Người gởi |
Nội dung |
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Chủ đề: GIAI THOAI VĂN-THƠ-NHẠC-NHẠC SĨ-VĂNTHI SĨ Gởi ngày: 29/Sep/2010 lúc 6:39am |
Nhạc phẩm : Chiếc kẹp tóc thơm tho
Nhạc sị : Phạm Duy
Ca sĩ : Đức Tuấn
Saturday, 25 September 2010
Phạm Duy: "Một ngày kia xuống phà qua con sông Hậu Giang, tôi gặp một bé gái bán vé số. Bé xinh xắn, sạch sẽ, lễ phép... Tôi muốn tặng bé ít tiền nhưng cháu không nhận. Tôi bèn mua ít tấm vé số với giá đặc biệt. Khi phà sắp sửa tách bến thì cháu chạy vội xuống, dúi vào tay tôi một chiếc kẹp tóc còn thơm mùi tóc dậy thì con gái. Có lẽ đó là món trang sức đắt giá nhất trên người cháu. Cháu tặng tôi như một cử chỉ đền đáp, vì cháu không muốn nợ ai thứ gì cả. Tôi không thể không nhận. Cầm chiếc kẹp tóc nhỏ trong tay, trong lòng tôi cứ dâng lên nỗi xúc động. Cũng như bé gái ấy, tôi không muốn nợ ai bất cứ thứ gì. Tôi thích sự sòng phẳng. Bé gái và tôi, chúng tôi đã gặp nhau."
* Thế rồi có ngày hồi hương Cuộc đời trăm phương nghìn hướng Tạm thời ngừng cuộc lãng du Cho qua đi những ngày mưa nắng Ngày đầy hay ngày thưa vắng Cho đi theo cảnh đất trời xa Quên đi cảnh đất trời xa.
Thế rồi tôi bước về quê Sau nhiều tang thương dâu bể Bao phen vật đổi sao dời Quê hương mình vẫn là nơi Để tìm về lẽ sống mà thôi Mình tìm ra chính mình thôi.
Thế rồi tôi xuống Hậu Giang Tôi qua bến phà sông lớn Đang nhìn những cánh bèo trôi Bỗng nghe rộn rã câu mời "Mua xổ số ông ơi Ông ơi Mua xổ số ông ơi!"
Tôi nhìn em bé thật xinh Guốc mộc, áo lành không rách Mắt tròn, trong sáng và to, Đôi má em và môi em đỏ Mái tóc dầy, mùi tóc thơm tho, Với chiếc kẹp tóc đơn sơ.
Thế rồi tôi móc túi ra Tặng em chút quà không nhỏ Lắc đầu em cứ nhìn tôi Em không muốn xin tiền người "Mua xổ số đi thôi Ông ơi Ông ơi Mua xổ số đi thôi"
Thế rồi tôi cũng phải mua Dẫu rằng tôi chẳng tin xổ số Tôi mua một lúc hai mươi tờ Em cười đôi má đỏ hoe Em cười đôi má đỏ hoe
Thế rồi phà tới bến quê Thế rồi tôi bước lên xe Bé thơ chạy tuốt lên bờ Rút kẹp tóc ra Rút kẹp tóc ra "Con tặng cho ông đó"
Thế rồi tôi vẫn còn đi Trên đường giang hồ đây đó Mang theo hương vị quê mùa Hương nồng từ đất quê ta Đến từ kẹp tóc em thơ “Chiếc kẹp tóc thơm tho” * http://budsas.blogspot.com/2010/09/chiec-kep-toc-thom-tho.html#
Đức Tuấn và "chiếc kẹp tóc thơm tho"
Thứ ba, 26 Tháng sáu 2007, 18:40 GMT+7
– Tuấn hài lòng nhất với những ca khúc mà qua đó Tuấn có thể hiện được đam mê nhạc kịch của mình. Chính đam mê ấy đã giúp Tuấn thể hiện thành công bài Chiếc kẹp tóc thơm tho, một trong những sáng tác mới nhất của Phạm Duy
|
Album Đức Tuấn hát tình ca Phạm Duy | Từ lúc nhạc sĩ Phạm Duy trở về nước đến nay, Đức Tuấn là một trong số ít ca sĩ trẻ được lão nhạc sĩ vừa ý khi thể hiện những bài hát của ông. Trước khi đi Mỹ du học, ca sĩ Đức Tuấn vừa kịp hoàn thành album Đức Tuấn hát tình ca Phạm Duy và biểu diễn lần cuối trước khi tạm xa khán giả một thời gian.
Đức Tuấn đã hát bao nhiêu bài của nhạc sĩ Phạm Duy rồi?
Tuấn đã hát hầu hết những bài của nhạc sĩ Phạm Duy đã được phép phát hành tại Việt Nam. Hát từ các chương trình ghi âm đến những những đêm diễn của riêng Tuấn. Bài cũ thì nhiều người đã nghe và đã biết rõ rồi, gần đây Tuấn đã thu bài mới của nhạc sĩ Phạm Duy, đó là Chiếc kẹp tóc thơm tho nằm trong loạt bài Hương ca của ông.
Cảm xúc của Đức Tuấn mỗi khi hát nhạc Phạm Duy có gì thay đổi không? Đặc biệt là khi hát những bài mới sáng tác gần đây?
Có những điều thay đổi nhưng cũng có những cái bất biến. Với Tuấn, trình diễn âm nhạc của Phạm Duy luôn là một áp lực thú vị. Với những bài hát cũ, Tuấn tự đặt nhiệm vụ cho mình phải hiểu thấu được những tinh túy trong những ca khúc ấy, bởi chúng đã trở thành những tình khúc vượt thời gian, thành kỷ niệm của rất nhiều khán giả.
Bây giờ Tuấn phải làm sao để các khán giả “cũ” chấp nhận mình, như một người kế tiếp các lớp ca sĩ trước đã thành danh với nhạc Phạm Duy. Đồng thời, Tuấn lại phải làm hài lòng khán giả mới, chưa biết nhiều tới âm nhạc của Phạm Duy.
Hát trong tâm lý chịu áp lực như thế khiến cảm xúc của mình phải vừa luôn thay đổi, để những gì mình biểu diễn luôn tươi mới, lại vừa phải giữ được những gì đã trở nên ổn định trong âm nhạc của Phạm Duy.
Tuấn hài lòng nhất với những ca khúc mà qua đó Tuấn có thể hiện được đam mê nhạc kịch của mình. Chính đam mê ấy đã giúp Tuấn thể hiện thành công bài Chiếc kẹp tóc thơm tho, một trong những sáng tác mới nhất của bác Phạm Duy. Chính bác Phạm Duy đã chỉ định Tuấn hát bài này, bác còn nói rằng chắc chắn Tuấn sẽ thành công. Và đó là một nguồn vui lớn của Tuấn.
|
Thu Minh sẽ cùng đi học với Đức Tuấn |
Đức Tuấn thích những bài nào của nhạc sĩ Phạm Duy nhất?
Rất khó để nhận xét bài này được thích hơn bài kia, mà nói là bài nào cũng thích thì mọi người lại bảo là Tuấn khách sáo. Nói tóm lại Tuấn yêu tất cả các bài hát mình đã thể hiện, còn những bài mình chưa có dịp hát thì cũng chưa thể nói được nhiều, vì mình chưa thực sự ngấm được. Thành công với dòng nhạc Phạm Duy đúng là điều chỉ có trong mơ, nay đã là sự thật. Với Tuấn, điều quan trọng hơn là khán giả hài lòng nhất khi Tuấn hát bài nào đó, của Phạm Duy hay của nhạc sĩ nào cũng vậy.
Trong album mới Đức Tuấn sẽ hát nhạc Phạm Duy theo phong cách nào?
Trong album này, Tuấn trình bày 10 ca khúc. Hầu hết được hoà âm theo phong cách bán cổ điển, có pha trộn với một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam và đặc biệt là chính nhạc sĩ Đức Trí, người sản xuất album, sẽ biểu diễn các loại nhạc cụ này. Tuấn hy vọng mình sẽ làm được một chương trình biểu diễn lớn quảng bá cho album này và có thể trình diễn cùng dàn nhạc giao hưởng. Việc này đòi hỏi nhiều công phu tập luyện cũng như chi phí rất cao. Hiện Tuấn và Đức Trí đang bàn bạc việc này một cách nghiêm túc.
Đức Tuấn sẽ đi Mỹ du học, khi nào Tuấn nói lời tạm chia tay với khán giả trước khi lên đường hay sao?
Đêm nhạc tại 24/6 là show diễn cuối cùng của Tuấn trước khi lên đường vào đầu tháng 7. Cùng tham gia khoá học ngắn ngày tại Berklee College of Music, Boston với Tuấn còn có Thu Minh và Đoan Trang. Cũng vui vì có thêm những bạn thân cùng xa xứ với mình.
Tại sao Đức Tuấn lại quyết định đi học trong lúc công việc đang phát triển?
Việc học lúc nào cũng cần thiết, sự nghiệp càng phát triển thì lại càng phải cập nhật cho mình. Càng học mới càng thấy mình thiếu nhiều. Với lại, dòng nhạc bán cổ điển mà Tuấn chọn đòi hỏi nhiều ở kỹ thuật hát và biểu diễn, nhất là việc học hỏi những phong cách, trường phái mới của thế giới.
Có khi nào Đức Tuấn nghĩ đến trường hợp đi học về mà hát sẽ khó hơn không? Nhất là thời gian làm khán giả quên mình?
Tuấn không đi quá lâu, chỉ hai tháng thôi, vì thế không lo lắng chuyện này. Lúc này, điều Tuấn quan tâm nhiều nhất lại là đêm nhạc đầu tiên của ngày trở về. Tuấn hy vọng khoá học này giúp Tuấn được nhiều trong việc thực hiện album với những trích đoạn nhạc kịch nổi tiếng, một kế hoạch lớn của Tuấn trong năm nay.
|
(Theo_VietNamNet) |
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Jun/2014 lúc 9:41pm
|
mk
|
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 09/Oct/2010 lúc 6:03pm |
Lê Trạch Lựu viết về "Em Tôi"
Tháng 05/1948 - Năm 1948 là năm tôi đi trại hè Sầm Sơn, đi với đoàn Hướng Đạo, cùng nhiều đoàn khác, tập trung tại sân ga Hà nội. Tôi thoáng thấy một cô gái xinh xinh, dáng người phong nhã, có đôi mắt đẹp tuyệt vời. Không hiểu sao tôi thấy tôi như choáng váng, má tôi nóng bừng như lên cơn sốt...
lần đầu tiên tôi thấy tôi có cái cảm giác lạ lùng này. Nhà đoàn tôi « đóng trại » to lớn, rộng rãi, đó là những biệt thự nghỉ mát của bọn Pháp thuộc điạ bỏ lại, trước nhà là bãi biển mênh mông, sau nhà có một cái giếng. Trưa nào tôi cũng thấy cô gái ấy, đội nón, dưới nắng trang trang rũ áo, tôi ngồi bên cửa sổ nhìn cô ta. Thỉnh thoảng cô nàng ngửng đầu lên, vành nón che đôi mắt, nhưng tôi biết là cô ta đang nhìn tôi. Thú thật, tim tôi đập thình thình. Chao ơi, yêu đương là như vậy hay sao? Đây là một rung động đầu tiên, nào đâu tôi có biết cảm giác này từ thuở ra đời.
Về Hà nội tôi tìm nhà cô ta, vì có duyên nên tìm được ngay, cô ta ở gần nhà tôi. Bây giờ ta phải tìm biết tên cô ta nữa! Chiều nào tôi cũng đi qua nhà cô ta, để nhìn vào nhà, tìm lại đôi mắt đẹp. Tôi thấy có nhiều cậu trai cỡ bằng tuổi tôi đi qua đi lại trước cửa nhà, như tôi. Lúc đó tôi cũng thấy hơi hơi lo... sợ mất !
Nhưng may cho tôi, hồi ấy có một chú bé đi theo tôi hoài, hỏi ra là chú Mỹ, em cô Phượng. Trời ơi là trời, đất ơi là đất! Chúng tôi đi chơi với nhau. Một hôm, tôi viết một lá thư và mạnh dạn tôi hăng hái ra đi, nhưng chiều hôm đó tôi không thấy cô ta ra đứng ngoài cửa hóng mát. Rồi chiều hôm sau, chiều sau nữa. Thế rồi một chiều nào đó, tôi lại thấy cô ta đứng rũ tóc bên thềm. Tìm đủ nghị lực, tôi sán gần cô ta, tay đưa lá thư, miệng lắp bắp một câu: « Phượng... Phượng cầm... cầm lấy cho... cho... tôi... tôi... lá thư này... » Rồi xong, tôi cắm đầu đi mất, không dám quay lại, sợ nhìn thấy hoặc cô ta xé lá thư, hoặc quẳng xuống lề đường... tôi sẽ mắc cỡ ... Để đỡ cho cái nặng nề đó, tôi tìm cách nói khéo với chú Mỹ, chú bằng lòng ngay. Thế là chú thành con chim xanh của tôi. Chiều nào chú cũng để một lá thư lên bàn. Bẩy tháng trời tôi viết đều đều, gần bẩy chục lá thư mà vẫn không thấy trả lời. Tôi đau khổ quá không biết cô ta có yêu tôi không, tại sao cô ta không trả lời tôi, dù thuận dù không... Lúc bấy giờ tôi mới biết là tình yêu, thế nào là đợi chờ, là có nhiều đau khổ. Héo hon con người.
Thế rồi một hôm chú Mỹ tất tưởi chạy đến nhà tôi, đưa cho tôi một lá thư, hôm đó là một tuần trước ngày kháng chiến toàn quốc, tôi bồi hồi cầm lá thư, ở một góc có đề : Xin TRẠCH LỰU đừng giận KIM PHƯỢNG mà xé lá thư này..., tôi mở ra, đọc từng hàng chữ đều đều, tròn tròn, vuông vắn. Phượng nói yêu tôi từ ngay lúc đầu... nhưng muốn thử lòng tôi để xem tôi có phải là người đứng đắn rồi nói rằng ngày mai Phượng đi tản cư... ở Hà Ðông, cách làng tôi mấy làng... Tôi bàng hoàng như tỉnh một giấc mơ lâu dài chờ đợi từ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Thế là hai hôm sau, tôi đi bộ từ Hà nội qua làng tôi tới làng tạm trú của gia đình nàng, chúng tôi đi chơi dọc dòng sông Nhuệ cùng chú Mỹ, mẹ của Phượng, bà cụ nhìn chúng tôi âu yếm từ đằng xa ... đi chơi cùng nhau hết cả buổi chiều, tôi không dám cầm tay Phượng, tôi ân hận tới bây giờ. Tôi trở về thành, thế rồi chiến tranh, ba năm sau tôi sang Pháp. Không rõ Phượng ở đâu, tôi vẫn nhớ Phượng hoài. Một hôm trong trường cái nhớ nó làm tôi điên đầu... trong giờ Etude cuối lớp có anh chàng TRẦN BÍCH LAN NGUYÊN SA đang đọc Socrate hay sao, bên phải gần cửa sổ HOÀNG ANH TUẤN... không biết hắn làm gì, chắc đang làm thơ, tôi cầm cây đàn bấm bấm... hai ngày sau thành bài EM TÔI... cả nhạc lẫn lời. Chủ nhật ra Paris, đường Volontaires, sau bữa cơm trưa, quây quần với nhau, trong đó có Anh Tuấn, Thi Liên, Thoa em gái Nguyên Sa về sau lấy Trần đình Hòa, Bội Liên đã nhận được bài tôi gửi tới trường, hồi đó cô ta có yêu tôi, nhưng tôi tránh vì cô ta con nhà giầu... , Bội Liên dạo nhac trên mấy phím ngà... Nhạc EM TÔI vang lên khắp cả căn phòng, tôi tê tái nghe nhạc tôi, tôi thấy là lạ, chưa quen... vì mỗi lần tôi đã nghe trong tôi hay nghe cây đàn bên tôi nói với tôi, bây giờ những ngón tay ngà chạy qua phím đàn đến với tôi, tôi như ngỡ ngàng đi vào cơn mê... Thế rồi tôi chép lại nhạc và lời trên trang giấy học trò, trên những giòng như đã kẻ nhạc, tôi gửi tới nhà xuất bản TINH HOA... Những tháng năm qua...
KHI «EM TÔI» ĐƯỢC NỔI TIẾNG , TÔI KHÔNG ĐƯỢC SỐNG CÙNG VỚI THỜI ĐẠI ĐÓ VÌ TÔI Ở XA , TÔI KHÔNG ĐƯỢC NHÌN NHẬN RÕ RÀNG THẾ NÀO LÀ MỘT BẢN HÁT ĐƯỢC NGƯỜI ĐỜI YÊU CHUỘNG... TRAI HAY GÁI, AI AI CŨNG TƯỞNG LÀ MÌNH CÓ MỘT NGƯỜI YÊU , HAY MÌNH ĐƯỢC YÊU , HAY MÌNH TƯỞNG TƯỢNG CHÍNH MÌNH LÀ CÔ GÁI ẤY , CÒN CẬU TRAI ĐƯỢC YÊU CÔ GÁI DỊU DÀNG, THƠ NGÂY, ÂU YẾM , MƠ MÀNG CHO NÊN AI AI CŨNG HÁT... CŨNG TƯỞNG LÀ MÌNH... CŨNG CẦM LẤY CÂY ĐÀN...
Rồi một hôm tôi tìm ra điạ chỉ của Phượng tôi viết về cho chú Mỹ, Mỹ trả lời tôi: « Em nhận được thư anh, thế là anh vẫn mạnh, chị Phượng đợi anh trong một năm dài, thấy anh không về, tưởng anh chết, rồi ba năm sau chị Phượng để tang anh. Nhiều người đến hỏi chị, chị chỉ lắc đầu. Chị vẫn đợi anh, nhưng hôm qua chị Phượng đi lấy chồng, chị đã 26 tuổi rồi, ngày ngày thầy me thúc dục. » Thế là tôi cắt đứt, để Phượng đi lấy chồng cho êm thấm, có bổn phận với chồng với con. Tôi không muốn ám ảnh Phượng nữa để cho nàng yên phận. Sáu chục năm rồi vẫn nhớ em, Nhớ ai rũ tóc đứng bên thềm, Nhớ người giặt áo bên bờ giếng, Nhớ nhiều, nhớ mãi, mãi không quên...
Sáu chục năm sau, tôi được biết tin một người bạn cùng trường năm xưa, anh Nguyễn Thiệu Giang viết cùng một tờ báo với tôi hồi đó cùng Thanh Nam, tôi có nhờ anh ta đến căn nhà cũ, anh nói Phượng không còn ở đấy nữa. Nhưng có cho tôi số phone, tôi gọi Phượng, đầu giây Phượng trả lời, tôi nói là tôi, cô ta nhắc đi, nhắc lại ba lần, anh LÊ TRẠCH LỰU hả, anh LÊ TRẠCH LỰU hả, như không tin là có thật, khi tôi bảo là tôi thì cô ta òa ra khóc. Nói chuyện cùng nhau hơn nửa tiếng, sau những lúc ân cần hỏi han. Phượng có nói, anh ấy có theo đuổi Phượng trong bốn năm trời, Phượng bảo Phượng có người, anh ta cứ đeo đẳng, Phượng có nói với anh ấy chuyện Phượng và anh. Anh ta chịu là trong lòng Phượng có một người. Tôi xin thành thật cảm ơn Phượng, tình yêu Phượng cho tôi. những năm đợi chờ, đau khổ. Một lúc sau tôi hỏi Phượng: «Thế Phượng còn giữ mấy lá thư ấy không? » Tôi muốn tìm hiểu văn thời 16 tôi viết ra sao chắc là văn lủng củng lắm. Phượng trả lời tôi: « Em để vào trong một cái hộp, nó đi theo em tất cả mọi nơi, trong đó có cả tập ảnh chụp hồi đó, nhưng chồng em thấy lúc nào em cũng buồn, nói với em nên giấu nó đi một chỗ, khi nào vui thì hãy mở ra. Thế là ông ta bỏ vào đâu không rõ, mấy năm sau ông ta mất, tìm kiếm khắp nhà không ra. Em chỉ nhớ anh viết dài lắm... viết dài lắm... Hôm nọ em muốn tìm cái hình anh hồi đó, mà không thấy đâu. Tủi thân, em lại ngồi khóc, may rằng con, cháu em bữa đó tụi nó không có nhà...
Tháng mười năm 2009 Nhạc Sĩ Lê Trạch Lựu - Paris 2009
Em tôi
NHẠC SĨ :Lê Trạch Lựu
TRÌNH BÀY : CA SĨ TUẤN NGỌC
|
|
Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh. Mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ. Vu vơ đắm đuối, vương ngàn áng mây Bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng. Buồn vương man mác theo lời gió reo lời thơ Trầm tư se sắt tơ lòng đắm theo đàn khóc Bao nhiêu nước mắt chôn sầu đắng cho lời thơ, Giờ này em hát câu chiều mơ.
Bao giờ tôi về gần em. Cùng đếm này trăng này sao kia nhé em, Trăng sao dâng ý thơ, mây bay khắp trời, Thuyền tình lung linh trong khói sương lam, Ngày về xa quá người ơi...
Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng Đêm đêm u tối về đây thắp sao ... Dư âm tiếng hát vương buồn mắt nhung, Tôi xin gió biếc ca ngợi mầu suối tóc... Đừng quên em nhé môi còn thắm duyên còn xanh, Đàn trăng phô sắc huy hoàng sáng hơn màu nắng. Cho anh rót thắm đem về nhớ nhung lời thơ, Đường đời anh muốn em còn mơ. |
**************
Nghệ sĩ Trần Quang Hải trong bài
Lịch Sử Tân Nhạc Việt Nam gọi nhạc sĩ Lê Trạch Lựu
là nhạc sĩ thuộc dòng Nhạc Tình Tự Dân Tộc 1954-1963.
|
http://cuongde.org/index.php/nhac-vang/S/65-si-phu/152-si-phu-thoi-tieng-hat-len-ngoi-1/1564-em-toi-le-trach-luu
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Apr/2013 lúc 12:23am
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 09/Oct/2010 lúc 6:35pm |
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý:
Ông nằm đó, im lìm trên chiếc giường sắt nhỏ. Căn phòng chật chội ngột ngạt, hầm hập hơi nóng của buổi trưa Sài Gòn. Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý trở mình khó khăn khi thấy chúng tôi đến thăm ông. Ông yêu cầu đỡ ông ngồi dậy, thay áo cho ông ra ghế uống trà nói chuyện dù chúng tôi muốn ông cứ nằm nghỉ và trò chuyện. Nhạc sỹ lừng danh Nguyễn Văn Tý, thần tượng của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu tình ca, nhạc cách mạng hiện ở trong căn nhà nhỏ, cũ kỹ, tường vôi tróc lở, thiếu thốn tiện nghi ở số 94/19 đường Trần Khát Chân - quận 1 - TP HCM. Nhìn quanh căn nhà, vài chiếc ghế cũ kỹ, bộ ấm chén cọc cạch ố vàng, chiếc đài cát sét han gỉ từ những năm 80. Bên cạnh giường ông nằm là chiếc đàn organ bám bụi, hỏng mất vài phím, có tuổi thọ không dưới 15 năm ông dùng để viết nhạc. Trên tường trơ trọi chiếc đàn tì bà cũ sờn, tróc hết nước sơn đã lâu rồi không cất tiếng vì những ngón tay của ông 5 năm nay không còn nghe lời nhạc sỹ nữa. Ông với chiếc gậy chống ba chân, khó khăn đứng lên, chúng tôi dìu ông ra ghế. Nhạc sỹ nói: "Bác quen rồi, nếu không có ai dìu, để có thể đi từ đây ra nhà vệ sinh, bác phải mất gần 10 phút". Lòng nghẹn đắng, chúng tôi run run khi chạm vào người nhạc sỹ - thần tượng của ông bà, cha mẹ chúng tôi một thời giờ như ngọn nến trước gió, lê đi từng bước nhỏ khó khăn. Trên ban thờ, hai lư hương của hai bà vợ lạnh lẽo. Ông ngồi xuống thở dốc, khó khăn và cười: "Bác không biết các cháu là ai, nhưng thấy có người đến thăm bác mừng lắm. Cả tuần nay bác chẳng trò chuyện với ai. Buồn chỉ nhìn lên ban thờ, lẩm nhẩm tâm sự với hai bà ấy thôi". Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý có hai đời vợ. Bà vợ đầu tiên sống với ông một năm, sinh hạ một con gái thì qua đời. Bà Bạch Lê là vợ thứ hai - em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, mất năm 2004. Năm nay nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý 85 tuổi, tuổi mà người ta đang vui vầy cùng cháu con, hưởng phúc ấm những ngày cuối đời bình lặng. Nhưng hiện ông sống cô đơn lay lắt trong căn nhà lạnh lẽo. Hai lần tai biến mạch máu não khiến nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý bị liệt nửa người. Lần thứ 3 - lần tai biến cuối cùng không biết lúc nào xảy ra với ông khi sức khỏe của ông càng ngày càng yếu. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đi lại phải có chiếc gậy 3 chân và phải có người dìu. Cô giúp việc mà ông coi như con hàng ngày đến đỡ đần ông việc nhà, nấu nướng. Ngồi bên ông, ôm lấy bàn tay run run của ông và nghe thời gian, không gian như dừng lại. Một lúc sau, người nhạc sĩ già nói: "Từ khi bà ấy mất năm 2004, bác sống cô đơn và buồn lắm. Hai năm sau bác bị liệt. Con ở Hà Nội hơn 10 năm mới vào một lần. Đứa ở Sài Gòn thì một tháng đến thăm bác một lần. Nhiều lúc mong thấy các con lắm, nhưng bác biết chúng nó cũng bận bịu, vả lại cũng khó khăn đủ đường. Mỗi lần Tết đến, vào mồng 2, bác đi thăm các con và lì xì cho các con từ số tiền bác cố gắng mỗi tháng để dành ra một ít. Đó là thời gian bác thấy vui nhất. Giống như hồi trẻ thơ vậy, mong Tết về trước cả tháng. Ngày xưa mong Tết vì pháo thơm, vì có quà lì xì của bố mẹ, giờ mong Tết để nhìn thấy nụ cười của con cháu". Chúng tôi hỏi bác sinh sống hàng ngày thế nào, tiền hưu có đủ trang trải cuộc sống, thuốc men không? Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý buồn buồn nói: "Một tháng bác có 3 triệu tiền lương hưu, nhưng phần lớn dùng để mua thuốc trị bệnh. Còn lại vài trăm ngàn để ăn uống sinh hoạt. Rau cháo đạm bạc qua ngày thôi. Bác phải uống nhiều thuốc lắm, toàn thuốc đắt tiền phải tự mua, còn thuốc được cấp ít dùng vì không hiệu quả. Lâu lâu bác lại được người ta trả một ít tiền bản quyền, cũng chả biết có ở đâu để đòi, mà có biết thì cũng làm sao mà đi đòi?". - Thế còn bạn bè có biết bác ốm đau để đến thăm hỏi giúp đỡ bác không ạ? - Chỉ có một người thôi, mỗi tháng qua biếu bác 200 ngàn. Tháng nào quên thì tháng sau biếu bác 400 ngàn. Thỉnh thoảng nhà thơ Đỗ Trung Quân và vài người bạn qua thăm, động viên giúp đỡ bác. Có lúc buồn quá, bác gọi điện cho nhà thơ Đỗ Trung Quân hỏi có chương trình ca nhạc gì hay, dẫn bác đi xem với, bác buồn quá. Bây giờ có người để bác gặp mặt, nói chuyện cũng là niềm hạnh phúc, an ủi lớn với bác rồi. Thấy các cháu qua chơi bác vui lắm. Có người trò chuyện bác thấy khỏe ra. Nhạc sỹ nhìn chúng tôi mắt rưng rưng. Dừng lại một lúc, tay run run cầm tách trà, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý nói tiếp: - Bác không trách bạn bè vì có nhiều người cũng không biết bác hiện thời ra sao, hoặc xa xôi cách trở, người còn người mất. Có người thành đạt, gia tài đồ sộ như ông Phạm Duy, danh tiếng lẫy lừng bác cũng ngồi đây mừng thay cho bạn thôi. Bác mong họ hạnh phúc, khỏe mạnh và không lâm vào tình trạng như bác. Nhiều khi, bác buồn quá ngồi ngẫm lại những kỷ niệm cũ, với anh em bạn bè, với những người phụ nữ bác từng yêu, thời kháng chiến hào hùng ấm tình đồng đội. Rồi những “Dư âm”, “Người đi xây hồ kẻ gỗ”, “Mẹ yêu con”… vọng về từ đâu đó của ký ức để bác nguôi ngoai". Ông nhìn lên ban thờ và mỉm cười: "Bà ấy đẹp lắm, mặn mà và thanh tao. Những năm bác đi công tác biền biệt, bà ấy (chỉ bà vợ sau - Bạch Lê) phải về ở với mẹ chồng ở Thanh Chương - Nghệ An. Về sau bà ấy kể lại, những khi máy bay địch vần vũ trên bầu trời, bụng mang dạ chửa bà được mẹ bác đỡ lên bè chuối đẩy ra giữa sông để tránh bom. Khi bác về thăm nhà, nghe kể lại mà bác vừa xúc động vừa mừng vì mẹ và vợ mình vẫn an toàn qua cơn bom đạn. Mừng hơn khi bác được làm cha lần thứ hai. Bác không biết diễn tả thế nào cho các cháu hiểu cảm giác khi bác run run vén mùng nhìn đứa con gái bầu bĩnh, mắt to tròn thích thú nhìn bác, đôi môi chúm chím bập bẹ… Những hình ảnh thiêng liêng ấy là dòng suối âm nhạc tuôn trào cho ca khúc “Mẹ yêu con” ra đời. Các cháu chắc cũng từng nghe bài hát đó"
Nguyễn Phúc
Dư Âm
Sáng tác: Nguyễn Văn Tý Ca sĩ : Quang Dũng
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=3PPYpVADBsĐêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời
Anh yêu tiếng hát êm như lời nguyền đẹp bao ước mơ Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ý thơ Muốn nói cùng em đôi lời trìu mến.... Tim anh băng giá đang nhại ngùng câu năm tháng mong chờ
Hẹn em từ muôn kiếp trước Nhớ em mấy thuở bạc đầu Anh đã âu sầu vì đường tơ vương vấn Em để cung đàn đưa anh về đâu ?
Dư âm tiếng hát reo lên trong lòng anh bao nhớ nhung Đê mê lòng nhớ đêm qua giấc mơ môi em hé rung Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió Đưa anh tới cõi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng.
Dáng đứng bến tre
Sáng tác : nguyễn văn Tý
Trình bày : Ca Sĩ Cẩm Ly
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Apr/2012 lúc 12:11pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 20/Apr/2012 lúc 9:58pm |
Gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư
Wednesday, 12th September 2007
Gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư Sáng
hôm nay ( thứ bẩy ngày 14.7.2007) Hoahuyen đi dự sinh hoạt Câu Lạc Bộ
UNESCO Thơ Đường chi nhánh thành phố ************ và bất ngờ được diện
kiến nhà thơ Phạm Thiên Thư "bằng da bằng thịt" ngoài đời thường, vốn là
người ngưỡng mộ ông từ lâu nên hoahuyen rất cảm động được trò chuyện
với nhà thơ PTT, ông thật giản dị và dễ gần... ai ngờ ông là tác giả của
100 khổ thơ " Ðưa Em Tìm Ðộng Vàng" nổi tiếng và các tác phẩm tiêu biểu
đã đọng lại khó phai mờ trong lòng độc giả xa gần như:
Đưa em tìm động hoa vàng. Động hoa vàng. Em lễ chùa này. Vết Chim Bay. Qua suối mây hồng.
Riêng
bài thơ " Đưa em tìm động hoa vàng" đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc
trở thành một bài hát nhiều người biết đến nhất làm lên tên tuổi của nhà
thơ Đưa em tìm động hoa vàng Nhạc Sĩ: Phạm Duy Lời: Phạm Thiên Thư Trình bày: Ngọc Hạ ***
Những bài thơ PTT tặng hoahuyen sáng 14.7.2007
PHẠM THIÊN THƯ
tên thật Phạm Kim Long, sinh ngày 1-1-1940 xuất thân trong một gia đình
Đông y. Quê cha: xã Đình Phùng, Kiên Xương, Thái Bình. Quê mẹ: xã Trung
Mẫu, Từ Sơn, Bắc Ninh. Sinh quán: Lạc Viên, Hải Phòng. Trú quán: Trang
trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương (1943-1951), Sài Gòn, TPHCM (1954-
nay) Từ
1964-1973: Tu sĩ PG, làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn
quốc với tác phẩm Hậu Kiều - Đoạn trường Vô Thanh. Năm 1973 -2000:
Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata
(viết tắt chữ Pháp -Thân - Tâm)
Tác phẩm đã in:
Thơ Phạm Thiên Thư (1968); Kinh Ngọc (Thi hoá Kinh Kim Cương); Động Hoa
Vàng (Thơ) 1971); Đạo ca (Nhạc Phạm Duy); Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô
Thanh, 1972; Kinh thơ (Thi hoá Kinh Pháp Cú); Quyên
Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ); Kinh Hiếu; Kinh Hiền (Thi hoá Kinh Hiền Ngu)
gồm 12.000 câu lục bát; Ngày xưa người tinh (thơ); Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ) 1975. Các nhạc bản: Ngày
Xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đóa hoa sầu, Em lễ
chùa này, Huyềnthạoi trên một vùng biển, Loài chim bỏ xứ (Nhạc Phạm
Duy), Như cánh chim nay (Nhạc Cung Tiến), Guốc tía, Đôi mắt thuyền độc
mộc (Nhạc Võ Tá Hân); Độc Huyền (Nhạc Nguyễn Tuấn), Động Hoa vàng (Nhạc
Trần Quang Long).... Tác
phẩm dự định xuất bản: Hát ru lịch sử (Trường ca lục bát); Bốn chục
ngàn câu châm ngôn; Tự điển cười (24.000 bài tứ tuyệt - tiếu liệu pháp);
Huyền ngôn tâm bút; Điện cong Phathata dưỡng sinh, Vua núi vua nước
(Sơn Tinh Thủy Tinh)
NHÀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ Người thi hoá kinh Phật
Nhà
thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như một đạo sĩ xuống núi, ông trở thành
người rao giảng về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ..., ông đã thi
hóa Kinh Kim Cương Bát - Nhã của Phật giáo. Trong
lịch sử văn học, những nhà thơ Phật giáo, những thiền sư Việt Nam như
Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... đã góp phần
không nhỏ làm phong phú, nâng cao giá trị cho văn học VN với những nét
chấm phá ở mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và lịch sử dân tộc. Bất
ngờ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 1969 "Đoạn Trường Vô Thanh" của
nhà thơ Phạm Thiên Thư với 3254 câu thơ được tác giả viết như là “hậu
Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)” của thi hào Nguyễn Du. Những năm
tiếp theo, Nguyễn Du có Văn Chiêu Hồn thì Phạm Thiên Thư có Chiêu Hồn
Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu thì Phạm Thiên Thư cũng
có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ... Nhà
thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn nhưng cũng đã đóng góp vào văn
học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo:
thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải
thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1971. Một số thơ của ông
được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ
ông: “Em lễ chùa này”, "Ngày Xưa Hoàng Thị", "Động Hoa Vàng", “Gọi Em Là
Đóa Hoa Sầu”.... ... Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say... Ừ, thì mình ngại mưa mau Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi Sông này chảy một dòng thôi Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
... Ta về rũ áo mây trôi Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
... Thì thôi! Tóc ấy phù vân Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương
... Mai anh chết dưới cội đào Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu... (Động Hoa Vàng) Thơ
Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc
giả ngẩn ngơ, bất ngờ. Nhân vật chính trong thơ là một ông sư lãng mạn
như những chàng trai mới biết yêu: ...Em làm trang tôn kinh Anh làm nhà sư buồn Đêm đêm buồn tụng đọc Lòng chợt nhớ vương vương Đợi nhau từ mấy thuở Tìm nhau cõi vô thường Anh hóa thân làm mực Cho vừa giấy yêu đương... (Pháp Thân) Tình
yêu trong thơ Phạm Thiên Thư là những cảm xúc thánh thiện, kín đáo với
một chút bẽn lẽn: yêu nhau mà không dám tay trong tay, vì sợ tình sẽ tan
biến thành khói sương: ... Anh trao vội vàng Chùm hoa mới nở Ép vào cuối vở Muôn thuở còn vương...
Thiền tâm biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng: ... Đôi mày là Phượng cất cao đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ tiếng nàng vỡ bạc thành thơ tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây
... Dù mai lều cỏ chân trời khói hương lò cũ khóc người trong thơ em còn ửng má đào tơ tóc xưa dù có bây giờ sương bay... Đôi khi tình yêu nồng nàn đến nỗi “con vạc đậu bờ kinh” cũng ghẹo nhà sư ỡm ờ trần tục: ...Hỏi con vạc đậu bờ kinh Cớ sao lận đận cái hình không hư Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ... (Động Hoa Vàng) Thế
giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ
mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Sau 30.4.1975
ông còn thực hiện cuốn Kinh Hồng ca ngợi chế độ mới. Sau đó là một giai
đoạn nhà thơ lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, Phạm thi sĩ không “lên
non tìm động hoa vàng” như Nguyễn Đức Sơn mà nhà thơ mở quán hớt tóc ở
Lăng Cha Cả. Từ 1981 – 1983 ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá… ở đường
Lý Chính Thắng. Sau 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về PHATHATA (Pháp,
Thân, Tâm). Tiếp theo đó, ông được bác sĩ – nghệ sĩ Trương Thìn, Viện
trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian
này, Phạm Thiên Thư vẫn lai rai cho đăng báo những bài thơ ngắn. Thỉnh
thoảng đôi lần văn thi hữu cũng gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TPHCM.
Phạm Thiên Thư thực sự hoà nhập trở lại với văn đàn khi trường ca "Đoạn
Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng! HÀ THI Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi Sông này đây chảy một giòng thôi Mấy đầu sông thẫm tóc người cuối sông
Nhớ xưa em chưa theo chồng Mùa Xuân may áo, áo hồng đào rơi Mùa Thu em mặc áo da trời Sang Đông lại khoác lên người áo hoa Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau Thôi thì em chẳng còn yêu tôi Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng Thôi thì thôi mộ người tà dương Thôi thì thôi nhé... đoạn trường thế thôi Nhớ xưa em rũ tóc thề Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay Đợi nhau tàn cuộc hoa này Đành như cánh bướm đồi Tây hững hờ
Rằng xưa có gã từ quan Lên non tìm động hoa vàng ngủ say Thôi thì thôi để mặc mây trôi Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan Thôi thì thôi chỉ là phù vân Thôi thì thôi nhé... có ngần ấy thôi Chim ơi, chim dưới cội hoa Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà Mai ta chết dưới cội đào Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu Mai ta chết dưới cội đào Khóc ta xin nhỏ... lệ vào... thiên thu...
http://hoahuyen.vnweblogs.com/print/2407/21495
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Apr/2012 lúc 10:48pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 22/Apr/2012 lúc 6:57pm |
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 24/Apr/2012 lúc 11:52am |
Phạm Công Thiện
Thần đồng ngôn ngữ, triết
học(1/6/1941 - 8/3/2011) __
Phạm Công
Thiện sinh năm
1941 tại Mỹ Tho (Tiền Giang) . Học vấn của ông là cả một bí ẩn. Tuy chưa bao giờ có một mảnh
bằng Tú tài trong tay nhưng ông đã được nhiều trường Đại học nổi tiếng thế giới
mời giảng dạy, trong đó có trường đại học Yale của Mỹ và Sorbonne của Pháp.
Ở lứa tuổi chưa tới 16, ông đã trở thành cộng tác viên
trẻ nhất của tạp chí Bách Khoa. Năm 15 tuổi, ông đọc thông viết thạo năm ngoại
ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Phạn và tiếng La
Tinh. Tất cả những điều này đều được chứng nhận qua các vị học giả và các
chuyên gia ngôn ngữ học của nhiều trường Đại học.
Ngoại ngữ là
một chìa khóa giúp ông mở nhiều cánh cửa triết học Tây phương để ông thai nghén
và cho ra đời tác phẩm “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học” được ông viết
khi chưa tới 19 tuổi. Tác phẩm này đã đưa tên tuổi ông trở thành một hiện tượng
mà thời gian ấy người ta gọi là thần đồng Triết học của Việt Nam.
Nhà thơ Viên
Linh, chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Khởi Hành, người theo sát với Phạm Công Thiện
từ những năm đầu tiên khi ông xuất hiện cho biết những năm đầu khi ông nổi
tiếng tại Việt Nam:
“Thật ra
Phạm Công Thiện nổi tiếng trước khi đi ngoại quốc. Theo như tôi nhớ Phạm Công
Thiện được Hòa thượng Thích Minh Châu cử đi du học vào năm 1969 vì Phạm Công
Thiện đã nổi tiếng từ năm 1965! Phạm Công Thiện nổi tiếng từ cuốn “Ý thức mới
trong văn nghệ và triết học”, cuốn này in năm 1965 tức là 4 năm trước khi ông
ra nước ngoài.
Tôi còn nhớ
khi ra cuốn sách thì tôi đã có dịp làm việc với Phạm Công Thiện vài tháng vào
năm 1964 khi nhà thơ Nguyễn Vỹ xuất bản nhật báo Dân Ta. Trước đó nhà thơ
Nguyễn Vỹ xuất bản tạp chí Phổ Thông thì Thiện đã viết trên Phổ Thông rồi. Khi
tờ Dân Ta ra đời thì Nguyễn Vỹ nhờ Phạm Công Thiện về cộng tác lúc đó thì chúng
tôi gặp nhau.”
Một kỳ tích
thứ hai của ông là năm 18 tuổi, Phạm Công Thiện được mời giữ chức giảng viên
môn Triết học của Viện Đại học Vạn Hạnh. Sau đó không lâu ông phụ trách soạn
thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Đại học Vạn Hạnh.
Từ năm 1968 - 1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của Viện.
Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.
Khai phá Thiền Tông Phật
giáo
Thật ra tác
phẩm quan trọng nhất của ông là tập tiểu luận mang tên “Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư
Thiền tông”. Tác phẩm này thật sự mở một cánh cửa cho Phật giáo Việt Nam khai
phá mảnh đất Thiền Tông lúc bấy giờ còn quá mới mẻ đối với người Việt, với hơn
80% theo Phật Giáo. Nhà văn Viên Linh nói về tác động của tác phẩm này đối với
Phật giáo Việt Nam
lúc bấy giờ:
“Một trong
những tác phẩm song song với “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học” là cuốn
“Bồ Đề Lạt Ma, tổ sư của Thiền Tông” in năm 1964. Phật giáo sau khi thay đổi
chế độ thì phong trào Thiền Tông lan tràn khắp nơi từ người lớn cho tới người
trẻ. Phạm Công Thiện tôi gọi là nhóm Vạn Hạnh, hay là những trí thức trẻ xuất
gia, mà lớp đi tu trẻ lúc ấy thì gồm có Phạm Công Thiện, Tuệ Sĩ, Chơn Phát,
Nguyễn Hữu Hiệu, Chơn Hạnh, Trần Vân Tiên, Ni cô Trí Hải và Bùi Giáng. Bùi
Giáng thì nhiều tuổi hơn cả.
Nhóm này
xông vào các tờ báo như tạp chí Tư Tưởng, hay là Giữ Thơm Quê Mẹ của ông Nhất
Hạnh, cũng như những nhà xuất bản, dịch thuật nhiều tác phẩm Phật giáo như
Hessman Hess hay Suzuki. Trong lớp đó thì Phạm Công Thiện và Tuệ Sĩ là hai
người có thể nói là dẫn đầu. tất cả những người này đều rất trẻ lúc ấy chỉ
khoảng 24 -25 tuổi đã đóng góp rất nhiều cho văn hóa Phật Giáo Việt Nam thời kỳ
đó.
Sau khi cuốn
sách đó ra thì nổi lên một phong trào sinh viên đi tìm hiểu những khai phá mới
sau một thời gian dài 9 năm dưới chế độ cũ. Khi thay đổi một chế độ thì chế độ
kế tiếp người ta đi tìm cái gì phản nghịch lại quá khứ hay mở mang những chân
trời mới.
Thiện chỉ là
một thành phần trẻ xung kích lúc ấy chứ đầu não của sự thay đổi văn hóa lúc ấy
là những bậc thầy ở Đại học Vạn Hạnh. Lúc đầu thì có Thượng tọa Nhất Hạnh, giáo
sư Nguyễn Đăng Thục là những người ảnh hưởng nhiều nhất vì trước khi có đại học
Vạn Hạnh thì những tờ báo Phật Giáo lúc ấy từ trường Cao đẳng Phật học ra gồm
ông Nhất Hạnh, Hòa thượng Thanh Từ, Thanh Kiểm là những bậc thầy của Phật giáo
lúc ấy.”
Nhà thơ
Bên cạnh
những tác phẩm nặng về tư tưởng Phạm Công Thiện còn làm thơ và tác phẩm nổi
tiếng khác của ông là “Ngày Sanh Của Rắn” đã được nhà xuất bản An Tiêm ấn hành
lần đầu năm 1966 tại Sài Gòn, tác giả đã từ chối không cho tái bản trong suốt
hơn 20 năm sau đó mà không cho biết lý do.
Tập thơ chia
làm 12 khúc và khúc thứ 8 có lẽ hay và dễ cảm thụ nhất. Bài này đã được phổ
thành ca khúc “Tôi đứng trên đồi mây trổ bông” (Lê Uyên Phương).
Khúc thứ 8
mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi
tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi
thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông
Nhà thơ Viên Linh thì lại tâm đắc với một bài thơ mới sáng tác sau này của Phạm
Công Thiện, tựa bài thơ mang một từ vỏn vẹn là “Đi” mà ông đọc sau đây:
Đã đi rồi đã đi chưa?
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Đã đi mất hẳn đi rồi
Hà phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuẩn hình thiên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Đại huyền biến ngưỡng phiêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Áng nga nga nặng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.
Đây là bài
thơ nói về sự ra đi của chính mình của Phạm Công Thiện. Bài thơ này mới in vào
năm 2009 trong tập thơ mới nhất của anh tên “Trên đỉnh cao tất cả là im lặng.”
Nhận xét về
cá tính của Phạm Công Thiện nhà thơ Viên Linh nói:
“Phạm Công
Thiện là người Mỹ Tho trong nhóm bạn trẻ đó đều là người Bắc và Trung nhưng anh
có tài và là người đa năng nên được rất nhiều người yêu mến. Phạm Công Thiện là
người mang lại sự phát triển cho Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn sau năm 1963.”
Chúng tôi
xin mượn lời của nhà thơ nói về mình như một lời từ giã ông, một nhân tài ngôn
ngữ, tư tưởng và thi ca Việt Nam:
“Cái gì làm
tôi không hiểu nổi, cái ấy làm tôi say sưa yêu dấu.” và:
“Tôi yêu
những gì khó khăn, những gì khô khan, những gì rắc rối. Tôi yêu đọc những quyển
sách khó hiểu và nặng nề. Tôi thích đọc những quyển tiểu thuyết khô khan lượm
thượm dài dòng, tôi ưa những cánh cửa đóng kín, những hàng rào cao.”
Chú
Thích (thêm) :
I. Quan Điểm (của Phạm Công Thiện):
- Phạm Công Thiện không coi mình là một triết gia,
dù mọi người vẫn gọi ông với chức danh đó. Trên ngòi bút của mình, ông đã
phủ nhận tất cả các triết gia: "Ngay đến Heraclite, Parmenide và
Empédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ
phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu
dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta". Ông coi những
nghệ sĩ như Goethe, Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Và đối với Sartre,
Beauvoir: "Nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi
vào mặt họ". Về thiền tông: "Tao đã gửi thiền tông vào một phong
bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới". Về
dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học
vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là
nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những
thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao...Bây giờ nếu
có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao
cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy
cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao.
Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự
nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý
thức hay có ý hức: trí thức "mười lăm xu", ái quốc nhân đạo
"ba mươi lăm xu", triết lý tôn giáo "bốn mươi lăm xu".
- Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của
ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel
hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc
Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và
nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý
cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như
CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều
đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”
“
|
Việt là
gì? Tính là gì? Hai câu hỏi này không phải là câu hỏi; tất cả mọi câu hỏi đều
có sẵn mọi câu trả lời. Tính và Việt làm cho những câu hỏi trở thành những
câu hỏi; Tính và Việt là chân trời mở rộng hé mở cho con người nhìn thấy tất
cả những câu hỏi và đồng thời tất cả những câu trả lời, tất cả những gì có thể
hỏi được và đồng thời tất cả những gì có thể trả lời được trên cuộc đời này,
từ thượng cổ đến hiện tại, từ số không đến vô số và vô hạn.
Nước Việt
Nam đang bị tàn phá đến cùng độ, dân Việt Nam bỗng nhiên và tự nhiên được tính
phú cho chịu đựng và thể nhận tất cả nỗi điêu đứng đau đớn cùng cực của thế
kỷ 20; năm chục năm cuối cùng của 2.000 năm sau Thiên chúa giáng sinh là
thuộc về Mệnh của Việt Nam: tất cả những xáo trộn hỗn mang kinh hoàng nhất
của nhân loại đang đập vào người Việt Nam; hố thẳm mở rộng và sâu; máu lửa từ
trời đất đổ xuống và vọt lên; tất cả những khám phá vĩ đại nhất của văn hóa
loài người từ mấy ngàn năm nay bỗng nhiên và tự nhiên được thể nhận tựu hình
tại Việt Nam (Cộng sản và Tư bản; Phật giáo và Thiên chúa giáo, tôn giáo và
chính trị, quốc tế và dân tộc, cơ khí và con người, lý thuyết và hành động,
truyền thống và cách mạng, thiên mạng và nhân mạng, tự do và nô lệ, bạo động
và bất bạo động, chiến tranh và hòa bình, thực tại và ảo tưởng, sự thật và
giả tạo, nhập thế và xuất thế, xã hội và tu viện; cá nhân và quần chúng, lý tưởng
và tuyệt vọng, mộng và thức, sống và chết).
|
”
|
|
- Quan điểm về Triết học và Khoa học:
“
|
Triết lý
là hỏi; triết học là hỏi về hỏi; trong chữ triết khi chiết tự, ta thấy có chữ
khẩu; khẩu là miệng, miệng dùng để nói; nói là hỏi (và trả lời). Không bao
giờ trả lời nếu không ai hỏi. Chỉ trả lời là khi có hỏi đi trước. Triết lý là
hỏi; khoa học là trả lời. Khoa học là gì? Đây là câu hỏi: khoa học không thể
trả lời câu hỏi này, bởi vì đây là câu hỏi về khoa học; mà bản chất của khoa
học là chỉ trả lời; mà trả lời thì chỉ trả lời khi người khác hỏi; khoa học
không thể hỏi khoa học, vì hỏi khoa học là phản bội khoa học, là không phải
khoa học. Phận sự triết lý là hỏi; phận sự khoa học là trả lời. Người ta
thường nói: Hỏi tức là trả lời. Câu ấy có nghĩa là triết lý bao trùm cả khoa
học. Triết lý là bóng tối; khoa học là một ngọn đèn cầy yếu ớt; bóng tối vây
phủ ngọn đèn, nhưng bóng đèn leo lét bắt đầu chiếu rọi ánh sáng yếu ớt lên
không gian. Ánh sáng trả lời bóng tối. Bóng tối kêu gọi ánh sáng; bóng tối
hỏi, ánh sáng liền trả lời. Ánh sáng chỉ là ánh sáng là nhờ vào bóng tối;
ngược lại, bóng tối không thể nhờ vào ánh sáng; vì nếu bóng tối là nhờ vào
ánh sáng thì ánh sáng sẽ phá hủy bóng tối và bóng tối sẽ không còn gọi là
bóng tối nữa. Bóng tối là bóng tối, nhưng ánh sáng chỉ là ánh sáng là nhờ
bóng tối; mặt trời chỉ là mặt trời là nhờ nằm trong không gian đen tối vô
tận.
Triết lý
là hỏi.
Triết học
là hỏi về hỏi.
Khoa học
là trả lời câu hỏi của triết lý, nhưng không thể trả lời về câu hỏi về câu
hỏi; vì nếu trả lời về câu hỏi về câu hỏi, thì sẽ bị triết lý hỏi về câu trả
lời của khoa học về câu hỏi về câu hỏi; lúc bấy giờ khoa học lại trả lời nữa;
nhưng câu trả lời này lại bị hỏi nữa. Cứ như thế mà đi mãi, từ hỏi đến trả
lời, từ trả lời đến hỏi, cho đến vô tận, vô cùng không bao giờ dứt được, áp
dụng infinitum.
Như thế cả
triết lý và khoa học đều rơi vào ngõ cụt, ngõ bí, không lối thoát.
|
”
|
II. Tác phẩm (của Phạm Công Thiện):
Thơ, văn, tiểu luận
- Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, tổ sư Thiền tông (1964)
- Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965)
- Ngày sinh của rắn (1967)
- Trời tháng Tư (1966)
- Im lặng hố thẳm (1967)
- Hố thẳm của tư tưởng (1967)
- Mặt Trời không bao giờ có thực (1967)
- Bay đi những cơn Mưa Phùn (1970)
- Ý thức bùng vỡ (1970)
- Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
- Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư
tưởng Phật Giáo (1994)
- Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng
- Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
- Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ Tát sáng rực
khắp bốn phương Trời (1998)
- Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật Giáo (1998)
- Trên tất cả đỉnh cao là Im Lặng
- Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử
- Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là
gì?
- Ðối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzche.
Dịch
- Jiddu Krishnamurti, Tự do đầu tiên và cuối cùng
(1968)
- Martin Heidegger, Về thể tính của chân lý (1968)
- Martin Heidegger, Triết lý là gì? (1969)
- Friedrich Nietzsche, Tôi là ai? Đây là người mà
chúng ta mong đợi! (1969)
- Nikos Kazantzakis, Rèn luyện tâm thuật huyền linh
(1991)
Theo
Nguyễn Hưng Quốc:
" .....Điều đặc biệt là sự ngưỡng mộ của nhiều người đối với Phạm Công
Thiện không hề chấm hết sau năm 1975. Ở hải ngoại, nhiều người vẫn tiếp tục đọc
Phạm Công Thiện, đã đành. Ở trong nước, nhiều người, đặc biệt trong giới cầm
bút, vẫn tiếp tục say mê Phạm Công Thiện. Trong những lần về Hà Nội, chuyện trò
với bạn bè, một trong những điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là có khá nhiều nhà
văn và nhà thơ ở miền Bắc cũng đọc Phạm Công Thiện rất kỹ. Và thích. Họ nhắc
đến Phạm Công Thiện với một sự ngưỡng mộ không hề che giấu. Nhớ, có lần, một
nhà thơ ở Hà Nội nói với tôi: Một tài năng và nhân cách kiểu như Phạm Công
Thiện không hề có và không thể có ở miền Bắc. Trong cả tài năng lẫn nhân cách
của ông đều có cái gì ngang tàng, phóng đãng, bạt mạng, bay bổng, vượt ra ngoài
mọi khuôn phép và quy ước của xã hội, những điều hoàn toàn bị cấm kỵ dưới chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Trong giới
cầm bút ở Sài Gòn hiện nay, sự ngưỡng mộ đối với Phạm Công Thiện lại càng rõ.
Theo kinh nghiệm của tôi, từ những cuộc tán gẫu về văn nghệ với bạn bè ở Sài
Gòn, nhắc đến bất cứ một tên tuổi nào trước 1975, ý kiến mỗi người mỗi khác;
chỉ duy nhắc đến Phạm Công Thiện là dễ được mọi người đồng tình với nhau nhất.
Đồng tình về sự uyên bác của ông. Đồng tình về cái tính nghệ sĩ hiếm có của ông.
Tuy nhiên,
điều tôi chú ý và muốn nhấn mạnh nhất là: sự ngưỡng mộ giành cho Phạm Công
Thiện kéo dài khá nhiều thế hệ. Những người đã trưởng thành trước 1975 ngưỡng
mộ ông ư? Thì cũng dễ hiểu. Cả những người trưởng thành sau 1975, trong một
hoàn cảnh lịch sử và khí quyển văn hóa hoàn toàn khác trước, vẫn say mê và đánh
giá rất cao Phạm Công Thiện.
Trong loạt
bài tưởng niệm Phạm Công Thiện trên Tiền Vệ mới đây, chúng ta bắt gặp nhiều lời
phát biểu đầy ưu ái dành cho Phạm Công Thiện. Như, nhà thơ Inrasara (sinh năm
1957), trong bài “Chớp lửa thiêng Phạm Công Thiện & tuổi trẻ tôi”: “Tôi tin
tưởng vào thiên tài. Với tôi, Phạm Công Thiện là thiên tài.” Hay, như nhà thơ
Nguyễn Quốc Chánh (sinh năm 1958), trong bài “Cái rực rỡ của tuyệt vọng”:
“Trong tưởng tượng của tôi, nếu chọn 10 tác giả của Sài Gòn trước 1975, trong
số đó sẽ có Phạm Công Thiện. Còn nếu chọn 5, trong số đó vẫn có Phạm Công
Thiện. Và nếu chỉ chọn một, thì người đó, dĩ nhiên là Phạm Công Thiện.”
Trong bài thơ “Những con đường và cơn mưa phùn tháng ba”, viết khi nghe tin
Phạm Công Thiện qua đời, nhà thơ Khương Hà (sinh năm 1985) mở đầu bằng mấy câu:
em đừng nói
với tôi về rừng
buổi chiều hình như đã mưa
cơn mưa phùn mãi mãi ở lại chứ không bay đi như cơn mưa phùn của Thiện
em cũng đừng nói với tôi về mặt trời
vốn không bao giờ có thực
Tôi chú ý
đến mấy chữ “Cơn mưa phùn của Thiện”.
Tôi đã nghe
khá nhiều nhà thơ trẻ ở Sài Gòn, thuộc lứa tuổi của Khương Hà (sinh sau năm
1980), mỗi lần nhắc đến Phạm Công Thiện đều chỉ nói “Thiện” như thế. Không có
họ, không có tên đệm gì cả. Chỉ “Thiện” thôi.
Lúc đầu,
thoạt nghe, thú thật, tôi hơi có chút ngỡ ngàng. Nhưng sau, ngẫm lại, lại thấy
hay. Nó có cái gì gần gũi, thân mật và thân thiết lạ lùng. Một sự gần gũi, thân
mật và thân thiết, thứ nhất, có tính xuyên-thế hệ, và thứ hai, không hề có ở
bất cứ một người cầm bút nào khác. Không ai gọi Nguyễn Tuân là “Tuân”, Mai Thảo
là “Thảo”, Thanh Tâm Tuyền là “Tuyền”, Trần Dần là “Dần”… như vậy.
Chỉ có Phạm
Công Thiện.
Một mình
Phạm Công Thiện."
Nhà Thơ, nhà
nghiên cứu Triết học, Giảng sư về Thiền tông Phạm Công Thiện qua đời hôm 8/3/2011
tại Thành Phố Houston, Texas, hưởng thọ 71 tuổi. .......................................................................................................................................................................................................
Thơ: Phạm Công
Thiện Nhà thơ Phạm công Thiện, thời trẻ, có lúc
tu tại một Phật Viện Nha Trang. Một hôm anh về chơi với nhà văn Võ Hồng, ở lại
mấy hôm, khi về Chùa, anh có thơ :
Mưa chiều thứ bảy, tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông.
Anh tâm đắc thường đọc cho chúng tôi nghe, và chúng tôi hiểu đại khái, nhưng
chưng hửng khi nghe Phạm Công Thiện, mười năm sau, tự dịch câu thơ ra tiếng
Pháp :
Je suis le Retour
Il fait Tard sur le Chemin
Sept jours après la pluie tombe
En haut
du Temple
L’arbre est le
Défleuri
Chúng tôi đã hiểu chung chung : thứ bảy là trước chủ nhật, cây khế là cây khế,
ngọn đồi là ngọn đồi, nhưng qua bản dịch tiếng Pháp, thì nội hàm câu thơ không
phải chỉ có vậy.
(Nguồn: Đặng Tiến)
(Internet)
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Apr/2012 lúc 5:46pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 24/Apr/2012 lúc 12:05pm |
Bài thơ Khúc thứ 8 do Lê Uyên Phương phổ nhạc có tên Tôi đứng trên đồi mây trổ bông, ( Giọng hát của anh Lê Văn Lộc trong cặp đôi Lê Uyên Phương)
Lê Uyên Phương (1941 – 1999)
Quê Dalat, là một trong những Nhạc sĩ lớn của dòng nhạc miền Nam Việt Nam trước 1975.
Ông tên thật là Lê Văn Lập. Mẹ của Lê Uyên Phương là Công Tằng Tôn Nữ Phương
Nhi, ông lấy chữ Phương trong tên của Mẹ làm tên cho mình. Cùng với chữ
Uyên, tên người bạn gái đầu tiên, ông ghép thành nghệ danh Lê Uyên
Phương.
Lê Uyên Phương gặp Lâm Phúc Anh năm 1968 và hai người thành hôn. Họ trở thành đôi tình nhân song ca nổi tiếng. Vì
Lâm Phúc Anh không muốn dùng tên thật nên lấy nghệ danh là Lê Uyên, cắt từ chữ Lê Uyên Phương. Hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương.
Lê Uyên Phương khởi sự viết nhạc từ 1960 với Buồn
đến bao giờ. Những năm đầu thập niên 70, từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên
và Phương đã đem một luồng gió mới đến với tân nhạc. Trong những năm
Chiến tranh khốc liệt nhất của cuộc,
Lê Uyên và Phương, với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải đôi khi bàng
bạc, triết lý đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt.Ông đã
viết nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như: Bài ca hạnh ngộ, Còn nắng trên đồi, Dạ khúc cho tình nhân, Lời gọi chân mây, Vũng lầy của chúng ta...
Năm
1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương rời khỏi Việt Nam và định cư tại nam
California, Hoa Kỳ. Họ có hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My . Sau
15 năm chung sống, cuộc hôn nhân của hai người tan vỡ.
Ông mất ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine), vì bệnh ung thư phổi.
(INTERNET)
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Apr/2012 lúc 12:09pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 6:31pm |
Những bóng hồng trong thơ nhạc
Chiều nay sương khói lên
khơi...
Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man
mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Quê
mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)... thì
Thuyền viễn xứ của Phạm Duy dù có buồn nhưng giai điệu khác hẳn: lạ hơn, sang
trọng hơn...
Bạn thân của tôi, nhà báo Trần Thanh Bình, có một giọng hát khá
tốt cho nên trong những lúc ngà ngà cuộc bia thường được đề nghị hát giúp vui
(không đề nghị... cũng hát), và hầu như lúc nào anh cũng cất lên: “Chiều nay
sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời.
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt
bến lau thưa. Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn
về...”(Thuyền viễn xứ). Giọng hát nghiệp dư của Trần Thanh Bình chỉ cỡ đó,
nhưng cũng đủ làm xuyến xao tâm hồn người nghe, nói chi được thưởng thức tiếng
hát của những danh ca như Thái Thanh, Sĩ Phú.
Bìa bản nhạc Thuyền viễn xứ - Ảnh: H.Đ.N
|
Thế nhưng, nhiều người chỉ biết Thuyền viễn xứ là của Phạm
Duy chứ chẳng mấy ai để ý rằng đây là một ca khúc phổ nhạc, dù trên bìa bản
nhạc (thời đó, từ đầu thập niên 1940 cho đến 1954 trong toàn quốc, cả Cao Miên,
và từ 1954 đến 1975 ở miền Nam, những bản nhạc được xuất bản dưới hình thức in
rời bằng giấy cứng khổ lớn in 2 mặt, gấp lại ở giữa), Thuyền viễn xứ được cả
hai nhà xuất bản Tinh Hoa và Á Châu ấn hành đều ghi rõ: nhạc: Phạm Duy, thơ:
Huyền Chi.
Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ
Sơn (Bắc Ninh), theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam
(1948-1949), cô ở với chị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học
vừa phụ mẹ trông nom sạp vải ở chợ Bến Thành. Bài thơ Thuyền viễn xứ là một
trong 22 bài thơ nằm trong tập thơ Cởi mở của Huyền Chi xuất bản năm 1952,
trong thời gian cô sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa
soạn chuyên trách mục thơ cho Tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương. Và
đây là nguyên văn bài thơ Thuyền viễn xứ, mà tác giả là một cô gái 18
tuổi:
Ra khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường... lại đi...
Nhà thơ Huyền Chi năm 18 tuổi - Ảnh: tư liệu
|
Tuy lời thơ có vẻ... cổ phong (vốn là chuẩn mực vào thời đó) nhưng
vẫn toát lên một nỗi buồn man mác. Bố cục bài thơ cũng rất “chắc tay”, hồn thơ
tinh tế. Tập thơ vừa in xong tại nhà in Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo thì
tình cờ Huyền Chi gặp nhạc sĩ Phạm Duy khi ông đến thăm bà Đào (chủ nhà in). Cô
ký tặng nhạc sĩ tập thơ Cởi mở. Cũng nghĩ là chút duyên văn nghệ thế thôi, bởi
đó là lần gặp gỡ duy nhất giữa hai người. Vậy mà người được tặng tập thơ đã
chọn một bài thơ lục bát rất... truyền thống trong tập thơ ấy để phổ thành ca
khúc. Điều đáng nói là nhạc sĩ Phạm Duy đã trổ tài “phù thủy” khiến trong ca
khúc phổ thơ của ông, khó ai tìm thấy bóng dáng của thể loại lục bát. Đã vậy,
đoạn giữa được chuyển qua âm giai trưởng nghe vừa xa vắng, vừa rạo rực mênh
mang: “Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi. Đời nhịp sầu lỡ bước, Bước hoang mang
rồi. Quay lại hướng làng, Đà Giang lệ ướt nồng. Mẹ già ngồi im bóng. Mái tuyết
sương mong con bạc lòng...”.
Trong quyển Hồi ký Phạm Duy (tập 3, ấn bản 2008), tác giả
viết: “Gần hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền
Bắc vào miền Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ ở Sài
Gòn... Vào thời điểm này (trước cuộc di cư 1954), Huyền Chi, một cô em bán vải
ở chợ Bến Thành đưa cho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền viễn xứ. Bài thơ
này nói lên tâm trạng một người Bắc Việt phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh
sống tại miền Nam. Phổ nhạc xong bài thơ nhớ miền viễn xứ, trong tôi lại nổi
dậy sự viễn mơ của bài Bên cầu biên giới năm xưa, tôi bèn soạn bài Viễn du...”.
Huyền Chi lập gia đình với giáo sư Trần Phụng Tường vào năm 1954,
và theo chồng ra Phan Thiết, nơi ông đang dạy Pháp văn ở Trường trung học Phan
Bội Châu. Ở đây bà mở hiệu sách Bút Hoa và dạy Anh văn.
Nguyễn Phước Thị Liên, một cựu học sinh của Trường trung học Phan
Bội Châu, đã “vẽ lại” chân dung của Huyền Chi như sau: “Huyền Chi là một phụ nữ
đẹp, tài sắc vẹn toàn. Cô có nước da trắng khỏe, dáng người cao, gương mặt
tươi, miệng cười hiền hậu dễ mến, tà áo dài màu thiên thanh đài các trong những
chiều lộng gió, khi thầy cô sánh vai giữa thành phố Phan Thiết, đã làm xao
xuyến bao tâm hồn nữ sinh lúc bấy giờ...” (Kiến Thức Ngày Nay số 768 tháng
12.2011).
Sau 1975, gia đình bà Huyền Chi chuyển vào Sài Gòn. Bà hiện vẫn
còn sống tại đây, còn chồng bà - ông Trần Phụng Tường mất năm 2010. Trong 7
người con của hai ông bà có 4 người hiện ở Việt Nam, 3 người ở nước ngoài. Chắc
chắn những người con ở xa quê này cũng sẽ có tâm trạng như mẹ của mình vào hơn
nửa thế kỷ trước, khi: “Chiều nay gửi tới quê xưa. Biết là bao thương nhớ cho
vừa. Trời cao chìm rơi xuống đời. Biết là bao sầu trên xứ người. Mịt mờ sương
khói lên hương. Lũ thùy dương rủ bóng ven sông. Chiều nay trên bến muôn phương.
Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...” (Thuyền viễn xứ).
Hà
Đình Nguyên
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120413/nhung-bong-hong-trong-tho-nhac-ky-10-chieu-nay-suong-khoi-len-khoi.aspx
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/May/2012 lúc 6:37pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 02/Apr/2013 lúc 12:20am |
Về đâu áo lụa Hà Đông ? “Nắng
Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…”. Lụa Hà Đông
nức tiếng xa gần chính là lụa được dệt nên tại làng Vạn Phúc(Hà Đông-Hà
Nội.
Có
tuổi đời gần 1.000 năm, lụa Vạn Phúc có đặc điểm mềm, mỏng, nhẹ, thoáng
mát nhưng không rạn, nhăn; qua thời gian màu không phai, hoa văn vẫn
sắc nét, sợi lụa không bị xê dịch. Bởi vậy,
lụa Vạn Phúc xưa kia chỉ dành để may y phục cho vua chúa và các gia
đình quan lại quyền quý.
Hiện nay làng Vạn Phúc còn rất ít người
dệt lụa. Đáng kể nhất là xưởng dệt lớn của nghệ nhân Triệu Văn Mão và
một xưởng nhỏ của phường lụa Vạn Phúc. Trước kia làng lụa Vạn Phúc cũng
trồng dâu nuôi tằm kéo tơ nhưng hiện nay bà con đã bỏ hẳn công đoạn tự
sản xuất tơ vì việc trồng dâu phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, không đáp
ứng được nhu cầu sản xuất. Nguồn tơ bây giờ chủ yếu
được thu mua từ các làng nghề chuyên trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh lân
cận. Hình ảnh những dải lụa dài nhiều màu sắc được căng ra phơi dọc theo
dòng sông Nhuệ cũng đã lùi vào quá khứ. Toàn bộ các công đoạn dệt, sấy,
hấp, phơi đều được thực hiện bằng máy móc ngay trong xưởng dệt. Hình
ảnh những người phụ nữ cần mẫn ngồi quay tơ dệt lụa thủ công lùi sâu vào
dĩ vãng. Chỉ khi đi sâu vào bên trong làng, người ta mới có thể tìm
thấy những guồng quay tơ thủ công mà nhiều gia đình làng lụa còn lưu giữ
như một kỷ niệm đáng tự hào.
Điều đáng buồn là hiện nay không
ít chủ cửa hàng trong làng dùng lụa Trung Quốc để làm giả lụa Vạn Phúc.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín lụa Vạn Phúc. Một nghệ nhân lâu
năm tâm sự,
lụa giả ồ ạt chiếm thị trường khiến cho hàng thật khó cạnh tranh về mặt
giá cả. Hiện nay, giá bán lụa 100% tơ tằm truyền thống khoảng 350.000
đồng/m, lụa 70% tơ tằm giá khoảng 120.000 đồng/m.
Chẳng biết
những gia đình dệt lụa cuối cùng của làng lụa Vạn Phúc còn duy trì được
tới đâu, sợ rằng nay mai đây lụa Hà Đông cũng chỉ còn tồn tại trên thi
ca, sách vở.
Một số hình ảnh làng lụa Vạn Phúc:
Cổng làng được làm mới với những đường cong trên mái thay thế cho khung thép
tạm
bợ đã nhiều năm
Không gian yên tĩnh của nơi thờ Tổ nghề
Tơ được mua từ các tỉnh lân cận
Việc
cuốn tơ vào con thoi cũng được thực hiện ngay trên giàn cửi. Mỗi một
lõi tơ này khi lắp vào con thoi sẽ dệt được một gang tay lụa với khổ
ngang 1m.
Con thoi đã được hiện đại hóa để phù hợp với khung cửi chạy bằng động cơ điện
Các hoa văn trên lụa được tạo nên từ những mẫu như thế này
Để ra được một khổ lụa, những người thợ lành nghề phải căng lên khung dệt đến 8.000 sợi tơ
Công việc căng rồi luồn 8.000 sợi tơ như vậy qua một dàn kim tiêu tốn mất 3 ngày làm liên tục
Tuy
đã được cơ giới hóa nhưng máy móc không thể thay thế hoàn toàn những
bàn tay khéo léo của nghệ nhân sửa từng đường tơ rối khi dệt
Hoa văn tinh tế và sắc sảo trên lụa Hà Đông
Sản phẩm khăn được dệt từ chất liệu đũi, rất nhẹ và thoáng mát
Lụa
Hà Đông còn được dùng để tạo nên các sản phẩm bình dân như ví lụa thổ
cẩm, túi xách, khăn cho giới trẻ, khăn cho người trung niên…
Những ngày cuối tuần, ngoài những đoàn khách trong nước còn có một lượng lớn khách quốc tế đến thăm và mua lụa về làm quà
Phố lụa san sát, không hiếm những cửa hàng dùng lụa Trung Quốc để giả lụa Hà Đông
Cách duy nhất để phân biệt lụa Trung Quốc và lụa Hà Đông là xem dấu hiệu trên mép cuộn lụa ***
Áo Lụa Hà Đông Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn mà mua thu dài lắm ở chung quanh linh hồn anh vội vã vẽ chân dung bay vội vã vào trong hồn mở cửa
gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn thơ học trò anh chất lại thành non và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
em không nói đã nghe từng gia điệu em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh anh trông lên bằng đôi mắt chung tình với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu nhưng sao đi mà không bảo gì nhau để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại giận thơ anh đã
nói chẳng nên lời em đi rồi, sám hối chạy trên môi những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng
em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng ***
Mời
quý Đồng Hương và Thân Hữu thưởng thức bài Áo Lụa Hà Đông, thơ của cố
thi sĩ Nguyên Sa, Ngô Thụy Miên phổ nhạc, Vũ Khanh hát.
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Apr/2013 lúc 12:22am
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 29/Jul/2013 lúc 7:14pm |
Từ Hoa sứ nhà nàng đến nhạc Gò Công
29/07/2013 - 04:40
Nhiều người dân Gò Công vẫn hát Hoa sứ nhà nàng mà
không hề biết tác giả của nó chính là ông thợ sửa đồng hồ phố huyện.
Tôi còn nhớ, năm
1986, băng nhạc Gò Công nổi lên như một hiện tượng của cả nước. Khắp
trong Nam ngoài Bắc, mọi người đổ xô nhau tìm băng c***ette nhạc Gò Công
của nhạc sĩ Hoàng Phương. Có người nhận xét băng nhạc này dường như có
chất của nhạc Trầm Tử Thiêng hay có một chút gì đó giống nhạc của Trúc
Phương… Nhưng không, nhạc Gò Công là dòng nhạc của xứ biển Gò Công không
thể lẫn vào đâu.
Chỉ biết nhạc Gò Công, không biết tác giả Tôi về biển Tân Thành (Gò Công Đông, tỉnh Tiền
Giang), trong luồng gió chướng mát lạnh. Bãi nghêu mênh mang, dòng người
tấp nập đi ra biển. Văng vẳng bên quán cóc ven đường là khúc nhạc Gò
Công - Chuyện tình hoa muống biển. Thời cực thịnh, nhạc Gò Công
được mở khắp nơi, băng c***ette bán rất chạy nhưng toàn băng sang lại
(sao chép) nên chẳng ai trả tiền tác quyền cho nhạc sĩ. Nhưng nhạc sĩ
Hoàng Phương không buồn, anh vẫn liên tục sáng tác những khúc ca ca ngợi
quê hương mình. địa danh Gò Công nhờ vậy trở nên nổi tiếng, được mọi
người biết đến.
Các bài hát của anh được viết trên nền nhạc Boléro,
đơn giản, êm dịu và rất dễ hát. Bàng bạc trong nhạc Hoàng Phương ta luôn
nghe thấy tiếng sóng biển rì rào, tiếng sóng như lời ru của mẹ mà anh
đã được nghe từ thuở còn nằm nôi và kỷ niệm tuổi thơ, những ngày nô đùa
cùng bạn bè trên bãi biển. Tình yêu quê hương đầy ắp, trong sáng, Boléro
Gò Công của Hoàng Phương là như vậy.
Nguyên gốc bài Hoa sứ nhà nàng.
Tôi hỏi nhiều người dân Gò Công về anh nhưng họ chẳng
biết ông Hoàng Phương nào cả, chỉ biết nhạc Gò Công thôi. Tôi phải vào
Phòng Văn hóa-Thông tin huyện thì ở đây cho biết Hoàng Phương mất năm
2002, hiện còn một người con công tác ở huyện Gò Công Tây.
Cuối cùng tôi cũng tìm được anh Nguyễn Hoàng Tùng, sinh năm 1966, là con cả của nhạc sĩ. Anh cho biết đôi nét về cha của mình.
Thân thế người nhạc sĩ
Hoàng Phương tên thật là Nguyễn Kim Hoàng, sinh năm
1943. Ông nội ông là Nguyễn Kim Ngọc - Hương sư Ngọc, ở xã Long Bình,
huyện Gò Công Tây. Cha ông là Nguyễn Kim Trọng về lập nghiệp tại xã Tân
Thành, Gò Công Đông. Ông sinh ra ở xóm Cầu Muống, xã Tân Thành, cách thị
xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang khoảng 17 km, cách bãi tắm biển Tân Thành
chỉ 2 km. Lớn lên, ông học Trường Trung học Trương Công Định ở thị xã Gò
Công. Những năm vào trung học, ông đam mê âm nhạc, tự học đàn violon và
organ. Năm 12 tuổi, ông tìm đến nhạc sĩ Lê Dinh, lúc đó là thầy dạy
nhạc ở Trường nam Tiểu học Gò Công để học nâng cao. Hết lớp đệ nhị (nay
là lớp 11), ông ôm đàn về nhà, bỏ học.
Lúc nhỏ, nhạc sĩ Hoàng Phương bị một cái mụn mạch
lươn ở mắt cá nên bị rút gân, chân đi khập khiễng. “Tái ông thất mã”,
nhờ chân bị tật nên ông cũng không bị bắt đi lính, chuyên tâm học thêm
đàn guitar, rồi học thêm nghề sửa đồng hồ của cha và nghề thợ bạc để
kiếm sống. Năm 1968, ông lên Sài Gòn tham gia ban nhạc cùng Vinh Sử,
Quốc Dũng, Lê Hựu Hà. nhạc phẩm đầu tay của ông là tác phẩm Hoa sứ nhà nàng cũng được sáng tác vào năm này.
Hoàng Tùng với cây đàn ghi ta kỷ vật của cha.
Sau thành công của Hoa sứ nhà nàng, ông cho ra đời một loạt tác phẩm: Mùa
nhạn trắng, Tìm em quán phượng, Đàn thương cô quán trong làng, Anh về
đẹp tình quê hương, Nhớ em, Sông quê tình nhớ, Căn nhà mộng ước… Tuy nhiên, người ta chỉ nhớ nhất bài Hoa sứ nhà nàng, dường như Vinh Sử và Lê Hựu Hà đã lấn át Hoàng Phương…
Sau 1975, Hoàng Phương về Gò Công mở tiệm sửa đồng
hồ. Năm 1985, ông tích lũy ít vốn mở được tiệm vàng Toàn Tân. Nghiệp
nghệ sĩ tưởng chừng như đã chấm dứt.
Trở lại từ Hoa sứ nhà nàng
Tôi thắc mắc, ngọn lửa nghệ sĩ đã tắt lịm trong ông
11 năm, vì sao đùng một cái năm 1986 Hoàng Phương sáng tác một mạch gần
20 bài và nổi lên thành hiện tượng “nhạc Gò Công”? Anh Hoàng Tùng cười:
“Năm 1986, khi Bộ Văn hóa cho lưu hành bài hát Hoa sứ nhà nàng của
cha tôi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông sướng run người.
11 năm người ta lên án nhạc vàng, đến nỗi ông không dám cầm đàn, không
dám khoe mình là nhạc sĩ. Bây giờ, bài hát của ông đã được Nhà nước công
nhận. Cảm ơn làn gió đổi mới, tối ngày cha tôi ôm đàn, ghi ghi chép
chép… rồi bày ra cha con hát với nhau!”.
Hoàng Phương và người vợ đầu. Ảnh trong bài: NN
Năm đó, ông sáng tác không mệt mỏi, hàng loạt bài hát về quê hương Tiền Giang: Trưa
hè trên bãi biển, Chung một dòng sông, Gò Công hồng trang sử, Biển
thức, Về nông trường Phú Đông, Tiếng chim mùa xuân, Nhà em đó bên kia
sông, Biển Gò Công khi em đến, Chiều xuân qua thị trấn Gò Công, Ánh mắt
quê hương, Khung trời quê, Khúc Cachiusa hát ở bên sông Tiền, Mỹ Tho
thành phố cội nguồn, Mẹ Gò Công, Biển tím, Khung trời quê...
Hoàng Tùng nhớ lại: “Cha tôi bỏ hết công việc làm ăn
để lao vào sáng tác. Ông còn liên hệ với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện
dàn dựng biểu diễn các bài hát của ông cho công chúng Gò Công thưởng
thức. Nhưng rồi cũng chẳng ai thèm nhớ. Lúc này cha tôi mới hiểu ra,
mình không phải là nhạc sĩ hòa âm, phối khí nên dàn dựng nghe dở òm. Thế
là ông gom tiền nong, lặn lội lên Sài Gòn tìm nhạc sĩ Quốc Dũng và Lê
Hựu Hà. Họ phối khí hòa âm xong thì ca sĩ Bảo Yến (vợ Quốc Dũng) hát
thử. Thấy hay thế là thu băng c***ette. Vậy là người ta ùn ùn đi tìm
băng nhạc Gò Công”.
Trở về với biển
Sau năm 1986, Hoàng Phương tiếp tục cho ra đời các bài hát về quê hương và trở nên quen thuộc với không ít người yêu nhạc như: Hương sơ ri, Đôi
mắt quê hương, Chiếc cầu chiều mưa, Nỗi sầu tương tư, Chiếc thuyền từ
ly, Hẹn em bên cửa sông Tiền, Nhớ biển Gò Công, Xa rồi Gò Công, Chuyến
xe Tiền Giang. Hoàng Phương cũng đã cùng với con trai là Hoàng Tùng cho ra đời bài Ao nhà ao bên.
Như hầu hết các ca khúc khác, ông vẫn dành cho tình
yêu lứa đôi những giai điệu mượt mà hơn. Những chuyện tình dang dở,
những mối tình quê, đậm đà, chân chất như chính những con người quê ông:
thật thà, mặn nồng, chung thủy. Ở góc độ khác, nhạc Hoàng Phương là
nhạc biển quê ông. Quê hương Hoàng Phương có hoa sứ, có sơ ri, có hoa
muống biển, có con dã tràng… không lẫn vào đâu được. Có lẽ vì thế mà
nhạc của ông đã đi vào lòng rất nhiều người yêu nhạc ở miền Nam thời đó
và cho đến cả bây giờ.
Hoàng Phương hào sảng và mê đắm, ông sống đời nghệ sĩ
đúng nghĩa, tất cả cho nhạc phẩm. Có thể nói Hoàng Phương là nhạc sĩ
đầu tiên ở Tiền Giang dám bỏ tiền sản xuất băng c***ette gồm những ca
khúc về tình yêu và vùng đất Gò Công. Trong cuộc đời ông, nghệ thuật
không song hành với kinh tế. Về cuối đời, hai tiệm vàng lần lượt mất đi,
cuộc sống mỗi ngày càng trở lên cơ cực, ông lên Sài Gòn tìm đến các
trung tâm băng nhạc để kiếm sống nhưng cũng không vực dậy được kinh tế.
Năm 2002, ông lâm bệnh nặng.
Ngày 14-8-2002, nhạc sĩ Hoàng Phương đã đi về với biển. Tôi trở lại biển Tân Thành vẫn nghe tiếng hát vọng về: “Mùa xuân không về phố bao giờ!”.
NGUYỄN NGỌC
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Jul/2013 lúc 7:14pm
|
mk
|
IP Logged |
|