Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế
Message Icon Chủ đề: QUYỂN TỰ ĐIỂN CẦN CHO SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 11 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2014 lúc 1:10am

NGƯỜI VIỆT VÀ
 “SLEEP AEPNA”
 
Chu Tất Tiến.
 
                                                                                 
  Hồi còn ở Việt Nam, chưa hề nghe nói đến căn bệnh quái này bao giờ! Sang Mỹ, người mình đi chữa bệnh “ngáy”, mới nghe Bác Sĩ cho biết là có bệnh “Sleep Apnae”, là căn bệnh liên quan đến “ngáy to”. Nhiều người lên đài, hoặc viết thư hỏi ý kiến về việc người thân “ngáy hãi hùng quá!” , cứ y như xe lửa lên đàng. Có trường hợp đặc biệt là một em nhỏ mới 13 tuổi đã ngáy vang nhà, tiếng ngáy của em vang trong phòng làm cả nhà không ngủ được, đành dọn chỗ cho em ngủ tại phòng khách, xa phòng ngủ. Không riêng gì đàn ông ngáy, mà đàn bà cũng ngáy. Mấy đứa con của gia đình ông S. cùng cười: “Bố, Mẹ là một ban đại hòa tấu. Bố thổi Trompet “hừ… hú”, mẹ thổi kèn tầu “éc…ọ”. Bèn kéo nhau đi khám bác sĩ, thì được bác sĩ cho đi thử tại một Trung Tâm Điều Trị về Ngủ. Ở đấy, y sĩ cho người bệnh nằm ngủ 8 tiếng trong một phòng riêng, rồi lắp một mặt nạ có cái máy thở vào mặt, từ cái mặt nạ này, mà máy nối kết với một computer ghi chép từng nhịp thở của mình. Buổi sáng, bác sĩ mới cho người bệnh thấy là trong khi ngủ, người bệnh đã ngưng thở bao nhiêu lần, có người bốn, năm chục lần, có người cả trăm lần! Mắc bệnh này thì mệt lắm vì sẽ bị những ảnh hưởng như sau: Cao máu, Stroke, Nhồi máu cơ tim, tim đập thất nhịp, tiểu đường, trầm cảm, mất hứng thú về “sex”, và chết bất thình lình vì não thiếu oxy..
Theo bác sĩ điều trị về bệnh này, thì có hai loại Sleep Apnea:
1- Obstructive sleep apnea (OSA): Hầu hết những người bị bệnh sleep Apnea rơi vào trường hợp này: đường thông mũi và khí quản bị cản trở, thường là do miếng mô mềm ở phía sau cổ đè xuống khí quản.
2- Central sleep apnea: Đường thông khí không bị nghẽn, nhưng vì trung tâm não, nơi kiểm soát hệ thống thở không được ổn định. nên óc không ra lệnh cho bắp thịt thở.
Những người có cơ thể như sau rất dễ bị bệnh: Nặng cân, trên 40 tuổi, có cổ bự (cỡ 17 trở lên với đàn ông, và 16 trở lên với phụ nữ), có hàm bự, mũi bự, hoặc xương hàm nhỏ, gia đình có người bị bệnh, hay bị thực phẩm dội ngược lên miệng, mũi bị lệch, hay bị dị ứng. Thường thì những người này ngáy rất to, và đang ngủ, bỗng bật dậy, há miệng thở gấp như cá mắc cạn.
Để chữa trị bệnh Sleep Apnea này, hiện nay, một phương pháp hay áp dụng nhất là mỗi khi đi ngủ, phải gắn mặt nạ có ống nối liền với một dụng cụ thổi khí Oxy vào mũi.  Nhưng phương pháp này có nhiều điều bất tiện, nên người bệnh thường hay bỏ dở chương trình: Oxygen được thổi liên tục vào mũi, khiến cho việc thở ra gặp khó khăn, tiếng máy rù rì bên tai, cũng làm khó ngủ, nhất là những rắc rối đến từ việc lắp máy để thở.
Trong phạm vi bài viết này, dựa trên kinh nghiệm đã học hỏi được từ những bệnh nhân khác, người viết chỉ xin lạm bàn về việc làm giảm âm thanh của tiếng ngáy mà thôi để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Một số bà vợ đã ly dị chồng vì ông ấy ngáy to quá, vợ không thể ngủ được. Biện pháp nhanh nhất và an toàn nhất, theo các bà vợ Mỹ, là đưa ra ba toà quan lớn, để xin chia tay. Rất nhiều truờng hợp vì lỡ ngáy khi ngủ mà các ông mất vợ. Theo dõi chuơng trình truyền hình “Divorce Court” tức là toà chuyên xử các vụ ly dị do một bà toà da đen chủ trì, thấy mặt mấy ông chồng ngơ ngác trên màn ảnh sau khi bà toà phán quyết cho nguời vợ ly dị, nguời xem thấy tội nghiệp làm sao ấy! Chỉ vì thuốc thang đủ thứ rồi, chỉ vì thử đủ kiểu ngủ rôì, ông chồng thuờng xuyên ngủ ở phòng khách rồi, nhưng vẫn còn trở ngại cho giấc ngủ cuả bà vợ. Bởi vì còn những tối phải... gặp nhau nữa chứ! Những tối ấy, bà vợ lại phải trải qua hai giai đoạn: vui đó rôì buồn đó! “Mây mưa” xong rồi “sấm” dậy ầm ầm! Riết rồi không thể chiụ đựng đuợc, bà vợ đưa ổng ra chốn công đuờng, làm thủ tục tiễn chân ông “một đi không trở lại”. Đuợc phán quyết xong, bà hát ngay: “Lên xe tiễn .. anh đi! Chưa bao giờ ... mừng thế!” Nhưng, không rõ tuơng lai bà có chọn đuợc một ông chồng nào không ngáy không?
   Theo thống kê cuả một tờ báo... “lá cải”, thì tỷ lệ ngủ ngáy là: Ngáy như sấm dậy 25%, ngáy như kéo gỗ 42%, ngáy như “hít tô phê” nghĩa là ngáy ro ro đều đều giống như hít thuốc phiện 14%, tổng cộng 81%! Còn lại tỷ lệ không ngáy rất nhỏ! Đàn ông ngáy 85%, đàn bà ngáy 72%, con nít ngáy thì ít hơn: 20%, nghiã là cứ năm đưá con nít ngủ ngon lành, có một đưá ngáy! Dĩ nhiên, vì cổ họng nhỏ, nên âm thanh ngáy cuả con nít nghe cũng dễ thuơng hơn là nghe nguời lớn ngáy! Chỉ “rò.. re..” nhẹ nhàng, không “gầm.. gừ... gừ...” như mấy vị liền ông.
  Còn nguyên nhân ngáy ư? Theo một vị chuyên viên chữa trị “ngáy”, vẫn lên giảng trên truyền hình, để quảng cáo cho bệnh viện tư cuả ông, thì nguyên nhân ngáy là do giây thần kinh điều khiển cục thịt dư ở trong cổ bị “tẩu hoả nhập ma”, nên làm cho miếng thịt này rung lên mỗi khi có hơi thở đi qua. Sự rung động này lại cộng huởng với vòm họng trống thành ra âm thanh. Nói gọn lại, thì miếng thịt tòng teng kia đuợc coi như “sợi dây đàn thịt”,  vòm họng trống như cái thùng đàn ghi ta, cổ họng như cái ống bễ, từ nơi này, không khí đuợc phổi thụt qua, gõ vào “sợi giây đàn thịt” kia, tạo ra âm thanh. Loại âm thanh “thịt” này lại đuợc khuyếch đại lên bởi cái vòm họng trống, và tuỳ theo cấu trúc cuả cái luỡi, cuả khe răng, và tuỳ theo khoảng hở cuả cái miệng to hay nhỏ, (ngủ há mồm), mà âm thanh phát ra bổng hay trầm, dài hay ngắn. Cái miệng lúc đó, hoạt động như cái “xì pích cơ”, nghiã là cái loa, dội tiếng vang vào tai nguời ngủ gần. (May mà hệ thống này chỉ có một loa, “mônô”, chứ nếu hai loa, “xì têrêô” thì chắc nguời vợ hay chồng chết sớm!)
  Từ đó mà phuơng pháp chữa trị cuả ông là dùng tia laser bắn vào chỗ thần kinh điều khiển ngay cạnh khu vực cuả “sợi dây đàn thịt” kia, chặn đứng sự rung động lại, thì sẽ hết ngáy. Tuy nhiên, thì hình như kết quả không bền vững lắm, và có thể có những hiệu qủa phụ,  cho nên chưa thấy rầm rộ phổ biến mấy. Nguời ta sợ rằng tia laser kia mà phóng trúng chỗ thì tốt, phóng trật thì nguy cho mấy cái bắp thịt cổ. Ngoài ra, có thể một thời gian sau, ngaý sẽ tái phát. Lại  thấy một phuơng pháp khác đuợc quảng cáo trên tivi là xịt thuốc vào cổ họng truớc khi ngủ. Loại thuốc này có tên là “Snor” gì gì đó, cứ xịt vài hơi rồi lên giuờng là yên chí lớn, không sợ vợ hay chồng đá ra khỏi giuờng hay bị dộng cái gối dầy lên mặt như cái bà quảng cáo cái thứ thuốc đó đã làm. Cũng không biết dùng thuốc xịt mỗi ngày như vậy rồi có gây ra phản ứng phụ hay không, vì theo lý luận thông thuờng thì bất cứ thuốc gì, dù tốt đến đâu chăng nữa, thần kỳ đến đâu đi nữa, mà cứ dùng ngày này qua ngày khác, năm nọ qua năm kia, thì nhất định sẽ đưa đến kết quả không tốt. Một vị linh mục ở trong tù Cộng Sản, vì dùng quá nhiều “sulfamít” để trị bệnh ngưá,  đã qua đời vì gan bị chết sau khi  ứ đọng quá nhiều thuốc đó.
Còn việc dùng thuốc kích thích “hormôn” nữ để khoẻ mạnh, hết ngáy cũng vẫn còn đang tranh cãi. Có vị khuyên, có vị đừng. Cho nên, dùng thuốc xịt vào cổ họng, theo thiển ý, chỉ dùng nhất thời thôi để tạm thời ngưng cơn ngáy quá xá cỡ lại trong vài truờng hợp, chứ còn dùng mỗi ngày đều đặn như ăn cơm thì coi chừng, sau nhiều năm, có thể toàn bộ mấy cái bắp thịt trong cổ cứng đơ luôn thì hết thuốc chưã! Há miệng, ngậm mồm đều không đuợc nữa, lúc đó thì đành gia nhập gia đình “Adams family” luôn.
  Như vậy thì làm sao chữa đuợc cơn bệnh kinh niên, mãn tính này để đem lại hạnh phúc gia đình? Không lẽ chịu thua sao? Dựa vào những kinh nghiệm vưà mới trình bầy ở trên, nguời viết mới suy nghĩ rằng, nếu không có cách trị dứt hẳn căn nguyên cuả “ngáy”, thì tại sao không tìm ra phuơng pháp làm bớt nghe tiếng ngáy? Ta biết rằng cái vòm miệng là chỗ chưá âm thanh, cái miệng là cái loa, cổ họng là chỗ không khí đi ra đi vào, cò cưa kéo nhị, gây ra âm thanh. Nếu  ta bịt cái miệng loa lại, thì âm thanh phát ra sẽ nhỏ đi. Hơn nữa, khi cái chỗ.. thông hơi bị bịt lại, gió sẽ không còn luà ra luà vào ào ạt như truớc, thì “sợi dây đàn thịt” kia sẽ không rung mạnh nữa, nguyên nhân gây ra “ngáy” sẽ bị giảm đi. Vậy, bịt cái loa kia bằng cách nào? Chỉ cần một cuộn băng keo dán giấy nhỏ, loại bề ngang chừng một xăngtimét (chưa tới nưả inch, chưa bằng một đốt ngón tay), thuờng thì đựng trong một cái khuôn tròn có luỡi dao để cắt, có dán giấy mầu xanh, bán hà rầm tại Office Depot hay Staples, trên duới một đôla. Mua về, để bên cạnh giuờng. Mỗi tối, truớc khi đi ngủ, xé ra một miếng bằng hơn đốt ngón tay, dán.. miệng lại, dọc từ trên mũi xuống, cắt ngang qua miệng. Thế là xong! Âm thanh, chắc vẫn còn, nhưng không đuợc khuyếch đại nữa, nếu có, thì chỉ đêù đều như tiếng trẻ ngủ ngáy mà thôi. Lâu dần, cơ thể sẽ quen với tập quán mới, ngủ sẽ khép miệng, vưà lịch sự, đẹp “giai”, đẹp “gái”, hay đẹp “lão”, không còn há mồm toang hoác, ruồi muỗi sẽ không rớt vào miệng, dãi nhớt sẽ không dàn duạ ra ngoài, nhất là bớt ngáy! Dĩ nhiên, truờng hợp âm thanh vẫn rù rù như mèo kêu thì mỗi khi đi ngủ, nên mặc áo cổ lọ, tức là cổ rùa ấy, để cho âm thanh dịu nhẹ đi nữa. Bằng không thì quấn một khăn nhẹ quanh cổ thì âm thanh sẽ bớt hẳn. Nhớ rằng phương pháp này không phải làm cho hết ngáy, nhưng làm giảm âm thanh cho người bên cạnh, đồng thời cũng giúp Chữa Bệnh Ngáy Giật Mình, nghĩa là có người ngáy to quá, “Rôồ” một cái, bỗng giật nẩy mình dậy, hết hồn hết vía. Dán băng keo vào miệng, sẽ hết cảnh này.
   Phuơng pháp này vừa rẻ tiền, (chỉ có một đô la cho cả vài tháng), vừa không có phản ứng phụ, và nhất định mang lại hạnh phúc gia đình cho những cặp có nguy cơ đổ vỡ vì ngáy! Hơn nữa, nhiều cặp không sống lâu với nhau đuợc vì sau một thời gian, sẽ thấy rằng ban ngày anh complê cà vạt, lịch sự như ông Hoàng Brunê; em thắt đáy lưng ong, điệu đà như nàng “Sê hê sa rát”, nhưng khi ngủ anh (hay em) nằm vật ra một bên, tay chân co quắp, tóc anh bù xù, tóc em rối bù, mặt em không trang điểm, mồm há hốc, trên khoé mép và trên cái gối ngoằn ngoèo những đuờng trắng trắng... Từ cái miệng há hốc đó mà tiếng sấm phát ra rồn rồn rảng rảng. Có những cái loa lại phát ra âm thanh to nhỏ không chừng, lúc cao lúc thấp, lúc nhặt lúc khoan, khi thì rít lên như còi tầu hoả, khi vỗ về như sóng nuớc trên nguồn... Ôi!  Ớn lạnh! Từ đó mà chán nhau. Chưa kể có những nguời lúc ngủ thì mắt mở trừng trừng, trông như mắt ma trơi trong đêm tối!
Về cách “chống lại” bệnh Sleep Apnea, thì cũng có, nhưng mà khó kiểm chứng được, chỉ xin chỉ cách cho bớt Sleep Apnea khi ngủ, là tập hít thở thật nhiều trước khi đi ngủ.
Đến  giờ lên giường thi nằm thẳng, theo kiểu Thiền, và hít sâu, nén hơi (đếm 1, 2,3) sau đó thở ra cũng cố gắng cho thật dài, càng tập Thở nhiều càng tốt. Có anh bạn đã áp dụng phương pháp dán miệng này từ gần chục năm nay,mà không thấy triệu chứng “đang ngủ, bật dậy và há mồm cố hớp lấy hớp để khi Oxy như cá lên cạn.
   Vậy bài viết này mong phục vụ cộng đồng, nếu lỡ mà không ép phê, hoặc gặp phản ứng nào đó, cũng xin thứ tha. Muốn thử thì cứ việc thử, người viết không ép đâu nhé. Để: “lâu rồi, đời người cũng.. qua. Xin em, xin em thật thà, xin em , xin em mặn mà..” Nếu lỡ lấy chồng hay vợ ngáy thì xin rộng luợng thứ tha, từ từ tìm cách trị liệu, truớc mắt, nên mua một cuộn băng keo.. cột đời nhau laị cho dính chắc như sam.. Cùng lắm thì đến khi đi ngủ, bật cát sét lên, nghe nhạc hoà tấu nhè nhẹ át đi âm thanh khô khốc kia, không nên ly di chỉ vì chồng ngáy to...
Chu Tất Tiến.
 
 
Lưu Ý: Thông báo về lớp Thiền, Khí Công, và Yoga tự trị bệnh: Sau kỳ nghỉ Tết, lớp đã mở lại để phục vụ cộng đồng tại số 10706 Garden Grove Bl, Garden Grove (đối diện xéo với Home Depot) mỗi sáng Chủ nhật từ 8 giờ 15 đến 9 giờ 45. Kính mời quý đồng hương đến tập để bảo vệ sức khỏe. Điện thoại: 714-398-3678.




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2014 lúc 11:15am


Ngồi càng lâu càng sớm gặp thần chết


TTO- Đó là kết quả từ cuộc nghiên cứu tại Học viện Sax (Úc), gióng lên hồi chuông cảnh báo cho mọi người, nhất là những nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi làm việc trong nhiều giờ liền.

Qua việc theo dõi hơn 200.000 người trên 45 tuổi ở Úc từ năm 2006-2012, nhóm nghiên cứu trên nhận ra rằng trong vòng ba năm tới những người ngồi ít nhất 11 tiếng một ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 40% so với những người chỉ ngồi ít hơn bốn tiếng một ngày.

Theo tạp chí The Atlantic, thậm chí những người tập thể dục 5 tiếng/tuần vẫn sẽ chết sớm nếu ngồi làm việc quá lâu. Không chỉ làm việc, 90% các hoạt động giải trí hiện tại của con người vẫn diễn ra ở tư thế ngồi.

http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/880/560880.jpg
Loài người hiện đại đang “chết mòn” vì ngồi nhiều - Ảnh: Medical Billing & Coding

Một nghiên cứu khác đăng trên tờ Medical Billing & Coding cũng chỉ ra rằng những người làm việc trong tư thế ngồi sẽ có tỉ lệ mắc bệnh tim cao hơn gấp hai lần người thường xuyên làm việc trong tư tế đứng. Như vậy, lý giải theo cách vui nhộn, một sếp quản lý có thể giàu có hơn một công nhân lắp ráp linh kiện tại Nhà máy Foxconn, nhưng chưa chắc đã sống thọ hơn.

Jolie O’Dell, một cây viết của trang thông tin điện tử Mashable, đã tổng hợp lại những con số biết nói để chứng minh rằng việc ngồi đang giết chết loài người.

Những người ngồi trước màn hình TV từ 3 giờ trở lên mỗi ngày sẽ có nguy cơ chết vì bệnh tim nhiều hơn. Cứ mỗi giờ xem TV thêm, bạn sẽ đối mặt với 11% nguy cơ tử vong tăng thêm - Theo Medical Billing & Coding

Cụ thể, trong khi bạn ngồi, cơ chân của bạn ngừng hoạt động, lượng calo tiêu thụ trong một phút giảm còn 1, lượng enzym chống béo phì giảm 90%. Ngồi hơn 2 giờ đồng hồ, lượng cholesterol có lợi bị giảm đi 20%. Tất cả những diễn biến trên sẽ kéo theo nguy cơ về bệnh tim mạch.

Ngồi liên tục 24 giờ, hoạt tính của insulin trong cơ thể giảm đi 24%, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao hoặc dẫn đến chứng rối loạn đường huyết. Điều này giải thích vì sao có những game thủ chết gục ngay trên bàn phím sau khi chơi game liên tục trên 24 tiếng. 

Làm thế nào để hạn chế chết sớm do ngồi lâu?

Vậy làm thế nào để hạn chế nguy cơ tử vong sớm khi bạn vẫn phải ngồi nhiều để làm việc? Hidde Van Nai Ploeg - tác giả chính của công trình nghiên cứu này - cho rằng con người nên tìm cách cân bằng giữa ngồi, đứng, đi bộ và các hoạt động thể chất khác.

Ba hoạt động được cho là tốt nhất cho những ai hay ngồi chính là gập thân, đi bộ và nhảy tại chỗ. Việc đi bộ giúp bạn đốt cháy được lượng calori gấp ba lần lúc ngồi. Từ đó giảm thiểu chứng béo phì và tim mạch.

http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/881/560881.jpg
Hãy thường xuyên gập thân, đi bộ và nhảy tại chỗ để sống lâu hơn - Ảnh: Medical Billing & Coding

Ngoài ra, tư thế ngồi cũng cực kỳ quan trọng, ngồi khom, ngồi thẳng lưng đều mau chết. bạn hãy ngồi ngửa người ra khoảng 135 độ (góc tạo bởi đùi và thân). Tư thế này giảm tải cho cột sống vì phần lớn khối lượng lưng đã dồn vào lưng ghế. Các mạch máu cũng được lưu thông tốt hơn.

http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/882/560882.jpg
Ngồi ở góc 135 độ sẽ là giải pháp tình thế cho làm việc lẫn giải trí - Ảnh: Medical Billing & Coding

Hãy bỏ ngay thói quen dùng ghế có bánh xe để vừa ngồi vừa di chuyển trong phòng làm việc. Mỗi lần đứng dậy để đi lại, bạn đã tự cho mình thêm một khoảng thời gian để sống.

DUY NGUYỄN














Ngồi nhiều, chết sớm 

Đọc tin tức trên mạng trong vòng một năm qua, nhiều nguồn tin cho biết, nếu bạn càng ngồi lâu, ngồi càng nhiều, tuổi thọ càng ngắn lại.

“Sitting can kill you! - Ngồi có thể giết bạn!” Đó là kết luận đồng thuận của rất nhiều nghiên cứu khoa học. Mới nhất là nghiên cứu của Bác Sĩ Hidde Van Der Ploeg thuộc trường đại học University of Sydney, đăng trên Archives of Internal Medicine vào Tháng Tư, 2012. Sau khi theo dõi và khảo sát 200,000 người tình nguyện trong vòng nhiều năm, ông và các đồng nghiệp nhận xét, những người ngồi trên 11 giờ mỗi ngày, khả năng đột quỵ tử vong trong vòng 3 năm tăng 4% so với những người ngồi dưới 4 tiếng.

Tuy nhiên chả cần nghiên cứu gì dài dòng, các cụ ta từ ngàn xưa đã phát biểu một thành ngữ rất tự nhiên: “Đi, đứng, nằm, ngồi” theo thứ tự đó mà sống, và sống lâu.

Ấy là chuyện ngày xưa. Bước vào thế kỷ 21, so với tổ tiên chúng ta, con người hiện đại dường như ai cũng có một thói quen chung, thích ngồi. Ngồi một chỗ ngày nay có ảnh hưởng tai hại như hút thuốc lá. Nghiên cứu trên còn cho thấy, những người ngồi trên 6 giờ một ngày, khả năng chết sớm trong vòng 15 năm tăng lên 40% so với những người chỉ ngồi 3 tiếng cho dù có tập thể dục, thể thao, chế độ ăn uống tốt

Ngồi có tác hại như thế nào? 

Khi bạn “an tọa” trên một tiếng đồng hồ, hệ thống điện từ não bộ kích hoạt các cơ bắp từ vùng xương chậu xuống hai chân dưới, hoàn toàn ngưng hoạt động. “Sướng nhỉ! Thoải mái nhỉ!”. Cơ thể của bạn ngừng tiêu thụ năng lượng, calories, vì khả năng đốt mỡ (fat) giảm đi khoảng 90%, lượng cholesterol tốt HDL giảm đi 20%, lượng mỡ triglycerides tăng vọt, và nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng lên 24%.

Một bệnh nhân của tôi đưa ra một nhận xét rất lý thú, ở Mỹ, có hai nghề chính: “nghề đứng và nghề ngồi”.

Hãy nói về nghề ngồi của một người làm việc văn phòng. Người ấy sẽ ngồi ăn sáng, ngồi uống cà phê, ngồi lái xe đi làm “chiến đấu” với nạn kẹt xe đô thị, ngồi làm việc, ngồi ăn trưa, có khi còn ngồi hút thuốc lá, rồi lại ngồi làm việc cho tới giờ tan sở, ngồi lái xe về nhà lại “đánh lộn” với những người lái xe ẩu, lại kẹt xe. Về nhà, ngồi đọc báo hay “ngồi computer” leo lên mạng, ngồi ăn tối, ngồi coi ti vi, lại “ngồi computer” đọc e-mail, đi ngủ để ngày hôm sau lại… ngồi.

Nghiên cứu cho thấy, những người có nghề ngồi, tỉ số bị bệnh tim mạch tăng gấp đôi so với người có nghề đứng. Tệ hơn, cho dù, bạn cố chèn vào một ngày bận bịu với 30 phút thể dục buổi sáng, hay một giờ chạy bộ sau ngày làm việc, vẫn không làm suy giảm những tác hại trong ngày do “ngồi” gây ra.
 
Làm thế nào để giảm đi tác hại của ngồi?
 
Một sự cân bằng giữa đi, đứng và ngồi là tốt nhất. Tại sở làm, cứ 50 phút nên tìm ít phút để thay đổi tư thế của cơ thể, đứng lên, làm vài động tác thể dục ngay tại vị trí, đi vòng quanh bàn, đi vệ sinh, đi uống nước. Nếu được cho phép, hoặc được chủ phân công, nên chọn dịp hay cơ hội để... đi hay đứng. Nếu không đứng hay đi được thì nên ngồi ngửa, soãi người trên ghế ở góc 135 độ, duỗi thẳng chân ít phút mỗi giờ. Một số công ty gần đây còn cho phép nhân viên có giờ tập thể dục hay được nằm để nghỉ trưa.

Những người ngồi coi ti vi hay “ngồi computer” trên 3 tiếng mỗi ngày, khả năng chết vì bệnh tim mạch tăng 64%. Sau đó, cứ mỗi giờ ngồi nán thêm trước màn hình, tỉ số tác hại sẽ tăng lên 11%. Một con số thống kê khác dễ hiểu hơn, cứ mỗi phút “ngồi computer”, hay “ngồi ti vi”, tuổi thọ sẽ giảm đi khoảng 23 giây.


http://data.vietinfo.eu/News/2013/12/18/196573/500_thumb.jpg

Vì thế nên bớt ngồi trước các loại “màn hình to hay nhỏ”. Nếu “phải” xem ti vi thì nên tránh ngồi quá lâu. Nếu phải dùng computer thì nên đứng. Đứng, để lướt mạng sẽ hạn chế thời gian lang thang trên mạng, vô ích. Rất nhiều websites trên mạng có hướng dẫn thiết lập một hệ thống bàn computer để đứng. Các hãng xưởng hiện nay cho phép và khuyến khích nhân viên đứng để sử dụng computer. Bạn nên hỏi công ty của bạn, nếu cần thì xin toa bác sĩ để được phép đứng và đi nhiều hơn ngồi.

Trở lại các nghiên cứu khoa học, các bác sĩ vẫn chưa có lời giải thích cụ thể tại sao. Nhưng, nhận xét đơn giản là, cơ thể con người không phải được tạo ra để ngồi. Cho đến một vài trăm năm trước, các cụ ta làm lụng ngoài đồng, ngoài ruộng, bệnh béo phì và tim mạch kể như không hiện hữu. Từ ngàn xưa tới thời nay, so với quý ông, người phải đi, đứng, khó ngồi yên một chỗ là các bà. Cho dù có ngồi đi nữa, các cụ bà xưa cũng ngồi xổm, tư thế làm mạnh thêm bắp thịt vùng xương chậu và đôi chân. Có lẽ vì thế, thêm một lý do, đàn bà sống lâu hơn đàn ông.

Tóm lại, nên nghe các cụ dặn dò, “đi, đứng, nằm, ngồi”. Đi nhiều hơn đứng; đứng nhiều hơn ngồi. Có thì giờ dư thì nằm mà nghỉ vì càng ngồi nhiều thời gian sẽ đi nhanh hơn.

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Feb/2014 lúc 11:27am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2014 lúc 7:16pm


Cách thở

có lợi cho sức khoẻ

 
 
1- Hơi thở và đời sống
 
PHẦN I : TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI THỞ:

Trong con người vốn qúy nhất là sức khoẻ, nếu mình hiểu và bảo vệ thì sẽ rất tốt, người ta thường nói: “của bền tại người ”, cố ý nhắc, cái gì muốn bền lâu vốn do nơi mình biết gìn giữ nó đúng cách. Sức khoẻ là vốn tự có từ Trời đất đã ban cho, thường khi sức khoẻ đã bị đe dọa thì sự âu lo về nó mới thực bắt đầu.
 
Nhiều người sống biết rất nhiều, học giỏi nhiều thứ… ngay chính nhiều người trong ngành y tế chuyên chăm sóc bệnh tật, điều trị sức khoẻ cho nhiều người … khi được hỏi về “THỞ” thường cũng ít người biết sâu, biết cặn kẽ. Trong công tác điều trị, với nhiều bệnh nhân và rất nhiều thứ bệnh tật nói chung, chúng tôi nhận thấy đa phần bệnh nhân không biết thở đúng, thở tốt… nó cũng chính là một phần nguyên nhân của bệnh tật, đồng thời cũng là một phương cách hỗ trợ điều trị hữu hiệu nhiều chứng bệnh nan giải, nó là phương thế hữu hiệu trong vấn đề dự phòng bệnh tật. Vì thế khi nghiên cứu và tập luyện một phương pháp thở nào đó sẽ góp phần to lớn cho côtrong tình trạng bệnh tật nói chung. Chúng tôi nghiệm ra một cách bảo vệ nó tương đối dể dàng thuận tiện với mọi người, trong nhiều hoàn cảnh, không tốn kém. Với phương châm “dể hiểu, dể làm và làm có hiệu quả” Đó là phương pháp luyện khí, luyện hơi thở.

Hơi thở là dấu hiệu của đời sống, dấu hiệu của sức khoẻ và cũng là dấu hiệu của tâm hồn. Khí bình ([1]) thì tâm bình, khí nghịch thì tâm loạn, Chỉ hít vào rồi thở ra, cử động rất bình thường nhưng hết sức trọng yếu. Cổ nhân thường nói luyện khí công công phu, là điều khiển sự hít thở này lâu ngày, có phương pháp cụ thể. Chính vì nó có giá trị to lớn về bảo vệ sức khoẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ chuyên vào luyện cho khí bình mà thôi. Chú trọng luyện khí dưỡng sinh, nghĩa là gíúp cho sức khoẻ một phần ít hao tổn trong đời sống thường ngày. Khi khí bình thì tâm lẫn thân được nghỉ ngơi có chủ động.

Người ta sống là nhờ thở, ngừng thở là chết. Để thấy tầm quan trọng của vấn đề luyện khí với đời sống con người, nếu thở tốt thì đời sống sẽ tốt. Dù chúng ta làm việc này việc nọ, có thể làm, cũng có thể chưa làm… đều được. Nhưng với “THỞ” thì luôn luôn phải thực hiện, vì đó là sự tồn tại có tính bản năng của sự sống.

Hơi thở là dấu của “Tâm”. Mọi hoạt động, diễn giải cuộc đời đều từ “Tâm”. Người xưa có câu “Tâm chủ thần minh, Tâm chủ lục phủ ngũ tạng” ([2]). Nếu hơi thở là dấu của “Tâm” thì cực kỳ trọng yếu cho đời sống của mỗi người. Khi luyện khí cũng có nghĩa là dưỡng tâm vậy

Trong các nguyên nhân gây bệnh, nguyên nhân thất tình,

Bi, thương, hỷ, nộ, ái, ố, kinh. ([3])

Thường là nguyên nhân trọng yếu gây tổn thương tạng phủ, thường chậm, lâu dài và chắc chắn, nhất là các bệnh tật mãn tính. Luyện khí có thể chế ngự phần lớn, để thất tình không quá mức gây hại tạng phủ, dẫn đến cơ hội cho bệnh tật sinh ra. Đây là một công phu tu dưỡng lâu dài, kiên nhẫn, bền chí. Tuy vậy nếu biết rõ bản chất vấn đề, có được người hướng dẫn tốt thì không khó lắm và thường chắc chắn thành công. Luyện khí không phải có biết mà thành, thường phải luyện, thêm với thời gian (lòng kiên nhẫn) thì sẽ thành, nên có nhiều người biết, nhưng thành công của việc luyện khí thì ít là vậy.

Làm sao luyện khí thì chế ngự được thất tình?


Vì khí là dấu của “Tâm”, vì thế khi khí bình thì “Tâm” tự nhiên bình. Thường khí bình thì hơi thở điều hoà, tạng phủ thư thái thần thái ung dung.

“khí” rất khó bình, hay thay đổi, không có hình tướng, không mùi vị, không có màu sắc, không đầy, không vơi, không có trước, không có sau…. làm sao có thể nhận biết được khí đã bình?

Chúng ta sẽ nhận biết khí qua hơi thở, vào và ra. Im lặng và để tâm yên tĩnh, chúng ta sẽ thấy khí vào và đi ra. Lâu dần sẽ thấy tốc độ của khí, dung lượng, tính cách, nóng lạnh, độ nông sâu… qua một thời gian sự biết về hơi thở của chúng ta (mỗi người tự biết không ai có thể biết thay được) sẽ rõ ràng và cụ thể hơn. Khi đã thấy thì dễ dàng điều khí được, thay đổi khí theo ý muốn, mỗi ngày tiến bộ một ít. Lâu ngày thành thói quen nên dễ dàng hơn.

Khì hít vào gọi là vay, thở ra gọi là trả. Vay trả đều hoà, tự nhiên thoải mái là khí bình.

Như khi thấy bóng đèn sáng đều là chúng ta biết điện ổn định, khi thấy chớp tắt liên tục là chúng ta biết có sự cố bất thường. Vì hơi thở là dấu của tâm- khi hơi thở đều hoà là tâm bình- tâm bình thì tạng phủ được yên, nếu hơi thở không đều thì tâm sẽ không bình- tâm không bình thì tạng phủ không yên - dẫn đến nhiều bệnh tật

Tâm có ý nghĩa đến nhiều cơ quan tạng phủ trong con người, vì thế khi Tâm bình an thì bệnh tật ít sinh ra, dẫu có sinh ra cũng dễ lành, ít hao tổn nhiều, lỡ lúc gặp bệnh hiểm nghèo cũng dể vượt qua được. Vậy hơi thở bình sẽ trở thành một dấu hiệu của sức mạnh xuất phát từ bên trong. Luyện khí chính là chế ngự, gìn giữ cho khí luôn luôn bình. Chính nhờ công phu luyện tập lâu dài, hun đúc thành thói quen phản xạ tự nhiên, dần dần hơi thở không cần kiểm soát vẫn cứ bình, đó là lúc thành quả ban đầu và cũng là nền tảng đã thành công. Ngay khi hơi thở đầu tiên đều đặn thì đã có dấu hiệu thành công rồi, nhưng sự thành công này không bền do chưa có công phu. Nhiều người cứ nói tập khí công là rất khó, không thể thành công được là do cầu quá cao, do muốn có cường lực, thần thông… chúng ta không nhắm đến điều này. Sự thật điều này rất khó và cũng không cần thiết. Chúng ta chỉ tập làm sao hơi thở sâu và được điều hoà trong mọi hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống, chính điều này sẽ mang lại tác dụng kỳ diệu thật sự mỗi ngày mỗi chứng đạt hơn. Có thể gọi hơi thở dưỡng sinh.

Rất ít người có được khí Bình (khí điều hòa) luôn luôn, [khí bình là dấu hiệu cả tâm hồn lẫn thể xác tốt ]. Vì thế chúng ta luyện khí chính là tạo lập sự tốt này cho cả sức khoẻ thể xác và tâm hồn. Thường chúng ta hay nhận thấy các hình thái rối loạn của khí như sau:

- Khí Đoản, là chính khí hư. Khí đỏan có nghĩa là hơi thở thường ngắn, yếu, dể đứt quãn, hay có những cơn ngừng thở ngắn, người hay mệt nhọc, nếu có bệnh thường khó lành, nếu không có bệnh thì dể mắc bệnh khi gặp hoàn cảnh thay đổi. Nếu trong người thấy hơi thở của mình hay đứt quãn, hay hụt hơi thì càng nhanh chóng tập phương pháp này. Khí đỏan thường hay ở người có bệnh lâu ngày hoặc người có bẩm thụ khí tiên thiên èo uột.

- Khí Nghịch, là khí thăng giáng bất thường, dể nóng, hay cáu gắt… những hành động thường thất thường. Thường ở trên người mạnh khỏe, công việc nhiều, buồn vui lẫn lộn…. Khí nghịch dể dẫn đến các bệnh cấp như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh hoang tưởng, bệnh hay gây sự… Nếu thường luyện khí thì tâm tính tự nhiên điều hòa hơn, nếu có bệnh cũng dễ điều trị.

- Khí Loạn, là khí bất thường, khi thì nhanh, khì ngừng, khi thì rất chậm… nói chung là do ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoảng lọan lo âu kinh sợ vô cớ, stres… Thường ở trên người yếu ốm suy nhược hoặc người có hoàn cảnh khó khăn lâu ngày không giải quyết được. Khí loạn làm cho công năng các phủ tạng không yên, xáo trộn thất thường… lâu ngày dẫn đến tổn thương các công năng hoạt động các cơ quan gây các bệnh chứng, ban đầu nhẹ sau nặng dần do không điều trị đúng nguyên nhân.

- Khí Uất, là khí không thăng được. Có số người trong lòng luôn bị đè nén, hoặc bị người khác áp bức, hoặc nỗi oan chưa giải được… làm khí không thông sướng điều hoà uất kết lâu ngày trong cơ thể gây nên không ít những bệnh tật

- Khí Thịnh, là khí thông thoát quá sung mãn, gặp nhiều sự vui sướng… có nhiều người trúng số, hoặc được thành quả lớn bất ngờ… thì có thể đột tử ngay lúc đó hoặc bị một cơn bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, hoặc cơn cao huyết áp…. Cũng là thường theo lẽ “vật cùng tắt phản”.


Xin được trình bày sơ như vậy để chúng ta thấy hơi thở là dấu hiệu cực kỳ quan trọng của đời sống cả tâm hồn và thể xác, người ta có thể nhìn cách thở là có thể đoán một phần bệnh tật trong con người, vì đa phần người ta thường thở theo cơ chế tự nhiên không điều khiển. Để không bị trôi theo một cách thụ động các tình trạng xấu của hơi thở, để phát huy động lực cải thiện tình trạng không tốt, tình trạng sức khoẻ , để dưỡng tâm yên tĩnh, và rất nhiều lợi ích vô cùng to lớn dành cho ai nỗ lực bước chân vào…. chúng ta cùng bắt đầu luyện khí công dưỡng sinh công phu.

Các điều kiện cần thiết tối thiểu để luyện khí công dưởng sinh,

Ø YÊN TĨNH, cả thân và cả tâm([4]). Thường ít cầu (cầu tài, cầu sắc, cầu danh, cầu lợi...cầu lợi cho mình.) thì tâm mới thường lạc do câu Lão tử nói, “tri túc thường lạc”

Ø Chuyên Cần, ngày nào cũng tập một chút, chừng 15 phút là giỏi rồi.

Ø Giới luật, Không được uống rượu trước lúc tập, sau ăn ít nhất hai giờ, đời sống đơn sơ đạm bạc thì tập rất có kết qủa.


Phương pháp:

Tư thế: Ngồi trên ghế, xếp bằng, ngồi kiết già, có thể nằm nếu mệt… làm sao lưng thẳng, thoải mái yên tĩnh, có thể ngồi lâu mà không khó chịu là được. (Trong các tư thế, tư thế ngồi Kiết già là tư thế tốt nhất, nhưng khó nhất. Vì thế trong thời gian đầu không nên ngồi Kiết già để tập, mà nên tập ngồi Kiết già riêng trong ngày cho quen, sau đó sẽ vừa ngồi Kiết già vừa tập thì sự khó khăn mới không còn, sự tập dễ thành hơn).

Cách thở: Thời gian hít vào bằng thời gian thở ra bằng mũi một cách thoải mái tự nhiên, tuyệt đối không gượng ép, gắng sức, căng thẳng, sau tập thấy mệt mõi là sai. Khí vào ra như làn khói êm đềm thư thái là tốt. Thường ban đầu thở hay bị tán loạn không đều, lâu dần tự nhiên nó sẽ đều, đó gọi là công phu luyện khí (khí công công phu). Khi luyện thở tâm hồn phải thư thái tự nhiên, miệng như mĩn cười (gọi là nụ cười nội thị)([5]). Xin tóm lại với bài thơ sau:


Ý thủ tại KHÍ. (ý thủ có nghĩa là theo, đừng rời).

Sâu, đều, êm, nhẹ. (khí phải sâu, mà đều, êm và nhẹ).

Thần thái ung dung. (tinh thần phải thoải mái).

TỰ NHIÊN thoải mái. (tất cả công việc luyện khí làm một cách tự nhiên không nôn nóng).

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng thật sự đã đem lại một sức mạnh to lớn cả về thân lẫn tâm. Chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ làm niềm vui cuộc sống của mọi người được thấm đượm hơn như từng hơi thở qua từng giây phút của cuộc đời.


Phần II: CÁCH LUYỆN KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH.

· Nhận định tình hình sức khoẻ chung: khi gặp tình trạng Khí kém, hơi thở ngắn, nhỏ, yếu, mau mệt. Để giải quyết vấn đề này không gì bằng luyện khí.

· KINH NGHIỆM THỰC HÀNH: Phần nầy có thể gọi tắt là LUYỆN THÂN.

Người mới tập thường gặp nhiều khó khăn, vì thế giai đọan đầu nên chỉ ngồi TƯ THẾ (phần tư thế xin xem phần dưới) cho ngay ngắn trang nghiêm là được rồi, nếu có thể ngồi được chừng 20 –30 phút là rất tốt. Người ta thường hỏi khi ngồi như thế thì thở như thế nào? Xin trả lời là NÓ MUỐN THỞ SAO THÌ TÙY THEO Ý NÓ. – Khi ngồi như vậy thì Tâm phải nghĩ đến chuyện gì? Xin trả lời: NÓ MUỐN NGHĨ CHUYỆN GÌ THÌ CỨ NGHĨ. – vì sao vậy? vì giai đọan nầy chỉ chú trọng NGỒI YÊN, còn mọi sự khác sẽ liệu định sau, nếu ngồi yên được coi như việc Luyện Khí đều tiên đã thành, đây là căn bản nhất, người không qua được giai đọan nầy thì coi như không thể tập tiếp theo được.

· PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ: giai đọan nầy gọi là LUYỆN KHÍ. Sau khi Luyện Thân đã tốt một thời gian, thì khi ngồi thì lập tức Luyện Khí liền.



. HÍT VÀO:
Đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Có ý đưa khí xuống vùng khí hải (dưới rốn chừng 3cm). Sau đó nghỉ một giây.


. THỞ RA:
Cũng đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Nghỉ một giây, rồi lại hít vào.


· Chú ý khi luyện khí:
- Lưỡi để lên vòm miệng.
- Miệng như mĩn cười.
- TÂM buông bỏ mọi sự, chỉ nhận biết khí vào và ra mà thôi.


·
NƠI TẬP:
Chổ nào cũng được, miễn là nơi tương đối sạch sẽ, yên tĩnh. Tuy nhiên khi ở trong nơi làm việc, học tập mà cảm thấy có thể tập được thỉ đều có thể dụng ý tập cũng hay.

· THỜI GIAN: lúc nào cũng được, tuy nhiên không nên đang đói quá hoặc no quá mà tập. Mỗi ngày phải có vài lần tập cho quen dần, sau đó cơ thể tự động luôn luôn điều khí một cách rất tự nhiên.

· TƯ THẾ:
Ở mọi tư thế, nhưng tốt nhất là tư thế kiết già hoặc bán già. Nói chung nằm ngồi đi đứng đều được, do dụng TÂM nhiều chứ không chú trọng tư thế. Mọi lúc mọi nơi.

· KẾT QUẢ:

Không nên chưa tập mà hỏi kết quả như thế nào. Vì như thế là do TÂM muốn cầu thành mà loạn không yên, dễ gây chán nãn. Rất nhiều người cứ hỏi tập có lợi ích gì, trong lúc chưa tập bao giờ, vì không thể trả lời một điều có được bằng tập luyện mà được diễn tả bằng ngôn từ được.

Lợi ích của tập luyện là vô cùng to lớn.

Khi tập, người tập sẽ tự khắc nhận ra kết quả, không nên hỏi làm gì vô ích. Quan trọng nhất là siêng năng tập luyện, không nên bỏ ngày giờ nào hoặc có cơ hội tốt mà không tranh thủ tập luyện.



Chú thích:

(1) Khí đây không phải nói về không khí, mà nói về tình trạng , tính cách thở của sự hô hấp.

(2) Tâm ở đây không phải trái tim,Tâm đây là tạng Tâm, có ý nói một số chức năng rộng lớn rất nhiều mà chúng tôi không tiện trình bày trong bài viết này. Có thể nói sơ đó là một thực tại vừa hình thể vừa khí hoá , vừa vô hình, hay cũng chính là tâm hồn của mỗi con người. Tâm chủ thần minh: về tinh thần, sự sáng suốt, sự điều hoà , sự bình an hay rối loạn…đều do Tâm. Tâm chủ cả lục phủ ngũ Tạng, là tất cả các cơ quan trong con người. Các cơ quan này hoạt động không ngoài Tâm được . Do vậy khi can thiệp làm cho Tâm được bình , là can thiệp toàn bộ cơ thể con người .

(3) Buồn, đau xót,vui, giận, yêu, ghét, kinh hãi. Con người có thể sau một đêm đau buồn đã già đi hàng chục tuổi. Hoặc khi một cơn giận thoáng qua , có thể chết tại chổ , hoặc có người mừng quá trong các cuộc thắng độ đá banh cũng chết dễ dàng…nếu những xúc động nhẹ , âm ĩ thì thường gây những trạng thái tâm lý bất thường , lâu ngày dẫn đến bệnh lý.

(4)thân yên tĩnh thì ai cũng biết dễ dàng, ngồi yên là thân được yên. Nhưng để tâm được yên tĩnh thì vô cùng khó khăn. Người ta đã dùng vô số phương pháp để tu tập cho tâm được yên, trong đó có giữ giới luật như : ăn chay để lương thực thanh bạch làm tâm hồn được yên, không uống rượu hoặc các chất kích thích để thần được yên. Trừ bớt nhiều sự dín mắc ở trong tâm bằng cách đóng ngũ quan: (tai, mắt, mũi, miệng, xúc), để không nhiễm phải lục trần (cảnh).Nhưng có rất nhiều người đã giữ giới, ăn chay , không uống rượu … mà tâm vẫn không thanh tịnh, có thể họ chưa chu toàn hoặc phải cần một vị thầy trực tiếp dìu dắt nếu có thành tâm mới được . Bí mật của trình thuật về tâm thanh tịnh , yên tĩnh không thể diễn tả trọn vẹn bằng lời, đây chỉ gượng dùng thuật ngữ rất sơ sài để nói vể một thực tại siêu việt ,vô cùng thâm diệu, nên thế nào cũng nhiều sơ sót. Nhưng tâm thanh tịnh là nền tảng của nhiểu vấn đề chứ không phải chỉ riêng về luyện khí để bảo vệ sức khoẻ.

(5)trong bài thơ TÌNH THƯƠNG :“tập tánh tình thương – tình thương thành thật – tình thương tự tánh – tại thế thành thiên”,chúng tôi xin mạn phép nhắc lại. Nụ cười nội thị có nghĩa là nụ cười từ bên trong, chúng ta không thể có được nụ cười đó khi bên trong chứa đựng quá nhiều sự tham lam, hận thù , vị kỷ …nụ cười sẽ hiện rõ nét khi bên trong có tính tánh thương thành thực.
 
2-Tập hít thở đúng cách tốt cho sức khỏe


Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.

Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản: bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.
 
Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.

Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất.

Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.

Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
 
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.

(Theo Y Khoa Thường Thức Website)
 
 
 
3- Phương pháp thở như thế nào là đúng
 
Người ta từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng luôn luôn phải thở. Người bình thường không thể nhịn thở quá 2 phút. Thở còn được gọi là hô hấp (tiếng Hán "hô" là thở ra, "hấp" là hít vào). Bình thường hô hấp được duy trì bởi trung tâm tự động. Nhưng hô hấp cũng luôn biến động bảo đảm nhu cầu năng lượng luôn thay đổi, vì hoạt động sống của con người luôn đáp ứng phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trường xung quanh.

Con người trong đời sống hàng ngày thường ít vận động cơ bắp, có quá nhiều lo buồn, nghịch cảnh, độc hại, dẫn đến nhiều rối loạn tâm sinh lý trong đó có rối loạn hô hấp. Cách đây 2500 năm, đạo Yoga đã xác định người ta sinh ra biết ăn, biết đi, biết nói nhưng không biết thở. Vì vậy thở là giai đoạn then chốt trong tất cả các phương pháp tu luyện cổ truyền phương Đông. Thở gắn kết con người và vũ trụ, ảnh hưởng qua lại giữa tâm lý và sinh lý, điều hòa âm dương, khơi dậy tiềm năng, đẩy lùi bệnh tật. Từ trước công nguyên, sách Nội kinh tố vấn đã viết "hô hấp là sống, hô hấp kém là sống kém. Cần phải thở sâu, cần phải rèn luyện thân thể và tinh thần để đạt được chân khí. Dưỡng thần tốt, dự phòng tốt thì ít khi dùng đến thuốc".
 
Thở như thế nào cho đúng?

- Thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên, chưa bị ảnh hưởng của cuộc sống với nhiều yếu tố gò ép làm cho sai lệch dần.

Thở bụng có khả năng hấp thu khí vào nhiều hơn thở ngực nhờ có động tác hạ thấp cơ hoành để mở rộng thêm thể tích lồng ngực về phía dưới, và tống khí thở ra cương quyết hơn bằng động tác dâng cao cơ hoành do thót bụng.

Thở bụng có tác dụng độc đáo là vận động được khí của vùng đan điền, được coi là vùng bể khí (khí hải) do tích tụ nhiều máu của cơ thể (vùng trọng lực) và chứa các cơ quan có hoạt lực cao nhất, với những cảm giác mạnh nhất như cơ quan sinh dục, bài tiết, tiêu hóa và một loạt đám rối thần kinh quan trọng. Hoạt tính, trương lực, cảm giác của những cơ quan này là những dạng khí cực kỳ quan trọng (không phải khí thở). Nếu vận dụng khéo thông qua thở bụng sẽ bảo đảm được điều hòa khí và huyết từ các vùng này lên nuôi dưỡng cho các cơ quan ở các vùng trên, có khả năng quan trọng đối với toàn cơ thể là não và tim.

Ngoài ra phía trên lồng ngực có hai vai gắn với hai cánh tay phải gánh vác nhiều việc khéo léo, chính xác. Nhiều khi để thực hiện những động tác này phải nín thở rất mệt. Biết thở bụng thì không bao giờ phải nín thở cả.

- Hơi thở phải nhỏ, êm và liên tục, nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài, không được gò ép mà tuỳ theo cảm giác nhu cầu, và qua tiến trình luyện tập ngày một chủ động làm nhịp chậm hơn và luôn đều đặn. Tập thở ở tư thế tĩnh không phải là để cung cấp nhiều oxygen hơn. Trái lại, ngồi yên mà đưa vào nhiều oxygen quá, khử đi nhiều thán khí carbonic quá thì độ axit trong huyết sẽ giảm, độ kiềm tăng quá mức sẽ gây ra chóng mặt. Vì vậy thở sâu nhưng phải rất chậm. Đây là vận dụng hơi thở để ảnh hưởng ngược lại lên thần kinh và các bộ phận khác. Lúc thần kinh bị kích thích, hơi thở cùng các bộ phận khác đều rối loạn. Điều hòa được nhịp thở thì dần dần hoạt động của các cơ quan bộ phận cũng được điều hòa cân bằng trở lại.

- Nhắm mắt, tập trung ý thức vào nhịp thở để thư giãn tinh thần: Ý thức con người thường xuyên bị nhiều tác nhân kích thích gây căng thẳng, cần tạo điều kiện cho nó được thư giãn, không thể bằng nghỉ ngơi thụ động vì "thân nhàn tâm bất nhàn". Thở là biện pháp sinh lý tự nhiên nhất để ta tập trung vào nó, quên đi các kích thích bất lợi.

Thở đúng không chỉ nhằm lấy được nhiều oxygen, mà điều quan trọng hơn là bảo đảm cho cơ thể sử dụng oxygen hợp lý nhất. ở tế bào, các chất dinh dưỡng nhờ phản ứng oxy hóa khử tạo thành năng lượng nhưng cũng tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào, gây lão hóa và gây ung thư. Thở lập lại cân bằng âm dương, chống rối loạn tiến trình oxy hóa khử, chống lão hóa.
(Theo Trang Nutrition)
 
4-Làm việc tập trung đừng quên thở...
 
Khi làm việc căng thẳng hoặc bận rộn như soạn thảo văn bản, trả lời e-mail, thiết kế đồ họa, soạn các văn bản kế toán… dường như chúng ta quên thở! Vậy bằng cách nào để nhận biết mình đang thở và thở như thế nào có lợi cho sức khỏe?
 
Những lúc quên thở như thế, hệ hô hấp chỉ làm việc cầm chừng để duy trì các hoạt động của cơ thể. Nếu tình trạng làm việc này kéo dài não sẽ bị thiếu khí, cơ thể mệt mỏi, trí óc không còn minh mẫn. Để có thể thở đúng và đủ ở mọi lúc, mọi nơi, chúng ta cần phải tập luyện thở một cách đều đặn làm sao cho việc “hít vào-thở ra” trở thành một quán tính của cơ thể.
 
Kiểm soát hơi thở Tập thở có thể thực hiện từ 5 - 10 phút vào bất cứ lúc nào, tại bàn làm việc hoặc một nơi có thoáng khí (có khí trời tự nhiên)… Tập thở tại bàn làm việc sẽ có hai cách:

- Thứ nhất đang làm việc sực nhớ mình thở ít quá, lập tức hít vào-thở ra dài, sâu trong lúc vẫn tiếp tục làm việc.

- Thứ hai nếu thời gian phải hoàn thành công việc không quá thúc bách thì hãy tạm gác việc lại để theo dõi từng nhịp thở, hít vào dài sâu-nín thở (khoảng vài giây)-thở ra dài sâu-nín thở. Mỗi người có thể lặp lại chu kỳ thở như trên bao nhiều lần tùy theo thời gian cho phép.

Cách thở thứ hai tốt hơn cách thứ nhất vì sự trao đổi khí ở phổi, ở các mô của cơ thể, cũng như lượng không khí được đưa lên não sẽ nhiều hơn. Sau mỗi đợt thở như vậy bạn sẽ cảm thấy phấn chấn, tỉnh táo và tươi mới hơn trước cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn có điều kiện để đi ra một nơi thoáng khí thì nên thở theo cách thứ hai, tuy nhiên nên kèm theo một số động tác. Ví dụ đứng thẳng, khi hít vào nâng thẳng người rồi ưỡn ra phía sau, lồng ngực mở rộng tối đa đồng thời nâng lên cao-nín thở-thở ra kèm theo cúi người về phía trước, thóp bụng hai tay hạ xuống rồi hướng xuống đất, thở ra cho đến khi hết khí trong phổi-nín thở. Sau đó lập lại chu kỳ thở như vậy bao nhiêu lần tùy theo sức của mình. Thở ở tư thế đứng là cách thở chất lượng nhất. Đối với người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch nặng khi tập động tác này không nên cúi xuống hoặc nín hơi nhiều, chỉ cần đứng thẳng người và thở vào thở ra nhẹ nhàng.
 
Cho não nghỉ ngơi Ngoài ra chúng ta cũng nên dành thời gian để cho não nghĩ ngơi, bởi vì não (hay nói một cách khác là hệ thần kinh trung ương) không thể làm việc quá căng thẳng kéo dài. Theo góc nhìn của y khoa thì não có ba dạng:

 - Dạng thứ nhất, sức mạnh của não kém hơn cơ thể rất nhiều nên não mệt nhanh, trong trường hợp này nên cho cơ thể nghỉ ngơi sớm.

- Dạng thứ hai, hoạt động của não và cơ thể tương đối quân bình, khi nào não mệt thì cơ thể cũng mệt nên cả hai cùng được nghỉ ngơi như nhau (dạng người này sinh hoạt và làm việc tương đối hợp lý nên sức khỏe được bảo tồn, không quá hao phí).

- Dạng thứ ba, não hoạt động rất mạnh nên lúc nào cũng thông minh, tỉnh táo, luôn luôn sáng tạo, đam mê công việc và có khát vọng thành công mãnh liệt. Đối với dạng người thứ ba, do trí óc hoạt động quá mạnh mẽ, kéo theo cơ thể phải làm việc liên tục và không được nghỉ ngơi hợp lý nên nhiều lúc dù sức khỏe bị sút giảm nghiêm trọng họ cứ nghĩ rằng “vẫn chạy tốt”. Chính sự gắng gượng này sẽ dẫn đến một ngày suy sụp không xa của đối tượng thứ ba, khi hàng loạt bệnh lý nặng cùng xuất hiện! Điều này cũng giống như đầu máy tàu lửa rất mạnh nhưng do kéo theo những toa tàu đã xuống cấp, cũ kỹ, cuối cùng cả đoàn tàu phải bị trật đường ray.

Trong ba trường hợp nêu trên nếu bạn rơi vào hai trường hợp sau thì nên tìm cách cho não thư giãn, nghỉ ngơi kịp thời, kẻo muộn. Vậy nên cho não nghỉ ngơi như thế nào? Có nhiều cách nghỉ ngơi như ngủ cho đủ giấc, ngủ bù hoặc nghỉ phép một vài ngày để đi du lịch cho tâm hồn, trí não được thanh thản. Ngoài ra cũng có cách dành cho não nghỉ ngơi tích cực và ít tốn kém nhưng mang lại nhiều hiệu quả đó là phương pháp “thiền định” căn bản có thể giải tỏa mọi căng thẳng, lo âu, toan tính thường ngày. Có thể nói một cách nôm na rằng: giữ cho cơ thể ở trạng thái tỉnh thức để nhận biết “ta đang làm gì” đó chính là thiền. Nói thì dễ nhưng thực hành cho thuần thục là điều rất khó!
 
Phương pháp thở căn bản Đầu tiên, bạn hãy cảm nhận hơi thở của chính mình - “hít vào ta biết ta đang hít vào, thở ra ta biết ta đang thở ra” nhẹ nhàng, thanh thản, không gắng sức, không mong cầu, thong dong tự tại. Lúc đầu có thể bạn khó giữ được sự chú ý đến “hơi thở vào-ra”, do quá nhiều ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí. Dần dần thời gian của sự nhận biết hơi thở càng ngày càng kéo dài, và những khoảnh khắc của sự nhận biết đó sẽ xuất hiện nhiều lần trong ngày. Sau một thời gian tập luyện thuần thục nếu bạn đã kiểm soát được hơi thở của mình thì lúc đó có thể tập thiền ở bất cứ nơi đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào kể cả đi, đứng, nằm, ngồi… Phương pháp thiền định căn bản đơn giản chỉ có thế nhưng nếu bạn thực tập đều đặn sẽ phát huy tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày.
BS. Lê Hùng
 
 
 
5-  8 lợi ích của hít thở sâu
 
 
Hít thở sâu có thể làm giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên không mấy ai chú ý đến hiệu quả của nó vì thường có thói quen thở nông, thở gấp. Dưới đây là 8 lợi ích của việc hít thở sâu đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết.
 

Giảm căng thẳng

Các hoạt động và những mối quan hệ hàng ngày có thể làm tăng mức độ căng thẳng. Nhịp thở nhanh và huyết áp cao do căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Hít thở sâu là một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng. Khi bạn hít thở sâu, nó sẽ gửi một tín hiệu tới não giúp bạn bình tĩnh và thư giãn. Não sau đó sẽ gửi tín hiệu này đến cơ thể bạn, làm cho nó cảm thấy như đã được thư giãn.

Giảm lo âu

Lo âu có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bạn và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật. Hít thở sâu giúp xóa tan những phiền muộn trong tâm trí, giúp bạn tập trung, thoát khỏi sự lo lắng.

Cải thiện lưu thông máu

Thường xuyên thở sâu cải thiện việc cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Cố gắng thở sâu xuống dưới bụng của bạn để tăng cường cung cấp oxy cho các cơ quan, hỗ trợ sự phát triển chung của cơ thể.

Giúp giải độc

Hít thở sâu giúp lọc rửa chất độc tích lũy từ cơ thể của bạn cũng giống như việc bạn uống nước lọc.

Thư giãn và giảm đau cho cơ thể

Thở sâu tạo ra endorphines (chất giảm đau tự nhiên) cho cơ thể. Nó cũng giúp thư giãn cơ bắp, một nguyên nhân chính của lưng, cổ và đau dạ dày. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít thở sâu cũng có thể có lợi người bị hen suyễn.

Giảm huyết áp

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet, các bệnh nhân tim mạch thở nông khoảng 12-14 hơi/ phút (6 hơi thở mỗi phút được xem là tối ưu) có nhiều nguy cơ thiếu oxy trong máu, có thể làm giảm xương cơ và chức năng chuyển hóa, dẫn đến teo cơ. Các bài tập thở sâu thường xuyên đã được chứng minh giúp làm giảm huyết áp.

Cải thiện thể chất và tinh thần

Thở sâu làm tăng mức độ oxy trong máu, tăng cường sức khỏe bằng nhiều cách khác – làm chậm nhịp tim của bạn, cải thiện lưu thông máu, hạ huyết áp và giúp tiêu hóa. Tất cả điều này sẽ giúp cải thiện thể chất và tinh thần chúng ta.

Thư giãn ruột

Các nghiên cứu đã cho thấy hít thở sâu giúp thư giãn ruột trong việc di chuyển bên ruột. Vì vậy, nếu bạn đang gặp rắc rối với đi tiêu thì hãy thử hít hơi thật sâu trong khi bạn đang trong nhà vệ sinh.
 
6- Thở theo phương pháp khí công

N
gười phương Đông có nhiều phương pháp rèn luyện cổ truyền như YOGA, thái cực quyền, khí công và có thể gọi chung là phương pháp dưỡng sinh. Đây là phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe, tăng khả năng thích nghi giúp con người có khả năng thể lực và trí lực cao nhất, tiêu hao năng lượng tiết kiệm nhất trong mọi lao động nặng nhọc phức tạp nhất.

1. Tại sao phải tập thở ?
 
Người ta từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng luôn luôn phải thở.

Người bình thường không thể nhịn thở quá 2 phút. Thở còn được gọi là hô hấp (tiếng Hán “hô” là thở ra, “hấp” là hít vào). Bình thường hô hấp đựoc duy trì bởi trung tâm tự động.

Nhưng hô hấp cũng luôn biến động để đảm bảo nhu cầu năng lượng luôn thay đổi, vì hoạt động sống của con người luôn đáp ứng phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trừơng xung quanh. Thiên nhiên vốn đã có rất nhiều biến động ảnh hưởng đến con người, ví dụ như: thời tiết, khí hậu, thổ nghi, nhưng môi trường xã hội, nhất là xã hội công nghiệp có quá nhiều căng thẳng, gò ép, độc hại sinh ra các bệnh được gọi là “bệnh của văn minh” như: uể oải, ăn ngủ kém, giảm trí nhớ, giảm sức chú ý, dễ bị kích thích cáu gắt, lo âu, trầm cảm, cao huyết áp hoặc giảm huyết áp, rối loạn dẫn truyền điện tim, điện não mất ổn định, viêm loét dạ dày tá tràng, lão hóa sớm. Các chứng bệnh này thừơng được chăm chữa bằng thuốc men nhưng nhiều khi không giải quyết được căn nguyên lại có nhiều tác dụng phụ, gây tâm lý tiêu cực phụ thuộc vào thầy vào thuốc. Nhưng rất tiếc việc ỷ lại vào thuốc men vào các tiến bộ y sinh học, thậm chí cả lòng tin tưởng vào phép lạ, thuốc tiên, cúng bái còn khá phổ biến trong cộng đồng. Việc điều chỉnh, rèn luyện bản thân để thích nghi với môi trường còn rất bị coi nhẹ. Việc tuyên truyền, học tập các kiến thức có liên quan đến sức khỏe còn rất hạn chế.

Người phương Đông có nhiều phương pháp rèn luyện cổ truyền như YOGA, thái cực quyền, khí công và có thể gọi chung là phương pháp dưỡng sinh. Đây là phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe, tăng khả năng thích nghi giúp con người có khả năng thể lực và trí lực cao nhất, tiêu hao năng lượng tiết kiệm nhất trong mọi lao động nặng nhọc phức tạp nhất. Đồng thời dưỡng sinh xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao ý chí và bản lĩnh ứng xử, làm giảm các cảm xúc âm tính (buồn lo, tức giận), tăng các cảm xúc dương tính (vui vẻ, rộng lượng, vị tha, hướng thiện), bảo vệ, lập lại cân bằng âm dương (mất cân bằng âm dương là nguyên nhân của mọi loại bệnh tật). Vì vậy dưỡng sinh không chỉ cần thiết với người già, người có bệnh mà nó còn cần cho cả những người khỏe nhất và chính dưỡng sinh tạo ra những người khỏe nhất.

Luyện tập dưỡng sinh là để chủ động điều chỉnh hoạt động của cơ thể. Chúng ta không thể chủ động điều khiển được tất cả các bộ phận trong cơ thể. Chẳng hạn như tim đập nhanh hay chậm, dạ dày co bóp hay không thì ta không trực tiếp điều chỉnh được. Nhưng phần nào, ít hay nhiều, ta có thể điều khiển được 3 khâu trong hoạt động của chúng ta là hơi thở, ý nghĩ và hoạt động cơ bắp (tức là luyện khí, luyện ý và luyện hình). Luyện khí là cơ bản cốt lõi, luyện ý cũng phải thông qua luyện khí và muốn phát huy hết hiệu quả của luyện hình cũng phải kết hợp với luyện khí.

Con người sống trong xã hội thường ít vận động cơ bắp, có quá nhiều lo buồn, nghịch cảnh, độc hại gây nên rối loạn tâm lý, trong đó có rối loạn hô hấp. Cách đây 5000 năm đạo YOGA đã xác định rằng con người ta sinh ra biết ăn, biết đi, biết nói nhưng không biết thở. Vì vậy thở là khâu then chốt trong tất cả các phương pháp tu luyện cổ truyền phương đông. Thở gắn kết con người và vũ trụ, tác động qua lại giữa tâm lý và sinh lý, điều hòa âm dương, khơi dậy tiềm năng, đẩy lùi bệnh tật.

Từ truớc công nguyên, sách NỘI KINH TỐ VẤN đã viết: “hô hấp là sống, hô hấp kém là sống kém”. Do vậy , ta cần phải thở sâu, rèn luyện thân thể và tinh thần để đạt được chân khí; dưỡng thần tích cực, dự phòng tích cực thì ít khi dùng đến thuốc.

2. Thở như thế nào cho đúng?
 
Thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên, chưa bị tác động của cuộc sống với nhiều yếu tố gò ép làm cho sai lệch dần.Thở bụng có khả năng hấp thu khí vào nhiều hơn thở ngực nhờ có động tác hạ thấp cơ hoành để mở rộng thêm thể tích lồng ngực về phía dưới và tống khí thở ra triệt để hơn bằng động tác dâng cao cơ hoành do thót bụng.

Thở bụng có tác dụng độc đáo ở chỗ vận động được khí của vùng đan điền được coi là vùng bể khí (khí hải) do tích tụ nhiều máu của cơ thể (vùng trọng lực) và chứa các cơ quan có hoạt lực cao nhất với những cảm giác mạnh nhất như cơ quan sinh dục, bài tiết , tiêu hóa và một loạt đám rối thần kinh quan trọng. Hoạt tính, trương lực, cảm giác của những cơ quan này là dạng khí cực kỳ quan trọng (không phải khí thở) mà nếu vận dụng khéo thông qua thở bụng sẽ đảm bảo được điều hòa khí và huyết từ các vùng này lên nuôi dưỡng cho các cơ quan ở các vùng trên, trong đó các cơ quan có chức năng quan trọng đối với toàn cơ thể là não và tim.

Ngoài ra, phía trên lồng ngực , hai vai gắn với hai cánh tay phải đảm đương nhiều việc khéo léo, chính xác. Nhiều khi để thực hiện những động tác này phải nín thở rất mệt. Biết thở bụng thì không bao giờ phải nín thở cả.

Hơi thở phải nhỏ và êm, liên tục và nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài, không được gò ép mà tùy theo cảm giác, nhu cầu và quá trình luyện tập phải ngày một chủ động, làm nhịp tim chậm hơn và luôn đều đặn. Tập thở ở tư thế tĩnh không phải là để cung cấp nhiều oxy hơn; trái lại, ngồi yên mà đưa vào nhiều oxy quá, khử đi nhiều khí cacbonic quá thì độ axit trong huyết sẽ giảm và độ kiềm tăng quá mức (mất cân bằng kiềm toan) sẽ gây ra chóng mặt. Vì vậy, cần thở sâu nhưng phải rất chậm. Đây là vận dụng hơi thở để tác động ngược lại lên thần kinh và các bộ phận khác. Lúc thần kinh bị kích thích, hơi thở cùng các bộ phận khác đều rối loạn. Khi đã điều hòa được nhịp thở thì hoạt động của các cơ quan, bộ phận dần dần cũng được điều hòa, cân bằng trở lại.

Nhắm mắt, tập trung ý thức vào nhịp thở để thư giãn tinh thần: ý thức con người thường xuyên bị nhiều tác nhân kích thích gây căng thẳng, do đó cần tạo điều kiện cho nó được thư giãn, nhưng không thể bằng nghỉ ngơi thụ động vì “thân nhàn tâm bất nhàn”. Thở là biện pháp sinh lý, tự nhiên nhất để ta tập trung vào nó khiến quên đi các kích thích bất lợi. Người Châu âu cũng có quan niệm là làm chủ được hơi thở của mình là làm chủ được tình thế. Thở đúng không chỉ nhằm lấy được nhiều oxy mà điều quan trọng hơn là đảm bảo cho cơ thể sử dụng oxy hợp lý nhất. Ở tế bào các chất dinh dưỡng, nhờ phản ứng oxy hóa - khử tạo ra năng lượng nhưng cũng tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào, gây lão hóa và gây ung thư. Thở lập lại cân bằng âm dương, chống rối loạn quá trình oxy hóa- khử, chống lão hóa. “Chuyên khí chí nhu” là chuyên tâm về khí để cơ thể được thư giãn, mềm mại như trẻ thơ. Thân thể trẻ thơ là một thể thuần dương nên khí vượng, khí vượng thì huyết đầy đủ. Khí huyết càng đầy đủ thì gân bắp càng mềm dẻo. Từ tráng đến lão, khí huyết ngày càng giảm, gân bắp ngày càng thoái hóa. Như vậy đường lối dưỡng sinh là thực hiện sự nhu nhuyễn, kéo dài thời gian xung khí của giai đoạn tráng niên và trì hoãn giai đoạn suy thoái của tuổi già.
 
 
(Theo Health &Family)
 
 
 Bài đọc thêm






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Mar/2014 lúc 7:22pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2014 lúc 7:44pm


Tình Trạng Sa Sút Trí Nhớ


BS Lương Lễ Hoảng

 
Đừng tưởng ngưởi già mới lẫn. Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ "vừa nghe đã quên" của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động.


 Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số... driver license !


Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày... lãnh lương!

 
Chuyện gì cũng có lý do.

 
Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm, do thiếu nhiều thứ cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày.


Đó là:


 * Thiếu ngủ:


Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya, dường như là "mốt" của nhiều cư dân trong các thành phố.

Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein.


Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm.

 


Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ, nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo, khiến bộ nhớ quên luôn công việc.


  * Thiếu nước:


Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy.


Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng.


Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khiến tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.


  * Thiếu dầu mỡ:


Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic... là món ăn chính của não bộ.


Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não.   Trái lại là khác.

Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não.

 Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.

 
 * Thiếu dưỡng khí:


Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì  thiếu máu

 Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng "đụng đâu quên đó.

 
 * Thiếu vận động:


Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao  tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động.

Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm.

Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công..., miễn là ngày nào cũng có.

 
 * Thiếu tập luyện:

Muốn não "bén nhọn" như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài.Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ  tranh..., kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.

 
 * Thừa Stress:

Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của  nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress.Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính.

Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ...
Với bộ não "ngập rác" thì quên là cái chắc, vì đâu còn chỗ nào để nhớ!

 
* Thừa chất oxy-hóa:

Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào,  sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm... càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi.

Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa , vì do’ là biện pháp chinh’ để bộ nhớ đừng mau "hết đát".


Mau chóng cải thiện sức khỏe. ( Tap hit tho sau)

 

Hít Thở

Câu hỏi thường gặp:

§   Làm thế nào để giảm cân?

§   Làm thế nào để khỏe mạnh hơn?


Câu trả lời thường gặp:

§  Ăn kiêng đi : ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước…

 §  Tập thể dục đi: chạy bộ, bơi, tập tạ, aerobic, nhảy…

 
Những lời khuyên trên có thể đúng, có thể sai. Nhưng chúng rõ ràng là không hiệu quả với 90% người. Lần cuối cùng bạn đọc một bài báo về sức khỏe rồi đứng dậy tập thể dục ngay là khi nào?


Bởi chúng là bài dịch và không trả lời những điều bạn quan tâm:  Cách này có hiệu quả không? Khi nào thì hiệu quả? Tốn kém bao nhiêu?  Đa số thời gian, các bài viết dịch ra từ một nguồn dễ kiếm trên mạng này không đưa được  hướng dẫn  rõ ràng và hiệu quả cụ thể cũng như nguyên lý khoa học để bạn hiểu và có cảm hứng hành động.


Có một cách để khỏe mạnh hơn. Ngay lập tức. Miễn phí. Bạn không cần bắt đầu ăn trái cây thay cơm hoặc đi sắm giày chạy bộ để thực hiện cách này. Cách bạn sắp đọc sau đây đơn giản đến mức 90% người thường bỏ qua. Trong khi chỉ cần 10 phút học kỹ năng này cũng đủ để họ tạo sự khác biệt trong chất lượng sức khỏe của mình cả đời.


Bí quyết đơn giản: Hít thở.

Trong khi bạn trẻ vì nhiều lý do chưa thể kiểm soát chế độ  dinh dưỡng , nhưng bạn có thể kiểm soát được hơi thở của mình. Ai cũng có thể làm được. Chúng ta đều hít 4-20 lần một phút mỗi ngày. Bạn có thể học điều gì về hít thở để cải thiện sức khỏe của mình?


Hít Thở :  Khỏe Mạnh 101



Ai thở sâu sống lâu. - Elizabeth Barrett Browning


Hít thở là sự sống. Bạn có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Chỉ nhịn thở trong vài phút thôi cũng sẽ giết chết bạn. Đức Phật trong chuỗi hành xác để đạt đến sự minh triết, đã…chơi dại nhịn thở. Đạt kỷ lục là 3 phút. Sau 5 phút thì là cả một địa ngục! Mắt hoa. Tai gào rú. Đầu đau thắt như bị kim cô xiết. Bụng quặn lên từng đợt. Toàn thân bỏng rát.


Có lẽ bạn không cần phải thử nhịn thở đâu. Ngay cả ảo thuật gia cũng chỉ chơi trò này khi có người sẵn sàng chi tiền triệu và có ống kính quay phim…



1- Điều khoa học đã chứng minh:

Đủ lượng oxy trong cơ thể sẽ giết TẤT CẢ vi trùng, vi khuẩn và vi-rút. Tiến sĩ Otto Warburg đoạt giải Nobel năm 1931 nhờ chứng minh được ung thư sẽ không phát triển trong môi trường giàu oxy. Hiện nay, giới y khoa đều biết hầu hết bệnh đau tim đều do thiếu oxy. Giới kinh doanh như tôi thì còn biết bệnh tim hôm nay hiếm khi nào do thất tình mà do thiếu vitamin Tiền, bị phát hiện có vợ bé hay ăn hối lộ bị lộ.


Các bạn nữ nên chú ý về hít thở nếu muốn trẻ lâu. Lão hóa là do cơ thể bị nhiễm độc do hấp thu phải chất độc và sự hư hỏng các tế bào. Những người trẻ lâu nhờ vận động nhiều và tống chất độc ra hiệu quả.


Và điều đầu tiên cơ thể bạn làm để tống chất độc là kết hợp chúng với oxy.

2- Chức năng của hít thở:


§   Cung cấp oxy vào máu cho máu tuần hoàn đến não

§   Kiểm soát năng lượng sống, từ đó kiểm soát tâm trí của bạn


3- Kiểu hít thở:

§   Nông

§   Trung

§   Sâu



4- Công dụng của hít thở:

§   Tăng năng suất

§   Tăng sinh lực

§   Tăng sáng tạo

§   Vui vẻ hơn

§   Nhận biết bản than

§   Hoạt động thể dục thể thao

§   Nhiều nhiệt huyết

§   Thoải mái với chính mình

§   Ra quyết định tốt hơn

§   Bình yên tâm hồn

§   Tập trung

§   Phát triển tâm linh

§   Ngăn chặn lão hóa



Cách Hít Thở Tối Ưu


Hầu hết vùng phổi của bạn nằm ở lưng. Ngạc nhiên chưa!


Đây là cách 90% người hít thở. Họ hít thở nông bằng miệng, ít sử dụng cơ hoành. Cách hít thở này khiến cơ thể chỉ sử dụng phần trên cùng của phổi nên hấp thu được một lượng nhỏ oxygen. Dẫn đến bạn thiếu năng lượng sống và dễ có nguy cơ bệnh tật. Chưa kể thở bằng miệng dễ khiến hơi thở có mùi. Hơi thở hôi ngăn cản chúng ta “tự tin đến gần nhau hơn”.


Đây là cách hít thở đúng.


Một nhịp thở bao gồm ba phần: Hít – Giữ – Thở . Bạn hít thở bằng mũi. Miệng đóng lại. Hít theo nhịp 1-4-2. Hít vào 1. Giữ trong 4. Thở ra 2.

Khi hít vào phần bụng phồng ra để cơ hoành di chuyển xuống dưới mát xa các cơ quan nội tạng. Tưởng tượng một quả bong bóng căng phình ra.

Khi thở ra phần bụng thóp vào để cơ hoành di chuyển lên trên mát xa trái tim nhỏ bé của bạn. Tưởng tượng bụng như máy hút bụi co rút lại.

Bài tập:  Hít vào trong 5 giây. Giữ trong vòng 20 giây. Thở ra trong 10 giây.

Hít: 1…2…3…4…5


Giữ: 1…2…3…4…5…6….7…8…9…10…11…12…13…14…15…16…17…18…19…20


Thở: 1…2…3…4…5…6…7…8…9…10


Bạn có thể nâng số lần lên dần dần. Đạt được đến nhịp 10-40-20 là bạn đã đặt chân vào thế giới hít thở của các thiền sư thông tuệ Ấn Độ . Đừng cố gắng quá sức. Ngạt thở chết luôn không tăng cho bạn thêm 1 điểm IQ đâu. Thử mỗi ngày hít thở như vậy 3 lần. Mỗi lần tập trung 10 phút. Bạn sẽ cảm thấy nguồn năng lượng của mình cuộn chảy và tâm hồn bình an.


Tôi thường tập vào buổi sáng tinh mơ khi mới thức dậy. Buổi trưa khi lặng lẽ nghỉ ngơi. Buổi tối sau khi thực hiện các nhu cầu tất yếu và trước khi bắt đầu hoạt động giải trí hoặc làm đêm. Chỉ 10 phút mỗi lần. Sau 7 ngày  đây là một trong những khoảng đầu tư thời gian đáng giá nhất. Lần đầu tiên tập hít thở, tôi cảm thấy năng lượng tràn dậy, muốn động tay động chân dọn dẹp nhà cửa ngay.

Những bạn đã tập cách hít thở này thường bảo tôi. Bạn cảm thấy như có một nguồn suối lạch chảy thông khắp cơ thể. Sắc diện hồng hào. Phong độ dịu dàng. Một số bỗng trở nên sexy lạ kỳ. Không đùa đâu, hít thở đúng cách là sexy!



Hơi Thở và Tâm Trí


Bạn có để ý khi mình sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi, hơi thở của bạn gấp gáp và rất nông không? Bạn có để ý khi mình  thư giãn , bình tâm, bạn thở chậm và sâu hơn không? Hít thở ảnh hưởng đến tâm trí của bạn.


Đây là những điều về hít thở tôi học được từ Leo Baubata.


Thở đi.


Thở có thể thay đổi cuộc sống của bạn.

 
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, thở. Thở sẽ làm bạn bình tâm và làm dịu những nỗi đau.


Nếu bạn lo lắng về điều gì sắp xảy ra, hoặc vướng vào một điều đã qua, thở. Thở sẽ mang bạn trở lại hiện tại.


Nếu bạn thiếu dũng cảm và quên đi mục đích sống của mình, thở. Thở sẽ nhắc bạn cuộc đời đáng giá biết bao, và mỗi hơi thở trong đời này là một món quà bạn nên biết ơn. Hãy sử dụng món quà hết cỡ. 


Nếu bạn có quá nhiều việc phải làm, hoặc bị xao lãng trong ngày làm việc, thở. Thở sẽ giúp bạn tập trung vào điều quan trọng nhất bạn cần làm ngay bây giờ.


Nếu bạn đang dành thời gian với một người bạn yêu thương, thở. Thở sẽ giúp bạn cảm nhận giây phút hiện tại với người ấy, thay vì nghĩ lan man về những việc khác bạn cần làm.

Nếu bạn đang tập thể dục, thở. Thở sẽ giúp bạn tận hưởng bài tập, và nhờ vậy bạn sẽ tập được lâu hơn.


Nếu bạn đang di chuyển quá nhanh, thở. Thở sẽ nhắc nhở bạn đi chậm lại và thưởng thức đời nhiều hơn.


Vậy hãy thở đi. Và tận hưởng từng giây phút của đời này.


Thở


Bạn vẫn thở đều chứ? 90% năng lượng của bạn nên đến từ hít thở. Thở là cách quản lý căng thẳng tốt nhất, tốt hơn cả đi nghỉ dưỡng theo phong cách Robinson trên đảo hoang. Trên thế giới có những chuyên gia dạy về cách hít thở. Yoga cũng là một cách tập hít thở siêu hiệu quả. Cách hít thở trong bài viết nầy là cách đơn giản nhất cho mọi người để mau chóng cải thiện sức khỏe./.




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2014 lúc 7:53pm


Suy giảm trí nhớ đe dọa giới văn phòng

 

Theo các bác sĩ, có đến 20 - 30% người trẻ gặp phải các vấn đề về trí nhớ, phần lớn là giới văn phòng. Nguyên nhân được lý giải là do stress làm cơ thể tăng cường sản sinh các gốc tự do gây hại.  

Mối nguy hại từ quên bất chợt


Tại các phòng khám về thần kinh, tỉ lệ người trẻ đến khám vì suy giảm trí nhớ hiện đang chiếm một con số không nhỏ, trong đó đa số là giới văn phòng. Thống kê cho thấy, có đến 20 - 30% người trẻ tuổi đang gặp phải các vấn đề về trí nhớ ở các mức độ khác nhau, chưa kể những trường hợp chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu.  

 

http://www.otiv.com.vn/files/thumb/823/0

Suy giảm trí nhớ khiến giới văn phòng gặp nhiều trở ngại trong công việc


Phần lớn tình trạng suy giảm trí nhớ ở giới văn phòng thường có dạng: quên bất chợt những sự kiện gần, trong khi vẫn có thể nhớ rõ những việc xảy ra trước đó. Vì vẫn sinh hoạt, nhận thức bình thường nên nhiều người chủ quan, không biết rằng suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu ban đầu của các bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer…

Theo các bác sĩ, cần theo dõi ngay khi xuất hiện những dấu hiệu giảm trí nhớ để biết đó là biểu hiện bình thường hay là bệnh lý, vì có đến 50% trường hợp suy giảm trí nhớ bệnh lý sẽ trở thành bệnh sa sút trí tuệ trong 3 năm sau đó.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết: “Hoạt động của não chỉ trơn tru khi dẫn truyền thần kinh được liền mạch, “đi đến nơi, về đến chốn”. Nhưng từ tuổi 25, mỗi ngày có đến 3.000 tế bào thần kinh bị hủy đi mà không được tạo mới, đồng thời các tế bào thần kinh lại liên tục bị bào mòn dưới tác hại của các gốc tự do - những yếu tố gây hại được sản sinh trong cơ thể, nhất là khi bị stress.”

Gốc tự do được sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của môi trường xung quanh. Chúng là những nguyên tử - phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng nên kém ổn định và rất nhạy cảm. Vì thế, chúng có xu hướng tìm kiếm, cướp lấy điện tử và biến “hàng xóm” xung quanh trở thành những gốc tự do mới. Quá trình này nếu diễn tiến liên tục sẽ làm tổn thương, rối loạn và làm chết tế bào.

Tại não, gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và đầu sợi trục của tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào này với nhau bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, dần dần làm giảm trí nhớ và rối loạn các chức năng của não. Hệ thống trung hòa gốc tự do tại não lại kém hơn nhiều so với các cơ quan khác, thậm chí chỉ bằng 1 phần 10 so với gan nên rất dễ bị tổn thương.

Stress kéo dài, giảm trí nhớ sớm hơn

Cơ thể vốn luôn có cơ chế để ngăn chặn sự phá hoại của gốc tự do. Tuy nhiên, sau tuổi 30, gốc tự do sinh ra ngày càng nhiều hơn trong khi khả năng trung hòa của cơ thể đã kém dần đi. Đặc biệt, ở giới văn phòng, gốc tự do sản sinh nhiều hơn do thói quen ít vận động, tính chất công việc chồng chất stress, chế độ ăn không được quan tâm khoa học… Chính vì vậy, dễ hiểu tại sao giới văn phòng lại bị suy giảm trí nhớ từ rất sớm.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết: “Nếu không biết cách bẻ gãy mũi nhọn của stress, đồng thời tiếp sức đúng lúc cho tế bào thần kinh thì sẽ khó tránh được suy giảm trí nhớ. Hiện nay, ngày càng nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị dự phòng vào các hoạt chất sinh học quý có trong Blueberry để chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não.”


 

http://www.otiv.com.vn/files/thumb/824/0


Blueberry (có trong OTIV) chứa các hoạt chất sinh

học giúp chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não.

 

Một số nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ đã cho thấy: bổ sung Blueberry là một trong những phương pháp hiệu quả để ngăn chặn hoặc giảm thiểu thoái hóa thần kinh. Khả năng học tập và trí nhớ được cải thiện đáng kể chỉ sau ba tháng sử dụng. Loại quả này chứa các dưỡng chất sinh học như anthocyanin, có khả năng vượt qua hàng rào máu não để chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não.

“Bên cạnh đó, muốn não bộ giữ được “phong độ”, giới văn phòng cần phải có chế độ dinh dưỡng cân đối với rau quả tươi, thịt cá sạch, không rượu mạnh, ít bia bọt, nhiều men sinh học từ sữa, trái cây. Thêm vào đó, phải ngủ đủ và chất lượng, tăng cường tập thể dục thể thao…” Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nhấn mạnh.

 

Theo Vietnamnet

Xem thêm



Suy giảm trí nhớ đe dọa giới văn phòng - OTIV

 http://www.otiv.com.vn/tin-tuc/suy-giam-tri-nho-de-doa-gioi-van-phong-254.html






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Mar/2014 lúc 7:57pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2014 lúc 10:51pm


SỐNG LÂU TRĂM TUỔI
NHỜ BÀI THỞ.


Tác Giả: Theo Bác Sĩ Nguyễn Khắc Viện  

 http://img.webphunu.net/sites/default/files/2012-45/hit-tho.jpg
Sống thêm 50 năm chỉ nhờ... lối thở dưới đây:
 
 
Hót bụng - thở ra,
Phình bụng - thở vào.

Hai vai - bất động,
Chân tay - thả lỏng.
Êm chậm - sâu đều,
Tập trung theo dõi,
Luồng ra luồng vào,
Bình thường - qua mũi,
Khi gấp - qua mồm.
Đứng ngồi hay nằm,
Ở đâu cũng được,
Lúc nào cũng được!
 
Bị lao phổi, sau 7 lần mổ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn một góc phổi bên trái, mất 8 xương sườn. Bệnh viện bảo ông chỉ còn sống được hai năm. Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85 chỉ nhờ một bài thở cổ xưa.
Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble.
Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa.

Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa.
Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý - xã hội học, tại Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM, (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc... thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa "dung tích sống" như ông lại vẫn ung dung, thư thái.
 
Những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi... thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông bảo sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, bạn đồng nghiệp với bác sĩ Viện, kể lại: "Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu!"
 
Phương pháp này giúp ông thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp cho rất nhiều thuốc, nhưng ông chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình.
 
Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là điều hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của Khí Công, Thiền, Yoga, Dưỡng Sinh... của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc./.



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2014 lúc 11:47am


Làm Giảm Áp Huyết Cao
 
Nguyễn Đức Trọng
 
Tin bạn Th. bị "stroke" làm tôi thật bàng hoàng, không tin là thật. Đến khi vào nhà thương nhìn thấy bạn nằm thiêm thiếp trong phòng hồi sinh thì mới chịu chấp nhận. Th. là một bạn học cũ ngày xưa, một người năng động, thể dục thể thao và tập võ đều đặn, nay mới bước qua tuổi 50. Tụi tôi trong đám bạn đều lắc đầu vì chẳng ai ngờ là hắn bị phải tình trạng thế này. Mặc dù không bị mổ sọ như vài người bạn khác, nhưng đây cũng là một ca khá nặng. Th. đã bị liệt nữa người, không nói được, và có lẻ phải học lại từ đầu các vần abc trước khi có thể viết xuống. Nhìn bạn nằm bất động trên giường thấy lòng xốn xang quá!
 
Mới tuần trước đi ăn đám cưới cậu em, gặp lại hai bà chị, người gầy người hơi mập, thấy hai bà lui cui móc bóp lấy thuốc uống trước bữa ăn, hỏi thăm thì mới hay hai bà bị áp huyết cao từ mấy năm nay và mỗi ngày đều phải dùng thuốc để ổn định tình thế. Nhìn qua lại chung quanh, sao thấy nhiều người cũng bị chung một tình trạng áp huyết cao. Nhân có bạn H. yêu cầu viết về chuyện này, tôi đọc lại sách vở, ghi lại những đặc tính của căn bệnh này và đưa ra vài phương thức để chúng ta có thể làm giảm hay dứt hẳn tình trạng khó ưa này. Những gì tôi viết ra trước hết là cho tôi, chứ không hẳn là cho các bạn đâu. Đây là một dịp cho tôi nhìn lại bản thân mình, cảnh cáo tôi phải để ý về sức khoẻ. Lý do là tôi hảo ngọt thích ăn đủ loại chè, ăn hàng khắp chốn, và tiệc tùng thì....liên miên.
 
"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", đó là câu châm ngôn cho người lính ra trận, cũng như cho người sống trong thương trường. Điều này cũng đúng với các con bệnh muốn chiến thắng căn bệnh của mình. Thay vì chỉ biết chạy đến bác sĩ cầu cứu, uống thuốc để chống đở, chúng ta có thể tự mình làm giảm bớt áp huyết, giử cho sức khoẻ được bình thường, hết âu lo. Chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu về chứng bệnh này và tìm cách dứt điểm nó xem sao.
 
Áp huyết cao còn được gọi là tên giết người thầm lặng (silent killer) bởi vì nhiều người mang chứng này trong người mà vẫn không biết. Ở Hoa Kỳ này, trong số 50 triệu người bị áp huyết cao, chỉ có 30 triệu người được xác định. Số còn lại thì không biết mãi cho đến một hôm đến gặp y sĩ vì một chuyện gì đó như mệt trong người, đau tim, tai biến mạch máu não, thận suy, v.v. Áp huyết trong người chúng ta tăng lên từ từ, trãi qua nhiều năm tháng, và cơ thể chúng ta cũng tự động điều chỉnh để thích nghi. Chúng ta cảm thấy "bình thường" mãi đến khi nghe cô y tá, hay ngài y sĩ phán "áp huyết của ông/bà cao quá"!

Tuy nhiên chúng ta cũng có thể biết là chúng ta có vấn đề nếu gặp những tình trạng sau:
- chóng mặt nhức đầu, thường vào buổi sáng,
- ù tai,
- xây xẩm mặt mày mà không biết tại sao,
- hay bị chảy máu mũi,
- lên và xuống tinh thần không có lý do,
- quáng mắt nhìn hình ảnh không còn rõ ràng.
 
Tìm hiểu về áp huyết cao 

Một khi hiểu rõ những gì tạo nên vào áp huyết, và thế nào là áp huyết cao, chúng ta có thể tuần tự tìm cách quân bình áp huyết của chúng ta. Đại khái là quả tim chúng ta bơm máu tinh lọc qua các động mạch chính, rồi vào các tỉnh mạch nhỏ đến khắp các tế bào. Hệ tuần hoàn trong cơ thể sẽ đưa máu dơ qua phổi để lấy thán khí ra khỏi máu, và qua thận để lọc các cặn bả khác. Máu sau khi lọc sẽ được đưa về tim để chờ được bơm lần tới. Giống như các máy bơm khác, trái tim của chúng ta bơm hay đẩy máu chạy quanh trong người bằng một lực mà chúng ta gọi áp huyết.
 
Do việc tim bơm máu đi trọn một vòng trong người, nên khi đo áp huyết, người ta chia ra làm hai phần:
 - phần đẩy ra (systolic) mạnh hơn,
 - phần nằm trong hệ thống (diastolic), yếu hơn, nghỉ ngơi chờ máu dội ngược về đầy đủ cho lần bơm tới.
 
Áp huyết bình thường là 120/80. Nhưng cũng tuỳ người, tình trạng mà áp huyết tăng hay giảm cách nhau rất xa. Có người áp huyết rất tốt vào khoảng 100/70, đôi khi xuống 100/60. Nhưng khi họ nóng giận hay chơi thể thao áp huyết có thể lên 130/90 dễ dàng. Con số chúng ta nhắm đến là 120/80, và hiểu rằng cao hay thấp hơn một chút cũng nằm trong phần an toàn.

Như đã biết, không bao giờ có chuyện áp huyết tăng từ bình thường lên thật cao qua đêm, nó chỉ có thể leo thang từ từ qua thời gian mà thôi. Khi thấy áp huyết khi đưa máu về tim(diastolic) cao hơn 80 thì đấy chính là dấu hiệu cảnh báo chúng ta nên thay đổi lối sống và cách ăn uống. Tình trạng áp huyết cao ít khi nào là do một nguyên nhân đơn thuần. Thông thường nó là hệ quả của nhiều nguyên do.
 
Sau đây là vài nguyên do thông thường.
- Rượu,
- Ăn quá nhiều dầu mỡ,
- Số lượng muối tiêu thụ quá nhiều, lệch chỉ số K 
(K-factor = pot***ium/sodium balance), sự cân bằng giữa chất kiềm và muối,
- Dư cân,
- Di truyền,
- Chất insulin tạo ra nhiều quá,
- Kém dinh dưỡng,
- Ít tập thể dục,
- Áp lực đời sống nặng nề,
- Loại người hướng ngoại.
 
Theo các chuyên viên về y khoa và dinh dưỡng, 85% trường hợp áp huyết cao có thể trở lại bình thường bằng cách thay đổi thức ăn hàng ngày, và lối sống. Hai phần ba của nhóm 15% còn lại có thể cắt giảm số lượng thuốc men cần dùng với cùng phương pháp như trên. Dĩ nhiên là việc giữ gìn sức khoẻ tốt cho bản thân, cho số mạng của mình đòi hỏi một sự quyết tâm liên tục. Và sự quyết tâm này so ra với việc đi học ở nhà trường để học lấy một nghề kiếm sống thì chẳng đáng chi hết. Tuy vậy, theo thống kê 93% những ngưỡi có bằng cấp cao khi đối diện với tình trạng áp huyết cao họ lại dùng thuốc thay vì cố gắng kiểm soát áp huyết của mình trở lại qua việc thay đổi thực phẩm ăn uống và cách sinh hoạt hàng ngày.
 
Nhưng ở mức nào thì gọi là áp huyết cao? Sau đây là bảng sắp hạng/phân loại:
 
Đối với áp huyết trong hệ thống, phần thấp của chỉ số (diastolic):
- 85 hay thấp hơn = bình thường
- 85 đến 89 = bình thường ở mức cao
- 90 đến 104 = áp huyết cao hạng nhẹ
 (mild hypertension)
- 105 đến 114 = áp huyết cao hạng trung bình 
(moderate hypertension)
- 115 hay trên = áp huyết cao hạng nặng 
(severe hypertension)
 
Đối với áp huyết khi tim bơm ra, phần cao của chỉ số (systolic), khi chỉ số thấp dưới 90:
- 140 hoặc dưới = bình thường
- 140 đến 159 = gần có chuyện 
(borderline isolated systolic hypertension)
- 160 hoặc hơn = có vấn đề
 (isolated systolic hypertension)
 
Trước khi đi vào các phương thức làm giảm áp huyết, có lẻ chúng ta cũng nên biết sơ những yếu tố nào trong người đã làm áp huyết gia tăng. Sau khi nắm vững vấn đề, chúng ta sẽ dễ dàng mà chọn lựa những lề lối sinh hoạt và thức ăn phù hợp với cơ thể, tình trạng của mình.

Áp huyết trong người chúng ta là thành quả của số lượng máu do tim bơm ra (cardiac output) và sức đề kháng của những thành phần nằm vòng ngoài như các động mạch lớn, nhỏ, tỉnh mạch, mao quản, v.v.
 
Chúng ta thấy có hai thành phần quan trọng xác định áp huyết:

a) Lượng máu tim bơm ra (cardiac output) là số máu bơm ra mổi lần tim bóp lại nhân cho số lần nhịp đập của tim trong một phút (heart pulse rate). Thông thường nhịp đập này phải dưới 80 lần trong một phút, trung bình là 70. Người nào khoẻ hơn thì nhịp đập còn xuống thấp hơn nữa như dưới 60 chẳng hạn.

b) Lực đối kháng bên ngoài: một khi máu được bơm ra khỏi quả tim, lực đối kháng này tạo nên bởi 3 yếu tố. Đó là mức độ luân lưu của máu, sự đàn hồi của mạch máu, và đường kính của các mạch.

Như vậy nhịp đập của tim, máu, mạch máu đều góp phần tạo nên áp huyết. Phần nào cũng quan trọng.

Cũng giống y chang như các máy bơm nước khác chúng ta có dịp xài qua, sau khi máu được bơm ra từ quả tim, sự di chuyển của máu được định bởi 3 yếu tố:

1) Độ đậm đặc của máu (tạm dịch chữ Blood Viscosity): nếu máu quá đậm đặc thì sẽ khó di chuyển, ví dụ như mật ong thì khó luân lưu hơn so với nước;

2) Độ co dản và sức chịu đựng của các động mạch và tỉnh mạch (elasticity and flexibility): sự mềm mại, co dản nhẹ nhàng của các mạch máu sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng và nhanh chóng, có nghĩa là áp huyết sẽ thấp. Còn ngược lại mạch máu bị căng cứng sẽ làm cho áp huyết tăng cao.

3) Số động mạch nhỏ và đường kính của chúng: nếu số động mạch nhỏ ít và đường kính của chúng bị thu hẹp vì lý do nào đó thì phải cần một áp lực thật cao để có thể bơm số lượng máu đầy đủ trở về tim, cần thiết cho lần bơm tới. Đây là yếu tố chính trong việc qui định con số áp huyết chúng ta. Sự co dản dễ dàng của các động mạch nhỏ và sự uyển chuyển của hệ thống tỉnh mạch sẽ làm cho áp huyết hạ thấp xuống.
 
Trong phần kế, chúng ta sẽ cùng khảo sát những phương thức làm giảm áp huyết, và cùng lúc làm giảm nguy cơ bị kích tim (heart attack), cũng như nguy cơ bị tai biến mạch máu não (stroke).

Cách đây vài hôm, sau khi thấy tôi bứt râu bứt tóc để viết bài, cô "hàng xóm" Thanh Đan của tôi trong lúc tản bộ đặt câu hỏi là 
"... khi nói đến áp huyết, tại sao cứ nghe người ta bị đau tim, và đứt mạch máu trên đầu mà không ở một nơi khác?..."
 
Tôi giải thích tạm là:

- Trái tim của con người như một cái máy bơm trong một hồ nuôi cá, các mạch máu như các ống dây, quả thận như bộ phận lọc. Quả tim con người lúc còn trẻ và khoẻ mạnh giống y như máy bơm lúc mới mua về, ống dây mềm nhuyễn, bộ lọc chưa đóng cặn. Khi lớn tuổi thì cái kẹt của con người là chúng ta không thể thay thế các bộ phận như chúng ta có thể mua mà thay thế các phần trong hệ thống bơm của hồ cá. Chúng ta cứ thử nghĩ máy nào mà chịu cho nổi khi cá càng lúc càng thải nhiều chất dơ vào trong nước; bộ phận lọc càng lúc càng đóng dơ; ống dẩn bị rong rêu đóng đầy, đường kính của ống càng lúc càng nhỏ lại; dây ống qua thời gian bị chai không còn đàn hồi như lúc đầu và các phần nối có thể bị hở; và máy bơm (quả tim) phải làm việc liên tục sau mấy mươi năm không được thay thế, bảo trì đúng mức thì chắc chắn là không có cách gì kham nổi.

Vì thế khi đề cập các hậu quả liên quan đến huyết áp, chúng ta thấy rõ ràng là vấn đề nằm ở chổ cái máy bơm hay quả tim, và các đường ống dẩn nước. Các bệnh dính đến quả tim thường là tim phải làm việc nhiều quá, chịu không nổi phải đưa đến việc thay tim, gắn thêm máy điều hòa nhịp tim (page maker), các van tim bị hở phải thay, v.v. Còn hệ thống mạch máu trong người thì không thể thay được nên chúng ta đành chịu. Nơi nào bị nứt, hay đứt thì nối hay vá nếu được, còn không thì sinh mạng con người chúng ta "đi đứt". Tôi biện minh là tại sao hay bị nứt/đứt mạch máu trên đầu vì đó là nơi mà mạch máu bị sử dụng nhiều nhất - sự suy nghĩ và tập trung của bộ óc, mà cùng lúc lại không được bảo trì đúng mức qua thể dục, nghỉ ngơi. Các mạch máu trên đầu so ra bị sử dụng nhiều và liên tục hơn nhiều lần so với các nơi khác trong cơ thể, từ đó đưa đến việc nó bị vở/nứt trong đầu chắc chắn phải chiếm đa số trong các trường hợp. Nói tóm lại chúng ta hầu như chỉ biết xài mà không để ý đến việc châm thêm dầu nhớt vào máy, cho máy nghỉ ngơi, lọc sạch đường ống dẩn, v.v.

Câu trã lời dựa trên sự suy luận bình thường 
(common sense) của tôi có thể không đúng hẳn, vậy mong các bạn bổ túc thêm cho được đầy đủ.
 
Sau đây là vài đề nghị để giúp làm giảm áp huyết:
 
1) Mua máy đo áp huyết và nhịp đập của tim

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là mua một đo "electronic sphygmomanometer". Máy này cho biết áp huyết độ bơm ra, trở về, và nhịp đập của tim trong cùng một lần đo. Giá của máy này vào khoảng $US 20-25, và có thể mua tại các tiệm thuốc, tiệm bán đồ dinh dưỡng (health food stores), các tiệm bách hoá lớn, qua thư tín, hoặc trên Internet. Vậy nhân dịp đầu năm bạn nào nghi ngờ là mình có thể bị áp huyết cao thì nên dùng tiền lì xì, hay tiền dằn túi mà sắm một cái trước khi ghé ngang thử thời vận tại sòng bầu cua, hay Las Vegas nha. Các bạn nhớ đọc lời chỉ dẩn cách sử dụng cho rõ ràng. Nếu chưa nắm vững các bạn có thể nhờ những dược sĩ tại các tiệm thuốc tây chỉ dẩn.
 
2) Ghi chép

Muốn theo dõi, so sánh áp huyết với mục tiêu đề ra của mình, chúng ta cần có một quyển sổ nhỏ để ghi lại áp huyết chúng ta đo hàng ngày. Các bạn đo mỗi ngày một lần, hay có làm biếng lắm là ba ngày một lần, vào cùng khoảng thời gian như buổi tôi trước khi đi ngủ chẳng hạn.

Đề nghị là các bạn mua một quyển sổ tay cở 3'x4' (7.5cm x 10cm) có vòng xoắn ở trên để dể dàng biên chép. Mỗi ngày trên 1 trang, bạn ghi lại ăn sáng món chi, ăn chơi giữa buổi món chi, ăn trưa món chi, buổi chiều ăn chơi món gì, buổi tối ăn chi, trước khi ngủ ăn chi. Mỗi bữa như vậy là một hàng. Và cuối cùng là bạn ghi lại cảm nghĩ của bạn về các món đã ăn như có cần thiết cho sức khoẻ không, có ích lợi gì cho sức khoẻ không, hay chỉ là ăn cho có, cho vui với bạn bè. Phần ghi cảm nghĩ này, bạn chỉ biên tối đa là 3 dòng mà thôi. Không nên dài hơn.

Các bạn đừng coi thường chuyện ghi chép này vì đây chính là yếu tố quan trọng để bạn theo dõi sức khoẻ của mình, là một khích lệ cho mình khi thấy càng ngày sức khoẻ mình càng khá hơn, và cũng để chứng minh với gia đình, bạn bè chung quanh là mình có thể kiểm soát lấy sức khoẻ chính mình.
Nhớ nha, bạn đi mua liền các món kể trên đi trước khi tiêu hết tiền trong mấy ngày Tết sắp đến.
 
3) Uống nước cho đầy đủ - 2 lít trong một ngày

Đây là việc quan trọng nhất chúng ta phải làm hàng ngày. Không cứ gì người bị áp huyết cao mới cần uống đầy đủ nước trong ngày. Ai cũng đều cần uống đủ số lượng nước cần thiết - tối thiểu là 2 lít nước lọc hay nước suối hàng ngày. Ngoài chuyện làm máu kém tính chất luân lưu, thiếu nước trong người là đầu mối cho bao nhiêu chuyện như làm táo bón, người trở nên nóng nảy, tiểu tiện khó khăn, gan phải làm việc mệt nhọc hơn, v.v. Nhưng làm sao để nhắc nhở chúng ta việc uống nước cho đây đủ, nhứt là với những bạn mãi mê làm việc và hay sợ uống nước nhiều lại đâm ra hay đi tiểu tiện. Thật ra chỉ có vài ngày đầu là bạn đi tiểu nhiều mà thôi, sau đó sẽ trở lại bình thường.
 
 Đề nghị cách uống nước cho dễ dàng:
- buổi sáng bạn uống liền 1 lít (khoảng 4 cups của Mỹ), sau đó vào sở uống 2, 3 ly, chiều tối về 2, 3 ly nữa là ngon lành rồi.
- nếu không thích uống ngay 1 lít vào buổi sáng, chúng ta có thể lấy bình nhựa 2 lít 
(bình sửa củ rữa sạch) để bên cạnh gần chổ làm việc, và sự hiện diện của bình nước sẽ nhắc nhở chúng ta uống cho đầy đủ, trải dài suốt ngày. Còn không đôi lúc bận chuyện, mãi mê làm việc, chúng ta chỉ uống có một hoặc hai ly cà phê nguyên cả ngày. Tối về thì mệt quá chẳng muốn uống, hay uống không nổi nữa rồi.

Và nếu bạn có uống hơn 2 lít như 2 lít rưỡi cũng không sao. Những bạn nào bí tiểu tiện, hay bị nóng mặt nhức đầu, chảy máu cam cứ thử uống xem. Bạn sẽ thấy vấn đề của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.
 
4) Điều chỉnh lượng muối (sodium) thu thập vào người

Để cơ thể được hoạt động đúng mức, tỉ số giữa chất muối và chất kiềm (sodium & pot***ium) cần thiết là cứ một phần muối ba phần kiềm. Lệch lạc số lượng này đều không tốt cho sức khoẻ con người. Sự lệch lạc giữa chất muối và kiềm thường là không thành vấn đề, bởi vì chúng ta có thể hấp thụ lượng muối hay kiềm cần thiết trong thức ăn. Nhưng khổ nổi là chúng ta tiêu thụ nhiều muối quá.
Khi lượng muối trong người quá nhiều thì cơ thể làm thế nào để trở lại quân bình?

Đầu tiên, thận có nhiệm vụ thải ra số lọc và thải ra số muối thừa. Nhưng vì số muối dư quá nhiều và thận lọc không hết, cơ thể chúng ta sẽ tự động gia tăng áp huyết để bắt quả thận thải ra nhiều chất muối hơn. Khi cơ thể cứ phải tăng áp huyết để lọc lượng muối thừa thì càng ăn mặn chúng ta càng rút ngắn đường về thiên đàng. :-)

Vài cách giản dị làm giảm áp huyết cao (bài 6)
 
Viết đến đây, tôi sực nhớ đến tỉ số pot***ium/sodium (K-factor) mà giáo sư Oshawa đề nghị trong phương pháp dưỡng sinh do ông đề xướng là 5 - cứ 5 phần pot***ium cho 1 phần sodium, tức là còn hơn phần cần thiết tối thiểu cho cơ thể là 3 phần pot***ium cho 1 phần sodium. Có nghĩa là cách ăn của giáo sư Oshawa rất lạt. Chỉ có điều tôi không đồng ý với cách thức của phương pháp dưỡng sinh này là uống ít nước quá. Khi uống quá ít nước trong thời gian ngắn chữa bệnh thì còn chấp nhận được, nhưng kéo dài hàng năm hay suốt đời thì tôi không đồng ý. Quá ít nước trong thời gian dài chắc chắn sẽ làm hại gan vì khó khăn trong việc thanh lọc, tiểu tiện khô và bí dễ đi đến ung thư bàng quang (prostate cancer), dễ làm cho con người trở nên nóng nảy, khô khan, v.v.
 
Các nhà khảo cổ cho biết tiền nhân chúng ta khoảng 10,000 năm trước tỉ số pot***ium/sodium thường là 16, hay trên 16. Trong các nước kỹ nghệ hiên nay như Mỹ, Âu châu hiện nay là 0.8. Cơ thể phải làm việc nhiều hơn để thải chất muối (sodium) dư ra ngoài, đồng thời giử lại pot***ium. Thông thường cơ thể khắc phục công việc này dễ dàng, chỉ tội là cùng lúc làm tăng áp huyết lên theo.
 
Cơ thể cần dùng hàng ngày vào khoảng 200-250 mg chất muối (sodium), tương đương với 650mg muối mỏ (salt), và khoảng 1,000mg chất kiềm (pot***ium). Và các bạn có biết là 1/4 muổng uống trà (teaspoon) muối mỏ dùng trong nhà có bao nhiêu "sodium" không? Câu trã lời sẽ làm bạn hết hồn 540mg "sodium", nghĩa là hơn gấp đôi số lượng cần dùng cho cơ thể trong một ngày. Trong khi đó hầu như muối được sử dụng vô tội vạ trong các món ăn bán chung quanh chúng ta. Các bạn cứ thử cầm 1 lon nước ngọt, 1 bình juice, 1 gói khoai tây chiên, 1 bịt phó mát, 1 cây xúc xích... và đọc thử xem số lượng "sodium" nằm trong đó là bao nhiêu. Đọc xong chắc bạn cũng đồng ý với tôi là chúng ta bệnh là phải thôi. :-)
 
Lý do gì đã khiến các nhà sản xuất thực phẩm dùng muối nhiều như vậy?

Lý do đầu tiên là vì muối giúp cho thực phẩm đóng hộp lâu hư, thứ đến là giúp cho món ăn có khẩu vị đậm đà hơn, cuối cùng là giá phí của muối rẻ như bèo. Ngày xưa làm muối từ nước biển khó khăn biết bao, chuyên chở cũng khó nên các chính quyền thường độc quyền phân phối, hoặc đánh thuế trên muối rất nặng. Ngày nay thì muối tràn đồng, bất cứ món gì cũng đều cho vào, nhiều khi không cần. Lấy ví dụ như bột ngọt chẳng hạn, chất sodium vẫn nằm trong thành phần cấu tạo.
 
Cơ quan FDA của Mỹ mô tả khoảng cách "đầy đủ và an toàn" cho cơ thể là 1,100 - 3,300 milligrams chất sodium và 1,875 - 5,625 milligrams chất pot***ium.

Nhưng chữ "đầy đủ và an toàn" không có nghĩa là "cần thiết". Ý nghĩa của nó là đối với hầu hết các người, không bị áp huyết cao, họ có thể tiêu thụ chất sodium trong khoảng đó mà sức khoẻ vẫn tốt, bình thường (satisfactory health), tức là không có triệu chứng gì quá độ xảy ra.

Nhiều người đã đề nghị FDA viết lại lời khuyến cáo của họ là giới hạn số lượng sodium tối đa là 1,500 milligrams hàng ngày và chất pot***ium tối thiểu là gấp ba lần, nghĩa là 4,500 milligrams pot***ium. Đối với những người mà chỉ số áp huyết thấp (diastolic) lên đến 85 thì chất sodium cần rút xuống còn 1,000 milligrams và chất pot***ium cần ít nhất là gấp bốn lần. Muốn nói gì thì nói, điều chúng ta cần tâm niệm là cứ một phần sodium và tối thiểu là ba phần pot***ium trong các thức ăn chúng ta đem vào người.

Trong các loại thịt, gà, cá, tỉ số thường thấy là 1 phần sodium cho 3 đến 6 phần pot***ium. Trong khi đó thì trong rau quả lượng pot***ium lại thường từ 10 trở lên.
 
So sánh giữa các thực phẩm, chúng ta thấy số lượng Sodium, Pot***ium va Ratio K như sau:
 
Thực phẩm
Lượng Sodium Lượng Pot***ium Ratio K
Một quả táo
1mg
159mg
K=159
Một trái Avocado (trái bơ)
21mg
1,097mg
 K=52
Một trái bắp
 4mg
226mg 
K=56
Một chén cornflakes (cerial)
 351mg
26mg
 K=0.07
Một khúc Hot Dog
461mg
71mg
K=0.15
Một lát Frozen Meat Loaf (5oz)
951mg
196mg
K=0.20
Một miếng Apple Pie đông lạnh
298mg
73mg
 K=0.24

Tóm lại là trong rau cỏ, đậu, trái cây, lượng pot***ium thường là nhiều hơn pot***ium.
 
Vài lời khuyên trong việc cân bằng lượng muối (sodium) trong người:
a) tránh các món ăn làm sẳn nêm nếm bằng muối mỏ hay muối biển (salt/sea salt),
b) tránh các món làm sẳn mà không ghi rõ lượng pot***ium, sodium trên nhản,
c) không ăn các loại thực phẩm có quá nhiều sodium,
d) không thêm muối vào các món ăn; hơi khó một chút nhưng chúng ta có thể thay thế bằng bột hành, bột tỏi, hay bằng "Mrs. Dash's nonsalt herbs and spices" chẳng hạn,
e) ăn tráng miệng bằng các loại trái cây, ăn cà rem cũng được nhưng nên tránh các nón bánh ngọt nướng 
(cakes, pies),
f) mua một quyển chỉ cách nấu các món ít muối "low-sodium cookbook", hay "macrobiotic cooking" để làm kim chỉ nam.
g) nên có một bảng liệt kê lượng pot***ium và sodium trong thực phẩm troong bếp, hoặc mỗi khi đi chợ.

Đọc đến đây hẳn các bạn hiểu tại sao những người cao huyết áp sau khi uống nước cốt 5 loại rau xanh, hay cần tây/tàu, sau vài ngày thì áp huyết đi xuống rồi phải không? :-)
 
5) Gia tăng tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất xơ (fiber)

Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng áp huyết cao là do mập phì, dư muối, căng thẳng trong đời sống (stress). Chất xơ không là nguyên tố trực tiếp nhưng đóng góp không ít trong việc phát triển bệnh trạng. Và trung bình cho người cân nặng 125lbs cần nên có 25 grams chất xơ trong các thức ăn hàng ngày, người nặng 200lbs cần khoảng 35grams chất xơ.

Chất xơ cần thiết cho việc tiêu hoá thực phẩm mà chúng ta đem vào người. Nhưng nó sẽ không thể làm việc đúng mức nếu thiếu nước đi kèm. Nhớ nha bạn, mỗi ngày bạn cần uống tối thiểu là 8 ly nước, tương đương với 2 lít đó nha.
 
6) Tập thể dục đều đặn

Nhìn lại ngày còn trẻ ở lứa tuổi 20, 30, chúng ta ăn ít mà lại tập thể dục thể thao cả mấy tiếng trong ngày. Cộng thêm đó lại đi cắm trại, sống ngoài trời thiếu thốn, cùng ca hát với bạn bè. Bây giờ ở vào số tuổi 50, 60, ngoài chuyện ăn uống quá nhiều, hết sinh nhật, đến lễ cưới, đầy tháng, chúng ta lại không để ý đến việc vận động cơ thể. Các bạn cứ ngồi nhắm mắt nhìn lại và so sánh sinh hoạt của thời 20/30 với hiện nay thì biết tại sao mình lại bị áp huyết cao, dư cân, cao mỡ, cao đường,...

Bằng cách thể dục đều đặn như 5 ngày/tuần, mỗi ngày đốt khoảng 300 calories, là bạn có thể xuống 1lb dễ dàng trong tuần, nếu lượng calories đem vào của bạn đúng hay dưới mức cơ thể đòi hỏi. Nếu chúng ta có mục tiêu là giảm 10lbs thì chúng ta có thể thực hiện điều này trong 10 tuần một cách nhẹ nhàng.
 
7) Tập nghỉ ngơi (thiền, thư giản, tỉnh tâm, meditation, v.v.)

Qua nhiều thí nghiệm chúng ta đọc trên báo chí là nhờ vào các phương pháp thiền, tỉnh tâm, chúng ta có thể đem áp huyết xuống thấp hơn bình thường từ 5 đến 10mm.

8) Kiểm soát áp lực đời sống và phản ứng của mình

Có vài điều mà chúng ta có thể áp dụng để giúp chúng ta bớt căng thẳng thần kinh (stress):
- chuyện gì xảy ra thì cũng xảy ra rồi, mình chẳng làm sao mà quay ngược thời gian,
- chấp nhận hoàn cảnh, không giận dử đổ thừa cho ai,
- nhìn sự việc xảy ra với khía cạnh lạc quan, và tếu với nó.
- nhắm mắt và thở sâu 
(deep breath) chừng năm, mười hơi.
 
9) Bớt/bỏ rượu, thuốc lá

Ngoài chuyện làm hại cơ thể, rút ngắn đời sống, chúng còn làm giảm phần thưởng thức cuộc đời của chúng ta. Nếu đang bị cao áp huyết, các bạn nên thử nghiệm bằng cách rút xuống số lượng hàng ngày từ 3, 4 xuống còn 1 lon bia/ly rượu. Nếu áp huyết vẫn không thay đổi thì hay nhất là bạn bỏ hẳn.

Một khi đã hiểu biết về tình trạng sức khoẻ và nguyên nhân gây ra nó, bạn sẽ bỏ các thú vui tai hại này dễ dàng. Nếu bạn lại tập thiền và ăn uống ít muối, ít đường, bạn sẽ không còn cảm thấy sự cần thiết của rượu, thuốc lá để đạt đến trạng thái thoải mái, an lạc, vì thiền (meditation) đã cho bạn đầy đủ hết rồi.

Hy vọng bài viết đem lại các bạn một cái nhìn rõ hơn về tình trạng áp huyết cao và chọn cho mình một hướng đi thích hợp.

Thân ái,
Nguyễn Đức Trọng,



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2014 lúc 10:17pm



Tác dụng
 
chữa bệnh thần kỳ:

Gừng + Dấm


***



Gừng ngâm dấm sẽ là bài thuốc cực hay, tốt cho sức khoẻ của bạn, giúp giảm đau dạ dày, giảm cân, ngăn rụng tóc, chữa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp …

Đầu tiên bạn hãy chọn những củ gừng ta còn tươi, về rửa sạch đất bùn, sau đó cắt lát mỏng, đều. Phải là gừng tươi mới có tác dụng chữa bệnh, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hoá.


Hình%20ảnh
Gừng ngâm dấm là bài thuốc hay chữa được nhiều bệnh.
Ảnh minh hoạ


Xếp gừng vào chai thuỷ tinh, đổ dấm gạo vào. Lưu ý chai thuỷ tinh phải sạch, khô, không mùi… Bạn có thể bảo quản dấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Sang tuần sau, vào mỗi buổi sáng hãy ăn 2-4 lát gừng tươi, có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.

Ăn gừng ngâm dấm hay một thìa con nước dấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa.

Đặc biệt, với đấng mày râu, gừng ngâm dấm còn là liều thuốc tự nhiên tăng cường thể lực, tráng dương…

Mỗi đêm trước khi đi ngủ, cho vài lát gừng, vài thìa dấm vào chậu nước ấm, sau đó ngâm đôi bàn chân vào chừng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Thực hiện liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.

Hàn Giang
Theo MJ



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2014 lúc 1:09am


Ngũ Hành


Thân Thể Con Người



KanZhongGuo.com       April 1, 2014      Đông Y    


Triết%20học%20Trung%20Quốc%20xác%20định%205%20đường%20khác%20nhau%20mà%20"Khí"%20vận%20chuyển%20trong%20hệ%20thống%20ngũ%20hành.%20%28KanZhongGuo.com%29

Triết học Trung Quốc xác định 5 đường khác nhau mà “Khí” vận chuyển trong hệ thống ngũ hành. (KanZhongGuo.com)


Trong Trung Y, thân thể con người được phân chia làm 5 hệ thống: kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Các cơ quan nội tạng và mô của con người tương ứng với ngũ hành. Năm hệ thống của thân thể không chỉ biết tự điều chỉnh theo quy luật âm dương mà còn phối hợp với ngũ hành từ thế giới bên ngoài để đạt được sự khỏe mạnh.

Đối với thế giới bên ngoài, người ta phản ứng với một số thứ như là khí hậu, màu sắc và âm thanh [tất cả những thứ này tương ứng với ngũ hành]. Các mùa là xuân, hạ, thu và đông. Các màu là đỏ, vàng, trắng, đen và xanh lục. Các âm thanh là đồ, rê, mi, pha, son và la. Ngay cả các nhân tố đạo đức và phẩm hạnh cũng tương ứng với ngũ hành. Ví dụ, Nhân từ là mộc; Lễ là nước; Nghĩa là kim; Trí là hỏa và Tín là thổ.

Có năm cửa sổ kết nối thế giới bên ngoài với các hệ thống lớn trong cơ thể. Trung Y cổ xưa gọi chúng là “huyệt” hay “khiếu”. Đối với lá lách thì là “miệng”, của phổi “mũi”, của gan là “mắt”, của tim là “lưỡi”, của thận là “tai”. Con người hiểu biết về thế giới bên ngoài thông qua các lỗ mở này. Mối quan hệ giữa năm hệ thống và ngũ hành là như sau:

Ngũ hành: Thổ, kim, mộc, hỏa và thủy.
Năm lỗ mở: Miệng, mũi, mắt, lưỡi và tai.
Năm màu sắc: Vàng, trắng, xanh lục, đỏ và đen.
Năm nốt nhạc: Đồ, rê, mi, pha, son và la.
Năm nội tạng: Lá lách, phổi, gan, tim và thận.
Năm cơ quan rỗng: Dạ dày, ruột già, túi mật, ruột non, và bàng quang.
Năm nguyên tắc đạo lý: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín

Năm màu, năm nốt nhạc năm đạo lý đều truyền đạt cùng một điều : Chỉ khi các nối nhạc là thuần khiết thì chúng mới có thể truyền cảm hứng cho người ta kết nối với Đạo và đánh thức lương tâm của họ.


Ngũ hành tác động lẫn nhau như thế nào ? Lấy ví dụ, thổ sinh kim, hỏa sinh thổ. Thổ khắc thủy và mộc. Nếu những điều trên được ứng dụng vào một mối quan hệ ẩn dụ giữa con người thì nó sẽ như thế này : Một người đàn ông đức hạnh thì yêu thương và tử tế với con cái của mình, kính trọng cha mẹ mình, quan tâm đến người dưới quyền và là một viên chức thành thật, ngay chính.

Mỗi hành lại có liên hệ gần gũi với bốn hành còn lại. Ví dụ, khi tai – khe hở của thận – nghe được âm nhạc hay thì bốn cơ quan còn lại cũng được lợi. Khi đôi mắt thấy một điều gì đó đẹp đẽ thì bốn cơ quan còn lại cũng chia sẻ cái đẹp. Khi nội hàm của các âm thanh và màu sắc đi qua các nội tạng thì chúng đánh thức các nhân tố đạo đức. Nói cách khác, nó giúp một người tuân theo các đạo lý của vũ trụ và hành xử giống như một con người chân chính.



Nguồn :http://en.kanzhongguo.com/health_science/five_elements_and_human_body.html


http://vietdaikynguyen.com/v3/health/y-hoc-co-truyen/ngu-hanh-va-than-the-con-nguoi/



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2014 lúc 9:46am


.Lợi ích của xoa bóp bàn chân.

Sơ đồ tất cả những bộ phận trong người dưới bàn chân( Rất hửu ích nên đọc )
 
 
 

Reflexology - Wikipedia

 
 
 
Thumbnail
 
 
Thumbnail
 
 
Bàn chân có mi liên quan mt thiết ti lc ph ngũ tng, nh hưởng ti sc khe ca con người. Thí d : Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân th hai có liên quan đến d dày, ngón th tư có liên quan đến gan, ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thn...
 
Xoa bóp hai bàn chân không nhng thúc đy máu cc b lưu thông, ci thin vic trao đi cht dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khp mm mi, do dai, mà còn làm thông kinh hot lc, tăng cường sc đ kháng và chng các bnh tt ca toàn thân.
 
Khi day hoc bm các huyt vi bàn chân còn có tác dng cha được bnh, phòng bnh, kéo dài tui xuân và tăng thêm tui th...
 
Sau đây là k thut xoa bóp bàn chân giúp bn đc tham kho, áp dng:
 
Xoa bóp gan bàn chân
 
Tư thế ngi, chân trái đt lên trên đu gi chân phi, tay trái gi bàn chân, tay phi áp sát vào gan bàn chân xoa và xát theo chiu dc bàn chân 20 ln, làm t nh đến mnh, t chm đến nhanh. Bàn chân s nóng dn lên là tt. 
 
Sau đó dùng hai ngón tay cái và tr bóp nh các ngón chân, bóp dn xung đến gót khong 5 phút. Dùng ngón tay tr day n vào huyt dũng tuyn (gia gan bàn chân). Sau đó đ đu ngón tay cái vuông góc vi gan bàn chân, n vào thy tc là được, day nh nhàng huyt theo chiu kim đng h. Huyt này có tác dng h huyết áp, b thn, cha đau lưng mi gi.
 
Đi bàn chân, trình t làm như trên.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xoa bóp mu bàn chân
 
Tư thế ngồi, chân trái co lại, gấp đầu gối, bàn chân để áp bằng trên ghế. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân, tay trái xoa dọc lên khớp cổ chân 20-30 lần. Sau đó dùng ngón tay cái và trỏ (hai tay) bóp nhẹ các ngón day vào kẽ ngón chân 5 phút, ấn dọc lên mu chân theo từng ngón, sau đó vỗ nhẹ lên mu chân.
 
Tiếp đó dùng ngón cái ấn lên huyệt giải khê (giữa nếp lằn cổ chân), huyệt thái xung (giữa kẽ ngón 1, 2 dịch lên 2 đốt ngón tay), huyệt túc lâm khấp (giữa kẽ ngón 4, 5 dịch lên 2 đốt). Mỗi lần ấn khoảng 1 phút cho mỗi huyệt.
 
Thay đổi hai chân, xoa bóp khoảng 20 phút mỗi lần trong ngày. Ngày làm hai lần. Ngoài ra kết hợp đi bộ. Nên đi chân đất và giẫm vào những hòn sỏi nhỏ, có tác dụng như ấn vào huyệt ở vùng gan bàn chân.
 
 
 
 
  
 
 
 
BS. Đình Thuấn
 
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 11 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.220 seconds.