Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả | |
<< phần trước Trang of 119 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 26/Jul/2009 lúc 8:38am | ||||||||||||||||||||
Vỏ bầu khô trong đời sống các dân tộc ở Việt Nam
Sử dụng vỏ bầu khô là một tập quán khá phổ biến của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam. Bầu là loại cây dễ trồng nên nó có mặt ở khắp nơi, ở miền núi, cao nguyên và trung du nó được trồng trên nương, trên rẫy. Dưới đồng bằng bầu lại được trồng ngay trong vườn hay ngoài ruộng. Có hai loại bầu: bầu ngọt được trồng để lấy quả làm thức ăn. Bầu đắng có vỏ dày và cứng được dùng để chế ra các đồ vật phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngay từ khi bầu ra hoa kết trái, người ta đã chọn những quả có hình dáng đẹp theo ý thích và phù hợp với từng loại vật dụng định chế tác, rồi để cho quả bầu thật già, cắt về làm thành vỏ bầu khô. Về cơ bản, công việc này phải trải qua hai bước chính: loại bỏ ruột và tạo mầu cho quả bầu. Các dân tộc tương đối thống nhất với nhau ở cách dùng nước để loại bỏ ruột. Với việc tạo mầu, mỗi dân tộc, mỗi khu vực lại có cách làm riêng, hoàn toàn hoặc ít nhiều khác nhau. Ta thấy những phương pháp xử lý chính như sau:
Vỏ bầu sau khi được xử lý qua các công đoạn trên thường không bị mối mọt, có độ bền chắc cao, không thấm nước. Ðó là nguyên liệu chính, quan trọng để chế ra hàng loạt sản phẩm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của cư dân các dân tộc. Vỏ bầu khô gắn với đời sống vật chất chủ yếu gồm các đồ đựng, đồ múc, đồ rót của các dân tộc: Xơ Ðăng, Ba Na, ? Ðê, Rơ Măm, Cơ Tu... trên Trường Sơn - Tây Nguyên; Thái, Dao, La Hủ, Sán Chay, La Ha, Khơ Mú, Kháng, Lào, Mông... ở miền núi phía bắc. Ðồ vật thuộc loại này cách chế tạo không phức tạp, song đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, sự phong phú của trí tưởng tượng, tránh làm sứt mẻ và tạo nên tính đa dạng cho sản phẩm. ở công đoạn này chủ yếu dùng dao để tiện, gọt, khoét... tạo hình trên vỏ bầu. Trước tiên bầu được tạo lỗ làm miệng của đồ đựng. Tùy vào công dụng và chức năng của từng loại vật phẩm mà miệng của chúng có độ lớn nhỏ và vị trí cao thấp khác nhau. Có quả bầu được cắt bỏ cuống để tạo miệng, có quả lại được khoét miệng bên cạnh cuống, chếch về một bên, nhiều quả miệng lại nằm ở bên cạnh sườn... Nắp của sản phẩm tùy thuộc vào từng vỏ bầu hay chức năng của nó. Với những vỏ bầu có miệng nhỏ, nắp thường là lõi ngô hay các loại lá cây cuốn lại. Một số dân tộc ở miền núi phía bắc và Trường Sơn - Tây Nguyên dùng những quả bầu tròn để đựng cơm hay thức ăn mang đi làm nương. Nắp của chúng thường được làm bằng một miếng gỗ mỏng, tròn đậy kín trên miệng bầu hay chỉ là một chiếc lá rừng. Nếu dùng nắp gỗ thì trên vỏ bầu và nắp đậy được dùi hai lỗ đối xứng, sau đó luôn dây qua làm quai xách.
Nhiều dân tộc dùng vỏ bầu đựng nước sinh hoạt. Loại này thường to, thuôn dài để có thể chứa được nhiều nước. Vỏ bầu dùng đựng rượu khi tiếp khách lại tròn nhỏ, có cuống dài, miệng nhỏ. Ðặc biệt nhiều quả có hình nậm rượu. Ngoài ra bầu còn đươc sử dụng để đựng hạt giống quý như : thóc, ngô, đỗ, lạc, vừng, bí... Ðể bảo vệ cho vỏ bầu tránh va đập và thuận tiện khi mang vác đi xa, một số dân tộc như Dao (Tuyên Quang), Thái (Nghệ An), Cơ Tu (Quảng Nam - Ðà Nẵng)... còn dùng dây rừng đan, kết tạo vỏ bọc bên ngoài. Ðặc biệt với dân tộc Cơ Tu, chúng được làm khá cầu kỳ và cẩn thận. Họ còn làm thêm đế cho vỏ quả bầu có thể đặt vững trên mặt đất, làm thêm dây quai để treo khi cần thiết.
Dân tộc X'tiêng còn sử dụng vỏ bầu để đựng canh, rau trong bữa ăn và cắt gọt những quả bầu tròn, nhỏ thành những chiếc bát ăn cơm nhẹ nhàng và tiện lợi. Ngoài chức năng làm đồ đựng, vỏ bầu còn được dùng làm gáo múc nước, muôi múc canh, múc rượu và cả những chiếc phễu. Người ta thường chọn những quả có bầu tròn, cổ thuôn dài tới cuống. Phần bụng khoét tròn tạo miệng gáo, phần cổ có thể để nguyên làm cán cầm nếu là gáo, hoặc cắt bỏ chỏm đầu gần cuống nếu vừa làm gáo vừa làm phễu. Khi chỉ dùng làm phễu người dân cắt bỏ phần lớn thân trái bầu và điểm giáp cuống. ở nơi gần cuống bầu bị cắt bỏ này, một số dân tộc còn lắp thêm một đoạn lồ ô.
Vỏ bầu khô gắn với đời sống tinh thần gồm những vật dụng trong nghi lễ tôn giáo và trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, chủ yếu tập trung ở các dân tộc: Ba Na, Xơ Ðăng, Giẻ Triêng, Mạ, M'Nông, La Hủ, Kháng, Giáy, Dao, Tày. Với những đặc tính vốn có, vỏ bầu được không ít dân tộc chọn làm hộp cộng âm cho những nhạc cụ của mình. Trước tiên phải kể đến bộ nhạc cụ dây tương đối phổ biến và phong phú như đàn sáu dây, đàn ba dây, đàn bruk-chơ ngoi, đàn brang của dân tộc Xơ Ðăng; đàn tính của dân tộc Tày, Giáy và Kháng; đàn tinh nưng, đàn brov của dân tộc Ba Na; đàn tinh ninh của dân tộc Giẻ Triêng; đàn bầu của người La Hủ...
Ðể có được cây đàn tốt không đơn giản, trong đó hộp cộng âm là một bộ phận quan trọng nhất, quyết định chất lượng âm thanh. Do vậy phải chọn những quả bầu có hình dáng tròn đều, vỏ dai và quan trọng hơn là phải kiểm tra âm thanh được phát ra từ chúng. Cây đàn tính của một số dân tộc miền núi phía bắc, kỹ thuật chế tác khá phức tạp. Họ thường cắt bỏ một phần tư phía cuống bầu làm miệng, lắp cần đàn xuyên từ bên này qua bên kia, chia miệng hộp ra làm hai phần bằng nhau. Sau đó hộp được bịt kín bằng gỗ thông mỏng. Ðể gắn kết, người ta dùng nhựa của một loại cây rừng. Dây đàn bằng sợi tơ tằm có bôi nhựa củ nâu làm săn chắc và tăng độ bền. Ðàn tính là nhạc cụ độc đáo nhất của dân tộc Tày, được sử dụng trong lễ cúng then, trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ, lễ hội của dân tộc.
Trường Sơn - Tây Nguyên là khu vực có nhiều dân tộc sử dụng vỏ bầu làm nhạc cụ. Vỏ bầu được chọn thường có thân tròn, miệng thu nhỏ. Chúng được cắt bỏ phần cuống và phần đáy rồi được buộc vào cần đàn bằng dây. Hộp âm không bịt kín như cây đàn tính mà để trống một mặt trên hay cả hai phía. Thông thường đàn có một hộp âm, nhưng có những dân tộc lại lắp hai hộp âm ở hai đầu, một hộp to và một hộp nhỏ nhưá đàn tinh nưng của dân tộc Ba Na.
Nếu cây đàn tính chủ yếu dành cho phụ nữ, thì các loại đàn làm từ vỏ bầu ở khu vực này lại dành cho giới mày râu. Họ thường đàn hát sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, vào những ngày lễ hội... Ðặc biệt còn là "công cụ" đắc lực giúp các chàng trai người Thượng đi tìm bạn tình. Ngoài bộ nhạc cụ dây, các nhạc cụ hơi sử dụng vỏ bầu khô cũng khá phổ biến ở các dân tộc trên Trường Sơn - Tây Nguyên như : M'Nông, Kơ Ho, Mạ... Chúng gồm có hai loại: loại sử dụng sáu ống nứa và một quả bầu - khèn; loại một ống và một vỏ bầu - sáo. Sáu ống nứa ở khèn được chia làm hai lớp: trên bốn, dưới hai. Với dân tộc Kơ Ho nhạc cụ này được gọi là kăm boát, còn người Mạ gọi là mhuốt... Ðể làm chiếc khèn này người ta thường chọn những quả bầu có thân vừa phải, tròn đều và cổ hơi cong. Cuống bầu được cắt bỏ tạo thành một lỗ nhỏ làm nơi thổi. Thân bầu được khoét sáu lỗ xuyên qua hai lớp vỏ bầu để lắp ống khèn. Khi tạo các lỗ này họ thường chú ý đến chiều cong của cổ quả bầu và hướng của ống nứa, sao cho khi thổi lỗ ống thổi quay ra phía sau còn các ống khèn chĩa phía trước. Sáo sử dụng một quả bầu và một ống nứa được người Mạ gọi là brê. Nó cũng được chế tác tương tự khèn sáu ống, tuy nhiên phía bên ngoài thân bầu của ống nứa được người dân tạo ba lỗ nhỏ để tạo ra những âm thanh khác nhau. Dân tộc M'Nông còn có rlét, cũng dùng một ống nứa giống nhưá brê của người Mạ, nhưng đầu kia của rlét được lắp thêm một đoạn ống nứa lớn hơn đổ đầy nước khi thổi. Hơi truyền từ vỏ bầu, qua ống nứa đập vào ống chứa nước tạo nên những âm thanh khác lạ. Với người Mạ, cả hai loại nhạc cụ hơi này đều được chơi trong các lễ hội như lễ đâm trâu, lễ cúng ngày trỉa lúa, lễ cúng lúa mới... Khèn sáu ống có thể được sử dụng thay thế âm thanh của bộ cồng chiêng. Họ cũng sử dụng chúng để thể hiện tâm sự buồn vui trong cuộc sống. Song với người Kơ Ho, chúng lại không được sử dụng trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đâm trâu. Vỏ bầu khô còn có mặt trong các nghi lễ tôn giáo, khi gặp chuyện rủi ro họ dùng vỏ bầu khô để cầu đến thần linh. Dân tộc Dao (Tuyên Quang) dùng nửa quả bầu khô làm chiếc thuyền trong lễ cúng cầu hồn cho trẻ em khi bị ốm đau. Người ta quan niệm mỗi đứa trẻ ra đời đều có một bà mụ trông nom nên khi chúng ốm đau, họ phải cầu xin bà cứu giúp, mong cho đứa bé được khỏe mạnh. Trong lễ cúng này, người Dao cắt hình đứa trẻ cho vào nửa quả bầu - chiếc thuyền, rồi thả vào một chậu nước để chúng đi tìm người mẹ sinh tạo. Người Khơ Mú thường treo vỏ bầu khô vào cây cột chính ở gian ma nhà và xem đó là vật linh thiêng vì loài người vốn được sinh ra từ "quả bầu mẹ". Ðối với dân tộc Ba Na, vỏ bầu khô sau khi được nhuộm mầu xám đen, dùng đựng rượu và tiết gà trong những lễ cúng liên quan đến nông nghiệp mà chủ yếu có quan hệ đến cây lúa rẫy. Theo dân tộc Bru - Vân Kiều thì quả bầu còn là nơi trú ngụ của hồn lúa, được treo bên dưới bàn thờ ma nhà. Người dân thường xuyên tổ chức cúng vào những thời điểm quan trọng trong mùa vụ: trước ngày trỉa lúa, lúc làm cỏ và khi thu hoạch... Trong các dịp gia chủ tổ chức lễ cúng, lễ vật là trâu thì họ lại bỏ thêm vào vỏ bầu 8 hạt thóc... Cho đến nay vỏ bầu vẫn được hầu hết các dân tộc ở Việt Nam sử dụng. ở người Kinh, mặc dù hiện vỏ bầu hầu như đã vắng bóng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, nhưng nó vẫn còn trong tâm thức của cả dân tộc với tên gọi đàn bầu, với hình ảnh bầu rượu nắm nem, bầu rượu túi thơ, với quả bầu trong bộ bát bảo, tượng trưng cho sự sung mãn... Hoàng Tố Quyên Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 26/Jul/2009 lúc 8:40am |
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 7:44am | ||||||||||||||||||||
TIN THỜI SỰ
Hai ngày, 3 người chết tại công trình cao nhất Việt Nam Chiều 22/7, tại công trường tòa nhà Keangnam (Từ Liêm, Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn làm một người chết, một người bị thương. Trước đó một ngày, hai công nhân của công trình cũng đã tử vong sau khi rơi từ tầng 13. Theo công an Từ Liêm, 2 người rơi từ tầng 13 là Hoàng Văn Tạo, 43 tuổi và Bùi Văn Dương, 22 tuổi (đều ở tỉnh Hòa Bình). Tai nạn xảy ra lúc 22h, tại tòa nhà B của công ty Keangnam. Các bác sĩ bệnh viện 198 xác định họ tử vong do đa chấn thương. 4h chiều 22/7 tại công trường này lại xảy ra một tai nạn lao động làm một người chết và một người bị thương. Danh tính người lao động cũng như nguyên nhân tai nạn hiện vẫn chưa được xác định. Dự án Hanoi Landmark Tower của tập đoàn Keangnam khởi công vào năm 2007, với tổng vốn đăng ký 1 tỷ USD, lớn nhất Hà Nội tại thời điểm đó. Tổ hợp này gồm căn hộ cao cấp, khách sạn, khu dịch vụ và văn phòng với 2 tòa tháp 48 tầng (gồm 918 căn hộ) và một tháp 70 tầng. Cuối năm 2008, trước những nghi ngờ về tiến độ công trình, chủ đầu tư dự án Keangnam khẳng định sẽ hoàn thành các tòa tháp vào tháng 10/2010. Theo chủ đầu tư, Hanoi Landmark Tower là tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ 17 trên thế giới. |
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 31/Jul/2009 lúc 9:21pm | ||||||||||||||||||||
Trang phục của phụ nữ Việt
PN - Cách ăn mặc của phụ nữ Việt Nam được người nước ngoài đánh giá ra sao?
Ivan Dobrowolski, người Pháp Tôi sống ở Sài Gòn đã hơn một năm. Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến nước các bạn, tôi đã phát hiện được điều thú vị: phụ nữ VN thanh lịch, tao nhã, duyên dáng và đặc biệt rất khéo léo trong cách ăn mặc. Họ chăm chút kỹ lưỡng trang phục, người khác giới cảm nhận rất rõ vì bị... thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đánh giá này ngày càng được củng cố khi tôi đã đi qua nhiều vùng, miền khác nhau của VN, gặp gỡ phụ nữ nhiều tầng lớp. Nét chung đáng nói nhất là phụ nữ VN biết cách ăn mặc gợi cảm nhưng không dung tục.
Được tham dự vài chương trình thời trang tại VN, tôi nhận thấy, các chương trình đều được tổ chức rất tốt, người mẫu trình diễn chuyên nghiệp. Về thời trang thì VN còn non trẻ so với các nước. Tuy nhiên, các bạn đã cố gắng rất nhiều để rút ngắn khoảng cách này, đặc biệt là "dân" Sài Gòn. Các cô gái ở TP.HCM biết kết hợp quần áo với các phụ kiện như: túi xách, mắt kính, trang sức... nên trông rất sành điệu. Riêng về áo dài VN, tôi thấy, tà áo ngày nay là một minh chứng thú vị cho sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, toát lên sự nền nã. Không chỉ mang lại vẻ đẹp hình thức, áo dài còn tôn vóc dáng của người mặc. Kristian Harmston, người Úc, Giám đốc điều hành, Tập đoàn Beam Điểm nổi bật dễ nhận thấy nhất ở phụ nữ VN là họ ăn mặc hợp thời trang, biết cách trang điểm và biết sử dụng các phụ trang phù hợp. Tôi có cơ hội gặp gỡ không ít phụ nữ công tác tại các công ty truyền thông, giải trí. Có thể nói, họ ăn mặc rất chỉn chu, duyên dáng và lịch sự. Bên cạnh đó, các cô còn biết dùng trang phục để tôn những ưu điểm sẵn có của vóc dáng thon gọn. Điều này vừa nói lên nghệ thuật trong ăn mặc vừa biểu lộ một phần cá tính, phong cách riêng. Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, hài hòa với người mà mình tiếp xúc, đòi hỏi phải có trình độ nhất định. Tôi nghĩ, phần lớn phụ nữ VN đạt được nghệ thuật tinh tế này.
Nói về trang phục mà không nhắc đến quốc phục là một sự thiếu sót. Áo dài, theo ý kiến cá nhân tôi, là một trang phục rất phù hợp với phụ nữ VN. Tà áo dài trên thân hình phụ nữ "nói" được nhiều điều, từ dáng vẻ, sự tinh tế trong ăn mặc đến sự công phu và cắt may khéo léo của người thợ. Theo tôi, những nhà thiết kế trẻ của VN nên thiết kế những trang phục thông thường mặc trên đường phố, đậm nét châu Á, nhưng thuận tiện trong sinh hoạt. Điều này có thể giới hạn vẻ đẹp nhưng ở khía cạnh khác, nó lại thể hiện phong cách riêng, rất cuốn hút của phụ nữ Việt. Cát Tường (ghi) |
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 01/Aug/2009 lúc 11:31am | ||||||||||||||||||||
Đa dạng ngữ nghĩa tiếng Việt: Thật là thú vị
Thực lòng mà nói, trong cuộc sống, ngoài sự uyên bác-hiểu biết là yếu tố căn bản để một người có thể cùng đóng góp, thì trong giao tiếp-kinh doanh, khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt, đạt hiệu ứng cảm xúc sẽ đóng vai trò rất tốt. Ngôn ngữ luôn thú vị. Tôi thỉnh thoảng lại chú ý tới những câu và chữ có thể gây cách hiểu thế này hay thế khác đều được, hoặc là hai từ ngược nghĩa mà lại cho câu cùng nghĩa. Sự phong phú và “kỳ lạ” này có thể là điểm bắt đầu để chúng ta yêu tiếng Việt hơn nữa đấy! Xin đưa thử ở đây các bạn tham khảo. “Chúng ta quyết tâm đánh thắng quân giặc” và “Chúng ta quyết tâm đánh bại quân giặc.” Tự nhiên, thắng = bại :D. “Tiền chưa đủ là một vấn đề” và “Tiền chưa đủ là một vấn đề.” Vẫn một câu mà mang hai nghĩa ngược nhau, nếu tách cụm từ ra. “Nửa lớp này dốt” và “Nửa lớp này giỏi”. Bỗng thấy Dốt = Giỏi. (Cái này thuộc về lô-gích, chứ không hẳn là ngôn ngữ, nhưng cũng hay!) “Còn gì quý hơn sức khỏe” và “Không còn gì quý hơn sức khỏe.” Phủ định đi mà vẫn thế! (Tương tự: “Tài năng anh ấy ai sánh nổi” và “Tài năng anh ấy không ai sánh nổi.”) Trong xã hội, khi giao tiếp, có thể chúng ta còn bắt gặp nhiều cái tương tự, các bạn nào biết thì bổ sung tôi nhé. Đúng là: “Không mày đố thầy làm nên!” |
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 05/Aug/2009 lúc 9:44am | ||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 05/Aug/2009 lúc 10:39pm | ||||||||||||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Aug/2009 lúc 10:41pm |
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 07/Aug/2009 lúc 8:24pm | ||||||||||||||||||||
Đà Nẵng: Buồng chuối 280 nải
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Aug/2009 lúc 8:26pm |
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22946 |
Gởi ngày: 09/Aug/2009 lúc 2:20am | ||||||||||||||||||||
Đồng tiền Việt Nam qua các thời kỳ Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Aug/2009 lúc 2:21am |
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 10/Aug/2009 lúc 12:20pm | ||||||||||||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 10/Aug/2009 lúc 4:49pm |
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
Gởi ngày: 11/Aug/2009 lúc 10:04am | ||||||||||||||||||||
CHIỀU HÈ
Anh Thơ
***
Mặt trời lặn, mây còn tươi ráng đỏ,
Cò từng đàn bay trắng phía đồng xạ Tiếng diều sáo véo von cùng tiếng gió Hoà nhịp nhàng giọng ả hái dâu ca Trong đồng lúa tươi vàng bông rủ chín Những trai tơ từng bọn gặt vui cườị Cùng trong lúc ông già che nón kín. Ngồi đầu bờ hút thuốc thở từng hơi Trên đê trắng, chỏm đầu phơ phất gió, Lũ cu con mê mải chạy theo diềụ Bỏ mặc cả trâu, bò nằm vệ cỏ Mắt mơ màng trông gió gợn hiu hiu |
|||||||||||||||||||||
hoangngochung@ymail.com
|
|||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 119 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |