Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thể Thao | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Thể Thao |
Chủ đề: Võ sĩ Taekwondo Việt Nam đầu tiên | |
Người gởi | Nội dung | |||||||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
Chủ đề: Võ sĩ Taekwondo Việt Nam đầu tiên Gởi ngày: 19/Nov/2008 lúc 8:55pm |
|||||||
Võ sĩ Taekwondo Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng quốc tế
Nếu hỏi thêm về tuổi tác, người ta sẽ được biết thêm con người đó đang mấp mé bước vào tuổi lục tuần. Nhưng đây không phải là một người già đến sàn tập để giữ gìn sức khỏe mà chính là một người đã từng nổi danh trên các sàn đấu quốc tế Á châu vào những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70. Vì người đó là võ sư Phạm Quang Thông, vô địch Thái cực đạo Á châu về song đấu tự do trong hai kỳ giải 1969 và 1971. Võ sư Phạm Quang Thông sinh năm 1933 tại Nam Vang. Tuy tuổi đã cao và hoàn cảnh riêng về kinh tế không thuận lợi, nhưng ông vẫn liên tục có mặt trên các võ đường để giúp đỡ lớp người đi sau những kinh nghiệm về luyện tập và giảng huấn mà bản thân ông đã thu thập được sau nhiều năm sống trong làng võ. Ao ước mà ông hằng ấp ủ là mai đây giới vận động viên trẻ trong làng võ nói chung và bộ môn Thái cực đạo nói riêng sẽ đạt được những thành tích xuất sắc làm rạng danh cho đất nước. Chính vì ao ước đó mà ông đã thường xuyên có mặt tại các CLB trên để vừa rèn tập vừa giảng dạy cho lớp người đi sau. Những bước đi trong làng võ Năm 1969, nói tới Phạm Quang Thông, và các nam nữ vận động viên Việt Nam tham dự giải Vô địch Thái cực đạo Á châu kỳ I (1st Asian Taekwon do tournament), báo chí Hong Kong đã không tiếc lời tán tụng dưới các thành tích lớn như “Tinh Thần Vững Chắc, Kỹ Thuật Nhuần Nhuyễn, Phong Cách Chững Chạc” hoặc “Các đấu thủ Việt Nam đã phô diễn một trình độ kỹ thuật Taekwondo đích thực”… Không phải dễ dàng có thể nhận được những lời khen tặng như thế từ các cơ quan ngôn luận quốc tế. Đối với Phạm Quang Thông cũng như các bạn đồng đội thuở đó, tất cả đều phải qua nhiều ngày rèn tập liên tục và không ít cực nhọc. Theo Phạm Quang Thông cho biết, ông làm quen với bộ môn Thái cực đạo tương đối trễ, mặc dù từ nhỏ ông đã ham mê võ thuật. Trước khi làm quen với Thái cực đạo để dừng chân lại với bộ môn này, ông đã qua hơn 10 năm tập luyện nhiều môn võ khác. Năm 1963 tức là khi tròn 30 tuổi, Phạm Quang Thông mới ghi tên theo học môn Thái cực đạo. Thời gian trên, do sự xuất hiện của các võ sư Nam Triều Tiên tại Việt Nam nên các môn Thái cực đạo mới được nhắc nhở tới nhiều và lôi cuốn sự chú ý của Phạm Quang Thông. Nhưng ngay sau đó thì Phạm Quang Thông tỏ ra yêu thích đặt biệt môn võ này và luyện tập với một tinh thần kiên trì cao độ. Giải thích về lý do khiến ông có sự chọn lựa đó, võ sư Phạm Quang Thông cho biết : “Thật ra môn võ nào cũng có sở trường, sở đoản riêng biệt. Tuy nhiên, Taekwondo (trước 1975) là một trường phái võ nghệ đơn giản, đòn thế dễ tập và vô cùng hữu hiệu khi chiến đấu”.
Những thành quả gặt hái được Ba năm sau khi theo học Taekwondo, Phạm Quang Thông gặt được nhiều thành tích đầy khích lệ đầu tiên là đạt danh hiệu Vô Địch Song Đấu Tự Do Taekwondo Việt Nam trong kỳ tổ chức giải đầu tiên năm 1966. Kỳ tổ chức tranh giải này nằm trong khuôn khổ chuẩn bị tuyển chọn võ sinh tham dự Giải Vô Địch Taekwondo Á châu sẽ được tổ chức 3 năm sau tại Hong Kong. Dành được tước hiệu vô địch để được ghi tên vào danh sách tuyển thủ dự giải Vô Địch Á châu hiển nhiên là một vinh dự nhưng đồng thời cũng là bước đầu mở ra những ngày tháng rèn tập nhọc nhằn. Cùng được tuyển với võ sư Phạm Quang Thông lúc đó còn có hai nam là Đặng Huy Đức, Trần Văn Sáu và hai nữ là Thái Thị Nữ và Nguyễn Thị Ngọc Dung. Trước khi lên đường dự giải, theo thói quen suy nghĩ sẵn có, ai nấy đều cho rằng Việt Nam chỉ tới Hong Kong cho có mặt, nếu dành được một số huy chương khiêm tốn nào đó đã kể như đạt thành tích tốt. Ngay chính những người tham dự giải là các vận động viên cũng không vượt khỏi nếp suy nghĩ đó. Tuy nhiên, ý thức về danh dự đất nước vẫn thúc đẩy mọi người phải kiên trì rèn luyện.
Thành quả trên đã đưa cho phong trào rèn tập Taekwondo Việt Nam bước thêm những bước dài sau đó. Cho tới những năm đầu 70, con số võ sinh theo học Taekwondo đã vượt lên tới 150.000 và tại giải Vô địch Á châu lần thứ 2 tổ chức 1971 tại Mã Lai, Việt Nam vẫn khẳng định giá trị đích thực của mình mặc dầu các quốc gia khác đã có những bước tiến vũ bão. Trong ba giải chủ yếu của kỳ này, Việt Nam đã để vuột mất Huy chương vàng về quyền pháp vào tay các đấu thủ Đài Loan, nhưng vẫn giữ vững Huy chương vàng về song đấu tự do và Huy chương bạc về công phá. Qua cái nhìn của võ sư Phạm Quan Thông thì thắng lợi của đoàn tuyển thủ Đài Loan trong môn quyền pháp không hẳn phản ảnh trình độ mà là kết quả của chiến lược chiến thuật tranh giải. Khi nghiên cứu kỹ đối thủ và biết chắc không hy vọng tranh đoạt huy chương trong môn song đấu hoặc môn công phá, Đài Loan đã dồn tận lực về việc rèn tập quyền pháp. Nhờ đó, khi xuất hiện trên võ đài, họ đã thi triển quyền pháp bằng cách biễu diễn các bài quyền một cách tuyệt diệu. Họ đã chiến thắng nhờ tính toán chính xác và giải quyết vấn đề hợp lý. Sau thập niên 70, tuổi tác đã khiến võ sư Phạm Quang Thông vắng bóng trên các võ đài, nhưng không lúc nào ông vắng bóng trên sân tập. Năm 1982, võ sư Thông nhận cấp bằng đai đen 6 đẳng và mới đây, năm 1990, ông được trao cấp bằng đai đen 7 đẳng sau khi được kiểm tra trình độ kỹ thuật và trở thành Võ sư Việt Nam đầu tiên được Liên Đoàn Taekwondo Quốc tế công nhận văn bằng Thất đẳng.
Từ Võ Hạnh |
||||||||
hoangngochung@ymail.com
|
||||||||
IP Logged | ||||||||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |