Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Tản mạn Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Chủ đề: Tản mạn
    Gởi ngày: 10/Jun/2007 lúc 10:35pm

Hoa Hạ

Sưu tầm trên net.
 

Gò Công tuy không có cảnh đẹp ,nhưng có những di tích lịch sử như hai miếu thờ Phạm quốc công ( ở Giồng Sơn Qui )và Hoài Quốc công ( ở Gò Tre xã Long Thuận ) - Lăng Mộ Trương công Định( tại thị trấn Gò Công ) - Ngôi mộ cổ bà dưỡng mẫu Hậu quân Vỏ Tánh cũng ở Gò tre...

* Gò Công còn có những địa danh với những di tích đặc biệt nói lên lòng trung dũng , kiên cường hay những tình người gắn bó thủy chung ...như Vịnh Đôi Ma (mà các bạn vừa nghe Hạ kể đó).

**Gó Công còn có Đám Lá tối trời :Tại làng Kiểng Phước xưa có một đám lá Dừa nước rất lớn , choáng cả một phần ba làng .Mới 15h,16 h chiều mà bước vào bên trong đã tối đen như mực nên đặt là Đám Lá tối trời . Nơi đây vị anh hùng Trương Định đã lập căn cứ chống Tây và tử tiết ở đó

Ao Đồn Binh Võ Tánh :Khi Võ Tánh lập căn cứ ở Gò Công ,gặp phài trời nắng hạn nên ông ra lệnh cho binh lính đào một cái ao lấy nước cho dân dùng . Khi đào xong thì gặp mạch nước ngọt , và quanh năm không bao giờ cạn Ông cho là trời gi1up để nuôi quân .Ao nầy hiện nay ở gần đầm Vạn Thắng ngay bên chùa .

Về danh lam thắng cảnh thì Gò Công không có một nơi nào đáng gọi là thắng cảnh cả .Ngoài bãi bể Tân Thành mà Hạ đã nói trên , Gò Công còn có Ngôi chùa bà Huyện Huỳnh Đình Ngươn, nhủ danh Dương thị Hương có lập tại làng Tân Duân Đông một kiểu Chùa rất đẹp tên là Long Thòan Bửu Tự, kiến trúc kiên cố và hoa Mỹ . Đạc biệt là trước chùa co1một cây Dầu cao gần 100 m dùng làm cột phướn , sau chùa có ngôi tháp của Bà Huyện xây bằng đá xanh rất khéo

Đình Đồng Sơn:Tại làng Đồng Sơn có một ngôi đình rất cổ kính , bên trong trang trí lộng lẩy trang nghiêm Đó là ngôi đình đẹp nhất ở Gò Công do ông Phủ danh dự Huỳnh Đình Khiêm một Diền chủ trong làng đứng ra xây cất để thờ Linh thần . Cảnh trí trầm mặc trang nghiêm thích hợp cho những ai đến đây cầu duyên ,cầu tự ..

Đập Ông Chưởng ở xã Bình Tân .Là công nghiệp đấp đập ,giữ nước ngọt ,lập đồn điền trồng lúa nuôi quân của ông Mai Tấn Duệ .Năm 1940 .trong dịp tìm kiềm cổ tích,Giám Đốc viện Bảo tàng SaiGon là ông Malleret có phái người xuống vào miếu  và tìm được nhiều giấy tờ quan trọng có cả ấn son của chúa Nguyễn 

Địa Danh Xóm Thủ :Lúc Tây Sơn và Nguyễn Ánh Đánh nhau,có vị thủ Khoa xuất thân từ huyện Ninh Hòa tỉnh Bình Thuận ,không theo Tây Sơn mà chạy vô ngụ tại làng Yên Luông Đông thuộc Gò Công mở trường dạy học tên là Ngô Tùng Châu một bậc văn tài có nhiều mưu lược nhưng đành ẩn dật lánh thân ngày nay còn di tích là " Xóm Ông Thủ " gọi tắt là xóm Thủ và ...tuổi nhỏ của Hạ đã từng ngang qua những cánh đồng lúa ngày ngày hai buổi đi trên con đường đất đỏ , vượt hơn cây số đường bộ để học bậc tiểu học tại ngôi trường tiểu học Yên Luông Đông này 

 Các bạn ơi .! tuổi nhỏ của Hạ đã trôi qua trên những cánh đồng thẳng tắp ,lúa xanh lúa vàng như thế đó ...ngày hai buổi băng qua những cánh đồng chạy dài  theo con đường đất đỏ ..Sáng sáng đi trong cái nắng dịu dàng như những làn mây mỏng trên trời cao ..Chiều chiều về trong tiếng sáo diều ai thả bay cao xa tít .. Gió đùa ngọn lúa gợn sóng nhấp nhô như tấm thảm vàng rực mầu nắng Hạ .chỉ là cô gái học  lớp năm thôi mà Hạ đã thấy sao quê Nội của mình đẹp quá ...cuối năm phải rời ngôi trường làng Yên Luông Đông  này để xuống thị xã học cấp 2 rồi ..đâu còn những buổi tan học về vừa đi vừa nhâm nhi những ngọn " đồng đồng " ngọt lịm ,thơm thơm mùi lúa mới ...

Và ... Hạ rời quê Nội về sống với ba mẹ trong một căn nhà nho nhỏ ,Trên Quốc lộ Gò Công - Sài Gòn ,Đoạn đường từ tỉnh lỵ ra đến Cầu nổi , xưa kia được tráng nhựa hẳn hoi ( lúc đó Gò công chỉ toàn là đường trải đá đỏ hay đường đất mà thôi)Ngày xưa trên đoạn đường này hai bên trồng toàn là cây dương ..lâu đời nên dương cao vút , đều đặn trông rất là ngoạn mục ..Người từ xa đến nhìn thấy rặng dương này là nhận ra ngay con đường đưa đến lăng tẩm của Hoàng gia ở Gò Sơn Qui . Nơi đây vắng vẻ, trầm lặng ,uy nghiêm ..làm cho du khách phải trầm tư hồi tưởng lại thời vàng son, oanh liệt đã qua đi ..Hay vào những đêm trăng sáng ,từng đôi ...rồi lại từng đôi ..họ lặng lẻ đi bên nhau trong tiếng dương reo rì rào  ...trong ánh trăng vằng vặt sáng như chứng kiến cho bao lời thề hẹn thủy chung ...

nhưng tiếc thay  .. cảnh cũ ngày xưa nay không còn nữa ,vào khoãng năm 1947  có một số người cố ý hay vô tình hoặc vì tư lợi cá nhân đã đốn dần dần những cây dương tuyệt đẹp này  ..lúc hạ lớn lên thì chỉ còn lại một đoạn đường ngắn ngủi ..từ đầu lộ chạy đến ngả ba Nhà thờ - giồng Sơn Qui .đoạn đường nầy nằm phía sau Dinh tỉnh trưởng ...và chạy ngang qua trước nhà ba mẹ Hạ ....Hình dưới đây là con đường hàng dương đó các bạn, các bạn thử tưởng tượng , suốt một con đường gần 10 km trồng toàn là dương .dọc dài hai bên lộ từ đầu con đường Nguyễn văn Thinh ( tên cũ của con đường hàng dương ra thẳng đến Lăng hoàng Gia giồng Sơn Qui là những cây dương thế nầy, thì đẹp biết bao nhiêu...vậy mà giờ đây chỉ còn hiếm hoi dăm ba cây nằm buồn hiu hắt ...

Cây dương chứng tích của bờ Lộ dương ngày xưa ..xa xa là giáo đường Gò Công .
IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2007 lúc 10:35pm

Hoa Hạ

Dinh Tỉnh Trưởng

 

Khi Người Pháp đến Đô Hộ nước ta ,thì mỗi tỉnh bị Đô Hộ đều được xây cất giống nhau .Dinh tham Biện có lầu đồ Sộ khang trang lớn hơn Ty Ngân Khố . Và Dinh Chánh Tham Biện tức là Dinh Tỉnh trưởng ,là dinh thự lớn nhất trong tỉnh nằm trong một khuôn đất rất rộng, được xây cất từ năm 1904 . và ba cuộc Hội Chợ lớn vào năm 1938 , 1940,1942 được tổ chức trong khuôn viên rộng trải nầy ( theo sách Gò Công Xưa của Huỳnh Minh )

Mặt tiền Dinh tỉnh đối diện với trường trung học Công Lập Trương Định ,phía sau của dinh nầy là con đường Bờ Lộ Dương Đối với Hạ thì cái phía sau nầy mới thật là thú Vị ...vì phía sau dinh tỉnh là trước cửa nhà Ba Mẹ Hạ ...từ nhà nhìn sang là một khu vườn rộng toàn là Phượng vĩ và những cây me ...mà tới mùa phượng nở hay lúc me non xanh mướt, Hạ cùng một bà cô ( lớn hơn Hạ 3 tuổi) và đứa em gái kế nhỏ hơn Hạ hai tuổi ...cả ba trưa trốn ngủ ...hay đợi lúc xế chiều leo rào ...chui vô Dinh tỉnh trưởng hái lá me , hái me non hay bẻ những chùm hoa phượng ..Đến mùa phượng nở ...cả một khu vườn một  màu phượng đỏ ...trưa mà nằm trên thãm cỏ xanh rờn nhìn phượng rụng tả tơi hay thấy hồn mình êm ã với màu xanh của lá me non ..rồi ngũ một giấc dưới táng me xòe rộng hay tưởng tượng như mình sắp bị chôn vùi dưới những cánh phượng hồng .. Bởi vậy , trong những ngày còn đi học, sáng Hạ từ nhà ra đi về tay phải là đi trên con đường dọc theo phía sau dinh tĩnh ...toàn phượng và phượng ...chiều về vòng ngả nhà thờ đi lên tuy có xa hơn một chút nhưng được đi trên khúc đường hàng dương còn sót lại tuy có thưa thớt hơn nhưng vẫn còn đẹp lắm và nghe tiếng chuông chiều thánh thót ngân vang ...

Đó ,nhà của Ba me Hạ ở đó và Hạ sống 7 năm làm học trò trường trung học công Lập Trương Định ...như thế đó

IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 11/Jun/2007 lúc 1:05am
Tìm ra bài này hay lắm Gò công ơi !
PhanThuy-CA
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.