Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: Có Không | |
<< phần trước Trang of 14 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 16/Feb/2014 lúc 6:26pm |
LỜI MỞ ĐẦU
Con xin làm rơm rạ trên máng cỏ năm ấy để giữ ấm Hài Nhi Những bài viết sẽ như sợi rơm đan vào nhau để thành giường cho Chúa ( Noel 2013) “ Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố Bỗng thấy mình chẳng nhớ nỗi một con đường” (TCS) Em biết không, từ hồi ta dọn về ở ẩn nơi cái chốn quê đồng, cỏ nội này. Xung quanh bốn bề là những cây to xạc xào trong gió, những thân cỏ cao gần quá đầu người nhấp nhô như những con sóng bất tận và những bầy chim trời có đến gần cả trăm con. Chúng đến đậu nơi những cành cây vào những buổi chiều khi hoàng hôn còn treo lơ lững phía chân trời, chúng hát tặng cuộc đời bài ca của những vùng đất mà đôi cánh chúng đã từng bay qua. Có những lúc, khi nằm gối đầu trên cỏ, ta nghe ra trong tiếng chim là những thung lũng mọc đầy hoa dại, những bãi biển dài thăm thẳm, những phố thị phồn hoa, những tòa nhà chọc trời, cũng có những xóm nghèo xơ xác. Trong tiếng hát của loài chim lãng tử ấy ẩn chứa thật nhiều mà ta có dành trọn cả đời cũng chẳng thể kể hết. Và như giọt máu nghệ sĩ cũng bắt đầu lan tỏa, thắm đẫm trong huyết quản của ta thứ đã bị khô đét, chay cứng vì nỗi thiếu thốn những cơn mưa tình. Và bất chợt, ta nhận rằng, nếu mình xóa đi những con đường, những làng ấp, thành quách và tên gọi của những phố, những vùng, những quốc gia thì ta đâu còn xa xôi nữa. Ta và em đang ở ngay đây, trên cùng một tinh cầu, bước đi trên cùng một mặt đất, hít thở cùng một khí trời, uống nước từ những con sông mà có con sông nào lại không bắt nguồn từ biển lớn. Và vì cái thấy ấy quá bao quát, nên nó ôm trọn lấy cả hành tinh này, ôm lấy những con người. Và người nghệ sĩ không nhớ nổi những con đường hay đúng hơn là tâm hồn ấy không còn kẹt vào những phố phường hạn hẹp nữa mà đã tan ra trong mênh mông của muôn phương rồi. Vì mình sống trên cùng quả đất, hay đang tồn tại trên cùng một vũ trụ, nên ta mời em hãy ngồi xuống đây, cho phép mình chịu quên đi những con đường, những góc phố, mà nghêu ngao cùng với người nghệ sĩ ấy: “Chúa đã bỏ loài người Phật đã bỏ loài người Này em xin cứ phụ người Này em xin cứ phụ tôi” Chúa mà chúng ta đang thờ lạy nơi giáo đường đã chết từ hàng ngàn năm trước cô độc bên hai kẻ trộm trên đỉnh núi Sọ rồi. Phật mà chúng ta đang lễ lạy trong chùa chiền cũng đã chết từ hàng ngàn năm trước trong rừng cây Sala vào một mùa hoa nở như mây trời. Vậy thì đã không còn ai để bắt tội, để trách cứ, để phiền lòng về ta nữa. Những be bờ giáo điều mà ta đã dựng lên để bảo vệ sự tử tế, thánh thiện tạm bợ thực chất đã chết rồi, đã bỏ em, ta, và nhân loại này cô độc giữa đời. Em có nghe nỗi cô quạnh của thế gian này qua từ “bỏ” không? Giống như loài người là gánh nặng cho cả Chúa và Phật vậy nên họ bỏ ta xuống như người gánh hàng rong trên phố bỏ lại đôi quang gánh đã theo bà lặn lội cả đời dài. Vậy mà ta cũng chưa chịu thừa nhận cái số phận đã bị bỏ rơi, mà lại còn vác họ lên vai, dựng lên những tính ngưỡng, giáo điều phù phiếm xa hoa. Và chính những thứ mình tự tạo ra vì nghĩ sẽ làm đẹp lòng Phật, Chúa nhưng kỳ thực lại làm khổ chính mình. Chúng cũng giống như những nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà loài người đang tôn bái ngoài kia. Nên em cứ phụ chúng đi, phụ những con người đang tôn thờ chúng. Và em hãy cứ mạnh dạn phụ tôi. Loài người, những đoàn thể tôn giáo, họ bảo họ yêu em nhưng kỳ thực họ có yêu em đâu. Họ nhìn em như là con chiên, như tín đồ. Và con chiên, và tín đồ thì phải thế này thế nọ. Phải đi lễ mỗi chiều chủ nhật, phải mến Chúa, phải yêu người, phải chịu tất cả những bí tích. Và tín đồ thì phải tin vào Phật, phải niệm Phật, phải ăn chay, ngồi thiền, tụng kinh, trì chú. Họ yêu những thứ họ đã mang khoát lên trên em chứ đâu có yêu con người thật của em. Và “tôi” cũng vậy. Vì tình yêu mà tôi muốn em phải mặc áo dài kính cổ, phải còn trinh trắng, phải là thục nữ, em phải quán xuyến gia đình, phải sanh con đẻ cái, phải dáng đẹp eo thon, phải thùy mị nết na. Tôi đang yêu những ý niệm mà tôi gượng ép đặt vai em chứ tôi có yêu em đâu. Cho nên em ạ, em cứ mạnh dạn bỏ và phụ tất cả, để quay về là chính em. Tôi không khuyến khích lối sống buông thả, rượu chè, hút chích, nhưng em ạ, đừng vì những gì người khác nghĩ về mình, kỳ vọng nơi mình mà trở thành nỗi khổ niềm đau cho chính mình. Đừng để những nụ cười của tha nhân đang nghĩ rằng họ yêu em, trở thành những giọt nước mắt thầm lặng hằng đêm chảy trên đôi gò má bầu bĩnh như thiên thần kia. Nên em thấy không, nhân loại này cứ nghĩ rằng họ đang yêu nhau, nhưng thật ra là đang làm khổ nhau. Những nỗi khổ ấy, em ơi, tôi xin em hãy phụ chúng đi. Để em có thể trở về an trú nơi chính em. “Đời sống quanh đây có vạn lời mời Đời sống quanh đây tiếng người mừng gọi em vào” Em thấy đó, những lời gọi mời, những cái hào nhoáng mà người ta đặt ra cho Tin Mừng của Chúa, cho cõi Tịnh Độ hay Niết Bàn của Phật đang đầy rẫy ngoài kia. Chúng ta đang sống ở thời đại bùng nổ của Tôn giáo, bởi vì cuộc sống này đang phát triển về công nghệ quá nhiều, nhưng cuộc sống tâm linh hay nội tâm đã bị bỏ rơi lại một khoảng khá dài. Người ta vừa thống kê rằng doanh số bán hàng của những tiệm đồ chơi tình dục tăng lên đột biến. Ta không biết nên vui hay buồn. Chỉ thấy thương nhân loại này quá. Thứ cảm xúc chóng vánh trong đôi ba giây ấy đến và đi, cũng bỏ lại kẻ vừa khoái cảm ấy lọt thỏm giữa những cô đơn và lạnh lẽo đến ghê người. Rồi chúng ta đã đến Chùa, đến Nhà thờ, chúng ta chạy hối hả vào Tôn giáo như một cuộc di dân để tránh nỗi cô đơn. Nhưng họ đặt ra những giáo điều, những điều cấm kỵ bắt buộc của một tín ngưỡng là em phải tin vào một đấng nào đó sẽ mang đến giải thoát, em phải sợ hãi một đấng nào đó có thể ban phước giáng họa. Ác độc đến nỗi, họ còn không tha cho em sau khi em nằm xuống bằng cái đức tin về Thiên Đàng, Hỏa Ngục, rồi Cực Lạc, Ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh. Họ có khi nào để em yên lặng mà quay về với chính em đâu? Họ yêu em thật lòng hay đang yêu cái phần thưởng mà Chúa sẽ ban cho họ khi dẫn về một con chiên lạc chuồng, hay những phước đức xa xăm mà họ nghĩ rằng nhân quả sẽ ban cho họ. Chúa đã bỏ đi rồi, Phật cũng bỏ đi luôn nên những thứ ảo vọng, hứa suông ấy có là gì đâu. Những tiếng mừng gọi ấy cứ giống như bầy lang sói đang mừng reo vì một con cừu đi lạc bầy. Họ đang reo mừng, đang hả hê bởi vì em cũng như con cừu đáng thương ấy, em có chuồng trại mà không quay về. Mà nơi em nên quay về nương tựa đâu phải là những giáo điều vô nghĩa ấy. Mà đó chính là em, là tự tánh của em, hay nói theo cách của Thầy Jesus là thánh tâm của Chúa đang ở trong em từ vô thủy vô chung. “Đời đã quen với những kiếp xa nhau”. Em đã rõ chưa? Đối lập với những những lời mời nồng ái, và lời gọi mừng là cái “quen” bạc bẽo. Trịnh đang nói rất rõ rằng, nếu em từ chối, hay phụ những lời đầu môi chót lưỡi ấy thì họ đâu có lo lắng gì cho em đâu? Thứ mà họ lo lắng, bồn chồn và làm họ đứng ngồi không yên thật sự là cái khoảnh đất mà họ tưởng sẽ được Chúa ban cho trên nước trời, là cái phước đức mà họ giành nhau như cân đường hạt gạo, là chuyến xe buýt vô định của một đức Phật xa xăm về một cõi vô hình trong tưởng tượng của họ. Ngay cả tình nhân cũng đâu yêu em thật sự, hắn chỉ yêu chính hắn về những cái hình mẫu mà hắn muốn em đi theo, phải tập quen dần. Vì Chúa và Phật đã bỏ đi rồi, đã bứơc qua những vụ lợi, bứơc qua những be bờ của định kiến, nên em hãy phụ bạc và ruồng rẫy chúng đi. Nhưng em biết không ? Tôi đang gạt bỏ, đánh đổ hết những lời mời kia của đời sống dành cho em, để kêu gọi em trở về lại với tôi. Cái “tôi “ ở đây không phải là người yêu em, mà “tôi” chính là em, “tôi” ở trong em từ muôn đời muôn kiếp. “tôi” là tự tánh của em: “Này em xin cứu một người Này em hãy đến tìm tôi” Cái tự tánh đang không ngừng kêu gào, cầu xin em hãy nhín chút thời gian mà nghe tiếng gọi của nó. Nhưng em có làm thế bao giờ đâu? Em bận đi thánh lễ, em bận đi tụng kinh, em bận loanh quanh giữa đời. Em giống như gã cùng tử cứ mải mê làm lụm vất vả mà quên mất viên ngọc trong túi áo. Cũng giống như người què cứ nghĩ rằng Thầy Jesus đã trị bệnh cho ông nhưng kỳ thực là “Đức tin của anh đã chữa lành cho anh rồi”. Cho nên em phải tách mình ra giữa những be bờ, thành quách, con đường và ngỏ hẻm của Tôn giáo, phong tục, tập quán. “Phụ” hết chúng đi, bỏ chúng xuống thì cái gì là em ? Em bỏ đi danh phận là con chiên, cái pháp danh trên chùa thì cái gì là em ? Cái còn lại sau rốt ấy mới chính thật là em. Như trời đêm, khi đã trong vắt những gợn mây thì em và ta trên cánh đồng đêm mới ngắm được sao trời. Những thứ mà em tự mặc vào, hay đời đã cưỡng bách mà mặc cho em giống như những đám mây vậy, em hãy bỏ chúng như gió thổi mây đi. Để em thấy em an nhiên và hạnh phúc đến vô cùng. Để ta ngắm được sao trời đang lấp lánh như nhiên. Chúa không có và cũng không có quyền chấp tội em đâu vì Chúa đã bỏ em rồi mà. Phật cũng không thể ban phước giáng họa, lại càng không thể quyết định em có được vào Tịnh độ hay không, vì Phật cũng bỏ em rồi mà. Cái thứ đức tin, hay giáo điều, lý luận mê lầm và kẹt chấp vào đôi bờ tốt xấu cũng giống như những con sông đã cạn khô từ thượng nguồn. Nên lòng sông đã nhô lên loi nhoi đầy đá sỏi, xương cá tôm chết bốc mùi hôi thúi, những rác rến, sìn lầy chưa kịp trôi ra biển giờ phơi trắng cả vùng. Thì với cái an lạc giả tạm và tự lừa dối mình mà em và chúng sanh đang rủ rê em bước vào ấy làm sao có thể dẫn em về với hạnh phúc thật sự đây? Con sông cạn nguồn là một con sông chết từ khi chưa bắt đầu. Thứ giáo điều mà kẹt vào đôi bờ của ý niệm về tốt xấu, phước họa, dơ sạch thì cũng đã chết khô như con sông ấy, và còn ảnh hưởng đến môi sinh vì cái mùi hôi thối đang lan tràn. “ Vì những con sông đã cạn nguồn rồi Vì gió đêm nay hát lời tù tội “. Ta hãy ngồi nghe những cơn gió. Gió thổi vi vu qua những núi đồi, thành quách, xóm làng, rừng cây, biển cả và sông ngòi. Gió không bị ngăn ngại bởi những tường thành. Gió tượng trưng cho sự tự do. Và chỉ có kẻ bị giam cầm khi nhìn thấy người đang tự do đi lại bên ngoài song sắt thì mới ý thức và đau khổ về cái thân phận tù tội của hắn. Và em thấy đó, khi nghe tiếng hát về tự do hay tình yêu thương vô phân biệt của gió đêm nay, cái thân phận bị giam cầm giữa đôi bời ý niệm, giữa những giáo điều xưa cũ chợt tủi thân và đau xót cho kiếp sống của mình. Tại sao ta không là cơn gió để thổi qua những be bờ, tại sao ta phải lệ thuộc vào hai đấng đã bỏ ta mà đi ? Tại sao ta không là chính ta, đi đứng nói cười vu vơ giữa thế gian. Em có sợ cụm từ bắt đầu bằng “người ta nói… “ không? Không chỉ mình em và ta là nạn nhân của nó đâu, mà là muôn vạn những ai đang tự trói mình vào một nhóm, hay đoàn thể nào đó để mặc cho mình co rúm, khiếp sợ trước cái vô hình là “người ta”. Thứ quyền lực ảo tưởng ấy đã giết chết biết bao những ước mơ, những khát vọng những hoài bão. Mà chỉ cần nếu như em được là chính mình, được quay về an trú trong em thì đã sự việc đã khác rồi. Nếu Thầy Jesus sợ cái “người ta” ấy thì Thầy đã không đi lang thang mà rao giảng. Thầy cứ gia nhập vào đoàn thể của những thầy tư tế, vừa an toàn mà lại ấm no. Nếu Phật Thích Ca sợ cái “ người ta nói” thì thế gian này đã không có một thứ khoa học về tâm thức vô cùng sắc sảo và uyên thâm. Phật chỉ cần an ổn mà sống rồi lên nối ngôi trở thành một vi quốc vương với vợ đẹp, con ngoan. Vì thấy được hết, cảm được trọn vẹn cái tầm quan trọng của tự tánh nơi em và mỗi chúng sanh nên Trịnh đã nói tiếp: “ Về cùng tôi đứng bên âu lo này”. Em hãy trở với tự tánh vô phân biệt để thấy cái âu lo này không phải là em. Để thấy cái tôn giáo mà gia tộc và chính em đang theo đuổi cũng không phải là em. Mà Hạnh phúc của thế gian cũng chẳng phải là em. Nụ cười của người bán hòm, là nước mắt của kẻ khóc người thân. Nên ta dám nói rằng cái hạnh phúc mà thế gian đang theo đuổi rất tạm bợ và hư dối. Từ bao lâu rồi, em đã tự làm khổ em và làm khổ người thương bởi vì những thứ tạm bợ như thế? Những đứa trẻ được sanh ra và giáo dục trong cái môi trường mà còn kẹt cứng giữa những ý niệm thì sao chúng vào được Thiên đàng, hay về được Cực Lạc? Vì khi chúng lớn lên sẽ tự cho mình cái quyền nhân danh cái tốt mà diệt trừ người xấu, sẽ nhân danh kẻ nghèo mà căm ghét người giàu, hay ngược lại thì giàu sang sẽ có quyền khinh bỉ khó nghèo. Như đám đông ngày xưa đã tụ lại mà đòi ném đá, và phán xét người phụ nữ mà theo họ là mang tội dâm dục. Thầy Jesus đã đến, và hỏi họ “ Nếu trong anh em, ai tự xét mình là không có tội thì hãy ném đá người này”. Đám đông bỏ đi trong lặng lẽ. Và Thầy ủi an người phụ nữ: - Chị hãy đi đi. Ngay đến Thiên Chúa cũng không bắt tội chị đâu. Hãy đến thành khác, chị sẽ được an ổn. Chúng ta cũng vì ý niệm sai lầm về sanh tử mà làm đau khổ chính chúng ta và muôn người xung quanh. Vậy em là ai nếu không sanh cũng không tử, không đến cũng không đi ? Vậy ai là em nếu không Đạo Chúa cũng không Đạo Phật, tin vào có thần linh hay không có thần linh ? Em là ai, mà ai là em ? Ta là ai mà ai là ta ? Đã bao lâu rồi “thân ta lưu đày chốn đây” để phải lang thang trên dòng sông đã cạn nguồn rồi. Vậy ai cấm em không được bay lên, vượt thoát cái đôi bờ Sắc sắc, không không ấy. Mà có gì khó đâu, em đâu cần phải chứng đắc thần thông, cũng không cần phải cầu nguyện van nài mà chỉ cần em ngồi xuống với ta trên cỏ, nghe “gió hát lời tù tội”. Vì khi em đã ý thức được những cái mà em tin, em nghĩ từ trước giờ đều không phải là em bởi vì chấp vào Nhị Nguyên ( tâm phân biệt), thì ngay đó em đã có thể hưởng được tự do như là gió rồi. Vì có ai bắt em mang, em gánh đâu ? Bỏ xuống đi em. “về cùng tôi” đi em. “Chúa đã bỏ loài người Phật đã bỏ loài người Này em có nhớ loài người Này em có biết cuộc đời” Những cái tin mê lầm của các tôn giáo về Phật và Chúa đã không còn nữa. Thì em hãy nhìn ra xung quanh để không thấy ai là bên lương bên giáo, ai tin Chúa hay tin Phật, ai về Tịnh độ ai về Nước trời, mà tất cả chỉ là LOÀI NGƯỜI đang tự làm khổ mình bởi những chấp ngã và tự rạch nát tim và da thịt mình và đồng loại bằng những sở chấp vô minh. Thấy loài người là loài người để yêu thương không phân biệt, để: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không ? Để gió cuốn đi… để gió cuốn đi” Em có biết tự tánh của cuộc đời không ? Nó là không phân biệt, không dơ sạch, không đến đi, cũng chẳng tử sanh. Cho nên thấy đời đầy rẫy những lời mời ích kỷ, giả dối nhưng em hãy vẫn cứ yêu họ vì họ là LOÀI NGƯỜI. Như cái hơi tàn của Thầy Jesus trên cây thập giá, đã được dùng để :” Lạy Cha, xin Cha tha tội cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. LOÀI NGƯỜI tuy tàn bạo, dối gian nhưng đáng thương lắm em ạ, vì họ làm tất cả chỉ để tránh khổ và tìm vui. Nhưng cái vui và khổ theo ý niệm của họ lại như những dòng sông đã cạn nước. Em có thấy đáng thương không ? Vậy em cứ bước ra đời, hãy yêu đời này, yêu LOÀI NGƯỜI nhưng xin em hãy nhớ cho rằng “Này em có nhớ gì tôi” Tức là em hãy nhớ rằng tự tánh của vạn pháp là không phân biệt, và tự tánh của em cũng không phải là những niềm vui, nỗi buồn và cả sống chết mà người thế gian quan niệm. Em cứ khóc cười theo dòng của thế gian nhưng xin em hãy nhớ chúng chẳng phải là em. Nước Trời và Chúa, Tịnh Độ và Phật không phải là em. Mà em tức là chính em đã hoàn hảo đến mức không cần cầu xin, bái lạy bất cứ ai, vị nào để xin xỏ niềm vui, và trốn tránh nỗi buồn. Ta tin rằng Trịnh không kêu gọi em thôi là con chiên, thôi là Phật tử, và càng không phải bất kính với Chúa và Phật hay với tất cả những vị thần linh của tôn giáo nào. Mà hãy biết rằng, chính bản thân em mới thật sự quyết định được đâu là hạnh phúc, và niềm vui thật sự. Trịnh dùng hình ảnh của Phật và Chúa như là đôi bờ ý niệm mà em phải vượt qua. Bởi vì cái thấy của Trịnh khi viết bài nhạc này đã thực sự đứng ngoài Nhị Nguyên, đứng ngoài cả tử sanh. Và dù Trịnh nói, Chúa bỏ đi, Phật cũng bỏ đi, nhưng kỳ thực, chỉ có cái thấy chân chánh và trí tuệ như vậy mới thật sự hiểu được Chúa và Phật mà thôi. Chúa và Phật vẫn còn đây, ngay trong hiện tại. Trong vạn pháp có chỗ nào không có hình ảnh của Thầy Jesus và Phật Thích Ca đâu chứ. Và cũng có hình ảnh của Trịnh, em, ta và tất cả chúng sanh nữa. Họ chưa bao giờ bỏ loài người đâu mà chỉ là chúng ta đã bỏ quên họ mà thôi. Trong những mẩu truyện về Thiền tông, có một vị sư vì muốn phá chấp cho đệ tử mình bèn cho anh ta một công án. Giữa mùa đông năm ấy, ông đã đem tượng Phật bằng gỗ quý trong chùa ra mà chẻ làm củi để sưởi ấm. Thì Trịnh cũng cho đời một công án không dành cho những ai đạo Thiên Chúa, đạo Phật mà còn cho tất cả những ai đang chấp vào Nhị Nguyên. Những vị thầy sẽ rất cô đơn dù có trăm vạn đệ tử mà không một ai hiểu được đúng với ý thầy. Nên một vị thầy thật sự như Phật Thích Ca hay Thầy Jesus sẽ không cần ai thờ cúng, lễ lạy họ. Phật cũng không cần những ngôi chùa trăm tỷ, tượng dát vàng. Chúa cũng không cần nhà thờ, cung thánh uy nga mà chỉ cần học trò mình nhìn mình cười an nhiên. Như Ca Diếp mỉm cười nhìn Phật Thích Ca khi đưa hoa sen lên để ngay trong sát na ấy tâm đồng tâm. Sau này cũng có rất nhiều những đệ tử của Phật Thích Ca dám mạnh dạn bỏ xuống cái rườm rà của tôn giáo, để thấy Thầy của mình tinh tuyền và gần gũi biết dường nào. Nhưng có ai dám làm vậy với Thầy Jesus đâu? Ai đến với Thầy cũng cầu cạnh về chữa bệnh, phép lạ hay xa xăm hơn là về Nước Trời. Đã có người nói với Thầy rằng, “ Thầy biết con yêu mến Thầy mà”. Nhưng rồi lại chối Thầy khi gà chưa gáy sáng. Người ấy, ngay khi nói lời đó, đã tự tách mình ra riêng biệt với Chúa rồi. Em có thấy Thầy Jesus trên cây thập giá giữa giáo đường đang cô đơn biết dường nào không ? Vì trong mấy trăm triệu tín đồ, có ai hiểu được Thầy đâu ? Có ai trở về với Thánh Tâm của Jesus nơi tự tánh của chính mình đâu ? Cũng vậy, ai còn cầu Phật để xin bình an, xin về Tịnh độ thì chưa hề hiểu và thực sự yêu mến Phật đâu. Nên chiều nay em ạ, ngồi giữa gió trời, và tiếng hát của cây cỏ, ta mỉm cười với Thầy Jesus trong ta và vạn pháp. Và thưa với Thầy rằng “ Lạy Thầy, con biết con yêu mến Thầy”. Nên Thầy đừng cô đơn nữa, con sẽ viết lại những gì Thầy mong thế gian hiểu về Thầy. Và những điều con viết là do con nghe nơi Thầy. Nên cứ cho gió mang chúng đi muôn phương. Con biết, thế gian sẽ lên án con. Nhưng có sá gì chứ, vì trong con đã có Thầy, có Phật Thích Ca không phải nơi kiếp này mà từ vô thủy vô chung. “ Lạy Thầy, con biết là con yêu mến Thầy” Nguyện những điều con viết ra đều nơi yêu thương không phân biệt nên đặng lợi lạc hữu tình Thomas Cao Hồng Ân --------------------------------------------------------- Con trai yêu ! Trước năm 1975 Trịnh được mời sang Nhật, sợ tên việt cọng trốn thoát Cảnh Sát xin lệnh bắt, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói : - Anh ta đã nổi tiếng rồi, đừng làm nổi tiếng thêm nữa, hảy cấp Visa cho hắn đi. Trên giường bệnh, mẹ thèm xem bài con viết nói về nhạc Trịnh. Bài viết này đã là bài thứ 3 rồi, đã quá đủ ! Những tên vô loại sống ở Miền Nam trước đây Ăn cơm Quốc Gia Thờ ma cọng sản Không đáng để chúng ta nói đến Dù đó là Trịnh Cám ơn con, bài viết thật tuyệt vời ! Cao Thệ. Chỉnh sửa lại bởi cao the - 16/Feb/2014 lúc 6:29pm |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 20/Feb/2014 lúc 10:10pm |
An Cao
To Me Jan 5 at 4:07 PM Bữa nay hứng viết lại bài này. Dad đọc chơi. Hihihi, ngày xưa viết chưa sâu, chửi chưa đã bữa nay lôi ra chửi tiếp [Nghĩ về nỗi đau đời từ bài thơ CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG_Huy Cận] Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng được đeo các loại kính, từ đen, xanh đậm, nâu trà cho đến trong suốt như kính cận. Và mỗi loại kính, chúng cho ta cái nhìn về sự vật, hiện tượng khác nhau tùy theo màu sắc của tròng kính. Cũng như vậy, vạn pháp được tâm ta nhìn thấy bằng những sắc màu khác nhau tùy theo tâm trạng vui, buồn, thương, ghét. Và nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ cũng không ngoại lệ. Tùy theo cũng cung bậc của vọng tâm và ý niệm mà họ cho ra đời những tác phẩm khác nhau. Ví dụ như lửa được Bằng Việt nghĩ về người bà cặm cụi nhóm bếp trong tuổi thơ, Quang Dũng sẽ nghĩ về những đêm liên hoan bên lửa trại với đồng đội hay Nguyễn Trung Thành cho ra đời tác phẩm Rừng xà nu với hình những đốm lửa nổi dậy đầy hờn căm của đồng bào dân tộc thiểu số. Và như vậy, tùy theo tâm thức của người quan sát mà sự vật, hiện tượng trở nên khác nhau. Cái nhìn ấy chi phối gần như toàn bộ nền văn học của nhân loại. Nó trở thành thánh thiện nếu người nghệ sĩ nhìn đời với con mắt của thánh thiện, tha thứ, hy vọng. Tuy nhiên, nó sẽ phản ảnh lên được trạng thái tâm thức của người viết rất rõ ràng nếu được nhìn ngắm bởi lăng kính của kiêu mạn và thù hận. Và bài thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương mà Huy Cận sáng tác năm 1960 trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam đang say đắm với giấc mơ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, một thiên đường tốt đẹp nơi hạ giới. Đến tận năm 1963, bài thơ được chính thức ra mắt công chúng bởi nhà xuất bản Văn học, trong tập Bài thơ cuộc đời. Mỗi người luôn thay đổi lăng kính nhìn đời theo từng tâm trạng khác nhau. Và Huy Cận cũng vậy, cái kiêu mạn và bất an của ông trong bài thơ này đó không phải là ông mà chỉ là cái tâm thức tạm thời mà ông mang lên hay bị xã hội lúc ấy thúc ép phải mang lên. Cái mơ màng, huyễn hoặc, da diết của Huy Cận ngày xưa trước 1945 cũng không phải là ông. Ông và tất cả những nghệ sĩ cùng thời đều là nạn nhân bị thốc đi từ một xã hội đầy buồn bã, tăm tối sang một xã hội tràn đầy hy vọng, mơ ước nhưng kỳ thật lại hết sức ngạo mạn, vô lễ và đầy rẫy sự đe dọa trong tưởng tượng. Mà những phát đạn khởi đầu cho thời kỳ xấc láo của nền văn học sau 1945 đó chính là kẻ dám gọi Trần Hưng Đạo là bác, xưng tôi. Bài viết sẽ đi từ việc phân tích bài thơ Các vị La Hán Chùa Tây Phương để nêu bật lên hai tính chất của xã hội ngày ấy là kiêu mạn và bất an. Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương ? Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu thế nào là sự kiêu mạn. Đó là một sự biển hiện của tâm khi tự cảm thấy mình có được sự thành công, và so sánh điều đó với tất cả mọi người để thấy mình là hơn, là nhất một cách rất chủ quan và thiếu sáng suốt. Chính vì lỗ hổng rất lớn của sự chủ quan ấy nên càng ngày khi càng đắm mình trong sự kiêu mạn, tâm lại sanh ra nỗi bất an là liệu có ai hơn ta ? liệu ta có thật sự hơn người ? liệu ta có đang lừa dối chính mình? Huy Cận là một nhà thơ lớn nên chúng ta đều biết rằng, thơ của ông đã đạt đến một trình độ rất giỏi về mặt nghệ thuật, tức gieo vần, chọn chữ. Nên trong giới hạn của bài phân tích này, chúng ta chỉ xem xét về mặt ý thơ. Huy Cận đã có dịp đến viếng chùa Tây Phương rất nhiều lần, ông lúc đó dưới tư cách của một người Cộng sản chứ không phải là Phật tử. Tuy nhiên, những ý thơ lại như đang chế nhạo một nền triết lý của Tổ tiên. Thứ mà đã ra đời từ trước khi chủ nghĩa Mác được định hình. “Há chẳng phải đây là xứ Phật Mà sao ai nấy mặt đau thương ? Giọng thơ như một sự thách đố, tại sao gọi nơi đây là chốn giải thoát mà những pho tượng được lột tả nên gương mặt của đau khổ đến mức đáng thương xót ? Đó là tư cách của một người Cộng sản, vì họ luôn cho rằng mình phải đứng lên bảo vệ hạnh phúc cho thế giới, cho nên với tâm lý ấy, họ nhìn đâu mà không thấy có màu sắc của Mác-Lê là họ nghĩ rằng chỗ ấy đau thương lắm. Và với dòng suy tư như thế, ánh nhìn của Huy Cận bắt đầu lột tả về những pho tượng: “Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay. Có vị mắt giương, mày nhíu xệch Trán như nổi sóng biển luân hồi Môi cong chua chát, tâm hồn héo Gân vặn bàn tay mạch máu sôi. Có vị chân tay co xếp lại Tròn xoe tựa thể chiếc thai non Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn....” Ba đoạn thơ trên tác giả đã miêu tả khá chi tiết về hình dáng của những pho tượng hết sức gợi hình và đầy biểu cảm. Đó là tượng những vị sa môn cùng thời với Phật Thích Ca, họ tu theo hạnh Khất sĩ tức mỗi ngày chỉ ăn một bữa và không ăn phi thời, giới hạnh trang nghiêm. Vì việc giữ giới và chế độ dinh dưỡng như vậy, nên cơ thể họ trở nên ốm o, gầy mòn. Đó là điều hết sức tự nhiên dưới con mắt của người bình thường có chút am hiểu về y học. Tuy nhiên, dưới lăng kính nhìn đời của Huy Cận những pho tượng lại trở nên hết sức sinh động, và bỗng dưng bị kéo về sự đau khổ của nhân gian bằng một loạt những từ ngữ diễn tả sự đau đớn, hoang man, chịu đựng đến tột cùng. Ngày xưa, khi Tô Đông Pha ngồi tịnh tâm cùng thiền sư Phật Ấn, sau một hồi, ông hỏi Thiền Sư: - Ngài thấy tôi ngồi thiền giống gì ? - Tôi thấy hành giả ngồi thẳng lắm, đẹp lắm giống như Phật vậy_ thiền sư mỉm cười Và thiền sư cũng hỏi ngược lại câu hỏi ấy, Tô Đông Pha cười lớn rồi bảo, - Ngài ngồi như đống phân vậy… Lời bình cho câu truyện trên chỉ là khi tâm ta mang vào lăng kính của Phật thì nhìn đâu cũng là Phật. còn đã mang vào sự hôi hám, dơ bẩn thì nhìn chốn nào cũng chỉ tuyền màu đen. Và đó cũng chính là tâm trạng rất đáng thương của Huy Cận, khi viết những dòng thơ này. Rất nhiều người phân tích, bình giải và đổ hết lỗi cho Huy Cận, nhưng thật ra lỗi là do chính cái xã hội đang hừng hực ấy làm chết đi hồn thơ lai láng của ông. Chính cái gọi là định hướng văn nghệ sĩ là đã dội nước tắt ngấm Lửa thiêng, bóp nghẹn đi tiếng ca huy hoàng của Vũ trụ (Vũ trụ Ca 1940-1942). Và những pho tượng mà nhà thơ đáng thương ấy nhìn ngắm đã trở thành những tấm kính phản chiếu ngược lại cái hồn thơ đầy sức sống, đầy yêu thương của Huy Cận đang bị thiêu đốt, sôi sục, héo hon. Mà nhà thơ có nhận ra được điều đau khổ thật sự ấy đâu ? Thơ văn là máu huyết và con đẻ của nhà văn nhà thơ. Vậy mà Huy Cận phải từ bỏ chính những tác phẩm của ông, để mỗi lần khi nhắc lại chúng, ông lại cảm thấy ái nái, day dứt là tại sao ông lại sáng tác ra những thứ diễm tình, được ngược lại với quần chúng nhân dân như thế. Đó là cái tội ác khủng khiếp của xã hội miền Bắc lúc bấy giờ, người ta phải con cái đấu tố cha mẹ, vợ chối chồng. Cứ nghĩ rằng đó hạnh phúc khi sống trong tự do, nhưng kỳ thực chỉ là bơi lội trong cái bể máu nhỏ hẹp của thù hận, và vì bị đẫm trong máu mà người ta không còn nhận ra được chính mình. Mà Huy Cận là một ví dụ điển hình. Sự kiêu mạn nằm ở việc nêu lên cái hình hài đau khổ, thất vọng của những pho tượng nhưng vô tình lại hé lộ một nội tâm đầy bất an, đầy ray rứt mà chính tác giả cũng không thể nhận ra. Các vị ngồi đây trong lặng yên Mà nghe giông bão nổ trăm miền Như từ vực thẳm đời nhân loại Bóng tối đùn ra trận gió đen. Mỗi người một vẻ, mặt con người Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi. Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau Quay theo tám hướng hỏi trời sâu Một câu hỏi lớn. Không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau. Có thực trên đường tu đến Phật Trần gian tìm cởi áo trầm luân Bấy nhiêu quằn quại run lần chót Các vị đau theo lòng chúng nhân ? Nếu 3 khổ thơ trước, tác giả đang tả về từng pho tượng riêng lẽ, thì 4 khổ thơ kiếp tiếp, quần thể những pho tượng được miêu tả như tạo cảm giác xoay vần, choáng ngợp giữa những nỗi đau và sự bất lực của Phật giáo trước sự khổ đau của chúng sanh. Tuy nhiên khi Huy Cận càng sử dụng trí thế gian để truy vấn trí tuệ Phật giáo thì lại càng thể hiện sự bất an nội tại của chính ông. Những pho tượng không còn được tả như là tượng Phật, mà cho chúng ta có cảm giác như đang ở trong địa ngục, vây quanh là ma quỷ kêu gào, rên xiết với những nỗi đau. Cũng như vậy, Huy Cận đang bị ám ảnh bởi chính ông của quá khứ. Cái nỗi sợ hãi của Huy Cận khi nghĩ về Lửa thiêng, và cái hoang man khi đắm mình trong chủ nghĩa xã hội. Với hồn thơ đầy nhạy cảm, ông biết có thứ gì đó không ổn ở đây? Nhưng ông không biết đó thật sự là gì. Đó chính là “ Một câu hỏi lớn. Không lời đáp” từ nội tâm của ông. Sự đau khổ khi bị dằn vặt giữa hai cá tánh trong tâm thức thì thể hiện ra bằng sự “vật vã”, “cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời”.v.v. Và “đường tu đến Phật” ở đây không phải như mọi người thường nghĩ khi chấp kẹt vào câu chữ. Mà thật ra, đó chính là con đường trở thành người Cộng sản tiêu biểu mà xã hội lúc bấy giờ đang theo đuổi, tôn vinh. Trần gian tìm cởi áo trầm luân Bấy nhiêu quằn quại run lần chót Các vị đau theo lòng chúng nhân ? Và cuộc chiến giữa Lửa thiêng, Vũ Trụ ca đối với chủ nghĩa Mác –Lê vẫn tiếp diễn đến không ngừng. Nó khiến cho ông phải “quay theo tám hướng hỏi trời sâu”, rồi như chấp nhận vào hiện tại, ông nghĩ rằng, những mâu thuẫn, phiền não này chắc hẳn là sự quá độ từ một hồn thơ lai láng, lãng mạn và đầy triết lý để tiến lên dòng thơ Cách Mạng. Đứng giữa những đứa con tinh thần, nhà thờ “quằn quại run lần chót” để rồi, tìm kiếm một con người thực: Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu ? Sống lại cho tôi hỏi một câu: Bác tạc bấy nhiêu hình khổ hạnh Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau ? Huy Cận bị ám ảnh bởi quần thể tượng nhiều hơn là chúng ta nghĩ. “bác thợ cả” bóng hình của con người đến bây giờ mới xuất hiện, mà tiếc thay hình bóng ấy đã chết từ muôn năm cũ rồi. Và hình dáng của người xưa sống lại ấy, chính là Huy Cận trước CMT8 1945. Những hình khổ hạnh là những dằn vặt nội tâm. Nhà thơ như đang đau xót: Này tôi đã chết ơi, hãy sống dậy, để tôi nghe rằng những ray rứt sâu thẳm trong tâm hồn này, phải chăng là sự khởi đầu cho một con người Cách Mạng hoàn hảo, toàn diện. Như trong vô thức, Huy Cận đã lột tả hết sự phân vân, đắn đo của ông thông qua những bức tượng La Hán. Và tôi tin rằng, ông cũng không hề có ý định này, mà là từ cảnh hình trong thơ ta sẽ dễ dàng đoán được tâm ý của nhà thơ. Huy Cận cứ ngỡ rằng, viết bài thơ này là để đả phá tư tưởng của đạo Phật thứ mà ông và cả xã hội đầy bấn loạn thời bấy giờ cho là nhược tiểu, yếm thế, vô dụng. Nhưng đạo Phật là một hồ nước, mà nơi đó phản chiếu tất cả những gương mặt của chúng sanh nào đến cạnh bên hồ. - Nếu ta nhìn đạo Phật là thờ cúng, lễ bái thì tâm ta ắt hẳn còn ưa huyễn hoặc hoang đường. - Nếu ta nhìn đạo Phật là Tịnh độ phương Tây ở cõi giới khác thì chắc hẳn ta còn rất nhiều khổ bị kẹt chấp trong đời này. - Nếu ta nhìn đạo Phật theo Huy Cận thì chắc hẳn tâm ta đầy rối ren pha lẫn kiêu mạn và bất an. Mà tâm ấy rất vi tế, không dễ gì thấy được. Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời Là cha ông đó bằng xương máu Đã khổ, không yên cả đứng ngồi. Cha ông năm tháng đè lưng nặng Những bạn đương thời của Nguyễn Du Nung nấu tâm can vò võ trán Đau đời có cứu được đời đâu. Tiếp tục bài thơ lại là sự nhập nhằng đáng thương của Huy Cận khi di chuyển từ các vị La Hán sang hình ảnh và nỗi khổ của cha ông. Ông cho rằng vì khổ cực lắm, nên bác thợ cả mới cho ra những tác phẩm đầy ám ảnh, đau khổ và ma quái này. Đây là đoạn ông tự an ủi bản thân khi so sánh giữa chế độ đương thời và chế độ phong kiến. “Nung nấu tâm can vò võ trán Đau đời có cứu được đời đâu” Huy Cận là một hồn thơ đáng thương lắm, vì mục đích của ông chỉ là để CỨU ĐỜI thôi. Nhưng vì ông bận chạy theo chủ nghĩa ngoại lai mà quên mất chân lý ngàn xưa của cha ông là oán bất diệt oán. Cuộc cách mạng bạo lực được xây dựng trên nền tảng của lòng căm thù và mâu thuẫn giai cấp thì đã đi ngược lại hoàn toàn với giáo lý cơ bản của Phật giáo. Cho nên, bất cứ một ai mà còn có thể thật khen ngợi hay cảm thấy cuộc cách mạng ấy là đúng đắn thì hoàn toàn không thể gọi đệ tử Phật được. Đạo Phật quan niệm rằng chúng sanh đau khổ vì vô minh hay tức là kẹt chấp giữa những ý niệm đúng-sai, thương-ghét, dơ-sạch, sống-chết, thấy rõ sự chấp kẹt ấy tức là hết khổ. Hay nếu nói theo kinh Bát Nhã thì: “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” Tức là không còn kẹt vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức nữa thì thấy không còn gì đau khổ nữa. Người khác nhìn vào thì vẫn thấy Phật còn khổ đau, sống chết nhưng kỳ thực Phật đã vượt được đôi bờ của tử sanh. Như vậy, cách cứu khổ của Phật giáo và cách cứu đời mà Huy Cận đang đề cập đến là hoàn toàn khác nhau. Một cách là tự thân giải thoát mà người thế gian không hay biết, còn cách còn lại là phải tỏ ra hạnh phúc, sung sướng mặc dù trong lòng đầy rẫy những nghi ngờ, dằn vặt. Một cách bằng sự bất bạo động mà được giải thoát, cách kia phải giết người, phải căm thù, đấu tố địa chủ, cải cách ruộng đất. v.v. Đứt ruột cha ông trong cái thuở Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn Héo tựa mầm non thiếu ánh dương. Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la Sờ soạng, cha ông tìm lối ra Có phải thế mà trên mặt tượng Nửa như khói ám, nửa sương tà. Và đây có thể xem như một cuộc chuyển biến hoàn toàn, Lửa thiêng đã bị dập tắt. Huy Cận từ đau khổ, dằn vặt nội tâm, giờ đã trở thành hạnh phúc với cái mà ông lựa chọn. Ông thấy sự bế tắt của cha ông, nỗi đau của tiền nhân và giờ đây dưới vầng dương của “Đảng”, “mầm non” Huy Cận đã tràn đầy nhựa sống, căng đầy ước mơ. Các vị La Hán chùa Tây Phương! Hôm nay xã hội đã lên đường Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương. Cha ông yêu mến thời xưa cũ Trần trụi đau thương bỗng hoá gần! Những bước mất đi trong thớ gỗ Về đây, tươi vạn dặm đường xuân. Huy Cận đã thật sự thoát khỏi những nỗi ám ảnh của chính ông ngày xưa. Sau khi chỉ ra những điểm của Phật giáo và cha ông mà theo Huy Cận là bất lực, là yếm thế, thì ông reo lên: “Các vị La Hán chùa Tây Phương! Hôm nay xã hội đã lên đường”. Cuộc lên đường của xã hội đây chính là Huy Cận, đã chịu bóp nát Vũ trụ ‘cá nhân’ mà hòa mình vào tập thể, không ngừng lên đường xây dựng thiên đường ảo nơi hạ giới, nơi không có khổ đau. Nhưng ta nên biết rằng, Phật giáo quan điểm khổ và vui của thế gian là tạm bợ và hư dối, vì không thể nào có sự vui mà không có khổ. Do vậy, nếu đối chiếu theo quan điểm của nhà Phật, thì con đường của Huy Cận vừa nói chỉ là cái bánh vẽ không hơn không kém. “Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại” Gương mặt ấy không phải của tượng đâu mà là của Huy Cận, đã chấp nhận sự thật, và bước ra khỏi những ám ảnh xưa cũ về NHÂN TÁNH thứ mà cuộc cách mạng này luôn đề cao nhưng kỳ thực lại là đang tàn phá nặng nề. Đó là một sự vô lý và láo xược khi chưa thật sự mang lại thành quả mà dám đạp đổ cả truyện Kiều vì cho rằng không giải quyết được rốt ráo thân phận người phụ nữ và Nguyễn Du bất lực khi giải cứu cho nàng Kiều bằng sự tự tử. Nhưng ngày nay hãy nhìn xem, bao nhiêu phận má hồng người Việt đang bị rao bán vừa lén lút, vừa công khai trên mạng nước ngoài, bao nhiêu người phụ nữ như thế chết trong những ổ chứa ? Vậy cuộc cách mạng ‘thần kỳ’ này có thật sự “xua bóng hoàng hôn, tản khói sương” cho dân tộc này được hay không? Hay chỉ là hoàng hôn và sương khói của Huy Cận thời cũ nay đã bị chết nghẹn, chết tức tưởi trong cuộc chiến nội tâm giữa tánh Người và tánh người cộng sản? Cả khổ thơ cuối là nói về nội tâm hân hoan tột độ của Huy Cận khi đã giải phóng được chính ông. Tuy nhiên, những hình ảnh, từ ngữ về thời xưa cũ vẫn còn nhưng đang xen lẫn vào những niềm vui. Ở đây ta có thể thấy được sự thỏa hiệp ngầm của nội tâm là lấy cái tài năng trước CMT8 pha trộn với sự rực lửa của người Cộng sản để thành ra thơ Huy Cận sau 1945. Vì lẽ đó, sau 1945, thơ ông tuy vẫn hay về vần điệu, hình ảnh nhưng bên trong đó vẫn luôn ngầm chứa một sự uất nghẹn mà chỉ có những người thật sự nhạy cảm với thơ văn mới phát hiện ra được. Thật sự, khi Huy Cận sáng tác bài thơ này, chính ông cũng không biết rằng ông đang vô tình lột tả nội tâm của mình. Và may mắn cho chúng ta là đối tượng của ông lại là Phật giáo để hậu bối có dịp giãi bày nỗi lòng cho bậc tiền nhân. Bài này không thể đi sâu vào Phật pháp để bác lý Huy Cận, cho ông là hủy Phật phá pháp bởi vì bản chất ông chỉ đang làm những việc được chỉ định, khuyến khích, hướng dẫn mà thôi. Và có thể chính ông cũng không hiểu gì về Phật pháp! ông đã đứng trên một khái niệm triết học hết sức lai căng, tạp nham để bình luận về sự khổ theo quan điểm của đạo Phật. Bài thơ là cả một quá trình, chiến đấu, lừa dối và thỏa hiệp với nội tâm. Đứng trên cái nhìn của Phật giáo, ta thấy Huy Cận đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Sự kiêu mạn khi ông đem ra phép so sánh, và sự bất an thật sự là khi ông dùng gần như cả bài thơ để nói về nỗi khổ và niềm vui có được từ cuộc cách mạng này giống như một đốm nhỏ ở cuối bài, mà vẫn chưa trút được hết những cố nhân. Bởi vì ông vốn là một nhà trí thức có tâm với đời, với thời thế song lại có những quyết định hết sức sai lầm khi tin vào những chủ thuyết viễn tưởng kết hợp trong tay của những kẻ khát máu. Mà không chỉ Huy Cận mà là tất cả những văn nghệ sĩ thời bấy giờ ai đã từng lang thang trong buồn bã bị kéo lôi, bế thốc cho quay về với guồng máy nhào nặng trí óc thì đều có chung một nỗi đau như thế này. Hiểu để thương. Và chúng ta hãy thương Huy Cận như một chúng sanh vậy. Cao Hồng Ân --------------------------------------------------------------------------------------------- Cám ơn con bài viết rất lý thú, nhưng thôi hảy dùng thời gian cố gắng học bài chỉ còn mấy tháng nữa thi tốt nghiệp ! Cao Thệ |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 23/Feb/2014 lúc 9:01am |
Để ta kể em nghe một câu chuyện thế này... ngày xưa lắm, có một anh chàng nọ đi đường ngang qua một vũng nước tương đối rộng và sâu. Anh chợt thấy một con bọ cạp đang loi ngoi sắp chết ngạt trong nước. Tự dưng như 1 phản xạ vô điều kiện, anh đưa tay ra vớt lấy con côn trùng ấy. Nó đốt vào tay anh, đau nhói. Nhưng anh vẫn gồng lên và cứu nó... Người xung quanh cười nhạo anh là ngu ngơ, khờ dại... nhưng không ai trong số những bậc 'tri thức' ấy đưa cho anh một cành cây để tay anh khỏi tiếp xúc với con vật. Và sau những tiếng cười giè biễu, cũng không ai dẫn anh đến lang y hay đưa cho anh ta một bài thuốc trị nọc độc bọ cạp... Em biết không? Lúc đó, chư Bồ tát 10 phương dòm xuống, họ từ cõi nước mà đảnh lễ anh chàng khờ khạo kia. Ta đã nghe họ nói với nhau rằng: - Chúng ta tu hành hằng hà sa số kiếp không thể tính đếm, tu tập vô lượng pháp môn là để có tâm “ khù khờ “ như thế. Đó là tâm của chư Phật, bao trùm cả vạn pháp. Ta chỉ là người kể chuyện, em nghe xong thì ngủ ngon nhé. Đời này, ai mà không vay mượn. Ngay cả hơi thở cũng là vay trả, trả vay. Nên em cứ vay mượn kiến thức, vay mượn trí thế gian, vay mượn phương tiện,vay mượn hơn thua... đến khi chán chê rồi, em mới nhận ra rằng tại sao chư Bồ tát lại đảnh lễ người mà thế gian vừa cười chê là ngu khờ, phản khoa học như thế. Qua vài lần trò chuyện, ta biết em còn chấp ngã chấp nhân nhiều lắm. Nên thôi, em đừng cười chê người ta nữa vì nội lực em không có. Mà khoan, em đừng vội nói rằng : - Ta vì còn chấp nên ta mới thấy em chấp. Bởi vì, nếu không có sanh tử thì sao ta có thể quán ra được cái bất sanh bất tử. Nếu không có năng sở, thì làm sao quán được năng sở tịch diệt? Khi một con công trống muốn múa may cho những con.mái xem. Nó thường đấu đá, đâm thọt những con công trống khác. Mà vũ điệu của loài công thì ... dù đẹp đến đâu, thoát tục đến đâu cũng chỉ với một mục đích thôi ... thu hút những con mái. Ta nói vậy rồi. Em hãy ngủ đi. Cứ xem như một câu chuyện vui thôi. Vì con công sanh ra là để múa và người ta sanh ra là để “ xôn xao “ cuộc đời mà ... Cao Hồng Ân |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 03/Mar/2014 lúc 8:45am |
Chào Nhau !
Đêm những dài theo tiếng thở dài Cả trời, đau đớn quẩn quanh đây Tấm thân tứ đại đang tan rã Dần xé tâm can với tháng ngày ! Em viết thơ này gởi đến anh Bốn mươi năm lẽ biết bao tình Không dưng gần cuối con đường, rẽ Mất hút nhau rồi, em lạc anh ! Mẹ viết thơ này gởi đến con Hai đầu nỗi nhớ, một cô đơn Đâu ngờ đưa tiển là ly biệt Sinh tử, thường thôi chẳng đáng buồn ! Bạn bè thân hữu … bậc ân nhân Nương tựa nhau chung một lối trần Duyên tan, nghiệp chuyển thôi từ giả Ta về bên ấy, bạn bình an ! Xin viết vài câu cảm tạ đời Dưỡng nuôi sự sống của muôn loài Nay sang một cõi trời xa lạ Lòng vẫn cưu mang nặng nghĩa người Cao Thệ |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 07/Mar/2014 lúc 1:44am |
… Biết
Cái thường biết ấy vốn thường thường thôi Chẳng qua là sợi tơ trời Gió đưa, gió đẩy một đời chẳng yên Sinh ra từ những não phiền Buồn vui, cười khóc như nhiên, phận người ! Hảy cùng năm tháng rong chơi. Cao Thệ Chỉnh sửa lại bởi cao the - 08/Mar/2014 lúc 10:08pm |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 18/Mar/2014 lúc 9:09pm |
ĐÔI BỜ CHÂN-VỌNG]
“Em nhỏ ơi hãy khóc Em nhỏ ơi hãy cười Niềm đau và hạnh phúc Ấy tự tánh viên thành” Đã có đôi lần, ta nói với em rằng, em không cần thay đổi, trang điểm, phấn son gì cả. Em cứ đơn sơ như mây trời, như hoa cỏ thì tự nhiên đời cũng sẽ đơn sơ lại với em. Bởi vì khi, chúng ta còn chạy theo những đối tượng của hạnh phúc, còn mong cầu thì đời sẽ còn đó những những khổ đau, phiền não và dày vò. Vì lẽ đó, ta đã không đi tìm em. Và em cũng đã không thể thấy ta cho đến khi em bỏ hết những trang sức, những ao ước mà lủi thủi quay về trong sầu muộn. Và trên con đường về buồn tênh ấy, em đã thấy ta đang ngồi yên mà ngắm mây trời dưới một tàn cây rậm lá. Em đã chạy đến, tựa đầu trên vai ta mà khóc. Những giọt nước mắt nóng ấm, vội khô đi rồi hóa mây về trời. Em thỏ thẻ: “ Anh đã ngồi đây từ độ ấy đến nay ư ?” “ Anh có giận em không? Đã bao lần, em đi qua nơi này, mà em đã không để ý đến anh.” Ta xoay đầu lại, nhìn sâu vào đôi mắt em. Buồn vui xen lẫn. Ta mỉm cười: “Nếu em không bỏ xuống tất cả, nếu em không thất vọng mà quay về, làm sao em có thể gặp được anh. Anh còn phải cảm ơn, nhiều nhiều lắm những lần em chạy tất tưởi ngang qua anh, bởi vì nếu không có những chuyến đi vô vọng ấy thì làm sao em có thể quay về đây”. Và ta đã yêu nhau, chóng vánh như thế. Giống như câu hát của Trịnh: “ Cuộc tình mới chớm Đã viên thành”. … tình yêu ấy đã mang em về với ta và những chuyến rong chơi bát ngát nơi đồng cỏ. Em còn nhớ những con cào cào, cánh cam, và bướm trên đồng hôm trước ta chỉ cho em không? Mình đã biết rằng, những con côn trùng bé xíu ấy được thấy như không thuộc về đồng cỏ. Và từ đó, những phiền não, tạp niệm hay gọi là Vọng Tâm thì không hề lệ thuộc vào Chân Tâm. Tức là ta đã tách ra sự khác biệt giữa chân-vọng, giữa côn trùng-đồng cỏ. Sự tách bạch ra như thế rất quan trọng. Nó giống như ngày xưa, khi em đi tìm ta vậy. Nó cho em một con đường để đi về phía ta, nó cũng cho em một khái niệm về “ta” để em tìm kiếm. Nhưng thật sự, em chỉ gặp ta khi mà đường đi trở thành đường về, và đã thất vọng khi không thể tìm thấy. Cũng giống như, khi hành giả thực tu, thất vọng rằng pháp quán diệt vọng tưởng, diệt phiền não bằng quán sự vô thường đến đi của chúng không thể đưa đến một trạng thái vắng bặt não phiền. Nếu có thực tu, không lạc vào định tưởng, thì anh ta sẽ thất vọng như em đã từng thất vọng. Rồi quay về, em thì bỏ hết những mong ước gặp được ta, những khái niệm về ta, anh thiền sinh thì bỏ hết những lý thuyết phân biệt về CHÂN-VỌNG thì ngay đó, em gặp được ta. Ngay đó, hành giả ngộ được đạo lớn là cái vọng tâm cũng là chân tâm, mà chân tâm cũng chính là vọng tâm. Giống như những con côn trùng, chúng thật sự là những cư dân của đồng cỏ bởi vì chúng chính là những hiện tượng biểu hiện tính chất vô thường của đồng cỏ vậy. Giống như sóng là biển, sóng là sự biểu hiện tính chất của biển. Như Lai Viên Giác Diệu Tâm, Tự Tánh, Chân Như, Niết Bàn, Cực Lạc không phải ở nơi vắng bặt sự có mặt của vọng tưởng, phiền não như chúng ta thường nghĩ mà chính là sự quán chiếu được sự biển hiện ra bên ngoài cũng chính là thực tướng của vạn pháp. Mà thực tướng ấy là vô tướng. Đã là biển thì không thể nào không có sóng. Đã là tâm thì không thể nào thiếu đi những biểu hiện bên ngoài tức là những phiền não, vọng tưởng lăn xăn. Chính nhờ sanh diệt mà ta quán chiếu được bất sanh bất diệt. Chính nhờ những côn trùng đến đi mà ta thấy được đồng cỏ. Chính nhờ sự đến đi vô thường của những đám mây phiền não trên trời tâm mà ta thấy được tâm. Nhưng thực ra trời còn bao gồm cả mây, đồng cỏ là bao gồm cả những côn trùng, và tâm thì bao trùm cả chân-vọng. Đến đây, có lẽ em đã hiểu tại sao người ta hay nói rằng, trước khi tu thì núi là núi, sông là sông. Đang tu thì núi không là núi, sông không là sông. Đã tu thì núi là núi, sông là sông. Tức là khi chưa có sự quán chiếu thì không biết được tâm, lúc đang quán chiếu thì chia đôi chân tâm-vọng tâm, nhưng đến khi đã quán thấy thực tướng rồi thì tâm không có vọng cũng không có chân. Giống như Niết Bàn ở giữa hơi thở vào ra, hay đúng hơn là thấy tuy có vào, có ra nhưng kỳ thực chỉ là hơi thở mà thôi. Niết Bàn chính là khoảng lặng bất sanh bất diệt giữa hai làn hơi ấy. Đó chính là sự im lặng của Duy Ma Cật sau khi các vị Bồ tát lần lượt trình bày về pháp tu để vượt khỏi Nhị Nguyên của họ. Có vị thì trình bày về các căn-trần, có vị thì nói về chân- vọng. Nhưng cuối cùng Niết Bàn lại chính là sự im lặng vắng bặt hết những khái niệm về Năng Sở, có không. Tuy nhiên trước đó, hành giả phải thực quán nhuần nhuyễn về tính chân, vọng của vạn pháp đã. Suy cho cùng thì đó cũng chính là cánh cửa Phổ Môn, tức là muốn vào Niết Bàn, muốn thể nhập Như Lai Viên Giác Diệu tâm phải bước qua cánh cửa ý niệm Năng Sở, vọng tâm- chân tâm. Hay đúng hơn là sự chứng đắc giống như khung cửa chơ vơ giữa đồi, nhưng phải bước qua đó, mới thấy rõ rằng không có gì là chứng đắc cả. Thật sự không có phiền não, vọng tưởng, tham ái để diệt. Sự thành-hoại của sóng cũng chỉ là sự biểu hiện về tánh bất sanh bất diệt của đại dương. Những tạp niệm cũng chỉ là những biểu hiện đến từ Tự tánh mà thôi. Do vậy, Bụt Thích Ca nói rằng, 49 năm thuyết pháp, Như Lai không nói một lời nào. Tức là vì chúng sanh mà chỉ bày phương tiện tốt-xấu, phiền não-thanh tịnh, chân-vọng, chánh-tà chứ kỳ thực, không hề thực có những pháp ấy. Do pháp của Như Lai cũng chính là để đối trị với những cái không thực ấy nên pháp cũng như huyễn mà thôi. Vì lẽ đó mà, chư Bụt và Bồ tát mười phương bèn khen ngợi Bụt Thích Ca trong kinh Địa Tạng rằng: ”Đức Bụt Thích Ca Mâu Ni, có thể ở trong đời ác ngũ trược mà hiện sức oai đức trí tuệ thần thông chẳng thể nghĩ bàn”, để điều phục chúng sanh can cường làm cho chúng nó rõ “Pháp khổ, Pháp vui”. Vì chúng sanh vô minh không thấy được thực tướng của vạn pháp, nên Bụt bày ra phương tiện, dạy rõ, phân biệt pháp khổ, pháp vui. Đến khi thấy khổ-vui, chân-vọng cũng chỉ là ý niệm thì còn lại gì? Đó là NIẾT BÀN. Cho nên từ rất lâu, các hành giả đã hiểu sai ý nghĩa thực của Niết Bàn. Đó không phải là nơi đã diệt sạch vọng tưởng mà đã mang chân-vọng hòa lại làm một. Giống như Duy Ma Cật mang cả cõi Bụt Diệu Hỷ đặt trọn vẹn vào cõi Ta Bà. Ta có thể diễn dịch lại cuộc di dời tráng lệ này như sau, khi quán niệm đến tận cùng của Chân Vọng thì hành giả nhận thấy chân vọng cũng đều là TÂM, khi vỡ ra điều nhiệm màu ấy thì “những vị đắc thần thông” tức là những chấp về “chân tâm” cảm thấy như bị bắt lấy, mang đi. Còn những vị “chưa đắc thần thông” các chấp vào vọng tâm đã bị các pháp quán đối trị làm cho tê liệt, nhu thuận nên không còn biết gì về sự hòa quyện Chân-vọng vĩ đại này. Tuy nhiên sau khi đã thị hiện thực tướng của TÂM, cõi nước Diệu Hỷ_chân tâm trở về vị trí cũ, tách biệt với Ta Bà_vọng tâm. Hình ảnh này dùng để diễn tả rằng NHỊ NGUYÊN cũng là một trong những hình tướng của vạn pháp, mà chỉ có trí tuệ của Chư Phật, của Thức Giả mới đủ sức gom về một mối, xóa đi lằn ranh phân biệt đôi bờ. Từ sự hiểu rõ về pháp quán Chân Vọng, và thực tướng của của tâm là không có chân, cũng không có vọng ta lại cùng em quay về với phần Trời Rồng hội họp ở kinh Địa Tạng. Kinh chép như vầy: Sau khi các vị trời, rồng, quỷ thần hội tụ vân tập lại như thế, Bụt Thích Ca mới hỏi Bồ tát Văn Thù rằng: Thầy có biết số lượng của họ là bao nhiêu không? Ngài Văn Thù liền thưa: Bạch Thế Tôn, nếu dùng thần lực của con tính đếm trong nghìn kiếp cũng không thể đếm hết. Bụt bảo: Đến ta dùng Phật Nhãn mà còn không tính đếm được nữa là. Số các vị này đều của Ngài Địa Tạng từ thuở kiếp lâu xa, hoặc đã độ, đang độ, sẽ độ hoặc đã thành tựu, đang thành tựu, sẽ thành tựu… Bồ tát Văn Thù trong các kinh điển Đại Thừa được xem biểu tượng của trí tuệ, Bụt là chân như rộng khắp, Bồ tát Địa Tạng như đã nói, có thể xem như là phương tiện mà Bụt dùng để hiển bày chân như, tự tánh. Vậy đoạn kinh cũng có thể diễn lại rất sống động, rất chân thực như sau: Khi hành giả đã quán thậm thâm về Chân-Vọng, thì trí tuệ có được do công phu quán chiếu miên mật tự nghĩ rằng: tại sao vọng tâm lại nhiều và dày đặc đến vậy? chúng thực chất bao nhiêu? Chúng có hữu hạn ( có thể tính đếm) hay không? Đến bao giờ thì chúng mới hết (do là số hữu hạn) ? Và khi đã thất bại, không thể tính đếm được về vọng tâm, hay đúng hơn là không thể đạt được trạng thái dẹp sạch vọng tâm , như bắt biển không còn sóng, trời không mây, đồng cỏ không còn côn trùng. Thì chính sự thất bại ấy, khiến hành giả quay về, lìa bỏ chấp vào Chân-Vọng và từ đó mà ngộ được rằng những phiền não, vọng tưởng, trạo cử, thùy miên cũng chính là TÂM, giống như như sóng trên biển, vì biển là bất sanh bất tử, nên sóng mới có thể thị hiện khóc gào tử sanh. Và TÂM cũng như biển vậy, thì những não phiền mới có thể đến-đi, sanh-diệt muôn trùng. Sóng vỡ òa, rồi trở về với biển. Phiền não đến, và đi rồi cũng trở về Chân Như. Quán chiếu những hư vọng đều trở về Chân Như, đó mới chính là ý nghĩa sâu xa nhất của cụm từ ĐỘ TẬN TẤT CẢ CHÚNG SANH VÀO VÔ DƯ NIẾT BÀN của đạo Bụt Đại Thừa. Chứ nếu còn nghĩ rằng, có chúng sanh bên ngoài để độ, để thuyết pháp cho nghe, để dạy ngồi thiền, niệm Phật thì em đã kẹt vào sắc tướng và từ đó không thể thấy Như Lai. Như Lai là như có đến, chứ không thực đến, giống như não phiền thấy có đến có đi, nhưng kỳ thực bản chất của chúng là Như Huyễn. Bản chất thật của sóng là nước, sóng không cần vỡ tan mới trở thành nước, mà sóng vốn dĩ đã là nước rồi. Không cần đoạn dẹp Phiền não mới thấy được Chân Như, vì vốn dĩ chúng đã là Chân Như rồi. Không ai có thể đếm được sóng trên biển, Bồ tát Văn Thù không thể đếm được số thánh, phàm hội tụ, trí tuệ thấy biết Chân Vọng không thể hữu hạn được về vọng tưởng. Ngay cả biển cũng không biết trên nó bao nhiêu đợt sóng, ngay cả huệ nhãn của Bụt cũng không thể cho ra con số hữu hạn về thánh, phàm vân tập về cung trời, và chân như không có nghĩa là quét sạch phiền não mà chính xả bỏ được chấp chân-vọng, chấp năng-sở. Giống như tu Tịnh Độ, tức là phương tiện chấp giữa niệm nghĩ về Bụt Di Đà, và tạp niệm lăn xăn. Hai loại niệm ấy đều đến từ một chỗ và sẽ về cùng một chỗ. Nơi ấy gọi là Tịnh Độ. Người ta hay nói, đới nghiệp vãng sanh là như vậy. Chánh niệm và tạp niệm đều là Niệm, đều là những biểu hiện của Tự tánh tròn đầy. Những quỷ thần trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều là của Ngài Địa Tạng. Tất cả những phiền não, vọng tưởng, tạp niệm trong ba đời đều của Chân Như. Đến khi không còn khái niệm về khổ nữa, mới thật sự là Cực Lạc. Và ngay đó là đã độ được tất cả chúng sanh, hay kinh Pháp Hoa còn cung cấp một hình ảnh cụ thể hơn nữa đó là Bụt thọ ký cho toàn thể chúng sanh trong ba đời. Tất cả sẽ trở thành Bụt, sẽ viên thành đạo quả. Giống như tất cả phiền não, nghiệp chướng đều sẽ trở về Vô Dư Niết Bàn. Không còn tướng chúng sanh nữa, thì lấy ai để độ? Không còn Nhị Nguyên nữa thì còn gì là Vọng-Chân, khổ-vui ? …Ta ngồi dưới tàn cây, thấy em bước qua ta hàng trăm hàng vạn lần mà em nào có hay… cho đến khi sự thất bại khiến em bừng tỉnh mà quay về, thì em mới gặp được ta. Giống như Ngài Văn Thù trong bản kinh này vậy, nếu trí tuệ phân biệt Chân-Vọng không có sự thất bại trong việc hữu hạn vọng tâm thì làm sao chân lý được hiển bày là vọng tâm và chân tâm chỉ là pháp phương tiện mà thôi. Em đừng vội than vãn, hối tiếc cho những chuyến đi tìm, bởi vì nếu không có sự cầu tìm thì làm sao có sự giác ngộ? hay nói đúng hơn là có sự thất bại rồi mới quay về. Tuy nhiên, em thấy được ta, yêu ta thì cũng vẫn giống như người còn ôm lấy Chân Tâm, vẫn chưa lìa khỏi ý niệm về những chuyến đi hoang. Vậy Chân Như là gì? Là toàn bộ những sự việc này. Là lúc em thoa son lên môi, đánh phấn lên má, bước chân ra khỏi nhà, bắt đầu chuyến kiếm tìm, thất bại, rồi quay về, gặp ta, yêu ta… toàn thể chuỗi sự kiện ấy gọi là Chân Như. Và em hãy mỉm cười trong vòng tay của ta đi. Thế gian ngoài kia đang lang thang, vất vưởng đi tìm lại chính họ. Có người đội mũ giả làm Địa Tạng thống lĩnh quỷ thần, có người múa lụa giả Quan Âm, có người tuyên xưng chứng đắc, có người xây chùa xây tượng, .v.v họ đều đến từ chân như và thị hiện chân như đấy. Bởi vậy, biển cứ mãi xôn xao. Vòng tròn là một sự kết hợp của vô lượng điểm không hề tròn. Nam Mô Bụt Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Nam Mô Bồ tát Quán Thế Âm Nam Mô Bồ tát Shantideva Nguyện những điều con viết ra đều từ nơi Tự tánh viên thành, và vì lẽ đó mà lợi lạc vô lượng hữu tình Cao Hồng Ân |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 21/Mar/2014 lúc 8:25am |
Chúa
Thưa anh em, đây là quyển sách được ghi chép, thông qua sự nghe nhìn và tìm tòi của tôi về gia phả Chúa Jesus, con cháu của vị vua David lịch sử, và dòng dõi của Abraham người đã trọn tin và dám buông bỏ tất cả vì Thiên Chúa. Khởi đi từ Abraham là cha của Isaac, và Issac là cha của Jacob. Jacob lại sinh ra 2 người con trai mà một trong số đó tên là Judas. Từ Judas này đã trải qua rất nhiều mới đến Jesse là phụ hoàng của vì vua David uy quyền sáng chói trong lịch sử. Và dòng dõi hoàng tộc ấy cứ trải dài và rộng ra dần. Cũng như khi ta thấy những chiếc rễ của cây đại thụ, ăn sâu và bao quát cả một vùng rộng lớn, thì dòng dõi ấy cũng lan tỏa và chia nhiều chi nhánh như thế. Cho đến đời của Jacob đây chỉ là sự trùng tên, vì phong tục của thời bấy giờ, người ta được quyền dò lại trong gia phả và chọn tên của các vị cha ông mà đặt tên cho con cái (N.D.) Và Jacob này có một người con tên là Joseph. Người này đã kết thành vợ chồng với người nữ tên là Mary. Họ có một đứa con trai là đặt tên là Jesus tức Chúa Jesus sau này. Và như thế tất cả các thứ bậc trong hệ gia phả từ đời của Abraham cho đến vua David là 14 đời. Và từ vị vua ấy cho đến Chúa Jesus cũng vừa tròn vẹn 14 đời nữa, cũng vì vậy mà sau này khi Chúa Jesus đi giảng dạy, người ta đã tin rằng Chúa là sự hiện thân của vì vua David và sẽ đem lại sự huy hoàng tột bực cho dân Chúa như những bậc tiền nhân của Ngài đã đã từng làm. … Câu chuyện đầu tiên về Thầy Jesus mà ta kể em nghe trên đây là về cây gia phả, cội nguồn của Thầy ấy. Giờ ta cứ tạm quên những tên gọi bằng tiếng nước ngoài xa lạ ấy đi. Mà cứ trở về với đồng cỏ như biết bao lâu nay em và ta vẫn hay làm. Đồng cỏ thấy vậy mà đã chứa đựng đủ đầy những phương tiện để giúp ta hiểu thêm về vạn vật, về vũ trụ. Nên ta đã từng nói với em, mình đâu cần đi đâu xa, chỉ cần ngồi xuống đây, ngô ngê như cỏ, như đất mà tự dưng sẽ thấy được vạn pháp đang hiển bày một cách vô cùng bình dị. Em có thấy đóa hoa bồ công anh kia không ? thứ hoa tưởng chừng như mỏng manh dễ vỡ ấy mà lại có sức sống đến ghê người. Từ đóa hoa vỡ vụn ra ngàn cánh nhỏ, rồi tung bay mãi miết trong gió lộng. Nơi mỗi cánh hoa nhẹ như nhung ấy là một hạt hoa được đính vào. Chúng cứ bay theo gió, bay mãi bay mãi cho đến khi tấp vào một chốn lạ vô định nào đó. Trong mỗi hạt hoa là cả một ước vọng, không phải chỉ của riêng cái cây hoa bé nhỏ và dễ bẹp dí những bước chân đời ấy đâu. Mà còn mang theo cả những ước vọng của giống loài. Trải qua bao nhiêu triệu năm tiến hóa, loài hoa đã học ra cách khắc phục đi sự nhược tiểu, bé nhỏ về tướng hình. Thế là những cánh hoa tung bay cùng gió, vượt qua những hồ, những thác gềnh, những đồi trọc để đến miền đất xa xăm. Loài hoa ấy thấy rằng nếu nó cứ giữ rịt lấy những cánh hoa thì làm sao giống loài có thể phát triển vì bồ công anh vốn yếu đuối lắm , chúng không thể tranh nổi với những loài cỏ thô ráp khác. Vậy em thử đưa tay đón hạt hoa bay màu nhiệm ấy đi. Bởi vì thứ mà em đang cầm trên tay là kết tinh, là thành quả của hàng triệu năm tiến hóa nơi giống loài. Nâng niu cánh hoa nhỏ xíu xiu, đính vào trong lớp lông tơ mềm mại, ta có thể thấy được sự thất bại và lụi tàn xưa cũ khi chưa biết cho hạt bay trong gió của tổ tiên bồ công anh trước sự cạnh tranh khốc liệt từ những họ hàng nhà cỏ khác. Và nhờ khả năng bay bổng tuyệt diệu, mà giống loài mềm mỏng ấy vẫn cứ trường tồn. Chúng mọc trên ngọn đồi, trên bờ đê, phía bên kia hàng rào, dọc hai bên bờ sông, khe đá, gốc cây vì gió mang chúng đến những nơi vô định. Nhưng hoa vẫn chắc chắn và tự tin rằng giống loài sẽ chẳng thể bị hoại diệt. Từ giống hoa ấy, ta có thể thấy rằng hiện tại là kết tinh của quá khứ và là hạt mầm của tương lai. Khi ta cùng em ngồi chơi giữa đồng cỏ, là ta đang tắm táp trên dòng sông của hiện tại. Nếu tâm ý ta thực an trụ nơi từng sát na thì ta sẽ thấy được rằng, ta là sự kết tinh của dòng họ. Những cha anh tuy thấy nằm xuống đó, sanh tử đó, nhưng họ vẫn sống, vẫn đang đi, nói cười khi ta đi đứng, nói cười. Và nếu như ta có chết đi, thì ta cũng sẽ không chết vì trong con cháu ta, chúng cũng sẽ mang tất cả những ước mơ, khát vọng của giống loài để đi đứng, nói cười. Ta thấy cha mẹ trong hơi thở của ta. Thấy ông bà, thấy rất xa về khái niệm tổ tiên hun hút. Thấy cả con cháu, thấy chắt chít, thấy rất xa về khái niệm truyền nhân ngút ngàn. Vậy thân này là một màu nhiệm, bởi vì nó có thể phản ánh lên được cha ông, và cũng hoàn toàn có thể hiện hữu nơi con cháu sau này. Ta chưa hề tử sanh trên dòng sanh tử. Và vạn pháp cũng như thế. Nên khi nhìn vào gia phả của Thầy Jesus, ta thấy khát vọng của Abraham khi dẫn đầu đoàn dân cô thế tìm về Đất Hứa, thấy vua David đang duyệt binh ở thành Babylon, ta thấy cả thảy 28 tầng lớp của cây gia phả. Do đó, thầy Jesus cũng là một con người có cội có tông. Thầy là hạt giống của cây bồ công anh mang tên Abraham và xa hơn nữa, thăm thẳm hơn nữa, bỏ xa cái khả năng biên chép của con người, bỏ xa hơn cả khi con người chưa có. Thì cội nguồn của Thầy có phải chính là tự tánh của vạn pháp không ? Không phải riêng Thầy Jesus mới có may mắn đó, mà em, ta và vạn pháp cũng có cùng một tự tánh. Phật giáo gọi đó là Như Lai Tánh tức là không đến, không đi, không thêm không bớt, không tử cũng không sanh. Mà đó cũng là điểm mà Thầy Jesus luôn luôn nhấn mạnh trong tất cả những bài giảng sau này. Thầy không gọi trực diện đó là tự tánh mà là CHÚA CHA, tức là cội nguồn hay quê hương đích thực của không riêng Thầy mà là của cả vạn pháp. Khi đã vượt qua khỏi cái thấy hạn hẹp, biên kiến thì tương lai hay quá khứ không còn nữa, mà chỉ còn lại không gian vô tận tức là không đến cũng không đi. Nhìn vào bảng gia phả của không riêng Thầy Jesus mà của tất cả chúng ta thì em sẽ thấy rõ rằng vạn pháp không bao giờ mất đi mà luôn đang thị hiện cho nhau và vì nhau. Thấy Jesus là thị hiện cho Tổ phụ Abraham. Và sự có mặt của người được gọi là Tổ phụ ấy cũng vì thầy Jesus trong hiện tại. 28 tầng lớp hay cũng là vô lượng tầng lớp của tổ tiên chưa bao giờ chết đi, đang ở trong Thầy Jesus. Tổ tiên ta cũng chỉ đang thị hiện sanh diệt chứ kỳ thực chưa bao giờ chết, chưa bao giờ sanh, họ luôn ở trong ta. Ta là sự hiện diện của họ vậy. Thực tập sự quán chiếu sâu sắc khi nghe câu chuyện về dòng dõi của Hài Nhi, ta sẽ đạt tới cái thấy vô phân biệt, và không còn kẹt giữa những ý niệm về sống chết. Thầy Jesus cũng chưa bao giờ chết, mà Thầy đang ở trong em, ta và vạn pháp. Ta thấy Thầy trong hơi thở ra vào, trong ý niệm, và ở trong lá, trong mây, trong đất và trong tất cả. Em đâu cần phải được sanh trong một dòng họ tiếng tăm lừng lẫy để làm nên những chiến công lẫy lừng, bởi vì vạn pháp có cùng một cội nguyên là TỰ TÁNH. Cho nên ta đừng để đau khổ của tổ tiên có dịp nảy mầm trong ta. Mà bản chất của đau khổ lại chính là kẹt vào những ý niệm, đúng sai, dơ sạch, tới lui, sống chết. Như đạo Chúa thì là trái cấm biết đúng sai năm xưa mà Eva chia sẽ với Adam. Cái ý niệm sai lầm Nhị Nguyên chính là tội tổ tông mà Cựu Ước đã đề cập đến. Chúa Cha hay Đấng Sáng Tạo đâu có nhỏ mọn như người ta thường nghĩ, Ngài tiếc gì với nhân loại về trái táo cỏn con ấy chứ ? Ta tin mê lầm vào tội tổ tông là từ trái cấm, tức là vô tình đang hạ thấp Đấng Sáng Tạo đó. Ngài đâu có thù day dẵng và giận lâu đến vậy. Ta nói ta kính sợ Đấng Sáng Tạo mà ta có hiểu gì về Ngài đâu? Ta ăn chay hãm mình rồi kêu là đền tội Tổ Tông, nhưng Đấng Sáng Tạo không bắt tội và cũng chưa bao giờ bắt tội ai. Vậy có tội gì đâu mà ta phải đền chi cho cực khổ vậy? Adam và Eva kẹt vào trong Nhị Nguyên, trong đúng sai, thương ghét nên tự làm khổ mình và vì vậy dù họ có sống trong Địa đàng thì họ vẫn cảm thấy đau khổ thôi. Bao nhiêu người giàu vẫn khóc. Giáo đường và mái chùa không bảo vệ được ai đâu nếu họ không tự cứu mình. Em thử nhìn xung quanh có ai mà không đang chạy loanh quanh trốn khổ, tìm vui trong ý niệm không? Họ tin rằng chết là khổ nên cả cuộc đời họ phải chịu nỗi ám ảnh day dứt về cái chết để rồi họ phải tự dối gạt mình bằng cảnh tượng của Thiên Đàng, của Tịnh Độ như là một cảnh giới vô hình huyễn hoặc sau khi chết. Họ còn chưa an tâm bèn phải tạo ra hình ảnh của một Đấng sẽ phán xét và cho họ cái vé vào nước Trời, hay một vị Phật, Bồ tát sẽ đưa đón họ về cõi ảo tưởng đó. Nhưng họ quên mất rằng chỉ DUY NHẤT chính họ mới có quyền cho vào hay đưa đón họ vào tự tánh, chân như. Bởi vì ta và em là những kẻ lang thang nơi cánh đồng mênh mông vô định và những ngày dài như bất tận, nên ta không thể nhìn Thầy Jesus hạn hẹp ở nơi cái gia phả thứ phải phụ thuộc vào khả năng biên chép của loài người. Ta phải quán chiếu Thầy ở đồng cỏ nhiệm màu này để thấy Thầy cũng là một Đấng Như Lai, chưa bao giờ đến mà cũng chưa bao giờ đi. Và chúng ta cũng sẽ lang thang trên ruộng đồng này cùng với Thầy Jesus nghe chim trời hát vang để ngợi ca âm ba của tự tánh. “Tây Phương không xa cách Tây Phương trước mặt người Ngàn sông về biển lớn Trăng lặn không lìa trời”. Biển lớn và trời là tự tánh, ngàn con sông và ánh trăng là chúng ta. Tất cả chúng ta đều có quê hương chung là tự tánh. Trăng tuy thấy là có mọc, có lặn cũng như vạn pháp thấy như có tử, có sanh nhưng kỳ thực là trăng luôn luôn “không lìa trời”. Vậy thì Thiên Đàng hay Tịnh Độ mà em còn chấp bởi ý niệm của sướng khổ ở một phía trời nào đó ngoài em thì hoàn toàn không có thực. Chúng chỉ là những sản phẩm của tâm phân biệt và sợ sệt huyễn hóa về những vọng tưởng đảo điên. Thấy sông suối tuy có khác biệt nhưng đều chung cội nguồn là biển, thấy vạn pháp tuy khác nhau nhưng lại có cùng nhau một tự tánh vô phân biệt. Cho nên, khi người thân em mất đi, em lại đưa cho họ cái phao tạm bợ về sự sung sướng của Tịnh Độ, của Thiên Đàng là những giải thoát ảo tưởng thì có phải là em đang hại họ bị chìm đắm vô cùng vào trong cái thế giới vọng tưởng, vô hình, ma mị hay không ? Nên em hãy nói với người thân về sự tiếp nối bất tận của họ trong con cháu để họ được an lòng và vì nhân ấy mà kiếp sau có duyên để học hỏi, và quán chiếu thêm về tự tánh. Chứ đừng đem cái niềm tin sắt đá sai lầm ấy mà gượng ép, bắt buộc họ phải chấp nhận. Như vậy có thực là lòng tốt hay chỉ là tâm ích kỷ vi tế ? Người ta vốn tin rằng Thầy Jesus là con một của Đấng Sáng Thế nên được chọn để vào trong một dòng họ danh giá như vậy. Nhưng kỳ thực có Đấng nào chọn đâu ? Mà nếu quán chiếu nơi tự tánh đã vượt khỏi nhị nguyên thì có dòng họ nào là danh giá đâu? Phật Thích Ca cũng vậy, Ngài không chọn dòng họ để được thị hiện đản sanh. Bởi vì vạn pháp vốn đã đồng nguồn cội, hay đồng tự tánh rồi. Đó chỉ là những pháp lành luôn có xu hướng tụ hội cùng nhau. Đoạn đầu này rất quan trọng bởi vì chỉ khi em và ta có thể hiểu được nó theo hướng thoát khỏi những cái nhìn cũ kỹ thì chúng ta mới có thể tiếp xúc được với Thầy Jesus, và hiểu được tại sao Thầy cô đơn giữa cung thánh, giáo đường uy nga. Và Phật cũng đang rất cô quạnh giữa chùa to, tượng lớn và hàng vạn chúng sanh đang tụng niệm không ngừng. Hài Nhi được sanh ra từ một dòng họ mà không phải từ trời rơi xuống, hay từ biển đi lên để chứng minh rằng dù là bất cứ một Đấng nào khi muốn đến cõi này đều phải chịu sanh tử nhưng không lìa Như Lai. Tức là ta không thể thấy được tự tánh của nước nếu không có sóng tan hợp, hay rõ hơn là không thể thấy được bản thể bất sanh bất tử mà không qua quán chiếu sâu sắc về sự sanh tử. Cảm ơn hoa bồ công anh nhé, mi đã giúp em và ta có thể cởi được gần như phân nửa cái màu sắc thần bí của sự giáng sinh mà chúng sanh đã khoát lên Thầy Jesus từ rất lâu rồi. Em hãy hít thở thật sâu. Em nghe đó, bốn phương trời, có pháp nào mà không đang giảng nói về pháp vô thượng chứ? Gió ơi, gió hãy nổi lên đi. Cho lá rừng vang lên âm vi diệu. Cho Hải Triều âm không bao giờ ngơi nghỉ. Đặng khen thưởng Hài Nhi ấy. Sanh ra giữa mê lầm và tà kiến, vậy mà có thể cỡi trên sóng Tử-Sanh. “Lạy Thầy, con biết là con yêu mến Thầy” Thomas Cao Hồng Ân |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 26/Mar/2014 lúc 8:07am |
DỌN ĐƯỜNG CHO HÀI NHI
(lược dịch, tổng hợp và phóng tác từ chương 1 của Tin Mừng theo Thầy Matthew và thầy Luke) Vào thời của vua Herod trị vì, có một thầy tư tế tên là Zach-a-ri-as thuộc về dòng A-bi-a, và vợ thầy ấy tên là Elizabeth. Bà vốn là con gái của Aaron. Họ là những người thờ phụng Thiên Chúa rất tín tâm và không bao giờ bê trễ trong công việc phụng sự cho nhà Chúa. Tuy nhiên, họ lại là những người già nua và đơn chiếc. Niềm ao ước duy nhất của hai vợ chồng là một mụm con để vui vầy. Cả hai vẫn hay cầu nguyện với Chúa và lắng nghe ý Ngài về điều này. Cho đến một hôm kia, thầy Zach-a-ri-as đang bước vào đền thờ Chúa để đốt hương trầm cung phụng Ngài theo sự phân công của những vị tư tế quản đền. Cũng cùng lúc đó, cả nhóm người cầu nguyện đang lễ lạy và ngợi ca Chúa ở bên ngoài trong lúc suốt thời gian hương được đốt lên. Và kìa từ đâu, một thiên sứ của Chúa đã hiện đến với ông, vị ấy đứng bên phải của bàn hương. Ông sợ và hoảng hốt lắm, ông phủ phục xuống và run rẩy. Khi ấy, Thiên sứ bảo ông rằng: - Này Zach-a-ri-as, người tôi tớ của Chúa, người đừng sợ. Ta đến để mang tin mừng cho người đây. Chúa đã chấp nhận lời nguyện cầu của hai vợ chồng, và rồi vợ người sẽ có mang. Vì là ân huệ của Chúa nên hãy gọi con trẻ ấy là John. Nó là sẽ niềm hoan hỷ không chỉ riêng cho gia đình mà còn cho tha nhân nữa. Rồi đây, khi con trẻ ấy lớn lên, nó sẽ nên người công chính trong sự soi sáng của Chúa, nó sẽ không lạc lối trong những dục lạc thậm chí là vi tế nhất. Con trẻ sẽ được tắm trong sự soi sáng của Chúa ngay cả khi chưa chào đời. Vì trí tuệ được hun đúc ấy, mà con trẻ khi lớn lên sẽ khiến cho rất nhiều con cái của Israel trở về sự công chính của Chúa. Và nó sẽ là sự dung hòa và thấu hiểu của tiền nhân đối với hậu bối, mang kẻ ngỗ nghịch bị lạc đường trong rừng thẳm của dục lạc, ác kiến và nghi hoặc trở về nẻo chánh đường ngay, và chuẩn bị cho dân chúng tư thế để đón nhận Thiên Chúa. Như vậy con trẻ này, sẽ dọn đường cho Chúa và những kế hoạch của Ngài. Thầy tư tế lắp bắp thưa với Sứ giả rằng:” Lạy Chúa, con không còn tin vào những gì tai con nghe thấy. Vì con đã già yếu rồi, mà vợ con cũng có khá hơn gì mấy so với con đâu? Sao chúng con đủ sức để thực hiện việc trọng đại này cho Chúa chứ ?” Vị Thiên thần nhíu mày tỏ ý thất vọng: - Ta là Gabriel, ta đến đây theo ý Chúa, để truyền tin cho người. Vì sự còn hoang mang ấy nên ta sẽ khiến người vắng bặt những hý luận, và ngữ ngôn cho đến khi sự kỳ diệu ấy xảy ra. Thiên thần Chúa biến mất giữa hư không. Zach-a-ri-as bước ra khỏi đền thờ, và mọi người hỏi ông sao chỉ đốt hương lâu đến thế. Ông không thể trả lời, chỉ ra dấu là mình bị câm. Khi ông đã đi khuất, người ta nói với nhau rằng, Chúa đã cho ông một dấu lạ ở đền thờ. Sau những sự kiện ấy, ông trở về nhà và suy niệm về dấu lạ. Ít lâu sau, vợ ông có mang, và suốt 5 tháng, bà cũng như chồng sống trong thinh lặng để chiêm nghiệm về dấu lạ ấy. Bà hoan hỷ mà tự nhủ rằng:” Lạy Chúa, Chúa hiểu nỗi khổ của con và ban con trẻ này như ban mưa trời xuống vùng hạn hán. Lạy Chúa, tâm hồn con đang reo vang vì hạnh phúc”. Sau khi bà Elizabeth mang thai được 6 tháng, thì một dấu lạ nữa lại được gửi đến Nazareth thuộc về thành phố Galilee. Lần này, người nhận tin là Mary. Cô là một thiếu nữ được hứa gả cho Joseph, dòng dõi của vua David. Khi Thiên thần đến với cô, đã cất tiếng ngợi ca rằng: - Này cô ơi, hãy vui và hoan hỷ lên, cô là người được ân phước trên tất cả những người nữ khác. Lành thay vì cô luôn có Thiên Chúa ở trong mọi suy nghĩ của cô. Mary vừa sợ vì sự hiện thân của Thiên sứ, mà lại còn rất ngạc nhiên về những lời Ngài nói. Cô cố gắng vận dụng hết suy nghĩ để tìm xem, sao Thiên sứ lại nói những điều lạ lùng ấy. Ngài nhìn cô bằng đôi mắt trìu mến và pha lẫn ngưỡng mộ, Ngài xoa dịu: - Cô Mary ơi, cô đừng sợ, cô có phúc lắm vì nay những niệm lành của cô khi nghĩ về Chúa và tha nhân đã đến hồi nảy mầm rồi. Cô sẽ mang thai một hài nhi, và cô nhớ đặt tên con trẻ là Jesus nhé. Đứa trẻ này rồi sẽ tuyệt vời lắm, và sẽ được thế gian tán danh như CON CỦA ĐẤNG TỐI CAO, và rồi sẽ ngồi lên ngai vàng còn vĩ đại hơn của David, sẽ trị vì nhà Jacob trong sự yêu thương và sáng suốt đến muôn đời. Vì lẽ ấy, triều đại của con trẻ sẽ trải dài ra vô cùng trên đất này, và sẽ bền vững vô tận với thời gian. Cô hãy hoan hỷ lên nhé. - Lạy Chúa lòng lành và thấy biết mọi sự. Con không dám có ý kiến hay chối từ gì trước ý Chúa cả. Nhưng con chỉ mới được hứa hôn thôi, sao lại có thai được. Làm sao con có thể vẹn toàn ý Chúa bằng một thân một mình đây. Sứ giả của Chúa lại mỉm cười và nói: - Này cô ơi, cô an tâm đi. Chúa sáng suốt lắm, Ngài sẽ chu toàn mọi sự cho cô. Rồi đây, thần khí sáng suốt, yêu thương, bình an và định tĩnh của Chúa sẽ tràn đầy trong cô. Cô tin tôi đi, không có gì mà Chúa không làm được đâu. Cô cứ việc giữ tâm trong sạch như từ trước đến giờ vậy và con trai sẽ vì một phần sự thuần khiết ấy mà nên là CON CỦA CHÚA. Cô biết không, người chị bà con xa của cô là bà Elizabeth, bà đã lớn tuổi và hiếm muộn vậy mà vẫn có mang được 6 tháng rồi. Đối với Chúa, không có gì là vượt qua được khả năng của Ngài cả. Trước những lời ấy, Mary rơi lệ vì hạnh phúc và lạ chưa, cô không còn thấy nghi hoặc, và lo lắng nữa. Đưa tay áo lau những giọt nước mắt trong niềm hoan hỷ, cô thưa với Thiên Sứ rằng: - Xin Ngài hãy chuyển lời với Chúa rằng. Tâm con đang rất hạnh phúc. Thứ niềm vui mà trước nay con chưa bao giờ có được. Con thấy những âu lo đã vắng mặt đi rồi. Con hoan hỷ lắm, vì giờ con nhìn đâu cũng chỉ thấy Chúa và sự màu nhiệm của Ngài mà thôi. Con không lo lắng về mọi chuyện của tương lai nữa. Mà giờ con chỉ biết lắng nghe Thánh thần Chúa đang ôm ấp và phủ kín tâm hồn con thôi. Lạy Chúa là Đấng thấy biết mọi sự, soi thấy mọi tâm ý dù là nhỏ nhặt nhất, CON XIN VÂNG THEO Ý NGÀI. Và con hoàn toàn hạnh phúc với lời xin vâng ấy mà không có mảy may gợn bóng của sự bất an nào. Xin Ngài hãy nói với Chúa những lời này, con biết rõ hơn ai hết, là lòng con VÂNG PHỤC Chúa. Sau khi Thiên Sứ đi rồi. Mary trong tâm hoan hỷ như được soi sáng bởi trí tuệ và thần khí của Chúa, cô thu xếp hành trang và lên đường đi thăm người chị bà con là Elizabeth. Cô khởi hành sớm lắm, và vì hạnh phúc dâng tràn nên con đường từ Nazareth đến xứ Juda không còn xa đối với những bước chân đang reo vui. Cô không thấy sự mệt mỏi vì phải đi nhiều, mà cô cứ ngắm nhìn những cánh đồng lúa mì đang chín vàng đợi tay thợ gặt. Có bầy chim bay sà xuống lạc thỏm giữa những thân lúa. Cô thấy sao mà những đóa hoa dại bên đường lại đẹp đến vô cùng. Thỉnh thoảng cô vẫn ngồi nghỉ dưới những tán cây, nghe chim kêu và ngắm những bông hoa dại. Cô thấy trong sâu thẳm của chúng là quyền năng của Chúa. Và cô nhìn lại chính cô, nhìn ra xung quanh có nơi nào mà không có sự hiện diện của Chúa đâu chứ. Chúa bao la và mênh mông quá. Nước mắt cô cứ trào ra như hồi Thiên thần đến truyền tin, cô đưa tay lên ngực trái ngay nơi tim rồi nhắm mắt lại để trong thinh lặng mới cảm nhận được hết tình yêu của Chúa trong cô và khắp thế gian này. Bất chợt, tay cô xoa xoa lên bụng. Cô mỉm cười trong hạnh phúc, và không còn lo lắng gì về những lề luật, định kiến của xã hội. Chúng chỉ là những ý niệm thôi, trong khi cô đã có Chúa là Đấng thấy biết mọi sự trong tim rồi. Cô khẽ nói:” con ơi, mẹ hân hoan lắm. Con hiểu lòng mẹ mà”. Cứ như thế, những bước chân an lạc đã dẫn người thiếu nữ Mary đến trước cửa nhà của thầy tư tế Zach-a-ri-as vừa lúc trưa. Thầy mở cửa cho cô vào. Cánh cửa vừa mở ra, những tia nắng đã chiếu rọi vào khắp nhà, cô trao cho vợ chồng Elizabeth một nụ cười bình an, rồi hỏi thăm sức khỏe của họ. Và cô chưa cập gì đến chuyện những dấu lạ, vậy mà bà Elizabeth đã cất tiếng ngợi khen: - Em ơi, em là người mang Chúa trong mình. Em có phúc hơn biết bao nhiêu người khác. Chị vừa trông thấy em, nghe tiếng em chào mà tim chị đã được bình an, và con trẻ chị đang mang đây cũng như đang nhảy cẫng vì vui sướng. Cảm ơn em đã ghé đến thăm chị, và bình an mà em mang đến tuyệt vời biết dường nào. Điều đó chỉ có được nơi người, mà tất cả tâm ý chỉ hướng về Chúa trong tim mà thôi. Mary nghe những lời ấy, thì bước đến ôm lấy chị. Và thưa với chị rằng:” Chị cũng có Chúa trong tim đấy thôi, vì chỉ có như vậy, chị mới cất lên được những lời đầy yêu thương và thấu hiểu em tường tận như chính mình vậy”. Khi nói những lời ấy rồi, thì tâm trí của Mary được mở rộng ra hơn nữa, và cô cất tiếng ngợi ca Chúa rằng: - Cả tâm hồn con đang run lên vì hạnh phúc, con xin dùng niềm vui này để ngợi ca Chúa. Cả thần trí con và tất cả mọi thứ con nghĩ đến, nhìn thấy, tiếp xúc và nói năng đều vui mừng vì con đã có Chúa nơi con. Thân phận con là thấp hèn, với những đau khổ về ý niệm vui-sướng của thế gian, Chúa ơi, con hạnh phúc lắm, thứ mà sẽ không ai có thể cảm nhận được nếu không thấy Chúa trong lòng và trong vạn pháp. Con biết rồi đây thế gian sẽ ca ngợi con vì con diễm phúc như thế. Nhưng họ có biết đâu rằng, Chúa cũng yêu họ như yêu con. Tình yêu Chúa cho nhân loại này như Đất yêu cỏ cây vậy có phân biệt chi đâu. Chỉ những ai biết quay về với Chúa, mới thấy được Chúa thôi. Bà Elizabeth nhìn em mà lòng đầy ngưỡng mộ, bà khẽ ngồi xuống giường cho đỡ mỏi vì bào thai đang trở nên nặng dần. Bà và con trẻ đều thấy hạnh phúc khi nghe những lời của Mary nói. Không biết nơi vô thức, hay trong thứ ánh nắng chói chang rọi vào nhà từ phía cánh cửa chưa đóng kín, mà bà thấy gương mặt Mary rạng rỡ vô cùng. Ông Zach-a-ri-as dợm đứng lên để đóng lại cửa, thì bà nắm lấy tay ông ra hiệu hãy khoan, đừng làm Mary bị gián đoạn. Hãy lắng nghe những lời của cô ấy nói, trong tâm hạnh phúc vô ngần: - Nếu mình còn những thành quách của tự ngã thì Chúa bằng sức mạnh của Ngài sẽ lấy đi từng viên gạch chấp ngã mà mình vốn tự hào. Nếu mình còn mê đắm vào những quyền lực và danh vọng hư ảo của thế gian thì mình sẽ không tiếp xúc được với Chúa đâu. Chúa sẽ chỉ ở bên những ai khiêm nhường, biết buông bỏ tất cả để lắng nghe Chúa. Anh chị biết không, những người đã thực sự biết buông bỏ hết như thế, mới thấy được dung nhan của Chúa, còn những ai mà đang còn kẹt vào những ý niệm của thế gian sẽ mãi chẳng thể thấy Chúa đâu. Chúa có bao giờ bỏ thành Israel đâu, và bỏ con cái Chúa đâu, tại vì mình quên mất Chúa thôi. Chứ Ngài vẫn yêu mình, vẫn luôn ôm lấy tất cả trong vòng tay từ ái và bao dung. Bời vì, làm sao chúng có thể chạm đến ta khi trong ta là Chúa uy quyền. Anh ơi, chị ơi, chúng ta hãy cất tiếng mà ngợi khen Chúa đi. Nói xong những lời tràn đầy trí tuệ và yêu thương ấy, Mary đã ở lại với anh chị mình trong suốt 3 tháng ròng. Họ đã dành trọn vẹn thời gian ấy để đi vòng quanh những cánh đồng vào mỗi ban sớm,và họ cũng ngắm nhìn những hạt sương đang lấp lánh trong ánh bình minh trên những mầm non mơn mởn và căng tràn nhựa sống. Mary và hai vợ chồng Elizabeth đã bước những bước rất vững chãi trên con đường trở về với nước Chúa trong tâm thức. Trong ngôi nhà được ban phước ấy, không lúc nào thôi những tiếng cười và ái ngữ. Đến nỗi, những con chim trời vốn sợ hơi người, cũng bay đến làm ổ trên mái nhà. Vì bình an và yêu thương cũng giống như bếp lửa mùa đông, có sức lan tỏa và ủi an. Thomas Cao Hồng Ân |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 31/Mar/2014 lúc 9:38pm |
YEU THUONG
Chỉ cần em tin thật vững chắc và sâu đậm thì mọi công đức sẽ vì đó mà phát sanh. Em có thể tin vào bà chúa xứ, diêm vương, đầu trâu mặt ngựa, vong linh tổ tiên, quỷ thần gốc đa, cục đá, miếng giấy, v.v ... miễn là khi nghĩ đến điều đó, em cảm thấy an lạc vì tâm yêu thương được khơi màu. Thì đó gọi là Chánh tín vì nó thực có thể đưa đến sự giác ngộ tròn đầy... Vì lòng bi ai chính là hơi thở, là nhịp sống đang ôm lấy vạn pháp. Yêu thương để nhận biết mình lúc nào cũng là một với nhịp sống ấy. Em đâu cần phải quy y mới thực sự trở về với chư Phật, cũng đâu cần là con chiên, nhận bí tích để thật sự về lại với Chúa Cha. Em chỉ cần yêu thương và yêu thương sẽ mang đến giác ngộ, sẽ mang em trở về nên một với Cha trên trời. Đơn giản lắm. Chỉ yêu thương thôi. Đừng bắt buộc ai phải quy y, đừng bắt ai phải lãnh bí tích... đừng đóng khung ai vào tôn giáo rồi, mới cho họ quyền yêu thương và được yêu thương. Yêu thương là yêu thương. Còn nếu yêu thương theo Phật giáo, Thiên chúa giáo hay bất cứ giáo phái, quy ước nào thì đó chỉ là bóng hình tạm bợ của yêu thương. Em hãy bay đi cánh chim nhỏ. Đừng để tôn giáo trở thành chiếc lồng. Cửa lúc nào cũng mở sẵn. Hãy bay đi. Hãy giương đôi cánh... hãy chao lượn giữa trời. Hãy thả yêu thương bao trùm lấy muôn loài. Và từ nơi đó, em sẽ nên bất nhị với Jesus, Thích Ca và vạn pháp... Thomas Cao Hồng Ân Chỉnh sửa lại bởi cao the - 31/Mar/2014 lúc 9:45pm |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 03/Apr/2014 lúc 9:11pm |
DỌN ĐƯỜNG CHO HÀI NHI
(tiep theo ) 3 tháng sau khi Mary rời khỏi, thì bà Elizabeth đã mãn nguyệt khai hoa và cho ra đời một con trẻ. Xóm giềng cũng tụ tập đến chúc mừng ông bà, vì giờ đã có mụm con để hủ hỉ lúc về già. Bà nằm trên giường, ôm con trẻ vừa chào đời, nhìn chồng mỉm cười mãn nguyện. Người ta cứ nghĩ ông bà vì vui mừng theo thói thường, chứ đâu biết được ý nghĩa thật của nụ cười ấy. Cũng trong lúc ấy, thì Mary không thể che giấu sự tăng trưởng của bào thai mãi được. Lúc đầu, cô còn dễ dàng phủ kín bằng những lớp áo dày, nhưng dần dà những tiếng dị nghị bắt đầu vang lên. Những lời ong tiếng ve ấy bay đến tai của Joseph. Chàng vốn là người nhân hậu, nên chàng định sẽ dùng sự im lặng để cho Mary hiểu về sự hủy hôn giữa hai người vì chàng không muốn trách cứ, hay nặng lời gì với Mary cả. Chàng tự nghĩ: “Cô ấy là người rất thánh thiện và trong sáng, nay lại như thế chắc cũng đã có ý trung nhân khác rồi. Ta nên im lặng thôi” Sự lặng im của Joseph và lời điều tiếng vẫn không làm cho Mary sợ hãi hay đau khổ. Cô vẫn mỉm cười khi bước đi trên phố, cô vẫn thấy cả phố phường và con người rất dễ thương và đáng yêu. Những ánh nhìn soi mói cứ thế mà tăng dần lên, nhưng trong ánh mắt của Mary đâu còn bận tâm gì nữa, cô chỉ thấy Thiên Chúa là Đấng lòng lành đang ở trong vạn pháp mà thôi. Mỗi hôm, cô vẫn lấy bàn tay xoa lên bụng mà thủ thỉ với hài nhi đang lớn dần:” Con ơi, con đừng lo lắng chi hết. Con có mẹ đây, và mẹ con ta có Chúa trong tim. Mẹ tin vào Chúa và mẹ đã thật sự đẫm mình trong hồng ân của Chúa. Mẹ nghe hết và thấy hết những gì ngoài phố, nhưng mẹ đã dâng trọn cho ý Chúa rồi, con ạ. Mọi thứ đều đang diễn ra đúng như cái mà chúng phải là. Chúa sẽ an bày tất cả theo ý của Ngài. Nè con, con chim sâu bé nhỏ ấy nó cứ hạnh phúc mà ca hát dẫu biết rằng tiếng hát ấy sẽ đánh động cho những loài chim ăn thịt đến bắt nó đi, vì nó sanh ra là để bay và để hát. Và mẹ con ta, hay tất cả mọi người cũng thế, chúng ta sanh ra là chỉ để yêu thương, tìm kiếm, và ca ngợi Chúa trong ta và tha nhân thôi. Mẹ yêu con lắm, Jesus của mẹ” Tuy nghĩ là vậy, nhưng sự im lặng của chàng Joseph lại khiến cho chàng đau khổ lắm, vì đối với chàng thì Mary là người con gái tuyệt vời nhất vì nàng trong sáng và mát mẻ như ánh trăng vào những hôm trời quang mây tạnh. Chàng đã mất ngủ cả mấy đêm liền. Cứ thế, mỗi sáng thì chàng phải đóng giả một gương mặt dửng dưng ra phố, nhưng đêm về, khi chỉ còn ở một mình thôi thì nội tâm lại ray rứt chàng và như thế chàng cứ ra sau vườn mà bày biện đóng thành những những món đồ gỗ thật khéo léo. Bao nhiêu tâm sự, nỗi niềm chàng cứ trút vào chúng. Chàng cũng cứ chờ một vị hôn phu nào đó sẽ đứng ra chính thức đón Mary về nhưng nào có ai đâu. Tất cả im lặng như tờ vậy ngoại trừ kế hoạch những người quá khích. Họ định sẽ chọn một ngày nào đó, bắt Mary ra giữa phố và ném đá cho đến chết. Chiều nay, chàng mang những món đồ gỗ ra giao cho một cửa hàng trên phố. Mọi việc đã xong thì trời cũng đã hoàng hôn rồi, đường phố vùng Nazareth hôm nay sao vắng vẻ quá. Chợt chàng nghe những tiếng hò reo, nghe những tiếng đá rơi, tiếng la hét, như quán tính, chàng bước vội theo hướng có âm thanh lạ ấy. Và từ xa, chàng đã nhìn thấy những đám bụi mịt mù. Bước chân chàng trở nên nhanh hơn, và huyết quản tự nhiên co thắt lại, trong vô thức chàng biết có một người phụ nữ đang bị ném đá. Đám người ấy đông lắm, có đến độ 20 người đều là những người đàn ông và trai tráng, và giữa họ là một người phụ nữ đang oằn mình trước những viên đá của lòng nhẫn tâm. Bên cạnh có một người lớn tuổi đang cầm luật của Moses, ông này đang đọc lớn luật ấy và nhân danh sự công chính của Chúa cho những viên đá. Phía ngoài là những người khác nữa đang hò reo vì luật công chính đã được thực thi. Joseph đứng giữa họ, lòng chàng lặng đi. Bất chợt, chàng bắt gặp ánh mắt của người phụ nữ ấy đang nhìn chàng. Thứ ánh nhìn không còn chỉ để biểu thị đau đớn, mà đang như ai oán, chua xót cho số phận. Trong ánh mắt, có chứa đựng sự vụng dại của thiếu nữ, sự cam chịu của đàn bà, sự cay đắng tủi nhục của kẻ bị cho là phạm tội. Nó như cứa vào trong tim của chàng trai trẻ, những vết cắt đau buốt và sâu hoắm. Người phụ nữ lịm đi, đất cát xung quanh đã loang đầy những vệt máu người. Những viên đá bị ném đi vơi dần, rồi đám đông cũng bỏ đi trong tiếng cười nói hả hê vì đã giữ cho luật Moses được thuần khiết và công chính. Khi đám đông đã đi khuất, Joseph chạy đến, quỳ bệt trên đất, tay chân chàng trở nên luống cuống quá. Chàng phủi đi những bụi cát trên mặt người phụ nữ, vuốt nhẹ mái tóc bị quện chặt với cát và máu mà mới đây còn óng vàng như màu nắng. Chị không đủ sức để mở cả hai mắt nữa, mà chỉ gượng nhìn người đàn ông xa lạ bằng con mắt bên phải đang khép hờ. Như đây không phải là người mà lòng chị mong đợi, chị nhắm mắt lại và thế là chúng không bao giờ mở ra nữa. Joseph bất lực nhìn người phụ nữ đáng thương chết trên tay mình. Phía trên những bức tường cao, đám chim ăn tử thi đã chực chờ. Joseph dùng tiền có được khi nãy do bán những món đồ gỗ mà thuê một người nọ. Họ cùng nhau mai táng người phụ nữ không quen biết. Kẻ ấy cho chàng biết, sáng mai đây cũng sẽ có một người nữa bị xử theo luật. Mà trong thành này, thì có ai khác ngoài Mary chứ. Trên đường từ nơi mai táng trở về nhà, thần trí chàng rợn ngộp bởi những hình ảnh ban chiều. Khủng khiếp quá, tàn nhẫn quá. Luật lệ được đặt ra là để khiến người ta sống tốt hơn, an ninh hơn. - Chẳng lẽ Đấng Chúa tối cao cũng thấy hạnh phúc như đám đông ấy hay họ đã hiểu sai về ý Ngài? - Tại sao nói những đứa trẻ được thụ thai và sanh ra là do ý Chúa, nhưng sao đứa con của người ấy phải chết trong lúc chưa kịp nhìn đời? - Nếu Chúa đã cho việc ấy là tội lỗi, dơ bẩn thì sao Ngài lại cho người ấy có mang? - Rồi tình thương ở đâu trong những viên đá ấy? Chúng chỉ mang lại máu, nước mắt và chết chóc chứ công chính gì đâu? Bao nhiêu câu hỏi mâu thuẫn giữa nhân tính và luật định cứ như thế bám riết lấy chàng. Chàng biết rằng có thứ gì đó không thỏa đáng trong niềm tin của mọi người về ý Chúa và luật Moses. Nhưng chàng không dám nghĩ xa hơn nữa? Vì chàng biết, nó sẽ dẫn đến việc phủ định tất cả những quan niệm về Đấng Tối Cao có thể chi phối con người thông quan việc phán xét đúng-sai. Và đêm ấy, trăng sáng lắm, soi rọi thứ ánh sáng mát lành trên thế gian. Joseph nhìn lên bầu trời đêm. Chàng nhìn trăng đang từ từ bị che khuất bởi một đám mây vô tình bay ngang qua và tự dưng trong chàng nảy ra một suy nghĩ mà theo chàng rất là điên cuồng. “Cái đám mây đó thấy thì có thể che mờ trăng được, nhưng kỳ thực trăng vẫn sáng kia mà. Ta không thể vì đám mây ấy mà ghét bỏ hay ruồng rẫy trăng được. Mây thì có đấy, nhưng trăng vẫn có khi nào thôi sáng đâu chứ. Không được, Joseph à, Mary nàng ấy sáng như trăng vậy, ngươi không thể mất nàng được”. Chàng vẫn còn miên man suy nghĩ:” Ta dứt khoát không vì những áng mây tâm thường ấy mà cho rằng trăng đã hết sáng được. Ta phải đến hỏi thẳng nàng thôi, và nếu được ta sẽ tha thứ cho nàng, ta sẽ đứng ra nhận đó là tác phẩm của ta và ta… ta sẽ thương yêu nàng”. Tâm hồn thánh thiện, nhân hậu và tràn đầy sự say đắm của người trẻ ấy đã khiến chàng rời nhà trong đêm. Trên đường đi, bao nhiêu câu hỏi cứ vây lấy chàng như những đám mây từ đâu kéo về như đông hơn, như dầy hơn che lấp lấy ánh trăng, và suy nghĩ của Joseph. Bao nhiêu nghi vấn, câu hỏi được đặt ra, - rồi dòng dõi của ta, cha ông ta vốn là tổ phụ Abraham, là vua David họ ở trên thiên đàng đang nhìn ngắm ta, họ sẽ nghĩ gì đây? - Ta có đang làm dơ xấu dòng họ không? - Ta sẽ đối xử với đứa con hoang như thế nào đây? -- Mary sẽ nói gì? - Như vậy có phải là trái luật của Moses đã giao ước với Chúa không? - Chúa có bắt tội ta không? Rồi những bước chân của anh tự nhiên chậm lại, và chúng dường như muốn quay về. Nhưng rồi anh lại nghe lương tâm cất tiếng: “Ngày mai trên phố, họ sẽ ném đá Mary, Mary sẽ chết và con nàng cũng chết. Ta không yêu nàng vì sự gợi cảm của xác thịt, mà thứ tình yêu ấy tim ta biết rõ. Đã bao nhiêu lần ta ngắm nàng trên phố, dẫu đã đính ước với nhau rồi, nhưng ta luôn yêu nàng và kính trọng nàng. Ta yêu sự thanh khiết của nàng như ánh trăng vậy. À, mà không đâu, phải như trăng mới đúng chứ, ánh trăng còn có lúc bị che bởi những đám mây, mà trăng có bao giờ thôi sáng đâu. Mary cũng vậy, những tội lỗi kia có thể làm dơ bẩn thân xác của nàng. Nhưng ta yêu nàng là vì chính nàng mà. Chỉ cần ngắm nàng lòng ta đã thanh thản rồi”. Những bước chân xen lẫn với những ý niệm đưa chàng đến trước nhà Mary tự lúc nào không biết. Chàng đứng đó rất lâu. Tâm trí chàng đang lưỡng lự và cánh cửa đóng im ỉm như muốn xua đuổi chàng. “Ta cứ quay về đi, không ai biết việc ta đến đây đâu. Đừng vướng vào những rắc rối này”. Chợt ánh mắt cam chịu của người đàn bà trên phố hiện ra giữa tâm can Joseph, đôi mắt đang nài van sự lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và tha thứ. “Không, ta dứt khoát không thể để điều tệ hại ấy tiếp diễn, Mary phải được sống. Ta không thể ngăn được luật ấy và đám đông trong thành này để cứu tất cả những người phụ nữ lầm lỗi, và nếu họ có trốn đi thì nơi nào có thể dung chứa khi mà luật Moses là luật chung cho tất cả dân Israel. Nhưng ít ra ta cũng cứu được một người trong số họ. Mary cần và đang đợi ta che chở như người đàn bà ấy đến chết vẫn chờ đợi sự bao dung” Nghĩ vậy, tay anh đưa ra thật dứt khoát và gõ vào cửa nhà cô những tiếng gõ thật trầm ấm. Mary không giấu nổi sự ngạc nhiên về chuyến viếng thăm kì lạ này, cô mỉm cười với Joseph và mời chàng vào nhà. Trong thứ ánh sáng không rõ mấy của ngọn nến, Joseph thấy Mary vẫn như ngày nào, vẫn đẹp thánh thiện vô ngần. Mà dường như nàng còn đẹp hơn khi xưa nữa, bởi gương mặt ấy ánh lên thứ hạnh phúc của tràn đầy và viên mãn mà kể cả những công chúa hay con cái nhà quyền quý cũng không thể nào sánh bằng. Vẻ đẹp ấy như một cơn mưa đang tưới tẩm lên tâm hồn khô cạn vì đau khổ của Joseph. Và lạ chưa, bao nhiêu suy nghĩ, bao nhiêu luận cứ mà chàng định sẽ hỏi, sẽ nói cứ như biến đâu mất vậy. Chàng cứ nhìn Mary thôi, với chàng đó là đủ lắm rồi. Cô nhìn chàng mỉm cười rồi cất lời: - Chàng ơi, sao lại đến đây vào đêm khuya thế này ? - Ta… Ta cũng không biết nữa. Ta chỉ muốn thấy nàng thôi Joseph trả lời mà thật sự là chàng cũng có biết tại sao chàng đến đây đâu vì tâm trí đã phủ đầy sự mâu thuẫn. - Lúc này, em nghe trên phố họ nói chàng bắt đầu làm nghề mộc, và họ khen rằng những sản phẩm từ đôi tay khéo léo của chàng đã đạt đến độ tinh xảo rất cao. Joseph nghẹn lời, chàng không thể hiểu nổi vì Mary đủ thông minh để thừa biết kết cuộc đang đợi chờ nàng ngoài kia là những viên đá của người đời. Sao nàng lại có thể bình thản đến vậy, lại còn đủ tâm trí để khen ngợi người khác nữa? Mary trước mặt chàng, tại sao không lo lắng, không mang vẻ mặt rầu rĩ của những người phụ nữ dễ dãi sau khi bị kẻ tình lang ruồng bỏ sau những cuộc vui. Ánh trăng mà chàng hay nhìn ngắm để vơi nỗi nhớ về Mary, giờ đây hình như không thể sáng và an tịnh bằng người con gái đang ngồi diện. Joseph ấp úng: - Nàng có biết ngoài phố người ta đang bàn tính gì về nàng không? Nàng không lo lắng à? Mary khẽ lắc đầu, trên môi vẫn nở nụ cười bình an. Nàng giống như là đang chấp nhận hết mọi sự vậy. - Nàng không lo cũng được, nhưng mà ta lo lắm nàng có biết không? Họ đến nhà, hỏi ý xem, ta có muốn tham gia vào đội sẽ ném đá trị tội nàng giữa phố không. Ta không thể để việc đó xảy ra được Mary à. Ta không cho phép mình nhìn thấy nàng trong cảnh tượng ấy. Ta… Ta vẫn còn yêu nàng lắm. Ta định sẽ im lặng mà lìa xa cho nàng được hạnh phúc bên gã ấy. Nhưng giờ đã đến lúc này rồi, ta không thể để sự im lặng của ta giết chết nàng. Hai bàn tay của Joseph nắm chặt lấy nhau. Giữa đêm khuya mà đôi tay ấy ướt đẫm, và gương mặt của chàng cũng ướt đẫm. Mary khẽ đặt tay mình lên đôi tay của Joseph,” Chàng nói tiếp đi, em đang nghe đây”. - Nàng… Nàng lấy ta đi. Ta sẽ đứng ra nhận con trẻ nàng đang mang là kết quả của ta. Ta sẽ đối tốt với nàng như vợ ta, còn với con trẻ ấy như là con của ta vậy. Đó là cách duy nhất, ta có thể cứu nàng khỏi sự phán xét của luật Moses. Ta không cần biết đúng hay sai, mà ta chỉ nghe con tim bảo ta phải đến đây với nàng. Không cần biết, người đó là ai, và nàng đã làm gì, trong mắt Chúa nàng tội lỗi thế nào, tình yêu này không thể để ta đứng yên được. Ta không trách tội nàng như người đời đâu, ta không yêu nàng nơi những ý niệm về nàng mà là chính nàng, Mary à ! Những giọt nước mắt bắt đầu rơi xuống từ khóe mắt của Mary. Cô thấy người đàn ông đối diện mình sao lại bao dung và rộng lớn quá. Anh ta đã dám bước ra những ý niệm về danh dự, về bản chất chiếm hữu thường thấy ở những người đàn ông khác. Và kìa, Joseph giờ đây không phải là Joesph con cháu vua David hay Abraham nữa mà chỉ còn là Joseph thôi. Một Joseph với trái tim mênh mông của tình yêu vô phân biệt. Mary chợt thấy con trẻ trong người, đang run lên vì hạnh phúc. Cô biết, đây người là Chúa đã gửi đến để che chở cho hài nhi. Người đang tin và sống bằng tình yêu vượt khỏi những khái niệm như cô đang tin và sống. Mary nhìn chàng thật lâu, rồi khẽ nói: - Chàng có tin nơi chàng và tin nơi em không ? - Ta tin chứ Mary. Chính niềm tin ấy đã đã dẫn ta đến đây. Dọc đường, đã bao nhiêu lần ta đứng lại định quay về. Nhưng niềm tin ấy đã xách tấn ta. Ta đã bỏ hết những câu hỏi, những nghi vấn, ngờ vực ở trước cửa rồi. Ta tin nàng và ta ở đây để bảo vệ nàng và con. Đêm hôm ấy, sau khi mây đen đã tan đi, trăng sáng vằng vặc. Chỉ có niềm tin nơi trái tim của người đàn ông trẻ ấy vào ánh trăng mới xuyên qua được những áng mây của nghi hoặc và vô minh mà mắt thường không thể thấy. Và chỉ có trái tim đầy bao dung và mạnh mẽ ấy mới đủ sức chở che cho hài nhi. Sáng hôm sau, khi đám người toan tính bắt Mary đi xử tội, còn đang dọ thám ở xung quanh, thì họ thấy cánh cửa nhà cô mở ra, và Joseph đang nắm tay cô bước đi. Tay anh như đang cầm nắm thứ báu vật duy nhất của đất trời. Và như thế, đám đông đã lặng lẽ bỏ đi… Lại nói về con trẻ vừa sanh của bà Elizabeth, khi họ mang bé đến làm lễ cắt bì, theo phong tục của đạo Chúa lúc bấy giờ thì bé sẽ được chính thức đặt tên trong lễ ấy. Người ta hỏi bà Elizabeth rằng, bà muốn đặt tên gì cho con trẻ. Bà đáp, hãy gọi bé là John. Những người họ hàng lấy làm thắc mắc và không đồng ý về việc ấy vì tên của con trẻ phải được đặt trùng tên với những người trong gia phả. Và họ bắt đầu lên tiếng phản đối bà. Ông Zach-a-ri-as ra hiệu cho họ im lặng, ông lấy một cành cây và viết lên trên đất: JOHN. Ngay khi viết xong tên ấy thì miệng ông được mở ra và hết lời tôn vinh Chúa. Thế là con trẻ được đặt theo tên ấy. Cả xóm làng chứng kiến sự kỳ lạ, bèn nói với nhau rằng, hãy chờ xem con trẻ ấy vì Chúa ở trong em. Trong những lời chúc tụng Chúa của ông Zach-a-ri-as, có lời rằng: “ Này con trai ơi, con hãy vui lên Vì con đã được chọn như là một Ngôn sứ Con được vinh quang đi trước Mà dọn đường cho Chúa “ Con trẻ ấy khi lớn lên thì lại ưa thích sự thanh vắng và đạm bạc. Đến khi đủ lớn, thì anh liền rời bỏ nhà cửa, phố thị mà vào nơi hoang địa để lắng nghe tiếng Chúa trong tâm hồn. Anh ta cứ ẩn dật như thế cho đến ngày ra mắt dân xứ Israel. “Lạy Thầy, con biết là con yêu mến Thầy” Thomas Cao Hồng Ân |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 14 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |