rằng cần thiết
“để bảo vệ đời sống và tài sản” trong tình huống khẩn cấp.
Trước
khi Tòa Bạch Ốc loan bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ngày 13-3, Thống
đốc Maryland, Larry Hogan, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tiểu bang
(ngày 5-3), khi ra lệnh cấm tất cả đám đông hơn 250 người; đóng cửa toàn
bộ trường học cho đến ít nhất ngày 27-3; “khóa cửa” cảng Baltimore; yêu
cầu tất cả nhân viên chính quyền thuộc các bộ phận không cần thiết phải
làm việc ở nhà. Thống đốc Ohio, Mike DeWine; Thống đốc Illinois, J.B.
Pritzker; và Thống đốc M***achusetts, Charlie Baker yêu cầu không chỉ
đóng cửa trường, hạn chế tập trung đông người mà còn ra lệnh đóng tất cả
quán bar lẫn nhà hàng. Trong khi đó, Thống đốc New York, Andrew M.
Cuomo; và Thống đốc California, Gavin Newsom, giao quyết định đóng cửa
trường cho giới chức địa phương.
Các thống đốc hành động theo tinh thần “không chờ nước đến chân”. Khi Tòa Bạch Ốc còn chưa ban bố gì, trong 11 ngày đầu tiên của tháng 3-2020, các thống đốc Arizona, Arkansas, Florida, Indiana, Iowa, Maryland, Ohio và Utah (đều thuộc đảng Cộng hòa) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tiểu bang. Không chỉ chính quyền tiểu bang được tự quyết, chính quyền cấp nhỏ hơn cũng ra những quyết định riêng tùy diễn biến địa phương. Quan điểm rằng chỉ địa phương mới hiểu rõ tình hình địa phương và có những quyết định đúng đắn phù hợp thực tế vốn là một trong những đặc điểm nổi bật của truyền thống văn hóa chính trị Mỹ.
Giới chức địa phương sẽ cho thấy vấn đề nào đang đối mặt và cần làm gì,
thay vì chờ chính quyền tiểu bang suy nghĩ thay cho họ làm thế nào để xử
lý vấn đề. Những qui định của các địa hạt và thành phố – từ Los
Angeles, Orange, San Bernardino, Ventura, đến San Diego…; hoặc qui định
cụ thể của một chính quyền địa phương nằm trong một địa hạt, như thành
phố Palm Springs ở hạt Riverside – đã cho thấy rõ điều đó. “Quan hệ”
giữa chính quyền tiểu bang với chính quyền liên bang cũng tương tự. Nói
cách khác, làm thế nào để không có “khoảng trống” trong điều hành là chi
tiết đáng chú ý để có thể thấy sự khác biệt trong vận hành bộ máy chính
quyền của Mỹ so với nhiều nước khác.
Luật là yếu tố căn bản để bộ máy chính quyền trung ương lẫn địa phương
làm việc. Mọi cánh cửa mở ra hay đóng lại đều được gắn với “bản lề”
luật. California chẳng hạn, theo Luật hỗ trợ khẩn cấp, thống đốc có thẩm
quyền yêu cầu các cơ sở tư nhân, trong đó có bệnh viện, phòng nghiên
cứu y học, khách sạn, nhà nghỉ nằm dưới quyền điều hành của ông. Luật
California cũng cho phép giới chức y tế tiểu bang, dù phải báo cáo thống
đốc, được quyền “phong tỏa, cách ly, kiểm tra và khử trùng đối với
người, động vật, nhà cửa, phòng ốc, các địa điểm, thành phố hoặc địa
phương – bất cứ khi nào họ xét thấy đó là hành động cần thiết để bảo vệ
hoặc giữ gìn sức khỏe cộng đồng”. Luật còn cho phép giới chức y tế tiểu
bang được quyền “tịch thu hoặc nắm quyền kiểm soát (control) cơ thể của
bất kỳ người sống nào, hoặc thi thể bất kỳ người chết nào” để phòng ngừa
sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm. Giới chức y tế tiểu bang, không
cần ý kiến thống đốc, thậm chí có thể yêu cầu cảnh sát trưởng địa hạt
phải thi hành những yêu cầu cấp thiết của họ.
Vấn đề ở chỗ luật được áp dụng thực tế rất nhanh. Tất cả dựa trên tinh
thần trách nhiệm của những người thuộc bộ máy chính quyền, từ địa phương
nhỏ nhất đến cấp liên bang; nỗ lực giải quyết từ những vấn đề lớn chẳng
hạn bơm tiền cứu công nghiệp hàng không đến việc “rất nhỏ” chẳng hạn
không quên các bữa ăn miễn phí cho người nghèo. Trường học đóng cửa
không có nghĩa những đứa trẻ gia đình nghèo vốn được cung cấp các bữa ăn
sáng và ăn trưa không mất tiền bây giờ phải nhịn đói. Nước Mỹ không
ngủ. Những người nấu thức ăn cho người nghèo không ngủ. Chỉ riêng sáng
thứ tư 18-3-2020, hơn 400.000 khẩu phần “grab-and-go” đã được giao cho
các học sinh nghèo ở Los Angeles. Các học khu San Francisco, Fresno, San
Diego… cũng thực hiện tương tự.
Sau những nhốn nháo hoảng loạn mua sắm, nước Mỹ bắt đầu ít nhiều bình
tĩnh hơn. Toàn bộ hệ thống công quyền, toàn bộ hệ thống y tế, toàn bộ hệ
thống giáo dục, toàn bộ hệ thống phân phối và cung ứng nói chung… đang
làm việc với cường độ khốc liệt. Người dân được khuyên “shelter in
place” (yên vị trong nhà) nhưng không cơ quan công quyền nào “yên vị”.
Nhiều đường phố bắt đầu lặng như tờ. Nhưng nước Mỹ không ngủ. Không
người có trách nhiệm nào có thời giờ để ngủ. Toàn bộ vật lực, tài lực và
nhân lực nước Mỹ đang dồn vào cuộc chiến này.
Mạnh Kim
Saigon Nhỏ
https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1326327 |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 14/Apr/2020 lúc 2:46pm |
TIN HOA KỲ: THẾ GIỚI NGỠ NGÀNG trước HÀNH ĐỘNG này của NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI được TT Trump cảm ơn <<<<< |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 117 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |