Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2023 lúc 2:18pm

10 món ăn đặc sản Cần Thơ

https://baomai.blogspot.com/

Nằm ở Trung tâm của miền sông nước Tây Nam phần trù phú, Cần Thơ có những món đặc sản ngon khó cầm lòng được.

1. Bánh tét lá Cẩm:

https://baomai.blogspot.com/

Ở  Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thủy.  Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá Cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.

Muốn bánh ngon phải lựa nếp thật tốt, không lẫn gạo tẻ mới làm cho đòn bánh dẻo, ngâm với lá Cẩm để có màu tím tự nhiên.  Lá Cẩm phải tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá Cẩm xuống màu.  Thịt làm nhân phải là thịt tươi, ướp cho thịt tẩm thấm.  Sau đó, cho nếp xào với nước cốt dừa trước khi gói.  Bánh nấu từ 4 đến 5 tiếng là chín. Cắt bánh, vành ngoài ánh lên một màu tím mượt mà của nếp, bên trong là thịt, lòng đỏ trứng vịt muối, mỡ, và đậu xanh tỏa mùi thơm.

https://baomai.blogspot.com/

Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo, và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. Nó khác với những đòn bánh tét đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống của người Việt.
Bánh tét từ lò Chín Cẩm, Tư Đẹp khá nổi tiếng, ngày thường bán ở chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài... nhiều du khách thập phương biết tiếng đều tới tận điểm bán hàng mua về làm quà.

2. Hủ tiếu khô Sa Đéc:

https://baomai.blogspot.com/

Hủ tiếu Sa Đéc trước nay được xếp vào hàng món ngon miền Nam, sánh ngang với hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho. Nhưng ẩm thực Sa Đéc có phần còn phong phú hơn, khi ngoài món hủ tiếu nước/khô, thì họ còn có thêm món hủ tiếu hấp, cũng thú vị không kém.

Bất ngờ đầu tiên là hủ tiếu được trình bày trong đĩa thay cho tô. Cọng bánh cũng to hơn bình thường và trắng ngà. Người ta để lên đó những tim, gan, và thịt heo xắt thành từng lát to che gần kín đĩa.

https://baomai.blogspot.com/

Món ăn trông hấp dẫn hơn nhờ một loại nước xốt màu vàng đậm được rưới lên trên, thoang thoảng mùi thơm. Đĩa hủ tiếu còn được tô điểm bằng vài cọng hẹ, cải xà lách xắt nhuyễn, và một ít hành phi. Nước dùng sền sệt, beo béo, và đậm đà quyện lấy từng sợi hủ tiếu vừa mềm vừa dai tạo một cảm giác thú vị đặc biệt.

Duy chỉ có điều với những ai không hảo ngọt và muốn thưởng thức món ăn ngon lành này, thì nên dặn trước chủ quán "đừng cho đường sống vào", vì vốn dĩ người dân Sa Đéc rất thích ăn ngọt. Chỉ cần điều nhỏ này thôi, bảo đảm món ăn sẽ không còn gì để chê.

3. Nem nướng Cái Răng:

https://baomai.blogspot.com/

Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng, gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó. Bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước, đã nổi lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ, mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên. Nem Cái Răng không chỉ nổi danh trong thời gian đó, mà lưu lại cho đến hôm nay, cho biết bao người khi đến vùng đất này phải tìm mà thưởng thức cho thỏa lòng.

Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo, rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong đĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì cho bằng.

https://baomai.blogspot.com/

Cũng như một vài món ăn khác, người phương Nam ưa dùng rau thơm gói bánh tráng. Món nem nướng Cái Răng lại càng cần rau thơm, chuối chát, dưa leo, dứa, khế... mà phải là loại khế chua thì mới thấm vị. Cầm một nửa chiếc bánh tráng nem mỏng tanh, gắp ít rau đặt thêm khoanh chuối chát, dứa, khế rồi để viên nem lên, cuốn lại, chấm vào chén tương xay đặc sệt. Tương xay vừa mịn, vừa ngọt thơm, rắc thêm nhúm đậu phộng và chút ớt đỏ mới nhìn đã thích mắt.  Ngoài món nước chấm bằng tương xay, thực khách có thể chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt pha thật khéo, thì ai một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên được.

Ngày nay, đến Cái Răng, mặc dù người tạo nên món ăn để đời này không còn, nhưng con cháu bà vẫn giữ lấy nghề. Hương vị không còn như xưa, nhưng đây vẫn là một món ăn du khách nên thưởng thức mỗi lần có dịp ngang qua.

4. Chuối nếp nướng:

https://baomai.blogspot.com/

Ở đâu thì người bán cũng nướng khoai, nướng chuối, nướng ngô theo cùng một kiểu, còn chuối nếp nướng lại khác. Sài Gòn thì trái chuối nếp thon dài, Mỹ Tho thì trái to bự ăn một quả là căng bụng, còn ở Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn.

https://baomai.blogspot.com/

Trời mưa, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, vừa la ngon quá, là cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc rồi. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã này.

5. Ốc nước tiêu:

https://baomai.blogspot.com/

Ốc được luộc sơ cho rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống, thì cho vào đĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc cũng rất tuyệt.  Hoặc ốc được nướng tươi sống trong lúc nướng cho nước mắm, lại có vị chua cay gia vị vào, nướng cho đến khi hơi khét vỏ, thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn.

6. Bánh cống:

https://baomai.blogspot.com/

Bánh cống là thứ bánh dân dã, đã rẻ lại ngon, ai đã ăn một lần không dễ quên đâu.  Người Cần Thơ xem bánh cống là thứ quà vặt nên chỉ để ăn vào buổi chiều hay tối, từ khoảng 16, 17h trở đi.

Cái cống để đổ bánh là một vật dụng nhỏ và sâu lòng, hình dáng tựa như cái phin cà phê, lại có tay cầm dài như cái muôi múc canh.  Thời xa xưa, nó được đẽo gọt từ thân cây tre, sau này người ta làm cống bằng nhôm để bánh to hơn, sử dụng lâu hỏng hơn.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột, đậu xanh, và tôm.  Bột pha chế qua nhiều công đoạn.  Ba phần gạo, một phần nếp, ngâm một đêm rồi xay mịn.  Sau khi lọc bột gạo nếp trong một túi vải cho ráo nước, người ta lại pha vào bột gạo nếp này một phần ba bột mì loại ngon, thêm nước, hành lá xắt nhỏ và gia vị. Hỗn hợp bột này không được lỏng như bột đổ bánh xèo. Có người còn cho thêm vào bột vài quả trứng gà cho thêm phần thơm ngon nữa.

https://baomai.blogspot.com/

Đậu xanh đãi vỏ cho sạch, nấu chín mà không nát. Thịt heo băm nhuyễn, xào chín, trộn chung với đậu xanh. Sau cùng cho vào chút muối, chút bột nêm. Tôm tươi rửa sạch, để ráo, cắt bớt chân và râu. Tôm không nên bỏ vỏ, vì lột vỏ đi chiên lên mất giòn.

Sau đó chuẩn bị chảo loại sâu lòng. Dầu ăn cho vào chảo phải đủ ngập một cái cống.  Chờ cho dầu sôi, người ta cho ít bột vào cống, sau đó cho vào một muỗng đậu xanh và thịt làm nhân bánh.  Đổ thêm trên nhân bánh một lớp bột. Sau cùng để lên đó một vài con tôm. Nhúng cống ngập trong dầu đang sôi riu riu trong chảo. Lửa nhỏ bánh mới giòn đều từ ngoài vào trong. Chờ bánh chín vàng rồi mới nhấc cống ra, khéo léo đổ bánh ra đĩa.

Bánh cống ăn với nước mắm chua ngọt, và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế… Chỉ nhìn đĩa bánh vàng ươm và rổ rau tươi xanh là đã muốn thưởng thức ngay. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau thơm nức mũi, bát nước mắm lấm tấm hạt ớt, tép chanh, trong veo mấy cọng dưa chua đu đủ. Đúng là một món ăn phong phú về cả mùi vị và màu sắc.

7. Bánh tầm bì:

https://baomai.blogspot.com/

Hương vị bánh tầm bì ở Cần Thơ rất đặc biệt: bánh được hấp trong cái xững trên bếp than, nên luôn nóng hổi. Những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon.  Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt.  Cái vị béo của nước cốt dừa luôn hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau đi cùng rau, giá, dưa chua.  Còn nếu thêm chút xíu mỡ hành nữa thì quá lại tuyệt vời.  Một món ăn sáng vừa rẻ tiền, lại vừa giản dị.  Cho dù đi nơi đâu, hay là người Cần Thơ xa quê hương sẽ luôn nhớ về hương vị ấy.

8. Bánh hỏi - heo quay Phong Điền:

https://baomai.blogspot.com/

Đến vùng đất Cần Thơ, nếu có dịp ghé thăm Phong Điền với những vườn trái cây trĩu quả, tham gia tour dã ngoại một ngày tập làm nông dân với các hoạt động như: hái rau vườn, bơi thuyền, và giăng lưới bắt cá, khách phương xa đừng quên ghé Nhà vườn Minh Cảnh, thưởng thức bánh hỏi – heo quay ngon tuyệt do chính nhà vườn làm ra.

Bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo, được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và chấm nước mắm, nước tương chua cay ngọt. Người miền Nam ăn bánh hỏi có tẩm mỡ hành. Người dân miền Trung ăn bánh hỏi thoa dầu lạc, hoặc dầu dừa, trộn với lá hẹ xắt nhỏ. Những cuốn bánh hỏi trắng tinh, nhỏ xíu, ăn kèm rau sống, heo quay nóng hổi, chấm nước mắm chua ngọt ăn thiệt dễ ghiền.

9. Bánh xèo:

https://baomai.blogspot.com/

Ở miền Tây, người ta không gọi là “làm” bánh xèo mà là “đổ” bánh xèo.  Khi đổ, người ta múc một chén bột đổ vào một chảo gang nóng bừng, nghe “xèo” một tiếng, cái tên bánh "xèo" cũng có lẽ khởi nguồn từ âm thanh vui tai ấy mà ra ?

Loại bột để đổ bánh xèo là bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ củ cho có màu vàng tươi, và một ít hành lá thái mỏng tạo màu xanh non nổi bật trên chiếc bánh vàng rộm sau khi đổ.

Khi lớp vỏ bánh gần chín, người ta mới tiếp tục cho nhân bánh vào. Nhân bánh thông thường gồm có: tôm, thịt, giá sống, củ sắn sống, nhưng cũng có những quán muốn tạo hương vị đặc biệt, lạ miệng lại cho thêm củ hủ dừa, và thịt vịt xiêm sắt sợi nhỏ nữa.

https://baomai.blogspot.com/

Cái hồn để làm nên mùi vị bánh xèo đặc trưng, không lẫn vào đâu được là ở phần nước chấm. Nước chấm phải được pha chế đúng kỹ thuật mới làm tôn hương vị của món ăn nóng sốt này. Chính vì vậy, mỗi người lại có một bí quyết làm nước chấm riêng.

Bánh xèo ăn kèm với nhiều loại rau như: cải bẹ xanh, xà lách, cùng các loại rau thơm. Cũng như bánh cống, ăn bánh xèo đúng điệu phải dùng tay chứ không dùng đũa đâu !

10. Lẩu bần Phù Sa:

https://baomai.blogspot.com/

Sự hấp dẫn của lẩu bần không chỉ nằm ở cái tên “trái bần” đồng quê dân dã, mà chính là hương vị rất đặc trưng của món ăn. Vị chua của lẩu bần rất thanh và dịu. Tinh tế một chút khi thưởng thức lẩu bần, người ăn còn cảm nhận ra mùi thơm dịu nhẹ của hương bần, gợi thương, gợi nhớ về “hương đồng gió nội” nữa.

Nồi lẩu ngon, phải dùng bần chín bởi bần sống sẽ làm cho nồi lẩu có vị chát. Cũng có thể biến tấu các loại thực phẩm chính để nấu lẩu bần. Tùy theo mùa, đó có thể là các loại cá da trơn như: cá tra, cá ba sa, cá ngát, hoặc cá điêu hồng... sang hơn nữa, khách có thể thưởng thức món lẩu bần nấu ba ba, cua đinh.

https://baomai.blogspot.com/

Vào mùa nước nổi, rau ăn kèm với lẩu bần ngoài bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng, và một số loại rau canh chua thông thường khác, khách còn được thưởng thức bông điên điển - một loại bông dân dã nên rất “hợp tình hợp cảnh”.

Đặc biệt là khách đến khu du lịch Phù Sa, có thể gọi món lẩu bần vào bất cứ mùa nào dù đó là mùa không có bần chín, bởi nhà bếp ở đây đã có cách chiết xuất nước cốt trái bần để phục vụ du khách quanh năm luôn.

https://baomai.blogspot.com/
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2023 lúc 9:48pm

Những Bức Ảnh Đẹp Nao Lòng Về Thu Hoạch Hoa Súng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long


Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại những bức ảnh tuyệt đẹp về cảnh tượng những người phụ nữ thu hoạch hoa súng thân dài ở Đồng bằng sông Cửu Long. Màu sắc phong phú, rực rỡ và những đường nét cuốn hút đã nâng tầm hoạt động bình dị hàng năm này lên thành những tác phẩm nghệ thuật sâu sắc.

Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung 42 tuổi chia sẻ với The Epoch Times qua email: “Tôi chụp loạt ảnh về thu hoạch hoa súng này tại tỉnh Long An. Mỗi khi mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11, những người nông dân đều háo hức thu hoạch thực phẩm và rau củ trên khu vực sông của gia đình họ.”

(Ảnh: Được sự cho phép của Phạm Huy Trung)

“Đặc biệt là hoa súng,” anh cho biết, “đó là một loại hoa quyến rũ và nhiều màu sắc mọc xung quanh khu vực các cánh đồng ngập lụt. Chúng trông thật thanh tao khi đứng giữa vùng nước đục.”

Hoa súng nở vào sáng sớm. Vì Đồng bằng sông Cửu Long cách nhà anh Trung ở Sài Gòn khoảng 100 km. Anh phải dậy từ rất sớm, đến đồng bằng sông khi mặt trời mọc và chứng kiến quy trình rửa và sắp xếp hoa súng của người dân.


(Ảnh: Được sự cho phép của Phạm Huy Trung)

Trong những bức ảnh của anh Trung, phần lớn gương mặt của những người nông dân bị che khuất bởi chiếc nón lá truyền thống, nhưng hành động của họ hơn vạn lời nói: hoa súng được thu hoạch và thả trên mặt nước trước khi đưa vào thuyền gỗ để giao cho các chợ và nhà hàng.

Anh Trung chia sẻ, hình dáng và màu sắc của những người phụ nữ và những bông hoa là “điểm nổi bật của những bức ảnh”, thúc giục người xem quan sát họ trong yên bình và tĩnh lặng.

(Ảnh: Được sự cho phép của Phạm Huy Trung)

Những bông hoa súng này có màu hồng đậm-trắng, chỉ nở vào ban đêm. Chúng mọc tự nhiên trong bùn của vùng châu thổ mà không cần chăm sóc. Trong khi hoa súng thường được dùng làm đồ trang trí, một số bộ phận của cây dùng để chế biến thức ăn và bán cho các nhà hàng, và cây có thể dùng để pha trà, theo VN Express.

Anh Trung rời bỏ sự nghiệp viễn thông để tự học và trở thành một nhiếp ảnh gia toàn thời gian cách đây 5 năm. Bất cứ khi nào bắt gặp một khung cảnh đẹp, anh sẽ nghiên cứu khu vực đó và tìm ra thời điểm thích hợp nhất trong ngày để chụp ảnh, đồng thời hỏi ý kiến bạn bè về cách bố cục ảnh đẹp nhất có thể.

(Ảnh: Được sự cho phép của Phạm Huy Trung)

Theo anh Trung, khó khăn lớn nhất khi chụp ảnh hoa súng ở Đồng bằng sông Cửu Long là tìm được sự hài hòa giữa gió, ánh sáng, hoa, nước và con người. “Vì vậy, kiên nhẫn dường như là đức tính quan trọng nhất của một nhiếp ảnh gia,” anh cho biết.

Loạt ảnh “Thu hoạch hoa súng” của anh Trung cũng được chụp bằng máy bay không người lái. Anh đã chia sẻ những bức ảnh trên Instagram cùng với nhiều tác phẩm khác của mình. Chúng thu hút cả khán giả quốc tế. Theo Bored Panda, anh đã giành được nhiều giải thưởng về chụp ảnh thiên nhiên, bao gồm Giải thưởng Ảnh Thế giới của Sony, Cuộc thi Ảnh SkyPixel và Giải thưởng 35Award.


(Ảnh: Được sự cho phép của Phạm Huy Trung)

Với anh Trung, tương lai cho môn nghệ thuật này là không giới hạn. Anh chỉ đơn giản lập ra một kế hoạch, “tiếp tục bước đi và tìm kiếm” những khoảnh khắc đắt giá của cuộc sống, rồi tận hưởng và chia sẻ chúng với thế giới. 

“Mỗi người đều trải qua những khoảnh khắc buồn chán, lặng yên hay hạnh phúc trong cuộc đời. Nhưng sau cùng, đó là bước đi đầu tiên của chúng ta để có thể tiến xa hơn. Hãy ghi lại những điều đó, biến chúng trở nên đẹp đẽ hơn, giữ gìn và chia sẻ chúng với người khác.” 

(Ảnh: Được sự cho phép của Phạm Huy Trung)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2023 lúc 2:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2023 lúc 2:10pm

Mộc mạc vị quê Cá Bống Dừa Kho Sả Ớt | Nét Quê #427  <<<<<<

Thơm%20cay%20món%20cá%20bống%20dừa%20kho%20sả%20ớt


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Jun/2023 lúc 2:11pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2023 lúc 2:41pm
Các “ MIỆT”Tại Miền Nam
(BBT chúng tôi có thêm một vài hình Minh Họa ở mục B& C)
                           2091%20DB1%20CacMIETPHa                              
    Miền Nam là phần lảnh thổ sau cùng và tận cùng về phía nam của nước ta. So với hai miền kia, quả có nhiều khác biệt. Khác biệt về nhiều thứ như: con người miền Nam với tánh tình hiền hoà, chơn chất, phóng khoáng  hiếu khách. Đó là về mặt tích cực, về mặt”tiêu cực” (theo một nghĩa nào đó) thì người miền Nam thích hưởng nhàn, sống hơi an phận, không thích tranh đấu, bon chen, và vì vậy không biết nhiều mưu mô, mánh khoé.     
   Và có lẽ vì vậy, mà thưòng bị  thua kém phần nào so với đồng bào nói chung của hai miền kia. Chỉ xin lạm bàn đôi điều, mà chúng ta đã nhận ra với biết bao thấm thía…
    Riêng xét về mặt hình thể, địa thế, mảnh đất miền Nam cũng khác, khác khá nhiều. Đây là một vùng bình nguyên, thế đất đa phần bằng phẳng, chỉ một ít có những thế đất cao, như đồi, trảng, giồng. Tuy nhiên, cũng phải kề một vài tỉnh vơí những ngọn núi không cao lắm, chỉ khoản dưới ngàn mét như: Chứa Chan, Bà Đen, núi Dinh, Thị Vải  và cụm dãy núi Thất Sơn.   Điểm đặc biệt hiếm có của miền Nam là sông nước mênh mông, do hai hệ thống  sông Đồng Nai và Cửu Long. Thêm vào đó còn có cả những kinh đào, là đặc trưng không có ở miền khác. Về cư dân, dĩ nhiên cũng có phần khác biệt, vì nơi nầy vốn xưa có cư dân gốc Cam Bốt, Chàm, người Stiêng, Mạ, Mnông...  cùng là nhóm ngưòi Tàu không nhỏ theo làn sóng đi khai phá do các lảnh đạo của họ là Mạc Cửu, Trần Thượng Xuyên...
    Tất cả đã hoà quyện thành một “ngưòi Nam” như chúng ta đã biết. Riêng về địa danh, chúng tôi đã sưu tập, phân tích đúc kết có sàng lọc, một sự sưu tập chắc hẳn còn quá nhiều thiếu sót, phiến diện. Về địa danh thì miền Nam với những đặc trưng như: nhiều tên mang chữ “cái”, nhiều tên mang chữ kinh, rạch, xẽo, nhiều tên mang âm hưởng ngôn ngữ bản địa (nhứt là từ tiếng Cam Bốt), cũng như vì kỵ húy hay ước vọng hoà bình, mang tên “đẹp” như “phú, mỹ, lợi, hưng...". Và điểm đặc biệt khác của miền Nam, về địa danh, còn có ‘miệt’, mà chắc chắn không có tại hai miền kia.
    Phần tài liệu nầy, chúng tôi trích ra từ một sưu tập khá dài, chỉ với mục đích góp vui cùng quý đồng hương trong dịp ngơi nghĩ, cuối tuần. Riêng với các bạn trẻ, cũng là một dịp đễ biết thêm đôi chút về quê nhà. Thú thiệt, chúng tôi chỉ âu lo, hay đúng hơn là đau đớn vì biết đâu một ngày nào đó ”Việt Nam tôi đâu, còn hay đã mất”… Và chắc hẳn, không ai còn quan tâm đến mảnh đất hình cong chữ S nằm ngạo nghễ trên bờ biển Đông, còn chi mà biết ‘miệt trên, miệt dưới hay miệt vưòn..'.  mà tài liệu đuợc trình bày ngắn gọn sau đây.
    Theo nhà học giả Paulus Của, trong quyển “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị,” định nghiã miệt là: nhỏ mọn, xứ miền, dảy đất. Theo một giải thích khác, miệt có thể phát xuất từ hiện tượng đọc “trại ra”, tức biến âm, từ miền đọc trại thành “miệt”
Tại miền Nam có bao nhiêu miệt, còn tùy theo sự phân chia của vài tác giả. Trước tiên, theo tác giả Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Người Long Hồ), trong tài liệu trường thiên mang tên “Đất Phương Nam” (dài trên 2000 trang khổ lớn) đã phân ra các miệt như sau ?
- miệt Đồng Tháp : gồm Tân An, Mộc Hóa và Cao Lảnh.
- miệt Vườn : gồm Sa Đéc, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ và Long Xuyên.
- miệt Biển : gồm Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- miệt Thất Sơn : gồm Châu Đốc và Bảy Núi (Thất Sơn).
- miệt Thứ U Minh : gồm Cà Mau, Chương Thiện và Rạch Giá.
- miệt Hà Tiên : gồm Hà Tiên, Giang Thành (Kiên Giang) và Phú Quốc.
2091%201%20CacMIET%20TaiMienNamPHa
Miệt vườn với biết bao cây trái thơm ngon như cây dừa xiêm với bao buồng trái nặng trĩu.
Theo một nghiên cứu khác, nhà văn Sơn Nam chia ra các miệt như sau:
- miệt trên : gồm Biên Hòa, Gia Định, Bà Rịa.
- miệt Cao Lảnh : gồm vùng Cao Lảnh ngày nay.
- miệt Đồng Tháp Mười : gồm vùng lòng chảo ĐTM
- miệt Mỹ Vãng : gồm Mỹ Tho, Vĩnh Long.
- miệt Dưới : gồm Rạch Giá, Cà Mau.
- miệt Chợ Thủ, ông Chưỏng : gồm nơi sông Hậu, sông Tiền, Long Xuyên.
- miệt Xà Tón, Bảy Núi : gồm vùng Thất Sơn, Tri Tôn.
    Cũng cần ghi nhận là vùng miền Đông Nam Phần hầu như ít xếp vào các miệt, có chăng là chỉ được gọi chung là “miệt trên” mà thôi. Trong dân gian, người ta còn thoãi mái, đặt thêm những miệt nữa, thí dụ người dân ở miệt miền Tây, có thể gọi vùng  từ Sài gòn trở lên là “miệt trên”, hay ngược lại. Thêm nữa, sự phân chia miệt cũng chỉ tương đối, như xếp tỉnh Bến Tre vào "miệt biển" cũng không hoàn toàn chính xác, vì tỉnh nầy phần giáp biển, nhưng cũng là tỉnh có những vườn trái cây nổi tiếng như Cái Mơn. . .
Ngoài ra, cũng còn một cách chia đơn giản các miệt như sau:
A-Miệt vườn : gồm gọi chung các nơi cao ráo,có vườn cây ăn trái ven sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ.
    Đề cập đến miệt vườn, người ta không thể không kể sơ qua về những trái cây rất thơm ngon, hầu như cả miền Tây và một vài tỉnh miền Đông, nơi nào cũng có không ít thì nhiều. Ngày nay, tại “xứ người” đã xuất hiện nhiều cây ăn trái giống hệt như tại quê nhà, nhưng mà, dường như cũng còn gì đó khan khác  thật khó tìm thấy, có phải chăng đó là hương vị quê nhà... Sau đây là một số vườn khá nổi tiếng, ta hãy nhìn lại một vài cây ăn trái thân quen mà bao năm qua ít có dịp nhìn lại
*Vườn trái cây An Bình thuộc huyện Long Hồ (Vỉnh Long).
2091%202%20Cac%20MIET%20PHa
Hình một cây chôm chôm (nơi vườn trái câyAn Bình).
    Tại tỉnh Vỉnh Long,  khá nhiều vuờn cây ăn trái như ở Cái Vồn, An Bình. Tại những khu vưòn nầy, cũng có đủ các loại cây trái thơm ngon, như : chôm chôm, xoài, và đặc biệt có giống bưởi Năm Roi, bưởi da xanh. Nhắc đến tên Long Hồ, người ta bỗng như nghe văng vẳng đâu đây những câu ca ngọt lịm của "ông Cò quận Chín".
*Vườn trái cây Mỹ Khánh, huyện Phong Điền-Cần Thơ
    Đi từ Cần Thơ về hướng Sóc Trăng, chỉ khoản 6 km.Các vườn vùng nầy có trồng trên 20 loại trái cây như mận, xoài, chôm chôm, dâu... và đặc biệt quít đường. Nhìn hình bên dưới, khách du có còn nhìn những chùm quít vàng tươi, hay gương mặt trăng trắng xinh xinh của gái miệt vườn.
2091%203%20CacMIETPHa
Hình cô gái đang hái quít đường.
*Vườn trái cây Vĩnh Kim, huyện châu thành, Tiền Giang.
    Đặc biệt đây có loại vú sửa lò rèn, trái tròn căng, vỏ mỏng, thơm ngọt. Ngoài ra còn sầu riêng, chôm chôm, bưởi. . . Xin lạm bàn  về vú... sửa và cách ăn vú sửa, trước tiên về phân lọai, có vài loại khác nhau như: trái màu tím, hay màu mở gà vàng ươm, trái tròn căng hay hơi thon dài; nhưng mà  cho dù màu sắc hay hình dáng có khác, bên trong vú sửa cũng cùng tràn đầy sửa ngọt. Đặc biệt, cách ăn vú sửa đúng nhứt là phải... xoa bóp vài lượt và nắm kéo cái cuống núm, xong kê miệng vào nút từ từ. Nhớ đừng nút nhanh và mạnh quá, không khéo coi chừng sửa tràn ra dính cả mồm. Đấy, ăn vú sửa có cái thú là vậy.
2091%204%20CacMIETPHa
Vú sửa lò rèn
Nơi xã Vĩnh Kim-Tiền Giang. Tại đây, có ngôi chợ. Mà hầu hết là mặt hàng vú sửa.
    Cũng nhân đây, cần ghi nhận đôi chuyện xưa và nay thật vô cùng đáng nhớ. Chuyện xưa là cũng tại gần vùng nầy có con sông “Rạch Gầm”, nơi vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Xiêm La (Thái) với 50.000 quân. Chuyện nay, chỉ cách đây khoản trên 40 năm, tại gần nơi nầy có căn cứ Đồng Tâm, bản doanh của sư đoàn 7/BB Việt Nam Cộng Hoà. Vào trưa ngày 30/4/1975, chuẩn tướng Trần văn Hai, tư lệnh sư đoàn đã anh dũng tuẩn tiết. Trước khi nổ súng tự sát, ông đã nhờ người mang về cho mẹ số tiền lương khoản 75.000 đồng VN thời đó. Thật là một vị tướng anh hùng, thật là một đứa con hiếu thảo ngàn đời đáng mến mộ tôn thờ (Xin xem chi tiết cũng trong thiên tài liệu nầy)
*Vườn trái cây Cái Bè - Tiền Giang.
    Tỉnh Tiền Giang, Mỹ Tho hay Định Tường cũ, là nơi đồng bằng sông nước. Tại nơi  nầy, cây trái vườn tược sum xuê, đặc biệt nơi Cái Bè, nhiều loại trái cây thơm ngon, đặc biệt có xoài cát Hoà Lộc. Chỉ cách Sài gòn trên dưới 70 km, đây là vựa trái cây lớn nhứt đồng bằng sông Cửu.
2091%205%20CacMIETPha
Cây mít sai trái
(Vườn ở huyện Cái Bè-Tiền Giang).
* Vườn trái cây Cái Mơn-Chợ Lách - Bến Tre
    Vốn được bao bọc bởi 4 bề sông nước (sông Cổ Chiên và Hàm Luông) với biết bao cây trái thơm ngon, đặc biệt là giống sầu riêng cơm vàng hạt lép. Đây được đánh giá là nơi sản xuất cây giống lớn nhứt Việt Nam. Cũng nên nhắc lại, Cái Mơn là  sinh quán của  một nhân vật thật vô cùng nổi tiếng. Đó là nhà bác học Trương Vĩnh Ký, ông là người có công hiệu đính, hoàn thiện hơn chữ quốc ngữ, để được trở thành một thứ chữ tiện lợi cho chúng ta. Riêng về chuyện cây trái, theo tài liệu có ghi, ông họ Vĩnh khi sang học tại các nơi nơi tu viện tại  Cam Bốt, Mã Lai... khi đi về đã mang một số cây giống, gíúp cải thiện cây trái tốt tươi và thom ngon của miệt Cái Mơn.
    Cũng nhân đây, lại nói về công lao và sự “bất công” của văn học sử miền Nam. Tại miền Nam, qua một thời gian dài, chẳng hiểu do đâu mà nhiều nhân tài văn học, trong đó đặc biệt văn hào Trưong Vĩnh Ký và nhà văn Hồ Biểu Chánh  đã bị “đối xử bất công”, đã bị “cho việt vị” hàng nhiều thế hệ. Công lao và văn tài của hai vị miền Nam nầy đã chỉ được giảng dạy rất hạn chế và “sơ sài” trong giới học sinh trung học và cả đại học.
2091%206%20CacMIETPHa
Hình cây Sầu Riêng
Nơi vuờn trái cây Cái Mơn-Bến Tre.
*Vườn trái cây Lái Thiêu - Thuận An - Bình Dương
    Chỉ cách Sài gòn khoản 20 cây số,rất tiện đi về trong ngày. Tại khu vực nầy, khá nhiều vườn với những trái cây thơm ngon như: xoài, dâu, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... Du khách có thể vào vườn, tự hái trái hoặc nhờ cả những chủ vườn cung cấp cho mình những bữa ăn đồng quê... Tóm lại, đi vườn trái cây Lái Thiêu là một buổi picnic vô cùng thú vị.
2091%207%20CacMIETPHa
Dâu Lái Thiêu
    Ngoài những vườn vừa nêu, cũng còn nhiều nơi khác như miệt Long Thành. (Long Khánh), Kế Sách (Ba Xuyên).Nha Mân (Sa Đéc). . .
B- Miệt đồng (ruộng): gồm các vùng tương đối thấp, ít có vườn, và nhiều đồng ruộng như: Sóc Trăng, Long Xuyên, Chương Thiện...
 
2091%208%201%20CacMIETPHa
2091%208%202%20CacMIETPHa
2091%208%203%20CacMIRTPHa
2091%208%204%20CacMIETPHa
 
C- Miệt thứ : gồm vùng “lâm sắc”(theo sách Đại Nam Nhứt Thống Chí) mà dân địa phương gọi là miệt thứ, là vùng ven u minh ,gồm Rạch  Giá, Cà Mau và phần nào Bạc Liêu.Gọi là miệt thứ, vì vùng nầy có 10 con rạch mang thứ tự từ thứ số một..., con rạch thứ  10 chảy ra biển. Đây là vùng xa xôi, hiền từ, quê mùa.
-Miệt THỨ U Minh
2091%209%201%20CacMIETPHa
2091%209%202%20CacMIETPHa
-Miệt THỨ Kiên Giang
2091%209%203%20CacMIETPHa
2091%209%204%20CacMIETPHa
    Vào thời xa xưa, con gái Miệt Vườn, gả về miệt thứ U Minh, ngồi buồn nhớ quê nhà, cất lên lời ca áo não.
Đêm đêm ra đứng hàng ba,
Trông về quê mẹ, lệ sa buồn buồn
Sương khuya ướt đẩm giàn bầu
Em về miệt thứ bỏ sầu cho ai.
    Ngày nay, phương tiên giao thông rộng mở, miệt thứ không còn là nơi “muổi kêu như sáo thổi. . ", nhưng xin hỏi mấy ai không mềm lòng, buồn chết được, khi nghe ca sĩ Phi Phung nỉ non bài “em về miệt thứ”. Người ta không biết ,”em” Phi Nhung về miệt thứ có ai cùng về; nếu chưa chắc không ít người tình nguyện về theo. Đề cập đến “Miệt”,người dân miền Tây có suy nghĩ khá ngộ, từ "miệt đồng” đôi khi cũng dùng để chỉ những dân “quê  mùa”, nhưng chỉ với hàm ý đùa cợt, không phải quá khinh khi.
    Trong một tác phẩm mang tên "Văn Minh Miệt Vườn”, tác giả nhà nghiên cứu Sơn Nam cũng đề cập nhiều khía cạnh về nét văn minh nầy. Được biết tài liệu trên xuất bản trước năm 1975, và sau nầy có tái bản với vài thay đổi, kể cả những “thay đổi” ngay con người của ông ấy. Thật đáng tiếc vô cùng. Bỏ qua những “xu thế” đáng tiếc nơi con người Sơn Nam, tác giả đã nêu lên một nhận xét mà chúng ta dễ dàng chấp nhận, là những “cáí hơn” của miệt vườn (so với miệt đồng). Đó là:
    - miệt vườn có nhiều huê lợi hơn (làm vườn khoẻ, nhẹ nhàng. . ), nhưng thu lợi nhiều hơn
    - đất vườn cao hơn đất ruộng là lẽ đương nhiên vì phải cho cây trái không bị úng thủy.
    - và đặc biệt con gái miệt vườn đẹp và trắng hơn, vì không phải lội xuống bùn xình, dải dầu mưa nắng. Cụ thể như con gái thuộc vùng Nha Mân (Sa Đéc) đẹp có tiếng. Đây chỉ là trên cơ bản, nhiều khi con gái miệt ruộng lại "rắn rỏi, mặn m" hơn.
    Riêng những chàng trai nông dân, đặc biệt miền Tây sông nước, ngày xưa cách đây khoản nửa thế kỷ, đa số chỉ quen với ruộng vườn. Nơi miệt đồng, miệt ruộng như Sóc Trăng, trai lớn lên chỉ biết làm ruộng mà thôi. Tánh tình thiệt thà chơn chất trong mọi thứ, kể cả chuyện “ghẹo gái’ như một chàng trai miệt Ngả Năm với lời tỏ tình thật dễ thương, qua bài:
Ghẹo Người Dưng
Xông Ngả Năm chải dìa năm ngả
Tui dí em chắc có lươn diên
Mới gặp đả thấy thuông liền
Mến người dân dả, chớ gái thị thiền thiếu chi.
Nói ga, chỉ xợ em cười
Tui đây chỉ thích những người gái quê
Mùi dầu dừa, tui gất mê
Mê luôn cả mái tóc thề của em.
Gái thị thiền, tui hổng ham
Cưới dìa hỏng biết chịu làm... guộng không ?
Hay là chỉ biết ngồi không
Lo xửa bóng xắc, buồn lòng tía tui.
Em ơi, đây có mấy lời,
Tui ti ít học, nhưng người xiêng năng
Mần guộng dỏi nhứt chong làng,
Mấy thằng chạc tủi, hổng bằng tui đâu.
Em mà ưng chịu làm dâu,
Tía má xẻ xắm mâm chầu hỏi ngay.
“Cưới dợ thì cưới liền tai,
Chớ để lâu ngày,thiên hạ dèm pha”
Ga diên xẻ thưa má ba,
Đến gặp thầy Xáu, coi ga tốt ngày
Tía má tui tính lâu nay,
Tui là con út, “phần mầy hưởng  chung”.
Guộng dườn còn xáo chục công
Em dìa hai đứa mình cùng chung lo.
Tía má theo ông theo bà,
Căn nhà thừa tự, xẻ là của tui.
Đây đã kể gỏ đầu đui,
Đó làm chồng dợ, đề gồi đẻ con
Chỉ chừn phản  một chục chơn,
Có nếp, có tẻ,  thì còn dì dui.
Em ôi, xao hỏng chả lời
Thò lỏ con mắt nhìn tui mà cười???
(Bài thơ trên là “tâm tình” của một cậu dân quê tại Ngả Năm(Sóc Trăng), mà cũng cả miền Nam, vào khoản thập kỷ 1950. Lời lẽ mộc mạc, phát âm sai chánh tả. . . Sau đây là nguyên bài đúng giọng và chánh tả.
Ghẹo Người Dưng
Sông Ngả Năm chảy về năm ngả
Tui với em chắc có lương duyên
Mới gặp đã thấy thương liền
Mến người dân dả, (chớ gái) thị thiền thiếu chi(1)
Nói ra chỉ sợ em cười
Tui đây chỉ thích những người gái quê
Mùi dầu dừa, tui rất mê (2)
Mê luôn cả mái tóc thể của em.
Gái thị thiền, tui hổng ham
Cưới dìa hỏng biết chịu làm ruộng không?
Hay là chỉ biết ngồi không,
Lo sửa bóng sắc,buồn lòng tía tui.
Em ơi, đây có mấy lời
Tui tuy ít học, nhưng người siêng năng.
Mần ruộng giỏi nhứt trong làng
Mấy thằng trạc tuổi hổng bằng tui đâu.
Em mà ưng chịu làm dâu,
Tía má sẽ sắm mâm trầu hỏi ngay
Cưới vợ thi cưới liền tay
Chớ để lâu ngày thiên hạ dèm pha
Ra giêng sẽ thưa má ba,
Đến gặp thấy Sáu, coi ra tốt ngày.
Tía má tui tính lâu nay,
Tui là con út,“phần mầy hưởng chung”.
Ruộng vườn còn sáu  chục công,
Em dìa hai đứa mình  cùng chung lo.
Tía má ... theo ông theo bà,
Căn nhà thừa tự, cũng là của tui.
Đây đã kể rõ đầu đuôi,
Đó làm chồng vợ, để rồi . . đẻ con.
Chỉ chừng khoản một chục trơn,
Có nếp có tẻ, thì còn gì vui
Em ơi, sao hổng trả lời
Thò lỏ con mắt, nhìn tui mà cười
2091%2010%20CacMietPHa
TG : Hoài Việt
Nguồn : Internet - ĐH ST
(1)- Thị thiền là thị thành,
(2)- thời xưa, các cô thưòng dùng dầu dừa chài tóc cho óng mưọt. Ước gì, tui trẻ lại như khoản 1960, và được một lần ngửi mùi dầu dừa trên mái tóc của một cô thôn nữ Sóc Trăng quê mình.
PS: Vì đây là tài liệu trích ra từ bài biên khảo khác, chúng tôi đã không ghi phần tài liệu tham khảo, cùng những chú thích khác.  Chúng tôi sẽ cố gắng cho ra mắt bàì biên khảo về “Miền Nam."

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2023 lúc 12:34pm

Sài Gòn Không Còn Nơi Trú Mưa 


Sài gòn đang vào mùa mưa. Mưa Sài Gòn bất chợt và đỏng đảnh như cô gái mới lớn. Chẳng có lịch trình, không một báo trước, muốn là làm cái ào, rồi tạnh, nắng lại lên. Cho nên nhiều khi khách đi đường thường quên mang theo áo. Mà nhiều khi có áo cũng chẳng muốn ngừng lại để mặc. Chỉ cần trú đâu đó một lát, tạnh mưa lại tiếp tục đi.

Sài Gòn có những hàng hiên đụt mưa dễ thương. Mưa rớt ào xuống, chạy tấp vào. Nhìn mưa, nghe gió tạt, đốt điếu thuốc, nhìn người xe lướt thướt giữa giòng nước cũng là điều thú vị. Đứng được chỗ mái hiên có gốc cây già, nghe mưa tí tách rơi trên lá, buổi chiều đẹp hơn một chút, đời lãng mạn hơn một tí cho quên buồn của thực tại.

Mưa hơi lâu một tí nữa, nhìn người bên cạnh, nói bâng quơ vài chuyện là thành một câu chuyện về đủ thứ trên đời. Khi người ta còn trẻ, có thể người ta cùng lúc trú mưa với một cô gái lạ, cười làm quen, vài ba câu qua lại, có khi lại thành một chuyện tình. Những cặp tình nhân đang yêu, vội vã chống xe vào chỗ trú, ríu rít nói cười, những bàn tay che mưa cho nhau, những chiếc khăn lau tóc cho nhau, tất cả sẽ thành kỷ niệm cho một cuộc tình, sau này lại kể cho con cháu nghe chiều mưa ông bà suýt hôn nhau dưới hàng hiên trong buổi chiều mưa Sài Gòn vì nước mưa đọng đẹp quá trên mái tóc của người yêu, vì giọt nước bám trên má người yêu làm em đẹp bội phần. Có khi gió hơi lạnh, hai người trẻ nắm tay truyền hơi ấm qua bàn tay, hay cái quàng vai làm cho tình thêm đậm.

Tuổi chớm già, gặp người cùng thế hệ, nhắc chuyện cũ, tiếc nhớ một thời. Những câu chuyện qua lại làm cơn mưa ngắn lại, đôi khi nối kết thành một tình thân. Cũng có khi, chủ nhà mời vào trong, rót ly trà mời, bàn chuyện thế sự và cơn mưa níu chân người lại, hai kẻ xa lạ hàn huyên như những người bạn cũ. Chỗ trú mưa thành một nối kết. Rồi toả đi khi cơn mưa tạnh, nhưng vẫn sót lại những tình cờ của một cái duyên.

Cái hàng hiên ấy còn là chỗ trú của các chị, các bà gánh hàng rong. Vài tấm nhựa che vội những món hàng linh tinh nhưng nuôi sống cả một gia đình, đôi khi vào trốn mưa, gặp lúc đông người lại bán được vài món ăn chơi chờ mưa tạnh. Những lúc đấy họ lo vì sợ mưa ướt hàng hoá nhưng cũng vui vì bán được thêm mấy món hàng. Đời bán hàng rong sợ nhất là gặp những cơn mưa giữa đường, những chỗ trú mưa là cứu tinh của họ.

Nhưng rồi, những hàng hiên trú mưa của Sài Gòn bỗng một ngày bị đánh mất. Những căn nhà trơ trụi phô mặt ra đường nhìn trống trải và vô duyên như chân dung không tóc. Người Sài Gòn đi đường bắt chợt gặp mưa, loay hoay không chỗ trú, đành làm kẻ đi dưới mưa hay vội vã tấp vào lề mặc áo. Những người bán hàng rong loạng quạng nhìn quanh, rồi ngước mắt buồn đau nhìn trời, còn chỗ nào để nấp những cơn mưa ào ạt, những tấm nilon sao bảo vệ được mấy món hàng.

Bỗng nhiên bị cướp mất chỗ trú dưới mưa, một chút hụt hẫng, một chút tiếc nuối. Làm đẹp cho thành phố, phố vẫn chưa đẹp hơn mà phải ngậm ngùi vì Sài Gòn đã không còn chỗ trú mưa.

Trời đang mưa

DODUYNGOC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2023 lúc 9:37am

Cá Chạch Nướng trộn Gỏi "Lá Sầu Đâu" | Nét Quê #431   <<<<<<


Cách%20làm%20gỏi%20khô%20cá%20lóc%20sầu%20đâu%20-%20Út%20Mỵ%20Đặc%20Sản%20Miền%20Tây:%20chả%20cá%20thác%20lác,%20%20thác%20lác%20rút%20xương,%20khô%20cá%20lóc,%20chà%20bông%20cá%20lóc,%20mắm%20cá


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jul/2023 lúc 9:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2023 lúc 11:08am

Bắc Cần Thơ!

Phà%20Cần%20Thơ%20-%20Phà%20Bến%20Bắc%20Cần%20Thơ%20qua%20Bình%20Minh%20-%20Vĩnh%20Long%20-%20YouTube


Cần Thơ cất cầu nhưng rầu cho chiếc Bắc!

Một tiếng kêu than hai hàng nước mắt!

“Thân đui mù! Thơ tôi nói ai nghe?”

Bắc Cần Thơ! Ơi Bắc Cần Thơ!

Không còn ponton! Không còn mỏ bàn đò!

Không còn chiếc đèn pha mù mù soi đêm tối!

Không còn người lính cụt chân; giọng hát sầu năm cũ;

Cây đàn ghi ta phím lõm và cái nhịp song lang!

Một khúc tình ca vỡ tan thời dâu biển!

Tống biệt hành em tiễn biệt người đi!

Chiếc Bắc xưa chìm sâu vào miên viễn!

Xa xứ về, người yêu cũ biệt mù tăm!

Đoàn Xuân Thu.




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Jul/2023 lúc 11:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jul/2023 lúc 9:32am
Người miền Tây phóng khoáng lắm!

Người%20miền%20Tây%20phóng%20khoáng%20lắm!%20-%20Quê%20Hương%20Qua%20Ống%20Kính%20-%20%20viendongdaily.com

- Hồi xưa, tức là cách nay trước 50 năm, chợ của người miền Tây mua bán thật thà như đếm, không có vụ bán thách giá. 1 giạ lúc giá "một đồng gửi" là bêu giá 1,5 đồng chứ không thách 2 đồng để người ta trả giá xuống 1,5 đồng là vừa.

Chợ thường nhóm trên khắp các ngã sông chứ không chỉ riêng cái chợ nổi Cái Răng đâu. Bên cạnh các chợ nổi thường có chợ chồm hổm, chợ chèng bẹt.

Hiếm khi người miền Tây bán ký. Chỉ có mấy ông Chệch mới bán ký.
Người miền Tây chỉ bán sản vật theo mớ, nắm, đong.
Rau thì để nguyên đống. Ai mua thì thò tay nắm 1 nắm rồi định giá.

Cá nhỏ, gạo, dầu hôi, nước mắm, nước tương, các loại hạt thì đong bằng gáo, lon, lít, mủng, thùng, thúng, giạ. Mua hạt mè thì họ đong 1 lon, vui thì cho lon đầy vun, buồn thì lấy ống tre gạt cho bằng mặt lon.

Mua dầu hôi, nước mắm thì họ dùng cái gáo làm bằng sọ dừa đục lỗ tra cán thọc vô thùng múc, đong cho khách.

Cá họ cũng đong bằng thúng. Mua 1 thúng cá xong, thò tay hốt thêm vài con nữa, người bán cũng cười huề.
Các loại cá lớn như lóc, rô, tra... thì nhắm 1 mớ giá bao nhiêu tiền chứ không cần cân.

Gà, heo, dừa thì bán theo chục. Gà lớn hay nhỏ gì cũng tính 1 con... Nhưng 1 chục "có đầu", tức 1 chục không chỉ là 10 con mà là 16 con. Thí dụ mua 1 con giá 1 đồng. Mua 1 chục giá 10 đồng nhưng được tới 16 con.

- Có lần, ngoại dẫn đi chợ ăn chè xôi nước. Chè ngon, một mình nuốt gọn 10 viên. Tính tiền xong, bà bán chè múc cho 1 bọc 6 viên đem về. Bởi vì mình tình tiền 1 chục. Mà 1 chục thì "có đầu".

Cao Kim Le



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jul/2023 lúc 7:52am

Sài Gòn Và Tôi


Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy.

Để tiện việc học hành, và vì lúc đấy cũng chẳng có phương tiện di chuyển, tôi bám trụ khu Trương Minh Giảng suốt quãng đời đi học. Cho đến khi đi làm mua nhà, tôi vẫn quanh quẩn khu vực ấy. Thế nên Sài Gòn trong tôi là những xóm nghèo, Sài Gòn với tôi là những người lao động nghèo, những căn nhà nho nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh Nhiêu Lộc mà bây giờ không còn nữa. Ngay đống rác dưới chân cầu Trương Minh Giảng thuở xưa cũng là nơi ghi dấu nhiều ký ức cùa tôi một thời đã đi qua không trở lại.

Lúc mới vào Sài Gòn, tôi mê những hàng cây. Những cây me đường Nguyễn Du với những quán cà phê ven vỉa hè. Tôi và bè bạn rong chơi ở đấy suốt đời sinh viên để ngắm những hàng me, để đón những lá me nhỏ xíu rớt trên vai mình, để nhìn những hạt mưa bay bay trên những vòm lá xanh biếc màu ngọc bích và để yêu một thành phố. Tôi cũng mê những buổi chiều đi lang thang sau giờ học ở Đại Học Văn Khoa, đến cuối đường Gia Long, ở gần nhà thương Grall để ngắm hai hàng cây giao nhau và cuối con đường là chủng viện Thiên Chúa Giáo với tường màu gạch đỏ.

Cảnh đó giống như một tác phẩm nghệ thuật và lúc đó tôi nghĩ đây là con đường đẹp nhất Sài Gòn. Đi thêm một đoạn nữa, ta ngỡ ngàng với hàng cây cổ thụ vươn cao từ khu Ba Son chạy ra Đinh Tiên Hoàng, những hàng cây thẳng tắp luôn khiến con đường nhiều bóng mát điểm những bóng nắng loang lổ như một bức ảnh đẹp được chụp bởi một tay máy nghệ sĩ.

Tôi cũng thích bách bộ lang thang đến đường Đoàn Thị Điểm (bây giờ là Trương Định) để ngắm những ngôi nhà sang trọng nhưng rất thanh lịch thấp thoáng sau hàng rào đầy hoa và con đường nhiều bóng râm. Nhiều lần đi kiếm cơm ăn ké bạn bè ở Đại Học Xá Minh Mạng, tôi cũng ngắm nhìn những hàng cây cao vút cạnh ngôi nhà thờ màu đỏ như gợi nhớ một bức tranh nào đó đầy màu sắc của họa sĩ Đinh Cường.

Có nhiều đêm, đi qua ngôi nhà lớn ở đầu đường Trương Minh Giảng tôi nghe tiếng dế gáy ở bụi cỏ và hương ngọc lan thơm ngát từ những cây ngọc lan cổ thụ trong sân tòa nhà dưới ánh đèn đường mờ đục. Tiếng dế và hương thơm ngọc lan vẫn nằm trong ký ức của tôi đến tận bây giờ bởi con đường đó gắn với tôi biết bao kỷ niệm không thể quên. Kể nhiều vòm cây khóm lá để thấy ấn tượng đầu tiên của một chàng học trò tỉnh lẻ đến Sài Gòn chính là những con đường với những hàng cây rợp bóng.

Đến bây giờ, tôi đã ở Sài Gòn được hơn nửa thế kỷ. Chưa bao giờ có ai hỏi tôi là người gốc Sài Gòn hay là dân Sài Gòn “xịn”. Dù đã ở lâu xứ này, tôi vẫn nói giọng Quảng dù đã nhẹ hơn người chánh gốc Quảng. Ở đất này, ai đã đến và sinh sống ở đây đều là người Sài Gòn. Sài Gòn có nhiều người Bắc di cư năm 1954. Sài Gòn cũng có nhiều người miền Trung từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn,... Sài Gòn còn có rất nhiều người miền Tây lên, từ miền Đông Nam bộ đến. Nhưng dù họ đến từ đâu, họ ở đây đã là dân Sài Gòn, chẳng có ai phân biệt, chẳng có ai thắc mắc. Và đó cũng là đặc điểm đặc biệt của người Sài Gòn khác với Hà Nội.

Đêm đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn, tôi ngủ trên ghế đá chỗ vườn hoa Tao Đàn. Nửa đêm tôi bị đánh thức bởi hai người cảnh sát. Bởi thời đó thiết quân luật từ nửa đêm, không ai được ra đường. Sau khi đưa giấy tờ và kể lể hoàn cảnh vừa mới từ miền Trung vào đi học, chưa kiếm được người quen.

Một anh cảnh sát bảo: “Miền Trung à? Ái chà chà, mấy ông sinh viên quê ngoài ấy khoái theo Vi Xi lắm”. Tui chẳng biết nói sao đành chịu bị giải về cái bót cảnh sát ở ngay góc chợ Bến Thành. Tui nằm ở đó một đêm, sáng ra có một ông sĩ quan cảnh sát đến, bảo tôi đi học thì gắng mà học hành, đừng nghe lời “mấy chả” mà tiêu đời. Ông ta móc bóp, cho tôi tiền ăn sáng và uống cà phê. Đó là cái tình của người Sài Gòn đầu tiên trong đời tôi và gây cho tôi một ấn tượng tốt về con người ở xứ này.

Trong những ngày đói rách, khó khăn của cuộc đời, những người Sài Gòn, những người nghèo Sài Gòn đã bảo bọc, giúp đỡ tôi qua cơn khốn khó. Tôi không quên được cô gái bán cơm ở chợ Trương Minh Giảng. Thuở đó, tôi thất nghiệp, chẳng kiếm ra tiền, chắt bóp, vơ vét túi chỉ đủ gọi dĩa cơm trắng rồi xin miếng xì dầu ăn qua bữa. Ăn được ba hôm như thế thì cô bán cơm hỏi sao không thấy anh ăn thức ăn, đành nói dối tôi ăn chay. Cô ấy chỉ cười, không nói. Nhưng mấy hôm sau, dĩa cơm xì dầu của tôi luôn có dưới lớp cơm trắng khi thì miếng đậu hủ, lúc thì miếng thịt hoặc cái hột vịt kho. Được mấy hôm, tôi mắc cỡ, không dám ra ăn nữa. Sau đó lại kiếm được việc bán báo ở tận đường Phạm Ngũ Lão, tôi không ăn cơm ở đó. Thời gian sau tìm lại thì quán đã đổi chủ rồi, tôi chẳng tìm được lại cô gái bán cơm có nụ cười rất tươi và tấm lòng nhân hậu đó.

Ăn uống thiếu thốn lại tạng người không khỏe, tôi hay bệnh vặt. Chính những người hàng xóm rất nghèo của tôi đã giúp tôi qua được những cơn bệnh, giúp tôi có chén cháo, viên thuốc. Cái tình đó tôi làm sao quên. Sau này ở lâu, tôi mới hiểu ra đó là bản chất của người Sài Gòn. Là cái tính ưa giúp người hoạn nạn, giúp kẻ sa cơ, tính ưa làm việc thiện của người Sài Gòn.

Mỗi lần đi xa rời Sài Gòn lâu, nhớ về Sài Gòn tôi chỉ nhớ những hàng cây và những người Sài Gòn tôi đã gặp, đã sống chung với họ một quãng đời. Người ta hay khen Sài Gòn với những cao ốc, những dinh thự, những khu ăn chơi bốc trời, những hàng quán xa hoa, những chiếc xe đắt tiền, những thú vui hoan lạc. Riêng tôi, trong tôi, Sài Gòn là vòm cây xanh lá, là những ngôi nhà bên dòng nước đen và ở đó tôi tìm thấy tình người.

Bây giờ, Sài Gòn đã đổi tên. Thế nhưng tôi vẫn gọi là Sài Gòn như một thói quen, cái tên của ký ức không thể nhạt phai. Người ta đang tìm đủ cách để thành phố này không còn ký ức của Sài Gòn. Nhưng với người Sài Gòn, Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn mà không có một cái tên nào khác có thể thay thế được...!

 

ĐỖ DUY NGỌC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.355 seconds.