Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
HongLan
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 12/Jan/2014
Đến từ: Switzerland
Thành viên: OffLine
Số bài: 170
Quote HongLan Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2014 lúc 2:23am
 


Những ngày cuối cùng của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Nam Phong
 
 
Những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn chiến đấu trong ngày cuối cùng.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975 những Chiến Sĩ Biệt Động Quân VNCH vừa đánh vừa rút dần vào trong thành phố.

 

Trên cầu Văn Thánh cửa ngõ vào Sài Gòn trưa ngày 30 - 4 - 1975


 






Lính VNCH và phóng viên ngoại quốc đang tìm chỗ núp khi đạn cối của cộng sản
xuống cầu Tân cảng ngày 28 - 4 - 1975
 





 

Trưa 30 - 4 - 1975, Người Chiến Sĩ Biệt Động Quân vẫn còn cố gắng liên lạc với cấp chỉ huy của mình



 
NGÀY QUỐC HẬN 30-4-1975
 
1 GIỜ TRƯA NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975. Các anh Biệt Động Quân vẫn chiến đấu đến giờ thứ 25 dù Dương Văn Minh đã tuyên bô đầu hàng
 










NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng.

 
Nhiều vị Tướng Lãnh VNCH đã tự sát .

Bảy Người Lính Dù mà trưởng toán là Thiếu Úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa .

Họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự. Sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù .

Theo lời tường thuật của anh Trung úy Cảnh sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát .

 

Sự ra đi nhuốm Màu Máu Anh Hùng nhất, đáng kính nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!
 
 
Những người đại diện cho nước Mỹ


Graham Martin - Đại Sứ của Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa



Đại Sứ Mỹ Graham Martin trên Chiến Hạm Blue Ridge, Ông ta nói :
"This is how I saw American honor"...

Danh Dự nước My đâu phai vầy!!!
Bởi còn danh dự gì nữa khi bán đưng đồng minh chống công cua thế giới Tự Do cho công sản.





Henry Kissenger đặc phái viên của Tổng thống Mỹ ký tắt Hiệp định Paris - hiệp định bán đứng Việt Nam Cộng Hòa




TT Richard Nixon



TT Gerald Ford



Ngày 25-3-1975 , cuộc họp của Graham Martin, Frederick Weyand, Henry Kissinger , Gerald Ford (xem theo chiều thuận kim đồng hồ)


Bốn ông đang họp về Việt Nam Cộng Hòa ... Để bỏ rơi, bán đứng một người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của Thế Giới Tự Do cho cộng sản .
 

 Cuộc đời của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam sau 30/4/1975

Sau ngày 30-4-1975, Cộng sản trả thù, hàng ngàn trại tù của cộng sản giam giữ hàng trăm ngàn và giết chết vô số những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa!


Chân cầu 3 cẳng - Balicao - quận 6 Chợ lớn.










 





















Chỉnh sửa lại bởi HongLan - 21/Apr/2014 lúc 2:25am
IP IP Logged
HongLan
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 12/Jan/2014
Đến từ: Switzerland
Thành viên: OffLine
Số bài: 170
Quote HongLan Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2014 lúc 2:28am


ÂN NHÂN JOHN RIORDAN ĐẢ CỨU
105 NGƯỜI VN THOÁT CỘNG SẢN



https://m.youtube.com/watch?v=HBqj6Jla3FQ
IP IP Logged
HongLan
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 12/Jan/2014
Đến từ: Switzerland
Thành viên: OffLine
Số bài: 170
Quote HongLan Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2014 lúc 3:59am


  

 

Lời bài hát

Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ bíết đến nói dốí
Tôi đi chinh chíến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương vết thương trần ai

Có những lúc tíếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâụ
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu

Thượng Đế hỡi có thấu cho VN này
Nhiều sóng gió trôi dât lâu dàị
Từng chíến đấu tiêu diệt quân thù bao tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hìên.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tíếng khóc ði vào đêm tường trìên miện

Có những lúc tíếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâụ
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà VN yêu dấu ơi bao giờ thanh bình

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2014 lúc 8:47pm



 Vẫn chuyện buồn tháng tư !
Lữ Giang

Hôm 12.4.2014, khi tiếp Ủy Ban Tòa Thánh về Khoa Học Lịch Sử, Đức Giáo Hoàng Francis đã nói: “Lịch sử là thầy của cuộc sống” (History is life's teacher). Người Việt bỏ nước ra đi đã 39 năm, nhưng ít ai rút được bài học lịch sử từ biến cố 30 thánh tư. Đa số vẫn tiếp tục suy nghĩ và hành động như thời miền Nam còn và coi đất nước nơi họ đang sinh sống như là một vùng lãnh thổ của VNCH nối dài. Trong khi đó một số khác thấy khó thực hiện những ảo vọng của họ nơi vùng đất mới, lại nghĩ rằng có thể quay trở về với chế độ trong nước như là “đồng hành cùng dân tộc”!
Hôm nay, khi nhiều tổ chức của người Việt tỵ nạn trên thế giới đang tổ chức kỷ niệm ngày quốc hận”, chúng tôi xin nhắc lại những cái nhìn đau xót về biến cố 30 tháng tư của hai nhân vật quan trọng, nhưng vì thiếu hiểu biết về chính trị đã bị hai thế lực thù địch biến thành con bài thí và vùi dập, đó là Tướng Dương Văn Minh và Hòa Thượng Đôn Hậu. Sau đó chúng tôi sẽ trình bày lại một số sự kiện lịch sử để giúp người Việt đấu tranh đừng quên rằng tổ chức quyền lực nào đã quyết định về số phận của miền Nam Việt Nam trước đây, thì cũng chính tổ chức đó sẽ giành quyền đưa Việt Nam đi theo chiều hướng phù hợp với quyền lợi của họ.

LỜI TỰ THUẬT CỦA DƯƠNG VĂN MINH
Trong một bài dưới đầu đề Lời phân trần của DVM về ngày 30 tháng 4 được phổ biến vào tháng 10 năm 2006, ông Trần Viết Đại Hưng đã cho đăng lá thư đề ngày 15.4.1987 của Tướng Dương Văn Minh gởi Tướng Nguyễn Chánh Thi. Trong lá thư đó, Dương Văn Minh đã giải thích lý do tại sao lúc đó ông không tự tử mà lại đầu hàng. Ông viết:
“Anh em có đọc sách của anh Ðỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Ðỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần lao và Công giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Ðỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.
“Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Ðôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Ðỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân…
Tôi đã dám làm thì tôi cũng dám chấp nhận những búa rìu bất cứ từ đâu tới. Không có gì thắc mắc cả, và tôi coi đây chỉ là một giai đoạn thôi. Cầu xin dân ta và anh em giữ vững tinh thần thì có ngày xum họp trên quê cha đất tổ.”
(Hết trích)
 Dương Văn Minh luôn bị đưa đầy vào những vai trò bi thảm trong chính trường miền Nam.

LỜI TỰ THUẬT CỦA THÍCH ĐÔN HẬU
Tạp chí Quê Mẹ số 125 & 126 tháng 10 và 11 năm 1993 đã công bố bản tự thuật của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu về cuộc gặp gỡ giữa ông và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1976. Bản tự thuật này cho biết vào tháng 4/1975, Phật Giáo đã thành lập Chính Phủ Phật Giáo Dương Văn Minh để giao miền Nam cho Cộng Sản Hà Nội. Sau đây là phần liên hệ đến vấn đề này:
Thủ Tướng Phạm văn Đồng:
- Đấy, theo Cụ biết, trong khi người Mỹ đi rồi, Thiệu xuống rồi, Phật Giáo lại âm mưu lập chính phủ Phật Giáo, đưa Dương Văn Minh lên làm Thủ Tướng. Lập làm gì vậy? Lập chính phủ đó để đánh với Cách Mạng phải không?
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đáp:
- Chuyện ấy có, Phật Giáo chúng tôi có lập Chính Phủ. Nhưng thế này, Thưa Thủ Tướng. Chúng tôi đã hỏi các vị trong Viện Hóa Đạo. Các vị cho biết như sau: “Hòa Thượng nên nhớ rằng, Phật Giáo chúng ta không ngu si đến độ lập Chính Phủ Phật Giáo, sau khi Mỹ đã bỏ miền Nam, Thiệu vơ vét của cải đi rồi. Của cải, thế lực ở miền Nam VN chẳng còn gì, mà Cách Mạng đã đến bên lưng. Ông Dương Văn Minh cũng không đến nỗi dại gì muốn lên làm Tổng Thống lúc ấy."
Các vị ở Viện Hoá Đạo nói tiếp:
"Phật Giáo chúng ta, con sâu con kiến cũng thương, huống gì con người! Đã 30 năm chiến tranh, chết chóc đau thương chồng chất. Bây giờ đây nếu thả lỏng để ông già lụ khụ Trần Văn Hương tuyên bố: "Đánh"! Thử hỏi cả 2 bên tham chiến chết bao nhiêu người nữa? Muốn hạn chế sự chết chóc và tài sản của đồng bào, nên Phật Giáo chúng ta phải có chủ trương. Lúc bấy giờ, chẳng còn ai lo cho đất nước, ai cũng chạy trối chết, Phật Giáo đâu thể ngồi như vậy mà nhìn? Nên phải lập Chính Phủ, đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Nhưng không phải lập để đánh với Cách Mạng.”
Thủ Tướng Phạm Văn Đồng hỏi:
- Vậy tại sao Dương Văn Minh lên, tuyên bố giữ mảnh đất cuối cùng, nếu không phải để đánh với Cách Mạng thì để làm gì?
Tôi hỏi Thủ Tướng:
- Khi Dương Văn Minh tuyên bố như vậy, về sau có nổ phát súng nào không?
- Không.
- Như vậy, Dương Văn Minh chỉ tuyên bố thôi, chứ không cốt đánh."
(Hết trích)
Đọc những lời biện giải của Hòa Thượng Đôn Hậu, chúng ta nhớ lại câu chuyện đối đáp giữa vua Trần Nhân Tông, một thiền sư, với Bắc Bình Vương Trần Hưng Đạo. Khi giặc đánh mạnh, dân chết nhiều, với tâm tư của một thiền sư Phật Giáo, vua Trần Nhân Tông đã nói với Trần Hưng Đạo:
Thế giặc to như vậy mà chống với nó thì dân tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng để cứu muôn dân?
Hưng Đạo Vương đã tâu một cách khẳng khái:
“Bệ hạ nói câu ấy thật là nhân đức, nhưng mà Tông Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi đi đã rồi sẽ hàng sau.
[Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Quyển I, tr. 139]
Lần này cũng thế thôi, nhưng thiếu một Bắc Bình Vương Trần Hưng Đạo.

NHẮC LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA WASHINGTON
Dựa theo những tài liệu đã được chính phủ Hoa Kỳ công bố, chúng tôi đã viết rất nhiều bài về kế hoạch và tiến trình làm biến mất VNCH của Hoa Kỳ. Hôm nay chúng tôi chỉ nhắc lại những nét chính.
Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tổng Thống Nixon từ chức, Miller Center of Public Affairs thuộc Đại Học Virgina đã cho công bố băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa Nixon và Kissinger, trong đó có đề cập đến số phận của miền Nam Việt Nam và cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cuối năm 1972. Tổng thống Nixon đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào. (South Vietnam probably can never even survive anyway). Nhưng ông hỏi cố vấn an ninh Henry Kissinger:
Henry, chúng ta cũng phải nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan trọng trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao đứng vững (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó thật là vấn đề.”
Kissinger trả lời:
Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao bền vững nếu coi điều đó như thể là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam” (if it's the result of South Vietnamese incompetence.)
Sau đó, Kissinger đi Bắc Kinh giao miền Nam Việt Nam cho Trung Quốc.
Hôm 26.5.2006, Văn Khố An Ninh Quốc Gia (National Security Archive) của Hoa Kỳ đã cho phổ biến 2.100 bản văn (memoranda) dài 28.000 trang mang tên “The Kissinger Transcripts: A Verbatim Record of U.S. Diplomacy, 1969-1977”. Trong đống hồ sơ này có 6 tài liệu liên quan đến Việt Nam, đó là các tài liệu số 1, 2, 3, 10, 11 và 12. Vì tài liệu quá dài, chúng tôi chỉ trích dẫn một đoạn ghi lại cuộc đàm thoại mặt đối mặt giữa Kissinger và Chu Ân Lai ngày 20.6.1972 tại Bắc Kinh trong tài liệu số 10 (dài 37 trang), trong đó có đoạn Kissinger nói với Thủ Tướng Chu Ân Lai như sau:
Hôm nay tôi ngồi ở đây chứng tỏ cái căn bản dựa trên đó Hoa Kỳ đưa quân vào Đông Dương không còn giá trị nữa. Chúng tôi thừa hưởng một chính sách và bây giờ chúng tôi phải thanh lý thế nào để không ảnh hưởng đến vị thế của chúng tôi trên thế giới và sự ổn định trong nước. Chúng tôi thật tâm muốn chấm dứt cuộc chiến này. Và ông thủ tướng biết từ năm 1967 tôi đã mở đầu cuộc thương thuyết với Hà Nội. Và trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi quan niệm nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là một thực tế mạnh nhất tại bán đảo Đông Dương. Chúng tôi không có lợi gì làm tan vỡ hay đánh bại thực thể đó. Sau khi chúng tôi rút quân xong, chúng tôi ở xa 12.000 dặm trong khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ cách Sài gòn 300 dặm. Tôi không hiểu tại sao Hà Nội không thấy được sự việc đó.”
Sau khi thương lượng với Trung Quốc xong, Hoa Kỳ ép VNCH ký Hiệp Định Paris, trong đó có những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho miền Nam. Trong khi Hà Nội thiết lập kế hoạch đánh chiếm miền Nam bằng cách khai thông quốc lộ 14-B, tức đường Đông Trường Sơn, đưa quân vào Phước Long để đánh thẳng vào Sài Gòn năm 1976, bỏ qua các tỉnh miền Trung, Hoa Kỳ đã giúp Bắc Việt bằng cách cắt dần viện trợ quân sự cho VNCH, đưa Tướng Ted Seron, một tướng du kích của Úc, tới lừa Tổng Thống Thiệu thực hiện chiến lược Đầu bé đít to, Từng chiến lược cho từng mức viện trợ” và tái phối trí” bằng cách bỏ bỏ Vùng I và Vùng II, rút quân về lập phòng tuyến ở Tuy Hòa. Cuộc rút quân đã làm miền Nam sụp đổ nhanh hơn thời gian dự trù.
Khi tình hình không còn cứu vãn được, Hoa Kỳ đã thiết lập một kế hoạch đầu hàng và di tản rất hoàn chỉnh. Trước hết, Đại Sứ Martin đã đến gặp Tổng Thống Thiệu yêu cầu từ chức để đưa một người khác lên “nói chuyện với phía bên kia” vì tình hình không còn cứu vãn được. Đến giờ phút này ông Thiệu vẫn chưa ý thức được miền Nam sắp mất, ông còn hỏi ông Martin Nếu tôi từ chức, viện trợ Mỹ có đến không?. Trong khi đó, Đại sứ Pháp Jean Marie Mérillon đến Dinh Hoa Lan gặp Tường Dương Văn Minh cho biết ông sẽ làm trung gian để Tướng Minh nói chuyện với Hà Nội. Tướng Minh rất tin tưởng Đại Sứ Mérillon.
Trong cuốn The Decent Interval, Frank Snepp cho biết sau khi ông Thiệu từ chức, Tướng Timmes đi gặp Tướng Minh và hỏi quan điểm của ông ta về tương lai, Tướng Minh cười và trả lời: Vẫn còn cơ hội cho việc thương thuyết… (There was still a chance for negotiations) (tr. 458). Nhưng Dân Biểu Lý Quý Chung, người luôn đi cạnh Tướng Minh cho biết khi Tướng Minh vừa nhận chức xong, ông cho đi tìm Đại Sứ Mérillon thì ông ta đã biến mất. Cuối cùng, Tướng Minh chỉ còn trong chờ vào Thích Trí Quang. Nhưng lúc 4 giờ 35 phút sáng 30.4.1975, ông gọi cho Thích Trí Quang thì Thích Trí Quang trả lời rằng giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống. Tướng Minh liền than: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại. Sau đó, Tướng Minh tuyên bố đầu hàng.
Như vậy, chuyện đầu hàng là do sự sắp xếp trước của Hoa Kỳ. Dương Văn Minh và Phật Giáo chỉ là công cụ được dùng để thực hiện thủ đoạn đó của Hoa Kỳ.
Cũng trong cuộc họp với Chu Ân Lai hôm 20.6.1972, Kissinger đã nói:
Trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi không muốn duy trì một căn cứ quân sự nào tại Đông Dưong hoặc theo đuổi chính sách của vị ngoại trưởng không chịu bắt tay ông thủ tướng. Thời đại đó qua rồi. Và tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh quan trọng đối với Á châu hơn là những gì có thể xẩy ra tại Phnom penh, Hà Nội hay Sài gòn.”
Lời tuyên bố này cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng đặt quyền lợi của họ lên trên quyền lợi của các nước Đông Dương, do đó việc trông chờ Hoa Kỳ giúp để “giải phóng” quê hương là chuyện quá xa vời. Người Việt đấu tranh vì thiếu kinh nghiệm chính trị, trước sau vẫn là công cụ.
Nhân tuần Phục Sinh, chúng tôi xin gởi đến những người tín hữu Kitô giáo lời của Đức Giáo Hoàng Francis trong cuộc gặp gỡ Ủy Ban Tòa Thánh về Khoa Học Lịch Sử ngày 12.4.2014. Ngài lưu ý rằng lich sử như là một người thầy của cuộc sống và các sử gia như là những người có thể giúp chúng ta thấy rõ điều mà Thánh Thần Thiên Chúa muốn nói với Giáo Hội ngày hôm nay (history as a life’s teacher and historians as people who can help us discern what the Holy Spirit wants to say to the Church today).

Ngày 17.4.2014
Lữ Giang

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2014 lúc 9:18pm

BÀI HỌC ĐẮNG CAY


http://hoamunich.files.wordpress.com/2014/02/pr.jpg

Bây giờ các tài liệu bí mật của Mỹ liên quan đến cuộc chiến Việt Nam đã được giải mã gần hết. Những tài liệu này giúp chúng ta tìm hiểu tại sao miền Nam Việt Nam có một quân lực khá hùng mạnh và thiện chiến, có tinh thần chiến đấu rất cao, từng giữ vững miền Nam trong suốt 20 năm, lại có thể bị sụp đổ chỉ trong 40 ngày? Câu trả lời sẽ là một bài học lịch sử đắt giá mà mọi người Việt khi chiến đấu cho quê hương không thể không biết đến.


QUYẾT ĐỊNH BỎ MIỀN NAM :

Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tổng Thống Nixon từ chức (từ 9.8.1974 đến 9.8.2004), Miller Center of Public Affairs thuộc Đại Học Virgina  cho công bố cuốn băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa Nixon và Kissinger về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cuối năm 1972, trong đó có đề cập đến số phận của miền Nam Việt Nam.

Tài liệu cho thấy mặc dầu đang mở cuộc oanh tạc Bắc Việt trong suốt mùa xuân và mùa hè 1972, Tổng thống Nixon đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc “Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào.” (South Vietnam probably can never even survive anyway). Ông nói với Cố vấn An ninh Kissinger:

“Henry, chúng ta cũng phải nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan trọng trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao sống còn (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó thật là vấn đề.”

Kissinger trả lời:

“Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao sống còn, nếu coi điều đó như thể là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam (if it’s the result of South Vietnamese incompetence.)

Lúc đó, Tổng Thống Thiệu và các nhà cầm quyền tại miền Nam không hay biết gì. Khi Hoa Kỳ ép buộc VNCH phải ký Hiệp Định Paris có những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho miền Nam, TT Thiệu cũng đã chấp nhận ký sau khi Tổng Thống Nixon hứa: “Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp Định nầy thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ, và ác liệt.”

Nhưng để cho miền Nam sụp đổ trong vòng một hay hai năm sau Hiệp Định Paris không phải là chuyện dễ, vì lúc đó Quân Lực VNCH còn khá mạnh.

TÌNH HÌNH QUÂN LỰC VNCH NĂM 1975 :

Đầu năm 1975, QLVNCH vẫn còn có một lực lượng khá hùng hậu, với quân số khoảng 1.351.000 người, trong đó có 495.000 chủ lực quân, 475.000 địa phương quân và 381.000 quân “phòng vệ dân sự” có vũ trang.

Lục quân gồm 11 Sư đoàn Bộ binh, 1 Sư đoàn Nhảy dù, 1 Sư đoàn Thủy quân lục chiến, Liên đoàn 81 Biệt cách dù, 15 Liên đoàn Biệt động quân (tương đương với 5 Sư đoàn), Lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, 4 Lữ đoàn Kỵ binh thiết giáp (với 2074 xe thiết giáp). Về pháo binh, QLVNCH có 1492 khẩu đại bác (hơn một nửa là 105 ly, 1/4 là 155 ly và khoảng 15% là 175 ly).

Không quân có khoảng 60.000 quân, có 5 sư đoàn Không quân tác chiến gồm: 20 Phi đoàn khu trục cơ, 23 Phi đoàn trực thăng, 1 Sư đoàn vận tải, 1 Không đoàn tân trang chế tạo, 4 Phi đoàn hỏa long, v.v, với 1850 phi cơ các loại (trong đó có 510 máy bay chiến đấu và 900 trực thăng).

Hải quân có hơn 40.000 quân, gồm: 3 lực lượng tác chiến: (1) Hành quân lưu động sông (với 14 Giang đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh), (2) Hành quân lưu động biển (một Hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm và giang vận hạm, và (3) các Lực lượng đặc nhiệm, trong đó có Liên đoàn Người nhái. Làm thế nào để hủy hoại lực lượng này rồi giao cho Tàu Cộng, và CSVN trong một thời gian khoảng hai năm, và Mỹ sẽ không còn dính líu gì đến cuộc chiến nữa?


ĐÁNH LỪA TỔNG THỐNG THIỆU :

Để thực hiện chủ trương nói trên, Hoa Kỳ vừa cắt bớt viện trợ để miềm Nam suy yếu dần, vừa đánh lừa Thổng Thống Thiệu.

Miền Nam lúc đó cũng có nhiều nhà phân tích tình hình chính xác, nhưng TT Thiệu là người độc đoán, và thích hành động theo cảm tính nên chẳng nghe ai. Trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết chính Tổng Thống Thiệu đã nói với ông:

“Tôi luôn là người quyết định. Luôn luôn như vậy. Tôi có thể nghe người khác gợi ý một quyết định, nhưng rồi làm quyết định ngược lại.” (tr. 373).

Khi chọn người để thay thế ông Ngô Đình Diệm, người Mỹ không chọn một nhà chính trị có khả năng bảo vệ miền Nam mà chỉ chọn những người bảo đảm sẽ làm theo ý họ. Trước hết Mỹ chọn Tướng Nguyễn Khánh, và Tướng Trần Thiện Khiêm. Nhưng khi Tướng Nguyễn Khánh gây rối loạn, họ dùng cặp Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm. Đây là những người không có tầm nhìn chiến lược cả về chính trị lẫn quân sự. Mọi việc đều để Mỹ lèo lái.

Quả thật ông Thiệu không có khả năng nhìn thấy Mỹ sẽ bỏ miền Nam, và tìm ra được một con đường nào khác để cứu miền Nam. Ông coi miền Nam như của Mỹ. Mỹ đưa đủ tiền, ông giữ cả miền Nam. Mỹ rút bớt tiền, ông thu nhỏ lãnh thổ lại.

1.- Cắt bớt viện trợ :

Như chúng ta đã biết số viện trợ quân sự Mỹ cho VNCH đã bị giảm dần sau Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973:

1972 – 1973: 1 tỷ 614 triệu;

1973 – 1974: 1 tỷ 026 triệu và

1974 – 1975 xuống còn: 700 triệu.

2.- Đánh lừa bằng tài liệu :

Trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (từ tr. 231 – 236), ông Hưng có kể lại rằng ông có được đọc trong “Phòng Tình Hình” của Dinh Độc Lập một tập báo cáo do Tướng John E. Murray (người điều khiển cơ quan DAO) và Bộ Tổng Tham Mưu trình lên.

Mặc dầu có nhiều báo cáo của DAO đã được giải mã, chúng tôi chưa tìm thấy bản văn này, nhưng ông Hưng cho biết ông nhớ được những điểm chính của bản báo cáo đó như sau:

- Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn Vùng Chiến Thuật.

- Nếu là 1,1 tỷ thì Quân Khu I phải bỏ;

- Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được QK I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tấn công của Bắc Việt;

- Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc, và khó điều đình được với Bắc Việt;

- Nếu quân viện dưới 600 triệu thì chính phủ VNCH chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long.

Ông Hưng cho biết Tướng John Murray kết luận: “Tôi có thể ví sự mất tiền xấp xỉ như mất đất vậy.”

Từ ngày Mỹ tham chiến ở Việt Nam đến ngày miền Nam mất, chúng ta chưa bao giờ thấy các báo cáo hay tài liệu phân tích nào của cơ quan MACV, hay DAO được tiết lộ cho Bộ Tổng Tham Mưu, hay bất cứ cơ quan nào của VNCH. Chúng ta chỉ biết được một số tài liệu này sau khi được chính phủ Hoa Kỳ giải mã. Thế thì tại sao tài liệu nói trên lại được tiết lộ cho Bộ Tổng Tham Mưu VNCH? Chắc chắn là phải có âm mưu gì.

Ông Hưng cho rằng: vì bản báo cáo này, ông Thiệu đã nghĩ ra chiến lược mới “Đầu bé đít to”, tức bỏ Vùng I và II (đầu). Ông Thiệu thường nói: “Từng chiến lược cho từng mức viện trợ.” (tr. 235), sau đó ông dùng chữ “tái phối trí”. Thật ra, bản báo cáo mà ông Hưng nhắc đến ở trên, nếu có, cũng chỉ là một bản phân tích tình hình, chứ không phải là một giải pháp, hay một kế hoạch hành động được đề nghị. Nếu TT Thiệu nghĩ đó là một đề nghị về kế hoạch hành động là hoàn toàn sai lầm.

3.- Đánh lừa bằng kế hoạch giả :

Cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã không dùng một tướng Mỹ mà dùng một tướng Úc để đánh lừa Tổng Thống Thiệu.

Trong bài thuyết trình “”Get Me Ten Years’: Australia’s Ted Serong in Vietnam, 1962-1975″, bà Tiến sĩ Anne Blair, một Giảng viên về Quan Hệ Quốc Tế và Nghiên Cứu về Á Châu tại Đại Học Victoria University of Technology ở Úc, đã cho biết vào tháng 12 năm 1974, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm có tiếp xúc với Tướng Ted Serong, và yêu cầu ông ta đưa ra một kế hoạch cứu vãn miền Nam. Tướng Ted Serong đã khuyến cáo rút khỏi Quân Khu I và Quân Khu II, với lý do là 2/3 Quân Lực VNCH đã được triển khai ở phía bắc trong khi ở nơi này chỉ có 1/10 dân số và 1/3 tài nguyên của miền Nam.

Chúng ta nên nhớ rằng cả Tướng Trần Thiện Khiêm, lẫn tướng Đặng Văn Quang đều là nhân viên CIA được cài vào, để theo dõi và kiểm soát các hành động của Tổng Thống Thiệu. Nhiều người nghi ngờ việc Tướng Khiêm đi tìm gặp tướng Ted Seron là theo lệnh của CIA.

Ông Hưng cho biết TT Thiệu đã chỉ thị Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống, phối hợp với Tướng Ted Serong nghiên cứu lập một phòng tuyến kéo dài từ Tuy Hoà đến Tây Ninh để làm phòng tuyến rút quân! Tướng Ted Seron là ai mà được giao cho nhiệm vụ lập phòng tuyến ở Tuy Hoà?

Tướng Francis Philip “Ted” Serong (1915 – 2002) tốt nghiệp Trường Huấn Luyện Quân Đội Hoàng Gia tại Duntroon vào năm 1937, có nhiều kinh nghiệm về chiến trường Đông Nam Á. Năm 1961 ông được cử làm cố vấn cho quân đội Miến Điện. Do kinh nghiệm của ông về chống nổi dậy (counterinsurgency), theo đề nghị của CIA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Úc cho ông đến phục vụ tại miền Nam Việt Nam. Tại đây, ông vừa chỉ huy một toán nhỏ người Úc vừa là Cố Vấn Chống Nổi Dậy cho MACV dưới thời Tướng Harkins. Theo bà Blair, Tướng Harkins không tin vào chống nổi dậy, và ông không muốn một cố vấn. Tướng Ted Serong đã đưa nhiều đề nghị về huấn luyện quân lực VNCH nhưng không được đáp ứng.

Như vậy, Tướng Ted Serong chỉ là một chuyên gia về du kích chiến. Ông không phải là một nhà chiến lược. Ông chỉ là người được Mỹ dùng để gài bẩy Tổng Thống Thiệu.


MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐIÊN RỒ :

Năm 1974, tin Tổng Thống Thiệu sẽ bỏ Cao Nguyên và miền bắc Trung Phần, rút quân về phòng thủ ở Tuy Hoà đã được tiết lộ ra, nhưng không ai tin vì hai lý do:

(1) Không thể lập một phòng tuyến từ Tuy Hòa kéo dài tới Tây Ninh được vì địa hình không cho phép hình thành một phòng tuyến như vậy.

(2) Muốn rút quân ở Cao Nguyên và phía bắc miền Trung phải thương thuyết với Hà Nội, và ký một hiệp ước như Hiệp Định Genève 1954, trong đó ấn định lại biên giới giữa hai bên, thời hạn di tản, rút quân… việc “tái phối trí” mới có thể thực hiện được.

Vì thế, không ai tin việc “tái phối trí” có thể xẩy ra khi ông Thiệu chưa thương thuyết để ký với Hà Nội một hiệp ước thu nhỏ lãnh thổ lại. Nhưng ông Thiệu đã làm điều điên rồ đó.

Đầu năm 1975, Tướng Ted Serong thông báo cho Tổng Thống Thiệu thời hạn chót cho việc tái phối trí quân đội phải kết thúc nội trong tháng hai. Ông cũng đã nói với Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Nha Trang, rằng: Ngài nên “chuẩn bị cho năm 1955 một lần nữa”, tức lại đi di cư!

Ngày 10.3.1975 Ban Mê Thuột bị mất, và Quân Lực VNCH khó có thể lấy lại được. Nhân vụ này, ngày 14.3.1975 Tổng Thống Thiệu cùng với các tướng Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, và Cao Văn Viên đến Cam Ranh họp với Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Cao Văn Viên:

- Còn quân trừ bị để tăng cường cho Quân Đoàn 2 không?

Tướng Viên trả lời:

- Không còn.

TT Thiệu quay qua hỏi Tướng Phú:

- Nếu không có quân tăng viện, anh còn giữ được bao lâu?

Tướng Phú trả lời:

- Tôi có thể giữ được một tháng với điều kiện Không quân yểm trợ tối đa, và tiếp tế bằng không vận đầy đủ nhu cầu về tiếp liệu, vũ khí, đạn dược…

TT Thiệu nói rằng các điều kiện đó không thể thỏa mãn được. Vậy phải rút khỏi Kontum và Pleiku để bảo toàn lực lượng, đưa quân về giữ đồng bằng ven biển tiếp tế thuận lợi hơn.

TT Thiệu hỏi:

- Rút bằng đường 19 có được không?

Tướng Viên trả lời:

- Trong lịch sử chiến tranh Đông Dương chưa có lực lượng nào rút theo đường 19 mà không bị tiêu diệt.

Tổng Thống Thiệu lại hỏi:

- Thế thì đường 14 ra sao?

Tướng Viên nói:

- Đường 14 càng không được.

Sau khi thảo luận, mọi người thấy chỉ còn đường số 7 từ lâu không dùng đến, tuy dài (khoảng 228 km), và xấu, nhưng tạo được yếu tố bất ngờ.

TT Thiệu chỉ thị không thông báo cho các Tiểu khu và Chi khu biết, cứ để họ tiếp tục chống giữ, khi ta rút xong, ai biết thì biết. Tổng Thống nói Địa phương quân (36 tiểu đoàn) toàn là người Thượng, trả chúng về với Cao nguyên. Như vậy các Tỉnh trưởng, quận trưởng, cảnh sát và các nhân viên hành chánh cũng bị bỏ lại. Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư Lệnh Biệt Động Quân Quân Đoàn 2 được thăng Chuẩn Tướng để chỉ huy cuộc rút quân. Tổng Thống cấm không ai được thông báo cho Mỹ biết.


ĐOÀN QUÂN TAN RÃ :


http://hoamunich.files.wordpress.com/2014/02/tl-7.jpg

Diễn biến về cuộc tháo chạy trên Liên tỉnh lộ 7 rất bi thảm. Ở đây chúng tôi chỉ ghi lại những nét chính. Lúc đó QLVNCH còn có tại Kontum và Pleiku 7 Liên Đoàn Biệt Động Quân, đó là các Liên Đoàn 22, 23, 24 và 25, được tăng cường thêm 3 Liên Đoàn biệt phái từ Sài Gòn lên là 4, 6 và 7. Ngoài ra, Cao Nguyên còn có 36 tiểu đoàn địa phương quân.

Liên tỉnh lộ 7

Xe tăng và thiết giáp: 4 Thiết đoàn với 371 xe. Pháo binh: 8 Tiểu đoàn với 230 khẩu các cỡ từ 105 đến 175 mm.

Không quân: 1 Phi đoàn chiến đấu (32 chiếc), 2 Phi đoàn trực thăng (86 chiếc), 1 Phi đoàn vận tải, trinh sát và huấn luyện (32 chiếc). Riêng Sư đoàn 23 gồm các Trung Đoàn 44, 45 và 53 và Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đã bị tan rã trong trận Ban Mê Thuột. Sáng ngày 15.3.1975, hai Liên Đoàn 6 và 23 BĐQ từ Kontum được chuyển về Pleiku. Dân chúng chạy theo gây ra náo loạn.

Lúc 1 giờ chiều ngày 15.3.1975 cuộc di tản chính thức bắt đầu. Thiết đoàn 19, Liên Đoàn 6 và Liên Đoàn 24 BĐQ mở đường, đến tối đã vượt qua khỏi Phú Bổn, đèo Tuna, và tới quận Phú Túc để yểm trợ công binh làm cầu. Sáng 16.3.1975 đoàn quân mở đường tiếp tục đi xuống Củng Sơn. Cuộc hành trình mà đoàn quân phải di tản khá dài: Từ Pleiku tới Phú Bổn khoảng 93 km, và từ Phú Bổn đến Tuy Hòa khoảng 130 km.

Ngày 17.3.1975, Thiết Đoàn 21 và Liên Đoàn 7 BĐQ dẫn đầu đoàn quân và dân tiến về Phú Bổn. Theo sau là Liên Đoàn 22 và Liên Đoàn 23, kéo theo một đoàn quân xa khoảng 2000 chiếc và một đoàn xe dân sự đủ loại cũng gần 2000 chiếc. Liên Đoàn 4 và Liên Đoàn 25 đi tập hậu. Đoàn di tản đi rất chậm vì đường hẹp, bị hư hỏng và thường đạp lên nhau để tiến tới trước. Tối 17.3.1975 đoàn xe dừng lại ở tỉnh lỵ Phú Bổn vì không tiến được nữa. Cộng quân đã chận ở đèo Tuna cách Phú Bổn khoảng 4 km.

Vì cuộc rút quân quá bất ngờ, nên phải đến chiều ngày 17.3.1975, Bộ Tư Lệnh Tây Nguyên của Cộng quân mới biết được, và ra lệnh cho Tiểu đoàn 9, thuộc Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, đang đóng chốt trên đường đi Thuận Mẫn, đem quân chận ở đèo Tuna, và pháo kích vào đoàn quân và dân đang dừng lại ở Phú Bổn. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất được trực thăng tới bốc đi từ trường Tiểu học Phú Bổn,  chỉ huy ở trên trời, ra lệnh cho Đại Tá Nguyễn Văn Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, đang chỉ huy ở dưới đất, phải phá cho được cái chốt này. Có Không quân bay tới yểm trợ.

Liên đoàn 25 BĐQ đang đi tập hậu cùng với Liên Đoàn 7 và thiết giáp tiến lên phá cái chốt ở đèo Tuna. Nhưng Đại Tá Nguyễn Văn Đồng cho chúng tôi biết Biệt Động Quân, Thiết giáp, và Không quân không phá nổi cái chốt đó. Chiếc xe tăng nào bò lên, chúng bắn cháy chiếc đó. Thảm hoạ xảy ra khi máy bay oanh tạc lầm quân của phe ta. Địch lại pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ Phú Bổn, quân và dân chạy tán loạn, nên đoàn quân tan rã. Không còn chỉ huy được, ông và một số quân nhân phải lội bộ đi vòng dưới chân đèo Tuna để vượt qua, nhưng rồi cũng  bị bắt khi đến gần Củng Sơn. Đại Tá Đặng Đình Siêu, Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, theo tàn quân của Liên Đoàn 4 BĐQ chạy băng rừng, và về được đến Phú Yên.

Liên Đoàn 24 BĐQ đóng gần Củng Sơn do Trung Tá Niên chỉ huy bị tấn công dữ dội, cũng  bị tan rã. Chỉ có Thiết Đoàn 19, và Liên Đoàn 6 BĐQ về tới được Tuy Hòa. Một cuộc kiểm tra cho biết có ít nhất 3/4 lực lượng của Quân đoàn II bị Cộng quân tiêu diệt, bắt sống, đào ngũ, hay rã ngũ. Khoảng 40.000 dân chúng di tản theo đoàn quân, chỉ có khoảng 1/4 đến nơi. Số người chết do hỏa lực của cả hai bên, do đuối sức, hay đói không ước tính được. Đa số phải trở lại Pleiku.

Kể từ khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, Hoa Kỳ đã chi phối miền Nam cả về quân sự, kinh tế, lẫn chính trị, và đưa người của họ lên nắm chính quyền. Trong tình trạng như vậy, miền Nam khó quyết định được số phận của mình. Nhưng Tổng Thống Thiệu là người phải chịu trách nhiệm trước dân tộc, và trước lịch sử về những thảm trạng do các quyết định sai lầm của ông gây ra. Chiều 29.4.1975, Tướng Ted Seron đã rời khỏi Việt Nam trên một chiếc trực thăng ở trên nóc của Toà Đại Sứ Mỹ. Số phận của VNCH chấm dứt.


Lữ Giang.


http://hoamunich.wordpress.com/2014/02/05/bai-hoc-dang-cay/



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Apr/2014 lúc 9:22pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2014 lúc 11:51pm



Ngọc Ðan Thanh nói về người lính VNCH 


Ðức Tuấn/Người Việt

WESTMINSTER (NV)
 - “Trước năm 75, khán giả mà tôi tiếp xúc là khán giả của đài truyền hình, vì thời gian đó tôi xuất hiện khá nhiều trên các đài truyền hình... Còn khán giả ở đây tại hải ngoại, rất dễ thương, họ dễ tính, sẵn sàng tha thứ, châm chế cho những lỗi lầm của người nghệ sĩ đứng trên sân khấu... Vì họ biết là tất cả chúng ta ở đây đều mang chung một mẫu số là hai chữ 'tị nạn,'” nghệ sĩ, MC Ngọc Ðan Thanh nói về nhận xét của cô đối với khán giả trước 75 và hiện nay.


MC, nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh
(Hình: nghệ sĩ cung cấp)
 
Nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh tên thật Lê Thị Huệ, sinh ra và lớn lên tại Cà Mau, kể lại về thời còn trẻ, chị nói: “Năm 1968, ngay sau trận Mậu Thân là tôi gia nhập Biệt Ðộng Quân, lúc đó ở nhà ai cũng cản, vì muốn tôi lo học hành, lấy bằng cấp đại học, chứ đâu ai muốn tôi đi lính... Có điều chữ đi lính của tôi khác người ta một chút là không phải cầm súng ra chiến trường bắn như các anh lính mà tôi là chiến tranh chính trị, theo đoàn văn nghệ đi phục vụ cho tất cả các chiến trường.”

Ca sĩ Ngọc Ðan Thanh cho biết lúc đó có rất nhiều ca nghệ sĩ khác gia nhập Biệt Ðộng Quân cùng với chị như Jo Marcel, Jimmy Tòng...
Sau 3 năm phục vụ trong binh chủng Biệt Ðộng Quân, tức khoảng năm 1971, nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh chuyển sang tiểu đoàn 50 Chiến Tranh Chính Trị.

“Trong thời gian tôi 'làm' trong tiểu đoàn 50 Chiến Tranh Chính Trị, tôi vẫn đi hát ở ngoài đời, vẫn đóng phim, tham gia đài truyền hình,” chị nói. Nói về mảng phim ảnh, chị cho biết có một số phim chị góp mặt như Xóm Tôi, Long Hổ Sát Ðấu, Báu Kiếm Rửa Hận Thù...
“13 tuổi tôi bắt đầu theo thầy Năm Ðờn học vọng cổ, sau đó được bác Hai Thành Công trong đài quân đội dẫn dắt vào đài truyền hình và phát thanh,” nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh kể tiếp quãng thời gian đầu tiếp cận tân nhạc.
“Một thời gian sau tôi và Bạch Lê theo thầy Anh Bằng, được hai ba tháng gì đó,” câu chuyện tiếp tục chuyển qua giai đoạn chị được nghệ sĩ Kiều Phượng Loan đưa vào cộng tác đóng kịch cho đài truyền hình.

“Kể từ sau thời đó tên tuổi tôi bắt đầu được nhiều người biết đến qua các vai đóng trong kịch, đồng thời tôi cũng tham gia đi hát tân nhạc với ban Bảo Thu, nhưng tôi chuyên về kịch và phim nhiều hơn, tôi còn nhớ mình tham gia các ban kịch như của chị Thẩm Thúy Hằng, ban cải lương của nghệ sĩ Thanh Nga, ban cải lương Phụng Hảo, ban kịch Vũ Ðức Nghiêm, chú Phúc Lai, ông Lê Tuấn, cô Bích Thuận... Nói chung là các đoàn kịch chống cộng nhiều,” nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh kể tiếp.

Ngừng một chút chị nhắc về vai diễn mới nhất mà chị sẽ đóng trong kịch “100 Ngày Yêu” của đoàn kịch Quang Minh-Hồng Ðào.

“Vai diễn nào của chị được xem là ấn tượng nhất?”
“Nếu hỏi về các vai kịch tôi đã đóng trước 1975 thì nhiều quá, mình không thể nhớ nổi, chỉ có điều cho đến bây giờ thỉnh thoảng gặp khán giả, họ nhắc lại vai này, vai kia, nhưng nói cho cùng chưa bao giờ có một vai trò nào tôi cảm thấy hài lòng. Có lẽ vì tôi quá cẩn thận để đáp lại sự ưu ái của khán giả dành cho Ngọc Ðan Thanh, bởi vậy cứ sau mỗi buổi diễn khi về ngồi xem lại tôi cứ đặt câu hỏi 'tại sao mình không diễn thế này, hay thế kia?' Tôi vẫn cứ thấy thiếu sót trong những vai trò của mình.”
“Sau 1975, nghệ sĩ Thanh Nga mời tôi tham gia đoàn cải lương của chị, tôi đóng các vai trong những tuồng như Lá Sầu Riêng, Dưới Hai Màu Áo...”

Nhắc đến cải lương, nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh tâm sự chương trình “Tiếng Tơ Ðồng” của chị và nghệ sĩ Chí Tâm trên đài SBTN đã nhận được rất nhiều sự cổ vũ từ những khán giả yêu cổ nhạc.

“Cơ hội nào để chị bước sang lãnh vực MC?”
“Trước khi làm MC tôi giữ vai trò đọc tin cho đài SET, SBTN, tuy nhiên trong thời gian đó bên trung tâm Asia cũng đã từng có nhã ý mời tôi sang làm MC cho những chương trình của họ, nhưng vì lâu quá không xuất hiện, phải đến gần 20 năm đấy chứ, bởi vậy tôi không còn tự tin khi nhận lời mời tham gia làm MC cho trung tâm Asia.”
Ngừng một chút, chị nói tiếp: “Nhớ Việt Dzũng hồi đó, anh chàng cứ thúc tôi nhận lời đi. Có gì Việt Dzũng sẽ lo. Vậy đó mà một thời gian sau, lâu lắm tôi mới chịu làm. Ðó là sau cuốn DVD 'Lá Thư Từ Chiến Trường,' tôi nhận vai đọc những lá thư thật của các khán giả khắp nơi còn giữ lại kỷ niệm của cha chồng, con của họ đã từng đi lính VNCH gửi về từ các chiến trường xa.”
Nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh kể chị thật sự xúc động khi cầm trên tay những lá thư đã ngả màu vàng úa và chị đã đọc với tất cả tâm tư, tình cảm của mình đặt vào trong đó.
Thế rồi sau khi DVD “Lá Thư Từ Chiến Trường” được trình làng, trung tâm Asia nhận được nhiều email cũng như lời yêu cầu Ngọc Ðan Thanh xuất hiện trong vai trò MC trong chương trình nhạc hội thu hình của trung tâm Asia.
“Cũng từ đó tôi biết mình có được sự ủng hộ từ trong gia đình cũng như bạn bè thân xung quanh, khuyến khích và cả số đông khán giả nữa. Cuối cùng có một ngày tôi nhận lời đứng chung với Việt Dzũng, Nam Lộc, Thùy Dương để cùng điều khiển chương trình cho trung tâm Asia,” nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh hồi tưởng lại thuở ban đầu khi mới nhận lời làm MC.

“Hình như chị mới cho trình làng CD 'Lối Xưa' phải không?”
“CD 'Lối Xưa' là tác phẩm đầu tiên tôi thực hiện kể từ ngày bước chân vào trung tâm Asia, CD này gồm những ca khúc nhạc xưa, những bài hát được rất nhiều người yêu cầu và cũng là cuốn CD thay cho niềm tâm sự của Ngọc Ðan Thanh khi người nghệ sĩ có lúc cũng phải dừng chân lại,” nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh giới thiệu sơ qua về CD mới nhất của chị.
“Ðối với chị hình ảnh người lính như thế nào?”
“Ðó là những người đã hy sinh đời sống, thân thể của họ cho cuộc chiến, để bảo vệ sự tự do, hạnh phúc của tất cả chúng ta. Họ là những người lính kiêu hùng tuyệt vời.”

“Sau chừng ấy năm sinh hoạt nghệ thuật, điều hạnh phúc nhất của chị là gì?”
“Ðời sống và con đường sinh hoạt nghệ thuật của tôi quả là một chuỗi những sự may mắn, may mắn vì dù đi đến đâu, sống ở đâu, hay sinh hoạt văn nghệ bất cứ ở nơi nào tôi cũng đều nhận được sự thương mến và giúp đỡ tận tình của các anh chị em nghệ sĩ, của cộng đồng người Việt mình, đó là điều tôi hạnh phúc nhất,” MC, nghệ sĩ Ngọc Ðan Thanh chia sẻ.


===


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/May/2014 lúc 10:26pm

Galang một thời một đời


Nguyễn Mạnh Trinh 

 

Như thói quen mỗi buổi sáng ở freeway trên con đường đến sở, tôi lơ đãng bật đài phát thanh để nghe cho đỡ đường dài. Bỗng nhiên, nghe đoạn phóng sự những người tị nạn về Galang thăm lại cảnh cũ xưa, tưởng như mình lạc vào một thế giới khác. Trước mặt, không thấy cảnh kẹt xe nữa. Suy nghĩ miên man, đi quá mấy exit mà không biết. Trong tâm, bùi ngùi cảm xúc. Hai mươi năm, qua thật mau. Một thời đã qua. Một đời tiếp nối. Tự nhiên, những người trăm năm cũ hiện về. Từ ký ức chẳng thể nào quên. Những ngày tháng ấy.

 


Tôi vượt biển vào tháng tám năm 1980. Cũng đã đi nhiều lần, cũng lên “cá lớn, cá nhỏ” nhiều bận, bị lừa gạt, chạy xất bất xang bang nhiều phen, rốt cuộc đến được xứ sở tạm dung vào một ngày trăng tròn. Đến đảo Kuku, khi nơi đây dân tị nạn vừa chuyển tiếp từng đợt qua đảo lớn Galang nên chỗ này hoang vu lắm. Những dãy nhà dài bỏ không, cây cỏ xanh um. Ngôi chùa ở lưng đồi, trơ những hàng cột và những tấm bạt ni- lông rách bươm phần phật trong gió. Và nghĩa địa, nơi những người tị nạn sớm bỏ dương trần, những bia gỗ sắp hàng trong cái lạnh lùng hoang dã không sinh khí.


Nhưng, phong cảnh đảo thì tuyệt đẹp. Đi sâu vào trong, có dòng suối, có những mỏm đá hữu tình. Bờ biển cát trắng, nước trong. Những ngày đầu, trăng sáng lồng lộng. Qua một hành trình mệt nhọc trên biển, bây giờ mới biết chắc mình còn sống. Lúc đầu, chân lơ lửng bềnh bồng như trên sóng. Mấy ngày sau, mới bình thường đi lại vững vàng trên mặt đất.


Thời khắc mà nhìn biển với màu xanh mù mịt thăm thẳm đã qua. Nhớ lại cảm giác,trên hành trình, nhìn đại dương xanh biền biệt một màu, nhất là vào những buổi chiều tắt nắng sao cô đơn và phập phồng chi lạ. Biển với những tay sóng thịnh nộ như lúc nào cũng muốn ra oai vùi dập với con người và con thuyền gỗ nhỏ bé. Biết bao nhiêu người vùi mình dưới đáy đại dương. Biết bao nhiêu con thuyền vỡ tan trong giông bão. Đến lúc nhìn thấy những cánh chim sao ấm áp quá. Đất đã hiện ra, và cái sống đã như trở lại.


Bây giờ, biển lại hiền hòa vỗ về bờ cát. Bây giờ, biển lại âm vang những khúc tình ca. Ngay cả khi trong những cơn mưa nhiệt đới, dù mù mịt ngoài khơi nhưng trong bờ nước ấm áp dễ chịu. Ngọn núi ở phía trong, với những đường mòn khuất khúc, với những khoảng rừng thưa, như hứa hẹn những không gian nào, nơi chốn nào cho tìm tòi khám phá. Hết rồi những ngày bị dòm ngó, bị đe dọa ở quê hương. Saigòn, có những lúc rưng rưng nhớ. Thành phố của những ngày mới lớn, của những mơ ước, của những nỗi niềm.


Ở Kuku nửa tháng rồi có tàu lớn chở qua Galang, một cuộc sống khác bắt đầu, như ở một phố nhỏ nào lạ lẫm. Một con đường trải nhựa từ bến tàu đi vào trung tâm đảo. Những dãy nhà tôn hai bên, khu Galang I. Con đường đi qua tới cuối đảo là khu Galang II đang xây cất. Lúc ấy cả đảo có chừng gần hai chục ngàn thuyền nhân, có người di chuyển từ Mã Lai, Thái Lan hoặc Hồng Kông tới. Thuyền nhân Hồng Kông thì có bề ngoài bảnh bao hơn những nơi khác đến. Nhiều lần tôi ở trong những người đại diện trại đón tiếp và cũng nhiều lần được nghe những mẫu chuyện về đời thuyền nhân. Có những nghẹn ngào cố nén xúc động khi nhắc về những người đã khuất và những chuyện thương tâm. Biển đưa người đi nhưng biển cũng vô tình giết người.


Ở đó, một cuộc sống tạm bợ lạ lùng bắt đầu. Cũng có các nơi phải đến: nơi cấp lương thực hai tuần một lần, nơi phát thư để mong có những liên hệ với thế giới bên ngoài, có văn phòng cao ủy để làm thủ tục định cư, có ban đại diện trại để lo những công tác công cộng.


Nhìn bề ngoài thì như vậy, nhưng trong thâm tâm mỗi người tị nạn chất chứa đầy ắp những nỗi niềm. Cá nhân tôi, may mắn mọi chuyện chót lọt, không phải lo lắng đến chuyện đi Mỹ nên tâm tư thoải mái hơn. Dù rằng, vẫn nghĩ về quê hương với nỗi ngậm ngùi. Còn phần đông, với mọi người là cảnh huống nóng lòng chờ đợi ngày đi định cư. Những ngày ở đảo, dài theo chuỗi đợi chờ. Có nhiều người bị ở đây cả năm nên tinh thần khá sa sút. Những cái loa, báo tin mừng, tin buồn. Người đi vui vẻ. Người ở lại, lo lắng đợi chờ.


Nhưng, có những nỗi đau đớn lớn hơn. Có những người mất mát thân nhân ngoài biển cả. “Nghĩ đắt vô cùng giá tự do”, câu thơ Thanh Nam thật là đúng. Ở barrack tôi ở có ông già người Hoa cả đại gia đình cả mấy chục người chỉ còn sót lại có hai ông cháu. Buổi tối ông cõng đứa cháu nội trên vai lủi thủi đi xem truyền hình rồi nặng nề trở về trong đêm tối trông đau đớn làm sao. Có lần ông kể trong nước mắt, cái đêm mà cả đại gia đình của ông bị lính Mã Lai áp tải lên thuyền tống ra khơi rồi tất cả bị sóng cuốn đi. Tiếng khóc nén trong lồng ngực nghe tội nghiệp. Xoa đầu đứa bé ba bốn tuổi, ông nói nếu không có nó chắc ông cũng chẳng sống làm gì. Những người như vậy, chắc đến lúc họ xuôi tay về với đất mới có thể quên lãng được nỗi đau đớn ấy.


Nếu có dịp trở lại, tôi sẽ ghé về để nhìn lại barrack mà mình đã sống gần sáu tháng. Cũng như, sẽ bồi hồi biết bao khi đứng ở cầu tầu để đón những người đến và tiễn những người đi. Con đường xuyên qua đảo, biết bao nhiêu kỷ niệm. Những hình bóng thoáng qua. Những cuộc tình vời vợi. Cũng có những nuối tiếc bâng khuâng, ngày ấy tuy đã hơn ba mươi tuổi mà sao nghe già cỗi cuộc đời. Mới đây hai mươi lăm năm. Và, những người muôn năm cũ... Tôi chợt nhớ đến một bài hát làm tôi xúc động. Bài “Trên đảo Galang nghe người hát” của anh Trần Đình Quân, bây giờ đã khuất núi. Bài hát mà tôi đã nghe chính tác giả hát trong một cuộc họp mặt có rất đông những người viết văn làm thơ viết nhạc ở nhà tôi với tiếng đàn đệm dương cầm của chị Quỳnh Giao. Bài nhạc đã làm cho tôi rưng rưng và mắt đỏ đến nỗi phải ra sau vườn để trấn tĩnh lại. Nốt nhạc buồn, ngôn ngữ bình dị nhưng truyền cảm, diễn tả một tam trạng mà bất cứ ai đã ở trại đảo đều cảm thấy. Hình như tôi đã thấy đôi mắt buồn vời vợi của người hát:

“Chiều qua trên đảo Galang, nghe người hát bài Kembali Ké Jakarta (trở về Jakarta).
Người có Jakarta, người có quê hương để trở về thăm nhà.

Chiều nay trên đảo Galang quê người xa lạ một mình nghe lòng đau. Trở về đâu. Về đâu?

Quê ta! Về đâu! Về đâu! Trở về đâu! Về đâu!?

Quê ta đó ta không được ở. Nhà ta đó ta phải bỏ đi.

Cha mẹ ta tủi buồn thương nhớ. Người yêu ta đau đớn lìa xa.

Anh em ta âm thầm từ biệt. Bạn bè ta câm nín ngậm ngùi”


Điệp khúc về đâu, về đâu cứ xoáy mạnh trong tim người nghe. Về đâu bây giờ, những người đã bỏ mình trong biển cả? Về đâu bây giờ những người lưu lạc bỏ lại quê hương? Không phải một mình anh Trần Đình Quân có câu hỏi ấy, lúc đó. Mà, bây giờ, cũng có nhiều người ngậm ngùi hát điệp khúc ấy trong hồi ức như tôi, lúc này. Sao tôi muốn gửi theo những người thuyền nhân trở về thăm lại Galang, Bidong một chút tâm tình chia sẻ. Hãy thắp giùm tôi một nén nhang nơi nghĩa trang của những người nằm lại. Hãy đi giùm tôi lên nhà thờ trên dốc cao hay bước những bậc thang gỗ lên chùa để cầu nguyện và đa tạ đất trời. Tôi muốn cám ơn đất nước Indonesia đã dung chứa và bảo bọc chúng tôi. Tôi vẫn luôn luôn nghĩ mình là một người may mắn dù trong bất cứ hoàn cảnh ngặt nghèo nào. Làm lại cuộc đời ở tuổi trên ba mươi dù chậm nhưng vẫn còn chưa trễ. Định cư xứ người đi học, đi làm, tôi đã hiểu được cái giá mà khi mình vượt biển đã định. Cố gắng sao sống cho đúng con người, chu toàn bổn phận với chính bản thân mình, gia đình mình, đất nước mình. Có phải, đó là điều tôi thực hiện? Xin ơn trên dìu dắt tôi đi trên con đường ấy!


Nguyễn Mạnh Trinh


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/May/2014 lúc 6:51pm

BA MƯƠI SÁU NĂM SAU


Trần Mộng Tú

Nick Út gọi tôi vào một ngày của đầu năm 2011 nói, Tú ơi AP tụi mình sắp gặp lại nhau ở Cali rồi. Vợ chồng Robinsons ở Úc và ông Richard Pyle ở New York cũng sẽ về họp mặt trong tháng 5 này. Út sẽ thông báo thêm cho Tú.



Sau đó là những lần gọi xa, những điện thư gửi cho nhau. Tôi được biết rõ hơn là không phải chỉ có AP không mà còn có UPI tham dự nữa. Đây là một cuộc họp mặt rộng lớn của các ký giả và nhân viên thuộc hai hãng thông tấn The ***ociated Press và United Press International, Khách như New York Times và một vài ký giả trong quân đội cũng được mời. Họ là những người làm công việc của giới truyền thông quốc tế đến với cuộc chiến Việt Nam.


Tác giả Trần Mộng Tú tại cuộc triển lãm-họp mặt


Tôi làm thư ký văn phòng cho hãng thông tấn AP ở Sài Gòn, tính đến ngày tháng rời quê hương vào hôm thứ tư, 21 tháng 4 năm 1975 được 8 năm. Trung bình cứ hai năm AP thay chánh văn phòng một lần. Ông Chánh văn phòng đầu tiên tôi làm là Bob Tuckman, kế đến là George Mc.Arthur, rồi Richard Pyle và người sau cùng là George Esper. Nhân viên làm chung như Peter Arnett bên tin tức và Carl Robinsons ở bên hình ảnh thì tôi làm cùng với họ cho đến ngày ra đi, còn các nhiếp ảnh gia và ký giả khác, nhiều lắm, không nhớ hết tên. Họ thường chỉ được làm một hoặc hai năm là hết hạn, phải về Mỹ và người khác sang thay. Bây giờ sau 36 năm có người đã qua đời như : Eddie Adams, Hugh Van es, James Boudier, Henri Huet ,v.v. Nhân viên Việt Nam như anh Huỳnh Minh Trình (cũng đã qua đời ở Mỹ) anh Đặng Văn Phước (hiện ở Cali) anh Nick Út (Cali) v.v. Tôi làm chung với họ cho tới ngày đi. AP cũng mượn rất nhiều Free Lancer cả Mỹ lẫn Việt. Tôi đã đón bao nhiêu người đến và đã tiễn họ đi.

Trong tám năm những người chánh văn phòng, những bạn cùng sở Việt cũng như Mỹ ở hãng thông Tấn AP này đã thương quý cùng cười, khóc, chia sẻ với tôi những kỷ niệm của một cô thư ký, một phụ nữ duy nhất của hãng AP tại Việt Nam, một nạn nhân của cuộc chiến Việt Nam. Nick Út là người vừa chụp hình đám cưới cho tôi vừa chụp hình đám tang ba tháng sau đám cưới. Peter và chị Nina Arnett , Carl Robinsons, George Mc.Arthur, v.v đều có mặt trong những tấm hình đám cưới, tươi cười nâng ly trong nhà hàng Continental và họ cũng có mặt lặng lẽ đi bên cạnh tôi, theo tôi vào Mạc Đĩnh Chi. George Esper là người đã thu xếp cho gia đình tôi ra khỏi Việt Nam.


Nick Út và Trần Mộng Tú

Ba Mươi sáu năm sau, từ một goá phụ trẻ vừa bước vào tuổi ba mươi khi rời đất nước, tôi đã là một người vợ (của 35 năm), người mẹ của ba con đã trưởng thành (hai đã lập gia đình) là bà ngoại mới tinh của một cu Mèo (cháu sanh 3/3/11). Tôi đi với chồng đến gặp lại những khuôn mặt thân mến cũ và nhìn lại dĩ vãng của đời mình trong buổi họp mặt này. 

Mấy hôm trước ngày đi Cali họp mặt, tôi sửa soạn xếp quần áo vào vali mà tưởng như mở ra gấp lại chính đời mình. Nhìn những chiếc áo trên tay, tôi ngẩn người ra. Những chiếc áo này lạ quá, không phải là kiểu quần áo cũ của thời trẻ trên quê nhà. Giống như đời mình bây giờ lạ quá! Chẳng biết tả thế nào với chính mình nữa. Xếp tới xếp lui mấy cái áo mà nước mắt cứ ứa ra. Hồi trẻ, đọc sách thấy văn chương hay nói: “Không ai tắm hai lần trong một dòng sông.” Tôi cứ thắc mắc, dòng sông có mất đâu, vẫn bờ bãi đó, về nhẩy lại xuống mấy lần không được. Lớn lên mới hiểu bờ bãi còn nhưng con nước chẩy qua đó đã trôi đi, trôi đi. Nước không quay lại bờ bãi cũ, nước khác chảy tới thay thế nên mình không tắm được hai lần trên cùng một dòng nước. Mấy người cùng sở cùng hãng gặp lại nhau là những vật, những rong rêu, những lục bình đã do một cơ duyên nào đó cùng bập bềnh trôi với nhau cùng thời điểm nào đó, trong một dòng nước, bây giờ gọi nhau tụ lại, chứ chẳng phải nước sông. Nước sông là thời gian, thời gian trôi đi không bao giờ lấy lại được nữa. Ví như nước sông dù có một lúc nào ngưng lại đợi ta trở về nhẩy xuống, thì ta trở về cũng không còn là ta thủa trước. Ta đã đổi thay rất nhiều rồi.

Chúng tôi gặp lại nhau trong nhà hàng Brodard Chateau, một nhà hàng Viêt Nam, ở Tiểu bang California. Trước năm 1975 nơi này là phần sa mạc hoang vu, dân chúng thưa thớt, bây giờ chẳng khác gì một Việt Nam thu nhỏ lại. Ông chánh văn phòng ngày trước của tôi, Richard Pyle nói: “Đến đây, tôi thấy như mình đang ở Việt Nam ngày nào. Nhìn quanh toàn người Việt, khu thương mại với bảng hiệu tiếng Việt, vẫn có Tú, có Phước, có Nick Út, những người tôi thân quý như gia đình của tôi đang đi bên cạnh.”

Thời gian đã làm ta thay đổi. Cho nên sông nước cũng như thời gian không bao giờ ngưng nghỉ. Tôi đang quay mặt nhìn lại quê nhà, nhìn lại dĩ vãng mình qua những người cùng sở cũ. Người nào tóc cũng pha sương, trán cũng ẩn hiện nếp nhăn, da cũng đã nhám đồi mồi.Tôi cố hình dung lại nét trẻ trung nhanh nhẹn của họ 36 năm về trước. Chắc họ cũng đang nghĩ như thế khi ôm tôi trong vòng tay. Những người đến làm phóng viên cho AP ngắn hạn, tôi không sao nhớ rõ tên họ, nhưng khi họ đến bên tôi, nhắc nhở lại quá khứ, nhìn ánh mắt, nụ cười tôi nhận ra ngay, và bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về. 

Tôi nhớ lại ngày đó, đôi khi đến văn phòng làm việc, vắng hoe cả mấy ngày liền, chỉ còn lại vài ba nhân viên, kể cả tôi và ông Chánh Văn Phòng. Nhân viên cả hai bên Tin Tức và Hình Ảnh đều đi ra trận hết rồi. Họ đi xa như Khe Sanh, Quảng Trị hay đi gần như Phước Long, Bến Tre thì khi về quần áo cũng bùn đất, mồ hôi nồng nặc. Họ cũng mặc áo, đội nón của quân nhân cùng với áo bốn túi của ký giả. Cũng lôi những cái bao to tướng như bao gạo, mầu xanh lá cây đậm của quân nhân về dựng xếp đống ở một góc văn phòng. Những cái bao nồng nặc mùi chiến tranh.

Và mùi chiến tranh đó họ mang theo suốt quãng đường còn lại của đời mình.

Đứng trước những tấm hình đang được treo lên trong phòng sinh hoạt của Nhật Báo Người Việt, tôi ngửi lại được mùi chiến tranh đó. Hình ảnh những trực thăng đâm lao xuống, gẫy cánh; hình xe tăng đi giữa một con đường quê vắng ngắt bóng người; hình trao trả tù binh trên cầu Hiền Lương; hình người con gái Việt được lôi lên từ cái bẫy cá nhân trong rừng; hình người mẹ ôm một đàn con ba, bốn đứa lội qua sông, sang bên kia bờ sanh tử; hình người kéo hàng đàn trên bờ biển tìm đường ra khơi; hình người trèo lên nhau để lọt vào trong toà Đại Sứ Mỹ... Những tấm hình đó che kín hai bên dẫy tường của phòng họp phà ra một mùi chết chóc, mùi thuốc súng, mùi máu, mùi người, mùi đồng loại…



Những câu hỏi được đặt ra cho những ký giả Mỹ tham dự vào chiến trường Việt Nam. Những câu hỏi thuần nhất về nhiệm vụ của một ký giả Mỹ ở Việt hay những câu hỏi có liên quan đến chính trị như: Tại sao Mỹ lại bỏ rơi Việt Nam? Đã được Richard Pyle, Carl Robinsons, Ray Herndon và Edie Lederer thay phiên nhau trả lời: Chúng tôi có quyền được tham dự bất cứ vào một mặt trận nào, và xẩy ra ở đâu, chúng tôi không bị hạn chế. Ông Richard Pyle,(AP) đó là một kinh nghiệm đẹp nhất trong đời ký giả của tôi. Tôi yêu đất nước và những con người của đất nước này. Tôi đã làm nhiệm vụ của một ký giả với hết khả năng của mình.

Chiến tranh Việt Nam có ảnh hưởng rất mạnh và ở lại trong đời sống của chúng tôi. Ông Ray Herndon, (UPI) nói: Chúng tôi có vợ Việt Nam, có họ hàng vợ là người Việt Nam và chúng tôi yêu mến phần đất Nam Việt Nam này. Carl Robinsons có vợ cũng là một phụ nữ Gò Công nói: Chúng tôi đã mang hết khả năng của mình ra để làm nhiệm vụ thông tin cho nước Mỹ về chiến tranh Việt Nam, chúng tôi không có điều gì hối tiếc cả.

Edie Lederer nói, nếu lúc đó mà những hình ảnh trên hai bức tường này được chuyển đến người Mỹ bằng phương tiện Internet thì chiến tranh Việt Nam đã kết thúc sớm hơn và tốt đẹp hơn.

Gặp nhau, ăn nói với nhau hai ba buổi tiệc. Lúc cả mấy mươi người, lúc chỉ có nhóm nhỏ, hơn mười người với nhau. Hỏi nhau chuyện chồng, chuyện vợ, chuyện con, chuyện cháu và chuyện những ai đã già đến đi không được, những ai đã mất theo thời gian và tuổi tác, nhưng chúng tôi vẫn không quên nhắc lại những chuyện về chiến tranh. Cuối cùng chúng tôi nhìn vào mắt nhau để thấy chiến tranh đã đi qua nhưng cái vết bỏng thành sẹo đó đang treo kín trên hai bức tường kia vẫn là những con dấu đóng trong hồn chúng tôi.

Tôi so sánh cái bất hạnh cá nhân của mình thấy nó quá nhẹ so với cái bất hạnh của cả một quê hương gánh chịu. Cái bất hạnh, ba mươi sáu năm sau, tôi vẫn chạm tay vào được.

Trần Mộng Tú
5/15/2011



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Jun/2014 lúc 7:07pm

Cry Cry Cry
MyKieu


===============


Những Người Lính Năm Xưa.


Ngày Tao bị thương hai chân,
Cưa ngang đầu gối ! Vết thương còn nhức nhối.
Da non kéo chưa kịp lành...
Ngày " Giải phóng Miền nam "
Vợ tao " Ẵm " tao như một đứa trẻ sơ sanh...!
Ngậm ngùi rời " Quân-Y-Viện "

Trong lòng tao chết điếng,
Thấy người lính Miền bắc mang khẩu súng AK !
Súng " Trung cộng " hay súng của " Nga " ?
Lúc này tao đâu cần chi để biết.
Tao chiến đấu trên mảnh đất tự do Miền nam
-Nước Việt,
Mang chữ " NGỤY " thương binh.
Nên " Người anh,em phía bên kia..."
Đối xử với tao không một chút thân tình...!

Mày biết không !
Tao tìm đường về quê nhìn không thấy ánh bình minh.
Vợ tao: Như " Thiên thần" từ trên trời rơi xuống...
Nhìn hai đứa con ngồi trong căn chòi gió cuốn,
Bụi đất đỏ mù bay !
Tao thương vợ tao yếu đuối chỉ có hai tay,
Làm sao " Ôm " nổi bốn con người trong cơn gío lốc.
Cái hay là: Vợ tao dấu đi đâu tiếng khóc.
Còn an ủi cho tao,một thằng lính què !

Tao đóng hai cái ghế thấp,nhỏ bằng tre,
Làm "Đôi chân" ngày ngày đi lại
Tao quét nhà; nấu ăn; giặt quần; giặt áo...
Cho heo ăn thật là "Thoải mái" !
Lê lết ra vườn: Nhổ cỏ, bón phân
Đám bắp vợ chồng tao trồng xanh tươi
Bông trổ trắng ngần !
Lên liếp trồng rau,thân tàn tao làm nốt.
Phụ vợ đào ao sau vườn,rồi thả nuôi cá chốt.
Đời lính gian nan sá gì chuyện gío sương...

Xưa, nơi chiến trường
Một thời ngang dọc.
Cụt hai chân. Vợ tao hay tin nhưng không "Buồn khóc"!
Vậy mà bây giờ...
Nhìn tao...nuớc mắt bả...rưng rưng !

Lâu lắm, tao nhớ mầy qúa chừng.
Kể từ ngày, mày "Được đi Cải tạo"!
Hàng thần lơ láo - Xa xót cảnh đời...
Có giúp được gì cho nhau đâu khi:
Tất cả đều tả tơi !

Rồi đến mùa "H.O"
Mầy đi tuốt tuột một hơi. Hơn mười mấy năm trời...
Không thèm quay trở lại
Kỷ niệm đời Chiến binh
Một thời xa ngái.
Những buổi chiều ngồi hóng gió nhớ...buồn hiu !

Mai mốt mầy có về thăm lại Việt nam
Mầy sẽ là "Việt kiều"!
Còn "Yêu nước" hay không - Mặc kệ mầy.
Tao đếch biết !
Về, ghé nhà tao.Tao vớt cá chốt lên chưng với tương...
Còn rượu đế tự tay tao nấu
Cứ thế, hai thằng mình uống cho đến...điếc !

Trang Y Hạ


Năm xưa chồng tôi là người lính,
Nơi vùng lửa đạn,
Mồ hôi anh đã đổ,
Từ Hố Bò Bình Dương, Bình Long,
Đến Thừa Thiên, Quảng Trị.
Rồi một ngày anh gục ngã,
Tại chiến trường Tây Ninh.

Tôi góa phụ xuân xanh,
Con thơ chưa tròn tuổi,
Tiễn đưa anh lần cuối,
Về nghĩa trang quân đọi Biên Hòa

Đã bao nhiêu năm qua,....
Bây giờ,
Tôi ở nơi xa,
Đã có cuộc đời khác.
Nhưng đôi lúc nghĩ đến anh tôi vẫn khóc,
Thương tiếc xa xăm.

Tôi về tìm mộ bia anh giữa chập chùng cỏ dại cây hoang,
Để thắp một nén nhang,
Nhớ người lính của một thời chinh chiến,
Nhớ người chồng của một thuở gối chăn.

Năm xưa chồng tôi là người lính,
Một lần hành quân,
Anh đã bị thương,
Máu anh loang ướt vạt cỏ ven đường.
Ôi, mảnh đất không tên,
Đã giữ chút máu xương người lính trẻ.

Đã bao nhiêu năm qua,
Bây giờ,
Anh thương binh tàn tạ.
Sống trên quê hương đôi khi vẫn thấy mình xa lạ,
Bạn bè anh,
Kẻ mất người còn,
Kẻ quên người nhớ,
Kẻ vô tình giữa dòng đời vất vả.


Năm xưa chồng tôi là người lính,
Nồng nhiệt tuổi đôi mươi,
Lần đầu tiên ra chiến trường,
Anh mất tích không tìm thấy xác.
Mẹ anh khóc cạn khô dòng nước mắt,
Lòng tôi nát tan.

Đã bao nhiêu năm,
Vẫn không có tin anh,
Anh ơi, dù quê hương mình đã hết chiến tranh,
Tàn cơn khói lửa,
Nhưng không phải là một quê hương như anh ước mơ.
Anh đã biết chưa?

Hỡi người tử sĩ không tên không một nấm mồ.!!!
Năm xưa chồng tôi là người lính,
Sống sót trở về sau cuộc đao binh,
Sau những tháng năm tù tội,
Bây giờ anh không còn trẻ nữa.
Lìa xa quê hương,
Sống ở xứ người.
Những năm thánh chinh chiến đã đi qua,
Nhưng vết thương đời còn ở lại,
Trong lòng anh,
Trong lòng những người lính năm xưa.

Nguyễn Thị Thanh Dương




Nếu có ai biết người tác giả bài này thì xin cho gữi một lời cám ơn, vì vẫn còn thương nhớ đến những người đã hy sinh cho Miền Nam chúng ta.Đến ngày nay, đã hơn 35 năm qua dễ mấy ai còn nhớ đến họ.Xin thắp một nén nhang cho những bạn bè đã nằm xuống trong cuộc chiến vừa qua.

NHỮNG NGÔI MỘ PHỦ LÁ CỜ VÀNG


Tôi đã thấy những ngôi mộ phủ lá cờ vàng,
Trong nghĩa trang còn tươi màu đất mới,
Quê hương Việt Nam một thời lửa khói,
Người lính quên mình vì lý tưởng tự do.
Các anh hiên ngang chết dưới màu cờ,
Bỏ lại vợ hiền, đàn con thơ dại,
Những vành khăn tang bàng hoàng chít vội,
Nước mắt nào cho đủ tiễn đưa anh?
Có thể anh là người lính độc thân,
Chưa có người yêu, lên đường nhập ngũ,
Ngày mẹ già nhận tin anh báo tử,
Tuổi đời già thêm vì nỗi đớn đau.
Có thể anh vừa mới có người yêu,
Hẹn cưới nhau khi tàn mùa chinh chiến,
Tiền đồn xa chưa một lần về phép,
Anh đã ra đi mãi mãi không về.
Súng đạn vô tình làm lỡ hẹn thề,
Người yêu anh đã có tình yêu mới,
Khi trên mộ anh chưa tàn hương khói,
Trách làm gì!. Thời con gái qua mau.
Hỡi người tử sĩ dưới nấm mồ sâu,
Tiếc thương anh lá cờ vàng ấp ủ,
Nghĩa trang quân đội những ngày nắng gió,
Vòng hoa tang héo úa chết theo người.
Những ngôi mộ phủ lá cờ vàng. Xa rồi,
Xác thân anh đã tan vào cát bụi,
Nhưng lịch sử vẫn còn ghi nhớ mãi,
Miền Nam Việt Nam cuộc chiến đấu hào hùng.

Nguyễn Thị Thanh Dương
( Jan.19-2010)


Anh chưa hề thua trận

Anh chưa hề rơi gươm
Tháng Tư, anh gãy súng
Bỏ cuộc trong hờn căm.

Cuộc chơi đầy gian lận,
Tàn nhẫn và đau thương
Cuộc chơi đầy nước mắt
Nước mắt tràn quê hương

Cuộc chơi nhiều phản trắc
Đồng minh cũng bỏ rơi
Cuộc chơi đầy chết chóc
Chiến trường, anh lẻ loi

Tháng tư, anh gãy súng
Bóng tối ngập quê nhà
Hòa bình cho tan nát
Thống nhất tạo chia xa

Tháng tư, anh gãy súng
Miền Nam buồn xác xơ
Đổi đời, dân than khóc
Lầm than trên quê xưa

Bạn bè dăm bảy đứa
Lác đác tìm tin nhau
Coi ai còn, ai mất
Giữa cuộc đời hư hao

Tháng tư buồn da diết
Tháng tư, người mất nhau
Ngày tháng tư thật chậm
Đếm thời gian, lòng đau

Anh vẫn là hào kiệt
Hy sinh cho quê hương
Dù mang thân ngã ngựa
Anh vẫn còn tâm hồn !!!

Lê Văn Thắng (4/2010)




Buổi tàn xuân gửi đôi dòng tưởng tiếc
Thay hương lòng thắp muộn chốn viễn phương
Tôi: lưu vong, đang lữ thứ dặm trường
Bạn: miên viễn, ngày đêm ôm đất Mẹ.

Lửa tim hồng của một một thời son trẻ
Vẫn bừng bừng dẫu bóng xế thời gian
Trải hy vọng nối nửa vòng trái đất
Gom ánh quang chiếu rạng lối quay về.

Gảy gánh tang bồng, tan mùa cung kiếm
Mang nỗi nhục thân suốt kiếp đọa đày
Tôi ở phương này xa xôi trời biển
Nhớ bạn, thương quê, buồn đọng mắt cay.

Bạn nghìn thu ôm màu Cờ, sắc Áo
Hiển linh trong hùng sử rất liệt oanh
Tôi còn mãi bôn ba trong mưa bão
Của phù vân và hiện thực mong manh.

Cánh thiên di còn nặng mang thề hứa
Suốt đời còn nặng nợ với sơn khê
Lời tâm nguyện từ dạo còn khói lửa
Nay thành câu hoài vọng lúc nhớ quê!

Những trăn trở mang dấu hằn thương tích
Chập chùng theo bóng sắc buổi tà huy
Nhớ bạn xưa, nhớ quá lúc xuân thì!
Đành treo chén quan san trong...nhật ký!

Tôi: một mảnh đời trôi ngoài vạn lý
Bạn: thiên thu hòa tiếng gọi muôn trùng
Nâng một cánh hoa lòng màu chung thủy
Gửi hương linh TỬ SĨ khối tình chung.

HUY VĂN
(Để nhớ  toàn thể anh linh Tử Sĩ một thời là Đồng Đội và Chiến Hữu của tôi hiện còn an nghỉ đâu đó trên quê hương và trong vùng đất mang tên
" Thương Tiếc " )

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2015 lúc 6:23pm




THÁNG 4 / 2015
---




***







Duy Quang - Mười Hai Tháng Anh Đi | Nhạc Xưa


Mười hai tháng anh đi - Khánh Ly - YouTube







Thơ (poet) : Phạm Văn Bình
Nhạc (composer) : Phạm Duy


Tháng Giêng xuôi quân ra Huế
Cố đô hoang vu điêu tàn
Bãi học chiều, em vắng bóng
Tóc thề đã quấn khăn tang
Tháng Hai về trấn ven đô
Chong mắt hỏa châu, giữ cầu
Gió thoảng vào hơi rượu mạnh
Qua làn sương ánh đèn màu...

Ba lô lên vai tới miền Tây Đô
Quê hương em xanh, xanh ngợp bóng dừa
Đêm ngủ bìa rừng, thèm làn môi ấm
Ngọt trái sầu riêng, này lúc sang mùa
Bây giờ trời mây vào hạ
Mẹ em bận đi lễ chùa
Em cầu nguyện cho chiến sĩ
Trên đường sớm nắng chiều mưa.

Tháng Năm theo vì sao biếc
Hoa phượng nở quanh sân trường
Ngày xưa những tờ lưu bút
Bây giờ phong thư gói quà
Tháng Sáu anh vẫn miệt mài
Hành quân chưa về thăm em
Đừng khóc, ve sầu mùa hạ
Xa thì xa, vẫn chưa quên.

Sang thu mưa Ngâu, nước mù bay mau
Ô hay sao ta trong lòng rưng sầu ?
Tráng sĩ xưa hề vượt cầu sông ấy
Người đứng đầu sông, người cuối sông này !
Bây giờ còn đâu huyền thoại
Hằng Nga của em bé thơ
Tất cả bầu trời thơ ấu
Ai làm tháng Tám cằn khô
Tháng Chín ta về Cửu Long
Vú sữa căng của mẹ hiền
Anh đi cho đồng tươi thắm
Tặng em này chiến công vang
Về Cà Mau...
Một phong thư
Gửi cho em
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời ta chờ nhau !

Cuối năm, mùa đông đan áo
Cuối năm trời đã lạnh rồi
Thiên hạ thì may áo cưới
Ta thì hẹn tới năm sau.
Hoa mai nở đầy
Em đang chờ đợi
Mười hai tháng rồi
Dài ước mơ say
Nhớ má cho hồng
Nhớ môi em ngọt
Anh về cùng em,
Vui đón giao thừa./.














Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 03/Apr/2015 lúc 7:48pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.