Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: LỊCH SỬ VIỆT NAM | |
<< phần trước Trang of 11 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 18/Sep/2020 lúc 11:28am |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Sep/2020 lúc 11:28am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 10/Dec/2020 lúc 4:39am |
Những Quy Tắc Trong Mâm Cơm Người Việt Nam XưaHình minh họa 1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng. 2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn. 3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung. 4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn. 5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. 6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm. 7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác. 8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa 9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa. 10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ. 11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá. 12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông. 13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng. 14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn. 15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói. 16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa. 17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa. 18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm. 19. Khi nhai tối kỵ chép miệng. 20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp] 21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm. 22. Không gõ đũa bát thìa. 23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu. 24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định). 25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người. 26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình. 27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình. 28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào. 29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm… 30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản. 31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn. 32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh. 33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa. 34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai. 35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn. 36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn. 37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự. 38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi. 39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt. 40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện. 41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn. 42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện 43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm. 44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon. 45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta. 46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác. 47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi. 48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay. 49. Không được phép quá chén. 50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà. Lưu lại về học rồi dạy con cháu dần Sưu tầm Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Dec/2020 lúc 4:40am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 01/Mar/2021 lúc 8:51am |
NHỮNG BỨC ẢNH MÀU ĐẦU TIÊN VỀ HÀ NỘIFr: Huu Dinh Nguyen ** Ducgiang Nguyen Nhiếp ảnh gia Leon Busy được Viện Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) cử sang Việt Nam chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 tới năm 1917. 60 ảnh trong triển lãm này chọn lọc từ 1.500 bức do Leon Busy thực hiện. Đây là một bức ảnh về hồ Gươm. Qua các bức ảnh, người xem có thể thấy được cảnh sinh hoạt, lao động đời thường hay như cách phân tầng xã hội thời bấy giờ. Ảnh cũng thể hiện đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Hà Nội xưa thấm nhuần Lão giáo, như quan niệm về Đạo Tam phủ hay thờ cúng các linh vật hoặc tư tưởng cấm sát sinh của đạo Phật. Ảnh chụp toàn cảnh Văn Miếu. Ảnh lăng mộ Hoàng Cao Khải mà ngày nay chỉ còn là phế tích. Bức ảnh về lò giấy ở làng Bưởi. Nghề làm giấy nổi tiếng ở làng Bưởi (làng Yên Thái xưa) nay đã không còn. Có nhiều nhiếp ảnh gia để lại những bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa, song những bức ảnh chưa từng công bố này mang đến một điều đặc biệt. Nó là những bức ảnh màu đầu tiên về đất Thăng Long xưa. Leon Busy được đánh giá rất “chịu chơi” vì áp dụng kỹ thuật này trong khi nó mới ra đời năm 1903. Trong ảnh là phố Hàng Thiếc. Một góc chợ cuối làng ở vùng ven Hà Nội. Phố đèn lồng rực rỡ sắc màu qua góc nhìn của Leon Busy. Một mặt hàng nhưng do nhiều nghệ nhân khác nhau làm giúp người mua thoải mái lựa chọn. Bức ảnh “Móng tay của nhà nho” thể hiện rõ quan niệm thời xưa rằng người có chữ không được làm công việc chân tay. Bên cạnh đó, những bức ảnh màu đầu tiên còn thể hiện rõ phân biệt đẳng cấp xưa. Trong ảnh một người phụ nữ trung lưu đang nấu cơm. Tóc vấn, quần áo đắt tiền, có người đứng hầu phía sau cửa… là hình ảnh về những phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả xưa. Trong ảnh ba phụ nữ này đang chơi bài. Leon Busy cũng sắp đặt một số góc cảnh để chụp ảnh. Hai cô gái ngồi bên bể nước vận trang phục cổ truyền là yếm trắng, quần đen, thắt lưng sáng màu, nón ba tầm. Lão nông ngồi giữa sân phơi thóc thể hiện quan niệm về sự sung túc trong đời sống nông nghiệp thời xưa. Sân phơi thể hiện tham vọng của chủ nhà, sân càng rộng nhà càng nhiều thóc. Hai thôn nữ vừa đi hái rau muống, họ mặc áo tứ thân, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ. Đô vật bái thần làng trước trận đấu (làng Xa La, Hà Đông). Triển lãm ảnh “Hà Nội, sắc màu 1914-1917″ diễn ra từ ngày 9/12/2013 đến ngày 4/1/2014. Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng người Pháp, tiến hành kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các dân tộc trên thế giới. Leon Busy, trung úy hậu cần quân đội Pháp, được giao chụp ảnh ở Việt Nam. Từ năm 1914 tới năm 1917, Busy đã chụp hơn 1.700 bức ảnh. Khoảng 60 bức ảnh của ông đang được trưng bày trong triển lãm Hà Nội sắc màu.Trong ảnh là một cô gái đang têm trầu. Leon Busy khá ưu ái thiếu nữ đang soi gương trong hình, cô đã xuất hiện trong 16 bức ảnh màu của ông. Trong từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc. Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc, đồ gỗ trong nhà được chạm khảm tinh xảo. Một ông nhà giàu sửa soạn hút thuốc. Quần áo và dép của một bà đồng có nét khác biệt rõ rệt với trang phục của các giai cấp tầng lớp trên. Bốn mẹ con người ăn mày mù lòa ngồi cạnh hàng rào dứa gai xin lòng thương của Phật tử tới chùa. Người ăn mày bị bệnh phong mong manh trong chiếc khố ngồi nơi vệ đường. Leon Busy còn chụp nhiều ngành nghề khác như nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống. Ông đồ vận áo the nâu, quần trắng, khăn thếp có học trò mài mực giúp. Những người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản. Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt đậy. Người đứng bán hoa quả trước cửa đền Ngọc Sơn. Nghề bật bông xưa được làm ngay ngoài trời. Thời kỳ người dân còn nghèo, nghề “làm mới” chăn bông rất phát đạt. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 19/Mar/2021 lúc 3:32pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 09/Apr/2021 lúc 7:56am |
Con Người, Phong Cảnh Miền Nam Hơn 100 Năm Trước
Đường Quảng Đông trước đây. Nay là đường Triệu Quang Phục, quận 5. Đào hát và nữ nhạc công Nam Kỳ. Phụ nữ Nam Kỳ. Cầu Bình Lợi. Nhà thờ Đức Bà. Y Nguyên |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 23/Apr/2021 lúc 4:00pm |
Sài Gòn tuổi thơ, kỷ niệm đồng tiền xé đôi thối lại
Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi. Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc năm 1968, thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất. Sài gòn tuổi thơ, kỉ niệm đồng tiền xé đôi thối lại Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười rồi chia ly với Sài Gòn. Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blancy (Hai Bà Trưng), sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh) tả: Hoa hường phết (phết là dấu phẩy). Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. Tôi viết: Qua tường phết. Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này: Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên Trụ đèn, giây thép, tượng hình Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an Mặc dầu đường rộng thênh thang Ngựa xe đi lại luật hành phải thông Mặc dầu đường rộng mênh mông Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh… Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì. Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba, sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi. Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp. Sài Gòn tuổi thơ, kỷ niệm đồng tiền xé đôi thối lại Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không có tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được. Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác. Sài gòn tuổi thơ, kỉ niệm đồng tiền xé đôi thối lại Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này. Ba tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 xu bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho: Tiết Trực Tâm Hư). Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam, Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn! Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh. Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambreta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi. Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại. Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ. Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai, với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh. Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống. Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh. Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về. Trần Mộng Tú Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Apr/2021 lúc 4:23pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 26/May/2021 lúc 10:20am |
Lịch sử ra đời của phin cà phê Việt NamCafe là thứ đồ uống có sức quyến rũ kỳ lạ. Bản thân nó cũng mang trong mình những câu chuyện riêng đầy hấp dẫn. Dòng chảy của văn hóa cuốn Cafe “trôi” theo, để lại cho chúng ta tò mò về những điều xung quanh ly Cafe. Bạn có bao giờ tò mò chiếc Phin Cafe chúng ta thường dùng có từ bao giờ? Nguồn gốc từ đâu?
2. Khám phá nguồn gốc chiếc phin ViệtTừ thế kỉ XIX, cây cà phê cũng đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam thời thuộc địa, và có lẽ, chiếc phin cà phê cũng theo đó vào Việt Nam, để rồi dần dà nó không chỉ là một dụng cụ chiết suất cafe đơn thuần mà trở thành một điều đặc biệt trong văn hóa cà phê ở Việt Nam. Hình ảnh ly cà phê phin gắn liền xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hóa cà phê của người Việt. Và hơn thế, cà phê phin đã mang tầm thương hiệu, một nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của người Việt Nam.
Có giả thuyết cho rằng, Madras Coffee Filter – Phin cafe nguyên bản từ vùng Nam Ấn có lịch sử từ những năm 70 của thế kỉ 17 có thể chính là tiền thân của chiếc phin cà phê Việt nhờ những điểm tương đồng về cấu trúc. Xuất phát từ những năm 1670 tại vùng Nam Ấn, chiếc phin Cafe được biết đến với cái tên “Madras Coffee Filter”. Cũng trong thời kỳ này, Pháp chiếm một phần Nam Ấn và Đông Ấn và phát triển các hoạt động giao thương kinh tế tại đây. Thành phần nguyên bản của chiếc Madras Coffee Filter ban đầu gồm 2 phần:
Hai bộ phận khớp với nhau tạo nên hình dáng như một chiếc ly dài, hình dáng có phần khác so với chiếc Phin cafe hiện tại có các bộ phận tương đối tách rời như chúng ta thường dùng.
3. Phin Việt cũng có nét đặc trưng và đa dạng riêngCuộc sống hiện đại cùng nhịp sống bận rộn, chưa kể đến sự du nhập của nhiều loại đồ uống, nhiều cách thức mới trong thưởng thức Cafe, nhưng tuyệt nhiên, với rất nhiều người, được thả lỏng tâm hồn, chờ đợi từng giọt tinh chất cà phê nhỏ giọt vafi thưởng thức ly cà phê phin đậm đà vẫn là một thú vui mỗi ngày. Chiếc phin Cafe vì thế ẩn trong đó là nhiều câu chuyện, tâm sự của những con người bên lề. Trong bài viết khám phá về lịch sử chiếc Phin cafe Việt này, chúng tôi cũng muốn “kể lể” thêm những thông tin xung quanh chiếc Phin Cafe, có thể với nhiều người nó có hơi “thừa” nhưng cũng có thể với người khác, nó lại là thông tin hữu ích! Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, thị trường hiện nay cũng cung cấp nhiều loại phin pha cà phê, trong đó phổ biến nhất vẫn là phin nhôm và phin inox. Hai loại phin này đều có ưu nhược điểm riêng cả hai loại phin thì đều được thiết kế đa dạng nhiều kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân, gia đình hay quán xá của bạn, hơn nữa lại linh hoạt, dễ thao tác mà chất lượng cà phê pha khá ngon. Phin inox có ưu điểm hơn là thiết kế nắp gài, giúp bạn điều chỉnh độ nén khi pha cà phê chính xác hơn bằng việc vặn ốc ở trục gắn giữa lòng phin. Điều này giúp cà phê bột nguyên chất khi pha sẽ có độ nở, không làm bung nắp gài khiến cà phê bị nở trào, mất hương vị. Tuy vậy, giá phin inox khá cao nên thường được gia đình hoặc cá nhân lựa chọn. Bộ lọc cà phê bằng nhôm thì lại được ưu tiên sử dụng nhờ khả năng kiểm soát nhiệt độ tốt giúp cafe có hương vị đạt chuẩn. Phin nhôm giá thành phù hợp hơn, nhưng không thiết kế ốc vặn cùng nắp gài nên khi pha, bạn cần lưu ý rót từ từ vừa đủ lượng để bột cà phê nở từ từ, không trào bột lẫn xuống ly. Loại này hay được quán cà phê lựa chọn sử dụng số lượng lớn hơn. st. Một chút thông tin thú vị về câu chuyện xung quanh chiếc Phin cafe, khám phá thêm nhiều thông tin thú vị tại website Jarvis.vn nhé! |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 01/Jun/2021 lúc 9:33am |
Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn). Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì? Truông là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ. “Thương em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.” Tại
sao lại có câu ca dao này? Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường
có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.Phá là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An. Bàu là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò. Đầm là chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng giòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn. Bưng từ gốc Khmer là “Bâng,” chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng… mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng. “… về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa.” Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc. Láng chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc. Trảng là chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom, Trảng Táo. Đồng là khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười. Hố là chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất. Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau, văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa một cách tài tình. Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt “Cần” và “Thơ.” Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer “kìntho,” là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò tho.” Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho,”người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer “kìntho.” Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “Mỹ” và “Tho,” không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock, chỉ còn giữ lại “Mỳ Xó” thôi. Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang.” Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng. Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là Giang; trăng là Nguyệt). Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên, châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng. Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer “Bai xao” có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi. Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là “K’sach,” như vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer “k’sach.” Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của “k’ran,” tức “cà ràn,” là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn. Trà Vinh xuất phát từ “Prha Trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng. Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer “Prek Trakum,” là sông rau muống (Trakum là rau muống). Sa Đéc xuất phát từ “Phsar Dek,” Phsar là chợ, Dek là sắt. Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer “Srala,” là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo. Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer “Tưck Khmau,” có nghĩa là nước đen. Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi, người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ, cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu. Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là Chợ Cũ, Chợ Mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức. Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau: – Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn. – Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo , chợ Bà Rịa. – Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn. Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình… Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị. Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: Vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm lưới hay làm bủa để nuôi tằm). Thủ là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi. Bến ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò,xe hàng, xe lam… Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức, Bến Gỗ ở Biên Hòa. Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như: Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ). Có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch… thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ… Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận. Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai. “Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.” Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản “Thủ” ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó. Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên thủy đã biến mất theo thời gian. Thí dụ: Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán… chứ còn nói là “cái chợ có cái quán” thì đố ai mà tìm cho ra được. Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn. Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối. Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi). Tái bút: Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. . – Trần Văn Giang (Ghi Lại) |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 12/Aug/2021 lúc 9:10am |
Hình Ảnh Xưa Của Miền Trung VN Huế - chợ gà Huế - lăng Minh Mạng Huế - lăng Minh Mạng Huế - lăng Tự Ðức Huế - xe lửa Huế - rạch Phủ-Cam Huế - Đà Nẳng Vịnh Cam-Ranh Một ngôi chùa Một ngôi chùa Huế - Chùa Thiên Mụ Huế - ngôi chùa trong lăng Thiệu-Trị Người giữ chùa ~oOo~ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 20/Aug/2021 lúc 10:22am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 11 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |