Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: SÀI GÒN NGÀY XA XƯA Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 13
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23325
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2025 lúc 11:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23325
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2025 lúc 11:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23325
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2025 lúc 3:10pm

Nguyễn Văn Bến Nghé

Tui rất thích cái tựa “Nguyễn Thị Sài Gòn”, tên một bài hát của nhạc sĩ nổi tiếng đấu tranh Việt Dzũng.

Nhưng ‘Thị’ là chữ lót của một người đàn bà, con gái; còn tui là đàn ông, con trai, tất chữ lót phải là Văn; nên tui tự đặt tên mình là: “Nguyễn Văn Bến Nghé”.

Hai cái tên nầy chỉ đối nhau chan chát giữa ‘Thị’ và ‘Văn’. Còn cái họ Nguyễn, người Việt mình nhiều vô số kể, nên mấy em Úc tóc vàng mỏ đỏ ở Melbourne nầy đây muốn dụ dỗ tui ‘tù ti tú tí’, bao giờ cũng gọi tui là “Mít-tờ (Mister) Nguyen!”

Còn Sài Gòn và Bến Nghé (là cái bến mà người ta thường cho trâu, bò ra tắm) chỉ là một mà thôi!

Sài đọc theo âm ‘Prei’, tiếng Khmer, nghĩa là rừng. Gòn là bông gòn. Như vậy Sài Gòn là Rừng cây bông gòn.

Ông bà mình hồi xưa từ miền Trung vào miền Nam khẩn hoang, đến vùng đất mới nào, thấy có nhiều loại cây hơn chỗ khác thì lấy tên loại cây đó đặt tên cho vùng đất mới.

Chính vì vậy mình mới có các địa danh dễ thương như: Gò Cây Mai, Gò Sao, Gò Cây Quéo và Gò Vấp…

Cây Da (miền Bắc gọi là Cây Ða) nổi tiếng với địa danh Cây Da Xà. đường Da Bà Bầu… (Cây Da có nhà bà tên Bầu, chớ hổng phải da của bà đang mang bầu đâu nhe!) gần nhà ông Trường Kỳ nhạc trẻ…

Rồi Cây Ðiệp, Cây Gõ, Cây Vông… đến Chợ Vườn Chuối, Chợ Rẫy, Chợ Ðệm, Chợ Cây Ðiệp…

Kinh rạch cũng mang tên các loài cây như: Rạch Bàng, Rạch Chiếc hay Hóc Môn (Rạch nước nhỏ có cây môn nước) hoặc Mười tám thôn Vườn Trầu, suối Lồ Ô (bà con với cây tre, cây trúc)

o O o

Nhà thơ Bùi Giáng có câu: “Hỏi rằng: người ở quê đâu? Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà!”

Mình đang ở Sài Gòn mà có người hỏi quê đâu? Sanh đẻ ở đây, lớn lên ở đây, mèo chuột gái gú ở đây, bị em yêu bắt làm tù binh, cũng ở đây! Rồi ăn nhậu, tụ bè tụ đảng cũng ở đây thì hỏi quê đâu là sao hè?

Tui cũng ở Sài Gòn khá lâu đó chớ, dù không liên tục nhưng gộp lại trước sau dẫu đứt khúc cũng khoảng 10 năm. Vậy mà hai thằng bạn nhậu nghe tui gáy te te là dân Sài Gòn mà quận Nhứt nữa, tụi nó cứ cười khằng khặc:“Ông chỉ là dân ở trọ đất Sài Gòn. Còn hai thằng tui là sanh đẻ ở Tân Ðịnh nè, là dân Sài Gòn chánh gốc, có trích lục thế vì khai sanh đàng hoàng do Chánh lục bộ của Tòa án cấp.” 

Tuy nhiên hỏi phăng ngược lên đời trước nữa thì một đứa có ‘Thầy U’ đi tàu há mồm từ Bắc vào Nam, đứa còn lại có ‘Ba Mạ’ từ Huế, xứ thần kinh, bám xe lửa xuyên Việt vào tới Sài Gòn những năm 40.

Chính vì vậy mà hồi năm 1963, học Ðệ thất ở Petrus Ký, bạn cùng lớp tui không thấy thằng nào vỗ ngực xưng tên là ‘Made in Sài Gòn’ vì đứa nào cũng là dân tứ xứ.

Nhưng đến Sài Gòn là yêu Sài Gòn hè! Như ông nhạc sĩ Y Vân, sanh đẻ tại Hà Nội, vào Nam năm 1952, cũng khoái, nên la làng lên rằng: “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi!” La xong còn nhảy ‘twist’ nữa mới đã!

Rồi nhà thơ Nguyên Sa, cũng người Hà Nội, vào Nam rồi cũng cảm nắng Sài Gòn.

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông

…Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết/ Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu.”

Vâng! Nắng Sài Gòn kinh lắm nhứt là vào đầu mùa Hạ, tháng Sáu, tháng Bảy.

Nhưng được cái là: nắng sớm mưa chiều! Mới nắng đó rồi bất ngờ Trời đế cho một trận mưa rào, ào ào ướt áo em yêu, ướt hết ráo cái áo dài của em may bằng vải Tetoron trắng mỏng dính.

Nên mưa Sài Gòn, (không phải tui tửng tửng với thời tiết gì đâu), là tui che dù, mặc áo mưa, dù đang ở trong nhà tạnh ráo, tui cũng ráng bò ra đường dòm, chắc bà con mình đã biết tại làm sao?


Rồi sau nầy mất nước làm thân lưu lạc, phiêu bạt quê người tới tận Melbourne nầy đây tui vẫn tự nhận mình là người Sài Gòn hè!

Mà nó đâu có chịu nằm im, cứ nhúc nhích hoài, gợi nhớ… nhứt là mỗi độ tháng Tư về.

Do đó khi ông Trịnh Công Sơn hỏi em yêu của ổng là: “Em còn nhớ hay em đã quên?” (Thì tui thấy hỏi vậy là thừa!)

Ông nhạc sĩ nầy sợ em quên, nên nhắc nhỏ em là: “Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng/ Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân? Nhớ đèn đường từng đêm thao thức…

…Nhớ đường dài qua cầu lại nối/ Nhớ những con sông nối hai dòng kênh / Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng…”

Tuy nhiên đang bùi ngùi thương nhớ Sài Gòn thì nhạc của ổng bỗng chuyển ‘ton’ một cách lãng xẹt hè: “Em ra đi nơi này vẫn thế… Thành phố vẫn có những ước mơ/ Vẫn sống thiết tha/ Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi”

Ðang dịu dàng hỏi ‘ní’: “Có nhớ Sài Gòn không? Thì đàn đứt ngang cung, nổi khùng lên: “Em đi thì kệ em chớ! Sài Gòn vẫn thế, còn ngon hơn ngày hổng có em!”

Tới đây là tui không đồng ý với ông nhạc sĩ (gió chiều nào che chiều đó) rồi đó nhe!

Một là Sài Gòn là thủ đô chớ không thành phố (?!)… gì ráo. Hai là: Bên cạnh một Sài Gòn hoa lệ với nhà cao tầng, trang phục hàng hiệu, xe cộ sang trọng là một Sài Gòn lam lũ, nhọc nhằn của những gánh nặng trĩu trịt hai vai của người bán hàng rong, của trẻ ăn xin, bán vé số, vất vả dãi nắng dầm mưa với hy vọng tối nay đi ngủ không phải với cái bụng đói meo.

Tui đi đã mấy chục năm mà chưa trở lại Sài Gòn, nhưng có nghe nói Sài Gòn giờ là một rừng bê tông, cao ốc… Vì CS muốn Sài Gòn giống hịt Singapore.

Úy trời đất ơi! Học cái hay thì học. Học cái ngu thì học làm gì.

Lý Quang Diệu xây cái Singapore trên một làng chài hoang vắng. Còn Sài Gòn có một kiến trúc tuyệt vời đâu phải ai cũng có, người ta thèm muốn chết mà không có được… Sao cứ chơi ngu đập và đập?

Viện lý do quy hoạch như hạch, bèn chặt dãy cây dọc đại lộ Nguyễn Huệ,  trên đường Cường Ðể, đốn ngã hàng cây cao trước Quốc Hội ngày xưa…

Thực dân Pháp dẫu xâm chiếm nước ta cũng không đến mức ngu xuẩn và tàn nhẫn như vậy!

Năm 1862, sau khi chiếm Sài Gòn – Gia Ðịnh, Kiến trúc sư Pháp đã thiết kế Sài Gòn là một thành phố Vườn, một Paris nhiệt đới! Sài Gòn có Sở Thú, Vườn Ông Thượng (vườn Bờ Rô hay công viên Tao Ðàn, cũng nó đó đa! )

Ai cũng biết là năm 1868, Tây cất Dinh Norodom cho Thống đốc Nam Kỳ.  “Vườn phía sau Dinh của quan lớn dân gọi là “Vườn Ông Thượng”

(Giữa vườn có một sân gạch, nên dân gọi là “Vườn Bờ Rô” (Préau tiếng Pháp, là “sân lót gạch”).

o O o

Tía tui rất thích chụp hình. Hồi xưa Chủ Nhựt, Tía dắt Má và đám con đi Sở Thú coi khỉ hay đi vườn Bờ Rô chụp hình….

Sau nầy xa quê, ngày anh em tui xúm lại làm đám giỗ Tía Má, đem những cái hình xưa cũ còn giữ trong album ra coi.

“Nè cái hình nầy là Má bồng thằng Phương. Tao với anh Nhiên mặc quần sọt mang giày săng đan, đầu chải bảy ba. Còn con Phượng, (em gái kế tui). thì mặc áo đầm tóc quăn (uốn tóc), thoa son môi của Má, vì Ba muốn làm đẹp cho đứa con gái của mình.

Còn thằng Quân trong hình, sao mầy lại khóc?” Thì thằng em tui cười khè khè nói: “Tại lúc đó tui khát nước… mía! He he!”

o O o

Nhớ Sài Gòn! Nhớ Bến Nghé! Nhớ nhà thơ Nguyễn Ðình Chiểu trong bài thơ ‘Chạy Giặc’ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây/ Một bàn cờ thế phút sa tay? Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay/ Bến Nghé của tiền tan bọt nước/ Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây…”

Và tui cũng tự hỏi Sài Gòn, Bến Nghé bị CS làm cho tanh bành tí bị như thế nầy mà: “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/ Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

  

Ðoàn Xuân Thu

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23325
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Feb/2025 lúc 2:33pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23325
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Feb/2025 lúc 12:12pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23325
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Ngày hôm qua lúc 4:53pm

Sài Gòn Ơi, Em Còn Đó Hay Không!?

 

SÀI%20GÒN%20TRONG%20TRÁI%20TIM%20TÔI%20|%20ST:%20Nguyễn%20Văn%20Đông%20|%20TB:%20Trần%20Tuấn%20Kiệt%20-%20%20YouTube

Sài Gòn Ơi, Em Còn Đó Hay Không!?

-Phạm Thiên Thu
Anh thương yêu,
Sáng nay thức dậy trời còn tối, không gian thật tĩnh lặng, em chợt thèm một ly café sữa nóng, đi thật nhẹ ra bếp, vì không chỉ cả khu phố, mà ngay cả mọi người trong nhà vẫn còn an giấc điệp, cho dù trong phòng má vẫn có chút tiếng động rù rì của TV chưa tắt, lấy chiếc ly thủy tinh có quai và rót vào đó chút sữa tươi vừa đủ, bỏ vào microwave, nhấn 2 phút cho sữa thật nóng, cho vào một gói café ginseng, và nếm một chút bột café hơi đăng đắng trước khi trút hết cả gói vào trong ly sữa, cái thói quen thích uống café nóng bằng ly thủy tinh của em không sao bỏ được (người ta chỉ uống đá mới dùng ly thủy tinh mà thôi, nhưng em không sao uống nổi trong cái ly sứ trắng đến lạnh lùng, dù rằng nó có sang hay đẹp cỡ nào chăng nữa).
Đưa ly café lên môi, em chợt nhớ vô cùng những ly café sữa nóng với chiếc bánh croissant mỗi sáng thứ bảy ở La Pagode ngày xưa ghê đi. Em có thói quen uống Café sữa tươi từ những ngày xa xưa đó, thật ra café sữa ở La Pagode nhiều người chê vì kiểu pha của nó, một ly café và một ly sữa tươi được đưa ra cho khách tự pha với mấy viên đường để riêng ngoài đĩa. Người VN thích uống café filtre với sữa đặc vì nó đậm đà hơn, nhưng em lại thích phong cách của La Pagode, và vì em thích uống thật nóng nên phải nhờ làm nóng lại sau khi pha chung café với sữa.
Anh thương yêu,
Chắc anh đang tự hỏi tại sao em lại nhắc đến La Pagode phải không, nó đâu còn nữa, chỉ còn lại chút ký ức trong lòng người Sài Gòn phải không anh.
Anh có biết là khi em tình cờ đi ngang qua góc đường Tự Do, em đã thấy mắt mình cay thật cay khi mình không còn được nhìn thấy hình ảnh thân yêu cũ của La Pagode, Xuân Thu, P***age Eden, bánh Givral, và cả bà cụ bán bún riêu ốc, giò heo ở mặt sau của thương xá (nhìn qua rạp Rex).

Inline%20image
Em nhớ vô cùng những buổi trưa rời giảng đường Văn Khoa hay từ bên đại học Khoa Học ra La Pagode, bỏ những đồng xu vào máy và nhắm mắt lại, hít mùi thơm của Croissant mới ra lò và nghe France Gall, Silvie Vartan, Francoise Hardy hay Christophe , Adamo hát những bài nhạc Pháp mà mình yêu thích… Nhớ những buổi chiều rủ nhau vào hẻm Casino ăn bánh tôm chiên hay chả giò. Nhớ góc đường Pasteur với gỏi khô bò, bánh ướt nóng, bò bía, mì Hào Huê và ly nước mía Viễn Đông hay ly Café Liegoise ở quán kem Lan Phương. Nhớ cả đĩa chateubriand và ly cam vắt sang trọng của Cafeteria Rex mà lúc đó ít có cô cậu sinh viên nào dám bước chân vào vì e ngại căn bệnh “viêm màng túi” của thời học trò. Nhớ cả món hoành thánh của quán mì Kỳ Ký ở đường Võ Di Nguy (Sài Gòn), hoành thánh gói thịt bằm trộn cua biển ngon ơi là ngon, không biết anh còn nhớ không ??? Còn món bánh ngọt hay pâté chaud của Givral thì làm sao mà chê vào đâu được phải không anh ? À, anh còn nhớ món cà pháo dòn rụm ăn với canh cua rau đay, và cá chép chiên dòn của quán cơm Bà Cả Đọi chứ (em nghe nói bây giờ quán cơm Đồng Nhân gì gì đó là gốc của quán Bà Cả Đọi, nhưng em nghĩ là nói xạo để câu khách mà thôi, làm sao mà có được cái không khí của bữa cơm ngồi trên phản gỗ trải chiếu cùng nhau hít hà vì canh nóng với ớt cay được chứ), cả cái hẻm phía bên kia đường Nguyễn Huệ, sao mà món bún thịt nướng hấp dẫn thế không biết, giờ này ngồi đây mà em vẫn như hít được mùi thơm của thịt nạc dăm và thịt ba chỉ đang nhỏ mỡ xèo xèo xuống than hồng và món củ cải, carot chua chua ngọt ngọt với ớt bằm cay cay khiến người ta rỏ rãi nước miếng.

Trời ơi, cái Sài Gòn đó chắc chỉ còn sống riêng trong lòng em mà thôi, có còn đâu những hình ảnh cũ, cả con đường Gia Long xưa với hai hàng me trĩu quả, cùng những câu thơ anh Hải chép cho em, bài thơ anh ấy vừa sáng tác

Hôn rách mặt mà sao còn nghi ngại
Nhớ điên đầu sao cứ sợ chia tan
Mỗi lòng người một lý lẽ bất an
Mỗi cuộc chết có một hình thức khác
Mỗi đắm đuối có một mầm gian ác
Mỗi đời tình có một thú chia ly
Chiều nắng âm thầm chào biệt lũ lá me
Lá me nhỏ như nụ cười hai đứa, nhỏ
Tình cũng khó theo thời cơm áo khó
Ta dìu nhau đi dưới bóng nợ nần
Em bắt đầu thấy ân hận chưa em
Vì lỡ nói thương anh, cái thằng quanh năm túng thiếu
Ân hận có thì hãy nên ráng chịu
Hãy xem như cảnh ngộ đã lâu ngày
Như địa cầu không thể ngược vòng quay
Như Phật, Chúa phải gay go trước giờ lên ngôi Phật Chúa
Tình cũng khó theo thời cơm áo khó
Nên mới yêu mà cư xử rất vợ chồng
Rất thật tình khi lựa quán bình dân
Khi nói thẳng anh gọi café đen bởi hụt tiền uống café đá
… … …
(Hai hàng me ở đường Gia Long của Nguyễn Tất Nhiên)

Rồi không chỉ có vậy, Sài Gòn còn bao nhiêu là niềm nhớ trong chúng ta. Rạp Ciné Vĩnh Lợi (mà chỉ dám đi khi có đông bạn bè hay chí ít là đi với anh khi chúng ta bị hụt những bộ film chiếu ở Rex), cùng với quán bánh ngọt Thanh Bạch với nhiều món bánh hấp dẫn ở kế bên… Rồi cả rạp Ciné Lê Lợi ở đường Lê Thánh Tôn của chúng mình vào những hôm nghỉ giữa giờ học, buổi trưa chui vào đó tránh cái nóng nắng của Sài Gòn, sau đó ra đường Nguyễn An Ninh cạnh chợ Bến Thành để ăn bánh canh cua giò heo gánh, kế bến xe lam đi về Thủ Đức, uống thêm ly chanh muối của xe nước đặt trước khách sạn Mỹ Xuyên và dĩ nhiên là lên xe Lam về nhà sau khi đã thỏa mãn cái bao tử… Ý, chút xíu nữa thì lại quên xe bột chiên ở góc ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương nữa chứ, bột chiên được đánh dẹp xuống và trút lên hai quả trứng gà và nắm hành lá xanh cùng với đu đủ sống bào sợi, tương ớt và ớt bằm đỏ au cùng với mùi mỡ chiên bánh thơm lừng thật khiến người ta không thể không nuốt nước miếng phải không anh. 

Inline%20image
Sài Gòn còn có Café Brodard của anh nữa chứ, không nhắc thì anh lại “kiện cáo” em cho mà coi. Đã thế thì lại phải nhắc luôn nhà sách Khai Trí mà không tuần nào em lại không ghé qua ít nhất một lần, rồi nhà hàng Thanh Thế, nơi hẹn hò của giới văn nghệ sĩ Sài Gòn, mà hồi đó em và lũ bạn thỉnh thoảng ghé vào vì muốn nhìn mặt ca sĩ nào mình yêu thích coi thử “khuôn mặt thật ở ngoài đời ” thế nào, nhất là buổi trưa thì sẽ thấy ở đó nhiều khuôn mặt nghệ sĩ mà mình yêu thich lẫn không ưa, cũng chẳng vì đâu.

Ôi, còn bao nhiêu thứ phải nhớ của Sài Gòn nữa đây anh ??? Quán thạch chè Hiển Khánh ở gần rạp Casino Đa Kao cùng xe bò viên, với cơm thố trước rạp ciné đó anh có nhớ không, bây giờ hình như chỉ còn quán thạch chè Hiển Khánh gần chợ Bàn Cờ hay Vườn Chuối gì đó, hôm trước anh có hứa chở em tới đó ăn chè mà chưa thực hiện được, cho nợ đó nghen bạn hiền… Còn cả phở Quyền ở Phú Nhuận, phở Dậu ở hẻm 288 Công Lý, được mệnh danh là Phở Nguyễn Cao Kỳ (vì hồi đó ông “Râu Kẽm” này thường hay ăn ở đó) nhưng sao bây giờ em không còn nghe được cái vị ngon ngày xưa ở hai nơi này nữa, có lẽ bây giờ quán có hơi khang trang hơn nên cũng lạ lẫm hơn và ăn cũng không nghe ngon như ngày xưa, vì thế em cũng chẳng muốn nhớ hai địa điểm này nữa…

Anh thương yêu,

Mấy hôm nay tự dưng buồn quá đỗi, lúc nào em cũng có cái cảm giác cô đơn, trống vắng thế nào ấy, chẳng sao hiểu nổi, và dĩ nhiên là em muốn khóc vô cùng, có phải đó là dấu hiệu của tuổi già, và của một căn bệnh nào đó sắp xuất hiện hay không nữa, nhưng… hình như em cũng lờ mờ nhận ra một chút xáo trộn trong em là do tin tức về một Sài Gòn xưa của em đang hấp hối, chuẩn bị cho những khối béton cao tầng hiện đại nhưng quá ư xa lạ ngự trị ở những nơi chốn quen thuộc của Sài Gòn xưa. Crystal Palace chết đi em không có gì buồn tiếc dù ngày xưa có rất nhiều lần em cùng anh và lũ bạn ăn kem ở đó.

Nhưng với thương xá Tax bây giờ thì lại khác, khu vực quanh đó còn kéo theo bao nhiêu kỷ niệm của chúng mình, những lần tha thẩn từ P***age Eden qua công trường Lam Sơn, đi vòng quanh bồn phun nước, đứng trước tượng Thủy Quân Lục Chiến chụp hình và ngắm nghía thành phố, ngắm dòng người và xe cộ chạy quanh, nhìn tòa nhà Quốc Hội, rồi nắm tay nhau tung tăng vào thương xá Tax, leo lên chiếc thang cuốn đi lên rồi lại chạy qua thang đi xuống, giống như Phúc Thiên bây giờ mỗi khi đi vào Macy hay vào mall nào có thang cuốn cũng kéo em đi lên rồi đi xuống tới mấy lần mới chịu thôi. Em nhớ hôm anh đi bay về, ghé vào Văn Khoa đón em và chúng mình vào Pôle Nord ăn kem, ly kem có chút xíu, chẳng lẽ em lại đòi ăn thêm vài ly (vì em rất thích ăn kem mà), thế nên lần sau em nhất định không thèm ăn kem ở Pôle Nord nữa, ở Hội Việt Mỹ VAA kem còn ngon hơn và rẻ hơn nhiều, một ly kem ở Pôle Nord là em ăn được tới ba ly ở VAA (mà ở đây kem làm bằng nguyên liệu của Mỹ nên béo lắm, chả thế mà anh cứ nói em tròn như Babylac).

Inline%20image
Thương xá Tax không chỉ với riêng em, mà còn với biết bao người sống ở Sài Gòn hay chỉ một lần dừng chân ghé thăm cũng không thể nào quên bởi tuổi đời của nó, và cũng bởi những mặt hàng được bày bán ở đó. Hàng mua ở Tax tự nó đã có một chút giá trị khác với hàng mua ở những nơi khác.

Nghe nói tháng mười này Tax sẽ bị xóa tên trên bản đồ Sài Gòn. Em bỗng dưng nghe lòng ngậm ngùi như thể đang nhìn thấy một người thân yêu của mình vừa bị bác sĩ kêu án tử vì căn bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, sự sống chỉ đếm thoi thóp từng ngày, thậm chí từng giờ… Và em lại không được gặp mặt người thân yêu này lần cuối, em cứ tưởng tượng những nhát búa đập vào bờ tường của thương xá mà nghe lòng đau nhói, em quên, chắc đâu cần đập làm gì cho mệt công tốn sức anh nhỉ, kéo sập xuống và cho xe tới ủi là xong đời lão già Tax hơn trăm tuổi này rồi.

Không dưng trong đầu em cứ vang vang câu hát

Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài gòn ơi, tôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
… ... ...
(Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt – Nam Lộc)

Quả thật bây giờ Sài Gòn chỉ còn trong kỷ niệm, chỉ còn trong ký ức của Người Sài Gòn cũ, phải thế không anh ???

Buồn và buồn quá đi thôi…!

Phạm Thiên Thu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - Ngày hôm qua lúc 4:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 13
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.203 seconds.