Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: TẾT TẾT TẾT Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Chủ đề: TẾT TẾT TẾT
    Gởi ngày: 28/Dec/2013 lúc 2:26pm
CHUYỆN DƯA HẤU XƯA VÀ NAY

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

Tôi nhớ từ tiềm thức câu thơ Tết nhất của thời xa xưa, khi mà ngày Tết đến trên bàn thờ nhà tôi thường chưng một cặp dưa hấu An Tiêm. Để rồi ngày nay dù đã xa quê hương 12 ngàn dặm, một nửa mặt địa cầu mà hồn tôi vẫn giữ những tập tục truyền thống ngày T t với sự tích của vua Hùng Vương thứ 18 ngày nào. Vậy xin hỏi là sự tích An Tiêm và dưa hấu như thế nào?

________________________________

Dưa hấu An Tiêm

________________________________

Xin thưa rằng ngày xửa ngày xưa, thời vua Hùng Vương thứ 18, đất nước Việt Giao Chỉ của chúng ta được Thiên Hoàng đãi ngộ cho đồng ruộng bao la bát ngát, hoa quả thì chưa có nhiều thứ thơm ngọt như ngày nay. Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một người con nuôi tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. An Tiêm khôi ngô, thông minh và hiếu thảo nên vua yêu dấu l m. Khi lớn lên, vua phong quan tước và cưới vợ cho. Từ đó, An Tiêm và vợ sống một cuộc đời giàu sang, hạnh phúc. Có lần yến tiệc với bạn bè, An Tiêm vui miệng nói : "Vợ chồng ta được như ngày nay là do số phận mà trời đã định cộng với công sức và tài năng của ta mà có". Chẳng may, lời nói vui đùa ấy lại lọt vào tai của những quan nịnh thần. Vốn ghen ghét với An Tiêm từ lâu nên nhân cơ hội này, họ
đem tâu với Vua cha. Tưởng An Tiêm kiêu bạc, phản bội khi phủ nhận công ơn nuôi dưỡng của mình, Vua giận lắm. Ngài ra lệnh thu hồi chức tước và đày vợ chồng con cái An Tiêm ra hoang đảo ở ngoài biển Nga Sơn (thuộc tỉnh Thanh Hóa ngày nay) và chỉ cho một ít lương thực dùng trong vài tháng. Vua cha muốn An Tiêm chứng minh về khả năng tự túc của m=C 3nh như đã khoe khoang. Sống ngoài hoang đảo xa xôi, An Tiêm thấy vợ lo buồn khóc lóc thì an ủi rằng: "Nàng đừng khóc lóc thế làm gì. Trời sinh ra ta, trời phải nuôi ta. Sống chết do trời định, ta há gì phải lo." Từ đó vợ chồng con cái An Tiêm vui vẻ làm lụng khai khẩn đất hoang và trồng những loại rau dại để tự nuôi sống. Một hôm, có một bày chim lạ từ phương Tây bay đến, thả xuống một loại hạt. Ít
lâu sau, những hạt đó mọc lên một loại cây có thân dây bò sát tươi tốt. An Tiêm lấy làm lạ và ra công vun tưới. Không lâu, dây nở hoa, kết tráị Những trái tròn to, vỏ xanh mát mắt. Khi chín, An Tiêm xẻ ra, thấy ruột đỏ, hột đen. Ăn thử thấy mùi vị thơm ngon ngọt ngào. Ăn vào thấy mát lòng và thêm sức khoẻ. Từ đó vợ chồng con cái An TiAm lấy hột trồng thêm thật nhiều dưa và ăn thay cho cơm gạo.

Rồi bỗng một hôm, có một chiếc tàu buôn bị gió bão tấp vào đảo. Mọi người lên đảo thì thấy bãi dưa phì nhiêu tươi tốt. An Tiêm mời họ ăn thử. Thấy ngon và lạ quá họ bèn đổi những thực phẩm đem theo trên tàu để lấy dưa. Họ đem dưa về đất liền bán ra được nhiều người thích. Thế là từ đó, các thuyền buôn cứ đến đảo đổi lấy dưa. Chẳng bao lâu, hoang đảo trở nên sầm uất và vợ chồng An Tiêm trở thành giàu có.

________________________________

________________________________

Một hôm, nhớ đến An Tiêm, vua cho người ra thăm xem An Tiêm sống chết ra sao. Sứ giả về tâu vua là An Tiêm hiện đang s ng một cuộc đời ấm no, giàu có, mà lại nhàn hạ. Nhà vua thầm khen phục An Tiêm và cho lời nói xưa là đúng. Sau đó vua cho triệu An Tiêm về triều và khôi phục chức vị ngày xưa. Để tỏ lòng nhớ ơn Vua, An Tiêm mang theo hạt giống về cho dân chúng trồng. Vua cũng đặt tên hòn đảo trồng dưa của An Tiêm là đảo Châu An Tiêm. Khi người Tàu ăn loại dưa này, thấy ngon, khen là "hẩu". Người Việt ta đọc trại ra là dưa hấu. Thế rồi thành thói quen, người ta gọi đó là trái dưa hấu.

Do đó ngày đầu năm, trái dưa bổ đôi, màu đỏ ngọt ngào như lời chúc một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, cũng bởi vì như tiếng Quảng Đông bảo rằng "hẩu, hẩu", tức là "tốt, tốt lắm" như lời chúc mừng đầu năm.

________________________________

Dưa hấu đỏ Mỹ

________________________________

Nói về màu sắc, bói toán thì dưa hấu cũng nói lên sự phát đạt hay thịnh vượng ít nhiều của gia chủ trong năm. Người ta tin rằng, nếu trái dưa hấu đầu năm mà ruột đặc, màu đỏ tươi, mọng nước, ngọt lịm thì đó là báo hiệu một năm tuyệt vời. Bởi thế, mua dưa hấu bày Tết phải rất thận trọng bạn nhé,. vì nhiều người coi như đó là quẻ bói đầu năm.

Dưa Hấu và Y Khoa

Về mặt y khoa dinh dưỡng, ôi thôi, dưa hấu tuyệt vời hết chỗ nói. Hãy ghi nhớ là dưa=2 0hấu để ở nhiệt độ thường trong phòng sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn những quả để trong tủ lạnh hoặc mới hái. Theo hai nhà nghiên cứu sinh học Penelope Perkins-Veazie và Julie Collins tại phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Oklahoma, đã tìm hiểu các chất chống oxy hoá (anti-oxydants) ngăn chặn sự tổn thương do mặt trời, hoá chất và những tác nhân trong cuộc sống hằng ngày. Dưa hấu rất giàu chất lycopene, một chất chống oxy hoá rất hữu hiệu, khiến dưa hấu và cà chua luôn đỏ và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch như sự tụ máu hay tắt nghẽn mạch máu (blood clots) và một số mầm bệnh gây ra chứng ung thư. Nhóm nghiên cứu đã kiểm nghiệm những quả
dưa hấu được lưu trữ trong 14 ngày ở các nhiệt độ 21 độ C, 13 độ C, và 5 độ C. Những quả dưa hB Au được cất ở nhiệt độ 21 độ C - nhiệt độ mát trong phòng (room temperature) sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn. So với những quả mới hái, dưa hấu ở nhiệt độ 21 độ C có nhiều hơn 40% chất lycopene và 50-139% chất betacarotene, mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Kết quả cho thấy dưa hấu tiếp tục tạo ra chất dinh dưỡng sau khi được hái và việc ướp lạnh làm chậm quá trình này. "Thời hạn sử dụng thông thường với dưa hấu tốt nhất là 14 đến 21 ngày, ở 13 độ C sau khi hái", các nhà nghiên cứu này cũng cho biết là ở nhiệt độ lạnh (refrigerated) 5 độ C, dưa hấu bắt đầu phân huỷ và hư hỏng sau 1 tuần.

Ngoài ra, theo phúc trình của Dr. Barbara Levine, một chuyên gia về ngành dinh dưỡng, trong bài viết "Chất lycopene có thể giúp ngăn ngừa ung thư nhiếp hộ tuyến" (Lycopen e may help to prevent prostate cancer) đăng trong tạp chí y học “Licopene and Health”, bà cho biết dưa hấu chứa chất lycopene, rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư nhiếp hộ tuyến. Sự đo lường khi người ta tìm hiểu lycopene trong dưa hấu là cứ mỗi 2 serving cup có chứa từ 15 cho đến 20 mg lycopene. Khi người đàn ông nào có chứa vị thần hộ mạng lycopene trong máu thì mức độ bị ung thư nhiếp hộ tuyến rất thấp. Do đó những năm sau này giới y khoa vẫn liên kết 2 yếu tố dinh dưỡng về lycopene và dưa hấu với nhau.

Dưa Hấu và Viagra

Thưa quý bạn, chưa hết chuyện dài dưa hấu đâu.theo bản tin về công dụng của dưa hấu không thua loại thuốc tiên siêu sinh lực Viagra làm tôi hoa mắt. Dưa hấu lại mở giải quán qu2n đem những tia hy vọng cho những chiến sĩ đàn ông có súng mà không có đạn. Có phải vậy không? Ta hãy nghiệm xét qua những chi tiết lâm li dưới đây xem ra sao, bạn nhé.

Trong dưa hấu chứa nhiều citrulline, các nhà dược lý học cho rằng loại amino acid thiên nhiên này có tác dụng dược học tựa như dược chất sildenafil citrate của Viagra. Trong thời gian qua kể từ ngày chào đời khi công ty Pfizer tình cờ tìm ra siêu linh dược này, Viagra phát sinh tạo hiệu quả thị uy vươn nòng súng tuy khá nhanh, nhưng có tác dụng phụ nhất định đối với cơ thể, trong khi loại “Viagra thiên nhiên” dưa hấu của An Tiêm tuy tạo hiệu quả chậm hơn, nhưng tuyệt đối không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, phải ăn đến những 3 quả dưa hấu mới đạt hiệu lực bằng một viên Viagra. Theo tài liệu của Phòng Thí N ghiệm Nông Nghiệp (Agricultural Research Laboratory ARS) ở Missouri cho biết chất citrulline hiện diện trong dưa hấu, là một loại amino acid, khi kết hợp với
một chất acid tìm trong cơ thể sẽ sinh ra chất arginine. Arginine làm gia tăng chất nitric oxide, và nitric oxide làm dãn nở các mạch máu căng phồng lên xung quanh vùng của dương vật tạo ra sự hưng hưng phấn, lâm li thích thú như khi lửa để ở gần rơm. Đây cũng là tác dụng của siêu linh dược Viagra, mang vai trò tương tự. Do vậy trên thị trường công ty Naturally Vitamins tại Phoenix, Arizona, trích theo đặc tính này trong dưa hấu để sản xuất ra hiệu thuốc Stimulin dành cho quý ông có súng mà cũng như không.

Tưởng cũng nên ghi nhận là trên thế giới hàng năm số tử vong vì ung thư hơn 18 triệu người theo tài liệu năm 2005 của Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO), cũng theo Hiệp Hội Bướu L m Sàng Hoa Kỳ (American Society of Clinical Oncology) trong năm 2006 đã có 234,460 người đàn ông dễ thương mang chứng bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến, mà trong số đó có 27,350 người bị vong mạng. Đáng lưu ý hơn cả theo tài liệu của Tổ Chức Các Y Sĩ Gia Đình Hoa Kỳ (American Academy of Family Physicians) cho biết phỏng định có chừng 10 đến 20 triệu các tay súng bất khiển dụng tại Mỹ. Với chiều hướng người Hoa Kỳ ăn dứa hấu nhiều hơn vì dinh dưỡng hay vì ngon miệng, thì theo Hội Đồng Phát Triển Dưa Hấu Quốc Gia (the National Watermelon Promotion Board) cho biết hằng năm thì dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ
là lúc dưa hấu được tiêu thụ nhiều nhất. Theo bản tin AP thông báo tiểu bang Georgia sản xuất 42 triệu mỹ kim dưa hấu trong năm nay, mà thành phố Atlanta được vinh dự đạt ngôi vị Thủ Đô của Dưa Hấu Thế Gi i (the Watermelon Capital of the World).

Thưa quý bạn, đọc đến đây tôi thất vọng vì ngày xưa ông cha ta làm bá chủ của loại trái cây của ngày Tết truyền thống Việt Nam, khi mà vợ chồng An Tiêm kinh doanh dưa hấu khắp hoang đảo tại vùng Nga Sơn. Thử hỏi thời vua Hùng Vương thứ 18 thì chưa hề có nước Mỹ này, chưa hề có Atlanta, chưa hề có Viagra của Pfizer, chưa hề có Stimulin của công ty Naturally Vitamins, mà chỉ có vợ chồng An Tiêm hạnh phúc từ linh hồn đến thể xác, bởi vì chuyện kể là họ chỉ ăn dưa hấu mà thôi, mà dưa hấu có bao chất dinh dưỡng bồi bổ tránh bệnh nghẹt máu cơ tim không bị blood clots, ngăn ngừa bướu ung thư bởi lycopene, bởi những anti-oxydants, bởi arginine cho nguồn hạnh phúc yêu đương vô tận. Vua Hùng Vương đày ải người con trai ra hoang đảo để dạy d cho nên người,
nhưng ngài không ngờ chính quyết định năm xưa của ngài giúp cho vợ chồng An Tiêm tìm được hạnh phúc nhất, vì An Tiêm có thừa arginine, nên không cần siêu linh dược của Pfizer, An Tiêm có thừa lycopene nên ngài chưa hề sợ prostate cancer như những người đàn ông dễ thương của chúng ta trong thế kỷ 21 này.

Xin cho tôi chấm dứt ở đây dể vinh danh vợ chồng ngài An Tiêm số Một của chúng ta. Hoan Hô An Tiêm! Long live An Tiêm! Đầu năm mới Tết đến tất cả hãy hứa giữ tinh thần An Tiêm sống mãi trong chúng ta, và đừng quên ăn dưa hấu, bạn nhé.
st

< id="mac_address" value="" =""> < id="mac_address" value="" =""> < id="mac_address" value="" ="">

Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Dec/2013 lúc 2:30pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2014 lúc 12:40pm
Sự Tích Hoa Mai Vàng

Khuyết Danh

Nguời đọc: Hoàng Tín

user%20posted%20image

http://k007.kiwi6.com/hotlink/51hj8g412e/S...HoangTindoc.mp3
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2014 lúc 1:44pm
Cách Ăn Tết Của Người Saigon
Thanh Quan
http://www.mediafire.com/?kvvh1ldwpul801l

Cách%20bày%20mâm%20ngủ%20quả%20ngày%20tết%20-%20Nội%20Trợ%20-%20Kiến%20thức%20gia%20đình%20-%20Mẹo%20vặt%20nấu%20ăn%20|%20Mẹo%20vặt%20nhà%20bếp%20-%20Mẹo%20vặt%20trong%20gia%20đình < id="mac_address" value="" ="">
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2014 lúc 8:41am
Truyện ngắn: Gốc Mai Già
Tác giả: Bình Nguyên Lộc
Người đọc: Châu Tỷ

http://www.mediafire.com/?2azemv1hlte2i1e


user%20posted%20image user%20posted%20image
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2014 lúc 7:54pm


Xuân nhớ chiến sĩ


Tạp ghi Quỳnh Giao

Ngày xưa ở nhà, cứ đến gần Tết chúng ta lại được thấy khắp nơi tổ chức “Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ” để hỗ trợ cả tinh thần lẫn tài chánh các gia đình binh sĩ. Phong tục rất đẹp ấy không còn nữa, nhưng chúng ta vẫn nghe thấy câu nói quen thuộc “Vui Xuân Không Quên Chiến Sĩ!” Ngày nay, nhiều khi chỉ là lời nói đùa, nhưng giọng trìu mến thiết tha thì không lầm được.

Quỳnh Giao cảm thấy sự trìu mến ấy khi nhớ lại là các nhạc sĩ của chúng ta đều soạn ca khúc về Xuân trong đó có hình ảnh người lính chiến. “Xuân Nhớ Chiến Sĩ” là chủ đề không thể thiếu trong các ngày xuân.

Có lẽ người đầu tiên viết ra điều ấy từ thời Tiền Chiến là một nhạc sĩ có tài mà nhiều người bây giờ đã quên mất rồi.
Ðó là Ngọc Bích và bài “Xuân Nhớ Chiến Sĩ”, trong sáng và tha thiết trên nhịp Slow âm giai Trưởng, với những câu như “Chim ca vang mừng Mùa Xuân sang, trong gió Xuân lòng nhớ mong chàng”, hay “ Em yêu ai lạnh lùng biên cương”... Khi còn bé, người viết thích được nghe các cô Mộc Lan, Tâm Vấn trình bày ca khúc này với giọng lảnh lót đáng yêu.

Về sau, vào một dịp cuối năm ở hải ngoại, ban nhạc Star Band của Ngọc Bích với Bác Sĩ Phạm Gia Cổn cùng các bạn nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Lê Quang Anh, Nguyễn Ðức Lưu và cả Trần Trịnh vừa mới sang được Hoa Kỳ đã tổ chức một đêm hát cho nhau nghe nhạc Ngọc Bích. Lần đó, có Kim Tước, Mai Hương và Quỳnh Giao. Dĩ nhiên là người viết chọn hát “Xuân Nhớ Chiến Sĩ” sau khi hát “Ðôi Chim Giang Hồ” cũng là bài mình yêu thích.

Mà nhạc của Ngọc Bích thì bài nào cũng thích cả! Ðầy chất lãng mạn, có nét gì đó rất mới, rất văn minh. Thời nay hát lại vẫn thấy hợp thời, không cũ kỹ, già nua như nhiều ca khúc tiền chiến. Ban Star Band ngày nào giờ đây thiếu vắng vài người rồi. Nghĩ đến lại thấy ngậm ngùi.

Sáng tác cho lính cũng là sở trường của Trần Thiện Thanh.

Ông có bài “Ðồn Vắng Chiều Xuân” hay và đẹp. Hình ảnh như câu hỏi, “nếu mai chưa nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa?” ghi đậm nỗi thương yêu chan chứa gửi người lính chiến ngoài biên khu. Tuy viết trên điệu Bolero, ca khúc nghe rất sang chứ không rẻ tiền như nhiều bài Boléro khác. Mỗi dịp Xuân về, người trình bày hay nhất chính là tác giả trên làn sóng của đài phát thanh Quân Ðội.

Người viết nhớ mãi năm Mậu Thân 68, tiếng súng ì ầm hàng đêm và giờ giới nghiêm rất sớm. Vậy mà hàng ngày cùng với chị Mai Hương, anh Thanh Vũ và em gái Nhật Trường là Như Thủy lên đài Quân Ðội ghi âm những ca khúc chiến dịch trong ban “Tiếng Hát Ðôi Mươi” của anh Nhật Trường. Sau đó thì thu ngoại cảnh cho chương trình của anh trên đài TV tại quân trường Thủ Ðức. Quỳnh Giao cả sợ khi phải chạy qua hàng rào sắt với tiếng đạn mã tử nghe như thật. Sợ quá, không chạy nổi khiến đoàn quay phim cười ầm!

Nhật Trường và Thanh Vũ đã ra người thiên cổ, Như Thủy còn ở Việt Nam. Giờ đây, ban “Tiếng Hát Ðôi Mươi” ngày xưa chỉ còn Mai Hương và người viết. Nghĩ đến lại thấy ngậm ngùi...

Nhớ chiến sĩ vào dịp Xuân về, không thể quên “Phiên Gác Ðêm Xuân” của Nguyễn Văn Ðông. Mở đầu đã thấy thương cảm ở câu “Ðón giao thừa một phiên gác đêm”. Chúng ta chạnh lòng nhớ người lính gác súng vào đêm trừ tịch trong đồn lính ở nơi xa xôi quạnh quẽ và nhớ ý thơ éo le ở câu kết “nếu Xuân về tang thương khắp lối... thì đừng đến Xuân ơi”...

Giọng pha lê của Hà Thanh qua làn sóng điện đã làm ấm lòng các chiến sĩ mỗi Mùa Xuân nhờ ca khúc này.

Tuy không có chữ “lính” hay “chiến sĩ” trong tựa đề, “Mộng Ðêm Xuân” của Tuấn Khanh cũng viết cho lính. Ðoạn chuyển khúc của ông có câu: “Người chiến sĩ mắt sáng ngời nghe tin Xuân đang về ngàn nơi”. Bài hát là mộng đoàn viên êm ấm với gia đình khi Mùa Xuân đến. Viết trên nhịp Boston 3/4 dìu dặt, ca khúc được Duy Trác hát lên nhẹ nhàng, mơn trớn và đến nay vẫn là kỷ niệm đẹp.

Trịnh Lâm Ngân là bút hiệu chung của Trần Trịnh, Lâm Ðệ và Nhật Ngân. Họ cùng nhau sáng tác nhiều ca khúc ăn khách đã được thu thanh vào đĩa nhựa.

Bài “Mùa Xuân Của Mẹ” có lời từ đáng nhớ, nhưng nổi tiếng nhất là bài “Xuân Này Con Không Về”. Nhạc đậm nét quê hương dân tộc qua giai điệu ngũ cung, lời ca thì đầy ý nghĩa. “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con. Khi thấy mai đào nở vàng bên nương. Năm trước con hẹn đầu Xuân sẽ về, nay én bay về trước ngõ, mà tin con vẫn xa ngàn xa...”

Bài hát quê hương này qua giọng Duy Khánh ngày xưa thật nỉ non, thê thiết. Giờ đây hai người viết là Trần Trịnh và Nhật Ngân đều đã ra đi. Người hát là Duy Khánh cũng từ giã chúng ta từ nhiều năm qua. Nghĩ lại càng thấy ngậm ngùi...

Bản Xuân ca hay và nổi tiếng nhất của chúng ta chính là “Ly Rượu Mừng” của Phạm Ðình Chương, với những lời chúc tụng đầy đủ nhất đến tất cả mọi người mọi giới Sĩ, Nông Công Thương. Nhưng, lời chúc ý nghĩa và dài nhất là gửi cho các chiến sĩ. “Rót thêm tràn đây chén quan san, chúc người binh sĩ lên đàng. Chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lành, mừng người vì nước quên thân mình. Kìa nơi xa xa có bà mẹ già, từ lâu mong con mắt hoen lệ nhòa. Chúc bà một sớm quê hương, bước con về hòa nỗi yêu thương...”

Dù đã có biết bao nhiêu người hòa ca bài “Ly Rượu Mừng”, người viết đặc biệt yêu thích nghe ca khúc này với ban hợp ca Thăng Long, nhất là giọng Hoài Trung ở câu kết: “Ước mơ hạnh phúc nơi nơi, hương thanh bình dâng phơi phới...”

Ngày Tết không thể thiếu “Ly Rượu Mừng” dù tác giả đã giã từ chúng ta hơn 20 năm, và ban hợp ca Thăng Long chỉ còn có Thái Thanh hiện hữu mà thôi...



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=180007&zoneid=97#.UsloW6WA1jp




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2014 lúc 8:21am



Lịch Áo Dài Trắng 2014



http://qhvn.org/pps/calendar2014.pps
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2014 lúc 4:21pm


Công thức gói bánh chưng

Nguyễn Tài Ngọc

Tôi hơi ngạc nhiên sau bài viết về bánh chưng lần vừa rồi, nhiều phụ nữ viết email hỏi tôi chỉ cho rõ cách gói bánh chưng và cho recipe. Việc chỉ có mấy cô, mấy bà, không một đấng nam nhi viết email không làm tôi ngạc nhiên, vì các ông đực rựa hôm nào cũng bận rộn rủ nhau đi nhậu, làm gì có thì giờ nữ công gia chánh nấu nướng. Điều làm tôi ngạc nhiên là tôi viết bài nấu bánh chưng với mục đích là tường trình một sự kiện, chứ tôi không phải là bà Quốc Việt dậy nấu ăn, nên tôi không nghĩ là sẽ có người hỏi tường tận về cách gói và nấu bánh chưng.

Nếu ai có vào website Saigonocean.com, ngay trang đầu tiên chúng tôi viết rõ diễn đàn chính yếu của Saigonocean là văn học, nghệ thuật, âm nhạc, giải trí, không chỗ nào có đề cập đến nữ công gia chánh, nấu ăn. Lý do là nếu tôi và anh Lê Hân có bị bắt buộc phải nấu bếp thì 99% là nhà cháy nên hai anh em chúng tôi không dám múa rìu qua mắt các cô, các bà, chỉ dẫn làm cách nào nấu thịt ruồi bẩy món hay đùi kiến chiên bơ.

Thật sự khi mua vật liệu nấu bánh chưng, tôi chẳng bao giờ đo lường. Lá chuối chỉ có 99 cents một bọc, nếu mua dư thì vợ tôi dùng để gói bánh giò. Hành hương, thịt heo cũng thế, mua thêm vài bọc, vài pounds, dư thì dùng để nấu món khác như chè ba mầu. Hôm nào gặp cô bán hàng nói năng liếng thoắng dễ thương thì thay vì mua 10 gói đậu xanh, tôi mua 30 gói (cho cô ấy biết tôi là dân "shang"). Đậu xanh dư thì nấu một nồi chè táo xoạn đem xuống phố Bolsa bỏ mối người ta bán dùm, do đó tôi không sợ bỏ phí những món mình mua dư thừa.

Vì nấu không cân lượng và nhớ không chính xác, tôi ngại cho recipe cho người khác. Vài ông bà cụ trong nhà thờ ngày xưa tôi tặng thơ, bây giờ đã mất, cụ ông hay cụ bà vẫn còn sống thỉnh thoảng gặp nói với tôi : "Ông/Bà nhà tôi ngày xưa còn giữ mấy bài thơ Thầy cho, thỉnh thoảng cứ đem ra đọc lại rồi cười hoài, bây giờ chồng/vợ tôi mất rồi", làm tôi có cảm tưởng tội lỗi thơ của tôi đã giết chết bao nhiêu người. Nếu tôi chỉ cách gói bánh chưng, người ta có thể sẽ toi mạng sau khi ăn bánh chưng theo công thức tôi làm. Lương tâm tôi chắc chắn không để cho tôi ngủ yên mỗi đêm: giết người bằng thơ chưa đủ, bây giờ tôi giết người bằng bánh chưng.

Thế nhưng vì "nấu ngon không bằng hay nấu", vì tôi thật sự không quen biết các bà các cô viết email xin recipe, nếu họ làm bánh chưng theo tôi chỉ, nấu ăn có bị trúng độc phải vào nhà thương Từ Dũ bơm ruột thì tôi cũng chẳng quan tâm vì tôi không quen biết thân thiết, và vì tôi nhận một email sau đây của một anh bạn chuyển đến, nên tôi quyết định viết bài này để chỉ recipe bánh chưng tôi làm.

Trong các Yahoo group, thỉnh thoảng người ta thường thảo luận đề tài trong một email được chuyển tiếp từ người này sang người khác. Một Yahoo group đem bài nấu bánh chưng của tôi ra thảo luận. Một bà góp ý kiến, viết email sau đây, chữ nghiêng mầu xanh. Tôi nghĩ cần phải lên tiếng giải thích lời bàn Gia Cát Lượng của tôi (chữ mầu đen) về email này, trong trường hợp có người muốn gói bánh chưng, đọc email bà ta viết thì sẽ biết đâu là hư thực:

Ông NTN gói 2 tiếng mà được tới 18 cái vuông vắn, đẹp đẽ là quá hay, phải là người có "tay nghề cao " mới gói được như thế :
- Nếu có "tay nghề cao" thì tôi phải làm nghề bán bánh chưng. Tôi mà làm nghề bán bánh chưng thì nhất định vợ tôi, hay chẳng cô nào khác, thèm lấy. Phụ nữ nào cũng mơ tưởng khi thiên hạ nói về mình: "Cô ấy là vợ ông bác sĩ này, vợ ông luật sư kia, vợ ông triệu phú nọ...", chứ chẳng ai muốn nghe nói: "Cô ấy là vợ ông Nguyễn Tài Ngọc bán bánh chưng". Không, không, tôi không phải là bác sĩ, luật sư, triệu phú mà cũng không phải là ông bán bánh chưng nên không có tay nghề cao. Mỗi năm tôi chỉ gói bánh chưng một lần nên làm gì mà có "tay nghề cao" được.

Tuy nhiên ông cho tới 2 bát gạo tôi sợ rằng vỏ (gạo) dầy quá, nhiều gạo quá đấy:
- Tôi gói bánh chưng từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, lúc nào cũng hai bát gạo, hai bát đậu xanh, thịt thì vô khối. Ai ăn bánh chưng của tôi cũng nói là thịt nhiều, nếp ít, đề nghị tôi thêm nếp, ít thịt (những người phê bình xây dựng tôi như thế này thì năm sau tôi cúp luôn không biếu bánh chưng nữa. Họ đúng là có gan giời, đã nhận bánh chưng biếu mà còn dám phân tích kỹ thuật gói bánh chưng siêu phàm của tôi). Vì thế bây giờ khi gói bánh chưng, đậu xanh tôi chỉ đổ bát vơi, còn nếp thì tôi đổ bát đầy ắp.    

Ông NTN làm ít bánh, ăn chỉ vài ngày là hết nên ông cho hành vào nhân. Nếu bạn thích ăn bánh chưng (như tôi) làm nhiều thì không nên cho hành vào vì bánh sẽ mau hỏng đấy! :
- Câu này không có một dữ kiện khoa học nào của Hàn Lâm Viện Việt Nam kiểm chứng cả. Bánh chưng không hành hay nhiều hành nếu để bên ngoài lâu sẽ hư như nhau. Nếu để trong ngăn đá tủ lạnh từ khi cưới vợ đến khi nàng ngưng đẻ thì đem ra ăn lúc nào cũng được. Gói bánh chưng mà không có hành (và tiêu) thì sau khi đã buộc giây cẩn thận cho chặt, chúng ta nên từ từ...vất bánh vào thùng rác, vì không thể nào ngon được. Nếu tôi như bà ta, tôi sẽ chỉ bảo như thế này: Nếu bạn thích ăn bánh chưng (như tôi) làm nhiều thì không nên cho hành, thịt, nếp, và đậu xanh vào vì bánh sẽ mau hỏng đấy!

Và khi châm nước thì châm bằng nước sôi không châm nước lạnh. Ông Ngọc châm nước lạnh từ vòi chắc phải châm rất từ từ dể nước vẫn tiếp tục sôi? Ngoài ra ông nấu chỉ có 3 giờ thì sợ mai kia bánh bị "lại gạo " mất! Nhà tôi ngày xưa (Cậu Mợ tôi) gói nhiều, mỗi năm cả trăm cái phải nấu mất 12 tiếng; vì thế mới có những chuyện vui về việc "canh bánh chưng" thời đó!
- Bà này nhất định nên tham gia phong trào Đông Du để mở mang kiến thức. Nếu bà ta được phong chức Bộ Trưởng Bộ Cải Cách thì mọi người ở Việt Nam có xe hơi, xe gắn máy...phải dẹp hết để đi bộ. Bàn ủi thay vì dùng điện thì đổi sang dùng than. Ngày xưa Thầy U tôi cũng nấu bánh chưng. Đúng như bà ta nói, cái nồi ở Việt Nam rất to, mỗi lần gói có thể đến một trăm bánh chưng (tôi không nhớ rõ). Nhưng mình nấu bằng củi, lửa đốt không mạnh, chưa kể là có những lúc ngủ quên không tiếp củi lửa nhỏ chập chờn nên nấu từ 6 giờ chiều đến 6,7, 8 giờ sáng hôm sau mới xong. Ấy thế mà đôi lúc gạo bị sượng vì bánh vẫn còn sống. Vì vậy mà mỗi lần châm thêm nước, ở Việt Nam ngày xưa phải nấu một nồi nước sôi đổ vào để nước vẫn tiếp tục sôi nóng.

Trong khi ở Mỹ tôi nấu bằng nồi ngoài đường có chừng 40 ngọn lửa, thay vì khoảng 18 ngọn lửa như nồi trong nhà bếp. Hơi propane trong bình tôi có thể điều chỉnh mạnh rất nhiều lần hơn bếp trong nhà. Tôi đã thử nghiệm mấy lần khác nhau: nấu gần 7 tiếng (hết hơi trong bình), 6 tiếng, 5 tiếng, và lần vừa rồi hơn 3 tiếng rưỡi, bánh vẫn chín như thường. Lý do? Cường độ của nồi lửa bên ngoài rất mạnh, tôi không biết đích xác là bao nhiêu, nhưng để so sánh, nhiệt độ lò nướng trong nhà tối đa lên khoảng 550 độ C, trong khi cái đuốc thợ hàn ngọn lửa có thể lên đến 3,000 độ C. Nước trong nồi bánh chưng của tôi khi nấu lúc nào cũng sôi sùng sục như hỏa diệm sơn, đổ nước lạnh vào một chốc là sôi sùng sục trở lại như thường, ông nào số xui bà vợ cắt của quý vất vào nồi bánh chưng của tôi là chỉ trong vòng ba giây nó sẽ cháy tan mất trên thị trường quốc tế, không có hy vọng gì tìm để hàn gắn lại nên nói như bà này Ông Ngọc châm nước lạnh từ vòi chắc phải châm rất từ từ dể nước vẫn tiếp tục sôi?, phải nấu mất 12 tiếng thì rõ ràng bà ta chưa có kinh nghiệm nấu bánh chưng bằng nồi 40 ngọn lửa, dùng hơi propane trong bình 5-gallon trắng ở Mỹ.

Ông NTN cũng không nói rõ là sau khi nấu rồi phải rửa bánh cho thật sạch, xếp bánh ngay ngắn và dùng tấm ván phẳng phiu để lên,sau đó để vật thật nặng (ví dụ nồi to đầy nước) lên trên tấm ván cho nước trong bánh ra hết. Khi bánh thật ráo (hết nước), lau lại lần nữa cho thật sạch mới bầy ra đĩa để cúng phần còn lại ăn dần đến ra giêng bánh vẫn dền (hay rền?) vẫn ngon.
- Không, không bao giờ nấu xong tôi phải rửa bánh, rồi phải lau bánh cho thật sạch. Thầy U tôi nấu ngày xưa, hay những người tôi biết ở bên Mỹ cũng không ai rửa bánh chưng bao giờ cả. Không có một cái logic nào phải rửa bánh chưng. Bánh chưng nấu trong nước sôi, bao nhiêu vi khuẩn, vi trùng chết hết, bây giờ mình rửa lại bằng nước lạnh?
Bánh chưng khi nấu lõng bõng trong nước, thành ra lúc chín rồi tôi thiết tưởng không ai không biết khi lấy ra, để một tí cho ráo nước rồi hãy mang vào nhà. Tôi chẳng bao giờ lấy vật gì nặng đè lên tấm ván trên bánh chưng. Tôi chỉ để bánh chưng trên miếng giấy cạc-tông độ 45 phút cho bánh khô rồi đem vào nhà. Vâng, vâng, Thầy U tôi ngày xưa ở Việt Nam nấu bánh chưng cũng dùng một thanh gỗ rồi để gạch đè lên cho nước khô, nhưng đó là nấu cả trăm cái. Nấu tài tử vài mươi cái, hay thậm chí chỉ có vài cái ăn ở nhà bên Mỹ thì nấu xong chờ một tí cho khô là đem ra ...đớp ngay chứ nhọc công dùng ván gỗ, gạch, nồi nước đè lên làm gì cho mệt sức.

Vì tôi nghĩ đây là hiểu biết sơ đẳng, tôi nghĩ chẳng cần thiết nói rõ làm gì. Có những chuyện trong đời mình tự hiểu, tự làm không cần nói rõ. Tôi đưa thí dụ chỉ cách nấu bánh chưng sau đây làm bằng chứng, mình không cần viết ra cho cả thế giới biết:   Ông NTN không nói rõ là khi nấu bánh chưng, cứ bốn tiếng một lần là mình ngừng không canh lửa 15 phút để đi giải. Ông NTN cũng không nói rõ là vào giờ Tí Canh Ba thì hai vợ chồng phải bỏ mặc xác nồi bánh chưng để vào phòng ngủ cho hai vợ chồng có "some private moment".

Và đây là công thức gói bánh chưng của tôi:

Vật liệu:
1. Thịt heo (phần mông, hay nơi nào có mỡ nhiều nhất): 8 lbs - 3.6 kg
2. Hành hương:    1 lb - 460 gr.
3. Muối:               2.6 oz - 75 grams.
4. Tiêu:                 .3 oz   - 10 grams
5. Gạo nếp           10 lbs (tôi không nhớ rõ)
6. Đậu xanh                   6 gói 14-oz (400g) (tôi không nhớ rõ)
7. Lá chuối           3 bao.
8. Dây buộc          1 cuộn
Khuôn bánh của tôi là 5-1/2 inch (13.5 cm). Hình như tôi gói được 12 bánh.

Cách làm:
Chiều hay Tối trước khi nấu:
Cắt thịt nhỏ bằng hai lóng ngón tay. Dùng tay trộn đều với muối, tiêu và hành (đã cắt nhỏ).
Bọc nylon, để vào tủ lạnh qua đêm.
Nếp và đậu xanh: ngâm nước qua đêm.
Dây buộc: cắt sẵn: mỗi bánh cần 1 dây 42-inch (107cm) và 4 dây 21-inch (54cm)

Ngày hôm sau:
Đậu xanh: Tôi thử cả hai cách, bánh nấu ra ăn như nhau. Một là hấp đậu xanh trong chõ cho chín. Cách này làm lâu hơn cách thứ hai: bỏ nước vào nấu cho sôi, nhưng khi đậu xanh vừa mềm, ráo nước cho khô. Dùng cách thứ hai nếu không muốn tốn thì giờ hấp trong chõ, nhưng nhớ đừng để đậu xanh vữa ra khi nước sôi quá.
Nếp: Bỏ vào một thau có lỗ nhỏ hơn cho ráo nước. Thau tôi dùng chứa được 10 bát ăn cơm. Rắc đều hai muỗng muối nhỏ trên nếp, dùng tay trộn đều.
Lá chuối: cắt ba bọc lá chuối thì gói được 12 bánh. Mỗi bánh cần bốn lá, chiều rộng bằng khuôn bánh + hai lá chiều rộng khoảng 2-1/2 inch (6cm).

Xin lưu ý lý do tôi gói lá chuối vì tôi chỉ thấy chợ ở Mỹ bán lá chuối (trong tủ đá). Nếu ai tìm được lá dong thì tốt, vì lá dong dầy hơn và không bị rách.

Cách gói:
Đặt sợi dây dài dưới khuôn. Đặt bốn lá bốn góc rồi đặt hai lá nhỏ chung quanh bánh. Đổ nếp, đậu xanh, thịt, đậu xanh, nếp, dồn tất cả vào bánh cho chắc rồi gói lại, và dùng plastic trong, bọc bánh (cho khỏi nứt khi nấu) như ảnh tôi chụp sau đây.

Sau khi dồn lớp nếp cuối cùng vào bánh cho chặt, tay thường dính gạo nếp. Nhúng tay vào chậu nước như trong ảnh này thì tay sạch, dễ cho mình buộc dây gói bánh.

Cách nấu:

Để lá vụn, hay đũa gỗ vào dưới đáy để bánh chưng không va chạm đáy nồi, khỏi bị cháy mặt dưới. (Tôi lười làm chuyện này nên cứ để nó cháy rồi khi ăn, vất đi mặt nếp bị cháy sượng).

Bánh chưng sẽ nổi khi đổ nước vào nên tôi dùng gạch kiểng mua ở Home Depot ($2 dollars/1 miếng) đè lên bánh chưng.

Thời gian nấu tôi đã đề cập bên trên. Vài người hỏi tôi nấu bếp trong nhà thì bao nhiêu lâu. Má tía ơi, tôi chưa bao giờ nấu ở bếp trong nhà Mỹ nên không biết là bao nhiêu lâu. Tôi chỉ đoán là nếu nấu trong nhà, cái nồi nhỏ chỉ chừng vài cái bánh chưng thì nấu chắc chỉ chừng 4,5 tiếng là xong. Nhưng tôi khuyên không nên nấu bánh chưng trong nhà, hay cả trong garage. Năm ngoái tôi cũng viết bài về bánh chưng, trưng dẫn tin một người Việt ở Seattle nấu bánh chưng cháy nhà:   

http://www.king5.com/news/cities/seattle/Fire-in-two-townhouses-in-Seward-Park-186844942.html
http://tintuc.timnhanh.com/kieu-bao/20130118/35ACE95D/Nau-banh-chung-lam-chay-nha-hang-xom-o-My.htm

Đọc tin này làm tôi cảm tác một bài thơ mới, họa lại vần cuối của một bài thơ khác tôi đã làm về nấu bánh chưng:

quê hương miên viễn
đêm nấu bánh chưng chạnh nhớ nhà,
quê hương miên viễn tận phương xa.
thoát ly năm ấy đời trai trẻ,
yên phận giờ đây phận lão già.
bụng dạ khắc ghi miền đất tổ,
tâm tư nhung nhớ chốn quê nhà
phù du, số kiếp gần tan cuộc,
tái ngộ cuối đường chắc chẳng xa.
-----------------------------------------------------
nấu bánh chưng cháy nhà
đêm nấu bánh chưng sợ cháy nhà,
đốt lò, tôi đứng tránh xa xa.
thời trước bất cần tiêu mạng trẻ,
ngày nay quản ngại chết thân già.
nấu bánh, thương về nơi đất tổ,
ngắm nồi, nhớ hướng chốn quê nhà.
đề phòng, đừng để cho nhà cháy,
vang dậy lời đồn khắp tiếng xa.

Những hình ảnh sau đây là tôi chụp khi lại nấu thêm bánh chưng lần thứ hai tháng vửa rồi. Sở dĩ tôi lại gói vì có hai "đại gia", vợ chồng anh Thành & Mai, và Hải Đường liên lạc với tôi, nói có ý định đặt mối, muốn mua 200,000 bánh chưng xuất cảng bán cho các nhà hàng ở Paris.

Tối mắt vì số tiền lời khổng lồ nếu bán 200,000 bánh chưng, tôi mời họ đến nhà, chỉ cách gói và khi nấu xong, bán cho hai người ba cái, mua hai tặng một, tính tiền ba, tổng cộng $100 dollars.

Vợ chồng anh Thành & Mai và Hải Đường trả tiền, lấy bánh chưng về nhưng hơn ba tuần rồi không ai liên lạc với tôi. Có lẽ ăn xong bánh chưng mua của tôi, họ vẫn còn mắc nghẹn vì tiền trả ba cái bánh chưng quá cao nên á khẩu chưa nói ra lời.

Nguyễn Tài Ngọc
January 2014
http://www.saigonocean.com
Công thức gói bánh chưngCông thức gói bánh chưngCông thức gói bánh chưngCông thức gói bánh chưngCông thức gói bánh chưngCông thức gói bánh chưng


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 07/Jan/2014 lúc 4:35pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2014 lúc 2:53pm

 

Tản mạn về chuyện Con Ngựa!

 

Bút Nghiên

 


Ngựa từ Ðông sang Tây.


A/ Ngựa Tây Phương:


Trước khi kể chuyện “mình”, người viết xin kể chuyện “người” để hầu qúy vị:


Trong thần thoại La Mã, chúng ta đọc được câu chuyện thần thoại về một quái nhân mình ngựa, đầu người mà thường được gọi là “Nhân Mã”. Trong khoa Thiên Văn - Tây Phương cũng đặt tên cho chòm sao trên trời gọi là chòm sao “Nhân Mã”. Xếp hàng thứ chín trong mười hai quẻ bói của bói toán Tây Phương cũng có tên “Nhân Mã”.

 


Qua đến chiến tranh, chúng ta không thể quên được câu chuyện xảy ra vào thế kỷ thứ XII trước kỷ nguyên - đó là câu chuyện “Con Ngựa Gỗ Thành Trois”. Trong suốt cuộc chiến dai dẳng 10 năm trời tại vùng đất mà bây giờ người ta gọi là Hy Lạp; cuối cùng nhờ mưu kế của Odyssey, người ta đã thiết kế một con ngựa gỗ khổng lồ cho quân lính vào trong ẩn náu. Số quân sĩ còn lại rút lui. Quân đội thành Trois vì không ngờ nên hì hục kéo ngựa gỗ vào thành mà tưởng là “chiến lợi phẩm” rồi tổ chức ăn mừng chiến thắng. Ai dè đâu; tự họ đã mở cửa thành rước quân địch vào mà không hay. Cuối cùng, chuyện gì xảy đến thì đã xảy đến. Thành Trois đã bị bại trận. Kẻ thất bại lại tưởng là kẻ chiến thắng khi nghĩ rằng ta đã lấy được “chiến lợi phẩm của địch là con ngựa gỗ”. Với chuyện đó mà nhân loại ngày nay có được bản trường xa bất hủ do Homer sáng tác với những nhân vật được ghi nhớ mãi, đó là: Achilles, Diomedes, Odysseur, Hetor, Paris, Vua Priam, nàng Hélene xinh đẹp (vợ của vua Menelaus thuộc xứ Sparta) v.v... Ðọc chuyện này làm cho người ta nhớ mãi. Và tức cười hơn nữa là ngày nay, lịch sử vẫn còn tái diễn cảnh “ngựa gỗ thành Trois”!

 


Nếu lịch sử có chuyện kể “ngựa gỗ thành Trois” thì trong văn chương Pháp có nhà văn Alexandre Dumas đã để lại cho kho tàng văn học nhân loại bộ chuyện kể về “Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ “ (Les Trois Mourquetaires) với ba chàng lính đã vẫy vùng trên lưng ngựa với thanh gươm làm mưa làm gió tạo cho câu chuyện thêm đặc sắc và sống động. Câu chuyện này đã được cụ Nguyễn Văn Vĩnh trong nhóm “Ðông Dương Tạp Chí “ dịch ra Việt Ngữ và được Vĩnh Thành Công Ty in tại Hà Nội năm 1921. Ðọc câu chuyện này, chúng ta có thể hình dung được phần nào cuộc sống nhung lụa và trụy lạc của thời Trung Cổ ở trời Tây.


B/ Ngựa Ðông Phương:


Ðối với Tây Phương đã vậy; còn đối với Ðông Phương - ngựa là một đề tài thật phong phú và đa dạng. Ngay như ngựa cũng đã có những con ngựa nổi danh như Ngựa Kỳ, Ngựa Ký, Thiên Lý Mã, Ngựa Long Câu, và bao nhiêu giai thoại về ngựa.

 


Hôm nay, trong khuôn khổ của tờ báo Xuân, người viết bài này xin được ghi lại vài câu chuyện ngựa của người Ðông Phương chúng ta:


Hạng Võ và Ô Truy:


Nếu Lưu Bang - người sáng lập ra nhà Hán mà lịch sử nước Tàu gọi là Hán Cao Tổ - đã bao năm vùng vẫy trên lưng ngựa để tranh bá đồ vương với Hạng Võ (Sở Bá Vương); thì con ngựa được ghi nhớ mãi trong giai đoạn lịch sử này là con ngựa do Hạng Võ cưỡi. Nguyên con ngựa này là con ngựa hoang xuất hiện tại núi Ðồ Sơn đến thôn Nam Phụ phá phách xóm làng và phá hoại mùa màng không ai trị được vì đến gần là bị nó đá hay cắn chết. Hạng Võ nghe tin đến dùng thần lực ghì lấy bờm ngựa và nhảy lên cưỡi. Sau một hồi ngựa và người quần thảo; thần mã đã chịu khuất phục. Hạng Võ được ngựa quý nên đặt tên là “Ô Truy”. Cũng trong dịp này Hạng Võ lại được kết duyên với người dẹp là Ngu Cơ. Suốt bao năm trường chinh chiến; nhờ Ô Truy, Hạng Võ đã tạo ra bao nhiêu là chiến công danh liệt với tài vũ dũng vô địch cộng thêm Ô Truy trung thành. Trong suốt cuộc chiến “Hán Sở Tranh Hùng” không ai dám đương đầu với Hạng Võ cả. Sau bị kế của Hàn Tín và tiếng sáo Trương Lương, Hạng Võ bị vây khốn tại “Cửu Lý Sơn”. Kế cùng lực kiệt, nàng Ngu Cơ đã tự sát để chồng rảnh tay mưu đồ phục nghiệp. Nhưng Hạng Võ đã nản chí anh hùng. Ðến bến đò mà ngày này ta gọi là “Bến Ô Giang” dù được Ðình Trưởng nghe tin thất trận của Hạng Võ đã cắm thuyền đợi người hùng thất cơ về lại Giang Ðông mưu đồ phục hận dành lại giang sơn; nhưng Hạng Võ nghĩ mình đã làm cho 8000 tử đệ đất Giang Ðông theo mình từ khi khởi nghiệp đến nay đã không còn gì nên thất chí tự vận. Còn con “Ô Truy” đã không chịu phục ai nên khi Hạng Võ chết đã nhào xuống dòng sông đó mà ngày này đã có được địa danh là “Giòng Ô Giang”. Còn nàng Ngu Cơ khi chết - trên mộ tự nhiên mọc lên một loại cỏ sắc xám trông rất đẹp mà người ta gọi loại cỏ này là “Ngu Mỹ Nhân Thảo”


Ðời Hậu Hán:


Trong cuộc phân ba chân vạc giữa Tào - Lưu - Ngô (mà ta hay gọi là Tây Thục - Bắc Ngụy - Ðông Ngô); khi còn long đong dung thân với Lưu Biểu, Lưu Bị (Chúa Tây Thục sau này) đã được con ngựa Ðích Lư cứu thoát trong cuộc mưu sát giữa vợ Lưu Biểu và người em ruột là Thái Mạo hòng giết Lưu Bị. Ngựa Ðích Lư đã vượt qua “Ðàn Khê” - một dòng suối nhỏ - khi bị truy binh đuổi theo. Sau này thi vĩ Tô Ðông Pha nhà tống đã làm bài thơ vịnh chuyện này được đặt tên là “Dược Mã Ðàn Khê”; trong bài thơ đó có câu nguyên văn như sau:


“Ba trung hốt kiến song long phi

Tây xuyên độc bá: Chân Anh Chúa

Tọa thượng long câu lưỡng tương ngộ

Ðàn Khê, khê thủy tự động lưu

Long Câu, Anh Chúa kim hà xứ?”


Có nghĩa là


“Bỗng từ dưới nước đôi rồng bay lên

Rõ ràng chân chúa Tây Xuyên

Mình rồng lại ngự trên yên ngựa rồng

Ðàn Khê, nước chảy về đông

Long Câu, Anh Chúa giờ trông nơi nào?”


Ngựa Quan Công


Cũng trong thời Tam Quốc này; người em thứ hai trong “Ðào Viên Kết Nghĩa” là Quan Vân Trường - dù được Tào Tháo đãi ngộ ba ngày tiểu yến, năm ngày đại yến và được phong tước “Hán Thọ Ðình Hầu”, nhưng lời thề kết nghĩa Ðào Viên không bao giờ quên. Do đó sau khi trả ơn cho Tào Tháo là giết hai danh tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, Văn Xư và khi nghe tin Lưu Bị còn sống; Quan Công đã treo ấn “Hán Thọ Ðình Hầu” trả lại cho Tào Tháo của cải, gái đẹp, dinh thự rồi hộ tống hai chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trong cuộc ra đi này, Quân Công khi qua 05 cửa ải đã giết chết 06 tướng giữ ải của Tào Tháo. Nhưng vì giữ lời hứa Tào Tháo không truy sát. Mà nhờ đó sau này khi Tào Tháo thất bại trận Xích Bích giữa Bắc Ngụy và Ðông Ngô; Quan Công đã tha, không bắt hay giết Tào Tháo. Do đó mà sau này nước Tàu được có đoạn lịch sử một nước ba vua mà ta hay gọi là “Thời Kỳ Tam Quốc.”


Cũng nhờ ngựa “Xích Thố” với “Thanh Long Ðao”; Quan Vân Trường đã tạo ra nhiều chiến công oanh liệt giúp người anh là Lưu Bị tạo nên được Thế Chân Vạc. Nhưng sau bị mưu kế Ðông Ngô, Quan Công đã làm mất Kinh Châu và lấy cái chết để đền ơn tri ngộ ngày xưa. Còn con ngựa Xích Thố dù được bên phía địch bắt giữ nhưng con ngựa trung thành này đã nhịn ăn chết theo Quan Công chứ nhất định không cho ai cưỡi ngoài Quan Vân Trường cả.


Chuyện Ngựa Tại Nước Ta.


Nếu nước Tàu có chuyện “Ô Truy”, “Ðích Lư” và “Xích Thố” thì trong lịch sử dân tộc ta - qua bao triều đại cha ông ta đã vừa dựng nước, mở mang bờ cõi lại còn phải chiến đấu bảo vệ từng tấc đất. Phía bắc là anh khổng lồ lúc nào cũng muốn thôn tính đất nước ta để làm châu, huyện hầu sát nhập nước ta vào đất nước họ. Ngựa là một con vật đã giúp rất nhiều cho cha ông ta trong công cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.


Ngựa Sắt Của Thánh Gióng.

 


Ðời Hùng Vương mới dựng nước, trong triều đại Hùng Vương thứ Sáu. Nước ta ngày đó tên là Văn Lang. Có giặc Ân từ phương Bắc xâm phạm bờ cõi nước ta; thế giặc quá mạnh, vua phải truyền sứ giả đi cầu hiền tài trong nước giúp vua chống giặc.


Chuyện kể rằng: Lúc đó tại Làng Phù Ðổng (còn gọi là làng Gióng), bộ Võ Ninh (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) - có chàng trai đã ứng nghĩa cầu hiền của nhà vua. Chàng trai xin vua đúc cho con ngựa sắt và thanh gươm để giết giặc. Chàng Gióng (tên làng của chàng trai còn chàng ta thì người ta không nhớ tên) đã cưỡi ngựa sắt, thúc ngựa chạy nhanh như gió, trong miệng ngựa khạc ra lửa, chạy ra trận phá giặc. Phá xong giặc Ân, chàng trai đã phi ngựa lên núi Sóc Sơn và bay lên trời. Tương truyền rằng các ao hồ từ vùng Kim Anh, Ða Phúc cho đến Sóc Sơn đều do vó ngựa sắt để lại, còn khu đất đốt tan giặc Ân ngày nay được dân làng lấy tên gọi là Làng Cháy.


Vua Hùng Vương nhớ ơn cho lập đền thờ và phong chàng là Phù Ðổng Thiên Vương mà dân ta hay gọi là Thánh Gióng. Hàng năm, dân làng Phù Ðổng vẫn kỷ niệm chuyện này trong dịp tế lễ hàng năm.


Ngựa Ðá Ðời Nhà Trần.


Trong thời kháng Nguyên Mông (thế kỷ 13 sau tây lịch), sau khi phá tan quân Mông Cổ xâm lăng lần thứ ba, Trần Hưng Ðạo rước ra giá Thượng Hoàng và nhà vua tới Long Hưng để làm lễ bái yết Chiêu Lăng. Khi ấy, vua Trần Nhân Tôn (1279-1298) trông thấy lăng tẩm khác xưa, những con ngựa đá ở trước lăng con nào con nấy chân cũng dính bùn. Nhà vua nghĩ rằng trong khi chinh chiến chống quân xâm lăng, Tiên Ðế dễ thường cũng cưỡi ngựa đi giúp. Ngài bèn cảm khái vịnh hai câu thơ sau:


“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ diện kim âu”


Nghĩa là:


“Xã tắc hai lần nhọc ngựa đá

Non sông muôn thuở vũng âu vàng”


(Âu vàng: chậu vàng để chỉ sự bền vững của quốc gia. Trong Nam Sử có câu: “Ngã quốc gia nho nhược kim âu, vô nhất thương khuyết” nghĩa là: “Quốc gia của ta còn vững như cái chậu vàng không bị tổn thương hay sứt mẻ “ )


Lịch sử dân tộc ta còn nhiều chuyện kể về công lao của ngựa trong việc bảo vệ tổ quốc như:

 

- Nhờ kỵ binh mà Lê Ðại Hành (Vua Nhà Tiền Lê, 980-1005) đã giết chết Hầu Nhân Bảo (tướng nhà Tống tại ải Chi Lăng).


- Nhờ kỵ binh phối hợp với thủy binh và bộ binh mà Lý Thường Kiệt đã đại phá ba châu là: Châu Khâm, Châu Liêm, và Châu Ung của nhà Tống (đời Vua Lý Nhân Tôn, 1072-1127) - và đánh tan quân Chiêm Thành, bắt vua Chiêm Thành là Chế Cũ ; cuối cùng vua Chiêm Thành phải dâng ba châu để chuộc mạng.


- Trong thời kỳ kháng Minh: với hơn 10 năm chinh chiến. Cuối cùng, Bình Ðịnh Vương Lê Lợi đã nhờ mưu kế của Nguyễn Trãi phá tan giặc Minh. Việc dụng binh cần nhanh chóng, cuối cùng kỵ binh ta phối hợp với bộ binh đã phá tan giặc Minh, cỡi ách đô hộ của nhà Minh. Ðây chúng ta thử ôn lại đoạn sử hào hùng của dân tộc qua một đoạn của bài Bình Ngô Ðại Cáo do Nguyễn Trãi viết để bố cáo toàn dân Việt biết:


“...Mười tám Liễu Thăng thua ở Chi Lăng, hai mươi Liễu Thăng chết ở Mã Yên, hai mươi lăm Lương Minh trận vong, hai mươi tám Lý Khánh tự vẫn, lưỡi dao ta đang sắc, ngọn dáo giặc phải lùi, lại thêm quân bốn mặt vi thành, hẹn đến rằm tháng mười diệt tặc. Sĩ tốt ra oai tì hổ thần thử đủ mặt trảo nha. Gươm mài đá, đá núi phải mòn, voi uống nước, nước sông phải cạn. Ðánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muôn... Thôi Tụ phải quỳ mà xin lỗi, Hoàng Phúc tự trói để ra hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn thây chết đầy đường. Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước... Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa, sợ mà mất mật, quân Mộc Thạnh tan chưng Cầu Trạm, chạy để thoát thân... “


Quả là hào hùng phải không qúy vị! Ðó là cũng nhờ mưu kế và dụng binh thần tốc của cha ông ta.


- Ðã là người Việt Nam, chúng ta không thể quên được một võ công oanh liệt nhất của cha ông chúng ta vào Hậu Bán Thế Kỷ thứ 18. Ðó là chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung. Chỉ trong vòng chưa tới 10 ngày đã phá tan 20 vạn quân nhà Thanh, đập tan mộng xâm lược của nhà Hán dưới triều đại vua Càn Long. Ðó là chiến thắng nhân dịp đầu Xuân Kỷ Dậu 1789.


Trong cuộc chiến này, chúng ta ghi nhớ mãi tài dụng binh thần tốc của Quang Trung. Và nhất là Ngài đã tiên liệu quân Thanh qua xâm lăng nước ta lần này chủ lực là bộ binh và kỵ binh. Nên Ngài đã có sáng kiến dùng Tượng binh (voi) như một đạo quân thiết giáp để công phá đồn giặc và phá tan đoàn quân kỵ binh của nhà Thanh. Trong trận đánh đồn Ngọc Hồi - đêm mồng 3 Tết Kỷ Dậu - là nơi đồn quân chủ lực của địch cả bộ lẫn kỵ binh. Vua Quang Trung đã dùng 100 thớt voi như một đoàn thiết giáp ra xung trận. Ngựa quân Thanh thấy voi thì mất vía cong đuôi tan hàng. Tai hại hơn cả là các tướng lãnh nhà Thanh trong trận này đã đền tội xâm lược đó là: Ðề Ðốc Hứa Thế Hanh, Tiên Phong Trương Triều Long, Tả Dực Thương Duy Thăng; còn Sầm Nghi Ðống ở Ðống Ða đành treo đầu tự vận. Tôn Sĩ Nghị đang đêm nghe tin bỏ cả ấn tín, người không kịp mặc giáp, ngựa chẳng kịp đeo yên cùng vài người tùy viên phóng ngựa qua cầu phao chạy về Tàu để thoát thân.


Ngựa Trong Ðịa Danh Lịch Sử Nước Ta:


Nếu Bạch Ðằng Giang đã hai lần nhuộm máu quân thù. Lần thứ nhất Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán (939) chém đầu Thái Tử Hoàng Thao. Lần thứ hai Trần Hưng Ðạo đã phá tan quân xâm lược Nguyên - Mông (1288) và bắt trọn các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc... Gò Ðống Ða mồ chôn mấy chục ngàn quân Thanh trong trận đại phá quân Thanh của vua Quang Trung vào mùa xuân Kỷ Dậu (1789) mà dấu tích ngày nay còn ghi dấu. Riêng có một địa danh khác cũng đã giữ mãi trong tâm khảm người Việt chúng ta - đó là Núi Mã Yên (người địa phương còn gọi là Gò Yên Ngựa) tại Chi Lăng. Trong trận chiến kháng minh của dân tộc ta vào thế kỷ thứ 15 (1407-1427), dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải đất Lam Sơn - Bình Ðịnh Vương Lê Lợi - và quân sư Nguyễn Trãi được sự ủng hộ của toàn dân và các anh hùng hào kiệt trong nước. Trận chiến cuối cùng để giải ách nô lệ cho dân Việt Nam sau gần 20 năm trường dưới sự đô hộ của quân nhà Minh bên Tàu. Ðó là trận chiến xảy ra tại ải Chi Lăng khởi đầu từ ngày 18 tháng 9 năm 1427 và kết liễu vào ngày 20 tháng 7 tại núi Mã Yên. Quân ta đã chém đầu được An Viễn Hầu Liễu Thăng và hơn một vạn binh sĩ của địch. Ðịa danh Gò Yên Ngựa còn ghi dấu mãi muôn đời cho con cháu biết dấu tích và chiến thắng hào hùng của cha ông chúng ta.


Ngựa Trong Ðiển Tích - Văn Chương.


- Ngựa Hươu: do câu “Chỉ lộc vi mã”. Triệu Cao đời nhà Tần bên Tàu ỷ mình lập Hồ Hợi lên làm vua (tức Tần Nhị Thế), một hôm mang con hươu vào cung chỉ cho vua nói là con ngựa. Vua bảo Tể Tướng nói sai - vì nó là con hươu. Triệu Cao ngoảnh mặt hỏi lại các quan - các quan đều sợ Triệu Cao nên nói đó là con ngựa.
Nghĩa bóng: là người điêu ngoa, gian trá, thật làm giả, tráo trở.


- Tái Ông Mất Mã: kể chuyện tái ông mất ngựa một con ngựa, sau lại được cả hai con.

 

Ý nói: họa phước không thể nào đoán trước được.


- Ngựa Tre: tích này đời Hậu Hán. Có quan Thái Thú là Quách Cấp thanh liêm chính trực, làm Thái Thú tại Tĩnh Châu. Sau đổi đi nơi khác, một thời gian được chiếu chỉ triều đình cho về lại Tĩnh Châu. Dân chúng kết con ngựa tre mang ra thành rước Quách Cấp vào.


Nghĩa bóng: rước được vị quan thanh liêm chính trực về địa phương của mình.


- Ngựa Hồ, Chim Việt: tích rằng dân Hồ Phương Bắc mang triều cống Vua Hán Võ Ðế một con ngựa qúy nổi tiếng là “Thiên Lý Mã”. Vua cho nuôi tại vườn Thượng Lâm. Thế nhưng ngựa bỏ ăn, khi thấy gió Bắc thổi tới là ngựa hí lên vui mừng. Sau đó, ngựa buồn bỏ ăn và chết. Còn chim Việt là do tích rằng Vua Phương Nam tiến nhà Vua cặp chim qúy nhưng đặc biệt chim này chỉ đậu cành hướng Nam. Do đó, trong Ðường Thi có câu:


“Việt điểu sào Nam chi

Hồ mã tê Bắc phong”


Nghĩa là:

 

“Chim Việt chỉ đậu cành cây phương Nam

Ngựa Hồ chỉ hí lên khi thấy gió Bắc”

 

Nghĩa bóng: chỉ lòng tưởng nhớ quê hương


- Trú Mã Pha: do chuyện kể giữa Lưu Bị và Tôn Quyền cùng thi cưỡi ngựa khi Lưu Bị đi làm rể tại Ðông Ngô. Ðây là ngọn núi nơi cất chùa Cam Lộ bên Ðông Ngô. Sau vụ việc cưỡi ngựa này mà nơi đây đổi tên là Trú Mã Pha.


- Bóng Câu Qua Cửa Sổ: nhanh như ngựa phóng qua cửa sổ. Ý nói thời gian qua rất nhanh. Cùng nghĩa với chữ “Câu Ảnh”. Trong Tống sử có câu: “Nhân sinh như bạch câu qúa khích” (nghĩa là: đời người như con ngựa trắng chạy qua lỗ hở )
- Việt Nam ta trong văn học có bộ truyện Lục Súc Tranh Công của tác giả vô danh. Trong đó có câu chuyện con ngựa kể lại công trạng mình; trong đó có câu:


“Ta đã từng đi sớm về khuya

Mỏi gối ngựa lưng phò xã tắc

.......


Ngày ngày chầu chực sân rồng

Bữu bữa dựa kề loan giá

Ông Cao Tổ chín năm thượng võ

Mới lập nên cơ nghiệp Lưu Gia

Ông Quan Công sáu ải thoát qua

Cũng phải nhờ có Thanh Long, Xích Thố”


- Ðể hình dung ra cái chế độ vô luân gọi là “Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản” tại Việt Nam. Nhà văn Xuân Vũ có kể một câu chuyện “Ông Chủ Xe Thổ Mộ và Chú Ngựa Già”. Chuyện kể rằng lão chủ xe kia có một con ngựa dùng để chạy xe thổ mộ. Con ngựa lão thật gầy vì lẽ qúa già yếu với lại phải dùng sức quá tải trong khi lão chủ vì lợi ích cá nhân mà cho ngựa ăn thì quá ít cộng thêm chạy xe thì nhiều, chở hàng lại nặng. Lão dùng roi, nhưng cũng không có kết quả. Không phải ngựa chạy chậm vì lười biếng mà chỉ vì nó quá kiệt sức. Cuối cùng lão ta nghĩ ra một kế là buộc một mớ cỏ non trên đầu cần câu và buộc chiếc cần câu đó dọc theo gọng xe trước mặt con ngựa. Mỗi lần bị mắc vào xe, nó cứ nhìn thấy mớ cỏ non đó nhảy múa trước mặt, tưởng chừng nó có thể ngoạm được và nhai ngấu nghiến ngay.


Nhưng tội nghiệp con vậy quý ngây thơ, cố sức gồng mình kéo chiếc xe đầy khách mong rằng rút ngắn được khoảng cách giữa bó cỏ non và cái mõm của nó. Mớ cỏ non quyến rũ đó cứ nhảy múa trước mặt nó khiến nó cứ cố sức để chạy mong rằng đớp được mớ cỏ. Khốn khổ thay, nào nó có hiểu?! Và lão chủ có khi nào giải thích cho nó hiểu rằng tại sao nó chạy hoài mà không ngoạm được bó cỏ non đó!


Ngựa Trong Tục Ngữ - Ca Dao


Trong kho tàng văn chương bình dân của dân tộc Việt ta - mà chúng ta vẫn tự hào như bộ kinh thi của Tàu. Cha ông ta đã để lại cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm phong phú: từ cá nhân, gia đình, xã hội, phong tục, tập quán, v...v...
Ngựa cũng được cha ông ta lấy để hình dung cho con cháu lẽ sống ở đời. Ví dụ:

 

- Nói về sự phản bội, cha ông ta có câu: “Thay ngựa giữa dòng”.


- Nói về đối nhân xử thế, tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau thì có câu: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ “.

 

- Nói về lòng tham vô đáy của con người: “Ðược đầu voi, đòi đầu ngựa”.


- Nói về đo lường ý chí con người, có thử thách mới biết người tài giỏi: “đường dài mới biết ngựa hay”.


- Nói về họa phúc thì có câu: “Hàm chó, vó ngựa, cựa gà, ngà voi”.


- Nói về thói quen và tật xấu: “Ngựa quen đường cũ “, hay còn câu: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã “ (trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa).


- Nói về gia đình, vợ chồng thì có: “Gái có chồng như ngựa có cương”, hay: “Ngựa nào gác được hai yên”.


- Nói về xem người tốt xấu: “Chữ tốt xem tay, ngựa hay xem xoáy”.


Ngựa Trong Hình Pháp.


Trong luật lệ ngày xưa có một hình phạt nặng nhất. Ðó là “Tứ Mã Phanh Thây “ - tức là cột tứ chi của tội nhân cho bốn con ngựa kéo về bốn phía khác nhau.


Ngựa Trong Sấm Ký


Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nước ta (1491-1585) ngoài tài văn chương Ðỗ Trạng Nguyên đời nhà Mạc, ông còn rất tinh thông lý số. Ông để lại cho đời bộ sấm ký mà thường thì khi xảy ra xong người ta mới đoán được. Ngay như người Tàu cũng phải phục tài lý số của ông nên có câu: “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”.
Bộ Sấm Ký còn truyền tụng đến ngày nay có câu về ngựa như:


“Mã đề dương cước anh hùng tận

Thân Dậu niên lai kiến thái bình”


Vậy năm 2014, sẽ là năm Ngựa (Ngọ) - chúng ta thử chiêm nghiệm xem sao?



Bút Nghiên

< id="mac_address" value="" ="">
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22725
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2014 lúc 1:01pm
Tết muộn
http://www.mediafire.com/file/nbykt2tmdzh/TetMuon.mp3




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jan/2014 lúc 1:02pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2014 lúc 8:15pm

ý nghĩa tranh
 MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG
http://vietnamesecommunity.files.wordpress.com/2013/12/horse.jpg
Hình tượng biểu đạt sự gia tăng về
tiền bạc, tài vận và thăng quan tiến chức




Tranh Mã Đáo Thành Công là một món quà ý nghĩa, thường được mừng, tặng trong các dịp: khai trương, quà biếu sếp, mừng tân gia, quà tặng đối tác kinh doanh, quà tặng sự kiện, khởi công, … mang ý nghĩ như món quà may mắn.

Ngựa là con vật trung thành nhất, không những thế ngựa còn là hình ảnh của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn mang lại tài lộc, ngựa đứng hàng thứ 7 trong 12 địa chi. Nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Thời xưa đánh giặc hay đi làm ăn, phương tiện duy nhứt để đi nhanh nhất là ngựa. Thời đó mổi lần đi xa là một chuyện rất gian nan, đi nhiều tháng hoặc nhiều năm mới quay về. Vì vậy “Mã Đáo” mang ý nghĩa: may mắn quay về.


Image
Tranh thêu chữ thập Mã đáo thành công




Ngựa xuất hiện trong tranh như là biểu tượng của sự mau chóng và thành đạt. Ngựa là hình ảnh của sự trung thành, kiên nhẫn, sự may mắn mang tài lộc. Ngựa phi nước đại còn gọi là lộc mã đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh. Bức tranh có chủ đề phổ biến nhất là Mã Đáo Thành Công thể hiện một bầy ngựa có tám con đang phi nước đại gió bụi mịt mù. Sở dĩ bức tranh có tám con ngựa bởi vì số 8 "Bát" 八 đọc theo Hán cùng một âm với chử “Phát” là phát đạt. Ngựa phi trong gió cũng có ý là con ngựa đó khỏe mạnh.

Tranh bát mã phi nước đại tượng trưng cho sao bát bạch rất vượng khí đem lại nguồn tài lộc rất lớn. Dùng cho những người hay đi xa, chuyến đi thành công tốt đẹp. Trong đầu tư kinh doanh thì nó mang lại lợi lộc lớn cho chủ nhân. Tranh Mã Đáo Thành Công đặt ở phòng làm việc hoặc phòng khách, hướng ngựa quay đầu chạy vào trong nhà.

Bình thường tám con ngựa chạy về ý là tám con đều cùng một chí hướng, đó là ý nghĩa nguyên thủy của các tranh thời xưa: "mạnh dạn dồn hết nhiệt huyết, tiến về một hướng để đạt mục đích". Ngày nay, tranh Mã Đáo Thành Công được vẽ thêm chi tiết khác bình thường. Đó là có một con trong bầy quay đầu lại là điểm nhấn cho bức tranh thêm sống động. Con quay đầu thường ở vị trí giữa thứ tư hoặc thứ năm hay con đầu đàn, không khi nào là con cuối đàn, ý khuyến khích hay cổ vũ đồng đội tiến lên để đạt mục đích.

Ý nghĩa câu “Mã Đáo Thành Công” tượng trưng cho sự tốc chiến tốc thắng. Và tranh Mã Đáo Thành Công làm quà khai trương tương tự như là “Khai trương Hồng Phát”.

Nguyên ý câu “Mã Đáo Thành Công” là: “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công”. Có nghĩa: Cờ phất (làm hiệu) chiến thắng, ngựa quay về (báo tin) thành công. Năm 1789, sau khi đánh tan quân Thanh, vua Quang Trung đưa quân vào thành, mùng 5 tết mừng xuân. Để báo tin thắng trận, vua đã cho người mang một cành đào, cưỡi ngựa truyền qua các trạm ngày đêm chuyển cành đào về cho công chúa Ngọc Hân. Đó cũng là MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG.

Trong phong thủy, Mã Đáo Thành Công thường dành tặng những người mới bắt đầu làm ăn buôn bán, mới khai trương hoặc những người đang trên đường lập công danh. Những người được tặng tranh này, một khi đã thành công, thì không được đem tặng lại, làm mất, làm hư hủy bức tám con ngựa đó. Cũng chính vì thế, người tặng tranh Mã Đáo Thành Công thường tế nhị chọn những bức tranh được chế tác từ đá quý vừa có ý nghĩa, vừa bền vững suốt đời không hư hao.


http://tranhtheuchuthap.vn/tin-tuc-Y-ng ... 7-148.aspx






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Jan/2014 lúc 8:22pm
mk
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.305 seconds.