Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2014 lúc 8:47pm


 

Về Một Ánh Mắt ...

 Ngày 30 Tháng Tư Năm 75 -


Phùng Nguyễn

anhmat

LTG:  Bài viết này phổ biến lần đầu tiên vào ngày 27.4.1996 trên diễn đàn soc.culture.vietnamese, được gọi tắt là SCV, vào một thời điểm mà hệ thống Internet còn chưa trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng. Mười hai năm sau, tôi đã dự định “nhuận sắc” bài viết cho “phải phép,” chữ dùng của Thường Quán cho “political correctness,” nhân dịp tạp chí damàu thực hiện số báo nhỏ nhằm kỷ niện lần thứ 33 biến cố lịch sử ngày 30 tháng tư năm 1975. Sau khi đọc lại, tuy nhiên, tôi quyết định giữ ở dạng nguyên thủy những điều đã viết ra mười hai năm trước về một cảm giác đã có hai mươi mốt năm trước đó.
     Trong quá trình sống của một người, đặc biệt của những người thuộc giới sáng tác, những bội phản, dũng cảm hay hèn nhát, nhất định đã được thực hiện bằng cách này hay cách khác trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác vì lý do này hay lý do khác, một cách cần thiết. “Phải phép” hoặc “phù hợp cho tình thế mới” cũng là điều cần thiết. Nhưng không đủ cần thiết để phản bội một cảm giác. Ít nhất ở lần này.
PN

 
     Lúc đó vào khoảng 12 giờ trưa. Trước đó khoảng hai tiếng đồng hồ, Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng quân “Cách Mạng.” Khi tôi ra đến ngã ba tiếp giáp với đường Võ Di Nguy (Phú Nhuận) thì quang cảnh hỗn loạn càng lúc càng tăng. Lính tráng thuộc đủ mọi binh chủng chạy ngược chạy xuôi, súng ống, áo quần vất bừa bãi đầy đường. Lại thêm đám thương binh từ Tổng Y Viện Cộng Hòa gần đó, kẻ cụt chân, người mù mắt dắt díu nhau trên lòng đường càng làm cho cuộc tháo chạy thêm phần bi thảm.

     Trong cái khung cảnh kinh hoàng và đau xót ấy, bỗng dưng tôi nhìn thấy họ!

     Họ gồm bảy người, đứng sắp hàng rất đều nhau trên lề đường Võ Di Nguy, quãng gần cổng hậu của bộ Tổng Tham Mưu đến cổng xe lửa số 10. Cả bảy người đều mặc quân phục nghiêm chỉnh, súng M16 trên tay phải, bá súng tựa vào hông, tay trái đưa chéo sau lưng theo tư thế nghỉ. Những chiếc “bê rê” xanh lá cây trên đầu họ lấp lánh chiếc huy hiệu nhỏ bằng kim khí sáng loáng có hình con cọp bay ngang qua chiếc dù mở rộng. Những người lính Biệt Cách Dù thuộc Liên Đoàn 81!

     Ý nghĩ đầu tiên đến với tôi lúc đó, dưới dạng một câu hỏi, là “Tại sao họ còn đứng đây làm gì?” Tất nhiên là tôi không dám hỏi họ câu hỏi đó. Không có ai dám hỏi họ câu hỏi đó! Mọi người, kể cả những thương binh chống nạng lê lết trước mặt họ, đều cúi gầm mặt xuống trong khi đi ngang qua hàng lính đang đứng gác một cách nghiêm chỉnh này. Cả tôi, trong bộ đồ dân sự, cũng vậy. Tôi đã giải ngũ trước đó một năm, nếu không thì lúc này tôi cũng đang vội vã cởi bỏ bộ quân phục và cũng đang cúi đầu lầm lủi đi qua trước mặt họ, hướng về một nơi chốn “an toàn” nào đó. Tôi nhớ mình đã cố tình chậm lại khi đi ngang qua những chiến sĩ Biệt Cách Dù, len lén nhìn lên khuôn mặt của họ. Tất cả đều còn rất trẻ, người lớn nhất chưa đến ba mươi, và người trẻ nhất vào khoảng hai mươi là cùng. Lúc bấy giờ, anh còn trẻ hơn tôi vài ba tuổi.

     Đó là người lính thứ bảy trong hàng, người cuối cùng mà tôi phải đi ngang qua. Mấy giây để qua khỏi anh dài cả ngàn năm, và mấy bước sau khi qua khỏi anh dài cả ngàn dặm!

     Tôi quay đầu lại nhìn anh để bắt gặp ánh mắt anh cũng đang hướng về tôi. Rồi anh quay lại, nhìn thẳng về phía trước, và tôi cũng quay đi, tiếp tục cuộc hành trình.

     Tôi sẽ không có dịp thấy lại anh và các đồng đội của anh, nhưng ánh mắt buồn bã của anh đã ở lại với tôi cho đến mãi bây giờ.

3197702341_d7a5042b9d_o

     Vào một ngày định mệnh hai mươi mốt năm về trước, hàng trăm ngàn người lính đã trở thành anh hùng. Họ thuộc về đạo quân chiến thắng. Những người anh hùng của Quân Đội Nhân Dân tràn vào Sài Gòn từ bốn phương tám hướng, bàng hoàng với cái chiến thắng vĩ đại mà trước đó không lâu chỉ là một giấc mơ, và ngơ ngác, lạc lõng trong chính cái thành phố mà bây giờ họ đã là chủ nhân ông. Trong hàng ngũ của Quân Đội Nhân Dân còn nhiều anh hùng. Những người này không có mặt trong buổi khải hoàn. Họ đã ngã xuống ở một chiến trường, một góc núi, hay một chân đèo nào đó. Những người trẻ tuổi, có lẽ cũng trẻ như người lính Biệt Kích Dù đứng ở cuối hàng quân trong một buổi sáng hỗn loạn trên đường Võ Di Nguy, lớn lên trong một thôn xóm nào đó trên đất Bắc, lên đường tòng quân với ước mơ giải phóng miền Nam đói khổ điêu tàn dưới ách ngoại xâm. Và tôi cho rằng họ đã ngã xuống như một anh hùng trong chính cái ý nghĩ này vào những giây phút cuối cùng của họ trên con “Đường Đi Không Đến.” Và may mắn cho họ vì đã không có dịp mất đi bản sắc anh hùng. Bởi vì sẽ còn lại bao nhiêu người trong đạo quân chiến thắng năm xưa tiếp tục xứng đáng với danh hiệu “anh hùng?” Có bao nhiêu người đã vì miếng cơm manh áo hay chút quyền lợi nhỏ nhoi đã trở thành đốn mạt? Anh hùng đốn mạt?


Cũng vào ngày hôm đó, hàng trăm ngàn người lính khác thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã cúi đầu trước số phận, cũng bàng hoàng, cũng ngơ ngác trong cái thành phố mà trước đó không lâu đã thuộc về họ. Lẽ tất nhiên, không có anh hùng trong đoàn quân chiến bại. Điều này không được cho phép! Chỉ có những người bất khuất. Như những người lính Biệt Cách Dù lẻ loi trên một góc đường Sài Gòn vào buổi trưa một ngày tháng Tư hai mươi mốt năm về trước. Như người thiếu phụ quấn lá cờ vàng, đeo giây biểu chương đi tìm xác chồng trên một cánh đồng ở Hóc Môn vài ngày sau đó. Và như những điều chỉ được thì thầm cho nhau nghe sau cánh cửa đóng kín trong những năm tháng kế tiếp dưới ách thống trị của những người chủ mới. Những điều sẽ không bao giờ tìm thấy trong sách sử…

     Bài viết này không mang một hậu ý gì đáng kể. Chỉ là một cách tự nhắc lại cho chính mình những điều đã kinh qua trong một ngày định mệnh hơn hai thập kỷ trước, ở đó, một ánh mắt đã được gởi đi và được mang theo cho đến bây giờ, và có lẽ cho đến nhiều năm sau nữa. Cái ánh mắt buồn bã và bao dung của một người lính còn rất trẻ gởi đến tôi trong một sát na chông chênh giữa cuộc tử sinh vẫn còn rất sinh động như mới hôm qua.

rememberVN



Phùng Nguyễn



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 07/Apr/2014 lúc 9:00pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2014 lúc 8:52pm




Tháng Tư, Tưởng Niệm

 

Trần Khải

 
Tháng 4-1975, Miền Nam sụp đổ. Đất nước thống nhất, và một cuộc trả thù đã diễn ra ở tầm mức rộng lớn kéo dài nhiều thập niên. Hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH bị đẩy vào trại cải tạo, trại giam, công trường lao động... trong khi nhiều gia đình bị đẩy vào các khu kinh tế mới, rừng sâu nước độc, và họ và con em trở thành những công dân hạng 3, hạng 4.


Nhiều vị Tướng lãnh, sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa tự sát. Và cả những chiến binh cũng tự sát.


Tự sát vì nắm quân mà không giữ được thành đã nhiều lần ghi trong sử Việt Nam.

Cụ Phan Thanh Giản năm 1867, mất ba tỉnh Miền Tây về tay quân Pháp, đã tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867. Đó là thời chống Pháp.

Wikipedia ghi lại:


“Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.


Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.” (hết trích)


Trước đó nhiều thập niên, là một cuộc nội chiến, giữa quân nhà Nguyễn và quân Tây Sơn. Khi thành Bình Định thất thủ, cụ Võ Tánh tự thiêu, cụ Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự sát.


Năm 1801, khi đại quân chúa Nguyễn rút về Gia Định, thành Bình Định được giao cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn giữ. Thành Bình Định ngay sau đó bị đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy huy của Thái Phó Trần Quang Diệu và tướng Võ Văn Dũng đến bao vây. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành và chia quân vây bốn mặt, Võ Văn Dũng thì đôn đốc thủy quân phòng giữ cửa Thị Nại. Cuộc bao vây kéo dài đến 14 tháng.


Sách sử kể lại, theo Tự Điển Bách Khoa Mở:


“Trong thành binh sĩ lâu ngày thiếu lương thực, có người khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây trốn thoát, nhưng ông cương quyết ở lại "Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?". Ông sau đó cho người trao cho Trần Quang Diệu một bức thư, xin tha chết cho quân sĩ trong thành. Ông sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, rồi châm ngòi tự vẫn. Tiếp theo, Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn. Đó là ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu, tức vào ngày 7 tháng 7 năm 1801.” (hết trích)


Và trước đó nhiều thế kỷ, vào thế kỷ thứ 13, danh tướng nhà Trần là Trần Bình Trọng, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông, cũng đã chọn cách tuẫn tiết.


Tự Điển Bách Khoa ghi rằng:


“Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít hơn và không quen chiến trận. Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên.


Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.


Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.


Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.


Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.”


Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông.”


Lúc đó là năm 1285. Năm đó, Tướng Trần Bình Trọng mới 26 tuổi.

=====

Năm 1975, quân lực VNCH có 5 vị Tướng và nhiều quân cán chính tự sát khi Miền Nam thất thủ.


Theo trang TVVN.org, sau đây là danh sách sưu tập được bởi một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức.


Danh sách các quân nhân Quân Lực VNCH đã tự sát trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa như sau:


HỌ TÊN - Cấp bậc - Chức vụ - Đơn vị - Ngày tự sát


1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975


2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975


3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975


4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975


5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975


6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn


7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975


8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975


9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ


10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn


11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh


12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975


13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975


14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu. Tự sát ngày 30/4/1975


15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)

 
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con


17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ


18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975


19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75


20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975


21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975


22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975


23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản


24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975


25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975


26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975


27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975


28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75


29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975


30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM


31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn


32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.


33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975


34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa


35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975


36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP (Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau


37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu


38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu


Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.” (hết trích)

Xin thành kính tưởng niệm. Và trân trọng thành kính vinh danh.

 

Trần Khải




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2014 lúc 10:14am


CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT

Đặng Sỹ Vinh, Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con


Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.

Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh.

Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.

Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống.

Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết:

“Bà Con mến,
Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ CS này.
Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con.
Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là …, ở …, và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi.
Xin đa ta.

Đặng Sĩ Vinh”




http://thntsaigon.forumsreality.com/t1115-to-quoc-ghi-on-nguoi-chien-si-vnch



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2014 lúc 10:33am



Vợ Lính

Nguyễn Thị Thêm

 

Tôi quen biết chàng khi anh ấy đã là lính. Cái lon Chuẩn úy chẳng là cái gì với tôi, một người con gái đầy nam tính. Tiếng nói miền Trung lơ lớ khó nghe, mặt chẳng đẹp trai và nhìn qua là biết chẳng phải con nhà giàu. Mấy cái đó và cả con người đó đáng lý ra chẳng dính dáng gì với tôi. Thế nhưng, trời bất “dung gian” cái tên Chuẩn uý người Huế đó không biết bằng cách nào lại có thể xin vào dạy giờ ở cái trường Trung học tư tôi đang dạy. Tôi thì phớt tỉnh Ăng lê, tới giờ dạy, hết giờ về không chuyện trò tào lao với người khác phái. Cái nhược của tôi bây giờ tôi mới biết là ở chỗ này. Thế là cứ tới giờ tôi đang dạy thì “hắn” lại sai học trò sang mượn khăn lau bảng, mà dạy toán thì lau bảng thường xuyên. Lại qua mượn phấn, hết phấn thường xuyên. Hết giờ lại tới chào và xin lỗi. Ngày khác lỗi vẫn hoàn lỗi, lại mượn phấn, mượn khăn.

 

Từ đó tôi ghét “hắn”. Mấy đứa học trò cũng biết tôi không thích “hắn”. Thế là tôi bảo học trò để sẵn một mớ phấn trong cái hộp và một cái khăn lau bảng. Học trò “hắn” qua mượn, tôi đưa luôn hộp và nói hãy giữ lấy tôi tặng luôn, khỏi trả. “Hắn” tìm tôi xin lỗi và xin chở tôi về sau giờ dạy. Tôi từ chối, mặt lạnh như tiền đi thẳng. Buổi chiều, “hắn” tìm tới nhà để xin lỗi. Hôm sau không giờ dạy, “hắn” lại tới nhà mượn sách và ngồi lì nói chuyện không đâu ra đâu. Cứ hễ có dịp là “hắn” tới nhà tôi ngồi đồng, “hắn” nói đủ thứ chuyện bằng âm hưởng miền Trung nặng trình trịch. Một thời gian sau, tôi nghe miết rồi quen cái giọng khó nghe. Không tới trả sách thì lại thấy thiếu vắng một cái gì không phải là sách. Cái chiến thuật “mưa lâu thấm đất”, “Nói hay không bằng ngồi dai” đã khiến tôi phải lên xe hoa về nhà “hắn” và làm vợ “hắn” cho tới bây giờ.

 

Ông xã tôi là con trai một trong một gia đình hiếm hoi con trai. Cha chồng tôi là con trai một và đã mất sớm khi mẹ chồng tôi mới hơn 30 tuổi. Một nách 3 đứa con côi và cha mẹ chồng già yếu, mẹ chồng tôi đã ở vậy một nắng hai sương làm tròn nhiệm vụ làm dâu và làm mẹ. Do đó cái ao ước và hoài bảo của bà là có người thừa tự. Tôi cô gái miền Nam tánh tình bộc trực, lại là một nữ Hướng Đạo hội họp, đi cắm trại liên miên, không nằm trong danh sách những người bà lựa chọn. Thế nhưng khi cậu con trai đã quyết thì bà phải bằng lòng. Vì trong thời buổi chiến tranh, người lính không thể biết trước ngày nào bỏ thây ngoài trận chiến. Và thế mẹ chồng tôi đã bỏ cái làng quê chôn nhau cắt rốn vào miền Nam để cưới vợ cho con, hầu mong tìm một mống cháu nội sau này.

 

Thế nhưng sau 3 năm cưới nhau tôi vẫn trơ trơ cho mẹ chồng tôi ngày đêm không yên giấc. Tôi biết trong tận cùng bà buồn lắm. Đôi khi bà nhìn tôi với đôi mắt thiếu tin tưởng. Câu “Cây độc không trái, gái độc không con” mà một lần tôi tình cờ nghe từ miệng bà khiến tôi buồn không ít. Thế nhưng là lính, vợ chồng không gần gũi nhau, làm sao có con được. Thế là bà bỏ Biên Hoà theo con trai ra Đà Nẵng và tuyên bố sắp đặt chỗ ở để tôi phải thuyên chuyển theo chồng. Kỳ nghỉ tết năm 73, sau buổi họp cuối cùng, tôi đón xe đi Sài Gòn và lên chuyến bay đi Đà Nẵng thăm chồng. Đến đón tôi không phải mẹ chồng mà là người lính tùy tùng của anh. Thế là chiều hôm đó tôi có mặt ở nơi đóng quân của anh. Một ngọn đồi cao của vùng núi Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam. Đây là lần đầu tiên tôi chính thức sống đời vợ lính nơi tiền đồn.

 

Chúng tôi trú ngụ trong căn hầm chỉ huy đầy súng đạn và trang bị truyền tin. Tôi đang đan dang dở một tấm khăn trải bàn. Thế là tôi phải hoàn tất gấp tấm khăn đó để làm chiếc màn cách ly. Cuộc sống vợ chồng trong đồn lính thì có nhiều chuyện không thể cười mà cũng không thể khóc của một cô giáo kín đáo, nghiêm túc với cuộc sống xô bồ lính tráng ở đây. Tôi chỉ biết những ngày ở đó tôi thương lính hơn, tôi thông cảm nỗi cô đơn của chồng hơn và nhất là thật sự biết lo sợ cho chồng trong cuộc sống mà nơi đâu cũng có tai mắt của kẻ thù rình rập. Hết ngày lễ, chồng tôi giao đồn cho Đại đội phó đưa tôi về Đà Nẳng thăm mẹ chồng và ngay chiều đó tôi lên máy bay về lại Sài gòn vì ngày mai đã bắt đầu niên học mới.

 

Thế là tôi có mang đứa bé đầu lòng và tôi phải làm đơn xin thuyên chuyển để thật sự bắt đầu một cuộc đời mới. Mùa hè năm đó miền Trung đã thật không yên. Nhà tôi ở gần Phi Trường nên hàng đêm pháo dội về từng chập. Mẹ chồng tôi về lại Biên Hoà để lo cho con gái sinh nở. Tôi mang cái bụng bầu chui hầm thường xuyên. Mỗi lần có tin từ tiền đồn là tôi lo lắng hồi hộp. Những cuộc đụng độ xảy ra liên tiếp. Đại đội phó, Hạ sĩ Quan, rồi lính bị thương liên tục. Cuối cùng người Đại đội phó mới đổi về cũng bị thương. Tôi như ngồi trên lửa nóng. Nỗi cô đơn, lo sợ, hồi hộp, mất ngủ khiến tôi xuýt bị sẩy thai. Thế rồi mẹ chồng tôi cũng về kịp trước ngày tôi sinh nở. Con tôi mở mắt chào đời ở một nhà hộ sinh tư . Tôi mệt nhoài sau cơn vượt cạn, mẹ chồng tôi đón con bé với nụ cười gượng gạo. Bà chỉ mong là trai để nối dõi tông đường. Còn anh, được tin tôi đã sinh con, anh về cùng người lính tùy tùng. Vào nhà thương, xoa đầu tôi, bồng con hôn vài cái là xe hậu cứ đã chờ để đưa anh lên lại đơn vị. Ngày đầy tháng con bé, họ hàng, bà con đầy nhà. Anh bươn bả bước vào, chào mọi người rồi tới bên tôi cười cười. Bồng con bé lên hỏi tôi “Sao mặt nó như dài ra” hôn con, ăn vội vã vài miếng. Xe hậu cứ trờ tới và anh lại lên đường. Tôi ứa nước mắt, không thể giận anh, mà cũng không thể không trách anh. Chẳng nói gì được với tôi một câu ngọt ngào khi tôi vật lộn trong cơn đau đẻ, lại chịu sự chăm sóc cực kỳ quái đản của mẹ chồng tôi trong những ngày nằm cữ. Tôi nhắm mắt lại, thương con và thương mình quá đỗi.

 

Thế là cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Anh được đổi về làm ở Trung tâm Hành quân. Tôi nghe thôi chứ cũng không biết ở đâu? Chỉ biết ít nguy hiểm tính mạng hơn ở Đại đội. Chồng tôi là một người sống chân thành và tốt với bạn bè, đồng đội. Tôi nhớ có một lần anh dẫn về nhà một người lính và một người phụ nữ. Anh nói với tôi đây là lính trong đơn vị, vợ nó tới thăm. Anh cho nó nghỉ phép và nói nhỏ với tôi lo ăn uống cho tươm tất. Đến tối, anh bảo tôi ôm con xuống nhà sau ngủ, nhường giường chúng tôi cho hai vợ chồng kia. Anh nói:

- Tội nghiệp tụi nó, gặp nhau như vầy nó mừng lắm. Hãy để nó trọn vui. Đời lính không biết sống nay, chết mai.

 

Và như vậy, sáng hôm sau anh lên đơn vị, người lính cùng vợ có 3 ngày phép đoàn tụ tuyệt vời. Một lần thấy anh không còn bộ đồ civil nào cho ra hồn, tôi bảo anh đi may một bộ đồ mới. Anh vốn là người khó tính và kén chọn. Mãi sau mới chọn được màu vải vừa ý mà may. Lấy đồ về chỉ một lần mặc thử cho tôi ngắm rồi mãi bận hành quân không có dịp mặc. Đại đội phó của anh gia đình ở tận miền Tây, anh ta lại phải lòng cô gái Đà Nẵng. Thế là một hôm anh về bảo tôi mở tủ lấy bộ đồ mới may, tặng cho anh chàng Đại đội phó của mình. Anh nói với tôi :

- Nó cũng trạc với anh. Nó mặc vừa đó em. Thôi tặng cho nó đi hỏi vợ. Hỏi vợ chỉ một lần chứ may đồ thì mình còn nhiều lần khác. Tội nghiệp gia đình nó ở xa, không có bộ đồ civil nào mặc cho ra hồn để coi cho được trong ngày quan trọng.

Tôi vừa tiếc vừa phục tấm lòng tốt của chồng. Không còn lời nào để nói tôi đành gói lại đàng hoàng, bỏ trong túi xách và bảo đem cho chú ấy. Ngày Đà Nẵng sắp mất, người người bỏ chạy ra ngoài bến tàu để thoát vào Sài gòn. Chồng tôi ở Trung tâm hành quân, biết sự sụp đổ đã đến, không liên lạc được với đại đội cũ của mình. Anh cấp tốc lên tận nơi trú đóng và kéo lính về trong làn sóng di tản khổng lồ của Đà Nẵng. Chúng tôi, mẹ già, con dại chờ đợi anh mỏi mòn. Trông thấy anh về với đoàn quân tan tác mà muốn xỉu.

 

Chồng tôi ruột để ngoài da. Lúc nào anh cũng lo cho bạn bè, đồng đội, anh em, ít khi nào lo lắng chuyện nhà. Mọi thứ mẹ chồng tôi cáng đáng điều khiển và tôi là người tuân lệnh thi hành. Có lẽ nói ra không ai tin, nhưng đối với tôi, tôi chưa hề cầm trong tay một đồng lương lính. Ngày chưa theo anh, tôi đi dạy, có lương, có nghề nghiệp, tiền ai nấy xài. Mà tiền lính thì tính liền anh cũng chẳng có gì dư dã. Theo chồng ra Đà Nẵng tiền lương anh có đưa cho mẹ chồng tôi không thì tôi không biết, còn tôi chẳng hề nghe nói đến tiền bạc. Ngày Đà Nẵng mất lẽ dĩ nhiên anh không có lương và anh đi cải tạo suốt 8 năm trời chấm dứt một thời kỳ lính tráng.

 

Như vậy thì làm vợ lính vui hay buồn, sướng hay khổ? Thưa các anh, người vợ lính chịu mọi thiệt thòi. Có chồng mà cũng như không trong suốt thời kỳ chinh chiến cũng như hoà bình. Những ngày tù tội đã đành không thể trách ai. Các anh trong bốn bức vách lao tù, số phận ai cũng như ai. Nhưng người vợ lính ở nhà cái vòng đai rộng hơn, bẫy rập nhiều hơn, con người tàn ác quỷ quyệt hơn đe doạ thân phận đàn bà. Tôi có những người bạn vì thương chồng, lo lắng chạy chọt để lo cho chồng về, để rồi sụp bẫy. Cả cuộc đời danh tiết, hạnh phúc bị mất tất cả. Có người lạc bước khi bươn chải kiếm đồng tiền lo cho con, lo cho chồng cải tạo. Thương tâm lắm, đau đớn lắm cho những cánh hoa trong biển lửa tàn ác của chiến tranh ý thức hệ.

 

Xin lỗi các anh cho tôi nói thật. Khi ở tù về, các anh thật sự quên đi tất cả, đem hết sức mình cùng sát vai vợ mà lo cho gia đình không? Đàn bà chúng tôi, ăn trắng mặc trơn, học hành trí thức, nhưng đến lúc phải lo miếng ăn cho con, cho chồng thì bất chấp sự cực khổ. Bán chợ trời, chạy hàng xuôi ngược Bắc Nam, bán hàng rong, cày thuê, cuốc bẫm, bán thuốc tây, thuốc hút, làm công nhân… Bất cứ nghề nghiệp nào lương thiện để kiếm ra tiền thì không quản ngại khó khăn. Các anh nhận những món quà đơn sơ, nhưng biết đâu rằng trong hoàn cảnh cả nước cùng đói, chúng tôi phải tính toán muốn bạc tóc mới đem được đến tay các anh một ít quà, nhưng là một biển yêu thương, một trời thương nhớ. Khi các anh được về nhà sau những tháng ngày bán đời mình cho đói khát, bệnh tật. Các anh không biết là đã mang theo trong mình một nỗi chán chường, một tâm hồn đầy bất mãn và nghi kỵ mọi thứ. Các anh lính hào hoa, yêu đời, coi thường sinh mạng đã mất. Các anh bây giờ đã bỏ lại trên núi đồi Việt Bắc phân nửa cuộc đời hùng tráng của mình. Chồng tôi cũng vậy, anh chán đời, bất mãn và tự ái với vợ, với con và chính bản thân mình. Tôi đã khóc nhiều đêm, nhiều ngày mà không biết làm sao kéo anh ra khỏi cái ám ảnh tàn khốc đó. Tôi công nhận bọn Cộng sản thật quỷ quyệt, những bài học nhồi nhét cho các anh, nó như con ma kéo trì những chí hướng phấn đấu của chồng tôi. Người lính của tôi đã thật sự thất trận thảm thương!

 

Khi được sang Mỹ đinh cư, mẹ chồng tôi mang nhiều bệnh tật. Chồng tôi vui buồn, khoẻ mạnh hay suy nhược theo căn bệnh của mẹ chồng tôi. Anh có cảm giác mình phải làm cái gì trả hiếu cho mẹ mà bất lực. Ngày mẹ chồng tôi mất, chồng tôi như thân cây không còn mầm sống gục xuống đau đớn. Anh bị trụy tim, bị strock và đầu óc càng ngày càng suy nhược theo căn bệnh Parkinson.

 

Bây giờ sau 38 năm chồng tôi không còn làm người lính, nhưng tôi vẫn làm người vợ lính hằng ngày theo từng sinh hoạt của chồng. Anh đang sống trong hồi ức những ngày bên anh em, bạn bè, đồng đội. Có món gì ngon là anh bảo “kêu mấy đứa tới ăn”. Đừng tưởng anh kêu bầy cháu tôi. Không đâu, bạn bè lính tráng của anh đó. Khi thì kêu tôi “chuẩn bị đồ nhậu, mấy thằng em tới chơi”. Khi thì bảo thay đồ cho anh để “anh đi họp Tiểu đoàn”. Khi thì vui cười kể chuyện huyên thuyên như có người trước mặt.

 

Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi. Mỗi buổi sáng lạy Phật tôi đều nguyện cầu bình an cho chồng, cho con cho tất cả mọi người xung quanh tôi. Cầu nguyện cho những anh hùng chiến sĩ đã nằm xuống được nhẹ nhàng siêu thoát.

 

Tôi rất ái mộ những chị cầm Cờ Vàng theo chồng trong những cuộc biểu tình chống Cộng, hay sát cánh bên anh trong những lần sinh hoạt đơn vị. Màu áo các chị tung bay xinh xắn, gương mặt các chị rạng ngời hạnh phúc, đôi mắt các chị rực lửa đấu tranh. Những người vợ lính ấy đã làm đẹp cuộc đời cho chồng, cho xã hội. Tôi không được may mắn ấy, chồng tôi bây giờ là một thương binh thật sự. Anh không thể sát cánh cùng đồng đội sinh hoạt, nhưng trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người vợ lính không bao giờ thay đổi.


Nguyễn Thị Thêm



http://hon-viet.co.uk/NguyenThiThem_VoLinh.htm



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2014 lúc 10:12pm



~::Trích Dẫn nguyên văn từ Nhom12yeuthuong



 


Hãy nhặt giùm cha

 

(Chúc Thư Người Lính Mũ Xanh)

 

 


 


- kính dâng Mẹ Việt-Nam -
( cho các con k.duy-k.long-th.lan- m.chau- tuổi trẻ ViệtNam quê nhà và hải ngọai tha hương )




hãy nhặt giùm cha chinh y, giày trận
súng, đạn, thẻ bài, nón sắt, ba lô
hãy lấp quân trang cho đầy huyệt mộ
thịt hộp, cá khô, gạo sấy, bản đồ

hãy nhặt giùm cha poncho, áo giáp
claymore, lựu đạn, hỏa pháo, lưỡi lê
con hãy đứng lên mà lau khô hạt lệ
chờ đợi một ngày sau sẽ có lúc trở về

hãy nhặt giùm cha cọng rơm ngọn rạ
bông lúa chín vàng và tiếng chim ca
linh khí non cha và hồn thiêng sông mẹ
để thương tiếc quê hương một thuở an hòa

hãy nhặt giùm cha tuổi thơ con đã mất
khi giặc hung tàn từ Bắc vô Nam
bao thịt nát xương tan, bao máu lệ chan hòa
ngày tổ quốc bi thương nhuộm màu tang trắng

hãy nhặt giùm cha mảnh dư đồ rách
là xương máu cha anh đã nhuộm thắm sử xanh
con gói lại chưng trên bàn thờ quốc tổ
để một sớm mùa xuân hồn cha sẽ trở về...

để lật lại từng trang... từng trang quân sử
để nuốt lệ tri ân những anh hùng vị quốc vong thân
con hãy nhặt cho cha những điêu tàn chứng tích
và thảm cảnh kinh hòang vào Tháng Tư Đen

hãy nhặt giùm cha ánh đuốc đất người
sau này con về thắp lại lửa quê hương
hãy khắc cốt ghi tâm nỗi hờn mất nước
để ngày kia cha có thác cũng ngậm cười...



dzuylynh

29/3/1975-29/3/2014

39 năm Quảng Nam thất thủ





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2014 lúc 8:17am



Tháng Tư Bi Thương

13/04/2014


Như thế là gần 40 năm... Những ngày của tháng 3 và tháng 4 trong năm 1975 vẫn hằn trong trí nhớ nhiều triệu người, vì các hình ảnh trải qua thực rất khó phai mờ -- nơi đó, một Ban Mê Thuộc bị Cộng quân tấn công trước tiên, đúng vào ngày 10 tháng 3-1975, và rồi thời gian ngắn sau, Quân Đoàn 2 di tản ra khỏi Pleiku, dẫn tới những cuộc di tản dây chuyền.

Có vẻ như tiền định? Hay tình cờ? Hay sắp xếp từ những huyền bí thiên cơ bất khả lậu? Thực ra, mọi chuyện đơn giản hơn. Miền Nam không có viện trợ nữa, súng đạn và tiếp liệu co cụm dần, trong khi lệnh Tổng Động Viên ban ra thực hiện từ 1972, tức là từ Mùa Hè Đỏ Lửa... để chuẩn bị tăng lực cho quân đội VNCH trong khi quân lực Mỹ từ từ rút về trưóc áp lực chủ hòa của Quốc Hội Mỹ và dư luận Mỹ.

Khi Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc, thế giới và cả toàn dân Hoa Kỳ nhìn thấy Cuộc Chiến VN không cần thiết nữa, vì lý thuyết domino không đứng vững nữa, và do vậy Cuộc Chiến VN trở thành một cuộc nội chiến, đơn giản như thế, chứ không còn là cuộc chiến nơi tuyến đầu của hai thế giới tự do và cộng sản.

Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon, đã bí mật bay tới Bắc Kinh từ Pakistan, và chuyến đi này kéo dài từ ngày 9 tới ngày 11 tháng 7-1971. Chuyến đi này dọn đường cho Nixon sang thăm Bắc Kinh vào tháng 2-1972.

Như thế, khi căng thẳng giữa các anh lớn tự do và cộng sản lắng dịu xuống, dân Mỹ thấy rằng hy sinh của chiến binh Mỹ ở VN đã đủ rồi, và chính phủ Sài Gòn đã thấy cần phải tự lực từ giây phút này.

Trong khi Nixon tới Bắc Kinh, không chỉ Sài Gòn lo ngại, mà cả Đài Loan cũng cảnh giác vì không hiểu rằng TT Nixon sẽ tặng món quà nào trong ván cờ Châu Á cho Bắc Kinh.

Nhưng phải tới một năm sau, đơn vị quân sự Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, lúc đó là ngày 29-3-1973, theo Encyclopỉdia Britannica.

Thời điểm này được các sử gia gọi là Cuộc Chiến VN chuyển sang thời kỳ “cuộc chiến hậu chiến” (“postwar war”). Nghĩa là, đối với Hoa Kỳ, không còn Cuộc Chiến VN nữa. Tình hình này xảy ra một năm sau khi Nixon thăm Bắc Kinh.

Nixon cam kết là sẽ vẫn giữ viện trợ quân sự cho VNCH, nhưng cú tai tiếng Watergate đã làm ông bó tay, khi Quốc Hội Mỹ quyết định ngăn cản bất kỳ hành vi quân sự nào khác của Mỹ tại VN. Nghĩa là, khi đơn vị quân lực cuối cùng của Mỹ đã rời VN (ngày 29-3-1975), Quốc Hội Mỹ muốn xoa tay và nói, thế là xong.

Chính thức, vào mùa hè 1973, Quốc Hội Mỹ thông qua quyết định ngăn cấm bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ toàn vùng Đông Dương (Indochina) sau ngày 15-8-1973. Nghĩa là, trên toàn vùng Đông Dương, chứ không chỉ VN.

Sau đó là chuyện của hoàn toàn Việt Nam, hàng trăm người Việt chết mỗi ngày vì các trận đánh bất tận để giành đất của cộng sản và quốc gia. Vào mùa hè 1974, Nixon xin rời chức vụ Tổng Thống, Quốc Hội Mỹ trước đó đã cắt viện trợ quân sự và kinh tế cho VN tới 30%.

Chế độ Lon Nol ở Cam Bốt thấy rõ là sắp thảm bại.

Khi tỉnh Phước Long, phía đông bắc Sài Gòn, bị Cộng quân chiếm, sau các trận đánh trong tháng 12-1974 và tháng 1-1975, Hà Nôị tin là chiến thắng sắp tới.

Tổng Thống Gerald R. Ford, người kế vị Nixon, xin Quốc hội Mỹ tăng viện trợ cho VN... nhưng vô ích. Quốc Hội và dân Mỹ không muốn liên hệ tới “cuộc chiến hậu chiến” tại Việt Nam.

Ngày 21-4-1975, TT Nguyễn Văn Thiệu thoái vị, bay sang Đaì Loan. Và lặng lẽ, trong các ngày kế tiếp, nhiều quan chức cũng di tản ra đi.

Thực ra, mầm thất trận đã thấy từ tháng 3-1975 rồi, khi hàng loạt đơn vị tan rã, di tản và lũ lượt xuôi về Nam; không cách nào tái phối trí để tác chiến nữa, khi tất cả các chiến binh VNCH đã bị tước súng ngay khi vào cửa Vũng Tàu. Hoàn toàn không có quân viện nào khác, dù là trang phục hay súng đạn để phối trí nữa.

Ngày 30-4-1975, chính phủ ông Dương Văn Minh tuyên bố buông súng toàn Miền Nam.

Nhìn lại các con số viện trợ, cũng thấy hướng diễn tiến này. Tự điển Bách khoa Wikipedia kể lại:

“Sau Hiệp định Paris tinh thần và khả năng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa suy giảm nghiêm trọng nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, vào tháng 8 năm 1974.

Sự cắt giảm viện trợ từ Hoa Kỳ

Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa đã cắt giảm nhiều:

Tài khóa 1973: 2,1 tỷ USD

Tài khóa 1974: 1,4 tỷ USD

Tài khóa 1975: 0,7 tỷ USD

Theo lời kể của ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng trưởng kế hoạch và phát triển Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ, thì Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình "Việt Nam hóa". Khi dự điểm tâm với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào sáng ngày 23 tháng Tám năm 1974 tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ:

- Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài gòn đi Tokyo

Giáo sư Nutter cũng rất bối rối và giải thích hành động của Quốc hội:

- Quốc hội Hoa Kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung Tâm Tài Nguyên Đông Dương (Indochina Resource Center, 1 trung tâm của những người phản chiến) đang hết sức tìm cách tiêu diệt quý quốc

Sau này, trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã viết về động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì "hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu."...”(hết trích)

Nhà nghiên cứu quân sử Vương Hồng Anh, trong bài viết tưạ đề “Đại Tướng Cao Văn Viên Kể Lại Chiến Sự 1975: Chương Trình Việt Nam Hóa Của Tổng Thống Nixon” trên Việt Báo ngày 26/01/2002 đã kể lại ghi nhận của Đại Tướng Viên:

“Sau đây là tình hình hoạt động của Không quân VNCH trong giai đoạn cuối của kế hoạch "Việt Nam hóa" do Tổng thống Nixon đề ra. Phần này được biên soạn dựa theo Hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản.

* Những khó khăn của Không quân VNCH từ 1973 đến 1975

- Ngưng hoạt động hơn 200 phi cơ, trong đó có các phi cơ ném bom A-1, phi cơ thám thính 0-1 và các loại phi cơ vận tải loại C-7, C-119, và C-47. Chấm dứt việc thay thế F-5A bằng F-5E. 36 chiếc được đặt mua nay phải giao lại cho Không quân Hoa Kỳ, và số tiền hoàn trả chỉ dùng vào công việc bảo trì và hoạt động của các phi cơ hiện hữu.

- 400 sinh viên sĩ quan phi công đang thụ huấn tại Hoa Kỳ phải bỏ ngang khóa học trở về nước. Hơn 1,000 khóa sinh Không quân vừa phi hành vừa không phi hành đang theo học đang theo học các khóa Anh ngữ để chuẩn bị đi học chuyên môn phải chuyển sang học Bộ binh tác chiến. Điều này tạo một ảnh hưởng tâm lý tai hại cho Không quân Việt Nam.

- Cắt bớt số giờ bay cho các phi vụ huấn luyện và yểm trợ mà trong đó các phi vụ yểm trợ bị cắt xuống còn một nửa so với mức độ của hai năm 1973-1974, các phi vụ thám thính bị cắt 58%. Như vậy vấn đề phát giác và theo dõi các cuộc chuyển quân của địch bị trở ngại và công tác bảo vệ đoàn tiếp tế cũng bị hạn chế rất nhiều. Trực thăng vận bị cắt giảm 70%. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề trong công tác tải thương hay đổ quân tăng cường và tiếp tế, nhất là trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh đào chằng chịt như bát quái trận đồ. Nơi đây nhờ chiến thuật trực thăng vận mà rất nhiều binh sĩ bị thương được kịp thời cứu sống và nhiều đồn bị vây hãm được giải tỏa kịp thời. Nay thiếu vắng các trực thăng này buộc Quân đội phải dùng đến thuyền tam bản và ghe để tải thương, việc tiếp tế đạn dược trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, vấn đề tâm lý rất khó nguôi.

Các chuyến chuyên chở bằng đường hàng không cũng bị cắt một nửa. Sự kiện này có ảnh hưởng nặng đến khả năng di quân của các đơn vị Tổng trừ bị. Vì Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến là hai lực lượng tổng trừ bị nên cần phải có mặt tại bất cứ nơi nào cần đến trên toàn lãnh thổ, do đó khả năng cơ động của hai lực lượng này vô cùng quan trọng. Suốt trong năm 1972, khi Cộng quân tấn công, Sư đoàn Nhảy Dù phải di chuyển từ Sài Gòn lên Pleiku rồi từ Pleiku ra Vùng 1 chỉ trong vòng 48 giờ. Việc di chuyển này vẫn do phi cơ của chính phủ hay của Hoa Kỳ nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến các hoạt động không vận khác. Thế nhưng qua năm 1975 cũng với hoạt động như vậy thì phải mất 7 ngày và phải cắt bớt các chuyến bay khác để lấy phi cơ chuyển quân. Các loại phi cơ C-130A là phương tiện không vận chính, đã phải thi hành một số phi vụ ném bom vào các tháng đầu năm 1975. Nhưng vì yếu tố kỹ thuật cũng như cánh phi cơ nứt, bình xăng rỉ cộng với sự cắt giảm các chuyến bay nên mỗi ngày chỉ có 8 trong 32 chiếc C-130 A được sử dụng...”(hết trích)

Mọi chuyện rất đơn giản, về phía VNCH: không còn đủ tiếp liệu để tác chiến nữa.

Và đất nước chuyển qua một trang sử mới, u ám và bi thương, từ các trại tù cải tạo khổng lồ khắp các nơi, cho tới những cuộc ra đi, liều thân vượt biển...



Trần Khải


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2014 lúc 5:24am


 Xin Lỗi Tháng Tư !

 

Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ …lên đường ” đánh Mỹ!”
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
“Ba mươi tháng Tư” : Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ “kiêu binh!” trong đoàn “quân Giải phóng!”
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều “dân oan!” mất đất.
Những nghịch lý, tai ương…chồng chất!
Khoảng cách “sang, hèn” cứ rộng mãi ra.
Người ở “quê” không còn tha thiết với “ao nhà”.
Tràn vào Miền Nam “ngoạ, chiếm, xâm canh…từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ….!”
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi “gọi là : góp công giải phóng”.
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuc Lào …
Thậm Chí có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời…
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người “ngoài ấy”.
Còn đố ai tìm thấy bóng dáng người “miền trỏng!” hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang ???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người “bỏ tất ?” để vào Nam chen lấn, đua đòi?
Riêng tôi
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình “chôn nhau, cất rốn!”
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ “chạy trốn!”
Trốn khỏi “sai lầm !” những năm, tháng …đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và “Hoài niệm!” thuở ấu thơ ….
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió …
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! “tháng Tư!”
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người “bên thua cuộc!”
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng : Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! “Tháng Tư!”
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.


Bình Ngọc




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Apr/2014 lúc 5:51am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2014 lúc 5:50am

Cm T Min Nam

(Phan Huy)


 

Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.

Tôi còn nhớ sau cái ngày "thống nhất"
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.

Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.

Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.

Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu"
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.

Mở miệng ra là: "Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản."

Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.

Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le Nin ngoại tộc.

Cảm tạ Miền nam mở lòng  khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ

Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng  xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành nhân.


Phan Huy

 


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2014 lúc 8:07pm



Ký ức tháng 4

Friday, 11 April 2014 13:31



Tác Giả  Ban Mai



Có một người bạn từ bên kia đại dương đã hỏi tôi: "Bạn đã ở đâu những ngày tháng 4 năm 1975?". Quá khứ chợt trở về choáng ngợp.


Quy Nhơn, những ngày cuối tháng 3-1975.

Trường Nữ Trung Học – Ngô Chi Lan, lớp 612Bis, nghịch như quỷ sứ. Biển Quy Nhơn những ngày sau Tết se lạnh. Con bé nào cũng chanh chua, đáo để. Áo dài trắng lần đầu tiên mặc trong đời cứ xăn trên đầu gối để ra biển nhảy sóng, trò chơi của trẻ con vùng biển. Ngôi trường nằm đối diện bờ biển, cạnh thư viện thành phố. Hàng chè, kem, ổi, cóc, xoài hai bên bờ biển món khoái khẩu của tụi con gái. Nhỏ nào cũng có biệt danh: Trâm “điệu”, Mai “mít ướt”, Huệ “chà và”, Lan “nhí”, Đào ”búp bê”, Thúy “công chúa”… Tôi còn nhớ mùa xuân năm đó, sóng biển thật to, ùn lên những bờ cát dốc thẳng, tụi tôi thích trượt trên những bờ cát và chạy dọc bờ biển đuổi bắt những con còng gió bé tí teo.

Huệ “chà và” nghịch như con trai – ba nó là người Ấn có sạp vải ở đường Gia Long, khu người Hoa sinh sống – tôi sợ nhất trò chơi lén cột áo dài hai đứa với nhau của nó. Có một lần tôi khóc như mưa vì nó làm rách áo tôi, bứt tung cả cúc áo. Sợ tôi giận, hôm sau nó làm lành bằng cách mua một mớ me non còn xẹp lép đem mắm ruốc lên chấm, cả lớp được một bữa nhâm nhi.

Cả tuần nay, lớp tôi bỗng trầm hẳn. Giờ Kim văn, tổ 1 chúng tôi thuyết trình tác phẩm “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam không đứa nào thèm phát biểu. Nhỏ Trâm “điệu” không còn lén ghi bậy trên giấy rồi dán trên áo bạn phía trước để tụi nó chí choé cãi nhau rồi đổ lỗi lung tung. Sáng nay, nó bồn chồn, mắt nó sưng mọng đỏ hoe. Tụi tôi biết ba nó – sĩ quan sư đoàn 22 – mất tích mấy hôm nay. Lan “nhí” – ba thiếu tá phi công – nghỉ học từ hôm qua. Lớp càng ngày càng vắng teo, lác đác chỉ còn vài đứa. Chiến sự căng thẳng đang len lỏi trong từng mái nhà…

alt

Nữ Trung Học Quy Nhơn - nguồn me.zing.vn


Sáng 28-03-1975.

Ba tuyên bố: Các con chuẩn bị nghỉ học đi “dã ngoại” vào Sài Gòn. Chị em chúng tôi háo hức cho một chuyến đi xa. Mẹ gói ghém đồ đạc cho các con, mỗi đứa một túi vải đeo vai gồm vài bộ quần áo, một ít thức ăn sẵn và một quyển sổ nhỏ ghi địa chỉ, lý lịch gia đình. Ba tôi là người phòng xa và làm việc rất khoa học, mọi việc trong nhà ba lên kế hoạch rồi quyết định.

Chị Vân hỏi: Sao giống đi chạy giặc vào Nha Trang năm 72 vậy ba?

Tôi thích thú, nhớ lại “Mùa hè đỏ lửa” năm 72, ba chở cả nhà chạy vào Nha Trang, ở tại trường Võ Tánh. Buổi tối các anh chị hướng đạo sinh tập chúng tôi ca hát. Và tôi rất thích những buổi trưa nắng nóng, lũ trẻ chúng tôi lang thang hái đầy hoa tigôn mọc phía sau trường. Con bé vô tư, tung tăng trên những đụn cát mọc đầy hoa dại.

Sáng 29-03-1975, cả nhà thức dậy rất sớm, mẹ nấu sẵn cơm nắm, luộc trứng gà, giã đậu phộng đem theo. Ba ở lại gói ghém đồ đạc để gởi, đồ của bác Phó biện lý toà án tầng trên, đồ của chú Luật sư Sinh tầng dưới, và ngổn ngang đồ đạc của gia đình tôi.

Tôi níu tay ba, sao không đi luôn ba, ba chỉ im lặng dẫn cả nhà đến nhà con Tuyết “hí” – xe khách Tiến Thành – trên đường Võ Tánh, họ đã đợi sẵn. Trời còn tối mù, khoảng 3 – 4h sáng gì đó, nhưng sao đường phố nhộn nhịp khác thường, nhà hai bên đường đèn bật sáng, họ cũng đang sửa soạn khăn gói ra đi. Cả thành phố phải bỏ chạy? Tại sao? Con bé vừa tròn 11 tuổi cảm nhận có một điều gì đó hệ trọng. Tiếng súng ì ầm từ xa vọng về thành phố ngày một rõ hơn, dồn dập hơn.

Mẹ với tay ba: “Em vào Nha Trang đợi anh ở nhà sư cô Minh Liễu – gần Tháp Bà, chiều anh đi liền nghen, kẻo không kịp”. Ba chỉ ậm ừ, dặn dò chúng tôi phải ngoan nghe lời mẹ.

Chiếc xe lăn bánh, nhìn mẹ lo âu, lòng tôi thấp thỏm. Ba đứng trên đường nhìn chiếc xe xa khuất.


Nha Trang, tối 01-4-1975.


Mẹ khóc, sao giờ ba chưa vô, Quy Nhơn đã thất thủ rồi.

Ngoài sân nhà sư cô Minh Liễu, ngổn ngang người di tản. Đèn ở đây sao mờ dữ vậy, tôi không thấy cái gì rõ cả.

Đã ba ngày rồi gia đình tôi ở lại chờ đợi ba, lẽ ra giờ này chúng tôi đang ở Sài Gòn với anh Hai tôi, ba sẽ đưa chị em tôi đến Thảo Cầm Viên như đã hứa.

Nửa đêm, ba ùa vào như cơn lốc, nồng mùi biển cả, ba không đi đường bộ. Ba nói với mẹ: “Bắn nhau tử thủ – căn cứ sư đoàn bộ binh 22 đóng ở Quy Nhơn  – dân di tản chạy đường bộ chết như rạ, anh theo ghe đi đường biển. Không thể ở đây được nữa, có lẽ vĩ tuyến 17 sẽ được chia ở đường biên Cam Ranh, phải chạy thoát ra khỏi Nha Trang ngay – họ đang tiến công như vũ bão. Không còn kịp nữa”.

Ba lo lắng, chị Vinh – đang học Đại học Sư phạm Huế có kịp bay vào Sài Gòn như ba đã dặn, anh Hai ở Sài Gòn có kịp ra đón chị, “Tụi nó có chờ cả nhà vào, hay lại nghe tụi bạn đi trước, thất lạc hết”. Mẹ nói “ Có lẽ cậu Tám sẽ giữ tụi nó ”. Tôi nhớ ông Tám – Giáo sư dạy Lý-Hoá trường Lasan Taberd, người cao to nghiêm nghị.

Tôi không biết bằng cách nào ba lo cho cả nhà theo một chiếc xe Balua vào Sài Gòn, đến Cam Ranh bắn nhau dữ quá, chúng tôi mắc kẹt giữa hai lằn đạn. Ba kiếm đâu ra một căn nhà bỏ hoang trên đường gần kho gạo, cả nhà vào tá túc. Gạo sấy đem theo đã hết. Chúng tôi sắp đói. Cả một đại gia đình. Lớn nhất chị Vân 16 tuổi, út Thơ 4 tuổi. Ba nói tôi và chị Vân theo ba. Đường phố vắng ngắt. Chúng tôi đến một cửa hàng nhưng không có ai cả. Tôi lấy thịt hộp của Mỹ, chị Vân khiêng thùng bánh quy của Đại Hàn. Ba đi đâu đó trở về với bịch gạo. Chúng tôi ở đó vài ngày, rồi súng nổ dữ dội, ba nói trong thị xã không an toàn phải chạy ra ngoại ô thôi. Buổi chiều hôm đó, tôi thấy các anh lính Cộng Hoà gương mặt thất thần, mặt bê bết máu, cởi bỏ quân phục vứt đầy đường, tôi thấy họ cũng còn rất trẻ như anh Hai tôi. Tôi biết họ đang đau khổ, họ muốn về với gia đình. Tôi chợt lo lắng anh Ba Nghiêm con cô Năm cũng đi lính, anh Năm Khoa con bác Bảy cũng đi lính, bây giờ các anh đang trôi dạt nơi nào – chắc là cô tôi, bác tôi cũng đang mỏi mắt chờ mong.

Chị em chúng tôi chết sững khi một người lính gõ cửa xin quần áo, tôi luýnh quýnh lôi đồ của ba đưa cho anh ta.

Chị Vân tấm tức khóc “Lính Cộng Hoà đào ngũ hết rồi, mình sẽ ra sao?”. Tôi nhìn chị linh cảm có điều chẳng lành.


Cam Ranh, quốc lộ 1 cây số 13.

Cả nhà dắt díu nhau chạy bộ ra ngoại ô, buổi sáng xanh ngắt, súng nổ đầy trời. Nắng Miền Trung chói loà. Tôi khát nước, cháy nắng. Dân di tản chạy đầy hai bên đường. Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang đều mắc kẹt ở chiến tuyến Cam Ranh.

Ba cõng bé Thơ, dúi tôi ngã nháo nhào dưới cống vệ đường – bom nổ, bom đang rơi. Phi cơ của mình sao lại ném bom vậy ba, chết mình sao ba. Tôi thấy bom bi rải đầy trời, hai ba phi cơ đang lượn trước mặt. Ba nói quân Miền Nam chặt cầu cho quân Miền Bắc không tiến sang. Tiếng súng bắn máy bay xối xả từ trong những vườn xoài bắn trả. Chúng tôi lạc vào chiến tuyến. Tôi chạy trên những xác người. Tôi chạy trong những gào thét. Những người lính Miền Bắc đang hành quân chạy song song cùng tôi. Tôi thấy họ cũng còn rất trẻ, cũng giống anh mình. 

Ba đếm từng đứa con, ba là ông tướng xung trận che chở, điều khiển từng bước chân các con. Tiếng ba thét, Tiến nằm xuống, chạy qua bên kia bờ, Vân lùi lại kéo em. Hai bên đường dân di tản bồng xách chạy hỗn loạn. Tôi chạy và chạy, đầu óc tôi trống rỗng. Tiếng rít đinh tai của đường đạn, tiếng nổ buốt óc của bom rơi. Khói lửa cháy ngập trời. Một sự hoảng loạn man rợ quanh tôi. Trời ơi! Tôi rợn cả người – những bước chân non tơ của chị em chúng tôi ngập đầy máu. Máu của dân tộc tôi, máu của đất nước tôi, máu của người dân nước Việt chảy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau dọc theo đường quốc lộ – một sáng Tháng Tư.

Thật kỳ lạ, ơn trời – cả nhà tôi  may mắn thoát qua vòng chiến tuyến mà không hề hấn gì, mẹ nói chắc ông bà ngoại phù hộ.

Đêm đến, chúng tôi vào trú một chòi canh ven đường.

Và ở đó bao lâu tôi không nhớ. Chị em tôi ngã bệnh, những cơn sốt nắng và những chấn thương. May thay, mẹ tôi là y tá, bà đã quá quen việc chăm sóc người bệnh. Ba lại lặn lội vào thị xã Cam Ranh, trở về với một bao gạo nhỏ trên chiếc xe đạp lọc cọc của ai. Gương mặt ba hốc hác, ba thoát chết, khi những núi gạo đổ ập xuống người dân di tản. Ba chỉ bị thương nhẹ. Sáng, mẹ nấu một nồi cháo trắng, không muối, không đường, không có gì cả. Một rổ củ mì nhổ ở bên chòi. Chúng tôi đi nhổ củ lang, củ dền. Mẹ nói chị Vân ra con suối sau chòi xem có đu đủ hái về cho mẹ. Chị em tôi chạy theo chị. Con suối trong veo, hai bên um tùm hoa dại tím ngát. Có cả sim sim, dủ dẻ, có cả chuối già hương nữa, nhưng còn non quá. Chị la không cho hái. Bươm bướm, nhiều ơi là nhiều. Chúng tôi cười vang chạy theo những con bướm vàng, bướm xanh dọc bờ suối, nô đùa vô tư. Tôi nói giống đi picnic quá chị Vân há, chị cười gượng nhìn tôi rớm nước mắt.

Đu đủ xanh mẹ xắt tưa nhỏ, ngâm nước vo gạo làm trộn cho chúng tôi ăn. Hạt đu đủ non trắng lóng lánh dưới nắng trưa như ngọc trai. Cơm trắng không muối, không nước mắm. Bé Thơ khóc, cu Tiến khóc – đòi uống sữa.

Vàng, nữ trang mẹ đem theo không mua được sữa, tiền đã hết theo mấy chuyến xe. Mặt mẹ bơ phờ, mắt ba đăm chiêu.

Sáng hôm sau, ba cặm cụi đi đâu từ sớm, lúc trở về với chiếc xe đạp cà tàng chạy kêu long tong, ốc vít rơ hết, lủng lẳng hai túi đu đủ vàng ươm. Ba nói, Thúy lên ba chở. Lần đầu tiên trong chuyến “dã ngoại” ba âu yếm gọi tôi.

Chiếc xe nhảy cà tưng cà tưng trên đường, tôi hỏi đi đâu ba. Ba nói đi chợ làng quê cho biết. Tôi thắc mắc nhưng không dám hỏi.

Trên mép cỏ con đường quốc lộ lúp xúp vài ba quán tranh, người ta ngồi bệt trên cỏ bày hàng dưới đất, nói là chợ cho oai chứ khoảng dăm người bán. Ba dựng xe bên lề, lúng túng trải tờ báo Tia Sáng xuống vạt cỏ, bày đu đủ ra. Rồi ba nói, ngồi đây bán nghen con. Bây giờ tôi mới hiểu.

Nắng Tháng Tư oi nồng, chiếu rát cả mặt, ba lấy tờ báo che đầu tôi. Bóng ba đứng trùm lên bóng tôi. Ngồi lâu ơi là lâu, mặt tôi bắt đầu bỏng rát. Nắng Cam Ranh chói chang, đổ lửa. Mồ hôi tôi túa đầm đìa. Ba cúi xuống lau mồ hôi trên mặt tôi đỏ ửng, ba luôn miệng vỗ về – nắng quá hả con. Tôi thấy thương ba quá, tôi muốn khóc.

Một người đàn bà nhà quê, gương mặt phúc hậu hỏi tôi – dân tản cư hả, ở đâu vậy con. Tôi nói con ở Quy Nhơn. Đu đủ này giá bao nhiêu con. Tôi ngơ ngác, dạ con không biết. Ba tôi đỡ lời, chúng tôi muốn đổi lấy một ít nước mắm, muối và sữa. Người đàn bà cỡ trạc ba tôi, dẫn tôi đến một góc quán nhỏ, nói đứng đó chờ. Bà đem ra lon sữa ông Thọ và một chai nước mắm. Tôi mừng rỡ, vòng tay cảm ơn bà rồi chạy đến bên ba. Chiếc xe nhảy cà tưng cà tưng trên đường về, ngoái lại tôi còn nhìn thấy người đàn bà nhà quê nhìn theo đầy ái ngại. Trời ơi, ba kiêu hãnh của tôi, phó Thanh tra Ty XX … bước một bước có xe đưa đón, đi công tác có trực thăng bốc đi.

alt

Dân, quân chờ phương tiện di tản- nguồn chiensu.blogspot.vn


Những ngày cuối Tháng 4.


Không có xe vào Sài Gòn, Quy Nhơn thì thất thủ, biết làm sao bây giờ. Giữa đồng không, nhà trống. Đi bộ vào Sài Gòn đi ba, chị em tôi nói – anh Hai và chị Vinh đang trông ngóng.

Cả nhà thất thểu đi trên đường quốc lộ, lương khô mẹ đã chuẩn bị, cơm nắm, nước uống trong bi đông cho mấy ngày đường.

Một chiếc xe ben chở gỗ đi ngang, ba chặn lối. Cả nhà vắt vẻo quá giang được một đoạn đường.


Phan Rang. 

Buổi chiều trên xứ lạ buồn thê lương. Tiếng gào của ai đó như xé nát hồn tôi. Chị em tôi thu mình ngồi nhìn mặt trời lặn trên cánh đồng xơ xác, bóng tối đang bắt đầu ập đến. Những bóng người di tản nhập nhoà đang đi trên đường. Trời chạng vạng, một người đàn bà tiều tuỵ, bơ phờ lê bước kiếm ai trên đường vắng, bà không nhìn thấy ai, bà luôn miệng gọi Cu Tí, Cu Tí núp mô rứa con, ra đi. Me đây. Cu Tí, Cu Tí núp mô rứa con, ra đi. Me đây. Giọng Huế của bà khản đặc, vô hồn, nói như là không nói, đi như là không đi. Tôi ngồi nhìn theo người đàn bà điên nước mắt trào dâng.

Đêm, giữa cánh đồng tối đen đầy bất trắc, thỉnh thoảng từ xa vẳng lại những tiếng nổ ì ầm, khuấy động không gian yên tĩnh, như nhắc nhở chúng tôi về cuộc chiến vẫn đang rình rập xung quanh. Ánh sáng duy nhất mà tôi nhìn thấy là lũ đom đóm bay lập loè trong đêm.Chúng đang múa những vũ điệu nghê thường. Và lũ muỗi khoái trá bỗng bất ngờ chộp được miếng mồi ngon – chị em tôi.

Ước gì, giờ này gia đình tôi đang quây quần bên mâm cơm trong ngôi nhà thân yêu, ngát nồng mùi hương biển. Ước gì, giờ này chị em tôi đang ngồi trong căn phòng ngập tràn ánh sáng, học bài cho ngày mai đến lớp. Ước gì! Ước gì!

Tại sao đêm nay chị em tôi phải ngồi bên vệ đường ướt đẫm sương đêm, đói khát như kẻ hành khất? Thức ăn của chúng tôi những ngày qua chỉ là những củ khoai mỡ, khoai mì đào vội trên cánh đồng, ven những nương rẫy của người nông dân.

Tại sao gia đình tôi và những người dân Miền Trung hớt hơ hớt hải, bỏ nhà bỏ cửa, bỏ cả sự nghiệp cuống cuồng chạy xuôi về Nam lánh nạn. Tại sao và tại sao?

Trời ơi! Phan Rí, Phan Thiết, Bình Thuận nắng – khô – nóng – khát.

Tôi khát nước, tôi thèm có nước. Chúng tôi sẽ chết vì không có nước. Tôi không biết mình đang ở đâu, nhưng tôi biết gần Sài Gòn lắm rồi, lũ trẻ chúng tôi đã quá mệt mỏi, chỉ chờ nghỉ ngơi. Mẹ chắt từng hạt nước trong một đầm lầy nhỏ mà tôi thấy có đầy phân bò, tôi háo hức hớp và nôn. Tôi khóc, con muốn uống nước. Mẹ tôi cố nén dỗ dành con.

Đêm chúng tôi nằm trên thảm cỏ, bầu trời nhiều sao quá. Gió mát lạnh, những lá cọ ve vuốt chúng tôi, mẹ nói: “Vùng này dân đói khổ lắm, nghề của họ là đan chiếu, chằm nón, ở đây quanh năm thiếu nước. Đồng ruộng khô cằn, đói kém liên miên. Dân Chàm ở đây rất nhiều. Da họ đen cháy”. Giọng mẹ trầm ấm ru chị em tôi vào giấc ngủ.

Đêm, hàng đêm ngủ trên cánh đồng ven đường quốc lộ, tôi luôn giật mình, run rẩy vì tiếng xe tăng hành quân chạy rần rần rung chuyển mặt đất. Những sợi dây xích sắt nghiến trên đường nhựa nghe ghê người. Những lá cờ xa lạ được gắn trên xe tôi thấy lần đầu – nửa đỏ, nửa xanh chính giữa là ngôi sao vàng năm cánh. Những người lính Miền Bắc lá nguỵ trang đầy mình bước đi rầm rập trên đường.

Có những đêm họ nghỉ gần chúng tôi. Tôi nghe tiếng người nói lao xao, tiếng kèn Ácmônica trong đêm khuya vẳng lại.

Giữa đêm vắng, ba mẹ bồn chồn, thao thức, đứng ngồi không yên.

Vô tình, nhịp tiến của gia đình tôi lại trùng với nhịp tiến công vào Sài Gòn của họ. Ba chạy đôn chạy đáo trên đường tìm xe, mong cho bước chân mình nhanh hơn, nhanh hơn.

Ba rất giỏi, cuối cùng ba cũng thương lượng được một chiếc xe Balua trên đường đi giá nào cũng trả, mẹ đổ hết vòng vàng, nữ trang. Chỉ một ước muốn duy nhất – cả nhà nhanh chóng, an toàn đến Sài Gòn.

alt

Cảnh dân chúng di tản khi quân Bắc Việt tràn tới - nguồn farm4.staticflickr.com


Sài Gòn 30-4-1975.


Sài Gòn! Sài Gòn! Lũ trẻ chúng tôi náo nức vì biết rằng mình sắp nghỉ ngơi sau một chuyến hành trình kinh hoàng và khổ ải.

Sài Gòn! Sài Gòn! Niềm mong ngóng của ba mẹ, nơi nương náu an toàn cùng bạn bè trong thủ phủ Miền Nam.

Gia đình tôi sắp chạm đến bến bờ hy vọng. …

Xe Balua mở banh cửa sau, gió lồng mát rượi, chỉ có một sợi dây xích sắt khổng lồ vắt ngang, ba và mẹ ngồi ở hai đầu canh chúng tôi ngả nghiêng ngủ.

Tôi choàng dậy, khi tiếng người nói, tiếng loa phóng thanh, tiếng xe cộ dày đặc, kẹt xe trên cầu Sài Gòn. Quân Miền Bắc đã vào sáng nay, chiếc xe cũng vừa vào đúng lúc. Hai bên đường người dân đông nghẹt, họ đón ai vậy, điều gì đã xảy ra?

Thật trớ trêu, khi bước chân rong ruổi của gia đình tôi vừa chạm đến bến bờ hy vọng cũng là lúc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Niềm tin tưởng được chở che trong thủ phủ Miền Nam đã vỡ nát.

Ba chết lặng trên xe, ngồi im không nói một lời.

Mẹ sợ hãi, bật khóc nức nở ngày Miền Nam sụp đổ.

Chị em chúng tôi ngơ ngác nhìn bầu trời Sài Gòn ngày 30/4.

Một thời đại khác đã đến.


Việt Nam, Tháng Tư….

Đến bây giờ, tôi vẫn không tin chuyến hành trình từ Quy Nhơn đến Sài Gòn gần 700 kms – chúng tôi phải mất 1 tháng 2 ngày – phải vượt qua bao tuyến đạn, phải vượt qua bao hiểm nguy mà vẫn nguyên vẹn.

Trong cuộc chiến đẫm máu này, có bao gia đình Việt Nam may mắn như chúng tôi? Có bao gia đình Việt Nam phải mãi mãi nằm xuống? Có bao gia đình Việt Nam phải mãi mãi phân ly?

Đất nước tôi! Đất nước tôi! Đất nước tôi!

Bao thập niên đã trôi qua, chuyến hành trình ngày xưa của ba giờ đã kết thúc, nhưng chuyến hành trình của tôi vẫn còn phía trước.

BanMai

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2014 lúc 6:28pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Lan Huynh


Gởi người dưới mộ





Nơi đó chiều nay anh có lạnh?
Có buồn, nuối tiếc tuổi xuân xanh
Có còn ghi nhớ ngày đưa tiễn
Có kẻ ngâm câu “Tống Biệt Hành”.

Một thuở tung hoành nơi chiến tuyến
Quên đời, quên cả tuổi hoa niên
Anh đem dâng hết cho sông núi
Quên cả tình em lắm muộn phiền.

Từ độ chúng mình quen biết nhau
Anh là kiêu hãnh với tự hào
Vì anh là lính ngoài biên giới
Tráng sĩ, sa trường đẹp biết bao!

Em đã ví mình là chinh phụ
Những chiều đan áo lạnh mùa thu
Gởi anh muôn dặm ngoài sương tuyết
Dõi mắt trời xa, nẻo mịt mù.

Anh vẫn là chim của núi rừng
Em tìm đâu thấy giữa mông lung
Mênh mang trùng điệp ngàn mây trắng
Xin giữ giùm em chút nhớ nhung.

Xin giữ giùm em kỷ niệm đầu
Làm hành trang sẵn để về sau
Nếu đời đôi ngả, duyên không trọn
Còn chút tình si để nhớ nhau
 
Chiều nay ... em nhớ mãi chiều xưa
Trong gió heo may lạnh cuối mùa
Anh đã hôn em lần sau cuối
Hỏi rằng: “Cô bé hết buồn chưa?”

Nhưng rồi thanh sử thêm trang nữa
Anh đã ra đi giữa núi đồi
Bao kẻ tiếc thương người tử sĩ
Em về đau đớn mãi không vơi.

Thôi hãy ngủ yên dưới mộ phần
Chiều nay chợt dậy nổi bâng khuâng
Tóc tang ngày ấy chưa mờ xóa
Em gọi tên anh mấy vạn lần.

Vi Vân.
California
 

mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.344 seconds.