Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 144 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23349
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Sep/2012 lúc 7:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Oct/2012 lúc 7:23am

Ruột Thịt Tình Thân

T
in chị Thơm bị chồng bỏ lan ra nhanh chóng đầu trên xóm dưới .Có người nói tội nghiệp chị đẹp người đẹp nết , con nhà ăn học mà số long đong .Nhưng có người lại mừng dùm và họ coi đó như giải pháp mà ông trời giải thoát cho chị khỏi cảnh khổ .Chị Thơm là con gái duy nhất trong ba người con của thầy giáo Thức ở xứ này .
Thời sinh tiền lúc còn sống thầy và ông chủ tiệm vàng Kim Vinh là bạn tâm giao nối khố có nhau dù một người làm buôn bán một người theo nghiệp chử nghĩa thánh hiền .Ngay khi chị Thơm chỉ là trẻ thơ lúc nghe ông Vinh muốn kết thông gia cho hai gia đình càng thân hơn ,thầy giáo Thức đã đồng ý ngay. Thơm từ nhỏ đã sáng dạ học đâu nhớ đó , thương con nên lớn lên ba chị cho chị lên ở nhờ nhà người cô ruột trên Sài Gòn để tiếp tục việc học .Bắt đầu hiểu biết Thơm đã nhiều lần dùng dằng phản đối chuyện hứa hôn của ba chị khi ai đó đề cập đến .Xét cho cùng chị cũng không sai bởi xứ này ai mà không biết Huân con trai lớn ông chủ tiệm vàng Kim Vinh học hành thì ngu dốt nhưng ăn chơi trăng hoa thì có tiếng .
Năm đó tự nhiên ông Vinh bị một căn bệnh lạ , chạy chữa nhiều thầy thuốc mà bệnh có vẻ không thuyên giảm .Khi thầy giáo Thức sang thăm ông bèn nhắc chuyện xưa và muốn tiến tới hôn nhân cho con trai mình .Trước là được yên lòng nhắm mắt vì con nên bề gia thất do ông Vinh biết rất rõ Thơm là cô gái rất tốt .Thêm vào cái hy vọng là biết đâu hôn lể xua đi được cái vận hạn xui xẻo đang đè ám gia đình ông .Năm 19 tuổi Thơm được ba mình gọi về quê và lấy chồng trong cái không khí gấp rút của đám cưới đang chuẩn bị .Lúc đầu Thơm phản đối bằng cách bỏ ăn và khóc lóc không ngừng .Nhưng đến khi ba chị dọa thắt cổ tự vận nếu chị dám từ hôn làm trái ngược lại lời hứa mà ông coi trọng như núi .Đến nước đó thì Thơm hết cách đành theo ý ba mình về làm vợ Huấn.
Cứ tưởng Huấn chồng chị Thơm lấy được người vợ như chị , anh ta hẳn vui mừng mới đúng .Nhưng vốn tính nhỏ nhen thêm vào chất gia trưởng Huấn thấy chướng mắt vì sự học vấn của vợ.Trong khi chị vận dụng cái giỏi giang của mình để gánh vác việc nhà chồng thì Huấn sau khi tỏ rỏ đường đi lối về với cô vợ trẻ anh ta lại miệt mài với những thú vui tình ái bên ngoài .Từ khi sinh Thu con gái đầu lòng chị Thơm nhiều lần khuyên chồng nên để đức cho con đừng đi gạt gẫm những cô gái khác nhưng Huấn gạt bỏ ngoài tai .Thậm chí nhiều lần còn hạ cẳng tay , thượng cẳng chân với chị khi say. Nhất là sau khi ba chồng chị là ông Vinh qua đời thì Huấn không còn phải e dè , kiêng kỵ̣ ̣một ai.
Một lần đoàn gánh hát của ông bầu Tám Ít về đây hát , Huân đi xem và đâm ra mê mệt Hai Như cô đào nhì của gánh .Khác với những lần trước lần này Huấn trong mắt Hai Như là con mồi lớn nên Hai Như quyết không buông , cô xõ mũi Huân một cách nhanh chóng .Vốn xuất thân lang bạt nên Hai Như không dể dàng gì trở thành trò chơi của Huân cô buộc Huân phải cho cô danh chính ngôn thuận khi cô có mang .
Thế là sau 9 năm ,chị Thơm đành chịu tiếng bị chồng bỏ bởi không chịu nổi sự cay nghiệt cũng như những trận đòn thừa sống thiếu chết của Huân gần đây .Thầy giáo Thức ba của chị cũng qua đời vài năm trước đó nên chị cũng không muốn níu kéo. Chị đồng ý ra đi với hai bàn tay trắng không làm phiền Huân cưới vợ mới nhưng bù lại Huân phải để chị dẩn bé Thu lúc này được 5 tuổi đi theo mình .Buồn cho phần số dang dở của mình và cũng không muốn ở lại quê nơi có nhiều kỷ niệm gợi chuyện phiền lòng chị Thơm dẫn con gái lên lại Sài Gòn .Ban đầu chị tá túc ở nhà cô ruột như trước .Sau đó chị mang số tiền cha mẹ ruột cho phòng thân khi xuất giá lấy chồng làm vốn mua bán .Chị mở một sạp bán trái cây và thuê căn nhà nhỏ gần đấy cho tiện việc đi về mẹ con chị sống yên ả vui vẻ với nhau .
Dạo gần đây có một anh chàng người Mỹ thường ghé mua trái cây chổ chị .Anh ta gây sự chú ý cho Thơm bởi anh ta nói được tiếng Việt rất rành khác với những anh chàng Mỹ lớ ngớ thỉnh thoảng vẩn ghé chổ chị mua hàng . Anh chàng người Mỹ John Smith ấy cũng thật bất ngờ khi thấy cô chủ hàng nói rất chuẩn thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và là một người có ăn học.Lúc đầu chỉ là trò chuyện xã giao lâu dần họ thành bạn .Dù hai người cách xa nhau về hình thức lẩn nơi sinh trưởng nhưng họ lại khá hợp nhau trong nhiều cách nghĩ .Hơn một năm sau John ngỏ lời với muốn cưới Thơm làm vợ. Phần Thơm thật sự chị dành rất nhiều cảm tình cho John nhưng chị cũng e ngại sự cách biệt và tiếng đời thường mĩa mai những người phụ nữ lấy Mỹ thời đấy nên chị còn lưỡng lự chần chừ .Nhưng tấm chân tình của Louis khiến chị cảm động .Hai năm từ ngày họ quen biết chị dẹp cửa hàng về làm bà Smith .
Mười mấy năm trôi qua gia đình chị Thơm có thêm một trai hai gái .Peter được 13 tuổi , Mary 11 tuổi và Ann 9 tuổi. Ngoài xã hội John là người khá thành công về kinh doanh nhưng khi về nhà John là người chồng có trách nhiệm .Anh ta đối xử với Thu cũng như những đứa con khác của mình hết mực yêu thương không hề có sự phân biệt .Gia đình họ sống đầm ấm hạnh phúc ngoài những lúc đến trường ở nhà chị Thơm vẩn gọi con bằng những cái tên tiếng Việt là Phú , My và Ái .Khác biệt nhau về mái tóc và cả màu da nhưng bốn chị em Thu lại quấn quých hòa thuận ,luôn gắn bó bên nhau không rời .
Năm 1975 lúc này Thu đã 21 tuổi đang theo học một trường Dược ở Sài Gòn .Một ngày chị Thơm nhận được tin Huấn chồng cũ của chị tức là ba ruột của Thu ở quê qua đời đột ngột vì một cơn đột qụy .Đúng ra chị Thơm không muốn về bởi tình hình lúc đó có nhiều thay đổi và Huấn từ lâu không hề nhắc nhở hay đá động gì tới đứa con gái của mình là Thu . Nhưng cuối cùng chị cũng dẩn Thu về chịu tang cho đúng phép tắc dù gì họ cũng là cha con .Phần chị thì xem như nghĩa tử nghĩa tận đến thắp một nén hương cho phải đạo làm người , hơn nữa chị không an tâm để Thu về một mình .Sau đám tang ngay lúc chị chuẩn bị trở về Sài Gòn thì thời thế thay đổi trong một đêm phải chờ đến cả tuần sau và bằng nhiều cách mẹ con chị mới lặn lội trở về được Sài Gòn .
Nhưng khi chị Thơm và Thu lên tới Sài Gòn thì mọi chuyện đã khác lạ hoàn toàn . Dâu bể đổi dời chỉ trong khoảng thời gian ngắn , chị không thể vào được nhà cũ bởi chúng bị tịch thu nên chị không lấy được thông tin hay địa chỉ liên quan gì tới chồng mình ở Mỹ .Cũng không thể hỏi thăm ai giữa cái lúc hổn loạn ấy chị dành dẩn Thu nương náu , mưa sinh ở một quận gần đó và cố gắng hết khả năng để nghe ngóng liên lạc với chồng và con của mình trong vô vọng. Ngày xưa vì người ở quê hay kỳ thị , dè bĩu và lo cho sự an toàn của chồng vào thời còn chiến tranh .Chị Thơm chỉ dẩn duy nhất Peter về quê ngoại chơi hai lần mà thôi .Không cho John cùng hai con gái nhỏ về thăm quê lần nào.Bởi má chị vẩn lên thăm gia đình chị ở Sài Gòn thường xuyên .Do chị cũng ỷ y đâu có dè cuộc đời có những thay đổi như vậy .Thời gian dần trôi không một tin tức nào về họ dù là sống chết . Phần lo lắng thương nhớ con nên sức khoẻ chị Thơm mỗi ngày một kém .Rồi chị qua đời vào một đêm mưa sau cơn bệnh trong tay vẩn còn nắm chặt tấm ảnh gia đình của mình .Lúc lâm chung không biết có phải còn tiếc nuối hay ấm ức mắt chị mở trừng trừng khiến Thu khóc than tức tưởi khấn nguyện rằng sẽ cố gắng tìm được những đứa em và mang chúng về .
Phần John Smith vào lúc mọi người nhốn nháo rồng rắn di tản dù không muốn bỏ vợ mình lại nhưng John không còn cách nào khác hơn đành dẩn ba người con của mình lên máy bay về Mỹ trong nổi đau đáu lo lắng . Khi về đến xứ sở anh ta cũng cố gắng liên lạc với vợ mình nhưng ngoài tên họ của vợ và con gái .John chỉ biết thêm địa danh quê vợ là Xào Bân chứ không hề có thông tin gì khác .Đường phố còn thay đổi tên thì nói chi muốn tìm một con người giữa cái đất Sài Gòn mênh mông ấy .Ba năm sau trên đường đi làm về John qua đời trong một tai nạn giao thông thảm khóc .Những đứa con của anh được chuyển về sống với ông bà nội ở bang Texas. Gia đình họ lạc nhau từ đó...
*****
Ba mươi lăm năm sau
Thu bây giờ tóc đã bạc hơn phân nữa và lên chức bà Ngoại chị lấy chồng có được ba người con .Chồng chị là người đàn ông tốt và hiền lành .Các con chị vẩn sống và làm việc ở Sài Gòn .Còn chị và chồng về sống ở quê vào 5 năm trước trên mãnh đất hương hỏa của bà Ngoại chia cho mẹ chị ngày xưa , vui thú cùng vườn cây ao cá, như bao người có tuổi khác .Cuộc sống chị êm đềm , hạnh phúc như bao gia đình an phận bình thường nhưng dù bao năm trôi qua trong lòng Thu vẩn không quên được nổi nhớ về những người em của mình .Thỉnh thoảng nhìn những tấm ảnh cũ đã úa vàng mà chị lưu giữ như một báu vật, chị lại chảy nước mắt .Chị khóc khi hồi tưỡng cái khoảng khắc ngày xưa đút cơm cho những đứa em của mình .Chị nhớ rõ đứa nào thích ăn gì , tính nết ra sao .Nhớ lúc chạy giởn trong khoảng sân nhỏ cùng nhau giờ không biết họ lưu lạc phương trời nào và có bình an không ?. Hiểu nổi khổ tâm bao năm của chị Thu các con chị cũng giúp mẹ bằng mọi cách họ có thể .Từ những phương tiện thông tin hiện đại đến nhờ cả đại sứ quán giúp đỡ , nhưng thông tin qúa ít ỏi và trôi qua nhiều năm nên sự tìm kiếm của họ cũng rơi vào im lặng .
Peter ,Mary và Ann hiện tại cũng đã có gia đình và con cái họ khác xưa hoàn toàn .Vốn Việt Ngữ của họ gần như là mất hết , ngoại trừ Mary do làm quản lý ở một hãng có nhiều người Việt nên cô còn nói được chút ít . Nhưng ba người họ vẩn không quên người mẹ và chị của mình .Họ về Việt Nam rất nhiều lần nhờ sự giúp đở của nhiều nơi .Nhắn tin trên báo để tìm kiếm nhưng tất cả vẩn không có tin tức gì ,họ cũng không có nhiều manh mối để mở rộng việc tìm kiếm.. Năm 2010 Peter lúc này đã 48 tuổi nhân dịp nghĩ thường năm anh ta dẩn theo cô vợ người Mỹ của mình là Jessica về Sài Gòn du lịch .Lần đó khi đang ngồi trên chuyến xe tham quan của một đoàn du lịch chuẩn bị đi đến điểm vui chơi theo lịch trình .Là người vui tính Peter trò chuyện cùng anh hướng dẩn viên là ngày xưa mình được sinh ra ở Sài Gòn .Nhắc về kỷ niệm vô tình Peter nói rằng quê ngoại ở Xào Bân bằng một thứ tiếng Việt lơ lớ. Có một vị khách lớn tuổi trong đoàn nghe được .Ông ta nói là ông ta biết một nơi trước kia gọi là Xẻo Bần chứ không phải là Xào Bân .Đó là một làng nhỏ do dân địa phương tự đặt tên ấy vì có cái rạch nhỏ chảy cắt ngang qua.Mà bây giờ không còn ai gọi là Xẻo Bần nữa họ gọi bằng tên một thị trấn khác.
Không biết có cái gì xui khiến Peter vội lấy giấy bút ra và nhờ ông ta ghi lại chính xác nơi đó bằng cái tên hiện hành ngày nay. Bỏ dở chuyến đi chơi Peter cùng vợ ngược về Sài Gòn tìm đến trung tâm lữ hành du lịch và ngỏ ý muốn thuê một hướng dẩn viên thông thuộc miền Tây để đi đến địa danh mà vị khách lạ cho. Khi họ đến nơi thì gần như không còn vết tích nào giống trong ký ức của Peter .Anh ta nhớ ngày xưa phải đi bằng thuyền nhỏ và cây cỏ hoang dại .Còn nơi anh ta đến ngày nay là thị trấn sầm uất đông đúc xe cộ chạy xuôi ngược .Thấy vẻ thất vọng của Peter anh hướng dẩn viên cũng không biết làm sao hơn đành cùng người tài xế chở hai vợ chồng ông khách người Mỹ đi loanh quanh cho đúng theo trình tự một chuyến tham quan .Xe chạy dọc những con lộ nhỏ và anh hướng dẩn viên giảng giải đây là một vùng chuyên về trồng trái cây .
Chợt lúc đó chuông nhà thờ đổ hồi chuông ban trưa thông lệ .Như có một thứ giác quan mách bảo Peter đòi được đến nơi đó .Cả nhóm họ rời xe đi bộ trên con đường làng khi đứng trước căn nhà thờ có tuổi thọ gần cả trăm năm được xây từ thời Pháp đô hộ. Peter gần như là không kèm được sự xúc động bởi anh ta nhận ra đây đúng là quê ngoại mình mà ngày xưa anh được mẹ dẩn về .Qua bao nhiêu năm nhưng cũng may là cái nhà thờ ấy vẩn không thay đổi hình dáng kiến trúc cũ .Nhất là cái vị trí nằm ngay ngã ba sông rất đặc biệt .Peter nhớ một cách rõ ràng như vậy do có một lần khi về quê chị lớn là Thu dẩn em trai mình đến đây chơi .Đang vui đùa chợt Peter tự nhiên bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân khiến Thu hốt hoảng cầu cứu. Chính một vị ma-soeur hiền lành đã kêu Peter nằm ngay xuống trước sảnh nhà thờ và ngước mặt lên ngay cho máu ngừng chảy .Trong khi bà đặt chiếc khăn lạnh trên trán của Peter để hạ nhiệt độ. Theo trong trí nhớ của Peter nhà bà ngoại đi bộ cách đó một đoạn nhưng hướng nào thì anh ta mơ hồ không nhớ nổi .
Vốn nhạy bén sau một hồi suy tính Peter nhờ anh hướng dẩn viên hỏi thăm những ai nhiều tuổi từng sống nơi đó về người đàn bà có tên Ba Thơm có con gái tên Thu .Nhưng già trẻ không một ai biết bởi ngày trước chị ba Thơm chỉ thỉnh thoảng về thăm quê rồi đi .Số người còn lại họ đến ở nơi đây mới độ hai , ba chục năm thì làm sau biết chuyện ngày xưa cũ .Thêm nữa ở quê người ta thường gọi theo thứ ít ai gọi tên nên chẳng ai biết người đàn bà mà Peter muốn kiếm là ai .Cuối cùng Peter chỉ còn cách ghi lại địa chỉ khách sạn ở Sài Gòn nơi mình trú ngụ cùng số điện thoại cá nhân đang tạm dùng trong thời gian ở Việt Nam . Peter hứa sẽ hậu tạ cho bất cứ ai có tin tức về hai người mình đang cần tìm .Đúng lúc kẻ ghi người viết thì có một người đàn bà đứng tuổi đi chợ về ngang do tò mò bà ta rẽ đám đông vào xem .Khi biết rõ câu chuyện bà ta chậm rãi nói:
-Tui biết có chị kia ở cạnh nhà bà sui gái của tui .Nghe đâu tên của chỉ là Hai Thu mà tui không nghe chỉ có anh chị em chi hết .Chị mới về đây sống độ mấy năm thôi không biết có phải chị Thu gì mà ông ấy muốn kiếm không ? Nhà chị ấy tuốt dưới xóm dưới đường hơi khó đi một chút.
Sau khi nghe anh thông dịch nói lại , không bỏ sót một tia hy vọng vào , Peter vội khẩn khoản bà ấy giúp mình. Họ chọn ra giải pháp cả nhóm sẽ ngồi ở quán cafe đầu chợ .Trước là chờ gặp người tên Thu mà người đàn bà ấy vừa nói .Sau là uống ít nước và nghĩ ngơi tạm bởi vì nhóm họ điều thấm mệt sau hàng nữa ngày trời đi tới đi lui. Người đàn bà kia thì lên một chiếc xe honda ôm đã được Peter trả tiền tới nhà chị Thu và nhắn chị ấy có người cần gặp ngồi chờ nơi quán nước trước cổng chợ.
Buổi xế trưa , sau bữa cơm chị Thu đang cho mấy con gà ăn trước sân như thường nhật chợt có tiếng xe honda dừng trước cửa. Khi nghe nói có ông tóc vàng mắt xanh cần gặp một người tên Thu .Trước sống ở Sài Gòn và cở bằng độ tuổi của chị vì có chuyện cần , chị hai Thu đã luống cuống tay chân , buông luôn cái thau đựng cơm nguội xuống sân nhà .Chị không kịp cám ơn người đàn bà tốt bụng mà vội chạy vào lấy cái nón lá và lên tiếng gọi ông chồng mình đang lui cui sau vườn.Tay chị run rẩy đến nổi không thay nổi cái áo bà ba nên chị mặc nó tròng đôi vào cái áo đang bận .Chị lập cập không giấu được vẻ hồi hộp của mình khi ngồi lên chiếc xe do chồng mình nổ máy chờ sẳn chạy vội ra chợ.
Ở quán cafe mọi người không dấu được ánh mắt tò mò trước hai vị khách ngoại quốc đang ngồi chờ như ngóng trông ai đó. Xe ngừng trước quán chị Thu bươn bả đi vào , đám đông khẽ nhích ra nhường lối cho chị . Nãy giờ đi ngoài trời chói nắng nên chị lột vội cái nón lá quẳng vô góc để nhìn cho rõ , Peter cũng vội vã đứng lên .Không cần phải nói hay hỏi han điều gì chỉ cần nhìn mặt Peter chị Thu đã biết đó chính là em trai của mình bởi Peter giống cha anh ta John Simth thuở xưa như tạc .Chị Thu khóc ngất nói trong tiếng nấc :
-Em ơi ....Phú ơi ....
Cơn xúc động dâng lên cao độ khiến chị Thu loạng choạng như muốn ngất .Peter vội đở lấy chị mình dìu chị ngồi xuống ghế anh ta cũng khóc khi nhìn gương mặt của chị Thu với những đường nét của mẹ mình ngày xưa. Nhoài người tới ôm lấy người chị của mình Peter lắp bắp bằng một thứ tiếng Việt ngọng nghịu :
-Chị ... chị Hai ... Phú nè ...chị chị Hai
Tiếng chị Thu miếu máo ngắt quãng từng chập :
-Mẹ mong chờ mấy em biết bao nhiêu... hu..hu ...mẹ mất rồi em ơi .
Trong khi Jessica vợ của Peter nhẹ đưa cánh tay vỗ vỗ lên lưng chồng mình như sẻ chia dù cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra cũng như người đàn bà kia nói gì .Thì chồng chị hai Thu biết rõ câu chuyện hơn do vợ mình thường kể nên anh cố giấu đi vẻ xúc động bằng cách nói như phân bua:
-Em của vợ tui , chị em ruột ấy thất lạc mấy chục năm rồi không tin tức chi hết.
Nhìn thấy một ông ngoại quốc cao lớn nắm chặt tay một người đàn bà Việt Nam mãnh mai miệng chỉ lắp bắp được vài chữ ''chị ơi..''.Một số người trong quán hôm ấy khẽ lén lau đi giọt nước mắt vừa ứa ra.
*****
Một buổi tối của hai tháng sau .Nhà chị Thu đèn đuốt mở sáng choang nhiều người đi tới đi lui .Mấy bà chị thì nhỏ to dưới bếp bên cạnh nồi cháo gà và vài món ăn nhẹ .Họ lo không biết những ông bà người Mỹ ở nhà trên có ăn được những món ăn Việt Nam không và nêm niếm như vậy có vừa khẩu vị của họ chưa .Vài người trẻ trong xóm ngồi ngoài mấy cái ghế tre trước hiên của nhà chị Thu .Đôi ba ông cụ bà cụ lớn tuổi một chút ngồi trong phòng khách cùng chị hai Thu , Peter , Mary và Ann. Họ tới mừng cho chị khi nghe được tin chị em trùng phùng sau bao năm và tò mò chờ nghe câu truyện có phần hơi ly kỳ của họ .
Bốn chị em của chị Thu ngồi trên bộ di văng nói chuyện với nhau . Mary còn nói được chút ít tiếng Việt , Peter và thì nhớ được một vài câu xã giao ngọng nghịu .Riêng Ann thì không nhớ một câu nào , cả ba người họ phải nói qua người phiên dịch đang ngồi trên cái ghế nhỏ cạnh đó .Chị Hai Thu đưa khăn lên lau nước mắt khi nghe Peter kể sau khi ba chết họ về sống cùng ông bà ở nơi mới .Đi học Peter hay bị bọn trẻ chọc ghẹo kỳ thị vì là con lai .Khiến cậu ta đánh nhau đến nổi chút nữa thì bị đuổi học. Chị lại cười khi Mary nói lúc về Mỹ muốn ăn trứng ấp thảo với cháo trắng như ngày xưa mẹ nấu ở Việt Nam nhưng đành chịu vì không biết cái trứng đó tên là gì.Bao nhiêu năm Mary luôn cảm thấy tủi thân và không vui khi ai đó hỏi về nguồn cội bởi Mary không biết trả lời họ ra sau.
Ra vẻ ái ngại Ann nhìn họ rồi khẽ nói ,qua người thông dịch rằng :
'' Lúc đầu khi nhìn những tấm ảnh cũ ố vàng ngày xưa và nghe anh Peter thông báo tìm được chị và nhắn thu xếp về gặp nhau .Cô được một vài người khuyên nên cẩn thận để tránh sự nhầm lẩn thậm chí biết đâu chừng đó là sự giả trá , lường gạt .Vì khi đi cô là người nhỏ tuổi nhất rồi sống ở môi trường không có người Việt nên ký ức về chị trong cô không còn được rõ nét như hai anh chị mình .Nên cô thật sự có phần dè dặt ,không tin lắm nhưng trên đường về đây khi ghé qua quán ăn tạm ở dọc đường , chị hai Thu đã ngăn cô lại khi cô định ăn một bát súp. Chị ấy nói rằng súp đó được nấu bằng tôm mà chị biết rõ Ann từ nhỏ đã dị ứng với đồ biển. Rồi chị nhờ người thông dịch hỏi giúp chị vết sẹo trên đùi Ann có biến mất theo thời gian không hay là to hơn .Ann cố ý hỏi vặn lại vết sẹo gì ? Chị Hai Thu nói ngày trước Ann từng bị té vào chậu hoa sau vườn nhà nên đùi có một vết thẹo khá dài , chính chị đã băng lại giúp cô .Ann đưa khăn giấy chậm nước mắt bằng vẻ bối rối , xúc động cô ngỏ lời xin lổi chị mình vì những nghi ngờ trước đó .Bởi bây giờ cô đã tin chị thật sự là chị Hai của cô ngày xưa. Ann hứa với chị khi về Mỹ sẽ cố gắng học thêm ít tiếng Việt để có thể trực tiếp nói chuyện với chị mà không cần phiên dịch .''
*****
Sáng hôm sau khi tia nắng bình minh vừa hiện ra ở chân trời , gió dìu dịu mùi sương sớm .Trước ngôi mộ của dì Ba Thơm nơi phần đất hương hỏa giữa đồng .Bốn mái đầu rấm rức khóc và cuối lặng thật lâu .Trong mùi hương trầm và những bó hoa thơm lan tỏa lãng bãng , tiếng chị hai Thu nghèn nghẹn khấn :
-Má ...con dẩn mấy em đến thăm má .Xin má linh thiêng phù hộ độ trị cho chị em con và xin má an lòng yên nghĩ.
Một ngày cuối chiều ở sân bay , khi tiếng loa thông báo nhắc nhở tên ba vị khách còn lại của chuyến bay về Mỹ nhanh chóng ra cửa khởi hành .Vòng tay của chị em họ lại vội vã ôm lấy nhau giữa khóc - cười họ hứa sẽ quay lại sớm vào một ngày nào đó cùng gia đình của mình .Mary vội nói cùng chị bằng cái âm chưa chuẩn và quơ tay như minh họa cho lời nói:
-Em biết Việt Nam gọi ngày chết là đám giỗ rồi .Đám giỗ má vào mùng 9 sau tết Việt Nam. Tụi em sẽ về vào ngày đó hằng năm .Chị Hai yên tâm giữ sức khoẻ .
Mắt chị Hai Thu vẩn còn đỏ và đầy nước nhưng miệng chị cười tươi .Chị đưa cánh tay lên lưu luyến vẩy theo dáng những đứa em của mình đang khuất dần sau cánh cửa kiếng .
Có một dịp tình cờ nào đó sau tết âm lịch trong cái không khí hãy còn Xuân .Bạn chợt ngang qua một thị trấn nhỏ xinh đẹp thuộc một tỉnh miền Tây đồng bằng sông Cửu Long .Đi tới cái xóm nhỏ mà địa danh ngày xưa gọi là Xẻo Bần vô tình bạn nhìn thấy một nhóm người trên đường làng hay trong cái quán Phở ở chợ . Nhóm người đó trung niên có , trẻ có , tây ta lẩn lộn .Đôi khi cô gái trẻ tóc vàng mắt xanh cao lớn đang cố trọ trẹ học câu tiếng việt từ một cô Việt Nam cũng còn khá trẻ .Rồi cũng có lắm lúc cô gái Việt Nam nói những câu Anh Ngữ để giải thích sự việc gì đó cho cô gái kia .Thỉnh thoảng hai người trung niên lại nói tiếng Việt bằng một âm điệu chưa chuẩn lắm làm bà chị của họ bật cười. Bạn đừng lấy làm ngạc nhiên bởi đó chính là đại gia đình của chị em họ và con cái thuộc thế hệ kế .Những người họ khác biệt nhau về ngôn ngữ , chủng tộc , tập quán và ở cách xa nhau nửa qủa địa cầu , hàng chục giờ bay . Nhưng họ có chung một thứ ,đó chính là dòng máu chảy trong huyết quản của họ có sự hiện diện của cái gọi là Ruột Thịt Tình Thân .
 
Cuối cùng thì tất cả các dòng sông điều trở về biển như một quy luật muôn đời ....
Song Nhi
 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Oct/2012 lúc 7:48pm

Vết thương không bao giờ lành!

image


Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice President National Geographic tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới.

Bài viết của ông mang theo một thông tin đặc biệt: Truyền hình National Geographic chiếu phim 'Inside the Vietnam War' nhân kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân.


image


Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:

- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại uý Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:

- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?

- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 nguời 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng duợc. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.

- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Ðể tôi xuống gặp họ.

image


- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt
Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?

- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nước, chắc không sao chứ?

- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?

- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.

Trong lúc theo với đại uý Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.

Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nên thường đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thường vì phải ghé qua trường học để ký một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ Trắng:

image

Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say

Lối em đi về... trời không có mây

Ðường đi suốt mùa nắng lên thắp dầy...


Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một người Mỹ 'homeless' đang 'ngất ngưởng' thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:

- Mày Việt
Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?

- Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.


- Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt
Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.

- Ông...

- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao?

- Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?

- Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?

Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.

- Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.


-Mày không sợ hả?

-Sợ gì?

-Tụi tao là loại người bị ruồng bỏ và khinh chê.

- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.

- Ði đi. Hẹn gặp lại.

image

Tôi đã trở lại gặp
Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo dó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.

Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Có những người đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).

image


Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt
Nam của chúng ta.

Vừa gặp mặt,
Norman siết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:

- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.

Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:


- Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là người Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.


Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:


- Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nuớc và nói chuyện.

- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.

- Không sao đâu. Tuy nhiên,
Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:

- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không? Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.

image

Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn,
Norman vội vàng lên tiếng:

- Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuộn phim 'Inside the Vietnam War' trước khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?

-Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.

- Ðài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?

- Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!


- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.

image


Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đã liên lạc nhờ mấy người trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội truờng, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.

Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.

Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội truờng. Ba người bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!

image

Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Ðèn hội trường bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những nguời chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba người bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' bước theo tôi như ba cái xác không hồn!

Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 người bạn cựu chiến binh 'homeless' đã cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.


Có lẽ đã tới lúc người Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt
Nam.

image


Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt
Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?

image


NGUYỄN DUY-AN

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2012 lúc 10:48am


 
                           2873140758_cab0de139e.jpg%20picture%20by%20Miendudalat
                                So simple but awakening !
 

 
Lesson of time... KARMA
LỜI PHẬT DẬY

MỘT BÀI HỌC VỀ THỜI GIAN : NGHIỆP BÁO

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.

Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.

Bạn có thề đầy quyền lực ngày hôm nay, nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.

Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.

Hãy là người tốt và làm những điều tốt.


 
 



 
SỰ HỢP LÝ CỦA THƯỢNG ĐẾ

 
“Thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:

 
- Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

 
- Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

- Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

- Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

- Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.



 
                           2873140758_cab0de139e.jpg%20picture%20by%20Miendudalat
                                So simple but awakening !
 

 
Lesson of time... KARMA
LỜI PHẬT DẬY

MỘT BÀI HỌC VỀ THỜI GIAN : NGHIỆP BÁO

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.

Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.

Bạn có thề đầy quyền lực ngày hôm nay, nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.

Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.

Hãy là người tốt và làm những điều tốt.


 
 



 
SỰ HỢP LÝ CỦA THƯỢNG ĐẾ

 
“Thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:

 
- Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

 
- Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

- Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

- Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

- Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.









PhanThuy-CA
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23349
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2012 lúc 5:15am

Xấu Đẹp - Bà Ba Phải - Nguyễn Đình Khánh diễn đọc

https://www.opendrive.com/files?62660238_wlM0u




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Oct/2012 lúc 5:05pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23349
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2012 lúc 12:10pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2012 lúc 12:42pm

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?

image


Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Cộng mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.

Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói "xí bô xí ba" gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu "Việt kiều" 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người "gốc Việt" nên không có... giá cao!

Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch thành phố Sài Gòn, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít "Yes, sir" và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!

Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!

Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?

image
Hình minh họa


Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Sài Gòn. Trong một bữa "nhậu," ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ "hết sức lễ phép, trân trọng, và nhiệt tình" giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng "sir," tức là "ngài." Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!

Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và... không nói gì cả!


image

Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:

Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!

Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga... anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có p***port Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là "anh em xã hội chủ nghĩa" của Việt Nam mấy năm trước đây!

image
Hình minh họa

Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tỏ ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là "người Việt Nam", thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô... bán hoa mà cũng... đối với người Việt Nam như vậy!

Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội "theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc" thì mệt lắm!

Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?

Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là "trí thức", thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ "da trắng" và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người "da trắng." Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện "đẳng cấp" của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!

image
Hình minh họa


Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại "đẳng cấp" man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường "quốc tế" như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người "da trắng" của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ "quí tộc" Việt vô cùng... quái đản!

image
Người Việt ở Mỹ


Kể lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!

Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ "tha hương" – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!



Khánh Hưng
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23349
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2012 lúc 7:55am
Vị quan phủ sáng suốt
 
 
Ngày xưa , có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó săn rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm của mình hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đều bị bỏ ngoài tai.
 
 
Chó%20chăn%20cừu
 
 
 
Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng.

Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ để báo quan. Vị quan phủ chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói:

“Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì hơn: một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?”


Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan phủ nghe vậy bèn phán:
“Được, vậy ta sẽ bày cho anh một cách để vừa bảo vệ an toàn cho đàn cừu, vừa giữ được một người bạn”.
 
 
 
http://www.phoquang.org/uploads/News/pic/small_1294705395.nv.jpg
 
 
 
Người nông dân bèn nghe theo lời chỉ dẫn của vị quan phủ.

Vừa về đến nhà, người nông dân liền thử làm theo những gì vị quan phủ đã bày cho anh ta. Anh ta bắt ba con cừu tốt nhất của mình và đem tặng chúng cho ba cậu con trai nhỏ của người hàng xóm. Đám trẻ rất vui thích quấn quít chơi đùa bên mấy con cừu. Để bảo vệ cho đồ chơi mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi chắc chắn để nhốt đàn chó. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa.


Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với những đứa con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm mà anh ta săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thịt cừu và phô mai mà anh ta làm ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, hai người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.


Có một câu ngạn ngữ Trung Hoa cổ thế này: “Một người chỉ có thể cảm hóa và thu phục người khác bằng lòng tốt và thiện tâm”.

Người Mỹ cũng có một câu thành ngữ tương tự như thế: “Người ta bắt được nhiều ruồi bằng mật hơn là bằng giấm” (“Mật ngọt chết ruồi”). "You can catch more flies with honey than with vinegar"
 
http://kienthuc.net.vn/dataimages/201108/original/images746771_13.jpg
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2012 lúc 8:41am
BỆNH VÔ CẢM
 
     Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người . Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống . Chỉ lạ một điều : Đó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh . Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm .
    Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ . Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú . Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can . Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy ?
    Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt . Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát . Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai ?
    Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu . Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng . Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại . Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán . Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu . Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình . Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp . Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra . Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện . Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy . Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an . Đó là những con người "không dại gì" và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn . Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan .
    Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác . Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá . Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác , người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi . Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi ? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải ? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình . Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa . Tất cả những điều vô lương tâm ấy đề xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra .
    Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi : Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao ? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả . Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương . Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá . Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc .
    Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta . Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm "không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình .
    "Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo" - một giáo sư người Anh đã nói như thế . Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động . Đừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà Thượng Đế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta, đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội . /.
--------------------------------------
Bài văn quá tuyệt !
Một tâm hồn cũng rất tuyệt !
Mời xem video clip về tai nạn .
 
 
 
 
http://www.youtube.com/watch?NR=1&v=zm8VQUQX87s&feature=endscreen

BÀI VĂN 9,5 ĐIỂM VỀ "BỆNH VÔ CẢM" GÂY XÚC ĐỘNG SÂU SẮC

Những câu văn của em Phan Hoàng Yến , học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội đã gây ấn tượng mạnh với người đọc không chỉ bởi đề tài em lựa chọn mà còn bởi cách hành văn rất tinh tế và sắc sảo . Bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm với nhận xét :"Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý
.

ĐỀ BÀI :
 
TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT SỰ VIỆC HOẶC HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG HOẶC TRƯỜNG, LỚP (ĐẶT NHAN ĐỀ CHO BÀI VIẾT



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 14/Nov/2012 lúc 8:57am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23349
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2012 lúc 11:22am

Lời Tạ Ơn Trong Ngày Lễ THANKSGIVING


Bạn thân mến,

    Hàng năm vào ngày thứ Năm tuần thứ 3 của tháng 11, Hoa Kỳ có một ngày lễ rất ý nghĩa và tôi lấy làm thích thú nhất trong tất cả những ngày lễ nghỉ ở đất nước Hiệp Chủng Quốc này. Đó là ngày lễ THANKSGIVING, NGÀY LỄ TẠ ƠN.

    Lễ Tạ Ơn lần đầu tiên xảy ra tại Hoa Kỳ vào năm 1621 sau khi những người Pilgrims từ nước Anh tìm ra và đặt chân xuống đây để chọn vùng đất sống. Vùng đất dồi dào và màu mỡ, để từ đó con cháu họ và những thế hệ nối tiếp đã lập lên một quốc gia Hoa Kỳ lớn mạnh và giàu có nhất thế giới.

   turkey Số nguời tham dự Ngày Lễ Tạ Ơn lần đầu tiên ấy chỉ vỏn vẹn có 140 người, trong đó 90 là người Wampanoag (Nguời Da Đỏ) và 50 là người Pilgrims. Một số người Pilgrims đã bỏ xác giữa đường trong cuộc hành trình tìm đến đây và cũng đã bị chết rất nhiều khi chưa thích nghi với khí hậu, nhất là những bệnh tật với mùa đông băng giá... 140 người đầu tiên đó, họ đã dành đúng 3 ngày để tế Lễ Tạ Ơn sau khi vụ mùa đầu tiên được thu hoạch.

Ba ngày đó, họ làm gì và tạ ơn ai?

    Vâng, điều đầu tiên là họ tạ ơn Trời, tạ ơn Thượng Đế đã cho họ được sống sót trên chuyến đường ngàn dặm và đã cho họ gặp may mắn tìm ra được vùng đất màu mỡ, vùng đất có sữa và mật. Họ tạ ơn Thượng Đế đã chúc phúc cho họ có được một vụ mùa gặt đầu tiên bội thu. Họ cũng không quên tạ ơn những người Da Đỏ đã giúp họ biết canh tác, trồng trọt và hướng dẫn họ cách chăn nuôi trong những ngày tháng chân ướt chân ráo. Và hôm nay đây sau gần 400 năm, nguời dân Hoa Kỳ đã tái diễn lại ngày lễ Tạ Ơn đó mỗi năm như là một sự nhắc nhở con cháu họ phải biết đến ơn Trời, nhớ ơn người và luôn ghi khắc trong lòng "ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn ".
 
    Qua câu chuyện The First Thanksgiving (Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên) và những người Pilgrims, tôi liên tưởng ngay đến người Việt Nam tỵ nạn trên vùng đất Hoa Kỳ này hoặc một quốc gia nào khác.

    Quả thật, chúng ta cũng chẳng khác gì với cuộc hành trình của người Pilgrims khi bỏ nước ra đi tìm tự do và đất sống. Con đường và những chuyến vuợt biên, vượt đại dương của bạn và tôi trên những chiếc thuyền nan mong manh, đã gặp bao nhiều điều gian khổ và nguy hiểm. Sự gian khổ và nguy hiểm ấy có thể đến mức 99% của sự chết bởi biển cả, bởi sóng gió và bão táp, bởi đói khát và hải tặc để chấp nhận đánh đổi còn lại mong manh 1% của sự sống.

    Biết bao nhiêu khó khăn trong những ngày đầu tiên ở các trại tỵ nạn, bao nhiêu sự xa lạ và khác biệt giữa đời sống. Bất đồng ngôn ngữ, tập quán, văn hóa v.v... trong những ngày tháng đầu tiên định cư tại Hoa Kỳ và những quốc gia khác. Thế rồi ngày hôm nay, khi ngoảnh mặt lại, bạn và tôi đã nhớ và khám phá ra rằng chúng ta đã mang ơn biết bao người, biết bao điều trong cuộc sống, mà thường thì con người hay quên hay cố quên những người đã làm ơn làm phước trong cuộc đời của chúng ta. Nhất là sau khi bạn và tôi đã công thành danh toại, đã trở nên giàu có và đầy đủ trên vùng đất Hoa Kỳ này.

    Để rõ và chắc chắn hơn sự vô ý hay quên không nhớ đến những người mà ta đã mang ơn; xin hãy vào nhà thờ hay chùa chiền, chúng ta sẽ thấy và nghe được toàn là những lời cầu xin rôm rả của giáo dân, của thiện nam tín nữ mà quên đi lời tạ ơn. Hãy xem tờ thông tin hay tờ mục vụ ở những nơi này, chằng chịt những người xin lễ, xin ơn, xin cho, xin được, xin thêm, xin điều này điều kia, mà không thấy một lời, một lễ để tạ ơn, nếu có thì cũng rất giới hạn. Và mặc dù sự tạ ơn của chúng ta cũng chẳng có thêm lợi ích gì cho Thượng Đế. Thế nhưng, Ngài muốn lòng con người phải nhớ và biết ơn để sinh thêm hoa trái, mang lợi ích cho mình, cho người  khác và có thể nhìn thấy sự liên đới tốt đẹp trong đời sống chung quanh của con người.

    Hôm nay, trong Ngày Lễ Tạ Ơn với bầu trời ảm đạm của mùa Thu, bầu trời có sương khói lam chiều như bên quê nhà. Ngoài kia, những chiếc lá đang dần úa vàng, những cơn gió nhẹ nhàng mơn man như vuốt ve hàng cây để những chiếc lá vàng phải rơi rụng, về với cội nguồn, về với lòng đất. Đời con người đâu khác chi những chiếc lá; xanh tươi rồi úa tàn. Lá sẽ mục nát trong lòng đất và biến thành chất hữu cơ cho cây được bén rễ, và để ươm chồi cho những mầm mống nối tiếp của ngày mai.  

    Việc đầu tiên và trên hết, bạn và tôi hãy dâng lời cám tạ lên Thượng Đế vì điều kỳ diệu và tuyệt vời nhất Ngài đã tạo dựng cho chúng ta hình hài làm người mà không phải hình hài một con khỉ hay con đười ươi hoặc một con vật nào khác. (Loài người phát sinh từ loài khỉ / "Thuyết Duy Vật Biện Chứng").

    Tạ ơn Ngài đã thổi trong hình hài ta một sự sống và sự sinh tồn, một lý trí để xét suy, một trí tuệ biết nhận định đúng, sai. Biết sự thiện, sự ác và biết nhận diện để tìm đến con đường Thượng Trí, tìm đến ánh sáng của Chân-Thiện-Mỹ. Ngài còn tạo và đặt để trong ta một trái tim. Trái tim không chỉ có bổn phận bơm máu nuôi cơ thể mà còn để ban phát tình yêu thương và sự rung cảm trong đời sống. Nhờ có trái tim mà lý trí và bản năng của con người được kìm chế, được xoa dịu, nhất là khi đối diện và gặp phải những lúc cường độ xung đột và khác biệt trong nhịp sống nơi bản chất của con người. (Theo khoa học, những bộ phận đầu tiên để hình thành một bào thai, là một giọt máu biết đập. Đó chính là quả tim).

    Vâng, nếu trong đời sống của chúng ta chỉ biết liên quan, đối diện hoặc giao hảo dựa trên lý trí và bản năng, thì có lẽ chúng ta đã và sẽ chém giết nhau từng ngày một. Vì đời nào lý trí và bản năng của tôi chịu thua lý của bạn. Huống gì sự tranh chấp, sự bất đồng, sự khác biệt nhan nhản xảy ra trong đời sống hằng ngày mà có thể dẫn đến sự xung đột, sự nổi loạn rồi sẽ hơn, thua... Ngài biết rõ bản chất của con người, nên đã gắn cho mỗi con người có một trái tim để kìm chế lý trí, kìm chế bản năng là thế.

    Khi nói đến quả tim là đề cập đến sự sống, là nói đến sự yêu thương, hạnh phúc, bình an và hòa bình... Nếu mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình, mọi con người luôn để con tim trước lý trí để “xử lý” với nhau trong bất cứ mọi tình huống, mọi hoàn cảnh thì có lẽ thế giới này sẽ thôi chiến tranh, con người sẽ gần lại với nhau, sẽ nâng đỡ và thương yêu nhau, gia đình sẽ hạnh phúc, xã hội sẽ giang rộng cánh tay chào đón tất cả mọi thành phần mà không phân biệt màu da, chủng tộc, mũi tẹt hay da màu...

    Xin hãy để con tim đứng trước để xử lý và bàn thảo trong mọi lĩnh vực, luật lệ, mọi quyết định, mọi việc, mọi sinh hoạt trong đời sống... Hẳn, Thượng Đế đã có lý do tạo ra quả tim (giọt máu biết đập) đầu tiên để hình thành con nguời trong bào thai truớc cả cái đầu, cái miệng và đôi tay... Vậy, tại sao không để trái tim của chúng ta xử lý trước tiên trong mọi điều, mọi việc nơi đời sống hằng ngày, trong xã hội nhiễu nhương và bất công, nơi thế giới đầy dẫy những tranh chấp và hận thù.

    Xin hãy cúi đầu để tạ ơn sự tuyệt diệu của Ngài khi tạo dựng nên loài nguời và tạo dựng nên vũ trụ bao la. Ôi Đấng Quyền Năng vô song và tuyệt hảo!

    Có lẽ bạn và tôi không cùng một tôn giáo và một niềm tin, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự hiện diện, sự tạo dựng nên vũ trụ, sông biển, núi đồi, cỏ hoa, nắng mưa và cầm thú... trong sự quan phòng của Thuợng Đế, rồi cho con người được ân hưởng và làm chủ tất cả các vạn vật đó. Ngài còn sắp xếp mọi vật thể trong vũ trụ, chuyển mình theo tuần tự trong bàn tay vạn năng và an bài của Ngài.

    Bạn cứ tưởng tượng xem, nếu ta sống không có ánh sáng trong 24 tiếng đồng hồ hoặc một tháng thì sẽ bất tiện đến thế nào. Hoặc những vì sao va chạm, rơi rớt, vũ trụ, trời đất, tinh tú hỗn loạn thì đời sống con người sẽ ra sao. Vậy, tất cả và thậm chí ngay cả ngày và đêm cũng nằm trong chương trình sáng tạo và xếp đặt để cho con người có đuợc năng lượng ánh sáng của mặt trời và được nhận ra thời gian, năm tháng, ngày và đêm để nghỉ ngơi hay làm việc.

    Sau khi tạ ơn Trời, bạn và tôi chắc chắn nghĩ ngay đến gia đình. Ngày Lễ Tạ Ơn cũng là ngày quy tụ mọi thành viên trong gia đình. Tất cả con cái từ phương xa trở về với tổ ấm, về với gia đinh để tạ ơn đấng sinh thành.
    
    Thuợng Đế đã khôn ngoan hình thành xã hội đầu tiên cho loài người, đó là người chồng, người vợ và từ đó họ sinh ra con cái. Chung quy lại, đó chính là gia đình. Nơi gia đình ta tìm đuợc chỗ nương tựa và yêu thương, được an ủi và vỗ về, đuợc chia sẻ ngọt bùi hay đắng cay, hạnh phúc hay khổ đau...

    Cao điểm nhất trong Ngày Lễ Tạ Ơn này đối với các gia đình, đó là sự gần gũi và nhất là trong bữa cơm tối. Tất cả Ông Bà, Cha Mẹ, con cái và cháu chắt quây quần bên bàn ăn rồi dâng lên lời tạ ơn Thượng Đế đã ban cho biết bao ân huệ trong năm qua. Tạ ơn đấng sinh thành đã dưỡng dục nuôi nấng ta đến ngày khôn lớn.

    Còn gì hạnh phúc và ý nghĩa cho bằng khi có được đầy đủ mọi người trong gia đình bên bàn ăn trong Ngày Lễ Tạ Ơn, mặc dù những món ăn không phải cao lương mỹ vị, mà chỉ là những món ăn đơn giản như khoai lan, đậu, ngô, bí... đã đuợc chế biến, nhất là món turkey (Gà Tây) thì không thế thiếu được. Những món ăn này bắt nguồn từ Ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên của người Pilgrims và nay đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong Ngày Lễ Tạ Ơn hằng năm.

Chúng ta còn tạ ơn ai nữa không?
Vâng, còn nhiều lắm đấy, bạn ạ.

    Này nhé: Vào những năm đầu sau năm 1975, có biết bao nguời Việt Nam bỏ nước ra đi, những ngày tháng lênh đênh và ngoi ngóp trên biển cả, lạc lõng trong rừng sâu. Nếu như không có những chiếc tàu và lòng thương xót của người ngoại quốc cứu vớt, thì xác thân bạn và tôi đã làm mồi cho cá rồi. Vì thế, chúng ta không thể không biết ơn đến những nguời đã ra tay nghĩa hiệp cứu vớt những thuyền nhân lênh đênh trên biển. Các trại tỵ nạn, những trại định cư, trại tiếp tế, trại chuyển tiếp như Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kông, Phi Luật Tân... Nhờ những trại đó để cho chúng ta có cuộc sống ngắn hạn và tạm thời sau bao ngày tháng lênh đênh trên biển cả và lạc lối trong rừng sâu truớc khi lên đường định cư ở một quốc gia khác.

    Ơn cao cả và lòng nghĩa hiệp đó là từ tấm lòng nhân đạo của các Thuyền Truởng, của Liên Hợp Quốc, Hội ICM, Các Hội Từ Thiện, Hội USCC, Các Cơ quan bảo lãnh và từ thiện của Catholic, v.v...

    Làm sao bạn và tôi có thể quay mặt hoặc có thể quên bẵng đi đuợc với những ân nhân nguời Mỹ đã bảo lãnh, ra tận phi trường đón và đưa chúng ta về, cho ở trong nhà rồi đối xử, giúp đỡ và ân cần như một thành viên trong gia đình của họ.

    Tạ ơn đến những nguời lính canh gác nơi tiền đồn, những chiến sĩ đã hy sinh nằm xuống để gìn giữ quê hương, những người cảnh sát, những cơ quan bảo vệ hòa bình, chặn đứng và dẹp tan quân khủng bố và những thành phần bất hảo trong xã hội để cho gia đinh bạn và tôi, cho tất cả mọi người có cuộc sống thanh bình.

    Liên quan trong đời sống hằng ngày, chúng ta biết ơn đến những vị chức sắc nơi các tôn giáo: Các Giám Mục, Linh Mục, Mục Sư, các vị Đại Đức, Thượng Tọa, các vị Tu Sĩ Nam Nữ của các tôn giáo có bổn phận hướng dẫn đường tâm linh, chỉ cho chúng ta nhận ra ánh sáng của sự cứu rỗi trong cuộc đời đau khổ hôm nay.

    Thiên Chúa thương con người và đã ban Đức Giêsu Kitô xuống thế gian chịu chết vì tội lỗi chúng ta, và rồi cho chúng ta được ơn cứu độ của Ngài. Cũng thế, Phật Thích Ca đã chua xót thốt nên lời bi ai truớc khi lên đường tầm đạo cứu chúng sanh: "Đời Là Bể Khổ!"

    Vâng, đời là khổ thật nên ta phải cần đến các vị ấy để được hướng dẫn và giúp ta định hướng tìm được sự sống nơi vĩnh hằng, gặp được bến bờ của bình an trong cuộc đời trầm kha này.

    Ôi, các vị này chính là "Cái đẹp để (sẽ) cứu rỗi thế giới".

    Chúng ta luôn ghi ơn đến những người Thày, nguời Cô đã khai thông sự ngu dốt của ta. Dạy ta biết nhận thức và mở trí ta để thông suốt những sự kiện, mở mang kiến thức để ta phát triển tài năng, hướng dẫn ta biết luân thường đạo lý, biết Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, biết Tam Tòng Tứ Đức, biết lễ phép Tiên học lễ, Hậu học văn... để ngày hôm nay ta dùng kiến thức và sự hiểu biết đó mà sống còn và phát triển mọi mặt trong đời sống, để đối diện và giao hảo tốt đẹp, hài hòa với mọi người trong xã hội, bạn bè và gia đình.

    Xin cám ơn những vị Y sĩ, Bác sĩ, Y tá đã tận tình chữa trị những lúc ta trái gió trở trời, những lúc ta gặp bệnh hoạn, những lúc bị dồi máu cơ tim, bị đột quỵ, bị ung thư, và những cơn bệnh nguy kịch khác...

    Ai là người ra tay để cứu chữa cho bạn và tôi đây?

    Nhưng xin bạn và tôi cũng đừng vội quên những người và công việc của họ xem rất tầm thường, nhưng ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của chúng ta. Từ bác đưa thư, người tài xế, thậm chí người đổ rác nhà bạn nữa. Hãy nghĩ xem, chỉ cần 2 tuần thôi những bao rác nơi nhà bạn không được lấy và dọn đi, thì bạn có sống được với mùi hôi thối nồng nặc nơi đống rác ấy không, mặc dù tôi biết bạn đã đè nén và nín... thở trong mấy ngày qua.

    Và xin tạ ơn biết bao nguời liên quan trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

    Riêng tôi, sẽ không quên cám ơn đến người bạn đời đã cùng với tôi gầy dựng mái ấm gia đình, đã chia sẻ với tôi trong những lúc gian nan hoạn nạn. Luôn bên cạnh tôi trên những đoạn đường thăng trầm của cuộc sống. Đã vỗ về, an ủi, đã chia sẻ ngọt bùi, dù niềm vui hay nuớc mắt, dù khổ đau hay suớng vui... Người bạn đời này sẽ còn lại trong những ngày tháng cuối đời của tôi, sẽ gần gũi và đỡ nâng tôi khi già yếu, bệnh tật, sẽ dìu tôi đến nhà vệ sinh, sẽ nhắc nhở và đưa thuốc cho tôi uống, phủ chăn ấm cho tôi khi đêm về... Và, sẽ đau xót, tiếc nuối, khóc thương và hương khói khi tôi ra đi về bên kia thế giới.

    Ôi cuộc đời dễ thương và đẹp biết bao khi chúng ta có nhau và biết ơn nhau!

    Xin cúi đầu muôn đời tạ ơn. Tạ ơn Trời, tạ ơn tất cả mọi người đã làm ơn làm phúc trong của đời của bạn và của tôi.

    Và sau cùng, kính chúc bạn có một ngày Lễ Tạ Ơn thật êm đềm và ý nghĩa bên những người thân và gia đình.

Happy Thanksgiving!

Văn Duy Tùng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 144 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.410 seconds.