![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 02/Apr/2012 lúc 7:15am |
||||||||||||
TP.HCM: Mưa giông lớn, nhiều căn nhà bị tốc mái ![]() (TNO)
Trưa và chiều 1.4, mưa giông lớn kèm theo gió xoáy mạnh đã khiến nhiều
căn nhà tại P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức (TP.HCM), ấp Tân Lập huyện Dĩ An
(Bình Dương)... bị tốc mái.
Khoảng 15 giờ 30, tại làng đại học Thủ Đức (thuộc ấp Tân Lập, huyện
Dĩ An, tỉnh Bình Dương), một cơn giông lớn kèm theo mưa to khiến
nhiều căn nhà, hàng quán bị tốc mái. Nhiều tấm tốn bị gió cuốn bay khỏi
mái nhà nhưng may mắn không ai bị thương.
Trong khi đó, con mưa kéo dài suốt ngày đêm khiến nhiều tuyến đường
tại Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM), Kha Vạn Cân (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ
Đức), Đinh Tiên Hoàng (Q.Bình Thạnh) chìm trong biển nước, xe cộ đi lại
khó khăn.
Khoảng 19 giờ 15 trên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ Nguyễn Thị Minh
Khai đến Võ Thị Sáu, Q.1, TP.HCM), nhiều cây xanh bị bật gốc nằm chắn
ngang đường khiến giao thông đi qua đoạn này bị khó khăn.
Bão số 1 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Chiều 1.4, bão số 1 đã suy yếu
thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và đổ bộ vào địa phận Bình Thuận, Bà
Rịa-Vũng Tàu (BR-VT). Tâm ATNĐ đi vào khu vực giữa TP.Vũng Tàu và La Gi
(Bình Thuận).
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, các tỉnh Nam Trung bộ
và BR-VT đã có gió mạnh cấp 6 - cấp 7, giật cấp 8 - cấp 9 và có mưa to
đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 50- 150 mm, một số nơi trên 200 mm.
Sau đó, ATNĐ tiếp tục di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, đi
sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp rồi tan dần. Tuy đã
suy yếu thành ATNĐ khi tiến sát gần bờ nhưng bão số 1 đã gây ra thiệt
hại nặng ở nhiều địa phương.
Tại TP.HCM, từ sáng sớm hôm qua trời đã có mưa nhẹ, kéo dài suốt cả ngày, càng về chiều càng nặng hạt. Từ khoảng 16 giờ trở đi, mưa như trút nước kèm theo giông gió, càng lúc càng mạnh. Từ khoảng gần 18 giờ, giông gió nổi lên rất mạnh làm ngã, đổ nhiều cây xanh trên đường. Tại trạm Tân Sơn Nhất đã ghi nhận được sức gió giật 23 m/giây (cấp 9).
Theo số liệu chưa đầy đủ, tính đến 19 giờ cùng ngày, có ít nhất 30 cây xanh và nhiều tấm biển quảng cáo ngã, gãy đổ xuống đường. Do gió mạnh, cả hai bến phà Bình Khánh và Cát Lái đều phải tạm ngưng hoạt động vào chiều và tối qua. Nhiều khu vực ở Q.9, Q.Thủ Đức, H.Bình Chánh… bị cúp điện do sự cố. Riêng H.Cần Giờ có 17 ngôi nhà bị sập và tốc mái; 19 cây xanh lớn bị trốc gốc; 11 ghe nhỏ ở xã đảo Thạnh An bị chìm, 1 chiếc tàu sắt bị đứt neo trôi vào bờ sông Xoài Rạp, xã An Thới Đông nhưng không có thương vong về người.
Tại Đồng Nai đã có 331 căn nhà bị tốc mái, 4 căn sập hoàn toàn và 3 người bị thương. Gió mạnh đã làm tốc mái, đổ nhiều cây xanh và cuốn đổ biển báo, trụ đèn trên QL1A. Ngoài ra, tại khu vực ga Hố Nai - Trảng Bom, gió lớn cuốn đổ nhiều cây cối chắn ngang đường sắt, đồng thời nước ngập dâng cao làm đường sắt tuyến bắc - nam bị tê liệt. Tại BR-VT có 3 người bị thương nặng, 3 tàu chìm, 130 căn nhà bị tốc mái và 20 căn nhà bị sập hoàn toàn. Nhiều cây xanh trên tuyến đường trung tâm TP.Vũng Tàu bị trốc gốc, ngã rạp chắn ngang đường. Tại Bình Thuận, gió to, mưa lớn đã làm 3 chiếc tàu của ngư dân bị đánh chìm, rất may không có thiệt hại về người. Sóng biển dâng cao làm sạt lở nghiêm trọng đường Trần Lê, P.Đức Long (TP.Phan Thiết) khiến 30 hộ dân phải sơ tán. Tại Ninh Thuận, anh Trần Xuân Hậu (25 tuổi, trú thôn Phương Cựu 3, xã Phương Hải, H.Ninh Hải) bị nước cuốn trôi mất tích khi đi qua bờ tràn Cây Trôm (xã Phương Hải), đến gần 9 giờ sáng 1.4, thi thể anh mới được tìm thấy; tại cảng cá Cà Ná (H.Thuận Nam), tàu cá mang số hiệu NT - 90434 TS bị sóng đánh chìm và đã được Đồn biên phòng 420 hỗ trợ trục vớt đưa vào bờ. Tại Bình Định và Phú Yên, mưa to kèm theo gió lớn khiến hàng ngàn ha lúa sắp thu hoạch bị ngã đổ chìm trong nước. Tại Long An, chỉ riêng ở 2 huyện Cần Giuộc và Cần
Đước đã có 189 căn nhà bị sập và tốc mái. Tại Đồng Tháp, 54 căn nhà ở
các xã thuộc H.Cao Lãnh cũng bị sập và tốc mái. Còn ở H.Bình Tân (Vĩnh
Long) mưa to, gió lớn làm 160 căn nhà dân trên địa bàn huyện bị sập, hư
hỏng nặng. Tại Bến Tre, lốc xoáy đã làm sập, tốc mái 8 căn nhà thuộc
H.Thạnh Phú và TP.Bến Tre. Tại Cà Mau, giông lốc trong mấy ngày qua đã
làm sập hoàn toàn 17 căn nhà và làm tốc mái 70 căn nhà của người dân…
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Apr/2012 lúc 7:40am |
|||||||||||||
mk
|
|||||||||||||
![]() |
|||||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||
Thứ hai, 2/4/2012, 17:50 GMT+7
Hai người chết, hàng nghìn căn nhà bị tốc mái do bãoBão Pakhar đổ bộ vào đất liền đã làm 2 người chết tại
Đồng Nai và Ninh Thuận. Còn tại TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dương..., bão đã tàn phá hàng nghìn căn nhà, hàng trăm cây xanh bị đổ...
Sáng 2/4, UBND TP HCM đã có cuộc họp với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn để đánh giá thiệt hại do bão gây ra trên địa bàn và hướng khắc phục. Lãnh đạo thành phố đánh giá, do chủ động phòng chống nên thiệt hại do bão không đáng kể.
Thống kê sơ bộ của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu hộ thành phố, bão Pakhar đã làm gần 500 căn nhà tại TP HCM đổ sập và tốc mái, hơn 400 cây xanh bị đổ, 11 ghe tàu bị chìm, 85 hệ thống đường điện bị hư hỏng, 8 điểm ngập có độ sâu từ 30 đến 50 cm gồm: Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Hòa Bình, Âu Cơ (Tân Phú), Bàu Cát, Đồng Đen (Tân Bình), Tỉnh lộ 43 (Thủ Đức), Đỗ Xuân Hợp (quận 9), Nguyễn Văn Quá (quận 12). Ở trung tâm thành phố, nhiều cây cổ thụ đổ gây cản trở giao thông trên các tuyến đường như Hai Bà Trưng, Lê Duẩn, Đông Du, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… Có trường hợp cây xanh đè lên nhà dân, taxi… nhưng rất may không gây thiệt hại về người. Cây xanh đổ vào đường dây điện, đè gãy gần 20 trụ điện khiến hơn 137 khu vực bị mất điện đến 3h sáng. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Anh, Phó giám đốc công viên cây xanh TP HCM cho biết, ở các khu vực trung tâm như 1, 2, 3, 5, 10... bão Pakhar đã quật ngã 227 cây, gần 70 nhánh bị gãy. Ngay trong tối 1/4, hơn 200 nhân viên công ty đi khắp các địa bàn, phối hợp với các đơn vị triển khai công tác khắc phục sự cố. Hiện Công ty công viên cây xanh vẫn tiếp nhận thông tin từ người dân về sự cố cây xanh để kịp thời xử lý. Theo ông Đoàn Thanh Điệp, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Cần Giờ, đến 10h sáng 2/4, huyện có trên 170 căn nhà bị sập và tốc mái, 280 cây bị đổ, 11 ghe bị chìm, một thuyền bị trôi và gãy hai trụ điện. Những sự cố này xảy ra tại các xã Thạnh An, Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp… UBND huyện chuẩn bị đưa gần 2.000 người dân xã đảo Thạnh An trở lại cuộc sống bình thường. Theo ghi nhận của VnExpress.net, đến trưa 2/4, nhiều tuyến đường thuộc khu vực trung tâm vẫn còn cây đổ ngổn ngang chưa được xử lý. Dù suốt đêm qua, Công ty TNHH Công viên cây xanh đã huy động gần 300 người để dọn dẹp, xử lý, nhưng do quá nhiều cây đổ nên vẫn chưa thể thu dọn hết. Trước những thiệt hại do bão gây ra, ông Lê Minh Trí, Phó chủ tịch UBND TP HCM, yêu cầu các đơn vị tập trung mọi nguồn lực giúp dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống; rà soát tất cả thiệt hại về nhà cửa để có hỗ trợ hợp lý. Ông Trí yêu cầu ban chỉ huy phòng chống lụt bão các quận huyện trang bị phương tiện để luôn trong tư thế sẵn sàng khi có tình huống xấu.
Tại Đồng Nai, theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, đến 7h sáng bão đã làm một người chết do bị điện giật khi leo lên nóc nhà chằng néo lại mái tôn và 5 người bị thương. Ngoài ra, trong mưa dông gần 700 căn nhà đã bị tốc mái, sập 19 căn nhà khác. Trước thiệt hại nặng nề do bão, chính quyền địa phương đã huy động 1.000 dân quân tự vệ hỗ trợ người dân khắc phục. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện vẫn chưa có thống kê về thiệt hại. Tuy nhiên, theo thông tin ban đầu, huyện Xuyên Mộc là khu vực bị thiệt hại nặng nhất với hơn 500 căn nhà bị tốc mái, 40 căn bị sập hoàn toàn, 10 ghe nhỏ bị chìm và 15 ha diện tích hoa màu bị hư hại. Còn tại Bình Dương, theo thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, bão kèm mưa to, lốc xoáy đã gây sập tốc mái hàng chục căn nhà, nhiều ha cao su đang khai khác của người dân bị gãy đỗ, hàng trăm góc măng cụt bị bứt góc. Trước đó, ngày 31/3 do ảnh hưởng của bão, 230 căn nhà tại tỉnh Long An đã bị tốc mái và 28 căn nhà bị sập hoàn toàn gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Chính quyền tỉnh cũng đã hỗ trợ mỗi hộ bị sập nhà 5 triệu đồng để sửa lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.
Xuất hiện sớm vào tháng 3, lại đổ bộ vào khu vực đồng bằng Nam Bộ, Parkhar là cơn bão được đánh giá "bất thường". Trong 30 năm qua chỉ có một cơn bão đổ bộ vào Việt Nam trong khoảng thời gian này. Đường đi của những cơn bão đầu mùa thường hướng vào miền Bắc và dịch dần xuống phía Nam vào cuối mùa mưa bão. Dự báo năm 2012 sẽ có 6-7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, nhiều hơn trung bình nhiều năm. Nhóm phóng viên http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/04/hai-nguoi-chet-hang-nghin-can-nha-bi-toc-mai-do-bao/ |
|||||||||||||
mk
|
|||||||||||||
![]() |
|||||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||
mk
|
|||||||||||||
![]() |
|||||||||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||
Tin-ảnh: Ph. Dũng - X. Danh - N. Sỹ |
|||||||||||||
mk
|
|||||||||||||
![]() |
|||||||||||||
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |