Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: BÍCH NHAM LỤC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 11
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2016 lúc 8:32am
TẮC THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN

THẬP THÂN ĐIỀU NGỰ CỦA TÚC TÔNG

THÙY: Rồng kêu sương nổi, cọp gầm gió sinh. Trong tướng xuất thế vàng ngọc chạm nhau; thông phương tác lược mũi tên đụng nhau. Thế giới không ẩn, xa gần hiển hiện, cổ kim biện rơ. Thử nói xem , đây là cảnh giới của ai? Thử nêu lên xem.

CỬ: Túc Tông Hoàng Đế hỏi Huệ Trung Quốc Sư, “ Thập thân điều ngự là ǵ?” Quốc Sư nói, “ Thí chủ bước trên đầu T́ Lô[4] mà đi”. Túc Tông nói, “ Quả nhân không hiểu.” Quốc Sư nói, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp thân của ḿnh.”

B̀NH: Túc Tông Hoàng Đế lúc c̣n là Đông Cung ( Thái Tử) đă tham học với Huệ Trung Quốc Sư rồi. Sau này lúc lên ngai vàng lại c̣n kính trọng Quốc Sư hơn nữa.Quốc Sư ra vào (cung) Túc Tông đều nghênh đón, đích thân ḿnhcầm lộng che.

Một hôm hỏi Quốc Sư một câu hỏi, “ Thập thân điều ngự là ǵ?” Quốc Sư nói, “ Thí chủ bước trên đầu T́ Lô mà đi.” Quốc Sư b́nh sinh có sóng lưng cứng như sắt thép; song khi đến trước mặt hoàng đế th́ lại mểm như đất bùn. Tuy rằng Quốc Sư trả lời một ccáh chi li, song vẫn có chỗ hay của nó. Quốc Sư nói, “ Nếu như ngài muốn hiểu , lại nói, “ Quả nhân không hiểu.” Quốc Sư sau đó lại hết sức quan tâm đi vào bụi cỏ, giải rơ thêm về câu nói đầu rằng, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp Thân của ḿnh.” Đó là cái mà mọi người đều có, cái viên măn trong tất cả mọi người. Nh́n xem thầy ta một buông một nắm, tiếp kẻ địch từ tám hướng.

Há không nghe nói rằng làm bậc thầy phải biết tùy cơ mà giảng dạy? Xem gió mà căng buồm; nếu chỉ nắm giữ một góc, làm sao có thể uyển chuyển được? Xem lăo Hoàng Bá rất là khéo tiếp thiên hạ. Lúc thầy ta gặp Lâm Tế, ba lần đánh cho Lâm Tế sáu mươi gậy đau điếng, do đó mà Lâm Tế mới hiểu. Song khi tiếp dẫn Tướng Quốc Bùi Hưu, sự việc lại rắc rối vô cùng. Hoàng Bá há không phải là một bậc thầy giỏi sao? Huệ Trung Quốc Sư dùng phương tiện thiện sảo để tiếp Túc Tông Hoàng Đế, bởi v́ thầy ta có khả năng tiếp kẻ địch từ tám hướng. Thập thân điều ngự tức là mười thụ dụng thân. Ba thân Pháp (Dharmakàya), Báo ( Samhogakàya), và Hóa (Nirmànakàya) tức là Pháp Thân. Tại sao vậy? Bởi v́ Báo Thân và Hóa Thân không phải là chân Phật, mà cũng không phải là chủ thể thuyết Pháp. Lúc c̣n dựa trên Pháp Thân th́ chỉ là một phiến hư ngưng minh linh tịch chiếu.

Lúc Thái Nguyên Phù thượng Tọa giảng Kinh Niết Bàn tại Quang Hiếu Tự ở Dương Châu có vị tăng du phương vốn là điển ṭa của Giáp Sơn bị kẹt tuyết ở tự viện cho nên cùng vào nghe giảng. Lúc giảng đến tam nhân Phật tính tam đức Pháp thân, Phù Tượng Tọa đang nói rộng về Pháp Thân diệu lư, điển ṭa hốt nhiên bật cười. Phù Thượng Tọa đưa mắt nh́n. Lúc giảng xong mới mời vị Thiền giả kia đến hỏi rằng, “ Chỗ hiểu biết của tôi hẹp ḥi chỉ dựa vào theo văn mà giải nghĩa thôi. Vừa rồi lúc tôi đang giảng, thấy thượng nhân bật cười, hẳn là tôi phải có chỗ thiết xót, xin thượng nhân chỉ điểm cho.”

Điển toà nói, “ Nếu như ṭa chủ không hỏi, tôi đâudám nói. Nay ṭa chủ đă hỏi, tôi không thể không nói. Tôi quả thực cười là bởi v́ ṭa chủ không hiểu Pháp Thân.” Phù Thượng Tọa nói, “ Tôi giải thích như thế, sai ở chỗ nào?” Điển ṭa nói, “ Xin ṭa chủ giảng lại một lần nữa.” Phù Thượng Tọa nói, “ Lư của Pháp Thân cũng giống như hư không, dọc cùng tam tế, ngang bằng mười phương, tràn đầy tam cực, bao quát cả hai nghi, tùy theo nhân duyên mà cảm ứng, không đâu không bao trùm.” Điển ṭa nói, “ Tôi không nói là điển ṭa giảng không đúng, song ṭa chủ chỉ biết lượng của Pháp Thân mà không thực sự biết Pháp Thân.” Thừ Thượng Tọa nói, “ Nếu như thế th́ Thiền giả giải thích cho tôi đi.” Điển toà nói, “ Nếu ṭa chủ muốn th́ xin tạm ngưng giảng trong một tuần, chỉ ngồi tĩnh tọa trong pḥng tịch lặng, thu tâm, nhiếp niệm, các duyên thiện ác một lúc buông bỏ cả, rồi tự chiêm nghiệm lấy.”

Phù Thượng Tọa làm y theo như thế. Từ bắt đầu đêm đến canh năm, lúc nghe tiếng trống canh, hốt nhiên khế ngộ, bèn đến gơ cửa vị Thiền gia kia. Điển ṭa hỏi, “ Ai đó?” Phù Thượng Tọa nói, “ Tôi.” Điển ṭa mắng rằng, “ Tôi muốn ông phù tŕ đại giáo, thay Phật thuyết Pháp, nửa đêm tại sao lại say khướt mà nằm bên vệ đường như thế?” Phù Thượng Tọa nói, “ Từ trước đến giờ giảng kinh tôi chỉ biết béo cái mũi của cha mẹ sinh ra, từ rày về sau không c̣n dám như vậy nữa.”

Nh́n xem con người kỳ đặc này! Há chỉ đi nhận cái chiêu diêu linh linh, rồi đâm ra lu mờ luống cuống? Cần phải đả phá nghiệp thức, đến mức không c̣n ǵ để đắc; như vậy cũng vẫn chỉ là mới đạt được một nửa.Cổ nhân nói, “ Không khởi một chút tu học tâm, thường tự tại trongvô tướng quang.” Chỉ cần biết thường tịch diệt chứ đừng nhận thanh sắc; chỉ biết linh tri chứ đừng nhận vọng tưởng. Cho nên mới có câu nói, “ Giả sử như bánh xe sắt chuyển trên đầu các ông, nếu có định huệ viên minh, cuối cùng sẽ không bao giờ mất cả.”

Bồ Đề Đạt Ma hỏi Nhị Tổ, “Ông đứng trong tuyết chặt cánh tay, chẳng hay v́ sự việc ǵ vậy?” Nhị Tổ nói, “ Tâm con chưa an, xin Thầy an tâm cho con.” Đạt Ma nói, “Đem tâm ông đến đây ta an cho.” Nhị Tổ nói, “ T́m tâm măi mà không ra.” Đạt Ma nói, “ Ta đă an tâm cho ông rồi đó.” Nhị Tổ hốt nhiên lănh ngộ. Thử nói xem, đúng vào lúc ấy Pháp Thân ở chỗ nào? Trường Sa nói, “ Những kẻ học đạo không biết Chân, chỉ v́ như xưa nhận thức thần. Gốc của sinh tử vô lượng kiếp, kẻ ngu gọi là bổn lai nhân.”

Người bây giờ chỉ nhận cái chiêu chiêu linh linh này trợn mày trợn mắt, dở đủ tṛ, nhưng mà có nhằm nḥ ǵ đâu?Như Quốc Sư nói, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp Thân của ḿnh,” c̣n như Pháp Thân của chính ḿnh, th́ dù trong mộng đi nữa các ông vẫn chưa thấy được. Làm ǵ mà nói được đừng nhận? Các nhà giáo tông coi thanh tịnh Pháp Thân là cực tắc, tại sao lại không cho người khác nhận? Há không nghe nói, “ nếu như các ông nhận th́ vẫn sai như trước.” Ôi, thà đập cho một gậy c̣n hơn. Ai hiểu được điều này mới có thể hiểu được lời Quốc Sư nói rằng, “Đừng có nhận thanh tịnh Pháp Thân của ḿnh.” Tuyết Đậu không thích cái ḷng tha thiết của Quốc Sư, song song bùn lại có gai, biết phải làm sao bây giờ?

Há không biết rằng Động Sơn có ba con đường để tiếp thiên hạ sao? Đó gọi là “Đường Huyền” “Đường Chim” và “Đưa Tay ra.” Những kẻ sơ cơ mới học đạo nên cố đi theo ba con đường này. Có ông tăng hỏi, “ Thầy thường dạy người học đạo đi theo ‘Đường Chim’. Dám hỏi đường chim là ǵ vậy? Động Sơn nói, “ Chỉ cứ đi một cách vô tư là được.” Ông tăng nói, “ Nếu như đệ tử chỉ đi theo ‘Đường Chim’, đó há có phải là bổn lại diện mục của đệ tử không?” Động Sơn nói, “ Xà lê tại sao lại điên đảo như thế?” Ông tăng nói, “Đệ tử điên đảo ở chỗ nào đâu?” Động Sơn nói, “ Nếu không điên đảo, tại sao lại nhận tớ làm chủ?” Ông tăng hỏi, “ Bổn lai diện mục là ǵ?” Động Sơn nói, “ Không đi đường chim.”

Cần phải thấy đến mức độ này mới có phần nào tương ưng. Dù cho các ông quét sạch tất cả, dẹp tất cả các dấu tích, giữ im lặng, song trong tông môn của nạp tăng th́ đó chỉ là kiến giải của sa di với trẻ con mà thôi. Cần phải quay đầu lại với bụi trần để mà hưng đại dụng mới được. Tuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Thầy của một nước chỉ cưỡng danh,

Chỉ ḿnh Nam Dương lừng tiếng thơm.

Đại Đường pḥ được chân thiên tử,

Từng đi trên đỉnh đầu T́ Lô.

Trùy sắt đập nát hoàng kim cốt,

Giữa trời và đất là vật ǵ?

Ba ngàn sát hải đêm lặng lẽ,

Chẳng biết ai vào hang rồng xanh?

B̀NH: “ Thầy của một nước chỉ cưỡng danh, chỉ ḿnh Nam Dương lừng tiếng thơm.” Tụng này cũng như tán thán một h́nh ảnh. Há không nghe nói rằng chí nhân vô danh sao? Gọi là Quốc Sư chẳng qua cũng chỉ là gượng ép mà gán cái tên. Đạo của Quốc Sư vốn không thể so sánh. Thầy ta khéo tiếp người bằng cách này.

Chỉ ḿnh Nam Dương được coi là bậc chuyên gia. “Đại Đường pḥ được chân thiên tử, từng đi trên đỉnh đầu T́ Lô.” Nếu như các ông có đủ mắt và đầu óc của nạp tăng, các ông phải đi trên đầu T́ Lô mới có thể thấy được thập thân điều ngự này. Phật cũng c̣n được gọi là điều ngự, đó là một trong thập danh hiệu của Phật. Một thân hóa làm mười thân, mười thân hóa làm một trăm thân, cho đến trăm triệu thân, song tổng thể chỉ là một thân. Câu tụng này để giải thích, câutụng sau tụng lời Quốc Sư nói, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp Thân của ḿnh.” Tụng một cách đến nỗi nước đổ lên cũng không ướt. Thật khó mà có thể giải thích được.

Trùy sắt đập nát hoàng kim cốt.” Đây tụng câu nói, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp Thân của ḿnh.” Tuyết Đậu hết mực tán thán Huệ Trung, hoàng kim cốt chỉ một búa là đ5âp tan. “ Giữa trời và đất là vật ǵ?” Cần phải tự tại thánh thoát không c̣n một vật ǵ có thể đắc th́ mới là bổn địa phong quang. “ Ba ngàn sát hải đêm lặng lẽ.” Tam thiên đại thiên thế giới có vô biên cơi, trong mỗi cơi lại có một biển. Lúc đêm sâu lặng lẽ, trời đất trong ngần, thử nói xem đó là ǵ vậy? Kỵ nhất là đừng hiểu cái kiểu nhắm mắt nhắm mũi. Nếu hiểu theo kiểu đó các ông sẽ bị rơi vào biển độc.

“ Chẳng biết ai vào hang rồng xanh?” Dưới chân ra có chân vào, thử nói xem là ai vậy? Tất cả mọi người bị Tuyết Đậu xỏ mũi cùng một lúc luôn.

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2016 lúc 8:34am
TẮC THỨ MỘT TRĂM

KIẾM SẮC CỦA BA LĂNG

THÙY: Thu Nhận kết quả, tận thủy tận chunhg. Đối diện vô tư, vốn chẳng từng nói. Nếu như hốt nhiên có người bước ra nói, “ Suốt cả mùa hè măi hỏi chỉ thị, tại sao lại chẳng từng nói?” Đợi khi nào ông ngộ rồi tôi sẽ nói cho ông. Thử nói xem, đây là kỳ giáp mặt hay là có chỗ ưu điểm nào khác? Thử nêu lên xem.

CỬ: Có ông tăng hỏi Ba Lăng, “ Kiếm sắc là ǵ?” Ba Lăng nói, “ Từng nhánh san hô chống đỡ mặt trăng.”

B̀NH: Ba Lăng không động can qua, song trong bốn biển năm hồ lưỡi của biết bao nhiêu người bị rụng! Vân Môn tiếp thiên hạ chính bằng cách ấy. Ba Lăng thuộc ḍng của Vân Môn cho nên cũng có đầy đủ phương cách của Vân Môn. Cho nên Tuyết Đậu nói, “ tôi thích cơ biến mới của Thiều Dương, cả đời thầy ta chỉ lo nhổ đinh bạt chốt cho thiên hạ.”

Câu chuyện này chính là như vậy, trong một câu tự nhiên có đủ ba câu: câu gồm chứa trời đất, câu cắt đứt các ḍng (tư tưởng), câu đuổi theo sóng nước.Câu trả lời của thầy ta quả thật là kỳ đặc. Phù Sơn Viễn Lục công nói, “ Người chưa thâm thấu th́ tham cứu ư nghĩa hơn là tham cứu câu văn. C̣n đối với người đă thấu th́ tham cứu câu văn tốt hơn là tham cứu ư nghĩa.” Trong môn hạ của Vân Môn có ba vị tôn túc trả lời về câuhỏi” Kiếm sắc” này. Họ đều nói rằng, “ Trọn vẹn.” Chỉ có Ba Lăng là trả lời vượt qua được chữ “ trọn vẹn” kia. Đây chính là câu đắc đạt.

Song thử nói xem, chữ “trọn vẹn” với lại “ từng nhánh san hô chống đỡ mặt trăng” là giống hay khác? Hồi trước ( Tuyết Đậu) nói, “ Ba cầu có thể biến, một mũi tên bay qua không gian.” Nếu muốn hiểu câu văn này cần phải cắt đứt t́nh trần ư tưởng, và hoàn toàn thanh tịnh th́ mới hiểu được ư nghĩa lời nói “ từng nhánh san hố chống đỡ mặt trăng.” Nếu như chỉ thêu dệt thêm lậpluận th́ chẳng bao giờ mà ṃ mẫm cho ra được.

Những lời này là tử trong bài thơ “ Nhớ Bạn” của Thiền Nguyệt: “ Dầy tựa như sắt trên Thiết Sơn, mỏng tựa tơ nhuyễn thân Song Thành. Phượng gà đất Thục thường vướng vấp, từng nhánh san hô chống mặt trăng. Trong nhà Vương Khởi giấu khó t́m, gă đói Nhan Hồi buồn trời tuyết. Cội tùng thẳng đứng sét chẳng gẫy, Gái đá áo tuyết giải ngọc trai, đeo vào Long Cung bước ung dung. Màn gấm chiếu bạc sao so lệch, rồng đen mất ngọc người biết chăng?” Ba Lăng lấy một câu trong ấy ra trả lời câu hỏi về “ kiếm sắc,” thầy ta nhanh nhẹn thật. Thổi một sợi tóc vào lưỡi kiếm để thử; nếu như sợi tóc tự đứt th́ đó là kiếm sắc, và kiếm được gọi là “ Suy Mao Kiếm.” Ba Lăng chỉ dựa vào câu hỏi của ông tăng mà trả lời một cách trực tiếp. Thoại đầu của ông tăng rơi rụng mà ông ta chẳng hề hay biết.

TỤNG

B́nh cái bất b́nh,

Khéo quá tựa vụng.

Ngón tay bán tay,

Dựa trời chiếu tuyết.

Thợ hàn khéo chẳng dũa mài được

Thợ giỏi lau chùi mũi chưa xong.

Đặc biệt,

Từng nhánh san hô chống mặt trăng.

B̀NH: “ B́nh cái bất b́nh, khéo quá tựa vụng.” Cổ thời có những bậc hiệp khách, giữa đường nếu thấy chuyện bất b́nh như kẻ mạnh hiếp người yếu , bèn vung kiếm lấy đầu những kẻ mạnh. Cho nên các bậc tông sư giấu bảo kiếm dưới mi, đeo trùy vàng trong tay áo để phán đoán các việc bất b́nh. Khéo quá tựa vụng. Lời đáp của Ba Lăng nhằm quân b́nh những cái bất b́nh, bởi v́ lời của thầy ta quá thiện xảo cho nên đâm ra lại có vẻ giống như vụng về. Tại sao vậy? Bởi v́ thầy ta không xông thẳng ngay đến, mà lại đi ṿng qua một bên rồi lén lấy đầu thiên hạ, mà thiên hạ chẳng hay biết.

“ Ngón tay bàn tay, dựa trời chiếu tuyết.” Nếu các ông hiểu được th́ đó cũng giống như thể ỷ Thiên trường kiếm. lẫm lẫm uy thần. Cổ nhân nói, “ Tâm nguyệt cô viên, sáng suốt vạn tượng. Sáng cảnh đều quên, là vật ǵ vậy?” Bảo kiếm này lúc th́ hiện trên ngón tay lúc th́ hiện trong ḷng bàn tay. Thuở xưa lúc Khánh Tàng Chủ nói đến chỗ này, bèn dơ tay lên hỏi,” Có trông thấy không?” Song cũng không hẳng là phải ở trên ngón tay. Tuyết Đậu chỉ mượn con đường tắt để giúp các ông thấy ư của cổ nhân mà thôi. Song tất cả mọi nơi không thể không phải là “ Suy Mao Kiếm;” cho nên mới có lời nói rằng, “ Ba lớp sóng cao cá hóa rồng, kẻ ngu vẫn múc nước hồ đêm.”

Tuyết Đậu nói rằng kiếm này có thể dựa trời chiếu tuyết. B́nh thường người ta nói rằng trường kiếm dựa trời (ỷ thiên) lâu ngày có thể chiếu sáng trên tuyết. Chỉ một chút dụng xứ này thôi mà thợ hàn khéo cũng chẳng dũa mài được, người thợ giỏi lau chùi măi vẫn chưa xong. Tuyết Đậu tụng xong, lúc cuối cùng lại nói rơ ra rằng, “Đặc biệt!” Quả thật là kỳ đặc có ưu điểm riêng của nó chứ không giống như những kiếm b́nh thường. Thử nói xem, kiếm này đặc biệt ở chỗ nào? “ Từng nhánh san hô chống mắt trăng.” Đúng là không tiền khoáng hậu, độc nhất trong hoàn vũ, vô song.

Rốt cuộc như thế nào? Đầu các ông đă rụng rồi. Lăo tăng c̣n có một bài kệ nhỏ nữa, “ Vạn hộc đầy thuyền cứ kéo đi, chỉ nhân một hạt b́nh nuốt rắn. Nêu lên một trăm công án cũ,ném cát vào bao nhiêu mắt người?”



[1] Chiêu Minh Thái Tử là con của Lương Vũ Đế, rất thông thạo Phậ pháp, từng viết nhiều sớ sao vể các kinh điển.

[2] A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tiếng Phạn là Anuttara-samyaksambodhi có nghĩa là giác ngộ tối thượng.

[3] Nhược dĩ sắc kiến ngă, dĩ âm thanh cầu ngă, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.”

[4] “T́ Lô” nguyên chữ là “ T́ Lô Xá Na” là chữ người Trung Hoa dùng để phiên âm chữ Phạn “ Vairocana,” có nghĩa là chân thân của Phật. Các tông phái Phật giáo giải thích chữ này theo nhiều cách khác nhau. Song thông thường thi “ T́ Nô Xá Na” thường được dùng để chỉ Pháp Thân Phật.


HẾT

Nguồn : Thư viện Hoa Sen

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 11
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.