Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2022 lúc 11:45am

Hạnh phúc phía bên kia…

Những%20bộ%20phim%20về%20tình%20"thầy%20trò"%20ngọt%20ngào%20mà%20bạn%20không%20nên%20bỏ%20qua

Nắng ban mai đã leo lên đến nửa thân cây bàng ngoài hàng rào. Ngân vẫn nằm dài trên giường, gắng ngáp một cái rõ to, mắt hướng lên trần nhà. Mạng nhện giăng chéo góc cái đèn ống. Cô nhớ thầy Hà đã từng quở: “Thỉnh thoảng, em lấy chổi quơ một cái là sạch thôi!” Hà đỏ mặt, chống chế: “Em tìm một đoạn cây nối vào cái chổi chưa ra thầy ơi!” Thầy cười xởi lởi.

Trong trường, người gây ấn tượng nhất đối với Ngân là thầy Hà tổ trưởng bộ môn. Thầy vừa có dáng dấp một nghệ sĩ vừa một võ sĩ quyền Anh. Mái tóc bồng lác đác những sợi bạc. Nghe đâu thầy còn làm thơ nữa…Hôm đến nhận công tác, người mà Ngân gặp đầu tiên chính là thầy…Thầy nhỏ nhẹ bày vẽ cô nhiều điều trong chuyên môn, sinh hoạt, giao tế với đồng nghiệp…Biết Ngân mồ côi cha mẹ sớm được anh ruột nuôi ăn học đến tốt nghiệp đại học, hiện thuê phòng trọ ở riêng, đi dạy… thầy dành cho cô nhiều tình cảm khá đặc biệt mà cô cảm nhận được. Khi thầy hỏi địa chỉ, chuyện tình cảm riêng tư, Ngân không giấu giếm điều gì. Ðối với cô, hình như thầy Hà là nơi để cô tin tưởng gửi trao tâm sự.

Một lần vào đầu học kỳ 2, Ngân bị cảm, ho khản tiếng phải xin nghỉ dạy hết ba hôm. Thấy khoẻ, cô lui cui chuẩn bị sách vở cho buổi chiều lên lớp thì bất ngờ thầy Hà xuất hiện. Tay chân cô lóng ngóng. Cô quơ gối, mền giấu dưới chiếu. Lưỡi như ríu lại, ấp a ấp úng: “ Em…mời thầy…vào nhà…” Thầy Hà cười mỉm, tháo giày để dưới bậc thềm, bước vào, đảo mắt nhìn quanh căn phòng. Ngân nói rồi chạy biến ra phía sau. “Ðoảng quá, ăn mặc thế này…” Cô mắng mình rồi cởi tuột váy ngủ, cúi nhìn cặp vú căng hồng một chặp… Cô nịt áo ngực, chồm lấy cái áo thun, chiếc quần jean bó mắc trên tường mặc vào. Vuốt vội lại tóc, cô trở ra, không quên cầm theo một chiếc ghế nhựa mời thầy Hà ngồi.

– Em khoẻ hẳn rồi à? Thầy đặt trên đầu giường một bịch trái cây, một lốc nước Yến.

– Dạ, khoẻ nhiều rồi. Phiền thầy quá! Cô trở lại liến thoắng. Thầy là người đầu tiên trong trường đến phòng trọ của em đó! .

-Hân hạnh quá! Ngân nhoẻn cười, lấy tay vén mấy sợi tóc che ngang mắt.

– Nếu thấy còn mệt, em cứ nghỉ thêm vài hôm nữa. Thầy sẽ dạy thay cho.

-Ổn rồi thầy. Chiều nay em lên lớp. Thầy uống nước lọc nghe! Nói rồi cô dợm bước đi. Thầy Hà nắm lấy tay cô giữ lại. Ngân cảm thấy như có một dòng điện đang chạy từ bàn tay rồi dẫn truyền khắp cả người. Cô thoáng rùng mình, rụt tay lại…

– Thôi, thầy…mới vừa uống…Nói rồi thầy Hà ngồi xuống ghế, quay mặt vào trong. Thầy nhìn Ngân không chớp. Cô ngồi ở đầu giường, bẽn lẽn, mắt cứ nhìn xuống. Tiếng tặc lưỡi của con thằn lằn trên trần nhà như phá tan cái im ắng đáng sợ trong căn phòng chỉ có hai người. Thầy Hà đứng lên. Ngân ngẩng nhìn.

– Thầy chào em. Hẹn chiều gặp lại.

Ngân lí nhí, nói không ra tiếng. Cô bước theo thầy ra đến bậc cửa. Bất thình lình thầy Hà quay lui. Hai người chạm vào nhau… Ngân như chôn chân, bước đi không nổi. Trời sập tối? Không! Chưa đến cả trưa. Căn phòng hẹp đang bị phủ chụp bởi tầng tầng lớp lớp mây mù? Không! Căn phòng vẫn rộng thoáng, sáng điện…Nhưng họ chẳng còn nhìn thấy nhau nữa rồi!

Ngân lảo đảo… Mỗi người mỗi nỗi ngất ngây khi hai bờ môi tìm đến nhau. Ngân thở gấp. Bàn tay thầy Hà lướt trên lưng rồi đến ngực cô… Ngân như người đang chạy đuổi theo cái mình đã đánh mất nay vừa tìm thấy và cố giữ chặt trong trạng thái chới với… Một cảm giác rất bồng bềnh, dịu êm của cả hai- người đàn ông đã có vợ con và cô gái hăm lăm tuổi vừa mới chia tay với mối tình đầu, lòng đang trống trải, chông chênh…Thầy Hà buông tay. Ngân đổ phịch xuống giường…

Chiều hôm ấy, hai người tránh mặt nhau. Giờ chuyển tiết, trong phòng hội đồng, cô Hoa, cô Nhiên cùng tổ rối rít hỏi chuyện Ngân. Thầy Hà đọc báo ở thư viện. Nghỉ tiết cuối nên thầy về trước. Bãi trường. Ngân mong sao thầy sẽ đợi mình ở ngã rẽ ra đường cái. Ði ngang quán nước các thầy hay ngồi, cô liếc nhìn vào. Quán vắng. Trên đường về, Ngân suy nghĩ miên man. Có gì đâu một cái hôn khi hai tâm hồn bỗng thấy đã cần nhau? Nhưng Ngân ơi, cái hôn có thể là chiếc cầu nối dẫn hai người gần lại nhưng cũng có khi là dấu hiệu của cách ngăn, chia biệt! Gần một tuần, gặp nhau họ chỉ nhìn và không ai nói với ai một lời. Không kiềm nén được, Ngân chủ động đón thầy Hà ở cổng trường.


-Em gặp thầy được không ạ?

– Bao giờ?

– Tối nay. Ở quán cà phê Trúc Xinh lần trước đó!

– Rồi!

Ngân chọn chỗ ngồi khuất sau bụi bông giấy, quay mặt ra phía đường. Cô gọi một ly nước dâu. Mỗi bàn mỗi đôi trai gái. Chỉ mỗi cô với một bàn. Ngồi phía nào cũng lẻ. Tiếng nhạc êm dịu như dỗ dành cô hãy biết đợi chờ. Ðêm trôi dần. Có nên gọi điện cho thầy? Nếu lỡ gặp vợ thầy thì sao? Nghe cô Thuỳ cùng tổ nói là vợ thầy Hà ghen dữ lắm! Ngân cảm thấy lo lo…Nhưng rồi cô động viên mình đến bên quầy thu tiền xin gọi nhờ điện thoại. Ngân nhấn số. Từ đầu dây bên kia là giọng Huế của một người đàn bà.

– Alô, tôi nghe đây!

– Thưa, cho em gặp thầy Hà ạ!

– Nhà tôi vừa đi khỏi. Cô có nhắn lại gì không?

– Em là Ngân, dạy cùng trường với thầy đây cô. Em mời thầy và cô đi uống nước thôi ạ! Im lặng. Trống ngực Ngân đập dồn. Thầy đang trên đường đến quán hẹn. Ai ngờ cái cô bé này lại nôn nóng gọi điện đến nhà lại còn mời cả hai vợ chồng thầy đi uống nước?

– Thầy, cô cảm ơn em. Hẹn khi khác đi!

– D..ạ…Bên ấy gác máy trước. Ngân thở phào.

Có thể thầy bận việc bất ngờ nên trễ hẹn. Nếu lỡ trên đường, chẳng may… Dòng suy nghĩ của Ngân bị cắt ngang. Một chàng trai như cơn gió ào đến, rất tự tin kéo ghế ngồi chung bàn. Phải công nhận cậu ta điển trai, râu quai nón, tóc cắt ngắn, xức keo dựng lên. Trông mặt mày, quần áo đàng hoàng, chững chạc. “Chắc phải nhỏ thua mình hai, ba tuổi.”

– Xin lỗi, cho tôi ngồi với được không ạ?

– Sắp có người đến. Cảm phiền nhé! Ngân đáp mà không nhìn .

– Không sao, khi nào họ đến thì tôi đi.

“ Khéo ăn khéo nói!” Ngân nhủ thầm.

Cô nhân viên phục vụ mang tập giới thiệu thức uống đến. Cậu ta cầm lấy rồi đưa cho Ngân.

– Chị dùng thêm thứ gì đi. Còn sớm mà ! Mười một giờ đêm quán mới đóng cửa. Ngân đẩy tập giới thiệu thức uống ra xa.

– Cảm ơn cậu. Tôi không ngồi lâu được. Ngân vẫn đáp thờ ơ.

– Khoan, chị đợi tôi một chút.

Cảnh – tên chàng trai – gọi ly nước chanh, đĩa hạt dưa. Ai cũng làm thinh. Ngân dõi mắt ra đường. Có gần năm phút trôi qua. Cảnh hớp một ngụm nước rồi…mở lời:

– Chị dạy ở trường Trung học cơ sở Phú Sơn. Tôi cũng có người nhà dạy ở đấy! Ngân hơi hoảng vì chợt nghĩ có điều gì không vui rồi nhưng kịp trấn tĩnh.

– Thế à ! Ai ở đó?

– Dạ, đó là người sai tôi đến nhắn với chị là ông ta không đến được. Chị thông cảm, bỏ lỗi cho.

Ngân thấy đất dưới chân mình sụt lở…Cô định hỏi cậu ta quan hệ thế nào với thầy Hà, là em, là cháu bà con … nhưng nghĩ lại hỏi lúc này là không nên. Ngân…chống đỡ :

– Có chi đâu, tôi cần gặp thầy Hà, mục đích là nhờ thầy bày cho cách làm hồ sơ xin chuyển trường… Nếu thầy bận thì lúc khác vậy. Thôi, khuya rồi, tôi phải về.

– Tôi sẽ đưa chị về tận nhà. Ba tôi dặn thế!

Ngân bước đi hơi loạng choạng…




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Aug/2022 lúc 12:46pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2022 lúc 3:02pm

Giọt nước mắt cám ơn

Pin%20page


Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng “tạm thời không đón khách” treo lên. Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.

– “Bác tài, cháu cháu muốn ngồi xe của bác.” Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái nói vội vàng.

Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.

Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: “Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một trạm thôi.”

Hai chữ “cám ơn” làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: “Lên xe.” Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: “Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống.” Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gấc, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.

Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: “Thật cám ơn bác, bác tài.” Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại.

Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ. Em bé gái đợi mình ? Bác Chu đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đàng xa giơ tay vẫy vẫy, bác Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ ? Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm?

Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng “tạm không chở khách” treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học “tạm biệt”, bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: “Cám ơn bác, bác tài.” Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường. Thời gian qua rất nhanh, tình hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu?

– “Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần,” em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.

– “Vậy thì bác đưa con về nhà.” bác tài nói.

Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.

– “Lần này không lấy tiền.” Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói: “Đây là món quà bác tặng cháu.”

Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: “Cám ơn bác, bác tài.”

Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa!

Đã qua mười năm rồi. Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi.

Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình “nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx.” Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta? Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này. Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.

Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: “Là bác sao, bác tài ?”

Bác tài giựt mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.

– “Cám ơn bác, bác tài.” Cô gái lại nói.

Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói: “Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài.”

Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thi lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn.

 Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng ? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.

Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.

– “Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu.”

Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: “Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó.” Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.

– “Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ.” Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: “Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này.”

Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: “Cám ơn ba.”, xuống xe cũng câu ấy: “Ba, con cám ơn ba.”, làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc!

Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: “Ba, cám ơn ba.”

Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S…” bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.

Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không ?

Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: “Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài!”

Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa.


Nguyễn Văn Sâm



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Aug/2022 lúc 3:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2022 lúc 9:41am

Một Mảnh Đời Rạn Vỡ 

Video an ninh từ ngày 4 tháng 10 năm 2014 cho thấy người đàn ông được gọi là Tuấn Nguyễn 53 tuổi. Nguyễn là người vô gia cư trong ba mươi năm ở Canoga Park. ẢNH JOLLY DONUTS

Đọc xong bài phóng sự điều tra của ký giả David Montero, “Who was Tuan Nguyen?” đăng trên nhật báo Los Angeles Daily News ngày 25 Tháng Mười năm 2014. nhiều người Việt Tỵ Nạn chúng ta đã không cầm được nước mắt!

Bà Kristin Chan, 42 tuổi, đã đạp nhầm chân ga thay vì chân thắng, đâm sầm chiếc Jeep Liberty của mình vào cửa trước tiệm Jolly Donuts, bán bánh ngọt và cà phê ở góc đường Roscoe và DeSoto giết chết một người khách hàng đang ngồi uống cà phê trong quán và làm bị thương bốn người khác. Cảnh sát không nghĩ là tài xế nầy gây tai nạn vì chịu ảnh hưởng của bia rượu hay ma túy.

Băng hình an ninh ghi lại vào ngày Thứ Bảy, 4 Tháng Mười năm 2014 cho thấy nạn nhân đến tiệm uống cà phê nửa tiếng đồng hồ trước khi anh bị xe đụng chết.

Đã ba tuần trôi qua mà không có người thân nào đến nhận xác nạn nhân. Năm 2014, tại thành phố Los Angeles, số người chết vô thừa nhận, theo Sở Pháp Y cho biết là có 5 người không phân biệt được giới tính nên gọi là "Undetermined Doe"; nếu là nữ được đặt tên là Jane Doe, có 89 người; nếu là nam, John Doe 296 người. Nạn nhân trong tai nạn xe cộ nầy theo cảnh sát tới giờ nầy chưa xác định được nhân thân nên mang tên là John Doe 278.

Đêm John Doe 278 bị đụng  chết, trong túi anh đầy những tờ vé số đã cạo, 350 đô la tiền mặt, một điện thoại di động hiệu Samsung. John Doe 278 chưa từng gọi cho ai và cũng không có ai gọi cho anh cả. Điện thoại di động nầy anh dùng chỉ để chơi ‘gêm’.

John Doe 278 là một người không nhà, cô độc, có thói quen  đến quán Jolly Donuts lúc 9 giờ tối mỗi đêm, mua một tách cà phê và cắm cái điện thoại di động nầy vào ổ điện để ‘sạc’ pin. Trong tiệm chỉ có hai cái bàn đặt gần ổ điện; nếu lỡ có ai ngồi rồi thì John Doe 278 kiên nhẫn chờ cho đến khi nào nó trống!

Video an ninh từ ngày 4 tháng 10 năm 2014 cho thấy người đàn ông được gọi là Tuấn Nguyễn 53 tuổi. Nguyễn là người vô gia cư trong ba mươi năm ở Canoga Park. 

Thói quen của John Doe 278 khi bước vào tiệm bỏ cái nón kết kiểu của cầu thủ chơi dã cầu ra, gọi một ly cà phê, giá một đô la, uống với sữa bột có thêm đường chớ không uống với sữa tươi.

Giờ định mệnh đêm Thứ Bảy, 4 Tháng Mười đó, lúc 9 giờ 36 phút 34 giây, có 6 người ngồi rải rác trong tiệm. Chiếc bàn quen thuộc của John Doe 278 đêm ấy không có ai ngồi. Cái điện thoại Samsung chưa ‘sạc’ đầy pin thì chủ nhân của nó đã chết.

Anh là ai? Những người buôn bán ở đó cho Cảnh Sát biết vài chi tiết về nạn nhân. John Doe 278 là một kẻ không nhà đã hơn 30 năm nay. Anh tên là Tuấn; họ là Nguyễn, sanh năm 1961.

Cảnh Sát tìm ở cơ quan cấp bằng lái xe, danh sách có 632 người cùng tên, cùng họ, cùng năm sanh. Lục trong hồ sơ Cảnh Sát không tìm được dấu vân tay vì tuy là kẻ không nhà nhưng anh chưa hề phạm tội, chưa hề làm điều gì lôi thôi với luật pháp.

Một con người không hề có tên trong bất cứ một hồ sơ lưu trữ nào, của bất kỳ một cơ quan nào, theo hệ thống lưu trữ bằng điện toán, là không hiện hữu… dù Tuấn đã và đang có mặt trên đất nước Hoa Kỳ nầy suốt hơn 30 năm qua! Giờ chết đi, không xác nhận được nhân thân, chỉ là một tấm thẻ bài màu xanh cột vào ngón chân cái bên phải, tấm chăn phủ xác cũng màu xanh, nằm trong cái hộp đựng xác của văn phòng giảo nghiệm y khoa với bí danh là John Doe 278.

Nhưng John Doe 278 cũng có một cuộc đời! Theo bà Lori Huỳnh năm nay 77 tuổi, bà biết Tuấn hơn 20 năm về trước. Câu chuyện của Tuấn , một người tỵ nạn, đến nước Mỹ vài năm sau Tháng Tư 75, khi Sài Gòn sụp đổ, cũng âm hưởng tương tự như là câu chuyện của đời bà Lori Huỳnh, một người vượt biển.

Sau khi trốn khỏi Việt Nam năm 1980, đến Hoa Kỳ, Lori Huỳnh, năm 1986, mua lại tiệm Violet Nails Salon! Bà để ý đến một thanh niên dáng vẻ Á Châu, gầy ốm, hay lang thang trong bãi đậu xe một mình. Tối ngủ quanh quẩn trong một ngõ cụt đàng sau các cửa tiệm ở góc đường Roscoe và DeSoto.

Thoạt đầu bà mời anh thanh niên nầy một ly cà phê để làm quen và những cuộc nói chuyện rời rạc giữa hai người trong suốt 2 năm, được kết lại, vẽ nên cuộc đời của Nguyễn Tuấn.

Trong số khoảng 200 ngàn người tị nạn đã chết trên biển vào những năm 70 và 80,  năm 1988, Tuấn, một lần duy nhứt, kể cho bà nghe là cả gia đình cha mẹ, (có thể còn có anh em nữa?) tất cả đều đã chết hết trên biển trong thảm trạng thuyền nhân. Và Tuấn là người duy nhứt trong gia đình còn sống sót!

Năm 2007, sau khi bán tiệm neo của mình đi, bà Lori Huỳnh không có cơ hội gặp Nguyễn Tuấn thường như trước nữa. Bà đã yêu cầu người chủ mới tới hãy chăm sóc Tuấn giùm bà. Họ đồng ý! Và khi anh mất, họ cùng nhau đến đặt hoa nơi hiện trường tai nạn xảy ra để tưởng niệm người xấu số!

Nguyễn Tuấn là con của một gia đình công chức Sở Thủy cục và Điện Lực Sài Gòn! Tuấn từng học Petrus Trương  Vĩnh Ký, một trường trung học danh tiếng ở miền Nam. Anh có năng khiếu về Toán. Mặc dù sống hàng ba thập niên trên đường phố, đôi khi anh ngồi, còn giữ thói quen ngồi vẽ những biểu đồ đơn giản. Trên cái túi đeo lưng của anh, luôn luôn có một cuốn sách.

Bà cũng kể cho Tuấn nghe về chuyến vượt biển của mình. Sau 75, gia đình bà phải tan đàn xẻ nghé vì người chồng phải đi học tập cải tạo! Về chiếc tàu trôi dạt với 300 người trên đó và phải sống 6 tháng trên một hòn đảo kinh hoàng, gần nước Nam Dương, trước khi đặt chân lên nước Mỹ!

Vì chia sẻ cùng chung một phần số, trong nhiều năm liên tục, bà Lori Huỳnh hay mang thức ăn đến cho anh. Bà nhớ Tuấn rất thích ăn mì.

Tuan Nguyen chưa từng nhờ vào bất cứ trợ cấp nào của chánh phủ Mỹ, anh tự kiếm sống bằng cách nhặt những lon bia rồi đem bán, lãnh đổ rác cho tiệm giặt quần áo kế bên tiệm nail

 trong suốt 32 năm trời!

Kate Leone, chủ nhân của viện thẩm mỹ Maine Affair Beauty Lounge thuật lại: “Một tối Chủ Nhựt, bà quên khóa cửa tiệm. Ngày Thứ Hai lại nghỉ. Sáng Thứ Ba quay lại, hoảng hốt khi thấy cửa vẫn còn mở, sau khi xem xét không thấy mất cái gì; coi lại hệ thống an ninh ghi hình của cửa tiệm, bà biết tại sao đã không bị ăn trộm; vì anh Tuan Nguyen đã ở đó suốt ngày Thứ Hai để canh chừng tiệm cho bà! Dù phải bận ra ngoài chỉ một chút, khi quay lại, anh vẫn xem xét lại để đoan chắc là không có ai đột nhập vào lúc mình vắng mặt!

Bà Maria Avila, người cắt tóc cho anh một năm hai lần, đã khóc khi nghe anh tử nạn. Maria nói để tôi cắt tóc miễn phí cho; nhưng anh không chịu! Lần nào cũng nài nỉ trả cho tôi 10 đô la, công cắt tóc.

“Anh ấy nghĩ chúng tôi đã chăm sóc cho anh ấy nhưng thực ra anh ấy mới là người đã chăm sóc cho chính chúng tôi”. “He thought we were looking out for him, but he was looking out for us,”

Cô Brooke Carrilo, 42 tuổi, cũng là một kẻ không nhà, sau khi bị mất việc không trả nổi tiền nhà, phải sống trong một chiếc xe, gợi nhớ vài kỷ niệm với Tuan Nguyen.

Brooke làm việc thiện nguyện cho một nhà thờ, nấu nướng và phục vụ bữa ăn cho những kẻ không nhà vào mỗi Thứ Năm nơi Tuan Nguyen thường hay ghé qua. Brooke dọn bữa ăn cuối cùng cho Tuan Nguyen vào ngày 2 Tháng Mười tại nhà thờ, hai ngày trước khi anh mất. Hôm đó, Tuan Nguyen ăn một dĩa mì Ý (spaghetti) và uống một ly nước trái cây.

“Anh ấy là một phần của chúng tôi trong một khoảng thời gian dài! Một năm không ai nghĩ là dài nhưng một năm không nhà, bụi đời như vậy là khoảng thời gian rất dài. Huống hồ hơn những ba mươi năm!”

Đôi mắt Brooke Carrilo đẫm lệ khi nghe tin Tuan Nguyen đã chết. “Một ngày xe bị hết xăng, anh móc túi cho tôi chút đỉnh tiền đổ xăng! Để tôi có thể di chuyển từ chỗ nầy qua chỗ khác nhằm tránh sự quấy nhiễu của Cảnh Sát tuần tra” “Một con người tử tế, nhân hậu, không làm phiền nhiễu bất cứ một ai!”

Tuan chỉ có hai tật xấu: hút thuốc (tự mình vấn lấy) và mua vé số cạo! Cách đây không lâu, trúng được 800 đô, anh mua hoa tặng cho tiệm nail và nước hoa tặng cho mấy cô làm trong tiệm!

Hiện thời Tuan Nguyen đang nằm trong nhà xác, gần với khoảng 200 xác vô thừa nhận khác. Nếu không có bà con thân nhân nào đến nhận xác, anh sẽ được lấy mẫu DNA để lưu trữ. Từ 2 tới 4 tháng, xác John Doe 278, sẽ được đưa tới lò thiêu của quận Cam! Sau đó tro xác được lưu giữ tại nghĩa trang của thành phố Los Angeles. Tháng Chạp, thành phố sẽ làm một buổi lễ đơn sơ để chôn cất tất cả tro xác của những người chết vô thừa nhận vô cùng chung một huyệt mộ! Trên bia mộ chỉ đề duy nhứt năm những nạn nhân vô thừa nhận đã qua đời: 2014!

Cuối cùng Nguyễn Tuấn đã trở về nhà!

Có độc giả tự hỏi: “Tại sao một con người nhân từ, có tinh thần trách nhiệm như thế lại sống 30 năm ở ngoài đường? Tại sao anh ấy không xin phiếu trợ cấp thực phẩm (food stamps) và chương trình trợ cấp tổng quát (General Relief) của chính phủ?” Vâng cũng có người đã giúp anh tìm một chỗ tạm cư; nhưng sau đó anh lại trở về đời ‘homeless’; vì theo anh ở đó vẫn còn người đối xử tử tế với anh!

Ký giả bài phóng sự điều tra nầy phỏng đoán: “Tôi nghĩ đây là câu chuyện bi đát của một người không quên được các thảm kịch mình đã trải qua; rồi sau đó không còn muốn trở về với đời sống thực tế nữa!”

“Tôi đoán trong chuyến vượt biển, cái chết của cha mẹ anh kinh khủng lắm nên anh mới thành một con người khác hẳn chúng ta.”

                                         * * *

Thưa! Người viết bài nầy đã từng gặp một thanh niên tị nạn Việt Nam ở Fleminton, Melbourne, Úc Châu, bề ngoài có vẻ rất bình thường, một hôm tình cờ bước vào một căn ‘flat’ của chánh phủ cho anh mướn. Trong nhà không còn một khoảng trống nào, từ phòng khách vào tới nhà bếp. Toàn là những chai nước ngọt đủ cỡ, đựng đầy những nước. Khi được hỏi chứa nước nhiều như vậy để làm gì? Thì mặt anh đột nhiên trở nên nhăn nhúm, thống khổ như hình tranh lập thể của họa sĩ Pic***o, anh trả lời: “Ông không biết! Chớ nước quý lắm đó!”

Ôi! Những thảm kịch kinh hoàng của thuyền nhân trên biển. Những bi kịch không thể nhạt phai, những chấn thương tâm lý không bao giờ hồi phục. Chúng ta vô tình thản nhiên đi qua những niềm đau đó. Bác sĩ có thể chữa lành những vết thương về thể chất; còn những chấn thương tinh thần nầy mãi mãi sẽ không yên cho đến khi nạn nhân về với mộ!

Xin anh Nguyễn Tuấn (tên Việt Nam), Tuan Nguyen, (tên Mỹ) và John Doe 278, (tên một xác chết vô thừa nhận), đã sống một cuộc đời lặng lẽ, đã chết trong cô đơn, sẽ được bình yên phía bên kia cuộc đời, sum họp với cha mẹ, với anh em… Chắc sẽ làm đời anh bớt đau đớn hơn chăng?!

Vĩnh biệt anh! Một hình tượng của thảm trạng thuyền nhân Việt Nam!


Đoàn Xuân Thu – melbourne.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2022 lúc 9:48am

Con cò lặn lội bờ sông




Con Cò Lặn Lội Bờ Sông... Viết tặng Bố Mẹ yêu quý của con. Nhiều nguời không hiểu đuợc vì sao Bố tôi về già lại thuơng yêu quý trọng Mẹ tôi đậm đà hơn khi ông bà còn trẻ, nhưng tôi thì hoàn toàn có thể hiểu đuợc. Ngoài tình thuơng yêu một nguời vợ hiền đảm đang, Bố còn trân trọng Mẹ đã muời mấy năm trời thay mặt Bố nuôi dạy năm đứa con nên nguời, và biết ơn Mẹ nguời bạn đời can đảm thủy chung đã luôn sát cánh bên cạnh ông trong những năm tháng đen tối nhất trong cuộc đời của ông.

Truớc năm 1975, Bố làm việc ở Cục Tâm Lý Chiến, Mẹ đi dạy học ở một ngôi trường gần nhà, cuộc sống của gia đình nhỏ chúng tôi êm đềm như hàng trăm ngàn gia đình khác ở Saigon lúc bấy giờ. Bố Mẹ tôi đều là nhân viên cao cấp nơi ông bà làm việc, với rất nhiều cơ hội đuợc đút lót và hối lộ, nhưng Bố Mẹ tôi sống rất trong sạch. Bố Mẹ luôn dạy chúng tôi, sống ở trên đời, đồng tiền mất đi còn có thể gầy dựng lại đuợc, nhưng lòng tự trọng một khi đã mất rồi thì khó lòng có thể thay thế. Tuy thanh bạch, nhưng gia đình chúng tôi vô cùng hạnh phúc.

Thế rồi, một ngày đen tối của tháng Tư năm 1975 đã thay đổi cuộc sống của gia đình tôi, và của tất cả nguời dân trong đất nuớc Việt Nam này. Chín tuổi đầu, tôi không hiểu đuợc cảnh hoảng loạn trên đường phố lúc bấy giờ, tôi cũng không nhận ra đuợc những ánh mắt sợ hãi, hoang mang của những nguời dắt dìu nhau chạy ngoài phố, tôi chỉ biết đuợc trong những tháng ngày sau đó, Bố tôi bỗng trở nên xa vắng trầm ngâm, còn Mẹ thì tất bật vất vả hơn mới lo đủ bữa ăn trong gia đình. Anh chị em chúng tôi tuy còn nhỏ, nhưng cũng cảm nhận đuợc cả một trời mây u ám che phủ ngôi nhà mình, năm đứa chúng tôi chỉ dám ngồi nơi góc nhà, ráng thu mình thật nhỏ lại, để không làm phiền đến Bố Mẹ. Chị lớn của tôi vẫn thì thầm với chúng tôi, “Chị cũng chẳng biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng dù sao, mình vẫn còn Bố Mẹ ở đây, các em đừng lo sợ gì hết nha!”Vẫn còn Bố và Mẹ! Vâng, Bố và Mẹ là miếng phao mà trong cơn sóng dữ chập chùng lúc đó, tất cả chúng tôi đều bám víu vào, với tất cả lòng tin tưởng và thơ ngây biết bao.

Than ôi, miếng phao mỏng manh đó cũng sớm tan thành mảnh vụn, khi một ngày giữa tháng 6, Bố tôi khăn gói ra đi trong một chuyến gọi là, “một tháng học tập cải tạo”. Một tháng, vâng, nguời ta hứa hẹn một tháng rồi Bố tôi sẽ trở về. Một tháng tất cả các bác, các chú sẽ “cải tạo” xong rồi trở về! Một tháng đó đã trở thành thiên thu cho những chú bác một lần vĩnh viễn nằm xuống trên Đồi Chè Vĩnh Phú, đã trở thành cơn sốt rét rừng hành hạ suốt đời cho những chú bác đã từng bị giam hãm ở những nơi rừng thiêng nuớc độc. Một tháng đó đã trở thành năm bảy năm cho những chú bác trở về tìm thấy gia đình mình tan tác khắp nơi, đã trở thành chín muời năm cho những chú bác quay về với tấm thân tàn tạ, những căn bệnh mãn tính đeo đẳng. Một tháng đó đã trở thành muời ba năm tù tội cách biệt, muời ba năm khổ xác và lao tâm cho Bố tôi. Một tháng đó đã trở thành cơn ác mộng muời ba năm cho Mẹ tôi một mình chèo chống dắt dìu năm đứa chúng tôi qua cơn bão tố, là đoạn đường dài gian truân mà Mẹ tôi đã gánh gồng một vai nuôi chồng, một vai chống đỡ với những áp lực nặng nề của một xã hội mới, đầy định kiến với những gia đình như gia đình tôi.

Ngày hôm nay, mỗi lần có dịp nhắc nhở về những năm tháng khắc nghiệt đó, Bố tôi đều kết thúc câu chuyện bằng đôi mắt âu yếm nhìn Mẹ. Bố hiểu rằng, và tất cả chúng tôi cũng đều hiểu rằng, nếu không có Mẹ, dù mảnh mai, nhưng vô cùng bền chắc, làm sợi dây kết nối, thì có lẽ gia đình chúng tôi không có đuợc ngày hôm nay. Bố vẫn nhắc đến lần đầu tiên sau bao năm trời tù giam biệt xứ, Mẹ là một trong những nguời đầu tiên đã lần mò tìm đuợc đường lên thăm chồng tại Vĩnh Phú, một trại tù năm sâu trong vùng rừng núi Bắc Việt. Bố đã hãnh diện biết bao với anh em bạn hữu trong trại, cũng vui mừng biết bao, vì Mẹ đến thăm Bố, cùng với bao nhiêu luơng thực và thuốc men tiếp tế, đã cả về mặt vật chất lẫn tinh thần kéo Bố ra khỏi vực sâu kề cận của Đồi Chè, nơi các bác các chú không may đã vĩnh viễn nằm xuống, không bao giờ còn ngày trở về. Bao năm trôi qua, như trong những câu chuyện cổ tích, để kết thúc có hậu luôn dành cho nguời hiền, gia đình chúng tôi đã vuợt qua những tháng ngày tăm tối đó, đã về được bến bờ bình yên và sống yêu thuơng hạnh phúc cùng nhau.

Tôi không muốn nhắc và càng không muốn nhớ đến cơn ác mộng năm cũ nữa, và thật lòng ngỡ mình có thể quên đuợc đoạn đường ngày xưa gian truân đến chừng nào… Cho đến ngày chú tôi hỏi và yêu cầu tôi viết cho chú về chuyến đi thăm nuôi Bố. Để ôn lại những chi tiết về chuyến đầu tiên thăm nuôi Bố tại Vĩnh Phú, tôi lần giở lại trang nhật ký của những ngày tháng đó, và không khỏi bàng hoàng khi nhận ra những cảm xúc cũ, nhưng hoang mang sợ hãi xưa vẫn còn chực chờ trong lòng tôi để sống lại.

Tôi, con bé muời ba tuổi năm xưa đã trưởng thành đến chừng nào khi cùng Mẹ vuợt qua đoạn đường gian khổ ấy để tìm gặp đuợc Bố.... Mùa Hè năm 1979, gom góp hầu hết tài sản còn lại để mua sắm luơng thực thuốc men cho bố, Mẹ giao bốn anh chị tôi ở lại với ông ngoại và dắt tôi tìm đường đi thăm bố. Tất cả những ai chưa từng phải sống trong chế độ Cộng Sản chắc sẽ không thể nào hình dung đuợc những chuyện vô cùng đơn giản như mua một chiếc vé xe lửa đi từ Nam ra Bắc cũng trở thành một chuyện khó khăn đến nực cuời. Tôi nhớ hai anh em tôi phải chở nhau trên chiếc xe đạp cũ kỹ đến gần một tiếng đồng hồ mới đến đuợc ga Bình Triệu, nơi duy nhất bán vé xe lửa tàu Thống Nhất đi xuyên Việt. Đến nơi là 7 giờ sáng, chúng tôi đã thấy nguời ta ngồi rồng rắn sắp hàng chờ đợi truớc hai quầy bán vé còn đóng kín. Lúc đó còn bé, tôi vẫn thắc mắc trong lòng không hiểu tại sao từ sau ngày 30 tháng Tư, tất cả đều trở nên thiếu thốn như vậy. Từ những món đồ nhỏ nhoi như cuốn tập, cây viết đi học, đến những nhu cầu thiết yếu như miếng cơm manh áo hằng ngày cũng không có đủ. Cái gì cũng phải sắp hàng chờ đợi thật lâu mà cuối cùng cũng chưa chắc đã mua đuợc.Mà thật vậy, anh em tôi ngồi chờ đợi, sắp hàng từ sáng đến chiều tối, bụng đói meo mà rồi cũng đành trở về tay không. Đúng 5 giờ chiều, nguời ta lạnh lùng treo một bảng nguệch ngoặc viết tay “Hết Vé”, rồi thô lỗ đóng sầm cánh cửa nhỏ lại, mặc kệ lời than vãn chống đối của những nguời chờ đợi cả ngày giống như là anh em tôi vậy.

Vừa mới lớn và vừa mới đuợc hiểu biết là tôi đã tiếp xúc ngay với sự thiếu thốn đói khổ, và sự vi phạm vào lòng tự trọng mà chế độ lúc bấy giờ áp đặt lên tất cả mọi nguời dân. Không như các anh chị lớn đã hiểu biết đuợc xã hội Cộng Hòa ngày xưa để so sánh và phẫn uất về sự khác biệt, tôi hồn nhiên chấp nhận sự thiếu thốn và áp bức của xã hội mới, thái độ cục cằn thô lỗ thiếu văn hóa của những nguời mệnh danh là “đầy tớ của nhân dân”, như con chim nhỏ khờ khạo lớn lên trong chiếc chuồng tre bé xíu bẩn thỉu, nghiêng đầu ca hát mà không biết đuợc bên ngoài song cửa là cả một thế giới thanh lịch, và cả một bầu trời tự do bát ngát. Sự thiếu thốn và áp bức đó hình như chỉ tập cho chúng tôi kiên trì nhẫn nại, và cho chúng tôi sức chịu đựng bền bỉ hơn mà thôi. Sau sự thất bại đầu tiên, hôm sau anh em chúng tôi dậy từ hai giờ sáng, thủ theo bánh mì cầm bụng, và cuối ngày đã hớn hở vui mừng cầm hai vé xe lửa về cho Mẹ.

Con đường tìm gặp Bố thế là đã qua đuợc ải đầu tiên rồi! Sắp đến ngày lên đường thì chị thứ hai của tôi ngã bệnh nặng, chị nằm thiêm thiếp trên giường, đôi môi nứt nẻ mà vẫn ráng cuời thều thào an ủi Mẹ yên tâm lên đường thăm Bố. Mẹ gạt nuớc mắt, dặn dò các anh chị còn lại phải chăm sóc chị, chăm sóc lẫn nhau, rồi gởi gấm anh chị tôi cho Ông Ngoại, cho các dì, Mẹ dẫn tôi đi. Tội nghiệp Mẹ, lúc đó tôi chỉ biết quá sung sướng vì đuợc Mẹ cho cùng đi thăm bố, chứ không biết rằng Mẹ quay quắt với trăm ngàn nỗi lo âu. Ngoài nỗi lo về đoạn đường mịt mù truớc mặt, Mẹ còn canh cánh trong lòng về sức khỏe và sự bình an của những đứa con Mẹ để lại sau lưng. Chỉ có tình yêu thủy chung Mẹ dành cho Bố, sự đảm đang hy sinh của nguời vợ hiền mới giúp giúp Mẹ vuợt qua tất cả để tiếp tục buớc tới mà thôi.

Đoạn đường bốn ngày đêm ngồi gật gù trên chuyến xe lửa chật chội, với phòng vệ sinh bẩn thỉu không nuớc nôi, và cả một đêm đột ngột ngừng lại tại một ga hẻo lánh vì có tin chuyến tàu truớc vừa trật bánh ở đoạn đèo Hải Vân, cũng trở thành chuyến ngắm trăng hóng gió, nếu như so sánh với đoạn đường từ Hà Nội vào đến Vĩnh Phú, Ấm Thượng nơi Bố tôi đang bị giam giữ. Đến Hà Nội trưa hôm truớc thì sáng sớm hôm sau, 4 giờ sáng, Mẹ con tôi và gia đình bác Phú, nguời bạn thân nhất của Bố tôi hiện cũng đang bị giam giữ cùng trại với Bố, dắt díu nhau ra ga xe lửa để đến Ấm Thượng. Ga đông người, với những đôi mắt không thân thiện nhòm ngó đến đám hành lý nặng trĩu mà chúng tôi đang còng vai mang vác. Ngoài chuyện phải cảnh giác nhòm chừng cho nhau, chúng tôi còn phải đề phòng trộm cắp bằng cách may kín tất cả những miệng bao túi lại, đồng thời dùng một sợi dây thừng xỏ ngang qua tất cả những quai xách và nắm giữ, cột chặt hai đầu dây vào cổ tay mình. Thật sự đến lúc đó, chúng tôi không lo cho bản thân mình nữa, mà chỉ lo lắng mất đi một bao đồ nào, là thuơng Bố sẽ mất đi chừng đó luơng thực và thuốc men mà thôi. Lên chiếc tàu này, tôi không còn dám than phiền về chiếc tàu Thống Nhất nữa. Những toa tàu ở đây giống như những chiếc toa chở hành lý và súc vật, vì nó chỉ là một toa tàu trống với sàn tàu bẩn thỉu, không ghế ngồi, không tay vịn. Tất cả hành khách hoặc là ngồi duới sàn, hoặc là đứng. Thật ra đứng ở toa tàu này, dù không có tay vịn cũng không có gì la không an toàn, bởi vì họ tiếp tục chất thêm nguời lên, đến khi không còn một chỗ trống. Nếu tàu có lắc lư, thì cũng chỉ là một đám nguời ngã nhào lên nhau, chứ cũng không thể nào văng đi đâu đuợc! Tôi may mắn lên tàu sớm, tìm đuợc chỗ đặt ngay những túi quà của Bố xuống và ngồi lên đó. Gần bên cạnh tôi là những nguời bán cá mang theo những thùng cá lúc nhúc. Nuớc cá văng ra sàn tàu, ra quần áo những hành khách kế cận, tanh tuởi, nhưng chẳng có ai buồn để ý. Bởi vì nói chung, chúng tôi đã quen với cái mùi hôi thối và cái cảnh chen lấn chật chội đó không biết từ bao giờ. Tôi thật sự lấy làm thán phục Mẹ vô cùng, vì không biết làm sao mẹ dò la lần mò ra đuợc đường đến tận trại của Bố. Lúc đó tôi còn bé nên chẳng giúp ích gì đuợc cho Mẹ ngoài ráng hết sức muời ba tuổi gánh vác hành lý giúp Mẹ. Nghe nói Bố ở Ấm Thượng, tôi cứ ngỡ rằng xuống tàu là trại của Bố cũng gần đâu đó mà thôi. Nhưng đoạn đường đâu cho chúng tôi cái may mắn như vậy. Sáu bảy tiếng đồng hồ từ ga Hàng Cỏ, Hà Nội, đến Ấm Thượng Vĩnh Phú, xuống tàu, chúng tôi lại dò hỏi và lếch thếch kéo nhau đi bộ chừng hơn một tiếng trên con đường mòn ngoằn ngoèo đầy sỏi đá đến một bến đò.

Sau thêm một tiếng chờ đợi, một chiếc thuyền nhỏ xập xệ xuất hiện, ông cụ già gân guốc nón lá rách tả tơi chèo thuyền đưa chúng tôi đi.Chuyến đò dọc nặng trĩu chở chúng tôi đi từ trưa đến tận chiều tối mới cập bến. Trên thuyền thật lòng tôi chỉ van Trời vái Phật cho ông cụ già đủ sức lèo lái chiếc thuyền nhỏ bé đi đến nơi, về đến chốn bình yên, an toàn. Trên thuyền là một đám đàn bà con nít không biết bơi, cũng chẳng có phao cứu hộ, nhưng đám hành lý lại là cả một gia tài, cả một năm luơng thực, và cả tấm lòng của tất cả chúng tôi cho Bố, cho bác Phú, nếu chẳng may có gói hàng nào rơi xuống sông, chắc tôi cũng nhắm mắt mà nhảy theo để mong hòng vớt lên đuợc!!! Nhưng có lẽ Trời cũng thuơng, nên khi ánh nắng cuối cùng trôi quyện vào màn đêm, thì chúng tôi cũng đặt chân bình yên lên Bến Ngọc. Đêm đó chúng tôi xin ngủ trọ tại nhà một ông lái xe trâu. Nói tiếng là ngủ trọ cho sang, ông thâu chúng tôi mỗi nguời một đồng (là số tiền cũng khá lớn lúc bấy giờ), rồi cho phép chúng tôi muốn nằm đâu thì nằm trên... hè nhà bằng đất nện của ông, không một mảnh chăn, không một manh chiếu! Cùng ngủ lại đêm đó tại nhà ông lái xe trâu là vài ba nguời phụ nữ khác, có nguời từ ngay ngoài Bắc đi thăm con em họ là tù hình sự, cũng có nguời từ trong Nam ra thăm chồng “cải tạo”. Cái hè nhà của ông lái xe trâu cũng trở thành chật ních. Mẹ dọn đuợc một chỗ trên nền đất hè nhà ông, trải miếng vải ny lông cho tôi nằm, thôi thì dù sao cũng còn một mái tranh để che suơng trên đầu, còn Mẹ thì cứ ngồi gà gật cả đêm để canh đống hành lý.

Thật tội nghiệp cho Mẹ! Lúc đầu, tôi nghĩ sao Mẹ quá cẩn thận, nhưng đến mờ sáng hôm sau, khi một bà la lối, khóc lóc um xùm vì bị mất tiền lận trong áo, thì tôi mới phục Mẹ biết nhìn xa. Nằm cong queo trên nền đất, tôi cảm tưởng như mình chỉ mới chợp mắt thì đã ba giờ sáng, đến lúc phải thức dậy chuẩn bị lên đường. Chúng tôi xúm vào chất đồ đạc lên chiếc xe trâu ọp ẹp. Trong khi ông xe trâu ngồi trên xe, roi vung vẩy lái con trâu già gầy guộc, đoàn nguời chúng tôi lặng lẽ cất buớc theo sau. Trong màn đêm, cảnh núi rừng hùng vĩ nằm yên giấc duới đám suơng mù dày đặc, càng làm cho chúng tôi cảm thấy mình yếu đuối, bé nhỏ hơn. Mãi nghĩ về Bố, tôi quên cả đoạn đường dài lên đồi, xuống dốc, lầy lội nuớc mưa, quên cả cơn buồn ngủ rũ nguời. Bố yêu quý ơi, giờ này hẳn Bố còn đang ngủ vùi để lấy sức cho một ngày mai lao động cực nhọc, Bố có biết hai mẹ con đang vuợt đèo lội suối để tìm gặp Bố, không hở Bố? Trong giấc ngủ, Bố có mơ về Mẹ, về chúng con, về những ngày xưa hạnh phúc của gia đình mình không hở Bố? Miên man với những suy nghĩ về Bố, tôi không nhận ra trời đã bắt đầu rạng sáng. Từ đằng xa, chúng tôi đã có thể nhìn thấy những mái nhà tranh lụp xụp và những cánh đồng cày xới dở dang. Tất cả chúng tôi đều quá hồi hộp với những ý nghĩ về nguời thân của mình nên chẳng ai bảo ai mà cùng rảo buớc đi nhanh.

Chiếc xe trâu dừng lại ở K5 thì chúng tôi cũng đã cuốc bộ đuợc ba tiếng đồng hồ. Tiếng kẻng xa xa trong trại vọng lại, đúng 6 giờ sáng, thì chúng tôi bắt đầu nhìn thấy … Dẫn đầu là một cán bộ trẻ, tay vung vẩy cây súng dài, sau đó là từng đoàn nguời lặng lẽ cúi gầm đầu buớc đi, ai cũng như ai, cùng một manh áo rách tả tơi, cùng làn da cháy nắng đem sạm, cùng đôi vai gầy guốc nhô cao, và cùng ánh mắt già nua, mỏi mệt… Đôi mắt tôi nhòa đi trong nuớc mắt mặn cay, nhưng vẫn ráng chong chóng tìm kiếm hình dáng quen thuộc của Bố. Bố ơi, Bố yêu quý của con ơi, Bố đâu rồi. Nguời ta làm gì Bố của tôi rồi. Lão đánh xe trâu nhăn nhó thúc giục chúng tôi mau chất đồ đạc xuống. Trong khi đó, mẹ quay ra cho biết nguời ta nói Bố và Bác Phú không có ở đây. Họ chỉ lên K1, là trại tù kế tiếp, cách đó vài dặm đường. Thế là chúng tôi lại phải năn nỉ, đưa thêm tiền để ông lái xe trâu tiếp tục chở hành lý chúng tôi sâu hơn vào rừng, về phía trại K1. Đoạn đường đi từ trại K5 đến K1 sẽ mãi mãi ghi vào lòng con bé muời ba tuổi là tôi lúc bấy giờ những ấn tượng không bao giờ quên đuợc. Trong khi tôi cũng đưa mắt tò mò nhìn các bác các chú “tù cải tạo” đang làm việc dọc bên đường đi, thì nhiều bác cũng lén lút dõi mắt nhìn theo chúng tôi, như hy vọng sẽ nhận ra một nét quen thuộc nào của nguời thân mình. Hy vọng để rồi nỗi thất vọng lớn lao hơn lại hiện ra trong đôi mắt. Họ lại cúi đầu làm việc với vẻ nhẫn nhục của những nguời đã chịu nhiều áp bức…

Có một bác chăn trâu dắt trâu lại gần, lấm lét ngó xung quanh, rồi đưa mắt nhìn tôi và liệng xuống đất một mảnh giấy nhỏ. Tôi cũng dáo dác nhìn quanh rồi nhanh tay luợm mảnh giấy đó dấu vào lòng bàn tay mình. Mảnh giấy chỉ nguệch ngoạc ghi xuống một địa chỉ và dòng chữ “Anh còn sống, xin thăm nuôi anh!” Mắt tôi nhòa trong màn lệ. Ai gây ra những cảnh tượng đau lòng như thế này hở Trời? Bố ơi, Bố của con cũng đáng thuơng, cũng tiều tụy như thế sao? Có một bác gánh nuớc bon bon đi tới, đôi mắt bác nhìn tôi như muốn nói điều gì. Có lẽ bác cũng muốn nhắn gởi gì về cho gia đình bác chăng? Tôi giả vờ cúi xuống săm soi quai dép của mình để đợi bác đến gần. Bỗng từ trên lưng đồi, lớn tiếng quát tháo nạt nộ, “Anh kia, đi đâu ra đây? Bộ muốn liên hệ gì hả?” Tất cả chúng tôi đều đưa mắt nhìn lên, tên cán bộ trẻ măng thấy đuợc chú ý, lại chống hai tay vào sườn, càng làm ra vẻ phách lối hơn, hình như hắn không nghĩ rằng nguời gánh nuớc đã lớn tuổi lắm rồi, có thể còn lớn tuổi hơn cả cha mình.

Bằng giọng nhè nhẹ, nghẹn ngào và nhẫn nhục của những nguời quen chịu nhiều ức hiếp, bác gánh nuớc đáp, “Báo cáo cán bộ, tôi đi gánh nuớc…” “Anh định qua mặt tôi đấy hả?” Tên cán bộ lớn giọng cắt lời, “Đi vào đây gặp tôi ngay, không gánh gồng gì nữa!” Đi xa tầm mắt cú vọ của tên cán bộ lớn lối ấy, tôi mới hé môi. Đôi môi bị cắn chặt gần muốn chảy máu, nhưng tôi chẳng còn cảm giác gì nữa… Tôi bật khóc, khóc nức nở, gục mặt vào tay mà khóc như chưa từng bao giờ đuợc khóc. Tất cả chúng tôi đều phẫn nộ truớc thái độ hống hách, hiếp đáp của tên cán bộ đáng ghét, chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho bác gánh nước. Thuơng cho bác ấy một phần, mà cũng xót xa cho thân phận tù đày của nguời thân yêu mình nữa. Xót xa, căm phẫn mà không làm gì đuợc, chúng tôi chỉ biết ôm mặt khóc ròng.

Bố ơi, các bác ơi, tội tình chi mà lại chịu cảnh khổ sở đày đọa như ngày hôm nay, hở Trời?? Những hình ảnh thuơng tâm của cảnh tù đày, bóng dáng tả tơi tiều tụy của những nguời tù K5 làm chúng tôi đau đớn xót xa như chính mình bị hành hạ vậy. Chìm đắm trong cơn đau đó, đoàn nguời chúng tôi buớc đi một cách máy móc như những nguời mất hồn. Con đường dài gian truân, qua bao nhiêu suối, vuợt bao nhiêu đồi, chúng tôi cũng không còn nhớ vì đã không còn cảm giác gì nữa. Tôi chỉ hình dung đến Bố qua những hình ảnh khốn khổ của các bác bên K5 vừa gặp là nuớc mắt lại chảy vòng quanh… Chẳng biết lâu hay mau, chỉ biết ánh nắng mặt trời gay gắt bây giờ đã ở xế trên đỉnh đầu thì chúng tôi nhìn thấy đầu con dốc xa xa là một chòi kiểm soát. Tôi vội vã chùi nuớc mắt. Phải, đối với những nguời này, tôi không thèm tỏ ra yếu đuối, tôi không cần họ thuơng hại, và tôi cũng căm thù những mắt nhìn diễu cợt của họ… Nhưng đây lại là một nguời cán bộ khá lễ phép. Ông ta nhỏ nhẹ nói với Mẹ rằng. “Anh là Đại Tá thì chắc đã chuyển xuống K5 rồi chị a. Hồi đầu tháng này tất cả các anh Đại Tá ở K1 đã chuyển xuống K5 hết rồi, không còn ở đây đâu, chị hãy quay trở lại đi!” Nhưng K1 đã ở truớc mặt rồi, vả lại cũng không có gì chắc chắn, nên chúng tôi lại tiếp tục hướng về trại K1 buớc đi. Đến nơi, Mẹ trình giấy tờ cho một cô cán bộ trẻ, chúng tôi đuợc hứa hẹn gặp Bố buổi chiều hôm đó.

Tôi đi vào rừng luợm một ít củi về để Mẹ nấu một nồi xôi và luộc cho Bố một con gà. Mấy ngày vừa qua, cả hai mẹ con tôi chỉ ăn qua quít để lót dạ chứ không đuợc bữa nào ra bữa nào cả. Chiều hôm truớc ở nhà ông lái xe trâu, hai mẹ con tôi chỉ mua một rổ hạt mít rồi chia nhau, thế là cũng xong bữa. Từ sáng đến giờ chưa đuợc ăn uống gì, ngửi mùi gà luộc gừng thơm lừng, trong bụng tôi cũng thèm lắm, nhưng lúc đó tôi cũng đã muời ba tuổi rồi, nên cũng ý thức đuợc mình phải để dành những món ngon lành nhất cho Bố. Biết thế, nhưng chắc ánh mắt tôi nhìn con gà luộc hẳn phải … tha thiết lắm, nên Mẹ cũng thuơng hại cho tôi, Mẹ dùng một phần của nuớc luộc gà ngon ngọt để nấu một nồi cháo cho hai mẹ con và cả bên gia đình bác Phú nữa.

Chúng tôi đang sung sướng xì xụp bát cháo nóng thì bỗng dưng tôi nghe thấy tiếng gào khóc thảm thiết từ gian nhà thăm nuôi bên cạnh. Tất cả chúng tôi đều hoảng hốt chạy sang xem có chuyện gì. Trên bàn tôi thấy bày ra một nồi cá kho tiêu thật ngon lành, một tô cơm nóng vẫn còn bốc khói, trên chiếc giường tre la liệt gói to gói nhỏ, có cả một trái mít chín vàng, nhưng trên nền nhà lại ngồi co quắp một nguời phụ nữ trẻ. Cô ôm vào lòng một em bé chừng bốn năm tuổi và không ngừng gào khóc gọi tên chồng. Em bé gái đôi mắt mở to ngơ ngác sợ hãi, em chẳng hiểu chuyện gì, nhưng thấy mẹ khóc thì cũng mếu máo khóc theo, trông thật thuơng tâm vô cùng. Những nguời biết chuyện xung quanh thì thào thuật lại, thì ra hai mẹ con cô lên đây từ tối qua. Cô ở miền Trung, lặn lội ra đến đây thăm chồng, mang theo đứa con gái lần đầu tiên cho chồng biết mặt. Sáng nay hai mẹ con cô dậy từ sáng sớm nấu cơm và làm nồi cá kho tiêu là món mà chồng cô yêu thích nhất. Cả buổi sáng không thấy chồng ra, cô cứ đi vào đi ra hâm lại nồi cá, hy vọng đến trưa sẽ gặp đuợc chồng.

Đến trưa, nguời ta cũng dẫn cô đi gặp chồng thật. Nhưng thuơng thay, người chồng mà cô thủy chung mong đợi bốn năm qua giờ chỉ còn là nấm mồ đắp sơ sài, nằm chen chúc với vô số những nấm mộ không bia khác trên Đồi Chè Vĩnh Phú. Chúng tôi xúm lại an ủi cô mà nuớc mắt ai cũng lưng tròng, thuơng cho cô mà cũng hoang mang lo sợ cho nguời thân của mình. Từ đó đến chiều, tuy không nói ra nhưng tất cả chúng tôi đều lo lắng, căng thẳng ra vào không yên. Khoảng 3 giờ chiều hôm đó, đang ngồi trong nhà, tôi nghe tiếng xôn xao từ bên ngoài, “Các ông ra kìa, chạy ra mau, chạy ra mau các chị…” Tất cả chúng tôi ùa chạy ra ngoài, thấp thỏm nhìn ngó. Từ xa xa, tận cuối con dốc, bốn nguời đàn ông mặc quần áo dân sự đi tới, bên cạnh là màu áo vàng của nguời cán bộ cầm súng. Tôi cố gắng tìm ra một nét quen thuộc nào của Bố. Cả bốn bác đều đen đủi gầy gò. Bộ quần áo, chắc hẳn đuợc mặc trong ngày trình diện đi “học tập cải tạo”, đến hôm nay thuơng sao, đều bỗng dưng trở nên rộng thênh thang như đuợc treo vào những chiếc mắc áo biết đi vậy. Các bác tiến lại càng gần thì tôi càng hoang mang hoảng loạn. Bởi tôi nhận ra đuợc bác Phú trong số nguời đó, nhưng còn Bố tôi… Bố tôi đâu rồi?? Nguời ta đã làm gì Bố tôi rồi??? Hình ảnh nguời phụ nữ trẻ ngồi co quắp khóc chồng, khuôn mặt trẻ thơ của em bé mếu máo khóc cha bỗng dưng quay trở lại, bóp thắt trái tim tôi. Tôi thấy mình cũng mếu máo níu tay Mẹ hỏi, Mẹ ơi, Bố đâu rồi hở Mẹ? Bố của mình sao không thấy ra hở Mẹ? Trong lúc đó, Hằng, con gái bác Phú chạy ùa ra đón bác, hai cha con ôm nhau khóc làm tôi càng tủi thân hơn vì nhớ Bố của tôi. Có lẽ nhìn thấy khuôn mặt thất thần của hai mẹ con tôi, bác Phú vội vàng buớc đến chào Mẹ tôi và nói ngay cho hai mẹ con tôi đuợc yên tâm, rằng Bố tôi vẫn đuợc mạnh khỏe, nhưng Bố đã chuyển xuống K5 từ đầu tháng rồi.

Hai mẹ con tôi cám ơn bác Phú và ôm nhau trong vui mừng. Bố ơi, Bố ơi, miễn là Bố còn sống mạnh khỏe thì dù ở đâu hai mẹ con con cũng sẽ tìm đến Bố mà. Tội nghiệp bác Phú, vì cố gắng báo cho mẹ con tôi yên tâm về tin tức của Bố mà bác bị nguời cán bộ gay gắt “phê bình, kiểm điểm” (vì dám tự động lên tiếng nói chuyện với nguời ngoài khi chưa đuợc sự cho phép của cán bộ quản giáo!!!) Chiều tối hôm đó, duới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi lê buớc quay trở lại K5. Tất cả những vải bạt bằng ny-lông mang theo, chúng tôi dùng để che đậy đám luơng thực và thuốc men cho Bố nên khi đến đuợc căn nhà tranh làm phòng đợi cho thân nhân của những nguời tù cải tạo thì hai mẹ con tôi đều uớt sũng, lạnh run. Cả nguời uớt mem, nhưng vì quá mệt mỏi sau một ngày dài băng rừng lội suối, tôi co ro đặt mình xuống chiếc giường tre là ngủ một giấc đến sáng. Chỉ tội nghiệp Mẹ tôi, truớc khi chìm hẳn vào giấc ngủ, tôi còn thấy Mẹ lò mò trong ánh đèn dầu, lau khô sắp đặt đám quà cho Bố. Tôi không biết Mẹ có thức trắng thêm một đêm đó nữa hay không, nhưng khi tôi thức dậy thật sớm sáng hôm sau, đã thấy Mẹ đang chiên lại con gà hôm qua cho Bố. Ánh nắng ban mai xuyên rọi qua những khe hở của vách nhà tranh, chiếu lên khuôn mặt Mẹ những vệt nắng loang lổ. Tôi nhìn ngắm Mẹ đang chăm chú nấu nướng cho Bố mà thấy thuơng Mẹ vô cùng. Chỉ mới có mấy ngày mà trông Mẹ đã hốc hác đi thấy rõ. Trong khi nguời phụ nữ ngồi kế cạnh giường tôi đang điểm trang, tô son vẽ mắt, đám đồ lèo tèo duới chân giường bà vẫn còn lạnh tanh, uớt sũng, thì Mẹ tôi tóc búi, áo cánh giản dị, đã sắp xếp đồ đạc của Bố ngăn nắp lên chỗ khô ráo, và chuẩn bị sẵn sàng cho Bố một nồi xôi bốc khói, cùng một con gà quay thơm lừng. Tôi hy vọng Bố cũng nhìn thấy Mẹ như tôi đang nhìn thấy Mẹ lúc này đây, bởi dù không phấn không son, nhưng Mẹ tôi nổi bật lên tất cả với vẻ đẹp dịu hiền, đằm thắm của nguời vợ hiền chỉ biết tần tảo lo cho chồng cho con. Điều đó tôi nghĩ mới vô cùng đáng quý và sẽ không bao giờ phai tàn theo thời gian…

Sáu giờ sáng, một lần nữa, cùng với tiếng kẻng quen thuộc vang lên trong trại, từng đoàn nguời trong manh áo tả tơi lê buớc ra, vai vác cuốc xẻng, tay xách bi-đông nuớc, ai nấy cùng chung nét gầy gò, đen sạm, và đôi mắt, Trời ạ, cùng ánh mắt hoang mang không biết một ngày mai, và cùng một nét nhẫn nhục, chịu đựng, đau thuơng đến chừng nào… Tất cả chúng tôi đều chạy sát ra hàng rào của sân nhà đợi, và dõi mắt chăm chú nhìn theo từng nguời đi qua, hy vọng sẽ tìm thấy nét quen thuộc nào của nguời thân mình. Nhưng có đến hàng trăm các chú các bác buớc qua, và hàng chục nhóm rẽ ngang, rẽ dọc vào các cánh đồng đây đó. Tôi bối rối nhìn Mẹ, Mẹ ơi, Mẹ có nhìn thấy Bố không hở Mẹ? Sao con không tìm thấy Bố mình đâu hết hở Mẹ? Mẹ tôi nhìn quanh quất để chắc chắn không có nguời cán bộ nào trong tầm tai, rồi nhỏ giọng cất tiếng hỏi các bác các chú đi qua truớc mặt, “Các bác ơi, mẹ con tôi ra thăm anh PTT, các bác có thấy chồng tôi không ạ? Các bác có biết anh PTT không ạ? Các bác nhắn dùm cho anh PTT biết là có vợ con ra thăm đuợc không ạ?” Các bác các chú tuy không dám quay lại nhìn Mẹ con tôi, nhưng ai cũng đều nhỏ giọng trả lời, “Đuợc rồi, đuợc rồi!” Có bác cũng giả vờ đưa tay lên gãi mũi, rồi lén hỏi lại Mẹ tôi, “Thế anh ở cấp bậc gì hả chị?” “Dạ, truớc ảnh làm Đại Tá ạ”, Mẹ trả lời.

Rồi tôi nghe các bác các chú, nguời thì gãi cằm, nguời thì che miệng ho, nguời thì giả vờ hắt hơi… để che mắt cán bộ, các bác các chú truyền miệng nhau… “Này, anh có biết ông T. không?” “T. ở đội nào nhỉ? Có phải đội 18 không?” “Không, ông này là Đại Tá mà…” “Thế thì phải ở đội 21 rồi!” “Ông Luân ơi, ông ở đội 21 phải không? Nhắn cho ông T. biết là có vợ con ra thăm này” “Sướng nhé!!” “Chúc mừng ông T. nhé!!!” Chúng tôi nghe các bác lao xao nói qua kẽ răng mà vừa thuơng, vừa cảm động. Đời sống lao tù khổ ải có làm thân xác các bác các chú tiều tụy đi, nhưng vẫn không làm mất đi tình đồng đội của các chiến hữu cũ. Các bác các chú vẫn muốn, bằng cách nào đó, để giúp đỡ, che dấu cho nhau, và thật lòng san sẻ những mừng vui cho nhau như lúc này đây. Hai mẹ con tôi vẫn đang cố gắng giuơng mắt tìm kiếm Bố thì một bác dừng lại ngay truớc mặt. Xoay lưng lại chúng tôi, giả vờ đưa lon guy-gô lên miệng uống, bác nói, “Chị T. phải không ạ? Tôi là Luân. Chị nhìn ra cánh đồng truớc mặt nhé, gần thằng cán bộ đứng đó, anh T. đang cuốc đất, anh đội cái khăn màu xanh duới cái nón lá đấy, chị thấy chưa? Tôi sẽ nhắn cho anh T. hay, chị và cháu đứng đây nhé.” Nói xong, bác đậy lon nuớc lại và quày quả buớc đi. Một phần chúng tôi quá bất ngờ vội vã theo sự hướng dẫn của bác để tìm Bố, một phần mọi việc diễn ra rất nhanh, nên chúng tôi chưa kịp ngỏ một lời cám ơn thì đã thấy bác buớc về phía cánh đồng nơi bác nói Bố tôi đang làm việc. Cánh đồng hơi xa, nên tuy bác Luân chỉ dẫn rất rõ ràng, chúng tôi chỉ đoán đuợc nguời đó là Bố chứ không thể nào nhìn rõ đuợc nét mặt hay dáng nguời. Quá xúc động, nuớc mắt tôi lại trào ra, khiến tôi lại càng chẳng nhìn thấy gì nữa. Trong khi đó, Mẹ vẫn bình tĩnh dõi mắt nhìn đăm đăm theo bác Luân đang len lỏi từ từ tiến lại gần chỗ của Bố. Tôi nghe Mẹ cuời khe khẽ, “Bố nhìn thấy mẹ con mình rồi con ơi!” Mẹ giơ tay vuốt tóc, và vẫy một cách rụt rè kín đáo. Bố ngưng tay cuốc nhìn về hướng mẹ con tôi, và mở nón ra quạt. Mẹ cuời qua màn nuớc mắt, “Bố mở nón ra để mẹ con mình dễ nhận ra cái đầu hói đấy mà…” Rồi Mẹ bảo tôi, “Bố đang men dần ra phía bìa cánh đồng kìa, con thử tìm cách đi lại gần Bố xem sao.” Chỉ chờ có thế, tôi men theo hàng rào ra ngoài cổng chỗ đồn công an.

Nguời cán bộ đưa mắt nhìn tôi dò hỏi, nhưng lúc đó tôi còn bé, lại lúi húi giả vờ luợm củi, nên ông ta cũng mặc kệ cho tôi men dần ra gần cánh đồng. Cách chừng bốn năm thuớc, tôi vẫn đang lom khom luợm củi, thì khóe mắt tôi nhìn thấy một nguời tiến về phía cán bộ. Tôi cố buớc thêm vài buớc và ngẩng mặt lên nhìn. Đúng là Bố của tôi rồi! Lúc đó tôi có một cảm giác thật lạ lùng như mình đang sống trong một giấc mơ kỳ ảo, chỉ có Bố và tôi. Trời đất núi rừng đảo lộn xung quanh… Tất cả mọi vật đều mờ nhạt, chỉ có Bố tôi là sáng rực… Nhưng Trời hỡi, Bố tôi đó sao?? Trong ký ức con bé 9 tuổi của tôi ngày Bố ra đi, Bố tôi luôn trắng trẻo, to lớn, gọn gàng trong bộ quân phục oai hùng với ba đóa hoa mai bạc lấp lánh trên cổ áo. Còn hôm nay, Bố gầy gò rách ruới… Bố nhỏ bé đen sạm giữa núi rừng hoang dã. Bộ áo lính cũ rộng thùng thình Bố đang mặc làm Bố càng thêm tiều tụy… Trời hỡi, tôi muốn gào khóc thật to, sao Ông nỡ đày đọa Bố tôi đến thế này?? Bố tôi có tội tình chi đâu mà sao Ông lại gây cảnh thuơng tâm đến như vậy? Bố ơi, con thuơng Bố quá Bố ơi. Xót xa trong lòng, trái tim tôi quặn đau như bị ai bóp nát, tôi như muốn quỵ xuống, nhưng rồi cố gượng. Cắn chặt môi, tôi nhắm mắt bảo mình phải thật bình tỉnh, bởi tôi biết lúc này mà quỵ xuống chắc tôi sẽ không còn bao giờ muốn thức dậy nữa…

Bên tai, tôi bỗng nghe giọng Bố nghẹn ngào, “Xin cán bộ cho tôi đuợc gặp con gái tôi, đã bốn năm trời nay tôi không đuợc nhìn thấy con tôi…” “Thì đợi đến chiều nay, chúng tôi sẽ giải quyết cho anh đuợc gặp mà”, nguời cán bộ trả lời. “Nhưng con gái tôi đang đứng ngay ở đây này cán bộ?” Tôi mở choàng mắt, nguời cán bộ nhìn tôi bằng đôi mắt dò xét. Tôi đứng thẳng dậy và cố gượng cuời. Nguời cán bộ chắc cũng cảm thấy đuợc sự xúc động khao khát của cả Bố và tôi, nên sau vài phút suy nghĩ, ông nhìn quanh và se sẽ gật đầu, “Nhanh thôi đấy nhé!” Tôi sững lại nhìn Bố, còn Bố thì mếu máo đưa tay về phía tôi. Khuôn mặt Bố tôi lúc đó, chắc suốt đời tôi không thể nào quên đuợc. Thời gian khắc nghiệt in hằn lên khuôn mặt Bố nét già nua tội nghiệp, đời sống lao tù ghi khắc lên đôi mắt Bố vẻ nhẫn nhục, chịu đựng thật đáng thuơng. Nhưng nhìn tôi, cả khuôn mặt và đôi mắt Bố đều bừng sáng lên rạng rỡ. Tôi liệng đám củi, chạy a lại vòng tay Bố. Giọng Bố sũng nuớc, “Con, ôi con tôi!” Tôi cũng nghẹn giọng gọi Bố, Bố ơi! Ôi “Bố”, tiếng Bố mà cả mấy năm trời nay tôi chỉ có gọi mà không đuợc nghe tiếng trả lời… Trong giây phút diệu kỳ ấy, tôi thấy thời gian như ngưng đọng và quay trở lại thời gian xa xưa hạnh phúc cũ… Tôi vẫn là con bé năm tuổi đòi Bố ph��i cõng xuống cầu thang mỗi buổi cơm chiều, là con bé bảy tuổi mỗi ngày ngồi trong xe Jeep Bố chở đến trường và nhõng nhẽo bắt Bố phải kể đi kể lại câu chuyện Đường Tăng Thỉnh Kinh, là con bé chín tuổi mà cả thế giới của nó là Bố là Mẹ, một ngày tháng Tư đen tối cũng chia cắt làm đôi... Tôi nhìn Bố, xót xa làm sao, Bố gầy quá, Bố ơi.

Như đọc đuợc ý nghĩ của tôi, Bố cuời trong màn nuớc mắt, xăn tay áo và cong tay lên khoe với tôi, “Bố vẫn còn khỏe lắm, con xem này”. Trời ơi, thay vì an ủi, Bố lại làm tôi thuơng xót và lo lắng cho Bố nhiều hơn. Khác hẳn với khuôn mặt tròn to bủng beo vì thiếu dinh dưỡng, đôi cánh tay Bố gầy nhom, đen đủi, khẳng khiu, như chỉ còn xuơng bọc da mà thôi. Bố hỏi thăm Mẹ, hỏi thăm hai mẹ con đi đường xa có mệt không. Sau vài câu thăm hỏi bình thường, Bố khịt mũi, nuốt nuớc bọt hỏi tôi, “Mẹ có mang nhiều đồ không hả con? Có xôi không? Có bánh chưng không? Có gà không?”... Sau mỗi tiếng Có của tôi, nét mặt Bố rạng rỡ hẳn. Tôi nghe lòng quặn xót, và thuơng Bố vô cùng. Không biết bố con tôi đã nói đuợc với nhau những gì, nhưng thời gian trôi nhanh như một giấc mơ, nguời cán bộ cắt ngang chúng tôi và hứa hẹn sẽ “giải quyết” tiếp vào buổi chiều. Hai bố con tôi lưu luyến ôm nhau một lần nữa, rồi Bố tần ngần quay ra đồng làm việc tiếp, còn tôi quyến luyến nhìn theo Bố rồi vội quay vào nhà thuật chuyện lại cho Mẹ. Trong lúc nói chuyện với Bố, Bố có nhắc đến đường mật. Mẹ nghe thế nên vội vàng dò hỏi những nguời xung quanh. Họ chỉ quay trở lại làng, đến nhà ông xe trâu hỏi thăm sẽ ra. Thế là Mẹ bảo tôi tìm đường vào làng để tìm mua cho Bố vài lon đường mật. Lặn lội nắng nôi một mình trên đoạn đường dài sáu bảy cây số, nhưng tôi vẫn cảm thấy vui vẻ vì nghĩ đến khuôn mặt rạng rỡ của Bố.

Buổi chiều hôm đó, chúng tôi vẫn chưa đuợc phép gặp Bố, nhưng đứng ở hàng rào nhìn thấy bố làm việc ngoài đồng cũng là một an ủi rất lớn cho hai mẹ con tôi. Mẹ lại bảo tôi đi vào làng hai lần nữa, khi thì mua thêm cho con gà, khi thì vác về bao gạo nếp. Không hiểu sao đi đi lại lại nhiều lần như thế mà tôi vẫn không thấy mệt. Chỉ nghĩ đến Bố đuợc ăn no đủ những món đồ này mà tôi thấy hăng hái vô cùng. Tôi uớc mình có thể làm đuợc gì nhiều hơn cho Bố nữa cơ. Buổi chiều Mẹ hỏi và nguời cán bộ cho phép Mẹ đuợc gởi vào truớc cho Bố một ít món ăn, con gà chiên và nồi xôi thơm dẻo. Chúng tôi hy vọng buổi tối nay đuợc ăn uống no đủ, Bố sẽ cảm thấy phần nào khỏe khoắn hơn lên chăng. Tối đó, lần nữa hai mẹ con tôi lại dằn bụng bằng nồi cháo lỏng và thiếp vào giấc ngủ với rất nhiều mộng đẹp. Sáng hôm sau, cả hai mẹ con tôi đều dậy rất sớm. Tôi giúp Mẹ bắt bếp nấu thêm nồi xôi, và luộc thêm con gà mới mua hôm qua. Đám củi tôi luợm về rất có ích, nhưng vì còn uớt nên khói bốc lên mù mịt. Chật vật một lúc rồi hai mẹ con cũng nấu nướng xong xuôi. M��� còn pha đuợc bình trà thơm và một ly nuớc chanh đường thật ngon cho Bố. Đến khoảng tám chín giờ thì chúng tôi nhìn thấy một đoàn bốn năm nguời từ trong trại đi ra. Mọi nguời bên ngoài ai cũng cuống quít gọi nhau mau ra để đón nguời thân mình. Chúng tôi nhận ra Bố ngay, vì khác với bộ áo lính bạc màu hôm qua, hôm nay Bố diện hơn với bộ đồ civil mà Bố mặc khi đi trình diện cải tạo. Có điều, bộ đồ ngày xưa Bố mặc vừa vặn sát vào mình thì giờ đây, thuơng thay, bỗng trở nên rộng thùng thình, phất phới như áo đi muợn vậy. Tôi ỷ mình là con nít nên mặc dù cán bộ đã dặn dò không đuợc chạy ra khỏi nhà khách, tôi vẫn chạy ùa ra đón Bố và dìu Bố vào. Chắc chiều qua món xôi và gà Mẹ gởi Bố đã nhận đầy đủ ngon lành, nên hôm nay tôi thấy giọng Bố sang sảng hơn, ánh mắt Bố nhìn cũng tinh anh vui vẻ hơn nhiều. Tôi mừng là hôm nay Mẹ mới gặp đuợc Bố, chứ nhìn Bố cận kề như ngày hôm qua tôi thấy Bố, chắc Mẹ sẽ còn đau lòng hơn nữa...

Phút giây hội ngộ mới đẹp làm sao. Cha con, vợ chồng trong vòng tay nhau, mừng mừng tủi tủi, nuớc mắt hòa nhau, mặn đắng đến quặn thắt trong tim. Nguời cán bộ cho phép chúng tôi đuợc một vài phút ngắn ngủi ôm nhau, sau đó tất cả đều phải vào ngồi trong một chiếc bàn gỗ dài sần sùi. Nguời cán bộ ngồi đầu bàn, bốn nguời tù cải tạo ngồi một bên, vợ con họ đuợc ngồi đối diện. Ba nguời chúng tôi may mắn đuợc ngồi cuối bàn bên này, xa nguời cán bộ nhất. Một lần nữa giấc mơ như tràn về, khi tôi chỉ còn thấy có Bố Mẹ và tôi ngồi bên nhau mà thôi. Bố uống hết ly nuớc chanh Mẹ pha, rồi hỏi thăm các anh chị của tôi, hỏi thăm ông ngoại và các bác các dì. Rồi Bố cũng nhỏ giọng hỏi thăm tin tức của Bà Nội và các cô chú bên gia đình bố là những nguời đã di tản vào những ngày cuối tháng Tư năm 75. Cũng may, chỉ truớc ngày chúng tôi đi thăm Bố vài tháng, chúng tôi nhận đuợc thư của chị Nga, là cháu gọi Bố tôi bằng chú từ bên Đức gởi về. Chị cho biết bà nội và các cô chú, các bác đều đã bình yên định cư ổn định tại Hoa Kỳ. Đuợc tin này, tôi thấy Bố cũng vui hẳn lên.

Rồi Bố kể cho Mẹ con tôi nghe về đời sống trong trại. Mặc kệ cho ánh mắt không hài lòng của nguời cán bộ, Bố nói, “Trong này luơng thực thiếu thốn, đói khát lắm, nên ai cũng tìm mọi cách để tăng thêm phần chất đạm (protein) cho mình. Con cóc, con nhái, con chuột, con rắn… hễ con gì nhúc nhích là ăn tuốt. Có anh vừa chụp đuợc con nhái, chỉ đập đầu cho nó chết, rồi phủi đất cát qua loa, bỏ vào miệng nuốt sống luôn đấy!” Có lẽ nhìn thấy ánh mắt kinh hoàng của hai mẹ con tôi, Bố vội vàng cuời, xua tay, “Nhưng Mẹ con đừng lo, Bố thì khác, Bố cũng ăn, nhưng Bố phải rửa sạch sẽ và bỏ vào lon guy gô nấu chín lên rồi Bố mới ăn. Không sao đâu!” Nghe Bố nói mà hai mẹ con tôi thuơng Bố xót xa. Ngoài xã hội lúc bấy giờ, thật ra chúng tôi cũng như hầu hết nguời dân Việt Nam tại thời điểm đó, cũng đều không no đủ. Một ngày, thường chúng tôi chỉ có một hai bữa chính, chủ yếu chỉ là vài củ khoai sắn hay một chén bo bo sượng cứng (một loại thực phẩm truớc đây chỉ dành cho ngựa và các loại gia súc).

Tuổi đang lớn mà chỉ đuợc chừng đó lót bụng, hầu như lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy đói. Thiếu dinh dưỡng, anh em chúng tôi còn phát sinh ghẻ lở nữa. Mặc dù anh chị em tôi đều bảo nhau không đuợc một lời kêu ca, than vãn để Mẹ khỏi phải thêm lo lắng, nhưng nhìn chúng tôi gầy còm, xanh xao chắc Mẹ cũng đau lòng lắm. Dù vất vả, chật vật, nhưng không biết bằng cách nào, Mẹ vẫn ráng xoay xở cho chúng tôi bữa rau, bữa cháo, và thi thoảng còn đuợc miếng thịt miếng cá. Hơn thế nữa, dù đói khổ, chúng tôi vẫn còn có nhau, vẫn còn có Mẹ, vẫn còn có Ông Ngoại làm nơi nuơng tựa. Chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy bơ vơ, hụt hẫng, hay nghĩ đến chuyện phải bắt cóc nhái, rắn rết về ăn. Còn Bố, trong những tháng ngày tù tội đó, tự do đã không còn mà miếng ăn cũng không có. Sự thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần chắc hẳn còn làm Bố đau đớn và kiệt quệ hơn nhiều.

Chúng tôi gặp gỡ và nói chuyện với nhau chừng hơn 30 phút, thì nguời cán bộ quản giáo cắt ngang, ông bắt đầu, gọi là “kiểm điểm” từng nguời. Đến phần Bố, ông ta lắc đầu bảo rằng cả đội của Bố chưa thấy ai có một chút tiến bộ nào cả, ông bảo gia đình phải biết “động viên, khuyến khích” để Bố “thành tâm cải tạo, học tập tốt, lao động tốt” thì may ra mới sớm đuợc trở về đoàn tụ với gia đình. Bố nghe nguời cán bộ phê bình mà vẫn tỉnh bơ nhún vai, và mỉm cuời với mẹ con tôi. Lạ lùng thay, khi nhìn thái độ của Bố, trong lòng tôi vừa lo lắng nguời ta sẽ trừng phạt Bố, nhưng lại vừa tràn ngập với niềm tự hào. Nguời ta có thể làm cho cơ thể Bố gầy còm suy nhuợc đến tàn tạ, nhưng họ sẽ không bao giờ khuất phục đuợc ý chí của bố đâu, phải không hở Bố? Mấy bác và Bố tôi có kéo theo một chiếc xe hai bánh kiểu xe bò loại nhỏ để chở đồ tiếp tế vào trong trại, nên khi nguời cán bộ tuyên bố là buổi nói chuyện kết thúc, tôi nhanh nhẩu chạy lấy xe đẩy đến cho Bố.

Bố cúi xuống định vác một gói đồ bỏ lên xe, nhưng tôi thấy Bố lảo đảo rồi phải bỏ gói đồ xuống. Bố thở dốc, nhưng lại xoay sang cuời với Mẹ sung sướng, “Mẹ mang cho Bố nhiều quà quá!” Tôi thấy vậy thì vội vàng tiến tới giúp khiêng cái giỏ quà lên xe cho Bố. Gói đồ mà lúc nãy Bố vác không nổi, thì tôi, dù ì ạch, nhưng cũng chất lên xe đuợc. Một lần nữa, nuớc mắt tôi lại trào ra, thuơng Bố của con quá đi Bố ơi. Bố của tôi yếu đuối đến như vậy sao? Thật khổ cho Bố quá, tù tội, đói khát, tiều tụy, bệnh tật, cách biệt gia đình. Sao nguời ta ác độc qua hở Bố? Sao nguời ta hành hạ Bố của con ra nông nổi thế này?? Mẹ con tôi quyến luyến đi theo Bố đến nửa đoạn đường vào trại thì nguời cán bộ không cho chúng tôi đi xa hơn. Ba nguời chúng tôi ôm siết nhau một lần nữa, khóc với nhau một lần nữa, rồi thôi. Bố xiêu vẹo đẩy chiếc xe nặng trĩu đi về phía những mái nhà tranh xa xa, mẹ con tôi nhìn theo, rồi ôm nhau khóc, gọi Bố ơi Bố ơi.... Bốn ngày đêm trên chiếc tàu Thống Nhất bẩn thỉu chật chội, một ngày đò dọc bập bềnh trên sông, hàng chục cây số đường rừng lê gót từ K1 lên K5, đói, lạnh, hoang mang, sợ hãi… chúng tôi đuợc gặp Bố tất cả chưa đuợc một tiếng đồng hồ!

Thế nhưng đó chỉ là khởi đầu, bởi vì sau đó, mỗi năm Mẹ tôi đều tiếp tục con đường gian truân đó, theo đuổi Bố tôi từ hết trại học tập này, sang trại cải tạo khác. Từ rừng sâu Vĩnh Phú, rồi trèo đèo Thanh Phong, lặn lội Hà Sơn Bình, qua núi thẳm Hà Nam Minh... mỗi năm tóc Mẹ một bạc thêm, vai Mẹ lại gầy guộc, nhưng không đoạn đường gian khổ nào còn có thể ngăn đuợc buớc chân Mẹ kiên trì thăm nuôi Bố. Tôi nhớ mài mại ngày còn bé vẫn nghe câu ru à ơi của Mẹ, như sau: “Thân cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non…” Bây giờ tôi mới hiểu đuợc hết và khâm phục thật nhiều những nguời phụ nữ Việt Nam, những nguời vợ hiền đảm đang, thủy chung nuôi chồng qua bao năm bao tháng. Nhưng tôi thuơng Mẹ còn can đảm hơn Con Cò nọ, vì không một lần, không một lần nào tôi nghe Mẹ nỉ non than vãn khóc lóc vì phải gánh gạo nuôi Bố những ngày tháng qua...


PLBL
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2022 lúc 8:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2022 lúc 9:18pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2022 lúc 8:02am

Làm Người


1. Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt đến vinh quang thì cũng nên làm một người hữu dụng.

2. Làm người, ngoại hình có thể không bắt mắt, nhưng đừng để nội tâm xấu xí. Nhân từ, lương thiện không phụ thuộc vào bề ngoài mà xuất phát từ bên trong tâm hồn.

3. Làm người, hình thể thấp bé một chút cũng được, nhưng đừng để tấm lòng nhỏ nhen. Thế gian chẳng ai thích những kẻ tâm địa hẹp hòi. Dù vai nhỏ lưng gầy nhưng tấm lòng nhân hậu, vẫn an ủi sưởi ấm được vô số người.

4. Làm người, thể trạng gầy yếu một chút cũng được, nhưng đừng để tinh thần nhu nhược. Những người nhu nhược thường hay bi quan và tự ti, cho nên nhất định phải luyện được tinh thần dũng cảm, có chủ kiến và tự tin.

5. Làm người, tai mắt chậm chạp một chút cũng được, nhưng không được để tâm trí mê muội. Nhớ nhắc mình giữ lấy tâm sáng, trí thông để nhìn xa trông rộng.

6. Làm người, tham vọng một chút cũng được, nhưng nhất định đừng quá ngang tàng để dã tâm biến mình thành ác quỷ. Nếu không, bạn không vào địa ngục thì ai vào?

7. Làm người, thông minh một chút thì tốt, nhưng nhất định đừng tự cho mình là khôn lanh, còn người đời đều là kẻ ngốc. Nếu không, thế giới này chỉ có một kẻ ngu ngơ, là bạn!

8. Làm người, lười biếng một chút thì được, nhưng đừng bao giờ làm một kẻ suốt ngày nhếch nhác. Việc cần làm nên cố gắng làm cho trọn vẹn, nên có tâm cống hiến một chút, nếu không muốn làm ký sinh trùng đeo bám xã hội.

9. Làm người, tiết kiệm một chút thì được, nhưng đừng quá toan tính với tiền bạc. Nếu không bạn sẽ có thói quen đánh giá người khác qua đồng tiền, sớm muộn gì cũng thành nô lệ cho nó.

10. Làm người, khoan dung một chút thì tốt, nhưng đừng để người khác xem thường, lợi dụng sự khoan dung của mình mà tiếp tục phạm lỗi. Dù thế nào cũng nên giữ lấy quy tắc và sự tự tôn riêng.

11. Làm người, khổ cực một chút cũng được, nhưng đừng để nỗi khổ kéo dài mà không có cách giải thoát, phải học cách vươn lên!


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2022 lúc 1:13pm

Gặp%20Lại%20Cố%20Nhân%20-%20SONGTHU31065


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Aug/2022 lúc 1:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Aug/2022 lúc 9:37am

Sự kỳ diệu của tình yêu thương

Funeral%20and%20mourning%20concept%20-%20red%20roses%20and%20burning%20candle%20over%20black%20%20background.%20|%20CanStock

Nơi nào có tình yêu thương chân thành thì nơi đó, luôn có điều kỳ diệu đáp đền… Đây, mời các bạn nghe câu chuyện thật cảm động. NS

Giống như bất kỳ người mẹ nào, khi Karen biết mình mang thai, cô làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị tâm lý chào đón một thành viên mới trong gia đình.

Thành viên mới này là một bé gái. Ngày ngày, cô tập cho Michael hát cho đứa em gái còn trong bụng mẹ nghe. Thai kỳ tiến triển bình thường. Theo thời gian, những cơn đau chuyển dạ đến. Mỗi năm phút, ba phút rồi một phút một lần. Tuy nhiên, biến chứng nghiêm trọng phát sinh, Karen chuyển dạ hàng giờ. Cuối cùng, em gái của Michael chào đời. Nhưng cô bé lại trong tình trạng rất nguy kịch. Tiếng còi hú trong đêm, xe cứu thương vội vàng chở đứa trẻ sơ sinh đến khu chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện St. Mary, Knoxville.

Thời gian trôi dần… Tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn. Các bác sĩ nói với cha mẹ Michael rằng có rất ít hy vọng, hãy chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất…!

Karen và chồng liên lạc với một nghĩa trang địa phương để chuẩn bị cho việc chôn cất. Họ đã chuẩn bị một căn phòng đặc biệt trong nhà cho em bé mới, nhưng giờ phải thu xếp cho một đám tang…!

Tuy nhiên, Michael đã van nài cha mẹ cho cậu vào gặp em gái mình. Cậu bé nói: “Con muốn hát cho em bé nghe…!”.

Tuần thứ hai trong phòng chăm sóc đặc biệt. Michael tiếp tục nài nỉ để được hát cho em gái mình, nhưng trẻ con không được phép vào phòng chăm sóc đặc biệt. Karen quyết định đưa Michael vào thăm em mình cho dù bệnh viện có đồng ý hay không. Nếu giờ cậu bé không được nhìn thấy em gái mình, thì có thể sẽ không bao giờ còn cơ hội nữa. Michael mặc bộ quần áo quá khổ và được dẫn đến phòng chăm sóc đặc biệt. Trông cậu bé giống như một giỏ đựng quần áo di động. Người y tá trưởng nhận ra cậu bé và hét lên: “Ðưa nó ra khỏi đây ngay. Trẻ con không được phép vào!”

Bản năng làm mẹ trong Karen trỗi dậy và cô nhìn trừng trừng vào mắt người y tá trưởng. Với một giọng đanh thép, cô nói: “Cậu bé sẽ không rời khỏi cho đến khi nó hát cho em gái mình nghe…!” Sau đó, Karen kéo Michael đến bên giường cô bé. Cậu bé nhìn chằm chằm vào đứa em đang yếu dần trong cuộc chiến giành lấy sự sống…! Sau một lúc, cậu bắt đầu cất giọng. Bằng giọng trong veo của một đứa trẻ 3 tuổi, Michael hát: “You are my sunshine, my only sunshine, you make me happy when skies are gray.” (Bé là ánh nắng, ánh nắng mặt trời duy nhất của anh, bé làm anh vui khi bầu trời xám xịt.)

 su%20ky%20dieu%20cua%20tinh%20yeu%20thuong

 Thắm Nguyễn

Ngay lập tức, cô bé dường như có phản ứng. Mạch bắt đầu trở nên ổn định. “Tiếp tục đi Michael”, Karen khích lệ con trai, mắt ngấn lệ.

“You never know, dear, how much I love you, please don’t take my sunshine away.” (Bé ơi, em không biết anh thương bé thế nào đâu, xin đừng mang ánh nắng mặt trời của tôi đi.) Khi Michael hát, hơi thở rời rạc, yếu ớt của em bé trở nên nhịp nhàng. “Tiếp tục đi, con yêu…!”

“The other night, dear, as I lay sleeping, I dreamed I held you in my arms”. (Bé ơi, một đêm nọ, khi anh nằm ngủ, anh mơ được ôm em trong vòng tay.) Em gái của Michael bắt đầu thư giãn như đang ngủ. “Tiếp tục đi, Michael.” Lúc này, nước mắt đầm đìa trên gương mặt của người y tá trưởng hống hách. Karen thì cảm thấy ấm lòng.

“You are my sunshine, my only sunshine. Please don’t take my sunshine away…” (Bé là ánh nắng, ánh nắng mặt trời duy nhất của anh. Xin đừng mang ánh nắng ấy đi …)

Ngày hôm sau,…, một thời gian ngắn tiếp theo… cô bé đã đủ khỏe để trở về nhà…!

                                                                                                                                                    Như Sao

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2022 lúc 8:02am

Những mảnh vỡ của tấm gương



Nguyên tác: Frammenti di uno specchio
Bản dịch của Trương Văn Dân


Tôi kéo lê đôi chân trong đôi ủng của mình, giữa những chiếc lá úa vàng, ẩm ướt và nứt nẻ bởi cơn mưa mùa thu. Bước đi mà hầu như tôi không cảm thấy chút mệt mỏi nào vì đầu óc đang bị choáng ngợp bởi những suy nghĩ ngổn ngang.

Tôi tiếp tục suy nghĩ, cố tìm một giải pháp mà thực ra là không tồn tại.

Một chiếc taxi đưa tôi đến trước một chiếc cổng lớn và tôi yêu cầu tài xế đợi. Tôi sẽ cố làm mọi việc nhanh chóng, để sau đó ông ấy có thể đưa tôi đến một khách sạn trong thị trấn. Có lẽ ông tài xế taxi cũng muốn được nghỉ ngơi trong buổi chiều mưa ướt át và thê lương.

Bây giờ thì tôi đã đi hết quảng đường dài và có thể nhìn thấy các bậc thang và ánh đèn từ các cửa sổ của một tòa nhà lớn. Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh này là tôi bình tĩnh lại, dù sau một chuyến bay dài, chờ taxi và đi bộ. Tôi chỉ dừng lại một chút để thở và chuẩn bị khuôn mặt của mình cho phù hợp trước khi leo lên các bậc thang và bước vào.

Chiều thứ sáu là đến lượt tôi, còn thứ tư là phiên của chị tôi. Anh trai thì sống cách đây chỉ vài cây số nên có thể đến vào cuối tuần. Tất cả chúng tôi ai nấy cũng đều bận bịu vì công việc nhưng đã cùng cam kết là cố gắng tôn trọng ngày giờ và thời gian quy định.

Anh bảo vệ tử tế bước đến gần:

– Chào cô, để tôi cầm giúp ô và áo mưa cho cô nhé!

– Cảm ơn anh nhiều, tôi có thể tạm gửi chiếc va ly nhỏ này trong vào kho một lát được không?

– Tất nhiên, cô đến sảnh lớn thì sẽ tìm thấy mẹ cô đang ở đó. Những ngày này tôi thấy bà khá hơn dù bà không thích mưa, nó khiến khung cảnh buồn hơn bình thường.

Tôi đi về phía sảnh lớn trung tâm, nơi mẹ tôi đang sinh hoạt. Tôi biết khá rõ những căn phòng trong ngôi biệt thự lớn của giới quý tộc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, nay được biến thành viện dưỡng lão. Trước đây chúng tôi có tìm được một nơi trong thành phố nhưng mẹ tôi không thích, bà từ chối thức ăn, ngồi hàng giờ để nhìn bức tường của ngôi nhà đối diện qua khung cửa sổ. Sau một thời gian tìm kiếm, chúng tôi lần ra được căn biệt thự cách nhà anh tôi không xa, có khu chuyên biệt để chăm sóc những bệnh nhân đặc biệt.

Rất nhiều lần anh em chúng tôi đã thảo luận về sức khoẻ và tình hình của mẹ. Góa chồng khi còn khá trẻ, và thời gian gần đây bà thường quên các cuộc hẹn với bác sĩ, các thời hạn thanh toán điện nước trong nhà… những thứ đơn giản mà thoạt đầu chúng tôi tưởng do lơ đãng và biện minh rằng đó chỉ là những phiền toái nhỏ nhặt. Nhưng sau đó thì chúng tôi thấy là bà bắt đầu không phân biệt được sáng hay tối, bà ngơ ngác nhìn ra ngoài cửa sổ nhưng ánh sáng xam xám vào buổi sáng cũng giống như buổi chiều ở trong thành phố lớn. Bà ngủ khi nào buồn ngủ, ăn khi nào thấy đói. Chúng tôi đã cố gắng đến thăm để gần gũi mẹ nhưng bà không chấp nhận chúng tôi. Nói nghe có vẻ khó tin nhưng đây chắc chắn là điều gây sốc nhất: mẹ không muốn chấp nhận sự giúp đỡ của chúng tôi, không muốn chúng tôi lảng vảng trong nhà vì đối với bà, chúng tôi là những kể lạ đến chiếm nhà bà. Bà không còn nhận ra chúng tôi và có khi cư xử hung bạo, hất tung những đĩa súp mà chúng tôi chế biến để cố dỗ bà ăn. Chỉ sau những biểu hiện thường xuyên như thế thì chúng tôi đành chấp nhận ý nghĩ rằng mẹ mình đang mắc phải hội chứng Alzheimer.

Lời chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa như một bản án nặng nề vì căn bệnh của mẹ không có khả năng chữa khỏi: trong một số ngày bà có vẻ minh mẫn, vào mùa xuân, các y tá thường dắt bà đi dạo trong khuôn viên rộng lớn của viện giữa những con đường đầy hoa. Khi chúng tôi đến thăm mẹ vào buổi chiều, bà còn kể cho chúng tôi nghe về các loài hoa, bà nhớ màu sắc và đôi khi còn nhớ cả tên của chúng. Từ thuở nhỏ mẹ đã rất thích hoa, đặc biệt là hoa violet nhỏ với mùi hương đặc biệt. Nhưng ngày càng có nhiều ký ức về quá khứ của bà biến mất. Nhiều lần chúng tôi cố nhắc bà về khuôn mặt của cha tôi, những chuyến đi mà họ đã cùng nhau, những kỳ nghỉ trên bãi biển với chúng tôi trong những giai đoạn khác nhau của thời thơ ấu. Lúc đầu, mẹ phản ứng bằng một nụ cười khi cầm trên tay bức ảnh của cha chúng tôi, tình yêu lớn của bà, hoặc của tôi hay các anh em khác trong các bữa tiệc sinh nhật. Những khuôn mặt tươi cười hạnh phúc với biểu hiện hài hước khi chúng tôi phùng mang để thổi tắt những ngọn nến. Nhưng thời gian càng trôi qua, mẹ càng phản ứng dữ dội, không dung thứ cho sự khăng khăng của chúng tôi. Mỗi cố gắng ngày càng trở nên vô ích.

Mà có lẽ chính chúng tôi mới là những kẻ cố chấp, đã không hiểu mà cứ khăng khăng muốn tìm lại những ký ức về một quá khứ đã mất.

Khi còn nhỏ, tôi thích chơi xếp hình (puzzle), ghép các “viên gạch khảm” lại với nhau để tạo nên hình ảnh một con vật hoặc một phong cảnh đẹp. Với mẹ tôi cứ nghĩ rằng mình có thể sắp xếp lại những ký ức trong tâm trí bà, giống như những mảnh vỡ của một chiếc gương. Nhưng kết quả chỉ là một hình ảnh không hoàn chỉnh, bị gãy như những mảnh vụn, giống như cuộc đời của mẹ hay của tất cả chúng tôi.

Rồi cùng với căn bệnh của mẹ, cuộc sống của chúng tôi cũng đã thay đổi theo. Tôi và chị gái quyết định không sinh con, để một ngày nào đó không rơi vào hoàn cảnh giống mẹ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và theo một số chuyên gia, căn bệnh Alzheimer có khả năng di truyền. Vậy thì tại sao chúng tôi còn dám mạo hiểm?

Tất cả tình yêu thương hoặc bản năng làm mẹ chúng tôi đã dành cho cháu, con trai của anh chúng tôi. Đây cũng là một sự lựa chọn để không bị ràng buộc bởi gia đình và cho phép chúng tôi được tự do và luôn có thể gần gũi mẹ.

Mỗi người trong chúng tôi đều phải hy sinh bản thân mình trong ký ức đẹp đẽ về tình cảm mà mẹ dành cho các con cho đến khi nào mẹ còn nhận biết được điều đó. Đây là điều quan trọng nhất có thể giúp gắn kết những mảnh vỡ ít ỏi của số phận lại với nhau.

Hôm nay tôi đến và mang cho mẹ một món quà đặc biệt, dù đối với bà ngày nào cũng giống ngày nào.

– Mẹ ơi, đây là món quà Giáng sinh cho mẹ.

– Ôi, đẹp quá! Thật mềm mại và dịu dàng!

Tôi run run xúc động khi thấy bà tháo lớp giấy bọc và ôm chặc con búp bê xinh đẹp vào lòng:

– Đến đây Giulia! Ôi Giulia của bé bỏng của mẹ!

Khi đi dọc theo con đường để đến chỗ đậu taxi, tôi nhận ra mình đang khóc. Tôi khóc cho chính mình, cho tương lai tan nát, cho một tương lai mà mẹ tôi không còn có thể có. Nhưng tôi cũng khóc vì sung sướng vì mẹ đã gọi con búp bê ấy là “Giulia”. Mẹ đã nhớ và gọi đúng tên tôi.


Bản dịch của Trương Văn Dân
ction
File Name:- common.asp

Error details:-
Microsoft JET Database Engine
Could not use ''; file already in use.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.259 seconds.