Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 120 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2009 lúc 10:59am

Xứ Huế mùa phượng nở 
 

Bên cầu Trường Tiền, những nhành hoa phượng đỏ rực, tô điểm thêm vẻ đẹp mùa hè của xứ Huế mộng mơ. Phượng rụng đầy mái ngói, rung rinh trong nắng sớm, thu hút bạn trẻ tới nghỉ chân.

Những nhành phượng đang nở đỏ rực bên cầu Trường Tiền.

Rụng đầy mái ngói.

Từng chùm hoa rung rinh rủ mái nhà.

Tỏa nét đẹp trong nắng sớm.

Tạo nên một vẻ đẹp riêng của mùa hè bên dòng sông Hương êm đềm.

Thành nơi trú chân, nghỉ ngơi lý tưởng của nhiều bạn trẻ.

Làm bóng mát cho những người sống lênh đênh trên sông.

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2009 lúc 11:54am
 
 
Hình ảnh rất đẹp.


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 22/Jun/2009 lúc 11:55am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2009 lúc 12:37pm
 
Dạ, cháu xin cảm ơn ông Lộ Công!!!


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 23/Jun/2009 lúc 12:38pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2009 lúc 3:22am

Phượng đỏ trời Nam   

Ở miền Nam với không khí nóng nắng quanh năm, hoa phượng luôn nở sớm hơn những nơi khác. Vào thời điểm này, hoa phượng đã nở rợp trời, báo hiệu một mùa hè, mùa thi

Đi trên đường Hà Nội giữa cái nắng hơi gắt đầu mùa, ta chợt thoáng thấy đâu đó bóng tim tím bông bằng lăng nở sớm. Cái sắc tím ấy báo hiệu một mùa hè nóng bỏng, sắc thái thiên nhiên sẽ bao trùm mầu tím bằng lăng và rực đỏ mầu hoa phượng vĩ. 

Ở miền Nam với không khí nóng nắng quanh năm, hoa phượng luôn nở sớm hơn những nơi khác. Những người có dịp công tác vào Nam sẽ ngỡ ngàng trước bằng lăng, hoa phượng nơi đây. Từ TP HCM, Đà lạtMũi Né… đâu đâu cũng một mầu hoa phượng nở rợp trời, mầu đỏ báo hiệu mùa hè, mùa thi, mùa chia tay tuổi học trò…

Mời các cô, bác, chú và các anh, chị cùng ngắm những chùm phượng vĩ ở vùng cao Di Linh - Bảo Lộc - Lâm Đồng.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Theo VOV


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 25/Jun/2009 lúc 3:24am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2009 lúc 3:28am

Ngỡ ngàng cảnh

ruộng bậc thang mùa nước đổ 

Vùng núi cao tỉnh Lào cai có hai mùa tuyệt đẹp để ngắm cảnh kỳ thú của ruộng bậc thang: Mùa nước đổ vào vụ cấy lúa đẹp như tranh thủy mặc và mùa thu khi lúa chín vàng trải dài ven sườn núi mờ sương…

Là vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới gió mùa và phải chờ nước mưa đổ xuống (đồng bào các dân tộc thiểu số thường gọi là mùa nước đổ), vùng cao Lào Cai cũng như một số tỉnh Tây Bắc đến tháng 5-6 hằng năm mới vào vụ gieo cấy lúa.

Đây là thời gian xuất hiện những cảnh đẹp nhất mùa hè trên những cánh đồng ruộng bậc thang lượn quanh những ngọn núi cao ở Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai.

 
 
 
 
 
 
 
 
Ruộng bậc thang ở Lào Cai có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa của người Dao, Mông, Hà Nhì, Giáy, Tày, Xa Phó… đời này nối tiếp đời kia tạo ra. Có thể nói rằng, ruộng bậc thang là một kiệt tác mà con người dựa vào thiên nhiên để kiến tạo. Những cánh đồng bậc thang không chỉ đẹp mà còn là những bồ thóc di động của đồng bào các dân tộc miền núi. Đây là phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả, mang lại cuộc sống no ấm cho đồng bào các dân tộc; đồng thời góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo ở vùng núi phía Bắc từ nhiều năm nay./.
 


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 25/Jun/2009 lúc 3:30am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2009 lúc 9:06am

Áo tứ thân - Vẻ đẹp truyền thống của người VIỆT NAM

 

 

 

 

 
 

 
 

 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 01/Jul/2009 lúc 9:08am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2009 lúc 9:11am

Tản mạn với hoa mai


Người ta từng gọi tên của một quốc gia bằng một loài hoa, dù loài hoa đó không là tài sản riêng của đất nước ấy mà hiện diện ở hầu khắp thế giới. Hoa mai ở Việt Nam thì không như thế, dù cái tầm của mai thì dư sức đạt đến điều đó.



Hồng mai dịu dàng khoe sắc thắm.


Bungari là đất nước hoa hồng, Hà Lan là xứ sở của hoa tuylip, cũng như hoa anh đào được coi là biểu tượng của xứ Phù Tang. Cũng là hoa, là lá, là cỏ cây như bao loài thảo mộc khác, nhưng những loài hoa ấy mang trên mình sứ mệnh của một đất nước, chuyển tải cái hồn của cả dân tộc. Người Nhật từng tôn sùng hoa anh đào là kuni no hana (quốc hoa) cũng với ý nghĩa ấy. Hoa mai ở Việt Nam thì không như thế, dù cái tầm của mai thì dư sức đạt đến điều đó. Ấy là tôi “nghĩ hộ” cho hoa mai vậy, chứ bản thân hoa mai chắc cũng đã hài lòng với các “tước hiệu”: sứ giả của mùa xuân, loài hoa cao quý, kẻ song hành với các nhà thơ... mà bao thế hệ con Rồng, cháu Tiên dành tặng cho mai.



Bạch mai kiên trinh mà mềm mại.


Cũng như hoa đào ngoài Bắc, hoa mai đến với dân Việt Nam mỗi năm chỉ một lần vào dịp xuân về, nhưng sức sống của mai trong lòng người thì không chỉ giới hạn trong vài ba ngày Tết mà trở nên trường cửu. Người ta ngóng trông mai suốt cả năm ròng nên khi cái Tết qua đi, hầu như không ai muốn rời bỏ hoa mai ngay lập tức mà còn cố vương vấn, níu kéo mai ở lại với họ thêm đôi ba bữa nữa. Tôi cũng vậy.



Đào hồng e ấp dáng Xuân.


Có lần, một người bạn ngoài Bắc vô thăm Huế, ghé nhà tôi chơi. Tết đã qua được gần một tháng, song trên bàn làm việc, tôi vẫn còn chưng một cành mai, và hoa thì không còn lấy một nụ. Bạn tôi thắc mắc: “Hoa đã rụng hết sao anh chưa vứt bỏ?”. Tôi cười bảo: “Anh có biết hai câu kết trong bài Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư: "Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai" không? Vẫn biết là thiền sư có ý dạy rằng “Đừng có nghĩ xuân tàn thì hoa rụng hết, bởi đêm qua trước sân vẫn có một nhành mai” để nói về cái vòng chu chuyển tất yếu của thiên nhiên và sinh mệnh. Nhưng sao tôi vẫn nghĩ hơi khác một chút. Ðã tàn xuân mà thiền sư vẫn trông thấy mai. Ấy mới là sự lạ. Phải chăng có cành mai nở muộn, hay chỉ là lối ẩn dụ của cách nói “xuân rày tiếp nối xuân kia”. Tôi đồ rằng thiền sư đã nhìn thấy sự trường cửu của mùa xuân nơi một cành mai tàn có thực trước chùa mà nói vậy. Cành mai này hẳn là không có hoa rồi, nhưng sư Mãn Giác đã nhận ra thông điệp của mùa xuân kế tiếp, của thế hệ kế tiếp nơi cành mai ấy mà truyền bảo cho đệ tử. Tôi giữ cành mai tàn trong nhà cũng là mong được nhìn thấy sự trường cửu của mùa xuân trong căn phòng của mình vậy”. Bạn tôi đáp: “Người Huế các anh thi vị cuộc sống quá. Dân Bắc chúng tôi, sau Tết là ném ngay cành đào lên chiếc xe rác chạy ngang trước cửa cho nó rảnh nhà. Hơi đâu mà...”. Anh bỏ lửng câu nói, nhưng tôi đoán anh đang cười thầm suy nghĩ có vẻ lẩn thẩn của tôi.



Mai vàng rực rỡ.


Mà đâu chỉ một mình tôi có lòng với mai. Thử ngẫm mà xem có loài hoa nào được văn chương nước Việt nhắc đến nhiều như hoa mai. Mai đi vào “thơ thiền” của sư Không Lộ thời Lý, có mặt trong “thơ thần” của Nguyễn Trãi thời Lê. Hình ảnh của hoa mai cũng được thi hào Nguyễn Du mượn để tả về nét đẹp quý phái, đoan trang của chị em Thúy Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần. Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”. Tản Ðà thì dùng hình ảnh “xương mai một nắm hao gầy” để nói lên nỗi niềm của mình trong lời thề non nước. Ngay như Nguyễn Ðình Chiểu, khi đôi mắt của ông không còn nhìn được sắc vàng rực rỡ của mai, thì hình ảnh về loài hoa xuân ông từng yêu quý vẫn được ông ghi lại trong ký ức và được vẽ ra bằng một nét bút tài hoa: “Hữu tình thay ngọn gió đông. Cành mai nở nhụy, lá tòng reo vang”. Và khi muốn nói về cuộc hội ngộ đầy chất thi vị, tao nhã giữa đôi trai tài gái sắc Vân Tiên - Nguyệt Nga, Nguyễn Ðình Chiểu lại mượn hình ảnh của mai để so sánh: “Mai hòa vận điểu, điểu hòa vận mai”. Rồi Thanh Hải, Chế Lan Viên, Lê Văn Thảo ... những văn, thi sĩ thời đánh Mỹ, giữa những đau thương, khốc liệt của chiến tranh vẫn có những vầng thơ, những áng văn đằm thắm, trữ tình viết về hoa mai. Chừng đó thôi cũng nói lên cái địa vị cao quý của hoa mai trong lòng thi nhân Việt Nam.


Song theo thiển ý, có hai câu thơ, tương truyền là của Chu Thần Cao Bá Quát, xứng đáng là những ngôn từ đẹp nhất, trân trọng nhất mà người ta có thể viết ra để xưng tụng hoa mai:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
(Mười năm chu du tìm gươm cổ
Cả đời chỉ cúi lạy hoa mai).


Hoa mai với riêng tôi cũng đầy ắp những nỗi niềm. Trong bước đường phiêu lãng của mình, tôi có nhiều kỷ niệm với mai. Ðó là những ngày tôi là một sinh viên nghèo, không đủ tiền xuôi Nam ăn Tết cùng gia đình, đành ở lại ký túc xá, kiếm cành mai làm bạn, ngồi uống rượu suông, chờ mùa xuân mang thêm cho mình một tuổi. Ðó là những ngày theo chân bè bạn về quê người ăn Tết, ngắm nhìn vườn mai vàng rực như muốn dát vàng lên đồi cát trắng Phong Thu. Ðó là lúc tôi ngồi ngắm trăng nơi vườn mai nở muộn trong Hoàng Thành Huế, rưng lòng trước cái đẹp mờ ảo của đêm nguyên tiêu, mà ngâm ngợi bài Nguyệt mai - một bài cổ thi có trên chiếc dĩa trà sứ men đồ men lam Huế, tôi đã thuộc nằm lòng từ cái ngày đầu tiên theo nghiệp khảo cứu đồ xưa:

Mai hoa đắc nguyệt cánh thiên thần
Nguyệt lý mai hoa sắc dũ chân
Quế điện lung linh hoa lộng ảnh
Hoa chi diêu duệ nguyệt xâm nhân
Mê ly nguyệt để hoa xâm ngọc
Tịch mịch hoa gian nguyệt tuyệt trần
Ngã ái mai hoa kiêm ái nguyệt
Nhất mai nhất nguyệt lưỡng giai xuân.


Cũng vì mai, mà tôi từng liều lĩnh dấn thân vào cuộc bút đàm với các bậc cao minh trong làng cổ ngoạn về gốc gác hai câu thơ: “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người xưa”. Thơ của ai đây? Của Nguyễn Du như người đời từng gán ghép, hay của Ðịnh Viễn Quận Vương, hoàng tử thứ 6 của vua Gia Long, hoặc của Ðông Các đại học sĩ Ðinh Phiên, người đã phụng mệnh vua Gia Long làm phó sứ cho Cần Chánh đại học sĩ Nguyễn Xuân Tình sang Thanh năm 1819, như một giả thuyết đang gây tranh luận.


Song cái kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi tôi đứng dưới chân lâu đài Osaka vào ngày 6/3/1998 trong một rừng mai muôn hồng nghìn tía. Hôm ấy, cô Junko Kusaka, một người bạn Nhật, biết tôi thích mai nên rủ tôi đến chân thành Osaka để ngắm hoa. Tôi hào hứng theo chân cô, những tưởng là sẽ được ngắm một rừng mai vàng rực như ở chốn quê nhà sau một cái Tết vắng bóng mai vàng. Tôi hồi hộp bao nhiêu khi thấy hai chữ Mai lâm (Rừng mai) ở lối vào vườn mai, thì càng thất vọng bấy nhiêu khi trước mắt là một rừng đầy mai đỏ và mai trắng mà không một bóng mai vàng. Hóa ra cái tôi thèm muốn, cái tôi nhớ nhung và cái tôi tản mạn nãy giờ là hoàng mai, là mai vàng xứ Huế chứ không phải một thứ mai nào khác.



Chùm hoa em gởi đẹp ghê
Hoàng mai đã nở sơn khê nước mình
Gió vào tháng Chạp ru tình
Cho mai nẩy nụ hoa xinh xanh, vàng


Ừ nhỉ! Họ hàng mai vốn có nhiều loại, nhưng ta chỉ nặng lòng với chỉ mình ngươi. Mai vàng ơi!

DiaOcOnline.vn

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2009 lúc 5:43am

Vị ngọt quê hương

     

  

Với người xa quê, tôm khô là quà tặng quý giá nhất. Nó như chính khí trời hương đất quê nhà. Nó là sự chắt lọc của nắng, của biển, của con nước lợ, con nước ngọt Việt Nam. Màu cam của tôm chính là kết tinh của màu tôm đỏ son sắt cùng màu nắng vàng nồng nàn tỏa đều trên những góc sân quê


Ngôi chợ nhỏ vùng ngoại ô Sài Gòn những ngày giáp Tết cũng chộn rộn hơn lệ thường. Hàng hóa bắt đầu mang hơi hướm của Tết với mứt các loại, củ kiệu tươi và nếp ngon. Tôi bắt gặp một chị dáng lam lũ, giọng chào mời mang âm hưởng miền Tây ngồi bên thúng tôm khô còn già nửa. Tôm này mà chần qua nước sôi, trộn củ kiệu thì còn gì bằng! Sà vào hỏi giá rồi lân la bắt chuyện, tôi nhận ra người đồng hương Sóc Trăng. Phải rồi, tôm Sóc Trăng vốn được ưa chuộng trên thị trường bởi vị ngọt đậm đà mà thanh tao. Lại nhớ đến những ngày còn bé, tôi hay ngồi nhìn má sàng tôm. Theo đà sàng sảy của má, những vụn vỏ tôm rơi dần xuống lớp báo lót, để lộ ra những con tôm chắc nụi màu cam như đang rượt đuổi nhau trên chiếc sàng thưa mắt tạo thành một cơn lốc nhỏ cứ xoay tròn...


Má tôi kể, tôm ngày xưa dùng làm tôm khô thường là tôm sắt, đánh bắt từ biển. Loại tôm này thịt thơm ngon nhưng vỏ rất cứng, không chế biến món gì được ngoài việc nấu lên với muối rồi phơi thật khô, đập vỏ và sàng sảy lấy thịt để dành nấu canh. Cách chế biến tôm khô công nghiệp ngày nay cũng không khác là mấy. Có khác chăng là công đoạn phơi phóng được rút ngắn thời gian bằng cách sấy khô trong lò.

     Các tỉnh ven biển nước ta hầu hết đều xem tôm khô là đặc sản quê mình, nhưng tuỳ vùng biển mà chất lượng có khác. Tuy nhiên, sau này, do mùi tanh đặc trưng của tôm biển nên tôm khô sông - thường làm từ tôm bạc đất - lại được ưa chuộng hơn vì mùi thơm ngon, không bị lợn cợn cát. Các bà nội trợ truyền cho nhau bí quyết chọn tôm ngon: tôm có màu đỏ tự nhiên, sạch chân và mang, hình dáng con tôm no tròn và săn chắc, bốc lên có cảm giác khô ráo, không dính tay; khi bóp nhẹ, tôm không mềm, cũng không bị gãy vụn. Tôm phơi không được nắng khi gặp thời tiết ẩm dễ bị "đổ nhựa", trở mùi khai hoặc mùi mắm ruốc, đôi khi biến màu và không còn ngọt nữa. Tốt nhất chỉ nên lưu trữ tôm khô trong vòng một năm đổ lại. Con tôm càng mới, vị càng ngon và ngọt. Để lâu, tôm sẽ dần mất mùi đặc trưng.

      Con tôm khô khá phổ biến trong bữa cơm gia đình người Việt. Nó được dùng như một nguyên liệu để nấu nước dùng, cho tô canh có vị ngọt thay thế thịt cá các loại. Chẳng thế mà hầu như bà nội trợ nào cũng thích mua một lọ tôm khô để dành ăn dần. Chiều đi làm về vội vàng, lắm khi không kịp đi chợ, chỉ cần lục tủ lạnh xem còn bất cứ loại rau nào, đem nấu với tôm khô thế là được một tô canh mát ngọt. Nhiều người ưa chuộng nấu canh với tôm hơn nấu với thịt băm, bởi món canh thường có vị ngọt nhẹ nhàng, lại không vấy mỡ, trông thanh cảnh dễ ăn, đặc biệt trong tiết trời nóng nực hoặc lúc mệt nhọc sau một ngày làm việc.

     Khi các ông cần gấp ít mồi đưa cay nhanh thì tôm khô củ kiệu cũng là một giải pháp lý tưởng mà các bà nội trợ hay chọn lựa. Lại có những món ngon phải dùng tôm khô mới đúng điệu, tôm tươi không thể nào thay thế. Có thể đơn cử món xôi mặn. Đĩa xôi trắng ngà, dẻo thơm ăn với nhân là tôm khô đã ngâm cho nở mềm, xào với hành tím tóp mỡ, thêm nắm hành lá xắt nhuyễn cho xanh xanh đỏ đỏ. Đó là sự kết duyên giữa vị ngọt của hạt nếp đồng xanh quyện cùng vị ngọt của con tôm biển khơi. Sớ tôm dai, càng nhẩn nha nhai càng thấy béo bùi thơm ngọt.

     Tôm khô cũng có thể làm thành món chà bông (ruốc) độc đáo. Làm chà bông từ tôm tươi thì khi giã rồi sao, món chà bông không giữ được sớ dài mà hơi vụn. Chà bông làm từ tôm khô loại ngon, con to sẽ cho sợi dài, màu hồng bóng đẹp và hương vị thì miễn bàn! Thế nên chà bông tôm mới đắt nhất trong các loại chà bông, bởi vị ngon vượt xa chà bông làm từ thịt heo, thịt gà hay cá.

      Với những người xa quê, tôm khô là quà tặng quý giá nhất. Nó như chính khí trời hương đất quê nhà. Nó là sự chắt lọc của nắng, của biển, của con nước lợ, con nước ngọt Việt Nam. Về thăm nhà dịp Tết Nguyên đán, trở lại xứ xa bà con kiều bào thường dạo quanh các chợ tìm mua đặc sản. Có người thích cá khô, có người lại chỉ thích mực. Riêng tôm khô là lựa chọn chung cho mọi loại sở thích. Món tôm khô luôn được trân trọng, gói ghém kỹ lưỡng và là ưu tiên số một trong hành trang của những người xa xứ. Có người mang rất nhiều, không chỉ để dành ăn dần mà còn làm món quà quý cho những người bạn đồng hương không có dịp về quê.
    
      Những ngày cuối năm âm lịch, mua ký tôm khô chuẩn bị cho Tết năm mới mà lại miên man nghĩ đến cái tài của ông cha ta, của những người khai hoang khẩn đất xưa kia đã khéo sáng tạo ra món tôm khô mang hương vị sông biển, lại thêm vị ngọt của nắng sắc lại khiến con tôm thơm ngon hẳn. Có lẽ màu cam ưng ửng cũng từ đấy mà ra chăng? Bởi đó là kết tinh của màu tôm đỏ son sắt cùng màu nắng vàng nồng nàn tỏa đều, trải dài trên những góc sân quê.


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 05/Jul/2009 lúc 5:44am
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2009 lúc 5:03am

Vẻ đẹp quê hương

Hình ảnh thiên nhiên quê hương Việt Nam sống động và gần gũi...

Cây cầu vắt qua eo nhỏ Vịnh Lăng Cô vào hầm đèo Hải Vân. Vịnh Lăng Cô. Hoàng hôn ở thành phố Huế. Nắng vàng Đại Nội - Huế. Từ đèo Hải Vân nhìn xuống biển Lăng Cô -Huế. Các cháu dân tộc Mường ở Xuân Sơn - Phú Thọ. Nắng chiều miền Trung du.
 
Đánh bắt cá trên dòng sông Bứa - Phú Thọ.
Theo VNE


Chỉnh sửa lại bởi LanH - 06/Jul/2009 lúc 5:06am
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2009 lúc 5:03am

Sông Hương thơ mộng

Cập nhật ngày: 3:05pm, 9/07/2009
Những ngôi nhà cổ kính bên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu.
Cầu Tràng Tiền như chiếc lược ngà giữa sông Hương thơ mộng. Công viên bên dòng sông. Chiều xuống trên dòng sông.
 
Hoàng hôn xuống dần.
Theo VNE


Chỉnh sửa lại bởi LanH - 10/Jul/2009 lúc 5:05am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 120 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.279 seconds.