Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2021 lúc 12:37pm

Tôi là người thù dai

       BM

Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt.

Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?

Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật.

Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.
 
Đó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.


BM

Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford , ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.

BM
Shana Alexander

Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.

Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bõ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.

BM

Đó là cách trả thù vậy. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.

BM

George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam, một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shana Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo.

Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.

BM
George Will
 
Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài.

Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.

BM

Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mới tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.

Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ.


BM
Bà Dương Nguyệt Ánh
 
George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát.

BM
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh nhận giải 2007

Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.

BM

George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.


BM

Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?

 

 

 

Bùi Bảo Trúc

***


Những loại vũ khí tối tân nhất của thế kỷ 21

BM

Hiện nay các lực lượng quân sự trên thế giới đang nghiên cứu và thử nghiệm hàng loạt các vũ khí tối tân , có nhiều chức năng và tiêu diệt các mục tiêu một cách khủng khiếp và kỳ lạ. Chúng tôi xin giới thiệu 08 loại vũ khí được các giới quân sự cho là tối tân nhất của thế kỷ 21.


***

Vietnam War: của ai, do ai, và vì ai?

https://baomai.blogspot.com/

Cho đến lúc chúng tôi viết xong bài này, là đúng một tháng, cuốn phim 10 tập “THE VIETNAM WAR” của hai nhà đạo diễn Mỹ là Kenn Burnes và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên các phương tiện truyền thống đại chúng. Đối với khán giả các giới Việt Nam trong và ngoài nước, đã có những cảm nhận khác nhau, đưa đến các cuộc tranh cãi trong chốn riêng tư hay qua các bài viết về nội dung, ý nghĩa, tính trung thực và khách quan hay không của bộ phim này.

https://baomai.blogspot.com/2017/10/vietnam-war-cua-ai-do-ai-va-vi-ai.html



BM


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2021 lúc 11:09am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2021 lúc 11:54am

Tác Giả Bức Thương Tiếc ở Tuổi 90, Xế Chiều Hiu Hắt

Trên các trang mạng, những người yêu mến điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, yêu mến một kỷ niệm đẹp của VNCH đều nhắc nhau nên sớm ghé thăm ông.
Người đã tạo bức tượng Thương Tiếc vang bóng một thời của nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nay đã 90 tuổi, nhớ nhớ, quên quên và như cũng đã quá mệt mỏi với một cõi tạm đầy những nhọc nhằn với ông.
Nguyen%20Thanh%20Thu

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hiện nay, ở tuổi 90, sống tại Gò Vấp, Sài Gòn. (Ảnh Lê Bảo Liên)

Sinh năm 1934 tại Gò Vấp, Sài Gòn, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định và sau đó qua động viên, tham gia ngành quân nhu, rồi trở thành Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị.

 

Trong cuộc đời mình, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đã tạo ra vô số tác phẩm, nhưng đắc ý và được nhiều người biết đến nhất, là tượng Thương tiếc, đặt tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa, và bức thứ hai là tượng An Dương Vương, đặt ở Ngã Sáu Chợ lớn. Cả hai đều khánh thành vào năm 1966.

Lúc này thì ít ai nhận ra điêu khắc gia lừng danh của miền Nam tự do cũ, do ông ít bạn bè, trí nhớ không còn sắc bén và một phần khác, quá trình đi tù sau 1975, bị đánh đập nên ông bị hư hại thính giác.
Gặp ông lúc này ở nhà riêng tại Nguyễn Thượng Hiền, Gò Vấp, nói gần như hét vào tai thì ông mới hiểu hết ý của người đối thoại.

Những người thân, quen biết nói ông vẫn còn bị PTSD với những năm tháng tù đày,  tức Dư chấn tâm thần, dẫn đến trạng thái bất thường, hoảng sợ từ một biến cố hay giai đoạn có sức ám ảnh, nên nếu chạm vào người ông bất ngờ, hoặc nâng dìu mà không báo trước, đều làm ông giật mình, hay hoảng hốt.
Hiện điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu sống cùng sự chăm sóc của các con.
Nơi cư ngụ của ông, số 176 Nguyễn Thượng Hiền, phường 1, Gò Vấp, là quán cà phê Tượng Đá, nơi có đặt nhiều tượng mà ông sáng tác lâu nay.

Căn phòng nhỏ của ông nằm nép sau quán cà phê, là nơi trú ẩn hết sức cô đơn của ông cùng kỷ niệm.
Người quen cũng thấy ông lặng lẽ làm lại mẫu tượng Thương tiếc thu nhỏ, đặt trong phòng, chỉ chia sẻ với ai quen biết.
Đây cũng là một trong những điều gây đau đớn tinh thần của ông: Sau 1975, chính quyền mới cho người lập tức đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa kéo đổ bức Thương Tiếc, sau đó đập nát để thỏa lòng căm thù.

Nhưng vẫn chưa đủ, ít lâu sau đó, theo chỉ điểm của giới nằm vùng, một nhóm bộ đội và băng đỏ cầm AK-47 đến tận nhà ông, đem mẫu tượng ban đầu (khuôn gốc) đập và chửi bới, đánh đập cả ông.
An%20duong%20vuong

Tượng đài An Dương Vương ở Ngã Sáu Chợ Lớn, Sài Gòn.

Vì tượng đài An Dương Vương ở Ngã sáu Chợ Lớn là tượng một danh nhân của lịch sử Việt nên dù có ghét bỏ tác phẩm của Nguyễn Thanh Thu, chính quyền mới cũng khó lòng thẳng tay hủy hoại.
Họ chỉ để nguyên vậy, không tu sửa sau nhiều chục năm với ý đồ rất rõ là đợi có hư hại, là lập tức cho phá, mang đi. Đó cũng là trường hợp của tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành.

Và vì sau phải vậy? Bởi tượng Trần Nguyên Hãn được coi là thánh tổ của truyền tin quân lực VNCH, còn tượng An Dương Vương là biểu tượng của công binh VNCH.

Nhưng điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu không chỉ là người làm tượng. Được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu đi Phi Luật Tân để tham khảo một nghĩa trang chiến binh mà người Phi rất tự hào, ông Thu quay về và đưa ra đề án xây Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, để thay thế cho nghĩa trang ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, vào đầu những năm 60, thế kỷ 20, đã bắt đầu chật chội.

Điều lạ thường của chuyện bức tượng Thương tiếc, là khi đã có đủ 7 bản ký họa mẫu, phác thảo dự trù cho bức tượng tiêu biểu trước nghĩa trang, hình ảnh của anh hạ sĩ lính nhảy dù Võ Văn Hai ngồi nói chuyện hư không với một người bạn tử trận của mình trong một quán nước, vô tình đập vào mắt của ông Thu, khiến ông ngẫu hứng ghi lại, day dứt với nó..

Khi trình các đề án lên tổng thống Thiệu, ông Thu đã xin lỗi khi bày ra tờ giấy lót trong gói thuốc lá, có vẽ chì vội sơ sài, và nói rằng xin lỗi vì mình vừa mới làm.
Ông kể lại là lúc đó, tổng thống Thiệu hỏi ông “Bản nào anh đắc ý nhất?”, ông Thu nói mình bị ám ảnh về hình ảnh ông phác họa từ hạ sĩ Võ Văn Hai.
Sau đó ông và tổng thống Thiệu đã cùng chọn cái tên Thương tiếc cho bức tượng này.

tiec%20thuong

Để hoàn thành toàn bộ bản vẽ chính xác cho Thương tiếc, hạ sĩ nhảy dù Võ Văn Hai đã ngồi làm mẫu cho ông Nguyễn Thanh Thu chỉnh đi, sửa lại từng nét một suốt ba tháng.
Khởi đầu năm 1966, tượng được thực hiện bằng bê-tông, cốt sắt, đến năm 1969, được thay đổi bằng đồng.
Tượng cao 4m, nếu tính cả mô đất dưới chân người lính và bệ tượng thì chiều cao của tượng đài là 8m.
Tác phẩm này, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu nhận giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội VNCH vào tháng 8, năm 1968.

Sau năm 1975, ông Thu trở thành nơi trút hận thù của các cán bộ trại tù cải tạo. Chỉ là người sáng tạo điêu khắc nhưng ông phải trải qua 8 năm tù ở trại Hàm Tân.
Ông Thu kể rằng trong đó, ông có 22 tháng nhốt biệt giam và đánh đập tàn nhẫn ngày này qua tháng nọ. Khi ông lên tiếng hỏi vì sao ông bị tra tấn dã man như vậy, thì cán bộ vừa đánh vừa nói “Tội của anh là lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Anh đừng nghĩ đến chuyện trở về nhé”.

Những ngày tháng bỏ đói với vô số những trận đòn thù đã làm cho tai ông điếc và cơ thể chỉ là da bọc xương. Cũng có lúc ông đã bị mang ra trường bắn lúc 4 giờ sáng, bịt mắt lại, nhưng không hiểu sao lại có thay đổi vào giờ cuối, cho mang về nhốt lại.
Đến ngày ông được thả về, người nhà mô tả là ông phải có người vác đi, vì không tự đi nổi.

Trước đó, khi cán bộ yêu cầu ông viết đơn xin khoan hồng và đổ tội hết cho chế độ cũ chứ ông không tự mình tạo ra những tác phẩm điêu khắc của quân đội.
Ông Thu kể rằng lúc đó ông đã đuối sức lắm, chỉ còn thều thào nói được là “Tôi tạo ra, tượng chết thì tôi chết theo”.
Một viên cán bộ tức giận nhào tới tát vào hai bên tai của ông. Những cú tát chí mạng khiến máu mũi và máu tai ứa ra, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu điếc gần như toàn phần từ đó.

Ông Nguyễn Thanh Thu có tham gia chương trình đi H.O của sĩ quan bị cải tạo. Ông ở Mỹ gần 10 năm, nhưng loay hoay vì nhớ nghề điêu khắc mà không thể nào nối lại được, sức khỏe thì suy sụp mà quá cô đơn với tâm hồn nghệ thuật của mình, nên sau đó ông xin về lại Việt Nam, sông với con, lặng lẽ tạo ra những bức tượng riêng của mình, ôm giấc mộng đời đến cuối cùng.

Giấc mơ lớn nhất mà điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vẫn giữ, là có ngày phục dựng được bức Thương tiếc.
Nhưng giờ ở cái tuổi 90, mệt nhoài với những chặng đường đã qua, ngày càng đau yếu, có lẽ rồi ông cũng sẽ ra đi lặng lẽ với những nỗi niềm rất thiêng liêng, đã có trong đời mình.

Còn chút nhớ về, xin hãy thử đến gặp ông, ở những giờ phút này, tại Gò Vấp, Sài Gòn.

Tuấn Khanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2021 lúc 8:51am

Nhà Thương 

 

Bây giờ mà ngồi nói chuyện với ai đó, hoặc đọc đoạn văn của ai đó mà gọi bệnh viện là nhà thương thì chắc chắn rằng ai đó chánh hiệu con nai vàng là dân Sài Gòn trước 75. Chắc chắn là như thế.. 

Bởi trước 1975 ở Sài Gòn dù các bảng tên đều ghi là Bệnh viện, nhưng dân Sài Gòn vẫn gọi là nhà thương. Bởi theo quan niệm của họ đây là nơi nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn, là nơi xoa dịu nỗi đau, giúp họ khỏi bệnh tật.
Người miền Nam trước 1975 gắn liền nhà thương với tình thương, là nơi thể hiện tình cảm của những người làm ngành y tế với bệnh nhân, là nơi các soeur Công giáo hi sinh trọn đời để chăm sóc và thương yêu từng bệnh nhân, là nơi các bác sĩ, y tá hết lòng cứu chữa bệnh nhân với tình thương và trách nhiệm. Nên họ gọi bệnh viện là nhà thương, tiếng gọi bao hàm nhiều tình thân và nhân bản.

Sài Gòn thời đó có nhiều bệnh viện công do nhà nước quản lý như nhà thương Chợ Rẫy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng, Vì Dân...Bệnh nhân vào chữa trị ở các bệnh viện này đều được miễn phí hoàn toàn, nên còn gọi là nhà thương thí. Mang danh nhà thương thí nhưng y bác dĩ vẫn tận tâm, chữa trị đến nơi đến chốn.
Đương nhiên ở nhà thương thí thì điều kiện sinh hoạt không được tốt như những nhà thương tư. Nhưng không bao giờ có cảnh ba bốn người một giường hay điều kiện vệ sinh quá nhếch nhác như một số bệnh viện bây giờ. Cũng không có cảnh phải phong bì bồi dưỡng từ y công, y tá đến bác sĩ như bây giờ.

Thuở đó Sài Gòn cũng có nhiều bệnh viện tư dành cho người có tiền như bệnh viện Đồn Đất (Grall của Pháp) hay các bệnh viện của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…mở ra nhiều ở Sài Gòn. Nhiều nhà sinh tư nhân thì gọi là nhà bảo sanh, cũng là nơi giúp các sản phụ khi sinh nở. Ở nhiều nhà bảo sanh có các bà mụ là y tá lâu năm, tay nghề còn giỏi hơn bác sĩ

Thế nhưng, nằm nhà thương tư thì sạch sẽ, thoáng mát nhưng nếu gặp biến cố hay ca khó, bệnh nhân cũng đều phải chở vào nhà thương công, bởi mang danh là nhà thương thí nhưng ở đó đều quy tụ bác sĩ giỏi và các sinh viên y khoa ưu tú nội trú ở đấy.  Họ giỏi về chuyên môn và đối xử với bệnh nhân bằng y đức. Sanh con so hay khó sinh thì phải vào nhà thương Từ Dũ, Hùng Vương, lao phổi thì phải vào bệnh viện lao Hồng Bàng.

Cả một thời gian dài mấy chục năm, chưa bao giờ có cảnh người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế mà chỉ có một thái độ kính phục, trân trọng và biết ơn.

Thời thế đổi thay, chẳng còn ai gọi bệnh viện là nhà thương nữa. Gọi thế thành châm biếm. Bởi bây giờ chốn ấy chẳng còn tình thương, không còn là nơi để sẻ chia những đau đớn của người bệnh nữa. Giờ bệnh viện là chốn kinh doanh, có nơi tiền phòng đắt như khách sạn bốn năm sao. Vào nhập viện dù đang cấp cứu sắp chết thì cũng phải đóng tiền mới có người đến khám. Mọi sinh hoạt đều phải trả tiền, từ miếng nước cho đến giấy chùi cầu, từ ngọn đèn cho đến bông băng. Chẳng còn phân biệt công tư, chỗ nào cũng phải có tiền mới chữa. Giờ mang bệnh thì giàu có không nói làm chi, chứ khá sẽ xuống nghèo, nghèo xuống mạt và chẳng còn chi để sống, bán vợ đợ con, bán hết đất hết vườn hết ruộng hết nhà vì bệnh. Tiếc cái nhà thương thí biết bao nhiêu.

Cái tên nhà thương thí đã trở thành dĩ vãng.

Bỗng dưng nhớ tiếng nhà thương tha thiết và tiếc một thời gọi thân thương nhà thương thay cho bệnh viện.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2021 lúc 9:54am

Giai Đoạn Đẹp Nhất Đời Người


Best%20Moment

Một chàng trai sắp bước sang tuổi 34 nhưng luôn lo lắng về tương lai mình. Anh tự hỏi không biết giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời mình đang ở phía trước hay là những năm tháng đã qua rồi.

Thói quen hằng ngày của anh là đến phòng tập thể dục trước khi đến sở làm.


Một buổi sáng, anh chú ý tới một ông lão đã lớn tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ cường tráng và lạc quan. Anh đến làm quen và hai người trò chuyện với nhau về những kinh nghiệm trong cuộc sống.

 

Cuối cùng, chàng trai hỏi:
– Đâu là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời ông?


Không chút lưỡng lự, ông lão đáp:
– Khi tôi còn là một đứa bé, tôi được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi cha mẹ. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.


– Ở tuổi đến trường, tôi học được những kiến thức mới mẻ từ thầy cô, bạn bè. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.


– Ngày tôi nhận được việc làm đầu tiên, được gánh vác trách nhiệm và trả luơng bởi những nỗ lực của mình. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.


– Khi tôi gặp vợ tôi, chúng tôi đã yêu nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.


– Ngày tôi thực sự trở thành một người cha, rồi nhìn những đứa con của mình lớn lên theo năm tháng. Đó là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.


– Và bây giờ ở tuổi 79, tôi có sức khoẻ, tôi cảm thấy hạnh phúc và tôi đang yêu vợ tôi như lần đầu chúng tôi gặp nhau. Đây là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời tôi.

 

Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều là những giai đoạn đẹp nhất nhất nếu chúng ta biết trân trọng và sống hết mình, đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích.


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2021 lúc 10:46am

No Nursing Home for ME . . . . !!


I’m considering checking into the Holiday Inn . . . .
With the average cost for decent Nursing Home Care being $275.00 per day,  there's a better way to get old and feeble . . . .

I've already checked into the reservations at the Holiday Inn . . . 
For a combined "long term stay" discount and senior citizen discount . . . . it's ONLY $79.00 per night . .  
Breakfast is included, and some of the Inns have happy hours in the afternoon . . . . !! 
That leaves $196.00 a day for lunch, dinner & entertainment, in any restaurant . . . . 


They have room service, laundry, and special TV movie selections . . . . !!
Plus, they provide a spa, swimming pool, a workout room, a lounge and washer/dryer,  
Most of them supply free toothpaste, shampoo, soap, and even free combs and razors .


 $10 worth of tips a day , and you'll have the entire staff scrambling to help you . . . . 
They treat you like a customer . . . NOT A PATIENT . . . !! (Way better than a nursing home.)

There's a city bus stop out front of the Inn, and seniors ride free . . . .

To meet other nice people, call a church bus on Sundays, (free coffee and donuts) . . . 
For a change of scenery, take the airport shuttle bus and eat at one of the nice restaurants there . . . . !! 

While you're at the airport, fly somewhere . .Otherwise, the cash keeps building up . !!

It takes months to get into a decent nursing home . . . . Holiday Inn will take your reservation today . . . . !!
Remember, you're not stuck in one place forever - you can move from Inn to Inn - or even from city to city . . . . !!
Do you want to see Hawaii . . . . (They have Holiday Inns there too) . . . . !!
Is the TV broken? - Is there a light bulb that needs to be changed ?- do you want to change your mattress ?. . . 

NO PROBLEM . . The Holiday Inn will fix everything, . . . 
and apologize for your inconvenience . . . . !!
The Inn has a night security person and daily room service . . . . 
The maid checks to see if you are O.K. . . . . 

If not, they'll call an ambulance or the undertaker . . . . !!
If you fall and break a hip, (Medicare will pay for the hip).

The Holiday Inn will upgrade you to a suite for the rest of your life . . . . !!
Your family can visit anytime (there's alway room at the Inn) . . .  
They will always be glad to find you, and will probably check in for a few days, for their own mini vacation . . . . !!
The grand-kids can use the pool & the exercise room . What more could I ask for . . . ?

So, when I reach that golden age . . . . I'll face it with a grin . . . . !!


 AIDS WARNING . . . . !!
Senior citizens are the nation's leading carriers of AIDS . . . !! 
HEARING AIDS . . . . BAND-AIDS . . . .ROLAIDS . .  .WALKING AIDS
MEDICAL AIDS . . . . GOVERNMENT AIDS . . .. and most of all. ..


MONETARY AID FOR THEIR KIDS . . . . !!
I'm NOT forgetting about H. I. V.   . . . . (Hair Is Vanishing) . . . . !!

I'm only sending this to my 'old' friends . . . . I love to see you smile . . . . !!


From: Kim Hoa Ba Ba
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jul/2021 lúc 7:35am

Tản Mạn Nơi Quán Cơm


Tôi có 1 thói quen, nếu không tháp tùng sếp đi tiếp đối tác, thì trưa nào cũng sẽ chọn quán cơm ngay góc đường để ... tìm cái bỏ bụng…

Quán nhỏ, đúng nghĩa cơm bình dân. Họ tận dụng lại căn trọ đầu hồi của cả dãy, để mở ra kinh doanh. Chiếc tủ kiếng cũ, có bánh xe, bả mua lại ở hàng đồng nát. Mang về xịt xịt, rửa xà bông, lau chùi mấy bận … vậy là có ngay 1 chiếc tủ mới.

Món ăn thì không có gì quá đặc sắc. Nguyên cái xe bự chà bá lửa thế mà chỉ cố định 6 món mặn, đồ xào thì dưa leo xào – giá xào (đảo đi đảo lại đúng 6 ngày trong tuần). Mặn ngọt thì tùy bữa và còn tùy vào tâm trạng của người nấu. Nhưng điểm níu chân Tôi lại là một mặt khác.

Quán khá đông tầng lớp thực khách nhưng tụ lại đa số là dân bình dân.

Cánh xe ôm công nghệ thì là sặc sỡ nhứt :

• Grap màu xanh lá

• Bee màu vàng

• GoViet màu đỏ

• Beamin màu xanh dươn 

Người bán vé số thì :

•  Vietlot … 150 tỷ ..

• Vé số truyền thống thì hơn tỷ mấ 

Gần đây còn xuất hiện mấy anh Kỹ Sư người Hàn Quốc thi công tuyến Metro trưa trưa cũng lượn lờ vào ăn. Mới đầu mấy chả cũng chê ỏng chê ẹo, ngồi máy lạnh, cơm văn phòng mới ăn được. Nhưng dần về sau chắc “thấm đòn” nên cũng dạt ra đây để ăn.

Tôi cũng là 1 công nhân bình thường, ngày 8 tiếng “mài đít” ở công sở. Nên chọn nơi này làm “bãi đáp” cho mình.

Cái cuốn hút và gây cho Tôi nhiều “thương nhớ” ở quán cơm bình dân này chính là cái đời thường của nó … Ngồi nhơi nhơi muỗng cơm chừng mươi phút ta có thể thu vào tầm mắt đủ “thượng vàng hạ cám”.

Thằng nhóc tan học ca sáng, mẹ chở về ngang, nhảy xuống mua cơm về ăn trưa. Công nhân tan ca, giữa buổi cũng chọn ăn ở quán này. Mà bà chủ bán cơm này cũng là một điểm nhấn nổi bật. Mập mạp, phốp pháp, Tôi độ chừng phải trên 90 kí lô. Cùng 1 giọng nói sang sảng, cường độ âm thanh phát ra kinh khủng đến độ “nói cũng như chửi … không có gì quá khác nhau. 

Bình thường chưa đến 11h30 thì còn “le te” mang cơm ra cho khách. Nhưng tới đúng giờ … gõ beng cái … công nhân mà nó túa ra thì … ai cũng như ai ! Sắp hàng tuần tự, tay cầm dĩa cơm trắng chờ đến lượt mình được múc đồ ăn.

☘ Tôi chú ý đến 1 người bạn nhỏ, bán vé số ở đó. Hầu như trưa nào cũng bắt gặp. Nó cứ loanh quanh lẩn quẩn. Chờ người ta ăn xong, mới tiến đến mời mua giúp. Có bận Tui mua ủng hộ khá nhiều, lấy cớ Tui hỏi thăm :

- ........thằng em ... sao ta chỉ thấy mi mời khách lúc họ ăn xong ... không như mấy bà kia ... toàn lăng xa lăng xăng giành bán trước .. 

- ........dạ ... rồi đàn anh thấy mấy bả có thường bán được không ... ?? 

- ........ờ ... không được ...  

Nó giảng giải cho Tui nhiều "đạo nghĩa" xung quanh công việc tưởng chừng hết sức giản đơn đó. Nó nói cho Tui nghe mà khiến Tui cứ phải há hốc cả mồm vì thấy ... đúng quá  

* Thứ 1/ Không mời khách khi người ta chưa ăn. Vì lúc đó hầu như ai cũng đang đói và quạu, và họ sẽ ngại cầm tiền ra tay vì sẽ bị dơ tay 

* Thứ 2/ Đang ăn không mời. Vì đang nhai mà chìa vào mặt, giống như "chặn ngang họng" làm sao người ta nuốt cơm được. Vô duyên hết sức là ở trường hợp này!

* Thứ  3/ Khách ăn xong là mời tốt nhứt. Nhưng phải chờ người ta lau miệng, xỉa răng, xong thì hãy vô mời. Vì lúc đó no bụng, tinh thần sẽ khoái khoái hơn, dễ dàng móc hầu bao ra nhứt.

Tui ngồi đờ đẫn cả người như cậu học trò say sưa nghe giáo sư giảng. Tui hỏi vặn :

- ........ học ở đâu được những thứ này ... cưng học lớp mấy rồi ...  

- ....... dạ ... em thèm đi học lắm ... nhưng còn mắc đi "kiếm ăn" nên thôi ... bán nhiều / gặp nhiều hạng người ... nên tự rút ra kinh nghiệm ạ  ...

- ........ dữ bây .... ! Hahaha

- ......... dữ thì mua ủng hộ em đi đàn anh....

Tự nhiên Tui thấy vui vẻ khi móc hầu bao ra để mua một ít. Dù biết là khó lòng mà trúng được ... nhưng vẫn vui vì "bài học" sâu sắc như thế. Thằng nhóc này  - quả là nghệ nhân rồi  ...

☘ Trưa nay cũng vậy. Đang ngồi nhai rạo rạo muỗng cơm trong họng thì mắt vẫn ngó dáo dác tìm nó. À ... nó cũng đang bưng dĩa cơm ngồi ngay gốc cây. Đang ăn và nhìn Tui cười ranh mãnh. Được một lúc khá lâu ... Đang ngồi nhấp ly trà đá  (nhiều đá hơn trà) thì Tui nghe tiếng chửi đong đỏng của bà chủ quán. Tiếp sau đó là thằng bạn bán vé số dạo của Tui tháo chạy ra ngoài. Bà ta la oang oang cả một góc đường  :

  ........ trời ơi ... thằng kia ... thằng nhóc vé số kia ... mày đứng lại cho Tao....   

Nguyên một "tảng thịt" mấy chục kí hộc tốc di chuyển. Làm ai cũng phải ngưng ngang để chú ý đến. Người bạn vé số nhỏ của Tôi  tháo chạy ra ngoài rồi vướng chân vào cái ghế nhựa ngã nhào. Tự dưng ...... máu "anh hùng" trong người Tôi bừng bừng trỗi dậy. Đứng thẳng lên, che cho anh bạn nhỏ :

- ........ nè ... chị Thanh ... chuyện đâu còn có đó ... nó đói quá ... mới vào ăn cơm của chị ... không có tiền thì Tôi trả ... làm gì chị rượt thằng nhỏ té dữ vậy  ........ ?????

Vài anh xe ôm gần đó cũng "nóng máu gà" xông ra phụ Tôi.

- ........ Phải ... phải rồi ... bao nhiêu tiền mà dữ vậy  .... !!!

Ai cũng hướng mũi dùi chĩa thẳng vào bà bán cơm, bênh vực cậu bé vé số đen đuổi. Bằng một thái độ rất hục hặc Bà ta cất

tiếng:

 - ........ ĐM ... ĐMM ... thằng kia ... sao mày làm thế riết vậy ... tao đã nói bao nhiêu lần rồi  ...........???? Mày như thế nào ... nói tao nghe....!!!

 Cậu bé sợ sệt, nhìn quanh khắp lượt. Rồi từ từ nói nhỏ khiến ai cũng "ngỡ ngàng"  

- ........ dạ ... dạ ... dĩa cơm 22.000d ... cô Thanh bán con có 5.000d ... con ăn xong mấy hôm liền ... con mắc cỡ quá ... nên con nhét 2 tờ vé số lại dưới dĩa cơm ... cô không cho làm vậy nên dí theo bắt cầm lại ạ  ....... !

Ai cũng chưng hửng sau lời nói đó. Bà Thanh lại cất giọng sang sảng:

- ........ ĐM ... mày khổ mày mới lăn ra vỉa hè để kiếm sống ... tao cũng khổ ... mà khổ ít hơn mày một chút ... tao chia sẻ 1 chút hơi ấm với mày ... mày đừng phụ lòng tao nữa ... nghen ... 

Bả vừa dứt câu nói. Tôi đã đếm được ít nhứt là 5 người đàn ông quanh đó ... nghẹn ngào nước mắt ! Cái cảm giác cảm nhận được sự ấm áp giữa người với người  - nó bình dị và thiêng liêng vô cùng ...........

🍀 Kết câu chuyện. Tôi mua thêm cho nó 1 hộp cơm nữa. Thịt kho hột vịt. Nó năn nỉ Chị Thanh lấy kéo cắt đôi cái hột vịt ra làm đôi. Tôi không hiểu để làm gì  ? Xong xuôi nó khoanh tay trước ngực, cúi chào Tôi và Chị Thanh thiệt lễ phép.

Đang loay hoay móc tiền ra tính, thì Chị Thanh hất hàm cho Tôi thấy, nhìn qua bên kia đường. Dưới chân cây cột điện nắng đổ chói chang, có một ông lão mù đang ngồi run run với xấp vé số dày cộm ........... Nó nhẹ nhàng tháo cái nón vải đang đội, đội sang cho ông lão. Rồi tay mở hộp cơm ra ... cầm cái muỗng xúc từng ít cơm một kê sát vào miệng đút ông ăn ........... 

Chị Thanh nhìn Tôi lắc đầu ngao ngán  

- ........ đó ... thằng em mày thấy hôn ... nhìn ... nhiều khi mình còn thua cả đứa con nít  .... !!!

Tôi quay lưng đi. Nhắm mắt gật đầu. Ôi  !!! Khổ đau của 1 phận con người. Biết bao nhiêu là đủ. Và có những chuyện chính mắt thấy tai nghe, mà chưa tìm hiểu ngọn nguồn thì đừng vội võ đoán...

 

(Nguồn: FB Phạm Thu Thao)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2021 lúc 7:30am

Khi người già học được từ những người trẻ

 BM

Những lá thư độc giả gửi cho thế hệ trẻ đã khơi gợi sự thích thú trong tôi và khiến tôi thật sự xúc động.

 

Trong nửa thế kỷ qua, tôi hành nghề nhi khoa với phần lớn bệnh nhân là trẻ vị thành niên và tôi đã học được nhiều bài học cuộc sống từ các em. Rất nhiều, thật sự, và hôm nay tôi muốn thay câu nói “Những gì tôi muốn khuyên bảo thế hệ trẻ ngày nay” bằng “Những gì tôi sẽ kể cho thế hệ trẻ ngày nay là những gì tôi học từ thế hệ trẻ ngày hôm qua.”

 

Những thanh thiếu niên đã dạy cho tôi những bài học này. Tôi đã đổi tên, các dữ liệu về y học và xã hội để chứng minh tính xác thực của các bài học, và xuất bản chúng trong một quyển sách tựa là “Messengers in Denim: The Amazing Things Parents Can Learn From Teens” (Lời nhắn gửi từ Denim: Những điều kỳ diệu phụ huynh có thể học từ trẻ vị thành niên).


BM


Từ đó, tôi đã nghỉ công việc ở nhi khoa và dành 10 năm để kiểm tra đầu vào cho những ứng viên trong quân đội. 


Hầu hết những người dự tuyển từ 17 đến 19 tuổi, và một vài em vừa đủ 20 tuổi. Các em này, giống như bạn đồng trang lứa không tham gia quân đội, đã dạy tôi những bài học cuộc sống quan trọng.

 

Nên nếu bạn cho phép, tôi sẽ kể những câu chuyện có thật và để bạn ngẫm xem đây có phải là những bài học có giá trị không.

 

Cậu bé Nat 18 tuổi, em không có cha, em tham gia quân đội để thoát khỏi tuổi thơ bị ức hiếp. Em bị những người bạn trai của mẹ đánh đập. Khi người mẹ và kẻ quấy rối em đối mặt với thẩm phán, anh ta được cho là nói với người mẹ rằng cô ấy phải chọn giữa con trai hoặc anh ta. Người mẹ trả lời: “Tôi sẽ chọn bạn trai tôi.”

 

Từ đó, Nat bắt đầu trải nghiệm việc thường xuyên ra vào những trung tâm chăm sóc. Người mẹ sớm nghiện rượu và bị bỏ tù vài lần. Mỗi lần như vậy, bà đều mất quyền nuôi Nat, và cậu bé chỉ được trở về với mẹ khi bà được thả. Khi Nat đang học gần hết cấp 2, mẹ đang ở tù và cậu bé thì sống trong trại nuôi dưỡng. Cậu liên lạc với người chú và được chú đồng ý cho làm trong xưởng gỗ để đổi lấy chỗ ở, thức ăn và một khoản lương nhỏ. Mùa hè đó, Nat tiết kiệm đủ tiền để mua một chiếc xe cũ.


BM


Khi mùa thu đến, cậu bé cần học hai lớp để tốt nghiệp trung học, nên cậu sắp xếp để đi học vào thứ Ba và thứ Năm để có thể tốt nghiệp với bạn cùng lớp. Bởi vì không thể làm việc toàn thời gian, người chú đã đuổi việc cậu bé.

 

Nat sống trong chiếc xe và chi tiêu ít nhất có thể. Cậu lấy thức ăn từ căng-tin trường vào các ngày thứ Sáu để đủ dùng cho cuối tuần. Vào giữa kỳ nghỉ Giáng Sinh, cậu bé hết tiền và không có gì để ăn trong thời gian nghỉ lễ. Một buổi sáng, cậu bé ra khỏi xe và ngất xỉu trên đường. Cậu được một người qua đường cho nước, thức ăn và đưa đến bệnh viện. Dịch vụ xã hội đã liên lạc với bà của cậu bé, họ đồng ý giúp đỡ cậu bé cho đến khi tốt nghiệp nếu cậu hứa sẽ tham gia quân đội sau đó.

 

Tôi hỏi cậu bé, làm sao để xoay xở sống sót sau tất cả sự hành hạ đó.

 

“Cháu là một con chiên ngoan đạo,” cậu bé trả lời.


BM

 

“Thật ư?” Tôi hỏi tiếp. “Tôi cũng vậy, nhưng chỉ điều đó thì giúp ích gì?”

 

Cậu bé trả lời: “Chúa dạy chúng ta tha thứ.”

 

Tôi đã lặng đi và tôi chắc rằng khuôn mặt tôi thể hiện điều đó.

 

“Sự tha thứ,” cậu bé nói tiếp, “là căn bản của nhân loại! Con người là loài duy nhất có thể tha thứ.” Nat đã sống theo chân lý ấy: Tha thứ là điều căn bản của nhân loại!


Tha thứ là điều căn bản của nhân loại!.

BM


James, một người mẫu nhí, muốn gia nhập quân đội theo truyền thống gia đình. Cha cậu ở Desert Storm, ông của cậu là cựu chiến binh Việt Nam, và ông cố thì đã tham gia Thế chiến thứ II.

 

Sau khi chúng tôi xong phần phỏng vấn và kiểm tra thể chất, tôi trở lại ghế và hỏi: “James, điều gì khiến cháu trở thành một chàng trai trẻ xuất sắc trong khi nhiều cậu trai da đen ở tuổi cháu đã vào tù ở đất nước chúng ta? Cháu có đề nghị gì có thể giúp những phụ huynh khác không?”

 

James nhìn vào khoảng không, suy nghĩ một hồi lâu và trả lời: “Khi cháu còn nhỏ, mẹ cháu không để cháu qua đường, nhưng người anh họ của cháu sống ở bên kia đường cách con dốc một vài dãy nhà thì được phép. Cháu nghĩ vậy thật không công bằng vì anh họ ít tuổi hơn cháu. Cháu hỏi mẹ điều đó và mẹ bảo cháu rằng mẹ rất quan tâm đến cháu nên không muốn chuyện gì xảy ra với cháu. Có một con đồi ở trên đường và bà lo rằng cháu không thể thấy xe chạy tới.”


BM


Sau đó, cậu dừng lâu hơn, nhìn qua đầu tôi, và tiếp tục: “Bác không cần nhiều thứ như máy tính hay điện thoại, tất cả bác cần là một người nào đó quan tâm đến bác.”

 

Tôi đồng ý và hỏi tiếp: “Anh họ cháu hiện tại làm gì?”

 

James nhìn xuống sàn nhà. “Anh ấy ở trong tù.”


Joe là một chàng trai đáng khâm phục ở tuổi 18. Cậu bé chơi kèn trumpet trong ban nhạc diễn hành, chơi bóng chày ở đại học, có điểm trung bình GPA 3.7, không hút thuốc hoặc uống rượu, có thái độ tích cực và một khuôn mặt luôn tươi cười phù hợp với tính cách của cậu.

 

Cha cậu bé vào tù vì tội giết người từ khi Joe mới 5 tuổi. Cậu bé không có anh chị em; mẹ cậu bé mất vì ung thư vú khi cậu lên 9, và cậu sống với bà đến khi bà qua đời ngay sau sinh nhật 15 tuổi của cậu, sau đó cậu chuyển vào một căn hộ và sống tự lập. Cậu ấy muốn gia nhập Hải quân vì nghĩ rằng mình “cần một chút kỷ luật”.


BM


Tôi hỏi làm thế nào cậu có thể thuê một căn hộ hay ký một hợp đồng khi cậu là trẻ vị thành niên.

 

“Chú của cháu là một bác sĩ chỉnh hình, chú đã giúp cháu. Chú ấy nói miễn là cháu đừng dính vào rắc rối, cháu có thể sống một mình. Cho nên, cháu chỉ làm những gì cháu nên làm và không làm những gì cháu biết là sai.”

 

“Cháu đã hứa với chú ấy và chú ấy tin lời cháu.”

 

Một chàng trai tốt đẹp như lời nói của cậu ấy.

 

Jason, cũng 18 tuổi, có mẹ đơn thân và cho đến khi 4 hay 5 tuổi, cậu phải sống ở bất kỳ nơi nào mẹ cậu mang cậu đến dù ngày hay đêm. Cậu nói rằng mình đã là một “đứa trẻ cực kì tồi tệ” (ai có thể đổ lỗi cho cậu ấy đây!). Cậu ấy phải gặp tư vấn vì “rối loạn hành vi” và bắt đầu dùng thuốc chữa chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD trước khi cậu bé đi học.


BM


Khi lên 5, cha mẹ cậu bé mất quyền nuôi dưỡng và Jason được nhận nuôi bởi một cựu lính Thủy quân lục chiến và vợ của ông ấy. Hiện tại, ông ấy là một cảnh sát. Họ không tin vào tư vấn hoặc dùng thuốc để chữa trị ADHD. Họ tin vào kỷ luật nghiêm ngặt và rằng những hành động đều để lại hậu quả. Với sự chăm sóc của gia đình này, hành vi của Jason thay đổi. Chứng ADHD của cậu thuyên giảm, và cậu bé trở thành con ngoan trò giỏi. Cậu bé nói với tôi rằng cha cậu ấy là “người cha tốt nhất mà bất kỳ đứa trẻ nào có thể có.”

 

Người cha Thuỷ quân lục chiến của cậu bé và vợ của ông biết rằng mọi yêu thương đều nên là tình yêu thương cứng rắn! Và rằng hành động có sức mạnh hơn lời nói.

 

BM


Cậu bé tiếp theo không còn ở vị thành niên nữa, nhưng cậu đã ở tuổi vị thành niên khi cậu học được bài học mà cậu dạy cho tôi.

 

Mike là một anh chàng 6 tuổi đẹp trai muốn gia nhập Vệ binh quốc gia. Cậu đã sống 16 năm trong những trung tâm chăm sóc và đổi chỗ ở “ít nhất hai lần một năm”. Cậu không biết chắc chắn, nhưng nghĩ rằng có lẽ cậu được sinh ra trong trung tâm nuôi dưỡng. Cậu ấy làm việc ở công xưởng năm 16 tuổi, tự giải phóng bản thân, rời trung tâm nuôi dưỡng và bỏ học khi đang học lớp 9. Đến năm 18 tuổi, cậu ấy nghiện thuốc, nghiện rượu và vào tù hai lần.

 

Trước sinh nhật lần thứ 19, cậu ấy có con với bạn gái, là con gái của một người thuyết giáo.


Cậu đã kết hôn với cô ấy và cuộc đời cậu bắt đầu thay đổi. Bởi vì cậu ấy không biết mình là ai, nên cậu lấy tên cha vợ. Cậu ngừng uống rượu và ma túy.


BM


“Khi con trai cháu được sinh ra,” cậu nói, “Cháu ẵm con trong tay và nhìn thật kỹ. Cháu không thể tin rằng cháu đã có một đứa con trai xinh đẹp, yếu đuối và nhỏ bé. Đôi mắt con nhìn chằm chằm vào cháu. Tất cả những gì cháu có thể nghĩ là cháu đã làm cha và cháu hứa sẽ chăm sóc con. Và cháu đã giữ lời.”

 

Con của Mike được 7 tuổi khi tôi gặp Mike; lúc đó, cậu ấy đã lấy bằng tốt nghiệp bổ túc trung học GED. Vợ cậu ở nhà và có thêm một đứa con. Mike khoe: “Cháu sẽ chăm sóc con!”.

 

Tôi ước bạn có thể nhìn thấy vẻ mặt rạng rỡ trên gương mặt cậu khi cậu bắt tay tôi ra về. “Vợ và con cháu đã cứu cuộc đời cháu!” cậu nói.

 

Tôi đã thêm vào: “Có nhà thơ nói rằng, ‘Đứa con là cha của người đàn ông!’”


BM


“Trường hợp của cháu chắc chắn là vậy,” cậu nói.

 

Một thanh niên trẻ đã tóm tắt cách làm phụ huynh tốt trong 4 chữ. Chúng tôi đang thảo luận về lịch sử gia đình của cậu khi cậu nói: “Cháu có người cha tốt nhất trên thế giới. Cháu luôn muốn giống cha.”

 

Câu chuyện này từ một cậu bé 17 tuổi.

 

Cậu bé chỉ vào một hình xăm trên bắp tay “Cha nào, con nấy” và nói: “Cha cháu cũng có một cái như thế này!”

 

Cặp cha – con này sống như hình xăm “Cha nào, con nấy”.

 

Quả đúng là cha là người ông muốn con mình trở thành!

 

Mỗi ngày, tôi làm việc cho quân đội, tôi gặp 10 đến 15 cô gái và chàng trai trẻ, và mỗi ngày tôi gặp ít nhất một câu chuyện giống Joe, Nat và Mike. Những đứa con của mẹ đơn thân, người cha bỏ rơi và người mẹ cố gắng tự nuôi con; những đứa con có cha mẹ ra vào tù và bỏ con lại trong những trung tâm nuôi dưỡng; và những đứa con bị đánh đập và bỏ đói.


BM


Tôi cũng thấy những đứa trẻ có hoàn cảnh cha mẹ ly dị hoặc ly thân. Một số sống tốt, một số thì không. Và tôi thấy một vài đứa có cha mẹ “cổ hủ” vẫn kết hôn với nhau. Nhiều em trong số đó, ở mỗi hoàn cảnh, đều dạy tôi những bài học cuộc sống.

 

Nhưng nhóm thanh thiếu niên mà tôi thương nhất là những em vẫn sống sót mặc cho tất cả những điều không may chúng trải qua trong cuộc đời.

 

Tôi không lo lắng về tương lai của quốc gia vĩ đại của chúng ta, hay của thế giới, bởi vì thế hệ tuyệt vời kế tiếp đang khoác lên mình những bộ quân phục.

 

 


Tiến sĩ Parnell Donahue, Tennessee  _  Ngọc Thuần



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2021 lúc 7:39am

Chùa xứ Ta, Chùa xứ Người

BM

Qua những tiết lộ về chùa Ba Vàng, người ta thấy khuôn mặt ghẻ lở của Phật Giáo quốc doanh. Từ đó, nhiều người có cái nhìn tiêu cực về Phật Giáo. Đúng ra, đó không phải là Phật Giáo, cũng không phải là Phật giáo VN. Đó là Phật giáo quốc doanh, chỉ có ở những nước Cộng Sản.

Không phải ở đâu người ta cũng "hành đạo" một cách côn đồ, đểu cáng kiểu Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh. 

Sân chùa

BM

Hãy thử viếng một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa cực kỳ thanh tịnh, khách rơi vào một thế giới bình yên, tự nhiên quên phiền muộn, oán thù. 

Chùa cực kỳ đơn giản, bởi vì Phật Giáo, trước hết là thoát khỏi sân si, cám dỗ, từ bỏ những hệ lụy vật chất. 

Điển hình là sân nhà chùa, nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụn; để cái nhìn, tâm hồn của người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi phối bởi ngoại vật, dù một bức tượng, một cành hoa. Chỉ có mình với đá, với Phật. Với mình

Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật, phải học suốt đời.

Cái gì ở xứ Phù Tang cũng là nghệ thuật. Mỗi cử chỉ nhỏ là một biểu tượng. Những luống đá, sỏi trên sân chùa là một trạng thái của tâm hồn. Cào sân là một cách thiền.

BM

Một hòa thượng trụ trì một hôm nhìn sân đá vừa cào, hỏi người cào sân: đệ tử có gì bất an trong lòng? Người cào sân ứa nước mắt, thú thực có chuyện buồn trong gia đình, khiến cho tâm động, để cái bất ổn trong tâm trí hiện trên đường chổi, trên những luống đá sỏi.

Người tu hành không có người hầu hạ, phải thức dậy từ 3, 4 giờ sáng để lau chùi, quét dọn và kinh kệ. Tham dự vào đời sống hàng ngày cũng thuộc hoạt động của người tu hành.

Trước khi đọc kinh phải học tập để hiểu ý nghĩa, không phải chỉ ê a cho có. Đọc kinh mỗi ngày khi hiểu kinh để những lời kinh thấm vào đầu óc, thể hiện trong cách xử thế, không phải để cho Phật vui lòng. Cũng không phải cầu xin gì, ngoài việc nhờ Phật giúp mình tìm cái thanh tịnh cho tâm hồn. 

BM
  
Bữa ăn cực kỳ thanh đạm, không có cảnh các bà, các cô chạy lên, chạy xuống, rót rượu, quạt mát cho các thầy quốc doanh ngồi phưỡn bụng nhậu nhẹt, đưa cay với bia, với Martell đắt tiền, đùa giỡn như vỡ chợ.

Bữa ăn yên tĩnh, nghe tiếng ruồi bay, bởi vì khi ăn phải suy ngẫm về ý nghĩa của sự dinh dưỡng, về thiên nhiên, về môi trường đã cho cây quả, cơm gạo. Bởi vì Phật tử phải biết sống giây phút hiện tại. Chẻ một sợi rau, rửa chén bát phải đặt hết tâm vào chuyện rửa chén, chẻ rau. Tìm cái vui, cái hạnh phúc trong mỗi cử chỉ nhỏ hàng ngày.

Trong nhiều chùa, nhà tu khi ăn để bên cạnh 9 hạt cơm. Một chú tiểu đi thu những hạt cơm đó, đem ra vườn cho chim chóc. Bởi vì khi ăn, khi hưởng thụ, phải nghĩ tới chúng sinh. Người tu hành không sống một mình, không sống cho mình.

Phật tại tâm

BM

Chùa chiền Nhật Bản, đôi khi cao 3 hay 5 tầng, bao giờ cũng hòa hợp với thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh. Mỗi ngọn cây, mỗi khóm trúc, mỗi dòng suối đều có ý nghĩa, là biểu tượng cho một triết lý sống.

Người ta không vạt cả một ngọn núi, san bằng ngọn đồi để làm những ngôi chùa to tổ bố, bê tông cốt sắt, trang trí xanh, đỏ, tím vàng, để vênh váo khoe khoang đã xây một ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á (nhưng lờ đi không nói bạc tỷ lấy đâu xây chùa?)

Riêng chuyện tàn phá thiên nhiên, kho tàng của đất nước, đã là một cái tội nặng ngàn cân. Chưa nói tới chính sách ngu dân thô bạo. 

Bên cạnh những bài dạy về tư tưởng bác Hồ, những lời dạy kỳ quái về y khoa (ung thư là do các oan hồn nhập vào thân, chiếm các tế bào, bệnh tâm thần vì đã vô lễ với… quan, bị các vong hồn trả thù; muốn hết ung thư, hết bệnh phải đóng tiền cho "vong", ít nhất 9 triệu 7!)

Người Nhật biết kính trọng môi trường trước khi từ ngữ đó ra đời. Ở VN cũng vậy, chùa chiền ngày xưa có bao giờ kệch cỡm, thô tục như ngày nay?

BM
  
Phật không trọng hình thức. Phật không đòi chùa bạc tỷ. Phật tại tâm.

Chuyện xưa: một chú sãi theo một vị chân tu học đạo. Mặc dù siêng năng, thuộc lòng kinh kệ, suốt ngày rung chuông gõ mõ, vẫn bị thầy chê là chưa hiểu giáo lý nhà Phật. Một đêm trời cực kỳ lạnh, thầy trò đốt hết vật dụng trong nhà để sưởi. Hết bàn ghế, giường tủ, thầy sai trò vào chánh điện, tìm những gì có thể đốt được. Trò mang hết chổi cùn, rế rách ra đốt. Lửa tàn, trời lạnh hơn nữa, thầy sai trò đi tìm củi. Chú sãi vào chánh điện, quả thực không còn gì, ngoài tượng Phật bằng gỗ quý. Đành gãi đầu, gãi tai, mang ra, đốt. Thầy khen đệ tử đã bắt đầu hiểu giáo lý nhà Phật.

Nghệ thuật kiến trúc

BM
  
Ngoài khía cạnh mỹ thuật, không xa với nghệ thuật, mỗi ngôi chùa Nhật Bản là một kỳ công kiến trúc. Ngày nay người ta hiểu tại sao một ngôi chùa 5 tầng đứng vững hàng ngàn năm ở một xứ động đất như cơm bữa.

Chùa Nhật, trừ ngoại lệ, cất 100% bằng gỗ, vật liệu thiết kế mềm nhất, tự uốn mình khi đất rung động. Chùa không có một cây đinh, tất cả đều là gỗ lắp với nhau, khi bị lay động, những then gỗ dựa nhau, cản sức chuyển động. Mỗi tầng độc lập với nhau, không gắn liền một khối; khi gió bão những nơi bị lay động không kéo cả toà nhà đổ theo. Những tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, khi động đất, toà nhà lắc lư, như một điệu múa của rắn, tạo quân bình. Nếu tầng dưới nghiêng về bên phải, tầng trên nghiêng bên trái. Tất cả những thành phần di động, uyển chuyển đó dựng chung quanh một cột trụ trung tâm vững chắc, để dù lay chuyển tới đâu, toàn bộ kiến trúc cũng có chỗ dựa, để đứng vững ngàn thu.

Trong cái kỹ thuật kiến trúc thần tình đó có cả cái triết lý nhu đạo. Lấy cái mềm trị cái cứng, lấy cái yếu chống cái mạnh. Đó là triết lý sống của cây sậy trước gió bão

Những nguyên tắc ngàn xưa đó của chùa chiền Nhật Bản ngày nay được học hỏi, nghiên cứu để xây cất một thành phố với những cao ốc đồ sộ nhưng an toàn ở những thành phố bị động đất thường xuyên ở Nhật Bản. 

Mặc dầu vậy, người ta không kiêu ngạo, khoe khoang. Người ta để cái độc quyền vỗ ngực huênh hoang cho những người chưa xây xong cầu đã sập, vừa khánh thành đường đã ngập ổ gà.

Hy vọng không có người Nhật nào mò tới thăm viếng những động ma quỷ, gọi là chùa, người Cộng Sản dựng lên để làm tiền. Và thâm độc hơn nữa, để thực hiện chính sách ngu dân, đưa dân trở lại thời đại đồ đá với thần núi, thần đá, với vong hồn suốt ngày ra rả vòi tiền.

Qua ngưỡng cửa một ngôi chùa Nhật, hay một ngôi chùa ở miền Nam trước 75, người ta rũ bụi trần, bước vào thế giới thanh tịnh từ bi. Qua cửa BOT của chùa VN ngày nay, người ta bước vào thế giới ma quái của oan hồn, của "vong" ngất nghểu, ra rả đòi tiền như nặc nô đòi nợ.

BM
  
Đó không phải là Phật giáo. Đó không phải là Phật Giáo Việt Nam. Khổng Tử: danh có chính, ngôn mới thuận. Albert Camus: dùng chữ không chỉnh là đem cái hỗn loạn vào cái hỗn loạn đã có. Đừng nói Giáo Hội Phật Giáo VN. Hãy gọi nó là Giáo Hội Quốc Doanh. Hãy trả chùa chiền cho Phật, cho những người tu hành, cho Phật tử.


Từ Thức

BM



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2021 lúc 8:42am


Thời chúng tôi còn học Trung học, tức dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, sách tiếng Việt ít nên muốn thi đậu bắt buộc phải dùng sách tiếng Pháp, như Toán hình học, Toán đại số, Toán vật lý… Học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) mà làm hết cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs gồm 1.144 bài thì nhất, đi thi trung học chắc ăn như bắp.

Thời ấy các tiệm sách lớn như Khai Trí chẳng hạn không có nhân viên bảo vệ mặc đồng phục ngồi gác ở cửa như bây giờ, mà có các nhân viên giả làm khách hàng, trông nom, ngăn chặn những người muốn ăn cắp sách. 

Buổi sáng hôm ấy, cậu học sinh này cứ lang thang mở coi hết cuốn này đến cuốn khác ở chỗ các giá sách tiếng Pháp. Việc lấm lét nhìn tới nhìn lui của cậu bé khiến nhân viên trông coi khu sách tiếng Pháp nghi ngờ. Lúc cậu đi ra, họ giữ lại, sờ ngực áo cậu và lôi ra một cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs quý giá đã nói ở trên.

 – Tại sao cậu ăn cắp sách?

Cậu bé tái mặt không nói nên lời. Chiếc phù hiệu trên ngực áo cậu cho biết cậu học trường Pétrus Ký, một trong bốn trường trung học công lập lớn nhất rất nổi tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ: Gia Long, Trưng Vương, Pétrus Ký, Chu Văn An. 

– Hừ, học sinh trường Pétrus Ký mà ăn cắp sách! Tôi gọi cảnh sát đến bắt để cậu chừa cái thói đó đi!

 Họ lôi cậu bé tới chỗ quầy thâu tiền của cô thâu ngân viên, nhờ cô giữ cậu giùm rồi đi gọi cảnh sát. Cậu bé sợ hãi khóc như mưa như gió:

 – Lạy chị, nhà em nghèo không có tiền mua sách, chị nói với chú ấy tha cho em đừng gọi cảnh sát… 

Cậu bé khóc quá khiến cô thâu ngân viên cũng thấy mủi lòng:

 – Ba má em làm gì mà nghèo?
 – Ba em chết, má em quét chợ An Đông…
 – Mẹ quét chợ An Đông mà con học Pétrus Ký? Em học đến đâu rồi?
 – Dạ thưa quatrième année. Chị tha cho em, nếu cảnh sát bắt, đưa giấy về trường em bị đuổi học tội nghiệp má em…
 – Các em quen với tiếng Pháp lắm phải không?
 – Dạ.
 – Bởi vậy nên mới lấy trộm sách Pháp. Bằng bấy nhiêu mà đã học lớp Đệ tứ, sắp thi Trung học là giỏi lằm. Nhưng chú ấy đã đi gọi cảnh sát thì biết làm sao…

 Cậu bé sợ quá lại khóc…
 Từ đầu đến giờ có một ông đã lớn tuổi, ăn mặc lịch sự vẫn đứng theo dõi câu chuyện. Thấy cô thâu ngân nói thế, ông bảo cô ta:
 – Thôi được, cuốn sách giá bao nhiêu để tôi trả tiền. Học trò nghèo mà, lấy một cuốn sách, lỡ bị đuổi học tội nghiệp…

Cô thâu ngân viên chưa biết giải quyết thế nào thì đúng lúc đó ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách mà mọi người vẫn gọi là ông Khai Trí, từ ngoài đi vô. Thấy chuyện lạ, ông dừng lại hỏi chuyện gì. Cô thâu ngân viên thuật lại sự việc và ông khách cũng đề nghị trả tiền như ông đã nói với cô thâu ngân. Ông Khai Trí cầm cuốn sách lên coi sơ qua rồi nói:

 – Phải học trò giỏi mới dùng tới cuốn sách này chứ kém không dùng tới. Cám ơn lòng tốt của ông nhưng để tôi tặng cậu ta, không lấy tiền và sẽ còn giúp cậu ta thêm nữa… 

Ông trao cuốn sách cho cậu bé, thân mật vỗ vai khuyên cậu cố gắng học hành rồi móc bóp lấy tấm danh thiếp, viết vài chữ, ký tên và đưa cho cậu: 

 – Từ nay hễ cần sách gì cháu cứ đem danh thiếp này đến đưa cho ông quản lý hay cô thâu ngân, cô ấy sẽ lấy cho cháu. Ngày trước bác cũng là học sinh trường Pétrus Ký mà… 

Ông bắt tay, cám ơn ông khách lần nữa rồi đi vào trong. 

Ba năm sau, nghe nói cậu bé đậu xong Tú tài phần II, được học bổng du học nước ngoài, hình như sang Canada.
Thời gian qua đi. Một năm sau biến cố lịch sử 1975, nhà sách Khai Trí bị tịch thu, mới đầu người ta đặt tên là nhà sách “Ngoại văn”, sau đó đổi thành nhà sách “Fahasa” (viết tắt của 3 chữ “Phát hành sách”), hiện nay lại đổi lần nữa thành nhà sách “Sài Gòn”. Hồi ấy nhà sách Khai Trí là nạn nhân của nạn hôi của, đốt phá, sách vở tung toé khắp nơi từ trong nhà sách ra ngoài đường, nhiều người đã chính mắt chứng kiến cảnh ấy trong nỗi bất lực… Kho sách 60 tấn bị tiêu hủy. 

Ông Khai Trí bị đi cải tạo vì tội “biệt kích văn nghệ”. Sau khi được thả, ông sang định cư bên Hoa Kỳ. 10 năm sau, ông ở Mỹ về Việt Nam một lần nữa, mang theo hy vọng làm được một chút gì cho đất nước. Ông đã mang về 2.000 đầu sách để tiếp tục làm văn hoá. Sách bị tịch thâu với lý do: in trước 75. Phần lớn sách bị tịch thâu là các loại sách Học Làm Người, báo chí quý hiếm trước 1954, như bộ Loa rất nổi tiếng.. Sách ông mang về ai cũng biết là sách về giáo dục, sách hiền, sách tốt cả. Mà dại gì ông mang sách dữ, mà làm gì kiếm ra đâu được sách dữ. Nó chỉ có một cái tội: Tội đã in trước 1975… Ông đau lòng vì sách, ôm đơn đi kiện. Kết cục chẳng đi đến đâu. Ông buồn bã nói: 

 – Chắc… năm 3.000 thì họ trả… 

Ông mất năm 2005 tại Sài Gòn. Trước khi ông mất, người ta đã “không quên” đặt tên ông cho một con phố nhỏ (!?!). Một buổi chiều, người ta thấy một “ông già” khoảng ngoài 70 tuổi, ăn mặc theo lối Việt kiều, đứng ngắm trước cửa nhà sách Sài Gòn với nét mặt buồn buồn rồi bước vào hỏi thăm các cô bán sách về ông Khai Trí, các cô nói hình như ông đã mất cách đây đến hàng chục năm. “Ông già Việt kiều” lại ra đứng ngắm trước cửa tiệm sách hồi lâu, lấy khăn giấy lau nước mắt, chắp tay hướng lên trên trời khẽ vái ba vái rồi đi. Không ai biết ông ta là ai cả…


Chỉnh sửa từ bài viết “Ông chủ nhà sách Khai Trí và cậu bé ăn cắp sách” đăng tại Hoatinhthuong.net
Tác giả bài viết: vanthanhng1180@yahoo.com

Nguồn: https://www.facebook.com/groups/539679286120102/permalink/3018076711613668/
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 136 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.453 seconds.