Người gởi |
Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Chủ đề: GIAI THOẠI VIỆT NAM Gởi ngày: 16/Apr/2010 lúc 10:26am |
Bá Nha Tử Kỳ
Bá Nha đời Xuân Thu là một người có tài đàn. Chung Tử Kỳ là người biết thưởng thức âm nhạc. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ đến núi, thì Chung Tử Kỳ khen: "Tiếng đàn chót vót như núi cao". Lúc Bá Nha đánh đàn, lòng nghĩ về sông nước, thì Chung Tử Kỳ nói: "Tiếng đàn cuồn cuộn như nước chảỵ"
Sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn, bảo rằng: "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa".
Bá Nha Tử Kỳ, ý nói một tình bạn hữu thắm thiết, rất hiểu lòng nhau.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2010 lúc 8:02am
|
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 18/Apr/2010 lúc 7:11am |
Ba Que Xỏ Lá
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng nàỵ Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá, sẽ mất toi số tiền đặt cược[1].
Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược [1] trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn "ba que xỏ lá" với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của "ba que xỏ lá" là "xỏ lá ba que"[2].
Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.
Thành ngữ "ba que xỏ lá" dần dần được mở rộng phạm vi xử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm, đểu cáng.
st
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2010 lúc 8:07am
|
IP Logged |
|
koki2612
Newbie
Tham gia ngày: 12/Jul/2008
Đến từ: France
Thành viên: OffLine
Số bài: 17
|
Gởi ngày: 18/Apr/2010 lúc 11:21pm |
Chị Lan Huỳnh ơi !
Bá Nha Tử Kỳ là chuyện của Bên Tàu, không phải của Việt Nam, còn chuyện "Ba Que Xỏ Lá" là thành ngữ để chỉ trích như lời chị nói. Nó nhạy cảm đụng tới nhiều thành phần của xã hội trước 1975 đó !
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 19/Apr/2010 lúc 6:33am |
Du Ca Việt Nam
Bạch Diện Thư Sinh
Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.
Niên hiệu Nguyên gia thứ 27, Tống Văn đế muốn mở mang bờ cõi về phương Bắc, sai nhóm Vương Huyền Mô đem quân Bắc phạt. Trầm Khánh Chi hết lời can ngăn, lại đưa ra trường hợp của nhiều vị vua trước, đã nhiều lần Bắc phạt nhưng đều thất bạị Tống Văn đế liền cử 2 vị quan văn ra tranh luận với Trầm Khánh Chị Trầm Khánh Chi nói :
- Giữ việc nước, cũng như lo việc nhà vậỵ Muốn bàn luận về việc cày ruộng thì phải bàn luận với 1 nông phu nhiều kinh nghiệm. Muốn bàn luận về việc canh cửi thì phải bàn luận với người đàn bà dệt vảị Nay Bệ hạ muốn mở chiến tranh với nước khác, mà lại để những người bạch diện thư sinh không 1 chút kinh nghiệm về quân sự đứng ra bàn luận, thì làm sao mà thành công được.
Tống Văn đế không nghe lời Trầm Khánh Chi, cứ cho đem quân đánh phương Bắc, và quả nhiên bại trận nặng nề.
Từ câu nói của Trầm Khánh Chi mà người đời sau rút ra thành ngữ "Bạch diện thư sinh" để chỉ người trẻ tuổi, chỉ có cái học sách vở, không có kinh nghiệm gì và không biết đối phó với thực tế ngoài đờị
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2010 lúc 8:08am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 20/Apr/2010 lúc 1:57pm |
Du Ca Việt Nam
Bắn rụng mặt trời
Đoàn sứ giả nước Nam do hoàng giáp Ngô Kính Thần dẫn đầu, sang sứ nhà Minh, quan nhà Minh ra câu đối:
Nhật hỏa, vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ.
(Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng).
Câu này có ý là có một thế lực hùng hậu đã dẹp tan đi thế lực yếu kém hơn. Mặt trời hiện ra thì mặt trăng mất đi. ý bóng gió là thiên triều bắt nước nhỏ phải quy phục.
Ngô Kính Thần ung dung đối lại:
Nguyệt cung, tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô.
(Trăng làm cung, sao làm đạn, chiều tối bắn rụng mặt trời).
Câu đối lại tuyệt hay, hình tượng sắc sảo hơn, chất quật cường cũng rõ. Nghe nói, nhà Minh rất bất bình vì câu đối này, đã bắt giam sứ giả.
Câu đối này từ trước vẫn được xem là của Mạc Đĩnh Chi. Nhưng hiện nay đã tra cứu lai lịch. Lời văn được khắc trên bia đá, khắc năm 1656, tác giả văn bia là tiến sĩ Vũ Đăng Long. Theo lời bia, thì câu đối trên đây là của Ngô Kính Thần, người xã Xuân Hy, huyện Kim Hoa (nay thuộc Hà Nội). Ông Ngô Đỗ Hoàng Giáp năm 1493. |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2010 lúc 8:08am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 22/Apr/2010 lúc 7:35am |
Du Ca Việt Nam
Bát Trân
Bát Trân ý nói là những món ăn ngon.
Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là:
+ Nem Công: Thịt công ăn bổ, giải trừ thứ độc trong ngườị Khi làm, người ta phải cẩn thận cắt mật vất đi, vì mật công rất độc.
+ Chả Phượng: Giống chim này sống ở núi cao, rất khó bắt. Con trống gọi là Phụng, con mái là Hoàng. Người xưa tin rằng khi nào chim phụng xuất hiện là điềm thánh nhân ra đờị
+ Da Tây Ngu: Tây Ngu còn gọi là Tê Ngưu (Tê Giác), một giống heo rừng lớn, chân có ba móng, đầu có ba sừng. Nó có hình dạng xấu xí, chỉ ăn cây rừng. Da Tây Ngu dày dao đâm không thủng, chỉ trừ da ở nách là mỏng, người ta lấy da này ngâm vào nước rồi nấu ăn.
+ Tay Gấu: Gấu có sức mạnh tập trung vào hai chân trước (tay)
+ Gân Nai: Gân nai nửa dẻo nửa giòn, ăn tráng dương bổ thận.
+ Môi Đười Ươi: Đười Ươi là giống khỉ lớn thích đùa giỡn, khi vui phát ra tiếng như cười nức nẻ
+ Thịt Chân Voi: Voi tuy lớn, nhưng chính giữa bàn chân voi lại có một lớp thịt gân rất mềm.
+ Yến Sào: Yến ăn rau câu bọt bẻ, pha trộn với nước miếng, chế thành một chất nhựa trong, nhiễu ra thành sợi để dệt tổ áp dính vào tường. Tổ yến làm rất công phu, ngon và bổ.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2010 lúc 8:08am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 24/Apr/2010 lúc 6:50am |
Du Ca Việt Nam
Bị thầy đồ dốt kiện
Phùng Khắc Khoan thời hàn vi, mở một lớp học để sinh nhai. Nhưng bên cạnh nhà ông có một thầy đồ dã dạy học rồi, vì vậy học trò đến học với ông chỉ lèo tèo một hai đứa. Nhiều bận, ông lắng nghe người láng giềng giảng sách thì thấy ông ta giảng nghĩa lung tung, sai sót rất nhiều. Thế mà người ta cứ cho con đến học mới là lạ. Vừa buồn, vừa tức, ông viết mấy câu châm biếm ở trước cửa nhà mình:
Đô đô bình trượng ngã Đệ tử mãn đường hạ Úc úc hồ văn tai Đệ tử bất kiến lai
Mấy câu thơ chế giễu rất ác! Chữ Hán có một số chữ mặt chữ nhìn qua tương tự giống nhau, người học không đến nơi đến chốn thường đọc lầm. Thành ngữ có câu chữ tác ra chữ tộ, chữ ngộ ra chữ quá. Sách Luận ngữ có câu: úc úc hồ văn tai, nghĩa là văn chương rực rỡ thay. Nhưng cả năm chữ ngày hơi giống mấy chữ: Đô đô bình trượng ngã không có nghĩa gì cả. Phùng Khắc Khoan có dụng ý chế giễu rằng: Thầy dốt đọc sách sai mặt chữ thì học trò đến học rất nhiều. Còn thầy giáo đọc đúng thì chẳng thấy có đứa học trò nào đến.
Thầy đồ kia tức giận, làm đơn kiện lên quan. Quan cho đòi cả hai người đến, bắt làm thơ để thử tài. Đầu đề bài thơ là: Con trai (chữ Hán là bạng). Phùng Khắc Khoan viết ngay một bài thơ thất ngôn bát cú chữ Hán. Ông đồ chỉ làm có bốn câu thơ chữ Nôm:
Hùm hụp nền bằng bàn tay doạng Hỏi nó cái chi? Ấy cái bạng Vỏ làm nghiên chấp sử chấp kinh Ruột nấu cháo bổ tâm bổ tạng
Ông Phùng chắc mẩm thắng cuộc. Nào ngờ quan huyện xem xong hai bài thơ, lại phán:
- Sao anh lại dám sánh với bậc già cả được?
Rồi quan ra lệnh cho cụ đồ cứ được phép mở trường, học sinh của ông Phùng cũng cho về học với cụ đồ.
Kiện tụng xong xuôi, Phùng Khắc Khoan bực chí ra về. Bỗng thấy người nhà quan huyện chạy lên gọi. Quan huyện gọi ông vào phòng riêng bảo ông:
- Tiên sinh có biết loài sư tử không? Nó vồ được cả con hùm con beo, nhưng khi vồ con thỏ mà cũng dốc sức thì nó dại. Tiên sinh nên nghĩ đến việc lớn hơn, há cần giành giật bọn trẻ con với người già như vậy.
Quan huyện còn lấy tiền ra biếu Phùng Khắc Khoan, giúp ông qua cơn túng quẫn, Phùng Khắc Khoan cảm động và tỉnh ngộ. Ông sắp xếp hành trang, tìm đường vào Thanh Hóa giúp nhà Lê |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2010 lúc 8:12am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 26/Apr/2010 lúc 7:15am |
Du Ca Việt Nam
Bịa thơ tài hơn vua
Tự Đức vốn là ông vua sính thơ và hay khoe thơ mình. Nghĩ được câu thơ nào thường vẫn đem đọc cho quần thần nghe và lấy làm tự đắc lắm.
Một hôm sau buổi chầu, Tự Đức nói với các quan:
- Đêm qua trẫm nằm mơ làm được hai câu thơ thật kỳ lạ, để trẫm đọc cho các khanh nghe!
Rồi đọc luôn:
Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai
Các quan nghe xong đều lấy làm lạ vì chưa hề được nghe lối thơ vừa hán vừa nôm ấy bao giờ, nhất là những chữ "khề khà", "lấm tấm" nghe thật thú vị. Còn Cao Bá Quát lúc bấy giờ cũng có mặt ở đấy, thì vẫn thản nhiên mà tâu rằng:
- Tâu bệ hạ, tưởng gì chứ hai câu ấy thì từ hồi còn để chỏm đi học, thần đã được nghe rồi ạ! Thần được nghe cả tám câu kia, nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả. Tự Đức đang hí hửng về mấy câu thơ dở hán dở nôm độc đáo của mình, không dè lại bị Quát dội một gáo nước lạnh thì tức lắm, vì rõ ràng hai câu thơ đó chính ông ta đã nghĩ ra. Tuy nhiên, ông ta vẫn cố trấn tĩnh bảo Quát đọc cho nghe cả bài thơ, với thâm ý nếu không đọc được thì sẽ trị cái tội khi quân ấy cho hả giận.
Còn đình thần cũng bực tức là Quát dám cả gan xúc phạm đến vua, và họ đang chờ một trận lôi đình; ông nọ lấm lét nhìn ông kia, không khí triều đình trở nên căng thẳng, nặng nề khác thường...
Quát bình thản suy nghĩ một lát như để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến, rồi cất giọng sang sảng ngâm rằng:
Bảo mã tây phương huếch hoác lai, Huênh hoang nhân tự thác đề hồi. Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ, Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai. Xuân nhật bất văn sương lộp bộp, Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài. Khù khờ thi tứ đa nhân thức, Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
Nghĩa là:
Ngựa báu từ phía tây huếch hoác lại, Người huênh hoang nhờ cậy dìu về. Trong vườn oanh hót giọng khề khà. Ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm. Ngày xuân chẳng nghe tiếng sương rơi lộp bộp. Tiết thu chỉ thấy mưa bài nhài. Tứ thơ khù khờ đã nhiều người biết, Khệnh khạng còn mang đến hỏi tú tài.
Bài thơ vừa đọc dứt, cả đình thần hoang mang nhìn nhau, còn Tự Đức thì biết đích là Cao Bá Quát chơi xỏ mình, nhưng cũng rất sửng sốt và hết sức thán phục. Vua sai lấy chè và quế ban cho Quát và bắt Quát phải thú thật là đã bịa thêm sáu câu.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2010 lúc 8:21am
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
|
Gởi ngày: 28/Apr/2010 lúc 6:39am |
Du Ca Việt Nam
Bốn giai thoại trong một đôi câu đối
Câu đối viết:
Bỏ gậy sắt, bỏ ngai vàng, quyết giữ nòi vàng và khoán sắt.
Vung hịch son, vung cờ đỏ, cho yên con đỏ với lòng son (1)
Có thể nói đây là một câu đối nôm hay. Chỉ có 26 chữ trong đó lặp mất 12 chữ mà rất đầy đủ ý nghĩa, dồi dào mầu sắc, nhấn mạnh được son sắt vững bền. Câu đối này nói về Trần Hưng Đạo. Đặc biệt, nội dung câu đối chứa đựng đến bốn giai thoại về người anh hùng này.
Bỏ gậy sắt:
Trần Quốc Tuấn là con của An sinh vương Trần Liễu. Trần Liễu bị Trần Thủ Độ buộc phải nhường vợ cho Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông). Trần Liễu đã uất ức, đem quân chống lại nhưng không nổi, suýt bị gia hình, nhưng được Trần Cảnh tha chết. Việc thu xếp coi như yên ổn, song trong thâm tâm, Trần Liễu vẫn ôm mối hận thù. Cả hoàng tộc đều biết câu chuyện ấy, nên khi Trần Hưng Đạo được gần gũi vua Trần, nhiều người vẫn nhìn ông bằng cặp mắt nghi ngại. Biết đâu, khi thời cơ thuận lợi, Hưng Đạo lại không có một hành động phi nghĩa để trả thù cho bố?
Biết sự hoài nghi kín đáo ấy, Trần Hưng Đạo luôn luôn giữ đúng lễ vua tôi, ông toàn tâm toàn ý phục vụ các vua Trần chu đáo. Một lần, cùng Trần Nhân Tông đi dạo chơi đây đó, ông liếc thấy có người nhìn vào cái gậy ông cầm ở tay. Đầu gậy này có bịt sắt nhọn. Gậy ấy mà giáng xuống đầu ai, thì kẻ ngộ nạn chỉ có việc lìa đời! Hưng Đạo lẳng lặng bẻ cái gậy ra làm đôi, vứt đầu có bịt sắt đi, chỉ cầm trong tay một đoạn tre ngắn ngủi.
Cử chỉ ấy chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. Ông không nói một lời. Những kẻ đứng chung quanh cũng đều im lặng, có người biết, có người không. Nhưng những ai chú ý đều tỏ ra kính phục và hoàn toàn tin tưởng Trần Quốc Tuấn. Ông đã giữ gìn ý tứ để xóa mọi hiềm nghi.
Bỏ ngai vàng:
Cũng từ sự bất bình sâu sắc trên đây, Trần Liễu luôn luôn ủ ấp trong lòng mình một mối thù muốn trả. Khi sống, tự ông không hành động được gì, thì trước khi mất, ông đã gọi Trần Quốc Tuấn lại dặn dò. Ông muốn Trần Quốc Tuấn phải cướp ngôi vua để trả thù, rửa nhục cho ông. Trần Quốc Tuấn nghe lời trối trăng của cha, không đồng tình nhưng không dám cãi. Về sau, ông có đem ý kiến này hỏi mấy viên tướng thân cận của mình như Yết Kiêu, Dã Tượng. Những người này đều nói là không nên. Chỉ có một người con trai của ông là Trần Quốc Tảng có ý muốn giành ngôi, làm cho ông rất tức giận. Ông quát mắng Quốc Tảng, cho là kẻ vong ân bội nghĩa và đuổi đi, không muốn Quốc Tảng được thấy mặt mình. Trần Quốc Tuấn đã chứng tỏ ông không ham ngai vàng. Mẩu chuyện này càng làm cho mọi người hết sức kính phục ông, tôn vinh phẩm chất của ông.
Vung hịch son, vung cờ đỏ:
Nhưng hình ảnh này muốn chỉ vào hai việc cụ thể:
- Trần Quốc Tuấn là tác giả bài Hịch tướng sĩ văn nổi tiếng.
- Ông là vị Tiết chế tổng chỉ huy, đã giương cao cờ lệnh chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông được hoàn toàn thắng lợi.
Câu đối trên đây là của cụ Quả Ngôn ở làng Hội Thống, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh).
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Apr/2010 lúc 6:48am
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
Gởi ngày: 28/Apr/2010 lúc 10:50pm |
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Lan Huynh
Du Ca Việt Nam
Bát Trân
Bát Trân ý nói là những món ăn ngon.
Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là:
+ Nem Công: Thịt công ăn bổ, giải trừ thứ độc trong ngườị Khi làm, người ta phải cẩn thận cắt mật vất đi, vì mật công rất độc.
+ Chả Phượng: Giống chim này sống ở núi cao, rất khó bắt. Con trống gọi là Phụng, con mái là Hoàng. Người xưa tin rằng khi nào chim phụng xuất hiện là điềm thánh nhân ra đờị
+ Da Tây Ngu: Tây Ngu còn gọi là Tê Ngưu (Tê Giác), một giống heo rừng lớn, chân có ba móng, đầu có ba sừng. Nó có hình dạng xấu xí, chỉ ăn cây rừng. Da Tây Ngu dày dao đâm không thủng, chỉ trừ da ở nách là mỏng, người ta lấy da này ngâm vào nước rồi nấu ăn.
+ Tay Gấu: Gấu có sức mạnh tập trung vào hai chân trước (tay)
+ Gân Nai: Gân nai nửa dẻo nửa giòn, ăn tráng dương bổ thận.
+ Môi Đười Ươi: Đười Ươi là giống khỉ lớn thích đùa giỡn, khi vui phát ra tiếng như cười nức nẻ
+ Thịt Chân Voi: Voi tuy lớn, nhưng chính giữa bàn chân voi lại có một lớp thịt gân rất mềm.
+ Yến Sào: Yến ăn rau câu bọt bẻ, pha trộn với nước miếng, chế thành một chất nhựa trong, nhiễu ra thành sợi để dệt tổ áp dính vào tường. Tổ yến làm rất công phu, ngon và bổ.
|
Trong 8 món thì Gò Công thừa sức mần 2 món !
***
CÁC MÓN TỪ TỔ YẾN
Yến sào nấu táo đỏ
yến sào (Gò Công) chưng hột sen (Đồng Tháp)
.
Yến sào (Gò Công) dừa (Bến Tre) tiềm
Canh yến
súp yến
bào ngư hầm yến sào
cháo bào ngư yến sào
...
...
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|