Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Họp Mặt Mừng Xuân Mới
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Hoạt Động Của Hội Thân Hữu Gò Công :Họp Mặt Mừng Xuân Mới
Message Icon Chủ đề: MỘT THÁNG HƯỞNG HAI CÁI TẾT Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Chủ đề: MỘT THÁNG HƯỞNG HAI CÁI TẾT
    Gởi ngày: 03/Feb/2009 lúc 5:00pm
 
 
Trích một phần bài: 
 

                      “MỘT THÁNG HƯỞNG HAI Cái TẾT" 

 
 
 

Mùa thu năm 2006, thi sĩ Thu Vân cũng là giáo sư Pháp văn của Trường VCU Richmond, Virginia đến thăm vợ tôi sau 50 mươi năm xa cách, từ thuở học Providence Sóc Trăng. Chị đã tặng lại bài thơ mà tôi trích bốn câu như là nhân duyên đưa đẩy tôi gặp lại các bạn tôi cũng trong cùng cảnh ngộ:

Ngồi bên nhau ôn lại thời thơ dại,
Năm mươi năm, nay tóc đã dần phai.
Đi nửa vòng trái đất để về đây
Vui tái ngộ, hay bèo mây hẹn ước? (THU VÂN)

Nhân dịp Hội Thân Hữu Gò Công tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm tại Virginia Hoa Kỳ, tôi được cái hân hạnh tái ngộ lại hai bạn cố tri qua dẫn dắt của Anh Phan Thành Hữu (tôi mới biết anh tại Hoa Kỳ trong thập niên 1990, anh là chú của Phan Văn Lăng, bạn học và làm chung tại Bịnh viện Chợ Rẩy với tôi sau năm 1975).

Ngày 26/12/2008, tôi đã gặp lại bạn Lộ Công Mười Lăm đi từ Quebec, Canada về dự Tiệc tất niên Gò Công 2008. Nếu không có anh Hữu chắc tôi cũng không thể nào nhận ra được anh Lăm sau 56 năm xa cách, người bạn học với tôi hồi lớp Tiếp Liên niên khóa 1951-1952 tại Trường Tiểu học Gò Công. Lớp Tiếp Liên là lớp sau khi thi đậu bằng Tiểu hoc, học thêm để thi vào Trường Trung hoc Pétrus Ký.

Sở dĩ tôi còn nhớ đến tên anh, vì lúc còn học chung; anh khá điển trai lại áo quần bảnh bao hơn mọi học sinh khác, tính tình nhu mì, hiền hậu tuy hơi nhỏ con. Tôi chỉ nhớ tên anh là Mười Lăm (không rõ anh có phải là đứa con thứ 14 hay không?, vì anh em đông nên đẹt một tí chăng?) chớ họ thì hoàn toàn không nhớ. Gia đình anh khá giả lại là em của thầy giáo Bích dạy tại trường Nam Gò Công, nên được các thầy nể nang. Anh nhắc lại: “Thầy Giáp đánh moa, moa nghỉ học, thầy qua nhà năn nỉ vì lúc đó thầy ở sát bên nhà anh ba Bích của moa”. Riêng tôi, năm đó dợt banh với anh Tư “mũi tên vàng” tại sân vân động Gò Công bị té gãy tay, phải xin phép nghỉ một tháng. Lúc vào học lại, Mẹ tôi dẫn đến phòng Hiệu Trưởng thì bị thầy Giáp tát cho một bạt tai đau điếng người. Tôi học hành siêng năng, chăm chỉ, ít khi bị thầy giáo quở trách, nhưng lần nầy không tránh khỏi bị đòn. Cuối năm đó tôi đoạt được giải thưởng Việt văn toàn Tỉnh Gò Công, trước khi trao giải thầy Giáp nói: “Nếu trò Hoa không đoạt giải thưởng toàn Tỉnh về môn Pháp văn thì giải Việt văn nầy tôi cho trò Hoa” (thời kỳ nầy chỉ có lớp Tiếp Liên cho học sinh trai và gái học chung, nhưng ngồi 2 hàng riêng). Nghe thiệt là ê mặt, nhớ tới bây giờ. Sau lớp nầy các bạn tôi đều tản mác, mỗi người đi một ngả, biền biệt vô âm tín. Bây giờ gặp lại nhau đây nhắc chuyện ngày xưa còn trẻ dại mà “nhan sắc” người nào cũng bàng bạc màu sương gió của buổi hoàng hôn. Hai chúng tôi đã về hưu từ vài năm qua, gát lại những ngày đầu tắt mặt tối trên các quãng đường vất vả của xứ công nghiệp tiền tiến, nhưng Lăm có may mắn hơn tôi được học bổng Colombo năm 1960 để sang Canada tiếp tuc học từ Bachelor degree cho tới PH D mà không biết đến một ngày chiến tranh Việt Nam là gì!

 

Cũng dịp nầy, thứ sáu 23/01/2009 tôi hẹn với Anh Lê Dinh đi ăn điểm tâm; anh lớn hơn tôi 3 tuổi nhưng trông anh vẫn còn khá phong độ, hơi đẫy đà một chút, giộng nói vẫn như xưa, vồn vã, nhẹ nhàng và thân thiện. Câu đầu tiên anh nói như mơ màng: “Bốn, năm mươi năm rồi mới gặp lại Long Nhi há!”, thật ra sau đám cưới tôi ngày 20/07/1963 tôi đã chính thức từ giã đời nhạc sĩ tài tử, như vậy là trên 45 năm rồi còn gì. Nhạc sĩ Lê Dinh học ngành vô tuyến điện, rồi về làm chủ sự Phòng sản xuất cho Đài phát thanh Saigon tức Nha Vô Tuyến Việt Nam đến ngày tan hàng 30/04/1975. Năm 1978 anh vượt biên sang Canada và định cư với vợ con luôn tại Montréal, Quebec. Anh là người đã “lancer” nhạc phẩm “Chiều Tây Đô” và “Tìm về kỹ niệm” cho tôi vào đầu thập niên 1960. Thuở đó, mỗi tháng tôi từ Cần Thơ nơi tôi dạy nhạc cho Trường Ánh Sáng Hậu Giang, về chơi với anh, chúng tôi thường đi ăn cơm với nhau đôi khi có cả chị Quyên, vợ anh. Nhắc tới anh là tôi nhớ lại những rung động đầu tiên khi nghe nhạc mình được ban Sóng Mới trên Đài Saigon do Lê Minh Bằng phụ trách trình bày qua làn sóng điện, và âm điệu bài nhạc sau đó được nhạc sĩ Y Vân viết lại hoà âm theo điệu Calypso đã in sâu vào lòng người Cần Thơ. Các bạn học sinh trung hoc Phan Thanh Giản, Thủ Khoa Huân, Ánh Sáng Hậu Giang thời 1960-1963, đến nay vẫn còn nhắc nhở Chiều Tây Đô. Khi thành công qua 2 sáng tác, tôi đã mở quán nhạc lấy tên em tôi “Tam Lang” để bán nhạc có cho nghe lời ca qua magnétophone đầu tiên và duy nhất ở Cần Thơ do các học trò tôi thay phiên quản lý.

Anh Lê Dinh là người giúp thâu băng cho tôi tại đài phát thanh, nên âm thanh không chê được. Sau đó anh có xuống thăm tôi, xem việc làm ăn cũng đồng thời thăm cảnh Tây Đô. Tới bây giờ anh mới nói: “Long Nhi nè, anh đi tỉnh nào cũng sáng tác một bản nhạc cho tỉnh đó, ngoại trừ Cần Thơ vì đã có bản nhạc của em rồi.” Lời anh nghe thật dễ thương và đầy tình nghĩa anh em như phân định biên giới âm nhạc giữa anh và tôi cho dù việc đó đã đi vào dĩ vãng xa lơ xa lắc. Ngồi nhắc lại những ngày làm nghệ sĩ “đa tình đa cảm” mà giựt mình, “sờ lại” anh và tôi thì thấy gia đình chưa sức mẻ miếng nào, âu đó cũng là “khéo tu”!

Đêm tất niên Hội thân hữu Gò Công ngày 24/01/2009 như là một đêm dành riêng nửa chương trình để ca sĩ Tâm Đoan trình diễn những ca khúc trữ tình của anh, ca ngợi quê hương Gò Công cũng như khóc thương cho nỗi đau đớn của nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc đời người. Tôi được danh dự xếp ngồi gần anh như được truyền cho chút hào quang chói lọi từ tên tuổi lẫy lừng của anh tại tỉnh nhà cũng như của cả Việt Nam; bao nhiêu thân hữu đã đến xin chữ ký tặng lên các đĩa nhạc của anh đã phát hành, hoặc xin chụp hình chung để làm kỷ niệm. Đêm nay là một đêm Hội Thân Hữu Gò Công vinh danh Lê Dinh để cho thế hệ Gò Công về sau hiểu rõ hơn về những việc làm của lớp đàn anh, dù sống trong một mảnh đất “nước mặn đồng chua” nhưng lúc nào cũng vươn lên chiếm vị trí không nhỏ trong mọi lãnh vực của xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau.

Cuộc đời cứ hợp rồi tan, tan rồi hợp, mới vui đó thì lại buồn đó, mỗi lần như vậy trái tim lại rưng rức sầu mong lung làm thể xác ngày thêm cằn cỗi già yếu.

Trích một phần bài trong http://Long-Nhi.blogspot.com

 



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 21/Feb/2010 lúc 10:23pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2009 lúc 9:59pm
Và đây là hình cho bài trên:
 
 
           Phan Hửu, Lộ Công Mười Lăm và Phạm huynh Long Nhi 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 21/Feb/2010 lúc 10:19pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.