Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Sơ lược Địa Sử Gò Công Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3
Người gởi Nội dung
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2007 lúc 5:40am

Dinh Bảo Đại ở Đà Lạt

 

DINH I

Từ dinh 2, theo đường Trần Hưng Đạo - Hùng Vương đến ngã 3 Trại Hầm rẽ trái chừng 400m, du khách sẽ đến với dinh 1. Nguyên là cơ ngơi của một người Pháp được Bảo Đại mua lại, cho xây dựng thành tổng hành dinh của chính phủ Hoàng triều cương thổ. Sau đến đời Ngô Đình Diệm thì đã được gia cố thêm thành một lâu đài tráng lệ và kiên cố. Dưới toà nhà chính có một số đường hầm thoát hiểm, cửa chính xuống đường hầm nằm ngay cạnh phòng ngủ của Ngô Đình Diệm (lưng chừng cầu thang lên lầu nên khó phát hiện và từ ngoài nhìn vào giống như cửa phòng bình thường). Một phần của tầng nổi trên mặt đất và có đường thoát hiểm thông ra phía sau Biệt điện - nơi có sân tráng nhựa cho máy bay trực thăng đỗ dài khoảng hơn 100m. Hiện nay dinh đã được mở cửa cho tham quan và đang thuộc quyền quản lý của Liên doanh DRI.

DINH II

Xuôi từ Dinh Bảo Đại, theo đường Trần Phú, đến ngã tư cây xăng Kim Cúc (cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt), rẽ phảo đi vòng 300 m du khách sẽ đến dinh Toàn quyền Đông Dương tọa lạc trên một ngọn đồi cao 1.533 m. Dinh ở vào một vị trí khá đẹp, một mặt nhìn xuống hồ Xuân Hương, một mặt nhìn ra những rừng thông, cảnh quan ở phía dưới các thung lũng. Khi còn đương chức, Toàn quyền Deuco đã cho xây dựng dinh thự này làm nơi nghỉ mát mỗi mùa hè. Để tránh máy bay oanh tạc và tránh sự tấn công từ bên ngoài; toàn quyền đã cho xây dựng đường hầm bí mật để khi có sự cố thoát ra ngoài, nhiều năm nay đường hầm không được bảo vệ nên đã hư hại khá nhiều.

Đến đời Ngô Đình Diệm cầm quyền ở miền Nam thì dinh này được ông cố vấn Ngô Đình Nhu lên ở như là dinh riêng.

Ngoài dinh toàn quyền chủ yếu dùng để gia đình toàn quyền nghỉ ngơi, người Pháp còn xây dựng một văn phòng phủ toàn quyền khá bề thế. (Nhà nghỉ Liên đoàn lao động tỉnh hiện nay). Trong dinh có một số hiện vật quý như bức liễn khảm xà cừ khắc những bài thơ của vua Tự Đức đang để ở phòng khách. Trước đây còn có cả ngà voi nhưng hiện nay đã bị thất lạc qua nhiều lần thay đổi chủ quản lý. Trong dinh hiện vẫn còn chiếc dương cầm của phu nhân toàn quyền.

Việc sửa chữa và khôi phục lại đường hầm chắc chắn sẽ làm cho dinh hấp dẫn khách hơn và có thể cho khách thuê để tổ chức tiệc tùng, cưới xin ở ngay phòng dưới đường hầm.

DINH III

Nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt 2,5km về phía Nam, được xây dựng năm 1933 khi Bảo Đại còn đang làm vua ở triều đình Huế. Năm 1937 thì khánh thành và cựu hoàng Bảo Đại dùng nơi đây làm nơi nghỉ mát mùa hè. Đến khi Pháp quay trở lại Việt Nam, đưa Bảo Đại lên làm quốc trưởng bù nhìn vào năm 1950 thì ông đã dùng nơi đây làm nơi ở và làm việc. Xung quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là “công xa biệt điện”. Lại có cả một đội máy bay riêng do các phi công người Pháp lái phục vụ.

Biệt điện có 2 tầng: Tầng trệt dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Gồm có các phòng: Làm việc, tiếp khách thân mật, khánh tiết, phòng bí thư riêng ở ngay cửa ra vào, phòng vui chơi của công chúa và hoàng tử. Tại phòng khánh tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Ăngcovát do hoàng thân Xi Ha Núc (Campuchia) tặng cho Bảo Đại.

Ở trên lầu là phòng ngủ của Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương cùng thái tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, PhươngLiên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.

Vua Bảo Đại có một bà vợ chính thức là hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống, học tập bên Pháp thì Bảo Đại chung vui với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi ánh và bà Jeny Woong (người Hương Cảng). Ba bà thứ phi ở 3 dinh riêng tại Đà Lạt, mỗi khi cựu hoàng cần thì cho xe đến đón và dùng cơm chiều với ông rồi ở lại luôn trong dinh. Sáng hôm sau lại có xe đưa các bà trở về dinh của mình. Theo nhiều người đã từng phục vụ Bảo Đại kể lại thì cựu hoàng Bảo Đại mê bà Mộng Điệp hơn do bà vừa có sắc đẹp lại trẻ trung. Bảo Đại đã có với bà này 3 người con là hoàng nữ Phương Thảo, 2 hoàng nam Bảo Hoàng và Bảo Sơn. Cách đây vài năm con gái của cựu hoàng Bảo Đại với bà Mộng Điệp có về ở lại trong dinh (cùng chồng là một kỹ sư người Pháp).

Sau khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Trong nhiều năm, dinh thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh uỷ Lâm Đồng và mới được giao về cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý từ giữa năm 2000.

Năm 1988, người ta đã phát hiện ra một số bảo vật gồm 122 món ngọc ngà, châu báu của triều Nguyễn do bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) đem từ Huế vào. Theo một tài liệu đáng tin cậy thì số bảo vật này là của cải riêng của hoàng thái hậu Từ Cung và cựu hoàng Bảo Đại, được Chính phủ cách mạng lâm thời (tháng 9.1945) cho phép tự do sử dụng. Đáng chú ý có nhiều đồ dùng bằng ngọc như thau rửa mặt bằng vàng nạm 16 viên ngọc, các loại bát ngọc, đĩa ngọc, một số đồ dùng bằng vàng. Số bảo vật này đang được lưu giữ tại kho bạc tỉnh Lâm Đồng và chưa dám khui ra vì địa phương rất lo lắng đến phương án bảo vệ. Qua các tài liệu còn lưu giữ được thì có lẽ đây là bộ sưu tập về ngọc đầy đủ nhất, quý giá nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được cho đến ngày nay. Trong một tương lai gần, bộ sưu tập ngọc này sẽ được đưa ra trưng bày tại Dinh 3 để cho du khách gần xa có dịp chiêm ngưỡng.

Phía ngoài dinh (từ ngoài vào mé bên trái) vẫn còn hầm rượu của Bảo Đại nằm chìm dưới đất, cửa vào trông ra mé đồi thông. Theo nhiều người kể lại thì ngày trước Bảo Đại có rất nhiều loại rượu ngoại, chủ yếu là ảnh hưởng của lối sống Pháp. Thường buổi trưa ông thích ăn cơm ta và chiều ăn cơm Tây, một điều lạ là ông không thích nhậu nhẹt mà chỉ để tiếp khách. Nếu ăn cơm ta thì dọn các món lên một lần còn cơm Tây thì dọn từng món một. Một sở thích của vua Bảo Đại là thích săn bắn, ông thường tổ chức những chuyến đi săn xuyên đường quốc lộ 27 qua bên Dăk Lăk và kéo dài cả tuần, với đoàn tùy tùng đi theo rất đông. Cựu hoàng bắn rất giỏi, chính các quan chức Pháp cũng phải phục, bằng chứng là ngày trước trong dinh có 3 bộ da cọp để trang trí ngay phòng khách và trên lầu do chính tay Bảo Đại săn được. Chung quanh khu vực dinh ngày trước còn khá rậm rạp và cọp thỉnh thoảng cũng có về định “hỏi thăm”.

(Theo website Lâm Đồng)

Mộ Bảo Đại ở Paris

Mộ của Bảo Đại tại nghĩa trang P***y, Pháp.

Thật bất ngờ, mãi đến trước lúc về Việt Nam tôi mới biết rằng cách chưa đầy 1km từ chỗ tôi trọ học mấy năm nay là nơi an nghỉ của vị hoàng đế cuối cùng Việt Nam - Bảo Đại.

Từ tháp Eiffel, đi bộ khoảng chừng 10 phút là đến nghĩa trang P***y, nằm ngay bên cạnh quảng trường Trocadero, nơi du khách thường đến để ngắm và chụp ảnh tháp Eiffel hùng vĩ. Không khí se lạnh và trong lành, hoa cúc muôn màu khoe sắc được trồng khắp nơi trong nghĩa trang.

Các ngôi mộ ở đây thật sạch sẽ, tinh tươm với đủ mọi hình thái kiến trúc. Quả thật, qua hơn 10 nghĩa trang trải khắp nước Pháp mà tôi đã từng viếng thăm, có thể cảm nhận rằng nghĩa trang ở Pháp có cái sắc thái tươi tắn, sinh động, ngược hẳn với vẻ u buồn, đôi chút rùng rợn của các nghĩa trang Việt Nam.

Ngay cửa vào tôi thấy một bản đồ nghĩa trang với tên tuổi những người nổi tiếng được chôn tại đây và chỉ dẫn khu vực mộ, số hiệu của ngôi mộ... Trong danh sách những người nổi tiếng này, tôi đã tìm thấy ngay tên “Bảo Đại - hoàng đế Việt Nam”. Tạt vào phòng quản lý nghĩa trang, tôi xin một bản đồ giấy cầm tay để tiện cho việc tìm kiếm.

Theo hướng dẫn trên bản đồ, tôi nhanh chóng tìm thấy khu vực mộ của Bảo Đại. Thế nhưng, quành đi quành lại cả chục vòng, tôi vẫn không nhìn thấy mộ của vị cựu hoàng nước Nam. Không một bia mộ nào có đề tên ông. Thật lạ lùng!

Tôi quay trở lại phòng quản lý. Vừa nghe tôi hỏi, người giám đốc nghĩa trang đã xông xáo dẫn đường. Đến khu vực mà tôi đã tìm kiếm lúc nãy, ông đưa tay chỉ vào một ngôi mộ nằm thấp tè sát mặt đất. Thật không thể tin nổi vào mắt mình! Phần đất khiêm tốn, phủ bên trên bởi hai miếng bêtông như hai tấm dale. Không một tấm bia, không một dòng đề tặng. Một vài chậu cây xơ xác...

Tôi hỏi ông giám đốc ấy vì sao ngôi mộ lại quá đỗi hoang lạnh. Phải chăng vì không ai cung cấp tiền để tu bổ, chỉnh trang? Ông khẳng định vấn đề ở đây không phải là tiền. Phần đất nơi chôn ông Bảo Đại đã do người vợ Pháp của ông mua quyền sở hữu vĩnh viễn. Và chính bà đã quyết định chôn cất ông như thế.

Đã nhiều người, trong đó có ông, bỏ tiền túi ra để dựng bia mộ cho ông Bảo Đại. Nhưng mỗi lần như thế bà vợ Bảo Đại đều phản đối, cho người gỡ đi. Chính ông cũng không biết lý do tại sao lại như vậy. Vị giám đốc ấy còn kể rằng sự ngạc nhiên mà tôi gặp khi nhìn thấy mộ Bảo Đại cũng là chuyện bình thường. Đã rất nhiều người VN đến đây thăm mộ. Lần nào ông giám đốc cũng phải dẫn họ đi tìm. Và lần nào ông cũng chứng kiến họ ra về, thái độ rất thất vọng.

Được biết có lần hội Việt kiều đã tổ chức quyên góp mỗi người 1 euro để tu bổ mộ Bảo Đại. Tiền không thiếu, thế nhưng khi quyên xong công việc vẫn không thực hiện được vì gặp sự phản đối của người vợ góa của Bảo Đại. Ngày đám tang của ông có rất nhiều người Việt Nam đến dự. Các cô con gái lai Tây của ông cũng có mặt, nhưng như nhiều người Việt ở đây mô tả “họ đã quá lai căng, không chút vấn vương của tâm hồn người Việt nơi họ”.

Thật bất ngờ! Giữa quần thể nghĩa trang đẹp đẽ của thường dân Pháp là ngôi mộ vị vua cuối cùng của nước Việt nằm nép mình cô đơn và lạc lõng... 

(Theo http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2005/03/3B9DC23C/)

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2007 lúc 11:37pm

Hoa Hạ và fan's

Một bức thơ lịch sử của dân chúng Gò Công gửi phản kháng chính phủ Pháp vào năm 1862.

   Trích từ Gò Công xưa của soạn giả Huỳnh Minh, sách có đoạn:

     Cố công sưu tầm ,chúng tôi xin trích lục bức thư đăng trong tuần báo phổ thông , số 7 tháng 10 năm 1952 của soạn giả Trần nguyên Anh gồm những đoạn sau đây : " cuộc tranh thủ độc lập của dân tộc Vịêt Nam đang làm sôi nổi dư luận thế giới phải chú ý tới .Người ta nói rằng cuộc tranh đấu mới có từ mấy năm nay ,thật là một sự hiểu lầm to vì nó đã bắt đầu từ khi triều đình ta nhượng ba tỉnh Miền Đông rồi sau nầy bị quân xâm lăng cướp luôn ba tỉnh miền Tây tức là trọng Nam kỳ Lục tỉnh". Một bằng chứng cụ thể , một tài liệu quí giá với những lời lẻ thiết tha trong lá thư của dân chúng Gò Công gửi lên đô đốc Reveillere tư lệnh quân đội Pháp khi ông nầy đến đó thiết lập tỉnh bộ hành chánh năm 1862. Tiếc rằng bản chánh không còn , nhưng bản Pháp văn do Georges Garro mà chúng tôi tạm dịch ra đây , thiết tưởng cũng đầy đủ lột hết tinh thần nho phong sĩ khí dân ta thời ấy .."


 Cùng nhà đương quyền Pháp


"  Mất chính phủ của bản quốc hoàng đế , chúng tôi đau đớn như con mất cha mất mẹ .Quí quốc ở Tây phương bản quốc ở Đông Hải ,chẳng khác gì con ngựa và con trâu vậy .

Chúng ta khác nhau từ ngôn ngữ từ văn tự ,đến phong hoá .

Tạo hóa sinh ra loài người mỗi giống mỗi khác Khắp trong vũ trụ loài người như nhau nhưng không chung một bản tính .

Vì mang ơn quốc vương chúng tôi,chúng tôi quyết báo thù kẻ nào xúc phạm đến Ngài và chúng tôi sẽ chết vì Ngài .

Vậy sự xung đột sẽ phải dài,nhưng chúng tôi phải làm thuận lòng trời và quyết nhiên chúng tôi phải thắng .

Nếu các ông muốn hoà bình ,Hãy trả lại đất cho Quốc vương chúng tôi .chúng tôi có phải chiến đấu cũng chỉ vì mục đích ấy .Các ông chiếm xứ sở của chúng tôi để tăng cường nền phong phú của các ông ,và để đề cao thanh danh của các ông .

Các ông có muốn một số tiền chuộc đất đai ấy không ?Chúng tôi sẽ trả cho các ông nhưng các ông đừng gây chiến nữa .các ông hãy đem quân đội về xứ của các ông đi .!Chúng tôi sẽ mang ơn , các ông cũng sẽ được tiếng vẻ vang đối với  hoàn vũ .

Các ông muốn có thị trường để mở mang thương Mại ư ?  - chúng tôi sẽ nhân nhượng cho các ông .

Nhưng trái lại , nếu các ông không hứng chịu ,chúng tôi sẽ chiến đấu "mãi " để thuận lòng người .Chúng tôi cũng gớm khả năng của các ông đấy ,nhưng chúng tôi coi sợ trời hơn là coi sợ các ông .Chúng tôi thề sẽ chiến đấu vô cùng , vô tận , không ngừng .

Ngày mà chúng tôi không còn gì nữa ,chúng tôi sẽ bẻ cành lá làm cờ và vỏ trang binh bị bằng đòn bằng gậy .Đến ngày ấy liệu các ông có còn ở chung với chúng tôi được nữa không  ?

Chúng tôi yêu cầu các ông chú ý xét lại thơ nầy và chấm dứt tình trạng tai hại cho quyền lợi của các ông và quyền lợi của chúng tôi . "

 

****************


 

Nhà cầm quyền Pháp ở Sài gòn nhận được lá thư trên .Đô Đốc Réveillière lấy làm khâm phục chí anh dũng của dân tộc Việt Nam và thốt ra lời sau nầy đã làm vinh dự cho ông "Thật ra không phải là những lời sáo rổng ,chưa có một dân tộc nào đã đề kháng nổi thống khổ như vậy ."

Chúng tôi nhắc lại thư nầy để nhận định tinh thần của dân tộc việt Nam và chép vào đây để lưu giữ một trang VĂN SỬ oai hùng của dân tộc Vịêt Nam nói chung và của dân quân xứ Gò Công nói riêng .
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.