Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: XE NGỰA - CÁ KÈO Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: XE NGỰA - CÁ KÈO
    Gởi ngày: 01/Mar/2009 lúc 10:59pm

XE NGỰA - CÁ KÈO

Trần Anh Dũng

 

 

Thị xã Gò Công vào thập niên 70 vẫn còn xe ngựa chở khách chạy các tuyến Cầu Nổi, Tăng Hòa ...

Ngồi xe ngựa trên đường đất cát bạc,đất đỏ xóc dằn, đi xuyên qua cái màu xanh óng mượt, màu nắng chói chang của làng quê miền Nam là chuyện đáng nhớ hoài.

 

.BEN%20XE%20NGUA.

Đường Bến xe ngựa xưa

Escorbet trước 1950

Từ Dũ  từ 1950 – 1975

Đường Lý Tự Trọng hiện nay

.

 

 

.

Xe ngựa Gò Công khách xe thổ mộ miệt Hốc Môn – Bà Điểm, xe không mui, bánh xe bằng gỗ được niềng một vành cao su .Khách ngồi dưới thùng hoặc trên hai miếng ván de ra khỏi thùng xe, gặp lúc xe chật, khách cũng có thể ngồi quay mặt về phía sau xe, cọ lưng với người ngồi trước.

 

.lambro01.jpg%20picture%20by%20fbuis.

Xe ngựa Sài Gòn thuở 1960...


Xe ngựa chạy những chặng ngắn, khách du lịch hay hàng hóa ngày đó chẳng có là bao, vậy mà xe ngày nào cũng chạy, bởi xe ngựa ngày đó có sứ mệnh nối liền mối quan hệ giòng họ, bà con giữa kẻ chợ người quê.


Ngồi xe ngựa ở cái thời cả một vùng đồng ruộng mênh mông, lâu lâu mới có chút khói xe, nên mỗi lần có xe hơi chạy qua, con nít tụi tôi cứ phồng mũi hít hà, đứa nào cũng cho là khói xe thơm hết biết !


Xe ngựa và cái bến xe ngựa ở Gò Công còn giữ cho tôi một kỷ niệm khác, đó là chuyện đi nhổ trộm lông đuôi ngựa về vòng cá kèo. Ngày nay ở quê tôi không còn ai đi vòng cá kèo nữa, cá kèo ở chợ là cá chạy lờ hoặc chạy đáy, là cá nuôi.

Lông đuôi con phèn

 
Tôi có một người anh bạn dì chạy xe ngựa. Xe anh chạy tuyến Xóm Giảng – Chợ Gò. Anh có con ngựa cỏ màu phèn, nên gọi là con Phèn, một con ngựa cái ốm nhom. Tôi rất sợ nhìn vào cái bụng chinh binh, lộ xương sườn của con ngựa già này. Con Phèn kinh niên không đủ ăn, bởi xóm Giảng quê ngoại tôi đồng khô, cỏ mặn, ngựa cũng như trâu thường chỉ mùa mưa mới có cỏ ngọt mùa nắng phải nhai rơm rạ mòn hàm.


Ngày đó, hễ vô con nước cá kèo là tôi đều lân la ra bến đón xe. Mỗi bận gặp tôi là anh họ lột cái nón nỉ trên đầu xuống, trừng mắt nói. “Mày ra đây hoài tao mét Bảy (má tôi), bả đánh mày chết:!” Nhưng rồi anh cũng giao xe cho tôi coi. Anh biết tôi ham ngựa, ham xe, chớ đâu biết tôi lỡ nghe bạn bè xuú dại di nhổ lông đuôi ngựa vòng cá kèo. Thằng Mạnh bạn tôi dặn: “Mày nhổ đại một nắm, vòng không hết thì bán, có tiền lắm đó con”. Tôi sợ nên nói: “Nhổ một nắm nó đau, nó đá thấy mẹ”.


Cằm theo cái roi ngựa, anh họ tôi vô tiệm nước của người Tàu làm một cà phê đổ ra dĩa, lúc cúi mặt sát bàn, lúc đưa lên ngang miệng húp một cái trót. Tôi ở lại với con ngưựa cái đang đứng thờ phì phò trong gọng xe, miệng suùi bọt, mồ hôi đổ trắng mông đít. Cái mùi mồ hôi ngựa ngây ngây cũng đáng ghiền lắm.
Mỗi lần nhổ lông đuôi ngựa là tôi lưỡng lự, không biết nên nhổ mỗi lần một cọng cho dễ hay là nhổ đại một dúm cho mau. Tôi rề rà sau đít con ngựa già tội nghiệp, tôi biết nếu đau, giỏi lắm nó đá thì đâu đã trùng được tôi, trúng cái thùng xe là chắc. Ở trong vòng yên cương con Phèn vô phương tự vệ.


Tôi thấy, thương con ngựa cái, có bận tôi mở miệng trách anh họ là sao để con ngựa ốm nhách vậy, tôi nói anh là quan ham ăn nhậu không hà! Nhưng tới lượt tôi cũng ham mớ lông đuôi của con ngựa già thảm thương này để về vòng cá kèo. Trước khi nhè vào cái đuôi ngựa xơ xác mà nhổ lông, tôi vẫn biết là khi người ta mê đắm cái gì quá đỗi người ta có khi đâm ra có tánh ác.

Vòng cá kèo

 
Không biết sao hồi đó tôi mê vòng cá kèo quá vậy.

..


Cột một đầu lông ngựa vào cần câu tre, đầu còn lại thắt vòng thòng lọng. Cá kèo quê tôi, ở miệt ruộng rẫy (ruộng nước lợ) mỗi tháng đúng con nước là nổi đầu đầy mặt ruộng, tiếng địa phương là nổi lềnh. Cá kèo không cắn mồi câu, vòng cá kèo là cách duy nhất gạt được cặp mắt tinh nhanh và trị cái thói hễ nghe động nước là lặn mất tăm của loài cá này. Lông đuôi ngựa vừa mỏng vừa mềm vừa chắc, thả vòng nhẹ vào đầu chúng rồi giật. Kể dễ vậy chớ cũng khó vòng lắm, bởi nắng gió trên ruộng nước mặn chói chang, phải biết canh gió, canh hướng nắng thả vòng mới trúng.


Người quê tôi, ai mà canh chính xác được thời tiết, nắng gió sao cho không xê xích để mần ruộng, để vòng cá kèo đều xứng gọi là tay tổ.


Mợ ba tôi, một bà vợ goá, nuôi mẹ chồng và đám con bằng nghề vòng cá kèo. Hôm nào nhà không có tiền đi chợ, dù không đúng con nước cá chạy, mợ xăn quần tới bắp đùi lội ruộng, lội bưng một chút là có cá kèo về ăn.

 

. .

 

Mợ tôi có tay sát cá lắm, chân ngâm trong sình ngập tới đầu gối, cái rọ tre đựng cá cột bằng dây bập dừa quanh bụng, mợ đứng bất động, vậy là đám cá kèo tưởng mợ là cái cây khô nên vô tư nổi đầu chung quanh, mợ cứ vậy mà vòng. Không tệ nhưng chúng tôi, một cọng lông ngựa mợ vòng hoài không đứt , một cộng lông ngựa mợ nuôi được cả nhà. Chỉ cần vòng đủ mớ cá, trên đường về mợ ghé qua mấy cây me mọc hoang đường làng, tước một mớ lá me non để về nấu canh chua. Ngày đó chẳng mấy khi nhà mợ tôi có nước mắm hay bột ngọt, nhưng canh chua lá me nấu với cá kèo ở nhà mợ thơm ngon kể làm sao cho xiết!

 

.cakeo3.jpg%20picture%20by%20bienviet0810.


Có lần tôi hỏi: “Cách gì có bột ngọt với tóp mỡ nấu canh, kho cá cho ngon hơn hả mợ?”. Mợ tôi nói: “Ăn để sống chớ hổng phải sống để ăn đâu con”. Mợ nói đúng cái câu má tôi thường nói mỗi khi chúng tôi sụ mặt khi thấy mâm cơm ít đồ ăn. Một câu nói gần như là một châm ngôn sống mà những người đàn quê tôi, những người gánh vác việc lo hai bữa ăn cho cả nhà, những bữa ăn lắm lúc cơ khổ đến mức họ đành phải lớn tiếng “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn !” để áp chế đám con nheo nhóc lúc nào cũng thèm ăn no, ăn đủ.

                                                    .

 

 



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 02/Mar/2009 lúc 3:14am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:02pm

 

Bén duyên điện ảnh nhờ... xe ngựa

 
Chú Hai vào vai xà ích trong một bộ phim - Ảnh tư liệu
TT - Giữa thời buổi xe máy, xe hơi đầy rẫy, đâu dễ mấy người còn giữ nghề làm xe ngựa xưa cũ nữa, nên thành ra chú Hai xe ngựa (tên thật là Trần Văn Hai) trở nên "nổi tiếng" ở khu vực Lái Thiêu, Bình Dương. Và cũng chính nghề này đã khiến chú bén duyên với điện ảnh.

"Năm 1990, một số người ở Hãng phim đi với mấy ông Tây đến đặt hàng xưởng tui làm đến chín chiếc xe ngựa với nhiều kiểu dáng cho bộ phim Người tình của họ. Rồi họ mời tui đóng vai nhỏ trong phim".

Để thực hiện hợp đồng được xem là lớn nhất từ trước đến nay, chú Hai đành phải xin tạm nghỉ việc ở công ty để toàn tâm toàn ý thực hiện (lúc bấy giờ chú là giám đốc của công ty dịch vụ công cộng ở Bình Dương).

Những tưởng sau khi thực hiện xong, chú trở lại với công việc cũ. Thế nhưng... "Sau đó, đoàn phim Chân trời nơi ấy ở TP.HCM xuống đề nghị tui tham gia. Họ thuyết phục tui rằng phim tái hiện hình ảnh quá khứ, trong đó có hình ảnh chiếc xe thổ mộ mà tui làm. Phim quay ở Châu Đốc, An Giang. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ tui đâu có đi xa vậy. Mà thời đó phương tiện vận chuyển cũng khó khăn lắm. Nhưng nghe kể về phim mê quá tôi gật đầu đồng ý cái rụp. Trước khi đi, cha con tui chuẩn bị một bao lúa, 60 móng ngựa, 20kg đường, mùng mền... rồi người và ngựa cùng song hành. Mất mấy ngày liền mới đem ngựa tới đoàn phim. Rồi ròng rã cả tháng trời quay phim, đến khi trở về chỉ còn 2-3 cái móng ngựa. Cực dữ lắm!" - chú nhắc lại vài kỷ niệm không bao giờ quên của những ngày đầu đến với điện ảnh.

Cho đến bây giờ chú Hai cũng không nhớ rõ mình đã tham gia cung cấp xe ngựa cho bao nhiêu đoàn làm phim. Phim người nước ngoài làm có thêm Miền Nam xa xưa.

Phim Việt có Ông Hai Cũ, Nước mắt muộn màng, Thời thơ ấu... Gần đây có Lục Vân Tiên, Nợ đời, Người Bình Xuyên... và bộ phim sắp tới là Cay đắng mùi đời. "Hầu như phim nào tui cũng tham gia chút chút. Nhưng toàn là vai ở đợ, chăn ngựa không à. Vai xịn nhất là ông chủ tịch xã trong phim Thời thơ ấu" - chú cười nói về nghề diễn của mình.

Hiện gia đình chú có sẵn bốn con ngựa và hơn mười xe các loại như xe kiến, xe cá, thổ mộ, lá liễu... Nếu hãng phim nào cần nhiều hơn, xưởng chú cũng sẵn sàng đáp ứng được.

Kể từ khi tham gia làm phim, chú Hai cảm thấy vui vì được đi đây đó nên hiểu biết nhiều hơn, được thấy chiếc xe ngựa của mình cũng góp phần công sức để hình thành nên bộ phim, tái hiện được thời gian đã qua.

Nhưng niềm vui nhất, theo chú, đó là nối nghiệp được nghề của ông cha để lại. Đến nay, khi chú bước vào tuổi xế chiều thì đã có hai người con trai kế nghiệp...

HOÀNG LÊ



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 02/Mar/2009 lúc 10:05pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:08pm

hinhttt
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:09pm

net
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:10pm



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 02/Mar/2009 lúc 10:11pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:13pm

post card
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:14pm

KN02A.jpg%20picture%20by%20trongbtran

net
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:19pm
Xe ngựa thời quá vãng
 2004

Sáng nào người dân ở ấp Chánh Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cũng thấy một ông lão trạc 80 tuổi mặc cái áo bành tô, quần “bò” bạc màu, đầu trần, chân mang đôi dép da có quai hậu ngồi trên chiếc ghế đá ở đường Bạch Đằng - cạnh bờ sông chuẩn bị cho một ngày mới với công việc đánh xe ngựa. Ông tên là Phạm Văn Viên (Út Sáp) - người có 62 năm kinh nghiệm và cũng là một trong hai người đánh xe ngựa cuối cùng ở đất Bình Dương. 

Tựa lưng vào ghế đá, miệng nhai ngấu nghiến ổ bánh mì, ông Út Sáp chậm rãi nói về thu nhập của mình: “Mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 26.000 đồng, đủ nuôi sống hai vợ chồng già”. Ngày làm việc của ông bắt đầu từ 3 giờ rưỡi sáng, đánh xe chở dưa cà, rau cải của bà khách mối đầu tiên lên chợ Bình Dương (khoảng 3km).

Xe thổ mộ Sài Gòn xưa. Ảnh: T.L.

Cuốc xe kế tiếp là những giỏ cá hấp và chuyến xe cuối cùng là hai gánh xôi. 11giờ trưa đánh xe về nhà, cơm nước xong, xách bao đi cắt cỏ là kết thúc một ngày làm. Nhìn con ngựa đang cắm đầu nhai cỏ, ông Út Sáp nhớ lại: “Tôi sinh ra và lớn lên thời giặc giã và chọn nghề đánh xe ngựa vì nghĩ nghề này không hại ai mà lại có đồng ra đồng vào mỗi ngày. Bây giờ thì khác, xe ôm, xe buýt đầy đường nên xe ngựa có lấy nửa tiền cũng không ai thèm đi!”.

Tại chợ Bà Điểm, huyện Hóc Môn, vẫn còn một chiếc xe ngựa cọc cạch thồ hàng mỗi ngày. 5 giờ sáng con ngựa đạm (màu vàng) kéo chiếc xe thổ mộ từ chợ Trung Chánh đến chợ Bà Điểm. Chiếc xe ngựa này thường chở trầu cau, cá đồng cho người dân trong vùng.

Ông Trần Văn Tài, 61 tuổi ở ấp Đông Lân, xã Bà Điểm - Hóc Môn cầm cương xe ngựa đã 22 năm, tâm sự: “Mấy ông lãnh đạo ở xã khuyên tôi ráng giữ nghề coi như bảo tồn một nét văn hóa. Còn tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình giữ được ngày nào hay ngày đó. Với lại nhờ chạy xe ngựa cọc cạch cũng có đồng ra đồng vô phụ bà xã tiền chợ búa”.

Còn ông Lê Văn Nhỏ, 55 tuổi, ở huyện Tân An, tỉnh Long An - gia đình trải qua ba đời làm nghề đánh xe ngựa, nói: “Xe ngựa bây giờ lỗi thời rồi! Tại huyện Tân Trụ chỉ còn được 10 chiếc xe ngựa lôi. Lúc trước xe ngựa vùng này có thùng kiểu xe cá (không có mui), bây giờ đã cải tiến thêm một bước là thay bánh gỗ bằng bánh xe lôi. Người đánh xe ngựa lôi ở đây sống theo mùa nên cuộc sống cũng bấp bênh”.

  • Đâu rồi thời hoàng kim!

Ông Đặng Văn Vinh, một thợ bào lông (hớt tóc) ngựa nổi danh ở xã Tân Hiệp - Hóc Môn cho rằng, ngày xưa nghề đánh xe ngựa có hai thời kỳ “lên hương”: Thời kỳ đầu vào những năm 1960, thời kỳ thứ hai vào những năm 1976 - 1978 (lúc này xăng còn hiếm).

Lúc đó ở chợ Hóc Môn có trên 300 chiếc xe ngựa. Chợ Bà Điểm, Củ Chi, Trảng Bàng mỗi nơi có khoảng 200 chiếc và Long An có khoảng 100 chiếc. Riêng tại Hóc Môn có 6 bến xe ngựa: Hóc Môn - Bùi Môn, Hóc Môn - Đông Thạnh, Hóc Môn - Thạnh Đông, Hóc Môn - Thành Đông Năm, Hóc Môn - Xuân Thới Thượng và Hóc Môn - Mỹ Hạnh. Những năm 1960 - 1970, tại chợ Bình Dương cũng có khoảng 100 chiếc xe ngựa đậu ở 6 bến: Bạch Đằng, Đức Thành Hưng, Bà Lụa, Nam Bắc Hiệp, Cây Sung, Thầy Bảy Khê.

Ông Út Sáp cho biết: “Đời xưa người hành nghề đánh xe ngựa phải đủ 18 tuổi trở lên và phải trải qua một kỳ thi lấy giấy phép cầm cương như ta thi bằng lái xe bây giờ. Sau khi được bác sĩ chứng nhận tình trạng sức khỏe tốt, thí sinh được gọi vào phòng ông cò (cảnh sát). Ông cò sẽ đưa ra 36 bảng ký hiệu giao thông bắt mình giải thích từng phần một”.

  • Tuyển chọn và huấn luyện
Xe ngựa hoa trong Liên hoan nghệ thuật dân gian Sài Gòn 2004. Ảnh: AN DUNG

Do lúc đó nghề đánh xe ngựa được xem là nghề thời thượng nên việc chọn ngựa, săn sóc ngựa, huấn luyện ngựa được các cụ đặc biệt coi trọng. Khi chọn ngựa phải chú ý đến màu lông, xái, tuổi (xem răng), mõm (mõm nhọn kén ăn hơn mõm bằng).

Theo ông Út Sáp, các cụ ngày xưa coi sách Mã Kinh để huấn luyện ngựa. Một khi muốn cưỡi con ngựa phải biết mạng mình có hợp với mạng nó không. Nếu mạng thấp hơn có ngày nó hại mình chết. Bởi vậy ai mạng thổ phải dùng ngựa ô, mạng thủy phải dùng ngựa kim hoặc khứu (lông màu nâu nhạt), mạng mộc phải dùng ngựa kim than (ngựa trắng điểm đen), mạng hỏa phải dùng ngựa vang (lông màu đỏ)... Chọn mạng xong rồi đến chọn xái.

Người nuôi phải bán con ngựa của mình khi nó có một trong những xái sau: Xái xà lút thường nằm ở đầu ngựa chỉ bằng đầu đũa rất khó thấy, xái đằng xà nằm ở hai bên cổ, xái đai gươm nằm ở gần cuối bụng cách bắp đùi sau gần gang tay, xái lao đao nằm trên bả vai, xái tứ tức nằm ở dưới bốn ống chân. Đặc biệt có cặp xái tiền nằm dưới ngực là đem lại tài lộc cho người chủ.

Ông Út Sáp cho biết cái mẹo của người cầm cương là phải biết dỗ ngọt con ngựa của mình. “Ngựa là con vật tinh khôn và trung thành, mình phải kêu đúng tên của nó thì nó mới chịu làm việc. Nếu mình đánh đập nó hoài nó sẽ oán, chờ dịp trả thù”. Hơn 60 năm cầm cương ông đã gặp một tai nạn nhớ đời.

Có lần ông đánh con ngựa của mình trên đường làng chở mấy thúng cám. Bên kia đường lại có một con ngựa cái đang trong tình trạng “thèm... trai”. Liếc thấy con ngựa ông phong độ, con ngựa cái liền bắn vài giọt nước tiểu có ý gọi mời. Chịu không nổi, con ngựa của ông cất vó sang ngang định cho cô ngựa kia bài học, mặc cho ông cố sức ghìm cương lại. Vật chủ giằng co làm đổ hết mấy thúng cám xuống đường. Tức quá, ông nhảy xuống cầm dây cương quất cho nó một trận đòn. Về đến nhà ông tháo dây cương ra, nó cứ nằm lăn tròn dưới đất hai mắt đỏ hoe. Thấy tội ông bước lại vuốt ve, nào ngờ nó co hai chân sau “tung đòn” làm ông bay vào tận bụi chuối, khiến ông phải nằm viện cả tuần, còn nó bỏ đi hoang mười ngày.

Nói về cái thú đi xe ngựa, ông Trần Văn Hai (Hai Sộp), thợ đóng xe ngựa ở xã Hưng Định, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, kể: “Cỗ xe ngựa là một bản hợp tấu! Âm điệu nền là tiếng vó ngựa cộc cộc giòn giã nện xuống đường, kế tiếp là tiếng khua cốc cốc của cây ví (thanh thép nằm giữa trục bánh xe), tiếng lục lạc reng reng ngân vang. Chưa hết, còn tiếng cốc keng ngân vang mà rời rạc của chuông, thỉnh thoảng lại có tiếng hí vang dội của những con tuấn mã sung mãn. Tất cả phải được thưởng thức trong đêm khuya mới cảm nhận hết cái hay của nó”.

  • Chỉ còn xe ngựa mô phỏng

Do xe ngựa hết thời nên con ngựa bị chủ nó ngược đãi thấy rõ. Con khứu Phi Long của ông Út Sáp không được đóng móng sắt, bộ lông bờm xù xì không được cắt tỉa. Lúc hưng thời con Phi Long ngày nào cũng được tắm rửa, kỳ cọ tỉa lông bóng mượt, hàng tuần còn được chủ cho uống chai bia con cọp, mỗi tháng được chích một mũi thuốc trị chứng nhức mỏi. Còn bây giờ ba bốn ngày mới tắm nó một lần, gặp hôm mưa bão một tuần mới vệ sinh chuồng trại. Dân đánh xe ngựa thường có câu cửa miệng: “Ngựa không mang đủ bắt kế thì tàn tạ như đàn bà góa không trang điểm”. Thường bộ đồ bắt kế gồm: ba vá (miếng da che hai mắt ngựa cho nó đi thẳng), lục lạc, chuông, tay kèn (có hình dạng tựa như cây đèn măng xông, xung quanh dán kiếng, đốt bằng dầu). Hiện xe ông Út Sáp chỉ còn độc nhất cái ba vá!

Bến xe ngựa Hóc Môn - Bùi Môn ở khu phố 8, hương lộ 70, thị trấn Hóc Môn giờ trở thành nơi mua bán ngựa đua. Anh Trần Văn Đông, ở ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn trước làm nghề đánh xe ngựa, bây giờ chuyển sang nghề lái ngựa đua cho biết: “Ở Hóc Môn vẫn còn ngựa kéo nhưng xe thì không còn, họ bán cho mấy trung tâm du lịch hết rồi. Bây giờ họ bắt ngựa cỏ (ngựa kéo xe) phối giống với ngựa đua bán 30 - 40 triệu đồng một con ngon ăn hơn”.

Anh Huỳnh Văn Trắng, con ông Tám Mít ở Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương trước theo cha học nghề đánh xe ngựa, nay cũng bỏ nghề, nói: “Xe ngựa chỉ thoi thóp một vài năm nữa là cùng. Mai sau lớp con cháu muốn biết về xe ngựa chỉ còn cách vào nhà bảo tàng, hay mấy khu du lịch lớn”. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là sự mô phỏng vô hồn, đôi khi sai lệch kỹ thuật...  

SÔNG THU - LÊ ĐẾN

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:23pm

từ điển mở.

Xe thổ mộ là xe có hai càng bằng gỗ dài gần bằng thân mình con ngựa kéo xe. Nó giống xe ngựa từ đời Tần Hán bên Trung Quốc nhưng kết cấu thanh mảnh nhẹ nhàng hơn, nhất là hai bánh xe có căm xe chứ không còn là một mảnh gỗ tròn phẳng và nặng nề. Tên "thổ mộ" có nguồn gốc từ chữ "Thụ Mã" mà người HoaViệt Nam thường đọc là Thụ Mạ. Đọc trại âm nhiều lần thành "thổ mộ".

Vài nhà nghiên cứu cho là xe Thổ Mộ lấy kiểu theo Tây (Pháp-Francer) có thứ xe 2 tới 4 ngựa kéo gọi là Xe Cá. Lại có học giả thấy mui xe lum khum nghĩ ngay cái gò mã liền cho rằng cái xe như cái mã đất bèn gọi là Thổ Mộ.

***
Xe thổ mộ & taxi vàng
Hoàng Tân



50 năm trước, khu Tân Định có một con đường nhỏ mang tên: Mã Lộ. Mã Lộ là đường xe thổ mộ chạy, nó cũng có một bến để tập trung như những bến xe ôtô buýt ngày nay.

Đường xe ngựa chạy... Những chiếc xe mui vòm khum cong như nấm mộ đất (thổ mộ) rong ruổi trên những con đường đất đỏ, sau rải đá rồi được trải nhựa. Những chú ngựa nhỏ con gõ móng lốp cốp trên mặt đường nhựa cừng với nhạc cổ leng kêng ngày ấy là phương tiện chuyên chở phổ thông nhất đối với bạn hàng, người bình dân. Vòm mui thường để chất hàng hoá, cần xé rau quả. Ngày Tết, chiếc thổ mộ xem đẹp hơn bởi nó rực vàng hoa vạn thọ, hoa huệ, hoa cúc từ Gò Vấp, Bà Điểm đến các chợ đô thành. Phương tiện di chuyển ấy rẻ và khá tiện lợi, nó có thể dừng lại ở bất cứ khúc đường nào để khách xuống, khách lên, chỉ vài xu lẻ so với xích lô, ôtô buýt, taxi phát triển sau đó.

Nay, những chiếc xe thổ mộ ấy chỉ còn vang bóng một thời. Những con ngựa gày đã được nghỉ ngơi từ lâu bởi nhịp phát triển đô thị. Taxi vàng, đỏ, trắng, xanh đã thay thế như quy luật tất yếu của nền văn minh cơ giới.

Thỉnh thoáng, vào những mùa Tết người Sài Gòn mới thấy lác đác một vài chiếc xe thổ mộ xưa cũ từ ngoại thành vào chợ sớm. Những chú ngựa chảy lẻ loi thật tội nghiệp giữa rừng xe cộ, kèn, còi inh ỏi. Nhưng càng ngày càng thưa vắng dần. Chỉ còn trong một đôi câu thơ:

"Một con ngựa gầy đi vào phố
Trên lưng chở mùa xuân hoa vàng
"...

Của một ai đó tuổi thơ đã có lần đi học trên những chuyến xe thổ mộ.

(net)
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2009 lúc 10:29pm

Chữ xưa: Xe thổ mộ và anh Xà Ích


LTS. – Đoạn này được trích từ tác phẩm Tiếng Việt Đa Dạng của Giáo Sư Nguyễn Hữu Phước, với sự cho phép của tác giả.

Sơ lược về ngọ và ngựa

Có năm Ngọ vậy có tháng Ngọ không? Có. Tháng “năm” âm lịch còn gọi là tháng Ngọ: “ăn Tết đoan ngọ trở về tháng năm” (ca dao). Còn ngày Ngọ thì sao? Dĩ nhiên cũng có ngày Ngọ và cũng có chu kỳ là 60 ngày. Mỗi ngày có giờ Ngọ là khoảng thời gian dài 2 giờ vào buổi trưa: từ 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa. Đúng ngọ hay ngọ-trungï là đúng vào lúc mặt trời nằm ở điểm cao nhất trên nền trời. Cúng ngọ tức cúng vào buổi trưa. Ca dao có câu:

Vái trời cưới được cô Năm,

Làm chay bảy ngọ mười lăm ông thầy.

Đối ngược lại với giờ ngọ là giờ tí từ 11 giờ khuya đến một giờ khuya. Ca dao đùa về chữ cùng nghĩa:

Nửa đêm, giờ tí, canh ba,

Vợ tôi, phụ nữ, đàn-bà, nữ-nhi.

Năm Ngọ là năm ngựa. Tháng ngọ là tháng ngựa, giờ ngọ là giờ ngựa, nhưng ngọ môn tức cửa chánh vào thành nhà vua (ngó về hướng nam) thì không dính gì đến ngựa cả. Trong tiếng Việt còn có một từ khác gốc Hán dùng để chỉ ngựa: “mã”.

Chuyện ngựa nói trước, chuyện mã nói sau.

Từ ngàn xưa, người ta đã biết đem ngựa hoang về huấn luyện để giúp sức cho người trong các việc nặng nhọc, nhất là trong việc chuyên chở. Ngựa là một trong sáu con vật được gọi là gia súc. Sáu con vật đó là: bò, ngựa, lợn, dê, gà, chó. Ở Việt Nam, năm trong sáu con vật trên đều bị người làm thịt để ăn, tùy lúc, tùy nơi; chỉ riêng có ngựa, tôi chưa hề nghe ai làm thực phẩm. Ở miền đông Hoa Kỳ nghe nói có bán thịt ngựa. Dân Pháp cũng ưa ăn thịt ngựa, và có những tiệm chuyên bán thịt ngựa: (boucherie chevaline).

Cho tới thập niên 40-50 ở Việt Nam vẫn còn dùng “xe ngựa.” Chỗ ngồi của hành khách rất cao ở phía sau. Loại xe ngựa nầy có mui giống như mui xe “xích lô đạp” nhưng chiều ngang lớn hơn nhiều. Hiện thời kiểu xe ngựa nầy, trang hoàng đẹp mắt, dùng trong việc chở khách du lịch ở một số thành phố ở Hoa Kỳ.

Trong thập niên 50, tôi còn nhớ, Việt Nam có chế thêm một loại “thùng xe” khác cho ngựa kéo gọi là xethổ mộ”. Thùng xe nầy vuông dài, bên trên có mui cong bằng gỗ. Xe nầy còn có tên là xe hộp quẹt vì hình dáng của thùng xe. Nhưng tên “xe thổ mộ” thông dụng hơn. Đây là loại xe chuyên chở hành khách rất thông dụng khắp nơi ở Việt Nam thời đó cho đến khi bị “xe hơi”, hoặc xe Lambretta thay thế. Bác “tài” điều khiển xe thổ mộ có tên đặc biệt: “anh xà ích”. Theo ông Bình Nguyên Lộc (trong quyển Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam) thì chữ xà ích là tiếng Phi Luật Tân được Việt hóa.

Ngựa trong thần thoại hoặc trong lịch sử

Thánh Gióng

Ở Việt Nam, theo truyền thuyết, ngày xưa đời Hùng Vương thứ sáu có giặc Ân đánh phá nước Việt. Vua cho đi tìm người giỏi để dẹp giặc. Ở một làng nọ, có một em bé xin đi tòng quân. Em bé xin vua đúc cho em một thanh kiếm và một con ngựa bằng sắt. Vua cho làm theo lời cậu bé. Cậu bé đã dùng kiếm và ngựa sắt dẹp tan được giặc. Với công trạng ấy, cậu bé được phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Hiện thời, nếu tôi nhớ không lầm thì ở làng Bắc Sơn, còn có đền thờ ông “Thánh Gióng” tức Phù Đổng Thiên-Vương.

Long mã

Ở Trung-Hoa, theo truyền thuyết, có một con vật được gọi là “long mã” xuất hiện thời Phục Hy. Con vật nầy có mình rồng đầu ngựa. Theo trí nhớ (không chắc chắn) của tôi thì nó là nguồn gốc của kinh dịch, một quyển sách nổi tiếng của Trung Hoa. Liên hệ giữa con long mã và kinh dịch như thế nào thì tôi đành chịu.

Trong sử Tàu còn có nhiều con ngựa rất nổi danh. Một trong những con đó là con Xích Thố của “Ông” tức Quan Vân Trường. Con xích thố nầy chỉ nổi danh khi nó đã thuộc về tay “Ông” mà thôi. Khi nó còn ở với hai chủ trước của nó là Lữ Bố và Tào Tháo thì nó không có nổi danh gì cho lắm.

Ở Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã chiếm nước Trung Hoa, và sau đó đánh về miền tây, thiết lập một giang sơn từ Á sang Âu là nhờ đoàn kỵ mã với những con ngựa chạy xa không mệt và những chiến sĩ tài ba. Nhưng điều cần nhắc lại là đoàn quân ấy đã bị thảm bại ở Việt Nam.

Con ngựa thành Troy

Ở miền Tiểu Á theo thần thoại, có con ngựa nổi danh: “Con ngựa Thành Troy”. Theo Dương Tử câu chuyện truyền rằng người Hy Lạp khi muốn tấn công thành Troy, đoàn quân Hy Lạp đã dùng một con ngựa cây khổng lồ và cho quân lính núp bên trong nhờ phần rỗng trong mình ngựa. Ngựa cây được đẩy tới cạnh cửa thành. Xong quân lính đẩy ngựa cây và đoàn quân đi theo giả thua bỏ chạy. Binh sĩ trong thành mắc kế, mở cửa thành để đánh đuổi và chiếm lấy ngựa cây đẩy vào thành. Họ làm tiệc ăn mừng chiến thắng. Quân lính Hy Lạp trong mình ngựa cây ào ra bất ngờ, mở cửa thành cho quân lính của họ tràn vào và nhờ đó chiếm được thành Troy. Tướng giữ thành là Hector bị tử thương. Từ đó con ngựa thành Troy đã nổi danh.

Cũng theo Dương Tử, kịch gia ngưòi Pháp tên Racine vào thế kỷ XVII đã dùng truyền thuyết “Ngựa Thành Troy” để viết vở kịch nổi danh mang tên “Andromaque” . Xin trích nguyên văn lời Dương Tử như sau:

“Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính là Pyrrhus, tướng chỉ huy Hy lạp; Andromaque vợ Hector, và Astyanax, con Hector. Khi thành Troy thất thủ (tiếng Pháp viết là Troie), Andromaque và con là Astyanax bị bắt làm tù binh. Pyrrhus say mê sắc đẹp của Andromaque và đây chính là đầu mối của câu chuyện: Khi Andromaque, vì thờ chồng, cự tuyệt Pyrrhus, thì hắn ra lệnh giết Astyanax, lúc Andromaque vì quá thương con, muốn cứu con, phải giả vờ ưng thuận, thì Astyanax được tha chết. Cứ như thế mà dằng co để rồi cuối cùng chính tên thuộc tướng của Pyrrhus đã giết hắn và tự sát, cũng chỉ vì ông mê Andromaque. Kết cuộc Andromaque được binh sĩ tôn lên ngôi nữ hoàng.

Đầu người mình ngựa

Ở Hy Lạp, theo thần thoại, ngựa đã từ dưới nước nổi lên vì ngựa do thần nước tạo nên. Có lẽ thần thoại nầy bắt nguồn từ sự xuất hiện của những quân lính đến chinh phục Hy Lạp. Họ đã đi đến bằng tàu và đã cỡi ngựa đổ bộ lên bãi biển. Ngựa lội giỏi và chở lính vào bờ. Có lẽ cũng chính hình ảnh nầy nên phát sinh ra thần thoại con vật “đầu người mình ngựa”. Con vật nầy có đầu và một phần thân thể giống người; nhưng phần thân thể chánh là thân con ngựa. Các bạn nào có xem TV tuồng The Princess Warrior đều thấy có nhóm dân nửa người nửa ngựa nầy. Ngoài ra, thần thoại Hy Lạp còn có con ngựa nổi danh khác, đó là con ngựa có cánh tên là Pegasus.

 

 

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.127 seconds.