Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 139 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2021 lúc 1:01pm

TRÂU GIÀ GẶM CỎ NON


Chồng%20già%20vợ%20trẻ…%20-%20Báo%20Phụ%20Nữ

Ông Tấn dáo dác nhìn ra hướng cổng phi trường, tay cầm tấm hình con bé vừa mới quen khoảng 6 tháng trên mạng. Tuổi nó cở khoảng cháu gái của ông, hoàn cảnh rất bi đát. Nào mẹ bị bịnh tim, cha thì chết vì tai nạn từ khi nó còn nhỏ… một vở kịch thật hoàn hảo giăng ra chờ ông Tấn già còn yêu nhi đồng. Bao nhiêu năm sống trong gọng kèm kẹp của mụ vợ có bí danh La sát, ông hầu như mất cả tự do. Một lần, ông và mấy thằng bạn nhậu với nhau, đến lúc rượu vào lời ra, ông bèn đố mấy thằng già dịch một câu đố- chính câu đố này biến đổi đời ông: – Tao đố tụi mày con gì ăn ít nói nhiều, mau già mà lại lâu chết? Mấy ông bạn già đang đăm chiêu tìm câu trả lời thì bà vợ từ phía sau dằn tô xíu quách xuống giữa cái bàn cái rầm: – Là con vợ, là con này nè hiểu chưa? Cả bàn nhậu rã đám. Ông gầm lên như con sư tử già rụng hết lông, giáng cho bà vợ một cú tát nảy lửa. Bà ôm mặt ngạc nhiên: – Ối giời đất ơi thế lày là thế lào? (Bà vốn người Bắc di cư nói N thành L ). Ngày xưa bà chỉ nghe phong trào phụ nữ vùng lên do bà luật sư Ngô Bá Thành um tỏi trên báo chứ làm gì có phong trào đàn ông vùng lên. Không ngờ thằng chồng ngờ nghệch của mình mấy chục năm hôm nay dám trở chứng vùng lên đánh mình. Rồi bà rống lên bằng tiếng Anh: hiếp… hiếp … (help… help…), nửa nạc nửa mỡ, vậy mà bà người Greek hàng xóm cũng hiểu ra. Năm phút sau cảnh sát Úc đến, chuyện gì chớ chuyện đánh đàn bà tụi cảnh sát Úc nó nhanh lắm, không như bị cướp tụi nó nhởn nhơ đến nửa tiếng mới đến vì sợ bị ăn đạn. Vừa đến, thấy bà tay cầm đôi guốc dính đầy máu vì vừa đánh ông chồng vừa la làng; tụi nó không cần biết ai phải ai quấy bắt ông chồng quăng vô xe thùng cảnh sát rồi hạ hồi phân giải. Bà bù lu bù loa nhưng nước mắt ráo hoảnh: He hit me, he hit me… (ổng đánh tôi, ổng đánh tôi…), rồi bí quá chen luôn mấy câu tiếng Việt cho khỏi suy nghĩ lôi thôi! Bà cảnh sát Úc gật đầu lia lịa…

Như một thước phim quay chậm, ông Tấn nhớ lại quãng đời từ khi dẫn Phượng, người yêu chạy từ Pleiku xuống Tuy Hoà theo đoàn đi tản trên liên tỉnh lộ 7 năm 1975. Ông là một sĩ quan bàn giấy nên rất sợ khi nghe tiếng bom rít trên đầu, 2 chiếc A37 quần vũ vừa thả bom vừa nã đạn xuống đồng, cảnh đoàn người hoảng loạn chạy xuống con suối cạn núp… Đất trời như vỡ vụn ra từng mảnh. Ông và Phượng mới quen không lâu, cô chịu theo ông đến góc bể chân trời, bỏ cha mẹ ở lại Pleiku, chẳng lẽ đành chịu kẹt nơi này sống chết không biết ra sao? Bom vừa dứt thì Biệt động quân tấn công lên đồi, ông Tấn ngồi dậy lôi Phượng chạy tiếp. Đến cầu sông Ba chờ qua sông thì bạn gái ông đói lả người , ông đành dừng lại: -Em ngồi đây, anh đi tìm gạo sấy hay thứ gì ăn đỡ. Đắn đo một hồi, ông lấy dây thẻ bài lính của mình tròng vào cổ Phượng: – Em giữ cái này, có tên họ và số quân của anh, nếu có gì thì tìm về Nha Trang mình gặp lại. Còn không… biết đâu anh với em đã có con với nhau, hãy giữ lấy sau này cha con còn tìm nhau. Dìu Phượng ngồi xuống bìa rừng, ông đi ngược về phía sau, gặp toán lính từ trong rừng đi ra có người bạn cùng khoá cho ông ba túi gạo sấy. Ông vội vã trở lại cây cầu thì Phượng đã biến mất tăm hơi. Ông hốt hoảng đi tìm nhưng không thấy. Sau đó ông chạy từ Pleiku đến Nha Trang, lên xà lan ra Phú Quốc rồi đi một mạch đến Guam. Ông bặt tin Phượng từ đó.

Nỗi đau đớn thất vọng tràn trề, ông xin đi Úc vì có bà con tại đây. Ông gặp một người chung cảnh ngộ, quen rồi lấy nhau, chính là bà La sát vợ ông. Trong nỗi buồn ly hương nơi đất khách, ông lấy vợ đại nhưng trái tim của ông đã có người ngự trị. Mỗi khi nhớ đến Phượng, nước mắt ông nhạt nhoà. Cuộc đời ông bị trói bởi bàn tay của bà vợ, lúc mới quen nhau bà ngọt ngào chìu ông tới bến, nhưng khi có một thằng cu ra đời thì bà xiết ông như giọng kềm chẳng cựa quậy gì được. Đôi khi bà cũng nhả thắng cho ông nhậu nhẹt bù khú với bạn bè với điều kiện là không nói chuyện gái gú, mà mấy ông bạn của ông ông nào cũng lính chiến ngày xưa, không nói chuyện gái thì mất hứng. Cứ thậm thà thậm thụt, biết chỗ nào có em út mới là thì thầm với nhau; một hôm bà nghe được chửi một trận trước mặt bạn bè: – Tôi lói cho ông biết, banh nổ tai ra mà nghe lày. Con lào bốn vú hai nồn thì ông đi kiếm, còn con lào hai vú một nồn thì tôi đây cũng có tại sao thế hả? Bàn nhậu nhanh chóng tan rã , bạn bè ông biến mất, ông cô đơn vì chẳng ai dám đến nhà . Thời gian sau, trong nước mở cửa cho Việt kiều về thăm, làm ăn. Quê hương là chùm khế ngọt, những ông bạn chống cộng to mồm nhất lần lượt léng phéng kéo về Việt Nam. Ông nhấp nhổm muốn về nhưng mụ vợ càng xiết chặt hầu bao, lương lãnh về giao hết, chỉ chừa vài chục đổ xăng. Chiều chiều ông ra sau vườn ngó về quê mẹ, ruột đau chín chiều thì ít mà hậm hực thì nhiều. Sau vụ cảnh sát đến nhà vì ông đánh vợ, cả hai ly dị và chia tài sản. Thằng con đã có gia đình nên ông chẳng có gì lo lắng, hối tiếc. Ông lên mạng làm quen với một cô gái bên Việt Nam, cô làm ông chếnh choáng men say. Và ông quyết định về Việt Nam…

– Anh Tấn…

Ông thoáng giật mình quay lại. Cô gái ông quen trên mạng xuất hiện bằng xương bằng thịt, tới nắm tay ông. Ông cười toe toét, miệng đã rộng càng rộng hơn. Trước khi về VN gặp người yêu trên mạng, ông đã tân trang lại dung nhan, nhuộm tóc, cấy răng, tập thể dục cho phong độ.Ông Tấn mới 6 bó rưỡi (65 tuổi), nếu chịu khó tẩm bổ sâm nhung, bào ngư nấm đông cô thịt dê kèm theo Viagra ông dư sức tiếp chiêu đối thủ mọi nơi mọi hoàn cảnh.

Lên xe taxi về khách sạn, ông ôm cô bé sát rạt, tên tài xế cứ nhìn kiếng chiếu hậu hoài:

– Lái xe đi bác tài, coi chừng đụng xe. Ông lên tiếng

Vừa vào khách sạn, ông nhào vào phòng tắm tắm gội và nuốt viên thuốc trợ lực, xong nhìn ra nói:

– Em vào tắm luôn đi

Nhìn ông già Việt kiều da thịt nhão nhoẹt Trâm đâm ra mất hứng nhưng lão chi tiền đẹp quá, bỏ uổng. Thôi mọi sự được lúc nào hay lúc đó, chỉ sợ lão thượng mã phong thì khổ. Trâm thoát y đi vào phòng tắm…

– Trời anh tuổi này mà còn mạnh ghê làm em lên đỉnh. Anh có dùng thuốc cường dương không vậy ?

– Đâu có, anh không thích thuốc đó.

– Em sợ mấy ông già dùng thuốc rồi đứt tim trên đồi cỏ thì mệt với công an. À mà khi mình ra đường em kêu anh bằng ông ngoại nhá. Cho đỡ quê đấy mà.

– Em gọi gì cũng được. Ban ngày quan lớn như cha, ban đêm quan lớn lò mò như con.

– Trời ông già văn chương dữ nghe, mà em chẳng hiểu gì ráo.

– Thì mình anh hiểu được rồi.

Ông cảm thấy thật hạnh phúc. Giờ thì con tim đã yêu trở lại. Mẹ, thà chết trên đồi cỏ non còn hơn gặm cỏ già, cỏ già sao nó nhiều gai và đắng quá. Sau bao nhiêu năm bị kèm kẹp, ông Tấn như con chim sổ lồng thoát khỏi ngục tù bay tìm chân trời cao rộng. Đêm ông nằm suy nghĩ: mấy bà Việt Nam lấy chồng Việt thì ăn hiếp thậm tệ, mà lấy chồng ngoại thì nhu mì phục tòng tới bến. Như mấy tên Phi Luật Tân khoái con gái VN, còn nói con gái Việt Nam dại trai. Ông nghe tức tối muốn đấm vào mặt nó một cái vì dám xúc phạm đến phụ nữ VN, nhưng rồi ông nghiệm ra nó nói đúng chẳng sai chút nào. Quanh ông mấy bà VN nuôi tụi chồng Phi Luật Tân cúc cung nó muốn gì được nấy. Ông gục đầu than: Trời, sao thân đàn ông VN thật tội nghiệp, chắc bụt nhà không thiêng…

Rong chơi khắp nơi, số tiền ông Tấn đem về chi nhiều quá cũng sắp cạn. Ông đề nghị về Nha Trang thăm mẹ con bé – con bé giẫy nẩy không chịu. Ông thấy như có điều gì bất ổn, thuyết phục mãi rồi con bé cũng đồng ý đáp máy bay về Nha Trang. Nhà con bé ở xóm Bóng trên con dốc nhỏ được xây bằng tiền của ông- thoáng mát, có đầy đủ máy lạnh. Vào nhà, một người đàn bà nửa chừng xuân đi ra làm ông khựng lại, đôi mắt như của Phượng người ông yêu? Ông lắc đầu rồi định thần nhìn lại, mẹ cô bé tên Trâm cười mời ông vào:

– Mời ông vào.

Nàng ấp úng không biết xưng hô thế nào với ông bạn già của con gái mình. Ông này đáng tuổi cha mình- nàng đâm ra chưa xót cho cuộc đời. Ngồi xuống ghế, ông đưa mắt nhìn quanh căn phòng trang trí gọn gàng không màu mè. Trên đầu tủ có một khung hình người đàn bà, ông dụi mắt hai ba lần rồi đứng dậy:

-Cho tôi thắp cây nhang trên bàn thờ.

Ông choáng người muốn sụm xuống khi nhìn thấy trên bàn thờ hình người đàn bà đúng là Phượng của ông. Thấy ông loạng choạng hai mẹ con cùng chạy lại:

– Ông có sao không ?
– Không.

Ông Tấn lắc đầu ngồi xuống:

– Tôi hơi chóng mặt.

Giọt nước mắt ứa ra, ông nghẹn lời nhìn người đàn bà trước mặt: có phải là con và cháu ngoại của ông không?

Ông từ từ khơi ra với hy vọng người đàn bà không phải là con của ông. Nhưng mọi việc dần dần sáng tỏ, Phượng của ông sau 1975 vẫn còn sống và người đàn bà này là con của ông. Người đàn bà lấy ra tấm thẻ bài mà ông đưa cho Phượng với tên và số quân:

– Nè bác, cái này mẹ con để lại nói là của ba con, hai người lạc nhau lúc di tản. Trên tấm thẻ bài này tên Tân nhưng mẹ cháu nói tên là Tấn.Trước bác có đi lính không?

Trâm chen vào:

– Ông Việt kiều này tên Tấn đó mẹ.

Ông hoảng hồn nói:

– Tên thì trùng nhau, nhưng tôi không có ở Pleiku. Tôi dân vùng miệt dưới Đồng Nai. Ngày xưa cũng đi lính, nhưng ở vùng 4.

Ông Tấn chết điếng trong lòng. Ông đã ngủ với cháu ngoại ông mà ông không biết. Dòng đời và định mệnh sao nghiệt ngã. Ông xin ra ngoài sân nằm trên chiếc ghế bố suy nghĩ miên man, bây giờ có nên thú nhận hay làm thinh? Dằn vặt mãi, ông ngủ quên lúc nào không hay. Trong cơn mê ông thấy Phượng về trách móc ông đủ điều. Có một bàn tay để trên ngực ông, là Trâm, và ông đẩy tay nàng ra. Trâm ngạc nhiên không biết ông già này sao kỳ lạ, lúc nàng không muốn thì ông kéo vào bây giờ lại đẩy ra. Bó tay! Bộ đồ tươi mát nơi xứ biển của con bé không còn làm ông háo hức. Ông đã dày vò tấm thân của cháu ngoại ông hơn một tuần lễ mà không biết. Phải chi bà vợ của ông không dằn tô xíu quách xuống bàn nhậu, ông không đánh bà ta, không ly dị thì đâu đến nỗi phạm vào tội lỗi nhơ nhớp này. Ông vò đầu, dù thế nào đi nữa cũng phải nán lại để xem cuộc sống con cháu mình ra sao…

Bình minh vừa ló dạng, ông vội vã ra phi trường. Ông đi như chạy. Con Trâm không biết sao ông già Việt kiều này tự dưng dở chứng đòi vô Sài Gòn sớm sau khi vét hết tiền trong túi dúi vào tay mình. Khoé mắt ông đong đầy nước mắt. Trâm nghĩ là ông buồn khi xa nàng. Còn về phần ông Tấn, sau hai ngày nán lại, ông biết Phượng không lấy chồng, vẫn chung thủy với ông. Và nàng đã mất từ lâu vì một cơn bạo bệnh. Lòng ông đau đớn vô cùng. Ông đi một mình không cho Trâm theo.

*  *
*
Tôi đến thăm ông bạn già, tại một nơi cách xa thành phố Melbourne khoảng 100 cây số, nghe ông kể lại câu chuyện đau lòng. Sau khi từ VN về, ông gom hết tiền hưu một nửa gởi về VN giúp con gái và cháu ngoại; số còn lại ông cúng hết vào ngôi chùa Tây tạng ở Bendigo rồi xin xuất gia tu hành. Ông giờ trở thành nhà sư pháp hiệu Nhật Quang, ở một mình phía sau hậu liêu của ngôi chùa… Đời ông không cũng hoàn không, nếu còn chăng là nỗi dằn vặt của lương tâm vì ông đã về VN gặm cỏ non lại đúng ngay cháu ngoại của mình. Nỗi ân hận này chỉ riêng mình ông biết. Rồi ông vào chánh điện thắp hương và đánh ba tiếng chuông, nhìn lên khuôn mặt từ bi của Đấng Thế tôn lòng ông dịu lại. Bên ngoài cảnh đồng xa tít một đàn bò đang gặm cỏ và mùa xuân cũng sắp về…

Phan Nhật Bắc


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Jul/2021 lúc 1:05pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2021 lúc 11:34am

Những cách nói vô tình làm tổn thương người khác

 BM

Tôi không hề buồn khi mình là một người khiếm thính. Tôi thích sự yên ắng xung quanh cũng như nền văn hoá và ngôn ngữ phong phú mà chỉ người khiếm thính được ban tặng.

 

Khi tôi thấy từ "điếc" trên bất kỳ diễn đàn nào, lòng tự hào về cộng đồng người khiếm thính trong tôi lại trỗi dậy, dường như tôi đang được gọi đích danh, như thể từ đó là tên riêng của tôi vậy.

 

Do đó, tôi luôn cảm thấy buốt nhói khi biết rằng đối với nhiều người, thì từ "điếc" lại không hề mang ý nghĩa mà tôi yêu thương - mà thực tế là, nó hầu như toàn được gán với những ám chỉ rất tiêu cực.

 

Ví dụ, trong những bản tin thời sự thế giới - nào là Tiểu bang Nevada đề xuất luật an toàn sử dụng súng, đến lời kêu gọi từ những cao tuổi ở Ontario, và những cảnh báo về an toàn thời tiết ở Queensland các thứ - đều bị mọi người "giả điếc làm ngơ."


BM


Những kiểu từ ngữ "xúc phạm người khuyết tật" như thế xuất hiện gần như là mọi lúc mọi nơi trong các cuộc trò chuyện: chẳng hạn như đưa ra lựa chọn "ngu ngốc", "nhắm mắt như mù" trước một vấn đề nào đó, hành động "điên rồ", hay gọi sếp là "đồ tâm thần", hay ai đó có một ngày "rối loạn lưỡng cực".

 

Và, hầu hết, những người thốt ra những lời này hoàn toàn không hề có ý định xúc phạm bất cứ ai - và phổ biến hơn nữa, họ hoàn toàn không nghĩ rằng những câu nói này lại có thể gây tổn thương ai đó.

 

Tuy nhiên, với những người khuyết tật như tôi, thì những câu nói thường ngày này lại ít nhiều mang tính xúc phạm.

 

Chẳng hạn như cụm "giả điếc" hiển nhiên mặc định rằng khiếm thính thì đi đôi với sự phớt lờ (dù cho chúng chẳng liên quan gì đến nhau).

 

Thế nhưng vượt ra ngoài những cảm nhận cá nhân rất nhiều, những cách diễn đạt như này làm tổn thương sâu sắc đến những người khuyết tật - và ngay cả là với những người sử dụng chúng trong các cuộc nói chuyện hàng ngày.

 

Không hề là chuyện nhỏ


BM


Khoảng 1 tỷ người trên thế giới - 15% dân số toàn cầu - hiện mắc một số dạng khuyết tật đã được ghi nhận.

 

Ở Mỹ, tỷ lệ này thậm chí còn lớn hơn, cứ khoảng 4 người thì có 1 người khuyết tật, và Anh quốc cũng báo cáo tỉ lệ tương tự.

 

Bất kể là các thông số này có lớn đến như thế nào, thì những người khuyết tật vẫn thường xuyên phải chịu sự phân biệt đối xử ở hầu hết mọi tầng lớp xã hội.

 

Thái độ này, trong tiếng Anh gọi là ableism, có nghĩa là việc phân biệt đối xử và có thành kiến đối với người khuyết tật, tồn tại dưới nhiều hình thức.


BM


Từ cấp độ cá nhân, người có thành kiến và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật có thể thể hiện dưới hình thức dùng khuyết tật của một người để gọi người đó, hoặc có hành động bạo lực đối với người khuyết tật.

 

Từ cấp độ xã hội, sự thành kiến và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật có thể là sự bất bình đẳng mà người khuyết tật phải chịu do tác động của luật pháp, chính sách được giới chức ban hành.


BM

Sara Nović thảo luận về bài viết với các học sinh tại Trường Khiếm thính Rocky Mountain, tiểu bang Colorado, Mỹ

 

Tuy nhiên, đôi lúc việc phân biệt đối xử người khuyết tật cũng có thể là gián tiếp, hoặc thậm chí vô ý, thông qua ngôn ngữ công kích cá nhân.

 

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều luôn muốn suy nghĩ thấu đáo và cẩn thận với những câu chữ mà ta chọn, thế nhưng những ngôn ngữ phân biệt người khuyết tật lại khá dồi dào trong kho tàng từ vựng chung.

 

Với văn hoá đại chúng hiện nay, có vô vàn ví dụ cho những từ ngữ này, và chắc hẳn gần như chính bạn cũng đều từng sử dụng rồi.

 

Thông thường, những ngôn ngữ xúc phạm người khuyết tật (được gọi là ngôn ngữ 'disableist') xuất hiện trong những từ lóng mà ta hay sử dụng, chẳng hạn như gọi ai đó là "ngu ngốc" hay "đồ què quặt", hoặc nói những câu cảm thán như, "Ôi tôi đúng là mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế quá đi".


BM


Mặc dù những lời này nghe có vẻ như không có gì to tát, chỉ là những câu cảm thán thông thường, thế nhưng chúng vẫn có thể gây tổn thương đến người khác.

 

Jamie Hale, giám đốc điều hành Pathfinders Neuromuscular Alliance, một chức thiện nguyện Anh có trụ sở chính tại London chuyên giúp đỡ những người bị mắc chứng thần kinh cơ bắp và được điều hành bởi những người mắc bệnh này, khuyến cáo rằng những từ ngữ nói trên vẫn sẽ có một số khả năng gây tổn thương người khuyết tật cho dù là người dùng không có ý gì.

 

"Có một sự thật là khi mọi người sử dụng những ngôn ngữ này, thì những người khuyết tật có thể sẽ cảm thấy mình vô giá trị trong xã hội," Hale nói. "Thông thường thì cũng không ai cố tình xúc phạm người khuyết tật qua những lời nói này, thế nhưng nó góp phần xây dựng một thế giới quan mà ở đó người khuyết tật là biểu tượng của sự xui xẻo hay tồi tệ."

 

Cách sử dụng ngôn ngữ mà khiến cho sự khiếm khuyết trở nên tương đồng với thứ gì đó tiêu cực thì có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng trên nhiều phương diện.


BM


Thứ nhất, những từ ngữ này mang lại một hình ảnh không đúng về người khuyết tật.

 

"Việc nói rằng ai đó như đang 'bị tê liệt' bởi điều gì đó thì có lẽ chính là gọi họ là 'đồ thiểu năng' hay 'đồ tàn phế'," Hale nói. "Nhưng đó không phải là những gì tôi cảm thấy về bản thân mình."


Sử dụng phép ẩn dụ về người tàn tật cũng là một cách bóp méo hình ảnh của họ.

 

Chẳng hạn như cụm từ 'giả điếc' cổ súy cho những định kiến đồng thời cũng không phản ánh được chính xác tính chất của sự việc đang được trình bày.

 

Điếc là một trạng thái không tự nguyện, còn những người không bị điếc thì cố tình 'giả điếc' để lờ đi những lời đề nghị mà họ nghe được. Việc gán cho họ chữ 'điếc' chính là đặt họ vào vị trí thụ động, thay vì xác định họ là những người chủ động trong việc đưa ra các quyết định của chính mình.

 

Hale nói thêm rằng việc lạm dụng các cách diễn đạt về khuyết tật này để nói theo hướng tiêu cực chính là củng cố cho các cách hành xử, hành động tiêu cực, và 'châm dầu' thêm cho những nạn áp chế còn tồn đọng trong xã hội. "Chúng ta xây dựng nên một thế giới với ngôn ngữ mà ta sử dụng, và chừng nào ta vẫn còn thấy thoải mái khi sử dụng những loại ngôn ngữ này, thì ngày đó ta còn tiếp tục tạo nên những xã hội phân biệt đối xử người khuyết tật."

 

Nói gì?


BM


Nếu như ngôn ngữ xúc phạm người khuyết tật có thể tai hại đến vậy, thì tại sao chúng lại phổ biến đến thế? Tại sao những người không hề có ý xúc phạm người khuyết tật nhưng vẫn có thể dùng những từ ngữ có tính chất xúc phạm như vậy?

 

Ngôn ngữ xúc phạm người khuyết tật cũng có tính thông dụng giống như tiếng lóng vậy: mọi người tiện miệng là dùng, bởi vì họ đã quen nghe người khác nói thế, một kiểu bắt chước và lan truyền trong cộng đồng khiến cho những từ này dường như vô hại.


Tuy nhiên, theo Giáo sư Ngôn ngữ học DW Maurer từ Đại Học Louisville thì dẫu là ai cũng có thể tạo ra từ lóng, nhưng chúng chỉ "trở nên thịnh hành khi nhiều người khác cũng bắt đầu sử dụng theo".

 

Điều này cho thấy rằng việc những từ lóng mang hình ảnh người khuyết tật trở nên phổ biến ở khắp nơi là khó tránh, bởi vì, xét trên một góc độ nào đó, thì những người sử dụng tin rằng nói thế là đúng.

 

Mọi người hoàn toàn có thể không hay biết gì về những thành kiến hàm chứa trong suy nghĩ họ, và cứ vô tâm để cho nạn phân biệt đối xử người khuyết tật hiện hữu trong những lời nói thường ngày.

 

Thế nhưng trên thực tế, những bàn thảo về hậu quả tiêu cực của những từ như "đần độn" chẳng hạn - một từ mà nghĩa ban đầu mô tả một người điếc không thể nói được, nhưng hiện nay đã trở nên phổ biến với nghĩa dèm pha, chỉ những thứ ngu ngốc, hay ám chỉ những người có trí tuệ kém phát triển - đã xuất hiện trong cộng đồng người khuyết tật hàng thế kỷ nay.


BM


Theo bà Rosa Lee Timm, the Maryland, Giám đốc Tiếp thị của tổ chức phi lợi nhuận cung cấp Dịch vụ kết nối trợ giúp người điếc, những cuộc thảo luận này gần như rất ít được công chúng biết đến bởi vì những người lành lặn tin rằng nạn phân biệt đối xử kia không gây tác hại gì, và ngôn ngữ xúc phạm người khuyết tật thì cứ duy trì biện minh cho niềm tin đó.

 

"Ngôn ngữ phân biệt đối xử người khuyết tật cổ súy cho một nền văn hóa phân biệt. Nó định nghĩa, loại trừ, và gạt người ta ra ngoài lề," Timm nói.

 

Bà cũng chia sẻ thêm là điều này cho phép những người lành lặn trở thành những người kẻ bàng quan chỉ biết vô tri trơ mắt nhìn một xã hội phân biệt đối xử người khuyết tật tiếp tục phát triển.

 

Hiệu ứng boomerang


BM


Mặc dù rõ ràng là những câu từ và các cách biểu đạt này gây tổn hại đến những cộng đồng chịu thiệt thòi trong xã hội, nhưng những người lành lặn thường xuyên sử dụng loại ngôn ngữ này cũng có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực.

 

"Chuyện gì sẽ xảy ra với nhóm người lành lặn này trong cuộc sống sau này - giảm thính lực, gặp tai nạn, vấn đề sức khoẻ, lão hoá hoặc bất kỳ điều gì - khiến họ không may trở thành người tật nguyền?" Timm chia sẻ. "Đau lòng thay, chính những ngôn ngữ xúc phạm ngày trước họ dùng đã góp phần tạo nên một xã hội bức bách người khuyết tật."


BM

Một trong những cách hiệu quả nhất để tránh xa ngôn ngữ xúc phạm người khuyết tật là thấu hiểu, trò chuyện, và lắng nghe nỗi lòng họ

 

Timm ghi nhận rằng 'xã hội' này ảnh hưởng nặng nề đến lòng tự tôn của người khuyết tật.


"Tiêu chuẩn về cái đẹp là một ví dụ điển hình, xét về sức mạnh tâm lý của ngôn ngữ," bà chia sẻ. "Là bậc làm cha làm mẹ, nếu như hàng ngày tôi cứ nói 'ôi chao, sao mà đẹp thế' hoặc là 'ối trời, xấu quá,' thì con tôi sẽ nghe thấy và học theo… Điều này có thể tác động sâu sắc, đặc biệt là nếu chúng tự nhìn nhận bản thân và cảm thấy rằng chúng không đạt được tiêu chuẩn… Tương tự như vậy khi nói về năng lực hành vi."

 

Hale cũng đồng tình với ý kiến là những người trước lành lặn mà sau không may bị tật nguyền cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi những ngôn ngữ xúc phạm mà chính họ đang dùng.

 

Timm và Hale cũng ghi nhận rằng tính chất gây bất hoà của ngôn ngữ phân biệt đối xử người khuyết tật thậm chí còn có thể tác động tiêu cực tới cả những người không bao giờ bị tật nguyền.

 

"Nó làm tổn thương tất cả chúng ta, khi ta phi nhân tính các hình thức tồn tại của con người, và gầy dựng nó hoàn toàn theo hướng tiêu cực," Hale và Timm nói.


BM

 

Dỡ bỏ tình trạng dùng ngôn ngữ phân biệt đối xử người khuyết tật

 

Do các nền tảng phân biệt đối xử người khuyết tật đã ăn sâu trong xã hội của chúng ta, loại bỏ hoàn toàn nó là một điều khó khăn.

 

Ý thức và hiểu rõ những từ bạn sử dụng mỗi ngày là một bước thiết yếu trong quá trình này. "Việc xoá bỏ việc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm đến người khuyết tật không phải là cần khởi đầu bằng ngôn ngữ, mà là bằng cách xây dựng một thế giới không tồn tại tình trạng đó, điều đòi hỏi chúng ta phải thay đổi ngôn ngữ của mình," Hale nói.

 

Việc xem xét lại những câu từ của mình và nếu thấy chúng không phù hợp thì cố gắng thay chúng với những câu từ đồng nghĩa nhưng không mang tính chất xúc phạm - đó sẽ là một khởi đầu tốt. "Hãy suy nghĩ kĩ trước khi nói. Đừng lặp lại một câu nói chỉ vì bạn nghe thấy nhiều người khác từng nói thế mà hãy nghĩ về những gì mà bạn đang thật sự muốn truyền đạt," Hale nói.


Thông thường, để tránh những từ ngữ nhạy cảm này thì ta có thể chọn những từ ngữ đơn giản và rõ nghĩa hơn - thay vì là những cụm từ như "giả điếc", thì ta có thể nói "phớt lờ," hoặc "lựa chọn không tham gia".


BM


Ngôn ngữ luôn thay đổi không ngừng, vì vậy nỗ lực giảm thiểu tính xúc phạm người khuyết tật trong vốn từ của bạn sẽ là cả một quá trình liên tục thay vì là một chiến thắng chớp nhoáng.


Lúc đầu bạn có thể chưa quen, thế nhưng luôn sát cánh và thăm hỏi ý kiến của người khuyết tật là một cách hiệu quả để cải thiện vốn từ ngữ lành mạnh hơn.

 

"Lời khuyên của tôi là bạn nên luôn luôn lắng nghe," Timm nói. "Đặt câu hỏi, tránh vơ đũa cả nắm tất cả mọi thứ, và tập lắng nghe từ những người bị tác động nặng nề nhất. Hãy suy nghĩ xem liệu những từ ngữ mà bạn chọn có làm tổn thương họ thêm không."


BM


Quá trình này có thể không dễ dàng, thế nhưng chính những sự khó chịu và tổn thương dẫn đến kiểm điểm nghiêm túc đối với bản thân, chính là những chìa khoá mà Hale đã chỉ ra để chung tay loại bỏ các thái độ xúc phạm người khuyết tật.

 

"Theo tổ chức đấu tranh bình đẳng cho người khuyết tật Scope, thì có khoảng hai phần ba dân số nước Anh cảm thấy ngại ngần khi phải nói chuyện với một người khuyết tật," Hale chia sẻ. "Tại sao? Nếu bạn có thể lý giải được sự khó chịu của mình, thì bạn đang trên con đường thay đổi nó."

 

 

 

Sara Nović

BM


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2021 lúc 2:33pm

Nhà thơ Hữu Loan kể chuyện bố mẹ vợ bị hành quyết trong Cải Cách Ruộng Đất

 




CCRĐDD
 
 Chắc chắn đã có nhiều người kể về cải cách ruộng đất và chuyện đấu tố man rợ, chuyện xử tử cả ân nhân của những người cộng sản. Đây chỉ là một trong số hàng ngàn câu chuyện đau lòng diễn ra ở Việt Nam thời kỳ đó. Câu chuyện có thể nhiều người đã đọc, nhưng chắc hẳn cũng có những người chưa nghe tới.
Hưu Loan với Mầu Tím Hoa Sim, với cuộc đời bị trù dập đầy bất hạnh mà ai có chút quan tâm tới lịch sử đều đã rõ, nhưng có thể không phải ai cũng biết, về bất hạnh trong cuộc đời người vợ thứ 2 của ông. Và đây là một góc qua lời kể của chính nhà thơ Hữu Loan.
——————————-
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.
Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: “Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..
Có lần tôi kể chuyện “bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận ! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ? Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ …
Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng: Thầy ăn đi. Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: Ngọt quá. Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế ! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo ! Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
Chín năm sau, tôi trở lại nhà… Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm “soạn kịch bản”.
Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ” yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết ! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.
Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời ! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối ! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn …
Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.
Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá ! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi !
Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì ! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông …
Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào ? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc ? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được ! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi …
Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi ! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi ! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm !
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.
Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên lạc , nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.


Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa ! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.
Năm 1988, tôi “tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.”
Nhãn: Sưu Tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2021 lúc 10:49am

Đàn bà dễ có mấy tay


Evita: 15 tuổi chìm nổi chốn lầu xanh, 27 tuổi thành đệ nhất phu nhân được toàn dân ngưỡng mộ!

 

 

                           Chân dung Evtia Perón


15 tuổi chìm nổi chốn lầu xanh, 27 tuổi thành đệ nhất phu nhân, cô đã làm gì để cả dân tộc phải ngưỡng mộ


Từ một cô gái đến bước đường cùng, chìm nổi trong chốn phong trần, về sau trở thành đệ nhất phu nhân Argentina, bà chỉ sống đến 33 tuổi nhưng lại viết nên một trang sử huyền thoại.


Tháng ngày chìm nổi


Bà chính là Eva Perón, còn được biết đến với cái tên Evita, có một xuất thân nghèo khổ. Toàn bộ tuổi thơ của bà bị bao phủ trong màn đêm đen kịt.


Mẹ của Evita là người phụ nữ Argentina truyền thống, sống bằng nghề may vá, lại yêu say đắm một chủ trang trại đã có gia đình, còn sinh cho ông ấy 5 người con. Bà những tưởng người đàn ông từng nói lên những lời thề son sắt này sẽ chăm lo cho mẹ con bà cả đời, không ngờ trong một lần cãi vã, người đàn ông nhẫn tâm này đã bỏ nhà ra đi ngay khi Evita còn trong tã lót, và từ đó không bao giờ quay lại nữa.


Vì để nuôi sống mấy đứa con, mẹ bà đã ngày đêm làm việc cật lực. “Trong hồi ức tuổi thơ của tôi, tiếng máy may hầu như chưa bao giờ dứt quãng”, Evita từng hồi tưởng lại.


Nghèo khổ, túng quẫn trong thời gian dài, 5 chị em Evita bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Evita gầy còm, yếu ớt, bị người ta đặt cho biệt danh là “cô bé còi”.


Không có được tình thương và sự che chở của người cha, bà cùng với anh chị em thường phải chịu sự chế giễu của những bạn bè cùng trang lứa, bị miệt thị là “đồ con hoang”... Dù vậy, mẹ của bà vẫn yêu say đắm người đàn ông đó, thậm chí khi hay tin ông ấy mất, còn dẫn theo các con đến viếng tang.


Không ngờ, khi đến nơi, mấy mẹ con bị người ta đuổi thẳng mặt, ngay đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cũng không có tư cách. Ngay lúc đó, Evita đã thề rằng: “Tôi sẽ trở thành một người khiến tất cả phải nhìn bằng con mắt khác”.


Những người có mặt lúc đó, gồm cả mẹ bà đều cho rằng đây chỉ là lời nói bồng bột, ngây thơ nhất thời của một đứa trẻ, một đứa con riêng không có gia thế, làm sao nó có thể trở thành “nhân vật lớn” được đây?


Hiện thực dù sao cũng không giống như trong chuyện cổ tích, dù cho bạn có được dung mạo trời ban thì cũng không có ai bằng lòng giúp bạn vô điều kiện. Trong làng quê hẻo lánh cách biệt này, người duy nhất mà cô có thể dựa dẫm chỉ có bản thân mình mà thôi.


Năm Evita 15 tuổi, ca sĩ Agustín Magaldi đến quê bà biểu diễn. Gặp người đàn ông này, Evita dường như đã thấy được niềm hy vọng của cuộc đời mình. Suốt 15 năm qua, Evita đã chịu đủ mọi miệt thị khinh miệt, cô khao khát mong được nhìn thấy thế giới bên ngoài, càng muốn có được quyền bình đẳng: “Dù phải trả bất cứ giá nào, tôi cũng muốn rời khỏi nơi này”.


Người đàn ông đó cũng đồng ý dẫn cô đến thủ đô, nhưng ra điều kiện rằng Evita phải bằng lòng dâng hiến thân xác của mình.


Evita ngây thơ, hồn nhiên của tuổi 15 đã chấp thuận điều kiện đó để bản thân mình có được chỗ dựa dẫm từ người đàn ông đáng tuổi cha mình, mong sao từ đây có thể thay đổi vận mệnh. Nhưng chính điều này lại bắt đầu cơn ác mộng của cô. Chẳng bao lâu, Magaldi đã không còn hứng thú với cô nữa, ông ấy đã ruồng bỏ Evita để đi tìm kiếm thú vui khác.


Ở nơi đô thị phồn hoa đắt đỏ, không có lấy một người thân thích, bản thân bị lừa, trong lúc tuyệt vọng lại không có bất cứ kỹ năng sinh tồn nào.


Vì để sống sót, Evita đành phải bán nhan sắc và thân thể của mình để kiếm kế mưu sinh. Cô thường xuyên lui tới các nhà hát, quán bar. Những thương nhân, sĩ quan, đạo diễn... chỉ cần bỏ tiền là đều mua được nhan sắc thanh xuân của cô.


Bước ngoặt cuộc đời


Evita cứ như vậy đã chìm đắm trong vòng xoáy phồn hoa. Nếu không gặp được Juan Perón, có thể cô sẽ giống như biết bao kỹ nữ khác: “Một mai xuân tận hồng nhan già, hoa tàn người khuất chẳng ai hay”.


Cuộc gặp gỡ giữa hai người họ hệt như được vận mệnh an bài. Trong một buổi tiệc, Thượng tá Juan Perón đàm luận hùng hồn trong phòng khách, mạnh mẽ lên án môi trường chính trị hiện thời, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo lan rộng, thái độ hờ hững của những người giàu mà bất nhân, phê phán mạnh mẽ thói tham lam vô độ của họ.


Những tân khách có mặt ở hội trường chỉ trả lời một cách khách sáo “vâng, vâng, vâng” để ứng phó. Mọi người đều không chút động lòng, chỉ có Evita ở đằng xa để tâm đến. Chỉ có bà, người đã sa ngã đắm chìm trong phóng túng, đồi trụy một cách không tự biết bỗng nhiên nước mắt chảy ướt cả khuôn mặt.

 

            Một cuộc hôn nhân đầy cam go và những lời gièm pha


Bà tin rằng đây mới chính là người đàn ông thực sự của đời mình. Đó là người đó có thể cứu vớt dân nghèo khổ của Argentina. Lau khô nước mắt, đè nén tâm tình kích động, bà từng bước từng bước đi về phía Đại Tá, nở nụ cười chân thành.


Bà nói với Đại Tá Perón rằng: “Cảm ơn sự có mặt của ngài”. Hai người vốn là người của hai thế giới khác nhau, cứ như vậy bởi tâm ý tương đồng mà đến với nhau, bắt đầu tình yêu công khai.


Tin này vừa mới truyền ra, ngay lập tức đã dấy lên một làn sóng lớn trong xã hội thượng lưu ở Argentina. Một kỹ nữ, một người đàn bà phóng đãng không biết liêm sỉ, làm sao có thể bước chân vào xã hội thượng lưu được


Dưới quan niệm bảo thủ thời bấy giờ, sự kết hợp của hai người họ, chẳng khác chi một đòn nặng của xã hội tầng thấp đánh vào tầng lớp quý tộc. Evita mới đầu cảm thấy e ngại, cô sợ Perón sẽ chê bai mình bởi những lỗi lầm mưu sinh ngày trước.

Những lúc ở một mình cùng Perón, bà thường chủ động kể hết cho ông nghe về toàn bộ những gì mà bà đã trải qua từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành.

 

                   Sắc đẹp của Evita Perón luôn khiến mọi người ngước nhìn.


Nào ngờ Peron căn bản không chút quan tâm, nghe bà kể xong, ông đưa tay vuốt nhẹ mái tóc của bà, nói rằng: “Em lúc trẻ đã phải chịu nhiều đau khổ như vậy, đó vốn không phải là lỗi của em. Anh sẽ giúp em quên đi mọi đau khổ trước đây”.


Ông đã nắm tay đưa bà đến khắp các buổi tiệc tùng và gặp mặt. Tuy cũng là ăn mặc gọn gàng, hào nhoáng sang trọng, nhưng so với những phụ nữ quý tộc sống trong nhung lụa thì Evita quả là khác xa.


Bà thường tới thăm nơi ở của dân nghèo, tham gia nhiều hoạt động từ thiện, thân thiết bắt tay trò chuyện với người nghèo và lắng nghe những câu chuyện cuộc đời họ.

Bởi đã thật sự trải qua đủ mọi bất hạnh trong đời, bà muốn thay đổi tất cả những điều này. Tất cả mọi người đều bị người phụ nữ dịu dàng này chinh phục. Thân ở địa vị cao sang nhưng cử chỉ của bà lại vô cùng nhã nhặn. Bà thật sự từ đáy lòng mình, quan tâm đến nỗi khổ của người dân nghèo.


Dân chúng Argentina, ai ai cũng biết đến danh tiếng của hai vợ chồng Perón. Nhưng thành công của đôi “nhân tình chính trị” ngọt ngào này lại chọc giận phe phản đối trong nước.


Tình hình trong nước vô cùng rối ren, bạo lực và cải cách không ngừng diễn ra. Perón bị nhà cầm quyền tống vào ngục giam. Evita trong lúc khẩn cấp ấy vẫn không hề hoang mang, bà đã dùng hết vốn liếng đi khắp nơi tranh cử, kêu gọi sự ủng hộ của người dân.


Bà nói: “Bởi tôi cũng đã từng giống như mọi người, vậy nên tôi hiểu được nỗi khổ của mọi người!”.


“Nỗi khổ của mọi người, bản thân tôi đã từng nếm trải qua. Nghèo khó của mọi người, bản thân tôi cũng đã từng trải qua. Perón đã từng cứu vớt tôi, và sẽ cứu vớt mọi người.


Perón sẽ ủng hộ những người nghèo, yêu thương những người nghèo, nếu không phải như vậy, sao ông ấy lại yêu thương tôi như vậy”.


Lời diễn thuyết của bà đã cảm hóa được vô số người dân nghèo đang trong cảnh thất nghiệp và tràn đầy oán hận. Hơn 300 nghìn người dân xuống đường phố, lớn tiếng hô lên: “Hãy trả lại tự do cho Perón, hãy trả lại tự do cho Perón”. Trong khoảng thời gian 5 ngày, nhà cầm quyền không chịu đựng nổi áp lực to lớn ấy, đành phải thả Perón từ trong tù ra.


Việc làm đầu tiên sau khi Perón ra tù chính là ôm thật chặt người vợ của mình, và lập tức chính thức cầu hôn bà. Lúc đầu ông kinh ngạc và ấn tượng bởi vẻ đẹp và dũng khí của Evita, cuối cùng lại bị tấm lòng chân thành và cứng rắn của bà chinh phục.

Một di sản tinh thần đáng ngưỡng mộ


Thoáng chốc đã sang năm thứ hai, Perón đắc cử trở thành Tổng thống, Evita nghiễm nhiên đã trở thành đệ nhất phu nhân, khi đó bà chỉ mới 27 tuổi.


Từ một đứa con riêng của người đàn bà may vá chịu đủ mọi lời giễu cợt, đến vũ nữ lâm vào bước đường chìm nổi trong chốn phong trần, rồi trở thành đệ nhất phu nhân Argentina, sau 20 năm bà đã thực hiện được lời thề ngày trẻ mà mọi người cho là bồng bột nhảm nhí.


Sau khi kết hôn không bao lâu, Evita tự cảm thấy bản thân phải hoàn thành những trách nhiệm trọng đại của mình, không dám trễ nại phút nào. Bà vừa mưu cầu phúc lợi cho người dân nghèo, trẻ nhỏ cùng người già, vừa bôn ba theo đuổi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bà còn thành lập hội ngân sách “đệ nhất phu nhân” và trung tâm cứu trợ những người nghèo khổ, đã giúp đỡ vô số những người dân nghèo khổ.

Có một lần, chỉ trong thời gian 48 giờ đồng hồ, bà đã liên tục lên bục diễn thuyết 7 lần. Bác sĩ cố gắng khuyên bà hãy chú ý nghỉ ngơi, bà lại tự hào trả lời rằng: “Tôi nguyện hiến dâng sinh mệnh của mình cho những người nghèo khổ”.


Tuy nhiên ông trời đã không có cho bà quá nhiều thời gian, ngày 9/1/1949, Evita đã ngất xỉu ngay trong lúc đang cắt băng khánh thành. Bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư cổ tử cung, cũng tương đương với việc bà đã bị tuyên án tử hình.


Trên giường bệnh, bà vẫn kiên trì làm việc. Dưới sự cố gắng của Evita, tất cả phụ nữ Argentina đều được quyền bỏ phiếu bầu cử. Bà ngày càng mệt mỏi đến cực điểm, chỉ có thể dựa vào cái giá làm từ khung kim loại giữ cho thân thể thăng bằng.

8h 25 phút tối ngày 26/7/1949, bà gọi Perón đến bên cạnh, nói khẽ với ông rằng: “Cả một đời này của em, chỉ những lúc ốm đau mới chảy nước mắt, 'cô bé còi' không gắng gượng thêm được nữa, em phải đi rồi!”. Năm đó, bà mới 33 tuổi.


Trong đêm đó, truyền hình Argentina nghẹn ngào tuyên bố với người dân cả nước: “Linh hồn của đất nước chúng ta, người lãnh đạo tinh thần của dân tộc chúng ta đã qua đời rồi”.


Hôm diễn ra tang lễ, hơn 700 nghìn người dân cả nước đã đến thủ đô đưa tiễn bông hồng vĩnh hằng của lòng họ, có người khóc ngất ngay nơi hiện trường, có người ra sức chen lên phía trước chỉ để trao nụ hôn lên quan tài của bà.


33 tuổi, cuộc đời của Evita đã kết thúc, nhưng huyền thoại về bà vẫn sẽ luôn sống mãi. Trước đêm kỷ niệm tròn 60 năm ngày mất của bà, tờ tiền giấy kỷ niệm mệnh giá 100 đồng của Argentina đã được phát hành, chân dung in trên mặt của tờ tiền chính là Evita. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên tờ tiền giấy của Argentina.

“Sở dĩ chúng ta lựa chọn phu nhân của Tổng thống Juan Perón, không phải bởi vì bà ấy là bậc thánh nhân, cũng không phải bởi bà ấy chưa từng phạm phải sai lầm, mà bởi bà ấy là một người khiêm nhường và bác ái.


Một người phụ nữ mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng tầng thấp, dù cho bà ấy đã từng sa ngã, nhưng bà ấy vẫn là một thiên thần.”

 

                             Tờ giấy bạc duy nhất của chính phủ Argentina có hình phụ nữ


Hoa hồng dù có rực rỡ hơn nữa, cũng sẽ có ngày khô héo, nhưng điều khiến Evita sống mãi trong lòng người Argentina chính là những giá trị nhân văn sâu sắc mà một đời bà theo đuổi. Cho đến nay, “Evita” vẫn là cái tên được đông đảo người dân Argentina ưa chuộng nhất khi đặt tên cho con gái của mình.

 


Phương Nam

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2021 lúc 9:25am

Thói Đời 

Arnold Schwarzenegger

Cựu lực sĩ thể hình Arnold Schwarzenegger, đồng thời là diễn viên nổi tiếng của Hollywood, cựu Thống Đốc California, doanh nhân, nhà đầu tư, nhà hoạt động vì sức khỏe, đã đăng tấm hình ông ngủ ở ngoài đường ngay phía dưới bức tượng đồng nổi tiếng của chính mình với dòng tâm trạng: "Thời thế đã thay đổi". Lý do của dòng trạng thái này không chỉ ám chỉ việc ông đã già, mà còn ám chỉ sự thay đổi của Chính quyền bang California. Hồi ông mới lên làm thống đốc bang California Mỹ, chính quyền bang đã cho xây dựng khách sạn này với bức tượng của ông phía trước. Chủ sở hữu khách sạn đã nói với ông: "Bất cứ khi nào ông đến, luôn có một phòng đã được đặt trước cho ông tại đây".

Vài năm sau khi Arnold rời khỏi chính trường, ông quay lại khách sạn và người quản lý nói với ông rằng ông không thể ở lại đây vì tất cả các phòng đều đã được đặt kín.

Ông lấy túi ngủ trong xe ra và nằm ngay trước bức tượng của mình với mục đích nói lên rằng: "Khi tôi còn là một người đức cao trọng vọng, người ta luôn muốn tâng bốc tôi. Và khi tôi không còn như vậy nữa, người ta quên luôn tôi là ai và cũng quên luôn lời hứa của họ.. Thời thế đã thay đổi. Đừng bao giờ quá tin tưởng vào vị trí hiện tại của bạn, hay những gì bạn đang có, tiền bạc, sức mạnh, trí tuệ... Sẽ chẳng có cái gì tồn tại mãi mãi."

Bạn sẽ không bao giờ có lại được những gì bạn đang có hôm nay,. Vậy nên hãy sống hết mình. Hãy dành thời gian của bạn cho những điều xứng đáng nhất, những người xứng đáng nhất. Sẽ chỉ dành thời gian cho những người và những điều xứng đáng ...


Khuyết Danh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2021 lúc 7:58am

Vội Giận Mất Khôn 

 

Câu hỏi được đặt ra: Bình thường mấy ai tự nhiên lấy súng bắn người khác (huống gì một người đàn ông 29 tuổi lấy súng bắn một đứa trẻ mới lên sáu)? Nhưng câu chuyện tưởng như đùa, hoàn toàn lãng xẹt ấy cuối cùng đã xảy ra. Đáng tiếc thay, nó liên hệ đến một di dân gốc Việt. Nhìn anh, không ai nghĩ anh sẽ là người nổ súng bắn một đứa trẻ mới lên sáu tuổi.

Cổ nhân Việt từng dạy con cháu: Yêu nhau rào giậu cho kín. Đại khái chỉ vì cái hàng rào không được buộc chặt, gà đi lạc, mèo chạy hoang, chó ăn vụng nồi cá kho, nay mất cái chậu, mai thất lạc cái niêu, rồi thì điều ong tiếng ve những lần nhỏ to xầm xì, tiếng chì tiếng bấc, cuối cùng là hàng xóm xích mích. Để rồi một ngày đẹp trời nào đó chuyện hoàn toàn trái ý cuối cùng đã có dịp xảy ra. Nhẹ là văng tục, là nhục mạ nhau, nặng hơn tí nữa là gậy gộc thuổng mác, nặng hơn nữa là nhập viện, là xẻ ván đóng hòm…

Ở Mỹ cũng thế. Không phải ngẫu nhiên thỉnh thoảng bạn vẫn thấy giữa những ngôi nhà rất đỗi yên bình bỗng mọc lên những cái hàng rào. Chẳng là cái gì cả. Thoạt tưởng thế. Nhưng để tránh những phiền toái, hàng rào cứ thế dựng lên cho chắc ăn, không chỉ vừa riêng tư kín đáo, vừa đúng với phép “nước sông không phạm nước giếng”, song nó tránh được những phiền hà, đỡ lôi thôi, đỡ rách việc! Hàng rào (vì thế) nghiễm nhiên trở thành công cụ mang tính phòng cháy nhiều hơn chữa cháy.

Vâng. Người Mỹ cũng như người Việt. Chuyện xích mích lối xóm luôn trong tình trạng có thể xảy ra (như bom nổ chậm). Vì vậy hàng rào không chỉ là một cấu trúc xây dựng vật lý có nhiệm vụ ngăn đôi hai mảnh đất nằm kế sát nhau, song nó còn là biểu tượng khẳng định chủ quyền của một cá nhân sống trên hai mảnh đất ấy. Thậm chí người đi thuê cũng có quyền riêng tư trên mảnh đất họ thuê nhà. Và hàng rào là cấu trúc khẳng định rõ đâu là giới hạn của chủ nhà, thành ra người cà-nghênh-cà-bật không thể sấn sổ bước vào đất người khác bất cứ lúc nào cũng được…

Tất nhiên ở đâu cũng thế, có sự đụng chạm giữa con người là có những phiền toái lôi thôi. Bạn đọc không lạ văn hóa Việt trong quá khứ người ta thường dặn nhau câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Điều này phần nào khẳng định được thái độ “dĩ hòa vi quý”, tôn trọng lối xóm của người Việt vì có an cư mới lạc nghiệp; còn như phải sống gần hàng xóm hỡi ôi, nhỏ mọn, xấu tính, thô lỗ cục cằn, khỏe cà khịa… không ai có thể cảm thấy thoải mái được.

Trên xứ Mỹ, vẫn còn có những hàng xóm tốt đấy (điều này ta không cãi). Tuy nhiên cảnh gặp phải hàng xóm “ba trời, ba đất” sống rất chán. Có đâu không ra, cỏ mình cắt sạch sẽ, đụng phải ông hàng xóm ăn ở bầy hầy, ẩu, sống tạm bợ, mỹ quan khu nhà quanh đó bị ảnh hưởng lây. Hoặc sống gần mấy vị thích la cà ăn uống tiệc tùng, đêm nào cũng nhạc sống, nhạc chín, loa bùm đánh ầm ỹ nhức óc đinh tai rất phiền toái. Hoặc phải sống gần hàng xóm (gia cảnh khó khăn) nhiều người chen chúc sống trong một căn nhà nhỏ, xe đậu tràn lan ngoài đường, đậu cả lên vệ cỏ, đậu vào những chỗ không được đậu. Hoặc lối xóm là thành phần nghiện hút, nghiện chích. Hoặc gặp phải ông hàng xóm chằn ăn, trăn quấn, đụng cái gì cũng kêu cảnh sát, ca cẩm, càm ràm đủ thứ. Sống gần hàng xóm kiểu đó khiến người ta rất khó chịu, có dịp dọn nhà đi chỗ khác họ nhất định sẽ dọn ngay.

Đầu tháng sáu Tạp chí Oxygen chạy một bài báo có tên Man Shot 6-Year-Old; Attacked Him With A Sledgehammer For Leaving His Bike On Front Lawn, Family Says. Mới đọc, cứ tưởng người đàn ông trong bài báo là người lớn tuổi, da trắng, khó tính, cục cằn, vì quá giận thằng nhóc hàng xóm rắn mắt, biểu hoài không nghe, liệng xe đạp bừa bãi trên sân cỏ nhà ông nên ông mới đem súng ra… bắn!

Nhưng khi đọc kỹ bài báo mới giật mình. Hóa ra đó không phải là một người đàn ông lớn tuổi, da trắng, tự cho mình có những cái quyền đặc biệt quan trọng hơn người khác. Thay vào đó người nổ súng bắn đứa trẻ sáu tuổi là một đồng hương gốc Việt. Nhìn tấm ảnh người ta chụp anh rồi đưa lên mạng mà lòng chợt se lại. Anh trông rất hiền, vẻ mặt không hề có những dấu hiệu nào cho thấy anh là người máu lạnh, thích nổ súng là nổ. Nhìn anh giống như bao người đồng hương Việt Nam khác. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Ai có lỗi. Anh có phải là nạn nhân của một câu chuyện lẽ ra cần được nhìn qua lăng kính trên diện rộng trước khi đưa ra những nhận xét vội vã.

Vâng. Đọc sơ qua tít bài báo nhiều người khó tránh kết luận người nổ súng là kẻ xấu còn đứa trẻ sáu tuổi đích thực là một nạn nhân. Tạm không luận chuyện ai xấu, ai tốt, càng không đôi co cãi chày, cãi cối ai đúng, ai sai ở đây; nhưng như người Việt mình hay nói: Bụt trên tòa gà nào mổ mắt! Liệu câu chuyện này có nên được nhìn từ lăng kính khác biệt văn hóa. (Hoặc) người ta có nên nhìn vào vấn đề một cách nghiêm túc hơn, thảo luận kỹ hơn về trách nhiệm tối thiểu đối với chòm xóm chung quanh khác.

Khi những câu chuyện giật gân kiểu này được loan đi, các chi tiết “tình ngay, lý gian” thường dễ khiến người khác kết luận theo cảm xúc cá nhân. Họ dễ nổi giận, dễ qui kết. Họ dễ rơi vào cái bẫy cám dỗ chỉ trích vội vã khi chưa có đủ thông tin chính xác. Thế là ô-tô-ma-tíc, thói thường, chuyện lôi thôi giữa một người lớn và một đứa trẻ, một bên là cây súng lăm lăm trong tay, một bên là thằng nhóc với chiếc xe đạp bỏ quên cho phép họ dễ dàng quở trách người đàn ông gốc Á: Tại sao anh ta sống quá nhỏ nhen ích kỷ, thậm chí hành xử hết sức bất cẩn (nếu không nói là nguy hiểm) khi nổ súng bắn vào tay đứa nhỏ.

Theo các nhân viên tại bệnh viện, viên đạn do người đàn ông gốc Á bắn hôm đó thực ra hết sức nguy hiểm, chỉ cần chệch qua bên phải hay bên trái một chút là đứa trẻ sáu tuổi ấy không còn tồn tại trên mặt đất nữa. Vâng. Một biến cố ngoài ý muốn xảy ra. Một câu chuyện càng gẫm càng thấy nó vô lý, vô duyên. Một đứa trẻ bỏ quên chiếc xe đạp quay lại lấy rồi bị bắn. Người ta phải đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Vết thương có thể dẫn đến án mạng, người ta bảo thế; phải chăng do hội chứng thổi phồng, bé xé ra to, cứ làm ầm ỹ trước cái đã những chuyện khác tính sau!

Ban đầu số tiền thế chấp tại ngoại hậu tra (bond) là $10.000, tuy nhiên sau đó người thân của em nhỏ không đồng ý. Họ phản đối với lý do rất có thể trước đó em đã không may mắn bị bắn chết. Chỉ cần viên đạn lệch qua một bên, khả năng em nhỏ trở thành người thiên cổ trước khi học xong bậc tiểu học là hoàn toàn có thể. Cuối cùng số tiền bond thế chấp được đẩy lên mức $100.000.

Tên của người đàn ông gốc Á 29 tuổi là Ryan Le-Nguyen. Một cái tên cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản nhất về nguyên quán gốc gác, đặc biệt đối với những di dân gốc Việt sống ở Mỹ hay người Việt bên nhà. Không ngoa, với bạn đọc, cái tên ấy đã nói khá rõ về gốc gác cội nguồn của anh. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Câu chuyện của anh, gẫm kỹ, chiết tự một chút, nhất định có liên quan đến cộng đồng người Việt chúng ta ở một góc độ nào đó.

Nhìn tấm ảnh của anh được tải lên mạng, người ta càng thấy ngạc nhiên hơn. Anh Ryan Le-Nguyen nhìn rất bình thường, không xâm mình, không bặm trợn hung hăng. Anh là týp người (qua ảnh) không để lại những ác cảm khó ưa. Người ta không thể tin anh là người tùy tiện nổ súng bắn một đứa trẻ sáu tuổi chỉ vì một chiếc xe đạp bị bỏ quên trên sân cỏ. Nhất định phải có những uẩn khúc bên trong.

Trở lại vấn đề, tất nhiên chúng ta sẽ loại bỏ những cảm xúc “bầu ơi thương lấy bí cùng” nặng tính đồng bào, đồng hương, giữ cho tâm trạng cảm xúc được trung thực khách quan nhất. Chuyện gì đã xảy ra khi chúng ta nghe tin anh Ryan Le-Nguyen vướng phải một chuyện chẳng mấy vui vẻ gì. Đúng thế, chẳng ai ngờ một ngày đẹp trời câu chuyện “100% chẳng ai muốn” đã xảy ra. Anh rơi vào cảnh vô phúc đáo tụng đình. Tai tiếng và bao suy nghĩ dây dưa tiêu cực. Ngàn lần không, vạn lần không, anh bạn đồng hương Ryan Le-Nguyen của chúng ta rất có thể chỉ vì một phút mất bình tĩnh…

Trấn Ypsilanti Township của Michigan, một thành phố nhỏ (charter town) sẽ hiền hòa yên bình như lẽ ra nó rất nên được như thế. Thống kê dân số năm 2010 tại đây có khoảng hơn 53.000 dân. Tiểu bang Michigan hiện đang gặp nhiều khó khăn vì kỹ nghệ sản xuất xe hơi gặp nhiều khó khăn. Đã vậy, dân chúng nơi đây tìm cách dọn đi nơi khác. Nhiều khu dân cư biến thành những con phố ma tại nhiều thành phố. Hạ tầng cơ sở bị bỏ bê. Cuộc sống vốn dĩ đã có quá nhiều thứ phải lo đến; gia đình anh Ryan Le-Nguyen nhất định không cần thêm bất cứ sự phiền toái nhức đầu nào khác nữa.

Đứa trẻ bị bắn là Coby Daniel, da đen, mới sáu tuổi, nhưng cách nói chuyện tỏ ra lém lỉnh khôn lanh khác thường. Theo lời ông bố của cháu bé là anh Arnold Daniel nhiều lần thấy anh Ryan Le-Nguyen vứt một trong những chiếc xe của gia đình họ. Có lẽ do thấy chiếc xe đạp vứt ngổn ngang trước sân nhiều lần, rồi lời qua tiếng lại, bảo hoài không ai chịu nghe, cuối cùng là cằn nhằn, là to tiếng. Người lớn tức khí, đặc biệt khi trẻ nhỏ không được dạy bảo đàng hoàng tử tế, hàng xóm bất kính, khinh thường nhau, cuối cùng là hiệu ứng giọt nước cuối cùng tràn ly, súng đạn lại quá sẵn, vội giận mất khôn. Đúng là không có cái phiền nào giống cái phiền nào…

Bài báo không đưa ra đầy đủ chi tiết nên người ta không thể minh định cụ thể nguyên do dẫn đến vụ nổ súng. Một viên đạn bắn vào tay, em nhỏ bị thương nay đã bình phục, nhưng cộng đồng trấn Ypsilanti Township không thể như xưa nữa. Rồi gốc gác của người đàn ông gốc Á sẽ được người ta nói đến. Có phải đây là khu chúng cư (nên trẻ tha hồ vứt xe đạp bừa bãi) như vẫn thấy ở nhiều khu chung cư xập xệ khác? Đây là khu mất an ninh (nên người ta phải thủ súng)? Hay chi tiết anh Ryan Le-Nguyen từng lấy búa (sledgehammer) rượt đuổi cậu bé cho thấy mối quan hệ giao hảo chòm xóm trong tình trạng báo động.

Cuối cùng vì ghét nhau nên mối hằn học càng ngày càng đào khoét sâu hơn vào các mối quan hệ. Rồi những tiếng cười châm chọc khả ố. Những hằn học ánh mắt miệt khinh. Những khiêu khích lộ liễu ra mặt. Những nóng máu. Những tức khí. Ghen ăn tức ở. Mỹ đen có quyền không ưa Mỹ vàng cũng như Mỹ vàng không cần phải khách sáo với bất kể loại Mỹ nào. Vì bài báo không cung cấp đầy đủ chi tiết, người đọc, nhất là người Việt từng có nhiều kinh nghiệm với cảnh sống chung đụng, những khu chúng cư phức tạp, những nơi trà trộn người xấu kẻ tốt, vàng thau lẫn lộn, lộn xộn lu xà bù… có quyền nghĩ khác.

Có câu nói: Trẻ con mất lòng người lớn. Cậu bé Coby Daniel rất lém lỉnh. Hãy nghe cậu trả lời phỏng vấn đài TV Fox 2 (nguyên văn) bạn sẽ ngạc nhiên: He tried hitting me with a sledgehammer but that’s not going to work because I’m too fast. [Then he] got a gun and BOOM shot me right here. Có thể chỉ vì những đứa trẻ rắn mắt, không được người lớn dạy bảo tử tế, chúng hỗn, phá phách nghịch ngợm quá đáng khiến hàng xóm nổi giận.

Đã thế ở Mỹ người ta thường quý trẻ con. Xã hội thường kết án những ai gây hại đến trẻ con. Câu chuyện anh Ryan Le-Nguyen có thể còn dấy lên những hệ lụy. Người Châu Á từng bị hiềm tỵ chống đối dạo gần nay, nay mai tại trấn Ypsilanti Township nơi anh Ryan Le-Nguyen sống nói riêng và nhiều nơi khác trên nước Mỹ câu chuyện không đáng có này sẽ tiếp tục lan truyền, nhất là tại các cộng đồng Mỹ gốc Việt và cộng đồng da đen.

Thế mới biết khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống. Có lẽ nói dễ, làm khó. Không phải vô cớ tự nhiên anh Ryan Le-Nguyen tự nhiên nổ súng bắn một đứa trẻ. Nhưng thôi, nói mãi vẫn chỉ là chuyện phỏng đoán già non. Chắc chắn một điều, bài học của anh Ryan Le-Nguyen, mong thay, giá trị của nó cũng là giá trị bài học dành cho nhiều người Việt sống trên đất Mỹ như chúng ta: Vội giận, mất khôn.

Nguyễn Thơ Sinh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2021 lúc 7:37am
SÀI GÒN LẠ THIỆT






Lạ thiệt chớ hổng giỡn.

Ai đời đi thay pin cái máy, ghé tiệm hỏi. Chị chủ kêu, pin có 2 loại, loại thường 60k, loại khác nhãn của Thụy Sỹ, 150k. Em lấy loại 60k nè, tốt gần như nhau, khác cái mác thôi! Đi mua con cá chép chợ hẻm, giá 90k, bóp còn có 60k. Anh bán cá không quen biết nói, thôi em đưa 60k cũng được, bữa nào ghé gởi anh 30k sau. Quen biết gì đâu, tui xù thì sao? Sài Gòn lạ thiệt.

Sáng đi bộ ra chợ, gặp anh Hai từ miền Tây lên bán rau. Thấy rau xanh tươi, mua luôn 50k. Lúc tính tiền mới nhớ mình đi dạo tập thể dục, đâu có mang bóp. Anh Hai miền Tây cười tươi thiệt tươi: “Thôi khỏi, chừng nào chị gặp tui lại, trả sau cũng được mà." Quen biết gì đâu. Báo hại tui suốt 1 tuần phải đi bộ đúng đường đó, đúng giờ đó mới gặp lại anh Hai rau. Sài Gòn lạ thiệt.

Còn chuyện hỏi đường nữa. Chỉ đường rồi còn chạy theo một đoạn để mình khỏi lạc. Người Sài Gòn lạ thiệt.

Ờ, người ta nói người Sài Gòn thiếu gì tiền. Người Sài Gòn chắt bóp từng đồng chia sẻ cho nhau thôi. Như cái thùng ở Tô Hiến Thành Quận 10, các y bác sĩ góp tiền lại, đổi ra tiền lẻ 5k, bỏ vô thùng mica trưng ngoài đường với hàng chữ: “Nếu bạn gặp khó khăn hãy lấy 3 tờ.” Ba tờ vị chi là 15k, đủ 1 suất cơm nhỏ cho người túng thiếu.

Người Sài Gòn có thể nghèo nhưng không nghèo tấm lòng. Vậy nên mới có anh Lâm Văn Cuộc, bảo vệ ở quán cà phê trên đường Mạc Thị Bưởi, Quận 1. Thấy ai hư xe hoặc hết xăng anh đều giúp đỡ. Ai lấy tiền ra gởi biếu, anh đều từ chối và nói: "Khỏi mà!" Xe nào hết xăng thì anh lấy xăng xe mình chiết ra cho. Những người được cho ai cũng thấy lạ, hỏi sao anh giúp nhiệt tình vậy. Anh chỉ trả lời: “Trời ơi, tiền bạc gì. Xe tui lúc nào cũng đầy bình, cho một chai xăng xị rưỡi, hai xị có đáng là bao." Lại có anh Nguyễn Văn Hiếu 40 tuổi quê Tiền Giang lên Sài Gòn làm bảo vệ cho một cửa hàng trên đường Hoàng Diệu. Sau giờ làm anh ra ngồi vỉa hè và trưng cái bảng lạ đời: "Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Đừng ngại, kêu vá liền. 24/24." Sài Gòn lạ thiệt.

“Sài Gòn không thiếu tiền” nói xuôi hay nói ngược đều được. Bởi nói xuôi thì rằng Sài Gòn là đầu tàu kinh tế cả nước. Nói ngược là bởi Sài Gòn còn rất nhiều phận đời lầm lũi. Nhưng Sài Gòn có cái tình, cái tình đơn sơ đôn hậu.

Sài Gòn ấm áp tình người. Phải nói là thương quá chừng thương. Sài Gòn ơi!



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jul/2021 lúc 7:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jul/2021 lúc 9:30am

Chuyện Không Cũ Bao Giờ 



Sáng nay, người nhà mang về cho mình ly café đá. Nhìn mà sững người không tin được. Bởi giờ này, Sài Gòn có ai mà dám lộ diện bán buôn gì được nữa đâu. Khắp nơi, xe công an, dân phòng cứ rà rà dòm ngó, thấy chỗ nào có dấu hiệu lén bán, là xông vào phạt tức thì, không nói nhiều. 

Hóa ra, đuối quá, nhiều nơi vẫn tìm cách bán cho khách quen. 

Những cánh cửa bí mật quen thuộc của Sài Gòn lại khép mở. Người mua lén lén mang đi. Người bán hé cửa, thấy ai quen lại gần thì suỵt, hỏi có mua không. Kiểu y như hồi sau năm 1975, người đổi đôla hay bán vàng cũng thì thà thì thụt như vậy. Nhìn ly café mà thương. Kiếm được chút nào thì ráng, chứ không ai dám đợi, cũng không ai dám tin vào lời hứa sẽ có hỗ trợ của chính quyền.

Chỉ thị 16 của nhà nước nói vậy, mà không phải vậy. Bởi Nhà nước phong tỏa nhưng tự co giãn cho mình mà không co giãn cho người dân. Các khu họp chợ ngoài trời đều bị giăng dây, cấm bán. Nhưng các hệ thống siêu thị của nhà nước thì vẫn mở bán, độc quyền giá cả và hàng hóa vào lúc này. Nhà nước nói cấm tụ tập ở nơi khép kín vì dễ lây. Nhưng các siêu thị như vậy thì ngút người, nhưng đố ai dám hỏi ngược chính quyền cả. 

Mình nhớ một cô bán hàng chợ rong, mọi thứ vẫn chất đầy lên một chiếc xe máy cũ. Nào là thịt heo, gà làm sẵn. Rồi rau quả… cô còn trẻ lắm và tháo vát. Ngày nào cũng chạy vào hẻm gần nhà để chờ mấy người quen ghé vào mua. Lúc rảnh rỗi, cô ngồi ngó lung, nét mặt ít niềm vui. Hỏi thăm qua mới biết, cô từ Thái Bình vào, nơi miền quê nghèo, người dân phải chịu nhiều loại thuế nhất của Việt Nam. Cô nói chỉ có đi xa như vầy, cô mới hy vọng kiếm sống và gửi tiền chút đỉnh về nhà 

Những ly café nhỏ, dễ giấu còn bán được, nhưng gánh hàng như cô gái đến từ Thái Bình thì chắc đành chịu chết, đành nằm nhà thở dài mong một lúc nào đó, chỉ thị này, chỉ thị nọ sẽ sớm qua. Nếu giờ này mà cô cố ra đường, cố chạy ít tiền để đóng tiền nhà hay gửi dăm ba trăm về quê, cô sẽ không bao giờ chứng mình được tính “cần thiết”, hay “chính đáng” mà nhà nước đề cập tới. 

Người dân như cô gái bán hàng nếu tuân thủ chỉ thị 16, và mong được giúp đỡ trong gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng như nhà nước vừa loan, thì báo chí cho biết cứ làm đơn, sẽ được duyệt. Đơn gửi lên Ủy ban gần nhất sẽ được duyệt trong 7 đến 10 ngày. Nhưng kiểu như cô, thì có gửi cũng chưa chắc gì được duyệt. Năm 2020, không cần phải làm đơn như gói 62.000 tỷ đồng, nhưng khối người nghèo đã bị gạt ra vì “không đủ tiêu chuẩn”, cô nói mình không dám mơ, và không muốn gửi đơn, để rồi thất vọng. Con số bị gạt nhiều đến mức là 62.000 tỷ đồng, đến tháng 5-2021, chỉ phát được hơn 15.000 tỷ đồng thôi.

Chuyện không cũ bao giờ ở Việt Nam, đặc biệt với dân Sài Gòn, là những điều nghe nói – rồi không có, của người cầm quyền trong lúc ngặt nghèo. Mùa phong thành này, đó là chuyện cứ lặp đi lặp lại không thôi. Đó cũng là lý do người dân cứ đổ ra đường, mỗi người một lý do, chạy sống chạy chết cho mình, bất kể hàng trăm chốt gác, barie, kẽm gai đang phân chia Sài Gòn như vào một mùa chống bạo loạn, thậm chí không vượt qua được, có khi tốn tiền phạt bằng 1/5 tháng lương.

Anh bạn trẻ Nhật Huỳnh, một người quen trên facebook kể rằng sáng 12-7, anh đi trên vỉa hè, trước nhiều cửa nhà bị giăng dây, có nhà buông rèm một nửa, bên trong có người ngồi, thỉnh thoảng bước ra ngoài, ngó ngó.

– Mua gì anh ơi – một cô gái trẻ hỏi khi thấy anh Huỳnh vừa đi chậm vừa ngó dáo dác – ở đây tụi em có vịt, gà, anh mua gì?

 Huỳnh kể anh may mắn mua được con vịt với giá 75.000 / ký. Nói là may vì nãy giờ chạy trên dãy phố này, anh cũng thấy vài nhà bán như cô em này nhưng khi vô hỏi, thì họ lắc đầu nguầy nguậy. Huỳnh đem tâm sự này nói với cô gái trong lúc chờ lấy hàng, cô gái phì cười:

– Tại thấy anh lạ, họ tưởng anh là chỉ điểm đó. M* tụi nó! Người ta buôn bán đàng hoàng, tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch mà nó coi người ta như tội phạm, giả vờ cho người mặc thường phục lân la rồi xông vào bắt. Đã không giúp dân thì thôi chứ….

Anh Huỳnh viết trên facebook rằng thấy những lúc nguy cấp, dân thà tin vào chính mình dù bất chấp nguy hiểm chực chờ (có khi là vi phạm pháp luật) hơn là tin vào lời hứa của lãnh đạo, bởi không phải tự nhiên mà dân nhác trông thấy họ thì gọi bằng 2 từ gần gũi: “tụi nó”.

Trên trang nhà của nhà thơ Đỗ Trung Quân, có câu nói hài hước “Xin hãy để cụ Thiệu được siêu thoát!”, ai nấy coi đều cười. Bởi khắp nơi, dân chúng cứ nhắc lại câu tuyên bố bất hủ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tại Việt Nam, tại Sài Gòn mùa phong tỏa này xảy ra vô số những chuyện không khó tin được, mà nhớ cụ.

Lớn nhất là vụ nhà cầm quyền ở Sài Gòn bữa trước nói như đinh đóng cột “không có chuyện phong tỏa Sài gòn”. Truyền hình báo chí đưa rầm rộ, nói dữ dằn như thể ai bị bắt gặp là a lê, lên đồn công an liền. Đùng một cái, ngay bữa sau thì truyền thông nhà nước như đeo mặt nạ, nói tỉnh bơ, tuyên bố phong tỏa Sài Gòn.

Không có một lời xin lỗi nào, và cũng không có ai của phía chính quyền phải chịu trách nhiệm với dân chúng về sự bát nháo và nhếch nhác của cả một hệ thống chính trị.

Trên trang nhà của luật sư Lê Công Định, có ghi lại chuyện này, rằng “Năm 1985, lúc tôi 17 tuổi, báo đài liên tục đăng thông báo bác bỏ tin đồn đổi tiền. Đùng một cái tin đồn thành tin chính thức. 36 năm sau VTV và các báo vẫn làm y như vậy, qua nay cứ bác bỏ tin đồn cho đã rồi bây giờ thành … trật lất. Chơi kỳ dzậy mấy cha?”

Cụ Thiệu lại không thể sớm siêu thoát nữa rồi, như lời nhà thơ Đỗ Trung Quân nói.

Cứ vậy, mà biết bao nhiêu chuyện lại dội về với người dân Sài Gòn, những chuyện đã lâu lắm rồi, nhưng lại không cũ bao giờ. Các trang mạng xã hội, các trang blog… lại có dịp đào xới những điều rất quen và rất đau.

Chẳng hạn như sau 1975, thông báo tất cả các sĩ quan Úy, Tá của VNCH đi học tập 7 ngày, theo kênh Ủy ban Quân quản. 7 ngày ấy, cũng là một kiểu đổi tiền sinh mệnh. Có người đi đến 10 năm mới về, có người bỏ mạng ở rừng sâu núi thẳm. Không ai giải thích tại sao, và không ai biết thằng quỷ nào ra cái thông báo lừa gạt dữ thần vậy.

Nhớ đến 3 lần đổi tiền vào năm 1975, 1978 và 1985. Lần nào thông tin cũng bị rò rỉ ra ngoài ít nhiều, dân chúng lo âu thì báo chí, truyền hình nói đừng nghe những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc, gây hoang mang dư luận. Nhưng rồi chỉ ít ngày sau, việc đổi tiền đã xảy ra như ai cũng đã biết. Nhiều gia đình có người tự tử, nhiều người liều mình ra đi vì không sản nghiệp không còn gì.

Thật may mắn cho những người yên ổn ở bên ngoài Việt Nam. Họ sống với tương lai và thanh thản với những điều đã ngủ yên. Nhưng nếu sống ở Việt Nam, bạn cứ được khều nhắc lại, và luôn được sống lại với những câu chuyện không cũ bao giờ.


12/07/2021  

Tuấn Khanh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jul/2021 lúc 9:06am

“Ông Bà Ơi, Tôi Đói Quá”…! 

Tình nguyện viên Nguyễn Huyền Trang trao phần cơm nhân ái cho một bà cụ 

      

Hôm bữa, vô tình xem một clip người ta phát trên Facebook. Hình như là chương trình giải trí gì đó của Đài truyền hình Thành Hồ, được mấy fanpage trích đoạn rồi đăng lại. Nhiều năm không xem truyền hình nhà nước nên không biết chương trình nào với chương trình nào nữa. Đã định lướt qua, nhưng thấy nhạc sĩ Trần Tiến xuất hiện trên màn hình, tò mò nán lại xem. Dù gì, Trần Tiến vẫn là một trong số những nhạc sĩ ít ỏi còn lại mà tôi có cảm tình. Người dẫn chương trình hỏi nhạc sĩ Trần Tiến, rằng kỷ niệm nào của thập niên 80 khiến ông nhớ nhất. Trần Tiến trả lời, không đắn đo, đầy vẻ tự sự và (đương nhiên) rất nghệ sĩ: “Đói. Tôi nhớ nhất là những năm ấy đói”… 

Cái “đói” nhạc sĩ Trần Tiến nhắc đến, thuộc về những năm 1980, tưởng sẽ chẳng bao giờ có cơ hội ló mặt trên mảnh đất Sài Gòn này vài chục năm sau đó. Gì chứ cái nghèo thì vô số, nhưng đói, nếu có, cũng hiếm. Nghĩa là “cái đói” không còn phổ biến như trước, hồi mà nhà nhà đều đói, người người đều đói. Thế mà hôm nay nó xộc đến trước cơn thảng thốt của bao người.

Chẳng biết có nên so sánh cái đói của thời bao cấp với cái đói của ngày hôm nay không. Ừ thì xã hội bây giờ nó khác xưa, không còn cảnh ngăn sông cấm chợ, không còn cảnh mua một miếng thịt mà cả kẻ mua lẫn người bán đều vụng trộm, lén lút như đi ăn cắp. Ôi không, có cái gì đó giông giống thì phải. Ngừng đôi chút nghĩ lại coi. Đúng rồi, chả phải dăm hôm trước, mới dăm hôm trước thôi, chồng tôi chẳng đã làm cái việc “vụng trộm” bất đắc dĩ ấy còn gì. Suốt mấy hôm nhà không có rau ăn, chồng tôi đành xách xe lượn ra chợ, hy vọng sẽ mua được vài mớ rau. Các cụ ngày xưa nói cấm sai “ăn cơm không rau như đánh nhau không chửi”. Con bé Tôm thiếu rau, bị táo bón, ngồi bô rặn đỏ cả mặt. Thấy thương.

“Đi chợ” là cách nói theo thói quen. Chứ làm gì còn chợ mà đi. Người ta cấm tiệt từ khi “phong thành” rồi. Chính xác là đi vòng vòng từ nhà ra hướng chợ xem có kiếm được gì để mua không. Một lúc sau chồng tôi về, mồ hôi nhễ nhãi. Tôi chạy ra mở cổng, không giấu được vẻ hồi hộp: “Anh có kiếm được mớ rau nào không?” Chồng tôi không trả lời, chắc do mệt và căng thẳng. Anh gỡ từ quai xe ra hai cái túi đưa cho tôi. Kìa, có những hai mớ rau lang, một mớ rau muống.

Lại còn mua được cả một ký thịt bò ngoài dự định nữa. Mấy mớ rau này ăn dè cũng được vài bữa. Tôi vội vã mang vào bếp, lấy một ít ra nấu, còn lại cất trong tủ lạnh. Ôi chao, có nằm mơ cũng không thể hình dung nổi, ở tuổi ngoài bốn mươi, tôi lại chạm mặt với cái cảm giác “mong như mong mẹ về chợ” của một thời thơ ấu khó nghèo ngày ấy. Chỉ có điều, người đi chợ hôm nay không phải mẹ, mà là chồng tôi. Và tôi, đang là một người mẹ mang vác nỗi ám ảnh về cơn thiếu thốn con cái mình sẽ hứng chịu trong những ngày sắp tới, nếu Sài Gòn tiếp tục bị siết chặt.

Chồng tôi kể, anh ấy vừa đi khỏi thì đám công an và dân phòng ập tới, lập biên bản phạt bà bán thịt trong lúc bà đang bán cho hai người mới đến. Chồng tôi, thế là may. Nếu không thì lôi thôi to. Với anh ấy, sẽ chẳng có chuyện chấp nhận để bị phạt vô lý thế. Gì chứ chuyện cãi lý, đôi co là không tránh khỏi. Rồi biết đâu, lại bị lôi ra đồn công an. Tiện dịp, sẽ bị dí cho cái tai họa nào đó vì thuộc thành phần “phản động”.

Kể mãi chuyện nhà cũng chán. Dù gì, nói thật, nếu Sài Gòn bị siết chặt thêm dăm bảy ngày nữa, nhà tôi vẫn có cơm để ăn. May mắn hơn rất nhiều người khác. Họ đói. Đói từ khi Sài Gòn còn đang bị áp dụng “Chỉ thị 15”, chưa siết chặt bằng “Chỉ thị 16” như sau này. Câu chuyện xảy ra chừng ba tuần trước được chị bạn tôi kể lại. Chả là suốt gần hai tháng bị nhốt trong nhà, thằng con trai mười tuổi của chị có dấu hiệu tâm lý bất thường. Lúc thì như nổi loạn, khi lại trầm tư ít nói. Thương con, hai vợ chồng đánh liều chở thằng bé lên trung tâm thành phố chơi, hy vọng cuộc “thay đổi không khí” sẽ giúp con thoải mái hơn.

Đường sá vắng tanh vì ai cũng được khuyến cáo không nên ra ngoài nếu không thật sự cần thiết. Khu vực Nhà thờ Đức Bà bình thường đông đúc là vậy, hôm nay bỗng rộng mênh mông, nằm im như tiếng thở khẽ khàng, mệt mỏi của thành phố những ngày đau bệnh. Một người đàn ông đeo máy chụp hình, tiến lại gần chị bạn tôi, cất tiếng mời: “Anh chị và cháu chụp tấm hình lưu niệm, tôi chụp cho. Chỉ hai mươi phút là có hình thôi”.

Trong lúc chờ lấy hình, người mẹ đem gói bánh từ trong túi xách ra, đưa cho con. Thằng bé vừa ăn được mấy miếng, một người đàn ông tiến lại gần, vẻ rụt rè: “Cô ơi, làm ơn cho tôi xin chút gì để ăn. Tôi đói quá!”. Chị bạn tôi sững sờ. Không phải vì sự xuất hiện đột ngột của người đàn ông lạ mặt. Ba chữ “tôi đói quá” dội vào tâm can chị, cồn cào như chính cơn đói của người đối diện. Người đàn ông là một lao động tự do, từ khi Sài Gòn bị phong tỏa, ông thất nghiệp, đành xách xe ra đường hy vọng sẽ có ai đó thuê chở đi đâu. Nhưng dịch bệnh, giãn cách thế này, người ta đâu có nhu cầu đi lại. Hơn nữa, cần thì đã gọi Grab, đâu đến lượt xe ôm dạo. Ông ấy đã nhịn đói gần hai ngày, và ngồi bên vỉa hè chờ đợi. Có thể là chờ đợi một bữa ăn từ thiện nào đó, hoặc hy vọng một cuốc xe ôm từ khách vãng lai.

Người đàn ông ngồi bên vỉa hè với tấm bánh chị bạn tôi tặng. Vì lý do tế nhị, chị không dám chụp gần. Tấm hình này, như là một cách lưu giữ lại khoảnh khắc đau yếu của Sài Gòn

                           

Nhưng hôm ấy, chị bạn tôi không chỉ gặp một người đói. Một cụ bà nhem nhuốc; một người mẹ mệt nhoài đang ôm con; một ông cụ gầy yếu; vài người thất nghiệp… Họ lê từng bước nặng nề tiến về phía cặp vợ chồng mới đến để xin sự giúp đỡ.

Gói bánh của cậu con trai không đủ chia cho họ. Số tiền ít ỏi trong ví của anh chồng dốc hết ra, chỉ giúp được vài người qua cơn đói trước mắt. Trên đường về, anh chồng bảo “Gặp nhiều cảnh khổ quá. Hôm nay có mang theo 20 triệu chắc cũng không đủ giúp họ như mình muốn”. Chị vợ không nói gì, người như lả đi vì cảm giác bất lực và xót thương.

Chị nói với tôi: “Em ơi, chắc chị đóng Facebook quá. Chị không chịu đựng nổi khi hàng ngày chứng kiến những cảnh đói khổ, tuyệt vọng của dân mình thế này. Thương quá”. Ừ, thì cũng chỉ dân mình thương dân mình thật sự. Thương bằng miếng cơm, tấm bánh san sẻ cho nhau giữa cơn khốn khó. Thương mộc mạc, thiệt tình thế thôi, cần chi những khẩu hiệu rổn rảng đinh tai nhức óc.

Sài Gòn nhiều người đang đói. Và có vẻ cái đói không muốn ở yên Sài Gòn. Hai hôm trước (ngày 17 Tháng Bảy), người ta đã quyết định siết chặt 19 tỉnh thành phía Nam bằng “Chỉ thị 16” . Vậy là cùng với dịch bệnh, với đủ loại chỉ thị, chỉ đạo, nghị quyết…, cái đói sẽ bủa vây nhiều phận người trong những ngày sắp tới. Cái đói của hôm nay khác nhiều so với cái đói của thập niên 1980 mà nhạc sĩ Trần Tiến nhắc đến. Hôm nay, cái đói bị bỏ quên, bị ai đó cố tình tẩy xóa bằng đủ thứ ngôn ngữ, hình ảnh phô trương trên mặt báo, trên loa phát thanh, trên truyền hình khắp cả nước. Nhưng nó vẫn hiện diện trên đường phố, khắp các ngõ nghách, trong những căn nhà trọ lụp xụp tồi tàn của thành phố một thời hoa lệ.

Vậy nên, chẳng thể gọi nó bằng một cái tên nào khác. Đói là Đói.


Phạm Thanh Nghiên


  • 19 tháng 7, 2021
  • Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 22725
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jul/2021 lúc 11:37am

    Tiếng Mỹ Và Tôi 


    Sau gần 40 năm ở đây, tiếng Mỹ ăn đong của tôi ngày càng tệ hại. Cho đến ngày về hưu thì "the play came to an end"!

    Ở Little SG này cần quái gì tiếng Mỹ! Mọi giao dịch từ nhà băng, bệnh viện, cơ quan hành chính... đều có thông dịch viên, như vậy nhớ tiếng Mẽo mần chi? 

    Thành thử, vốn tiếng Mỹ của tôi cứ càng ngày càng hao hụt. Cũng may là tuần nào cũng hát nhạc Mỹ, nên khi hát bản nhạc của Beatles, tựa đề I SAW HER STANDING THERE, tôi cứ suy ra Paul Mc Cartney nói với bồ là TUI THẤY CÔ ĐI TÈ Ở ĐÂY! 

    Nhớ lại năm ngoái, có nhỏ em vợ và chồng nó từ VN qua đây diện bảo lãnh, tôi phải dẫn đi làm giấy tờ. Chỗ hướng dẫn làm giấy tờ có 2 nhân viên, 1 Mỹ, 1 Việt. 

    Đến lượt vợ chồng con em vợ là phải tiếp xúc với nhân viên Mỹ, chắc chắn là tôi phải giúp vợ chồng nó bằng cách văng tiếng Mỹ ba rọi của mình ra rồi. Mà Mỹ nó hỏi thì giống như Mike Tyson nó đấm mình vậy, bị nó hỏi đã tá hỏa tam tinh, không hiểu gì cả thì trả lời làm sao? 

    May quá, quay ra sau, thấy có 1 anh Mỹ, tôi bèn rất lịch sự, văng ra 1 câu tiếng Mỹ: GO AHEAD, SIR! Anh Mỹ già cám ơn tôi, rồi vội vã đi lên để gặp nhân viên Mỹ. Thế là vợ chồng cô em vợ tôi được gặp nhân viên VN. Kể ra tôi cũng khá sì-mạc (smart) đấy chứ! 

    Xong chuyện rồi, tôi dậy bảo ngay 2 vợ chồng cô em vợ:

    - Xứ này là xứ người ta, tụi em nhớ đấy, lúc nào cũng phải nhường Mỹ trắng, còn Mỹ đen, Mễ với người Việt, khỏi nhường! Hỗn với Mỹ trắng, nó đuổi về nước đấy, xứ là xứ của nó, nó đuổi mình lúc nào không được?  

    Hai vợ chồng em vợ mới sang tin như sấm!!!

    Rồi tôi lại chỉ tụi nó 1 mánh của tôi:

    - Khi nào gặp thằng Mỹ nói nhiều và nhanh quá, mà thằng Mỹ nào cũng nói nhanh và dài dòng cả tụi em cứ nói: THAT'S RIGHT? hay REALLY! cho anh, bảo đảm nó sẽ mến em ngay!... Không hiểu nó nói gì thì cứ Yes loạn cả lên, còn hơn là nói No. Nó nói xong, mình cứ THANK YOU là nó biết ngay mình là người có học thức và lại càng mến mộ mình hơn! 

    Hồi còn mồ ma bà cụ tôi, có lần cụ phải vào bệnh viện. Vào thăm cụ, tôi được cụ nhờ ngay:  

    - Con ơi, nói với con Mễ y tá rằng mẹ muốn đi cầu, con nhé!

    Tôi quay sang con Mễ y tá đang lúi húi gần đó nhưng bối rối ngay! Mẹ kiếp, cả đời mình có bao giờ phải nói tiếng ĐI CẦU bằng tiếng Mỹ đâu? Cần đi cầu là cứ oai phong lẫm liệt đi vào Rét Rum chứ đâu có phải nói TÔI ĐI CẦU bằng tiếng Mỹ ? Chẳng lẽ lại dùng vẹc-bờ TO sh*t, nghe thô lỗ bình dân học vụ quá! Người có học không nên nói thế! 

    Thường được ông bạn nối khố của tôi xưng tụng hồi ở đảo là người chuyên dùng tiếng Mỹ khó, loại tiếng Mỹ bác học ấy mà, tôi trầm giọng nói: 

    - SENORITA, MY MOM WANTS TO DEFECATE!

    Báo hại, nàng Mễ béo chả hiểu gì cả, mặt cứ ngớ ra! Lập đi lập lại 2, 3 lần nó vẫn không hiểu. 

    May quá, bà cụ tôi nhẩy vào cuộc ngay, cụ nói:

    - CON KIA, TAO MUỐN PU PU!

    Nàng Mễ hiểu ngay, đưa cụ vào Rét Rum tức khắc, bỏ lại tôi đứng đó ngậm ngùi với thứ tiếng Anh "bác học" của mình. 

    Sau đó, tôi hỏi cụ:

    - Thế khi mợ cần đi tiểu thì nói sao? Mợ có dùng động từ TO URINATE không?

    - Mợ cứ nói PI PI là nó hiểu ngay! 

    Bây giờ, ở cái tuổi trên bẩy bó, hễ coi phim nào mà không có phụ đề tiếng Mỹ là tôi khẳng khái từ chối, không xem, vì coi mà cứ phải đoán mò, mất thú! Có phụ đề tiếng Việt càng hay, mà nếu có chuyển âm của hãng Tân Kiệt Y Oan thì còn gì bằng? Chẳng phải mình tôi, mà rất nhiều anh em bạn cùng khóa KQ của tôi cũng vậy! Có bạn còn không thèm xem phim phụ đề tiếng Mỹ nữa, ra cái điều ta đây kỳ thị và chỉ coi phim phụ đề hoặc chuyển âm, hoặc thuyết minh bằng tiếng Việt mà thôi !

    Hồi ở trại tỵ nạn để khỏi bị phân công đi quét dọn hay làm vệ sinh, tôi nhào ngay vào làm thầy dậy Anh văn cho lớp vỡ lòng. Được các bà các cô xinh như mộng gọi là thầy, chẳng khoái ư? Mà dậy cái lớp i tờ tiếng Mỹ này, với tôi, một kẻ đã từng học Anh văn ở Nha Trang với các tay sừng sỏ tiếng Mỹ như HKNhan, TB Tráng, Nguyên cò... thì chỉ là chuyện nhỏ. Đôi khi thầy lại nổi hứng hát cho nghe 1 bài hát Mỹ, IT'S NOW OR NEVER (Bi giờ cho đến bao giờ) hay LOVE ME TENDER (Có yêu tui thì yêu nhè nhẹ thôi ) chẳng hạn, các bà các cô cứ tâm phục khẩu phục lệch cả mắt! 

    Ấy thế mà cũng có lúc bị tổ trát!

    Số là hôm ấy, có anh giáo sư Úc Thòi Lòi (Úc-đại-lợi) dậy tiếng Mỹ (cũng dậy tiếng Xê Kỳ như tôi chứ có hơn gì!) đến thăm lớp. Lúc ấy, tôi đang ở cuối lớp, đang phét lác với học trò bằng cách nổ rằng trước đây thầy lái máy bay C-130. 

    Có em học trò mặt hoa da phấn, đẹp não nùng hỏi: 

    - C-130 chở được bao nhiêu người hả thầy?

    Thầy trả lời ngay:

    - Mỹ nó đặt tên khoa học và lô-gíc lắm, các em ạ! C-130 là chở 130 người, C-119 nhỏ hơn, chỉ chở được 119 người thôi. Còn C-47 còn nhỏ hơn nữa, chỉ chở được 47 mạng là tối đa! 

    Đang khi tôi cao hứng thì anh giáo sư Úc Thòi Lòi bước vào. Thật mất vui quá! Với giọng Úc, hắn đứng ở đầu lớp mà hỏi 1 thằng ú ớ tiếng Mỹ như tôi đang đứng ở cuối lớp thì có bố tôi cũng không hiểu nó nói gì? 

    Tôi bèn từ từ bước lại gần hắn, đây cũng là chiến thuật của tôi, đối địch thì phải uýnh xáp lá cà mới mong đạt thắng lợi chứ! Hắn lại nói 1 tràng tiếng Úc nữa. Vẫn không biết nó nói cái con tườu gì! Tôi bèn nói đại 1 câu ngắn, sau khi đã cố uốn éo miệng cho nó giống người Mỹ. Hắn trả lời ngay:

    - Sorry, I don't understand you!

    Cái bọn Mỹ, Úc thật bất lịch sự, chẳng biết giữ thể diện cho bạn đồng nghiệp gì cả! Cứ thẳng như ruột ngựa thế này thì còn ra cái thống chế gì nữa? Thiệt là ứa gan! Mẹ kiếp, L' Anglais Vivant và cả English for today cuốn Một cũng đâu có đề cập đến "tình huống" nhiêu khê khó xử này? 

    Chợt nhớ lại phim cao bồi BẲN CHẬM THÌ CHẾT! Mình để nó phát pháo hoài đâu có được, phải tấn công nó chứ! Thủ hoài cũng chết, giống như VNCH của mình, chống đỡ hoài cũng thua bọn VC mà!

    Thế là, hắn hỏi A thì tôi trả lời B hay C, y như chiến thuật của phái đoàn Vi Xi trong hội nghị Paris vậy. Như thế, tôi cứ nói ào ào, khỏi màng đến văn phạm Ăng lê hay nhấn chữ cho đúng tiếng Mẽo làm chi cho mất công!

    Tên giáo sư Úc bối rối ra mặt. Người Việt như tôi, nói tiếng Mỹ với accent Phú lang sa thì hắn ngượng ngùng là phải! Hắn bèn hạ giọng, chắc sợ học trò tôi nghe thấy:

    - Thưa ông, ông có hiểu tôi nói gì không, và... ông có hiểu ông nói gì không?

    Đến lúc này thì ngôn ngữ bất đồng quá rồi, kéo dài không có lợi. Nhỡ có đứa học trò nghe loạng quạng được câu hắn nói vừa rồi thì danh dự của nhà mô phạm như tôi còn gì? Tôi bèn khoác vai hắn, ra cái điều thân thiện quá chừng, lôi hắn ra ngoài cửa và lắp bắp cảm ơn hắn đã đến thăm! 

    Xét ra, tôi đâu có sợ, đâu có lập cập khi nói chuyện với người Mỹ. Có người Mỹ lập cập khi nghe tôi nói thì có! 

    Khi trở vào lớp học, các em tỵ nạn ngây thơ ngưỡng mộ tôi quá chừng chừng. Có em phát biểu:

    - Thầy ơi, thầy nói tiếng Mỹ giỏi quá! Thằng Mỹ nó nói đâu lại thầy, thầy nói lẹ mà nhiều hơn nó nhiều! Thầy nói giọng thì thanh và dễ nghe, nó nói thì cứ ngẹn trong cổ họng giống như người Căm-pu-chia dzậy đó!

    Tôi khiêm nhượng trả lời cô ta:

    - Tại thầy người Bắc, hồi đó uống nước sông Hồng trong hơn nước sông Cửu Long nên giọng mới thanh cao như vậy đó! Mà tiếng Huê kỳ nói giọng thanh mới hay, tụi Mỹ mới nể mấy em ạ!

    Có cái em học trò ngồi ở bàn đầu, hay nhìn thầy với đôi mắt chứa chan cảm phục thì thỏ thẻ:

    - Biết bao giờ em mới nói được tiếng Mỹ như thầy? Tối nay thầy có rảnh nhớ xuống "khu em" dậy em tiếng Mỹ nhé! "Khu em" buổi tối chúng nó đi ra quán uống cà phê hết, nhà chẳng còn ai!

    Tôi háo hức nghĩ thầm:

    - Cha chả, em nồng hậu với mình quá! Mời chào thành thật thế này thì thầy cách chi mà từ chối nổi? Không biết mình có phải đem ông ĐẠI SỨ theo không đây?

     

    NGUYỄN GIANG

    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    << phần trước Trang  of 139 phần sau >>
    Gởi trả lời Gởi bài mới
    Bản in ra Bản in ra

    Chuyển nhanh đến
    Bạn không được quyền gởi bài mới
    Bạn không được quyền gởi bài trả lời
    Bạn không được quyền xoá bài gởi
    Bạn không được quyền sửa lại bài
    Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
    Bạn không được quyền cho điểm đề tài

    Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
    Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

    This page was generated in 1.430 seconds.