Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: ĐÊM TRONG TÙ Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Chủ đề: ĐÊM TRONG TÙ
    Gởi ngày: 12/Aug/2007 lúc 12:01pm
 ĐÊM   TRONG   TÙ
                        *
        
Thượng sỹ Từ, cán bộ trực trại, dùng thanh sắt dài cài qua khoen cửa , bóp ổ khóa đánh cắt, quay bước đi vội ra sân, tay cầm xâu chìa khoá có lẽ cũng nặng gần cả kí lô, bước đi hướng về buồng bên cạnh để điểm danh tiếp, công việc mà bọn Công An trực trại vẫn thường làm hàng sáng hàng chiều, người trưởng buồng cũng vẫn thường báo cáo một câu rất quen thuộc :
    -Báo cáo cán bộ, buồng 3 tổng số 86, tại hàng 80, 5 bệnh nằm tại chỗ, 1 nằm bệnh xá....
    Tên cán bộ rão bước nhanh, đếm nhanh, rồi rẽ vào buồng đếm số người bệnh...
    Đó là sinh hoạt bình thường, trừ những khi có chỉ thị gì đặc biệt thì hắn đứng lại nói vài lời, thường thì cũng không ngoài những lời nhắc nhở thường xuyên về nội quy kỷ luật của trại, như cấm nấu nướng trong buồng, giữ trật tự yên lặng, cấm ca hát nhạc vàng ....
    Sau một ngày lao động mệt mỏi, anh em chung buồng mới được tự do sinh hoạt với nhau, cũng sòng xì phé ( đã có máu cờ bạc thì ở đâu cũng đánh bài được ) vài bàn cờ tướng, tụ năm tụ ba nghe kể chuyện bên lon gô trà nóng, một vài rạp chiếu phim, người kể chuyện được gọi là máy chiếu, người kể hay thì được gọi là máy của bộ (Bộ Nội Vụ, thỉnh thoảng trong trại có những buổi chiếu phim cho tù xem, đoàn chiếu phim đến từ bộ nội vụ, từ tỉnh, có khi từ huyện ) tùy khả năng kể mà xuống thấp dần đến cấp miền , tỉnh , xã ... Trong buồng 3, kể chuyện cở như Phạm Thái, Võ văn Ca, Nguyễn Phát Lộc ...là thuộc về máy bộ, vì tình tiết được người kể nhớ rất chi li, người nghe thường ủng hộ cho bàn trà người kể từ bánh kẹo, đường tán đến thuốc lào ...
   
Trời tháng mười, Hà Tây đã bắt đầu vào thu, tuy trời vẫn còn nắng gay gắt, nhưng bầu trời thì thấp hơn, có nhiều đám mây luân chuyển trên bầu trời hơn, không khí cũng bớt oi nồng hơn những tháng hè gay gắt của trời tháng sáu tháng bảy.
    Trại tù Hà Tây có ba đội rau xanh, cung cấp rau màu cho bửa ăn của tù kể cả trên khung( cơ quan )Một đội rau trẻ nằm dãy bên phải sân do Lê Phú Cường( khoá 1 Thẩm sát viên) làm đội trưởng, cấp bậc trung bình của anh em trong đội từ trung úy đến đại úy, hiện trường canh tác ở ngoài cổng trại, đây là đội rau chánh của trại , tù viên phải lao động vất vả hơn các đội rau khác. Đội rau sồn sồn do anh Hải ( Trưởng E vùng 2 )làm đội trưởng, cấp bậc tù viên hổn tạp , đa phần là nhân viên phủ đặc ủy trung ương tình báo, và một số sỹ quan cao cấp của ngành Cảnh Sát, như các trưởng D , E , F, một số sĩ quan cấp tá, và một vài sỹ quan cấp úy trẻ mới bổ sung từ đội chăn nuôi vừa giải thể. Một đội rau...già của Ông Thái( Quốc vụ Khanh) làm đội trưởng, tù viên đa phần là đảng phái quốc gia, trưởng ty hành chánh lẫn với một vài sỹ quan cấp tá và úy. Đội rau sồn và đội rau già ở chung buồng bên dãy trái sân trại, tương đối sống có nề nếp hơn các đội trẻ...
    Cứ mỗi năm vào những ngày cuối thu, trời bắt đầu có nhiều áng mây thấp, thỉnh thoảng có những cơn gió mát người là các đội rau của trại bắt đầu chuẩn bị vỡ đất trồng rau màu mùa đông như su hào, cải bắp, tần ô, riêng đội ba còn có thêm mục dọn ao trồng rau cần nước ...
    Rau ăn chính của trại bao giờ cũng là rau muống, cứ vào thu là rau muống bắt đầu cỗi, đất phải cuốc trở lên để trồng cho kịp vụ, nên việc tìm rau ăn độn của tù trở nên khó khăn chỉ còn một vài loại rau hoang như dền, diệu, chóc ...tay nào lanh, dạn thì lén bứt rau muống giống, tuy cọng nhỏ mà ăn rất ngọt .Công việc trở đất trồng su hào không phải là chuyện đơn giản, mà phải tốn rất nhiều công sức và mồ hôi, ngoài hiện trường, mỗi tù viên là chủ một lô đất, phải chịu trách nhiệm về cỏ rả, tưới tắm, phân bón..., thành phần già yếu thì làm những việc linh tinh khác, như tăng phái cho chủ vườn khi có nhu cầu, phụ nhổ cỏ tát nước xới đất .... Đất mùa nắng, cứng như đá được cuốc lên từng tảng to, lật ngược mặt, dùng vồ đập nhuyển ra trang bằng mặt, dùng cuốc chim hay dầm xới đào hốc có thể tích do cán bộ quản giáo ấn định, khoảng cách phải đều nhau, phần sau cùng là gánh phân từ các ụ ủ phân xanh, gồm cỏ lá hoà trộn với phân người, kít người được các anh tù tự giác bên hình sự, gánh ra từ các buồng xí tù đổ vào ao nhỏ giữa hiện trường, lúc mới ra đội rau chưa quen mùi, khạc nhổ đến khô cổ, rồi sau đó, đâu cũng vào đấy, ngày nào không được ngửi kít là ngày đó không ăn được ( vì bệnh mới được ở nhà, sau khi được y tế trại xác nhận )
    Bởi công việc nhiêu khê, tôi thì ốm tong lại cao như cây tre miểu, lưng lại dài quá tầm cở ; lúc mới chuyển đến trại Hà Tây, tôi được biên chế vào đội gạch, quản giáo là Thượng Úy Đào Thường vốn gốc người Bình Định, dù sao cũng gốc người miền Nam nên ông cũng có vẻ cởi mở chút đỉnh, Ông thường vuốt lưng nói giởn với tôi :
    - Lưng Anh Mỏng dài hết biết, lười lắm đấy !
    Mà quả vậy, Ông bà mình vẫn thường nói : Dài lưng tốn vải , ăn no lại nằm, thì tôi chỉ thể hiện đúng lời cổ nhân thôi , chứ nào có lười gì đâu...( biết vậy nhưng mà trong lòng tôi vẫn nhớ đến 2 câu ...Dài lưng đã có võng đào- Tốn vải đã có cẩm bào vua ban ...)
    Vốn tật lười, với lại sức yếu, nên khi vào phòng xong là tôi nằm dài ra, khoẻ thì nói chuyện rỉ rả với hai anh nằm bên cạnh, một anh khoá 10 võ bị , làm ở toà tổng trấn Sài Gòn, một anh khoá 16 Thủ Đức thuộc tình báo quốc ngoại đang công tác tại Pháp được chiếu chỉ triệu về ....để đi tù . Không nói chuyện thì tôi đọc sách, sách của thư viện trại cho mượn, nhiều anh chê sách CS không thèm đọc, riêng tôi thì quyển nào tôi cũng đọc, vừa giết thời giờ vừa để tìm hiểu CS, phải đọc sách CS viết thì mới biết CS nghĩ gì chứ ...
    Đêm nay cuối tuần, trong phòng ồn ào hẳn lên, vì ngày chủ nhật được nghỉ phè cánh nhạn, tôi nằm yên một mình nhìn đỉnh mùn giăng sẳn vén lên ; năm nầy đã là năm thứ sáu rồi, tôi mơ màng thả hồn về Gò Công, nơi mẹ và anh chị tôi đang sinh sống, tôi lơ mơ hình dung ra cảnh sống của gia đình tôi, Mẹ tôi thì lớn tuổi, chị thứ hai tôi thì yếu đuối, chỉ có một người chị kế tôi là còn đang dạy học .Ba tôi, tạng người mạnh khỏe, nhưng chỉ một cơn bệnh tầm thường mà vì không có thuốc men mà phải ra đi từ năm 79. Gia đình tôi ở Gò Công sẽ phải sống ra sao bằng đồng lương khiêm nhượng của một  người đi dạy học trong chế độ bao cấp của Cộng Sản, lại phải gửi quà thăm nuôi tôi nữa , tôi bí rị không hiểu nhà tôi sống ra sao trong mấy năm nay , nhín nhút nghèo khó tới cỡ nào...
    Ngày xe lăn bánh từ giã Gò Công, tôi vẫn còn nhớ rất rõ như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua, trước cổng trường trung học Bán Công, năm chiếc xe đò liên tỉnh đậu xếp hàng dọc, trời Gò Công sáng ngày 26-6 có hơi lành lạnh do ảnh hưởng trận mưa gần như suốt đêm hôm trước....Toàn thể cấp Trung Úy của Tỉnh Gò Công chia nhau từng phòng học để nghỉ qua đêm kể cả 3 nữ Trung Úy .
    Chúng tôi được lệnh mang hành trang cá nhân lên xe, tôi lên chiếc xe thứ nhì, ngồi băng nhì sát bìa cửa trái, xe đậu cạnh nhà Thiếu Tá Ngọc, tôi còn nhớ cảm giác của tôi lúc đó thật mơ hồ, người anh thứ ba, cấp Đại Úy đã lên đường ngày hôm trước, gia đình tôi rồi đây sẽ ra sao khi hai người con trai đều phải rời khỏi nhà để bị đưa đến một nơi nào đó ...thật mịt mờ. Bạn bè trong xe chắc đều có những mối lo riêng; tôi chợt thấy mẹ tôi hớt hãi từ hướng cầu Tây Ban Nha đi vội tới đoàn xe, tay người xách một giỏ khá nặng, tôi vẫy tay ra hiệu khi mẹ đến gần,Tội lắm, mẹ nói với tôi bằng một giọng thất thần :
    - Xe chỡ đi đâu vậy con ?
    Làm sao tôi biết được tôi sẽ đi về đâu, bây giờ là xe chuyển tù chứ đâu phải xe chỡ đi hành quân của ngày xưa, tôi an ủi gì được cho mẹ tôi trong cảnh nầy đây ...!
    - Không biết nữa mẹ à, người ta sao mình vậy, mẹ đừng quá lo lắng, con sẽ cố gắng liên lạc thư cho mẹ.
    Mẹ vội vã trao cho tôi giỏ xách trong lúc xe cũng từ từ chuyển bánh, đôi mắt của mẹ tôi ửng đỏ, hình ảnh đôi mắt nầy đã ám ảnh tôi trong suốt hơn 8 năm lao tù CS, tôi hiểu Mẹ tôi đau lòng lắm, đứa con trai út mà mẹ thương mẹ quý,nay bị bắt đưa đi trước mặt mẹ, con mẹ rồi đây sẽ bị đưa đi đâu, rồi sẽ phải ra sao, tại sao làm Mẹ mà mẹ lại không có quyền gì với con của mình vậy, đứa con mà Mẹ đã đẻ ra và nuôi nấng nên người, bây giờ bị người ta bắt chỡ đi, đoạn lìa tình mẫu tử ...
    Xe chạy chầm chậm, tôi không dám ngoái nhìn lại Mẹ tôi ...xe ngang qua giáo đường, qua trường Trung Học Gò Công, qua dinh Tỉnh Trưởng, quẹo trái ngang Ty ANQĐ, Quân Cảnh Tư Pháp, quẹo phải ngang qua trường Kỷ Thuật, qua Ty Thông Tin, ngang qua mặt chợ, các cửa hàng rất quen thuộc từ ngày tôi còn tấm bé, đây là Cẩm Nguyên, Vưu Sưu Ký, Kim Lang, Vạn Lai An, Vạn Sanh, Tiệm thuốc tây Trương Thị Thỉ, Công Thành, Hiệp Lợi...bên hong cửa bên phải xe, có nhiều ổ bánh mì được những người bán thảy vào, món quà đơn sơ mà đầy thâm tình của người Gò Công dành cho những người không bảo vệ được Gò Công ...
    Thế rồi ngoài dự trù của tất cả mọi người, xe rẽ vào quận Hoà Đồng, dừng lại trước trại gia binh bên nầy cầu sắt, trước cổng trại có thượng bảng " Trại cải Tạo sỹ quan nguỵ quân và nguỵ quyền tỉnh Gò Công "
    Cái mừng tiên khởi là dù sao trại cũng gần nhà còn nằm trong phạm vi tỉnh ...Xuống xe xếp hàng đôi bước vào cổng trại tôi thấy các đàn anh đứng đầy trong sân đang chỉ chỏ chúng tôi cười nói thì ra đó là các sỹ quan cấp tá, cấp Đại Úy đã trình diện trước tôi mấy ngày, dĩ nhiên cũng có mặt người anh thứ ba của tôi .
    Khoảng 20 ngưòi chia nhau một căn trại gia binh cũ, mỗi người cũng được hơn 5 tấc ngang, Sau khi trải chiều trên nền đất, tạm ổn định chỗ nằm, tôi xem qua giỏ xách của mẹ, một chai đầy nước uống bằng nhựa, một ly nhựa màu xanh, ba nắm cơm vắt, mấy gói muối đậu, cá khô ...
    Tôi thần người ra, sao lại 3 vắt cơm, từ bé tôi chưa thấy nhà tôi nắm cơm bao giờ, tôi chỉ thường thấy 3 vắt cơm để trước quan tài người quá cố thêm mấy quả trứng và tôm cua luộc ( tam sên ).Tôi bẻ cơm ăn thử, cơm tán nhuyển quyện dính nhau, mỗi trái cơm bằng quả cam to cũng phải gần nửa kí lô, lạ miệng ăn thấy ngon lắm ...
    -Ê, Mỏng, dậy lên uống trà nói dóc nghe chơi mậy.
    Đang trong giòng hồi ức, tôi bị thằng Giai kéo giò dựng dậy .
    -Mầy nằm hoài rũ người chết, lên uống trà nói dóc cho vui, nằm đó mà nhớ ghệ hoài ...
    Thằng Giai, Thiếu Úy ANQĐ, học sau tôi mấy lớp, cùng với tôi từ đội chăn nuôi bổ sung về đội rau mấy tháng nay, nó nằm từng trên ngay chỗ tôi nằm. Tôi uể oải ngồi dậy trèo lên thang gác, thì thấy có mặt của Bích Lâu ( ANQĐ, Hoà Tân) Cò Củ ( Ty CS Mỹ Tho )Thành Đỏ ( ANQĐ Long An )Kiệt Cá Ngáo ( Chuẩn úy tù binh Phước Long )...
    Tất cả quây quần trên hai chiếu của Giai và Lâu, một bếp dầu 8 tiêm đang đun một lon gô nước, mấy lon nhôm thịt họp dùng làm ly uống nước, có thuốc lào ba số 8, Tiên Lãng, có kẹo đậu phọng, đường tán ...
    Lâu và Giai cùng quê và cùng trường Gò Công với tôi, tôi học khoá 5, Lâu khoá 6, Giai khoá 8, Cò Củ là trưởng cuộc quê ở Long An, Thành Đỏ cũng là tù trước 75 bị bắt ở Cai Lậy ...tất cả cùng sinh hoạt chung từ đội chăn nuôi( trong tù thường chia ra từng nhóm ăn cơm chung với nhau, dĩ nhiên vẫn có người ăn cá thể )
    - Ê Mỏng, hôm nay mầy kể chuyện Sơn Vương nghe chơi Mỏng...
    Thằng Lâu vừa kéo xong điếu thuốc lào vưà lên tiếng
     -Kể thì kể, mầy dân Giồng Nâu ( Hoà Nghị, An Hoà) mà biểu tao kể chuyện Sơn Vương, mầy ở Hòa Nghị , mầy phải rành hơn tao chứ
    Tôi vừa cầm lon nước trà xin thêm chút nước trắng, vì trà đậm quá, vừa trả lời Bích Lâu .
    - Thằng Mỏng nó ở ngành CTCT, nó nói dóc có tiếng, thằng Giai vừa nhai kẹo vừa cười nói...
    -Thằng Giai mầy phá máy hoài, để nó nói dóc nghe chơi ...
    Tiếng thằng Lâu góp ý, tôi biết thằng Lâu nó rất nhớ nhà, nó là con một, được cưng chiều từ nhỏ, với lại thêm một vợ mấy con ...ghệ  nên nó rất sợ nằm một mình, nên nó thích uống trà nghe nói dóc để giết thì giờ .
    Tôi thư thả đốp một miếng kẹo nhai nghe dòn khứu, chiêu một ngụm trà, thong thả cầm " ba dô ca ", ngắt một bi thuốc lào, đóm cật tre bắt lửa sáng rực, tôi kéo một hơi thuốc dài, ém khói, chiêu một ngụm nước trà ...
    Ngày còn bé, tôi vẫn thường nghe Ba tôi kể chuyện về Sơn Vương, tôi cũng có dịp đọc truyện" Côn Sơn khói lửa " lúc còn học tiểu học, đến trại Hà Tây được hơn 5 năm thì chú Chín Khương, nguyên phó đảo Côn Sơn, từ Hỏa Lò chuyển  về Hà Tây, Chú nằm cách tôi một chiếu nên tôi có dịp hỏi nhiều chuyện về Côn Sơn, Chú Chín là thư ký tại đảo Côn Sơn từ thời Tây, Ông đã từng chứng kiến cảnh xử bắn Võ Thị Sáu ...Từng đêm từng đêm tôi khai thác dần cái vốn sống Côn Đảo nằm cạnh bên , từ chuyện tù của nhóm chính trị Ca - ra - ven, đến những tay một thời lừng lẫy của đệ nhất Cộng Hòa như Anh Tư Dư, trưởng ty CS Huế, Th/ Tá Đặng Sĩ,, THái Đen ...cho đến Sơn Vương, Điền Khắc Kim ...., chuyện kho tàng Nguyễn Ánh, chuyện thú lạ tựa như khỉ, thường ăn ếch nhái, chuyện nhân sâm ...một trong những loài sâm quý nhất thế giới có mặt ở Côn Sơn ...
    Trong buồng có mấy anh thấy tôi rù rì với Chú Chín, cũng thường dừng lại góp ý
    -Thằng Mỏng nó nói dóc lắm, nó hỏi chú Chín để ghi nhận làm vốn đi nói dóc đó, đừng kể cho nó nghe .
    Trong buồng tôi, đa số đều là những người lớn tuổi, đều là những người từng giữ những chức vụ quan trong của chế độ Cộng Hòa, nên đối với cấp úy trẻ như tụi tôi cũng được các chú bác dành cho một cảm tình đặc biệt, các chú các bác đã nhìn chúng tôi như những kẻ thiệt thòi của chế độ .
    - Ê , nhớ tới đâu kể tới đó nghe, kể nghe cho đã rồi lại bảo tao nói dóc ...
    Sơn Vương tên thật là Trương văn Thoại, sinh quán tại làng Hòa Nghị, tỉnh Gò Công, Chúa Nguyễn thua liên tục quân Tây Sơn, phải trôi dạt ẩn náo tại Côn Sơn, quân Nguyễn Lữ vẫn không tha , bao vây truy kích rất gắt, biết không thể nào chống lại quân Tây Sơn nên Nguyễn Vương quyết định chôn dấu kho tàng tại núi Ma Thiên Lãnh , đang đêm lén dùng thuyền nhỏ, nhân trời đang mưa bão cùng vài bộ hạ thân tính ra khơi tìm đất sống .
    Người chỉ huy của quân Tây Sơn có lẽ là tướng Phạm Bá Điềm, trong một đêm mưa giông tối trời đã để hở vòng vây nên Nguyễn Vương vượt thoát, thuyền ra khơi nhắm hướng đất liền tiến thẳng, khi không còn thấy dấu vết quân Tây Sơn rượt đuổi, Nguyễn Vương chưa kịp mừng, thì một cơn lốc ập tới, thuyền bè tan tác, Nguyễn Vương tưởng phen nầy bị chết vì nước ...biển, thời may có hai con cá Ông cặp hai bên ghe đưa riết vào bờ ...
    Điểm lại tùy tùng còn lại, đếm chưa giáp mấy đầu ngón tay, Nguyễn Vương được dân địa phương cho biết , đây là Vàm Láng , thuộc Huyện Tân Hòa. Lần vào đất liền, Nguyễn Vương liên lạc được với Võ Tánh, lúc bấy giờ đang trú đóng tại Hòa Nghị .
    Trong đám thân tính của Nguyễn Vương có Ông tổ của Sơn Vương, Ông nầy giữ được một phụ bản của kho tàng được chôn dấu tại Côn Sơn.
    Khi Nguyễn Lữ kéo quân vào Gò Công truy kích, Nguyễn Vương phải chạy lên Mỹ Tho, Võ Tánh ở lại Hòa Nghị tiếp tục mộ lính đánh Tây Sơn, Ông tổ của Sơn Vương cũng ở lại với một mục đích riêng .    Bản đồ nầy truyền qua tay Ông Nội tới cha của Sơn Vương, nhưng không có ai lên đường tìm kho báu .
    Thời thuộc Pháp khoảng cuối thập niên 20 , người anh ruột của Sơn Vương lên đường tìm kho tàng, cầm theo bức hoạ đồ, nhưng rồi người đi như sương như gió, ngày ra đi thì thấy mà tin tức về thì không .
    Trương văn Thoại là một thanh niên có nhiều tham vọng, lại nhiều bản lãnh, học võ chân truyền từ ông nội và cha, học gồng từ các sư chống Pháp ở Bà Rịa, Vũng Tàu, lại biết thuật thôi miên, tính điềm đạm, cương nghị, có theo học chương trình trung học Pháp nhưng không rõ ông đổ đạc bằng cấp gì , Ông có khiếu viết truyện, làm thơ ...
    Với khả năng đó, ông quyết định nối gót người anh, dù không còn bản họa đồ, nhưng trong ký ức ông vẫn còn nhớ vì ông có dịp xem qua nhiều lần .
    Lên Sài Gòn, Ông sống bằng nghề viết sách và bán sách, thật ra đây là nghề tay trái, nghề chánh là ...cướp. Chuyên cướp nhà giàu, trọc phú ...
    - Mầy kể chi tiết một vụ cướp nghe chơi, chứ mầy nói khơi khơi hoài vậy Mỏng ...Lại tiếng của thằng Giai ...
    - Dễ thôi, tụi mầy có nghe tên Nguyễn Bình của Việt Minh không?, để tao kể vụ cướp điển hình của Sơn Vương cho nghe.
    Nguyễn Phương Thảo ( sau nầy là Tướng Nguyễn Bình ) từ Bắc vào Nam có kết bạn với Sơn Vương, cả hai tính tình cùng tầng số nên rất hạp nhau, thuê một căn gác trên tiệm may Nam Chấn Hưng làm nơi tá túc ở đường lòi phèo ( Lefebre)cạnh ngả tư Chaigneau. Một buổi sáng, Sơn Vương mời Phương Thảo đi xem anh đánh cướp ...
    Sơn Vương với tính hào phóng, thu nạp được nhiều em út thuộc đủ mọi giới, xuất quân lần nầy, Sơn Vương được Năm Đường là tài xế của một Ông chủ hảng xuất nhập cảng, thừa lúc chủ về Pháp, Năm Đường lấy xe chủ chỡ Sơn Vương đi, chiếc xe hiệu Clément Bayard bóng loáng đời mới .
    Từ Bắc vào Nam, lần đầu tiên Phương Thảo được ngồi trong một xe hơi sang trọng bóng loáng , có tài xế cẩn thận, vốn là người có tâm hồn của bốn phương nên Thảo chỉ nhìn mà không hỏi chi cả.
    Sơn Vương mời cả ba đi ăn sáng tại một tửu lầu sang trọng của người Tàu làm chủ trên đại lộ De la Somme.Tại đây Phương Thảo được Sơn Vương mời ăn hủ tiếu đặc biệt, xiếu mại gan heo, há cẩu Sóc Trăng ...uống cà phê sửa đá, hút thuốc con mèo đen họp thiếc tròn, ăn hút no đủ rồi, cả ba lên xe nhắm hướng Tân Sơn Nhất trực chỉ .
    - Anh Năm có nhớ thay bảng số xe chưa ?
    Sơn Vương vừa phả khói thuốc vừa hỏi anh Năm Đường tài xế .
    - Khỏi lo mà Anh Hai .
    Tới một cầu sắt nhỏ, bề ngang chỉ vừa hai xe tránh nhau, Năm Đường đậu xe giữa đường, xuống xe, mở nắp thùng xe ra làm như xe đang hỏnh máy, Sơn Vương cũng xuống xe, xem đồng hồ
    - Còn 15 phút nửa, đủ thì giờ hút một điếu thuốc .
    Nguyễn Phương Thảo rất ngạc nhiên và nôn nóng, Anh muốn chứng kiến một pha cướp do một tướng cướp khét tiếng Sài Gòn dàn dựng, Thảo hỏi:
    -Vụ nầy chắc ăn không Anh Hai, trông anh bình tỉnh quá vậy, sao không thấy anh mang súng mang daotheo ?
    Sơn Vương nghe hỏi liền cười ha hả, tay móc cây súng giả lận trong người ra đưa cho Thảo xem :
    -Súng đây nè, súng giả mà đánh súng thiệt mới đã chứ !
    Thực ra Sơn Vương đã điều nghiên rất kỷ, những sáng ngồi bán sách trên lề đường Sài Gòn Ông đã theo dõi rất kỷ các con mồi của Ông,Ông biết tên giám đốc đồn điền cao su Minot sáng thứ bảy nào cũng tới nhà băng rút tiền để đem lên sở phát lương cho công nhân, ông biết hắn đi xe gì , theo lộ trình nào ...
    Sơn Vương hút tàn điếu thuốc thì từ xa một chiếc xe PEUGOET đang chạy tới tung bụi đỏ mịt mờ phía sau . Thấy đường bị nghẻn ở đầu cầu thằng Tây rà thắng quát to : Nép vô lề cho người ta qua cầu !
    Năm Đường vờ lăng xăng sửa xe còn Sơn Vương thì thong thả trả lời thằng Tây :
    -Xe pane, chúng tôi đang sửa, nếu ông muốn qua cầu thì xuống xe phụ đẩy với chúng tôi .
    Thằng Tây sừng sộ :
    - Tao mà đi đẩy xe cho tụi bây à?! Hắn nóng nảy mở cửa xe bước xuống, vẻ mắt hằm hằm đầy bực tức
    Sơn Vương lanh bước chận ngay trước mặt thằng Tây :
- Mầy là thằng nào mà phách lối quá vậy mậy.Thằng Tây đang bất ngờ trước thái độ ngang tàng của Sơn Vương , thì Sơn Vương đã sử dụng bộ pháp " lăng ba vi bộ " tiến sát người thằng Tây , tay rút súng giả chỉa vào ngực hét to :                                                  -Dơ tay lên !!
    Rất bất ngờ và theo phản ứng tự nhiên, thằng Tây dơ hai tay lên trời, một lần nữa, Sơn Vương sử dụng " Cầm nả thủ " chụp cây súng sáu của thằng Tây bỏ trong túi quần đồng thời sử dụng " di ảnh kỳ hình " phóng lại cửa xe chụp luôn va li bạc thảy cho Thảo giữ .
    Năm Đường chỉ chờ cho Sơn Vương và Phương Thảo lọt vào trong xe là nhấn ga ...vọt.
    Sơn Vương ném khẩu súng giả qua cửa sổ và nói lớn :
    - Cho mượn đở tháng lương nghe Ông Gaillard , giữ cây súng cây làm kỷ niệm .
    Sau gần cả phút mới tỉnh hồn, Thằng Tây lên xe đuổi theo nhưng phiá trước chỉ là một đám bụi mờ ...
    - Thằng Mỏng chắc lúc đó đứng đâu đó nên thấy được mấy thế võ của Sơn Vương, mà sao mấy thế võ nầy tao nghe tên sao giống Võ của Kim Dung và Lệnh Xé xác quá vậy .
    Thằng Giai vừa nhấp trà vừa cười vừa nói
    - Kệ nó mà, sao mầy cứ phá máy hoài vậy Giai ...Thằng Lâu lầu bầu ...
    - Rồi sao nữa Mỏng, trót lọt không mậy ?
    -ờ , xe chỡ Sơn Vương chạy theo hướng Bà Quẹo, tới chợ thì Sơn Vương và Phương Thảo xuống xe bao một cổ xe thổ mộ về Sài Gòn, Năm Đường lái xe về nhà chủ, thay lại bảng số, chùi rửa cẩn thận. Sơn Vương trích một số tiền lớn cho Phương Thảo mở một tiệm giặt ủi ở Da kao để sinh sống ...
    Tụi mầy phải biết, thời đó xe hơi ở sài Gòn quá ít, sở mật thám cho điều tra từng chiếc xe một, hiệu nầy chưa tới 10 chiếc ở Viêt Nam, Năm Đường thấy khó thoát nên tự ra đầu thú, một tháng sau, Sơn Vương bị còng giải về sở mật thám
    Bắt được Sơn Vương, cò Ba Zin điện cho tên Gaillard đến bót Ca ti na ngay :
    - Ông treo giải thưởng 5000 đồng cho ai bắt được tên cướp, bây giờ tôi giao tên cướp cho Ông, muốn đánh đập làm gì thì làm cho đã nư đi, nói xong Ba Zin bỏ ra ngoài để Gaillard ở lại toàn quyền với kẻ cướp . Thằng Tây chụp cây roi kẹt bò trừng mắt nghiến răng nhìn Sơn Vương
    - Mầy cướp của tao 50.000 đồng, tao tính rẻ, 50 roi thôi, mầy sẳn sàng chưa .
    Sơn Vương bình thản:  - Xin mời Ông !
    Ngọn roi kẹt bò chạm vào người Sơn Vương nghe đánh trót, chiếc áo sơ mi bằng lụa rách ngọt một đường, năm ngọn roi liên tiếp ghi năm vết đỏ thẫm nổi vòng trên lưng Sơn Vương. Sơn Vương vẫn đứng vững vàng, mặt không đổi sắc. Thằng Tây thở hổn hển, vừa tức vừa sợ, trên đời có lẽ nó mới gặp một người như Sơn Vương. Hắn quăng roi:
    -Tao cho mầy thiếu số còn lại .
    Sơn Vương cười nói :
    -Tôi quen sòng phẳng, ông cứ đánh tiếp.
    Thằng Tây khoát tay :
    - Mầy ngon hơn bọn tao rồi, tao bỏ số còn lại không đánh mầy nữa đâu .
    Càng lạ hơn, Gaillard bỏ ra ngoài tìm Bazin nói :
    -Xong rồi tôi đề nghị Ông thả tên ăn cướp đó đi ,
    Bazin rất đổi ngạc nhiên :
    -Sao lạ vậy ? thả à ?!
    Thằng Tây rút thuốc ra châm lửa ;
    - Dân đảo Corse chúng tôi có câu : Anh hùng phải phục anh hùng, Ông muốn xử nó ra sao thì xử, còn tôi coi như huề, tôi cám ơn Ông .
    Sau buổi đầu quá đổi ngạc nhiên, Bazin cho sưu tra lại lý lịch của Gaillard thì được biết, Gaillard cùng vời một người em là hai tên cướp khét tiếng, có nhiều tiền án, đã từng nhiều lần vượt ngục khỏi nhà tù khét tiếng của Pháp ở Nam Mỹ : La Cayenne, vụ cướp gần nhất là đánh cướp một xe chỡ tiền của nhà băng Mỹ, vượt thoát với số tiền nầy, René Gaillard mua cổ phần của hảng Terres Rouges và trở thành giám đốc đồn điền cao su Minot.
    Ra toà, Sơn Vương lảnh án 15 năm, lưu đày Côn Đảo .
    - Xin quý vị giữ im lặng, chương trình văn nghệ cuối tuần của đội rau già sẽ bắt đầu ...Và để mở đầu chương trình, chúng tôi xin giới thiệu một giọng ca chưa lên mà sắp xuống, đó là anh Khưu Vĩnh Biệt, ủa ủa xin lỗi, Khưu Vĩnh Thám( Đại đội trưởng biệt lập Sóc Trăng), sẽ mở đầu chương trình bằng ca khúc " Tình Thư của Lính ", và cũng xin giới thiệu ban nhạc đêm nay ; Phong cầm, anh Vũ Thành An , Guitar , Anh Khiêm, Violon Anh Định, muỗng Anh Niệm...Xin quý vị cho một tràng pháo tay ...
    Giọng của Bình thầy chùa , MC đêm nay .
    Tôi kéo một bi thuốc lào ..
    - Thôi tuần sau kể tiếp , xuống nằm nghe nhạc mấy cha , kể cho nghe mà thằng Giai cứ chọc quê hoài
    Thằng Giai cười hề hề :
    - Thằng Mỏng nầy câu giờ hết biết, nó tính uống vài chục bình trà móc câu mới kể hết chuyện Sơn Vương .
    Đêm cuối tuần trong tù vẫn thường xuyên lặp lại, cũng trà lá, kể chuyện, nhạc sống ...chỉ trừ những đêm cuối tuần sau khi có đợt thả, đêm thường rất dài, hầu như mọi người đều vô mùng sớm; trong buồng thỉnh thoảng còn nghe âm thanh tiếng hút thuốc lào, bên cạnh tiếng hút thuốc lào, nếu tai ai còn tỏ sẽ nghe rất rõ nhiều tiếng thở dài ...não nuột .Tháng ngày của một người tù không bản án là những tháng ngày bi đát nhất trong cuộc sống trần gian...!

        THỦY   LAN   VY 
  ( Viết Tại Kỳ  Đà  Động - july   1999   )
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 04/Feb/2008 lúc 7:30pm

                             Nhớ Chuyện Trong Tù

                                                                                    *

-           Thương nhớ đ/tá Dương Quang Tiếp & và tr/tá Cung , trưởng D6 khối Đặc Biệt, CSQG.

           

 


 

‘’Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiển nên Võ Đông Sơ đành chia xa vĩnh viễn... Bạch Thu... Hà’’. Sau câu vọng cổ mùi mẫn, tiếng vỗ tay vang dội cả phòng, kèm lẫn tiếng huýt sáo tạo nên một không khí thật huyên náo, vui nhộn, Ba Ca đang viết thư cũng với tay khều tôi:

-Em nào xuống câu ngọt quá vậy Mỏng?          

-Thì Ca văn Dương khóa 16 với anh chứ còn ai vô đây nữa.      Từ ngày ‘’đội rau xanh’’ do Anh Nguyễn Hữu Hải ( Trưởng E vùng 2)làm đội trưởng  về ở chung buồng với đội văn nghệ của Anh Vỵ (đội trưởng, trung tá phủ đặc ủy TƯTB) thì tối thứ bảy nào cũng nhộn nhịp hẳn lên... Cứ mỗi khi cán bộ trực, thượng sĩ Từ cùng với nhân viên Thếng (Thếng, đúng tên có ‘’g’’ như vậy), cấp bậc đại úy, trong ‘’ban thi đua’’, vừa điểm danh và khóa cửa phòng xong thì không khí trong phòng nhộn nhịp hẳn lên, những lò dầu 6 tim, 8 tim được anh em mang ra nổi lửa nấu nước để rồi khi trà lá đã sẵn sàng thì chương trình văn nghệ cũng bắt đầu. Đội văn nghệ cũng tương đối đầy đủ nhạc cụ: trống có Bửu Uy , phong cầm có Vũ Thành An , guitar có Khiêm, Violon có Trung Tá Định, lục huyền cầm có Trương Tường Vy  (khi 2 cô đào cải lương Ngọc Giàu và Phượng Liên ra trại Hà Tây thăm chồng, (Đại Tá Của và đại tá Vinh) và được ngủ lại mấy đêm trong ‘’nhà thăm nuôi’’, mấy tay cán bộ có nhờ anh Vy ra đờn vọng cổ cho 2 nghệ sĩ nầy hát).

Anh Ba Ca nằm cạnh tôi, mặc dù tuổi tác có chênh lệch nhưng trong câu chuyện hàng ngày chúng tôi  thường rất tâm đắc, anh xuất thân khoá 16 TĐ, là nhân viên phủ Đặc Ủy, đang công tác tại Pháp (tình báo quốc ngoại) được lệnh triệu về nước... đi ở tù. Có lẽ viết thư xong nên anh dọn dẹp giấy tờ, bưng gô (lon sữa Guigoz) nước trà nóng đặt trên chiếc măm cây, rót chút nước, tráng sơ 2 cái lon không của đồ hộp, (bây giờ trở thành cái ly, rất hữu dụng  của tù nhân chúng tôi), anh rót ra 2 lon nước trà, rồi lấy tay khều tôi, rủ ngồi dậy uống nước.  Tôi chưa kịp ngồi dậy thì anh đã hỏi

-Ê Mỏng! Võ Đông Sơ là ai vậy mày?

Tôi chưa kịp trả lời thì anh tiếp luôn:     

-Có phải người Gò Công của mày  không vậy Mỏng? Còn Bạch Thu Hà có bà con gì với Bạch Hải Đường không? Ông nầy đánh trận nào mà bị trọng thương vậy? Uống miếng trà đi cho thông cổ rồi nói... dóc nghe chơi. . Anh Tô Ngọc Riệp (khóa 10 ĐL) nằm bên phải tôi, cũng ngồi dậy, tay cầm một lon nhôm, bò sang ngồi uống ké.

            Câu hỏi nầy tương đối khó, Võ Đông Sơ trong bài ca vọng cổ mà cha nội nầy hỏi tôi có lẽ nhiều người sẽ không trả lời được bởi trong sử sách Việt Nam không có ghi, chẳng lẽ Võ Đông Sơ là tướng... Tàu? Còn nhân vật nữ  sao lại mang họ Bạch, là một họ hiếm thấy ở Việt Nam.

            Phi một điếu thuốc lào Tiên Lãng xong, tôi thong thả nhả khói rồi chiêu một ngụm trà. Trong đầu, lập tức bộ nhớ của tôi bắt đầu làm việc, những trang sử thời Gia Long tẩu quốc rồi Gia Long phục quốc lần lượt hiện ra trong trí tôi...

-Đúng rồi, Võ Đông Sơ là dân Gò Công.

Anh Riệp cười cười :

-Thằng Mỏng nầy thấy ông bà nào coi được là gom về làm dân Gò Công của nó hết, thằng nầy sao giống Việt Cộng quá, tụi nó nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng nào coi được chúng cũng đều kéo về phe Cộng Sản cả.

-Thì để nó giải thích Riệp, mày phá ‘’máy’’ hoài nghe! Đừng làm nó cụt hứng.

Anh Ca càm ràm anh Riệp.

-Tôi nói có là có mà anh Riệp. Ở hướng đông bắc tỉnh Gò Công có một địa danh tên là Gò Tre, có đền thờ Ông Võ Tánh, trước năm 75 Quân đội trưng dụng làm nơi huấn luyện nghĩa quân; Võ Tánh có một người mẹ nuôi ở tại Gò Tre, ông chiêu binh dưới cờ của chúa Nguyễn Vương Phúc Ánh, trấn nhậm đất Gò Công. Chính sử còn ghi lại: khi quân Nguyễn Lữ kéo về vây đánh Gò Công, biết thế yếu nên Võ Tánh trốn chạy, quân Nguyễn Lữ bèn đem mẹ của Võ Tánh ra tra khảo, bắt phải chỉ chỗ trốn của Võ Tánh, nhục hình bà bằng đòn roi, kể cả dùng lửa đốt thịt da của bà nhưng người mẹ cắn răng chịu đau chứ không chịu chỉ. Võ Đông Sơ là con trai của Võ Tánh vậy thì tôi nói Võ Đông Sơ là người Gò Công có trật không vậy anh Riệp? Không đợi Anh Riệp trả lời, tôi tiếp:

-Có một lần Võ Đông Sơ ra thăm Thăng Long, tình cờ găp công nương Bạch Thu Hà là con của một vị quan thượng thư đang bị cướp trấn lột.  Dĩ nhiên, anh hùng thấy việc bất bằng thì dễ gì tha nên sau khi sử dụng vài đường quyền và vài ngọn cước là tên cướp biết ngay mình không phải đối thủ nên vô kỳ bất ý, thừa cơ Võ Đông Sơ lơ là, tên cướp co giò... trốn mất.  Lúc bấy giờ trăng đã lên, đêm dần xuống, trời Thăng Long thật mát mẻ, Bạch cô nương liền sụp xuống lạy người anh hùng đền ơn cứu tử; người hùng vội nâng người đẹp đứng lên và lần đầu tiên đôi mắt nam nữ chạm nhau, Võ Đông Sơ trong bụng  thầm nghĩ:

-Trên đời sao lại có nguời đẹp quá vậy nè!

Còn Bạch cô nương thì thắc mắc:

-Trên thế gian này sao lại có người đàn ông phong cách uy nghi quá...

Màn sau đó thì chuyện gái trai đời nào cũng vậy, sau một vài câu khách sáo ban đầu, hai người đương nhiên vượt vòng lễ giáo tự đính ước thề nguyền... Chuyện nam nữ yêu nhau dài dòng lắm... Thôi nghen, miễn chú thích!

Lúc Đông Sơ bị thương là lúc Nguyễn Thế Tổ Gia Long Hoàng Đế thân chinh dẹp giặc Thanh quấy phá ở biên thùy Việt Bắc, trong một lần bị vây hãm, Võ Đông Sơ phải liều chết phá vòng vây, một người, một ngựa trở về Thăng Long xin viện binh

-Ê Mỏng, mầy có dóc không mà câu chuyện có thứ lớp quá vậy mày?

-Trời đất, anh không nghe người ta thường nói: hễ tin là thiêng, hễ muốn thật thì là... thật sao?

Trong buồng, chương trình văn nghệ vẫn tiếp tục: sau màn độc tấu tây ban cầm của anh Khiêm, tới Diệp Tùng (đoàn cải lương Diệp Tùng-Minh Bằng trước 75) làm sáu câu vọng cổ, bản nầy hồi trước tôi rất thích nghe Hữu Phước ca, nhất là đoạn:

‘’... thảm trạng ấy xãy ra qua mấy mùa điệp tàn rồi điệp lại nở, cũng kẻ trong lớp đứng ngó ra, người ngoài cổng liếc mắt trông ...vào ...

***

 

Lại sắp đến cái tết thứ tám trong tù, bạn bè trang lứa lần lượt được giặc thả về hết chỉ còn lại mình tôi, bây giờ là người nhỏ tuổi nhất trong ‘’đội rau’’ nầy.  Ở tù lâu năm nên ai cũng quen coi bạn đồng cảnh như người thân trong gia đình, đêm nào không nằm nói dóc với Anh Riệp và Anh Ba Ca tôi  lại chuyện vãn với bác Năm Cung, ông có người con dâu gốc người Gò Công là bạn học với người chị thứ tư của tôi, chung trường Gia Long( nội trú), khoảng cuối thập niên 50. Mỗi lần bác Năm nhắc tới mấy đứa cháu nội, mắt ông nhìn xa xôi, tay vấn thuốc mà dáng vẻ thật buồn.

Ông rất thương tôi, chỉ cho tôi thấy người tốt, kẻ xấu trong đội, giọng ông thường  trầm đều vừa đủ cho tôi nghe mà thôi:

-Hồi còn nhỏ nhìn thấy lính kính lận súng trong người bác mê lắm nên vừa đủ tuổi là bác đăng vào làm lính Công An, vì thích nghề nầy nên bác làm việc rất nhiệt tình. Mỏng biết không, Ngành đặc biệt  lấy ký hiệu từ trên xuống dưới bằng mẫu tự A, B, C....

-A trưởng là tổng thống,

-B trưởng là thủ tướng,

-C trưởng là tư lệnh cảnh sát quốc gia,

-D1 là trưởng khối đặc biệt, và

-Các D từ 2 tới 7 là các chức vụ tương đương; giám đốc trực thuộc trưởng khối,

-E là cấp nha,

-F là cấp sở...

Bác là D6. Thời đệ nhất Cộng Hòa gọi là công an, đệ nhị Cộng Hòa sát nhập vào ngành cảnh sát và gọi là ‘’Đặc Biệt’’.

Trong buồng mình, anh đội trưởng là trưởng E vùng 2, anh là trung tá bên quân đội biệt phái, Cò Nguơn là ngạch biên tập viên, trưởng E vùng 3 còn Cò Ngưu, Cò Trân, Cò Thành, Cò Thịnh, Cò Sơn, cò Độ, cò Lạc.... là trưởng F, tức trưởng cảnh sát ‘’Đặc Biệt’’ của các tỉnh..Cò Trần Cảnh Chung là ngạch Quận trưởng( có cấp bằng Cử Nhân Luật).

Bác cũng kể cho tôi nghe về ngạch trật bên cảnh sát: từ cảnh sát viên, phó thẩm sát viên, thẩm sát viên, biên tập viên, quận trưởng, kiễm tra, tổng kiễm tra.v.v... Bác kể tên và chức vụ rành rọt nhưng tôi không nhớ rõ lắm.  Hình như Mai Hữu Xuân là tổng kiễm tra, tướng Nhu là kiễm tra (vị nào trong ngành nhớ chính xác xin bổ túc giùm)

            Tôi thích bác là con người khẳng khái, ngoại hiệu của bác là Kim Mao Sư Vương vì tóc của bác bạc trắng, có tướng hầu, hai tay dài, đi đứng nhanh nhẹn trông rất tráng kiện. Trời mùa đông đất Hà Tây dễ thường ở khoảng 4-5 độ bách phân mà bác vẫn tắm hàng ngày sau buổi lao động, anh em thấy bác tắm thường chỉ trung tá Bộ( Quân Nhu)

-Coi Kim Mao Sư Vương tắm mà ông Bộ... run kìa!

Anh em nói thế, bởi ông Bộ mạng thổ nên rất kỵ nước, anh em ít có dịp được thấy ‘’ngài’’ tắm. Hầu hết các trại giam tình báo bác Năm đều có ở qua: từ Thanh Liệt, Thanh Cẩm đến Hoả Lò... Lần chuyển trại sau cùng khoảng giữa năm 82. Tôi còn nhớ trưa ngày chúa nhật, xe jeep vào tận trại chuyển ông đi, tôi đang ngồi nói dóc với chú Giáo Hiền (trung tá thanh tra) thì hay tin, tôi lật đật chạy về, lúc đó bác vừa lên xe, tôi vội vàng vào chỗ nằm, gom một ít thuốc rê chạy ra nhét vào tay bác, mặc kệ cho tụi chèo dòm ngó.

Lần đó bác đi có mấy tháng, đến đầu năm 83 bác lại về đội. Tuổi đời ngày càng cao, tuổi tù ngày càng chồng chất, cộng thêm sự  suy nghĩ quá nhiều nên trông bác già đi, vì tâm trí căng thẳng quá. Trở về đội lần nầy tôi thấy bác yếu nhiều; đôi mắt bác thường nhìn vào cõi xa xôi hơn và bác cũng ít nói hơn .

 Trong phòng, bác ăn cơm chung với 3 người: anh Thanh Tân (ban Q., phủ đặc ủy TƯTB) và trung tá Kiên (cảnh sát Đặc Biệt). Đầu năm 82 chú Kiên chết, chú là người miền Trung, tánh trầm, ít nói; trong lao động khổ sai chú rất thong thả mà làm. Chú có biệt danh là Quy Vương (vua Chậm). Lúc tôi mới về đội, ban đêm chú thường qua chuyện vãn với tôi, chú có giữ được một tập viết tay, bản chữ Hán, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, do chính tay tướng Nhu, bằng trí nhớ, đã chép lại. Chữ Hán chú mới tập nên nhiều chữ chú phải nhờ tôi viết lại cho dễ đọc. Ban đêm chú thường đọc sách hay ngồi trầm ngâm hút thuốc hoặc giăng mùng nằm yên, chú ít tham gia vào các trò chơi của anh em trong đội. Tôi còn nhớ một buổi chiều trời lành lạnh, chú đã ngã quỵ, anh Tân cỏng chú lên bệnh xá và đêm đó chú qua đời (bệnh xá trại Hà Tây xây dựng trông khang trang lắm, vì trại tù Hà Tây là trại trung ương, gần Hà Nội nhất, nên thường có phái đoàn ngoại quốc tới thăm). Từ ngày ‘’bác sĩ trưởng’’ là Huệ, tù hình sự, được tha về thì trại không còn bác sĩ cũng như chuyên viên nữa. Thực ra ông Huệ chỉ là y sĩ tốt nghiệp trường thuốc Hà Nội. Làm ‘’phó’’ cho ông y sĩ lại là... bác sĩ (thạc sĩ) y khoa Trần Vỹ (chỉ có Vẹm mới có nhiều nghịch lý như vậy). Những vị được chỉ định làm bác sĩ sau nầy tất cả đều có cấp bậc trung tá như: trung tá Hưng, trung tá thẩm phán Hựu và sau cùng là trung tá phòng 5 Nguyễn Tái Đàm ... Vả lại bệnh xá chỉ duy nhất có thuốc Xuyên Tâm Liên với mấy bình nước chát trị tiêu chảy được nấu bằng lá ổi, cảm cúm thì có tỏi là hết, tỏi đâm nhuyển pha nước nhỏ vào mũi tùẨ Trị cảm cho người mà giống như trị cúmẨgà. tiêu chuẩn đễ ‘’chữa’’ bệnh cho mấy thằng ‘’ngụy’’ chúng tôi chỉ có vậy thôi nên chuyện hành nghề bác sĩ tại bệnh xá nầy cũng chẳng khó khăn gì. Trước đây bệnh xá chỉ là một căn phòng sơ sài, sau này đội xây dựng cất lại rất khang trang, trước phòng có giàn nho leo trông đẹp mắt ra phết. Ngày phái đoàn ngoại quốc tới thăm trại, tôi còn nhớ, bác sĩ Đàm cũng áo blouson trắng, cũng ống nghe đóng kịch đàng hoàng, tụi Vẹm diễn tuồng thì đủ cả lớp lang... và cũng chính  nhờ diễn kịch hay nên cho tới ngày nay Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới . Tôi cũng còn nhớ, mỗi sáng sớm đi khai bệnh, (trước kia là bệnh thật nhưng sau nầy toàn là bệnh giả) mỗi đội để 5 anh em thay phiên nhau ở nhà. Từ khi cho thân nhân của tù thăm nuôi, anh em tù cũng đở khổ chút đỉnh nhờ bớt... đói. Tuy nhiên, dù là bệnh giả, các anh em đang nói chuyện ồn ào trước sân nhưng khi thấy bác sĩ Đàm tới thì tất cả đều im lặng, anh thì giả bộ khọt khẹt ho, anh thì xoa lưng... Tôi nghe tiếng FM đầu bạc Nguyễn Tấn Lập (tiểu đoàn phó) nói nhỏ với Võ Bình Định (chi khu phó Hoà Tú):

-Ê nhớ khai ho có đờm nghe! Đàm là phạm úy đó!

Nhiều tiếng cười  khúc khích sau câu nói ấy.

***

 

Thường thường, cứ nửa đêm thức giấc là tôi thường thấy bác ngồi cặm cụi vá lại áo đi lao động, thấy tôi thức dậy bác mừng lắm, bác nhờ tôi xỏ kim, tôi hay nói giỡn với bác:

-Xỏ kim con có 2 cách: một văn, một võ, bác Năm chọn cách nào? Bác thường kéo trệ kính  xuống rồi nhìn tôi cười:

-Thằng dóc này, xỏ kim mà văn với võ gì không biết, mai mốt lớn tuổi sẽ thấy cái khổ của đôi mắt mờ. Xỏ lẹ giùm đi!

-Có văn võ chứ bác. Văn là xỏ kim để ngay trước mắt còn võ là xỏ kim mà hai tay để sau lưng

-Thôi mà! Xỏ lẹ rồi đi ngủ đi!

Ở tù lâu quá thành quen, riết rồi cũng lấy nỗi buồn làm... vui ‘’đội rau xanh’’ nầy đa số là lớn tuổi và có chức vụ cao ngày trước,  trong đội có rất nhiều người được mang hỗn danh, Lúc tôi mới về đội, nghe anh em gọi nhau bằng hỗn danh tôi chỉ biết đứng nhìn thôi, như thiếu tá Lâm văn Thành được gọi là Đại Đế, tôi nghe và rất thắc mắc vì trong sử sách trên thế giới chỉ có mấy vị đại đế mà ‘’đội rau’’ này đã có một vị rồi? Thắc mắc được giải thích như sau:

            Ông nầy là chuyên viên trồng lác nên có tên là Hắc Lào Đại Đế, ông là thiếu tá trưởng cuộc, rất to con, tướng đi hơi... hai hàng, quê ông ở Bình Chánh, ông cũng có đôi ba vợ. Còn anh chỉ huy trưởng cảnh sát vùng Một có tên là anh Tư Lựu Đạn, bởi anh thường xài giấy năm trăm và xem cán bộ như người ăn, kẻ ở trong nhà. Lúc mới ra trại Hà Tây, nhóm tình báo còn bị nhốt riêng ở khu F, mấy ông tướng còn ở trên trại Hoàng Liên Sơn, một lần đọc báo, anh chỉ huy trưỡng thấy hình Lê Duẩn bèn vừa chỉ vừa cười:

-Mặt anh nầy trông giống Lima, con chó chửa!

Trong phòng toàn là tình báo với nhau mà lời nói của anh  cũng đến tai an ninh trại, anh liền bị gọi lên làm việc và bị bắt viết kiểm điểm (người báo cáo lại là một sĩ quan cấp trung tá, từng giữ chức phó tỉnh trưởng nội an một tỉnh vùng 3, sau biệt phái qua phủ. Tụi an ninh trại rất muốn biệt giam anh nhưng vì không dám trưng người làm chứng). Bởi vậy, trong tù tôi không ghét cán bộ trông coi mà tôi rất thù bọn chỉ điểm. Cho tới bây giờ, mỗi khi có dịp khơi lại là tôi nhớ gần như tên của từng người một, những người đã từng làm chỉ điểm ở trại Hà Tây, những con thú đội lốt ngườiẨ

Anh Tư dáng người đen đúa, trước ngày sập tiệm làm ở ủy ban Liên Hợp Quân Sự,  tuớng anh trông mạnh khỏe, anh thấy chuyện bất bình là nói thẳng không vị nể ai cả, anh Tư rất mến tôi, thấy tôi còn độc thân anh thường vỗ vai tôi cười nói:

-Mỏng, mầy đừng lo ế vợ, được thả ra tao gả con gái cho. Tội nghiệp! Từ nhỏ tới lớn chưa biết 2 trái đào của các cô hình dáng ra sao mà bị nhốt kín như vầy

(Chỗ nầy tôi viết phải... lách chứ anh Tư đã mang danh là Lựu Đạn thì đâu có ăn nói hiền từ vậy). Từ đó tôi gọi anh Tư bằng... Tía. Đội rau chia làm 3 tổ, tên của 3 tổ trưởng là Võ Chí Tín (phủ Đặc Ủy đặc trách Sinh Viên Vụ) Nguyễn Quý Dũ (thiếu tá, ủy viên Tòa Án Mặt Trận) và trung tá Liễu (phủ Đặc Ủy ). Tổ 3 có một nhà chòi lợp lá cạnh bờ ao trông cũng rất lý tưởng nên thường thường, hễ ra cuốc vài cuốc là anh em thường lẫn vào đây hút thuốc, nói dóc.  Có lần tôi chọc anh Tư :

-Con gái của tía có chửi thề như tía không?

Anh Lựu (Quốc Gia Hành Chánh, biệt phái phủ Đặc Ủy) đang cầm ‘’gô’’ nước uống nghe tôi hỏi thích quá cười đến sặc cả nước luôn, mặt mũi đỏ gay.

            Tôi chứng kiến cảnh anh gặp lại người em ruột tại trại Hà Tây, khi Trung Quốc, do tướng Dương Đắc Chí tràn quân sang biên giới san bằng hang Pắc Bó và đánh chiếm các tỉnh Hoàng Liên Sơn, các trại tù trên đó liền được lệnh cấp tốc dời về xuôi. Có khoảng cả ngàn anh em chuyển về trại Hà Tây, anh Tư đứng bên nầy rào nhìn sang vách tường bên cạnh, đang nhốt các anh tù Hoàng Liên Sơn chuyển về, bất chợt anh Tư nhận ra người em ruột thịt của mình là đại úy Dương Quang Điềm, anh Điềm có ngoại hình cũng rất giống anh Tư. Tình đồng hương, tình bạn bè gặp ở những nơi cùng khổ như vầy còn cảm động huống chi là tình ruột thịt! Trong đội, anh Tư ăn cơm chung (trong tù gọi là sinh hoạt chung) với 2 người là nhà thơ, trung tá L.19 Võ Ý và công binh trung tá Nghiệp  mà Anh Tư là đại ca và anh Ý là tam đệ. Một lần lao động buổi chiều về, mọi người đang đứng trước cổng chờ tới giờ nhập trại, hôm đó Việt Cộng đang để tang Nguyễn Lương Bằng, tôi thấy anh Tư nhìn cột cờ một lúc rồi vừa cười vừa nói (trong khi nhóm võ trang và vài cán bộ đang đứng gần đó):

-Coi kìa! Thằng cha nó chết, nó treo cái quần lãnh lên kìa!

(Trại đang treo cờ rũ có kèm cờ tang đen) nhiều anh nhát tính liền bỏ lảng tránh ra xa, làm ngơ như không nghe anh Tư nói gì cả. Anh ăn nói bạt mạng nên anh Lựu đặt lại tên anh  là anh Tư Lựu Đạn Sét.

Cả trại Hà Tây có 3 vị được phong chức Tiên Sinh mà riêng ‘’đội rau’’ đã chiếm một vị đó là Tô Tiên Sinh. Đây là hạng người bất cần đời, có tinh thần chống Cộng nhưng ưa triết lý. Tô tiên sinh nằm cạnh tôi  thuộc khóa 10 Đà Lạt,   (khóa tương đối có sĩ quan lên tướng sớm như Vũ Văn Giai với cấp bậc toàn đặc cách mặt trận, tướng Lê Minh Đảo lên thiếu tướng vào tháng 3 năm 75, đã sát cánh với binh sĩ đánh một trận sau cùng lừng danh trong quân sử). Vào giờ chót, Tô Tiên Sinh là trưởng một phòng thuộc tòa tổng trấn Sài Gòn. Ở tù thì làm sao mà tâm hồn thanh thản được, trong khi anh lại có đến hai dòng con, sơ khởi thôi đó đã là điều khó giải quyết sau ngày sập tiệm rồi. Anh thường tâm sự với tôi: -

-Thằng con trai ở vùng kinh tế mới gửi hình vô trông thật hốc hác, đứa con gái vượt biên chết ngoài biển...

 Tôi nằm cạnh anh nên rất hiểu anh.  Nhiều anh em trong đội thường không thích anh, tôi đã tìm cách giải thích với họ nhiều lần Bởi trong đầu hay suy nghĩ nên anh lao động lơ là, với lại đâu ai ngu gì mà bỏ công sức ra để làm lợi cho Cộng Sản. Ngoài ra còn Thiện Ba Lá (đại úy cảnh sát) một tay xì phé có hạng, anh là một sát thủ trong chiếu bạc, anh có một bàn tay còn lại có 3 ngón. Có thêm Bờ Vương, nguyên thiếu tá, trưởng an ninh phủ đặc ủy trung ương tình báo (tôi thường gọi là Chú Bảy Khương), chú có một thằng rể học chung năm đệ nhất với tôi ở trường Gò Công là con trai lớn của thầy giáo Hiện ( Trung Úy Tốt). Lúc tôi còn ở đội chăn nuôi, đội phân công chú nhổ cỏ ở khu rau muống nước, chú chỉ lết trên bờ mà chẳng bao giờ bước xuống sình. Còn có Thầy Cúng là đại úy Hoành, cảnh sát, sở dĩ có tên này là vì ông ngồi sòng trăm trận, trăm... bại. Trước khi sang Mỹ theo diện H.O., ông ra tắm biển Vũng Tàu có lẽ bị vọp bẻ hay nhồi máu cơ tim nên chết bất đắc kỳ tử tại bải biển. Có giáo sư trung tá Nguyễn Nhượng, ông thường mặc áo bỏ trong quần, tối về dạy Anh văn cho thiếu tá Xuân nên có hỗn danh là ‘’Giáo Sư’’. Ông Xuân từng có thời là trưởng ty cảnh sát Phước Tuy, ông Nhượng nguyên là sĩ quan hiến binh, thời toàn cõi Đông Dương có 12 sĩ quan hiến binh thì ông Nhượng là một trong 12 vị đó.            Đầu năm 82 có 2 anh chuyển từ Hỏa Lò về trại Hà Tây là anh Xuyên (đ/úy SĐ 18) và anh Ngưu, trưởng F Tây Ninh. Anh Ngưu về ‘’đội Rau’’, anh Xuyên về ‘’đội Mộc’’ độ mấy tuần sau thì anh Xuyên được thả.        Ở hiện trường ‘’đội Rau’’ có một miếng ruộng nằm giữa tổ 2 và tổ 3, cỏ mọc chằng chịt, mấy lần anh Hải đội trưởng xin trại cho mượn con trâu về cày vỡ đất mà trại chưa cho, thế là buổi sáng đi làm, như thường lệ, ra tới hiện trường, anh Ngưu được phân nhiệm miếng đất hoang này. Thành Đỏ (Ty ANQĐ Long An) rủ tôi xuống tổ 3 hút thuốc, đi ngang qua miếng đất hoang, thấy anh Ngưu đứng chống cuốc với một hình ảnh trông tương phản vì ruộng thì đầy cỏ, anh lại mới từ Hỏa Lò về nên da còn trắng mét, dáng anh cao ráo đứng chống cuốc mà mắt nhìn đâu đâu tựa như một cấp chỉ huy khi đã... tàn rồi trận chiến còn đứng chống súng nhìn... xác đồng đội. Thành Đỏ đang đi chợt dừng lại nói nhỏ, nhưng lại rất vừa đủ cho... anh Ngưu nghe:

-Ê Mỏng, đội xin con trâu, trại không cho  mà bây giờ lại  cho con... Ngưu!

Tôi cười ngất:

-Đi lẹ lên! Ảnh cuốc cho một cuốc bể xương sống  bây giờ!

            Ngày bác Năm Cung trở về đội tôi thấy bác yếu nhiều, đêm đêm tôi thường tới chuyện vãn, có khi bóp tay, đấm lưng cho bác để được bác kể cho nghe chuyện nhà,  chuyện thằng cháu nội viết thư khuyên bác cứ an tâm đừng lo chuyện nhà... Bác nói:

-Làm sao tao an tâm chớ! Nó vượt biên không được, may là không bị bắt, bây giờ sống rày đây mai đó mà còn viết thơ khuyên ông nội nó yên tâm về chuyện nhà’’. Tôi hỏi bác:

-Sao lần nầy ra Hỏa Lò tụi nó cho bác về lại trại sớm vậy?

-Tụi nó bắt bác khai hoài, bác viện cớ già rồi nên quên hết, tụi nó không chịu, sau cùng bác đòi tự vận tụi nó mới đưa bác về đó chứ

            Sau cái Tết mừng năm mới 83, trại có tin đồn tù sẽ chuyển đi trại khác, đa số đều cho là sẽ về Nam (tôi còn nhớ 2 năm trước, cũng có tin đồn chuyển trại vào một buổi sáng thứ hai) trong sinh hoạt đầu tuần, thượng úy Nhận, nhân danh trại phó, khẳng định với anh em tù là:

-Trại nào không biết chứ trại Hà Tây sẽ không bao giờ có chuyển trại!

Anh em nghe vậy an tâm tiếp tục lao động thì buổi trưa thứ tư, trời mưa như trút nước, các đội làm ngoài trời đều nghỉ tại trại thì bất thình lình cán bộ trại đến từng buồng, đọc danh sách anh em tù có tên chuẩn bị hành trang chuyển trại, đội tôi có đại úy Khanh, nằm cạnh đại đức Lê Kế Tông và anh thiếu tá Minh, phi công vận tải được gọi tên. Có tất cả 100 anh chuyển về Nam đợt này, vài người thân quen tôi nhớ tên như đ/úy Phạm văn Quý (phi đoàn Thần Phong) tr/tá H.H.Đức (trưởng phòng Quân Kỷ, bộ TTM)... Toán bị cách ly, ngay trong chiều đó xuống ở tạm khu mà trước đây các anh em biệt kích nhảy ra Bắc từng ở, khi các anh được chuyển về trại Hà Tây.

            100 anh được chuyển về Nam, trại Z30D vào buổi trưa 2 ngày sau, tất cả các buồng còn ở lại đều bị khóa kín. Các anh chuyển trại từng cặp một và thảy đều bị mang chung một đồng hồ, hiệu ‘’Xã Hội Chủ Nghĩa’’

            Bây giờ, mới vưà ăn tết xong lai có tin chuyển trại và đồng thời cũng có tin được tha. Đợt tha lần nầy tương đối khác hoàn toàn với những đợt tha trước, không có tập họp toàn trại lại để đọc ‘’quyết định tha’’ mà từng người được tha bị gọi riêng lên văn phòng. Đợt nầy có 3 người: đại úy Võ Văn Ca, tình báo quốc ngoại (Pháp) thuộc Phủ Đặc Ủy, nằm cạnh tôi; Anh Tư Dư, nguyên trưởng ty Cảnh Sát Huế thời đệ nhất Cộng Hòa đang là trực sinh phòng tôi và đ/úy Xuyên (SĐ 18) mới chuyển về mấy tháng (nhờ nằm cạnh Anh Ca nên mọi diễn biến tha về tôi đều biết rõ) 3 anh lên văn phòng 3 ngày liên tục, anh Ca đã cho tôi biết như thế và căn dặn tôi đừng nói gì với ai cả, anh đã thì thào:

            -Lần nầy tụi tao được tha về với nhiều thủ tục đặc biệt lắm Mỏng ơi!

Anh Ca được cán bộ căn dặn lần tha nầy anh em vẫn ở lại buồng cũ, không cách ly, nên phải nhẫn nhịn mọi khiêu khích của anh em còn ở lại, sẽ có nhân viên của Bộ Nội Vụ xuống, có đãi ăn uống, quay phim, chụp hình, lăn tay và phải làm cam kết sẽ cộng tác với chính quyền khi có lệnh. Thế rồi chỉ mấy ngày sau, 3 anh gọn nhẹ đi ra cổng trại, đến văn phòng làm thủ tục xuất trại. Dĩ nhiên là sau đó mấy ông "thầy Bàn " có việc để... nấu trà bình luận, (chỉ có khu tôi ở là biết việc nầy vì cả 3 anh ở trong 2 buồng, cùng 1 khu, còn cả trại thì vẫn sinh hoạt bình thường) Một số anh em liền tự chuẩn bị cho mình hành trang cũng thật gọn nhẹ. Tin chuyển trại ngày một chính xác, tuy không có cán bộ nào xác nhận nhưng họ cũng chẳng phủ nhận.  Buổi trưa, nhiều anh mang búa đinh ra đóng cho chắc lại mấy cái thùng, rương... gây nên những tiếng động ồn ào vang dội cả khu, vậy mà  cán bộ trực chỉ vào bảo anh em nên nhẹ tay thôi mà chẳng rầy rà gì cả.

            Một buổi chiều đi làm về, tôi không thấy bác Năm, tôi hỏi thăm thì thầy Tông, trực sinh, cho biết bác Năm trở bệnh nên đã được đưa ra bệnh viện Hà Đông, tôi thấy thật buồn, thương cho người chiến sĩ "Gặm mối khối căm hờn trong củi sắt" đang thoi thóp đi dần vào cái chết. Từ ngày ở Hỏa Lò về, tôi thấy sắc diện bác đổi nhiều, nét tinh anh như không còn nữa bác thường nằm nhắm mắt nên bác được đội đồng ý miễn lao động. Tôi cũng mừng mà được biết rằng con dâu của bác là chị Bảy Đê, tình cờ ra thăm và đang nuôi bác tại bệnh viện, ít ra trong những ngày sau cùng của cuộc đời, bác còn gặp lại được một người thân, (có thể một vài ẩn ức còn riêng giữ bác đã kịp trăn trối để con dâu mang về cho vợ con, bằng hữu biết).

            Khi trại chánh thức công bố dời tất cả tù về Nam Hà thì  tôi cũng hay tin bác Năm qua đời tại bệnh viện Hà Đông và được "an táng’’ tạm thời tại nghĩa trang Hà Đông (ngày tôi được tha về là vào cuối tháng 6/1983, tôi có ghé lại nhà bác Năm và trao lại một vài kỷ vật mà anh em đã giao tôi giữ như kính đeo mắt và một vài món linh tinh khác, tôi đến nhà tình cờ đúng vào bữa cúng 100 ngày của bác Năm, tôi gặp bác gái và chị Bảy Đê. Tôi biết chị Bảy từ ngày còn nhỏ nên câu chuyện hội ngộ diễn ra tương đối thân tình, chị cho biết trước khi chết bác có dặn chị mấy lần, khi về Sài Gòn phải mua 2 gói quà, một gửi cho Thanh Tân và một gửi cho tôi nhưng chị than:

-Trại đã chuyển đi nên chị không thể nào gửi được vì không biết địa chỉ.

Với chị Bảy, tôi có nhiều điều để nhớ, ngày tôi còn học tiểu học thì chị Bảy và chị thứ tư của tôi đang học nội trú trường Gia Long, trong một vỡ kịch phải diễn vào ngày lễ Hai Bà Trưng  chị Tư tôi đóng vai ông già dân dã và  chị Bảy đóng vai Tô Định, tôi nhớ rất rõ như thế vì các anh học P.Ký gần nhà tôi, mỗi lần gặp chị thường hay đùa:

‘’Tô Định ỉ... trịnh bờ đê’’

 

Theo tôi nhớ, người chết đầu tiên của trại Hà Tây là luật sư Trần Văn Tuyên, dân biểu đơn vị quận Nhất, Sài Gòn và người ra đi sau cùng là bác Năm Cung, D. trưởng Cảnh Sát Quốc Gia. Các anh bị biệt giam cũng được thả ra về lại đội, anh Trần Khắc Nghiêm, (khóa 13 ĐL) nguyên trưởng trại LLĐB, người có hỗn danh là Nghiêm Tiên Sinh, bị trại biệt giam vô hạn định vì đã dám chống đối lao động và nội quy trại đề ra. Anh trở ra trước sự ngạc nhiên của anh em toàn trại vì thân thể anh vẫn còn tráng kiện và gương mặt vẫn còn đượm nét hồng hào. Đúng là nhờ thiền! Mọi người xúm quanh anh, người thì hớt tóc, kẻ lo cạo râu cho anh rồi mang anh ra hồ tắm rửa thật là vui.  Anh là người từng nhiều lần chửi ngay mặt cán bộ như chửi chó mèo và anh cũng là người từng xếp hàng đi lao động nhưng ra tới nơi lại chỉ tìm chỗ ngồi... thiền. Hầu hết cán bộ trại đều nể mặt anh, lâu lâu mới có một vài tên không biết anh nên mới càm ràm (chính vì anh bị chúng càm ràm nên chúng mới bị anh... chửi)

            Trước ngày chuyển trại, tất cả hành trang của anh em tù được gói cẩn thận, đề tên rõ ràng và mang ra để tại nhà khách của trại vì sẽ có xe chở riêng, đến hôm sau chúng tôi mới rời trại. Trước khi xuất trại, trưởng trại là đại tá Mô, kiêm cục phó ‘’cục trại giam’’ tuyên bố một câu (lần đầu tiên một câu nói của cán bộ trại được anh em tán thưởng nhiệt tình):

-Chuyển trại lần nầy các anh em sẽ được đi thong thả không bị còng!

Gần 8 năm trời mới nghe một tên cộng sản nói nghe... được một chút. Anh em lên xe đò ngồi thoải mái, gần như toàn bộ cán bộ của trại đã ra đưa tiễn, ai cũng có vẻ quyến luyến, ngậm ngùi vì dù sao cũng là tình người đã sống gần gũi nhau 7,8 năm trời, nhất là mấy ‘’cán bộ gái’’, sao hôm nay trên mặt công an nữ nào cũng có tí son phấn? (một đìều chưa từng thấy ở trại tù này). Thì ra khi chia tay nữ cán bộ cũng... biết buồn!

            Gì chứ con đường ra khỏi trại thì tôi rành rẽ lắm vì lúc ở ‘’đội Chăn Nuôi’’ tôi vẫn đi cắt cỏ, lấy rong về cho cá ăn hàng ngày. Con đường đất đá này tôi đã qua lại quen thuộc hơn 2 năm trời, từng ra tới Thường Tín và hầu hết các làng quanh vùng như làng Phượng, làng Rùa.v.v... Anh em lâu quá mới được ra đường, ai cũng ngắm thoải mái, tất cả cảnh vật đều lạ với mọi người, nhưng nếu nhìn kỹ một chút thì dường như trên mặt nguời nào cũng hằn đậm nét suy tư:

-Con đường tù còn bao lâu nữa?

-Trại mới có giống như trại cũ không?...

Thôi thì bổn phận giữ nước đã làm không xong, bây giờ thân như... cứt  trôi sông đành để mặc cho làn sóng đẩy đưa, muốn trôi thì trôi, muốn rã thì rã, biết sao bây giờ!!!

            Sống trong tù, có chứng kiến cảnh ra về của anh em mới thấy thấm lòng người ở lại, nhất là người được thả về lại là bạn thân. Ngày mấy đứa bạn cùng quê Gò Công lần lượt được tha về, ngày anh em chuyển trại về Nam, tôi đã đứng nhìn theo dáng anh Quý( khóa 2 Trunh Học Gò Công), anh Huỳnh Hữu Đức mà rớt nước mắt.         Tới trại Nam Hà vào tháng 3, trời nóng khủng khiếp, trại có vẽ thoải mái nhờ cho tự do nấu nướng, tôi còn nhớ, mỗi ngày trại phát cho 900 gram khoai lang sống và một miếng bí rợ, lâu lâu mới được một lon gạo. Những ngày đầu tôi ở buồng 1, nằm giữa hai bức-tường-thịt: bên mặt là Nguyễn Đức Thắng (trưởng phòng kỹ thuật, phủ ĐUTƯTB) bên trái là thượng nghị sĩ Nhan Minh Trang; cạnh ông Trang là đại tá Lại Đức Chuẩn, hai ông ‘’đói ăn mà vẫn... đẫy đà’ này chịu nóng không xuể nên quạt suốt đêm, thế là tôi nằm giữa... khoẻ ru, cứ thế mà  hưởng gió hiu hiu, ngủ rất ư là yên giấc. Ở trại này coi như là một cuộc hội ngộ quần hùng vì các trại tù miền Bắc đều sẽ đóng cửa để di chuyển về Nam, mà trại Nam Hà là trại tù chính trị cuối cùng ở miền Bắc, tù nhân thuộc trại Vĩnh Phú đã về đây trước chúng tôi mấy tuần, sau khi tôi đến trại thì có đợt anh em trại Tân Kỳ về đây, tuy không đông lắm nhưng tôi cũng gặp lại người quen, trung tá Nguyễn Hồng Điện, chung ngành và La văn Ngàn, người cùng quê và 3 tháng sau tôi lại chứng kiến một cảnh chuyển trại về Nam.   Hơn 500 anh em được chuyển về Nam, trong đó có đơn vị trưởng của tôi là đại tá Nguyễn Kim Bào. .

 

Sách giáo khoa thư tôi còn nhớ 1 câu: "Ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!" Ở tù dĩ nhiên buồn nhiều hơn vui, nhưng cái gì rồi cũng quen đi, một vài anh chung đội đã ở tới hơn 17 năm mới... chịu về, đó là các anh:

-Lương Trọng Lạc (trưởng F Vĩnh Long),

-Phan Tấn Ngưu (trưởng F Tây Ninh).

Tháng 6 ngày 28 năm 1983, tôi và hơn 80 anh em khác được tha về, trong toán có một vài trung tá tôi còn nhớ tên như

-Anh Điện (nguyên TĐT/TĐ 30 CTCT),

-Trung tá Đã (nguyên quận trưởng Q.11),

-Trung tá Sỹ (Ủy ban LHQS 4 Bên).

-Cùng quê với tôi có anh Ba Cẩn (cán bộ tuyên úy khám đường Gò Công).

Toán chúng tôi ra về cũng bị cách ly, đêm cũng ca nhạc... đến nỗi sáng ra sân, trung tá Hứa Cẫm Pẩu cằn nhằn:

- Chưa thấy toán nào về mà ồn ào như toán này.

Ông Pẩu đã không ồn ào như chúng tôi mà... ‘’yên lặng’’ nằm xuống tại trại Nam Hà vĩnh viễn!

 

Tôi từ giả ‘’tía’’ tôi lúc anh Tư đã xuống sắc vì bệnh rét đang hành anh trở lại.  ‘’Tía’’ có nhờ tôi mang thư tới nhà giùm, tôi bùi ngùi chia tay ‘’tía’’ bằng những lời từ giã quen thuộc:

 - Thôi tía ráng giữ gìn sức khỏe... Con... về trước...

Với những người thân tôi cố gắng nói thật vắn tắt vì tôi biết lòng tôi rất dễ xúc động, tôi không muốn người ở lại thấy những giọt nước mắt bi lụy của tôi, thà rằng để tôi khóc âm thầm một mình cho tới... ngày cuối  đời của một... tên tàn binh vẫn hơn!

            Đặc biệt lần thả này, trại cho anh em đưa ra tận cổng, 3 người tiễn chân tôi ra tới cổng là anh Nguyễn Đức Thắng, anh Trần Hữu Đức (phó quận Hòa Đồng) và Điệp. Riêng anh Lâm Minh Đức (trưởng ANQĐ Long Bình) trùm mền trong phòng, không dám chứng kiến cảnh ra về nên đã không tiễn tôi đi. Tôi về nhà khoảng hơn năm sau thì được tin đại tá Dương Quang Tiếp, thiếu tá thiết kỵ Võ Thành Tôn và đặc ủy trưởng Nguyễn Phát Lộc (cùng chung đội với tôi lúc ở Hà Tây) đã nằm xuống trong đau buồn, uất hận mà thân xác đã bị tạm vùi tại nghĩa trang Hàng Dương, Nam Hà.

***

 

 

Mười năm nơi đất tạm dung này, có những cái cần phải quên cho đời thanh thản nhưng khổ nỗi trí nhớ tôi còn tương đối tốt, như lời một bản nhạc nào đó đã viết rằng: "khi muốn quên thì lòng càng nhớ thêm..." Rất nhiều đêm, trong giấc chiêm bao mộng mị tôi thấy mình đang sống trong trại tù Cộng Sản hay có khi thấy đang bị cộng sản truy lùng...

Quê nhà còn đó, người thân còn đó ...với Cha Mẹ đều đã nằm xuống mà tôi không được ngay cả... đội chiếc khăn tang thì làm sao thấy được nắm mồ của Mẹ Cha?

 

Những ‘’người cầm quyền’’ vô lương tâm quá, chính sách trị dân tàn độc quá!

Đó là việc làm của Cộng Sản!

Tôi nghỉ mà phục ông Thiệu, phục có mỗi một câu thôi và phục sát đất:

’Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!’’. 

 

Gò Công ơi! Tôi sẽ về thăm lại Gò Công khi biển Tân Thành sóng vỗ vào bờ tạo thành những nốt nhạc ngân nga, khi lá cờ vàng bay rực rỡ cả phương Nam.  Tôi sẽ về với những bước chân đi thật thong thả,Rời phi trường không phải dấm dúi năm mười đồng cho người khám xét, với tâm lòng không nghe rờn rợn như những ngày sau tù mà tôi đã sống tại quê nhà, tôi sẽ không bao giờ nữa, phải nhìn thấy lá cờ đỏ thắm đầy máu của những chiến hữu chúng tôi và của đồng bào còn bay thách thức trong thành phố thân yêu Gò Công ...!

 

Thủy  Lan  Vy

(Viết tại Kỳ Đà động,Trung Thu 2002)

 

*Tất cả tên tuổi, cấp bậc cùng chức vụ trong bài viết đều đúng sự thật, chỉ một vài từ ngữ của VC tôi đã tạm dùng cho thích ứng với khung cảnh câu chuyện.

Tôi viết để nhớ lại một thời lao nhục sau khi giặc cướp mất miền Nam, để nhớ lại anh em đồng cảnh mà bây giờ kẻ còn, người mất đã tứ tán mười phương.  Mong Các Bạn đã từng đồng cảnh hãy liên lạc với tôi khi đọc bài ‘’ký’’ nầy.(thuylanvy@yahoo.com)


m)

Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
HongLan
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 12/Jan/2014
Đến từ: Switzerland
Thành viên: OffLine
Số bài: 170
Quote HongLan Replybullet Gởi ngày: 14/Feb/2014 lúc 1:57pm

ĐU  ĐỦ
                 
                             *

            Buổi chiều thứ tư của tuần lễ cuối tháng, Thầy Trung thường mời một vị học giả tới thuyết trình cho đám đệ tử năm dự bị, những đề tài thuyết trình  đều có liên quan đến văn học nghệ thuật.
            Giờ vô lớp chiều nay, sinh viên đông thấy rõ, giảng đường 2 là giảng đường lớn nhất của trường, đúng 2 giờ trưa đã đơm đặc đầu sinh viên, vẫn có một số thiếu chỗ ngồi, tụ tập quanh cửa sổ, cửa ra vào…Tiếng chuyện trò, bàn tán ồn ào như buổi nhóm chợ...
            Lớp đột nhiên yên lặng, sinh viên đồng lọat đứng lên chào thầy.Thầy Trung vẫn áo sơ mi trắng tay ngắn, cà vạt, tay xách cặp, bước lẹ vào lớp, theo sau thầy là một vị khách tuổi quá năm mươi, mặc bộ đồ trắng, đầu đội nón cối trắng, Áo của vị khách dài gần tới gối, tôi không biết gọi là áo gì, vì áo dài đàn ông thì không phải, mà áo ba ba cũng không…. Thầy Trung chào sinh viên xong, thầy bắt đầu giới thiệu vị khách… Đám sinh viên vỗ tay vang giảng đường khi biết vị khách là học giả Hồ Hữu Tường.
            Tôi vô cùng thích thú. Tên Hồ Hữu Tường, tôi rất quen thuộc, từ ngày tôi còn học tiểu học, bởi trong tủ sách nhà tôi, không thiếu tác phẩm của Ông, tôi đã từng đọc say mê từ thời còn bé, nào là Thu Hương, Chị Tập, Phi lạc sang Tàu…Hôm nay được thấy người bằng xương bằng thịt thì còn gì vui thích cho bằng…
            Ông Hồ Hữu Tường đã lấy được cảm tình, ngay từ những phút đầu của câu chuyện. Hôm nay Ông nói về chuyện vua Khải Định vào Sài Gòn. Vua Khải Định là một vì vua ăn chơi, thích ăn mặc kiểu cọ, rườm rà,thích mang đồ trang sức, lại nhu nhược theo Tây, chỉ biết hưởng thụ, mặc cho dân tình sống trong vòng lệ thuộc.Cũng chính vì vậy, sĩ phu Nam Kỳ, mới bàn thảo  về chương trình đón tiếp vị vua ăn chơi nầy. Để tránh tay mắt của mật thám Pháp, sĩ phu Nam Kỳ đề cử bà Sương Nguyệt Anh làm trưởng ban tổ chức, Bà tên thật là Nguyễn Thị Khuê, ái nữ của Ông Đồ Chiểu, chữ Khuê tên của bà là tên của một loài ngọc,chữ thuộc bộ Ngọc, chữ ngọc ghép với chữ Khuê thành ra tên  một loài ngọc, cho nên có nhiều người lầm đọc tên bà là Nguyễn Thị Ngọc Khuê, cũng như bút hiệu của bà, có rất nhiều người lầm, đọc là Sương Nguyệt Ánh.... Chương trình tiếp rước vua, được soạn thảo công phu, từ việc chọn tuồng hát phải như thế nào, để cảnh tỉnh nhà vua, làm sao cho nhà vua nhìn thấy được, thực cảnh của đất nước, để lo cho dân, mưu cầu tự do, độc lập cho đất nước…Ông Hồ Hữu tường với giọng nói miền Nam, âm thanh lớn mà ấm, ông nói đều đều suốt hai tiếng đồng hồ, giảng đường yên phăng phắc, nhiều sinh viên quên cả khép miệng, ngồi há mỏ say sưa nghe… Ông rời bụt giảng giữa tiếng vỗ tay vang dộ,i trong niềm luyến tiếc của sinh viên, đám trẻ hình như nghe chưa đã, còn muốn nghe ông nói nữa, vì đề tài ông thuyết giảng, là đề tài có thực, phản ánh một phần nào hoàn cảnh lịch sử của đất nước, trong thời Pháp thuộc.
            Mắt nâu ngồi lên yên sau xe tôi mà còn vỗ lưng tôi
            -Ông thầy nói hay quá, em nghe mê luôn, ờ mình kiếm cái gì ăn đi anh, rồi hãy về nhà, còn sớm mà…
            Cái gì chứ ăn là tôi đồng ý ngay, giờ tan trường, đường Cường Để đặc cứng xe, ngoài văn Khoa, còn Võ Trường Toản, Dược, Kiến Trúc, Trưng vương…Tôi luồn lách cho xe rẻ qua Thống Nhất, bọc vòng Vương Cung Thánh Đường, qua Tự Do, rẻ vào Lê Lợi.
            -Ăn bò bía hở anh, mắt nâu miệng hỏi tay vuốt lưng tôi
            -Ờ, ăn gỏi đu đủ, rồi uống nước mía Viễn Đông.
            Đối diện với xe nước mía và rau má, bên nầy đường, có nhiều xe đậu sát tường, đa số chủ là các chú Tiều.Tôi và mắt nâu sề vào xe gỏi đu đủ. Chú Tiều vui vẻ chào thầy cô, tay không quên cầm chiếc khăn lông lau sơ mặt bàn thiếc,tôi nghe nhiều người nói, chiếc khăn lông nầy nhúng vào thùng nước lèo, sẽ tăng thêm vị ngọt…?!
Trong khi chờ đợi hai dĩa gỏi, tôi xoay người sang xe bên cạnh gọi thêm một dĩa bò bía… Rảnh rỗi ngồi nhìn thao tác của chú Tiều, tay chú cử động thật nhậm lẹ, chú dùng kẹp nhôm gấp đu đủ ra dĩa, bốc miếng gan cháy, chú dùng kéo cắt ra từng miếng nhỏ, mỗi lần cắt chú không quên nhấp kéo, âm thanh nhấp kéo rất quen thuộc với khách ăn vĩa hè… Nghe âm thanh không cũng bắt ứa nước miếng,chú mặc áo thung, quần Tiều dài quá gối, chú phải may quần dài quá gối có lẽ chú sợ cái không cần ló mà nó ló ra.! Nên mặc quần cụt mà dài quá gối..Nhìn tay chú, cầm chai nước tương, pha dấm đường ớt, chú xịt vào dĩa trông thật điệu nghệ.Tôi cầm ống đũa rút ra hai đôi, đôi đũa nầy không biết chạm môi bao nhiêu người, với một sô nước nhỏ chú rửa dĩa, đũa cả ngày không hết nước.Hai dĩa gỏi được mang ra trông rất bắt mắt, thứ đu đủ mỏ vịt bào nhỏ sợi, sắc xanh ửng vàng, gan cháy, khô bò đen đen nâu nâu, lá quế xắt nhỏ xanh mơn…, dùng đũa trộn qua một lượt, gắp đũa nhè nhẹ,đũa gỏi vô miệng với đầy đủ hương vị, chua của giấm, bùi của gan cháy, cay của ớt, mặn ngọt béo bùi, cay đủ cả, nhai trúng miếng gan…vị bùi béo ngon vô cùng, gắp đúng ba đũa là hết dĩa gỏi, vậy là phải thiếm sực.
            Bây giờ trên đất người xa lạ, vào chợ Việt Nam, chợ Mễ vẫn thấy bày bán đu đủ xanh, có chợ bán đu đủ bào sẵn, khô bò đủ loại, mua về pha chế chút đỉnh là có gỏi ăn ngay… Mỗi lần nhìn thấy hàng đu đủ, là tôi nhớ tới Mẹ tôi, nhớ tới mắt nâu, cô bạn Văn Khoa, cạnh kề suốt ba năm dài, nếu gió mưa đừng bất chợ,t thì mắt nâu sẽ là hồng nhan tri kỷ của tôi…
            Dĩa gỏi đu đủ ở Pasteur, chỉ là hương hoa, gỏi đu đủ mẹ tôi trộn ăn mới là biết đã...
            Trời Gò Công, tháng 7 tháng 8, thường có những cơn mưa giông bất thường. những cây có rễ ăn bàng, thường bị trốc gốc. Hầu như nhà nào có đất là có trồng đu đủ, nhiều khi không phải trồng từ cây con, mà do ăn trái, vung vãi hột, chúng tự mọc lên, nhằm chỗ thuận tiện, người nhà để luôn cho tới lớn.
            Sở dĩ cây đu đủ dễ bị trốc gốc là vì khi cây bắt đầu tăng trưởng, nếu cưng nó mà đấp gốc cao lên nó sẽ chết, cho nên cây đu đủ nào gốc cũng lồi ra trên mặt đất, mà rể lại không ăn sâu, nên gặp mưa giông rất dễ trốc gốc, Ba tôi thường dùng chuối cây ăn buồng, chặt ra từng khúc, chất dưới gốc cho mát cây.Nếu gieo hột trồng rất khó phân biệt hột nào lên cây đực, hột nào lên cây cái… Công tình trồng cho tới ra hoa, lại là cây đực, thì thật là phí công.Bởi hoa đu đủ thuộc lọai lưỡng tính, hoa đực và cái cùng một cây. Khi cây đu đủ bị giông trốc gốc, ba tôi chẻ thân cây ra làm hai, lựa thế đất xốp úp mặt chẻ xuống, mưa vài đám, chỗ các mắt trên thân bắt đầu đâm tược, tược lên chừng 2 gang tay ba tôi chặt ra từng khúc, đào lổ đặt xuống, chắc ăn là cây đu đủ cái
Cây đu đủ cao đến 10 mét,mang một bó lá ở ngọn,lá mọc so le,có cuống dài,mỗi phiến lá chia ra làm 8,9 thùy sâu, mỗi thùy lại bị khía thêm nữa như bị xé rách, cây đu đủ cái, có hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở nách những lá già, trái kết bám sát thân, còn cây đu đủ đực, ra hoa bằng những nhánh mọc dài ra, hoa suốt trên nhánh. Chót nhánh thường là một trái,trái nhỏ thôi và cũng lâu chín hơn trái đu đủ thường, bông đu đủ đực chưng với đường phèn, bởi trái tim có 4 ngăn, có người mỗi ngăn chứa một người, chưa kể trên đỉnh trái tim còn một người đứng, cho nên những người có trái tim chứa nhiều người quá, nên dễ sanh ra hồi họp, uống thứ nầy rất công hiệu. Người bị mộng, di, huợt tinh, dùng quả đu đủ bằng cở bắp tay, khoét cuống cho hai cục đường phèn vào, dùng lửa than nướng chín, để nguội, ăn thịt bên trong, ăn luôn cả hột, ăn hai ba trái là thấy kết quả tốt ngay.
            Cây đu đủ có thân cao trung bình 2, 3 thước, thân cây có nhiều sẹo vì lá rụng đi để lại,  cây đu đủ thích họp ở miền nhiệt đới.            Thuở còn bé, thình thoảng lượm được một tàn lá đu đủ rụng, tôi thường cầm lên, che như che dù, nhiều cây đu đủ lên cao quá, dễ bị trốc gốc nên người nhà đốn ngang, chổ đốn cao khỏi mặt đất khoảng thước tây, trên vết đốn lựa một gáo dừa khô lớn úp lên trên che mưa, cho thân cây khỏi thúi, khoảng vài tuần, thân cây tức, nhảy nhánh át, có khi lên bốn nhánh, cả bốn nhánh đều cho ra trái .
            Đu đủ mỏ vịt, mẹ gọt vỏ rửa sơ cho sạch mủ, dùng bàn bào, bào ra thành sợi nhỏ, số lượng đu đủ bào mẹ nhắm đủ cho cả nhà ăn.Mẹ dùng tay vắt cho đu đủ bào ráo nước, để tất cả vào trong tượng tai bèo.
Lá quế, mẹ rửa sach, cắt nhuyển, ớt chín đỏ, mẹ bổ dọc, bỏ hột, xắt thành sợi chỉ ngâm dấm.Tôm đất, mẹ luộc vừa chín tới, lột bỏ vỏ,chừa gạch,  trang mỏng tôm luộc ra trên dĩa bàn, đem dĩa để trên hồ nước phơi nắng, độ chừng 2 tiếng đồng hồ, cho thịt tôm săn dẽo lại. Thịt ba chỉ, mẹ cắt khổ hình chữ nhật vừa gắp, dùng dây lạt quấn chặc xung quanh khổ thịt, thả vào nồi nước có pha chút muối, khi nước sôi, hạ lửa liu riu chờ khi thịt vừa chín tới, mẹ vớt thịt ra xã nước lạnh, tháo bỏ dây lạc, dùng dao bàn, mẹ lật khu tô liếc sơ vài cái, mẹ cắt mỏng khổ thịt ba chỉ ra thành từng miếng mỏng đều nhau….Tôm thịt mẹ cho vào tuợng đu đủ, chút giấm, chút đường, chút nước mắm… mẹ nêm, mẹ nếm, mẹ trộn đều, khi nếm thấy vừa ăn, mẹ múc ra từng dĩa bàn trắng, xong mẹ rắc lá quế lên trên mặt, không quên điểm thêm mấy sợi ớt cong queo, màu đu đủ mỏ vịt hơi vàng, màu xanh của lá quế, màu đỏ của ớt, màu trắng trong của thịt mở, chỉ nhìn dĩa gỏi, mà nước miếng đã muốn đầy họng.Mẹ cũng không quên đâm cối nước mắm ớt chanh đường, bên cạnh dĩa gỏi là dĩa bún tươi..gắp đũa bún cho vào chén, thêm đũa gỏi, chan tí nước mắm ớt, răng bén thời tuổi trẻ, nhai gỏi thấy dòn, trúng con tôm thấy dẽo, trúng miếng thịt thấy ngòn ngọt, rồi cay chua, thơm quế, bún trơn cổ…nuốt như cò! Đó là thời còn nhỏ, sau nầy đi lính, về phép, mẹ trộn gỏi đu đủ cho ăn, tôi thấy mẹ dọn ra mâm là vội phóng  ra xe, chạy đi hú thêm vài thằng bạn, chứ dĩa gỏi ngon lành như vậy mà ăn không có rượu…đau bụng chết!
Một cây đu đủ thường có ít nhất cũng trên 10 trái, thấp nhất là trái lớn, rồi nhỏ lần lên,cho nên trồng đu đủ có trái ăn quanh năm.Khi cây đu đủ tróc góc, mấy trái hườm chín mẹ rửa để lên dĩa, đặt trên bàn thờ cúng, đu đủ mỏ vịt dùng trộn gỏi, còn đu đủ xanh mẹ gọt vỏ, cắt hai bỏ hột, cắt lại làm tư, làm tám, tùy trái lớn nhỏ, rồi cắt miếng cở 3 ngón tay, mẹ hầm với giò heo, món nầy ăn cơm cũng dễ nuốt lắm, trái nhỏ mẹ thái nhỏ ngâm chua . Ôi bàn tay của mẹ, bàn tay dịu hiền, bàn tay nầy, bây giờ  con chỉ còn tìm thấy trong mơ…
            Không phải trái đu đủ nào cũng có hột, hột trái đu đủ nằm bám theo thành ruột, có nhiều trái không hột, khúc gần trên cuống đùn lại thành nhiều hình thù trông ngộ nghĩnh.Hột đu đủ nhìn thấy mộng nước đen nháy.
            Rời Gò Công tôi lên Sài Gòn đi học, rồi đi lính. Tôi ở nhà cô thứ tư, nhà cạnh nhà thờ Họ Bình Hòa..Ở khu ngã tư Bình Hòa nầy có nhiều quán ăn rất nổi tiếng, như cơm tấm bà Sáu, lúc đầu thời tôi còn học tiểu học, chỉ là một gánh cơm để sát hè một tiệm nước của chú Chệt Mập, sau bà cất nhà lầu, và cất đối diện bên kia đường Nguyễn Văn Học, một căn phố lầu chuyên bán cơm tấm, ngày đương thờ của nền đệ nhất Cộng Hoà, bà Nhu vẫn thường sai người ra đây mua cơm tấm, ngoài cơm tấm còn có tiệm mì Minh Sanh cũng rất đông khách, quán nhậu Lâm Viên gần rạp Đại Đồng, có rất nhiều em tiếp viên trẻ đẹp, gần nghĩa địa, trong hẽm bên kia chợ, hướng bên đường Lê Quang Định, sau bên hông tiệm phở đi vô, một hiệu mì nổi tiếng Sài Gòn, đó là mì Cây Dừa, tiệm nằm trên một khu đất rộng rải, chỉ có nóc lợp bằng tole, không có vách che,phía sau là nhà ở của chủ tiệm, con hẽm khá lớn, xe taxi chạy lọt, hẽm nối đường Lê Quang Đinh với đường Phan văn Trị, quán trông rất bình dân nhưng ngon bá chấy, buổi tối trời mưa, buồn trời buồn đất, rũ thêm vài thằng bạn, ra làm tô mì, uống chai 33, tô mì bưng ra, bốc khói ngạc ngào, miếng đùi vịt tiềm vàng ươm bong da, sợi mì vàng, hành xanh, nước lèo sóng sánh, thêm một dĩa khăn lông nóng, một dĩa đồ chua, đặc biệt, món chua nầy làm bằng đu đủ xanh, tỉa hình con sam, khổ cở bốn ngón tay…gắp cho vào tô vài miếng ớt ngâm dấm, xịt chút hột bông cải, chút dấm tiều, nước tương, dùng đũa trộn nhẹ tô mì, cắn đùi vịt thơm béo làm sao. Xong gắp con sam chua, cắn một miếng, nó dòn, nó chua ngòn ngọt, hạ cái béo thịt vịt xuống ngay, chiêu một ngụm 33…ngoài đường có tu hít thổi báo giới nghiêm bất thường cũng thây kệ, nuốt cho hết tô mì, sau đó thì tính sau…!
            Hột trái đu đủ dùng để trị gai cột sống, lấy hột đu đủ vừa chín tới, chà cho bong hết lớp màng nhầy, đâm nát,bọc vào miếng vải, đấp vào chỗ xương có gai nửa giờ, rồi dùng một trái banh lông nhỏ đứng áp vào tường, để trái banh lăn qua lăn lại nơi chỗ bị gai, từ 20 đến 30 lần, mỗi ngày một hai lần, làm như vậy đều trong một tháng, sẽ có kết quả tốt.Mấy lúc gần đây người ta còn dùng lá đu đủ, sao sắc uống để trị ung thư, thực ra khi bác sĩ đã bó tay( thầy chạy) thì người bệnh mang tâm trạng cầu may ( vái tứ phương), ai chỉ đâu làm đó, phước chủ may thầy, công hiệu như thế nào cũng chưa được rõ.
Trong trái đu đủ còn có chất acid malit men, chất nầy có tác dụng làm mềm thịt, nên thợ nấu ăn thường bỏ vào nồi thịt dai một miếng đu đủ xanh…cho thịt mau mềm.
            Trong dân gian có một câu đố về cây đu đủ” Mình thì mình cau-lá thì lá thầu dầu- Hoa là hoa thiên lý.”
             Sống ở Houston, muốn ăn đu đủ chín lúc nào cũng có, chợ Mỹ, chợ Việt bày bán ê hề, nhà Việt Nam, có sân đất là có trồng đu đủ, trái đu đủ còn xanh bày bán thiếu gì, nhưng nợ áo cơm, thời gian sít sao quá, rảnh đâu mà mua về bào làm gỏi? chứ nhiều khi thoáng nhớ tới nước mía Viễn Đông, không khỏi nhớ tới dĩa gỏi đu đủ bào…của một thời đi học, của một thời đi lính…cũng như rất khó quên mối tình sinh viên thuở nào...
 Sài Gòn tháng ba, tháng tư, trời trưa gay gắt nắng, nóng như lửa từ trên trời phả vào mặt, rề Honda, tấp vô lề bên một xe sinh tố nào đó. Trong lồng kiếng, đu đủ chín được cắt thành miếng  vuông vuông cở 3 ngón tay, cô chủ quán cười duyên, đưa cái răng lòi xĩ dễ thương làm sao, bàn tay trắng nuốt, mấy ngón thon búp măng, dùng gắp gắp từng miếng đu đủ, cho vào dĩa, không quên xúc một vá đá bào để lên mặt, ngồi trên yên Honda, chờ cô em mang dĩa trao tận tay, con nhỏ buôn bán, chạm mặt cùng nắng gió, mà sao da mặt mịn màng quá, đôi chân mày nhỏ rứt.. Trời đang gay gắt nắng, tay cầm nỉa, cho đu đủ vào miệng, nuốt đu đủ, nuốt luôn nụ cười của cô bé, nó mát cổ, mát bụng làm sao….Không ăn đu đủ miếng thì uống đu đủ xay, miệng ngậm ống hút, mắt mơ màng nhìn ông đi qua bà đi lại, nhưng bà thì mắt nhìn kỷ hơn nhìn ông…
            Cây trúc, cây dừa, dễ đi vào thơ ca hơn cây đu đủ, thường ít thấy bài thơ, bài văn nào, được viết lên bằng sự rung động từ cây đu đủ..Trong mâm trái cây chưng vào dịp tết, người dân miền Nam không quên trái đu đủ, vì dân gian, với tâm hồn bình dị của người miền Nam chơn chất, một mơ ước thật bình thường, ao ước chỉ Cầu, Đủ Xoài, giọng miền Nam, xoài hay xài cũng đọc giống như nhau…
            Thời còn đi học, thầy dạy vẽ thường ra đề tài vẽ trái đu đủ…Thời tôi học tiểu học, thầy giáo Giáo dạy môn vẽ, cũng có ra đề nầy, năm tôi học lớp nhì.tôi vẽ dở, nhưng đề tài nầy, tôi kiếm 6,7 điểm dễ dàng. Lên trung học, thầy Giàu cũng có ra đề nầy, vẽ bằng bút chì và sơn màu nước.Năm lớp nhứt, giờ thủ công, mấy bạn ở quê khéo tay nặn trái đu đủ bằng đất sét, khi thành hình dùng nắp bút bi, ghè lại bóng loáng trông thật giống, thầy lấy chưng trong tủ  thủ công của lớp..
            Một món ngon của miền Nam, nói tới đu đủ mà quên nói tới món mắm trộn là điều thiếu sót. Người miền Nam vốn thích mắm, người miền Nam, nhà nào hầu như cũng đều biết làm mắm tôm, còn gọi là mắm nhúc, con tôm đất( phải là tôm ruộng) thời mà Gò Công trồng lúa một vụ, ruộng được bón phân chuồng, thời chưa xài phân hóa học, cũng như các thứ thuốc diệt sâu rầy, khi lúa trổ đồng đồng, trong ruộng nước cao chừng vài tấc, nhưng không thiếu cá tôm, người dân nghèo quanh năm sống bên ruộng, bắt cá tôm nầy ăn, dư dả làm mắm. Con tôm đất cắt đầu bỏ phần cứt, chừa gạch lại, cắt chưn cũng được mà để chưn cũng chả sao, con tôm được rửa sach, để ráo nước, ướp chút rượu, nước mắm pha nước lả, nấu với đường, để nguội, con tôm xếp khéo vào keo, lẫn với tỏi và ớt trái, xếp xong dùng tay ém cho chặc chịa, trên mặt xếp một lớp lá chùm ruột, rồi dùng 2 que tre gài lại cho chặc, đổ hỗn họp nước mắm nấu vào ngập mặt tôm, đậy nắp cẩn thận, để chai keo vào chỗ thoáng, không cần phơi nắng, con tôm trở màu đỏ là đúng sách vở.Con mắm ngon là con tôm phải còn nguyên dáng, thịt tôm đầy trong võ tôm, con tôm bị đổ đầu và thịt tôm bủng là trật sách vở.Trước khi ăn, đu đủ mỏ vịt bào sợi, đem phơi nắng cho heo héo, keo tôm được đổ ra tượng tai bèo, tỏi đâm nhuyển với ớt, rồi tỏi xắt mỏng với ớt chín đỏ, loại ớt nhỏ trái( ớt chỉ thiên)  trộn chung với đu đủ với mắm, cho trở vào keo, ngày sau đu đủ thắm mắm, thịt ba chỉ luộc nước sôi lửa liu riu, xắt từng miêng vừa ăn, bún, rau thơm phải có tía tô, húng quế, húng cây, ..khế chua, chuối chát xắt mỏng, bún trắng tươi đựng trong dỉa bàn lớn.. món nầy, mấy chú đực dùng, mà không có thêm xị rượu là thiếu sót vô cùng, và rất dễ bị đau bụng…
            Những ngày còn trong lính, tháng bảy tháng tám về phép, buổi chiều trời thường hay mưa, có đám tạnh sớm, tới giờ cơm, ngoài sân ểnh ương kêu quềnh oang hòa với chèn hen, vạt sành…thành khúc bi ai nghe buồn não nuột, mẹ dọn cơm trên bộ ván trong nhà bếp, cha mẹ, anh chị quay quần bên mâm cơm chiều, thức ăn là những thứ đặc sản quê nhà, dĩa ếch xào đọt chùm ruột, tô canh bù ngót nấu tôm bạc, một dĩa rau thơm, khế chuối chát sắp bên vành dĩa, một dĩa mắm tôm chua trộn đu đủ, sau cơn mưa trời rất mát, cơm gạo Sóc Nâu nóng bốc khói, , rau sống khế chuối chát, gắp cho vào chén, gắp một đủa mắm, và vô miệng, ôi! Thơm rau chua khế, cay ớt.. đu đủ bào thắm mắm, thịt con tôm dai dai mằn mặn… cơm xúc liền tay…
            Đu đủ bào ngoài trộn mắm tôm chua còn được dùng để trộn mắm thái ( người Nam sao lại dùng chữ thái) mắm thái là mắm cá lóc Châu Đốc, lóc bỏ xương da, thái ra thành từng sợi mắm, thứ mắm trộn nầy cũng ăn với rau, bún giống như mắm tôm chua, mắm thái tại Houston, trong chợ Hồng Kong, lúc nào cũng có sẵn một chậu lớn, bên cạnh nhiều chậu mắm khác như mắm cá linh, mắm cá sặc, ba khía, dưa mắm… trông qua chẳng khác nào hàng mắm ở chợ Bà Chiểu bên Gia Định;  ngoài ra, còn có mắm thái vô chai, mà chợ Việt Nam nào cũng có bán, ngoài cũng dán nhản của bà giáo nầy bà giáo nọ… ngoài ra người ta còn dùng đu đủ sống làm dưa mắm, đu đủ gọt vỏ, cắt ra thành tám hay sáu tùy trái lớn nhỏ, rửa sạch mủ, ngâm với nước muối, vớt ra thau khô ráo, dùng nước mắm cốt( con cá ướp muối làm mắm, đến khi thịt con cá chín thành mắm, người ta dùng đường thốt nốt thắng chảy ra với nước lả, để nguội, đổ vào khạp mắm, tiếng trong nghề gọi là chao mắm.Lúc đầu chưa chao đường, còn rặc muối rất mặn, khi được chao đường, nước mắm sẽ dịu đi Nước nầy múc ra rưới ngập lên thau đu đủ, để vài tuần cho mắm thắm là ăn được, dùng dao bén, cắt mỏng miếng dưa mắm, xong dùng tay vắt cho ráo nước mắm, thịt ba chỉ ram vàng, dùng dao bén cắt mỏng.. Thịt và đu đủ mắm trộn đều với tỏi ớt đâm nhuyển, cho thêm chút đường…nặn chanh vào, nêm nếm vừa ăn, món nầy ăn cũng bắt cơm lắm.. Người nghèo đâu có làm vẽ duyên như vậy. Nhiều khi mua dưa mắm về để nguyên như vậy, mặn lè, gắp cho vô chén, cắn dòn khắm khíu, ăn với cơm, lao động chân tay cực khổ, tuổi sức còn trai tráng, ăn cũng năm sáu chén cơm đầy! cho nên cũng cùng một tên gọi, mà dĩa dưa mắm nhà nghèo, khác xa dĩa dưa mắm nhà trung lưu.
     Ngày miền Nam hoàn toàn phỏng dế…Giặc Bắc vào cai trị dân Nam, tôi phục vụ trong đơn vị, bị chúng ghép vào thành phần ác ôn, dù chưa từng chạm súng với chúng lần nào.. ngành Chiến Tranh Chính Trị mà chúng gọi là bọn Tâm Lý Chiến… Trong những lần lên lớp, chúng thường nhắc tới bức tranh của một họa sĩ, tôi không nhớ rõ lắm hình như là của họa sĩ TạTỵ, một sĩ quan cấp tá, có nhiều tài trong việc cầm bút, phục vụ ở Cục Tâm Lý Chiến, vẽ hình năm bảy tên Việt cộng ốm nhom, đang đeo cọng lá cây đu đủ… Bức tranh nầy có lẽ gợi ý từ những tên VC,  bị bắt được trong hầm trong hốc, tên nào tên nấy ốm trơ xương.Chúng rất ghét bức tranh nầy, nên tác giả, hình như cũng trần thân với những tên cai tù khắc nghiệt nầy
            Tôi may mắn, là được tái định cư tại một quốc gia văn minh và hùng mạnh nhất thế giới, sống trong một thành phố lớn thứ tư của Hoa kỳ, thành phố có số dân Việt lưu vong đông đứng thứ nhì trên thế giới, nên tại đây có rất nhiều chợ Việt Nam. Điển hình món mắm thái trộn đu đủ, muốn ăn cứ vào chợ Hồng Kông, mắm được chứa trong những ảng lớn, có kẹp gắp, có hủ nylon để sẵn bên, muốn mua bao nhiêu thì gắp bấy nhiêu, ra cân tính tiền dễ dàng,cón mắm tôm chua, chợ Việt nào cũng có bán, keo lớn, keo nhỏ, con tôm đỏ au, mua đu đủ bào sẵn về trộn là có ăn liền, còn gỏi đu đủ, rất nhiều nhà hàng VN có bán, trái đu đủ, từ xanh tới chín bày bán ê hề.
            Tôi nhắc tới trái đu đủ là vì tôi nhớ Gò Công, tôi nhớ tới mẹ tôi, một mái nhà tuy nghèo, mà đầm ấm năm xưa, chẳng may, chinh chiến tràn lan, giặc Bắc phương manh tâm cuỡng chiếm miền Nam, gây cho gia đình ly tán, cờ quỷ còn đỏ trời, tôi không mặt mũi nào quay về lại trên đường xưa lối cũ, khi phải nhục nhã đi dưới lá cờ sao máu.. Nỗi ray rứt nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mẹ…đành mượn trái đu đủ nhắc cho đở thèm, đở nhớ… Mẹ ơi nhiều đêm trong giấc ngủ, con mơ thấy mẹ, Mẹ vẫn dịu hiền như ngày nào, sao mẹ đến với con mà mẹ không nói lời nào, sao mẹ không trộn gỏi đu đủ cho con ăn, sao mẹ không hôn con như những ngày con còn thơ ấu…và lần nào cũng vậy, vừa mở miệng gọi mẹ là tỉnh giấc…Tôi lưu lạc đâu đây? Sao quê tôi còn đó mà tôi không về được??
 
                        thủy lan vy
(Viết xong tại kỳ đà động, một ngày đầu tháng 12 có tuyết rơi tại Houston )
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.