Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 06/Jun/2009 lúc 12:38pm
 
Chuyện đau lòng
ở "vương quốc" cây giết người
 
Tôi đã từng đi rất nhiều vùng núi phía Bắc, song chưa thấy ở đâu loài cây giết người này mọc thành rừng như ở xã Suối Tọ (Phù Yên, Sơn La).

Suối Tọ là xã nằm ở nơi cao nhất của huyện Phù Yên (Sơn La) và cũng là xã có 100% đồng bào Mông sinh sống.

Chỉ cách trung tâm huyện 20km, nhưng tôi phải đi mất 2 giờ đồng hồ mới vào đến trung tâm xã, bởi rừng rú, đường đá hộc quá hiểm trở.

Bản Lũng Khoai, cách trung tâm xã 2 giờ cuốc bộ, vừa xảy ra một vụ tự tử gây xôn xao dư luận. Một cặp vợ chồng nhai lá ngón tự tử để lại ba đứa con nhỏ bơ vơ tội nghiệp.

Bên sườn ngọn núi Pay Trò hùng vĩ, hai nấm mộ cạnh nhau xếp bằng đá hộc lạnh lẽo im lìm trong mây núi.

Trong ngôi nhà nhỏ ba đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, đứa lớn nhất mới 12 tuổi, đứa bé mới 4 tuổi.

Ông Sồng A Chơ, ông nội của ba đứa trẻ kể sáng sớm hôm đó Sồng Thị Dể gọi chồng là Sồng A Hờ dậy để lên nương, nhưng do tối hôm trước Hờ uống hơi quá chén ở nhà anh trai, nên người mệt mỏi không muốn đi làm.

Chuyện chỉ có vậy mà hai người mới lời qua tiếng lại chứ chưa cãi vã to tiếng.

"Tranh luận" một lúc thì hai vợ chồng vác cuốc lên nương, nhưng đến tối không thấy về.

Ông Chơ không biết sự việc thế nào, sáng hôm sau ông cùng dân bản vào rừng tìm thì thấy xác  hai người nằm cạnh nhau, quanh đó, lá ngón mọc thành bụi, thành rừng.


Chỉ vì giận nhau chút xíu, trong phút nông nổi, hai người đã cùng nhai lá ngón tự vẫn.

bản Lũng Khoai có một người đàn bà ăn lá ngón tự vẫn chỉ vì những lý do ngớ ngẩn, đó là chị Sồng Thị Chu.

Theo anh Sồng A Lừ, Chủ tịch xã Suối Tọ, chồng chị Chu, anh Sồng A Sếnh là người khá hiền lành tốt tính.

Chị Chu cũng là cô gái Mông ngoan hiền và thuộc diện xinh đẹp ở bản.  

Cả hai đều đã 40 tuổi, có với nhau 4 mặt con và trong cuộc sống, không hề có mâu thuẫn gì quá lớn.

Thế nhưng, chị Chu có tính hay tự ái, nên vợ chồng chỉ có chút xíu mâu thuẫn, chị cũng tìm đến lá ngón để tự tử.

Lần đầu, hồi mới lấy chồng do một mâu thuẫn nhỏ, Chu ăn lá ngón tự vẫn nhưng may thay chồng phát hiện sớm, cứu được. Rồi từ đó cứ không hài lòng chuyện gì Chu sẵn sàng ăn lá ngón.  

Vào cuối năm 2008, sau khi xin chồng cho đưa con về thăm ngoại không được, chị đã xơi "căng bụng" nên vô phương cứu chữa.

Người thứ 2 mà dân bản mỗi lần nhắc tới đều lắc đầu lè lưỡi đó là Lầu Thị Xay, ở bản Suối Khang.

Chị Xay cũng có một gia đình không đến nỗi nào, nhưng chị cũng đã chén lá ngón tới 10 lần để mong được… "giải thoát".

Chủ tịch xã Sồng A Lừ bảo: “Nhà mình ở cạnh nhà Xay nên mình hiểu rõ hoàn cảnh của nó. Chồng hiền lành, chịu khó, con ngoan ngoãn, nhưng không hiểu sao, cứ phiền lòng là nó lại vặt lá ngón ăn”.

10 lần chị Xay tự tử với 10 lý do rất vớ vẩn. Bảo chồng đi ngủ sớm không được: tự tử, con cãi mẹ: tự tử, chồng trách mắng vì cơm sống: tự tử, chán chồng: tự tử, tự dưng thấy buồn không rõ lý do: tự tử…

Lần cuối chị Xay ăn lá ngón xảy ra cách đây 2 tháng. Dù mọi người phát hiện sớm, nhưng không thể cứu được vì chị ăn quá nhiều.

Sồng A Lừ kể: “Chị Xay cứ nhảy tưng tưng như con gà bị cắt tiết. Chị nhảy một lúc thì lăn ra chết.”

Tôi đã đi khắp Tây Bắc, song chưa thấy ở đâu nhiều lá ngón như ở xã Suối Tọ và cũng chưa thấy ở đâu xảy ra nhiều cái chết bi thương như ở đây.

Có cô gái ăn lá ngón chết "cho bố biết tay" chỉ vì bố bắt đi chăn trâu. Có cô xơi lá ngón chỉ vì gã trai mới lớn cướp cô bạn thân về làm vợ, khiến nàng không còn người tâm sự.

Lại có em nhỏ, ở bản Pắc Bệ, sau khi nhân vật chính trong một bộ phim Hàn Quốc bị ung thư máu chết, cô bé buồn quá, khóc suốt đêm, rồi hôm sau vặt lá ngón sau nhà ăn để được gặp thần tượng ở thế giới bên kia…

Chủ tịch xã Sồng A Lừ bảo, năm nào cũng vậy, Suối Tọ đều có vài người bị con “ma ngón” giết hại. Năm ít thì hai ba trường hợp, năm nhiều có đến cả chục mạng người bị giết bởi loài cây cực độc này.

Sồng A Lừ đầy tâm trạng dẫn tôi trèo lên đỉnh núi Pay Trò cao vút rồi lại trượt xuống tận con suối Khang chảy mạnh như thác trời. Tôi nhận thấy ở nơi đây có một loài dây leo chỗ nào cũng mọc, mọc thành bụi, thành rừng, đó là lá ngón.

Chúng bám cả vào cột nhà để leo, tràn lên bờ rào bao quanh trường học, thậm chí mọc um tùm ngay trước trụ sở UBND xã Suối Tọ.

Suối Tọ nằm trên độ cao gần 2.000m so với mặt nước biển, trên núi đá vôi hùng vĩ, khí hậu lạnh quanh năm, là môi trường sống rất phù hợp với loài lá ngón. Khí hậu lạnh, khắc nghiệt cũng làm tăng độc tính của loài cây giết người này.

Thật khó có thể tin, loài dây leo lá xanh biếc, hoa vàng rực rỡ, có thể làm xiêu lòng khách lạ này lại là thứ độc có thể giết người.

Lá ngón ở đây nhiều đến nỗi, khi bọn trẻ lên hai tuổi, bố mẹ đã dạy biết phân biệt lá ngón, để chúng không ăn phải.

Theo lời kể của Chủ tịch xã Sồng A Lừ, người đã chứng kiến hàng chục vụ giết người của lá ngón, những cái chết do lá ngón rất kinh hoàng.

Ở vùng khác, phải ăn 3 ngọn, gồm 9 lá, mới chết, song ở vùng đất này, chỉ cần nhai đúng 3 lá là không cứu được.

Khi nuốt lá ngón vào bụng, lập tức hoa mắt, chóng mặt. Dịch trong phổi trào ra đầy họng, khiến người ăn phải không kêu gào, không thở được, cứ nhảy như con gà bị cắt họng.

Chính tay anh Lừ đã nhiều lần đổ nước mùn thớt vào miệng những người tự tử bằng lá ngón, hoặc cho tay vào móc họng, để mong họ nôn độc tố ra, song họng đã tắc cứng, nên không có kết quả.

Người trúng độc lá ngón lập tức tím bầm, trương phình lên và chỉ một ngày sau là thối rữa, chảy nước.

Rời Suối Tọ, mảnh đất được gọi là “vương quốc” lá ngón, Sồng A Lừ cứ nhờ tôi nhắn nhủ đến các nhà khoa học, xem có loại thuốc gì diệt trừ tận gốc loài cây độc hại này.
Nguồn: VTC



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 06/Jun/2009 lúc 12:41pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2009 lúc 10:44pm
 
Hương vị núi rừng Madagui 
 

 

PNO - Khu du lịch (KDL) Rừng Madagui tọa lạc tại trị trấn Madaguoil, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, là một phần của rừng Nam Cát Tiên, nằm trong khu vực có khí hậu mát mẻ, độ cao biến thiên từ 150 – 500m. 

 

KDL Rừng Madagui có sẵn nguồn tài nguyên du lịch phong phú: rừng núi, sông suối, hang động, hệ thống động thực vật phong phú, nền văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số địa phương. Với ưu thế đó, Madagui đã tạo cho mình một nét quyến rũ rất riêng.

Từng nhiều lần qua Khu du lịch Rừng Madagui trên chặng đường TP.HCM – Đà Lạt,  nhưng tôi chỉ  dừng chân chụp vài tấm ảnh lưu niệm trước quầy tiếp tân, hay ăn một bữa trưa tại nhà hàng Muông Xanh. Ấn tượng của KDL Rừng Madagui đọng lại chỉ là một mặt tiền thoáng đẹp để chụp hình và một nhà hàng có những món đặc sản suối, rừng khá ngon. Lần này, nghe  lời khuyên: “Ở trong cũng được lắm đó!” của người bạn, tôi quyết định làm một chuyến du lịch “bụi” hai ngày khám phá Madagui. 

Ngủ dậy trễ nên 7 giờ mới khởi hành, ì ạch với “con ngựa sắt” vượt qua khói bụi và kẹt xe của TP.HCM rồi  Biên Hòa, gần 12 giờ tôi mới tới được chân đèo Chuối. Vượt thêm 4km đường đèo quanh co, KDL Rừng Madagui đã hiện ra bên tay trái. Khí hậu trong lành và phong cảnh hùng vĩ của núi rừng làm tôi như quên đi nỗi mệt nhọc của 152 km cầm lái từ TP.HCM lên đây.

 

Công viên Thần Núi

Xe Jeep của Madagui

 

Vòng qua khỏi khu vực quầy tiếp tân và cổng soát vé, tôi bắt đầu cuộc khám phá Madagui của mình. Có rất nhiều phương tiện để dạo một vòng Madagui: xe Jeep, xe đạp và cả ngựa. Phân vân không biết chọn phương tiện nào, tôi quyết định… đi bộ.

Đầu tiên là Công viên Thần Núi, một khu vực hơn 10ha xanh ngắt cây cỏ, bao chung quanh là những hồ nước uốn lượn tạo cảnh quan. Chính giữa công viên là bức tượng Thần Núi cao 15m  – một trong những vị thần được người dân tộc Mạ sinh sống tại đây sùng kính. Tên gọi Madagui của KDL cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ của người Mạ. Theo ngôn ngữ của họ, “Madagui” phải được đọc là “Mạ - Đạ - Gui”. “Mạ” có nghĩa là người Mạ; “Đạ” có nghĩa là dòng sông, dòng suối; “Gui” là tên riêng của dòng sông. Như vậy, “Madagui” có nghĩa là dòng sông Gui của người Mạ.

Rời công viên Thần Núi, bước qua cầu treo để vào phía trong KDL, nhìn dòng nước sông Đạ Houai đục ngầu cuộn chảy dưới chân, tôi tự hỏi không biết đây có phải là dòng sông mà người Mạ đã tự hào dùng hình ảnh của nó để đặt tên cho vùng đất này.

Cầu treo qua sông Đạ Huoai

 Qua khỏi cầu treo, thấp thoáng trong bóng cây um tùm là những cụm phòng nghỉ, nhà hàng, khu cắm trại, hồ bơi, mê cung, hồ câu cá… Khi nghe đến chữ “rừng” trong tên của KDL, người ta thường liên tưởng đến sự hoang dã, sự thiếu thốn tiện nghi. Nhưng thực tế tại Madagui thì không như vậy. Là một phần của rừng Nam Cát Tiên, KDL Rừng Madagui um tùm cây cối, bát ngát màu xanh, nhưng mỗi góc nhỏ đều có sự kỳ công chăm chút của con người. Tất cả các khu vực từ phòng nghỉ đến nhà hàng, hồ bơi… đều được bố trí hài hòa, ẩn mình sau những rặng cây với những tiện nghi, dịch vụ chất lượng cao.

Tôi nghỉ chân tại nhà hàng Trà My Vàng rợp mát bóng cây, nhâm nhi ly cà phê, nghe nhạc Trịnh trên loa phát ra hòa với tiếng ve rừng, tiếng chim hót, máy laptop trước mặt kết nối wireless chạy vèo vèo. Cảm giác lúc đó của tôi rất lạ: không biết mình đang ở rừng hay ở phố?

Rời Trà My Vàng, tôi dạo một vòng các tiện nghi và dịch vụ của Madagui. Madagui có hệ thống phòng nghỉ phù hợp cho nhiều đối tượng khách. Khách cao cấp có thể nghỉ tại 11 cụm villa được đặt tên theo nhiều loại trái cây ngộ nghĩnh: Banana (chuối), Sapodilla (mãng cầu xiêm), Papaya (đu đủ)… Khách bình dân có thể chọn khu phòng tập thể với giường tầng (10 người/ phòng). Các nhóm sinh viên, học sinh thì có sẵn một khu cắm trại với sức chứa hơn 1000 khách. Ngoài ra, Madagui còn thiết kế một khu hồ bơi 3 tầng rất đẹp… Hệ thống nhà hàng của Madagui cũng chú trọng phát triển những món ẩm thực với nguyên liệu mang đậm hương vị của suối và rừng như: cá lăng, cá leo, cá chạch lấu, đọt đủng đỉnh, rau nhíp, măng rừng…

 

Nét hấp dẫn chính của Madagui là những tour khám phá rừng. Madagui có một hệ sinh thái rừng đa dạng gồm nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm. Những địa danh như hang Dơi, hang Thầy, hang Cô, hang Tử Thần, suối Voi, cổng Trời… vừa nghe qua đã kích thích sự tò mò của những du khách ưa mạo hiểm, khám phá. 

Sau khoảng 30 phút len lỏi trong rừng, vì thời gian ít, tôi chỉ chọn một hang có cái tên “rùng rợn” nhất – hang Tử Thần để khám phá. Hang Tử Thần có chiều dài 100m, uốn lượn ở độ sâu cách mặt đất 15m. Hang nằm giữa khe sâu, được bao trùm bởi các tảng đá và rễ cây cổ thụ. Chính điều này đã tạo nên những hốc sâu, những gờ đá chông chênh, những ngõ ngách tối tăm làm chùn bước du khách.

Mười lăm phút trong hang dài bằng cả tiếng đồng hồ bên ngoài khi tôi phải căng hết tất cả các giác quan để lần mò tìm lối ra. Lúc lom khom, lúc chui, lúc bò theo những mũi tên chỉ đường màu trắng lúc ẩn lúc hiện trên nền hang, nhiều lúc lý trí tôi cũng không át được sự sợ hãi theo bản năng của mình. Chui ra khỏi cửa hang, người tôi đẫm mồ hôi và bết đầy bùn đất nhưng lại có được cảm giác rất “đã” khi chiến thắng được nỗi sợ.

Miệng hang Tử Thần

 Tuy chưa hết mệt vì hang Tử Thần nhưng tôi vẫn quyết định thử một dịch vụ khá độc đáo của Madagui: “Chèo bè vượt suối”. Nai nịt áo phao gọn gàng, điện thoại di động được bọc nilon cẩn thận, trang bị thêm một cây sào tre, tôi lên bè vượt suối. Khởi hành từ ngã ba sông Tuyết Nhung cùng với một người hướng dẫn của Madagui, bè chúng tôi lúc trôi lờ lững trên dòng suối trong vắt, lúc lại băng lướt ào ào qua ghềnh đá. Về đến đích là bãi Tình Yêu, bước lên bờ mà bên tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng suối reo…

Vượt suối

 Vuợt 152 km về lại TP.HCM, nhìn dòng người kẹt xe, chen chúc nhích dần quanh những “lô cốt” đào đường dang dở, tự nhiên tôi thấy thèm nhớ chút hương vị núi rừng của Madagui.

Nguyên Hà

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2009 lúc 10:51pm
 
Một ngày buồn 
 Buổi sáng vô ý bị ngã xe gần quán cà phê vỉa hè, những gã đàn ông rỗi việc ném vào em những tràng cười khả ố: "Phì nhiêu quá em ơi!". Không một bàn tay nâng đỡ. Em lủi thủi tự mình đứng dậy, nghe nỗi tủi thân cứa sâu vào tim. Em tưởng đã quá quen với những lời châm chích nhắm vào thân hình béo ú của mình, vậy mà vẫn thấy chạnh lòng. Thiên hạ nhiều khi thật cay độc.

Buổi chiều, em lại rơi rụng trong cuộc phỏng vấn lần thứ n kể từ khi ra trường. Em đủ nhạy cảm để tránh xa những thông tin tuyển dụng có dính líu tới ngoại hình. Nhưng ngay cả ở những công việc không dính dấp gì đến hình thể, người ta vẫn không buồn giấu giếm vẻ thất vọng khi diện kiến vẻ ngoài thô tháp của em. Những lời cảm ơn lịch sự của họ luôn nhấn chìm em trong nỗi thất vọng tột cùng. Như hôm nay chẳng hạn.

Ông bà xưa nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn, nhưng dường như những gì xảy ra với em đang chứng minh điều ngược lại. Chỉ một chút khiếm khuyết về hình thể đã đủ đẩy em đứng ngoài mọi cơ hội tìm kiếm việc làm. Em đã cố lạc quan để tồn tại, nhưng không ngăn được nỗi thất vọng đang ngày một lớn thêm...

Có vẻ hôm nay là một ngày thật tệ.

Buổi tối, em vào YM, treo lên status cái câu quen thuộc "Tôi ơi, đừng tuyệt vọng" mà thấy lòng thật buồn. Bạn bè online an ủi, bảo em cứ nhìn Susan Boyle mà hy vọng. Người đàn bà quê kệch và cô đơn đó chẳng phải đã thực hiện được giấc mơ của đời mình sao?

Em mở "I dreamed a dream", nghe đi nghe lại những lời tự sự chất chứa nỗi niềm. Tôi mơ giấc mơ cuộc đời tôi rất khác với địa ngục tôi đang sống. Khác với những gì tưởng như đang xảy ra. Giọng hát thánh thiện của người đàn bà xấu xí nước Anh kéo em ra khỏi nỗi buồn, đặt trở lại vào tim em niềm tin bất tuyệt.

Rằng, ở đâu đó, vẫn có những câu chuyện cổ tích đang tồn tại.

Rằng, hạnh phúc không là đặc quyền của riêng ai.

Và những ngày tuyệt vọng này rồi sẽ đi qua. Đi qua...

Chỉ cần em có niềm tin.



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 07/Jun/2009 lúc 10:54pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2009 lúc 10:59pm
 
8 điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu
 
 

PNO - Vào mùa hè nóng bức, nhiều người thích ăn dưa hấu để giải khát. Tuy nhiên, không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt cho sức khỏe,.Ngay cả những người ăn được dưa hấu cũng nên tìm hiểu xem cách ăn dưa hấu thế nào cho khoa học. Chẳng hạn, có những người mắc một số căn bệnh phải kiêng ăn dưa hấu hoặc một số trường hợp hoàn toàn không nên ăn.

1/ Người bị bệnh tiểu đường

Dưa hấu chứa một lượng đường khoảng 5%, chủ yếu là Glucose, Sucrose và một phần Fructose, ví vậy ăn dưa hấu sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.

Cơ thể người bình thường có thể kịp thời bài tiết Insulin, giúp lượng đường trong máu và trong nước tiểu luôn giữ ở mức bình thường. Nhưng với người bệnh tiểu đường, nếu ăn quá nhiều dưa hấu, không những lượng đường trong máu tăng cao, bệnh tình thêm nghiêm trọng mà còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa, dẫn đến ngộ độc máu, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Mỗi ngày, lượng cacbohydrate mà người bệnh tiểu đường ăn vào cần được kiểm soát nghiêm ngặt. Vì thế, nếu trong một ngày người bệnh ăn nhiều dưa hấu thì nên giảm một lượng cacbohydrate tương ứng trong thực phẩm hay các sản phẩm bột sao cho vừa phải, để không bệnh nặng hơn.

 

2/ Những người mắc các bệnh về thận.
 
Những người có chức năng thận không tốt thường đi với chức năng bài tiết nước trong cơ thể kém, vì vậy thường xuất hiện triệu chứng Edema toàn thân. Những bệnh nhân này nếu ăn quá nhiều dưa hấu, trong khi chức năng thận yếu, không thể kịp thời thải ra lượng nước thừa, sẽ dẫn đến tình trạng lượng nước tích tụ trong cơ thể quá mức cho phép làm máu bị loãng, không chỉ khiến cho triệu chứng Edema trở nên nghiêm trọng mà còn gây nên bệnh tim cấp tính. Vì vậy, lời khuyên của các bác sĩ với những người bệnh thận là: Nên ăn ít hoặc không ăn dưa hấu.
 

3/ Người mới bị cảm

 Các chuyên gia y tế cho rằng, bất kể cảm do nóng hay do lạnh, thời gian ban đầu là thời gian mà các triệu chứng của bệnh biểu hiện nên cần áp dụng các biện pháp khiển bệnh phát ra hoàn toàn. Từ đó, mới có thể chẩn bệnh đúng. Trong khi đó, dưa hấu lại có tác dụng thanh nhiệt, nên trong giai đoạn đầu bị cảm, nếu ăn nhiều dưa hấu, có thể kéo dài tình trạng bệnh.

 
 
4/ Người bị nhiệt miệng

Theo Đông y, nhiệt miệng là do nóng từ bên trong gây ra; mà dưa hấu lại có tác dụng lợi tiểu nên người bị nhiệt miệng ăn nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước cần thiết trong quá trình phục hồi bị thải đi quá nhanh. Từ đó, người bệnh sẽ bị nóng hơn bên trong.
 
5/ Sản phụ
 
 Thể trạng của sản phụ khá yếu, Đông y cho rằng ăn nhiều dưa hấu sẽ gây hại cho dạ dày và tì. 

6/ Không được ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn

Vì dưa hấu có nhiều nước, làm cho dịch tiêu hoá của dạ dày bị loãng ra, ăn dưa hấu ngay trước và sau bữa ăn đều ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thụ lẫn tiêu hoá thức ăn. Hơn nữa, nếu trước bữa ăn, chúng ta ăn quá nhiều dưa hấu thì khi vào bữa ăn chính thì việc hấp thu các loại thực phẩm dinh dưỡng khác sẽ bị giảm đáng kể. Nhưng, với những người có nhu cầu giảm béo bằng cách giảm lượng dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể, thì ăn dưa hấu trước bữa chính lại là một lựa chọn lý tưởng. 

7/ Không nên ăn quá nhiều dưa hấu

 Vì dưa hấu mang tính hàn nên ăn quá nhiều dưa hấu cũng có thể khiến dạ dày và tì khó chịu, như: hiện tượng chán ăn, tiêu hoá kém, thậm chí làm giảm khả năng đề kháng của dạ dày và ruột dẫn đến tình trạng chướng bụng, tiêu chảy…

 

8/ Nên ăn ít dưa hấu lạnh

 Trong mùa hè oi bức, ăn vài miếng dưa hấu lạnh sẽ có cảm giác được giải nhiệt rất rõ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đối với dạ dày rất lớn, dễ gây tổn thương dạ dày và tì, nên cần hạn chế nhiệt độ và lượng dưa hấu ăn vào.

Tốt nhất là nên cho dưa ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh, nơi nhiệt độ khoảng 8-10°C là thích hợp nhất để ăn. Mỗi lần ăn, không nên quá 500g dưa và ăn từ từ.

Ngoài ra,  bệnh nhân đau dạ dày cũng được khuyến cáo không nên ăn dưa hấu để tủ lạnh.

Ngọc Quỳnh (sohu.com)

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2009 lúc 9:09pm
 
NGÔI BIỆT THỰ "MỘ" Ở BẾN TRE
 
Một Việt kiều sau khi qua đời đã được người nhà đưa từ Mỹ về Việt Nam và chôn ngay tại phòng khách một ngôi biệt thự.

Ngôi mộ nằm giữa phòng khách

Cuối tháng 4/2009 vừa qua, tôi có chuyến công tác về Bến Tre. Trên đường về TP HCM, khi xe chuẩn bị đi qua chiếc cầu Rạch Miễu mới tinh vừa khánh thành, anh bạn bất ngờ nói tôi nên ghé thăm một căn biệt thự đặc biệt ngay tại đây.

Biệt%20thự%20
Ngôi biệt thự hoàng tráng còn rất mới

Tôi hỏi điểm đặc biệt đó là gì, anh nói đó là “có một ngôi mộ ngay… trong nhà”. Vốn là người làm luật, nên tôi tỏ vẻ không tin chuyện đó lắm.

Người bạn của tôi nói nghe đâu người chết là một Việt kiều. Hình như người này có di chúc chôn mình ngay trong nhà để anh em trong nhà khỏi ai tranh giành tài sản, vì nghe nói nhà này giàu lắm.

Không nén nổi sự tò mò, tôi quyết định ghé thăm ngôi biệt thự đó. Chiếc xe bốn chỗ đưa chúng tôi chạy vào một con hẻm nhỏ lát xi măng ngay khu vực bến phà Rạch Miễu cũ, thuộc địa phận xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Đi khoảng vài trăm mét, người bạn dừng xe bên một ngôi biệt thự có màu nâu đất, rất lớn và mới tinh như thể vừa mới khánh thành. Từ ngoài nhìn vào, tôi muốn nổi da gà khi thấy ngay trong phòng khách chính giữa căn biệt thự, thay vì là một bộ salon tiếp khách như thường thấy lù lù một … ngôi mộ.

Không được sống biệt thự, thì chết chôn biệt thự

Tiếp đón chúng tôi là một bà cụ có vẻ mặt phúc hậu. Bà cho biết người nằm trong mộ là chị Trần Thị Kim Liên, con gái bà. Chị Liên bị bệnh và chết ở Mỹ cuối năm 2008, khi ngoài 50 tuổi, đã xây ngôi biệt thự này khi còn sống.

Ngôi%20biệt%20thự%20
Ngôi mộ tọa lạc giữa phòng khách

Bà mẹ cho biết trước khi chết, chị bày tỏ ý nguyện “cả đời chưa bao giờ được sống trong biệt thự, nên nếu chết thì cũng muốn chôn ngay trong biệt thự”.

Tôi xin phép được xem ngôi mộ, bà cụ vui lòng dẫn tôi vào phòng khách. Quả thật, nếu đúng như lời bà cụ nói thì đây là một dạng chôn nổi. Nghĩa là vị trị của người chết gần như là ngang bằng với người sống.

Và mặc dù không phải là người nhát gan, tôi vẫn có cảm giác rờn rợn khi đứng gần ngôi mộ. Bà cụ cho biết bà vẫn ở cùng mấy đưa cháu ngay trong ngồi nhà này. “Tôi quen rồi, nên không sợ. Nhưng lạ là từ ngày nó chết, tôi chưa bao giờ thấy nó về”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giải Hải: Không có oan khuất thì người chết rất “lành”

- Về mặt tâm linh, việc an táng như vậy có ảnh hưởng gì tới người sống?

- Về mặt tâm linh, thì chỉ những cái chết do tai nạn hay chết có sự oan khuất mới gây ra những vấn đề tâm linh mà ngày nay chúng ta có thể thấy đề cập trên phim ảnh.

Những ngôi nhà có ma thường là những nơi có người bị chết oan, có thể kể đến ngôi nhà ở đèo Pren Đà Lạt - nơi có những oan hồn bị lính Mỹ giết hại; hoặc các tài liệu thế giới cũng nhắc nhiều đến những ngôi nhà bị ma ám hàng thế kỷ, thậm chí người ta còn chụp được các bức ảnh ma.

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu tâm linh, tôi cho rằng điều đó là có thật. Còn những trường hợp người chết bình thường, không có oan khuất thì chẳng có vấn đề gì. Có chăng chỉ là tâm lý sợ sống cạnh, hoặc sống gần người chết. Nhưng nếu người trong gia đình cảm thấy bình an, thoải mái thì không có vấn đề gì.

- Ngôi mộ này thực ra không được chôn xuống lòng đất mà chôn nổi trên nền nhà và xây kiên cố, như vậy khoảng cách giữa người sống và người chết dường như rất gần nhau, có thể nói vẫn như đang “sống” chung với nhau. Điều này có ổn khổng, thưa ông?

Do thiếu chỗ ở, hiện nay ở nhiều nơi, nhà mồ đã trở thành nơi cư trú của nhiều người. Họ sống ngay cạnh các ngôi mộ nhưng có sao đâu. Hay ở ta, nhiều khu dân cũng vẫn ở ngay sát các nghĩa trang đấy.

Chết oan mới tìm về báo mộng

- Nhưng như vậy, cái người ta vẫn gọi là “âm khí” liệu có ảnh hưởng gì đến người sống?

- Tùy theo mức độ tu dưỡng tâm linh của từng người, khi qua đời, từ mộ người chết thậm chí còn có thể phát ra những bức xạ lành, ảnh hưởng tốt đến những vùng xung quanh. Chẳng hạn, trường hợp nhà chữa bệnh tâm linh Nguyễn Đức Cần, khi qua đời được chôn vĩnh viễn, không cải táng tại một cánh đồng ở Bình Đà.

Khu mộ ông hiện được nhiều người khi xưa chịu ơn ông, đã đầu tư xây dựng cảnh quan rất đẹp. Nhiều nghiên cứu cho thấy sóng sinh học ở quanh khu mộ rất cao, nên nhiều người có bệnh đã tìm đến, ngồi ở đây và chữa được khỏi bệnh.

Hay như trường hợp ở Chợ Âm phủ 19/12 gần đây, ta mới đào được hàng trăm hài cốt dưới lòng khu chợ này. Nếu nói là có âm khí thì với số lượng hài cốt nhiều như vậy, khu chợ này chắc hẳn âm khí phải nặng nề lắm chứ. Nhưng ở đó là hài cốt các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cao cả cho đất nước, chứ không phải những cái chết oan uổng, cho nên vong hồn họ “lành” và không hề gây ra vấn đề gì.

- Ông giải thích thế nào về việc bà mẹ chưa bao giờ mơ thấy người nằm trong mộ?

- Hiện tượng không mơ thấy người thân là chuyện bình thường. Không phải khi nào người sống cũng nằm mộng thấy những người đã quá cố. Thông thường chỉ khi có chuyện gì bất thường xảy ra, hoặc trong trường hợp người chết có oan khuất, linh hồn họ không siêu thoát được mới tìm về báo mộng, coi như tìm đến sự trợ giúp của người sống.

Không ảnh hưởng vệ sinh

- Việc chôn người chết trong nhà như vậy có ảnh hưởng gì đến vấn đề vệ sinh không?

- Một người chết chôn ở đâu, hình thức như thế nào phụ thuộc vào phong tục tập quán từng dân tộc, phụ thuộc những qui tắc nhất định trong các xã hội khác nhau. Thông thường người ta phải táng tại nghĩa trang.

Ở phương Tây thì có nhà mồ - nơi người ta chỉ đặt quan tài người chết ở đó mà không cải táng. Tuy nhiên đó là ở xứ lạnh nên có thể không ảnh hưởng đến vệ sinh. Ở Tây Tạng, vùng đất cao 4.000m trên mực nước biển, còn có hình thức điểu táng – mổ xác người chết, vứt các bộ phận cơ thể cho chim kền kề rỉa, xương cốt cũng giã nát cho chim ăn.

Phương pháp địa táng ở Việt Nam cũng như một số nước vùng nhiệt đới. Chôn lần thứ nhất gọi là hung táng. Điều kiện thời tiết, vi khuẩn sẽ phân hủy phần thịt mềm; phần xương khô, sạch sẽ được đào lên và chôn lại lần thứ hai, gọi là cát táng.

Có nhiều gia đình vẫn đưa phần cát táng về chôn trong vườn nhà, cụ thể như trường hợp nhà văn Vũ Trọng Phụng được con gái đưa về chôn trong vườn nhà ở làng Mọc, Nhân Chính, Hà Nội. Hoặc thậm chí, sau khi điện táng, nhiều người vẫn lấy tro hài người chết về đặt trong lọ trên bàn thờ.

Trong việc cát táng, hiện nay cũng nhiều gia đình xây những ngôi mộ, có thể gọi là nhà mộ, nguy nga, đồ sộ. Trường hợp ngôi biệt thự mộ có thể coi là một biến thể của hình thức này, xây trên phần đất riêng của gia đình người ta. Nếu làm kiên cố như vậy thì cũng không ảnh hưởng gì đến vệ sinh môi trường.

Theo Khoa học & đời sống
 
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2009 lúc 5:24am
Vui buồn quanh nghĩa trang
độc nhất vô nhị Việt Nam
 
Giadinh.net - Chuyện ông Bảo Sinh xây hotel cho chó mèo chắc hẳn nhiều người đã cho là bất thường. Nhưng có lẽ còn “khùng” hơn khi ông dành 700m² đất giữa Hà Nội đắt đỏ và nhiều tỷ đồng để dựng một nghĩa trang cho chó mèo chỉ để làm nơi những linh hồn của thú cưng có chốn đi về.
Chuyện ông Bảo Sinh xây hotel cho chó mèo chắc hẳn nhiều người đã cho là bất thường. Nhưng có lẽ còn “khùng” hơn khi ông dành 700m² đất giữa Hà Nội đắt đỏ và nhiều tỷ đồng để dựng một nghĩa trang cho chó mèo chỉ để làm nơi những linh hồn của thú cưng có chốn đi về.
 
Chuyện về Ami - chú chó “tổ” khổng lồ
 
Chúng tôi tìm đến số 167 Trương Định để tìm hiểu về nghĩa trang chuyên dành cho động vật, ông Bảo Sinh vui vẻ mở đầu câu chuyện: “Chắc là chẳng có người thứ hai nào điên như tôi đâu. Có lẽ kiếp trước tôi đã có tội gì nhiều lắm với chó mèo nên kiếp này tôi phải trả nợ đấy thôi”.
 

Ông Bảo Sinh bên bàn thờ chó "tổ" Ami. (Ảnh: H.P)

 
Quan sát nghĩa trang, chúng tôi thấy vị trí trang trọng nhất được dành cho một chú chó béc giê. Ông Bảo Sinh cho biết, đây chính là chú chó “tổ” Ami giống béc giê Đức. Ami chính là chú chó đi đầu trong nghề kinh doanh chó tại Việt Nam. Ami lúc “sinh thời” nặng tới 60kg. Mẹ Ami có tên là Bạch Tuyết (vì bộ lông trắng như tuyết) được ông Bảo Sinh mua năm 1970 với giá 1 cây vàng. Ami là chó đực, lại sinh ra đúng thời đất nước độc lập nên vượt trội hơn mẹ Bạch Tuyết về tiếng tăm. Khi trở thành một chú chó trưởng thành, Ami trở nên nức tiếng trong Nam ngoài Bắc. Không chỉ là một chú chó có thể trọng lớn nhất Việt Nam lúc đó, Ami còn tự hào khi làm cha đẻ của vô số chó thế hệ sau.
 
Ông Bảo Sinh tâm sự, Ami chính là chú chó giúp ông khởi nghiệp để gây dựng toàn bộ cơ ngơi của ngày hôm nay. Ami theo tiếng Pháp có nghĩa là “bạn”. Ông đặt tên cho con chó như thế vì ông luôn coi đó là một thành viên gần gũi trong gia đình. Ami mất cách đây hơn 10 năm và thọ 15 tuổi. Ami mắc bệnh karê - một loại bệnh khi chó mắc phải sẽ bị phá huỷ cả về phổi, đường ruột và thần kinh. Khi ấy, thuốc chữa bệnh này ở Việt Nam rất khan hiếm. Lúc “lâm chung”, khác với loài mèo đi tìm một nơi xa nhà để chết trong lặng lẽ, Ami tìm đến bên chân chủ, mắt ứa lệ và dần gục xuống. Chính vì những “chiến tích” của Ami và những tình cảm gắn bó mật thiết với chủ, ngoài việc treo ảnh của Ami trong phòng riêng, ông Bảo Sinh đã dành vị trí trung tâm của nghĩa trang cho bài vị thờ Ami.
 

Một ngôi mộ tại nghĩa trang

 
Nghĩa trang động vật duy  nhất Việt Nam
 
Ngoài Ami, nghĩa trang xuất hiện hàng loạt những cái tên đầy ấn tượng và trìu mến như: Lucky, Xuka, Sinky, Lô lô... và còn có cả một chú mèo tên Pu Tin. Theo ông Bảo Sinh, chủ nhân của những con thú có mộ trong nghĩa trang của ông đa phần đều là những người khá giả và yêu quý động vật. Để thú yêu có một phần mộ “hoành tráng” trong nghĩa trang của ông, chủ nhân sẽ phải chi trả khoảng 2,5 triệu đồng. Số tiền này chỉ phải trả 1 lần và sẽ được dành làm tiền hương khói hàng ngày và tiền cúng lễ các ngày rằm, mùng 1 hay các lễ cầu siêu.
 

Toàn cảnh khuôn viên nghĩa trang.

 
Ông Bảo Sinh cho biết, ông vừa cùng chủ nhân của các ngôi mộ lập một lễ cầu siêu khá hoành tráng tại nghĩa trang. Lễ cầu siêu có sự tham gia của 3 vị cao tăng. Theo ông Sinh, không phải vị sư nào cũng có thể tham gia lễ cầu siêu này bởi chỉ có người cao đạo mới hiểu hết được những ý nghĩa của việc cầu cúng này.
 
Việc lập nghĩa trang khiến nhiều người cho rằng, chủ nhân sẽ kiếm được bộn tiền nhưng nếu nhẩm tính thì số tiền mà ông Bảo Sinh thu được từ việc này chẳng bõ bèn gì so với mảnh đất 700m² ông dành cho nghĩa trang. Những người tìm đến nghĩa trang của ông không hẳn ai cũng có tiền. Ông còn nhớ như in, có lần một cô bé vừa tìm đến nghĩa trang vừa khóc thút thít. Cô bé mang 1 con rùa cụt 1 chân và đã chết đến xin được chôn tại nghĩa trang nhưng lại không có đồng nào để nộp lệ phí. Cô bé kể, trong lần đi Tam Đảo, khi thấy chú rùa này bị một đám trẻ con đánh đập, cô lại gần để hỏi nguyên nhân thì được bọn trẻ cho biết con rùa đã mất 1 chân nên bán không ai mua. Cô bé đã phải dốc hết túi lấy 100.000 đồng mua chú rùa về. Tất nhiên, kết quả là chú rùa xuất hiện tại nghĩa trang. Ông Bảo Sinh đành dành một phần đất nhỏ trong nghĩa trang cho chú rùa tội nghiệp. Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng lại vì vài ngày sau, chính cô bé ấy lại mang xác một con bướm đến xin chôn và cũng không đem theo đồng nào. Chủ nhân nghĩa trang vẫn đem chôn con vật ấy miễn phí chỉ bởi ông thấy cô bé có tấm lòng rộng mở đối với loài vật.
 

Cổng vào nghĩa trang và chùa "Tề động vật ngã"

 
Tất cả những sinh linh có mặt tại nghĩa trang đều được thờ cúng cẩn thận. Các ngôi mộ mới thường được chủ nhân qua lại nhiều hơn. Tuy nhiên, theo ông Bảo Sinh, thông thường, sau 2 năm thì các mộ không còn ai tới thăm nom chăm sóc nữa. Là người chủ nghĩa trang nhưng không vì thế mà ông bỏ mặc những ngôi mộ lâu năm. Hàng ngày, ông vẫn thắp hương cho tất cả các mộ. Để nghĩa trang không bị chật chội, cốt ở những mộ có thâm niên lâu sẽ được đốt và giữ lại bài vị để thờ cúng.
 
Tu luyện thì  con gì cũng có thể thành Phật
 
Theo ông Bảo Sinh, ông lập nghĩa trang này đã khá lâu nhưng “phong trào” lo việc “hậu sự” cho chó, mèo thì xuất hiện cách đây khoảng 7 năm. Bản thân ông luôn tâm đắc quan điểm của nhà Phật là người và vật đều đồng nhất thể. Chính vì thế, dù là người hay con vật nếu có sự tu luyện đều có thể thành Phật.
 
 Ông đặt tên cho ngôi chùa trong nghĩa trang là “Tề đồng vật ngã” (tức là yêu thương muôn vật như con người) cũng xuất phát từ lý do ấy. Ông cho biết, việc xây dựng nghĩa trang cho thú cưng của ông không nhằm mưu cầu danh hay lợi mà đơn giản chỉ là vì ông mong cho linh hồn của chúng được nhang khói và có chốn đi về. Ông đưa ra nhận định: Con người có rất nhiều nơi thờ cúng, linh hồn con người cũng đã nhận được nhiều sự thương yêu chăm sóc. Vậy tại sao những con vật rất gần gũi với con người lại không có ai để tâm đến việc “hậu sự”?
 
Từ khi lập dựng đến nay, nghĩa trang có khoảng trên 200 linh hồn được quy tụ. Ông Bảo Sinh cho biết, trước đây, nghĩa trang phân thành hai khu: Một khu nằm bên Gia Lâm và khu vực hiện tại. Tuy nhiên, đến nay, nghĩa trang đã tập trung toàn bộ về Trương Định (trong khuôn viên gia đình ông Bảo Sinh). Các cốt lâu năm đều đã được thiêu nên nghĩa trang chỉ còn trên 100 ngôi mộ.
 

Trong nghĩa trang có thờ 18 vị La hán

 
Để nghĩa trang được quy củ, sau Tết Nguyên đán năm nay, chủ nhân của nghĩa trang sẽ cho sửa sang lại toàn bộ khuôn viên. Trong đó, ông sẽ cho xây dựng một đài hoá thân để đáp ứng được cho nhiều đối tượng hơn. Đài hoá thân sẽ hội tụ đủ sự hài hoà của “tứ đại” là nước, lửa, gió và không khí. Chính vì vậy, đài hoá thân sẽ được dựng trên mặt hồ trong nghĩa trang. Sau khi hoá thân, bài vị của các con vật sẽ được đặt tại nghĩa trang. Ông Sinh ước tính, kinh phí để quy hoạch lại nghĩa trang và xây đài hoá thân sẽ hết khoảng 3 -  4 tỷ đồng. Có nhiều người so sánh số tiền này với khoản phí đóng góp của các chủ mộ thì ông chỉ cười. Ông nói với chúng tôi: “Nếu tính ra cũng không lỗ đâu, cơ nghiệp của tôi có được đều là nhờ kinh doanh chó. Cái nọ nó bù cái kia. Với lại, bây giờ tôi chẳng có nhu cầu nhiều về kinh tế!”.
 
Hoàng Phương
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2009 lúc 5:29am
Ảnh hoa lộc vừng
đỏ rực bên hồ Gươm
 
Sau một tháng trổ màu vàng và thay lá, đêm qua cây lộc vừng bên hồ Hoàn Kiếm bắt đầu nở hoa và đến sáng nay rụng đỏ rực trải thảm đường đi và trên mặt nước. Nhiều người dân thích thú nhặt cả vốc mang về cho trẻ em chơi.
Trong hai cây lộc vừng bên hồ Hoàn Kiếm, chỉ một cây hoa nở. Mỗi năm hoa nở hai lần, đầu mùa hạ và giữa mùa thu.
Thường nở trong khoảng nửa tháng, mỗi ngày một lần. Chiều tối, vào lúc ánh sáng trời yếu dần hoa tỏa hương thơm nồng nàn.
 
Trong cái giá lạnh mới về sáng nay,
hoa vẫn tỏa nét đẹp riêng biệt.
Rụng xuống, 'ngự' trên thân cây.
Trải thảm đường đi.
Đỏ rực trên ghế đá.
và trên mặt nước ven hồ Gươm.
 
Người dân thích thú nhặt hoa mang về.
Du khách nước ngoài ngỡ ngàng.
Giới nhiếp ảnh bắt đầu tìm đến sáng tác.

Theo VnExpress

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2009 lúc 5:37am
Thác Dray Sáp:
Chốn bình yên giữa núi rừng Đắk Nông
Trong sự thanh khiết của thiên nhiên Dray Sáp về đêm, hoặc đợi mặt trời lên buổi sớm, buổi chiều nghe tiếng chim gọi bạn bay từng đàn ta mới thấy cuộc sống thật đẹp, thật thanh bình.

Cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 30 km có một ngọn thác tên gọi Dray Sáp, khá đẹp được nhiều người đến thăm quan du lịch. Truyền thuyết kể về Thác Khói - Dray Sáp như sau: Có một nàng con gái tên H Mi hàng ngày vẫn cùng người yêu đi làm rẫy bên nhau.

Một hôm, trong lúc họ đang ngồi nghỉ trên một hòn đá, bỗng thấy một con quái vật đầu to như quả núi, mắt lớn tựa nồi đồng, râu dài răng nhọn và toàn thân có vảy lấp lánh như bạc hiện trên bầu trời, rồi bất ngờ sà xuống đất. Chiếc vòi của nó cắm xuống.

Bỗng một cột nước khổng lồ từ dưới mặt nước phun lên. Con quái vật xòe đôi cánh lớn lượn mấy vòng, rồi phun nước tạo thành một cơn mưa dữ dội và bay mất. Cô gái trong giây phút khiếp đảm, giờ đã tan biến vào lớp mây mù. Chàng trai đã biến thành một gốc cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá. Chỗ ấy ngày nay là Thác Khói - Dray Sáp...

Đường vào thác Dray Sáp.

Khung cảnh bên trong...

Toàn cảnh thác Dray Sáp.

Những cơn mưa rừng bất chợt ào xuống rồi lại bất chợt tạnh. Những tia nắng xuyên qua cây lá rừng càng làm cho dòng nước Dray Sáp thêm kỳ ảo, lung linh. Chút mờ ảo biến hóa ở con suối tựa như mây nước tỏa khói Mang không khí lạnh, dễ chịu cho du khách khi đặt chân đến đây.

Dray Sáp được thiên nhiên ưu đãi với cảnh đẹp của rừng cây ngọn nước, cùng với huyền thoại về sự hình thành của thác nước, chuyện về tình yêu bất tử của đôi trai gái có từ xa xưa ... nay lại được con người đầu tư tu bổ khiến Dray Sáp càng thêm đẹp, thêm xinh. Nếu có dịp, mời bạn hãy một lần về bên đầu nguồn Dray Sáp.

 Theo Báo Du Lịch

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2009 lúc 5:39am
Gia Lai:
Hùng vĩ đèo Mang Yang trên phố núi Pleiku
 
Người dân Gia Lai vẫn quen gọi với cái tên “Đèo cổng trời”, quãng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó thích hợp với tên gọi đó.

Nếu ai từng lên phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và lại vào 2 mùa mưa-nắng rất đặc trưng của Cao nguyên này chắc hẳn sẽ không ngỡ ngàng trước 2 vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây. Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khõi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi.

Chùm ảnh: Cảnh quan của “Đèo cổng trời”.

“Đèo cổng trời” vừa hùng vĩ vừa nên thơ đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2009 lúc 10:11am

 

Tây Ninh - Toà thánh Cao Đài

Vị trí : Toà thánh Cao Đài được xây dựng tại làng Long Hoa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4km về phía đông nam.

 
 







Đặc điểm:
Ðạo Cao Ðài ra đời vào năm 1926 ở Tây Ninh. Tòa thánh Cao Đài là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, được bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 1926.
 
Toà thánh toạ lạc trong một khuôn viên rộng khoảng 1km². Nổi bật trong quần thể kiến trúc là đền Thánh, với những đặc trưng tiêu biểu cho kiến trúc đền, chùa của tôn giáo Cao Đài. Công trình thể hiện sự hài hoà giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Phương Tây. Với các vòm mái và hoa văn trang trí khéo léo, tinh xảo thể hiện tinh thần tam giáo.
 













Tại đây còn có một số kiến trúc đẹp và kì vĩ khác nằm trong quần thể như cổng Chánh môn, các tháp mộ, đền thờ Phật Mẫu. Ðặc biệt là Bá huê viên với nhiều cây cảnh, nhiều loại hoa và cỏ lạ. Lễ hội lớn nhất hàng năm diễn ra nơi đây là vía Ðức Chí Tôn (ngày 9 tháng giêng âm lịch). Lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc và cuốn hút hàng vạn du khách từ mọi miền đất nước về dự và chiêm bái thưởng ngoạn cảnh quan. Du khách có dịp đi chợ Long Hoa, một chợ lớn nhất Tây Ninh, có bán các thực phẩm chay phong phú, đa dạng và bạn sẽ được thưởng thức những món ăn "chay giả mặn" thật độc đáo, khéo léo và ngon miệng.
Biểu tượng của đạo Cao Ðài là Thiên Nhãn. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo Cao Ðài còn thờ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Chúa Giê-su, Khổng Tử, Lão Tử,...


Sưu tầm


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 13/Jun/2009 lúc 10:13am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.150 seconds.