Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Vườn TÂM LINH Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Vườn TÂM LINH
    Gởi ngày: 20/Jun/2013 lúc 12:16am
Thường hay Vô thường?


Nỗi buồn của đại gia đất Cảng bị 'xiết'… mộ triệu đô

(VTC News) – Mới đây, dư luận Hải Phòng xôn xao chuyện một đại gia bị ngân hàng “xiết” mảnh đất có ngôi mộ triệu đô.


Kỳ 1: Nhà sáng chế tài năng

Cách đây gần chục năm, người dân cả nước được dịp xôn xao về công trình lăng mộ trị giá gần 1 triệu USD của đại gia đất cảng Vũ Hồng Khánh (Kiến An, Hải Phòng).

Mấy ngày nay, người dân đất Cảng lại xôn xao với câu chuyện một ngân hàng đang tìm cách xử lý tài sản, là mảnh đất có ngôi mộ này.

Là người từng được ông Khánh dẫn đến thăm ngôi mộ gần 10 năm trước, tôi thực sự choáng với công trình đồ sộ này.

Ông Vũ Hồng Khánh không đơn giản chỉ là xây cho vợ chồng mình một ngôi mộ, mà ông muốn biến quần thể lăng mộ thành một công viên đồ đá có ý nghĩa về mặt văn hóa, điêu khắc.
Nỗi%20buồn%20của%20đại%20gia%20đất%20Cảng%20bị%20xiết…%20mộ%20triệu%20đô
Ông Vũ Hồng Khánh trước trung tâm phần mộ

Chuyện về ngôi mộ kỳ lạ ấy dần chìm vào ký ức, cho đến một ngày, ông Khánh điện thoại cho tôi, giọng buồn rầu: “Đời chú buồn quá, nhục quá cháu ạ. Từng này tuổi đầu, về với đất đến nơi rồi, lại gặp chuyện chẳng ra đâu vào đâu.

Nhà đất, trụ sở công ty thì bị thu hồi chưa được đền bù, ngôi mộ bị ông con đem cắm ngân hàng, giờ có nguy cơ bị xiết nợ nốt, thì đời chú chắc chết chẳng có chỗ chôn”.

Nghe câu chuyện buồn bã ấy, tôi về ngay Hải Phòng, tìm gặp người kỹ sư già nổi danh đất Cảng một thời cả về tiền bạc lẫn danh tiếng.

Ông Khánh tiếp tôi trong căn biệt thự rộng mênh mông mà buồn tẻ, chỉ có cặp vợ chồng già. Với mái tóc bạc như cước, ông Vũ Hồng Khánh già hơn so với tuổi 75 của mình.
Nỗi%20buồn%20của%20đại%20gia%20đất%20Cảng%20bị%20xiết…%20mộ%20triệu%20đô
Ngôi mộ và tòa biệt thự nằm trên phần đất bị xiết nợ

Năm 1967, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng Vũ Hồng Khánh không chịu làm việc ổn định ở đâu vì muốn có nhiều thời gian để nghiên cứu sáng chế các loại máy móc.

Một lần ra Đồ Sơn tắm, Khánh chứng kiến cảnh hàng trăm cô gái thôn quê dùng chiếc "bàn chải" làm bằng gốc tre tua tủa rễ kiên trì nghiền tôm cá thành bột để làm mắm.

Tò mò lại gần, Khánh đau xót khi thấy đôi bàn tay của các thiếu nữ có những ngón tay bợt bạt, nhăn nheo vì bị râu tôm, càng cua, xương cá muối mặn hủy hoại.

Hình ảnh những thôn nữ trẻ trung mà khi nói chuyện cứ giấu đôi tay trong áo khiến mấy đêm liền Khánh trăn trở.
Nỗi%20buồn%20của%20đại%20gia%20đất%20Cảng%20bị%20xiết…%20mộ%20triệu%20đô
Ông Khánh và chiếc máy chết biến rác thải thành nhiên liệu.

Khánh tìm gặp ông Đỗ Lộc, khi ấy là Chủ nhiệm HTX Duyên Hải hỏi: "Sao HTX mình không dùng máy để nghiền tôm cá?". Ông Đỗ Lộc cười: "Từ xưa đến giờ làm gì có máy làm ra mắm đâu".

Khánh thức khuya để kẻ vẽ, rồi tạo ra một chiếc máy trông như cái cối xay gồm các bánh răng và thớt nghiền bằng thép. Khánh chở chiếc máy ấy tặng cho HTX Duyên Hải.

Hôm vận hành, ai cũng ngỡ ngàng. Tôm, cua, cá đổ vào máy trong chớp mắt là ra bột, ra bã. Nó có công suất bằng cả 200 cô gái ở HTX miệt mài làm thủ công.

Từ bấy, 200 nữ công nhân được chuyển sang nghề làm thêu ren. Ông Chủ nhiệm HTX Duyên Hải Đỗ Lộc cảm kích tặng Khánh 5.000 đồng.

Khánh dùng số tiền này mua một mảnh đất 420 m2 và ngôi nhà hai tầng ở phố Tô Hiệu (TP Hải Phòng).
Nỗi%20buồn%20của%20đại%20gia%20đất%20Cảng%20bị%20xiết…%20mộ%20triệu%20đô
 
Nỗi%20buồn%20của%20đại%20gia%20đất%20Cảng%20bị%20xiết…%20mộ%20triệu%20đô
Ông Khánh và máy tách Hydro từ nước để làm nhiệt hàn, do ông sáng chế.

Cũng từ đó, cả nước dùng chiếc máy nghiền cua cá làm mắm, nhưng ít ai biết rằng, sản phẩm đó là của chàng kỹ sư trẻ Vũ Hồng Khánh.

Những năm đất nước còn chiến tranh, các xí nghiệp của Nhà nước toàn làm thủ công, vừa tốn sức lao động lại kém hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà kỹ sư Khánh có dịp tung hoành, bộc lộ tài năng.

Ông đã nghiên cứu chế tạo thành công khá nhiều loại máy móc tự động hóa như: Máy chế biến xà phòng, máy ép mùn cưa, máy cải tạo đồng cói, máy ép cói, máy chẻ cói, máy đan cói xuất khẩu, máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa, máy cắt cỏ...

Năm 1989, Nhà nước cho phép thành lập doanh tư nhân, ông Khánh đã thành lập doanh nghiệp Khánh Hòa. Tên doanh nghiệp ghép tên ông với tên người con trai Vũ Đức Hòa. Đây là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Hải Phòng.

Doanh nghiệp có cả chục dây chuyền, máy móc sản xuất tự động các sản phẩm bằng nhựa. Sản phẩm của Khánh Hòa có mặt trên khắp đất nước.
Nỗi%20buồn%20của%20đại%20gia%20đất%20Cảng%20bị%20xiết…%20mộ%20triệu%20đô
Máy thái sắn tự động

Một sáng chế làm ngạc nhiên cho giới khoa học nước ta hồi cuối thế kỷ 20 của ông Vũ Hồng Khánh là dây chuyền sản xuất vành xe đạp Inox tự động.

Chi phí chế tạo dây chuyền chỉ bằng 1/20 giá trị thiết bị nhập ngoại và sản phẩm vành xe đạp Inox của Khánh Hòa chỉ bằng 1/6 giá thành vành xe đạp Nhật Bản.

Sản phẩm do ông chế tạo đã xuất đi nhiều nước. Chính công trình này đã góp phần làm sống dậy ngành sản xuất xe đạp trong nước.

Sản phẩm dây chuyền sản xuất vành xe đạp Inox tự động đã đoạt giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC).
Nỗi%20buồn%20của%20đại%20gia%20đất%20Cảng%20bị%20xiết…%20mộ%20triệu%20đô
Máy sản xuất vành xe đạp inox tự động

7 lần ông Khánh mang sản phẩm của mình đi tham dự Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam thì 7 lần đoạt huy chương vàng, bởi không có sản phẩm nào chất lượng tốt mà giá lại rẻ như chiếc vành xe đạp Inox do ông sáng chế.

Đang ăn nên làm ra thì doanh nghiệp này phải di chuyển ra ngoài khu dân cư do ô nhiễm. Tuy nhiên, đến nay, việc đền bù vẫn chưa thỏa đáng.

Cả chục năm theo đuổi kiện cáo, không thiết gì làm ăn nữa, vả lại nền công nghiệp xe đạp cũng lụi tàn, trong khi không đổi hướng kinh doanh nên từ vị trí một đại gia, ông Khánh dần biến mất trên biểu đồ doanh nghiệp đất Cảng.

Cả đời ông chỉ biết cống hiến cho khoa học, dành hết tâm trí cho khoa học nên đâu có hiểu được những lắt léo của cuộc đời.

Không thiết làm ăn nữa, chán đấu đá cuộc đời, ông Vũ Hồng Khánh làm một việc kỳ quặc, ấy là xây mộ cho vợ chồng mình, khi ông vừa đến tuổi 60.

Làm xong ngôi mộ, ông lại lao vào nghiên cứu và sáng chế ra nhiều thứ có giá trị.

Nỗi%20buồn%20của%20đại%20gia%20đất%20Cảng%20bị%20xiết…%20mộ%20triệu%20đô
Máy phát điện di động do ông Khánh sáng chế

 
Ông Khánh từng dẫn tôi tham quan khu nhà xưởng sáng chế của ông. Có tới cả chục máy móc được ông sáng chế và thử nghiệm.

Đình đám nhất là hệ thống xử lý rác tự động, biến rác rưởi thành chất đốt, thậm chí tách xuất thành xăng, dầu.

Rồi máy ép dầu điều tự động, máy sản xuất điện di động, máy nghiền sắn tự động, máy sản xuất ôxi từ nước lã làm nhiên liệu hàn. Ông còn ấp ủ tham vọng dùng nước lã làm nhiên liệu chạy ôtô.

Các sáng chế của ông được người con trai Vũ Văn Hòa từng bước đưa vào ứng dụng. Tuy nhiên, thất bại nhiều hơn thành công.

Mấy lần do bất cẩn, hệ thống xử lý rác thải tự động bốc cháy, tiêu tan nhiều tỉ đồng. Và kết cục, đến ngôi mộ của bố cũng bị anh đem gán nợ ngân hàng, để đến mức, nhà nghiên cứu, đại gia lừng danh đất Cảng một thời có nguy cơ phải ra đường ở.

(Còn tiếp…)

Dư Đông



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Jun/2013 lúc 12:39am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2013 lúc 12:25am

Thường hay Vô thường?



Kỳ công lăng mộ triệu đô bị “xiết nợ” ở Hải Phòng

(VTC News) - Tổng số tiền ông Khánh bỏ ra để mua mảnh đất dựng mộ rộng 3.000m2 là 9 tỷ đồng.



Kỳ 2: Kỳ công xây m

Nhắc đến công trình lăng mộ thời hiện đại ở Việt Nam, thì nhiều người quan tâm về vấn đề âm phần đều biết đến lăng mộ rộng 5 héc-ta của gia tộc họ Trần ở Thái Bình.

Nhiều người khâm phục sự độc đáo của hầm mộ bạc tỷ trên đỉnh núi ở Lương Sơn, Hòa Bình. Rồi lăng mộ rộng cả héc-ta có những vườn cây đầy hoa trái ở Chí Linh, Hải Dương…

Nhưng sự cầu kỳ và tài hoa thì ít có lăng mộ hiện đại nào ở đất Việt có thể sánh với quần thể lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh ở Hải Phòng.
Kỳ%20công%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20bị%20“xiết%20nợ”%20ở%20Hải%20Phòng
Trung tâm mộ phần trong khu lăng mộ của ông Vũ Hồng Khánh.

Bất kỳ ai bước chân qua cánh cổng, vào khu lăng mộ ông xây dựng, đều không có cảm giác ớn lạnh như khi đi vào những khu mộ, nghĩa địa khác.

Những người viếng thăm có cảm giác như đi vào một khu vực thanh tịnh với những công trình văn hóa hết sức đặc sắc, thể hiện một tâm hồn tài hoa, hâm sáng tạo và rất đặc biệt của gia chủ.

Ngày xưa, khi đến thăm khu lăng mộ của ông, tôi gọi là lăng mộ, ông gạt đi. Trong các cuộc trò chuyện, ông đều tránh nói đến hai chữ lăng mộ.

Ông Khánh không muốn gọi nơi đây là ngôi mộ, lăng mộ hay quần thể mộ mà ông muốn gọi là “Cụm văn hóa đồ đá”.

Theo lời giải thích của ông, nếu gọi là mồ mả thì trong tương lai không xa người ta sẽ đập phá không thương tiếc. Bởi vì chẳng ai cho phép để một ngôi mộ của một cá nhân bình thường mà tốn kém đất đai, tiền bạc nhiều như thế.
Kỳ%20công%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20bị%20“xiết%20nợ”%20ở%20Hải%20Phòng
Bị thu hồi đất, ông Khánh đắp chiếu máy móc.


Người ta sẽ chỉ lưu giữ, bảo tồn những lăng mộ của các vị quân vương, hoặc những người có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Cho dù, ông Khánh là một kỹ sư tài năng, với vô số sáng chế, nhưng ông cũng chỉ là công dân rất bình thường.

Ngoài ra, theo suy nghĩ của ông, nếu gọi là mộ sẽ tạo không khí nặng nề, u ám cho người sống xung quanh và cho người đến tham quan sau này.

Nếu gọi là “Cụm văn hóa đồ đá” sẽ tạo sự gần gũi và có giá trị quần chúng, giá trị xã hội hơn.

Ước vọng của ông Khánh là 100 năm sau, thậm chí hàng ngàn năm sau, lăng mộ của vợ chồng ông sẽ biến thành một công trình văn hóa đặc sắc mà con cháu trong dòng họ, nhân dân, chính quyền ra sức bảo vệ, các nhà khoa học, các nhà văn hóa thường xuyên lui tới để khám phá, nghiên cứu, học hỏi.
Kỳ%20công%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20bị%20“xiết%20nợ”%20ở%20Hải%20Phòng
Ông Khánh trong căn phòng nghiên cứu.

Kỳ%20công%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20bị%20“xiết%20nợ”%20ở%20Hải%20Phòng
Chiếc máy đốt rác tự động.


Ngày ông Khánh mới hoàn thành lăng mộ, tôi đặt câu hỏi: “Liệu xây mộ tốn kém quá mức như vậy có cần thiết không? Có lãng phí quá không?”, thì đại gia này lý luận: “Nếu các vị vua của Ai Cập không xây mộ cho mình thì con cháu ngàn đời sau sao có công trình Kim Tự Tháp kỳ vĩ mà ngắm”.

Hồi có ý tưởng xây mộ, ông Khánh đã phải rất vất vả mới kiếm được mảnh đất giữa quận Kiến An. Mảnh đất này có phong thủy tốt, lại yên tĩnh. Ông đã dẫn các nhà phong thủy, địa lý đến xem xét và họ đều chấm thế đất này.

Ông gặp tất cả những hộ dân xung quanh mảnh đất thỏa thuận, ngã giá thu mua lại để mảnh đất được rộng rãi, vuông vức.

Tổng số tiền ông Khánh bỏ ra để mua mảnh đất rộng 3.000m2 là 9 tỷ đồng. Đó là một số tiền thực sự khổng lồ vào thời điểm cách đây mười mấy năm.
Kỳ%20công%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20bị%20“xiết%20nợ”%20ở%20Hải%20Phòng
Khuôn viên rộng mênh mông của lăng mộ.


Có được đất rồi, ông Khánh khăn gói quả mướp vào tận khu vực Núi Nhồi ở Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Ông đã dẫn theo các chuyên gia cự thạch để họ hướng dẫn cách lựa đá tốt nhất cho việc xây dựng lăng mộ.

Đá xanh, đá đen đủ tiêu chuẩn phải là đá nguyên khối, nguyên tảng, không có đường vân dù chỉ nhỏ bằng sợi tóc, không có màu sắc khác pha tạp.

Những khối đá này phải được khai thác bằng thủ công, tức là dùng sức người đục đẽo tách ra khỏi núi, sau đó vận chuyển nhẹ nhàng xuống chân núi.

Ông Khánh không dùng đá khai thác bằng nổ mìn, bởi theo ông, những loại đá khai thác bằng nổ mìn sẽ om, sức bền không tốt.

Những loại đá xây lăng mộ phải đạt tiêu chuẩn như mong muốn của ông Khánh thì mới được coi là đá vĩnh cửu.
Kỳ%20công%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20bị%20“xiết%20nợ”%20ở%20Hải%20Phòng
Trung tâm phần mộ


Chính việc chọn lựa, khai thác, tìm kiếm những loại đá đặc biệt này rất khó khăn nên giá cả của nó cũng cực đắt.

Mỗi mét khối đá ông Khánh mua ở khu vực núi Nhồi đều có giá từ 25 đến 30 triệu đồng, số tiền khá lớn thời kỳ đó.

Khối đá đen nặng 10 tấn làm tháp mộ, đối với ông nó là vô giá. Hồi vận chuyển khối đá đó về Hải Phòng, có đại gia đến trả tiền tỉ để mua lại, song ông chỉ lắc đầu.

Trên cùng tháp đá đặt tượng bán thân ông Khánh. Bức tượng này được đẽo từ một khối đá đen tuyệt đẹp. Ông kể rằng, để tượng đá linh thiêng, ngày nào ông cũng yểm tâm vào đó.
Kỳ%20công%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20bị%20“xiết%20nợ”%20ở%20Hải%20Phòng
Tháp mộ tuyệt đẹp.


Mặt trước tháp đá là những dòng chữ khắc nội dung tóm tắt công trạng của ông đóng góp cho xã hội.

Cách đây 12 năm, để mua được khối đá đen cực lớn, không có đường vân, không nứt nẻ, không pha tạp màu khác để làm tháp mộ này, ông phải bỏ ra 10 cây vàng. Ngoài ra, ông còn phải chi 15 cây vàng thuê mấy chục người ngày đêm đục đẽo, trục khối đá ra khỏi núi rồi dùng xe tải hạng nặng chở ra Hải Phòng.

Khối đá đen làm tháp mộ mà ông Khánh đang sở hữu giá trị như vậy là vì loại đá đen chất lượng cao nhất chỉ có ở khu vực núi Nhồi trong Thanh Hóa.

Từ mấy năm nay, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã cấm khai thác, nên các đại gia khác có tiền cũng không mua được nữa.

Theo thông báo của ngân hàng gửi ông Vũ Hồng Khánh: Tháng 9/2012, ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân Hoàng Đại do ông Vũ Đức Hòa (con trai ông Khánh - PV) vay 990 triệu đồng.

Tổng số nợ gốc và lãi vay đã phát sinh lên hơn 1 tỷ đồng. Đến ngày 26/12/2012, khoản nợ này đã quá hạn trả nợ.

Hiện, đã hết thời hạn trả nợ cuối cùng là ngày 10/4/2013, nhưng ông Hòa đã “biến mất” không rõ lý do. Do đó, ngân hàng đã khởi kiện doanh nghiệp này để tiến hành thủ tục xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi khoản nợ xấu.

Thông báo của ngân hàng, toàn bộ hồ sơ của hộ ông Vũ Đức Hòa thế chấp tại chi nhánh ngân hàng thực hiện theo đúng cơ chế bảo đảm cấp tín dụng hiện hành.

Đây là lần thứ 2 ông Hòa thế chấp mảnh đất cho ngân hàng. Lần đầu tiên là vào tháng 12/2005 và đã giải chấp tài sản vào tháng 1/2007.

(Còn tiếp…)

Dư Đông




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Jun/2013 lúc 12:41am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2013 lúc 12:37am
Thường hay Vô thường?



Những bí ẩn dưới lăng mộ triệu đô ở đất Cảng

(VTC News)



Kỳ cuối: Lăng mộ bí ẩn


Sau khi vận chuyển được mấy trăm khối đá xanh, đá đen, đá trắng về Hải Phòng, ông Vũ Hồng Khánh (Kiến An, Hải Phòng) lên Hà Nội tuyển mộ những họa sĩ tài ba, những nhà điêu khắc nổi tiếng, về nhà ông ăn ở, ngày đêm kẻ vẽ, thiết kế, chạm khắc, mài dũa tỉ mẩn từng viên đá theo ý tưởng của ông.

Suốt 3 năm trời kỳ công đẽo gọt, khu trung tâm lăng mộ mới hoàn thành. Đứng trong khuôn viên, nhìn lăng mộ không thấy hoành tráng, song ẩn sâu trong lòng đất là cả một sự kỳ công đầy nghệ thuật.

Khu trung tâm phần mộ rộng chừng 200m2, lẩn khuất sau những hàng cau vua rợp bóng. Cổng vào giản dị là hai cột đá đen. Mái cổng cũng là một tấm đá đen bóng.
Những%20bí%20ẩn%20dưới%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20ở%20đất%20Cảng
Ông Khánh bên trung tâm phần mộ


Toàn bộ diện tích khuôn viên trung tâm phần mộ được xếp bằng những khối đá trắng lớn, được mài dũa rất khít.

Hầm mộ nằm sâu trong lòng đất, được bao bọc bởi những khối đá khổng lồ, mỗi khối nặng 2,6 tấn. Hầm mộ gồm hai ngăn, nơi sau này sẽ đặt hài cốt của vợ chồng ông Khánh.

Sau nhiều năm nghiên cứu các kỹ thuật ướp xác, bảo quản xương cốt, ông Khánh nhận thấy rằng, nếu đem đốt xương cháy xém, bề mặt xương sẽ sinh các-bon.

Các-bon là chất vĩnh cửu, bám ở bề mặt xương, do đó sẽ có tác dụng bảo vệ xương rất tốt. Ông Khánh lấy ví dụ những khúc củi cháy dở nằm trong lòng đất hàng vạn năm không phân hủy để chứng minh cho ý tưởng của mình. Ông Khánh là nhà khoa học nên ông hiểu biết rất kỹ về lĩnh vực này.

Xây xong lăng mộ, ông Khánh đã viết lại di chúc. Trong di chúc, ông hướng dẫn cụ thể cách hỏa táng vợ chồng ông.
Những%20bí%20ẩn%20dưới%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20ở%20đất%20Cảng
Hoàn thành giai đoạn 1, ngôi mộ đã ngốn của ông Khánh ngót triệu USD


Sau khi đốt hết phần da thịt, chỉ còn lại xương, con cháu sẽ đặt xương cốt xuống hầm mộ.

Muốn đặt xương cốt xuống hầm mộ, sẽ phải rút hết nước trong hồ nước ở trung tâm mộ. Dưới đáy hồ sẽ lộ ra những phiến đá lớn. Nhấc những phiến đá này lên sẽ lộ ra nắp hầm mộ.

Những phiến đá và nắp hầm mộ bằng đá xanh nguyên khối này được các chuyên gia mài dũa chi tiết đến nỗi khi đặt khít vào nhau, phết một chút chất kết dính, rồi bơm nước ngập vào hồ mấy năm nay vẫn không thấm xuống đáy mộ giọt nào. Điều này quả là kỳ tài và khó tin.

Ông Khánh muốn xương cốt của mình và vợ nằm vĩnh hằng dưới một lớp nước để tạo sự kín đáo, yên tĩnh và cũng để đời sau được tự hào về khả năng của tổ tiên mình.

Ông Khánh cũng khẳng định, ngôi mộ này là sáng tạo của ông, không “đụng hàng” bất cứ một ngôi mộ nào trên thế giới.
Những%20bí%20ẩn%20dưới%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20ở%20đất%20Cảng
Huyệt mộ của vợ chồng ông Khánh nằm dưới hồ nước này


Ngoài trung tâm mộ phần thì những thiết kế bằng đá trong quần thể lăng mộ cũng là những kiệt tác. Đáng kể nhất phải kể đến công trình mà ông gọi là “vườn treo Babilon”.

“Vườn treo Babilon” gồm 3 bậc sàn bằng đá, 24 cột đá và một mái đá rất lớn. Tất cả được chạm khắc hết sức tinh tế, chi tiết, đầy nghệ thuật và mang tính cách điệu cao.

“Vườn treo Babilon” là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà, bàn luận sau khi du khách tham quan “Cụm văn hóa đồ đá” đặc biệt này.

Ông Khánh còn lấp lửng kể rằng dưới lòng đất có một hệ thống đường hầm dẫn đến hầm mộ. Tuy nhiên, đây là bí mật mà ông chưa muốn tiết lộ nên mọi thứ vẫn là bí ẩn (?!).

Theo ông Vũ Hồng Khánh, toàn bộ đầu tư cho khu vực lăng mộ mà ông gọi là “Cụm văn hóa đồ đá” này, tính cả tiền mua đất, cho đến khi tạm hoàn thành giai đoạn 1, đã lên đến gần 1 triệu USD. Đó là một số tiền cực kỳ lớn vào thời điểm cách nay 10 năm.
Những%20bí%20ẩn%20dưới%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20ở%20đất%20Cảng
"Vườn treo Babilon" trong quần thể lăng mộ

 
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, ông Khánh còn vô vàn những ý tưởng, những công trình ông ấp ủ, như xây dựng đôi rồng đá, mỗi con nặng chừng 10 tấn, đầu chầu cổng mộ phần, đuôi vẫy sau tháp mộ.

Ông Khánh còn muốn xây dựng một tháp đá giống như tháp bút trước đền Ngọc Sơn (Hà Nội), một cổng đá như cổng di tích Ngọ Môn ở Huế.

Tại Ngôi tháp đá khổng lồ sẽ có một đầu rồng bằng đá được lắp mô tơ để liên tục quay bên nọ, ngó bên kia, đuôi cũng phải vẫy vẫy và mắt rồng luôn chớp chớp trong bóng đêm.

Ông Khánh là một nhà khoa học, đã từng sáng tạo nhiều công trình khoa học có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật, sáng chế ra nhiều thứ máy móc tự động, nên việc đó đối với ông không có gì khó.

Còn rất nhiều những ý tưởng nữa mà ông ấp ủ để lấp đầy mảnh đất 3.000m2 này.

Theo ông, để biến ngôi mộ thành “Cụm văn hóa đồ đá” hoàn chỉnh như ý muốn của ông, ước chừng ngốn thêm cả chục tỉ đồng nữa.

Tuy nhiên, các dự định của ông chưa được triển khai, thì những thất bại trong làm ăn kinh tế xảy đến liên tiếp với ông và gia đình.
Những%20bí%20ẩn%20dưới%20lăng%20mộ%20triệu%20đô%20ở%20đất%20Cảng
Căn biệt thự và ngôi mộ của ông Khánh đã bị con trai cầm cố ngân hàng


Mảnh đất trị giá hàng chục tỷ đồng bị thu hồi không đòi được, việc làm ăn của người con trai mà ông tin tưởng tuyệt đối liên tiếp thất bại, đã khiến đại gia đình ông ngập trong nợ nần.

Mảnh đất, căn biệt thự, cùng với quần thể lăng mộ triệu đô được ông sang tên cho người con trai, những mong tạ thế, người con trai sẽ hương khói, chăm sóc phần mộ, đã bị anh đem cầm cố ngân hàng, mà ông không hề biết.

Làm ăn vỡ nợ, anh này bỏ đi biệt tích, nên ngân hàng đã tìm đến “xiết nợ” người cha già.


Theo đơn của ông Vũ Hồng Khánh, mảnh đất đem thế chấp cho ngân hàng chính là khu lăng mộ bằng đá mà gia đình ông đã xây từ năm 1999, khánh thành năm 2001.


Trên tấm bia đá có khắc chữ thể hiện sở hữu là mảnh đất chung của gia đình, được giao cho ông Vũ Đức Hòa, con trưởng, đứng tên sở hữu để chăm lo việc hương hỏa sau này.

Ông Khánh cho biết: “Anh Hòa làm ăn thua lỗ, phá sản, đã bỏ đi đâu không rõ. Hiện nay, vợ chồng tôi đã già yếu, sống phụ thuộc vào con cháu nên không có tiền trả nợ để lấy sổ đỏ về. Nhưng mang cả lăng mộ đi thế chấp vay tiền là vi phạm đạo đức, ngân hàng cũng không thể nhận thế chấp như vậy được”.


Dư Đông





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Jun/2013 lúc 12:44am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2013 lúc 1:28am

ĐÂU LÀ CỦA RIÊNG AI

NGUYỄN DUY NHIÊN

Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn. Mặc dù gia cảnh vất vả nhưng lúc nào anh cũng mong muốn tìm cho mình một con đường hạnh phúc, một hạnh phúc chân thật và không đổi thay. Mỗi khi nghe nói bất cứ nơi đâu có vị thầy nào giỏi, thì dù hoàn cảnh khó khăn anh vẫn lặn lội tìm đến để cầu đạo. Nhưng qua bao năm tháng anh vẫn không đạt được những gì mình muốn, hạnh phúc mà anh tìm kiếm vẫn thấy quá xa xôi.
    Một đêm khi anh ngủ, trong giấc mộng có một vị thần hiện ra dặn anh sáng mai hãy đi thật sớm đến một khu rừng gần đó, anh sẽ gặp một vị tu sĩ, và hãy hỏi thì ông ta sẽ giúp cho anh có được một cuộc sống hạnh phúc.
    Sáng hôm sau, anh ta mừng rỡ vội vàng lên đường đi về khu rừng ấy. Đến nơi, anh gặp một vị tu sĩ ăn mặc đơn sơ, y áo làm bằng những tấm vải vụn vá lại, ngồi dưới một gốc cây lớn dáng rất an vui và tự tại. Nhớ lời dặn của vị thần trong giấc mơ, anh quỳ xuống thưa:
  “Kính thưa thầy, bấy lâu nay con đi tìm một con đường hạnh phúc. Con muốn đạt được một cái gì đó mà có thể giúp con luôn được an vui và tự tại trong mọi hoàn cảnh. Con đã đi tìm cầu khắp nơi, và học từ nhiều vị thầy, nhưng vẫn không cảm thấy đạt được những gì mình muốn. Con xin thầy thương sót từ bi chỉ dạy cho con.”
    Vị tu sĩ ngước nhìn anh với ánh mắt từ ái, rồi nói,   “Thú thật ta cũng không có gì khác để dạy cho anh thêm nữa hết." Rồi vị tu sĩ cúi xuống tìm trong túi vải mình và lấy ra một vật, ông nói, "Ta chỉ có một vật này, không biết của ai cúng dường cho, thôi anh hãy cầm lấy đở đi".
    Nói xong, vị tu sĩ trao cho anh một vật trông như một viên đá chiếu sáng lấp lánh. Anh cầm trong tay và xem kỹ lại thì đó là một viên ngọc quý rất lớn. Tim anh như ngừng đập! Chưa bao giờ anh được thấy, chứ đừng nói là cầm trong lòng bàn tay, một vật quý giá đến như vậy. Với viên ngọc quý này, nó có thể mang lại cho anh bất cứ một hạnh phúc nào trên cuộc sống mà anh muốn. Phải chăng con đường hạnh phúc mà anh đang tìm kiếm bấy lâu nay, nó đang rộng mở ra ngay trước mặt mình.
    Anh mừng rở vô cùng, bật khóc và quỳ xuống đảnh lễ vị tu sĩ. Anh nhà nghèo từ giã vị tu sĩ và trở về căn chòi cũ của mình. Đêm hôm ấy anh trằn trọc và không tài nào ngủ được, anh cứ mơ tưởng về tất cả những sự sang giàu, quyền lực, địa vị và hạnh phúc trên cuộc đời mà mình có thể đạt được nhờ viên ngọc này. Và, anh cũng suy tư sâu xa về giấc mộng và vị tu sĩ ấy…
    Sáng hôm sau, khi mặt trời chưa lên, anh đã vội vàng lên đường quay trở lại khu rừng ấy. Anh mừng rở khi thấy vị tu sĩ vẫn còn ở đó, ngồi yên với dáng thong dong. Anh đến cạnh bên và quỳ xuống thưa:
  “Thưa thầy, con xin trả lại thầy viên ngọc quý này. Con đã suy nghĩ nhiều và hiểu rằng, viên ngọc quý này không thể nào mang lại được cho con một hạnh phúc mà con muốn. Điều mà con mong cầu, là làm sao có được cái tấm lòng của thầy mà đã có thể trao cho con viên ngọc quý ấy không chút luyến tiếc. Chứ con không cần viên ngọc này. Kính xin thầy chỉ cho con làm sao để có được tấm lòng rộng lớn ấy.”
--- oOo ---
Tặng một vầng trăng

Câu truyện ấy gợi tôi nhớ đến vị thiền sư thi sĩ Nhật bản Ryokan. Thiền sư Ryokan sống một cuộc đời rất thanh bần, ông ở trong một thảo am mái lợp bằng rạ. Buổi tối ông ngồi thiền và ban ngày thường chơi đùa với trẻ con trong làng. Có lần, ông thấy giữa am mình có một búp măng tre mọc nhú lên, rồi ngày qua ngày nó mọc lớn lên thành một cây tre cao đụng vào nóc nhà. Thấy thương cho cây tre, ông bèn khoét một lỗ trên mái để nó có thể thong dong chui qua ra ngoài.
    Vào một đêm trăng sáng nọ, có một tên ăn trộm lẻn vào lều của ông. Hắn nhìn quanh không thấy có gì để lấy, vì Ryokan chẳng có gì ngoài chiếc chăn để đắp ngủ. Tên ăn trộm bèn đánh cắp cái chăn duy nhất của ông và chạy thoát ra ngoài. Một lát sau, hơi lạnh thấm vào người, Ryokan giật mình thức giấc mới biết là mình đã bị trộm lấy mất.
    Lúc đó, ông ngước nhìn qua khung cửa sổ, thấy một vầng trăng vằng vặc sáng trên cao. Ryokan chợt thốt lên: “Ô! Vầng trăng đêm nay đẹp quá! Ước gì ta có thể tặng cho tên trộm ấy vầng trăng tuyệt đẹp này?”
Ai ban cho mà ai tiếp nhận?
Tôi thấy câu truyện về vầng trăng của thiền sư Ryokan cũng giúp làm sáng tỏ thêm tấm lòng của vị tu sĩ trong câu truyện trên.
    Làm sao Ryokan có thể tặng cho tên trộm được vầng trăng sáng ấy bạn nhỉ? Cũng như vị tu sĩ kia, ví như ông có muốn trao cho anh nhà nghèo tấm lòng của mình đi chăng nữa, như anh mong muốn, có chắc gì anh ta sẽ tiếp nhận được chăng? Người cho không thể cho mà người nhận cũng chắc gì sẽ nhận được.
    Tôi thường nghe nói rằng, chúng ta chỉ có thể trao tặng những gì mình thật sự có mà thôi. Ví dụ, ta chỉ có thể tặng cho người khác niềm vui nếu như ta có sự an vui, ta chỉ có thể giúp cho người khác không sợ hãi nếu như trong ta có được một sự vô úy. Đó là một điều rất thật. Nhưng bạn biết không, nếu nhìn sâu sắc hơn thì ta cũng sẽ thấy rằng, thật ra chúng ta không có gì để ban cho hay tiếp nhận, mà chỉ làm điều kiện giúp nhau tiếp xúc lại một thực tánh trong sáng đang sẵn có trong mỗi người mà thôi.
    Như một bà mẹ ôm đứa con đang khóc của mình vào lòng và dỗ cho nó. Khi đứa bé nín khóc và ngủ yên, bà mẹ cũng cảm thấy một niềm an vui và hạnh phúc. Ai là người cho và ai là kẻ nhận bạn hả?
Có mặt ở mọi nơi
Trời vùng tôi ở tháng này đã vào thu, khi buổi sáng trời trở lạnh và ngày ngắn đi, khi bình minh đến chậm và chiều buông cũng vội vàng hơn. Không gian trời Thu thật đẹp. Rừng cây một màu xanh mấy tuần trước giờ đã chuyển thành một bức tranh Monet muôn sắc màu sặc sỡ. Con đường tôi đi có muôn chiếc lá đủ màu, và mỗi khi có gió lộng không trung tràn ngập những màu sắc cam, vàng, đỏ, tím tung bay. Những lúc đứng trước một cảnh đẹp tuyệt mỹ của đất trời, tôi ước gì cũng có một ai khác đang ở đây để được cùng chia sẻ. Nhưng tôi hiểu rằng vẽ đẹp và sự chân thiện có mặt ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, chứ đâu riêng gì ở nơi này trên con đường nhỏ mùa thu vào một buổi chiều lộng gió...
    Như vầng trăng sáng kia muôn đời là của chung, chứ đâu là của riêng ai để ta mơ ước hay ban tặng cho nhau? Nhưng bạn biết không, tôi biết chắc được một điều, chúng ta bao giờ cũng có thể là điều kiện để nhắc nhở và mang lại hạnh phúc ấy cho nhau...

Nguyễn Duy Nhiên


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Jul/2013 lúc 11:58pm



             Ra đời hai tay trắng.
                  Lìa đời trắng hai tay.
                  Sao mãi nhặt cho đầy.
                Túi đời như mây bay..........  
 
 
***
 
        Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là luân hồi đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy bài học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó ngay trong chính mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở tương lai... Lắng nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc sống, sẽ thấy ra (vip***ati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.
Viên Minh
 
 

 

        Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không thấy vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta, của ta tự ngã của ta: Đây được gọi là những điên đảo tưởng.       
        Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau.  Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng  .
        Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân + si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.      
         Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", "đây là tài sản của ta"... nên mới khổ.
Viên Minh
 
 
        Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh,  nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”.                                
        Hãy thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
Dalai Lama
 
 
        Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi ...
        Khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý... Chính ý niệm của con người chia cắt manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi.
Viên Minh       
 

    Hạnh phúc đến khi chúng ta trở nên quen thuộc với những phẩm tính tốt lành của bản thân.
Đức Karmapa thứ 17  
 
 
        Có hai cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái biết chế định (paññatti) với khái niệm.
        Khi biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng tạo tác (không làm: vô vi, hoặc làm mà không tạo tác: duy tác).
        Khi biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện theo nhu cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham ái.
        Vì vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một động lực tất yếu từ sự thấy biết này.
Viên Minh
 
 
        “Sống với đạo Phật:
        - Nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp; đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác.
        - Nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức; đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.
Dalai Lama
 
 
        Trí tuệ không để bản ngã xen vào (= chấp thủ của các tư kiến) sự vận hành của các Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã trói buộc con người, làm cho con người bị động trong vòng luân hồi sinh tử.
Viên Minh        
 
 
        “Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu.
        - Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô. 
        - Anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
Dalai Lama
 
 
        - Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới. Định
        - Tĩnh lặng là tuyệt đỉnh của Định.
        - Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.
        Thực ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định Tuệ mà thôi...
Viên Minh
 
        “Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
Ví như trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.
        Vì thế, nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”
Dalai Lama
 
 
        Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…
        Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú… chứ không nên chểnh mảng. 
        Nhưng cẩn thận đấy, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại...
Viên Minh
 
        "Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn..        .
       
Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt. 
Dalai Lama





(internet)



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2013 lúc 6:20am

    
                           
Chân lý  không thể bị bó hẹp trong tôn giáo

Một tín hữu đạo đức tự cho rằng mình không còn phải tìm kiếm chân lý ở nơi đâu khác nữa, vì đã gặp thấy đầy đủ trong tín ngưỡng của mình. Để mở mắt cho người ấy, Linh Sư kể:
- Có một sinh viên khoa toán nhưng không bao giờ trở thành nhà toán học được, vì anh ta tin rằng bài toán nào cũng đã có lời giải và đáp số ở ngay cuối bài. Mỉa mai thay, đó lại là sự thật, và vì thế anh ta chẳng tha thiết tìm hiểu làm gì cho mệt óc.

                                         
Lợi ích của tu đức

Một bợm nhậu say bét đến hỏi Linh Sư:
- Thưa thầy, đối với một kẻ nghiện ngập như con thì tu đức có lợi ích gì ?
Linh Sư đáp:
- Sẽ mang lại cho con sự say sưa không cần đến men rượu.

                                       
Hành động đạt ngộ

Một đệ tử hỏi:
- Thưa thầy, con phải làm gì để đạt đến tri giác ?
Linh Sư đáp:
- Không làm gì hết.
- Thưa thầy, vì sao lại thế ?
- Vì đạt tới tri giác không liên hệ đến việc làm gì cụ thể. Đôi khi tri giác xảy đến bất chợt mà chẳng phải cố gắng gì.
- Như thế xem ra là khó khăn ?
- Ngược lại là khác.
- Vậy nó thế nào ?
- Thầy đã nói là không làm gì hết.
- Thưa thầy, vậy phải làm sao để có thể buông bỏ hoàn toàn.
- Con nghĩ phải làm gì để ngủ và thức dậy ?  

                                   
Tri giác và thực hữu

Tri giác hiện hữu trong thực tại. Nói cách khác, tri giác và thực hữu phải đi đôi với nhau.
Một đệ tử hỏi:
- Thưa thầy, con có thể đạt tới tri giác ở đâu ?
Linh Sư đáp:
- Chính ở nơi đây.
- Thưa thầy, điều đó xảy tới lúc nào ?
- Chính lúc thầy và con đang nói chuyện đây.
- Thưa thầy, vậy tại sao con không chứng nghiệm được ?
- Bởi vì con không nhìn xem.
- Thưa thầy, con phải nhìn một cách đặc biệt gì không ?
- Không, con chỉ cần nhìn một cách bình thường mà thôi.
- Nhưng thưa thầy, con luôn luôn nhìn như thế.
- Không đúng.
- Không đúng như thế nào, thưa thầy ?
- Muốn nhìn, con phải hiện diện trong thực tại. Nhưng con, con luôn ở nơi khác.

                          
Biết đọc quyển sách đời mình

Linh Sư khuyến khích các môn đệ trau dồi tri thức và tìm kiếm sự minh triết. Ngài nói:
- Người ta làm giàu trí tuệ bằng cách đọc sách và lắng nghe những người khôn ngoan.
Đệ tử hỏi :
- Thưa thầy, còn về sự minh triết ?
Linh Sư đáp:
- Về sự minh triết thì người ta thủ đắc bằng cách tự đọc quyển sách của chính bản thân mình. 
Suy nghĩ một lát, ngài nói thêm:
- Nhưng đó không phải là việc dễ dàng, bởi vì cuốn sách đó luôn đổi mới trong từng giây phút. 

                         
Khôn ngoan thì hơn là trường thọ

Có một dụ ngôn kể rằng:
Ngày kia Thượng Đế sai thiên sứ đem đến Linh Sư một sứ điệp: " Con hãy cầu xin sự trường thọ và con sẽ được nhận lời, cho dẫu là một trăm triệu năm. Vậy con muốn sống bao nhiêu năm ? ".
Linh Sư đáp lại không suy nghĩ:|
- Dạ, tám mươi năm.
Các đệ tử nghe vậy buồn bã nói:
- Thưa thầy, nếu thầy sống đến một triệu năm thì sự minh triết của thầy sẽ ích lợi biết bao cho các thế hệ con người.
Linh Sư đáp:
- Nếu thầy sống quá lâu, người ta sẽ quan tâm tới việc kéo dài tuổi thọ hơn là sự trau dồi minh triết.

                             
 Khởi đầu của Thần hiệp

Gặp Linh Sư đang vui vẻ, các đệ tử muốn tìm hiểu tri giác đem lại cho người ta điều gì, họ hỏi:
- Thưa thầy, thầy đã đạt tới sự nhiệm hiệp với Thiên Chúa chưa ?
Linh Sư đáp:
- Chưa.
- Nhưng thầy đã trở thành một vị thánh ?|
- Chưa luôn.
- Thưa thầy, vậy thầy đã đạt đến bậc nào ?
- Một người thức giác.

                                                  LM  Anthony de Mello
--
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Jul/2013 lúc 7:20am

12/05/2013 06:52 (GMT+7)

Hương sen nơi chốn ao tù

GN - Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.

tu%20nhan%203.jpg

Khu nhà tù giữa mênh mông rừng núi

Tôi thỉnh thoảng đi ngang xa lộ này, nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng phía sau cánh rừng xinh đẹp ấy có một nhà tù hàng hàng lớp lớp dây kẽm gai, những tháp canh có nhân viên an ninh mặt lạnh luôn cầm súng, nhiều dàn đèn cao áp và không biết bao nhiêu máy ghi hình (video camera). Chỉ nhìn chút ấy thôi đã thấy lạnh xương sống, dù đây chỉ là nhà giam loại trung chứ không phải loại an ninh cao dành cho tội phạm nghiêm trọng.

Ấy thế mà hơn mười năm qua, hầu như cuối tuần Scott đều lên lịch đi thăm với mục đích duy nhất hướng dẫn thiền, chia sẻ lời Phật dạy cho tù nhân. Có trại tù nằm ngoài đảo xa, có cái nằm giữa sa mạc hoang vu, có cái giữa núi cao rừng sâu. Dù phải lái xe ba, bốn trăm cây số, anh vẫn đi và nhờ những nỗ lực không mệt mỏi ấy, anh đã thành lập được chi hội Phật tử tại hầu hết trại giam.

Scott lái xe vô bãi đậu trước cổng nhà tù, tôi phụ anh khiêng mấy thùng sách cho vào xe đẩy. Sau phần thủ tục rà xét kỹ lưỡng hơn đi máy bay, chúng tôi được nhân viên an ninh có đầy đủ súng ống, tháp tùng qua nhiều lớp cửa thép dày đóng mở bằng mã số. Scott đã quen không khí sắt thép, cấu trúc lạnh lùng nên không chút bối rối, chẳng những thế, anh rất hớn hở như đứa bé sắp được mẹ cho quà. Còn tôi lần đầu đi vào chốn thế này, tâm bất an căng thẳng chi lạ.

Người đàn ông mặc trang phục dân sự chờ chúng tôi trước cửa căn phòng. Ông ta cười tươi, bắt tay như thân quen Scott đã lâu. Nụ cười lần đầu tiên tôi gặp xóa đi phần nào cảm giác rờn rợn. Sau vài câu xã giao, ông bấm mã số mở cửa phòng: - Họ đang đợi bạn bên trong.

Khoảng 40 tù nhân thuộc nhiều lứa tuổi và màu da khác nhau đang ngồi trên bồ đoàn đồng đứng dậy, mỉm cười, chắp tay: - Namo Sakyamuni Buddha (Nam-mô Thích Ca Mâu Ni Phật).

tu%20nhan%201.jpg

Tù nhân tham gia trong chương trình thực tập tọa thiền

Chương trình Chi hội Phật tử tại nhà tù (Prison Sangha) hiện đang phát triển mãnh liệt tại Hoa Kỳ và được Bộ Cải huấn - Quản lý tù hết lòng khen ngợi do giảm thiểu bạo loạn trong trại giam và đồng thời cung cấp giải pháp ổn định tinh thần, khai mở trí tuệ cho tù nhân. Hầu hết các chương trình này do tu sĩ và cư sĩ người Hoa Kỳ sốt sắng tình nguyện. Đạo Phật nhập thế - dấn thân của Tây phương cũng đang có sức hút giới trẻ người Mỹ gốc Á.

Lần đầu tiên nhìn Phật tử trong áo quần tù, tôi ngỡ ngàng giây lát rồi chợt nhớ có nhiệm vụ thiết lập bàn thờ Phật cho buổi thiền tập. Scott bắt đầu nghi thức niệm Phật, xướng kinh Anh ngữ.

Tù nhân đã thuộc lời kinh, đồng tụng rất nhịp nhàng. Từng chữ được ngân rất trầm, rất mạnh như chuyển đạt nỗi khát khao hướng thiện cháy bỏng! Sóng Phật âm xoay vần chuyển động. Năng lượng giác ngộ phút chốc sưởi ấm căn phòng thô cứng lạnh lẽo. Tôi thấy mình ngụp lặn trong biển từ lai láng cùng đồng loại có Phật tánh trong lòng.

Sau thời kinh, Scott hướng dẫn thiền tọa rồi đến thiền hành trước khi bắt đầu phần chia sẻ lời Phật dạy. Trong bốn bức tường bít bùng, những bước chân chậm rãi nhẹ nhàng, thong dong tự tại như mây trôi đỉnh núi. Hạnh phúc và đau khổ được hiện rõ nơi đây. Những tù nhân này, thay vì ngồi thả hồn buồn chán, bực bội trong năm tháng tù tội, đã chọn con đường tỉnh thức để đem lại an lạc, khai mở trí tuệ cho chính mình. Trong phần pháp thoại, Scott nói về chánh nghiệp và chánh mạng (right action: làm đúng; right livelihood: sống đúng) là 2 trong 8 con đường Phật chỉ dạy (Bát chánh đạo). Scott trình bày đơn giản dễ hiểu, đưa những ví dụ đời thường để người nghe có thể cảm nhận được.

Đến phần chia sẻ quá trình tu tập, hành giả tự nguyện đưa tay để được phát biểu. Đây là phần tôi mong đợi, vì chính trong môi trường không còn gì cám dỗ, người tu thật sự hành trì để thực chứng.

Robert - 23 tuổi: “Tôi thật sự thay đổi rất nhiều từ khi vào trại giam. Trước đây tôi rất dễ kích động đánh lộn, nhưng từ ngày tôi thực tập thiền, tôi rất an lạc. Bây giờ rất khó kích động hoặc làm tôi nổi giận. Thiền và lời Phật dạy đã thay đổi tôi hoàn toàn”.

James - 41 tuổi: “Trước đây tôi lúc nào cũng giận dữ và sẵn sàng đánh người. Nhưng tôi quyết định khi ra tù tôi không muốn như thế. Tôi thử tập thiền để đối trị giận dữ và quả thật đã giúp tôi rất nhiều. Tôi đã học cách quán chiếu khi sân hận nổi lên và từ từ kiểm soát được cảm xúc của mình. Tôi ước mong có nhiều bạn tù tham gia vào chi hội hơn nữa, vì Phật giáo đã đem lại lợi ích cho tôi”.

Lidarius - 24 tuổi: “Chúng tôi gây ra tội ác thường do hoàn cảnh sống khắc nghiệt, không được giáo dục, hoặc không kiềm chế được tham lam, sân hận. Bây giờ tôi đã biết cách mỗi ngày dành thì giờ để thiền theo dõi hơi thở của mình, bỏ qua mọi chuyện. Chính bỏ qua mọi chuyện lại tạo những điều lành đến với tôi”.

Sisi - 34 tuổi: “Mấy người bạn tù hỏi tôi làm cái gì thế? Tôi bảo rằng tôi muốn dành thời gian cho riêng tôi. Mà thật sự là như thế! Tôi dành thì giờ cho nội tâm của tôi! Và trong nội tâm của mọi người đều có chất thiện. Chẳng qua có người chọn con đường sai vì quên đi nội tâm. Dành thời gian để biết về nội tâm chính tôi thật sự làm tôi cảm thấy rất an lành”.

...

Tiếng chuông nhà tù báo hiệu buổi tu học 2 tiếng sắp chấm dứt, trước khi tặng kinh sách, Scott mời tôi có đôi lời. Tôi ráng giấu cảm xúc, nói thật chậm:

- Trước hết, xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ đến các bạn đã lập nên Chi hội Phật tử tại môi trường không tưởng này. Trong truyền thống Phật giáo, hoa sen luôn được dùng làm biểu tượng. Có lẽ các bạn chưa từng thấy hoa sen vì chúng ta sống ở miền lạnh. Đây là loài sống trong ao bùn hôi hám mà hầu như không có loài cây nào sống, thế nhưng loài sen đã nỗ lực vươn lên, vượt qua khỏi lớp bùn ấy để tạo ra những đóa hoa đẹp tinh khiết. Hôm nay tôi thật sự quá xúc động, các bạn đã làm tôi rơi nước mắt khi lần đầu tiên đến nơi không ai muốn đến, tận mắt nhìn những nhành sen vươn lên mãnh liệt, cho ra những bông hoa vô cùng thánh thiện. Xin gởi lòng biết ơn các bạn đã cho tôi nghiệm chứng hình ảnh cao quý ngày hôm nay mà rất khó thấy ở đời thường. Các bạn là tấm gương cho tôi noi theo học hạnh tinh tấn. Kính chúc các bạn luôn được nhiều an lạc và thành công trên con đường học lời Phật dạy...

tu%20nhan%202.jpg

Và cùng nhau pháp đàm, chia sẻ

Tiếng chuông thứ hai báo hết giờ, chúng tôi chắp tay búp sen chào giã từ, hẹn tháng sau gặp lại. Cảm giác bất an khi tôi đến đây đã không còn. Không khí lạnh lùng sắt thép, kẽm gai súng ống vẫn hiện diện nhưng hương sen đã sưởi ấm trái tim.

Bây giờ tôi hiểu vì sao Scott hàng tuần hăng hái có những chuyến đi như thế và lúc nào cũng rạng rỡ hạnh phúc. Được giúp người hướng thiện là một hạnh phúc. Chợt thương mến vô cùng Bậc giác ngộ vĩ đại Thích Ca, sau khi thành đạo, Ngài cũng đi suốt mấy mươi năm trời không ngưng nghỉ cho đến khi nhập Niết-bàn. Ngài đi khắp nơi giúp người thoát khổ, dù nơi ấy có hiểm nguy, gian nan, nghèo đói. Ngài là bậc hạnh phúc an lạc nhất thế gian chính vì những điều ấy.

Xin nguyện cầu cho tôi cùng tất cả chúng sanh đủ năng lực, trí tuệ và tình thương để được đi như Đức Phật, dù chỉ đi được những bước đi rất nhỏ bé.

Huyền Lam


http://giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2013/05/12/124241/

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2013 lúc 7:36pm

Thứ hai, 8/7/2013 10:54 GMT+7

Nổ liên tiếp ở nơi đức Phật giác ngộ

Những kẻ khủng bố tấn công đền thờ Bodh Gaya, thánh địa linh thiêng nhất của đạo Phật ở miền đông Ấn Độ, nơi có cây bồ đề mà đức Thích Ca Mâu Ni thiền và giác ngộ.

slide-307098-2665011-free-1373254588_500
Một đền thờ nhỏ trong khuôn viên bị hư hại vì nổ bom. Ảnh: AFP

Hai nhà sư bị thương nhưng may mắn là cây bồ đề không hề hấn gì.

Chính phủ Ấn Độ gọi việc cài 9 quả bom ở khu đền thờ Bodh Gaya là hành động "tấn công khủng bố". Khu đền thờ Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nằm ở bang Bihar, là điểm đến hành hương của hàng triệu Phật tử và khách du lịch từ khắp thế giới. 

Chưa tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ tấn công, nhưng cảnh sát cho biết trước đó họ đã cảnh báo các quan chức rằng các chiến binh Hồi giáo có thể nhắm vào những địa danh quan trọng như Bodh Gaya để trả thù cho các hành động chống đạo Hồi ở nước láng giềng Myanmar.

"4 vụ nổ xảy ra trong khu vực đền thờ. 3 vụ xảy ra ở gần tu viện Karmapa, trong đó một vụ nổ ở gần tượng Phật và gần một ở bến xe buýt bên ngoài", Bộ trưởng Nội vụ Sushil Kumar Shinde nói với các phóng viên.

Hai quả bom khác được tìm thấy và tháo ngòi bên trong khuôn viên đền, một quả được đặt gần bức tượng Phật cao 24 m. Hai nhà sư bị thương, một người 50 tuổi, đến từ Tây Tạng, và một nhà sư 30 tuổi, đến từ Myanmar, được đưa đi bệnh viện. 

Lực lượng an ninh đã được tăng cường tới khu đền thờ sau vụ việc. 

Gomarankadawala Hemarathana, nhà sư 28 tuổi người Sri Lanka, nhân chứng tại hiện trường, cho biết một trong số các quả bom được đặt dưới chân bức tượng. 

"Thật là kỳ diệu khi bức tượng đức Phật không bị hư hại gì. Quả bom được đặt ở chân bức tượng nhưng không phát nổ", ông nói.

Ngoài các đền thờ, khu phức hợp còn có hàng chục tu viện là nơi ở cho các nhà sư trên khắp thế giới. Một vài cửa sổ bị vỡ, một số cửa gỗ ở những đền thờ nhỏ bị phá hủy và có một vài mảnh vỡ trong một tòa nhà khác. 

Khu đề Bồ Đề Đạo Tràng có cây bồ đề được tin rằng là nơi đức Thích Ca Mâu Ni đã giác ngộ đạo Phật vào năm 531 trước Công nguyên. Cây không bị ảnh hưởng trong vụ tấn công.

"Cây bồ đề linh thiêng hoàn toàn an toàn và không bị hư hại", Abhayanand, cảnh sát trưởng Bihar nói với AFP.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lên án các vụ nổ ở khu vực đền thờ được UNESCO công nhận là di sản thế giới và nói rằng "những cuộc tấn công vào các địa điểm tôn giáo sẽ không bao giờ được tha thứ".

Thứ trưởng Nội vụ Ấn Độ R.P.N. Singh phát biểu rằng "đây rõ ràng là vụ tấn công khủng bố" và cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về vụ việc.

Các cuộc tấn công chống lại đạo Phật là khá hiếm ở Ấn Độ, tuy nhiên lo ngại ngày càng lan rộng sau những xung đột giữa người theo đạo Phật và đạo Hồi ở Myanmar, Sri Lanka và Bangladesh leo thang thời gian qua. 

Khu đền thờ Bodh Gaya nằm cách thủ phủ Patna của bang Bihar 110 km về phía nam, là một trong những đền thờ cổ xưa nhất của Ấn Độ. Theo UNESCO, đền thờ đầu tiên trong khuôn viên được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và những đền thờ khác được xây vào thế kỷ thứ 5, thứ 6 sau Công nguyên. Sau khi thiền định dưới gốc cây bồ đề ở đây, đức Phật được cho là đã dành phần đời còn lại của mình để giảng đạo cho đến khi qua đời ở tuổi 80.

Vũ Hà


http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/no-lien-tiep-o-noi-duc-phat-giac-ngo-2844737.html



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2013 lúc 9:59pm

HIỂU ĐỜI


(Chu Dung Cơ)

 

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày

Qua một ngày vui một ngày

Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.

Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

  

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.

Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)

Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)

Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.

 

 

 

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp;  đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn

 

Chu Dung Cơ






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/Jul/2013 lúc 10:04pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Jul/2013 lúc 9:59pm


THIỀN NGÔN 



- Vô ngã có nghĩa là tất cả pháp đều không phải là ta hay của ta. Ta và của ta chỉ là ý niệm thôi chứ không có thật. Vì dù không có ý niệm "ta" gán vào thì pháp vẫn vận hành. Trong mỗi cá nhân có những yếu tố hợp lại mà thành như thân vật lý (physical body), cảm giác (sensation), tri giác (perception), phản ứng tâm lý (mental action and reaction), tâm thức (mind, consciousness), chúng tương quan với nhau mà tạo thành quá trình sự sống (living process), trong đó không có gì là ta và của ta cả.
Viên Minh

- Dù có tôn giáo hay không tôn giáo, dù kiến tánh hay chưa kiến tánh thì luật nhân quả vẫn là sự vận hành chung cho muôn loài vạn vật không trừ một ai. Người làm đúng là đúng, người làm sai là sai, người làm tốt là tốt, người làm xấu là xấu, luật nhân quả không dành riêng cho người nào cả. Còn việc đúng sai tốt xấu thì cứ để luật nhân quả cân nhắc phán xét, chúng ta không nên dựa vào hiểu biết về nhân quả hạn hẹp của mình để đánh giá hành động của người khác.

Viên Minh


- Tin vui cho tất cả mọi người: có thể tự giải phóng mình khỏi sự hành hạ của tâm trí. Cách đơn giản nhất như sau: Hãy bắt đầu nghe tiếng nói trong đầu mình như bạn vẫn thường có thể nghe. Hãy đặc biệt chú ý tới bất kỳ hình mẫu ý nghĩ lặp lại nào, những thứ âm thanh này có lẽ đã lặp đi lặp lại trong đầu nhiều năm rồi. Quá trình như vậy chính là chứng kiến người suy nghĩ.

- Không gian và thời gian chung cuộc là ảo tưởng của tâm trí. Chúng chứa cốt lõi chân lý là hai thuộc tính bản chất của cái Một: vô hạn và vĩnh hằng.


Eckhart Tolle



Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.

Sumedho



- Ai trải qua sự thật về khổ thì người ấy thấy ra bản chất vô thường, khổ, vô ngã trên cõi thế gian, nhờ chấp nhận sự thật này mà người ấy thanh tịnh trong sáng, và ai thanh tịnh trong sáng thì giác ngộ giải thoát, thấy rõ thực tánh chân đế và Niết-bàn.

-Thấy pháp và chia sẻ pháp với những người hữu duyên hình như là sứ mạng rất tự nhiên và đương nhiên của bất kỳ ai nhận ra lẽ sống trong nguyên lý "tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha". Thấy pháp thì một mặt chịu ơn sâu của Tánh Biết, mặt khác lại mang nghĩa nặng của Đất Trời - khó mà có thể đáp đền


Viên Minh


Trong một nội tâm đầy chánh niệm, tất cả hạnh phúc và khổ đau đều đồng giá trị. Không có gì khác biệt giữa hai thực tại này hết. Cái nào cũng là Ðang Là, xuất hiện rồi biến mất. Hạnh phúc vẫn là Hạnh phúc, Ðau khổ cũng cứ là Ðau khổ. Chúng là cái Chúng Là. Chúng vô ngã và chỉ có vậy. Chúng ta đừng để mình phải đau khổ vì chúng. Chỉ việc đón nhận, nhìn mặt và hiểu biết chúng. Tất cả cái gì có mặt đều phải có lúc biến mất. Tất cả đều vô ngã!

Sumedho


- Trong thực tánh chân đế không có khái niệm toàn hảo và bất toàn. Nhưng khi có sự mong mỏi đạt đếnmột lý tưởng toàn hảo thì mới có khái niệm bất toàn đối nghịch với ý niệm toàn hảo mà sinh ra chấp thủ nhị nguyên. Khi nói câu này thầy chỉ muốn nhắc rằng nếu muốn cầu toàn trong ảo vọng một cách nhị nguyên như vậy thì tốt hơn là nên trở về nhận ra tính bất nhị ngay trong thế giới vô thường, bất toại và vô ngã này. Giác ngộ chính là thấy ra mọi hiện tượng thế gian đều không hoàn hảo như lý tưởng cầu toàn, do đó buông xuống cái ta ảo tưởng lăng xăng tạo tác để cầu toàn, mới giác ngộ ra thực tánh chân đế như nó đang là vượt ngoài khái niệm toàn hảo và bất toàn.
 
Viên Minh 


- Về bản chất, vô trí là nơi phát sinh mọi sự sáng tạo. Đa số những người có bằng cấp cao lại ít sáng tạo không phải vì họ không biết cách suy nghĩ, mà vì họ không biết cách dừng suy nghĩ.
 

- Một cách rất đơn giản để tránh xa tâm trí là đưa sự tập trung chú ý của bạn hướng vào thân thể. Cảm giác về thân thể bên trong của bạn là vô hình dạng, vô giới hạn và không dò được.


Eckhart Tolle



-Tâm của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ. Khi tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm. Nói cách khác người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả.

-Đừng cố gắng trở thành cái gì. Đừng nhẩy vào bất cứ chuyện gì. Cũng đừng là một thiền sinh. Đừng mong giác ngộ. Lúc ngồi thì hãy ngồi. Khi đi thì hãy đi. Chẳng nắm giữ gì mà cũng không chống đối gì cả... Hãy để mọi sự tự nhiên.


Ajahn Chah



Tánh biết thấy pháp là việc tự nhiên nên nó không cần dụng ý dụng công, chỉ có "người muốn biết" mới có dụng ý và phải dụng công. "Người muốn biết" chính là cái ta ảo tưởng, khi nó xen vào tánh biết thì cái biết trở nên chủ quan và trì trệ, khó thấy được pháp như nó đang là.

Cứ để tâm tự nhiên mà thấy thì tánh biết tự biết điều chỉnh cái thấy cho thích nghi với mọi đối tượng của nó. Đừng cố gắng nhìn, nghe... để nắm bắt điều gì vì lúc đó khái niệm đã xen vào, mà khái niệm đi trước thì cái thấy bị trì trệ và không còn trung thực được nữa nên cái thấy không thể đồng nhất với pháp trên tính chất chỉ có duy nhất tại đây và bây giờ (thời, vị và tính) của nó. Tự nhiên, vô tâm (không trước ý) và giản dị là bí quyết mà cũng là phẩm chất của tánh biết đối với vạn pháp.

Viên Minh


- Bạn “đạt tới” chứng ngộ (cứu giúp) bằng việc bạn nhận ra rằng bạn đã ở đó rồi. Bạn tìm thấy Thượng Đế vào khoảnh khắc bạn nhận ra rằng bạn không cần tìm kiếm Thượng Đế. Bạn không thể làm được điều này trong tương lai. Bạn làm nó Bây giờ hoặc không bao giờ làm được điều đó.

Eckhart Tolle


- Khi tâm an tịnh tức là nó đang ở trong điều kiện bình thường. Khi tâm di động thì tư tưởng hình thành. Hạnh phúc hay đau khổ là một phần của tâm hoạt động này. Bất an và tham ái cũng được hình thành như thế. Nếu bạn không hiểu rõ chuyển động này, bạn sẽ săn đuổi đàng sau tư tưởng hình thành mãi, và trở thành nạn nhân của nó.

Ajahn Chah


Vu That






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Jul/2013 lúc 10:01pm
mk
IP IP Logged
Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.