Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Sự Kiện: Hình Ảnh Gó Công Xưa - Sự Kiện Ngày: 17/May/2013 Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
thonglo2003
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 31/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 406
Quote thonglo2003 Replybullet Calendar Event: Hình Ảnh Gó Công Xưa
    Gởi ngày: 17/May/2013 lúc 9:00am

Cám ơn Anh Liêm ở Pháp, Cao Thệ USA đã gởi.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2013 lúc 9:35pm



                    BIẾT   MÀ    QUÊN   !

                                                            *

                                                * Gửi các bạn cựu học sinh khóa 5 Trung Học Gò Công



             Những tháng ngày dài đăng đẳng trong tù, có biết bao nhiêu nỗi thương niềm nhớ gửi về Gò Công . Với 2 năm tù trong Nam,tôi còn có dịp gặp gỡ thân nhân, khi thì mẹ, khi thì chị đến trại thăm nuôi vào mỗi tháng, kể từ ngày lưu đày ra đất Bắc, suốt hơn 6 năm dài, chỉ một lần duy nhất tôi được gặp lại chị tôi, điều mà tôi vẫn tưởng là mơ, không ngờ là chị tôi có thể vượt hàng ngàn cây số, dù chị và gia đình đang sống trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, để ra thăm tôi, phải chăng tình huyết thống đã giúp chị tôi vượt mọi trở ngại để thực hiện chuyến viễn du ra Bắc, kể từ sau ngày sập tiệm, với đồng lương giáo chức, chị phải cán đáng hết mọi việc nhà, từ việc nuôi dưỡng cha mẹ, cho đến việc lo quà cáp thăm nuôi tôi . Một tấm lòng chị em rất đáng trân quý, một bông hoa rất đẹp đã nở trên đường chông gai mà tôi đã đi qua kể từ sau ngày mất nước .

            Trong lần gặp gỡ , dù chỉ hơn 6 giờ nhưng có biết bao nhiêu chuyện để nhắc nhớ về người thân, về Gò Công nơi chôn nhau cắt rốn yêu mến của tôi. Hình ảnh của các chị tôi, cha tôi , mẹ tôi ,anh tôi cứ mãi ẩn hiện trong giấc ngủ lưu đày . Ai từng chịu cảnh tù không bản án, ai từng sống trong chế độ CS mới thấu hiểu được lòng tôi .

            Trại tù Hà Tây, một trại tù lớn gần trung ương nhất, cách Hà Nội chưa tới 30 km, đây là khu vực địa lý ôn hòa nhất đất Bắc, có nhiều di tích lịch sử, có con sông Nhuệ uốn khúc lượn lờ , có trại tù binh Mỹ, mà trong thời chiến có lần không lực Mỹ đã độ bộ bằng trực thăng để giải cứu tù binh nhưng thất bại...

            Tại trại Hà Tây lúc cao điểm, số tù lên tới gần 2.000 tù, riêng số tù nhân gốc người Gò Công lại khá đông, nếu tính chung với Mỹ Tho thì độ khoảng 200 người được chuyển từ khám đường Mỹ Tho, khám đường Gò Công, trại tù Mỹ Phước Tây, trại tù Chùa Phật Đá ...ra đây trên chuyến tàu Sông Hương vào tháng 6 năm 1977 .

            Những ngày mưa bão là những ngày tù nhân được nghỉ lao động, CS không phải thương gì người tù thuộc chính quyền miền Nam cũ, nhưng mỗi khi sương mù xuống thấp, hay mưa giông sắp đến là chúng đều đánh kẻng thu quân, không phải chúng lo cho sức khoẻ cuả tù nhân mà chúng chỉ sợ cảnh trời nhá nhem, chúng khó bề kiểm soát, tù sẽ trốn chạy .

            Mùa Đông mưa bão, trời rét mướt nằm trong phòng đắp mền ...nhớ nhà nhớ cửa, bao kỷ niệm một thời cứ lần lượt hiện ra trong trí... hay thường quây quần bên nhau uống trà nói dóc, khỏi đi lao động có khỏe người thật nhưng mà bụng đói rất khó chịu vô cùng, những bàn cờ tướng được bày ra, đánh cờ chống ...Đói , những lon gô trà nóng được nấu vội lên, ngồi nói chuyện tào lao cho quên đói, cho quên đi thân phận tù đày ...

            Với đám Gò Công, nói chuyện vòng vo một lúc rồi cũng quay về với kỷ niệm Gò Công, biết bao nhiêu chuyện được gợi lại, từ nhân vật, đường phố, hàng quán,thức ăn, người đẹp ...bây giờ ngồi viết lại những dòng chữ nầy, trên miền đất tự do tôi vẫn cứ tưởng là đang nằm mơ ...

            Gò Công nhỏ bé, Gò Công nghèo nàn, vì nằm trên đường cùn, vì nước mặn đồng chua ...Chuyện Gò Công ai cũng biết, nhưng không nhắc lại quên .

            Tôi tạm viết lại những chuyện về Gò Công mà trí nhớ tôi còn ghi lại như sau .

            - Hai hàng dừa trồng trước " Nhà Việc Thành Phố " là do ý kiến và xuất tiền túi của Ông Thôn trưởng Nguyễn Tấn Khoa, trồng xong còn dư 10 cây Ông đem về trồng trên bờ đê sông trước nhà Ông ở xóm Cầu Huyện từ đầu thập niên 50, những cây dừa đó nay vẫn còn sót vài cây và cao gần tới ...trời .

            -Chị Tiêu Quý Huê, cựu học sinh nội trú trường Gia Long vào đầu thập niên 1950, đã đậu bằng Trung Học Đệ nhất cấp hạng ưu, là người nữ sinh đầu tiên mang kết quả ưu hạng cho Gò Công,Chị tốt nghiệp đại học sư phạm là giáo sư Trường Ngô Quyền Biên Hoà, chồng chị là Thiếu tá Nguyễn Ngọc Trác, thuộc khối quân huấn trường bộ binh Thủ Đức (Tôi có địa chỉ)

            - Sàn phòng ngủ trong nhà Bà Năm Sún ( Có thể nói bà là người đàn bà giàu thứ hai của tỉnh Gò Công, sau Bà Tư Nối Lâm Tố Liên )lót gạch bông màu xanh có một hộc ngầm bề ngang bằng cạnh cục gạch bông, bề dài bằng chiều dài hai cục gạch bông, sâu khoảng 3 tấc, thợ lót rất khéo, mắt nhìn khó biết, nằm ngay chân giường đầu tiên từ cửa phòng đi vào, có lẽ bà dùng để cất quý kim, sau 75, bà bị CS bắt giam, tịch biên nhà cửa, ghép tội làm Việt Gian thời đánh Tây, thập niên 80 CS trả nhà lại nhưng bà khảng khái không nhận sau qua đời tại Gò Công .

            -Trường Trung Học Gò Công có một chị trong khai sinh ghi sinh quán tại tỉnh Trương Công Định ( Thời VM cướp chính quyền đổi tên tỉnh Gò Công thành tỉnh Trương Công Định ) Chị sinh đúng vào thời điểm VM cướp chính quyền . Đó là chị Phan Thị Bích Phương, cựu học sinh khóa 4 Trung Học Gò Công , Chị cũng là người học sinh đầu tiên mang về cho trường Gò Công cấp bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp hạng Ưu, Chị tốt nghiệp Đại Học Y khoa Sài Gòn trước năm 75, hiện định cư tại Úc;người thứ hai đậu hạng Ưu bằng T.H.Đ.N.C là Anh Trương Văn Triệu , cựu học sinh khóa 6 trung học Gò Công, sau Anh tốt nghiệp Cán Sự Điện Phú Thọ, đồng thời đậu Tú Tài 1 ban B hạng Ưu, tiếp tục học đổ kỷ sư Công Chánh Phú Thọ. Từng là giám đốc công ty Veco vùng 4 trước 75 và giám đốc công ty khai thác đá miền Nam sau 75.

            -Một thầy giáo nỗi tiếng viết chữ đẹp của tỉnh G.C là thầy giáo Mai, thầy được các đồng nghiệp đương thời tặng cho hổn danh là Thầy Mai Quẹt, vì Thầy có dáng đi " trên cơ" Sạt Lô, những học sinh tốt nghiệp bằng tiểu học trước thập niên 50, bằng cấp đều do thầy viết bằng ngòi viết ronde. Ngoài ra những bài thơ ngâm vịnh đề trên sổ lưu niệm GC đều là bút tự của thầy .

            -Người đàn Ông mập nhất tỉnh GC trong thập niên 50-60 là Ông Hội Đồng Lê Văn Nảng , bất cứ người nào mập cũng được ví " mập như Hai Nảng " .Ông từng mấy lần ra ứng cử dân biểu nhưng không đắc cử.

            -Quan chủ tỉnh sửa sang thành phố đẹp nhất là Ông Chánh Tham Biện Trực ( Ngạch Đốc phủ sứ gốc người Bình Dương ), ông cho xây vườn hoa trước trường Nam tiểu học , hồ cá trước trường Bà Phước , công viên trước lăng Trương Công Định, lối đi trong công viên có trải sỏi,Có treo nhiều giỏ rác, có nhân viên thường xuyên kiểm soát , nhân viên nầy mang trên ve áo 2 chữ CV,Ông cũng chỉ thị cho trồng hàng dương trên đường sau dinh tỉnh trưởng và bên hông ao trường đua ...

            -Quan chủ tỉnh phá hết công trình đẹp của tỉnh GC là Trung Tá tỉnh trưởng thời Tết Mậu Thân,    Ông cho gở đá cẩn piscine về xây lô cốt để phòng vệ dinh tỉnh, đây cũng là thời VC quậy phá nhất tỉnh GC, Không có nơi nào trong tỉnh gọi là an ninh .

            - Quan chủ tỉnh có công bình định trắng Gò Công là quan sáu Lê Văn Tư , Ông về nắm Tỉnh Trưởng sau tết Mậu Thân, thừa hưởng gia tài của quan 5 để lại , nhìn đâu cũng thấy vết chân Việt Cộng, trừ nóc dinh tỉnh trưởng, Ông giao hết quyền hành chánh cho phó Tỉnh Trưởng,Phối hợp hành quân với Sư Đòan 7, ngày đêm chỉ huy lùng sục kiếm VC đánh , kết quả là Gò Công trở thành tỉnh yên nhất miền Nam, kéo dài cho đến ngày 2 - 5 - 75 mới thấy mặt VC chính quy về tiếp thu tỉnh .

            - Một Ông Đốc ( Đốc học Chánh ) tận tụy với nghề là Thầy Võ Văn Giáp,trong tờ khai sinh đầu tiên của ông, chánh lục bộ ghi tên ông là Võ thị Giáp, ngoài giờ làm việc thầy thường đạp xe đạp lòng vòng các đường quanh trường để kiểm soát học sinh không chịu về nhà, đi chơi lang thang : bắn kè, đánh đáo ...cũng như trước giờ học đi quanh các đường quanh trường để đuổi những gánh hàng rong, thức ăn bám bụi có thể có hại cho sức khoẻ của học sinh . Thầy cũng là Hiệu Trưởng tiên khởi của Trường Trung Học Công Lập Gò Công , Thầy qua đời tại Vĩnh Long,

            -Một thầy Giáo từng nổi tiếng là cầu thủ có hạng của tỉnh Gò Công , Thầy có biệt danh là " xe lửa Biên Hòa " vì trong trận đấu thầy tranh banh chạy rất nhanh, đó là Thầy Giáo Núi .

            - Một trọng tài mà dân ghiền đá banh GÒ Công đều có cảm tình, đặc cách phong danh hiệu FIFA ...miệng cho Ông đó là Chú ba Toản, Ông nhỏ con nhưng lanh lẹ, xử phạt phân minh( đôi khi cũng phạt vị nễ đội nhà), Ông cầm còi trọng tài trên sân cỏ Gò Công có lẽ trên 30 năm, chưa có một cầu thủ nào dám ...lỗ mãng với ông .

            - Vô địch quần vợt suốt một thời gian thật dài đó là thầy giáo Châu văn Lượng ( Con trai Ông Đốc Phủ Độ ) Ông đánh banh hay mà diễu cũng hay, vì không có đối thủ nên mỗi khi ra sân thầy đều phải chấp đối phương, hình thức chấp của thầy cũng rất ngộ nghỉnh, Thầy có khi tay xách vợt, tay xách một thùng thiết, cứ đánh một trái banh xong phải gỏ vào thùng một cái, có lúc ông đánh một tay tay còn lại thọt vô quần ...

            Thầy cũng là một thể tháo gia của tỉnh Gò Công, thập niên 50, Gò Công thường tổ chức đua xe đạp, đội cua rơ của tỉnh nhà khá đông ( thỉnh thoảng cũng có một vài xe ...sườn ngang dự thi ), thầy thường dẫn đầu đường đua bằng chiếc xe ..ếch pà của thầy, ngoài ra thầy cũng là một đệ tử ...Lưu Linh có hạng, có lẽ do đánh banh cá độ nên uống quen miệng, thầy từng là chủ quán nhậu trước 75 tại Gò công .

            - Một học sinh trunh học Gò công hoàn tất chương trình trung học trong vòng 4 năm đó là trò Nguyễn văn Tám, sinh năm 1948 tại làng Bình Xuân Gò Công , Cha theo Việt Minh mất tích, vì ở làng quê nên đi học trể lẽ ra tuổi của trò phải học khóa 5 của trường thì trò học tới khoá 9, cuối năm đệ lục trò đậu Trung Học Đệ nhất cấp, sang trường Bán Công trò học đệ nhị và đậu tú tái phần một, trở lại trường công học năm đệ nhất và đậu tú tái 2 ban B, Nhờ hoàn cảnh gia đình có anh trong quân đội, trò được hoãn dịch và lấy xong bằng cử nhân tại trường Luật Sài Gòn ( hiện sống ở Cali)

            - Trong trận hải chiến với quân Trung Cộng tại đảo Hoàng Sa, một cưụ học sinh trường trung học Gò Công có góp phần xương máu đó là trò Ngô văn Ơn, khoá 8 T.H.G.C.Các chiến hữu còn sống sót cho biết Ơn bị thương gãy tay trước khi tàu chìm và đeo được phao an toàn bơi trên biển nhưng sau đó mất tích. Hạ sĩ Ngô Văn Ơn

            - Một phó thị trưởng hành chánh Mỹ Tho , sau 75 không bị VC bắt bỏ tù đó là Anh Võ Văn Phận, cựu học sinh xuất sắc của khóa 2 Trung Học Gò Công, Anh xuất thân là giáo viên Sư phạm Cấp Tốc Sài Gòn, đậu cử nhân luật vào học Cao Học Q.G.H.C ra trường giữ chức Phó thị Trưởng Mỹ Tho, quan phó rất thanh liêm và yêu mến dân, hiện sống bằng nghề nuôi heo tại GC, có lẽ buồn đời , anh trở thành một đệ tử lưu linh rất có hạng tại Gò Công.

            -Trường Trung Học Gò Công có hai trò học miễn một tuổi đó là Trò Bùi Oanh Yến( sinh năm 1947 ) khoá 3 và trò Nguyễn Ngọc Bích( Sinh năm 1949 ) khoá 5, Đặc biệt trò Yến là học sinh trường có 2 năm, tam ban A và đệ nhị ban B. Trò Bích chỉ học duy nhất có 1 năm lớp đệ tam B1. Và đặc biệt là cả hai đều là con của hai ông hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Quang và Bùi văn Tuấn

            -Một cựu học sinh Trung Học GC có cấp bậc cao nhất trong QLVNCH đó là anh Lê Tuấn Trí, cựu học sinh khoá 3 Trung Học Gò Công,Cựu Sinh viên sĩ quan khoá 21 Đà lạt, Anh mang cấp Trung Tá, chức vụ Trung Đoàn Trưởng thuộc Sư Đoàn Hắc Tam Sơn Bạch Nhị Hà, trước khi trời sập, Anh chỉ huy Trung Đoàn ( vừa tái phối trí từ vùng 2 về ) tăng phái cho mặt trận Long An , Trung Đoàn Anh đã xoá tên nhiều tiểu Đoàn chính quy Bắc Việt, Hiện đang sống tại Arizona

            - Một cựu học sinh GC thăng cấp nhanh nhất đó là Anh Nguyễn Văn Huỳnh, Gốc Xã Thạnh Trị, Cựu học sinh khóa 6 THGC, xuất thân khóa 8/68 Thủ Đức, Tháng 4-75 đặc cách Thiếu Tá ( ra trường gần 6 năm thăng 4 cấp ) đã chỉ huy Tiểu Đoàn ( thuộc Trung Đoàn 12 ) đánh tan một tiểu đoàn chính quy Bắc Việt tại mặt trận Long An trong những ngày cuối cuộc chiến, Anh cũng là một cựu tù chính trị lâu nhất của Trường THGC : 12 năm rưởi ...Người thứ hai là Anh Nguyễn Duy Chí, gốc người Cầu Nổi , Cựu học sinh khóa 8 THGC, xuất thân khóa 6/69 Đồng Đế, mang cấp bậc Đại Úy chức vụ Đại Đội Trưởng Trinh Sát thuộc TĐ 11 vào Tháng 3-75 .Huỳnh và Chí đều bị lưu đày ra đất Bắc.

            -Một cựu học sinh Gò công thăng cấp chậm nhất là Anh Võ Văn Kiến, cựu học sinh khóa 7 THGC, xuất thân khóa 2/69 ( Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung & ĐĐ31, TĐ3 Thủ Đức ) xong giai đoạn 2 gắn Alpha chuyển qua quân trường không quân, ngày trời sập Anh vừa phục chức Binh nhì thuộc SĐ 9 BB.

            - Các cựu học sinh trường Nam Tiểu Học GC thập niên 50-60, có lẽ đều có ngồi trên hai cục đá tròn làm bằng đá mài, đặt bên hướng Tây góc hồ tắm cạnh ngã tư đường Gia Long, cánh trái là đường A. De . Rhôdes( trước trường nữ Tiểu học ) và đường Trương Công Định ( trước Trường nam Tiểu Học ) , màu đỏ thẫm, trông rất đẹp mắt, hai viên đá nầy là công trình của Chú Thợ Nhâm, người làng Tân Niên Trung thực hiện .

            -Một đám cưới rước dâu bằng trực thăng , chú rể Nguyễn kim Long tự lái, sau đám cưới , Cò Tường, Trưởng Phòng Đặc Biệt, Ty Cảnh sát Quốc Gia- Gò Công nhận được nhiều đơn khiếu nại của dân gần nơi bải đáp trực thăng, vì nóc nhà bị gió cánh quạt thổi tróc .

            -Một giọng ca được nhiều cảm tình nhất của trường Trung Học Gò Công nói riêng của Tỉnh GC nói chung đó là chị Huỳnh Thị Thải , cựu học sinh khóa 5 Trung học Gò Công, Chị là ca sỹ Huyền Trinh, nhưng bỏ nghề khi lập gia đình, hiện định cư tại Úc .

            - Một ngôi nhà được xây cạnh Lăng Trương Công Định, gồm một từng lầu mà tất cả 4 bức tường đều đúc bê tông ( nhà xây không sử dụng một viên gạch nào cả ) và chỉ xây với ...2 người thợ mà thôi, Chồng làm thợ chánh, Vợ làm thợ phụ, thời gian kéo quá dài, cũng rất khó nhớ chính xác, có lẽ trên 10 năm mới xây xong, cũng là một kỳ công của một vợ chồng ...người Gò Công .

            -Ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm đi kinh lý Quận Gò Công, Ông không tới tỉnh bằng đường bộ, cũng không đi bằng đường hàng không mà đi bằng đường biển, Tàu cập bến Vàm Láng, có một thiếu nữ mặt áo dài trắng rất duyên dáng đến dâng hoa cho Tổng Thống, thiếu nữ gốc người Tân Niên Tây, tên Đinh Nguyệt Anh, sau là giáo viên trường nữ công và chuyển qua làm ở ty nông nghiệp, sau lập gia đình với giáo sư, luật sư Huỳnh văn Bổn .

            - Có một số học sinh Trung Học Công Lập Gò Công thắc mắc, làm sao biết mình học khóa nào của trường, dễ ợt , cứ lấy năm mình đi thi tú tài hai trừ cho 1961 là sẽ có số khóa mình học . Thí dụ thi tú tài hai năm 1966, ta lấy 1966 trừ cho 1961 sẽ có kết quả là số 5, như vậy trò là học sinh khóa 5 trung học Gò Công .

            Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, bắt quân cán chính đi cãi tạo, một hình thức lao động khổ sai, Chúng thường lên lớp kêu gọi mọi người hãy quên đi dĩ vãng môt thời làm "tay sai Mỹ Nguỵ" hãy hướng về tương lai mà cùng nhau xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ...mặt khác khi bắt viết kiểm điểm, tự khai chúng lại bắt anh em phải nhớ rõ từng chi tiết, Vừa bắt quên lại vừa bắt nhớ, Cộng Sản thường ...không giống ai ...Tôi cũng gở hơn 8 cuốn lịch nên trí nhớ dù tốt đến đâu cũng bị chai mòn đi nhiều...Đất lạ xứ người cũng cố gắng nhớ lại vài chuyện về Gò Công, gọi là một chút quà trong lúc trà dư tửu hậu ...

            Một vài chuyện đặc biệt về Gò Công kể hoài còn hoài, tiêu biểu nhớ lại một vài chuyện còn trong trí, buổi ly hương ghi lại làm quà cho đồng hương gọi là một chút nhớ thương về Gò Công ...

                        Viết tại Kỳ Đà Động, Quý Thu 1999



          
                   THỦY LAN VY

Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 24/Jun/2013 lúc 9:38pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
Nhân Kiệt
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 23/Mar/2013
Thành viên: OffLine
Số bài: 32
Quote Nhân Kiệt Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2013 lúc 6:07pm
Bài này có vẽ chính trị quá và như thế là đã vi phạm nội quy của diễn đàn rồi!
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2013 lúc 10:35pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Nhân Kiệt

Bài này có vẽ chính trị quá và như thế là đã vi phạm nội quy của diễn đàn rồi!
Con thuyền Nghệ an
mhth
IP IP Logged
Nhân Kiệt
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 23/Mar/2013
Thành viên: OffLine
Số bài: 32
Quote Nhân Kiệt Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2013 lúc 12:31am
VĂN CHƯƠNG THI XÃ
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2013 lúc 10:02am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Nhân Kiệt

VĂN CHƯƠNG THI XÃ
VĂN CHƯƠNG........THI.....XÃ ?!?!?!????
H.T
mhth
IP IP Logged
Nhân Kiệt
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 23/Mar/2013
Thành viên: OffLine
Số bài: 32
Quote Nhân Kiệt Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2013 lúc 8:11pm
ĐÚNG "VĂN CHƯƠNG" CHỨ KHÔNG PHẢI " CÂU THƠ" BỞI " CÂU THƠ" LÀ CỦA CỤ CAO BÁ QUÁT KHÔNG NÊN LẠM DỤNG. MÀ CÁI NÀY ĐÂU PHẢI CHỈ LÀ THƠ NÊN VIẾT " VĂN CHƯƠNG" CHO RỘNG VẬY MÀ H.T. " CON THUYỀN NGHỆ AN" TẤT NHIÊN LÀ RẤT THỐI RỒI MÀ SUY CHO CÙNG THUYỀN ĐÁNH CÁ NÀO CHẢ THỐI, THUYỀN ĐÁNH CÁ Ở MỸ CŨNG THẾ THÔI, Ở VÀM LÁNG QUÊ MÌNH CŨNG VẬY MÀ! bẢO NGƯỜI TA ĐỪNG " CHÍNH TRỊ" MÀ MÌNH THÌ " CHÍNH TRỊ" THẾ LÀ SAO?
IP IP Logged
AoTrườngĐua
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 23/Jun/2013
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 15
Quote AoTrườngĐua Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2013 lúc 9:43am

Bài viết "Biết mà quên" của TLV rất cảm động. Cám ơn chị Phan Thủy đã post lên  cho mọi người thưởng thức. Ai là người đã lớn lên ở xứ Gò, từng mài đủng quần ở  Trường Tiểu Học và Trung Học GòCông mà không khỏi ngậm ngùi khi đọc bài này ??. Tôi tự biết mình "vẫn còn nguyên vẹn trái tim " (chưa bị lạc mất) nên  vô cùng xúc động và tiếc nhớ....Tôi chợt nhớ 2 câu thơ của một thi sĩ thời thập niên 50 :

                          
   "Những ngày, những tháng, những ngưởi xưa,
   Đã rụng tàn theo một thế cờ..."

 
Hãy cùng TLV trải lòng mình cho cuộc bể dâu trên quê hương nước mặn phèn chua...Bạn bè ơi  xin hãy  đánh thức trái tim mình để cùng TLV rơi một giọt nước mắt ...

Một lần nữa xin cám ơn Thủy Lan Vy và chị Phan Thủy.


Ao Trường Đua



Chỉnh sửa lại bởi AoTrườngĐua - 23/Jun/2013 lúc 12:18pm
Ao Trường Đua
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2013 lúc 12:12pm

Kính mời quý Đồng Hương và quý Thân Hữu đọc lại bài " BIẾT MÀ QUÊN !" tác giả Thủy Lan Vy có bổ khuyết vài chi tiết :

http://gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=3235&PN=6
(Trang Thơ ThyLanThao , trang 6)
mk
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2013 lúc 9:56pm

Đọc bài văn này mà cho là Con thuyền Nghệ An được sao?  Nhờ các ông Nhân Kiệt và Huy Tưởng  có ý kiến về bài viết nên đồng hương Gò Công biết được các ông là ai.

Riêng PT cứ thấy bài nào hay và có ý nghĩa về Gò Công là PT post lên đây để cho đồng hương tìm chút kỷ niệm dẫu vui dẫu buồn vì kỷ niệm là đáng trân quí.
PT đồng cảm với bạn Ao Trường Đua lắm vì đọc bài này nó nhắc nhở cho mình những nhân vật đặc biệt cũng như những cảnh vật, sự kiện vui buồn của Gò Công mà lâu quá rồi hầu như quên lãng trong tâm trí chúng ta
Nhà thơ Thuy Lan Vy co' than là trí nhớ đã bị chai mòn , nhưng người đọc vẫn thấy anh nhớ nhiều lắm, anh thương Gò Công nhiều lắm và rất trân trọng bài viết trải trí nhớ mình ra để nhắc nhở  người Gò Công khỏi quên. Cam' ơn Thuy Lan Vy.


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 24/Jun/2013 lúc 10:19pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.180 seconds.