Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Phỏng vấn Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sà Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
gcvn95
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 60
Quote gcvn95 Replybullet Chủ đề: Phỏng vấn Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sà
    Gởi ngày: 09/Sep/2010 lúc 9:05am
 
 

Chức vụ mới ở quê hương cũ, 'vừa vinh dự, vừa đặc ân'

Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân. (Hình: vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov)






Tôi thấy Việt Nam là “nhà” chỉ khi nào tôi ngoắc một chiếc taxi, nhờ người tài xế đưa tôi đến một địa chỉ khó tìm, rồi anh ta quay lại và nói: “Ông nói tiếng Việt giỏi quá!”



Thực hiện: Tiffany Lê/Người Việt
Chuyển ngữ: Triệu Phong/Người Việt


Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân
Món khoái khẩu nhất: Cơm tấm bì thịt nướng ăn với đồ chua.
Nhạc thích nhất: Trịnh Công Sơn và cải lương, đặc biệt vở “Lương Sơn Bá-Chúc Anh Ðài.”
Mục tiêu cá nhân: Khuyến khích làm từ thiện, giúp đỡ cô nhi viện, bệnh viện, trường học.
Mẹo vặt khi đi bộ: Giữa hàng hàng lớp lớp xe cộ, hãy cứ bước tới, trong khi mắt nhìn vào dòng xe đang tiến về phía mình.

Ông Lê Thành Ân, người gốc Gò Công, vừa trở thành tổng lãnh sự gốc Việt đầu tiên của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ông Lê Thành Ân sinh năm 1955, sang Mỹ từ năm 1965, từng làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ trước khi chuyển sang ngành ngoại giao. Ông từng có nhiệm sở tại các thành phố Bắc Kinh, Tokyo, Kuala Lumpur, Singapore, Seoul, và Paris, trước khi đến Việt Nam. Trong bài phỏng vấn dưới đây, dành cho phóng viên Tiffany Lê của Người Việt, ông Ân nói rằng trở thành Tổng Lãnh Sự tại nơi chôn nhau cắt rốn, đối với ông, “vừa là một vinh dự, vừa là một đặc ân to lớn.”

Tiffany Lê (NV): Gia đình ông sẽ thích ứng với “quê hương mới” ra sao?

Tổng Lãnh Sự (TLS) Lê Thành Ân: Thành phố ************ sẽ là nhà của chúng tôi trong ba năm tới. Ðời sống ở Việt Nam mang lại nhiều thuận lợi về mặt văn hóa lẫn ngôn ngữ. Ðể đạt được đúng ý nghĩa là gia đình, chúng tôi sẽ phải hòa mình với quá khứ của quê cha đất tổ.

Việt Nam trở nên một sân chơi của khai phá và cả phiêu lưu. Mỹ Anh, 16 tuổi, đứa con gái nhỏ tuổi nhất của tôi, để thỏa mãn tính tò mò, cháu tham gia mọi lễ nghi, hội hè và truyền thống Việt Nam. Cháu nhận thấy nói tiếng Việt ở nhà là một chuyện, nhưng ra đường thì lại hoàn toàn khác. Ðối với những việc thông thường như gọi món ăn hay hỏi đường thì biết nói tiếng Việt đúng là điều cần thiết.

Từ lúc đặt chân đến thành phố này vài tuần trước, cho đến nay, chúng tôi khám phá được thành phố nhiều hơn. Thật sự chúng tôi bắt đầu thấy thích thú. Thành phố này rất sinh động. Con người, đủ mọi lứa tuổi, đều đi tản bộ. Thanh niên thì tụ tập đầy ở các quán cà-phê. Dù cần cẩu xây dựng vươn lên khắp nơi trong thành phố ************ mới, nét Sài Gòn cũ vẫn chưa xóa nhòa. Bên dưới những thép và kiếng, các khu phố Tây tầng thấp vẫn còn hiện hữu ở nhiều nơi.

NV: Ông định thực hiện điều gì, trong 3 năm tới, trong tư cách một tổng lãnh sự?

TLS Lê Thành Ân: Về lại Việt Nam sau 45 năm, về lại nơi chôn nhau cắt rốn, về lại một thành phố nơi tôi từng sống 10 năm đầu của đời mình, và thực hiện những điều ấy với tư cách tổng lãnh sự của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại đây, quả là một vinh dự, lại vừa là đặc ân to lớn. Kỷ niệm thời thơ ấu của tôi ở Việt Nam chẳng có là bao, tuy nhiên tôi vẫn thấy như mình bị cuốn hút vào, vào văn hóa và con người của đất nước Việt Nam.

Việt Nam và Hoa Kỳ đang có một quan hệ thân hữu khắng khít, công việc của chúng tôi ngày nay không còn phải hun đúc một quan hệ mới, vì quan hệ này vẫn đang tiếp tục phát triển, và mở rộng hơn thêm.

Tôi đang cưu mang một vai trò cần phải thực hiện, tôi trông mong được nghe và cùng chia sẻ với cộng đồng nói chung, và với giới truyền thông nữa, về việc làm thế nào cổ động cho tình thân hữu được hoạt động mạnh mẽ nhất giữa hai quốc gia. Với thính giả, công cụ và phương pháp truyền thông mới, tôi tin là hình ảnh của Hoa Kỳ ở Việt Nam đã cải thiện rất nhiều suốt 15 năm qua, và ngày nay, tinh thần Mỹ Quốc là đồng nghĩa với cởi mở và tiến bộ.

Sáng kiến đặc biệt tôi dự định nhắm đến gồm việc khuyến khích trao đổi mua bán và đầu tư của Hoa Kỳ khiến cho ở Mỹ tạo thêm được công việc làm, gia tăng cơ hội học vấn đối với sinh viên có đủ điều kiện, được sang Mỹ du học, cũng như tìm cách khuyến khích những ai tốt nghiệp nên trở về để xây dựng cho nền kinh tế Việt Nam.

Hòa giải với đồng bào ở hải ngoại dĩ nhiên là vấn đề cá nhân. Tôi hy vọng tìm hiểu về nhận thức của Việt Nam, lúc trước và bây giờ, dưới nhãn quan của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong tiến trình này, tôi hy vọng cải thiện được quan hệ ngoại giao giữa đôi bên.

Mục tiêu cá nhân của tôi gồm cả việc khuyến khích làm từ thiện, giúp đỡ các cô nhi viện, bệnh viện và trường học.

NV: Người ta nói, ông được nhận làm con nuôi từ hồi nhỏ?

TLS Lê Thành Ân: Nói theo nghĩa thông thường, thì không phải tôi được nhận làm con nuôi. Tôi là một trong chín anh chị em trong gia đình, và tôi thứ bảy. Tôi rời Việt Nam lúc còn bé và sống với bà dì và mẹ của dì. Dì tôi là người giám hộ hợp pháp nên tôi thường coi bà như là mẹ “nuôi” của tôi. Bà về hưu sau hơn 30 năm tận tụy phục vụ cho chính phủ Hoa Kỳ, trong cương vị chủ bút (editor) Việt ngữ và làm phát thanh cho Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).

Về phần cha mẹ và anh chị em. Cha tôi mất năm 1972, mẹ và hai anh cùng hai chị tôi kẹt lại Việt Nam cho đến khi chúng tôi được đoàn tụ vào năm 1986 theo chương trình ODP. Ðồng thời, những người khác trong gia đình tôi hoặc đi Pháp hoặc sang Mỹ.

NV: Là di dân gốc Việt, ông thấy công việc và chức vụ mới ra sao? Ông có cảm thấy Việt Nam là “quê nhà” không?

TLS Lê Thành Ân: Công tác ở hải ngoại của tôi trong vai trò một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đưa tôi và gia đình đi khắp nơi, Bắc Kinh, Tokyo, Kuala Lumpur, Singapore, Seoul và Paris, trong suốt hai thập niên qua. Tiếp xúc với đủ sắc dân, ngôn ngữ và tín ngưỡng, mang lại cho tôi tài sản vô giá về khả năng nhận thức về chính sách quốc tế và quốc nội đương thời.

Ði chu du nhiều, các cộng sự của tôi cũng như những liên lạc viên địa phương đã giúp tôi đến với các định chuẩn, thực hành và ý tưởng quốc tế. Sự tương tác với những nền văn hóa dị biệt giúp tôi loại bỏ được thành kiến, và quen với sự tổng quát hóa.

Tôi thấy Việt Nam là “nhà” chỉ khi nào tôi ngoắc một chiếc taxi, nhờ người tài xế đưa tôi đến một địa chỉ khó tìm, rồi anh ta quay lại và nói: “Ông nói tiếng Việt giỏi quá!”

NV: Ông có gặp khó khăn khi di chuyển tại Việt Nam?

TLS Lê Thành Ân: Ấn tượng đầu tiên của tôi đối với TP ************ là hàng hàng lớp lớp xe đạp và xe gắn máy. Ðiều này gợi tôi nhớ đến Bắc Kinh vào thập niên 1990. Vì ít hệ thống đèn giao thông, việc băng qua đường là cả một chuyện lớn.

Trong dòng xe cộ, gồm xe con, xe buýt, xe đạp và xe gắn máy, khó lòng tìm được một khoảng trống để chen chân vào. Ðiều cần thiết là tư duy: bạn phải chấp nhận lối suy nghĩ rằng bạn phải qua được bên kia đường một cách an toàn. Hãy bước từ từ, và quan trọng nhất là chớ mà dừng lại, vì làm thế sẽ gây bối rối cho tài xế, lại còn gây nguy hiểm thêm cho bạn nữa. Ðiều đáng ngạc nhiên là dòng xe sẽ cuộn quanh bạn như nước chảy quanh một hòn đá.

Mẹo vặt của tôi dành cho khách du lịch là: cứ bước tới, trong khi mắt vẫn nhìn vào dòng xe đang tiến về phía mình.

NV: Ông thích món ăn Việt Nam nào nhất?

TLS Lê Thành Ân: Tôi thích nhiều món ăn Việt Nam, chẳng hạn chả giò, gỏi cuốn, chạo tôm, súp măng cua và bánh xèo. Nếu phải chọn món khoái khẩu nhất thì tôi chọn cơm tấm bì thịt nướng ăn với đồ chua. Chúng tôi sang Việt Nam đúng vào dịp Trung Thu, đi đâu cũng có thể mua được bánh Trung Thu.

NV: Ông thích nhạc sĩ Việt Nam nào nhất? Và ông thích thể loại nhạc nào nhất?

TLS Lê Thành Ân: Phải nói là Trịnh Công Sơn! Ông quá sức phổ thông trong quảng đại quần chúng, là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ tầm cỡ mà chính nữ ca sĩ Joan Baez còn mệnh danh ông là “Bob Dyland của Việt Nam.” Ông từng là mục tiêu để cả hai miền Nam và Bắc trấn áp. Ông sáng tác những tập nhạc chất chứa nỗi hy vọng cho hòa bình và bình yên.

Mới gần đây, vợ chồng tôi đến chơi ở một phòng trà địa phương, nay thu hút đông dân trong vùng lẫn “Việt Kiều” đến nghe nhạc Việt và do một số nghệ sĩ trẻ Việt Nam trình bày. Chúng tôi rất cảm kích tài năng của những người trẻ này.

Ðể thấy tôi “lão làng,” bạn có biết rằng tôi thích đi xem hát “Cải Lương.” Cải Lương là một hình thức kịch nghệ dân gian của Việt Nam, pha lẫn giữa dân ca Nam bộ với cổ nhạc. Cải Lương có thể so với một loại thoại kịch có thêm thắt phần Vọng Cổ. Vọng Cổ (diễn giải cho văn vẻ có nghĩa là “nghĩ tưởng đến quá khứ”) là một lối hát với nhạc nền thường phụ họa bằng đàn tranh. Cải Lương thường ca ngợi giá trị đạo đức. Vở kịch được biểu thị đặc biệt bằng y phục rực rỡ đầy màu sắc; những mái tóc đẹp điểm tô sặc sỡ, những bộ chiến bào và nón trận tinh vi nghệ thuật. Lớn lên ở Việt Nam từ bé, vở tuồng tôi ưa thích nhất là Lương Sơn Bá-Chúc Anh Ðài, được viết phỏng theo truyện Tàu, nói về đôi tình nhân ưa thích bắt bướm.

NV: Xin ông cho biết đôi nét về học vấn?

TLS Lê Thành Ân: Giáo dục chính thức của tôi ở Hoa Kỳ mang đến cho tôi nhiều thuận tiện lẫn cơ hội. Quanh tôi là vô số lãnh vực chuyên môn khiến tôi tha hồ chọn lựa. Tôi lấy xong bằng kỹ sư điện vào năm 1976, rồi bằng Cao Học về Khoa Học Quản Trị năm 1978, cả hai đều từ trường George Washington University ở Washington D.C.

Tôi gia nhập ngành ngoại giao vào năm 1991 sau khi làm công chức dân chính cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ được 15 năm. Theo thời gian, nhờ có kiến thức về ngành kỹ thuật, tôi có khả năng hiểu được sâu hơn và có thể bàn về những vấn đề liên quan đến lãnh vực kinh doanh nói chung.

NV: Xin cám ông đã dành thời gian cho chúng tôi.

Trích nguồn từ nguoi-viet.com
 
 
 
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2013 lúc 10:42am

"Ông Lê Thành Ân, người gốc Gò Công, vừa trở thành tổng lãnh sự gốc Việt đầu tiên của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ông Lê Thành Ân sinh năm 1955, sang Mỹ từ năm 1965, từng làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ trước khi chuyển sang ngành ngoại giao. Ông từng có nhiệm sở tại các thành phố Bắc Kinh, Tokyo, Kuala Lumpur, Singapore, Seoul, và Paris, trước khi đến Việt Nam. Trong bài phỏng vấn dưới đây, dành cho phóng viên Tiffany Lê của Người Việt, ông Ân nói rằng trở thành Tổng Lãnh Sự tại nơi chôn nhau cắt rốn, đối với ông, “vừa là một vinh dự, vừa là một đặc ân to lớn.”




Phái đoàn Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ đến thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa

Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa

March 07, 2013
Chiều nay, ngày 7 tháng 3 năm 2013, một phái đòan thuộc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa . Phái đoàn do ông TLS Lê Thành Ân dẫn đầu.
Đây là lần đầu tiên có sự kiện quan trọng này kể từ khi Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Việt Nam dưới chế độ CS..
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc viếng thăm này










Nguồn:http://hientinhvn.blogspot.com/2013/03/tong-lanh-su-hoa-ky-tai-sai-gon-en-tham.html


Việt Nam: Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến thăm nghĩa ...





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/Mar/2013 lúc 10:58am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2013 lúc 7:11am


NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA,

 CHUYỆN KỂ TỪ ĐẦU

(Bài viết của nhà văn Giao Chỉ, cựu đại tá Vũ Văn Lộc,

về Nghĩa trang Quân Đội VNCH Biên Hòa )


http://namrom64.blogspot.com/2012/08/nghia-trang-quan-oi-bien-hoa-chuyen-ke.html

 

 

Nghĩa Dũng Ðài và bia mộ chiến sĩ vô danh số một.

(Hình: IRCC, Inc. cung cấp)

 


Bức tượng Thương Tiếc,

hình chụp trước và sau 1975.

(Hình: IRCC, Inc. cung cấp)



Không ảnh khu nghĩa trang -
Bấm vào hình trên để xem ảnh lớn

 
Cổng Tam Quan

 




"Anh nằm đó, nghìn thu giấc ngủ

Nhưng sao trong gió ta nghe có tiếng thì thào!! "
 


LTS: Lần đầu tiên, chính quyền cộng sản Hà Nội có một thông cáo chính thức liên quan đến nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa. Thông báo phổ biến cuối năm 2006. Nghĩa trang này được Công Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà khởi công từ năm 1965, giành đất mai táng cho 30 ngàn tử sĩ. Sau các trận Mậu Thân 1968, đến Mùa Hè 1972, rồi các trận đánh giành dân lấn đất kỳ Hiệp Ðịnh Paris, nghĩa trang này đã chôn cất 16 ngàn tử sĩ. Khoảng 8,000 mộ phần đã có bia; một nửa kia chỉ mới đắp đất. Ðó là tính đến ngày 30 Tháng Tư, 1975.

Cộng Sản vào Sài Gòn, tượng Tiếc Thương bị giật sập, một số mộ bị phá phách nhưng thật sự không có chiến dịch ủi quang hay phá sập toàn diện. Cho đến nay, các kiến trúc chính thức gồm Cổng Tam Quan, Ðền Liệt Sĩ và Nghĩa Dũng Ðài vẫn còn y nguyên. Từ xa lộ Biên Hòa nhìn vào chỉ thấy cây cối um tùm và nhà dân che khuất nên nhiều người tưởng nghĩa trang không còn nữa.

Cơ quan IRCC, Inc., do cựu Ðại Tá Vũ Văn Lộc làm giám đốc, với các nhân viên tự nguyện về thăm gia đình tại Việt Nam đã đến thăm nghĩa trang hàng năm, tảo mộ và ghi lại hình ảnh. Sau đó, IRCC, Inc., nhờ các thương phế binh tổ đang sinh sống tại Việt Nam tảo mộ hàng năm. Hiện nay đã có nhiều ngôi mộ có thân nhân cải táng hay tu sửa. Số còn lại ước chừng từ 8 ngàn đến 10 ngàn ngôi mộ.

Trước thông tin chính thức do chính quyền Việt Nam công bố liên quan đến nghĩa trang Quân Ðội, và trong những đồn đoán về số phận của nghĩa trang đang gìn giữ 16,000 tử sĩ Việt Nam Cộng Hoa, ông Vũ Văn Lộc cùng một số thân hữu đã thực hiện một loạt bài viết có tên “Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, Chuyện Kể Từ Ðầu.” Nay, Nhật Báo Người Việt, được sự cho phép của ông Vũ Văn Lộc và IRCC, Inc., xin trích đăng một phần lớn những thông tin này đến độc giả của mình.


Ai sáng lập Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa?


Nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa là sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Khi dự án xây dựng nghĩa trang, do Cục Quân Nhu phối hợp Công Binh, được trình lên Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Tiếp Vận. Dự án này được tiếp tục trình lên Bộ Quốc Phòng, thủ tướng, và rồi cuối cùng, được trình lên, và được tổng thống đồng ý.

Dự án xây dựng nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa liên quan đến đất đai và nhiều lãnh vực khác, nên cuối cùng, trở thành một đề tài liên bộ; từ Bộ Quốc Phòng, qua Bộ Công Chánh, Bộ Nội Vụ và liên quan cả đến Bộ Giáo Dục và Y Tế.

Ðến khoảng năm 1964, nghĩa trang Quân Ðội ở Gò Vấp trở nên chật hẹp, không gánh vác được sức nặng của chiến tranh. Trong khi ấy, chiến tranh gia tăng, phần lớn sĩ quan của khu vực thủ đô đều chôn ở nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi, Sài Gòn. Nơi đây, đất cũng bắt đầu khan hiếm và tốn kém. Nhu cầu chôn cất tử sĩ, không phân biệt cấp bậc, tại một nghĩa trang rộng lớn hơn đã được nghĩ tới.

Ðơn vị Chung Sự, chuyên lo hậu sự của những chiến sĩ đã nằm xuống, cũng có nhu cầu về cơ sở để hoạt động. Kiến nghị được trình lên cấp trên, thông qua hệ thống Cục Quân Nhu, Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Tiếp Vận. Các sĩ quan Quân Nhu, Công Binh, Ðịa Ốc Tổng Tham Mưu bay trực thăng trên không phận Thủ Ðức, Bình Dương, Biên Hòa, tay cầm bản đồ nghiên cứu địa thế thật đẹp dành làm nơi an nghỉ nhìn thu cho chiến hữu

 

Quá trình xây cất nghĩa trang Biên Hòa


Sau nhiều lần sửa đổi, mô hình và khu đất được chọn xây nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa đã được Phủ Tổng Thống chấp thuận.

Khu đất rộng 125 mẫu Tây ở phía tay trái xa lộ Sài Gòn. Toàn thể khu nghĩa trang làm thành hình con ong vĩ đại nằm quay đầu ra xa lộ.

Giữa lưng con ong là Nghĩa Dũng Ðài cao 43 thước. Ðầu ong là đền thờ chiến sĩ, cũng có lúc gọi là Ðền Tử Sĩ hay Ðền Liệt Sĩ. Phía dưới chân đền là Cổng Tam Quan nối thẳng một đường dài ra xa lộ. Con đường này làm thành cây kim nhọn của con ong và đầu kim là bức tượng Thương Tiếc ngay cạnh xa lộ.

Từ chân Nghĩa Dũng Ðài, lưng ong chia làm hình nan quạt hướng ra 4 phía và làm thành lưới nhện. Phần đuôi ong hẹp, phần dưới dài ra như quả trứng. Các ngôi mộ giống nhau chia thành từng khu. Khu quốc gia dành cho các vị lãnh đạo, khu tướng lãnh, khu cấp tá, cấp úy và binh sĩ.

Một ngày đầu Xuân 1965, Thiếu Tướng Ðồng Văn Khuyên từ Bộ Tổng Tham Mưu gọi điện thoại cho Ðại Tá Nguyễn Thiện Nghị, liên đoàn trưởng Liên Ðoàn 30 Công Binh Kiến Tạo đóng tại Hóc Môn. Sau đó chiếc xe ủi đất đầu tiên của Tiểu Ðoàn 54 Công Binh bắt đầu công tác.

Rồi doanh trại của Liên Ðội Chung Sự và khu nhà xác được thiết dựng năm 1966 để nhận những di hài tử sĩ đầu tiên.

Nghĩa trang được xây dựng trong chiến tranh với sự phối hợp giữa Quân Nhu và Công Binh. Công Binh tiếp tục làm đường, phân lô, xây Cổng Tam Quan, xây Ðền Liệt Sĩ, đúc các tấm ciment và làm mộ bia.

Quân Nhu nhận tử sĩ từ mặt trận chở về ngày đêm để chôn cất. Trận Mậu Thân, trận Mùa Hè, trận Hạ Lào, trận Cambodia. Tử sĩ của các đơn vị tổng trừ bị đem về từ 4 quân khu. Tử sĩ của quân khu thủ đô và các tiểu khu lân cận. Tử sĩ của các quân chủng, nữ quân nhân, thiếu sinh quân, tất cả đều nằm trong lòng đất Biên Hòa.

Tử sĩ chôn từ trung tâm Nghĩa Dũng Ðài lần lượt ra các khu bên ngoài. Ðã có trên 10 tướng lãnh nằm tại nghĩa trang Biên Hòa kể cả các vị đại tá vinh thăng sau khi tử trận. Người có cấp bậc cao cấp nhất là cố Ðại Tướng Ðỗ Cao Trí. Hiện nay ngôi mộ này đã được gia đình cải táng nhưng vị trí cũ vẫn còn di tích.


Nghĩa trang Quân Ðội tại Biên Hòa có nhiều công trình xây cất đáng kể.


Trước hết là bức tượng Thương Tiếc, thể hiện hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa ngồi nghỉ chân trên bệ đá, súng để ngang trên đùi, nét mặt buồn và rất Việt Nam. Câu chuyện về bức tượng này đã được kể lại nhiều lần. Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, tượng này bị chính quyền cộng sản giật sập. Phóng viên ngoại quốc có chụp được hình. Tin sau cùng cho biết bức tượng đã đưa vào kho tại quận Dĩ An và sau cùng có thể bị nấu ra lấy đồng và không còn vết tích.

Tác giả của pho tượng này là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, lấy hình người mẫu là một binh sĩ nhảy dù.
 Hiện nay ông Thu, nguyên là một sĩ quan Quân Nhu, theo đặc san của ngành này cho biết, đã trở về Việt Nam “để tìm cách thực hiện lại bức tượng Thương Tiếc.”

Ngoài bức tượng kể trên, trên đường vào nghĩa trang, đi theo con đường chánh xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua Cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị nhưng bề thế và chân phương. Giữa cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được đường nét vững vàng và gần như còn nguyên vẹn.

Qua Cổng Tam Quan, con đường dẫn đến ngôi Ðền Tử Sĩ trên một ngọn đồi nhỏ có 4 lối lên bốn phía. Ðây là nơi để linh cữu các vị tướng lãnh trước khi chôn cất. Ðây cũng là nơi khi tổng thống, thủ tướng hay các giới chức cao cấp chủ tọa các buổi lễ chiêu hồn tử sĩ.

Tháng Ba, 1975, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm lên thăm viếng và làm lễ đặt vòng hoa. Không ai biết rằng đây là lần sau cùng.

Cũng tại đây và tại Vành Khăn Tang của Nghĩa Dũng Ðài là nơi các toán quân danh dự canh gác theo nghi lễ. Các quân nhân từ các quân binh chủng mặc sắc phục được điều động về theo đơn xin và có đủ điều kiện. Vóc dáng trẻ trung, khỏe mạnh, cao lớn, đoàn quân này được huấn luyện để canh gác và biểu diễn các thao tác nghi lễ như các đoàn quân danh dự tại nghĩa trang Arlington Hoa Kỳ.

Sau Ðền Liệt Sĩ, phải đi một đoạn rất dài mới đến đỉnh một dải đất cao, chính giữa trung tâm là Nghĩa Dũng Ðài. Ðây là công trình quan trọng nhất mà Công Binh Việt Nam đã thực hiện.

Cục Công Binh sau khi khởi công xây cất nghĩa trang, song song với việc bang đất, giúp Cục Quân Nhu chôn cất thì bắt đầu nhận công tác từ Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Tiếp Vận để xây cất Nghĩa Dũng Ðài vào Tháng Mười Một, 1967. Một kỳ thi được thực hiện phối hợp giữa Công Binh và trường đại học Kiến Trúc Sài Gòn. Có tất cả 54 đồ án dự tuyển. Ban chấm thi chọn đồ án gồm đại diện trường đại học Kiến Trúc, Tổng Cục Tiếp Vận, Chiến Tranh Chính Trị, Cục Quân Nhu, Cục Công Binh.

Trên nền đất phẳng, Công Binh cho đổ 10,000 thước khối đất làm thành một ngọn đồi nhân tạo. Ðại đội xe “benne” phải làm việc gần hai tháng.

Trên ngọn đồi nhỏ này, Công Binh xây bệ tròn, chính giữa là ngọn kiếm hướng mũi lên trời. Cây kiếm có thân bốn cánh hình chữ thập cao 43 thước. Chân của chữ thập đường kính 6 thước rưỡi và trên mũi nhọn là ba thước rưỡi, có bậc thang để leo lên đỉnh và đứng trên này sẽ nhìn thấy thành phố Sài Gòn.

 

Lịch sử nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa 


Trước 1965, các tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được chôn cất tại các nghĩa trang tiểu khu. Tại Sài Gòn-Gia Ðịnh chôn tại nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi hoặc nghĩa trang Quân Ðội Gò Vấp.

Từ 1965, nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa được thành lập, dự trù 30,000 mộ phần. Các trận Mậu Thân 1968, Mùa Hè 1972 đã chôn trên 10,000 tử sĩ. Tính đến 1975 đã có 16,000 tử sĩ chôn tại đây.

Tên gọi đầu tiên: nghĩa trang Quân Ðội; về sau gọi là nghĩa trang Quốc Gia. Nơi đây chôn cất không riêng tướng lãnh, sĩ quan và chiến binh mà dành làm nơi yên nghỉ cho các thành viên chính phủ hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Trước 1970: Hoàn tất bang đất làm đường, tượng Thương Tiếc, Cổng Tam Quan, Ðền Tử Sĩ.

Giai đoạn 1975, Nghĩa Dũng Ðài với ngọn tháp cao đã làm xong, Vành Khăn Tang vĩ đại chung quanh gần đến giai đoạn cuối.

Tháng Mười Một, 1974: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăm công trình và tuyên bố rằng đây là công trình ông để lại cho quân đội.Dự trù hoàn tất để khánh thành đợt đầu vào ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm 1975. Ðiều này đã không thực hiện được.
Sau 30 Tháng Tư, 1975: Nghĩa trang bị phá hoại dưới nhiều hình thức nhưng nói chung vẫn còn tồn tại, trong hoang phế.

Bắt đầu từ năm 1980: thân nhân, đặc biệt những người chuẩn bị “vượt biên,” bắt đầu thăm và tảo mộ.

Thập niên 1990: các chiến binh cải tạo được tự do bắt đầu trở lại thăm viếng bạn đồng ngũ, và từ giã trước khi lên đường sang Hoa Kỳ theo diện “H.O.”

Việt kiều bắt đầu trở về thăm viếng các mộ phần. Nhiều gia đình bốc mộ hoặc sửa sang lại phần mộ. Có tin đồn về việc chính quyền giải tỏa để làm khu kỹ nghệ do các công ty Ðài Loan và Ðại Hàn. Tuy nhiên các dự án này không thực hiện.

Cũng từ thập niên 1990, chính quyền cộng sản bắt đầu công tác xây cất nghĩa trang liệt sĩ tại các địa phương miền Nam, từ Trường Sơn đến Duyên Hải. Nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa vẫn trơ trọi.

Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. bắt đầu cho người về thăm lại nghĩa trang và ghi nhận phần lớn còn tồn tại nhưng rất hoang phế. Một trung tá công binh đã đi một vòng đem về các báo cáo sơ khởi.

Chương trình dự án tảo mộ hàng năm bắt đầu từ cuối năm 1997 với các điểm chính: Làm dưới hình thức thân hữu gia đình từng toán nhỏ. Giúp phương tiện cho anh em thương phế binh Sài Gòn thực hiện. Khích lệ Việt kiều về thăm và sửa sang phần mộ thân nhân.

Phần mộ vô danh được làm cỏ, sơn quét lại, dựng mộ bia. Cổng Tam Quan và Ðền Liệt Sĩ cũng đã được dọn dẹp. Tuy nhiên chỉ làm từng phần và làm nhiều lần.

Chương trình tảo mộ đã hoàn tất qua các năm Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Nhâm Ngọ (2002) và tiếp tục cho đến năm 2006 vừa qua. Những năm sau này khó khăn hơn nhưng thật ra đối với người lạ ghé qua thường trở ngại.

Thân nhân tử sĩ còn ở lại Việt Nam đã bắt đầu trở lại thăm viếng và sửa sang phần mộ trong các dịp lễ tôn giáo, Thanh Minh, Tết... Việc này đã tạo thành một dịch vụ cho số dân địa phương.

Cây kiếm đúc bằng ciment cốt sắt từng tảng chồng lên nhau chịu được sức gió trên 120km/giờ. Phía dưới bệ đài xây ciment vòng chung quanh thành một vành khăn được gọi tên rất xúc động là Vành Khăn Tang. Trên Vành Khăn này dự trù sẽ có các công trình điêu khắc về các chiến công của Quân Ðội Việt Nam qua các thời đại. Từ thời Hùng Vương lập quốc đến các vị anh hùng chống xâm lăng phương Bắc rồi đến các chiến công của Việt Nam Cộng Hòa. Tất cả công trình xây cất nghĩa trang Quân Ðội gần như hoàn tất và riêng Nghĩa Dũng Ðài thì đã xong phần kiến trúc căn bản.

Cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975, những đơn vị kiến tạo của TÐ54 Công Binh vẫn còn hiện diện tại công trường. Một toán đặc phái công tác về sửa chữa Dinh Ðộc Lập vẫn còn thấy các vị cao cấp ra vào trước khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam.

Ngoài sự hy sinh đổ máu của Công Binh Chiến Ðấu, thêm bao nhiêu công thự, cầu đường do Công Binh Kiến Tạo góp phần trên toàn thể miền Nam thì công trường Dinh Ðộc Lập và công trường nghĩa trang Quân Ðội là các di sản hãnh diện của ngành Công Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Sau hơn 30 năm, cả hai công trình này và đặc biệt là Nghĩa Dũng Ðài vẫn tồn tại và hy vọng sẽ tồn tại vĩnh viễn. Nghĩa Dũng Ðài suốt 30 năm qua đã được bảo vệ bởi 16 ngàn tử sĩ ở lại nghĩa trang Quân Ðội.

Ðứng trên khu vực dưới chân Nghĩa Dũng Ðài nhìn xuống cả cánh đồng mộ chí bát ngát, vào thời điểm này, còn ít nhất là 8,000 tử sĩ nằm lại. Xa xa là Ðền Tử Sĩ. Quanh cảnh càng tiêu điều, càng hoang vu.

 


Nghĩa trang Quân Ðội thuộc Biên Hòa hay Bình Dương?


Trước năm 1975, toàn thể miền Nam có trên 50 nghĩa trang quân đội. Tiểu khu nào cũng có một khu mai táng tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa nhưng khi nói đến nghĩa trang quân đội, tất cả đều nghĩ đến nghĩa trang Biên Hòa.

Có lúc, nghĩa trang được gọi tên đầy đủ là nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa. Nói chuyện với người Hoa Kỳ thường phải dịch là nghĩa trang của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa tại Biên Hòa mới thật rõ ràng. Bởi vì không có “quân đội Biên Hòa.”

Sau Tháng Tư, 1975, ai cũng tưởng là khu nghĩa trang này đã bị cày nát san bằng. Ði xe trên xa lộ Biên Hòa, thấy bức tượng Thương Tiếc, thể hiện hình ảnh người lính ngồi nghỉ chân không còn nữa. Ai nấy đều nói rằng: “Thôi rồi, chúng nó phá hết rồi.” Từ ngoài nhìn vào, chỉ thấy cây cỏ um tùm, nhà dân xây cất che khuất cả một vùng phía bên này sông Ðồng Nai. Những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa nằm trong lòng đất lạnh tưởng chừng bị quên lãng.

Ngay từ khi chiếm miền Nam, chính phủ Cộng Sản xếp khu nghĩa trang và doanh trại Liên Ðội Chung Sự là khu vực quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng. Bộ Quốc Phòng giao cho Quân Khu 7 quản trị, có một đơn vị đóng doanh trại cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Việc kiểm soát rất tùy tiện. Lúc dễ lúc khó. Tuy nhiên nói chung, thân nhân vẫn được vào tìm mộ thân nhân để chăm sóc. Một số đã bốc mộ đem về quê.

Ngày xưa trước khi thành lập Việt Nam Cộng Hòa, phần đất bên này sông Ðồng Nai gồm quận Dĩ An vốn thuộc về tỉnh Bình Dương. Tổ chức Việt cộng nằm vùng cũng theo ranh giới đó hoạt động. Tỉnh ủy Bình Dương chỉ huy du kích Dĩ An. Sau này quận Dĩ An được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sáp nhập vào tỉnh Biên Hòa khu nghĩa trang lại nằm cạnh xa lộ Biên Hòa nên mới có tên nghĩa trang Biên Hòa.

Bây giờ chính phủ Cộng Sản cho lệnh giao khu nghĩa trang từ Bộ Quốc Phòng cho bên chính quyền dân sự thì vẫn theo ranh giới hành chánh cũ từ hồi nằm vùng. Tỉnh Bình Dương nhận công tác quản trị nghĩa trang và sẽ dân sự hóa. Họ gọi là khu nghĩa trang Bình An, thuộc quận Lái Thiêu, tỉnh Bỉnh Dương.

 


Ai đã bảo toàn nghĩa trang trong 30 năm qua?

Sau 30 Tháng Tư, 1975, miền Bắc chiếm đóng miền Nam. Ngành nào theo ngành đó, binh chủng nào theo binh chủng đó. Tự do chiếm giữ các tài sản công thự của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Cái gì của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa thì quân đội nhân dân Việt Cộng vào chiếm. Bộ Y Tế Cộng Sản lãnh các nhà thương và cơ sở y tế. Giáo dục theo giáo dục. Thành ủy chiếm tòa thị chính. Phía quân đội cũng như thế. Duy có hai nơi không đơn vị và thủ trưởng nào vào nhận lãnh, vì vậy vẫn còn cho đến ngày nay. Ðó là Dinh Ðộc Lập và nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa.

Trung Ương Ðảng ở Hà Nội không muốn vào chiếm đóng Dinh Ðộc Lập. Cơ sở đứng đầu chính phủ cộng sản miền Nam cũng không cảm thấy đủ tư cách tranh lấy một dinh thự nổi tiếng ở Ðông Nam Á. Vì vậy, Dinh Ðộc Lập bỏ trống trở thành di tích lịch sử. Nghĩa trang Biên Hòa ở cùng một hoàn cảnh. Sau này chính quyền cộng sản đã tìm một khu đất gần xa lộ Biên Hòa để xây dựng nghĩa trang liệt sĩ cho chiến binh miền Bắc.

Từ 1980, chính thân nhân của tử sĩ, trong tình cốt nhục “mở cuộc chiến mới.” Không cần lãnh đạo, không cần chỉ huy, không cần lý luận, những người vợ đi tìm mộ chồng, người con đi tìm mộ cha, gia đình đi tìm mộ của người thân yêu. Một lần không được thì hai lần. Ngày qua ngày, con đường nghĩa trang xưa mở ra những lối mòn. Xe ôm đi tảo mộ. Ði xe ngựa lên tảo mộ.

Từ Cà Mau, gia đình vợ con Hạ Sĩ Dương Chu đã gồng gánh lên ngủ đường để cải táng đem di hài người lính Cộng Hòa về chôn ở Ðầm Dơi. Nơi đầm lầy mỗi lần lên Cà Mau phải đi tàu mất nửa ngày. Cứ như thế gần 8,000 gia đình đã thăm viếng và cải táng người thân trong suốt 30 năm dài.

Họ không quên người đã chết, họ đến với nghĩa trang và họ đã làm cho nghĩa trang tồn tại.

Bây giờ vẫn còn gần 10,000 ngôi mộ. Có gia đình thân nhân kiên quyết không bốc mộ, để người chiến sĩ ở lại chiến trường. Cũng có khi thân nhân chẳng còn ai. Bia mộ có tên mà trở thành vô danh. Cũng có gia đình nghèo khổ không có phương tiện. Nhưng hàng ngày, hàng năm, vẫn còn những người trở lại thăm viếng. Họ ở cùng khắp trên đất nước và họ ở cùng khắp trên địa cầu. Rất kiên trì và âm thầm, qua tình cốt nhục gia đình, những người còn lại không cầm vũ khí đã tiếp tục giữ mãi phòng tuyến cuối cùng trong lòng địch.

Ðó là câu trả lời, vì đâu nghĩa trang Biên Hòa vẫn còn tồn tại và ai là người đã bảo toàn.

 


Thăm viếng và tảo mộ nghĩa trang Biên Hòa sau 1975


Nguyên văn thông cáo của chính phủ Việt Nam do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký cuối năm 2006

Quyết Ðịnh

Về việc bàn giao đất khu vực nghĩa địa Bình An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ Chức Chính Phủ ngày 25 Tháng Mười Hai năm 2001;

Căn cứ Luật Ðất Ðai ngày 26 Tháng Mười Một năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương,

QUYẾT ÐỊNH:

Ðiều 1: Ðồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 hecta đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân Khu 7, Bộ Quốc Phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương.

Ðiều 2: Giao chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương:

Ra quyết định thu hồi đất (trong Tháng Mười Hai năm 2006) và thực hiện việc quản lý sử dụng diện tích đất nêu tại điều 1 quyết định này theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.

Ðiều 3: Giao Ủy Ban Nhân Dân thành phố ************ chủ trì thống nhất với Bộ Quốc Phòng về địa điểm, diện tích đất và quyết định giao đất cho các đơn vị quân đội đang đóng quân tại khu vực nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương (thuộc Quân Khu 7 Bộ Quốc Phòng) để sử dụng xây dựng doanh trại và các công trình quốc phòng tại nơi đóng quân mới.

Ðiều 4: Bộ Quốc Phòng (Quân Khu 7) thực hiện việc di chuyển các đơn vị quân đội đang đóng quân trên khu vực đất nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến nơi ở mới để bàn giao toàn bộ diện tích đất nêu tại điều 1 quyết định này cho tỉnh Bình Dương và các hồ sơ kèm theo. Việc này hoàn tất trong Tháng Bảy năm 2007.

Ðiều 5: Bộ Quốc Phòng, Ủy Ban Nhân Dân thành phố ************ và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thuộc thẩm quyền quản lý, trình chính phủ phê duyệt.

Ðiều 6: Giao Bộ Tài Chính đề xuất việc hỗ trợ kinh phí để Bộ Quốc Phòng thực hiện các nội dung nêu tại điều 3 và điều 4 quyết định này, trình thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định.

Ðiều 7: Yêu cầu các bộ liên quan, Ủy Ban Nhân Dân thành phố ************ và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương khẩn trương và phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện nội dung của quyết định này. Báo cáo kết quả thực hiện lên thủ tướng chính phủ trước ngày 30 Tháng Bảy năm 2007.

Ðiều 8: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng các bộ: Quốc Phòng, Tài Chính, Tài Nguyên-Môi Trường, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố ************, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.



Một sĩ quan vô danh đã lên thăm nghĩa trang ngay sau 30 Tháng Tư, 1975. Sau đó, ông còn trở lại sau 8 năm cải tạo. Ông cho biết năm 1975 có 8 vị tướng lãnh; là các vị Trí, Hiếu, Ánh, Soạn, Ðồng, Phước, và hai vị nữa. Ðại Tá Phước, quân đoàn 4 chôn ở khu tướng lãnh vì được truy thăng. Gia đình đã chuẩn bị bốc mộ năm 1980 nhưng cho biết ông về báo mộng yêu cầu nằm lại với anh em nên bây giờ gia đình chỉ lên chăm sóc hàng năm.

Cũng theo vị sĩ quan này, trên con đường chính giữa, gần Nghĩa Dũng Ðài có ngôi mộ đề là Vô Danh số 1. Bia đã bị lật nghiêng, khi thấy công an và lính Cộng Sản vắng mặt, các cựu chiến binh Cộng Hòa đã tìm cách chôn trở lại vào vị trí cũ
.Ðại Tá Lê Ðình Luân, gốc Thừa Thiên, nguyên chỉ huy trưởng đơn vị Quân Báo 101 Bộ Tổng Tham Mưu, 17 năm tù cải tạo khi ra tù đã luẩn quẩn nhiều ngày tại nghĩa trang Quân Ðội. Ông Luân là người đã đem bản báo cáo đầy đủ về Nghĩa Trang Quân Ðội đến San Jose vào năm 1998.

Ðặc biệt, tất cả các thương phế binh Ðặc Khu Sài Gòn-Gia Ðịnh đều nghe nói đến Thượng Sĩ Công Binh Nhảy Dù Trần Văn Tảo. Ông Tảo là trưởng toán công tác tảo mộ tại nghĩa trang Quân Ðội, do IRCC, Inc. ủy nhiệm, suốt 10 năm từ 1994 đến 2004.

Những năm sau này, tình hình dễ dàng hơn, toán công tác của ông Tảo từ 15 đến 20 người thuê xe lên làm cỏ từng vùng. Những lúc khó khăn thì đi từng nhóm lẻ tẻ. Ông thông thạo địa thế, quen biết với cư dân địa phương và các thành phần an ninh trật tự. Năm nào ông cũng tổ chức nhiều lần, quay phim, chụp hình đầy đủ. Hoạt động với tính các dân địa phương, tảo mộ gia đình nên hoàn toàn thành công tốt đẹp.

Nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa, có thể nói, là sáng kiến của chính những người đã vĩnh viễn nằm xuống.
Trong suốt hơn 30 năm qua, chính 16,000 ngàn tử sĩ tại đây đã gìn giữ nghĩa trang này; sau khi đã hy sinh cuộc sống để gìn giữ tổ quốc.

Thi sĩ Thanh Nam đã viết vần thơ sau đây dâng tặng hương hồn tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, sau 30 Tháng Tư, 1975....

 

Ta như người lính thua trận

Nằm giữa sa trường nát gió mưa

Khép mắt cố quên đời chiến sĩ

Làm thân cây cỏ gục ven bờ

Chợt nghe từ đáy hồn thương tích

Vẳng tiếng kèn, truy điệu mộng xưa...


Bây giờ thi sĩ cũng đã trở thành cây cỏ gục ven bờ, vì vậy phải ghi lại rằng chính người chiến sĩ đã chết là những người có sáng kiến thành lập nghĩa trang Quân Ðội. Nơi yên nghỉ ngàn thu của chính tử sĩ.


Với các tài liệu sưu tầm của Công Binh và của các toán tảo mộ báo cáo liên tục nhiều năm, cơ quan IRCC, Inc. đã hoàn tất được bốn di sản đáng lưu ý.

1). Một mô hình Nghĩa Trang Quân Đội rất tinh xảo và đầy đủ để trưng bày tại Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa.

2). Bia Chiến Sĩ Vô Danh đã được đem về từ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa qua Hoa Kỳ. Đây là bia nguyên thủy và duy nhất. Tấm bia này đã bị vùi dập và không thể được bảo vệ tại nghĩa trang nên buộc lòng phải cho vượt biên.

Chúng tôi ghi nhận công trình đóng góp của Thượng sĩ Công binh Nhảy dù Trần Văn Tảo. Suốt 10 năm qua ,ông qua đời năm 2006 tại Việt Nam.

3). Một bộ phim và hình tảo mộ nghĩa trang trong nhiều năm liên tiếp.

4). Tác phẩm viết đầy đủ nhất về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, tựa đề “16 Ngàn Tử Sĩ Ở Lại.”

Muốn có tác phẩm “16 Ngàn Tử Sĩ Ở Lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa,” xin liên lạc về: 420 Park Ave., San Jose, CA 95110. Fax: (408) 971-7882. Email: irccsj@yahoo.com

Nghĩa Trang Quân Ðội tại Biên Hòa có khá nhiều công trình xây cất đáng kể.
Trước hết là bức tượng Thương Tiếc, người lính Việt Nam Cộng Hòa ngồi nghỉ chân trên bệ đá, súng để ngang trên đùi, nét mặt buồn và rất Việt Nam. Câu chuyện về bức tượng này đã được kể lại nhiều lần. Sau ngày 30 tháng 4, tượng này bị cộng sản lật đồ. Phóng viên ngoại quốc có chụp được hình. Tin sau cùng cho biết bức tượng đã đưa vào kho tại quận Dĩ An và sau cùng có thể bị nấu ra lấy đồng và không còn vết tích. Một ngày nào đó có được tài liệu về dấu vết pho tượng này, chúng tôi sẽ loan báo sau. Tác giả của pho tượng này là điêu khắc gia Nguyễn Thiên Thu, lấy hình người mẫu là một binh sĩ nhảy dù. Hiện nay ông Thu, nguyên là một sĩ quan Quân Nhu, theo đặc san của ngành này cho biết, đã trở về Việt Nam để tìm cách thực hiện lại bức tượng Thương Tiếc. Ngoài bức tượng kể trên, trên đường vào nghĩa trang đi theo con đường chánh xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua Cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị, bề thế và rất chân phương. Giữa cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được đường nét vững vàng và gần như còn nguyên vẹn. Qua Cổng Tam Quan, con đường dẫn đến ngôi Ðền Tử Sĩ trên một ngọn đồi nhỏ có 4 lối lên bốn phía. Ðây là nơi để linh cữu các vị tướng lãnh trước khi chôn cất. Ðây cũng là nơi khi tổng thống, thủ tướng hay các giới chức cao cấp chủ tọa các buổi lễ chiêu hồn tử sĩ. Tháng 3-1975, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lên thăm viếng và làm lễ đặt vòng hoa. Không ai biết rằng đây là lần sau cùng. Cũng tại đây và tại Vành Khăn Tang của Nghĩa Dũng Ðài là nơi các toán quân danh dự canh gác theo nghi lễ. Các quân nhân từ các quân binh chủng mặc sắc phục được điều động về theo đơn xin và có đủ điều kiện. Vóc dáng trẻ trung, khỏe mạnh, cao lớn, đoàn quân này được huấn luyện để canh gác và biểu diễn các thao tác nghi lễ như các đoàn quân danh dự tại nghĩa trang Arlington Hoa Kỳ. Sau Ðền Liệt Sĩ sẽ phải đi một đoạn rất dài mới đến đỉnh một giải đất cao, chính giữa trung tâm là Nghĩa Dũng Ðài. Ðây là một công trình quan trọng nhất mà Công Binh Việt Nam đã thực hiện. Cục Công Binh sau khi khởi công xây cất nghĩa trang, song song với việc bang đất, giúp Cục Quân Nhu chôn cất thì bắt đầu nhận công tác từ Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Tiếp Vận để xây cất Nghĩa Dũng Ðài vào tháng 11-1967. Một kỳ thi được thực hiện phối hợp giữa Công Binh và Trường Ðại Học Kiến Trúc Sài Gòn. 54 đồ án dự tuyển. Ban chấm thi gồm Ðại Học Kiến Trúc, Tổng Cục Tiếp Vận, Chiến Tranh Chính Trị, Cục Quân Nhu, Cục Công Binh và sau cùng chọn được một đồ án đem ra thực hiện.Trên nền đất phẳng, Công Binh cho đổ 10,000 thước khối đất làm thành một ngọn đồi nhân tạo. Ðại đội xe Benne phải làm việc gần hai tháng. Trên ngọn đồi nhỏ này Công Binh xây bệ tròn với chính giữa là ngọn kiếm hướng mũi lên trời. Cây kiếm có thân bốn cánh hình chữ thập cao 43 thước. Chân của chữ thập đường kính 6 thước rưỡi và trên mũi nhọn là ba thước rưỡi. Có bậc thang để leo lên đỉnh và đứng trên này sẽ nhìn thấy thành phố Sài Gòn. Cây kiếm đúc bằng Ciment cốt sắt từng tảng trồng lên nhau chịu được sức gió trên 120km/giờ. Phía dưới bệ đài xây Ciment vòng chung quanh thành một vành khăn được gọi tên rất xúc động là Vành Khăn Tang. Trên Vành Khăn này dự trù sẽ có các công trình điêu khắc về các chiến công của Quân Ðội Việt Nam qua các thời đại. Từ thời Hùng Vương lập quốc đến các vị anh hùng chống xâm lăng phương Bắc rồi đến các chiến công của Việt Nam Cộng Hòa. Tất cả công trình xây cất Nghĩa Trang Quân Ðội gần như hoàn tất và riêng Nghĩa Dũng Ðài thì đã xong phần kiến trúc căn bản. Cho đến ngày 30 tháng 4-1975, những đơn vị kiến tạo của TÐ54 Công Binh vẫn còn hiện diện tại công trường. Một toán đặc phái công tác về sửa chữa Dinh Ðộc Lập vẫn còn thấy các vị cao cấp ra vào trước khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam. Ngoài sự hy sinh đổ máu của Công Binh Chiến Ðấu, thêm bao nhiêu công thự, cầu đường cho Công Binh Kiến Tạo góp phần trên toàn thể miền Nam thì công trường Dinh Ðộc Lập và công trường Nghĩa Trang Quân Ðội là các di sản hãnh diện của ngành Công Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau hơn 30 năm, cả hai công trình này và đặc biệt là Nghĩa Dũng Ðài vẫn tồn tại và hy vọng sẽ tồn tại vĩnh viễn. Nghĩa Dũng Ðài suốt 30 năm qua đã được bảo vệ bởi 16 ngàn tử sĩ ở lại Nghĩa Trang Quân Ðội. Dù sau này, chính quyền cộng sản Hà Nội có bất cứ hành động nào thì các di sản anh hùng này vẫn phải tồn tại và ghi vào lịch sử. Trong tương lai rất gần, có thể chỉ trong vòng 5 năm, khu vực Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa sẽ trở thành một nơi thăm viếng không chính thức của khách du lịch gốc Việt. Dù không có thân nhân trực hệ hy sinh nằm tại đây, nhưng nếu nghĩ rằng, những tử sĩ này là ông bà, cha mẹ, chú bác, anh em của chúng ta, chuyến trở về thăm viếng sẽ có nhiều ý nghĩa. Ðứng trên khu vực dưới chân Nghĩa Dũng Ðài nhìn xuống cả cánh đồng mộ chí bát ngát còn ít nhất là 8,000 tử sĩ nằm lại. Xa xa là Ðền Tử Sĩ. Quanh cảnh càng tiêu điều, càng hoang vu lại càng thêm xúc động. Mặc dù các phần đất bao quanh khu Nghĩa Trang bát ngát chưa được xử dụng nhưng sau này vật đổi sao rời, có thể là khu cư xá hay công nghệ, nhưng chúng ta vẫn kỳ vọng các ngôi mộ nằm chung quanh Nghĩa Dũng Ðài vẫn còn ở lại để bảo vệ ngọn kiếm 46 thước cao vươn lên trời xanh.Dinh Ðộc Lập dù sao cũng là di tích còn lại từ thời Pháp thuộc. Nhưng Nghĩa Dũng Ðài, một công trình rất quan trọng và tiêu biểu của Công Binh Việt Nam sẽ vẫn còn mãi với lịch sử. Lịch sử luôn luôn suôi chiều, không thể chính quyền nào đi ngược lại được dù là chính quyền cộng sản Hà Nội khi mà nhân loại đã bước vào buổi bình minh của thế kỷ 21. Hiện nay tại hải ngoại không một gia đình nào là không có liên hệ đến thuyền nhân và chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi năm đã có cả trăm ngàn người về thăm thân quyến và quê hương. Chỉ cần một phần mười lên thăm Nghĩa Trang Quân Ðội. Hãy tìm đường đi vào đứng một lần dưới Nghĩa Dũng Ðài. Dù trên ngọn kiếm có lá cờ đỏ hay không có cờ đỏ. Lá cờ vàng vẫn mãi trong tim chúng ta. Du khách gốc Việt bốn phương tìm về lịch sử, phải đứng dưới Nghĩa Dũng Ðài ít nhất một lần. Việc thăm viếng sẽ mở ra dịch vụ, sẽ nảy sinh ra người hướng dẫn. Với những hành động đơn giản nhưng vô cùng cao quý. Nghĩa Dũng Ðài mãi mãi sẽ vẫn còn là của chúng ta. Ðiều ghi nhớ sau cùng là hãy hành động vì tâm linh, hãy thật lòng nghĩ đến những người nằm trong lòng đất lạnh là thân quyến của chúng ta. Hãy đem theo một nén hương lòng và đừng để công việc thăm viếng chỉ là ngụy trang của một hành vi chính trị. Không cần phải làm thành phái đoàn ồn ào, khua chiêng đánh trống. Chỉ cần bước những bước cô đơn về thăm ngôi mồ vô chủ của người lính vô danh là đã quá đủ rồi. Ðối với các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, đừng tưởng rằng ta không có người thân nằm tại đây. Hãy tìm tìm đến, mở đường trên cây lá che phủ trên từng mộ bia sẽ tìm thấy anh em. Thấy tên chiến hữu tưởng đã đi đâu, ai ngờ vẫn nằm ở đây. Gần 10 ngàn tử sĩ nằm chờ các bạn đã hơn 30 năm rồi. Ðược như vậy thì chuyến về quê năm nay mới thực sự có ý nghĩa và đó là giải pháp để bảo vệ sự tồn tại của Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa.


Giao Chỉ - San Jose

 



Nguồn : 

http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1040206#post1040206



http://motgoctroi.com/NghiatrangQD/NghiatrangQDBH_02.htm



Nghĩa trang Quân Đội VNCH Biên Hòa - Chánh Huỳnh st






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Mar/2013 lúc 10:36pm
mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.