Người gởi |
Nội dung |
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 24/Jun/2010 lúc 11:55pm |
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
van phan
Senior Member
Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
|
 Gởi ngày: 25/Jun/2010 lúc 7:56am |
Anthony ơi ! Mầy ăn kem.... mây hết chưa ? Phần mầy còn một cây nửa nè ,ngon lắm, bự lắm, tao bưng ra cho mầy , đi muốn té xĩu luôn nè...
VP
|
IP Logged |
|
van phan
Senior Member
Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
|
 Gởi ngày: 25/Jun/2010 lúc 8:32am |
Tin bóng đá thế giới 2010
Các đội tuyển : Anh , Mỹ, Nhật Bổn , Đại Hàn... thắng ở vòng loại đi tiếp vào 8è. mọi người quá vui vẻ. Còn Italy và Pháp bị loại ra về sớm thật hổ thẹn cho hai đội nầy đang giử chức Vô địch và Á quân bóng đá Thế giới từ 2006. Còn Trung Quốc thì không được dự thi vì còn dở. Nhưng họ có đội nữ bóng đá sình lầy hay đó..
|
(CL)- Ngày 30/3, hàng chục nữ cầu thủ không chuyên cực kỳ xinh xắn đã có mặt tại thành phố Trường Xuân, phía đông bắc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc để tham gia trận đấu bóng bùn chào đón World Cup 2010 tại Nam Phi bắt đầu vào ngày 11/6 sắp tới. |
|
Nguyễn Hiền(Theo China Dail |
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 25/Jun/2010 lúc 9:20am |
~::Trích Dẫn nguyên văn từ van phan
Cám ơn Lo Cong và Mỹ Kiều gởi 3 cây kem thơm ngon bốc khói.
Nhớ năm 1965 Tôi lên SG đi học , lần đầu tiên mới tới SG dù thuộc lòng đường xá trên bãn đồ của phụ trang báo Sài Gòn Mới, mua ở tiệm anh bạn Trần Anh Tài đem về dán trên vách mổ kho, cạnh bộ ván ngủ thường ngày cũng lâu năm. Nhưng thực tế đường SG thì mới thấy lần đầu, nên còn bở ngở....Một hôm đạp xe từ Thị Nghè qua chợ SG tìm quán kem để ăn cho thỏa lòng ao ước...Từ nhà thờ Đức Bà nhắm hướng SG chạy tới, quẹo vào đường Tự Do ngon trớn, bổng nghe tiếng tu huýt thổi dài , tiếp theo là hai ông Cảnh sát áo trắng, từ trong lề đường chạy ra chặn lại , hỏi giấy tờ và giử xe tôi . Họ cho tôi biết đường nầy cấm xe đạp chĩ dành cho xe hơi và xe máy dầu . Họ thả tôi về, hẹn ba hôm sau phải đến Cuộc Cảnh Sát Thảo Cầm Viên nộp phạt lấy xe . Thật hổi ôi, tên đường Tự Do mà sao mình bị bắt, còn cà rem kem gì nửa mà thèm. Năm rồi có dịp đi trên đường Đồng khởi ( Tự Do củ ) tôi ghé vào nhà hàng khách sạn Bông Sen ăn cơm bụng (ăn tự chọn ) rồi về .
Còn sau 75 đổi đời, tôi cũng có làm công nhân bán Kem mấy năm, có kinh nghiệm trình bày nhiều ly kem có xịt chantilly bắt mắt , khách nước ngoài khen đẹp...
|
Kính chào anh VanPhan ,
Nếu có dịp đến SaiGon , và vẫn còn thích "tìm quán kem để ăn cho thỏa lòng ao ước.." , mk xin giới thiệu với anh VanPhan quán kem FUNNY , mong anh VanPhan hài lòng, để đền bù lại chuyện buồn ngày xưa ("Thật hổi ôi, tên đường Tự Do mà sao mình bị bắt, còn cà rem kem gì nửa mà thèm.") !
29-31 Tôn Thất Thiệp, Quận 1, SaiGon Điện thoại : (08) 38211 633

Vài dòng quảng cáo của KEM FUNNY :
"Đến nơi đây bạn sẽ cảm nhận được khung cảnh thoáng mát và sang trọng từ những chiếc bàn ghế được bày trí rất hài hòa pha lẫn một gam màu vàng đầy ấn tượng. Kem ở đây được chế biến theo phong cách Pháp truyền thống, có mùi vị thơm ngon như kem crêpe Fanny, Havana,... "
"Mặc dù hiện diện tại một trong những con đường sầm uất bậc nhất của trung tâm thành phố, Quán kem Fanny vẫn luôn thu hút ánh nhìn của người đối diện bởi nét quyến rũ rất riêng, được so sánh ví von như hình ảnh "Hồng Ngọc đang tỏa nắng". Một không gian hồng sang trọng, hiện đại và hết sức ấm cúng. Với sân hiên thoáng đãng bên ngoài hướng ra mặt đường, thực khách sẽ thư giãn thật sự và cảm nhận được những hương vị tự nhiên từ mỗi mùi kem như Trà xanh Nhật Bản, Vani Macadamia, Chocolate đen, Phúc Bồn Tử, Cam Nam Phi... Một điểm hẹn lý tưởng cho những ai muốn thưởng thức kem Pháp theo đúng khẩu vị bản xứ! Với trên 30 vị kem được sản xuất theo phương pháp truyền thống của Pháp từ nguyên liệu 100% tự nhiên, quán kem Fanny được xem là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn đối với thực khách bốn phương."
"Sản phẩm 100% nguyên chất
 Sản phẩm kem Fanny được sản xuất từ nguyên liệu 100% tự nhiên, không sử dụng bột, chất tạo màu, tạo mùi hoặc bất cứ chất phụ gia tổng hợp nào khác."
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Jun/2010 lúc 9:31am
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 25/Jun/2010 lúc 5:37pm |
Băng đảng yakuza - nghệ thuật xăm Nhât Bản |
|
|
|
Hình xăm bắt đầu xuất hiện trên xứ Phù Tang cách đây hàng trăm
năm, khi các “shogun” (tướng lĩnh) muốn dùng dấu vết vĩnh cửu
để phân biệt tội phạm với dân lành.
Với quá khứ không trong sạch, những kẻ “bị đánh dấu” thường bị xã hội ruồng rẫy, họ bèn liên kết
với nhau, lập thành băng đảng tội phạm với tên gọi “Yakuza”.
Các thành viên Yakuza với những hình xăm trổ đặc trưng Yakuza (やくざ hay ヤクザ), thường được biết đến như là gokudō (極道),
là một danh từ thường được dùng để chỉ mafia hay các tổ chức tội phạm
truyền thống ở Nhật Bản. Ngày nay Yakuza là một trong những
tổ chức tội
phạm lớn nhất thế giới.
Yakuza có khoảng 90.000 thành viên, chia thành khoảng 3.000 băng nhóm khác nhau hoạt động khắp nơi trên lãnh thổ Nhật Bản và một số quốc gia khác. Các con số thống kê khác cho thấy sau Đệ nhị Thế chiến, thành viên Yakuza lên đến 184.000, đông hơn cả quân đội Nhật Bản vào thời điểm lúc bấy giờ. Sau đó quân số của Yakuza giảm dần, từ năm 1963 đến 1988 giảm chỉ còn khoảng 8 vạn thành viên. Một người nào đó muốn gia nhập Yakuza sau khi đã đủ các "điều kiện" đều phải trích máu ăn thề và phải xăm mình, thường là những hình như rồng, phượng, núi non, hoa ... trên khắp cơ thể.
Những hình xăm trổ cầu kỳ thường phủ kín cơ thể của các thành viên Yakuaza
Một tay giang hồ máu mặt thuộc Yamaguchi-gumi Một điều đặc biệt của các thành viên Yakuza giúp ta có thể nhận dạng dễ dàng đó là phần lớn đều có ngón tay út ngắn hơn bình thường hoặc mất hẳn. Nguyên do của điều này là theo luật của mafia Nhật, bất kỳ thành viên nào không tuân lệnh cấp trên, lệnh của các ông trùm đều phải tự chặt một đốt ngón tay út. Những lần vi phạm sau sẽ lần lượt lấy đi những đốt tiếp theo của cả 2 ngón tay út và có khi ở những ngón khác. Chính vì thế cho nên phần lớn thành viên Yakuza mang những bàn tay không nguyên vẹn. Tuy vậy, ngày nay, xăm mình và chặt ngón tay chỉ còn mang tính chất nghi thức. Theo thống kê trong những thành viên Yakuza hiện đại , có hơn 90% tên xăm mình, 43% tên có bàn tay cụt ngón, nhiều tên cụt 2 ngón và hơn nữa.
Bàn tay có một đốt ngón út bị chặt để tạ lỗi với bề trên của một thành viên Yakuaza.
Ảnh hưởng của Yakuza trong xã hội Nhật được thừa nhận và sâu rộng hơn nhiều so với tác động của bọn tội phạm có tổ chức trong xã hội Mỹ. Yakuza được cho là có liên minh chính trị lâu đời và bền chặt với những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu tại đất nước mặt trời mọc. Không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ nước này, tổ chức hiện đã với cánh tay tội ác tới các quốc gia châu Á khác và thậm chí cả ở Mỹ.
Một phần vì lý do đó mà đến tận ngày nay, hình xăm vẫn bị coi là biểu tượng của tội phạm, của những thế lực đen tối chống lại chính quyền.
 Khó khăn lắm chúng mới được số ít người công nhận là những kiệt tác tuyệt đẹp được khắc họa trên chất liệu sống: da người. Các phần tử thuộc Yakuza phần lớn là đàn ông. Phụ nữ hiếm khi xuất hiện, nếu có thề chỉ được phép dưới danh nghĩa vợ, thê thiếp hoặc nhân tình của các nhân vật có “máu mặt” trong băng đảng. Và tất nhiên, nhữngcô ả này đều buộc phải chấp nhận xăm mình
Hình xăm trên cơ thể người phụ nữ thể hiện sự trung thành, thuần phục đối
với một thành viên Yazuka nào đó, hoặc đơn giản là dấu hiệu đồng minh với
băng đảng liên quan

Một trong những “mặt hoa da phấn”đìnhđámnhất (được cho là) có quan hệ mật thiết với Yazuka là Shoko Tendo - tác giả cuốn tiểu thuyết ăn khách “Ký ức của một ái nữ gangster”.
Bản thân Tendo cũng là tín đồ xuất sắc của nghệ thuật Yazuka: phần da thịt khắp cơ thể cô (trừ mặt) phủ kín những hình chạm trổ đầy màu sắc theo đúng môtip truyền thống: của chạm trổ d()ghệ thuật Yazukaung thành, thuần phục đối với một thành viên Yazuka nào đó, hoặc đơn giản là dấurồng, phượng và một gái điếm cao cấp thời Trung cổ cắn chặt dao trên
khóe miệng.
Ngày nay, xã hội Nhật đang dần xóa đi những định kiến khắt khe về hình xăm và nghệ thuật xăm mình. Giới trẻ ngày càng tỏ ra yêu thích những họa tiết khắc trên da thịt như một đam mê thuần túy chứ không có bất cứ quan
hệ nào với các băng đảng Yazuka
Băng đảng Yakura-Nghệ thuật xăm mình toàn thân ở Nhật Bản!
Mặc dù vậy, một số nhà tắm và những suối nước nóng công cộng vẫn đặc biệt treo biển cấm người xăm mình. Tuy nhiên, đôi lúc vẫn có kẻ “lọt khe”.
  Nhưng dù hình ảnh về các yakuza, với hình xăm đầy mình và bàn tay thiếu ngón (do quy định bị chặt ngón tay mỗi khi phạm sai lầm) trở nên lạc lõng trong đời sống hiện đại, yakuza vẫn không biến mất hoàn toàn. |
|
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Jun/2010 lúc 5:49pm
|
mk
|
IP Logged |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
|
 Gởi ngày: 25/Jun/2010 lúc 10:33pm |
|
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh: Người Việt Nam Tác Giả: Bùi Bảo Trúc |
|
Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt. Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn? Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật. Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ. Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng. Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford, ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở. Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận. Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bỏ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào. Ðó là cách trả thù vậy.
Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được |
 |
tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.
George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam , một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shaan Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo. | |
Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết. Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài. Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó. Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác. Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ. George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát. Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.
George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.
Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?
| |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 27/Jun/2010 lúc 7:16pm |
Thứ Tư, 23/06/2010 10:30
Sức bền kỳ lạ của những cây cầu bằng cỏ ở Peru
(Zing) – Vượt qua nắng gió và sự khắc nghiệt của thời gian, những cây cầu làm toàn bằng cỏ khô vẫn luôn bền vững để làm đường đi cho dân làng.
Những chiếc cầu bện bằng cỏ khô ở một ngôi làng ở Peru đã khiến nhiều người kinh ngạc vì sức bền của chúng.
 |
Những cây cầu bằng cỏ khô cheo leo giữa những vách đá dựng đứng. |
 |
Người dân làm cầu. |
 |
Nguyên vật liệu làm cầu là những cây cỏ khô. |
 |
 |
 |
Bền bỉ và chắc chắn. |
đỗ quyên
http://www.zing.vn/news/chuyen-la/suc-ben-ky-la-cua-nhung-cay-cau-bang-co-o-peru/a87181.html
|
mk
|
IP Logged |
|
van phan
Senior Member
Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
|
 Gởi ngày: 28/Jun/2010 lúc 8:57am |
|
Mặc đồ cô dâu xuống đường lấy… chứng chỉ
|
(CL)- Ngày 1/6, một cuộc diễu hành đặc biệt hằng năm đã diễn ra tại thành phố Mát-xcơ-va. Nhà tổ chức mong muốn mang đến cho các cô gái trẻ cảm giác tuyệt vời khi khoác lên mình bộ váy cưới và là cô dâu vừa lộng lẫy vừa hợp thời trang. |
|
| |
|
IP Logged |
|
van phan
Senior Member
Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
|
 Gởi ngày: 28/Jun/2010 lúc 9:11am |
Đám cưới phong cách Pháp nhộn nhịp Thượng Hải Expo
|
(CL)- Sáng thứ Ba, 11/5, 35 đôi uyên ương Trung Quốc từ khắp nơi trên thế giới đã cùng tụ họp tại Hội chợ Thượng Hải 2010 trong một lễ cưới theo phong cách Pháp, trước sự chứng kiến của gia đình và hàng nghìn du khách. |
|
Buổi lễ thành hôn hoành tráng theo phong cách Pháp, với chủ đề "Mùa xuân dịu dàng", đã được bắt đầu bởi ông Jean Germain (người thứ 2 từ phải qua trái), thị trưởng thành phố du lịch Tours, Pháp, giữa trung tâm văn hóa của triển lãm. Trong 2 năm qua, ông Germain đã làm nhân chứng cho 200 cặp vợ chồng người Trung Quốc tham gia vào các đám cưới nhóm tại Tours.
Tất cả các cặp vợ chồng mới cưới đã du lịch đến khu trưng bày của Pháp tại Expo Thượng Hải 2010 với vé VIP, được cấp giấy chứng nhận của ông Germain và ăn một bữa ăn pháp được nấu bởi những đầu bếp ngôi sao tại nhà hàng Six Sense tại đây. Trong buổi lễ, vũ công từ Tours trình diễn một bản tango Pháp và một nhóm kich biểu diễn một tiểu phẩm hài. Tất cả các cặp vợ chồng cùng tham gia rút thăm may mắn, phần thưởng là chuyến du lịch châu Âu 9 ngày cho tuần trăng mật.
Mỗi cặp vợ chồng được phép mời tối đa 7 thành viên gia đình và bạn thân để tham dự buổi lễ, chờ đợi khoảnh khắc quý giá cùng những kẻ si tình.

Hầu hết các cặp vợ chồng đều sinh vào những năm 80, thế hệ đầy đủ bản lĩnh và dẫn đầu xu hướng thời trang phá vỡ các phong tục truyền thống.

"Pháp là biểu tượng của sự lãng mạn. Kết hôn theo phong cách lãng mạn nhất.cũng là ước mơ cả đời của tôi. Đặc biệt hơn cả, nó lại được diễn ra giữa hội chợ thế giới hoành tráng nhất từ trước đến nay ở Thượng Hải" - một cô dâu 25 tuổi thổ lộ. Hai vợ chồng cô đến từ tỉnh Phúc Kiến và đã yêu nhau 11 năm.
Nguyễn Hiền (Theo China Daily)
|
|
IP Logged |
|
lo cong
Senior Member
Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
|
 Gởi ngày: 29/Jun/2010 lúc 12:50am |
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 29/Jun/2010 lúc 12:52am
|
Lộ Công Mười Lăm
|
IP Logged |
|