Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng | |
<< phần trước Trang of 12 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 03/Aug/2013 lúc 10:00pm | |||
(TNO) Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng vừa ngăn chặn kịp thời nhiều vụ người Trung Quốc mang vào Việt Nam bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” phi pháp và ấn phẩm in lãnh thổ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. >> Hơn 9.000 tàu cá Trung Quốc sắp tràn xuống biển Đông Tối 1.8, bà Xing Shanshan (27 tuổi, số hộ chiếu E12718626) đáp chuyến bay MU 7007 từ Bắc Kinh (Trung Quốc) đến TP.Đà Nẵng. Lúc 23 giờ 45 phút ngày 1.8, bộ phận chức năng soi chiếu hành lý của Xing Shanshan thì phát hiện 2 tấm bản đồ kích cỡ 110x150 cm bằng tiếng Trung Quốc.
Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đối với tấm bản đồ Trung Quốc tại góc phải bên dưới vẽ khu vực biển Đông trong đó thể hiện “đường lưỡi bò”. Ở phần khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thì đã bị ghi bằng chữ Trung Quốc thành quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Trong khu vực quần đảo Tây Sa lại ghi rõ dòng chữ Trung Quốc cái gọi là "TP.Tam Sa".
Tương tự đối với tấm bản đồ thế giới cũng thể hiện đường lưỡi bò phi pháp và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam cũng bị ghi thành quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Trước đó, lúc 20 giờ 40 phút cùng ngày, thợ điện Chen Jian Long (43 tuổi, quê quán Quảng Đông, Trung Quốc, số hộ chiếu G21938324) đáp chuyến bay CZ3037 từ Quảng Châu (Trung Quốc) đến Đà Nẵng.
Đến 21 giờ 30 phút cùng ngày, Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng đã phát hiện trong hành lý ông Chen Jian Long có 16 cuốn sách hướng dẫn du lịch Đà Nẵng kích cỡ 10x14 cm (16 tờ/cuốn) nhưng ở trang 2 in bản đồ Việt Nam không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng, các ấn phẩm và bản đồ nêu trên thể hiện sai chủ quyền quốc gia Việt Nam, vi phạm quy định hoạt động báo chí, xuất bản và xuất nhập khẩu văn hóa phẩm.Hiện cơ quan chức năng lập biên bản tạm giữ toàn bộ ấn phẩm, bản đồ trên và tiếp tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
Trước đó, như Thanh Niên Online đã thông tin, hôm 12.5, cũng trên chuyến bay số hiệu CZ3037 từ Quảng Châu đến Đà Nẵng, Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng ngăn chặn khách Trung Quốc mang 98 ấn phẩm tương tự nêu trên vào Việt Nam. Còn đầu tháng 3 vừa qua, Cục Hải quan cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.Đà Nẵng cũng đã phát hiện, tịch thu gần 500 cuốn sổ in bản đồ Việt Nam nhưng không có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nhập khẩu từ Đài Loan vào cảng Đà Nẵng. Tin, ảnh: Nguyễn Tú http://vn.news.yahoo.com/ch%E1%BA%B7n-%C4%91%E1%BB%A9ng-kh%C3%A1ch-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C6%B0a-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-063644958.html |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 19/Aug/2013 lúc 8:26pm | |||
Ngô Nhân Dụng
Bạn Hay Thù
Ðó là những châm ngôn rất đáng theo. Nhưng đối với các dân tộc thì sao? Một quốc gia có thể coi “mọi người như bạn” đối với một nước khác hay không? Trong việc bang giao, có một quy tắc đã được nhắc tới nhiều lần: Một quốc gia không có kẻ thù và cũng không có bạn; giao thiệp với các nước khác chỉ cần biết đến quyền lợi của mình mà thôi. Các quyền lợi được chia sẻ theo những bản hiệp ước, sòng phẳng giống như các hợp đồng thương mại. Người kinh doanh thương thuyết với nhau về quyền lợi, không cần phải yêu nhau người ta mới ký các hợp đồng; những ai làm trái hợp đồng sẽ bị trừng phạt. Việc bang giao nên làm như theo lối đó. Trong lịch sử nước ta, nước láng giềng lớn nhất là Trung Quốc. Nước Việt Nam thường coi Trung Hoa là bạn hay là kẻ thù? Hầu như Tổ tiên chúng ta không bao giờ chọn Trung Quốc làm bạn vàng; cũng không ai gọi họ là kẻ thù vĩnh viễn. Lúc nào người Việt Nam cũng sẵn sàng cư xử với họ, như bạn hoặc như thù, tùy theo hoàn cảnh. Bạn: Giống như các dân tộc Á Ðông khác, người Việt qua bao đời vẫn học hỏi phương pháp trị quốc, tổ chức giáo dục, và văn hóa Trung Hoa. Thù: người Việt không bao giờ quên đề phòng quân phương Bắc xâm lăng. Mỗi lần đánh đuổi quân xâm lăng từ phương Bắc xong, các người lãnh đạo nước Việt Nam đều xin “giảng hòa,” vì biết chiến tranh sẽ chỉ làm chết dân. Không bao giờ người dân được nghe chính quyền gọi cả nước Trung Hoa là kẻ thù của nước mình. Lý Thường Kiệt khi mang quân sang đánh chiếm các vùng trên biên giới cũng không tuyên bố đi đánh một quốc gia láng giềng để “cho nó một bài học,” mà lại nêu chính nghĩa là đem quân giúp người dân phương Bắc hạch tội một chính quyền đang làm hại cho dân chúng của họ. Bản Bình Ngô Ðại Cáo nêu danh quân địch là “Cuồng Minh tứ ngược,” dùng tên hiệu nhà Minh, một chính quyền đang cai trị, chứ không gọi chung họ là “quân Hán.” Vua Trần Nhân Tông sau khi thắng trận đã khiêm tốn tự xưng là “vi thần” khi “dâng sớ” gửi tới vua nhà Nguyên. Lê Thái Tổ không những đã “xin hòa” theo lối xưa mà còn xin bồi thường thiệt hại nữa. Quang Trung thắng trận rồi, chịu thần phục và đưa một người giả làm mình đi sang chào kính. Vua nhà Trần đã cấp thuyền bè, lương thực cho tàn quân nhà Nguyên về nước. Lê Thái Tổ cũng vậy đối với quân Minh. Chỉ có một thời chính quyền Việt Nam nhất thiết coi Trung Quốc là “nước bạn” để dựa dẫm, là vào nửa cuối thế kỷ 19, khi nhà Nguyễn cố bám lấy “thiên triều” cầu mong họ giúp chống lại quân Pháp, rồi không thành. Và một lần nữa, từ giữa thế kỷ 20, khi chính quyền miền Bắc Việt Nam muốn nhân dân phải coi Trung Quốc là nước bạn quý, là đàn anh vĩ đại của nước mình; rồi sau đó có lúc lại coi họ là kẻ thù tuyệt đối, để mươi năm sau thì đổi ngược lại. Những sai lầm vì dốt nát hay vì nông nổi của một nhóm người lãnh đạo đều dẫn đến những hậu quả tai hại, các thế hệ sau còn phải chịu đựng. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, trong lúc người dân miền Bắc đang phải hát bài ca ngợi Tình Bạn: “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông.” Trung Quốc lại đánh chiếm thêm một số đảo ở Hoàng Sa năm 1988 trong lúc dân Việt được nghe chính quyền gọi họ là Kẻ Thù truyền kiếp! Các chính sách coi Trung Quốc là bạn hay là thù, đều đưa người Việt Nam đến chỗ bị thiệt thòi. Những cuộc thảo luận và điều đình về biên giới và hải phận đầu thập niên 1990 càng khiến cho người dân Việt thêm căm giận khi thấy nước mình bị lấn áp để mất mát nhiều quá. Những xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc đang biểu hiện rõ ràng sau những vụ tầu Trung Quốc cắt dây cáp của tầu thăm dò đáy biển của Việt Nam trong tháng 5 và tháng 6 năm 2011 khiến chúng ta nên suy ngẫm thêm một lần nữa để áp dụng một quy tắc trong mối bang giao với Trung Quốc: Không nên coi một quốc gia nào là kẻ thù hay là bạn! Thước đo duy nhất trong việc ngoại giao là quyền lợi quốc gia. Tại sao cứ phải nhắc lại quy tắc trên? Vì nó có hiệu quả, nghĩa là nó mang lại lợi ích thiết thực nhất khi biết áp dụng. Các quốc gia tồn tại được lâu đời lúc nào cũng cư xử theo quy tắc này. Dân Mỹ đã đánh đuổi quân Anh để giành độc lập vào cuối thế kỷ 18; đến thời Nội Chiến Mỹ chính quyền Anh vẫn còn muốn can thiệp. Nhưng trong thế kỷ 20, ít có nước đồng minh nào gắn bó với nhau như Anh và Mỹ. Tuy vậy, các chính phủ này họ không hành động theo “tình bạn” mà chỉ theo quyền lợi quốc gia. Năm 1956, liên quân Anh Pháp tấn công Ai Cập, đến khi bị Mỹ đề nghị triệu tập đại hội đồng Liên Hiệp Quốc làm nghị quyết phản đối, và dùng cả IMF làm áp lực, Anh Pháp phải rút lui nhục nhã. Ngay trong Ðại Chiến Thứ Hai, hai nước chắc chắn là bạn nhưng quyền lợi vẫn khác nhau. Tháng 8 năm 1941, sau hai năm tìm cách thúc đẩy chính quyền Mỹ tuyên chiến với Ðức, Ý và Nhật mà không được, Thủ Tướng Anh Winston Churchill bí mật gặp Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt ở ngoài khơi Canada trong Ðại Tây Dương. Hai người bắt đầu trở thành đôi bạn tâm đắc, họ đồng ý với nhau là phải ngăn cản những bước tiến của quân Ðức ở Nga và quân Nhật ở Á Châu. Nhưng khi trở về nói chuyện với dân Mỹ, các nhà báo hỏi, “Nước Mỹ có sắp tham chiến hay không?” Roosevelt trả lời: “Tôi nghĩ là không.” Churchill thấy bị ông bạn quý bỏ rơi! Ðầu tháng 12 năm đó, Churchill gặp Ðại Sứ Mỹ John G. Winant ở London, hỏi: Ông có nghĩ là Nhật sẽ gây chiến hay không? Thưa thủ tướng, có! Churchill quả quyết: Nếu Nhật Bản tuyên chuyến với nước Mỹ, chúng tôi sẽ tuyên chiến với họ ngay lập tức, ông biết không? Dạ tôi biết, thủ tướng đã nói điều đó nhiều lần. Churchill: Nếu Nhật Bản tuyên chiến với nước Anh, thì chính phủ Mỹ có tuyên chiến với họ hay không? (Lúc đó Churchill đang lo Nhật, sau khi vào Việt Nam, sắp tấn công các thuộc địa Anh ở Hồng Kông, Singapore, Miến Ðiện, Mã Lai). Ðại sứ Mỹ đáp: Thưa thủ tướng tôi không thể trả lời được. Vì theo Hiến Pháp chỉ Quốc Hội Mỹ mới có quyền tuyên chiến! Nỗi thắc mắc của Churchill sau được giải quyết, nhờ Nhật Bản. Ngày 7 tháng 12 năm 41, Nhật tấn công Pearl Habor, Quốc Hội Mỹ biểu quyết tham dự vào cuộc Ðại Chiến Thứ Hai – vì quyền lợi của nước họ, tuy nhiên vẫn có một phiếu chống! Nhưng trong thời gian sau đó, chính phủ Mỹ luôn luôn tỏ ý muốn ngăn cản không cho nước Anh trở về thống trị các thuộc địa cũ. Họ tìm cách hạ thấp vai trò của Anh tại Thái Bình Dương. Bộ chỉ huy quân Mỹ ở không cho Hải quân Hoàng gia Anh tham dự các trận đánh Phi Luật Tân hay Okinawa, mặc dù Tướng Mountbatten ngỏ ý muốn giúp. Khi quân Nhật đảo chính Pháp ở Ðông Dương, Anh Quốc yêu cầu quân Mỹ giúp vũ khí cho mấy ngàn quân Pháp đang chạy qua trú ở Trung Quốc để họ quay về đánh Nhật. Bởi vì nếu để một xứ Việt Nam trở về tay chính quyền do người Việt Nam cầm đầu (chính phủ Trần Trọng Kim), thì sẽ có hại cho nền cai trị của Anh ở Miến Ðiện, Mã Lai sau này. Nhưng quân đội Mỹ, đang có mặt bên cạnh Tưởng Giới Thạch, đã từ chối không giúp tàn quân Pháp; ngược lại họ còn giúp các người Việt chống Pháp. Cố vấn chính trị của Tướng Mountbatten than rằng chính quyền Mỹ coi nước Anh như “tiểu bang thứ 49” của họ! Tại Paris, Tướng De Gaule than phiền với Ðại Sứ Mỹ Jefferson Caffery, “Tôi không hiểu các ông muốn cái gì! Các ông có muốn nước Pháp sẽ thành một nước trong Liên Bang Xô Viết hay không?” Ngày 19 tháng 3, hơn hai tuần sau cuộc đảo chính Nhật, Churchill đánh điện kêu gọi chính phủ Mỹ hãy giúp vũ khí cho tàn quân Pháp. Ngoại trưởng Mỹ chuyển qua cho Tướng Wedemeyer ở Trùng Khánh, nhưng quân Mỹ bất động, chỉ lo gửi hai máy bay qua Việt Nam cứu các điệp viên OSS của họ. Sau khi Nhật đầu hàng, quân Anh được phép vào miền Nam Việt Nam, nhưng khi họ để cho quân Pháp trở lại Sài Gòn thì đại diện quân đội Mỹ rút ra khỏi Ủy Ban Kiểm Soát, không tham dự vào đạo quân đồng minh ở đó nữa. Hai nước Anh và Mỹ từ đầu đến cuối Ðại Chiến Thứ Hai vẫn là đồng minh, nhưng mỗi nước vẫn chỉ lo cho quyền lợi của chính mình. Mà không phải chỉ có hai nước đó. Nga và Ðức đã ký hiệp ước không đánh nhau trước khi Ðức tấn công Pháp (Bạn). Nhưng sau đó, Ðức đã đánh sang Nga (Thù). Nhật Bản và Nga đã kết bạn, ký thỏa ước bất tương xâm năm 1941, nhưng sau khi bom nguyên tử Mỹ đã thả xuống nước Nhật, Nga tuyên chiến và tiến quân vào Mãn Châu. Nếu không có Mỹ ngăn cản thì Nga đã tiến chiếm lấy đảo Hokkaido ở phía Bắc nước Nhật. Trong việc ngoại giao, các quốc gia không thể coi một nước khác hoàn toàn là bạn, hay là kẻ thù. Chính quyền mỗi nước phải theo quy tắc đó, không nên bắt dân chúng tụng đọc mỗi ngày những bài tuyên truyền ca ngợi các nước bạn vĩ đại, hoặc phỉ nhổ nước khác là kẻ thù man rợ! Khi cả nước tỉnh táo, người ta không cần yêu quá mà cũng không ghét quá, thì lòng người không thù hận mà cũng sợ hãi. Trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tháng 6 năm 2011 có một điều đáng mừng là người Việt Nam đi biểu tình ở khắp nơi chỉ hô hào chống lại những hành động sai trái cụ thể của chính phủ Bắc Kinh mà không bày tỏ lòng thù hận với người dân Trung Hoa ở lục địa. Thế giới sẽ nhìn vào thái độ đó mà kính trọng người Việt Nam, nước Việt Nam. Nhờ thế, chúng ta mới có thể kêu gọi các nước khác giúp nước ta tránh khỏi bị nước láng giềng tiếp tục lấn áp. Các cuộc chiến thường xẩy ra giữa các nước khi chính quyền của một nước muốn gây chiến mà người dân không được quyền quyết định cũng như không biết những tai hại của chiến tranh. Các chính quyền độc tài thường sử dụng một khí cụ để gây chiến, là kích thích lòng ái quốc, thúc đẩy thù hận bằng lối tuyên truyền một chiều. Cuối cùng thì sau mỗi cuộc chiến tranh, người dân luôn luôn bị thiệt hại. Nếu được tự do chọn lựa, dân chúng các nước đều không muốn chiến tranh. Chỉ có thể giảm bớt chiến tranh khi người dân các quốc gia đều được thông tin đầy đủ. Khi nào hai quốc gia đều theo chế độ tự do dân chủ thì chính quyền khó nói dối người dân để đưa họ vào vòng chinh chiến. Chỉ khi nào hai nước Việt Nam và Trung Hoa đều sống trong thể chế Tự do Dân chủ thì chúng ta mới hy vọng giảm bớt được những xung đột trên mặt biển hiện nay. Trong khi chờ đợi, người Việt Nam cứ phải luôn luôn bày tỏ thái độ kịch liệt phản đối những hành động lấn áp, có lúc tàn bạo, của chính quyền Trung Quốc, để chứng tỏ dân Việt Nam không chịu khuất phục. Ngô Nhân Dụng |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 01/Sep/2013 lúc 7:48pm | |||
Vụ khoét mắt trẻ em gây chấn động Trung Quốc Một bé trai 6 tuổi ở Trung Quốc bị một kẻ lạ mặt tấn công và móc mất mắt, nhằm lấy giác mạc đem bán ra chợ đen. Bé có thể bị mù suốt đời.
Telegraph cho hay, cậu bé đang chơi trước nhà ở Phần Tây, tỉnh phía bắc Sơn Tây, thì bỗng dưng mất tích. Gia đình cậu bé lo lắng, chia nhau đi tìm con. Vài giờ sau, họ phát hiện bé trai trong tình trạng mặt dính đầy máu và đôi mắt của em đã biến mất.
"Mặt thằng bé bê bết máu. Mi mắt bị lật ngược ra ngoài, còn bên trong,
nhãn cầu đã không còn nữa", bố của em kể trên kênh truyền hình Sơn
Tây.
Đôi mắt của bé trai được tìm thấy gần đó nhưng giác mạc đã bị gỡ bỏ.
Điều này dẫn đến suy đoán rằng, kẻ tấn công em là một kẻ buôn nội tạng
người.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV cho biết trên tài
khoản Weibo rằng, kẻ cướp nội tạng đã cho cậu bé uống thuốc mê trước khi
ra tay. Những hình ảnh trên truyền hình cho thấy cậu bé được chuyển từ
một phòng phẫu thuật đến một giường bệnh với đôi mắt bị băng kín. Những
người thân xung quanh đau đớn nhìn em.
Cảnh sát đã treo thưởng 100.000 nhân dân tệ (hơn 16.000 USD) cho ai
cung cấp thông tin về nghi phạm duy nhất trong vụ việc, được tin là một
phụ nữ.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, vụ cướp nội tạng tàn nhẫn đang gây "bão"
với hàng loạt lời lên án thủ phạm cũng như chia sẻ với nạn nhân.
"Đúng là quá ác độc. Tại sao lại có người nhẫn tâm đến thế?", một người viết.
"Cậu bé thực sự đáng thương", một người khác viết.
Buôn bán nội tạng chui đang là một ngành kinh doanh phát đạt ở Trung
Quốc, nơi truyền thông quốc gia cho hay chỉ có 10.000 trong số 300.000
người cần cấy ghép nội tạng mỗi năm được đáp ứng nhu cầu, do nguồn cung
bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Tháng trước, truyền thông quốc gia cáo buộc các chi nhánh địa phương
của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc tiếp tay cho ngành buôn bán trái phép
này, nhưng hội bác bỏ.
Dư luận Trung Quốc cũng từng bị chấn động bởi nhiều vụ việc rùng rợn
như một cậu bé 18 tuổi được cho là đã bán một quả thận để trả nợ tiền
chơi game.
Nội tạng trẻ em thường có giá cao hơn, vì "hầu hết mọi người nghĩ
rằng người cung cấp nội tạng càng trẻ thì chất lượng nội tạng càng tốt",
một kẻ trong nghề nói trên Sina năm 2010.
Anh Ngọchttp://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/vu-khoet-mat-tre-em-gay-chan-dong-trung-quoc-2871496.html |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 16/Oct/2013 lúc 9:36am | |||
Nông dân Việt lại 'mắc bẫy' Trung Quốc mùa thanh long Monday, October 14, 2013 5:10:59 PM
BÌNH THUẬN (NV) - Tổng thư ký Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận sáng 13 tháng 10 báo nguy, hằng trăm chiếc xe vận tải chở đầy thanh long hướng sang Trung Quốc đang bị "kẹt" tại cửa khẩu Tân Thanh.
Hiệp hội này ước tính, sản lượng thanh long nằm chờ tại vùng biên giới lần này chiếm 90% sản lượng xuất cảng đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Các chủ trang trại sản xuất thanh long ở Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Bình Thuận, đang "méo mặt" vì nguy cơ thiệt hại nặng nề. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời ông Vũ Vệ Yên, Tổng thư ký Hiệp hội Thanh long cho biết, hiện chưa có thống kê chính xác về số lượng thanh long chất đống trên đoàn xe vận tải nằm chờ ở cửa khẩu biên giới. Theo ông Yên, thanh long bị ứ đọng tại biên giới vì các nhà nhập cảng Trung Quốc "không chịu nhận hàng." Vẫn theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhiều công ty xuất - nhập cảng Việt Nam lâu nay chuộng phương thức bán hàng cho thương lái Trung Quốc: ký hợp đồng mua bán tiểu ngạch. Công ty Trung Quốc cử thương lái của họ sang Việt Nam tìm nguồn hàng, thảo luận xong xuôi rồi rút về bên kia biên giới. Họ ở đó nói chờ công ty Việt chuyển hàng đến giao tại cửa khẩu. Tại đây, đôi bên giao - nhận hàng và tiền, "tiền trao cháo múc," coi như hoàn tất hợp đồng, rồi đường ai nấy đi. Thời báo Kinh tế Sài Gòn nói rằng, công ty thương mại Việt Nam chuộng kiểu làm ăn này vì không bị ràng buộc bởi thủ tục rườm rà, không bị ai kiểm soát, gây khó dễ. Tuy nhiên, việc mua bán được thực hiện từ một hợp đồng "miệng," nên khi thương lái Trung Quốc đột ngột từ chối nhận hàng, coi như công ty Việt Nam lãnh đủ hậu quả. Ông Yên cho biết, các công ty Việt Nam đã đưa hàng đến tận cửa khẩu biên giới, phải chịu tốn kém chi phí lưu kho đông lạnh, phí bến bãi. Thêm vào đó, vì thanh long là loại trái cây tươi, không giữ được lâu, có thể dẫn đến hư thối phải đổ bỏ. Tình trạng này thường gây tổn thất nặng nề cho phía Việt Nam. Một giám đốc doanh nghiệp xuất - nhập cảng thanh long ở Bình Thuận cho hay, việc ứ đọng thanh long ở cửa khẩu từ mấy ngày qua đã làm giảm giá thanh long bán tại vườn. Bà Lê Thanh Ngọc, cư dân Bình Thuận, có 10 năm kinh nghiệm thu mua thanh long bán sang Trung Quốc cho biết, thương nhân Trung Quốc cũng đặt hàng chính ngạch, nhưng số lượng rất ít. Hơn nữa, họ lựa chọn rất kỹ và đòi hỏi phẩm chất các loại cây trái rất cao. Thông thường, trái cây Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc theo hợp đồng chính ngạch chỉ đạt yêu cầu không quá 50%. Bà Ngọc nói thêm: "Thương lái Trung Quốc rất khôn. Sau vài lần mua bán chính ngạch, họ lại xin trả gối đầu, thiếu đợt này, trả đợt sau. Buôn bán tiểu ngạch thì hên xui. Hên thì được giá. Xui thì ép hàng." Một phúc trình của Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hải Phòng cho biết, lượng hàng hóa xuất cảng qua đường tiểu ngạch chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất - nhập cảng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nơi thực hiện các thương vụ làm ăn "tiền trao cháo múc" chủ yếu ở các cửa khẩu: Ka Long, Móng Cái, Gia Vận, Tân Thanh và Hà Khẩu. (PL) |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 19/Oct/2013 lúc 7:37pm | |||
Hàng loạt đồ Tàu bị yểm chất lạHạnh Nguyên Hàng loạt đồ Tàu bị yểm chất lạ
Không
chỉ dừng ở hoa quả, thực phẩm, sữa... mà hàng loạt đồ dùng có xuất xứ
từ Trung Quốc cũng khiến người tiêu dùng lo sợ do chứa chất độc hại. Kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 cho thấy, chất
lạ để ở đáy phích Trung Quốc có các thành phần: SiO2 74,2%; hàm lượng
một số kim loại Cd 0,77 mg/Kg, Pb 7,27 mg/Kg, As 4,59 mg/Kg, Hg 0,66
mg/Kg. Cơ
quan chức năng khuyến cáo người dân có các phích nước trên không mở gói
cát, không ngửi, hít gói cát và không làm rơi vãi cát ra bên ngoài. Các
gói cát đã tháo ra khỏi phích nước nên xử lý như xử lý rác thải nguy
hại. Nếu dùng phích đựng nước ăn uống, sau 24 giờ nên lấy mẫu nước xét
nghiệm hạm lượng kim loại, nếu vượt mức cho phép phải cấm lưu hành loại
phích nước này. Trong đáy bình phích Trung Quốc có chứa gói chất lạ Trước
đó, Bưu điện Trà Tiên, huyện Tiên Phước, Quảng Nam đã tặng cho 13 người
đăng ký để mua Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện một phích nước loại 0,5 lít
nước có vỏ bóng được mọi kim loại Inox, chiều cao khoảng 25cm, bề rộng
vòng tròn bằng cái ly uống nước. Vỏ bình toàn chữ Trung Quốc, dưới đáy
vỏ bình có chữ “Made in China”... không hề có nơi sản xuất cũng như nhãn
mác, hiệu sản phẩm. Người dân đem bình phích về sử dụng phát hiện dưới
đáy bình có chứa một gói nilông chứa bột lạ dạng hạt cát mịn, có màu đen
sẫm, hơi trong bình bay ra có mùi khét, ai ngửi chất đó cảm thấy khó
thở xây xẩm mặt mày, cổ họng khô, rất thích uống nước. Sáng
22/8, anh Trần Hoàng Thắng (SN 1977, ngụ ấp 2, xã Xuân Hòa, huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã giao nộp cho công an một chiếc ca giữ nhiệt loại 1
lít, hiệu Bangong do Trung Quốc sản xuất vì nghi có chất độc. Theo lời
anh Thắng, chiếc ca này được anh mua tại chợ Long Khánh từ tháng 2/2013
và đem về nhà cất giữ, không dùng đến. Vào ngày 21/2, trong một chuyến
đi câu cá, anh Thắng pha cà phê đổ vào chiếc ca rồi mang theo. Sau khi
uống vài ngụm, anh thấy trong người rất khó chịu, đầu óc quay cuồng,
muốn ngất xỉu nên không uống nữa, bỏ dỡ buổi đi câu. Chiếc ca được cho là chứa chất độc hại được anh Trần Hoàng Thắng giao nộp cho công an xã Xuân Hòa Hôm
sau, anh Thắng tiếp tục pha cà phê và đổ vào chiếc ca để uống. Sau khi
uống khoảng 10 phút, hiện tượng như hôm trước lặp lại. Tò mò, anh đục,
khoét chiếc ca để xem bên trong lớp bọc bằng kim loại có chứa thứ gì.
Anh Thắng phát hiện bên trong nắp đậy và đáy chiếc ca có chứa 2 bịch bột
màu nâu, trọng lượng khoảng 200 gram và bốc mùi rất khó chịu. Và đĩa Trung Quốc chứa gói chất lạ Ngày
8/4, bà Nguyễn Thị Thơ (xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) phát
hiện hai gói lạ nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa trong một chiếc đĩa bị vỡ.
Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in
China”. Quan sát kỹ thì thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác
thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía
trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới
đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần
đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất
đáng ngờ. Hai gói "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc Hiện không rõ bên trong hai gói “lạ” này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ. Cuối
tháng 3//2013, người dân Phú Yên hoang mang khi hay tin dép nhựa xuất
xứ Trung Quốc chứa chất lạ, người dùng một thời gian liền bị ngứa chân,
đau nhức; cắt dép ra người ta thấy có bột trắng, mùi khó chịu... Dép Trung Quốc gây ngứa chân ở Phú Yên Trước
đó, người dân sống ở khu vực chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cũng nghi
vấn dép Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe
người tiêu dùng. Tháng
9/2008, giày, dép Trung Quốc đã bị tẩy chay ở một số nước trên thế giới
vì có hàm lượng hexavalent chromium (crom hóa trị sáu) vượt mức cho
phép, có thể gây ung thư cho người sử dụng. Cuối
năm 2012, nhiều phụ nữ ở Quảng Nam phản ánh với cơ quan chức năng về
chất lỏng và những viên màu trắng chứa trong chiếc áo nịt ngực nhãn hiệu
Trung Quốc mà họ mua, khi sử dụng thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng ngực,
tức ngực, khó thở. Khi dùng dao mổ hai đường của phần túi trong nâng
ngực, thấy có chứa hai gói dung dịch chất lỏng màu trắng kèm theo sáu
viên thuốc màu trắng. Những viên thuốc màu trắng phát hiện trong áo ngực hiệu Trung Quốc Tại
Hà Nội cũng phát hiện nhiều loại áo ngực tương tự, bên trong hoặc độn
miếng cao su dẻo, màu trắng trong, có nhiều lỗ hoặc bằng dung dịch trắng
sữa, mỗi bên có ba hạt nhựa có thể di chuyển nếu dùng tay tác động. Khi
cắt túi đựng dung dịch, chất lỏng chảy ra phảng phất mùi ngai ngái và
gây ngứa. Kết
quả kiểm nghiệm 2 chất lạ trong áo ngực phụ nữ cho thấy, chất lỏng là
dầu khoáng (mineral oil) và các viên hình cầu chứa trong gói dung dịch
có thành phần chính là polystyrene, có thể gây ung thư cho người tiếp
xúc trực tiếp. Theo |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 21/Oct/2013 lúc 3:14am | |||
TQ VÔ LỐI ĐÒI THAY THẾ ĐÔ-LA
NHÂN SHUTDOWN & TRẦN NỢ HOA KỲ ===================================
VAI TRÒ DOLLAR QUAN TRỌNG
DO ĐỒNG THUẬN QUỐC TẾ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.10.2011. Cập nhật 20.10.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Cập nhật 20.10.2013:
Đúng
ngày 20.10.2011, nghĩa là cách đây đúng 2 năm, chúng tôi đã viết một
bài về vai trò Quốc tế của đồng Đo-la nhân khi có ý kiến muốn thay thế
nó.
Mới
đây, nhân vụ Shutdown và Trần Nợ Hoa kỳ, Trung quốc lại lên giọng vô
lối muốn thay thế đồng Đo-la. Vì vậy, chúng tôi cho đăng lại bài viết
này.
Trước đây, TT.De GAULLES cũng đã công kích đồng Đo-la và bị TT.NIXON mắng cho:
“…… TT. NIXON đã trả lời TT.De GAULLES bằng một câu bất hủ: «Đồng Dollar là Tiền của nước Mỹ, còn nếu đồng Tiền của nước ông có những vấn đề, thì đó là những vấn đề của nước ông« !”
Từ
khi cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới năm 2008 lan tràn mà
nguồn gốc là Tín dụng rởm Địa ốc (Sub-Prime Mortgage Credit) từ Hoa kỳ,
một số Chính quyền đã đặt ra vấn đề Ngai vàng Độc tôn Dollar từ Hội Nghị
Bretton Woods 1944 đến nay. Thậm chí Trung quốc muốn thay thế đồng
Dollar bằng một đồng Tiền quốc tế nào đó phát xuất từ IMF/FMI (Quỹ Tiền
Tệ Quốc tế). Một số Chính quyền cũng hùa theo.
Năm
nay 2011, Hoa kỳ và Liên Au lại trải qua một cuộc Khủng hoảng Tài chánh
nữa: NỢ CÔNG (Sovereign Debt) chất chồng tại Mỹ và nhiều nước thuộc
Liên Au. Mấy tháng trước đây, khi Tín dụng Hoa kỳ lần đầu tiên bị mất
cấp bậc AAA, tôi xem Đài Truyền Hình Thụy sĩ TRS1 và thấy một bình luận
gia gốc Hy Lạp nói rằng Dollar sẽ mất vị trí độc tôn và thêm rằng trong
tương lai gần có lẽ phải thay thế vào đó đồng YUAN của Trung quốc ! Nghe
và thấy chói tai nghịch lý bởi lẽ Tiết kiệm là Tư hữu tích lũy trong
thời gian lâu dài dưới dạng một đồng Tiền, nên đồng Tiền ấy tối thiểu
phải là đồng Tiền TỰ DO tôn trọng Tư hữu, đó là đồng Dollar, đồng
Euro,
đồng Yen hay đồng Franc Thụy sĩ. Nếu thay vào đó bằng đồng Yuan ĐỘC TÀI
quyết định tùy ý bởi một Nhà Nước độc tài, thì bố ai dám tích lũy Tư
hữu của mình bằng đồng tiền độc tài này để rồi Nhà Nước độc tài kia
quyết phá giá làm tiêu tan tài sản tư hữu của mình.
Hôm
nay, tôi lại đọc trên Diễn Đàn thấy một bài do một Tiến sĩ Luật sư viết
và trình bầy đồng Dollar như một phương tiện áp đặt thống trị, bành
trướng của Hoa kỳ lên các nước khác trên Thế giới. Thâm chí Tiến sĩ Luật
sư ấy còn coi đồng Dollar từ Hội Nghị Bretton Woods 1944 như nguyên
nhân của chiến tranh Irak và cái cớ can thiệp quân sự của Hoa kỳ vào
Cách mạng Hoa nhài ở Bắc Phi và Trung Đông. Tôi nhớ lải lời công kích
của STALINE đối với đồng Dollar: “IMPERIALISME DU DOLLAR “!
Hoa kỳ không độc đoán ấn định Dollar
như “Impérialisme du Dollar“
Đọc
bài viết của Tiến sĩ Luật sư mà tôi nói ở phần mở đầu làm lý do để tôi
viết bài này như góp ý, tôi cảm tưởng Mỹ đã quá lợi dụng đồng Dollar như
một phương tiện thống trị Thế giới, thậm chí như nguyên cớ để làm những
cuộc chiến tranh từ Irak cho đến can thiệp quân sự tại những quốc gia
Bắc phi và Trung Đông hiện nay. Nếu như vậy, thì lời công kích
“Impérialisme du Dollar“ của Staline là đúng.
Thực
ra Hội Nghị Bretton-Woods năm 1944 là thiện ý của Hoa kỳ và đồng Dollar
được Quốc tế hóa làm phương tiện thanh trả thương mại quốc tế là do các
Quốc gia khác chấp nhận chứ không hẳn là Hoa kỳ ấn định Tiền tệ của
mình một cách độc đoán theo công kích của Staline.
Năm
1944, cuối Thế chiến thứ II, các đồng Tiền mỗi nước Âu châu đều ở trong
chế độ Bản Vị Vàng (Régime ETALON-OR) cũng như đồng Dollar. Tỷ giá giữa
các đồng Tiền được định theo lượng Vàng mà mỗi nước có toàn quyền quyết
định một cách độc lập:
Tỉ dụ:
FF.1.- = 10 gr.or fin (FF : Franc Francais )
DM.1.- = 20 gr.or fin (DM : Đức Mã)
Tỷ giá hai đồng Tiền được thiết lập mà không cần qua trung gian đồng Dollar :
20 gr.or fin
DM.1.- = -------------- = FF.2.-
10 gr.or fin
Nhưng
Thế chiến thứ II đã làm cho các đồng Tiền Au châu mất hết Vàng bảo
chứng cho Tiền tệ. Chỉ có hai đồng Tiền còn Vàng làm bảo chứng, đó là
đồng Dollar và đồng FS (Franc Suisse). Chính vì vậy, Hội Nghị
Bretton-Woods 1944 là một thiện ý của Hoa kỳ vẫn giữ chế độ Tiền tệ Bản
Vị Vàng (Etalon-OR) với Cải Cách là sử dụng đồng Tiền nào còn Vàng bảo
chứng để làm trung gian thiết lập Tỷ giá giữa hai đồng Tiền khác.
Staline không thể kết án Mỹ là « Impérialisme du Dollar « vì Mỹ để tự do
mỗi Quốc gia chọn trung gian là đồng Dollar hay đồng Franc Thụy sĩ vì
hai đồng Tiền này còn Vàng bảo chứng. Chế độ Tiền tệ Cải cách này được
gọi là «
Régime
Etalon-DEVISE-Or «. Tiếng DEVISE này có thể là Dollar hay Franc Suisse,
nghĩa là « Régime-DOLLAR-Or « hay « Régime-FRANC SUISSE-Or« .
Tỉ dụ :
USD.1.-
có 40 gr.Or.fin làm bảo chứng, FS.1.- có 20 gr.Or.fin làm bảo chứng.
Hai đồng Tiền này có Vàng làm bảo chứng. Còn những đồng Tiền không có
Vàng bảo chứng nữa, thì phải định nghĩa tương đương với hai đồng Tiền
còn Vàng.
Tỉ dụ :
FF.1.- = USD.0.20 hoặc FF.1.- = FS.0.10
DM.1- = USD.0.30 hoặc DM.1.- = FS.0.15
Tỷ giá giữa DM và FF sẽ là :
USD.0.30 FS.0.15
DM.1.- = ------------ = ---------- = FF.1.5
USD.0.20 FS.0.10
Lấy
đồng Dollar hoặc Franc Suisse là trung gian vì Dollar hoặc Franc Suisse
còn Vàng bảo chứng, như vậy Tỷ giá giữa Franc Pháp và Đức Mã không trôi
nổi vì có lượng Vàng cố định qua Dollar hoặc qua Franc Suisse cầm
cương. Chế độ Bản Vị Cải cách này « Régime Etalon-DEVISE-Or« từ Hội
Nghị Bretton Woods năm 1944 cũng quy định rằng những đồng Tiền còn Vàng
bảo chứng và được chọn làm trung gian phải tôn trọng « CONVERTIBILITE «,
nghĩa là những đồng Tiền ấy có thể chuyển thành cân lượng Vàng.
Đồng
Tiền Franc Suisse có thể đứng ở vị trí trung gian như Dollar để cầm
cương cho Tỷ giá giữa hai đồng Tiền khác. Nhưng Thụy sĩ quá nhỏ nên
không có khả năng bao trùm lượng tiền trung gian khắp Thế giới. Chính vì
vậy các nước khác chọn đồng Dollar chứ không phải Hoa kỳ độc đoán ấn
định để Staline công kích là « Impérialisme du Dollar « .
Sau
Thế chiến thứ II, Au châu được tái thiết với Chương trình MARSHALL
USD.173 Tỉ. Au châu bắt đầu nối lại Thương mại với các cựu Thuộc địa.
Thậm chí Pháp còn mang quân đội tái chiếm Đông Dương để đặt ách thống
trị trong khi ấy Ong được mệnh danh là « Người Giải Phóng « (Libérateur)
Pháp khỏi ách thống trị Đức ! Khi Thương mại với các cựu Thuộc địa phát
triển, những nước Au châu lại yêu cầu người mua hàng phải trả bằng đồng
Dollar. Đây cũng không phải Hoa kỳ bắt buộc các nước mua hàng phải
thanh toán bằng Dollar mà chính các nước Au châu yêu cầu việc thanh trả
bằng Dollar.
Thời
kỳ sử dụng « Máy Hơi nước « (Machines à Vapeur) trong kỹ nghệ và vận
tải, người ta khai thác Năng lượng Than đá. Nhưng sau Thế chiến thứ hai,
đó là Thời kỳ « Máy Nổ « (Machines à Explosion ) khiến việc khai thác
Năng lượng Dầu lửa bùng nổ mạnh.
Au
châu phát triển và bán hàng cho các cựu thuộc địa, đã thâu vào được
khối lượng Dollar lớn cho mình. Khối lượng Dollar tồn trữ tại Aâu châu
được gọi là EURO-DOLLAR. Các nước A-rập bán dầu lửa cũng thâu vào được
khối lượng Dollar khổng lồ gọi là PETRO-DOLLAR.
Vào những thập niên 70, có hai biến cố xẩy ra chống lại Hoa kỳ khiến có hai cuộc tiểu chiến tranh Tiền tệ :
*
TT. De GAULLES muốn đi hai hàng : chơi với Khối Cộng sản, nên đã bỏ
NATO/ OTAN và yêu cầu Mỹ phải chở Vàng sang đổi lấy Euro-Dollar. Làm như
vậy để hài lòng Mạc Tư Khoa.
*
Khối A-rập, vì Hoa kỳ ủng hộ Do Thái trong chiến tranh 1967, nên muốn
phản ứng lại là yêu cầu Hoa kỳ chở Vàng sang đổi lấy Pétro-Dollar.
Cả
hai cuộc tiểu chiến tranh Tiền tệ này đều dựa trên khẳng định «
CONVERTIBILITE « của Dollar lấy Vàng từ Hội Nghị Bretton-Woods. Nhưng
làm sao Hoa kỳ có đủ lượng Vàng theo định nghĩa từ năm 1944 để chở sang
Pháp và cho Khối A-rập ! Chính vì vậy mà năm 1971, TT. NIXON tuyên bố
bỏ Chế độ Bản Vị « Etalon-Devise (Dollar)-Or«, không chấp nhận vấn đề
Chuyển đổi Dollar sang Vàng nữa (Convertibilité). TT. NIXON đã trả lời
TT.De GAULLES bằng một câu bất hủ : « Đồng Dollar là Tiền của nước Mỹ,
còn nếu đồng Tiền của nước ông có những vấn đề, thì đó là những vấn đề
của nước ông«!
Tỷ
giá Tiền tệ bắt đầu Trôi Nổi (Flottant) vì không có Vàng bảo chứng cầm
cương. Tiền tệ Thế giới đi vào Chế độ Bản Vị Tương đương Hàng hóa
(Régime du Pouvoir d’Achat) tùy thuộc Kinh tế mỗi nước khi lên khi
xuống. Tiền tệ của một nước vững khi nền Kinh tế của nước đó vững. Kinh
tế Hoa kỳ vẫn vững, nên đồng Dollar vẫn vững dù không cần Vàng bảo
chứng.
Trong
Chế độ Bản Vị lấy Vàng bảo chứng Régime Etalon-Or hay Etalon-Devise-Or,
đồng Dollar đã được cả Thế giới sử dụng trong thanh toán Thương mại.
Bây giờ trong Chế độ Régime du Pouvoir d’Achat, đồng Dollar vẫn vững và
được Thế giới sử dụng vì Kinh tế Hoa kỳ vững.
Đồng
Dollar vững và phổ quát, nên các nước chọn Dự trữ Tiền tệ chính là đồng
Dollar trong các Ngân Hàng. Hoa kỳ không bao giờ bắt buộc một Quốc gia
phải chọn đồng Dollar làm Tiền Dự trữ. Tỉ dụ Việt Nam có toàn quyền
quyết định chọn đồng Yuan độc tài của Chệt làm Tiền Dự trữ, nhưng nếu
Bắc Kinh độc đoán quyết định cho gía trị của đồng Yuan sau này, thì Việt
Nam ráng mà chịu. Ngay cả Tầu cũng không tin tưởng vào đồng Yuan độc
tài, mà phải chọn Dollar làm Tiền Dự trữ.
Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (FMI/IMF)
Quỹ
này được lập ra từ Hội Nghị Bretton-Woods 1944 với mục đích là hỗ trợ
Tiền tệ cho những Hội viên (Quốc gia) khi đồng Tiền của quốc gia này
chao động và yếu xuống. Có thể gọi đó là một thứ Quỹ Tương tế Tiền tệ
(Caisse d’Entraide Monétaire) giữa các Hội viên. Mỗi nước tùy khả năng
đóng góp vào Quỹ. Hoa kỳ đóng góp tới 70%. Đây cũng là thiện chí của Hoa
kỳ.
Sau
đó, số Hội viên của Quỹ tăng lên. Trong số những Hội viên, có những
nước không đóng góp, mà chỉ nhằm xin hỗ trợ. Nếu xin vay, thì một số
nước Hội viên nhỏ này cũng quỵt nợ luôn. Một số nước nhỏ Hội viên thuộc
Nam Mỹ hoặc Phi châu, khi nhận được Xe xúc Tuyết từ Liên Xô để hốt
tuyết tại Sa mạc Sahara, thì lớn tiếng ca tụng tình hữu nghị đồng chí
Liên Xô, trong khi ấy lại muốn nhận được Tiền giúp đỡ từ Quỹ IMF/FMI mà
Hoa kỳ đóng góp tới 70%, thì lại theo tuyên truyền « Cách Mạng Giải
Phóng « chống lại Hoa kỳ « Impérialisme du Dollar« , nên Hoa kỳ khó
chịu đóng tiền ít đi vào cho Quỹ.
Ý tưởng Quỹ giúp Phát triển Kinh tế các nước kém mở mang chưa có từ lúc ban đầu ở Hội Nghị Bretton-Woods 1944.
Nếu
viết về đồng Dollar và Hội Nghị Bretton-Woods 1944 trong ý tưởng «
Impérialisme du Dollar « mà Staline công kích, nhất là cắt nghĩa Dollar
như một trong những nguyên cớ chiến tranh, thì có thể xa với thiện chí
của Hoa kỳ về Tiền tệ.
Một
trong những cá tính căn bản của Tiền tệ là TỰ DO chấp nhận. Đó là tính
UNIVERSALITE (PHỔ QUÁT) của tiền tệ, nghĩa là nhiều người chấp nhận.
Tiền được sử dụng để TÍCH LUỸ (Stockage) tư hữu tài sản trong thời gian,
phải có quyết định tự do của sở hữu chủ tài sản. Không thể dùng quyền
độc tài bắt cá nhân phải tích lũy tài sản bằng đồng YUAN hay VN ĐỒNG bởi
vì hai đồng tiền này không có tự do và quyền lực độc tài có thể quyết
định phá giá nó để tài sản cá nhân bị tiêu tán, vô giá trị trong thời
gian.
Mỗi
khi có chao động Tiền tệ là những người ta tìm đến Vàng hay một đồng
Tiền vững có thể tin tưởng trong thời gian. Vàng từ thời thượng cổ cho
đến nay luôn luôn vững với cân lượng của nó. Vàng hoàn toàn có tính cách
UNIVERSALITE (PHỔ QUÁT) không những trong quá khứ mà còn trong tương
lai lâu dài nữa. Vàng càng phổ quát hơn đối với Nữ Giới, những người giữ
túi Tiền. Câu Tục ngữ : « Lấy Lửa thử Vàng ; lấy Vàng thử Đàn Bà ; lấy
Đàn Bà thử Đàn Oâng « . Đến Oâng Dominique STRAUSS-KAHN, làm đến chức
Tổng Giám Đốc IMF/FMI do Hội Nghị Bretton Woods 1944 lập ra, cũng còn bị
thử thách chới với bởi Đàn Bà, mà người Đàn Bà tại Hotel thử thách Ong
cũng
chỉ vì nhìn qua Oâng thấy Dollar (Vàng) !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.10.2011. Cập nhật 20.10.2013
Trung Quốc sợ Mỹ vỡ nợ
Phó
tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong ngày khai mạc Đối thoại Kinh tế
Chiến lược Mỹ Trung 10/7/2013. Ngồi bên là phó thủ tướng Trung Quốc
Uông Dương.
REUTERS/Yuri Gripas Tú Anh
Tân Hoa xã của Trung Quốc kêu gọi xây dựng « một thế giới phi Mỹ hóa » trong
bối cảnh cuộc đọ sức giữa hành pháp và lập pháp Mỹ đe dọa khả năng chi
trả nợ công của Hoa Kỳ. Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc vừa bất
bình thái độ « vô tâm » của chính trị gia Mỹ vừa lo ngại kinh tế Hoa lục bị tác hại dây chuyền.
Hôm nay 13/10/2013, trong một bài bình luận hết sức chua chát , Tân Hoa xã lên án giới chính trị Hoa Kỳ là « đạo đức giả , không tìm được một thỏa thuận để cho guồng máy nhà nước mà họ rất hãnh điện được hoạt động bình thường ». Cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc cho rằng đã đến lúc hành tinh này phải tìm cách xây dựng một thế giới mới « phi Mỹ hóa », một trật tự mới cho phép « quyền lợi mọi quốc gia được tôn trọng và bảo vệ một cách bình đẳng ».
Do
khủng hoảng ngân sách kéo dài, cơ quan liên bang bị tê liệt, nếu hành
pháp và lập pháp Mỹ không tìm được đồng thuận thì đến ngày 17/10, Hoa Kỳ
có thể tuyên bố hết khả năng trả nợ.
Theo
AFP, Từ nhiều ngày qua, Bắc Kinh liên tục đưa ra những lời kêu gọi
chính giới Cộng hòa và Dân chủ Mỹ thỏa hiệp cũng như nhắc chừng Hoa Kỳ
đừng quên quyền lợi của Trung Quốc vì hai nền kinh tế « không thể tách rời ».
Phản
ứng của Tân hoa xã cho thấy Bắc Kinh rất lo ngại tác động dây chuyền.
Cường quốc kinh tế thứ hai thế giới là chủ nợ chính của Mỹ với 1.277 tỷ
đôla bằng công trái phiếu. Bài bình luận của Tân hoa xã nhấn mạnh đến hệ
quả của bế tắc ngân sách tại Mỹ « đe dọa trữ lượng ngoại tệ bằng đô la của nhiều quốc gia và gây hoang mang cho cộng đồng quốc tế ».
Tân Hoa xã kêu gọi « tạo ra một đơn vị tiền tệ mới thay thế đô la » và
không bỏ lở cơ hội công kích Hoa Kỳ trên hồ sơ biển Đông : Thay vì giữ
lời cam kết của siêu cường lãnh đạo thế giới , Washington chỉ nghĩ đến
quyền lợi riêng, lạm dụng chức năng siêu cường vừa để gây bất ổn tài
chính trên thế giới vừa kích động tranh chấp lãnh thổ và tiến hành chiến
tranh không lý do chính đáng.
|
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 09/Nov/2013 lúc 7:29pm | |||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 04/Dec/2013 lúc 7:49pm | |||
"Một dân mạng khác thì bịa ra một câu chuyện, rất được hưởng ứng trên mạng Weibo (Vi Bác). Vào lúc máy bay chiến đấu của Trung Quốc sắp sửa bắn hạ chiếc B-52 Mỹ - bay vào « vùng phòng không » mà Bắc Kinh vừa tuyên bố - phi công Mỹ đe dọa công bố tài sản của tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đang cất giấu tại Hoa Kỳ. Lời đe dọa này khiến phía Trung Quốc quyết định không nổ súng…" "Vùng phòng không" Trung Quốc : Cơ hội vàng cho MỹHiện diện và hợp tác quân sự của Mỹ tại Châu Âu-Thái Bình Dương. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ.
|
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 12/Jan/2014 lúc 1:36am | |||
Tướng Việt Nam nói về thái độ Trung Quốc trước tàu ngầm Hà Nội 07.01.2014 Khi về đủ 6 chiếc tàu ngầm Kilo, nếu ta luân phiên thì lúc nào
cũng có 2 chiếc ở trên biển. Đó cũng là sự cảnh báo đối với bất kỳ đối tượng
nào có ý đồ gây chiến..." Căn cứ của kilo Hà Nội nhìn từ vệ tinh. Như vậy, chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang
tên HQ-182 Hà Nội trong tổng số 6 chiếc do Nga sản xuất cho Việt Nam theo
hợp đồng đã ký vào năm 2009 đã về đến cảng Cam Ranh. Sự kiện này đang được các
nhà phân tích quân sự và chính trị trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt. Đó
cũng là chủ đề cuộc trao đổi của chúng tôi với Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên
Giám đốc Học viện Hải quân, Bộ Quốc phòng. Tàu ngầm Hà Nội tại Nhà máy Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi trước khi về Việt Nam. PV: Với vùng biển rộng lớn của Việt Nam, có người cho rằng chúng
ta mới chỉ có 6 tàu ngầm là quá ít, nhất là so với nước láng giềng Trung Quốc.
Ông có quan điểm như thế nào về việc này? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Thực ra, tất cả mọi so sánh đều khập
khiễng và tất nhiên ta không so sánh với các nước có diện tích rất lớn như Mỹ,
Nga, Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 8 tàu ngầm nguyên tử, 60 tàu
ngầm diesel. Ta chỉ có 6 chiếc nên so với họ ta chỉ bằng 1/10 nhưng với mục
đích của chúng ta là xây dựng lực lượng tàu ngầm để bảo vệ Tổ quốc nên tôi nghĩ
rằng chúng ta cũng đã có đủ sức. Tất nhiên có nhiều hơn nữa thì càng tốt. Khi về đủ 6 chiếc tàu ngầm, nếu ta luân phiên thì lúc nào cũng
có 2 chiếc ở trên biển. Đó cũng là một sự cảnh báo đối với bất kỳ đối tượng nào
có ý đồ gây chiến, đe dọa chúng ta. Ngày trước trong Đại chiến thế giới thứ 2, Đức chỉ có
một tàu ngầm mà trên Đại Tây Dương, họ cũng đã làm mưa làm gió và đánh chìm
nhiều tàu vận tải của Anh, Mỹ. Lợi thế của tàu ngầm là đi trong lòng biển, nghe được tiếng của
các phương tiện khác từ rất xa mà các phương tiện truy tìm nó lại rất khó để
phát hiện ra nó. Bây giờ khoa học đã phát triển, có nhiều cách để tìm ra tàu
ngầm nhưng việc tìm ra và khuất phục tàu ngầm Kilo như của chúng ta
là không đơn giản. Nạp tên lửa chống hạm 3M54 Club-S vào ống phóng ngư lôi phía mũi tàu Kilo 636 - Ảnh: Tư liệu PV: Liên quan đến sự kiện Việt Nam nhận tàu ngầm Kilo, theo
đánh giá của giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc thì khi Việt Nam
nhận tàu ngầm hiện đại lớp Kilo từ Nga, cán cân sức mạnh hải quân tại Biển Đông
sẽ thay đổi. Ông đánh giá cán cân sức mạnh tại Biển Đông giữa Việt Nam với các
quốc gia khác trong Đông Nam Á như thế nào? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Đông Nam Á có nhiều nước nhưng liên quan
đến Biển Đông thì chỉ có 5 nước. Hiện nay, các nước như Malaysia, Indonesia và
Singapore đều có lực lượng tàu ngầm nhưng họ cũng không có nhiều. Sức mạnh của các nước Đông Nam Á có thể là tương đương với nhau.
Nhưng cái chính là làm sao đến 2015, các nước Đông Nam Á trở thành cộng đồng có
ý chí chung và có tư duy để bảo vệ vùng biển, vùng trời của tất cả các nước
trong khu vực. Đông Nam Á nếu đoàn kết được sẽ tạo ra sức mạnh lớn lao giúp
Biển Đông ổn định hơn. Mô phỏng cảnh tàu ngầm Kilo 636 phóng tên lửa chống hạm 3M54 Club-S từ ống phóng ngư lôi phía mũi tàu. PV: Thưa ông, liệu việc chúng ta sắm tàu ngầm và dự định sẽ mua
thêm khi có điều kiện có làm cho việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
COC trở nên khó khăn? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: COC chủ yếu là giữa ASEAN với Trung
Quốc. Tôi nghĩ rằng cái chính là ở sự thiện chí của Trung Quốc và thực chất ý
đồ của Trung Quốc có muốn cho Biển Đông ổn định hay không. Nếu họ muốn Biển Đông thực sự hòa bình để phát triển, họ sẽ giải
quyết với ASEAN về COC một cách nhanh chóng chứ không phụ thuộc vào việc Việt
Nam có mua tàu ngầm hay không. Thực ra, chúng ta ở thế yếu hơn nhiều so với
Trung Quốc. Việt Nam hiện đại hóa không quân và hải quân là để tự vệ, chứ không
hề đe dọa hay xâm lược ai. Tàu ngầm Hà Nội đang cặp mạn cầu cảng tại Cam Ranh PV: Theo Thiếu tướng, khi Việt Nam có tàu ngầm, Trung Quốc sẽ
thay đổi cách ứng xử với Việt Nam như thế nào? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Cái này khó có
thể nói trước được, chúng ta phải quan sát rất thận trọng. Tư tưởng nước lớn và
bá chủ toàn cầu của Trung Quốc rất bao quát và xuyên suốt trong thời kỳ kéo
dài. Chúng ta có lực lượng tàu ngầm, tất nhiên họ theo dõi chúng ta
và có nhiều lúc họ có những lời bình luận mang tính chất khiêu khích nhưng đó
chỉ là những từ ngữ từ báo chí chứ không có phát ngôn chính thức nào từ các
chính khách. Trong những lúc như thế, chúng ta cần bình tĩnh để có cách ứng xử
phù hợp, xem họ nói và làm như thế nào. Sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm PV: Thưa ông, trong 2 năm gần đây, Trung Quốc có khá nhiều hành
động gây hấn với Việt Nam trên Biển Đông như mời các đối tác đấu thầu khai thác
dầu khí trên vùng biển của Việt Nam, xua nhiều tàu cá xuống Biển Đông… Ông có
nghĩ rằng khi chúng ta có tàu ngầm, họ sẽ bớt đi những hành động bất chấp luật
pháp và tình hữu nghị giữa hai nước? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Tất nhiên, đối với những người chỉ huy
quân sự, đó là điều phải suy tính đến. Còn với từng cá nhân thì họ có lúc rất
hung hăng, cảm thấy như vậy là bộc lộ uy quyền nước lớn, họ không nghĩ rằng đã
có rất nhiều ví dụ trên thế giới này về việc sai lầm của một người lính dẫn đến
chiến tranh. Việc đụng độ trên biển cũng vậy. Hành động từ cấp dưới của những
người thừa hành nhiệm vụ như vậy thì ta phải luôn cảnh giác. Chúng ta phải hết
sức bình tĩnh tránh những sự khiêu khích như vậy từ họ. Tàu Rolldock sea đưa tàu ngầm Hà Nội đến vịnh Cam Ranh, Việt Nam vào ngày 3/1. Ảnh: Tân Hoa Xã PV: Dù nhận tàu ngầm Kilo là một sự kiện trọng đại, nhưng không
thể phủ nhận rằng Hải quân Việt Nam còn phải đối diện với rất nhiều
khó khăn. Theo ông những khó khăn đó là gì và chúng ta cần khắc phục như thế
nào? Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Đúng là chúng ta còn rất nhiều khó khăn
mà cái chính là nền kinh tế của chúng ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học
kỹ thuật của chúng ta phần lớn là mới bắt đầu. Không so sánh đâu xa, chúng ta
so với Hàn Quốc đã thấy thua rất xa. Họ đóng được tàu ngầm, sản xuất được máy
bay, làm được tàu khu trục… trong khi đó những thứ này ta phải đi mua. Vì vậy
chúng ta phải phấn đấu làm sao để tự sản xuất những phương tiện phục vụ cho
quốc phòng, an ninh. Tàu ngầm Kilo Hà Nội bơi trong lòng biển quê hương hôm 3/1, sau khi được chuyển ra khỏi tàu vận tải Rolldock Sea. Thứ hai là mua tàu ngầm về thì phấn khởi thật nhưng tiền để
"nuôi" tàu ngầm, giữ cho chúng luôn có sức sống, sức chiến đấu ở trên
biển xứng tầm với những trang bị thì cũng không phải là ít. Tôi biết rằng để
nuôi dưỡng một tàu ngầm lớp Kilo để nó hoạt động theo tuổi thọ khoảng 40 năm
thì mỗi năm chúng ta phải tốn khoảng 20 triệu USD, bao gồm việc nuôi kíp tàu và
các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng. Do đó phải làm thế nào để kinh tế của chúng ta phát triển, khi
đó sức mạnh quân sự của chúng ta mới khiến nhiều nước kiêng nể. Còn khi kinh tế
kém phát triển, chúng ta không thể đầu tư cho quốc phòng một tỷ lệ lớn được bởi
điều đó sẽ khiến việc đầu tư cho đời sống của nhân dân bị thu hẹp đi. Theo Tri thức trẻ
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Jan/2014 lúc 1:37am |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 21/Jan/2014 lúc 6:37pm | |||
Mỹ bất ngờ điều 12 chiếc F-22 Raptor, tăng thêm quân đến Nhật Bản
Mỹ gửi 12 'chim săn mồi' tàng hình F-22 sang Nhật | Quốc phòng ... |
||||
mk
|
||||
IP Logged | ||||
<< phần trước Trang of 12 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |