Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế
Message Icon Chủ đề: Sức Khỏe & Đời Sống ( sưu tầm ) Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Chủ đề: Sức Khỏe & Đời Sống ( sưu tầm )
    Gởi ngày: 14/Nov/2008 lúc 12:21am
Nhất Áp, Nhị Ðường, Tam "Cô", Tứ Béo
 
 
1. Nhất Áp Huyết Cao

Bệnh tim mạch đứng hàng đầu tại Mỹ về con số tử vong từ trước đến nay với 7,5 triệu người bị bệnh này và 250.000 người bị biến chứng hay chết mỗi năm. Chưa kể bệnh tai biến mạch máu não (stroke) với 600.000 người bị đứt mạch máu não và làm 150.000 chết mỗi năm. Bệnh cao áp huyết là đệ nhất cao thủ hợp cùng với tam quái khác là Ðường, Mỡ và Béo gây ra bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Bệnh cao áp huyết này còn có biệt danh là Sát Nhân Thầm Lặng. Theo cuộc thăm dò của cơ quan Y tế Hoa Kỳ, thì trên 10 triệu người Mỹ trong số 43 triệu mắc bệnh cao áp huyết không biết là mình bị bệnh này. Còn trong số những người biết mình bị thì có đến 16% không được uống hoặc không chịu uống thuốc. Ngay cả những ai uống thuốc thì lại có đến hơn 50% áp huyết vẫn còn bị cao không hạ xuống theo đủ tiêu chuẩn.

Bác sĩ hay cho biết 2 con số sau khi đo áp huyết: số đầu gọi là systolic pressure (Huyết áp Tâm Thu) đo lường sức ép trên mạch máu khi tim co lại và số thứ 2 gọi là diastolic pressure (Huyết áp Tâm Trương) đo sức ép trên mạch máu khi tim dãn ra. Từ 18 tuổi trở lên: systolic dưới 130mm Hg và diastolic dưới 85mm Hg là bình thường, nếu con số trên 140/90 thì được coi là áp huyết cao, và chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 = 140-159 (systolic) và 90-99 (diastolic)
Giai đoạn 2 = 160-169 (systolic) và 100-109 (diastolic)
Giai đoạn 3 = > 180 (systolic) và > 110 (diastolic)
Lý do gây ra bệnh:

95% trường hợp là không biết rõ tại sao bệnh nhân bị (primary hay essential hypertension) : người mập, ít hoạt động thể thao, nghiện rượu, ít ăn đồ có pot***ium, hay bị stress, di truyền, tuổi già thường dễ có áp huyết cao.

Còn dưới 5% là do một bệnh khác gây ra (secondary hypertension) : một số loại bệnh thận, có bầu gần ngày sinh (preeclampsia) , nghẽn mạch máu nuôi thận, bệnh nang thượng thận (pheochromocytoma, Cushing). Nếu bạn duới 35 tuổi mà bị áp huyết cao trên 180/110, dùng nhiều thuốc mà không có hiệu quả, đột ngột có biến chứng thì bác sĩ hay chú ý nhiều hơn để tìm một trong những nguyên do vừa liệt kê.

Một vài bệnh nhân khi gặp bác sĩ hoặc y tá đo thì trên 140/90 một chút, nhưng trở lại bình thường ở nhà thường được gọi là "sợ bóng vía bác sĩ" (white coat hypertension) , không nhất thiết phải uống thuốc.
Triệu chứng bệnh cao áp huyết:

Bệnh này thường không có triệu chứng ở vào thời gian đầu, bác sĩ khám phá ra bệnh nhân cao áp huyết khi khám tổng quát hàng năm, hay khám vì một lý do nào khác vì thế được mệnh danh là sát nhân thầm lặng. Có vài người than phiền nhức đầu, hơi mệt, choáng váng mặt mày, tim đập mạnh nhưng không đúng hẳn là do áp huyết cao gây ra. Nếu áp huyết đột ngột lên trên 180/110 thì may ra mới có triệu chứng như hoa mắt, nôn mửa, nhức đầu mạnh (malignant hypertension) .

Về lâu về dài nếu không chữa trị đúng mức sẽ gây ra nhiều biến chứng:

    * Bệnh sơ cứng động mạnh gây đau tim (heart attack)
    * Tai biến mạch máu não (Stroke)
    * Nhồi máu cơ tim (Congestive Heart Failure)
    * Suy Thận sẽ dẫn đến bị lọc hoặc thay thận (Kidney Failure)
    * Hư mắt (Retinopathy)

 
2. Tiểu Ðường

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh nội tiết thông thường nhất của mọi lứa tuổi, nhất là những người có tuổi. Ðã có rất nhiều tài liệu, kể cả bằng Việt Ngữ, nói về đề tài này, nhưng vì sự phổ biến và tầm quan trọng của bệnh, thiết tưởng có nói thêm về đề tài bệnh Tiểu Ðường cũng không phải là không có ích lợi.
Thế nào là bệnh tiểu đường?

Ðây là một tình trạng đường gia tăng trong máu do cơ thể không sử dụng đường được. Chúng ta phải hiểu "đường" là glucose, một trong 3 thành phần hữu cơ của cơ thể, hai chất kia là chất đạm (protein) và mỡ (lipid). Ðối với dân Mỹ da trắng, bệnh tiểu đường chiếm độ 5% dân số, vào khoảng 16 triệu người mắc bệnh, gồm 8 triệu đàn ông và 7 triệu đàn bà, và độ 100.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi so với độ 3,5% dân Châu Á bị bệnh này.

Mỗi năm độ 650.000 trường hợp mới chẩn đoán và hơn 170.000 người chết vì bệnh tiểu đường, phần lớn do biến chứng. Người Việt chúng ta có cảm tưởng là khi di cư qua Mỹ, số người Việt mắc bệnh gia tăng nhiều, điều này không chắc đã đúng, có thể ở Mỹ, nhiều người được khám phá mắc bệnh tiểu đường do kết quả khám bệnh định kỳ đã tìm ra những trường hợp khi chưa có triệu chứng hay biến chứng lộ ra ngoài, còn ở Việt Nam, phần lớn bệnh tiểu đường được chẩn đoán sau khi đã có biến chứng như nhiễm trùng lâu lành, đau thận, tê chân tay v.v...
Tại sao có bệnh tiểu đường?

Bệnh này liên quan đến chất Insulin trong cơ thể. Ðây là một kích thích tố được phân tiết ra từ tụy tạng (pancreas) hay còn được gọi là lá mía (có người gọi lầm là lá lách (spleen) là một cơ quan của hệ bạch huyết). Tụy tạng là một cơ quan nằm sâu trong bụng, sau dạ dày và vắt ngang xương sống lưng. Tuỵ tạng vừa là tuyến ngoại tiết tiết ra điều tố vào ruột non để tiêu hoá chất mỡ, vừa là tuyến nội tiết tiết ra Insulin vào máu. Chất Insulin có nhiệm vụ chính trong sự vận chuyển đường vào trong tế bào nhưng không có vai trò gì trong sự biến dưỡng của đường để tạo năng lượng. Vì lý do nào đó, Insulin không được sản xuất hoặc sản xuất không đủ, hoặc dù có được sản xuất ra Insulin bị cơ thể đề kháng không dùng được, chất đường sẽ không vào tế bào được và ứ đọng trong máu và thoát ra nước tiểu để sinh bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chỉ khi nào đường huyết cao trên 180mg/dl thì đường mới xuất hiện ở nước tiểu, cho nên nhiều khi có bệnh tiểu đường mà vẫn không có đường trong nước tiểu là thế.
Có mấy loại bệnh tiểu đường?

Một cách tổng quát, bệnh tiểu đường được chia làm hai loại chính: bệnh tiểu đường loại 1, do Insulin không được sản xuất ra, và bệnh tiểu đường loại 2, do Insulin sản xuất thiếu hay cơ thể đề kháng với Insulin. Loại 1 hay xảy ra ở tuổi trẻ hơn, có thể bắt đầu từ năm mười tuổi trở lên, chiếm khoảng 10% mỗâi trường hợp, loại 2 thường xảy ra ở tuổi lớn hơn thường trên 50 tuổi, chiếm khoảng gần 90% mọi trường hợp. Về mặt di truyền, bệnh tiểu đường có thể di truyền trong gia đình, nhưng cách di truyền thế nào chưa được xác định. Phần lớn bệnh tiểu đường di truyền thuộc loại 2.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tiểu đường?

Sự chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa vào triệu chứng và thử máu và thử nước tiểu. Thường thường bệnh tiểu đường không có triệu chứng trong khoảng thời gian rất lâu. Trong một ít trường hợp điển hình, người bệnh có thể hay khát nước, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều và ăn nhiều mà vẫn ốm đi. Những triệu chứng này thực sự không phải là triệu chứng riêng cho bệnh tiểu đường. Một số trường hợp khác thì bệnh nhân hay bị mệt mỏi, suy yếu và sụt cân, mắt mờ, tê tay chân, hoặc da khô và ngứa ngáy. Phần lớn bệnh được khám phá là do thử máu định kỳ hàng năm thấy mức đường cao. Bình thường mức đường huyết lúc đói từ 60 đến 110mg/dl, khi mức đường huyết trên 126mg/dl được xem là có bệnh tiểu đường.

Trong khoảng từ 110mg/dl đến 126mg/dl là nghi ngờ có bệnh tiểu đường, cần phải làm một thử nghiệm uống đường 75gm đường và đo đường huyết sau hai giờ. Nếu đường huyết trên 200mg/dl là có bệnh. Trong khoảng gần 10 năm qua, người ta hay đo lượng Huyết sắc tố AlC (hemoblobin AlC) để thẩm định mức đường huyết trong 3 tháng qua. Ðây là một thử nghiệm rất có giá trị để kiểm soát bệnh tiểu đường trong 3 tháng qua có ổn định hay không. Thử nước tiểu không giúp cho bệnh nhân nhiều vì chúng ta dùng máy đo đường từ đầu ngón tay chính xác và tiện dụng hơn. Tuy nhiên thử nước tiểu có thể cho biết thận có bị tổn thương hay không qua chất đạm (protein) trong nước tiểu. Ngoài khám bệnh hàng năm, người ta nên truy tầm bệnh tiểu đường trong những trường hợp sau này: mập phì, có nhiều người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, sinh con trên 9lbs (trên 4kg), áp huyết cao, cao mỡ cholesterol, hay phụ nữ có thai ở tuổi lớn hơn 25 hoặc đường huyết cao khi mang thai và sau đó trở lại bình thường sau khi sanh.
Tại sao bệnh tiểu đường nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường, nghe tên bệnh không thôi thì tưởng như không có gì quan trọng, nhưng thực tế nó đưa đến nhiều biến chứng rất phức tạp nguy hiểm và khó chữa.

Những trường hợp biến chứng cấp tính như đường huyết gia tăng quá cao thường trên 400-500mg/dl lên đến trên 1000mg/dl, có thể làm bệnh nhân hôn mê và suy hô hấp do cơ thể bị khô nước do tiểu quá nhiều, do nhiễm độc chất acetone và làm máu bị acid hoá. Phần lớn các trường hợp này xảy ra vì bệnh nhân lơ là trong vấn đề trị bệnh không dùng đủ thuốc chữa bệnh, hoặc đi kèm với những trường hợp nhiễm trùng, bị căng thẳng (stress) như đi mổ chẳng hạn.

Những trường hợp biến chứng kinh niên trong bệnh tiểu đường thì rất nhiều và trầm trọng. Những biến chứng đó có thể là: biến chứng mắt, quan trọng nhất là bệnh võng mạc đưa đến mù loà, và mù do tiểu đường là nguyên nhân chính của các bệnh mù không bẩm sinh. Những bệnh mắt khác có thể là bệnh mắt cườm, liệt có vận nhãn. Biến chứng thận có thể đưa đến suy thận mãn tính, cuối cùng phải chạy thận nhân tạo và biến chứng thận do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của tất cả các bệnh thận phải lọc thận nhân tạo. Biến chứng thần kinh ngoại biên làm tê và đau bàn tay bàn chân, có khi làm chân mất cảm giác và nhiều khi chân bị thương tổn mà bệnh nhân không hề hay biết, đưa đến nhiễm trùng trầm trọng, và nhiễm trùng vốn cũng là một biến chứng quan trọng của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân hay bị nhiễm trùng và lâu lành do sức đề kháng bị suy giảm. Phối hợp với hai biến chứng trên, biến chứng bệnh mạch máu làm nghẽn tắc mạch máu ngoại biên ở tay chân rất dễ đưa đến chân tay bị hoại tử phải cắt bỏ chân tay. Những biến chứng khác như bất lực, bệnh trầm cảm, loét chân .... Nói chung biến chứng kinh niên của bệnh tiểu đường rất trầm trọng, và một khi đã xảy ra những biến chứng này cứ từ từ tiến tới không ngăn cản được dù bệnh nhân đang sống ở trên nước Mỹ này, làm bệnh nhân không chết thì cũng bị tàn phế. Cho nên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh phải luôn luôn cố gắng giữ mức đường ở mức bình thường càng lâu càng tốt bằng cách dùng thuốc men đầy đủ và theo sự hướng dẫn của bác sĩ của mình và không những về thuốc men, còn cả sinh hoạt hàng ngày và ăn uống cẩn thận, vận động thể dục thể thao.

Ðể kiểm soát biến chứng của bệnh tiểu đường, nên có một chương trình khám định kỳ hàng năm, khám chân và móng tay để tránh nhiễm trùng - khám răng nướu một hai lần mỗi năm - khám mắt với bác sĩ nhãn khoa (ophthalmologist) mỗi năm một lần.


3. Tam "Rol" (cholesterol)


Khái niệm tổng quát về bệnh cao cholesterol

Cholesterol là một loại mỡ trong cơ thể. Vì mỡ lưu chuyển trong dòng máu (plasma) của chúng ta, nó có thể bám vào bên trong của mạch máu và làm nghẽn những mạch máu nhất là mạch vành tim (coronary arteries).

Cholesterol có trong đồ ăn nhưng cũng được chế tạo ra từ gan (liver) của chúng ta.

Cholesterol được dùng để làm vỏ của tế bào (cells walls), chất kích thích tố (hormones), vitamin D, mật xanh (bile acids) v.v.. Nếu lượng cholesterol trong máu lên cao vì gan chế tạo quá nhiều cholesterol thì bệnh nhân sẽ bị cao lượng cholesterol trong máu. Từ đó những mạch máu dễ bị nghẽn và dẫn đến bệnh. Vì chỉ có động vật mới có cholesterol bệnh nhân ăn thịt sẽ bị lên cholesterol nhiều hơn thực vật. Tuy nhiên, mỡ từ thực vật sẽ biến chế trong cơ thể bệnh nhân để tạo ra cholesterol. Vì thế ăn nhiều dầu (tức là mỡ thực vật), sẽ dẫn đến bệnh cao cholesterol.
Những loại mỡ cholesterol

Khi đi thử máu, phòng thử nghiệm sẽ đo lượng cholesterol tổng cộng, lượng cholesterol HDL (mỡ tốt), và lượng Triglycerides. Từ đó họ sẽ tính ra lượng cholesterol (LDL) xấu. Phòng thí nghiệm máu có thể đo lượng cholesterol LDL xấu nhưng ít khi bác sĩ cần đo như vậy.

Cholesterol LDL xấu vì nó làm nghẽn những mạch máu dẫn đến bệnh. Cholesterol HDL tốt vì nó giúp cholesterol xấu ra khỏi mạch máu và làm mạch máu bớt bị nghẽn.
Sơ lược lịch sử của bệnh cholesterol

Vào đầu thế kỷ 20, khoa học gia khám phá được chất Nicotinic acid (Niacin) và Nicotinamide (vitamin B3) là một loại Vitamins B cần thiết trong đồ ăn. Vào năm 1955, ông Altschul khám phá được tính chất giảm Cholesterol của Niacin. Năm 1961, bác sĩ Parsons trị cho 50 bệnh nhân bị bệnh cao Cholesterol và cho biết Cholesterol xấu LDL và Triglyceride giảm 23-29%, và Cholesterol tốt HDL lại tăng. Ông cũng diễn tả chính xác những ảnh hưởng xấu của thuốc này (xin xem bài Thuốc Dùng Trị Bệnh Cao Cholesterol) .

Vào thập niên 1960, cơ quan Y Tế Thế Giới (World Health Organization, gọi tắt là WHO) dùng thuốc Clofibrate để thử trị bệnh cao Cholesterol. Ðến bây giờ, cuộc nghiên cứu này vẫn là cuộc nghiên cứu lớn nhất. Hơn 10 ngàn người đã tham dự chương trình thử nghiệm này. Kết quả vào năm 1978 cho thấy thuốc Clofibrate làm giảm Cholesterol 8%. Tuy nhiên chương trình khảo cứu này có nhiều khuyết điểm, và thêm vào đó vì tỉ lệ những người tham gia chương trình khảo cứu này chết vì các bệnh khác không phải vì bệnh tim mạch khá cao, bác sĩ đã không xem trọng cuộc khảo cứu lớn này.

Vào năm 1984, kết quả của cuộc nghiên cứu từ Trung Tâm Khảo Cứu Mỡ (Lipid Research Clinics) được phổ biến. Hơn 3,8 ngàn người bệnh cao Cholesterol được trị bệnh bằng thuốc Cholestyramine (Questran). Kết quả cho thấy thuốc Cholestyramine làm giảm lượng LDL Cholesterol và tăng HDL Cholesterol, và đồng thời tỉ lệ bệnh tim mạch cũng giảm xuống. Năm 1987, kết quả của cuộc nghiên cứu thuốc Gemfibrozil (Lopid) từ nhiều trung tâm thuộc Helsinki Study được phát hành. Hơn 4 ngàn bệnh nhân bị cao Cholesterol được uống thuốc Gemfibrozil. Thuốc này làm giảm Cholesterol xấu LDL (11%), giảm mỡ Triglyceride (35%), và làm tăng lượng Cholesterol tốt HDL được 11%. Tỉ lệ chết vì bệnh tim mạch cũng được giảm xuống.
Vào năm 1987, cơ quan Food and Drug Administration (FDA) chấp thuận cho thuốc Lovastatin (Mevacor) được bán ra ở Hoa Kỳ. Thuốc này được bào chế ra từ một loại thuốc tương tự là Mevastatin (xuất phát ra từ con nắm Penicillium citrinum). Lovastatin là một khám phá lớn trong lịch sử thuốc trị bệnh cao Cholesterol, vì đây là thuốc đầu tiên của nhóm thuốc Statins mà hiện nay đang được thông dụng vì có rất ít ảnh hưởng phụ xấu mà lại có nhiều hiệu quả.

Từ lúc có Lovastatin, những thuốc Statins tương tự khác như Pravastatin, Simvastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Cerivastatin đã được cơ quan FDA chấp thuận bán ra thị trường. Những cuộc nghiên cứu lớn gần đây như WOSCOPS (Pravastatin) , AFCAPS/TexCAPS (Lovastatin) , 4S Study (Simvastatin) , CARE (Pravastatin) , LIPID (Pravastatin) chứng minh chắc chắn rằng dùng thuốc Statins để trị bệnh cao Cholesterol sẽ giúp cho bệnh nhân ít bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, và sống khỏe, sống lâu hơn.
Cao lượng cholesterol sẽ dẫn đến triệu chứng gì?

Lượng Cholesterol cao sẽ không gây ra triệu chứng gì cả nhưng cao cholesterol sẽ đưa đến những biến chứng làm ra triệu chứng bệnh. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng cao lượng Cholesterol sẽ gây ra nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu trong người. Những điều này không đúng. Nếu chúng ta bị cao lượng Cholesterol nhưng chưa bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu chân, v.v... thì sẽ không có triệu chứng gì cả tuy nhiên một khi bị rồi thì thường hay quá trễ. Một trường hợp ngoại lệ là những bệnh nhân có lượng Triglyceride trên 1.000 (ngàn) thì dễ bị sưng tụy tạng (acute pancreatitis) .
Tại sao ta phải trị bệnh cao cholesterol?

Như đã đề cập ở trên, lượng Cholesterol cao trong máu sẽ dễ dẫn đến những bệnh tim mạch như nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim (Coronary Heart Disease), tai biến mạch máu não, nghẽn mạch chân. Vì vậy, làm giảm lượng Cholesterol trong máu sẽ giúp bệnh nhân tránh hay ít bị những bệnh này.
Bệnh nhân có phải uống thuốc giảm cholesterol suốt đời hay không?

Vì gan là bộ phận chế tạo Cholesterol trong người của chúng ta, nếu không có thuốc mỗi ngày thì lượng Cholesterol sẽ từ từ tăng lên. Vì vậy chúng ta phải uống thuốc giảm Cholesterol mãi mãi. Thế nhưng những bệnh nhân chịu tập thể dục thường xuyên và cữ ăn theo đúng tiêu chuẩn để lượng Cholesterol thấp xuống thì có hy vọng bỏ thuốc được. Có nhiều bệnh nhân bỏ uống thuốc sau khi đã dùng vài tháng vì họ đo lại lượng Cholesterol và thấy xuống thấp. Ðiều này rất sai lầm vì chỉ trong một thời gian ngắn thì lượng Cholesterol của họ sẽ bị lên cao trở lại.
Làm thế nào để tránh bị bệnh cao cholesterol?

Vì cholesterol có trong đồ ăn có nguồn gốc động vật, chúng ta phải ăn ít những loại đồ ăn như mỡ, thịt, trứng. Nếu uống sữa tươi thì dùng loại low fat hay nonfat. Vì dầu là loại mỡ có nguồn gốc thực vật và giúp cho cơ thể chế tạo ra nhiều cholesterol, nên chúng ta cần nên ăn ít những loại dầu. Những loại dầu dừa hay đậu phộng hay vegetables làm nghẽn mạch máu nhiều hơn dầu granola hay dầu olive. Chúng ta nên ăn ít lại nếu bị nặng cân hay bị mập vì giảm cân thì cholesterol cũng giảm.

Chúng ta cũng đừng quên tập thể dục vì thể dục cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và làm tăng lượng cholesterol HDL tốt.
Có khám phá mới gì trong vấn đề trị bệnh Cholesterol gần đây hay không?

Gần đây bác sĩ đã nghiên cứu được rằng những người đã có bệnh nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hay bệnh tiểu đường thì cần có lượng Cholesterol thấp hơn những bệnh nhân khác. Vì thế, những bệnh nhân này nên để ý đến lượng Cholesterol và sức khỏe của mình kỹ hơn.
Vậy lượng Cholesterol bao nhiêu mới được xem là tốt?

Khi bác sĩ nói đến Cholesterol của bệnh nhân, họ thường đề cập đến lượng Cholesterol tổng cộng (total Cholesterol) . Con số được coi là "trung bình" nằm vào khoảng 200. Nếu thấp hơn 200 thì được xem là "tốt". Nếu nằm trong khoảng 200 đến 240 thì được xem là "hơi cao" hay borderline. Và nếu trên 240 thì xem là cao nhiều. Tuy nhiên, lượng Cholesterol tổng cộng gồm có Cholesterol xấu LDL, Cholesterol tốt HDL, một phần của mỡ Triglyceride. Phòng thí nghiệm máu thường chỉ đo lượng Cholesterol tổng cộng, Cholesterol HDL, lượng Triglyceride và từ đó họ tính ra lượng Cholesterol LDL. Vì vậy, dùng số lượng Cholesterol cá nhân LDL, HDL, và lượng Triglyceride sẽ chính xác hơn. Chương trình Quốc Huấn (National Cholesterol Education Program) khuyên ta nên đo Cholesterol tổng cộng, lượng Triglyceride và Cholesterol tốt HDL ít nhất 5 năm một lần. Bệnh nhân cần nhịn ăn sáng trước khi thử. Bắt đầu từ tuổi 20 bệnh nhân cần thử ít nhất một lần mỗi 5 năm. Nếu lượng cholesterol bị cao thì cần thử lại thường hơn.

4. Tứ Béo

Việt Nam nghèo đói nên đa số người Việt thường là nhỏ gầy. Mấy cô mà người nhỏ nhắn và gầy thì được khen là mảnh mai liểu yếu đào tơ. Mấy anh mà đôi khi gầy quá chỉ có "da bọc xương" thì được an ủi là có bộ xương cách trí. Người Việt mình bị bệnh còi tức thiếu ăn gây ra bởi các bệnh liên quan đến thiếu dinh dưỡng. Ngược lại, xứ Mỹ này là xứ dư thừa nên dân Mỹ không bị bệnh "đói" mà ngược lại bị tốt da dư thịt tức bệnh béo. Người Việt di cư qua Mỹ chúng ta sống rất hoà đồng với dân bản xứ theo đúng chủ nghĩa "bình đẳng cấm kỳ thị" (Equal Right Amendment) cho nên cơ thể cũng thay đổi trở thành phì nhiêu như dân bản xứ Hoa Kỳ theo năm tháng sống trên đất Mỹ này. Người Việt từ ngày qua đây hết khỏi hẳn bệnh đói thiếu ăn nhưng lại lây phải bệnh "phì lũ".

Thống kê Hoa Kỳ ước lượng khoảng hai phần ba dân số Hoa Kỳ là mập hay nặng ký hơn trọng lượng lý tưởng cho cơ thể và một phần ba dân số là bị bệnh "béo" làm nguy hại cho sức khoẻ. Ngay cả trẻ em cũng không tránh được bệnh này. Thống kê gần đây ước lượng khoảng 10% trẻ em tuổi từ hai tới năm tuổi nặng hơn trọng lượng cần thiết cho cơ thể. Y khoa Hoa Kỳ dù tiến bộ vượt bực nhưng vẫn chưa chữa được bệnh mập phì. Bệnh mập này hiện được bác sĩ coi là một bệnh kinh niên (chronic disease) như các bệnh khác như áp huyết, tiểu đường, mỡ cao cần phải chữa trị lâu dài và hiện đang được coi là mối đe dọa y tế ở Hoa Kỳ. Chính phủ ước lượng tốn phí khoảng 230 tỷ Mỹ kim mỗi năm, 20% phí tổn y tế, cho việc chữa bệnh béo và các bệnh liên hệ do bệnh béo gây ra. Hiện chính phủ Hoa Kỳ đang làm đủ mọi nổ lực để giảm căn bệnh phát triển "chiều ngang" không biên giới này.
Bệnh mập phì tai hại như thế nào?

Bệnh mập là đầu dây mối nhợ có thể đưa đến các bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Người mập còn dễ bị bệnh ngáy ngủ, và thiếu dưỡng khí lúc ngủ (sleep apnea). Ðàn bà mập có tỉ lệ cao bị ung thư vú, tử cung và ung thư túi mật. Ðàn ông mập có tỉ lệ cao bị ung thư tuyến tiết niệu. Mập làm tăng tỷ lệ ung thư ruột và bệnh sạn mật, ợ chua lở thực quản, sưng gan. Nghiên cứu mới nhất gần đây được đăng trong báo y khoa Annals of Internal Medicine tháng 1, 2003 cho thấy bệnh Mập làm giảm tuổi thọ. Phụ nữ hay đàn ông lứa tuổi 40 mà mập thì có thể mất đi ba năm tuổi thọ so với người không mập.

Mập làm cho cơ thể bị nặng nề ít muốn hoạt động. Hãy tưởng tượng cơ thể phải vác 10-20 kg thịt mỡ dư thừa mỗi giây phút ngày này qua tháng nọ thì cơ thể sẽ mệt mỏi như thế nào. Khối thịt mỡ đè nặng lên các khớp xương lớn như xương sống lưng, xương chân, và háng làm cho các khớp xương lớn này dễ bị mòn và hư cũng giống như ống nhún xe nếu chở đồ nặng quá nhiều và lâu ngày thì dễ bị hư và bị gãy. Cho nên người mập dễ bị đau phong thấp nhất là đau lưng, đầu gối và xương chậu.
Tại sao bị mập?

Mập là một bệnh tạo ra do sự thiếu quân bằng giữa sự dinh dưỡng (ăn uống và hấp thụ) và tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Một cách giản dị mập là do mình ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng năng lượng nhiều hơn là cơ thể cần dùng nên các chất bổ dưỡng, đường và mỡ tích tụ lại trong người. Hai yếu tố chính tạo ra bệnh mập là di truyền và hoàn cảnh sinh sống (environmental factors):

Bệnh mập do đặc tính di truyền: nghiên cứu các trẻ em sinh đôi cho thấy bệnh mập bị ảnh hưởng của di truyền tới 70%. Di thể (chromosome) của bệnh mập được tìm thấy ở chromosome số 2. Các di thể này ảnh hưởng và kiểm soát sự ham muốn ăn uống và sự tự đốt năng lượng của bộ phận cơ thể (body metabolic rate).

Môi trường sinh sống: Người có di thể mập chỉ sẽ phát triển tuỳ vào môi trường sinh sống. Chẳng hạn bệnh mập ít khi xảy ra ở những nước nghèo khổ thiếu ăn. Một người có di truyền mập sẽ bị mập nếu sinh sống trong môi trường ăn uống đầy đủ và thiếu sinh hoạt. Ngược lại, một người có di truyền bệnh mập nhưng ăn uống chừng mực, hoạt động hàng ngày và tập thể thao đều đặn thì sẽ không bị mập vì năng lượng tiêu thụ mất đi của cơ thể quân bằng với năng lượng hấp thụ. Ngược lại, người không có di thể mập nhưng ăn uống quá nhiều số năng lượng cần thiết thì cũng có thể bị mập "giàu rửng mỡ!". Ðây là trường hợp xảy ra cho Việt Nam ta. Xứ Hoa Kỳ giàu có tân tiến, đồ ăn dư thừa, cho nên người Việt di cư cũng được hưởng theo ơn mưa móc.

Ngày ăn ba bữa chưa kể ăn snack lặt vặt giữa các bữa; sáng phở điểm tâm, trưa cơm chiên, bánh xèo, bánh cuốn, tối thì cơm chiên nhậu với thịt bò bít tết. Còn lúc xưa ở Việt Nam thì cơm trắng ngày chỉ đủ hai bữa; đi bộ, đi xe đạp, nhảy xe lam rượt xe buýt. Ôi kéo cày lao động vinh quang làm sao! Qua Mỹ thì xe Hoa Kỳ 8 máy chạy êm ru, máy lạnh mát mẻ, xe chạy dzù dzù, sướng mé đìu hiu thành ra dù nhà hàng xóm có cách nửa block cũng không đi bộ mà phải lái xe qua. Ði shopping mua sắm thì phải lựa chỗ đậu xe gần cửa chính của shopping center để khỏi đi bộ sợ long thể bất an; lên lầu tại sở làm thì có thang máy không phải đi thang chân. Cuối tuần thì thay vì đi sở thú, đi chơi thể thao, thì vừa nằm nhà coi "TV thể thao" vừa nhậu nhẹt với bạn bè; vui nữa thì karaoke vừa vui vừa tiện lợi lại đỡ mệt; hoặc phải đi ăn đám cưới cơm tàu mười món. Chính vì tiện lợi và ăn nhiều hơn làm cho người Việt mình cũng to "bề ngang" và "bề dọc" giống như Mỹ đúng như câu "Nhàn cư vi tất Mập".Ợ Tuổi: khi mình lớn tuổi cơ thể đốt năng lượng chậm đi nên năng lượng cần thiết cho cơ thể giảm đi. Thêm vào đó lớn tuổi thường ít hoạt động hơn trẻ thanh thiếu niên. Cho nên người lớn tuổi thường dễ bị mập. Ợ Tâm lý ảnh hưởng tới thói quen ăn uống. Nhiều người ăn để "giải khuây hay giải sầu" khi bị buồn, lo âu hay tức giận.Ợ Bệnh - có một số bệnh gây ra bệnh béo như bệnh yếu bướu cổ; bệnh óc ...Ợ Thuốc - một số thuốc men có thể làm lên ký ...
Thế nào là Mập (overweight) và là Phì (obesity)?

Hoa Kỳ rất là thực tế và khoa học chứ không giống như người Việt mình "mập béo tuỳ người đối diện" hay "trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon". Bác sĩ dùng đơn vị gọi là Body M*** Index để định cho chính xác và khoa học thế nào là vừa cơ thể và sao là mập béo.Body M*** Index: Y Khoa định bệnh mập và phì theo thể trọng và chiều cao của cơ thể "Body M*** Index" gọi tắt là (BMI). Tỷ lệ này dựa theo sự tính toán tỷ lệ của trọng lượng cơ thể so với chiều cao. Tỷ lệ này tương quan với lượng mỡ trong cơ thể. Tỷ lệ trọng lượng cơ thể này chính xác hơn là chỉ đo trọng lượng cân không thôi. Quý độc giả nên làm quen với phương cách tính tỷ lệ trọng lượng cơ thể body m*** index này. Trọng lượng cơ thể kg chia đôi cho chiều cao cơ thể (meter).

Thí dụ: một người cao 5feet 6 tức 1,69meter và trọng lượng là 140lbs tức 63,6kg thì tỷ lệ trọng lượng cơ thể hay BMI là: 63,6/(1,69x2) = 22,6 Dựa theo bảng BMI mà bác sĩ cho biết cơ thể chúng ta thuộc vào hạng "kiến ròm", hay "kiến phì lũ".
Ðo vòng eo (waist circumference) :

Vòng eo là một phương cách thông thường đo mỡ bụng. Nghiên cứu cho thấy người có bụng bự tức nhiều mỡ bụng có nguy cơ cho các bệnh tim và mạch máu dù là cơ thể tổng quát coi không mập. Người Việt mình thường khen người có bụng bự kiểu ông địa là phúc hậu. Tuy nhiên, về phương diện y khoa thì bụng bự có thể là "yểu tướng" vì dễ bị bệnh và chết sớm. Ðàn ông nếu vòng eo trên 40 inches (102cm) và đàn bà vòng eo trên 35,5 (88cm) thì có tỷ lệ nguy cơ dễ bị bệnh. Tuy nhiên nếu chiều cao thấp hơn 5 feet thì vòng eo giới hạn trên không áp dụng được.
Tỷ lệ vòng eo trên vòng mông (waist to hip ratio):

Tỷ lệ vòng eo chia cho vòng mông cũng là phương pháp đơn giản để đo bệnh mập. Mỡ tập trung ở vòng bụng tăng tỷ lệ nguy cơ bị bệnh hơn là mỡ tập trung ở mông hay đùi. Nếu người có tỷ lệ của vòng bụng so với vòng mông lớn hơn một thì dễ bị bệnh tim và các bệnh liên quan do bệnh béo. Phái nam tỷ lệ dưới 0,9 và cho phái nữ dưới 0,8 là tốt. Cho nên "bụng eo đít to" như mấy cô kiểu mẫu không những đẹp người mà còn tốt tướng nữa.Một vài phương cách khoa học khác để đo tỷ lệ mỡ cơ thể như đo độ dày của da mỡ (skin fold), đo điện cơ thể, đo tỷ trọng cơ thể trong nước (underwater immension).
Làm sao để tránh bị mập?

Căn bản rất đơn giản tránh bị mập là giữ cân bằng năng lượng hấp thụ vào trong cơ thể (qua ăn uống) với năng lượng tiêu thụ bởi cơ thể (qua hoạt động, thể thao và năng lượng cần thiết cơ bản nuôi cơ thể). Thí dụ với một người cao một thước năm và nặng 50 kí lô và làm công việc nhẹ ngồi bàn 8 tiếng mỗi ngày thì cơ thể cần 1500 calories mỗi ngày. Nếu người này ăn trên 2000 calories mỗi ngày thì cơ thể sẽ dư 500 calories mỗi ngày và năng lượng tích tụ lại làm cho bị mập. Ngược lại, nếu người này ăn bớt đi giới hạn năng lượng lại chỉ ăn 1000 calories mỗi ngày và thêm vào đó tập thể thao đốt 500 calories mỗi ngày thì cơ thể sẽ thiếu hụt 1000 calories mỗi ngày. Ðể có đủ năng lượng cần dùng cơ thể sẽ phải tiêu thụ các mỡ thặng dư trong cơ thể biến chế thành năng lượng để tiêu xài và như vậy cơ thể sẽ mất mỡ và người xuống cân.
ĂN UỐNG

Thức ăn: Nên dùng nhiều rau, trái cây, thức ăn có chất sợi, cá, thịt nạc thay vì thịt ba rọi, thịt mỡ; sữa ít béo hay không béo (low fat hay nonfat milk); tránh ăn đồ ăn ngọt như bánh kem, cookies. Tránh ăn chè nhất là các chè với nước cốt dừa rất nhiều cholesterol và cao năng lượng. Tránh uống các loại nước ngọt soft drinks, nước trái cây (fruit juice); nên uống nhiều nước mỗi ngày; nếu thèm uống nước ngọt thì uống loại diet.

Cách sửa soạn nấu ăn: Hấp, nướng hay luộc tốt hơn là chiên xào. Ăn cá hấp hay cá nướng cuốn bánh tráng tốt hơn là cá tẩm bột chiên, chả giò hay tôm chiên.

Nghệ thuật ăn: Mỹ có câu "You are what you eat". Việt Nam ta có câu hơi tương tự "Ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn". Cho nên để tránh bị mập nên thực hành câu "ăn lấy hương lấy hoa" chứ không ăn lấy, ăn để, ăn cố... vì dĩ nhiên ăn càng nhiều thì năng lượng hấp thụ càng cao thì người càng phì.

Tránh đừng ăn vặt Ði ra một viên kẹo đi vô một miếng bánh. Những đồ ăn nầy làm rất nhiều mỡ và đường mà ngon miệng cho nên tay bốc miệng nhai quen miệng ăn hoài nhưng không làm no bụng. Nhiều bệnh nhân của tác giả bị mập nói với tác giả rằng chẳng ăn gì mà cứ lên cân hoài nhưng lúc hỏi kỹ lại thì các bữa ăn thì ăn không nhiều thật nhưng ăn lặt vặt giữa các bữa ăn tới chục bánh cookies và chục viên kẹo, đậu phọng.

Bỏ tật ăn đồ ăn thừa của con hay người khác để lại vì sợ đổ đi phải tội. Không biết ai bị tội khi phải bỏ đồ ăn thừa đi nhưng nếu ăn cố thì tội bụng mình và cơ thể mình vì ăn như vậy sẽõ ăn quá phần trong khi để bớt năng lượng mình cần ăn bớt phần ăn lại.

Ăn ba bữa đều đặn mỗi ngày nhưng ăn cho đủ no đừng quá ăn cố vì ngon miệng hay ăn tham. Tránh đừng nhịn đói bỏ các bữa ăn để diet rồi đói quá. Cách nhịn ăn như vậy không tốt vì cơ thể thiếu ăn sẽ làm mình mệt mỏi không sinh hoạt bình thường được. Thêm vào đó lúc bị đói quá thì ăn lấy ăn để ăn bù thành ra ăn hơn là không diet. Ba nữa là nếu nhịn đói cơ thể sẽ tự động đốt bớt năng lượng để tự bảo vệ cho nên không giúp giảm cân nhiều như ăn đều đặn nhưng ít phần.

Nếu đi ăn tiệm hay đám cưới mà sợ ngon miệng ăn quá độ thì có thể ăn ít trái cây và uống nhiều nước trước khi đi cho bụng hơi no.

Khi ăn nhai đồ ăn chậm và kỹ như vậy giúp để no ăn đủ phần chứ không ăn mau ăn mạnh ăn cho chóng lớn chóng phì và tránh "mắt to hơn bụng".

Ăn khi buồn bã hay tức giận làm cho người thêm năng lượng không cần thiết. Ăn như vậy làm thành thói quen xấu. Ăn khi không đói và không cần ăn và tránh trực diện vấn đề cần phải giải quyết. Hãy "uốn lưỡi bảy lần" trước khi cho đồ ăn vô miệng. Khi buồn hay tức giận hãy tập thể thao thay vì mở tủ lạnh kiếm đồ ăn. Tránh đừng để "cái miệng hại cái thân".
HOẠT ÐỘNG

 

    * Năng hoạt động tập thể thao ít nhất 3 tới 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30-50 phút và cần phải tập cho chảy mồ hôi, tim đập nhanh. Các thể dục tốt như đi bộ lẹ, đi bộ lên dốc, chạy bộ, nhảy dây, xe đạp, bơi lội ... Nên tập cho khoẻ cho dẻo dai chứ không phải thành đô lực sĩ loại kiến càng vai u thịt bắp.
    * Ði bộ lên hay xuống cầu thang thay vì dùng thang máy." Ðậu xe ở xa để đi bộ vô các chỗ shopping hay sở làm.
    * Cắt cỏ, làm vườn, rửa xe ...
    * Chơi thể thao thay vì nằm coi thể thao vì coi thể thao chỉ tập được bắp thịt mắt mà thôi không tập được các bắp thịt khác của cơ thể và hoàn toàn không đốt được năng lượng nào cả.

Phương cách chữa bệnh phì:


Phương cách chữa bệnh béo là tránh đừng để bị béo, "tránh voi chẳng xấu mặt nào" và nếu đã bị mập rồi thì ráng giữ đừng để lên cân nữa. Một vài điểm chính trong việc chữa bệnh béo là tuỳ theo độ béo nhiều hay ít và người béo có các nguy cơ bị bệnh tim và các bệnh khác có thể bị trầm trọng hơn vì bệnh mập.

Ðối với bệnh nhân chỉ bị bệnh béo mập mà không bị bệnh khác thì chỉ cần tập thể thao đều đặn và tránh đừng để lên cân nữa cũng đủ hơn là phải ráng xuống cân. Bác sĩ nhận thức được rằng làm cho bệnh nhân xuống cân nhiều là một điều rất khó làm và thiếu thực tế. Khoảng phân nửa những người xuống cân sẽ lên ký trở lại trong vòng 5 năm. Ðiều khích lệ là nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân bệnh mập phì chỉ cần làm giảm cân chút ít cũng có thể giúp cho sức khoẻ cơ thể bằng cách làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim, cao áp huyết. Cho nên các bác sĩ khuyến cáo và giúp bệnh nhân bệnh mập xuống được 10% đến 30% trọng lượng cơ thể là cũng đủ rồi không cần xuống cân tới trọng lượng lý tưởng.

Dinh dưỡng và hoạt động: Ðiều căn bản giản dị để làm xuống cân là sự thay đổi dinh dưỡng, thói ăn uống và ăn ít năng lượng đi và thứ hai là phải năng động hoạt tập thể thao để đốt năng lượng của cơ thể. Rất khó mà xuống cân nếu không có tập thể thao. Nếu bạn chỉ mập tương đối với BMI dưới 30 thì có thể theo phương pháp giữ tránh đừng lên cân như trình bày ở trên. Nếu body m*** index trên 30 thì có thể cần chữa bệnh và dinh dưỡng dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Thuốc: chỉ nên dùng chung với dinh dưỡng ăn khem và tập thể thao. Chứ uống thuốc mà vẫn ăn như điên lại hay đi "thiền hay nằm" không tập thể thao gì cả thì không có thuốc nào hiệu nghiệm cả. Hiện nay không có thuốc nào làm cho tan mỡ hay kích thích cơ thể tự đốt thêm năng lượng để làm cho người xuống kí. Các thuốc quảng cáo làm xuống cân trong vòng vài ngày sau khi uống thuốc thật ra chỉ có đặc tính lợi tiểu làm cho cơ thể mất nước qua đi tiểu chứ không có làm tan mỡ. Ða số các thuốc hiện nay làm cho cơ thể cảm thấy đầy không muốn ăn (bulking agent, appetite suppressant) . Thuốc Ephedrine đang được xài phổ thông trong cả thuốc tây và thuốc bắc để làm xuống cân hiện đang bị chính phủ điều tra vì đã có bao nhiêu người chết vì xài thuốc này.

Thuốc làm thay đổi các chất tín hiệu (brain chemicals) trong óc khiến cho người dùng thuốc không thích ăn nhưng thuốc không có công dụng làm cho tan mỡ hay đốt năng lượng cơ thể cho nên rất khó mà xuống cân vì thói quen thích ăn thành tật cho nên dù không đói nhưng vẫn thèm và vẫn cứ ăn và cơ thể không đốt thêm năng lượng. Các thuốc này bán có tên như Sibutramine, Phentermine. Thuốc Orlistat với tên thương mãi là Xenical của hãng bào chế Roche làm tan các chất điều tố tiết từ tụy tạng có nhiệm vụ pha biến các chất mỡ trong đồ ăn giúp cho ruột non hấp thụ các phân tử mỡ này vô tế bào ruột và giữ lại trong cơ thể cho nên các đồ ăn mỡ sẽ không được hấp thụ vào cơ thể mà sẽ đi tiêu ra ngoài. Nếu bệnh nhân ăn nhiều thức ăn có mỡ béo họ sẽ đi cầu chảy ra mỡ dầu (oily stool). Toa thuốc này không công dụng lắm cho người Việt vì thức ăn Việt Nam nặng về đường, chất đạm như cơm, mì, chứ không nhiều chất béo mỡ như thức ăn Mỹ. Thuốc nầy không có làm tan chất đường hay chất đạm, cho nên năng lượng vẫn hấp thụ như thường.

Giải phẫu: Thường ít được dùng chữa bệnh mập và thường chỉ được khuyến cáo cho các bệnh nhân quá béo phì và có nguy cơ tạo ra các bệnh khác nguy hại cho sức khoẻ. Nếu tỷ lệ trọng lượng cơ thể BMI trên 35, bị béo phì trên 5 năm, bệnh nhân không bị bệnh tâm lý, không uống rượu và phải trên 18 tuổi. Mổ để chữa bệnh mập phì là phương cách "cực chẳng đã" bác sĩ phải dùng thường là sau khi bệnh nhân đã dùng đủ mọi phương pháp trên mà không thành công và thêm vào đó bệnh nhân bị mập tạo ra các bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ. Có hai cách giải phẫu để chữa bệnh mập:

Cách khâu nhỏ bao tử: bác sĩ khâu bao tử lại để bệnh nhân sẽ không ăn được nhiều vì bao tử nhỏ, bệnh nhân sẽ xuống cân và ăn ít đi. Phản ứng phụ như ói mửa nếu ăn nhiều.

Cắt bỏ một phần bao tử và nối vô ruột non: cách này tương tự như phương cách trên và làm bao tử nhỏ lại nên ăn ít đi. Thêm vào đó đồ ăn không đi qua một phần của ruột non cho nên đồ ăn bổ dưỡng hấp thụ ít đi. Với cách này bệnh nhân có thể bị phản ứng phụ như bị nhợn, toát mồ hôi, chóng mặt, nếu đồ ăn đi xuống ruột non quá lẹ; bệnh nhân có thể thiếu chất bổ sắt, calcium.Hy vọng các độc giả sẽ áp dụng và thực hành được ít nhất một vài điều trên để giúp chúng ta có được một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện không béo mập có hại cho sức khỏe để có thể sống vui, sống khỏe, sống mạnh nhưng không cần sống mãi. Sống ở Mỹ sướng quá có đầy đủ vật chất thuận tiện mà bị bệnh đau yếu hay chết sớm thì uổng quá.

IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2008 lúc 12:24am
Công dụng của nước vo gạo

Nước vo gạo có chứa nhiều vitamin và một số khoáng chất như sắt, đồng. Loại nước này cũng có nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày.

1. Làm tươi sắc hoa cảnh: Hằng tuần, lấy nước vo gạo tưới cho hoa lan và hoa cảnh, cây sẽ tốt tươi và hoa nở rực rỡ hơn.

2. Làm mau nhừ: Các loại măng, da heo, rong biển... khi nấu muốn cho mau nhừ, bạn hăy ngâm chúng trong nước vo gạo có thêm ít muối, sau đó tráng qua nước lạnh.

3. Làm da mịn màng: Mỗi ngày bạn dùng nước vo gạo rửa mặt nhiều lần, do trong nước vo gạo có vitamin B5, có tác dụng nuôi dưỡng tế bào da, làm cho da sạch, trắng và mịn.

4. Làm sạch, mượt tóc: Nước vo gạo để chua (đă chuyển sang dạng acid) dùng để gội đầu hằng ngày, sau đó xả lại bằng nước lạnh, không cần dùng xà ph?ng. Nó có công dụng làm sạch gàu, tóc đen mượt và mềm mại. Bạn có thể không cần để chua mà chỉ cần nhỏ vài giọt chanh vào nước vo gạo, khi gội cũng có tác dụng tương tự.

5. Làm nhuận da: Thường xuyên dùng nước vo gạo rửa tay chân, có tác dụng làm da tươi bóng, đồng thời c?n ph?ng chống được chứng da lăo hóa.

6. Dùng đánh răng: Những người thường sâu răng, hôi miệng nên dùng nước vo gạo đặc để đánh răng. V? nước vo gạo có chứa vitamin PP sẽ làm tẩy sạch các chất dơ đóng quanh chân răng, làm sạch răng bị sâu, chống được chứng viêm quanh chân răng (nha chu) và sát khuẩn. Làm giảm mùi hôi ở miệng.

7. Khử mùi tanh: Khi làm các loại cá tươi có mùi tanh, bạn nên khứa ra từng lát, rửa với nước vo gạo, rồi rửa lại bằng nước muối. Cá sẽ bớt mùi tanh.

8. Khử độc và tẩy trắng khoai m?: Muốn khoai m? (sắn) được trắng và khử bớt chất độc, khi lột vỏ bạn nên ngâm vào nước vo gạo.

9. Khử mặn và làm mất mùi tanh: Các loại cá khô để lâu ngày thường có nhiều mùi tanh và mặn, để khử hết bạn hăy ngâm cá vào nước vo gạo trong vài giờ.

10. Khử vết mốc: Quần áo có nhiều vết mốc, bạn hăy ngâm chúng vào nước vo gạo một đêm, sau đó đem giặt sạch, vết mốc sẽ không c?n.

11. Khử vết dầu: Muốn tẩy sạch các vết dầu c?n lại trong chai, bạn hăy đổ nước vo gạo vào ngâm khoảng 5 - 10 phút. Sau đó lắc mạnh chai nhiều lần, vết dầu h?a tan trong nước vo gạo, chai sẽ được sạch.

12. Khử vết rỉ: Muốn khử vật dụng bị rỉ, bạn ngâm chúng trong nước vo gạo 4 giờ, rồi lấy ra lau sạch sẽ hết vết rỉ.

13. Tẩy chất bẩn: Dùng nước vo gạo rửa chén bát bẩn, vật dụng vẫn được sạch như thường mà không cần dùng đến nước rửa chén chuyên dùng.

Lấy nước vo gạo rửa dạ dày, l?ng heo (lợn) rất sạch, khi chế biến món ăn lại không có mùi hôi.

Dùng nước vo gạo lau chùi các dụng cụ sơn sẽ sạch bóng.

Trước khi rửa dao thớt đem ngâm nó vào nước vo gạo khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, vật dụng sẽ không c?n mùi tanh hôi.

14. Kích thích khẩu vị vật nuôi: Trong nước vo gạo có chứa chất albumin, là chất kích thích khẩu vị đối với vật nuôi. Do đó, nên cho nước vo gạo vào khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm sẽ làm chúng chịu ăn uống hơn.

15. Hạn chế ngộ độc rau tươi: Để hạn chế ngộ độc thuốc trừ sâu ở rau, bạn hăy ngâm rau vào nước vo gạo khoảng nửa giờ, sau đó rửa rau lại vài lần bằng nước sạch.



IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2008 lúc 12:26am
Hiểu Rõ Về Cholesterol

BS. HOÀNG CÔNG ĐƯƠNG (Theo Newsweek )

1. Cholesterol có phải là chất cần thiết cho cơ thể chúng tả

- Đúng. Cholesterol là chất cần thiết cho cơ thể, giúp cấu tạo nên lớp màng của tế bào và là thành phần chính của các kích thích tố như estrogen, testosterone, cortisone. Tuy nhiên, chỉ khi lượng cholesterol - đặc biệt là loại cholesterol xấu - quá nhiều, dư thừa sẽ đọng ở thành của mạch máu gây xơ vữa động mạch.
2. Có phải cách tốt nhất để làm giảm lượng cholesterol là hạn chế ăn những thức ăn có nhiều cholesterol như trứng ?
- Sai. Ăn trứng hay những thức ăn có nhiều cholesterol cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, những thức ăn có nhiều mỡ băo hạ (chứ không phải thức ăn có nhiều cholesterol) mới là thủ phạm chính làm tăng cholesterol trong máu lên nhiều. Mỡ băo hạ có nhiều trong phô - mai, kem, bơ và thịt đỏ. Muốn giảm lượng cholesterol trong máu, phải hạn chế các loại thức ăn này.
3. Để làm giảm lượng cholesterol, chúng ta không được ăn thịt?
- Sai. Chủ yếu là phải hạn chế các loại thịt đỏ (như thịt bò, heo) do có chứa nhiều mỡ băo hạ nên làm tăng cholesterol máu. Các loại thịt trắng (như thịt gà) ít làm tăng cholesterol máu hơn. Tuy vậy, với các loại thịt đỏ, nếu chỉ ăn thịt nạc vẫn chấp nhận được. Theo tiêu chuẩn của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, lượng thịt mỗi ngày nên dưới 6 ounce (1 ounce # 28,35g); Đối với người bệnh tim dưới 5 ounce) là tốt nhất.
4. Có phải lượng cholesterol trong máu dưới 240 là tốt nhất?
- Sai. Với phần lớn chúng ta, nên giữ cho lượng cholesterol toàn bộ trong máu dưới 200, chứ không phải 240. Nên nhớ rằng cholesterol gồm có 2 loại: loại cholesterol xấu (LDL-cholesterol) và loại cholesterol tốt (HDL-cholesterol). Đối với loại cholesterol xấu phải đạt dưới mức 130, nếu có bệnh tiểu đường hay bệnh tim thì phải thấp hơn nữa. Ngược lại, loại cholesterol tốt nếu thấp quá thì làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, do đó phải đạt mức cao hơn 40 mới tốt.
5. Có phải các loại dầu thực vật đều tốt cho tim?
- Sai. Các loại dầu thực vật như margarine, dầu cọ, dầu dừa đều chứa nhiều mỡ băo hạ , do đó làm tăng cholesterol máu. Nên sử dụng các loại khác như dầu ô-liu, canola chứa các loại mỡ không băo hạ
6. Nếu đă bị bệnh nhồi máu cơ tim, làm giảm lượng cholesterol vẫn có ích?
- Đúng. Một người sau khi đă bị nhồi máu cơ tim thì nguy cơ bị lại một lần nữa rất cao. Giảm bớt lượng cholesterol trong máu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ này. Nếu bạn bị bệnh tim, nên giữ lượng cholesterol xấu ở mức thấp hơn 100.
7. Tập thể dục có thể làm tăng loại cholesterol tốt?
- Đúng. Tập thể dục là một phần của việc điều trị bệnh tim. Nói chung nên tập thể dục nhẹ, tùy theo sức của mình, ít nhất nửa giờ mỗi ngày. Ngoài ra, giảm cân nặng và ngưng hút thuốc cũng giúp làm tăng loại cholesterol tốt.
8. Phụ nữ không sợ bị bệnh tim và lượng cholesterol cao?
- Sai. Phụ nữ trước thời kỳ măn kinh thường có lượng cholesterol trong máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên sau khi măn kinh, lượng cholesterol cũng như nguy cơ bị bệnh tim giữa 2 phái là như nhau. Hiện nay, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới ở cả phái nam và nữ.



IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2008 lúc 12:26am
20 lý do nên ăn chuối

- Loại quả nào cũng rất nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể nhưng tại sao bạn nên ăn chuối mỗi ngày?

1. Khỏe não

Trong chuối có nhiều kali sẽ giúp trí não họat động nhạy bén và linh hoạt.

2. Nhuận tràng

Chuối giàu chất xơ vì thế có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón.

3. Bình tĩnh

Chuối có lượng vitamin B cao nên có giúp giữ bình tĩnh rất tốt.

4. Giảm bệnh thiếu máu

Chuối có nhiều chất sắt vì thế giúp giảm bệnh thiếu máu bằng cách kích thích sản sinh ra hemoglobin.

5. Tốt cho dạ dày

Làm hỗn hợp chuối, sữa và mật ong. Chuối giúp bình ổn dạ dày và giữ lượng đường trong máu ổn định dưới tác dụng của mật ong.

6. Vui vẻ

Trong chuối có chứa tryptopan mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin. Ăn chuối giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thư giãn và có tâm trạng tốt hơn.

7. Giàu vitamin và chất khoáng

Chuối chứa nhiều vitamin B6, B12, kali, magiê…

8. Giảm nguy có đột quỵ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn chuối đều hàng ngày giảm 50% nguy cơ bị đột quỵ.

9. Giảm khó chịu buổi sáng với những người đang mang thai

Ăn chuối giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những triệu chứng khó chịu vào buổi sáng khi ngủ dậy.

10. Tâm trạng tốt

Điều chỉnh mức độ đường trong máu góp phần mang lại một tâm trạng tốt.

11. Huyết áp tốt hơn

Chuối giàu kali và có lượng muối thấp nên là loại quả rất tốt giúp huyết áp ở trạng thái ổn định.

12. Giảm chứng ợ nóng

Chuối có tác dụng giảm độ axit trong dạ dày nên giảm chứng ợ nóng.

13. Giảm sưng phồng khi bị muỗi đốt

Rất nhiều người dùng phần bên trong của quả chuối xoa lên những vùng bị muỗi đốt để giảm ngứa và sưng.

14. Giảm stress

Kali là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa ôxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể.

Cơ thể bị stress khi mức độ kali thấp vì thế ăn chuối giúp tăng lượng kali và giảm stress.

15. Loại bỏ hột cơm, mụn cóc trên da

Lấy phần bên trong của vỏ quả chuối đắp lên vùng da có hột cơm rồi quấn quanh bằng dải vải. Đây là một cách để loại bỏ hột cơm, mụn cóc trên da.

16. Trị ung nhọt,chỗ loét trong dạ dày

Chuối mềm là loại hoa quả giúp giảm axit tại những chỗ loét trong thành dạ dày.

17. Giảm thèm ăn

Ăn chuối giúp giảm cảm giác thèm ăn và điều chỉnh lượng đường trong máu.

18. “Hạ hỏa”

Chuối được xem như loại quả có tác dụng “hạ hỏa” với những người nóng tính.

19. Làm sạch giầy

Làm sạch giầy của bạn bằng phần bên trong quả chuối để có màu sáng bóng.

20. Ngon miệng

Chuối là loại quả ngon, rẻ và bổ (cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể).



IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2008 lúc 12:28am
CÀ RỐT, VỊ THUỐC QUÝ

Trẻ bị tiêu chảy có thể cho uống nước cà rốt. Nếu bị suy dinh dưỡng hoặc quáng gà, có thể nấu canh cà rốt ăn hằng ngày.

Thành phần dinh dưỡng trong củ cà rốt rất phong phú: chất đạm, chất béo, đường, bột, B caroten là chất chống lão hóa, nhiều loại men, vi lượng .. Cà rốt còn chứa một lượng insulin, làm giảm 1/3 đường trong máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường; cà rốt cũng có tác dụng hạ huyết áp, nên rất tốt với người bị cao huyết áp.

Cà rốt có tác dụng kiện tỳ, tiêu đới, khoan trung hạ khí, bổ thận tráng dương, chữa bệnh tiêu hóa kém, ho hen, mắt mờ, kiết lỵ lâu năm. Người già thường xuyên ăn cà rốt có tác dụng chống lão hóa, làm da săn chắc, mắt tinh tường, da dẻ hồng hào.

Trẻ em ăn thường xuyên giúp không bị rối loạn tiêu hóa, đề phòng chứng bệnh thiếu vitamin. Phụ nữ dùng cà rốt thường xuyên có tác dụng phòng rối loạn kinh nguyệt, bạch đới. Cà rốt còn có tác dụng nhất định trong việc phòng chống ung thư nên là thứ thực phẩm mà người bị ung thư nên ăn thường xuyên. Đặc biệt là hạt cà rốt có chứa chất B bisabolen có tác dụng hạn chế sinh đẻ.

Cà rốt được sử dụng như thức ăn, nhưng có tác dụng chữa được nhiều bệnh như:

Chữa tiêu chảy trẻ em: Cà rốt tươi 500g cạo sạch lớp vỏ, thái miếng, cho vào 1 lít nước hầm nhừ thành súp cho trẻ ăn 5-6 lần trong ngày, mỗi lần 100 - 150ml súp. Trường hợp trẻ phải truyền dịch hoặc uống nước orezon thì bớt lượng súp cà rốt tương đương với lượng dịch truyền hoặc nước orezon.

Chữa tiêu hóa kém, kiết lị mãn tính: Cà rốt tươi 300g cạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt miếng, cho thêm 5 quả táo tàu, gạo nếp vừa đủ (50 - 100 g). Nấu nhừ thành cháo ăn. Ăn liên tục 3-5 ngày.

Chữa huyết áp cao: Cà rốt tươi, cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng, cho vào ép lấy nước hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền nhỏ cho thêm nước sạch rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Mỗi lần uống 100 -150ml. Ngày 3 lần. Có thể uống hàng ngày, có tác dụng hạ huyết áp, chống lão hóa và làm cho da dẻ đẹp.

Chữa suy dinh dưỡng hoặc quáng gà ở trẻ em: Cà rốt tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi nấu nhừ ăn thay canh trong bữa cơm. Hoặc thái lát xào với gan lợn ăn với cơm hàng ngày.

Chữa bệnh tiểu đường: Cà rốt tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch ăn sống vào buổi sáng và buổi tối mỗi lần 1 củ. Hoặc cho ép xay lấy nước uống còn bã bỏ đi. Cà rốt có insulin cho nên rất tốt với người bị bệnh tiểu đường.

Chữa táo bón: Cà rốt tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay, cho thêm nước sạch, lọc lấy nước, bỏ bã. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối; khi uống cho thêm mật ong.




IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2008 lúc 12:30am
Stroke (Xuất Huyết Não):

Tại một quán ăn sang trọng, cô N. đang vui vẻ trò chuyện cùng nhóm bạn thân đã lâu ngày không gặp. Chuyện trò nở như bắp rang. Bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu được kể lại với những nụ cười dòn dã. Bất chợt, khi đứng dậy để đi "toilet", cô N. tự nhiên trượt chân, lảo đảo, tí nữa thì ngã xuống. Bạn bè vội đỡ tay cho cô khỏi ngã. Mặt cô hơi tái. Mấy người bạn hỏi dồn: "Có sao không ? Có thấy gì không ? OK chứ ? .." Cô N. cố mỉm cười: "Không sao đâu ! Tại đôi dép mới mua, đi chưa quen chân." Rồi cô tiến tới "toilet" xong rồi trở lại tiếp tục những câu chuyện dang dở.

Những tiếng cười lại vang lên. Những vai ôm, tay bắt nồng nhiệt. Rồi cũng phải tan hàng. Ai về nhà nấy. Cô N. ra xe về. Thay quần áo xong, đi tắm, và lên giường chuẩn bị ngủ. Đột nhiên, cô thấy chóng mặt, tay chân run rẩy không tự chủ được. Vội vã, cô gọi một cô bạn thân. "Hello! Mày tới ngay với tao .. Tao cảm thấy không ổn rồi .." Người bạn chạy tới, gõ mãi cửa không mở. Phải kêu Manager mở giùm. Vào trong, thấy cô N. nằm gục bên chiếc điện thoại. Xe cấp cứu tới, chở cô vào bệnh viện. Nhưng, đã trễ. Cô N. bị xuất huyết não, những mạch máu vỡ đã tràn ra ..

Phải chi, khi bạn bè thấy cô N. có triệu chứng bất ngờ lảo đảo, run rẩy, mà đưa cô vào bệnh viện ngay, thì có lẽ mạng sống của cô đã không bị mất đi. Do đó, khi thấy một người thân nào có triệu chứng trợt chân bất ngờ, hay tự nhiên run rẩy, nói năng bất thường, người bên cạnh phải làm ngay những việc dưới đây:

a-Yêu cầu người bạn trợt té đó CƯỜI lên vài lần, xem NỤ CƯỜI có tươi nở bình thường không, hay là có chút méo mó.

b-Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN, xem cánh tay có run run không.

c-Bắt người đó NÓI VÀI CÂU KHÓ, xem có vấp váp gì không. Nếu có những triệu chứng bất thường, người bạn đó đã bị Xuất Huyết Não rồi, phải gọi 911 gấp và dẫn giải những triệu chứng đó cho người nhận điện thoại.

Bạn bè cũng có thể hỏi xem người đó có thấy tức ngực không, có đau tê ở dưới cánh tay trái không. Nếu có, thì là triệu chứng của bệnh TIM (Heart Attack.) Cả hai trường hợp đều phải được đưa gấp vào bệnh viện, mới tránh khỏi Tử Thần.

Ngoài ra, THIỀN cũng là biện pháp giúp chúng ta thoát nạn. Thỉnh thoảng, trong cuộc sống căng thẳng, nếu chúng ta thấy có sự ran ran ở trán, ở màng tang, hay trong đầu, cảm giác như có sợi chỉ chạy qua từ bên này sang bên kia, điều nên làm trước tiên là ngồi thẳng lại (lưng thật thẳng), nhắm mắt, hai tay gác lên đầu gối và THIỀN ĐỊNH bằng cách hít thở thật chậm, thật dài, trong khi cố gạt bỏ mọi suy nghĩ ra ngoài trí não, theo dõi hơi thở từ lúc bắt đầu hít vào lỗ mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi. Theo dõi ngược trở ra khi bắt đầu thở ra .. Làm như vậy vài lần sẽ thấy thoải mái ngay, hết mệt, và biết đâu đã tránh được một lần "stroke" nhẹ ..



IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2008 lúc 12:33am
KHI NGƯỜI PHỤ NỮ QUA TUỔI 50

BS. MINH THƯ

Ngày nay, phụ nữ khi đến ngưỡng tuổi 50 với tinh thần thoải mái, biết quyết định để được hưởng lợi ích từ cuộc sống với nhiều vấn đề về sức khỏe. Để khởi đầu cho một thập niên mới, phải tìm cho mình một nhịp sống mới và dự kiến sẽ trải qua những đợt kiểm tra về sức khỏe. Bây giờ ở vào tuổi 50 người phụ nữ vẫn xinh tươi, lôi cuốn đối với mọi người, còn gợi cảm nữa là đàng khác. Muốn giữ lại mọi thứ của tạo hóa ban cho, họ phải hiểu biết sâu sắc về sức khỏe cũng như những thách thức.

TIM MẠCH

Khám tim

Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Khi đến tuổi 40, mỗi năm nên lập bảng tổng kết sinh học: Xét nghiệm máu với hàm lượng cholesterol, triglyceride và đường máu (lượng cholesterol có hàm lượng khoảng 1,5 đến 2,5 g/l và tỉ lệ LDL- cholesterol phải dưới 1,5 g/l).

Điều gì xảy ra?

Buồng trứng ngưng hoạt động tạo ra nhiều thay đổi. Các hormon (estrogen) có chức năng chống lại bệnh tim mạch. Sự giảm tiết hormon sản sinh ra nhiều cholesterol xấu và ít cholesterol tốt. Với lý do đó, bệnh tim mạch gây tử vong cho 1/3 bệnh nhân nữ. Hiện nay bệnh tim mạch đang gia tăng đối với phần lớn phụ nữ ở tuổi 50.

Vấn đề chính của bạn: Ăn uống và thể dục.

Nếu như thời kỳ mãn kinh làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, do xu hướng di truyền và nếp sống lành mạnh vẫn là những yếu tố còn quan trọng hơn nữa. Hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo dẫn đến dễ bị tổn thương hơn. Cũng thế, hình dáng thay đổi (dáng người đẫy đà, bụng to lên, bắp thịt ở cơ đùi bị chảy xuống). Người ta đã chứng minh được rằng hình dáng bên ngoài có liên quan đến bệnh tim mạch.

Hằng ngày nên ăn ít nhất 5 trái hoa quả và rau. Hạn chế mỡ động vật và ưu tiên dùng chất béo có lợi cho sức khỏe: mỗi ngày 2 muỗng súp dầu cải (colza) và 1 con cá biển (cá ngừ, cá chồi) 2 lần/tuần, đủ để đáp ứng nhu cầu omega-3 cho cơ thể của bạn.

Cùng với tuổi tác số lượng sợi cơ giảm dần, cách tốt nhất để chống lại tình trạng nhão cơ là gia tăng thời gian tập thể dục: chia làm 3 suất, mỗi suất là 45 phút. Tập luyện để có sức dẻo dai như đi xe đạp, thể dục dưới nước, bơi lội. Ca hát cũng là một cách tập luyện cơ hoành.

HỆ CƠ XƯƠNG

Đo tỉ trọng xương: Các bác sĩ không khuyến khích bạn thực hiện xét nghiệm này vào thời kỳ tiền mãn kinh. Chỉ khi trong trường hợp những người có nguy cơ bị loãng xương (trong gia đình có tiền sử bệnh mãn kinh sớm).

Điều gì xảy ra?

Đó là khởi đầu của việc giảm canxi, tuy mỗi người có thể diễn ra quá trình này nhanh hay chậm và có liên quan đến sự giảm sút estrogen. Điều quan trọng là phải kích thích để xương tiếp tục tái tạo.

Vấn đề chính của bạn:

- Vài hoạt động thể dục được hướng dẫn để làm cho bộ xương vững vàng (chạy bộ, chơi tennis, đi bộ, bài tập để cơ phát triển, nên tập những động tác làm giãn gân).

- Nên dùng những sản phẩm làm từ sữa bò không chất béo hoặc nước khoáng có chứa canxi. Hãy dùng phô-mai làm bằng sữa dê nhiều rau quả và trái cây, đặc biệt là họ cải (chồi cải bắp) sẽ mang đến cho bạn nhiều canxi.

TUYẾN VÚ

Chụp tuyến vú mỗi hai năm/lần: Bạn có thể bổ sung bằng cách siêu âm nếu như vú khó xác định thậm chí khi cần có thể sinh thiết để chẩn đoán chắc chắn.

Điều gì xảy ra?:

Ngày nay ta biết rằng bệnh ung thư vú phát triển tỷ lệ 1/11 phụ nữ. Nguyên nhân rất nhiều và khó xác định: Hormon, môi trường, thực phẩm. Phát hiện khối u càng sớm thì việc chữa trị càng dễ đi nhiều.

TUYẾN GIÁP

Làm xét nghiệm: Lượng TSH trong máu (là hormon kích thích bài tiết hormon giáp trạng) do bác sĩ chỉ định làm 1 lần/năm.

Điều gì xảy ra?

Tuyến giáp tác dụng đến cơ quan nội tạng (tim, sự chuyển hóa, có ảnh hưởng đến tóc móng: Tóc trở nên khô hoặc thưa, gẫy móng tay, da bị khô. Một người bị chứng thiểu năng tuyến giáp thì cuộc sống trở nên chậm chạp với một nhịp tim chậm hơn bình thường.

DA VÀ TÓC

- Cùng với tuổi tác và sự suy giảm estrogen, tóc trở nên thưa và mỏng. Chọn giải pháp nào? Sử dụng dầu gội làm cho tóc bồng bềnh và chữa bệnh rụng tóc. Tảo spirulina là nguồn bổ sung thức ăn hiệu quả. Loại tảo này giàu chất đạm, chất khoáng và sinh tố B, chuyển hóa năng lượng, làm biến đổi tóc và cải thiện tình trạng tóc thiếu dinh dưỡng. Dùng 2 muỗng cà phê trộn với ít mật ong bột tảo spirulina.

- Vào tuổi 50, bạn nên thay đổi kem bôi mặt, da của bạn đòi hỏi loại kem đặc biệt chống nhăn và cũng nên dùng thực phẩm chống oxy hóa.


Những cơn đau, phải chăng là điều bình thường?

Vào thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ thường phàn nàn về những cơn đau ở bắp chân - các khớp và viêm dây chằng có liên quan đến việc thiếu estrogen.

Thường thì đây là lý do để nối lại việc điều trị hormon. Bạn cần tham gia các buổi tập như vận động liệu pháp, cân mạc liệu pháp hoặc phản xạ gan bàn chân. Tuy nhiên tuyệt đối phải duy trì vận động khớp. Nên bơi lội, thể dục dưới nước để giảm sức chịu lực của khớp.


Xoa bóp bằng tinh dầu để tạo hưng phấn:

Khô âm đạo, suy giảm bản năng tình dục… mọi điều lo lắng đồng hành với sự suy giảm estrogen. Một số phụ nữ hài lòng với sự thay đổi: Chủ yếu là dịu dàng. Số khác chịu nhiều đau đớn. Đối với những bất tiện nhỏ, điều trị cục bộ: Noãn dựa trên căn bản hormon nhằm tái tạo hoạt động của mô và gen. Áp dụng thử liệu pháp mùi hương để tạo đà mơí cho bản năng giới tính. Trong một tuần, hãy xoa bóp dưới xương sống 2 lần/ngày với các loại tinh dầu pha trộn: 2 giọt hoa cúc cam (camonille), 2 giọt cây hohalan (Ylang Y lang), 1 giọt đan sâm (sauge) (lá nhỏ dùng làm dược liệu).



IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2008 lúc 12:42am
DỰ PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ BỆNH UNG THƯ

BS. NGUYỄN ĐỨC LÊ


Trước đây, bệnh ung thư được xếp vào một trong tứ chứng nan y. Nhưng ngày nay nhờ những biến bộ không ngừng của nền y - dược học, bệnh phong, bệnh lao không còn là bệnh nan y nữa vì đã có thuốc đặc trị , còn ung thư , đến nay vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì: 1/3 người bệnh
ung thư có thể dự phòng được; 1/3 nhờ phương pháp sàng lọc và phát hiện sớm có thể chữa khỏi; 1/3 nhờ phương pháp điều trị và chăm sóc tích cực từ đó có thể kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.

NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN ĐỂ PHÒNG UNG THƯ

1. Không ăn các loại thực phẩm có nhiễm nấm mốc hoặc các loại thực phẩm được chế biến từ nấm mốc, vì trong các nấm mốc như nấm mốc aspergillus tiết ra một loại độc tố là alfatoxin có khả năng gây bệnh
ung thư rất mạnh.

2. Không hút thuốc lá, thuốc lào, vì trong thuốc lá thuốc lào có chất gây
ung thư vòm họng, vòm miệng với tỷ lệ rất cao (người hút thuốc lá dễ bị ung thư phổi hơn người không hút 250 lần).

3. Không nên uống nhiều rượu bia, vì uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến viêm gan, sau đó là xơ gan, có khoảng 30% bệnh nhân bị xơ gan sẽ phát triển thành
ung thư gan.

4. Không nên ăn các loại rau và hoa quả bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc kích thích.

5. Không nên ăn các loại thực phẩm ướp muối, hun khói, xào rán cháy dễ gây
ung thư .

6. Không nên ăn uống các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cứng, quá cháy, quá mặn vì chúng kích thích và hủy hoại niêm mạc thực quản và dạ dày làm suy yếu chức năng bảo vệ niêm mạc, tạo điều kiện cho tế bào
ung thư phát triển.

7. Tránh tiếp xúc với khói thải ra từ bếp than, từ các ống khói nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất… vì trong đó có lượng oxyt carbon rất cao, ngoài ra còn chứa nhiều khí thải và bụi độc có thể gây
ung thư .

8. Không nên dùng các túi ni-lông có độc tính để chứa đựng thực phẩm, vì thành phần chủ yếu của ni-lông là polyetylen là tác nhân gây
ung thư .

9. Không nên dùng bột giặt để tẩy rửa bát đũa, ấm chén, vì bột giặt lưu lại khá lâu trên các đồ vật này, có thể trở thành tác nhân gây
ung thư .

10. Không nên để làn da phơi nắng quá lâu và thường xuyên, vì thành phần tia tử ngoại có trong ánh nắng có thể là một trong những nguyên nhân gây
ung thư da.

11. Nếu không cần thiết, không nên chiếu vào người các loại tia như tia X-quang, tia gamma, tia cực tím… vì chụp chiếu nhiều lần các loại tia đó cũng là nguyên nhân gây
ung thư .

12. Phải thực hiện tốt các biện pháp để dự phòng một số bệnh truyền nhiễm do virus, như viêm gan do virus B-C. Từ viêm gan do loại virus này gây huỷ hoại tế bào gan và hậu quả cuối cùng một số có thể chuyển thành xơ gan hoặc
ung thư gan.

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÁC DỤNG PHÒNG CHỐNG BỆNH
UNG THƯ:

1. Cà chua: Trước đây, mới chỉ biết đến tác dụng chống
ung thư của chất lycopen có chứa trong cà chua, nhưng ngày nay lại phát hiện thêm một mình chất lucopen sẽ không đủ ngăn ngừa sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt, mà nó chỉ phát huy hết tác dụng khi có sự hỗ trợ của những chất khác có trong cà chua.

2. Tỏi: Tỏi có khả năng phòng ngừa bệnh
ung thư rất cao, vì trong tỏi có một số chất gọi là “đại toán tố”. Tuy nhiên khi sử dụng không nên đun nóng tỏi vì như thế sẽ làm mất chất chống ung thư có trong tỏi.

3. Chè xanh: Trong chè xanh có một chất chống
ung thư rất tốt, chất đó gọi là “trà đà phân”.

4. Đậu nành: Trong đậu nành có ít nhất 5 chất chống
ung thư , đặc biệt có một chất gọi là “di hoàng đồng”, chất này có thể chữa ung thư vú, ung thư đại trực tràng.

5. Nấm hương: Các nhà khoa học đã phát hiện trong nấm hương có các chất chống
ung thư mạnh. Ngoài ra trong nấm hương còn có hai chất: chất polysaccharide, chất này nâng cao hoạt động của tế bào miễn dịch chống ung thư , chất thứ hai là 1,3-b glycuronide mới tìm ra cũng có tác dụng chống ung thư mạnh.

6. Hành tây: Trong hành tây có chất vescalin là chất chống
ung thư tự nhiên, tác dụng của chúng tỏ ra khá rõ rệt. Nghiên cứu chỉ rõ những người thường xuyên ăn hành tây có tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với những người ăn ít hoặc không ăn hành tây và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cũng thấp hơn 30%.

Ngoài ra còn một số loại thực phẩm khác như: Cà rốt, chuối tiêu, dầu olive, chất xơ… cũng có tác dụng phòng chống
ung thư tốt.

CÁC BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ

1. Phẫu thuật để dự phòng
ung thư : Biện pháp này gọi là dự phòng bước 1. Ví dụ: Cắt polýp cổ tử cung, polýp trực tràng, polýp đại tràng, cắt mụn cơm, nốt ruồi ở nơi dễ cọ xát, cắt bao quy đầu do hẹp bao, cắt dạ dày do loét mãn tính ở bờ cong nhỏ để phòng ngừa ung thư hóa dạ dày…

2. Phẫu thuật cắt bỏ khối
ung thư : Khi mà khối ung thư được phát hiện sớm chưa có hiện tượng xâm lấn vào tổ chức xung quanh hoặc chưa có di căn đi các nơi khác thì việc phẫu thuật cắt bỏ tận gốc khối ung thư sẽ mang lại kết quả tốt, có khả năng chữa bằng phẫu thuật khỏi trên 80% bệnh nhân. Đây gọi là dự phòng bước 2.

3. Trường hợp
ung thư phát hiện muộn: Tế bào ung thư đã xâm chiếm vào các vùng lân cận hoặc tế bào K đã di căn tới các cơ quan khác thì việc phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn; có khi phẫu thuật chỉ làm cho bệnh nặng thêm.

Rất tiếc là hiện nay đa số bệnh nhân
ung thư khi vào viện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc chữa trị gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.

Ngoài phẫu thuật cắt bỏ khối
ung thư , các bác sĩ chuyên khoa còn sử dụng 2 biện pháp nữa để điều trị ung thư , đó là:

Xạ trị liệu: Dùng tia phóng xạ, để tiêu diệt tế bào
ung thư .

Hóa trị liệu: Dùng thuốc để tiêu diệt tế bào
ung thư , thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, suy giảm sức khỏe…

Hiện nay một số biện pháp mới trên thế giới đang được nghiên cứu và thử nghiệm như liệu pháp sinh học, liệu pháp laser… Hy vọng rằng các liệu pháp mới này sẽ đem lại tin vui cho người bệnh
ung thư .

Tóm lại, ung thư là một căn bệnh nếu phát hiện muộn, việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn, gây tỷ lệ tử vong cao. Các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu các loại thuốc đặc trị để chữa khỏi bệnh
ung thư , nhưng điều đó vẫn còn là ước mơ. Vậy thực hiện các biện pháp dự phòng để bệnh không xảy ra, hoặc khi đã có dấu hiệu báo động bệnh ung thư thì phải đi khám ngay, tốt nhất là ở một cơ sở chuyên khoa, để được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời mới có cơ may khỏi bệnh.
 
IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2008 lúc 11:26pm

CÂY ALOE VERA




Thầy lang vô danh

(Tên khác: Cây dứa Tầu, Nha Đam, Hổ thiệt, Lô Hội...trị được 96 bệnh, đặc biệt là các chứng ung thư )

 


1/ CÂY ALOE VERA TRỊ UNG THƯ

Cây Nha Đam hay cây Lô Hội (Aloe Vera), người Việt Nam đã biết xử dụng từ xa xưa, người ta thường nấu chè ăn để trị bệnh bao tử và giúp cho bộ phận tiêu hóa được điều hòa...lại chữa bỏng rất tuyệt hảo. Còn cách trị bệnh ung thư thì không thấy nói đến, mãi tới khi có phái đoàn VN. sang viếng Đất Thánh, trong đó có Cha Hoàng Minh Thắng, Ngài đã đọc tờ nguyệt san "Thánh Địa" tháng 11 và 12, 1993; trong đó Cha Romano Zago, gốc Brazil, thuộc Dòng Phanxicô, lúc đó đang coi sóc Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh tại Bêlem, Ngài đã phổ biến về cây Aloe Vera, có thể chữa được mọi chứng ung thư mà chính Ngài đã trực tiếp chữa trị được khá nhiều người, dù nhà thương đã từ chối. Cha Thắng đã đem phương thuốc quí báu này về phổ biến khá rộng rãi, để ai mắc bệnh ung thư có thể áp dụng chữa trị.

Nhờ bài thuốc trên, tôi (LM.James Vũ) đã ứng dụng ngay để trị bệnh cho Cha Cố Joseph N.D.M., hiện đang hưu tại Chi Dòng Đồng Công. Ngài bị ung thư ruột đã tới thời kỳ thứ ba; 7 vị bác sĩ chuyên khoa đã hợp lại để chữa trị cho Ngài, nhưng sau cùng họ đã quyết định phải giải phẫu và cắt đi một khúc ruột. Bác sĩ đã cho thân nhân Ngài biết, vi trùng đã ăn ra ngoài ruột rồi, sau khi giải phẫu mấy tháng, họ sẽ phải làm therapy cho Ngài và chứng bệnh này chỉ hy vọng sống thêm được 6-7 tháng nữa thôi.

Khi biết được điều đó, Ngài đã quyết định về hưu để dọn mình về với Chúa. Tôi đã nhờ người đi tìm được khá nhiều cây Aloe Vera và làm theo đúng phương pháp của Cha Romano. Cha Cố đã dùng nhiều gấp đôi, gấp ba số lượng chỉ định, nhưng cũng không thấy có phản ứng nào xẩy ra. Sau 8 tháng dùng thuốc, Ngài đã đi thử máu, chụp hình theo phương pháp tối tân, tốn phí tới 5-6 ngàn đô la, kết quả là không còn thấy dấu vết gì của bệnh ung thư trong ruột và các bộ phận khác nữa. Hiện nay ngài rất khỏe, hồng hào và lên ký hơn 10 lbs. Khi trở về thăm thân nhân, ai cũng ngỡ ngàng, thấy ngài mạnh khỏe hơn trước, mặc dầu thời gian bệnh tới nay đã gần 2 năm rồi.

Trong thời gian trị bệnh cho cha Cố, tôi cũng chỉ cho 4 người mắc bệnh ung thư khác nhau, có người bị xơ gan, cả 4 người sau khi uống thuốc Aloe Vera đều thấy kết quả tốt và đã đi làm việc được.


2/ CÁCH ĐIỀU CHẾ ĐỂ TRỊ BỆNH UNG THƯ THEO CHA ROMANO

Lấy 2 lá lớn hoặc 3 lá nhỏ cây Aloe Vera (Để cho dễ làm, tôi đã cân thử, 2 lá lớn phỏng chừng 2 lbs hay 1 kg) rửa sạch, cắt gai bên cạnh lá bỏ đi và 1 pound mật ong tốt (bằng 16 oz hay 1/2 kg ( Mật tốt phải mua ở farm, hay bày bán cạnh đường hay trong farm, thứ này ong hút nhụy hoa để làm mật, mật ong ổ chợ nuôi ở nhà bằng đường không tốt), thêm 3-4 muỗm to rượu mạnh. Lấy máy xay sinh tố, xay chung cả 3 thứ thật nhuyễn, thành một thứ xirô. Nên cất vào tủ lạnh, để khỏi bị hư.


3/ CÁCH XỬ DỤNG

Trước khi xử dụng, lắc đều lên.- Mỗi ngày uống 3 lần - Mỗi lần 1 thìa ăn phở- Uống trước bữa ăn từ 15 phút hay nửa giờ.

Bình thường việc chữa bệnh kéo dài 10 ngày. Sau 10 ngày đi khám bác sĩ để biết đã tiến triển tới đâu. Nếu chưa khỏi sẽ uống tiếp tới khi khỏi.

Thường thường bệnh nhân cảm thấy khá ngay sau đó, nhưng cần đi khám bác sĩ cho chắc ăn đã khỏi.


4/ UỐNG NGỪA BỆNH

Những người không bị bệnh ung thư, mỗi năm nên uống 10 ngày để ngừa bệnh.

Mật ong là loài thực phẩm cơ thể con người có thể hấp thụ dễ dàng.

Chất rượu mạnh làm giãn nỡ mạch máu dẫn chất mật ong lẫn với chất Aloe Vera tới mọi tế bào trong cơ thể : vừa nuôi dưỡng vừa chữa lành vết thương ,vừa lọc máu.

Theo bảng phân chất của LM. bác sĩ (Dòng Phanxicô) làm việc tại Trung tâm nghiên cứu, Bắc Ý thì cây Aloe cócác chất sau đây:

1/ 13 chất khác nhau, chứa các chất trụ sinh chống lại vi khuẩn.

2/ 8 loai vitamine cần thiết làm lớn mạnh các tế bào,nuôi dưỡng cơ thể, chế tạo ra máu, điều hòa cơ thể và chữa lành vết thương. ( Vit. A, B1, B2, B6, C, M...)

3/ Cây Aloe chứa hơn 20 chất muối đạm cần thiết cho cơ thể (Calco, Fosforo, Pot***io ....)

 

5/ CÂY ALOE VERA CHỮA CÁC BỆNH KHÁC

Theo kinh nghiệm của LM. Vũ Đình Trác trong cuốn "100 Cây thuốc van linh bá bệnh" như sau:

Cây Aloe (Nha Đam) Chủ Trị: *Trị chứng trẻ em cam tích * Lên kinh * Táo bón *Trị nhức đầu và các chứng xung huyết nội tạng phủ * Trị máu cam * Đặc biệt trị bệnh gan và * Huyết bạch theo công thức:


6/ TRỊ HUYẾT BẠCH

Dùng2,3 lá lột vỏ, ăn sống với muối hay đường, hoặc nấu chè ăn.


7/ TRỊ ĐAU GAN:

Aloe khô 3 gr., cam thảo 5 gr, nấu nửa lít nước sôi kỹ còn á, chia uống 2 lần trong ngày


8/ TRỊ MÁU MỠ (Colesterol) , TIỂU ĐƯỜNG, MÁU CAO...

LM. Đỗ B.C.mới được người giới thiệu cách điều trị các bệnh trên theo như sau: Lá Aloe làm sạch, bỏ gai 2 bên xay nhuyễn, mỗi lần uống chừng 2 oz pha với 1/3 trái chanh vắt nước, trước bữa ăn chừng15 phút . Ngày 3 lần.


9/ TRỊ VỀ BỘ PHẬN TIÊU HÓA:

Ăn uống chậm tiêu, khó tiêu, bụng dạ bất ổn v.v.uống thường xuyên lá cây nha đam sẽ thấy kết quả toost.


10/ TRỊ BỎNG, ĐỨT CHÂN TAY tuyệt vời

Người bị bỏng dù nặng tới cấp 3 rồi, lấy chất thạch bên trong lá đắp vào vết bỏng sẽ mát dịu ngay, mỗi ngày thay 1 lần, sẽ mau khỏi mà không có thẹo. Đứt tay chân cũng làm như vậy.


11/ GIÚP NHUẬN TRƯỜNG, TRỊ TÁO BÓN

Thường xuyên chỉ nên dùng mỗi lần 1-2 gr là đủ. Nếu muốn đi cầu dễ hoặc muốn xổ thì uống từ 3 gr. trở lên. Đi rất êm nhẹ và thoải mái. Khỏi cần phải uống thuốc tây...


12/ TRỊ BỆNH SIDA

Có người nói bên Việt Nam đang chữa chứng Sida bằng ăn lá Aloe. Nếu nó trị được ung thư thì cũng trị được chứng bệnh này.


13/ TRỊ NGƯA NGÁY DA SẦN SÙI

Cắt 1 khúc lá lấy chất thạch bên trong bôi các chỗ ngứa, sẽ thấy êm dịu ngay.


14/ CÓ THỂ CÒN TRỊ ĐƯỌC NHIỀU BỆNH KHÁC NỮA

Vì Aloe có thể nấu chè ăn thường xuyên làm thông tiểu, mát gan, thanh nhiệt, nên nếu ai mắc bất cứ bệnh gì mà trị mãi không khỏi, cũng nên dùng thử Aloe xem sao.


15/ CÁCH XỬ DỤNG

Có thể ăn tươi với muối hay đường hoặc nấu chè ăn.

Có thể phơi khô, để dành nấu nước uống thay vì ăn tươi.

Thường dùng từ 1-2gr. Nếu dùng trên 3 gr sẽ nhuận trường và xổ.


16/ CẤM KỴ DÙNG ALOE

Vị này kị thai. Những em dưới 13 tuổi cũng không nên dùng.

 

Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong
IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2008 lúc 10:22pm
ĐÔI ĐIỀU VỀ CÀ PHÊ, NƯỚC UỐNG.

1- Câu hỏi được nêu ra là “vì sao uống nước trà đậm thì mất ngủ”?

Chúng ta biết rằng trà cũng như cà phê có chất caffeine.

Caffeine là một hóa chất hữu cơ thuộc nhóm purines.

 Tác dụng chính của caffeine là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ, làm ta tỉnh táo nhất là khi con người mỏi mệt hoặc chán nản. Với giấc ngủ thì ảnh hưởng tùy người: có người gặp khó khăn, có người không khi uống cà phê.

Caffeine làm thư giãn cơ thịt trong thành động mạch, tăng sức bóp của tim, tăng máu từ tim đưa ra, tăng huyết áp.

Caffeine tăng dịch vị bao tử nên nhiều người ưa uống cà phê sau khi ăn để dễ tiêu hóa thực phẩm.

Caffeine làm tăng sự dẻo dai của lực sĩ thể thao, vì thế Ủy Ban Thế Vận kiểm soát coi họ có dùng quá nhiều chất kích thích này.

Caffeine làm tăng sự bài tiết nước tiểu.

Sau khi uống, caffeine thấm nhập rất mau vào khắp các bộ phận của cơ thể. Thời gian bán hủy là 3 giờ nên caffeine không tích tụ trong cơ thể. Đa số caffeine được thải khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Mỗi người có đáp ứng khác nhau với caffeine.

Do đó có người uống ba bốn ly trà hoặc cà phê một lúc mà không cảm thấy thay đổi gì. Trong khi đó, người không quen với caffeine, chỉ uống một ly trà hoặc cà phê là đã thấy nóng nảy, hồi hộp, tim đập nhanh.

Một người đã quen dùng caffeine rối mà ngưng tức thì, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ. Nếu họ ngưng từ từ thì không bị các khó khăn này.

Liều lượng trung bình của caffeine là 200mg, tùy theo từng người.

Khi dùng tới số lượng trên 1000 mg thì trong người thấy mất ngủ, bất an, tim đập nhanh, thở hổn hển, buồn tiểu, ù tai, xót ruột.

Tử vong có thể xảy ra khi dùng tới trên 10 gram (80- 100 ly) caffeine.

Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng “tỉnh ngủ” của caffeine.

Các nghiên cứu này đều tập trung vào hóa chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì Adenosine sản xuất càng cao.

Hóa chất này sẽ bám các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh, làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng cho các hoạt động kế tiếp.

Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Chúng chiếm chỗ của adenosine nơi các thụ thể thần kinh và kích thích hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hậu quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn. Vì thế các tài xế lái xe đường trường, những người làm việc trí óc nhiều…đều uống cà phê để trở nên sáng suốt.

Caffeine cũng khiến cho cơ thể tăng sản xuất adrenaline vì tưởng như có chuyện khẩn trương xẩy ra. Con ngươi mở rộng, mạch máu giãn nở để đưa nhiều máu ra ngoại vi, tim đập nhanh, hơi thở tăng để sẵn sàng đối phó.

Caffeine còn ảnh hưởng lên hóa chất Dopamine, một chất gây cảm giác sảng khoái tương tự như heroine, amphetamine. Caffeine kích thích não, sản xuất nhiều dopamine hơn.

Nói chung, caffeine khiến cho cơ thể ở trong tình trạng tỉnh táo.

Vậy thì tại sao nhiều người uống trà hoặc cà phê mà vẫn ngủ như thường, Điểm này chưa có giải thích rõ ràng, chính xác.

 Tuy nhiên, như đã trình bầy ở trên, mỗi người có mẫn cảm khác nhau với caffeine. Nhiều người uống cà phê, nước trà như uống nước lã, mà họ vẫn ngủ say như chết. Trong các trường hợp này, có thể là họ quen nhờn với tác dụng của caffeine. Ngược lại, có người chỉ thử một ly trà nhỏ đã trằn trọc suốt đêm, không ngủ được.

Caffeine kích thích tim mạch, cho nên khi tiêu thụ, nhịp tim nhanh hơn, huyết áp hơi tăng, hơi thở hơi nhanh. Các thay đổi này chỉ thoảng qua, sau khi caffeine bị loại ra khỏi cơ thể trong vài ba giờ.

Cũng như theophylline, caffeine là chất lợi tiểu nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều lắm tới mức độ nước trong cơ thể. Vì thế, nhiều người cứ uống cà phê vô là mót tiểu tiện.

Nhân đây, cũng xin nói thêm là mặc dù chất caffeine trong cà phê, nước trà đã được nghiên cứu khá nhiều, nhưng nhiều người vẫn có một vài ngộ nhận về hóa chất này.

Có nghiên cứu nói là cà phê có thể gây ra ung thư, bệnh tim mạch, khuyết tật trẻ em…Nhưng điều này chưa được các khoa học gia thống nhất đồng ý.

Theo Cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Y tế Thế giới, nếu dùng vừa phải, caffeine không có ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Vừa phải là khoảng 300 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với ba ly cà phê.

2- Ít nhất Tám ly nước mỗi ngày

Liên quan tới việc uống nước, một lời khuyên thường được nêu ra là:

“Phải uống ít nhất 8 ly nước, mỗi ly 8 oz, mỗi ngày. Rượu bia, cà phê không được gộp vào số lượng này”.

Quy luật này từ đâu mà ra. Liệu có phải uống 8x8” mỗi ngày như lời khuyên. Nếu không thì uống bao nhiêu là đúng.

Thực ra, chưa có trả lời chính xác về nguồn gốc của quy luật bất thành văn 8x8” này.

Năm 2002, nhà sinh học Heinz Valtin của Đại học Y khoa Darmouth, Lebanon, New Hampshire, đã cố gắng tìm kiếm xuất xứ của 8x8” và chỉ thấy câu văn sau đây do nhà dinh dưỡng có uy tín của Hoa Kỳ, bác sĩ Fredrick J. Stare viết vào năm 1974:

“Bao nhiêu nước mỗi ngày? Điều này được quy định bới nhiều nguyên tắc sinh lý khác nhau, nhưng với một người trưởng thành bình thường, khoảng từ 6 tới 8 ly trong 24 giờ và số lượng này có thể từ cà phê, trà, nước có hơi, rượu bia vv. Các loại trái cây và rau cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt”.

Theo tiến sĩ Valtin, nội dung câu viết của bác sĩ Stare có ba điều cần lưu ý:

-Chưa có bằng chứng khoa hoc nào hỗ trợ cho ý kiến của bác sĩ Stare

-Bác sĩ Stare viết uống từ 6 tới 8 ly mỗi ngày chứ không phải là 8 ly.

-Trà, cà phê và rượu được coi như bao gồm trong số lượng 6-8 ly mỗi ngày.

-Số lượng nước tiêu thụ được quy định theo các hoàn cảnh sinh lý của cơ thể mỗi người.

Theo các nhà dinh dưỡng, tuy không có dẫn chứng khoa học hỗ trợ, nhưng quy luật 8x8” này được coi như một hướng dẫn cho việc tiêu thụ nước và các chất lỏng khác. Và cũng nhờ sự quá phổ biến của quy luật này mà mọi người lưu tâm tới việc uống nước: đi chơi, đi làm cũng kè kè một chai chất lỏng tinh khiết.

Thực ra, nhu cầu nước của cơ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng cơ thể, khỏe mạnh hay yếu đuối, sinh hoạt ra sao và sống ở địa phương nào.

Điều rõ ràng là nước rất cần cho cơ thể để loại bỏ chất có hại ra ngoài, để chuyên chở chất dinh dưỡng nuôi mô bào, để mang độ ẩm cho các bộ phận cơ thể. Nước chiếm 70% trọng lượng toàn thân.

Số chất lỏng này không phải nằm cố định trong người mà hao hụt đi mỗi ngày qua nước tiểu 1.5 lít cộng thêm khoàng 1 lit qua phẩn, mồ hôi, hơi thở. Do đó cơ thể cần được bổ sung số lượng chất lỏng thất thoát để duy trì sự sống.

Trong điều kiện sức khỏe bình thường, với môi trường khí hậu ôn hòa, vận động làm việc vừa phải, Viện Y khoa Hoa kỳ khuyên đàn ông nên tiêu thụ 3 lít chất lỏng mỗi ngày còn phụ nữ cần khoảng 2.5 lít.

Chất lỏng nói chung bao gồm cả nước, nước trái cây, các loại giải khát có caffeine, nước ngọt, bia rượu và chất lỏng trong thực phẩm. Thực phẩm cung cấp tới 20% chất lỏng vì nhiều loại có rất nhiều nước như dưa hấu, cà chua…

Điều cần để ý là không nên coi rượu bia, nước uống có cà phê là nguồn cung cấp chất lỏng chính yếu.

Như vậy, mỗi ngày chúng ta tiêu thụ một lượng chất lỏng để khỏi cảm thấy khát nước đồng thời loại ra khoảng 1.5 lit nước tiểu trong là ta đã đáp đúng nhu cầu chất lỏng của cơ thể.

Những trường hợp sau đây cần tiêu thụ thêm chất lỏng:

-Vận động cơ thể, sống trong môi trường khô, nóng đều làm toát nhiều mồ hôi hơn thường lệ. Vận động nhiều giờ liên tục cần dùng thêm muối sodium vì mồ hôi toát ra làm tiêu hao muối khoáng này của cơ thể.

-Bệnh hoạn với nóng sốt, ói mửa, nhiễm độc đường tiểu tiện, sỏi thận, tiểu đường

-Có thai hoặc cho con bú sữa mẹ. Viện Y Khoa Hoa Kỳ khuyên bà mẹ có thai nên uống 2.3 lít và khi cho con bú cần 3.1 lít chất lỏng mỗi ngày.

Ngoài vai trò căn bản của chất lỏng như đã nói, cũng có rất nhiều nghiên cứu kể ra những ích lợi khác của nước như giảm cân, giảm ung thư. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được đa số các nhà nghiên cứu đống ý.


          Nhiều loại nước trên thị trường quảng cáo có thêm sinh tố khoáng chất. Dân chúng thấy hấp dẫn, cũng mua dùng, nhưng trong lòng vẫn thắc mắc là liệu có ích lợi gì không.

Theo các nhà dinh dưỡng, việc pha thêm sinh tố vào nước cũng chẳng giúp ích gì. Thực phẩm có đủ loại sinh tố khoáng chất. Nếu ta ăn uống đầy đủ thì chẳng cần dùng thêm các chất dinh dưỡng tý hon này. Ấy là chưa kể, các sinh tố hòa tan trong mỡ như A, D, E, K không hòa tan trong nước. Hoặc nếu nước uống đó lại có quá nhiều sinh tố, khoáng chất như kali, thì lại có bất lợi.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

Tác giả:  Câu chuyện Thày Lang, Bs Nguyễn ý-Đức
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.