Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: TUỔI THƠ NHỌC NHẰN | |
<< phần trước Trang of 14 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 03/Nov/2013 lúc 12:34am |
Không
Đoàn 74 Khoảng
40 tân binh khoá 68/2 được phân về Không Đoàn 74 đóng tại Trà Nóc Tỉnh Cần Thơ, đủ loại chỉ số - Chỉ số 42 gồm 5
người trong đó có tôi Chỉ số 42 gồm các nghề chuyên môn sau đây : Phi
Trang, Chân đáp, Thuỷ điều và Vật cụ dưới đất. Các bạn khác người về Bộ Tư lệnh kẻ đi Đà Nẳng, Biên
Hoà … gần nhà thì mừng, xa gia đình thì
lo, nhưng dẹp qua một bên những nổi mừng lo đó, cầm Sự Vụ Lệnh rong chơi trước
đã, ra đơn vị rồi đi lại sẽ khó khăn. Nhóm Cần Thơ chúng tôi đến ngày hẹn, tập trung tại
Trạm Tiếp Liên. Long nhong ngoài phố mấy ngày chưa bù đấp được mấy
tháng xa nhà thì đã đến ngày hẹn bạn bè đông đủ tay bắt mặt mừng … Trạm cho biết 11 giờ mới có chuyến bay đi Cần Thơ … chờ đợi
rồi cũng đến giờ. Hầu hết là lần đầu tiên được cởi mây lướt gió chúng tôi vai
mang tay xách hăng hái lên chiếc phi cơ vận tải C119 từ thời chiền tranh Đại
Hàn ! Khi đã an vị rồi, đảo tầm mắt quan sát chung quanh,
tôi thường nhìn thấy bên trong những chiếc phi cơ dân sự được kéo vào sửa chửa
trong Hangar bên Air Việt Nam, bây giờ được ngồi trên chiếc phi cơ quân sự này nên
lòng hồi họp lạ thường, các bạn có thể suy nghĩ khác không ai nói ra, nhưng tôi
biết tâm trạng đều giống nhau. Sợ ! Phi cơ ra đến đầu phi đạo, dừng lại tăng ga để chuẩn
bị cất cánh thân phi cơ rung lên bần bật, những tiếng kêu leng keng xập xềnh
phát ra mọi nơi như một ban nhạc của đám hát rong đang hoà trộn đủ mọi âm thanh
tự chế ! Quý vị ngồi hai bên hàng ghế thì có thắt lưng lũ
chúng tôi ngồi dưới sàn bên những thùng hàng được ràng rịt cẩn thận, đưa mắt
nhìn nhau mặt mài tái mét. Khi phi cơ đã bình phi thì mới hoàn hồn, miệng kề
tai nhau bắt đầu chuyện trên trời dưới đất…cho quên sợ. Nếu đi xe đò Đại Hưng từ Sài Gòn đến Cần Thơ chưa kể
kẹt Bắc, kẹt cầu, thoát được Bắc Mỹ Thuận tới đoạn đường từ Vĩnh Long đi đến Cầu
Ba Càng cặp theo sông xấu hết biết, xe chạy lắc lư như đi ghe trên biển, về đến
Bắc Cần Thơ phải bỏ xe gần như mất cả ngày đường, còn có mối lo bọn Việt cộng
chận đường, vậy mà đi phi cơ chổ ngồi chưa kịp nóng, mấy vị Cơ Phi thông báo
máy bay chuẩn bị đáp yêu cầu hành khách thắt lưng buột bụng lại. Phi cơ như khụng
một cái người hơi ngã về phía trước rồi
tai nghe gió lướt bên ngoài rào rào… thắng
kêu ken két … phi cơ thong dong vào bãi đậu, thật là nhanh chóng tiện lợi vô
cùng. Bãi đậu dã chiến xuống hàng, xuống khách nằm phía
sau Trạm Tiếp Liên trước mặt Bộ Tư Lệnh Không Đoàn 74 đi bộ không đầy 3 phút. Khác với Phi Trường Tân Sơn Nhất, tấp nập đông vui, ở
đây êm ắng hơn một chút hương đồng cỏ nội, cỏ lau bát ngát chung quanh. Chúng tôi tập trung trình diện phòng Nhân viên vì là
buổi chiều, Ông Trung sĩ nhất Tâm khuyên nên đi trình diện binh thực và cư xá
trước nhất lo cái ăn cái ở trước đã mấy nơi khác trình diện sau. Binh Thực nằm trước mặt phòng nhân viên, nhà ăn rất
trang trọng, của treo màn như nhà hàng, mỗi bàn bốn vị , mỗi vị một măm cá nhân
gồm ba món cơm canh, đồ mặn, đồ xào sạch sẽ và thức ăn rất ngon miệng. Trình diện ở nơi này rất nhanh , chúng tôi đăng ký
ăn cơm và nhận được phiếu cơm nguyên tháng. Ban cư xá nằm gần binh thực, đã hết giờ làm việc
nhân viên đi ăn cơm, để được lãnh phòng chúng tôi ngồi chờ. Trời tháng mười
chưa cười đã tối, chưa 6 giờ chiều trời đất âm u, đàn chim lá rụng không biết cơ man nào mà nói,
như đàm mây lượn tới lượn lui ở khu vực đầu Phi Đạo ánh màu đỏ rực của buổi chiều
tà. Bước qua đường là Khu cư xá độc thân nằm ngoài rìa giáp
con kinh là đến đường vòng đai phi trường, một bên giáp với khu vực cư xá gia
đình Sĩ quan, liền kề khu Nữ quân nhân độc thân được bao bọc bởi hàng rào dây kẻm
gai dầy đặc. Mang ba lô xách túi tiến vào khu trại độc thân, vị Trung sĩ nhân viên cư xá phân người vào từng
phòng, còn đang ngơ ngác như nai lạc đàn , còi hụ vang vang, tiếng người la lên
từ các phòng… pháo … kích… pháo kích tiếp theo là những tiếng bum…bum nghe xa
lơ xa lắc rồi tiếng hú véo véo trên đầu vầng sáng bừng lên trước mặt, ùm … ùm …
ụp ! Chúng tôi đang đứng ngồi giữa sân cỏ, kẻ chạy người nằm hoảng loạn. Cuộc pháo kích chấm dứt tức thì , chỉ có 3 quả , một
quả rớt vào bìa khu độc thân , quả lọt xuống hào bìa bao cư xá và một quả rơi
trên đường vòng đai. Một bạn trong nhóm chúng tôi la lên cái gì ướt ướt ở
bấp chân, thì ra bạn bị miểng văng vào bấp chuối, lập tức được đưa lên bệnh viện
băng bớ, một bạn chạy vấp té thế nào đổ máu cũng ăn ké đi theo. Trung sĩ trong ban cư xá nói với chúng tôi - Việt cộng
chào mừng các bạn đó, tụi nó pháo sớm không chừng đêm nay 3 cử. Các bạn cứ tìm
phòng nào có giường trống tạm vào nằm đở sáng mai tính. Y như rằng 10 giờ đêm hôm ấy chúng tôi ăn pháo lần
thứ nhì , khoảng 1 giờ hơn lần thứ ba , mỗi lần khoảng 2 – 3 trái gì đó rớt đâu
xa lắc. Phải công nhận,
Hệ thống báo động ở phi trường thật tốt chưa nghe tiếng pháo giặc đã nghe còi
hú báo động, phòng nào cũng có hầm trú ẩn rất an toàn. Mọi công việc đều bình thường, các vị tân binh ngơ
ngác vừa run chứ cựu binh xem việc pháo kích là đồng hồ báo giờ, cứ đến giờ thì
còi hụ, pháo rơi, ai ăn vẩn ăn ai ngủ vẩn ngủ. Khu cư xá độc thân do Mỹ xây dựng rất khang trang ,
bốn phòng chung quanh giữa có phòng vệ sinh, đường trong cư xá được tráng
cement người đi lại rất tiện lợi Phòng cư xá ban đầu được chia theo cơ quan, đây thuộc
Liên Đoàn Yểm Cứ, kia Không Đoàn Kỹ Thuật v.v… nhưng sau ai thích đâu ở đó Tôi mệt mõi kéo ba lô lầm lủi, ông bạn thấy tôi đi
ngang nói - Phòng còn trống một chổ, thích thì mời vào Tôi lủi đại vô phòng độc thân của các vị Xưởng Phi
Trang thuộc Không đoàn Kỹ Thuật, chung phòng với Trung sĩ Trương Quang Sum ,
bút hiệu là Linh Giang phóng viên của tờ báo Lý Tưởng, tiếng nói của Không Quân
Việt nam. Phòng được các đàn anh ngăn từng ô, mỗi một ô đặt một
giường gổ 2-3 cái tủ, nào tủ áo, tủ chứa thức ăn. Cuối phòng là căn hầm trú ẩn sơ sài cho có, trong suốt
thời gian ở Cần Thơ chưa thấy ông lính nào chui hầm bao giờ, ai pháo cứ pháo,
còi hụ cứ hụ, ai ngủ cứ ngủ việc ai nấy làm thản nhiên như không ! Hai vách chánh theo chiều dài của phòng cao khoảng 6
tấc và hai vách phụ dùng làm cửa ra vào được đổ bê tông dầy. Trên tường dọc
theo chiều dài của phòng được gắn cửa sổ bằng duranium, trần đóng “
la phông” được sơn trắng. mái lợp tôn. Đời lính được sống kiểu này phong lưu chán. Cao Thệ Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 30/Dec/2013 lúc 7:17pm |
|
IP Logged | |
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 05/Nov/2013 lúc 8:09pm |
|
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 11/Nov/2013 lúc 12:42am |
Thầy Hoàng Ngọc Hùng kính ! Cám ơn Thầy gởi cho bức hình
với nhiều kỹ niệm Đài Kiểm Soát Không Lưu Tân
Sơn Nhất, 3 hangar xa xa trong đó có xưởng Thuỷ Điều, tôi quen biết khi còn làm ở Air Việt Nam. Năm 1972 SĐ4KQ cử 1 toán
chuyên viên kỹ thuật lên SĐ5KQ học khoá sửa chửa phi cơ vận tải C 130 Hercules (trong hình )
do chuyên viên Mỹ hướng dẫn thời gian khoá học 2 tháng, vì gia đình ở Sài Gòn nên
được gởi đi học Buổi chiều 28 tháng 4 năm
1975 cũng nơi đây Phi cơ F5 từ Biên Hoà về nằm ụ ở đây, kẻ hèn này bị bom của
Nguyễn thành trung … Nay nhìn khung trời kỹ niệm
xưa , đau xót trong lòng Xin lần nữa cám ơn Thầy Cao Thệ Chỉnh sửa lại bởi cao the - 11/Nov/2013 lúc 12:46am |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 18/Dec/2013 lúc 7:45pm |
Đoàn chúng tôi kéo nhau đi trình diện, từng phòng ban. Phải trên mười mấy ngày mới xong, khi nợp vào phòng Nhân viên bị Đại Uý trưởng phòng lệnh cho Trung sĩ 1 Tâm dẫn nguyên đám đi nhốt. Ông Tâm là em của Nhà Ảo Thuật Gia kiêm Nhạc Sĩ Bão Thu tác giả bài Giọng ca dĩ vãng đang nổi như cồn. Ông binh nhì trưởng toán Thái Thúc Vệ là cháu của nhà làm phim Thái Thúc Nha rất nổi tiếng và một ông binh nhì toán phó là cháu của cớm ở Bộ Tư Lệnh. Hai vị trao đổi với nhau gì đó… sau cùng được Đại Uý cho hưởng án treo. Phòng Nhân Viên của Không Đoàn 74 tuy vậy chứ nổi tiếng lắm, số là trong một đêm việt cộng pháo kích, chuông điện thoại reo vang, người trực đêm - A lô, binh nhất Trưởng Phòng Nhân Viên tôi nghe Tiếng người đầu dây bên kia ngạc nhiên hỏi - Cái gì, anh binh nhất làm trưởng phòng à ? - Tôi binh nhất Trưởng, trực phòng Nhân Viên , xin cho biết ai đầu dây ạ ! Im lặng một chút giọng nói bên kia đầu dây - Khương đây, anh trực rất tốt, cho tôi nói chuyện với Sĩ quan trực. Các phòng ban khác tệ lắm Chuẩn Uý làm trưởng phòng, chỉ có phòng nhân viên binh nhất làm trưởng phòng ! Sau đêm đó binh nhất Trưởng phòng nhân viên nổi tiếng như cồn. Chúng tôi tuỳ chỉ số được phân công về đơn vị. Lần này không dám trì quởn nữa tức thì trình diện không đoàn 74 kỹ thuật. Thiếu Tá Nguyễn Cao Nguyên làm không đoàn trưởng Ông Không đoàn trưởng này là hoạ sĩ tài danh, nghệ sĩ hơn là chiến sĩ Đại uý Nguyễn Mạnh Đức chức danh không đoàn phó, ông này lam lũ như vị thượng sĩ già hơn là vị lãnh đạo chỉ huy, ông tất bật với những công việc hằng ngày Không đoàn kỹ Thuật làm việc trãi dài trên 3 Hangar , sau mỗi hangar là phân xưởng của đơn vị - Hangar I chuyên dùng sửa chửa phi cơ Khu Trục AD5, AD6 sau chuyển đổi qua phi cơ phản lực A37. Sau hangar là xưởng Vô Tuyến, Điện, mấy cha Kiểm Phẩm, hai bên hông hangar , bên là xưởng Dù và Khung Phòng - Hangar II khu vực sửa chửa phi cơ Trực thăng Sau hangar là Văn phòng làm việc của không đoàn trưởng, không đoàn phó, quan trọng nhất là phòng Kiểm Soát Bảo Trì. - Hangar III phụ trách phi cơ Cessna, L19 Tôi cùng bạn Nguyễn Văn Hiếu được phân về Xưởng Thuỷ Điều. Xưởng Thuỷ Điều nằm sau Hangar III. Dãy nhà gồm 4 phân xưởng - Xưởng Thuỷ Điều - Xường Động Cơ - Kho vật liệu của Mỹ - Xưởng Cánh Quạt Xưởng Thuỷ Điều, xưởng đầu tiên nằm sau Hangar III, bên hông là con mương dẫn nước mưa chảy ra ruộng, bờ mương được trồng cỏ cắt phẳng phiu xanh um, trước mặt là ruộng bát ngát chạy ra đến đường vòng đai Trưởng xưởng : Thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Lân P. Trưởng xưởng : Thượng sĩ nhất Ngô Kim Khánh Xưởng được chia 2 phân xưởng - Phân xưởng sửa chửa : thượng sĩ Đạt - Phân xưởng kiểm kỳ : thượng sĩ Nhẩn Tôi được phân làm lính của Thượng sĩ Đạt, thuộc toán sửa chửa phi đạo, thời gian này Phi Đoàn 520 phi cơ khu trục gồm AD5 và AD6 loại phi cơ cánh quạt nên các cơ phận bên ngoài do khói từ động cơ quyến dầu nhớt rất dơ. Đã vậy các cơ phận che chắn bên ngoài được làm bằng thép khi sửa chửa cần tháo gở thật là gian nan, vừa nặng vừa trơn do dính dầu nhớt. Phi cơ cánh quạt AD5, AD6, L19 … dùng loại xăng 115/145, các bậc đàn anh mỗi lần đi sửa chửa thường xách theo thùng đạn, dùng chứa xăng để rửa dụng cụ, cơ phận và rửa tay. Khi xong công việc trước khi ra về xả xăng đầy thùng đem về đổ vào xe Honda. Mấy cha sửa chửa trực thăng không có xăng dùng dầu JP4 đổ xe vẫn chạy tốt. Tiền lính tính liền nên chuyện lấy xăng dầu đổ xe rất phổ biến. Đám tân binh vừa ký giấy tờ xong được phân chia về đơn vị chưa được bao lâu, thì có lệnh vể trình diện Bộ Tư Lệnh, lại kéo bầy trình diện ký giấy đi, ký giấy đến ! Thì ra khoá 68 chúng tôi là bộ khung từ đây phát triển ngành không quân, chúng tôi được học sinh ngữ, đi Mỹ học chuyên ngành, nhiều vị sau này là giảng viên ở trường kỹ thuật, các vị ngành không lưu thật hách xì xằng … Cao Thệ Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 30/Dec/2013 lúc 7:14pm |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 24/Dec/2013 lúc 10:13am |
Qua nhiều gian khó tôi được miễn tập trung đi học, chỉ phải trình diện ở Bộ Tư Lệnh để kiểm tra trình độ sinh ngữ, sau đó trở lại Cần Thơ. Khoảng giữa năm 1969 Không Đoàn 74, phi cơ AD5, AD6 được chuyển về Biên Hoà, Đà Nẳng để nhận phi cơ phản lực A37, ôi cái anh chàng lùn xủn nhở con, không gian làm việc co cụm thật là mệt chui vào học chân đáp mũi để thay cái “ Valve chuyển hướng ” hoặc phải chung vào bụng phi cơ để gắn tháo “ Valve đồng bộ “ điều khiển Winglap là một cực hình, đầu cổ áo quần khó bảo toàn sạch sẽ. Cánh quạt có cái cực của cánh quạt, phản lực có cái khổ của phản lực, nhưng so với lính binh chủng khác đối diện với cái chết để gìn giữ mạng sống cho đồng bào tự do của dân tộc vừa trải qua thời gian dài nô lệ, chuyện cực khổ của chúng tôi chẳng nhằm nhoà gì ! Đặc trưng của Phi trường Trà Nóc buổi chiều chim lá rụng đen trời lượn tới lượn lui trên đầu phi đạo, A37 có hệ thống inlect creen, nếu không chuyện chim chui vào động cơ phản lực là bình thường, nhất là lúc đáp. Ban đêm bù xít bu theo đèn đường tối mịt xe gằn máy chạy trên đường cán nghe bụp bụp nhất là khu vực phía sau đài kiểm soát không lưu, trước phòng truyền tin. Thời gian này bọn giải phóng miền Nam tăng cường pháo kích, pháo binh cọng sản siêu dõm, hể chúng nhắm chổ này thì y như rằng sẽ rớt chổ kia, bắn vô trại lính thì rớt vào trường học, nhằm vào Dinh Độc Lập thì đạn pháo rơi xuống nhà thờ Đức Bà , nả vô Bộ Tổng Tham Mưu y như rằng rơi ở Ngã Tư Phú Nhuận … pháo binh cọng thuộc loại siêu dõm vì vậy ở Trà Nóc khi chúng bắn vào phi trường thì biết rằng rớt xuống ruộng, lính ở trại độc thân bị bắt buộc phải làm hầm trú ẩn để nuôi chuột còi hụ vang rền ai ngủ vẫn ngủ riết thành quen, trong suốt 5, 6 năm chúng pháo tôi chỉ thấy một vài viên là tạm được mặc dù đề lô của chúng ở ngay trong phòng Tư Lệnh Sư Đoàn chỉ điểm. Gác óng phóng lên chản cây nào đó cạnh bờ sông chỉa họng súng vào nơi muốn bắn, treo tòn ten bao ny lon nước châm lổ cho nước chảy xuống lon sửa bò rồi chạy trối chết, lon sửa bò càng lúc càng nặng rơi xuống làm chập mạch hai đầu dây điện súng nổ, phi trường hú còi phi cơ bay tuần trên không theo ánh lửa nhá lên hoả lực cày nát trong giây phút. Sau này An Ninh Phi Trường phát giác được chúng đặt tấm dale dưới bờ kinh, phủ sình lên, đêm đêm đợi nước ròng chèo xuồng giả dạng dân chài lưới chở súng đến bắn một vài viên rồi chuồn, từ ngày tịch thu cây súng, ban đêm bọn chúng không còn sủa nữa Chiến dịch Phượng Hoàng cũng đã bắt được nội gián trong văn phòng Sư Đoàn Trưởng nhưng còn nhiều lắm cái bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cọng sản. Thượng sĩ Phạm Tấn Sĩ phụ trách kho thấy tôi chơi thân với Thượng sĩ Nhẩn trưởng toán kiểm kỳ ông ấy nói nhỏ với tôi, tay ấy là cọng sản đó gia đình ông ta ở Cái Răng toàn là Việt Cộng, ông phải thận trọng. Thượng sĩ Nhẩn hiền lại mê văn thơ, ông viết được bài thơ thường rủ tôi ra bãi cỏ bên hông xưởng đọc cho nghe, nhìn mắt ông lim dim thả cốc nhảy lổn ngổn, tôi thương cho ông làm một việc quá sức mình ! Sáu năm làm việc ở KBC 4652, tôi được thuyên chuyển về Sư Đoàn 3 Không Quân. Nghe kể lại : Sau ngày sập tiệm Thượng sĩ nhất Nhẫn xưởng tôi biến thành ông Sáu Nhẩn đầu bạc phó giám đốc sở thông tin văn hoá Cần Thơ , thật ngon lành ! Tên thượng sĩ nhất già trưởng ban binh thực, ngày tan hàng hắn đeo lon trung uý cọng sản tiếp quản Phi trường và tiếp nhận các vị sĩ quan trình diện tại đây, tức không ! Trong khi Miền Bắc lũ cọng sản lùa dân bất kể già trẻ gái trai lao vào cuộc chiến như con thiêu thân, thì người Miền Nam nhởn nhơ chống giặc với đầy chất nghệ sĩ tính ! Bọn chó má Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi … cọng nằm vùng thì nuôi ăn học, Sư Bà chim trắng Huỳnh Liên, ác ma Trí Quang, những con rối chánh trị bảo kê cho đem bàn thờ Phật xuống đường quậy phá … Biết Vũ Ngọc Nhạ là cọng vẫn ban chức cố vấn ở Phủ Đầu Rồng …cọng sản chui vào Quốc Hội vẫn để yên, lấy tiền thuế của dân nuôi cho lũ hèn mạc này. Lịch sử có cho những kẻ biết mà làm ngơ là đồng phạm không? Xin thành kính nghiêng mình trước anh linh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn … tinh hoa muôn đời của dân tộc ! - Tổ Quốc - Danh dự - Trách nhiệm Bản thân người lính, chúng ta đã thực hiện được điều gì ?! VIỆT NAM CỘNG HOÀ do chúng ta giựt cho sập, chứ giặc Hồ chẳng thể nào làm nổi Không giải phóng được Miền Bắc lỗi của chúng ta ngút ngàn Chẳng bảo vệ được Miền Nam là một tội lớn Hôm nay nhìn Đại Hàn, Đài Loan người lính chúng ta có thẹn với bạn bè con cháu không ?! TẤT CẢ HẢY TRÁNH QUA MỘT BÊN !!! Mùa Xuân ngựa sắt đã đến bên thềm, hãy nhìn tuổi trẻ thay cha anh đứng lên phá giặc giữ nước ! Cao Thệ Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 30/Dec/2013 lúc 7:16pm |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 29/Dec/2013 lúc 9:01pm |
VƯỜN BÔNG Sợ con trai vắn số nên gia đình tin tưởng những điều dị hụ, lớn chồng ngồng vẫn để đầu ba vá, cổ đeo niệt một loại dây bùa của mấy cha thầy pháp xe bằng 5 loại chỉ màu, thắt nút này nút nọ rồi quấn mấy miếng bạc, miếng đồng, hoặc chì vào. Nếu chì, thì miếng chì đó phải có thời gian quấn vào dây giăng lưới cá hoặc giây câu mới linh, như vậy bảo đảm con nít đeo vào sống đến 13 tuổi. Đi học tôi thường tháo dây bùa ngũ sắc ra bỏ túi hoặc để trên bàn thờ, mỗi lần như vậy người lớn bắt gặp y như rằng được nghe giảng “ o ral “ Tôi phản đối hai việc này dữ dội, dây bùa tôi giấu nói bị mất, thấy ở nhà không ai hỏi han gì tôi thảy luôn xuống ao nhờ trời có mấy miếng chì nên sợi dây chìm lĩm, nói cho thằng Bình nghe nó bảo - Dây đó thầy pháp “ ém xì bùa” tên tuổi mầy nằm trong đó, quăng xuống nước như vậy mày số phải chết trôi, coi chừng có ngày bị ma da kéo . Chị tên Phê còn nó tên Bình, vì vậy với bộ dáng khù khờ nhưng nó phê hoặc bình việc gì cũng trúng phóc. Tôi đăm hoảng bèn lội ao tìm … chẳng được , vái ông địa cũng chẳng mò ra. Chuyện ngày một ngày hai còn run sau cùng thì quên mất ! Còn cái đầu ba vá đi học trường Bà Phước tôi chẳng giống ai, chị Báu phụ dạy lớp Tư ( lớp 2 hiện nay ) nói vậy còn Bà Xi cứ rờ mãi khoảng trọc trên đầu. Thấy tôi phản đối việc ở nhà lấy lưỡi lam cạo râu, cạo chừa 3 nhúm tóc dữ quá, gia đình dẫn ra tiệm hớt tóc Bác Ba Hiệp Lợi cắt “ ba nin cua” Bác ba lấy tấm ván gát ngang hai tay ghế, chị tôi bồng để lên, đòi đi hớt tóc khi lên ghế lại run, như người bị ngồi ghế điện, lúc Bác Ba nhấp nhấp cái “ tong đơ “ nghe lẹp xẹp trong lòng đã lo. Ý trời đất ơi! cái “ tong đơ ” gì lạnh ngắt đặt vào ót tay liền nổi da gà, tôi phát hoảng đòi về nhưng vì mê cái đầu móng ngựa phải ngồi trân mình chịu trận. Sau khi cắt tóc mấy chị tôi bảo - Trong mặt em thấy ngu ngu - Kệ tui ! Sau cuộc cách mạng long trời lở đất đó, thế là nguyên cái băng ba vá trong xóm đòi cho được đầu để tóc móng ngựa giống tôi. Băng “ ba vá ” từ đó tách bầy làm thành “ băng móng ngựa “ phá dậy làng dậy xóm, thỉnh thoảng bị mấy anh lớn nhéo lổ tai cũng chẳng tởn Thằng Rọt mỏ nhọn lúc nào cũng lên mặt đàn anh dù nó là thằng thoát khỏi nạn ba vá sau cùng, nó nói - Mấy cha nầy tới tuổi “ o mèo ” muốn “ lấy le “ với mấy chị nên bắt nạt tụi mình hoài ! Thường mỗi buổi chiều sau khi cơm nước xong xuôi, nhìn trước ngó sau không thấy ai, tôi vọt lẹ ra lộ, khi thì đá banh lúc chơi rượt bắt, đánh u, trốn kiếm … nhiều khi lóng ngóng chờ bạn thỉnh thoảng được các chị rủ đi xuống Vườn Bông chơi. Mỗi lần được mấy chị rủ đi là y như rằng Anh Năm Thanh con trai bác Sáu Ngân thợ hồ, anh này quần áo lúc nào cũng thẳng băng, tóc chải bảy ba vuốt billantine láng cón, anh Hai Cầm con bác Ba Thợ Mộc anh Hùng cháu của Bà Bảy Chân bán xôi, ba cha này mấy chị bảo là cái đuôi, tôi chẳng biết cái đuôi là thế nào. Ông Bà Bảy giữ nhà mồ dường như không con, nhỏ người hiền lành , lúc nào cũng thấy ông bà lui cui làm việc, ngoài chuyện chăm sóc cây cảnh còn trồng rau trồng chuối bán, xuống đây chơi khi thì thấy ông Bảy nhổ cỏ, lúc gánh nước tưới cây. Bà Bảy thì quần quật quanh đó. Ông Bà Bảy bà con với Bác Tư Lục Lộ trước nhà tôi vì vậy nên biết mặt, mỗi lần gặp nhau Bà Bảy gọi lại bửa thì cho trái chuối bửa ví vào tay mấy trái ổi. Tôi ghét đi cùng mấy chị vì không được tự do, lúc nào cũng bị mấy chị nắm tay mấy anh thì đuổi đi chổ khác chơi, lắm khi còn bị cú đầu đau muốn chết Qua khỏi nhà khách hai bên đường trồng những kỳ hoa dị thảo trên chậu cũng có thành hàng thành luống dưới đất cũng có. Thuở ấy chủ yếu là hoa vạn thọ, bông nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, những cây ổi tây trái cũng nhỏ li ti , những chậu Mai tứ quý được đăt trên những chiếc đôn chung quanh khoảng sân rộng được lót dale ximăng phẳng phiu. Nhà Mồ cao ngất nằm cuối sân , trước sân là ao sen , nơi ông Bảy gánh nước tưới cây kiểng, cây trồng Đất bình nguyên mà huyệt mộ cao quá thành thử không hay, muốn lên nền huyệt phải bước khoảng chục nấc thang còn thêm mấy bậc nữa mới tới nền mộ, Hai ngôi mộ bằng Cẫm Thạch đen nghe nói mua đâu bên Pháp hay Ý gì đó, buổi trưa nóng nực nằm lăn trên ấy mát rượi, giống như phiền đá Tiểu Long Nữ nằm luyện công, ông Bà Bảy thấy người nằm trên mộ rầy dữ lắm có khi bị đuổi về Ngoài mầy cây cột tròn, nhà mồ được xây với hình dạng thẳng vuông góc , âm dương không hoà hợp, ao nước trước nhà mồ cũng chẳng xứng tầm. Ngôi nhà mồ đẹp nhưng tuổi thọ chẳng bao nhiêu , người Gò Công mất một di tích tầm cở, tiếc quá ! Phía sau nhà mồ cạnh hàng rào trồng một hàng dứa gai, nhành hoa như cột cờ cao 3- 4 thước hoa trổ lâu ngày. Thời tôi chỉ, vãi rất thiếu nên xin ông Bảy chặt một tay dứa vác về, má bảo lấy chày vồ đập cho dập, thả dưới ao ngâm sau đó vớt lên lấy những sợi gân lá trắng phau làm chỉ lượt để may quần áo Tôi không nhớ năm nào, đám ma Bà Đốc Phủ Hải thật to cả trăm chiếc xích lô chở hoa cườm hai hàng thẳng tắp, rồi đến ban lễ nhạc đoàn múa hát gì đó có Đường Tăng, Bát Giời… cả Ông Địa. Tề Thiên Đại Thánh nhảy nhót chiếc đuôi bằng rơm quắt qua quắt lại, tay cầm Thiết Bản chọt tới chọt lui nhảy múa lộn tùng xèng đẩy đuổi bọn chúng tôi dang ra xa đoàn ngươi đi lễ, kế đến hai cái Nhà Vàng một chở quan tài một chở bài vị, mấy thầy tụng. Đoàn người rồng rắn nghe nói đầu đã đến Vườn Bông đuôi vừa tới Ao Trường Đua. Tôi còn nhỏ lắm chỉ nghe nói khi quan tài Bà Phủ quàng tại nhà mỗi vị đến lạy lễ đều nhận được bao lì xì đến 5- 10 đồng gì đó, đám để lâu ngày quý cái bang và các chú bác xích lô mỗi ngày đều đến thắp nhang lạy lễ đông vui để nhận lộc. Sau đám tang căn nhà khách cũng là nơi Ông Bà Bảy trú ngụ chứa đầy vòng hoa cườm. Chiến tranh mỗi ngày mỗi dữ dội, Gò Công lập sân bay dã chiến, nơi “ an giấc nghìn thu “ không còn an nữa bổng chốc trở thành khu quân sự, kho quân dụng được dựng lên, việc hóng gió ngắm hoa của người dân trong khu vực không còn nữa Ngày ” bò về thành phố “, cọng sản chiếm dụng nơi nảy làm doanh trại bộ đội Năm 1976 rãi rác các kho quân dụng Mỹ để lại ở Miền Nam như Long Khánh, Cân Thơ … lần lượt bị phá huỷ bởi nguyên nhân không ai biết trong đó có kho quân dụng Mỹ tại Vườn Bông. Chẳng biết có bàn tay “ Đế Quốc Mỹ” nhún vào không , nhưng tin tức trên các báo đài nín khe. Dù thế nào tôi cũng vẫn thấy mộ Ông Bà Đốc Phủ Hải quê tôi đẹp và trang nhã hơn hẳn cái nhà xí ở Ba Đình rất nhiều ( từ nhà xí do báo Trung cộng gọi chứ không phải tôi chế ra đâu ), việc di dời nhà mồ đi nơi khác để doanh trại quân đội cộng sản mọc lên, người Cầu Huyện mang một nỗi buồn chẳng biết tâm sự cùng ai ! Cao Thệ Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 30/Dec/2013 lúc 7:12pm |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 30/Dec/2013 lúc 7:54pm |
Thầy Trần Kim Báu Kính ! Trong cõi vi tính như Thầy biết tôi bị mù, máy cá nhân Virus phá hư nên nhờ ké máy của người bạn, tôi mở size chử cở nào post bài lên cứ y như rằng cũng cở đó, thôi thì trời cho bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu ! Nay nhờ Thầy ra tay tế độ hóa chữ to lên thật tuyệt vời, chân thành cám ơn Thầy Được tin Thầy cùng gia đình về quê ăn Tết, xin kính chúc Thầy một mùa xuân thật hạnh phúc bên gia đình và bạn bè Cao Thệ |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 31/Jan/2014 lúc 7:54am |
Tết ở xóm Cầu Huyện. Khi thấy chị đem hoa vạn thọ khô ra tách và ngâm nước … Buổi trưa trên đường Bình Ân những chiếc xe bò lọc cọc chở đầy củ cải trắng, tôi biết rằng Tết đang đến gần. Trời buổi sáng bắt đầu se lạnh, đường đi học ngang cống Thầy Bích, khu vực cống Thôn Khoa mép đường sau nhà Chủ Chí ngã ba cạnh trường Bà Phước ngập đầy nước, trời lạnh nhưng nhúng chân vào nước thì ấm bọn chúng tôi mặc tình đùa nghịch, đứa nào nhanh chân chiếm vũng nước trước, nhóm đi sau coi như ướt cả áo quần, nhũng trò gái đi ngang cũng chẳng tha, thời gian này chuyện học hành cũng lê thê … chờ tết. Trong năm được sắm hai bộ quần áo, ngày tựu trường và tết, khi hàng xóm bắt đầu lặt lá mai đã nghe bạn bè khoe quần áo mới râm rang, lòng cứ nôn nao như ai gấp than nóng bỏ trong bụng, nhưng gia đình cứ y như rằng sau ngày đưa ông Táo về trời mới chịu xuất hành đi sắm tết cho anh em chúng tôi. Sạp bán quần áo bên hông nhà lồng chợ, đi xuống đi lên giá cả trả tới trả lui ì xèo, sau cùng 3 anh em tôi cũng được mỗi đứa một bộ, tôi áo vãi trắng quần xà lỏn đen, làm đẹp ba ngày tết sau đó mặc đi học thật là tiện. Dẫu thuộc câu thơ trong sách Quốc văn Giáo Khoa Thư “ Cu kêu ba tiếng cu kêu” “ Kêu mau đến Tết, dựng Nêu ăn chè “ Nhưng thú thật chẳng biết Cây Nêu là cây gì, bổng dưng thấy trước cổng nhà Bác Cai Tư dựng cây tre cành nhánh được rốc hết, chỉ chừa một chút trên đầu ngọn, chung quanh nhóm lá ít ỏi ấy được treo cái vòng tròn, trên vòng tròn tòn ten lẳng nhẳng đủ thứ, nhưng bắt mắt nhứt là tấm vãi điều dài như Lá Phướng ở Chùa phất phơ theo gió, tò mò đến xem hỏi nhỏ Nê lớn con gái Bác Tư đứng cạnh - Nhà mầy treo cây gì ngộ vậy ? Liếc ngang một cái dò la xem tôi hỏi thiệt hay hỏi giả, bổng nó trề môi vừa đi vô nhà vừa nói - Cây Nêu chứ cây gì … x..í ! Khi đã vào trong nhà tôi còn nghe giọng nó oang oang văng ra ngỏ - … ba tao nói dựng cây Nêu lên để đuổi ma quỷ mấy ngày Tết đó ! Cái mửng con nhỏ này còn thù tôi sau vụ chọi đá trên nóc nhà nó ( xem Cầu Huyện Quê Hương tôi ) Tôi vốn ngu nổi tiếng trong xóm, nó nói sao hay vậy bèn đem tọc mạch cho đám bạn nghe, chúng kéo nhau đến nhìn Cây Nêu đuổi quỷ rồi bàn hưu tán vượn ỏm tỏi, cây Nêu đuổi ma quỷ vừa dựng lên quỷ sống lại tụ bầy, con Nê lớn nói như vậy, tức không ? ! Chỉ một lần duy nhất người trong xóm tôi được nhìn thấy cây Nêu, chẳng hiểu sao chuyện dựng cây Nêu mỗi lần tết đến không còn được Bác Tư tiếp tục ? Uổng ! Nhà tôi bắt đầu làm đẹp, trước tiên là rửa sạch vách ván cửa cái cửa sổ rồi đến bàn thờ, chân đèn, bộ lư cũng được chị em tôi chùi bóng loáng bằng tro trấu, má tôi mua mấy bức tranh Phạm Công Cúc Hoa, Trần Minh Khố Chuối, treo tòn ten trên vách, những gương lành hiếu học, vợ chồng trọng đạo nghĩa cho con cháu noi theo. Pháo chuột đì đùng lác đác từng tiếng nơi xóm nghèo làm tết nóng thêm. Sáng ngày 25 tết anh em tôi còn ngáy ngủ, má đã đánh thức - Dậy… dậy đi tảo mộ ! Nhang đèn, vàng bạc, bông vạn thọ, má đã chuẩn bị hồi đầu hôm để gọn gàng trong túi đệm, tôi vác cuốc thằng em lấy con dao phay bỏ vào túi thế là lên đường. Mộ ba tôi nằm giữa ruộng, khu vực thuộc chợ Long Thuận bây giờ . Từ ngày Chú Hai Cám đào ao đấp nền cất nhà, mộ ba tôi nằm cặp bên kia bờ ao, men theo ranh đất tiệm cám với nhà Cô Tám Kiểu anh em tôi lách qua mấy cây chăm bầu là đến. Nhang đèn leo lét, con cúi lúc tắt lúc cháy thấp thoáng như ma trơi, tiếng cuốc đất chặt cây nghe bình bịch hoà với tiếng người cười nói khắp nơi đông vui như ngày hội. Mộ ba tôi cây lức mọc dầy đặc , dây bìm bìm leo kín, mò mẩm trong tranh tối tranh sáng chặt những chòm lức, kéo đám dây bìm xong là mệt ứ hơi ! Mặt trời như cái nia đỏ lòm từ hướng Bình Ân nhú lên, màu đỏ lơ lững trên những chòm cây. Trong ánh sáng mờ mờ tỏ tỏ tôi bắt đầu cuốc đất đấp quanh nắm mồ do mưa nắng bào mòn, khi mộ đấp đất đã cao em tôi móc sình tha lên, trong láng o như được thợ hồ trét xi măng, ở nhà mới chắc là ba tôi vui lắm ! Chúng tôi chưng hoa, thắp nhang vái lạy đốt vàng bạc xong ra về. Hỏi vì sao phải đi tảo mộ sớm quá, cậu tôi cho rằng tảo là sớm, mồ mả giống như nhà, con cháu đi sửa sang nhà cửa cho ông bà phải đi sớm để ông bà nhìn thấy mặt, ông bà chết thuộc về cõi âm vì vậy khi mặt trời là dương ló dạng ông bà đi mất, vậy phải đi tảo mộ cho thật sớm. Còn má tôi thì nói tảo là tảo thanh, dọn dẹp tảo mộ là dọn dẹp sửa sang mồ mả cho ông bà, tôi nghĩ cả hai đều đúng nhưng ý cậu chắc đúng hơn ! Ngày Tảo mộ cũng lôi thôi bên Nội ở Bình Phú Đông hằng năm là ngày 25 tết, bên Ngoại ở Hoà Đồng thì ngày 20 tháng chạp, theo thông lệ tảo mộ xong là lễ rước ông bà về nhà từ ấy mỗi ngày phải 2 lần cúng cơm, việc cúng kiến kéo dài những gia đình đơn chiếc thật là nhiêu khê … Nhà Bác Tư Giai súng khí đá chiều 27 đã bắt đầu đì đùng, súng khí đá là dạng súng thần công của Ông Hồ Nguyên Trừng chế tạo nhưng được làm bằng ống tre dài khoảng 8 tấc, các mắt tre được thông và khoét một lổ nhỏ gần cuối ống thế là xong, bỏ khí đá cho nước vào, người xạ thủ cầm ống tre lắc tới lắc lui sau đó đặt lên giàn và dùng cây rọi chăm vào súng nổ cái rầm, gọn hơ ! thế là xong 1 chu trình bắn, bên kia rạch gia đình Bà Giáo cũng ì đùng đáp trả. Chuyện bắn lộn kéo dài đến 2 năm từ năm cũ qua năm mới. Xạ thủ bên này là “ lính thú “ đi trấn giữ bụi tre, Bác Tư trai chế ra để họ thức canh nồi bánh tét cạnh đó. Bánh tét nấu bằng thùng phi, đốn hết cây mắm rừng Sát về đốt chẳng biết bánh chín không ?! Chiều 29 tết lũ chúng tôi tập trung ngoài đường ai nấy còn mặc đồ cũ, thì thằng Rọt đã khoe bộ quần áo mới cáo cạnh, mặt dương dương tự đắc nó chu cái mỏ nhọn hoắt nhìn tụi tui rồi hắt hàm hỏi : - Tụi bây đứng gần tao có nghe mùi gì không ? Tôi đến bên nó hít hít, ngủi ngủi nghe mùi khét nắng thế mà nó vểnh mỏ lên bảo : - Má tao nấu nước nóng bỏ vỏ quýt vào tắm cho anh em tao, trước để trừ ma quỷ sau đó là thơm tho trong những ngày tết. Tôi ngắm quần Tây dài, li quần được ủi sắc lẻm của thằng Rọt đang mặc mà thèm, bu lu ba loa vài câu chuyện vội chạy về nhà dở nấp thùng giấy đựng quần áo xem bộ đồ tết còn nằm trong ấy không ! Bên ngọn đèn tây sáng choang, tết năm nay trên bàn thờ ông bà đĩa trái cây quả dưa hấu to tướng má còn chưng thêm quýt, mãng cầu và hộp mứt chị tôi trên Đồng Sơn gởi xuống, cái bình da rạng mỗi mùa xuân ba tôi cắm nhành mai, từ khi ba mất má chỉ cắm đơn sơ mấy cây bông vạn thọ . Cái bình da rạng này là kỹ vật của ba tôi, từ Bình Phú Đông chạy giặc mang về Cầu Huyện được 4 con trâu và chiếc bình 6 cạnh màu thiên thanh ông nội để lại, bốn con trâu nhanh chóng được bán đi. Còn cái bình hơi nhỏ mỗi độ xuân về cắm cành mai cũng nho nhỏ, nhưng ba thích cành mai phải to thế là ba đem đổi lấy cái bình da rạn này. Bác Cai Tư nói ba bị gạt đem 3 cái bình da rạn đổi lấy cái bình, bác cũng không chịu nhưng ba thì nói quan trọng là thích . Tết ba tôi thích nhà chưng nhánh mai nhưng năm nào hoa cũng nở sớm, thui gốc, bỏ thuốc aspirin vào cũng như không, một năm ông học lóm của ai tuyệt chiêu làm bác Ba Chỉnh phải phục tài. Nhánh mai to đùng cắm vào bình da rạn mới 29 tết các nụ mai chưa chi đã muốn nở ông bèn lấy lòng trắng trứng gà dùng cọ phết lên, lòng trắng trứng như một chất keo giữ miết những cánh hoa không cho nở, đêm 30 ông mời Bác Ba qua uống trà, ngẩu hứng ông phun lên những đoá hoa trong phút chốc đồng loạt các nụ mai nở toét ra trước sự ngở ngàng của ông bạn, ba tôi đắc chí cười ruồi. Anh em tôi ngồi trên ván tán dóc cắn hột dưa đợi má cúng giao thừa, chẳng biết nói chuyện được bao lâu … năm cũ qua hồi nào chẳng biết, nghe tiếng ồn ào của đám con nit ngoài đường tôi mở mắt ánh sáng năm mới đã chan hoà. Bác Cai Tư nhân vật uy tín nhất xóm tôi, áo dài khăn đóng đi từng nhà chúc tết Bác ghé nhà hỏi thăm chuyện bán buôn của má học hành của chúng tôi, Bác xin phép thấp nhang cho ba, chúc tết qua lại giữa khách và chủ nhà, sau cùng là màn lì xì và lời chúc tết cà lăm của tôi Bác nói đùa - Mầy chúc kiểu này sang năm cái gì tao cũng được ba bốn lần, nhất là được sống đến năm sáu trăm tuổi ! Nhà tôi nghèo má lại goá bụa chuyện đi chúc tết chòm xóm phải qua ngày mùng 3 tết mới xuất hành, việc kiêng cử là luật bất thành văn ai cũng hiểu. Đối diện với nhà tôi là nhà Bác Hai Oai, sau khi Bác Hai trai qua đời, để có tiền nuôi các con, bác mở trường học tại nhà. Những ngày lễ tết trường học biến thành “ Đại Thế Giới” khu vực ăn chơi bài bạc nổi tiếng trên Sài Gòn. Trong một diện tích cở nắm tay chen chúc biết bao nhiêu sòng bạc này nhé - Bộ ván nơi học sinh ngồi thành sòng bài tứ sắc của các lão tiền bối. - Dưới đất trước bàn thờ Chúa tấm đệm được trải ra thuộc nhóm trung niên chơi bầu cua cá cọp - Ngoài hàng ba la hét như giặc dậy của nhóm con gái kết họp với đám nhóc tì thuộc băng đảng Lô tô - Tránh ồn ào ngoài hè dưới góc me các đại ca kéo xì dách Cả xóm tôi đám con nít sau khi đi chúc tết xong gần như hội tụ về đây, đem tiền lì xì nạp cho các tay anh chị làm Cái . Nhiều thằng thua bài, đã đi làm tuổi cả xóm rồi phải qua nhóm nhà bên mé sông, có thằng đi tuốt luốt trên Miểu Bà làm tuổi ôm tiền về gở gạt, ôi Cuộc vui vốn chẳng tày gang. Tiền lì xì tết vội sang tay người Trước ngày tết biết bao mơ ước được ươm mầm, chút tiền lì xì ít ỏi cũng bị người lớn lấy đi ! Đám con nít xóm tôi hưởng tết chẳng được bao năm, chiến tranh canh bạc người lớn tạo dựng lừa lọc đẩy đưa tuổi trẻ chúng tôi vào cuộc rồi cướp hết, giải phóng hết, oan nghiệt như lớp sóng vổ bờ lớp sau đè lớp trước không dừng ! Thế hệ chúng ta không có tuổi thơ xin người lớn hôm nay hảy hết lòng gìn giữ tuổi thơ cho con cháu vì Tuổi thơ là tương lai đất nước mà toàn dân Việt đang đợi trong mong ngóng từng ngày. Người trẻ ơi, gắng chuyên cần trau dồi kiến thức, với ý chí gang sắt hảy vươn vai Phù Đổng… mùa xuân ngựa sắt đã đến bên thềm ! Xuân về nguyện cầu đất nước bình an, dân lành sớm được tự do hạnh phúc. Cao Thệ |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 09/Apr/2014 lúc 4:24am |
Lời tự tình !
Mỗi lần nghe tiếng còi xe cứu thương , cầu nguyện bình an cho người nằm trên ấy mà sao lòng thấy đắng lòng ! Một tiếng đồng hồ, ngày mai hoặc tháng tới em sẽ phải nằm trên chuyến xe như thế ! Người Mỹ đã quá nhân lành với chúng ta rồi … ngày 12 tháng 2 năm 2014, bệnh viện NIH bang Maryland từ chối chửa bệnh là số phận em đã được định. Khi bạn bè kết thúc 49 buổi tụng kinh Dược Sư , 49 ngọn đèn chợt họp nhau bừng cháy ngọn lửa cao trên 3m. Từ ấy phép lạ liên tục được xẩy ra, chư Phật tình thương vốn không phân biệt, nên con cái Chúa tâm thành “ kêu xin thì bây sẽ được “ ! Nằm trong gian phòng 3mx4m với căn bệnh ung thư không thuốc men đợi thần chết từng ngày … những cơn đau không cho em nằm được và kéo dài đến bao giờ … sao mà … !!! “ Nhân quả bất mê bất muội “ nằm với cơn đau chờ thần chết từng ngày … cố lên em trả xong món nợ đời người để lòng thanh thản ra đi … Viết bài này trong cùng tột đau thương !!! Cao Thệ |
|
IP Logged | |
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 27/Sep/2014 lúc 4:59am |
PHÉP LẠ CÓ THẬT
----o0o---- Ngày 12 tháng 02 năm 2014 nhà tôi từ Maryland về CaLi mang theo căn bệnh đến thời kỳ cuối và nỗi lòng nặng trĩu những buồn đau. Tôi đề nghị thôi về Việt Nam chịu chết bên những người thân yêu bạn bè của mình Nhưng ước nguyện cuối đời được chết trên Đất Nước Mỹ đã giữ chân chúng tôi ở lại Nằm một mình trong phòng nhỏ xíu lạnh tanh cảm nhận sự chết đến mỗi ngày thật là khủng khiếp. Căn bệnh mỗi ngày mỗi phát triển, người bệnh mỗi ngày mỗi yếu dần, thuốc ngủ mỗi đêm uống một viên vẫn không mua được, đêm đêm giả đò ngủ âm thầm chịu đựng những cơn đau vằn vặt đến ghê người ! Thuốc trị ung thư làm khô tuyến nước mắt, thuốc nhỏ mắt cũng không mua được, chấp nhận những cơn đau xót khốn cùng ! Tôi phải đi tìm xin lá đu đủ đem về phơi khô, pha với xả nấu uống để trị ung thư phổi trong giai đoạn cuối. Sức khoẻ mỗi ngày mỗi yếu đi, sợ tôi buồn nên phải đè nén những cơn đau làm như thanh thản, nhưng hằng đêm hơi thở khó khăn những tiếng rên nho nhỏ như xé lòng Bạo gan tôi tìm đến Hội Ung Thư Việt Mỹ, tình trạng của chúng tôi Hội không giúp được gì ! Cho địa chỉ bệnh viện khi khẩn cấp gọi 911 xin chở vào đây. Hằng đêm ngồi nhìn nhà tôi thở như bị người bóp cổ lăn qua lộn lại mỗi lần như thế cơn ho xuất hiện, những tiếng ho nho nhỏ vì sợ chủ nhà biết nhưng tôi nghe như tiếng sấm sét bên tai đau đầu nhức óc ! Tôi nhờ người hỏi mua bình Oxy cho vợ thở, nhưng phải có giấy bác sĩ mới mua được. Biết được tình cảnh của chúng tôi, một vị ân nhân muốn tặng một bình oxy , vị này gọi điện hỏi chọn bình hay máy bơm chạy bằng pin cái nào thích hợp hơn, bởi vì nếu bình oxy mỗi lần đi bơm rất khó khăn vì phương tiện đi lại là xe đạp Tôi gọi điện thoại đến Hội Ung Thư Việt Mỹ gặp cô Khánh Ly xin ý kiến Cô Khánh Ly giới thiệu tôi: Cô Tiffany Tam Phuong làm việc tại VITAS Giọng nói qua điện thoại, tôi cảm nhận Cô Tiffany chân thành nhiệt huyết quan trọng hơn hết, tâm từ ái bao la, ngay phút giây này tôi biết Chúa đã sai con cái Chúa đến giúp. Sau đó chúng tôi gặp nhau, nhận xét về Cô Tiffany của tôi quả thật không sai, cung cách ân cần lịch lãm tôn trọng trong hành xữ làm ấm lòng, tôi mừng đến khóc vì sung sướng ! Phải thay chổ ở để thuận tiện cho việc chăm sóc bệnh nhân. Khi tôi báo thay đổi chổ ở, Cô Tiffany còn xin được đến phụ giúp dọn nhà, dọn nhà xong. Nhân viên VITAS đến làm thủ tục ban đầu, tiếp theo là trang thiết bị phục vụ bệnh nhân được chở đến : - Máy tạo oxy, - Bình dưỡng khí đủ loại - Máy bom dùng để thở khí dung Y Tá : Tiffany Lan Ha người trực tiếp chăm sóc đến nhà tiến hành khám bệnh ban đầu báo cáo cho Bác Sĩ Cô Tiffany Lan Ha vừa xong việc ra đi Bác sĩ : Jacob Huynh lại đến khám bệnh Phong cách đơn giản, ăn nói từ tốn chất phát rất dể gần, bệnh nhân được đối xử như người trong gia đình. Bác sĩ ra đi, các loại thuốc liên tục được chở đến hoặc phát chuyển nhanh giao tận nhà. Phép lạ lần nữa xuất hiện nếu VITAS không dang tay đón nhận thì nhà tôi hiện tại không biết thế nào Tiến trình bệnh đi con đường của nó, VITAS nương theo con đường đó làm giảm thiểu tối đa đau đớn cho bệnh nhân. Tiếp xúc với thiện nguyện, bác sĩ, y tá sẽ thấy trong lời nói êm ái cử chỉ nhẹ nhàng, chân thành đáng kính thể hiện tình người bao la. Tiếp xúc với Cô Tiffeny Tam Phuong 2 lần , lần nào tôi cũng xúc động không kiềm được nước mắt Tâm từ ái không vụ lợi không phải ai cũng làm được ! Chúa dẫn chúng tôi đến đây, chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào VITAS bệnh ung thư của nhà tôi trong giai đoạn cuối, ra đi sẽ bớt đau đớn thanh thản hơn ! Qua đây tôi hiểu được vì sao ngày thành lập VITAS chỉ có hai thành viên, 35 năm sau nhân viên lên đến 11,000 vị, phục vụ và làm việc trong 50 cơ sở trên 17 Tiểu Bang của đất nước Hoa Kỳ. VITAS INVATIVE HOSPICE CARE Là nhà cung cấp tiên phong trong dịch vụ phục vụ bệnh nhân vào giai đoạn cuối, lớn nhất nước Mỹ Được thành lập bởi : - Hugh A. Westbrook , một vị Truyền Giáo (United Methodist) - Esther T. Colliflower , Y tá khoa Ung Thư Vào năm 1976 Hai vị nhìn thấy những bệnh nhân vào giai đoạn cuối không được chăm sóc tốt, họ phải chịu nhiều thiệt thòi đau đớn, năm 1978 hai vị mạnh dạn bắt tay thành lập VITAS sứ mệnh của VITAS, là : Bảo vệ chất lượng cuộc sống tốt cho những bệnh nhân sống vào thời kỳ cuối . Từ ngày thành lập đến nay VITAS năng động tăng trưởng nhân sự, hiện tại được 11,000 người gồm các chuyên gia về các bệnh nan y, y tá, các trợ lý sức khỏe tại nhà, bác sĩ, nhân viên xã hội, giáo sĩ và các chuyên gia chăm sóc khác. Trụ sở chánh đặt tại Miami, Florida. VITAS hiện đang điều hành hoạt động 50 nhà tế bần trên 17 bang và quận Columbia. Cơ Sở đặt tại 17 tiểu bang như sau : Alabama o Birmingham California o Nam California o Los Angeles & Ventura Countie o Orange County o Riverside & San Bernardino Counties o San Diego County o Bắc California o East Bay & Oakland o Sacramento o San Francisco o San Jose Connecticut o Connecticut Delaware o Delaware Florida o Jacksonville o Naples o Miami, Fort Lauderdale o Orlando & Bãi biển Daytona o Lakeland & Central Florida o Palm Beach Georgia o Atlanta Indiana o Tây Bắc Indiana ( Chicago ) Illinois o Chicago o Peoria - LaSalle o Đông Louis Kansas o Kansas City Missouri o Kansas City o Louis New Jersey o New Jersey o Philadelphia Ohio o Cincinnati và Dayton o Cleveland và Akron o Columbus Pennsylvania o Philadelphia o Pittsburgh Texas o Dallas - Fort Worth o Houston o San Antonio Virginia o Bắc Virginia và Washington DC Wisconsin o Milwaukee Nhóm điều hành Quản lý cao cấp VITAS được hình thành từ các nhà : - Lãnh đạo ngành công nghiệp - Các cá nhân quản lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng, nhà tế bần và chăm sóc giảm nhẹ, như sau : Chủ tịch Kevin McNamara Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính David Wester Giám đốc điều hành Tim O'Toole Tổng Cố Vấn Kiêm Phó chủ tịch Naomi C. Dallob Phó chủ tịch Peggy Pettit Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc y tế Barry M. Kinzbrunner, MD, FACP Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc hành chính Kalpana (Kal) Mistry Phó Tổng Giám đốc Phát triển và giao thông Ron Fried Phó Chủ tịch Điều hành Dòng Nick Westfall Phó Chủ tịch, hoạt động Bob Miller Phó chủ tịch và Giám đốc Y khoa Quốc gia Joel S. Policzer, MD, FACP, FAAHPM Phó chủ tịch cấp cao, phát triển thị trường và bán hàng Donald Gaddy Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Thông tin Patrick Hale Phó Chủ tịch và Giám đốc Marketing Drew Landmeier Hoạt động trong năm 2013 - VITAS phục vụ được 5.249.820 ngày chăm sóc bệnh nhân - VITAS cung cấp gần $ 10.200.000 từ thiện cho bệnh nhân giai đoạn cuối trên toàn quốc, chiếm 1% của tổng doanh thu. - VITAS hiện có 289 đội chăm sóc bệnh nhân trên toàn quốc. - VITAS sử dụng - 2,500 phụ tá làm việc tại các nhà tế bần - 4,310 y tá đã đăng ký và được cấp phép hành nghề y tá - 343 nhân viên xã hội - 329 bác sĩ và 417 bác sĩ tuyên úy. - 4,011 tình nguyện viên đã đóng góp VITAS 379.180 giờ. - VITAS hiện đang thỏa thuận hợp đồng với 2,744 cơ sở điều dưỡng chuyên môn trên toàn quốc. - VITAS hiện có 37 đơn vị nhà tế bần điều trị nội trú cho phép khách và gia đình thăm viếng 24 giờ mỗi ngày, với quy định cho những người thân ở lại qua đêm, rất ít hoặc không có giới hạn về trẻ em và vật nuôi trong gia đình thăm viếng . - Hơn 1,416 nhân viên VITAS có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty. - VITAS thành lập nhà tế bần đầu tiên được công nhận trên toàn quốc để cung cấp đào tạo Giáo dục lâm sàng Mục Vụ. - VITAS HME Cơ sở, chuyên ngành cung cấp trang thiết bị y tế, nhà, cho tất cả các bệnh nhân. VITAS HME hiện đang hoạt động, đã phát triển chỉ trong một vài năm đã trở thành một trong những nhà cung cấp thiết bị y tế lớn nhất trên toàn quốc. Cơ sở VITAS California đã được đặt tại các địa điểm sau đây : • Northern California VITAS Innovative Hospice Care of Sacramento 2710 Gateway Oaks Drive, Suite 100 Sacramento, CA 95833 916.925.7010 VITAS Innovative Hospice Care of Solano County 2480 Hilborn Rd, Ste. 105 Fairfield, CA 94534 707.428.5778 VITAS Innovative Hospice Care of San Francisco Bay 670 North McCarthy Blvd, Ste. 220 Milpitas, CA 95035 408.964.6800 VITAS Innovative Hospice Care of Peninsula 1400 Fashion Island Blvd, Ste. 920 San Mateo, CA 94404 650.350.1835 VITAS Innovative Hospice Care of East Bay 355 Lennon Ln, Ste. 150 Walnut Creek, CA 94598 925.930.9373 VITAS Innovative Hospice Care of Inland Empire 7888 Mission Grove Pkwy S., Ste. 200 Riverside, CA 92508 909.386.6000 VITAS Innovative Hospice Care of Coastal Cities 990 W. 190th St, Ste. 550 Torrance, CA 90502 310.324.2273 VITAS Innovative Hospice Care of San Fernando - Ventura 16830 Ventura Boulevard, Ste. 315 Encino, CA 91436 818.385.0273 VITAS Innovative Hospice Care of Los Angeles & Ventura County (Camarillo) 400 W. Ventura Blvd, Ste. 135 Camarillo, CA 93010 805.437.2100 VITAS Innovative Hospice Care of Lancaster - Palmdale 44444 16th St West, Ste. 205 Lancaster, CA 93534 661.942.3595 VITAS Innovative Hospice Care of Orange County 220 Commerce, Ste. 100 Irvine, CA 92602 714.921.2273 • Southern California VITAS Innovative Hospice Care of Inland Empire 7888 Mission Grove Pkwy S., Ste. 200 Riverside, CA 92508 909.386.6000 VITAS Innovative Hospice Care of Coastal Cities 990 W. 190th St, Ste. 550 Torrance, CA 90502 310.324.2273 VITAS Innovative Hospice Care of San Fernando - Ventura 16830 Ventura Boulevard, Ste. 315 Encino, CA 91436 818.385.0273 VITAS Innovative Hospice Care of Los Angeles & Ventura County (Camarillo) 400 W. Ventura Blvd, Ste. 135 Camarillo, CA 93010 805.437.2100 VITAS Innovative Hospice Care of Lancaster - Palmdale 44444 16th St West, Ste. 205 Lancaster, CA 93534 661.942.3595 VITAS Innovative Hospice Care of Orange County 220 Commerce, Ste. 100 Irvine, CA 92602 714.921.2273 VITAS Innovative Hospice Care of San Gabriel Cities 1343 N. Grand Ave, Ste. 100 Covina, CA 91724 626.918.2273 VITAS Innovative Hospice Care of San Diego 9655 Granite Ridge Dr, Ste. 300 San Diego, CA 92123 858.499.8901 Home Medical Equipment VITAS Home Medical Equipment of San Diego 9030 Kenamar Dr., Ste. 312 San Diego, CA 92121 858.805.6254 VITAS Home Medical Equipment of Ranch Cucamonga 9804 Crescent Center Drive, Suite 605 Rancho Cucamonga, CA 91730 858.805.6254 Viết những dòng này Trước là tạ ơn VITAS đã cưu mang, giúp đở vô điều kiện. Sau chân thành giới thiệu những bệnh nhân vào thời kỳ cuối hảy đến với VITAS để được chăm sóc, bảo vệ những ngày cuối đời tốt hơn Trân trọng Cao Thệ |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 14 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |