Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. | |
<< phần trước Trang of 101 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 28/Apr/2014 lúc 12:58pm |
CÒN NỢ THANH AN
Thân tặng những ai đã từng ở PLEIKU Mải bận bịu với những lo toan cho miếng cơm ,
manh áo của cuộc sống đời thường - Đến hôm nay , gần 40 năm đã trôi
qua , dù ở rất gần với BÀU CẠN , với THANH AN &PLEIKU bụi mù đất đỏ
, tôi vẫn chưa có lần về thăm lại chốn xưa để tạ lỗi cùng người ,
cùng mảnh đất đã cưu mang , đã cho tôi rất nhiều kỷ niệm của cả một
thời thanh xuân ! |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 29/Apr/2014 lúc 11:44am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 30/Apr/2014 lúc 5:30am |
Mot Ngay 54 Mot Ngay 75 -PD - <<<<
Khanh Ly -NNS Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 30/Apr/2014 lúc 5:32am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
giodocgocong
Senior Member Tham gia ngày: 12/Jan/2011 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 132 |
Gởi ngày: 01/Mar/2015 lúc 3:51pm |
Đôi Dép Tháng Tư
Sau ngày 30 tháng Tư năm
1975, hắn “được Cách Mạng nhân đạo khoan hồng tập trung để bảo vệ tính mạng
cho, vì nếu để ở ngoài sẽ bị nhân dân trả thù”.
Huyện Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa là vùng hoạt động của “Cách Mạng” trước 75.
Lúc mới “nhập môn” giữa vùng rừng núi này, mỗi lần đi ra ngoài “học tập lao
động để sau này trở về không còn bóc lột như thời Mỹ Ngụy nữa, mà biết tự mình
làm ra của cải vật chất hầu nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã
hội”, hắn nơm nớp sợ đồng bào địa phương có tiếng là dân Cách Mạng, sẽ trả thù
(thù gì thì hắn không biết), nếu họ bắt gặp và nhận ra hắn là “ngụy quân.”
Một hôm, trên đường đi “lao động là vinh quang” ngang qua khu chợ, có mấy người
dân chạy theo đoàn tù binh. Hắn lo lo; đang lúc chuẩn bị tinh thần chịu trận
“nhân dân trả thù” thì có người dí vào túi áo hắn gói thuốc lá Sông Cầu. Đó là
một nhân dân hoàn toàn xa lạ. Hắn sửng sờ, chưa kịp nói lời cảm ơn thì người
đàn bà ân nhân đã lách vội vào đám đông như tìm đường chạy trốn. Từ đó về sau,
nhiều người trong đám tù và hắn lâu lâu lại được “nhân dân trả thù” như thế;
khi cục đường mía, lúc miếng kẹo lạc.
Lại một hôm, đám tù được thả lỏng phân tán mạnh ai nấy tự đi tìm... cỏ tranh để
cắt (về lợp nhà). Hắn được một phụ nữ quần áo vá đùm vá đụp mặt hốc hác, chạy
đến trước mặt, mắt dáo dác ngó trước ngó sau một vòng rồi dí vào tay cho cái
bánh ú làm bằng bột củ sắn mì với nhân hột mít. Chị ta nói,” Anh ăn cho đỡ đói.
Bây giờ chúng tôi mới hiểu ra... và thương các anh quá”.
Không thấy “nhân dân trả thù” mà chỉ gặp nhân dân “thương các anh quá”, nhưng
Cách Mạng vẫn nhất quyết tiếp tục “bảo vệ tính mạng cho Ngụy quân ngụy quyền,
những kẻ có tội với nhân dân mà lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước
Biển Đồng làm mực cũng tả không xiết”. Tháng lại tháng. Năm qua năm. Đêm đêm
nằm nêm cối đến ngộp thở trong những dãy nhà được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai
xen kẽ lớp xương rồng rồi lớp mìn bẩy, lớp hầm chông. Ngày ngày đi ra ngoài làm
đủ thứ công việc của người tù khổ sai. Khi đi lẫn lúc về, đoàn tù binh phải
dừng lại nơi cổng ra vào để lính gác đếm. Đi, đếm rất mau; về, vừa đếm vừa khám
xét khắp người tù xem có lận theo trong túi áo thắt lưng con cóc con nhái, con
rắn con rít, hay cọng rau nạm cỏ (như cỏ sam heo ăn được là tù ăn được)... gọi
chung là những thứ “cải thiện linh tinh” bị cấm ngặt, nên trong khi chờ đợi, cứ
phải ứa gan với cái bảng đỏ to tổ chảng trước mặt treo vắt ngang giữa hai cái
lô cốt chằm chằm hai bên cửa ra vào, có hàng chữ màu vàng khè “KHÔNG CÓ GÌ QUÍ
HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” phía trên hàng chữ “TRẠI CẢI TẠO A30” . Mỗi lần như thế, hắn
lại hình dung ra cảnh tú bà cho treo trước cửa nhà chứa của mụ, cái băng trắng
chữ đỏ “Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng”.
“Ngày như lá tháng như mây”, chỉ là với thế giới bên ngoài. Nhất nhật tại tù thiên
thu tại ngoại. Hắn thường bày tỏ rằng, nhờ Ơn Trên phù hộ hắn mới qua khỏi hơn
2500 cái "thiên thu tại ngoại”, để có ngày được “Cách mạng khoan hồng” cấp
cho tờ “Giấy Ra trại”. Trên đường về với gia đình tận vùng Cao Nguyên, hắn phải
ghé lại Nha Trang để chờ mua vé xe cho chặng đường cuối. Hắn đi lang thang để
nhìn lại cảnh cũ người xưa nơi thành phố mà hắn đã qua nhiều thời kỳ gắn bó.
Thuở nhỏ “du học”; lớn đi thi Tú Tài; mấy tháng học Không Trợ tại Trường Không
Quân, và những lần “quá cảnh” trên đường đi đi về vê. Người thiếu nữ đầu tiên
đi qua đời hắn cũng từ bãi thùy dương cát trắng này. Nha Trang đã là một phần
đời hắn.
Hắn đi ngang quầy bán thuốc lá lẻ bên lề đường Nguyễn Hoàng. Bỗng dưng hắn nhớ
và thèm một điếu thuốc CAPSTAN ngày nào. Sau khi tính nhẩm và chắc chắn số tiền
Trại cải tạo cấp cho theo tiêu chuẩn nhà nước làm “của ăn đi đường” còn đủ để
mua được hai điếu thuốc lá Song Long (hắn biết giá thuốc vì Trại thỉnh thoảng
có mua giùm cho những ai có tiền cần mua), hắn mạnh bạo tiến đến phía quầy bán
thuốc. Đã gần bảy năm, nay hắn mới được thấy lại nụ cười chào khách của những
người bán thuốc lá bên đường mà trước kia hắn thường gặp. Hắn hân hoan như vừa
tìm lại được một điều gì quý hóa đã mất từ lâu lắm. Nhưng bỗng dưng hắn chưng
hửng khi thấy mặt cô gái bỗng nhiên tối sầm lại và tỏ vẻ dửng dưng với khách.
Hắn ngạc nhiên trước thái độ thay đổi đột ngột của cô gái. Hắn kiểm điểm lại
mình, và đinh ninh mình không hề có cử chỉ khiếm nhã nào hay nói năng gì khác
ngoài lời hỏi mua thuốc lá. Hắn sực nhớ lúc nãy cô gái có liếc mắt xuống đôi
chân hắn. Hắn chợt thoáng “lý đoán” ra nguyên nhân. Nhìn thẳng vào mặt cô bán
thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói:
“Anh vừa từ trại Cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép
này”.
Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên
và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái núm đồng tiền. Hình như cô muốn
nói điều gì mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc
Hoa Mai còn nguyên rồi bằng hai tay đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương
cảm trìu mến:
“Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc bây giờ không còn thuốc trước 75”.
Hắn đã bỏ hút thuốc từ lâu, nhưng vẫn nhớ mãi gói thuốc của ba mươi năm về
trước. Mỗi tháng Tư về, hắn lại càng thấy món nợ hắn mắc mỗi to hơn.
Không phải nợ gói thuốc lá cô gái biếu. Nhưng là nợ chính cuộc đời cô mà hắn đã
không bảo vệ được. Để ít ra cô khỏi phải nhìn thấy những Đôi Dép Tháng Tư đưa
dân Nam đến cảnh bần cùng khốn nạn.
|
|
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 05/Mar/2015 lúc 10:27am |
Chiến Dịch Đưa 2.700 Trẻ Em Việt Rời Sài Gòn 40 Năm Trước
Một
nhân viên người Mỹ đặt các em nhỏ vào từng hộp, thắt dây an toàn, trước
khi đem lên máy bay. Washington tuyên bố phần lớn trẻ mà họ đưa rời
khỏi Việt Nam là trẻ mồ côi ở nhiều độ tuổi. Các em có thể mất bố, mẹ vì
chiến tranh, bị bỏ rơi, hoặc là con của lính Mỹ với phụ nữ Việt Nam
trong thời chiến. Ngày 2/4/1975, chuyến bay đầu tiên chở gần 60 trẻ em
trong Operation Babylift (tạm dịch: Không vận Trẻ em) cất cánh. Một ngày
sau, tổng thống Gerald R. Ford mới chính thức phê chuẩn chiến dịch.
Ảnh: DIA.mil
Một
phần đuôi của máy bay C5A chở trẻ em trong chiến dịch Không vận Trẻ em
rơi ở Sài Gòn sau khi cất cánh vào ngày 4/4. C5A là máy bay vận tải lớn
nhất thế giới thời bấy giờ. Ảnh: Vietnambabylift
Nhiều
trẻ em còn quá nhỏ nên các y tá và sơ phải đặt chúng trong hộp, thắt
dây an toàn xung quanh, và đặt trên ghế máy bay. Tuy gặp thảm kịch hàng
không, quân đội Mỹ vẫn tiến hành chiến dịch từ ngày 5/4 đến 26/4 với hơn
30 chuyến bay. Chuyến bay cuối cùng chở trẻ em Việt Nam rời khỏi Sài
Gòn cất cánh ngày 26/4/1975, ba ngày trước khi người Mỹ hoàn toàn sơ tán
khỏi Việt Nam. Theo ước tính của Mỹ, các phi cơ đã đưa gần 2.700 trẻ em
rời Việt Nam. Ảnh: NBC
Một
phụ nữ Mỹ vỗ về trẻ em trên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. Sau đó, các
em trở thành con nuôi trong các gia đình ở Mỹ, Canada, Australia và
Pháp. Ảnh: DIA.
Một
quân nhân Mỹ chăm sóc trẻ em Việt Nam trong chuyến bay rời Sài Gòn. Sau
này, chương trình Babylift trở thành chủ đề tranh cãi và chỉ trích từ
chính dư luận Mỹ. Ảnh: DIA.mil
Những
người chỉ trích cho rằng không phải tất cả các em đều là trẻ mồ côi như
Washington khẳng định. Ngoài ra, nhiều người không đồng tình về cách
hành xử can thiệp, khi tách chúng khỏi đất nước, cội nguồn, vì những
hành động ấy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của các em. Ảnh: DIA.mil
Những trẻ em Việt Nam trong chuyến bay từ Sài Gòn đến thành phố San Francisco ở Mỹ, tháng 4/1975. Ảnh: AFP
Tổng thống Gerald R. Ford bế một em bé Việt Nam khi máy bay hạ cánh ở Mỹ. Ảnh: Daily Beast
Hai
phụ nữ bế trẻ em Việt Nam trong chương trình không vận khi máy bay hạ
cánh tại Mỹ. Phần lớn trẻ em Babylift được đưa tới các gia đình có điều
kiện tốt. Ảnh: AFP
Một
cặp vợ chồng người Mỹ nhận Jennie Noone, một bé gái Việt Nam trong
chương trình Babylift, làm con nuôi vào ngày 5/6/1975. Noone là một
trong số ít trẻ em trên máy bay C5A may mắn sống sót sau tai nạn ngày
4/4. Nhiều thập kỷ qua, dù sống trong sự thương yêu của bố mẹ nuôi,
Noone vẫn liên tục tìm kiếm gốc gác, cội nguồn bản thân. Ảnh: Daily Beast
Những
thành viên Babylift năm xưa đã trở về Việt Nam vào giữa tháng 6/2005,
30 năm sau khi máy bay đưa họ rời khỏi quê hương. Nhiều thập kỷ trôi
qua, những đứa trẻ Babylift nay đã trưởng thành. Nguyện vọng của họ là
tìm thấy đấng sinh thành hoặc người thân ở Việt Nam. Ảnh: AFP
Cô
Lyly Koening (phải), một trẻ Babylift, và mẹ nuôi Karen Koening thăm
một trại mồ côi ở TP. HCM vào tháng 6/2005. Cô là một thành viên trong
đoàn trẻ Babylift trở về thăm quê hương. Ảnh: AFP
Cô
Tricia Houston, một trẻ Babylift, đã sử dụng công nghệ xét nghiệm DNA
để tìm thấy bố ruột một cách rất tình cờ. Lần đầu Tricia nhìn thấy hình
ảnh của bố qua Facebook, khi một người bạn (cũng là trẻ Babylift) đăng
hình ông kèm thông báo ông cũng tìm con gái thất lạc cùng tuổi và có
hoàn cảnh giống Tricia. Khi ấy, cô vẫn chưa biết chắc chắn đó là bố.
"Lúc nhìn hình trên Facebook, tôi thấy một người đàn ông với vẻ mặt rất
buồn và đang cố gắng tìm một người mà ông đã thất lạc cả đời", Tricia
nói với đài ABC (Australia). Ảnh: ABC
st. |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 07/Mar/2015 lúc 2:23pm |
Người Lính Già Xa Quê Hương <<<<<<
Duy Khánh Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 07/Mar/2015 lúc 2:42pm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 10/Mar/2015 lúc 6:16am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 11/Mar/2015 lúc 7:29am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 12/Mar/2015 lúc 2:36pm |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 13/Mar/2015 lúc 1:50pm |
CHUYỆN DI TẢN 1975 Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết ! Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ… Chuyện 1 :Cuộc di tản kinh hoàng Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang ! Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp. Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc : bà già đó sợ gì mà phải đi di tản ? con cháu bà đâu mà để bà đi một mình ? rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao ? còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?… Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975… Chuyện 2 :Những bàn tay nhân ái Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh ! Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết… Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà : cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ ? Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng. Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương… Chuyện 3 :Quê hương xa rồi Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm ! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ – chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy – người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn. Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài… Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội. Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió ! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước…. Viết lại chuyện nầy, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm ! Chuyện 4:Những cuộc chia tay xé lòng Cũng trên bến tàu. Cầu thang đã được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn còn đầy người và cũng ồn ào. Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và vì thấy tàu sắp rời bến nên càng quýnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được gì rõ rệt hết ! Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói gì đó. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn. Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống. Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : « Đi, đi ! Đi, đi ! ». Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất ! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia… Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt ! Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi — ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy… Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Mar/2015 lúc 2:24pm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 101 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |