Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 120 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 27/May/2009 lúc 2:53am
 
Nhạc cụ_Tiêu
     
Tiêu là loại sáo thổi dọc trung âm của dân tộc Việt.  
 
     

Tiêu được làm bằng thân ống nứa. Một đầu có mấu, đường kính 2 cm, dài 45 cm. Bên gờ miệng ống người ta khoét một lỗ hình bán nguyệt để thổi, thẳng hàng với lỗ thổi có 4 lỗ hình tròn, còn hai lỗ khoét ở mặt sau do ngón tay cái phụ trách. Sở dĩ phải khoét 2 lỗ bấm ở phía sau vì ống tiêu dài, đường kính rộng, muốn đạt được các âm theo yêu cầu, các lỗ bấm phải khoét cách xa nhau, nếu 6 lỗ đều khoét trên một hàng thẳng, các ngón tay không đủ sức gang ra để bấm. Khi thổi người ta cầm dọc ống tiêu và tỳ cằm vào gần lỗ thổi để tạo ra âm thanh. Âm thanh của Tiêu nghe trầm, ấm.

Tiêu tham gia trong dàn nhạc tài tử, ban nhạc tang lễ, phường bát âm, dàn nhạc sân khấu chèo, tuồng. Ngày nay, Tiêu đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp hòa tấu.

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 27/May/2009 lúc 2:58am
 
Món ăn lạ lùng từ ốc
 
 
     Sau khi ngâm ốc với dừa, người ta có thể cắt ngang con ốc ra nhiều miếng mỏng xào với các thứ rau: rau cần tây, tỏi tây, cà rốt, mực tươi; hoặc có thể thái nhỏ thịt ốc rồi băm cùng với thịt heo có trộn mộc nhĩ, nấm hương, đem nhồi vào trong những vỏ ốc bươu mà hấp. 
 
     
     Chọn một con ốc bươu thật lớn, đập nhẹ lên vỏ ốc cho nứt ra thật nhiều, thật đều và nhẹ nhàng để ốc khỏi bị thương. Hái một quả dừa tươi, cắt ngang bên trên, mở một cái nắp đủ rộng để bỏ ốc lọt vào trong quả dừa, sau khi đổ bớt đi một phần nhỏ nước dừa. Dùng dây kẽm may kín nắp dừa lại cho nước bên ngoài không rỉ vào trong, nếu không dừa bên trong sẽ bị thối, ốc sẽ chết.
    
    Chôn quả dừa ở một chỗ đất ẩm ướt(gần chum nước), sâu khoảng 30cm. Khoảng 3 tháng sau, đào đất moi quả dừa lên, mờ nắp ra bạn sẽ thấy gì?

     Con ốc bươu bằng ngón chân cái đem chôn sống trong quả dừa nay đã biến hình một cách lạ thường. Nó lớn bằng cái chén ăn cơm. Nước trong quả dừa đã cạn hết và cùi dừa bên trong cũng bị con ốc buồn tình gặm hết. Có thể nói rằng đây là lần đầu tiên con ốc biết uống nước dừa, ăn cùi dừa để lớn thành một loại ốc khổng lồ đem da thịt ra hiến cho người sành ăn một món ăn đặc biệt.

     Bây giờ đây, vỏ con ốc là vỏ quả dừa. Phải, nó lớn như thế đó. Cái vỏ thiên nhiên của nó đã biến đi không còn để lại dấu vết. Có lẽ trong thời kỳ bị giam trong ngục tối trái dừa, con ốc đã ăn hết cái vỏ cứng đã bị đập nứt. Nhưng không biết nó ăn ra sao?    Muốn lấy con ốc ra, phải bổ vỏ dừa. Mầu đen trước kia của thân thể ốc nay thành mầu trắng vàng như miếng pho mát.

    Người đầu tiên có sáng kiến này là cụ Tú quê ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
    
 
 


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 27/May/2009 lúc 10:17am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 27/May/2009 lúc 10:13am
 
Cá thính thôn quê

Cá thính là món ăn độc đáo của người dân Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tuy nhiên món ăn này đang bị mai một dần, một phần do cách chế biến rất cầu kỳ.

Món ăn không cầu kỳ nhưng lại tốn nhiều thời gian cho công đoạn "ủ". Làm cá thính, không cần những nguyên liệu phức tạp song cần có bình chứa, chỗ để và những vật dụng tối cần thiết khác. Người ta mua cá về (loại cá nào cũng được), đánh vẩy, mổ bỏ lòng, mang rồi rửa sạch. Nếu cá to phải chặt ra từng khúc xấp xỉ bằng 2 bao diêm, cá nhỏ thì để cả con. Ướp cá với muối theo tỷ lệ 10kg cá/1,5kg muối, để cho muối thấm đều cả trong và ngoài thân cá. Xếp cá vào lọ thủy tinh hoặc chum sành để 4-7 ngày tùy theo thời tiết để cho cá cứng và ngấm đều muối. Sau đó lấy cá ra khỏi lọ, dùng 2 tay ép cá cho chảy hết nước muối, để cá khô se lại. Rang ngô hoặc gạo rồi xay mịn thành bột thính. Nhồi bột thính vào trong mình và đầu cá xoa thấm đều thân cá. Xếp cá đã nhồi thính vào lọ cao cổ miệng nhỏ bằng thủy tinh hoặc sành sứ. Lấy rơm sạch hoặc lá chuối khô đặt lên trên miệng lọ và cài chặt lại bằng thanh tre. Úp ngược lọ vào một bát nước (thỉnh thoảng phải thay nước). Sau vài tháng đã có thể ăn được. Người ta chế biến cá thính bằng cách nướng cá trên than hoa. Nhiều người ngại nướng đã rán cá nhưng làm như vậy cá mất độ thơm ngon, độ cứng. Thịt cá thính nướng màu hồng, vị hơi chua, đậm đà và mùi thơm đặc trưng. Một số nhà còn lấy thính còn sót lại đem rang với mỡ ăn cũng ngon.

Cá thính ăn với cơm trong các dịp lễ, tết hoặc ngày thường. Cá thính thường được mang ra mời khách quý như một món đặc sản. Ngày nay món cá thính đang bị mai một dần. Ở một số chợ nhỏ thành phố Việt Trì (Phú Thọ) hiện nay vẫn có bán món cá thính, song do thời gian ủ chưa kỹ, hoặc bỏ bớt một số công đoạn nên cá mất đi độ thơm và chua như vốn có.(ND)

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 27/May/2009 lúc 10:19am
Trứng mực chiên giòn - Côn Đảo - BRVT

Món này chắc chỉ có dân miền biển - như Côn Đảo quê tôi - mới có dịp thưởng thức. Trứng ngon phải được lấy từ con mực thật tươi. Mực mới câu từ biển đưa lên bờ, chưa qua đêm hay chưa được bảo quản bằng bất cứ loại vật liệu nào, kể cả nước đá, thì mới tuyệt hảo!

Mực tươi mổ ra, bỏ túi mực, bỏ mai và phần gan có màu vàng đất. Được mực lá là ngon nhất. Phần thân mực và râu mực chế biến như bình thường: luộc, xào hay nhúng giấm, chiên giòn... Lấy bọng trứng trong suốt với hai nang sữa cuối bụng mực cho vào cối. Một cân mực có thể lấy được nửa tô trứng. Quết trứng ấy bằng chày gỗ. Chỉ vài ba chày lá trứng dẻo quánh bám vào đầu chày. Giã thêm một chút nữa cho trứng thật dai rồi cho gia vị vào: Một ít muối, tiêu, bột ngọt, hành lá xắt xuyễn. Thúc thêm vài lượt chày nữa cho trứng thấm đều gia vị. Lúc này, trứng đã dao, dẻo đến độ bám hết vào đầu chày. Mỗi lần kéo chày lên là kéo cả khối trứng màu sữa thơm phức mùi hành, tiêu.

Trứng ấy mà đem chiên mỡ thì dai, giòn không thua gì chả cá thát lát miền nam. Độ ngọt, thơm lại hơn cả giò sống miền bắc. Trứng mực chiên trong chảo mỡ cứ phồng dần, vàng rộm như miếng chả quế.

(Theo VHNT Ăn uống)
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 27/May/2009 lúc 10:28am
 
 Làng gốm Bát Tràng
 
     Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông - Nam là làng gốm Bát Tràng, nay thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội).  
 
     
      Là một làng gốm lâu đời và lừng danh nhất ở Việt Nam, làng gốm Bát Tràng ngày nay vẫn hoạt động và ngày càng phát triển mạnh. Tục truyền, làng ban đầu có tên là Bạch Thổ phường (phường những ngời thợ làm đồ đất trắng) sau đổi lại thành Bát Tràng phường (phường có lò bát).

     Theo truyền thuyết dân gian thì nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng từ thời Lý. Do một nhóm người vùng Bạch Bát (Bồ Bát) thuộc huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình đi thuyền ngược sông Hồng để buôn bán, gần đến Thăng Long thấy một bãi đất hoang phì nhiêu họ liền ghé lên nghỉ qua đêm. Đêm ấy một trong số những người đó mơ thấy vua Thuỷ Tề rước xuống Thuỷ Cung chơi. Khi người đó về, vua sai một đoàn thợ đi theo và xây cho toà nhà lộng lẫy toàn bằng đất thó. Về sau con cháu người này cứ cậy đất thó ra ăn mà tường mãi không đổ... Tỉnh dậy người ấy đem giấc mơ của mình kể lại cho cả đoàn, mọi người cho đây là điềm lành, bèn quyết định bỏ nghề buôn ở lại cắm đất ấy lập làng.

      Câu chuyện tuy không mấy thuyết phục về thời điểm xuất hiện làng gốm Bát Tràng. Song qua tài liệu khảo cổ học cho biết có nhiều di tích Lý trang trí bằng các vật liệu đồ gốm men xanh. Một tài liệu đáng tin cậy hơn là Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết đầu thời Lê cho biết: Nhà nưóc định lệ mỗi lần cống Trung Quốc, làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa Ý. Điều đó chứng tỏ đến thời gian này gốm Bát Tràng đã khá tinh xảo. 

      Hiện nay, ở nhiều đình chùa vẫn còn lưu giữ các chân đèn, lư hương có chạm hình rồng phượng, mây hoa màu xanh lam, đề rõ tên, địa chỉ và thời gian chế tác tại Bát Tràng thế kỷ XVI (chùa Bối Khê - Hà Tây). Ngoài ra một số tài liệu của người nước ngoài cũng cho biết những thông tin về gốm Bát Tràng ở thế kỷ XVI - XVII (Pujio Koiama - gốm cổ châu Á). Với tất cả những thông tin đó cho phép ước đoán làng Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.

      Gốm Bát Tràng từ xa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Nhiều loại loại gốm quý và độc đáo nhất của ta đã từng nổi tiếng trong và ngoài nước. Đó là gốm men ngọc (thời Lý - Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối Trần - đầu Hồ), gốm men rạn (thời Lê - Trịnh) và gốm hoa lam (vào cuối Lê - đầu Nguyễn). Có thể xác nhận được các loại gốm quý ấy đều được sản xuất ở Bát Tràng, trừ gốm men nâu do làng gốm Thổ Hà (Hà Bắc) làm là chính.

     Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ Ý.

     Ngày nay, gốm Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ: Đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao.

      Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng ngày nay cho ta cảm giác thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm - những con ngời đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.
(Theo internet)
 
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 27/May/2009 lúc 1:22pm
PT lúc nào cung hoan nghinh sự tham gia của Ranvuive . Rất vui thích khi đọc những tài liệu do ranvuive post , rat hay và có ích. Thank you !
Món cá thính thấy ngon quá. Cha, nếu biết bây giờ có nơi nào bán món này thì dù xa tới đâu PT cũng tìm tới thử cho biết .


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 27/May/2009 lúc 1:23pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 28/May/2009 lúc 3:37am
 
Xin chào cô Phan Thủy,
 
   ranvuive xin cảm ơn cô Phan Thủy đã luôn theo dõi và quan tâm đến những tài liệu mà ranvuive post lên diễn đàn. Đó là một điều khích lệ đối với ranvuive.
 
   Còn về món "Cá thính", ranvuive sẽ tìm hiểu thêm và sẽ thông tin sau cho cô Phan Thủy rõ thêm.
 
    Chào cô Phan Thủy.
 
 
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 28/May/2009 lúc 3:47am
 
 
Thưởng Thức Lẩu Băng Chuyền
Độc Đáo Tại Tp Hcm 
 
 
Thức ăn dần xoay tròn trên băng chuyền, qua vị trí chỗ ngồi để bạn thoải mái lựa chọn các món theo sở thích. Phong cách ăn lẩu mới này sẽ xuất hiện lần đầu tiên tại TP HCM vào 4/5 này.

Thực khách Sài Gòn biết đến chuỗi nhà hàng lẩu Coca Suki như người tiên phong trong việc mang đến thương hiệu lẩu Coca và các món Thái nổi tiếng khắp châu Á từ cuối 2007. Vào ngày 4/5, tại chi nhánh nhà hàng Coca Express ở lầu 3 Parkson Hùng Vương sẽ ra mắt một phong cách ăn lẩu hoàn toàn mới: Lẩu băng chuyền.

Lẩu băng chuyền là một khái niệm khá mới mẻ, nhưng lại thể hiện rất rõ về hình thức phục vụ độc đáo này. Thức ăn dần dần xoay tròn trên băng chuyền qua vị trí chỗ ngồi của bạn để bạn thỏa mắt ngắm nhìn những màu sắc tươi vui của món ăn. Bạn có thể vừa nhanh tay, nhanh mắt lựa chọn các món theo cá tính và sở thích của mình.

Thực đơn cho Lẩu băng chuyền rất phong phú với nhiều món ăn tươi sống của nhóm hải sản (16.000 đồng/đĩa), ngọt lành của các loại thịt (14.000 đồng/đĩa), vị thơm nồng từ các loại viên (12.000 đồng/đĩa) và tươi mát với rau, nấm (8.000 đồng/đĩa). Nước lẩu ăn kèm được tinh chế từ xương gà hầm thanh tao hay nước lẩu Tom Yum cay tê lưỡi đặc trưng của hệ thống chuỗi nhà hàng Coca.

Trong khi tham quan và mua sắm tại Trung tâm thương mại Parkson, bạn có thể thỏa thích thưởng thức Lẩu băng chuyền chỉ với 1 người hay rôm rả trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp tại khu vực 4-6 người. Với hình thức tự phục vụ, với không gian thoải mái không bị ai quấy rầy... chắc chắn đây sẽ là một điểm đến thật thú vị trong tháng 5 này.

Bạn hãy nhanh chân để là người đầu tiên thưởng thức phong cách ẩm thực mới mẻ này nhé!

Đặc biệt trong dịp khai trương tại lầu 3 Trung tâm thương mại Parkson Hùng Vương, quận 5: Tặng một đồ uống cho 500 khách hàng đầu tiên khi dùng Lẩu băng chuyền.

Điện thoại: 08 2222 0396

(Công ty CPTM Nhật Thái, Nhà hàng lẩu Cocasuki)

 

 



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 28/May/2009 lúc 3:51am
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 28/May/2009 lúc 4:55pm
Chào bạn Ranvuive.
Nội cái tên cũng đã hay rồi , PT thích vui vẻ lắm nên lúc nào cũng vui vẻ cả.
Còn ai chưa vui thì rán vui vẻ cho đời vui theo , cũng hay , hi hi.
Thật ra nhiều người thưởng thức các bài của RVV lắm đó chứ đâu phải mình PT. Hoan hô lần nữa .
Về món cá thính thì cám ơn Ranvuive chịu khó hỏi dùm , nếu nó ở ngay
 
Sài Gòn thì tháng tới PT sẽ mời Ranvuive đi ăn đó. Cả món Lẩu băng chuyền nữa , PT cũng mời luôn vì tháng 6 PT sẽ về VN có công việc trong 2 tuần .
Tìm mau mau lên Ranvuive nhé  ! Cô cháu mình sẽ gặp nhau .


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 28/May/2009 lúc 4:56pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 29/May/2009 lúc 8:44am
 
Chùm ảnh:
Một đêm chơi ở chợ tình Sa Pa

(VietNamNet) -  Chỉ nghe đồn chợ tình Sa Pa bây giờ tuần nào cũng có một phiên vào tối thứ 7 thì dù đôi chân chưa tới mà lòng đã tới rồi. Nghe không khí thơm nồng mùi rượu, tiếng khèn môi dìu dặt gọi mời. Chuyếnh choáng sương mờ, mắt ướt, môi tươi...

Soạn:%20HA%20931767%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Rượu thì uống nhưng lòng chưa ưng đâu nhé!

Không còn nguyên bản một phiên chợ tình thủa trước cả năm mới có một lần. Cả năm quần quật trên nương; mở mắt là vấp phải núi, bước chân là vướng cây rừng, chỉ được một ngày trọn vẹn thong dong cho chuyện tình cảm. Trai gái tìm nhau giữa chợ, vợ gặp người yêu cũ, chồng tìm bạn gái xưa. Chỉ một ngày thôi rồi ai về nhà nấy. Lại quần quật vì miếng cơm manh áo. Thương nhau, nhớ nhau phải chờ đến tận năm sau.

Bây giờ thì khác rồi. Tối thứ bẩy tuần nào cũng có một phiên chợ tình ở khu nhà thờ Sa Pa. Gọi là chợ nhưng chẳng có gì ngoài trai, gái. Không đông lắm cũng được non trăm người. Chủ yếu là người Mông, người Dao. Khách chơi chợ tình còn có cả người Kinh, người nước ngoài nữa. Họ nghe đồn chợ tình tuần nào cũng có thì vác máy ảnh đến chơi chứ không vào túm áo con gái người ta lôi ra đồi tỉ tê được.

Soạn:%20HA%20931765%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này
Gọi bạn tình.

Cũng áo quần thổ cẩm, vòng bạc lấp lánh trên tai, dưới cổ. Không có áo thổ cẩm thì chơi nguyên bộ comle tầu cộng thêm đôi dép tổ ong cũng tốt. Kẻ ôm khèn bè người xách rượu. Rượu đựng trong can nhựa, trong vỏ chai lavie; chén bằng ống tre, ống nứa, dân dã nồng nàn.

Uống mấy chén cho mắt long lanh. Ngắt lá rừng thổi kèn môi dìu dặt, thì thầm gọi bạn. Bạn tình chưa ưng thì vừa múa vừa thổi khèn bè điệu nghệ vòng quanh các nàng. Trai trổ mã, gái xiêu xiêu lòng. Rồi níu, rồi kéo, rồi đưa nhau ra đồi tâm sự tỉ tê...Cuộc vui đến tận nửa đêm chưa tàn. 

Đến khi chợ tan, trai gái lại nhẩy lên xe máy tàu rú ga phóng về bản vắng trả lại cho không gian mờ mờ sương trắng sự yên tĩnh thấm hơi lạnh toát ra từ đá núi. Lý Lở Mẩy, một thiếu nữ Dao ở bản Tả Phìn, mặt ửng hồng vì men rượu nói: “cứ đến thứ 7 bọn con trai, con gái chúng em sắm sửa mặc bộ quần áo đẹp nhất đi bộ đến đây từ 2h chiều, vui lắm”. Lý Láo Sử, chàng trai 19 tuổi cũng vui không kém: “Em thì có xe máy nên gần tối em phóng một tí là tới đây, hôm nào cũng 1h sáng mới về tới nhà”.

Soạn:%20HA%20931721%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Lôi nàng ra khỏi chỗ đông người

Soạn:%20HA%20931729%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Xem chàng trổ mã

Soạn:%20HA%20931735%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này
 Điệu múa khèn nổi tiếng của người Mông
Soạn:%20HA%20931741%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này
 Ngắt lá rừng thổi kèn môi gọi bạn
Soạn:%20HA%20931747%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

 Chén rượu bắt quen

Soạn:%20HA%20931751%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Tốc độ của tình yêu

 
Soạn:%20HA%20931755%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Lôi em nhanh hơn nữa đi anh!

 
Soạn:%20HA%20931757%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này
Uống thêm chén nữa cho đủ can đảm nhé
 
Soạn:%20HA%20931759%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Đừng có vội buông tay đấy nhé!

 
Soạn:%20HA%20931761%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Bắt ai đây?

Soạn:%20HA%20931763%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Nửa đêm về sáng chợ tình mới tan.



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 29/May/2009 lúc 8:45am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 120 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.301 seconds.