Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 143
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23267
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jan/2025 lúc 8:31am

Bức Tường Berlin

Hình 1: chụp hàng tường ngoài. Mặt quay về phía Tây Đức.

Hình 2: chụp trong vùng cấm địa (bãi cỏ) nhìn vô hàng tường trong. Nhìn về phía Đông Đức.


Một địa danh nghe từ lúc còn đi học. Chỉ học sơ sơ ngắn gọn trong 1 bài học nhỏ. Khi lớn lên, lúc căng thẳng chính trị tại Châu Âu, thỉnh thoảng có nghe phớt qua tin tức.

Chỉ nghe & hiểu đơn giản về 1 bức tường ngăn chia Thành Phố Berlin ra 2 lãnh thổ. Một bên Tây, chịu ảnh hưởng của Mỹ & Tây Phương. Một bên Đông, dưới sự kiểm soát của Cộng Sản.

Bức Tường do ý tưởng của Cộng Sản Đông Đức; xây dựng năm 1961 chỉ vì 1 lý do duy nhất - cấm người dân nước mình (Đông Đức) bỏ chạy sang phía Tây.

style="background: white; mso-margin-top-alt: auto; text-align: justify;">Trước 1961, tình trạng bỏ trốn, bỏ đất nước tìm tự do bên phía Tây xảy ra mỗi năm tăng thêm với tỷ lệ cao. Mà số người bỏ trốn gần như toàn những người có bằng cấp chuyên môn.

Chỉ đến mốc 1961, tổng số người Đông Đức bỏ trốn hơn 4 triệu người. Một mất mát rất lớn, ảnh hưởng đến phát triển đất nước, Đông Đức không có ý tưởng nào khác, chỉ biết nghĩ ra cách chặn lại bằng xây lên 1 bức tường bao quanh Đông Đức.

Nếu chưa thấy bức tường tận mắt, cũng nghĩ đơn giản chỉ là 1 bức tường cao, để không leo lên được, hoặc chui qua được.

Thật ra Bức Tường khá phức tạp.

style="background: white; mso-margin-top-alt: auto; text-align: justify;">Tường xây bằng 2 hàng tường. Hàng tường bên ngoài chạy ráp ranh sát với vạch biên giới với Tây Berlin. Hàng tường bên trong xây bên trong lãnh thổ Đông Đức và cách Hàng tường bên ngoài chừng 300 - 400m. Mường tượng giống hình vành khuyên, hình có 2 vòng tròn lớn & nhỏ.

Theo chiều dài bức tường, cứ 1 khoảng, thì lại có trụ cao của công an kiểm soát.

Khoảng cách 300-400m là 1 bãi đất trống - tạm gọi là vùng cấm địa. Đây là ý tưởng ác độc của Cộng Sản.

Khi người ta tìm cách bỏ trốn, bắt đầu họ sẽ vượt qua hàng tường bên trong. Nếu thoát được hàng tường này, Họ sẽ phải chạy 300-400m trong khoảng đất trống đến hàng tường bên ngoài để vượt tiếp. Từ trụ cao, các công an sẽ dể thấy, định vị được người bỏ trốn, để thanh toán dứt điểm ngay tại khoảng đất trống này.

Những tấm hình được chụp tại Berlin Wall Memorial ( cách Cổng Thành Brandenburg chừng 1-2 miles) Tại đây vẫn còn nguyên vẹn 1 đoạn Tường, chưa sập.

Mọi người được đến gần, chạm vào Tường. Được vào luôn khoảng đất trống (là bãi cỏ). Tôi đoán độ cao của Tường chừng 14 feet (gần 5m). Dày chừng 1 feet (1/3m) - nguyên liệu xây dựng là bê tông cốt thép & sắt. Cứ cách 1 feet thì có 1 trụ sắt.

Những hình vẽ trên 2 mặt Tường, dể hiểu rằng mặt quay qua phía Phương Tây có những nét vẽ từ trước khi Tường sập. Còn mặt quay vô phía trong là những nét vẽ sau này, khi Tường đã sập.

Phải chi Đông Đức có 1 ý tưởng hay hơn ý tưởng xây Bức Tường, thì người dân đâu phải chịu đựng suốt hơn 30 năm.

Phải chi Đông Đức quý & tôn trọng tự do của dân lành, biết quý & bảo vệ sinh mạng của họ, hơn là thù hằn, phân biệt với những người có suy nghĩ trái ngược với người có quyền.

Cho dù sắt thép bê tông có cứng & chắc cỡ nào, thời gian chờ đợi bao lâu, thì cơn thèm khát tự do theo luật tự nhiên vẫn đập đổ được. Nhưng tự do của người Đức đã trả 1 giá quá đắt.

Đi dạo quanh & chụp hình sát bên Tường, trời lạnh 35F, nghĩ về 1 nước Đức từng chia cắt, 2 chính phủ hận thù nhau, vậy mà đã thống nhất & cùng nhau cho đất nước.

Và biết chắc,

Cô lập & ích kỷ không thể phát triển được 1 đất nước.

(*) Hình 1: chụp hàng tường ngoài. Mặt quay về phía Tây Đức.

(*) Hình 2: chụp trong vùng cấm địa (bãi cỏ) nhìn vô hàng tường trong. Nhìn về phía Đông Đức.




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2025 lúc 8:34am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23267
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2025 lúc 1:20pm

NGƯỜI MÙ LÀM SAO BIẾT CHIA “TIỀN” <<<<<<

Top%2099%20Hình%20nền%20động%20chúc%20mừng%20năm%20mới%202023%20lung%20linh%20rực%20rỡ


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Jan/2025 lúc 1:37pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23267
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2025 lúc 8:41am

Người Khiêm Tốn


Trở thành người khiêm nhường, không nhất thiết phải che giấu hết các tài năng, không cần phải giả vờ ngu dốt, không buộc phải sống trong một căn nhà nhỏ hẹp cũ kỹ, ăn mặc rách nát.  Cũng không cần phải lúc nào cũng cúi đầu “vâng vâng, dạ dạ,” đi đứng khom lưng, vẻ mặt đăm chiêu như đang chìm sâu vào miền vô cực nào đấy.  Cũng không nhất thiết phải đi tu, đến nhà thờ, đi lễ chùa, quỳ gối chắp tay thành khẩn, làm biết bao việc hãm mình khổ chế, không ăn ngon mặc đẹp, không đi dự tiệc sang, không dám tiêu xài.  Cũng đừng bao giờ sợ được khen, sợ chìm vào hư danh mà cố tình không cống hiến, không bộc lộ hết sức mình vì lợi ích chung của tập thể.


Tất cả những điều này chỉ là bề ngoài. Việc sống một đời sống kham khổ, chịu sỉ nhục, khinh miệt… có thể là một trợ giúp để có sự khiêm nhường nhưng tự bản thân nó không phải là sự khiêm nhường vì người ta nhiều lúc phải chịu như thế bởi không thể làm gì khác hơn, đành phải cắn răn chịu đựng.  Ngược lại, ăn mặc lịch lãm, được người khác ca tụng, lớn tiếng sửa dạy người khác có thể là những dấu chỉ của sự kiêu căng, nhưng cũng có khi là điều mà người đó cần phải làm vì một lợi ích gì đó hoặc họ xứng đáng được điều đó vì những hy sinh của mình.  Điều quan trọng hơn cả là nội tâm của một con người.

Sự khiêm tốn là một cái gì đó rất ngược ngạo, vì người nào tự cho rằng mình khiêm tốn, dù có nói ra hay không, người đó đã trở nên kiêu căng rồi.  Người nào càng ý thức tìm kiếm sự khiêm tốn, người đó càng không bao giờ tìm thấy.  Cứ như một trò đùa, sự khiêm tốn sẽ bỏ người ta mà đi khi nó phát hiện có ai đang tìm cách để có nó.  Trên hành trình của đời sống thiêng liêng, có một thời người ta phải nỗ lực và dùng hết sức để đi tìm, nhưng đến một lúc nào đó, người ta tự thấy không thể làm gì hơn, ngoài việc buông lỏng chính mình để chân lý tự tìm đến.  Càng gồng mình với những cố gắng và mục tiêu, người ta càng thấy hụt hẫng và bế tắc, như đi vào ngõ cụt.  Cố nắm bắt sự khiêm tốn cũng như cố bắt lấy bóng trăng.  Cứ tưởng là có được, nhưng nó cứ mãi vuột khỏi tầm tay.


Sự khiêm tốn là đỉnh cao của đời sống thiêng liêng.  Nó là cái mà khi người ta đã có được nó mà chẳng hề hay biết.  Nó không màu không sắc, không mùi không vị.  Nó hệt như cái VÔ bao trùm lấy người ta khi họ đã đạt tới cảnh giới vượt qua mọi bám víu của hồng trần.  Người khiêm tốn thì chẳng biết khiêm tốn là gì, ở đâu.  Người ấy thậm chí còn không ý thức đến sự tồn tại của nó.  Họ chỉ sống như cái bản tính tự nhiên của mình.  Họ hành xử như thế vì đối với họ nó phải là như thế.  Họ bộc lộ ra bên ngoài trọn vẹn cái bản chất của mình, cái “chính mình”, cái làm nên họ trong sự tròn đầy nhất.  Bởi vậy, cảnh giới của sự khiêm nhường là khi người ta đã vượt lên trên sự ý thức, vươn đến cái vô thức.  Vô thức ở đây không có nghĩa là hời hợt, không để ý gì cả theo kiểu tiêu cực, nhưng là một kiểu để mình được chiếm trọn, biến mọi cái chân thiện mỹ trong mình bộc phát một cách tự nhiên như người ta tự nhiên hít thở mà không để ý gì đến nó.


Người khiêm tốn là những thánh nhân thật sự, vì họ luôn chan chứa một sự bình an lớn lao trong lòng.  Họ không đeo trên mình những chiếc mặt nạ.  Họ đón nhận mọi sự xảy đến với mình với một sự biết ơn, cả điều tốt lẫn điều xấu.  Họ luôn thấy hài lòng với tất cả mọi sự chung quanh, dù những điều đó có diễn ra theo ý họ hay không.  Họ chấp nhận mọi thất bại, điểm yếu, khiếm khuyết, lỗi lầm của mình một cách chân thành, và xem nó như hồng ân.  Họ không chạy theo những phù hoa bóng mây, không cầu toàn, cầu an, không để mình lệ thuộc vào bất cứ điều gì hay bất cứ ai.  Đây không phải là một kiểu ngông nghênh, bất cần đời, xem thường luật lệ.  Nhưng là một thái độ mềm mỏng như con nước, hay như chiếc bình khoét rỗng chính mình, mở ra cho ân sủng đổ vào.  Kiểu bình an như thế là kết quả của một quá trình dài bỏ mình, rèn luyện mình, gọt dũa mình với biết bao đớn đau, vết thương và nước mắt.


Người khiêm tốn cũng là con người rất đẹp.  Họ đẹp một nét đẹp của Thiên Đường, chứ không phải bằng những hình thể của thân xác.  Họ luôn có sức thu hút người khác, khiến người khác cứ tuôn đến tiếp cận với họ.  Ở gần bên người khiêm tốn, ta tự thấy mình như được hưởng lây cái dịu mát của ngọn gió nhân đức, ta thấy dễ chịu như được sưởi ấm giữa trời đông, không một chút kháng cự hay đề phòng.  Có một hương thơm lạ kỳ và cuốn hút nào đấy phát ra từ nơi họ hệt như cánh hoa thơm không cần phải hô vang để gây sự chú ý.  Có thể nói, họ đã hoà quyện mình vào với tự nhiên, vào cái Đạo của vũ trụ.  Họ thật sự trở thành những con người “sống ở thế gian, nhưng đã vào cõi Thiên Đàng.”

 

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23267
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2025 lúc 9:00am

·             LỜI KHUYÊN CỦA VUA HỀ CHARLIE CHAPLIN


 File:Charlie%20Chaplin%20in%20unknown%20year.jpg%20-%20Wikipedia

Trước lúc mất ở tuổi 88, vua hề Charlie Chaplin phát biểu 4 điều như sau:

1. Không có gì vĩnh cửu trong thế giới này, kể cả những phiền muộn của chúng ta.

2. Tôi thích đi dạo dưới trời mưa, vì không ai có thể nhìn thấy nước mắt của tôi.

3. Ngày mất mát lớn nhất trong cuộc đời là ngày chúng ta không cười.

4. 6 bác sĩ giỏi nhất trên thế giới là mặt trời, sự nghỉ ngơi, luyện tập, ăn kiêng, lòng tự trọng, bạn bè.

 

Hãy thực hiện 4 điều đó trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời mình và hãy tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh...

 

Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng, bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng đế...

Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng đế...

Nếu bạn nhìn thấy tấm gương, bạn nhìn thấy tác phẩm đẹp nhất của Thượng đế.

 Hãy tin điều đó. Tất cả chúng ta là du khách. Thượng đế là hãng du lịch của chúng ta, người quyết định lộ trình, đặt chỗ, định hướng...Hãy tin Thượng đế và tận hưởng cuộc sống

 Cuộc đời là một chuyến du hành.

Vì vậy hãy sống ngày hôm nay! Ngày mai có thể sẽ không đến.


st
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23267
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jan/2025 lúc 11:44am

TẾT

 

Tết%20Âm%20lịch%202025%20khi%20nào?%20Lịch%20nghỉ%20Tết%202025%20của%20các%20tỉnh%20thành

Qua đến mồng một, ngày Tết chỉ còn chút hương vị vì thực tế đón Giao thừa xong có cảm giác Tết đã vừa đi qua hết một nửa đường. Ngày ba mươi, đêm ba mươi rộn ràng không khí Tết đầy ắp trong mỗi căn nhà, làng xóm. Người ta bảo ba mươi chưa phải là Tết, nhưng với tôi, ba mươi mới gọi là Tết. Đó là ngày nhà nhà lo nấu nướng, chuẩn bị rước ông bà về vui Tết với cháu con. Nhà đã thoảng mùi nhang trầm, bàn thờ đã chưng hoa trái. Bàn thờ ngày thường đôi khi lạnh lẽo giờ bừng sáng với những sắc màu. Bát nhang tươi mới, hoa trái đủ đầy, những tấm ảnh không còn phủ bụi, tất cả nhìn về với lòng thành kính. Đám phụ nữ bận rộn với món này món nọ, con gà luộc, bánh tét, bánh chưng, món mặn, món ngọt đã được vớt ra, đã được chế biến. Vài ba món mặn, đôi dĩa mứt bánh chuẩn bị rước ông bà. Cũng một mâm chè xôi, bánh trái đang chờ để cúng Giao thừa lúc nửa đêm. Người ta bắt đầu kiêng cử từ ngày này, trẻ con ra vào vét nồi thưởng thức món ăn, món mứt trước tất cả mọi người. Nếu nói Tết là đoàn viên thì ngày ba mươi là ngày đầy đủ mọi người trong gia đình. Cái không khí rộn ràng chuẩn bị cả nửa tháng trước dồn vào một ngày này nên nó mang mùi Tết nhiều nhất. Ngày xưa còn cho đốt pháo, trưa ba mươi pháo đã bắt đầu nổ và tối ba mươi pháo nổ khắp nơi. Đó mới là Tết. Rước ông bà buổi trưa, cánh đàn ông đôi khi khề khà đến chiều, đám phụ nữ lại lăn vào bếp hay ngồi tám chuyện đất trời. Đám con nít lăng xăng chờ giờ thay áo mới. Không khí nửa đêm với ánh đèn cầy quyện khói nhang biến đêm mang màu thiêng liêng, đêm mang đất trời đến gần với con người, mang tiên tổ về với cháu con. Đó chính là Tết.
Sáng mồng một, Tết đã xong phần đầu, thay áo mới, thắp thêm nén nhang, đốt thêm ánh lửa ngồi chờ lời chúc của cháu con. Trẻ con vui với áo mới, chạy tung tăng với bao lì xì, vui vì thấy ai cũng vui. Mấy đứa nhỏ thuộc lòng lời chúc, ngọng nghịu, ngượng ngùng chúc Tết ông bà, cha mẹ. Người già vui với lời chúc, vui với đoàn tụ cháu con, quên đi nhọc nhằn, buồn lo để có Tết vui vẻ, đầm ấm. Người trẻ vui sum họp, cha mẹ đủ đầy, anh em yêu thương gắn bó nhau, bỏ sau lưng những khó nhọc của năm cũ để mong một năm mới tốt lành hơn. Tất cả là hình ảnh ngày mồng một Tết. Rồi đi chùa, đi lễ và là xong Tết. Những ngày còn lại chỉ là Tết đã tàn phai. Là những bữa ăn, là những trò chơi vui, là những cuộc thăm hỏi tẻ nhạt, máy móc. Ở thôn quê còn rộn ràng Tết chứ ở thành phố đôi nhà đóng cửa xem truyền hình hay mở máy xem phim. Xem như Tết đã xong rồi. Bàn thờ đèn vẫn sáng, hoa vẫn tươi, mùi nhang trầm vẫn thoang thoảng đợi chiều mồng ba lại cúng tiễn ông bà. Một bữa cúng để chấm dứt Tết, rồi chờ đến năm sau. Bữa tiệc cuối Tết đó có khi không đủ mặt nhưng cũng đủ món cho một lễ cúng. Trẻ con không còn háo hức, người già cũng không còn bận rộn. Tết hết. Những cành mai vẫn còn hoa rơi rớt, nụ vẫn còn đâm chồi. Những chậu hoa ngoài sân vẫn còn khoe sắc, hoa trên bàn thờ vẫn tươi, hoa trái vẫn còn nhưng đèn đã tắt, mùi nhang trầm không còn. Tết đã đi qua. Lại trở về năm tháng thường ngày chờ Tết năm sau. Xuân hạ thu đông rồi lại xuân. Vòng tuần hoàn không thể thiếu trong đời của mỗi người.
DODUYNGOC




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jan/2025 lúc 11:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23267
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2025 lúc 10:00am

Bạn Cất Gì Vào Trái Tim Mình?

 

"Chú chó nhà không sợ người, dù bị xua đuổi vẫn ở quanh quẩn bên cạnh con người. Chú nai rừng lại khác, rất sợ người, vừa thoáng thấy bóng người đã chạy mất.

Cũng như vậy, tâm sân hận giống chú chó nhà, dù bị xua đuổi và ghét bỏ, vẫn ở quanh quẩn trong tâm con người; còn tâm từ bi như chú nai rừng, mau chóng biến mất khi vừa mở lòng ra thương người và thoáng thấy bị tổn thương”.

(Kinh Đại Bát Niết Bàn)

Những bước chân bền bỉ nối nhau sẽ làm thành một con đường mòn. Con đường mòn đó là vết thương trên mặt đất, vết thương chưa thể lành khi vẫn còn những bước chân đi về.

Khi sân hận thường hiện hữu trong tâm, nó sẽ hình thành một thói quen, thói quen sân hận, thói quen đó sẽ chi phối, sẽ ảnh hưởng đến tất cả những hành xử của chúng ta đối với mọi chuyện, sẽ lẫn vào lời nói, sẽ nhuộm màu ánh mắt, sẽ hiện hữu trong từng việc làm. Thói quen đó là một vết thương trong tâm của con người, biến kẻ đó thành một người bị thương. 

Cuộc sống nhiều khi mặn đắng, lời nói của người đời đôi khi cũng rất mặn, như xát muối; nên với người có vết thương chưa lành luôn phải đau rát. Vết thương càng rộng càng phải đau nhiều, tâm sân hận càng lớn càng phải khổ hơn.

Tha thứ cho người không phải dễ, thương được cuộc sống lại là chuyện khó hơn, nó cũng làm chúng ta đau lắm, đau do còn muốn ăn thua nhưng phải dừng lại, đau vì sân hận chưa thoả nhưng phải kết thúc, nhưng nỗi đau đó là cần thiết như cách chúng ta phải chịu đau để chữa lành được một vết thương. 

Bất cứ khi nào nuôi sân hận với người, là chúng ta đang xé vết thương của mình lớn thêm ra, và bất cứ khi nào có thể mở lòng ra thương được cuộc sống, tất cả những vết thương mà cuộc sống mang lại trước đó đều được chữa lành.


Tạo hoá cho con người một trái tim, còn cất gì vào đó là việc của mỗi người. 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23267
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Ngày hôm qua lúc 2:47pm

Bạc Nổi Thân Chìm


Hồi còn trẻ (khoảng 16,17 tuổi), tôi thích đi xem xi-nê, đặc biệt là các phim có cao bồi cỡi ngựa bắn súng và nhìn những vó ngựa vượt rất nhanh trên các sa mạc... và từ đó, tôi có ước mơ là muốn được nhìn tận mắt, trực tiếp những con ngựa thật ngoài đời chạy thật nhanh. Nhưng khi theo học ở bậc đại học và bắt đầu đi dạy học thêm thì tôi lại ít có dịp xem xi-nê và các phim cao bồi cỡi ngựa.


Có một lần cuối tuần rỗi rảnh, tôi đến thăm 1 anh bạn đồng nghiệp cùng dạy học với tôi ở Bình Dương và nhà gia đình của anh bạn này ở cư xá Lê Đại Hành nằm đối diện với Trường Đua Ngựa Phú Thọ, Sàigòn. Tự nhiên, anh bạn nầy đề nghị rủ tôi đi xem đua ngựa ở trường Đua Ngựa Phú Thọ, tôi đồng ý ngay và đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi có dịp trực tiếp tận mắt nhìn thấy những con ngựa có người cỡi chạy nhanh nhiều vòng trên sân cỏ. Và cũng từ đó tôi thích được xem ngựa chạy đua và đã có nhiều lần tự động một mình mua vé vào xem ngựa đua ở trường Đua Ngựa Phú Thọ.

Và tại trường Đua Ngựa Phú Thọ, tôi hân hạnh quen được 1 người đẹp tên là Mộng Lành. Cô Mộng Lành là 1 nhân viên bán vé ở đây. Xin phép được thưa trước là chỉ mua vé vào xem ngựa chạy đua chứ không mua vé "cá độ" ăn thua qua các độ đua, ăn thua bằng tiền. Cô Mộng Lành là một trong số những nhân viên ở quầy bán vé, nhưng tôi chỉ chọn cô để mua vé mỗi khi tôi đến đây... cô Mộng Lành tướng người cao lớn, đẫy đà và có 1 khuôn mặt rất đẹp, nhìn thấy có vẻ hiền lành, nói chuyện nhỏ nhẹ, thành thật cùng một chút âm hưởng của miền quê miệt vườn.

Như đã nói, tôi luôn luôn chọn ghi sê của cô Mộng Lành để mua vé và thỉnh thoảng trao đổi một vài câu nói vui đùa qua lại và cô Mộng Lành lúc nào cũng vui vẻ tiếp chuyện với tôi. Riêng tôi, tôi cảm thấy quý mến cô Mộng Lành và tôi nghĩ thầm trong bụng mình là chắc cô Mộng Lành cũng có cảm tình đặc biệt với tôi.

Kể từ lúc nầy tôi và cô Mộng Lành trở thành 1 đôi bạn thân thiết, tôi gọi cô Mộng Lành bằng tên "Mộng Lành" và Mộng Lành gọi tôi bằng "Anh". Có một lần, sau khi mua vé xong thì tôi mỉm cười nói với Mộng Lành: 

- Mộng Lành này, bữa nay có tuy-dô nào ngon và chắc ăn chỉ cho tôi 1 độ coi, tôi kiếm chút đỉnh tiền, tôi sẽ mời Mộng Lành đi Vũng Tàu tắm biển và ăn tôm, cua, sò, cá 1 bữa cho ngon đã đời coi Mộng Lành. Mộng Lành nhìn tôi một lúc rồi nghiêm giọng nói: 

- Thôi, thôi, anh đừng có rớ vào mấy cái vụ nầy, mấy người làm việc ở đây, dính cá độ đến cuối tháng không còn 1 đồng lương bỏ túi. Chút nữa tui mời anh đi ăn hủ tiếu Nam Vang ở Chợ Thiếc, khỏi đi Vũng Tàu cho xa xôi và tốn tiền. Thôi anh vô coi ngựa chạy đua đi rồi chút nữa tụi mình đi ăn hủ tiếu Nam Vang.

Tôi và Mộng Lành đến ăn trưa ở 1 quán ăn ở Chợ Thiếc, còn có tên là Chợ Phó Cơ Điều vì chợ nằm trên đường Phó Cơ Điều. Trong dịp nầy, Mộng Lành tâm sự về cuộc đời của mình với Tôi, đại khái như sau: 

Mộng Lành quê ở Mỹ Tho, là chị cả trong 1 gia đình đông anh chị em, theo học trường tư thục ở Mỹ Tho, đậu được bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, lên Sài Gòn tiếp tục việc học, ở trọ nhà của 1 người cậu ruột ở đường Sư Vạn Hạnh, thi rớt bằng Tú Tài 1 đến 2 lần, bỏ học, được người cậu xin cho vào làm nhân viên bán vé ở trường Đua Ngựa Phú Thọ vì ông cậu có nuôi ngựa đua và có quen biết lớn với Ban Điều Hành của trường Đua Ngựa Phú Thọ. 

Ăn trưa xong, tôi gọi phổ ky đến để trả tiền nhưng Mộng Lành đã âm thầm đến thanh toán tại quầy tính tiền và nói với tôi là hôm nay do Mộng Lành mời. Tôi cám ơn Mộng Lành, chia tay và hẹn gặp lại.

1 tuần lễ tiếp theo sau đó, trong 1 ngày thường trong tuần (không phải là những ngày cuối tuần), Mộng Lành có ngày nghỉ làm và tôi không có giờ học và giờ dạy...  Tôi mời Mộng Lành cùng đi đến Bình Dương, quê nhà tôi để ăn món ăn đặc sản là Bánh Bèo Bì ở Chợ Búng và dạo chơi, ăn trái cây ở vùng Cầu Ngang. Sau khi ăn bánh bèo bì ở quán Mỹ Liên xong, chúng tôi dạo chơi  ở vườn cây Cầu Ngang. Cùng ngồi dưới các gốc cây, ăn trái cây và vui đùa nói chuyện, tự nhiên Mộng Lành nghiêm giọng nói với tôi như sau: 

- Anh Phong, Mộng Lành thú thật là Mộng Lành thương yêu anh, anh có đồng ý cưới Mộng Lành làm vợ không, cho Mộng Lành biết ý kiến của anh. Mộng Lành hứa sẽ là 1 người vợ tốt và mang hạnh phúc gia đình đến cho anh. 

Tôi giật mình chới với khi nghe Mộng Lành nói với tôi câu nầy, tôi lấy lại bình tỉnh, giả bộ vừa cười vừa nói với Mộng Lành nhưng trong lòng cảm thấy xót xa: 

- Trời ơi! Mộng Lành, bà nói thiệt hay bà nói giỡn chơi với tôi đây bà?

Mộng Lành nghiêm giọng nói thật nhỏ với vẻ xúc động và như muốn khóc: 

- Anh Phong, Mộng Lành nói thật đó, định nói với anh từ lâu nhưng chưa có dịp, hôm nay xin nói thật và muốn biết ý của anh.

Thú thật tôi rất xúc động và không bao giờ dám nghĩ là có chuyện xảy ra như hôm nay, tôi nói với Mộng Lành trong 1 tâm trạng thật buồn như sau: 

- Mộng Lành, thật sự tôi không bao giờ nghĩ rằng Mộng Lành đã yêu thương tôi. Tôi xin cám ơn những chân tình mà Mộng Lành đã dành cho tôi, nhưng tôi nghĩ rằng tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới chuyện mình sẽ cưới vợ, sẽ lập gia đình trong lúc nầy. Tôi vừa đi học vừa đi dạy thêm, cuộc đời của tôi bấp bênh lắm, hiện tại tôi còn phải xin tiền của cha mẹ để tiêu xài. Xin Mộng Lành hãy xem tôi như là 1 người bạn, đây là câu trả lời của tôi, tôi thành thật xin lỗi Mộng Lành. Thôi bây giờ tiếp tục ăn hết phần trái cây nầy rồi thu xếp trở về Sài Gòn vì trời cũng đã về chiều rồi.

Sau lần đi chơi với Mộng Lành ở Bình Dương, tôi không trở lại trường Đua Ngựa Phú Thọ nữa và cũng không gặp lại Mộng Lành nữa... Đất nước Việt Nam trải qua không biết bao nhiêu biến cố. Tôi bị động viên vào lính, Tôi có vợ có con... Việt Nam qua Một Cuộc Đổi Đời Tang Thương với Ngày Uất Hận 30 Tháng 4 Năm 1975 và hàng năm, hàng chục năm tiếp theo sau đó...


Năm 2000 từ Hoa Kỳ, Huấn, em trai Út của tôi, gọi điện thoại sang Pháp thăm tôi, như thường lệ vẫn thường gọi thăm, nhưng lần nầy, Huấn nói chuyện rất ngắn, rồi nói ngay: 

- Anh Hai, có 1 người đang ở nhà của em, đang ngồi cạnh em và nói là có quen với anh, quen từ lâu lắm rồi từ hồi thập niên 1960, chị ấy mới quen với em hơn 1 tuần lễ nay, đây anh Hai nói chuyện với chị ấy. 

Tôi vừa nói a-lô qua máy điện thoại thì đầu máy bên kia phát lên giọng nói đàn bà: 

- Chào anh, anh Phong đó hả, tui là Mộng Lành đây, bán vé ở trường đua ngựa Phú Thọ Sài Gòn, anh có còn nhớ tui không?. Tôi giật mình chới với như tẩu hỏa nhập ma, định thần một chút rồi tôi trả lời: 

- Dạ, dạ, nhớ chứ, nhớ chứ, mất tin tức nhau mấy chục năm rồi, Mộng Lành qua Mỹ đã lâu chưa?

Mộng Lành không trả lời câu hỏi của tôi mà chỉ nói: 

- Chuyện của anh và gia đình anh thì tui đã biết hết cả rồi, em Huấn đã có kể cho tui nghe rồi. Còn chuyện của tui dài dòng lắm, khi nào có dịp qua Mỹ gặp lại tui sẽ kể hết cho anh nghe. Bà xã của anh có đang ngồi ở bên cạnh anh đó không, cho tui gởi lời chào và chúc sức khỏe bà ấy nhen. Bữa nay được nói chuyện với anh là coi như đã biết tin là vui rồi... đến chơi nhà Huấn từ sáng đến giờ. Thôi bây giờ tui trao máy lại cho Huấn, tui về. Hẹn sẽ gặp lại ở Mỹ. See you again!

Theo lời Huấn cho tôi biết: Cách đây hơn 1 tuần, vợ chồng Huấn và 2 con đến tham dự 1 buổi sinh hoạt Phật Giáo tại Học Viện Phật Giáo Quốc Tế ở thành phố North Hill. Tại đây, Huấn có dịp tiếp chuyện với 1 số đồng hương Việt Nam, lời qua tiếng lại rồi quen nhau thì có 1 bà Việt Nam hỏi Huấn ở Việt Nam quê quán gốc thuộc tỉnh nào. Huấn trả lời là ở quận Bến Cát tỉnh Bình Dương. Bà nầy hỏi ngay Huấn:

- Em ở quận Bến Cát tỉnh Bình Dương, em có biết, trước đây, có 1 ông giáo sư tên là Nguyễn Vũ Huy Phong không?

Huấn vui mừng trả lời ngay: 

- Chị ơi ! người đó là anh Hai, anh ruột của em đó chị ơi ! Gia đình của anh Hai của em đang ở bên Pháp. 

Rồi bà Việt Nam nầy cũng vui mừng nói với Huấn là bà quen với tôi và bà tên là Mộng Lành, hiện đang sống ở thành phố North Hill.

Sau đó thì gia đình Huấn và bà Mộng Lành quen nhau và trở thành thân thiết. Bà Mộng Lành mời vợ chồng Huấn đến nhà chơi và cũng đến thăm gia đình Huấn, thăm các em và thăm cả mẹ của chúng tôi (đang ở chung với vợ chồng của 1 cô em gái của tôi) ở Los Angeles. Và Huấn cũng cho tôi biết thêm: Hiện tại bà Mộng Lành là 1 chủ nhân lớn của 1 hệ thống kinh doanh Bất Động Sản ở tiểu bang Californi... 1 cơ sở chính bề thế ở North Hill do bà Mộng Lành điều hành và có thêm 4 cơ sở phụ ở 1 số thành phố ở Nam California do các em ruột của bà Mộng Lành điều hành dưới sự chỉ huy tổng quát của bà Mộng Lành.


Tôi có mặt tại Hoa Kỳ, tiểu bang California để thăm mẹ và gia đình các em của tôi cũng như thăm bạn bè, đồng hương Bình Dương và những bạn lính ngày xưa... và tôi gặp lại Mộng Lành. Mộng Lành kể cho tôi biết như sau: Sau bữa đi chơi với tôi ở Bình Dương, Mộng Lành trở về Sài Gòn và tiếp tục làm việc ở trường Đua Ngựa Phú Thọ. Không thấy tôi trở lại trường Đua Ngựa nữa... và từ đó, tôi được xem như "biệt vô âm tí " đối với Mộng Lành. 1 năm sau, Mộng Lành nghỉ việc ở trường Đua Ngựa, ghi tên học Anh Văn và làm việc cho 1 cơ quan của Mỹ tại Sài Gòn trực thuộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Mộng Lành thành hôn với 1 nhân viên người Mỹ cùng làm việc tại đây rồi sau đó Mộng Lành theo người chồng nầy đi Mỹ năm 1970 và sống định cư tại tiểu bang Florida.

Tại tiểu bang Floria, cha mẹ chồng của Mộng Lành là chủ nhân của 1 cơ sở chế biến và sản xuất các thức ăn cho gia súc và vợ chồng của Mộng Lành cũng làm việc ở đây và 2 người không có con. Đầu tháng 4 năm 1975, vợ chồng Mộng Lành về Việt Nam thu xếp cho gia đình đi Mỹ nhưng chỉ có 4 người em (2 trai và 2 gái) ra đi còn cha mẹ và 1 cô em gái út không chịu đi và tiếp tục sống ở Mỹ Tho. Mộng Lành chung sống với người chồng Mỹ đầu tiên được 15 năm thì người chồng nầy bị bệnh ung thư phổi qua đời vì ông chồng hút thuốc rất nhiều... và cùng năm nầy thì cha mẹ của Mộng Lành cũng qua đời ở Mỹ Tho.

2 năm sau (sau cái chết của người chồng đầu tiên), Mộng Lành thành hôn lần thứ 2 cũng là người Mỹ. Ông chồng nầy lớn hơn Mộng Lành 15 tuổi, ông là chủ nhân lớn của 1 đại công ty trong ngành xây dựng và Bất Động Sản và Mộng Lành cũng chuyển sang làm việc trong lãnh vực Bất Động Sản với người chồng thứ 2 nầy. Mộng Lành chung sống với ông chồng nầy, không có con, khoảng gần 10 năm thì ông chồng nầy qua đời đột ngột vì bệnh tim. Đầu năm 2000, Mộng Lành dời cư đến tiểu bang California và tiếp tục kinh doanh trong ngành Bất Động Sản.

Từ ngày Tôi có mặt ở Hoa Kỳ và gặp lại Mộng Lành thì sự liên lạc giao thiệp qua lại giữa Mộng Lành và gia đình của các em và mẹ của chúng tôi trở nên thân thiết gắn bó. Mộng Lành đã giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiều cho gia đình của các em của tôi trong việc mua bán nhà cửa cũng như các việc làm khác trong việc thu nhập với những kết quả tốt đẹp về tài chánh. Đặc biệt riêng đối với mẹ của chúng tôi, Mộng Lành rất kính mến bà, thường xuyên đến thăm và biếu tặng quà cáp vào các dịp lễ, Tết. Có lần, mẹ của chúng tôi đã tâm sự riêng với cá nhân tôi, bà cho biết Mộng Lành đã có lần nói với bà như sau: "Bác có biết không, con với anh Phong không có duyên nợ với nhau. Con thương anh Phong nhưng không được làm vợ của ảnh để được làm con dâu của Bác. Lúc con quen, con thương ảnh, tụi con đã hơn 20 tuổi, đã trưởng thành mà con thấy ảnh còn ham vui, lơi khơi không chững chạc, không nghĩ gì đến chuyện vợ chồng. Bây giờ Bác cho phép con làm con gái của bác, ba má của con cũng đã mất hết rồi. Từ nay, Bác và các em cần gì cứ cho con biết con sẳn lòng giúp những gì con có thể làm được, đừng ngại gì nghen Bác.


Đầu năm 2015, thân mẫu của chúng tôi qua đời tại Hoa Kỳ. Khi còn sống, Bà có 1 ước nguyện là khi Bà qua đời, các con đưa nguyên quan tài trong đó có thân xác của Bà về Việt Nam và an táng tại quê quận Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương và yêu cầu nắp quan tài có thể mở ra để các con, cháu và các thân bằng quyến thuộc tại Việt Nam có thể nhìn được mặt và cầm được tay của Bà 1 lần cuối trước khi Bà được an giấc ngàn thu. Các em của tôi ở Hoa Kỳ đã làm đúng ước nguyện của Bà. Cơ quan Mai Táng Vụ mang tên Thiên Môn tại Hoa Kỳ và cơ quan đại diện tại Việt Nam đã đảm trách hoàn thành 1 cách tốt đẹp công việc nầy cho gia đình chúng tôi tại Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam.

Gia đình của các em tôi từ Hoa Kỳ gồm 1 trai và 5 gái và tôi từ Ba Lê, một mình cùng về Việt Nam để tổ chức lễ an táng cho thân mẫu của chúng tôi. Vợ của tôi phải ở lại Pháp để đưa rước việc học hành của các cháu nội, ngoại và phụ giúp việc ẩm thực cho gia đình các con. Đặc biệt là Mộng Lành cũng để tang cho mẹ của chúng tôi và cùng tháp tùng về Việt Nam dự tang lễ của Bà. Sau tang lễ của mẹ chúng tôi, Mộng Lành về quê Mỹ Tho để thăm lại gia đình của cô em út và các họ hàng thân thuộc, Mộng Lành có mời tôi cùng đi về quê của Mộng Lành nhưng tôi từ chối vì phải trở về Pháp ngay vì chuyện gia đình và hẹn sẽ gặp lại nhau tại Hoa Kỳ trong thời gian tới.


Đầu năm 2016, tôi có mặt tại Hoa Kỳ để tham dự Lễ Giỗ đầu tiên (1 năm) của thân mẫu chúng tôi. Vào dịp nầy, tôi gặp lại Mộng Lành... và trong 1 bữa ăn thân mật tại 1 nhà hàng Trung Hoa ở Los Angeles chỉ có riêng tôi và Mộng Lành. Tôi vừa cười vừa vui vẻ nói với Mộng Lành: 

- Bà Mộng Lành này, bà đang là 1 người đàn bà giàu có, tiền rừng bạc biển, danh tiếng quyền lực, nhà cao cửa rộng, xe đẹp... ông chồng thứ nhì đã qua đời hơn 15 năm rồi, chẳng lẽ tiếp tục làm góa phụ nam xương hay sao?

Mộng Lành không trả lời câu hỏi của tôi mà nói với một vẻ mặt thật buồn: 

- Anh Phong, từ lúc gặp lại anh, tui luôn luôn tự nghĩ rằng: nếu ngày xưa anh đồng ý lấy tui làm vợ thì chắc cuộc đời của tui sẽ không làm góa phụ như hôm nay, cuộc đời tình ái của tui không được may mắn tốt đẹp chút nào. 

Tôi cười to và nói với Mộng Lành: 

- Trời ơi! Tôi mà vô tay của bà thì tôi đã ra người thiên cổ rồi. Lúc đó tôi ham vui và còn nhỏ dại, không ưng thuận lời cầu hôn của bà nên mới còn sống tới ngày hôm nay. Ngày xưa, xin thú thật, tôi quý mến bà chứ không nghĩ gì thêm, coi bà như bạn. Nhưng từ khi gặp lại bà và khi nghe bà kể bà có 2 đời chồng và cả 2 ông đều chết. Tôi nhìn bà, tôi bắt đầu quan sát bà thật kỹ và linh tính cho tôi thấy hình như ở bà có 1 sự đãi ngộ về tiền tài nhưng bạc đãi về tình duyên. Xin lỗi bà, tôi nói thật ra cho bà nghe xin bà đừng giận, ai mà tiếp tục vào tay bà nữa thì cũng chỉ là Hai Chiều Ly Biệt và Âm Dương Cách Trở mà thôi.

Mộng Lành có vẻ tức giận nói ngay với tôi: - Ông Phong, ông nói thiệt hay nói giỡn đó. Năm rồi, sau đám tang của má ông, tui về Mỹ Tho và tình cờ gặp lại 1 người bạn học cũ ngày xưa, cũng vào tuổi vừa hơn 70 như tui, vợ chết, các con đã lớn, an bề gia thất. Chúng tui nói chuyện, tiếp xúc qua lại thấy rất hạp tính với nhau và chúng tui có ý định sẽ tái hôn trong năm nay đó. Anh ấy đang là chủ nhân của 1 trại nuôi tôm, cá ở Mỹ Tho. Tui nghĩ, tui có 1 rồi 2 đời chồng thì cũng có thể có 3 chứ, chẳng lễ tui đầu hàng định mệnh hay sao, ông Phong, ông nghĩ sao nếu tui tiếp tục tái hôn lần thứ 3 nầy?.

Tôi trả lời Mộng Lành: 

- Chuyện vợ chồng, chuyện tái hôn, tái giá là chuyện của bà, tôi không phải là thầy tướng số nhưng tôi đã quan sát, đã nhìn kỹ bà, linh tính báo cho tôi thấy bà là người không được tốt về tình duyên... nhưng thôi, bà cứ thực hiện ước muốn của bà đi, bà không có mất gì đâu, bà đang 70 tuổi và hơn vài tuổi thì có già muộn gì đâu. Cứ tiến hành đi bà.

Tháng 7 năm 2016, Huấn từ Hoa Kỳ gọi điện thoại báo tin cho tôi biết: vợ chồng Huấn vừa từ Việt Nam trở về Mỹ sau khi tham dự xong đám cưới của Mộng Lành cùng 1 đại gia Việt Nam ở Mỹ Tho và Huấn cũng cho biết thêm là Mộng Lành đang dự trù về Mỹ lại sẽ thu xếp giao việc kinh doanh tại Mỹ lại cho các em và Mộng Lành sẽ về Việt Nam sinh sống, hùn vốn trong việc kinh doanh ở Việt Nam với người chồng thứ 3 nầy vào đầu năm 2017. 

Sau khi nghe Huấn nói việc tái hôn của Mộng Lành, tôi hoàn toàn im lặng không nói gì mà chỉ hỏi thăm về chuyện gia đình của chúng tôi. Thấy tôi không nói gì về Mộng Lành, Huấn cũng không dám bàn thêm. Vào tháng 10 năm 2016, Mộng Lành từ Hoa Kỳ gọi điện thoại chính thức báo tin cho tôi biết là đã thành hôn tại Việt Nam cùng người bạn học cũ mà Mộng Lành đã có lần nói đến người nầy và anh nầy tên là Tùng. Và tôi có lời chúc mừng cho Mộng Lành và nghiêm giọng nói: 

- Bà Mộng Lành, tôi hy vọng là tôi đã có cái nhìn hoàn toàn sai về bà đối với chuyện tái hôn của bà. Xin chúc bà luôn luôn được hạnh phúc như mong ước của bà.

Ngày 15 tháng 11 năm 2016, Huấn từ Hoa Kỳ gọi điện thoại báo tin cho tôi biết: 

- Anh Hai, chị Mộng Lành vừa điện thoại báo cho em biết, anh Tùng, chồng của chị Mộng Lành vừa qua đời ở Việt Nam vì tai nạn xe. Chị Mộng Lành đang thu xếp về Việt Nam ngay để lo việc an táng cho anh Tùng. Anh Hai, em thấy tội nghiệp cho chị Mộng Lành quá, có chồng lần thứ 3 mà cũng không được yên.

Tôi mỉm cười trả lời Huấn: (Xin lỗi): 

- ĐM! Tội nghiệp cái đ. gì. Tại không chịu nghe lời của tao đó mầy ơi, mầy ráng tội nghiệp cho bà ấy đi, xong đám tang, bà ấy về lại Mỹ cho mầy vài ngàn đô xài chơi. Mầy khuyên bà ấy kỳ tới muốn lấy chồng nữa thì về Kampuchea mà lấy chồng, mấy thằng Miên, tụi nó có bùa Cà Tha, tụi nó không chết  đâu.


Mộng Lành trở lại Hoa Kỳ và quyết định ngưng việc kinh doanh. Thiết lập bàn thờ Phật và tu tại gia. Thỉnh thoảng đi chùa dâng hoa cúng Phật, chi tặng tiền bạc, ký tên Sổ Vàng để nhận lời cám ơn của các sư, thầy và gửi tiền về Việt Nam làm việc từ thiện... và Mộng Lành hoàn toàn không liên lạc với tôi và tôi cũng không dám liên lạc với Mộng Lành. Tháng 8 năm 2017, lại cũng Huấn, thằng em trai út của tôi, người được bà Mộng Lành rất quý mến và giúp đỡ tận tình về tiền bạc (theo lời nó nói với tôi), vừa khóc sướt mướt trong lời nói nghẹn ngào báo tin cho Tôi: 

- Anh Hai, chị Mộng Lành vừa mới qua đời đột ngột vì bệnh tim. Tội nghiệp chị Mộng Lành quá! Một con người nhân ái, giúp người mà luôn luôn gặp Đại Nạn.  

1 người Con Gái đã từng yêu thương tôi, 1 Người Bạn mà tôi luôn luôn quý mến, 1 người Đàn Bà đã mang danh giàu sang, đầy danh vọng có nhiều tiền của trong kinh doanh... nhưng tiếc thay là 1 người đàn bà hoàn toàn Bất Hạnh về Tình Cảm. Người đàn bà mà tôi đã quen biết đó đã thực sự qua đời. 1 Nén Hương tưởng niệm và 1 Lời Cầu Nguyện cho người quá cố được Bình An nơi cõi vĩnh hằng.

Tôi có nói với Huấn, em trai út của tôi:  

- Huấn này, thượng đế, định mệnh đã không cho bà Mộng Lành làm Chị Hai, chị dâu của em, nhưng bà Mộng Lành đã trở thành 1 đại ân nhân của em. Trên cõi đời nầy, làm người sinh ra, có 4 thứ mà ai cũng mong ước mình có được... là hoàn toàn hạnh phúc trong cuộc sống tình cảm, có được mọi người kính trọng, ngưỡng mộ và tiền rừng bạc biển, nhà cao cửa rộng, xe đẹp, đó là TÌNH, TIỀN, QUYỀN, DANH. Trong 4 thứ nầy, bà Mộng Lành đã có được 3 thứ, chỉ còn 1 thứ mà bà Mộng Lành không có được, đó là TÌNH. Nhưng xét cho cùng, bà Mộng Lành cũng là 1 người có được may mắn hơn nhiều người. Huấn ơi! bà Mộng Lành là người mà em phải thọ ơn, em hãy cầu nguyện cho bà và anh Hai của em đã không có Tiền, không có Quyền, không có Danh, nhưng anh Hai đã may mắn không trở thành chồng của bà Mộng Lành, đó là Tình đó Huấn ơi! Xin mầy hãy mừng dùm cho tao. Bà Mộng Lành đã cho tao Tình nhưng tao từ chối không dám nhận, bà Mộng Lành đã cho mầy nhiều Tiền, mầy luôn luôn nhận đầy đủ... Ba Má của tụi mình có tất cả 11 người con với 6 gái và 5 trai. Trong 5 thằng con trai của Ba Má, có 2 thằng, tao là con trưởng, mầy là con út. Tao nghĩ, không biết có đúng không, đây là 2 thằng con trai được nhiều may mắn nhất. Đó là phước đức và hồng ân mà Thượng Đế đã ban cho gia đình mình đó Huấn ơi! Kỳ tới, anh chị Hai qua Mỹ thăm các em, Huấn nhớ đài thọ mua vé máy bay cho anh chị... anh chị Hai có 1 đời sống thật bình thường ở Pháp mà thôi. Cám ơn vợ chồng Huấn trước thật nhiều.

Nguyễn Vũ Huy Phong.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23267
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Hôm nay lúc 12:10pm

 

Bản chất của người Hà nội là như vầy

  Người%20Hà%20Nội%20đón%20Tết:%20Nét%20xưa%20hòa%20lẫn%20nét%20hiện%20đại%20-%20BeRich

     Lời người viết:

     Tôi sinh trưởng và lớn lên ở miền Trung, và có vợ người miền Bắc (Hà Nội). Nỗi ước mơ của tôi là có dịp về thăm quê vợ ở Hà Nội; nhưng tiếc thay đã 38 năm kết hôn với nàng, tôi vẫn chưa đạt được ý nguyện. Nhân có anh bạn thân mới về thăm Hà Nội trở lại Hoa kỳ. Anh có đến thăm tôi, và kể chuyện về thăm Hà Nội. Tôi náo nức nghe anh kể, và trung thực thuật lại không thêm bớt, để hầu bạn đọc.

 

     Anh biết không. Tôi ăn mặc cốt sạch sẽ, thoải mái chứ không phải cho sang trọng, ăn diện bên ngoài khi đi ra phố. Tới Hà Nội, tôi về ngụ tại nhà ông anh ruột tôi, chị dâu tôi người Hà nội. Anh chị tôi có chương trình cho tôi đi thăm viếng Hà Nội ngày hôm sau. Nhưng tôi tranh thủ thời gian, muốn đi loanh quanh gần nhà trước đã. Tắm rửa thay quần áo xong, tôi mượn chiếc xe đạp của đứa cháu đạp lẩn quẩn quanh khu phố gần nhà cho giãn gân cốt, và quan sát quanh đó xem có gì lạ không.

 

     Đi mấy quãng đường, tôi thấy có cái tiệm ăn bên ngoài để nhiều chậu hoa, cây kiểng trông hấp dẫn quá. Tò mò, tôi cẩn thận khóa xe, và bước vào tính kiếm cái gì ăn lót dạ. Một cô có lẽ là nhân viên nhà hàng, mặc áo dài xanh có hoa thêu nơi ngực, đứng cạnh một cậu con trai, mặc đồng phục nhà hàng.

 

     Cả hai nhìn tôi chăm chú từ đầu đến chân, cô gái bước lại gần, mặt cứ vênh lên, cất tiếng hỏi:

     - Bác vào đây tìm ai?

     - Xin lỗi, chứ đây không phải là nhà hàng ăn sao cô?

     - Ờ! Nhà hàng ăn đấy, nhưng bác đi lộn chỗ rồi.

     - Sao lạ vậy?

     - Chúng tôi nghĩ Bác không đủ "tiêu chuẩn để phục vụ".

 

     Trong lòng tôi thấy lạ lắm nhưng cũng cố hỏi để nghe thử cô bé nói gì nữa. Trong bụng tôi nghĩ, không lẽ ở Việt nam hiện nay còn kỳ thị hơn thời nội chiến Nam Bắc ở Mỹ cách đây hơn 200 năm trước sao? Tôi nhỏ nhẹ hỏi:

     - Xin cô vui lòng giải thích: Tại sao tôi lại không đủ tiêu chuẩn để phục vụ?

 

     Cô nhà hàng chưa kịp trả lời thì bên phải cửa phòng xịch mở, một người đàn ông bước ra, tay cầm xấp giấy, mặc bộ vest đen, áo sơ-mi trắng, cổ thắt nơ, để râu mép, chân mang giày da bóng láng; tiến lại chỗ tôi và hất hàm bảo:

     - Nhà hàng nầy chỉ bán cho Việt kiều, khách Ngoại, và cán bộ nhà nước có đặt bàn trước.

     - À! Ra là thế. Không lẽ, tôi nói tôi là Việt kiều đây. Khi không lại xưng danh tánh ra làm gì...

 

     Người Việt trong nước hay người Việt ở nước ngoài cũng là cùng một dân tộc, một màu da, một tiếng nói mà. Sao có sự phân biệt lạ lùng như vậy. Hình như một số người ở Hà nội bây giờ họ quan niệm Việt kiều là phải mập mạp, phương phi, trắng trẻo, bụng to, nhiều đô la, ăn mặc sang trọng, tiêu tiền như quăng qua cửa sổ. Họ đâu có biết rằng ở Mỹ dù làm bất cứ một việc gì đi nữa, một giờ đáng một giờ, và phải làm việc hết sức mình mới mong đạt được kết quả. Dù là người chủ cũng vất vả không thua gì công nhân. Các người trong tiệm nhìn thấy tôi gầy ốm, nước da lại đen, những ngón tay sần sùi, thô kệch, lại ăn mặc quá đơn giản, nếu không muốn nói là lôi thôi, áo bỏ ra ngoài, lè phè, chân mang dép Nhật cho mát, họ không muốn tiếp tôi chăng?

 

     Tôi thấy cũng không thiết ăn uống nữa, nên chào họ rồi lặng lẽ quay lưng ra cửa, tay trái vừa giơ lên vừa kéo cánh cửa để bước ra đường. Tôi loáng thoáng nghe sau lưng tiếng nói trống không; giọng đàn ông còn rất trẻ, có lẽ của cậu đứng gần cô gái lúc nãy: "Nhìn cái "thằng " đó tiền bạc đâu mà đòi vào đây ăn. Ăn rồi nó "lỉnh" ngay đấy. Mình lại phải bận gọi công an. Tụi đó chỉ có ăn khoai thì có! Rõ "phén" cho rồi!".

 

     Tôi xem như không nghe biết gì, và cứ bước ra chỗ để chiếc xe đạp lúc nãy mà trong lòng nghĩ ngợi lung lắm.

 

     Tôi cứ ngỡ là tôi đã đi lạc vào một xứ lạ không phải là quê hương Việt Nam ! Tôi là người Việt nam mà! Dù tôi ở Mỹ đã gần ba mươi năm rồi, nhưng những cử chỉ, những suy nghĩ, những thức ăn uống, những tập tục, tập quán hàng ngày đâu có gì thay đổi mấy trong tôi đâu! Cậu làm việc trong nhà hàng nói câu vừa rồi, gọi tôi bằng "thằng" tuổi tác chắc cũng nhỏ hơn cháu Út nhà tôi (31 tuổi).

 

     Tôi chán ngán bước lại chỗ để chiếc xe đạp lúc nãy tính đạp xe về nhà, không đi nữa, nhưng tôi không thấy chiếc xe đạp đâu, nó không có cánh mà đã bay đi rồi! Tôi nghĩ hay là tôi lầm chỗ, chắc hồi nãy mình để chỗ đằng kia. Tôi vội bước qua chỗ tôi vừa nghĩ thì gặp ngay cô bán gánh trái cây, tuổi chừng 25, 27 đang ngồi trên cái đòn gánh để dưới đất, hai chân xoạc ra, chàng hảng, thoải mái, nếu cô ấy mặc váy thì thấy rõ cái quần lót, may mà cô mặc quần dài; đang móc tiền ra lẩm nhẩm đếm. Tôi bước lại gần, ôn tồn và lễ phép hỏi:

     - Xin lỗi cô. Hồi nãy trước khi vào nhà hàng tôi vừa nói, vừa lấy tay chỉ vô nhà hàng, tôi dựng chiếc xe đạp gần đây. Cô có thấy ai tới lấy không nhỉ?

 

     Cô ngưng đếm, mặt cuống lên, ngẩng nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên như nhìn người từ hành tinh lạ, mắt láy nháy, miệng phát ra câu trả lời nhát gừng, giọng bực tức, đặc sệt, nặng thật khó nghe.

 

     - Rõ hỏi vớ vẩn! Ai ăn không ngồi rồi ra đây ngồi gác xe cho bác phỏng! Xéo đi cho khuất mắt bà.

 

     Tôi ngạc nhiên và nghĩ rằng vì mình thật thà hỏi thẳng, có thể cô ấy hiểu lầm tôi nghi ngờ gì chăng nên cô nổi nóng chóng như vậy. Tôi nói lời xin lỗi và tính quay đi. Cô không đáp lại, và chăm chú tiếp tục đếm bạc, xem như không có tôi còn đứng đấy, mồm nói đay nghiến: "Tiên sư nhà chúng bay! Bà đẻ ra con mà con tính "chum" với bà hả. Tờ nầy hai ngàn mà con cứ cãi với bà là đã trả tờ năm ngàn. Đồ thối. Quỷ có tha thì Ma cũng bắt. Ngày mai sẽ biết tay bà".

 

     Tôi quả thật không hiểu cô đang rủa ai, và nói với ai. Tiếng "Chum" nghĩa là gì! Tôi chán chường lặng lẽ bỏ đi, chậm rãi thả bộ về nhà. Tôi đi lạc vào khu có nhiều cửa hàng bán đồ kỷ niệm cho khách du lịch, và chú ý đến một cửa hàng bên ngoài trang hoàng rất là kiểu cọ, hấp dẫn. Tôi bước vào. Cô bán hàng ăn mặc rất thời trang không thua gì các cô bán hàng son phấn trong các cửa tiệm Macy's, Broadways ở Mỹ. Nét mặt thật đẹp giống như người mẫu hay tài tử xi-nê, tuổi cỡ 19, 20. Thấy tôi, cô vội bước lại, tươi cười, vồn vã hỏi, giọng nói nhẹ nhàng, êm ả, ru ngủ, dịu dàng, ngọt ngào như mía đường Quảng Ngãi.

 

     Cô ta nhỏ nhẹ, thỏ thẻ:

     - Chào anh! Anh cần mua gì để em chọn hộ.

 

     Tôi nghĩ có lẽ mình đã đến tuổi nghễnh ngãng nên nghe lầm chăng hay cô đang hỏi cậu thanh niên nào đang đứng gần đây. Tôi nhìn quanh quất thấy không có ai, biết là cô ta nói với mình nên vờ như không nghe. Tôi cảm thấy vừa ngượng, vừa buồn cười, tuổi mình chỉ còn hai năm nữa là tới tuổi hưu (65). Sao cô ấy gọi mình bằng anh nhỉ? Bộ mình còn trẻ lắm sao! Tôi đâu có nhuộm tóc, tôi vẫn để đầu tóc hoa râm kia mà. Tôi với lấy cái xắc tay đàn bà mân mê, săm soi, tính mua về làm quà cho bà xã Nghiệp. Cô bán hàng thấy vậy bước lại gần hơn, mùi son phấn thơm tho dễ chịu:

     - Kìa anh! nào để em chọn hộ cho.

 

     Cô lăng xăng giới thiệu cái nầy, món kia và cứ bảo tôi mua đi. Cô tính giá hời cho. Cuối cùng cô chọn cho tôi được một cái xắc tay khá đẹp và dẫn tôi đến quầy trả tiền. Cô thu ngân nơi quầy hàng nở nụ cười thật tươi, hỏi han, chào đón như người thân từ thuở nào, lâu năm không gặp. Đột nhiên cô hỏi:

     - Anh trả tiền đô hay tiền nội.

 

     Tôi ngỡ ngàng đáp:

     - Tiền đô! Tôi chưa có thời giờ đổi ra tiền Việt Nam.

     - Được! Tốt lắm! Lần sau anh nhớ ghé lại cửa hàng em nhé! Tôi móc ví trả tiền, và lẩm cẩm thầm nghĩ rằng sao hai cô nầy biết mình là Việt kiều nên mới hỏi mình trả tiền đô hay tiền nội, nhưng sao những người ở nhà hàng ăn lúc nãy không nhận ra mình là Việt kiều nhỉ?

 

     Trả tiền xong, tôi chào hai cô, tay cầm cái xắc tay dợm bước ra ngoài. Cô bán hàng tiễn tôi và nói cho tôi vừa đủ nghe:

     - Cạnh đây có chỗ "Tươi Mát", xin mời anh vào thưởng thức. Chủ là bạn em.

     - Cảm ơn cô. Tôi vừa mới uống nước giải khát xong.

 

     Tôi tiếp tục bước ra ngoài đường liền nghe tiếng cười khúc khích lẫn tiếng nói của cô tính tiền: "Cái lão già ấy "Liễn" rồi. Lão ta còn không biết "Tươi Mát" là gì! Mầy tốn công mời mọc cũng vô ích thôi".

 

     Tôi thật không hiểu nổi, mới vài phút trước đây các cô rất thân mật gọi tôi bằng anh làm tôi ngượng quá, và tỏ ra vui vẻ, săn đón, chỉ có mấy phút sau thôi, họ gọi tôi là lão già, và dùng tiếng lóng làm tôi không hiểu gì cả. Tôi lững thững, lếch thếch hỏi đường thả bộ về nhà, vừa bước tới cửa đã thấy anh chị tôi đứng chờ nơi đó trông vẻ nóng ruột lắm. Chị dâu tôi lo lắng :

     - Tôi biết chú đi lạc rồi. Sao không điện thoại về nhà?

 

     Tôi kể lại hết chuyện đi vào nhà hàng, chuyện mất xe đạp, gặp cô bán trái cây, cô bán hàng và cô thu ngân ở tiệm bán đồ kỷ niệm v..v…

 

     Cả nhà đều cười bò lăn ra, và tôi cũng thắc mắc hỏi anh chị tôi những chữ mà tôi vừa mới nghe được như: "Lỉnh, Phén, Chum, Tươi Mát, Liễn v v…".

 

     Anh tôi giải thích:

     - Bây giờ dân ở đây họ chế ra nhiều tiếng lóng mới lắm. Chú ở ngoại quốc lâu năm nên không rõ đó thôi.

     - Lỉnh là bỏ đi, lén lút đi, lẩn đi (ý muốn nói là ăn giựt không trả tiền bỏ đi)

     - Phén là cút đi, đuổi đi,

     - Chum là lừa gạt hay nói dối.

     - Tươi Mát là chơi gái.

     - Còn Liễn là bất lực, là liệt dương.

 

     Còn thái độ họ đối với chú thì cũng tùy theo đối tượng thôi. Chú tiêu xài đô-la cho thật nhiều, diện đồ cho thật kẻng thì trước mặt họ, chú là Vua đấy. Thôi! Chúng ta vào ăn cơm nói chuyện.

 

     Trong bữa ăn tôi hỏi anh tôi:

     - Hồi còn đi học, em đọc trong sách báo thấy nói, và trong thực tế cũng đã gặp, cũng đã quen những người Hà Nội trước năm 75 ở Sài gòn, và bây giờ ở Mỹ, họ thanh lịch lắm, ăn nói dịu dàng, ngọt ngào, cư xử rất là khả ái, cảm tình. Bạn thân em có vợ người Hà Nội, chị ấy hiền lành, nhu mì, khuôn phép, nói năng dễ nghe lắm khác hẵn những người Hà Nội mà em đã gặp hôm nay ở ngoài phố.

 

     Anh đang vui vẻ, bỗng nét mặt chùng hẵn xuống, đặt đôi đũa xuống bàn, ngẩng mặt nhìn vào khoảng không, đôi mắt xa xăm, giọng buồn buồn anh trả lời:

     - Ấy là những người Hà Nội trước năm 1954 đó chú. Sau Hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954, một số lớn họ đã di cư vào Nam, một số quá vãng hoặc vì sinh kế hay vì lý do gì đó họ đã đi ra khỏi Hà Nội từ lâu rồi. Hà Nội bây giờ chỉ còn lại một số ít người như xưa thôi. Đa số những người Hà Nội giờ đây là từ các tỉnh, các vùng quê về lập nghiệp đó chú ạ. Số còn lại là cán bộ các cấp từ các nơi đổi về.

 

     Anh tôi không nói gì nữa, đứng dậy nói lời xin lỗi mọi người, là đã dùng bữa xong và bước vào nhà trong. Anh tôi đi rồi, chị dâu tôi lên tiếng nói:

     - Biết bao giờ mình có lại được những người Hà Nội năm xưa… chú nhỉ!

 

 

Nguyễn Hữu Thời

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - Hôm nay lúc 12:48pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23267
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Hôm nay lúc 1:38pm

Một Chuyện Rất Việt Nam

candle%20rose%20GIF%20-%20Download%20&%20Share%20on%20PHONEKY

Năm 1994 tình cờ tôi dính vào một chuyện tình của một người đàn bà ở trong nước có người yêu vượt biển định cư tại Nam Cali. Tôi không biết phụ nữ đó bao nhiêu tuổi, xấu đẹp thế nào, giàu hay nghèo, sang hay hèn, Bắc hay Trung hay Nam và Phật giáo hay Thiên Chúa Giáo. Tôi chỉ biết tên người đó là Thanh. Như tôi vừa nói, đây chỉ là sự tình cờ. Hôm ấy, hình như đầu tháng 5, tôi đang trông chiếc máy CNC chạy giữa một cơ xưởng rộng mênh mông, bên hàng trăm chiếc máy khác trong một cơ xưởng tiện, thì một đồng nghiệp người Ba Tây tên là Washington đi tới. Anh ta chìa tay về phía tôi, đưa cho tôi một miếng giấy nhỏ, nói :

– Hello, Nguyễn, tao nghĩ cái thư này viết bằng tiếng Việt Nam của mày. Mày xem có phải không ?

Liếc nhìn miếng giấy trong lúc tôi đón lấy từ tay Washington, tôi đã nhận ra ngay chữ Việt rồi.
Tôi gật đầu và tò mò đọc ngay vì tổng cộng chỉ có ít dòng :

“Gửi người bạn phương xa,

Tôi tên là Thanh, công nhân viên của xí nghiệp may xuất khẩu Thành Công ở số 1955 đường Lê nin, huyện Tân Bình, thành phố ************. Người mà tôi yêu, chồng tôi, tên là Nguyễn Ngọc Luận, tốt nghiệp Đại học Y Khoa Sài Gòn, vượt biên năm 1988, từ đó mất tích luôn. Gần đây gặp một Việt kiều về, tôi hỏi thăm thì người ấy nói ở Mỹ có một bác sĩ tên là Nguyễn Ngọc Luận nhưng không biết địa chỉ. Ai nhận được lá thư này là ân nhân của tôi, xin tìm giúp tôi chồng tôi, người mà tôi thương yêu suốt đời. Ngày đêm tôi chờ đợi tin của ân nhân…

Thanh

Đọc xong thư, tôi mỉm cười hỏi Washington:
– Bạn có thân nhân mới tới Việt Nam du lịch chăng?
– Không? Sao mày hỏi điều đó?
– Vậy chứ từ đâu mà bạn có lá thư này?
Washington thích thú kể:
– À, ngày birthday của tao, vợ tao mua tặng tao chiếc sơ mi. Mở áo ra mặc thử, tao thấy mảnh giấy nào trong túi áo…
Tôi ngạc nhiên :
– Thế nghĩa là sao? Bạn mua phải áo cũ?
– Tao không nghĩ vậy. Theo vợ tao đoán thì có thể là một người thợ may để thư vào chiếc áo này, bắt chước kiểu người ta hay bỏ thư vào chai rồi thả xuống biển xem nó trôi dạt tới tay ai… Nhưng có phải là chữ Việt Nam không ?
– Phải.
– Vậy thì tao không hiểu điều này, mày giải thích cho tao nghe. Label của chiếc áo này là một nhãn hiệu nổi tiếng của Mỹ, đề là may ở Nam Hàn, sao lại có lá thư của người Việt Nam trong túi?
– Giản dị thôi. Tụi Mỹ nó thuê mấy thằng Nam Hàn may cho rẻ. Mấy thằng Nam Hàn lại thuê thợ Việt Nam cho rẻ hơn vì lương công nhân viên Sài gòn chỉ cỡ ba mươi đô la một tháng.
Washington kết luận:
– Câu chuyện thú vị đấy chứ! Mày nói cho tao nghe bức thư viết cái gì.
Tôi lẩm nhẩm:
– Thư của một người đàn bà nhờ kiếm chồng …
Rồi tôi nói cho Washington nghe những điều viết trong thư. Nghe xong, Washington còn hăm hở hơn tôi:
– Nhất định phải giúp bà ta rồi. Mày kiếm cái tên bác sĩ này hẳn không khó, phải không? Và mày có thể viết ngay cho bà ta cái thơ báo tin cho bà ta biết mày, à quên, tao chứ, đã nhận được cái thơ của bà ta. Mày nhớ làm nhá, Chúa sẽ trả ơn mày…
Tôi gật đầu cho Washington vui lòng:
– Ô kê. Tôi có thể cho bạn biết kết quả ngay là tôi đã tìm ra ông chồng của thiếu phụ này rồi. Ông ta có phòng mạch ở Los Angeles và ông ta cũng là một nhà tranh đấu chống cộng rất quyết liệt.
– Ông ta đang hành nghề bác sĩ? Thế tại sao lại không liên lạc với vợ?
– Làm sao tôi biết ? Bạn nên nhớ là mười chín năm qua, dân tộc tôi bất hạnh lắm, chuyện gì cũng có thể xẩy ra cả.
– Thí dụ như ông này đã có vợ mới thì sao?
– Có thể.
– Nếu thế thì thôi, đừng cho người đàn bà này biết.
– Tôi mới nói “có thể” chứ đã chắc chắn đâu. Tại sao không nghĩ tốt hơn là khi ông ta vượt biên rồi thì ở nhà, vợ ông ta bị Việt cộng tịch thu nhà, bắt bà ta đi tù vì tội đồng lõa giúp người vượt biên. Cho nên hai vợ chồng này mất tin tức địa chỉ của nhau. Tưởng tượng hôm nào mình tới nhà ông ta, thấy ông ta sống một mình trong một căn nhà năm trăm ngàn đô la ở Beverly Hills và phòng nào cũng có treo ảnh của người đàn bà tác giả lá thư này…
Washington hồn nhiên reo vui:
– Hay quá! Vậy hôm nào mày đi gặp ông bác sĩ đó, nhớ hú cho tao đi cùng, nhé.

Buổi chiều hôm đó, trên đường tan sở trở về nhà tôi cứ bâng khuâng với lá thư của thiếu phụ tên Thanh có người chồng là bác sĩ Luận. Tới bữa ăn, tôi đem câu chuyện này nói với vợ tôi thì vợ tôi kêu lên:
– Ông ta có vợ rồi mà. Bà này đi chiếc Mercedes trắng, nghe nói bà này giầu lắm, đã nuôi ông này ăn học cho tới khi lấy được bằng tương đương để được hành nghề lại đấy.
Tôi khựng lại, tự nhiên tôi đứng về phía người thiếu phụ tên Thanh:
– Sao em biết?
– Thì thỉnh thoảng đi dự ba cái vụ khiêu vũ gây quỹ đó, người này chỉ chỏ người kia, ai đeo hột soàn mấy ca ra, vuông hay tròn, giá bao nhiêu, mặc áo bốn số hay ba số hay hai số cũng còn biết…
– Em nói gì mà áo bốn số, ba số?
– Tiền. Bốn số là áo mắc tiền, trên một ngàn, ba số là áo bạc trăm còn hai số như em là đồ on sale ở Loehmanns hay Northrom Rack…
Tôi hỏi một câu hơi ngơ ngẩn:
– Như vậy thì làm sao? Có nên gặp cái ông bác sĩ này nữa không?
– Người ta nhờ thì mình làm. Anh bỏ lá thư vào phong bì, dán 29 cent tem, mail đi…
– Không được đâu. Sợ bà vợ ông ta trông coi văn phòng, gặp lá thư này thì ông ta đã không bao giờ được đọc những hàng chữ của vợ ông ta viết, và chẳng những thế, gia đình ông ta còn xào xáo từ nay nữa, đâu có lợi gì.

Tối hôm ấy, tôi ngồi cặm cụi viết thư cho người đàn bà tên Thanh. Dường như đã vài năm nay tôi không viết thư cho ai nên trong lòng dạt dào ý tưởng mà viết không ra chữ. Đời sống xứ Mỹ đã phát sinh ra trong tôi tính lười biếng kỳ cục này. Nhớ lại hồi sống ở quê nhà, gần như ngày nào tôi cũng có ít nhất một phong bì gửi đi vì tôi rất đông bạn bè và gia đình nội ngoại. Ấy là không kể tới hồi còn trẻ, “khi đã yêu thì mơ mộng nhiều”, viết thư cho “nàng” bất kể giờ giấc, ngay cả lúc ngồi trong nhà thờ nghe cha giảng. Nhưng ở Mỹ, mọi việc giao thiệp đều qua đường dây điện thoại. Chẳng hạn bà vợ tôi hễ về đến nhà là y như cái ống điện thoại không dây đã áp dính vô tai, dù làm bếp hay coi ti vi và đôi khi cả lúc vào trong phòng vệ sinh. Ba đứa con tôi cũng không kém, thành ra gia đình tôi chẳng buôn bán gì mà cũng đã có hai đường dây điện thoại, máy chính máy phụ giăng mắc từ phòng này sang phòng kia cứ y như trung tâm hành quân của một tiểu khu ngày xưa. Cái thói quen viết thư mất dần cho đến bây giờ, nhìn hàng chữ trên giấy, tôi thấy vừa xấu lại vừa vô duyên chi lạ. “Phấn đấu” tới hai giờ sáng, tôi mới hoàn thành một lá thư dài khoảng hai chục giòng để gửi về xí nghiệp may xuất khẩu Thống Nhất cho người đàn bà tên Thanh.

Sáng hôm sau, vừa tới sở thì Washington đã chặn hỏi tôi:
– Mày liên lạc với ông bác sĩ kia chưa?
– Để cuối tuần này.
– Mày không có quyền chậm trễ. Mày hãy nhớ tới người đàn bà kia, bà ta giống như thằng cha nào mà tao quên tên rồi, hình như là Robinson thì phải, thằng cha bị đắm tàu dạt vào hoang đảo, hàng ngày ngóng ra ngoài khơi xem có tàu nào tới vớt không sau khi thằng cha này thả xuống biển vài cái chai mang thơ cầu cứu.
– Nhưng mà thì giờ đâu? Hàng ngày phải vô đây từ sáng tới chiều rồi …
– Thì mày gọi điện thoại.

Tôi trả lời cho qua là chưa kiếm ra số điện thoại vì thấy anh chàng Ba Tây này ồn ào qúa khiến tôi nghĩ rằng anh chàng đang giải trí với câu chuyện tình chia cách của một cặp vợ chồng Việt Nam, anh chàng tò mò muốn biết thêm chi tiết để tối về, kể cho vợ nghe và vợ anh ta bốc điện thoại kể cho bạn nghe tùm lum một cách rất khoan khoái. Thấy tôi lạnh nhạt bước tới dàn máy CNC thì Washington nhún vai bỏ đi.

Không ngờ đến lúc nghỉ giải lao, Washington hớn hở trở lại chỗ tôi, đập mạnh vào vai tôi y như khi anh ta thắng cuộc đánh đề football:
– Tao cho mày số điện thoại của ông bác sĩ Luận.
Washington chìa vào mặt tôi mảnh giấy tèm lem vết dầu nhớt, tôi lại ngạc nhiên:
– Làm sao bạn có?
Washington cười hề hề
– Mày ở Mỹ gần chục năm mà dở tệ. Nhắc cái điện thoại lên, gặp con tổng đài, đọc tên thành phố và tên bác sĩ Luận rồi hỏi số điện thoại là một giây nó trả lời mày.
Washington nắm tay tôi lôi đi:
– Bây giờ còn mười phút, mày ra máy điện thoại công cộng này, tao bỏ 25 cent cho mày gọi ông bác sĩ Luận.

Thực sự là tôi không đồng ý cái lối hành động nóng nẩy của Washington, vì không hiểu sao tôi cứ nghĩ anh chàng Ba Tây này làm chỉ vì tò mò, tìm hứng thú cho bản thân anh ta hơn là cho người đàn bà Việt Nam tên Thanh. Nhưng nếu tôi không gọi điện thoại thì anh chàng này sẽ hiểu qua tôi là người Việt thiếu tình cảm, lạnh lùng, không thương ngay cả đồng bào mình. Với lại, tôi biết, nếu tôi không nói chuyện với bác sĩ Luận lúc này thì Washington sẽ nói. Vì thế, tôi đành miễn cưỡng theo Washington tới máy điện thoại. Chính anh chàng to con rềnh rang này bỏ tiền vào máy rồi quay số, chỉ khi nghe tiếng chuông reo rồi mới chuyển máy cho tôi.

Tôi nghe bên kia đầu giây là giọng đàn bà:
– Phòng mạch bác sĩ Luận, tôi nghe.
– Thưa chị, tôi xin được nói chuyện với bác sĩ Luận.
– Xin lỗi, ông muốn lấy hẹn khám bệnh phải không? Ông cho tôi biết tên, số điện thoại để tôi ghi vào sổ cho ông. Ông có medical, bảo hiểm hay trả tiền mặt?
– Thưa không, tôi muốn nói chuyện riêng?
– Thế hả ? Bác sĩ đang bận khám bệnh nhá. Ông cho tôi số điện thoại rồi bác sĩ gọi lại. Mà xin lỗi ông, chuyện riêng là chuyện gì?
– Thưa chị, đã bảo là chuyện riêng mà…
– Không sao, tôi là vợ bác sĩ Luận đây, ông cứ nói…
– Dạ, thưa bà bác sĩ, bà có thể ghi số điện thoại của tôi, nếu bác sĩ muốn thì gọi cho tôi sau..

Tôi xưng tên, đọc số điện thoại xong rồi gác máy. Washington bồn chồn ra mặt, anh chàng muốn tôi kể cho nghe ngay cuộc đối thoại vừa rồi. Khi tôi nói chưa hết thì chợt nghe chuông điện thoại reo, Washington tò mò nhấc lên. Tôi thấy Washington nhìn tôi, nhướng cao đôi lông mày và nghe hắn trả lời:
– Vâng. Đây là sở làm của nó.
– …
– Vâng. Tôi biết nó mới gọi cho phòng mạch.
– …
– Vâng. Nó cho bà số điện thoại ở nhà.
Cúp máy xong, Washington cười:
– Con mẹ này đáo để thật. Nó kiểm soát mày là ai đấy?
Tôi hỏi Washington:
– Sao bà ấy biết được số điện thoại này? Chắc chắn là ban nãy tôi không có nói.
– Mày ngu quá. Ở Mỹ mấy năm rồi? Nó có máy ghi lại những số điện thoại gọi vào văn phòng nó để nếu mày tống tiền thì nó trình FBI, hiểu chưa.

Từ đó, câu chuyện của người đàn bà tên Thanh trở thành một ám ảnh khiến tôi lúc nào cũng bận tâm suy nghĩ. Chắc chắn là bác sĩ Luận giờ đây đã lập gia đình mới. Vậy thì tôi có nên chuyển lá thư của người đàn bà tên Thanh cho ông ta nữa không? Ông ta còn thương yêu còn nhớ người đàn bà tên Thanh đó không?

Nếu ông ta còn yêu bà Thanh thì liệu ông ta sẽ phản ứng thế nào? Và, người đàn bà đang chung sống với ông ta có biết mối tình của ông ta với bà Thanh không?

Nếu ông ta nói dối chưa yêu ai, chưa gọi ai bằng vợ, nay bà ta biết được lá thư này thì gia đình đó sẽ ra sao?

Ông bác sĩ Luận không hề gọi điện thoại lại cho tôi. Tính tò mò đã thúc đẩy tôi vào một buổi sáng cuối tuần lái xe kiếm phòng mạch của bác sĩ Luận. Ông bác sĩ này rất đông khách, hàng chục bệnh nhân dáng điệu mỏi mệt ngồi chân co chân duỗi trước bức tường treo lá cờ vàng ba sọc đỏ và la liệt hình ảnh sinh hoạt của cộng đồng mà tấm hình nào cũng có bác sĩ Luận là vai chính. Thấp thoáng phía sau ô cửa sổ là hai phụ nữ, một người mặt hoa da phấn và một người da dẻ đơn sơ, áo quần giản dị, như thế chỉ nhìn qua cũng biết ngay một người là bà chủ và một người làm công với đồng lương tối thiểu.

Quan sát bà bác sĩ Luận một hồi, tự nhiên tôi thấy người đàn bà này đang hưởng hạnh phúc mà bà ta đã gây dựng nên, nếu như lời vợ tôi nói đúng, là bà ta đã nuôi ông Luận ăn học để lấy lại được giấy phép hành nghề. Thế thì lá thư của người đàn bà tên Thanh chẳng nên để thêm một người khác biết nữa. Tôi sẽ cất giữ lá thư đó làm kỷ niệm hoặc sẽ bôi tên ông bác sĩ rồi gửi lên đại học Yale cho giáo sư Huỳnh Sanh Thông cất vào thư viện Việt Nam.
*

Nhưng ba tuần sau thì tôi nhận được thư của người đàn bà tên Thanh từ Việt Nam gửi sang. Bức thư viết :

Thành phố ************, ngày 25 tháng 6, 1994

Thưa ông Nguyễn,

Tôi là Triệu Thị Thanh, 35 tuổi, vợ của bác sĩ Nguyễn Ngọc Luận, từ nay xin được gọi ông là ân nhân. Tôi không ngờ lá thư của tôi lại tới tay ông, thật là may mắn. Thế thì hẳn phải có trời có phật thật, ông nhỉ.

Tôi đang là công nhân viên xí nghiệp may xuất khẩu Thành Công, làm gia công cho thương gia Nam Triều Tiên. Hàng ngày chúng tôi đóng thùng đưa xuống tàu chở ra nước ngoài hàng chục ngàn cái áo sơ mi đấy. Thế mà cái thơ tôi bỏ vội vào túi một chiếc áo, lại tới ông mới là đặc biệt, ông nhỉ.

Bây giờ, tôi kể cho ông nghe câu chuyện của tôi nhé. Tôi là gái Hà nội đấy. Hồi Mỹ đánh bom Hà nội 12 ngày, tôi mới có 13 tuổi, đã phải chạy tản cư lên Sơn Tây đấy. Thế rồi năm 1975, giải phóng được miền Nam, bố tôi vào trong đó tiếp quản. Thấy Sài gòn dễ sống hơn Hà nội, bố tôi đưa cả nhà vào. Tôi trở thành nữ sinh trường Nguyễn Thị Minh Khai. Tốt nghiệp Trung học Phổ thông cấp 2 xong, bố tôi đưa tôi vào làm công an.

Năm 1980, có một ngụy quân được trại cải tạo tạm tha, giao về cho phường quản lý, đến công an phường trình diện. Tên anh ta là Nguyễn Ngọc Luận, đại úy quân y trong quân đội ngụy. Tôi là người quản lý hồ sơ những người bị quản chế, chưa có quyền công dân nên anh Nguyễn Ngọc Luận phải trình diện tôi và làm việc với tôi.

Thoạt đầu, tôi thấy anh ta cũng như những ngụy quân ngụy quyền khác thôi. Tôi giao cho anh ta nhiệm vụ theo dõi các hoạt động phản động chống cách mạng trong khu phố, phải báo cáo với tôi những dấu hiệu khả nghi như người lạ mặt tới lui và phải gặp tôi làm việc một tuần ba lần vào thứ hai thứ tư và thứ sáu. Theo hồ sơ khai báo của anh ta thì trong lúc anh ta đi cải tạo, vợ anh ta đã đi lấy chồng khác, là một cán bộ ngành Hải quan. Hai đứa con anh ta được người chị gái ở kinh tế mới Gia Ray nuôi.

Một hôm, anh ta tới gặp tôi, xin tôi cấp giấy phép di chuyển để đi thăm con. Tôi trả lời là theo nguyên tắc thì khi còn quản chế, anh ta không được ra khỏi khu vực. Thế là anh ta khóc ngay trước mặt tôi, nói là nhớ con vì mới nhận được thư của người chị gởi về nói là đứa con nhỏ của anh trong lúc làm rẫy đã bị bọ cạp cắn. Tôi nói với anh ta là sao không đưa hai đứa con về đây thì anh ta trả lời là anh ta không có công ăn việc làm nên không nuôi con nổi. Tôi hỏi thế sao anh ta không đi kinh tế mới với con anh ta thì anh ta nói anh ta là bác sĩ, nếu đi kinh tế mới thì chỉ là nông dân thôi, còn nếu ở lại thành phố, hết thời gian quản chế, có thể xin phép cách mạng mở phòng mạch, chừng đó sẽ đưa con về.

Thấy hoàn cảnh anh ta rất tội nghiệp, tôi đã cấp giấy đi đường cho anh ta. Khi trao tờ giấy, tôi nói : “Thông cảm hoàn cảnh của anh nên tôi đã làm sai nguyên tắc đây. Mong anh trở về đúng hạn, nếu không thì tôi bị kỷ luật”. Anh Nguyễn Ngọc Luận đã xúc động tới mức khi anh nhận tờ giấy phép trên tay tôi, anh đã nắm cả bàn tay tôi. Và, chính lúc bất ngờ bị anh ấy nắm tay, tôi cũng đã chợt thấy toàn thân tôi như bị luồng điện giật, ông ạ.

Thế nên trong một tuần lễ anh Luận đi xa, tôi là người duy nhất mong đợi anh ấy trở về. Không phải chỉ vì tôi sợ anh ấy đi mất luôn khiến tôi bị kỷ luật đâu, tôi còn thấy một điều khác, đó là sự vắng vẻ, sự thiếu thốn kỳ lạ lắm. Chắc tôi không nói thì ông cũng biết, tôi đã có cảm tình với anh Luận rồi, phải không?

Đúng bảy ngày sau, anh Luận tới trụ sở công an phường trình diện tôi, tôi mừng không thể tả, khiến mấy bạn tôi phát hiện được tình cảm của tôi. Họ bắt tôi kiểm điểm. Họ mách với bố tôi là tôi yêu một tên ngụy. Bố tôi giận lắm, chửi mắng tôi là mất tác phong cách mạng. Chẳng ngờ lòng tôi như giòng nước, gặp vách núi chặn thì thành thác đổ. Tôi đã ngã vào vòng tay anh Luận. Lúc đó thì tôi không cần gì nữa. Tôi chấp nhận mất tất cả để được tình yêu của anh Luận. Bố mẹ tôi từ tôi, đảng sa thải tôi, tôi bị khai trừ khỏi công an vì tôi không nhận lệnh di chuyển về Hải Dương. Tôi trở thành thợ may và buôn bán linh tinh để nuôi anh Luận.

Để trả thù tôi, công an đã không trả quyền công dân cho anh Luận sau một năm quản chế. Chúng tôi xin di chuyển đi nơi khác, công an không chứng giấy. Hy vọng được mở phòng khám bệnh của anh Luận coi như hết, anh buồn lắm. Anh xin vào làm ở một xưởng đóng bàn ghế với chân đánh vẹc ni. Nhiều đêm thấy anh không ngủ, cứ nằm hút thuốc, tôi nghĩ vì tôi mà anh ấy khổ. Giá như tôi không lấy anh ấy thì sau một năm quản chế, anh ấy được trả quyền công dân và mở phòng khám bệnh, có tiền thì mang hai con anh ấy về cha con sống chung. Nay chỉ vì có tôi mà anh Luận bí đường tắc lối.

Cuộc sống điêu đứng như thế cứ ngày qua ngày, cuối cùng, vì yêu anh Luận nên tôi điều đình với bố tôi là tôi chấp nhận về Bắc với điều kiện anh Luận được trả quyền công dân và được giấy phép mở phòng khám bệnh. Bố tôi đồng ý. Tôi không cho chồng tôi biết chuyện này, một mình tôi, tôi lén chuẩn bị cho chồng tôi những thứ cần thiết, phần tôi, tôi chỉ có một cái túi xách tay với hai bộ quần áo của tôi, một bộ quần áo của chồng tôi mà tôi sẽ không bao giờ giặt để giữ lại chút hơi ngàn đời tôi thương mến, và một tấm hình mà tôi và anh Luận chụp chung, để trở về Bắc.

Đến ngày phải xa chồng vĩnh viễn, tôi cố cầm nước mắt, làm tiết canh vịt cho chồng tôi ăn, mua bia ngoại cho chồng tôi uống và ở với chồng tôi lần chót.

Chẳng ngờ khi ân ái, tôi đã không còn giữ nổi nữa, tôi òa khóc. Chồng tôi kinh ngạc ôm lấy tôi, an ủi tôi, hỏi tôi chuyện gì. Tôi vừa khóc vừa kể cho chồng tôi rồi bảo chồng tôi đã đến giờ ra bến xe hỏa rồi, để tôi đi kẻo trễ chuyến tàu Thống Nhất. Nhưng chồng tôi không buông tôi ra. Anh ấy bảo : “Anh không cần quyền công dân. Anh không cần phòng mạch. Anh cần em. Không, em không đi đâu hết”.

Hai vợ chồng tôi lại tiếp tục sống cảnh “một mái nhà tranh hai trái tim vàng” ở trong con hẻm đường Minh Mạng, phường Minh Mạng, quận 10. Thêm một năm rồi hai năm, đảng vẫn tiếp tục hành hạ chồng tôi và lần này ra tay trừng phạt bằng lệnh đuổi vợ chồng tôi đi Kinh tế mới Kà tum ở Tây Ninh.

Chúng tôi rời thành phố một cách bình thản, có lẽ chồng tôi không thể còn chuyện gì để xúc động hơn, để làm cho anh ấy buồn hơn nữa. Anh ấy nói với tôi :

“Nghĩ cho cùng thì cái xã hội này cũng chẳng có gì đáng tiếc nếu phải chết. Và nếu chết mà hai chúng mình có nhau thì chết còn vui hơn sống”.

Khu kinh tế mới Kà Tum nằm sát biên giới Miên Việt. Tôi nghe những người ở đây nói rằng Kà Tum cũng là nơi dừng chân của bọn buôn lậu, bọn đưa người vượt biên sang Thái Lan. Quả thật, ít tháng sau, chúng tôi gặp một toán bộ đội đưa khoảng hai chục người từ thành phố Hồ Chí Minh lên, chuẩn bị quần áo Miên để qua biên giới. Chuyến ấy đi xong, vài ba tuần sau lại có chuyến khác. Nhìn người ta đi, chồng tôi thở dài ao ước : “Giá mình có vàng, em nhỉ, vợ chồng mình xin họ cho đi. Sang tới Thái Lan, anh sẽ được Mỹ nhận ngay. Khi đó mình mới hết khổ”.

Thấy chồng tôi muốn thì tôi làm. Tôi dò hỏi toán vượt biên, được biết mỗi đầu người phải đóng hai lượng vàng mà gia tài chúng tôi chỉ có hai chiếc nhẫn cưới mà anh Luận và tôi mua của một người bán vàng rồi đeo vào tay nhau ở ngoài vỉa hè để kỷ niệm, để tôi được hãnh diện là đã có chồng. Tôi bèn ngỏ lời với anh Luận cho tôi về thành phố một chuyến. Và tôi đã xin, đã mượn, đã vay của bạn bè, em tôi, anh tôi, chị tôi, cô tôi, đồng chí cũ của tôi, được đúng hai lượng vàng mang lên Kà Tum cho chồng tôi. Chồng tôi hỏi : “Em tính thế nào ?”. Tôi trả lời : “Em lo vàng cho anh vượt biên mà”. Chồng tôi nói : “Còn em ?”. Tôi lại cố giữ bình tĩnh : “Em đâu dám đi. Anh không thấy người ta nói các phụ nữ vượt biên qua đất Miên là khi thì bị Khmer Đỏ hiếp, khi thì bị lính Hun Sen hiếp. Thôi, anh cứ đi mình, rồi sau này lo cho em sang với anh”.

Chồng tôi đã nhập được vào nhóm người vượt biên giới đi tìm tự do sau khi tôi cài vào túi áo chồng tôi chiếc kim băng để giữ khỏi rớt tất cả những đồng bạc mà tôi có, và địa chỉ của một người bạn thân ở thành phố ************ để mai sau anh ấy gửi thư về. Tôi chỉ giữ lại cho tôi duy nhất một chiếc nhẫn một chỉ trên ngón tay để tôi nhớ về anh Luận, người mà tôi thương yêu suốt đời.

Nhưng tôi mất tin chồng tôi từ đó. Không biết anh ấy có thoát tới Thái Lan hay bị hại giữa những làn đạn của bọn Miên bắn giết nhau ? Tôi đã dò hỏi, tìm kiếm mọi nơi mọi cách mà vẫn không thấy chút tin nào của chồng tôi. Tôi chỉ mong anh ấy sống thôi.

Một hôm, ngồi xếp những chiếc áo sơ mi vào thùng sau khi kiểm phẩm xong để xuất khẩu, tự nhiên tôi có ý nghĩ, tại sao không gửi một lá thư vào một trong những chiếc áo này, biết đâu nếu qủa thực có ông Trời thì chồng tôi sẽ mua trúng cái áo đó ? Không ngờ lá thư lại tới tay ông cũng là may cho tôi, chứ nếu chiếc áo đó bán ở nước khác như Nam Triều Tiên, Nhật Bản thì tôi sẽ chẳng bao giờ được cái hy vọng qua ông rồi tôi sẽ nhận được tin về chồng tôi…

Bây giờ tôi là người rất tin rằng có ông Trời đấy, ông ạ. Một lần nữa, tôi xin gọi ông là ân nhân, và mong ông giúp tôi tìm gặp anh Nguyễn Ngọc Luận, cho anh ấy địa chỉ của tôi để anh ấy làm hồ sơ đoàn tụ cho tôi ngay.

Kính thư
Triệu Thị Thanh

Lá thư càng làm tôi lẩn quẩn hơn về câu chuyện tình của chị Triệu Thị Thanh. Tôi nghĩ mọi suy đóan của tôi đều có thể chủ quan và sai. Điều tốt nhất là tôi phải gặp bác sĩ Luận một lần. Vả lại, thông báo cho ông ta là trách nhiệm của tôi mà chị Thanh đã hết lòng nhờ cậy.

Quyết định như thế nên vào một sáng thứ bẩy, tôi đóng vai người bệnh tới phòng mạch bác sĩ Luận. Sau khi làm phiếu, đóng tiền mặt bốn mươi đô la xong, tôi ngồi chờ khoảng nửa giờ thì được y tá gọi đi cân đo trước khi gặp bác sĩ.

Ông bác sĩ là người trắng trẻo, nét mặt rất nhân ái, đôi mắt nhiệt tình và đôi môi lúc nào cũng như cười. Tôi nằm trên giường, quan sát ông ngồi đọc hồ sơ của tôi, tôi nghĩ, không biết trong cái đầu kia có còn chút hình ảnh nào của chị Thanh, của những ngày gian khổ ở Kà tum không ? Nếu tôi không đọc thơ chị Thanh, làm sao tôi biết con người này đã từng trải qua biết bao ngày tháng đắng cay, đã có ít nhất ba người đàn bà trong đời, và không hiểu hai đứa con ông ở khu Kinh tế mới Gia Ray đã được ông bảo lãnh sang đây chưa ?

Tôi chợt nghe bác sĩ Luận hỏi tôi :
– Chào anh, anh đau gì ?
Tôi nhìn quanh, thấy cô y tá đứng khá xa, mới nói nhỏ:
– Tôi có bệnh kín muốn nhờ bác sĩ xem. Ông có thể khép cửa, đừng cho y tá hay bà nhà vô được không?
Bác sĩ Luận gật đầu ngay:
– Được, được…
Chờ cánh cửa khép xong, tôi mới nói :
– Bác sĩ có còn nhớ một người đàn bà tên là Triệu Thị Thanh?

Lập tức ông ta như bị điện giật. Đôi mắt ông ta hớt hải liếc nhanh ra phía cửa, miệng lúng búng như muốn nói mà lại như không nói được. Tôi thì thầm tiếp:
– Bà Thanh có gửi cho tôi một lá thư để nhờ chuyển cho bác sĩ. Tôi xin giao lại cho bác sĩ…

Bác sĩ Luận run run đón nhận lá thư, miệng vẫn không nói một câu nào. Tôi không biết ông ta nghĩ gì? Xúc động vì bất ngờ được tin người vợ cũ đã lạc nhau?

Hay lo sợ bà vợ mới chợt đẩy cửa vào bắt gặp lá thư của chị Thanh? Nhìn mặt ông ta tái nhợt như người bị cảm, trán lại nhơm nhớp mồ hôi, tôi hơi khôi hài nghĩ rằng giờ này ông ta chính là kẻ phải leo lên nằm trên cái giường này và tôi chẩn mạch cho ông ta mới đúng.

*
Bẵng đi khoảng ba tuần lễ, vào chiều chủ nhật, vợ con tôi chở nhau đi shopping, tôi ở nhà coi đánh bốc. Hồi ở Việt Nam tôi rất ghét môn này vì thấy nó chả có vẻ thể thao chút nào, tàn bạo là khác. Thể thao là cách thể hiện ba tiêu chuẩn cao hơn, nhanh hơn, xa hơn, đằng này đánh đấm nát mặt nhau, nói theo thời thượng là “vi phạm nhân quyền” quá. Chính phủ Tân Gia Ba mới chỉ dùng roi đét vào đít một thanh niên Mỹ mà thế giới làm ồn lên, chỉ trích hình phạt này là dã man, thế mà công khai đánh tét mắt tét môi nhau công khai thì được ti vi trực tiếp truyền hình và càng thấy máu đổ càng ăn khách, càng cho là nghệ thuật.

Nhưng từ khi sang sống ở Mỹ, tự nhiên tôi lại thích xem đánh bốc. Tôi chưa tìm hiểu tại sao tôi thay đổi cách giải trí, có phải ở bầu thì tròn ở ống thì dài, tôi đã ảnh hưởng nhân sinh quan người Mỹ, hay thực tế chỉ là bây giờ tôi gìa yếu thì tôi thích vay mượn sức mạnh của kẻ khác?

Tôi đang ngồi xem hai ông võ sĩ đấm nhau thì điện thoại reo. Bên kia đầu giây là người mà tôi vẫn có ý chờ, đó là bác sĩ Luận. Ông chào tôi xong rồi nói :
– Tôi rất cảm ơn anh đã chuyển cho tôi thơ của Thanh…
– Không có chi. Chị ấy nhờ thì tôi làm.
– Nhưng cũng bởi vì mình có duyên với nhau chứ.
Tôi thăm dò :
– Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Tôi mong bác sĩ không phiền tôi.
– Ồ, ồ, không bao giờ. Tôi đề nghị mình gọi nhau thân mật hơn, bỏ cái danh xưng bác sĩ đi, tôi đang gọi anh là anh mà. Hôm nào anh có thể đi ăn với tôi một bữa không?
– Dạ, thế thì còn gì bằng.
Bác sĩ Luận hỏi ngay:
– Tối nay anh có rảnh không?
– Cũng được.

Bác sĩ Luận hẹn tôi tới quán The Amb***ador tại Pasadena, một quán ăn nổi tiếng với đầu bếp Thụy Điển lúc bẩy giờ rưỡi tối. Khi gặp nhau, ông bắt tay tôi rất thân mật và vào đề ngay:
– Tôi biết ơn anh đã nhận lời dù tôi mời anh quá đột ngột.
Tôi pha trò:
– Nếu thế thì tôi cũng cám ơn anh vì tôi rất thích ăn ngon, với lại tôi cũng thích nghe chuyện lạ…
Bác sĩ Luận vui vẻ:
– Anh biết tại sao tôi mời anh ngay tối nay không?
– Vì bà nhà mắc bận?
– Anh thông minh qúa. Tại tôi có buổi họp về công việc làm ăn với tụi Mỹ, nhưng tôi không ăn với chúng nó mà gọi điện thoại mời anh. Vâng, thường thì tôi khó có dịp đi một mình, bà ấy đeo quá.
Tôi thành thật nói:
– Sau khi đóng bốn mươi đô la để được gặp anh, trao thư của chị Thanh cho anh, mà hai ba tuần sau không nghe anh điện thoại, thú thực tôi hơi thất vọng.
– Anh không hiểu, xin lỗi anh không hiểu. Ngay lúc anh vừa ra khỏi phòng mạch là nhà tôi lột mất mấy cái thư đó ngay.
– Sao bà biết?
– Tại tôi không dấu được tình cảm. Nhìn mặt tôi bà ấy sinh nghi, chặn hỏi tôi. Tôi vội dấu thư của Thanh vào thùng rác mà bà ấy cũng khám phá ra.
– Như vậy là anh không còn yêu chị Thanh?
– Yêu chứ. Nhưng mà anh cũng hiểu, mình đâu có giải quyết được gì.

Tôi hỏi :
– Vậy là anh chưa được đọc thơ chị Thanh?
– Chưa. Bà ấy đốt ngay trước mắt tôi.
Tôi cười:
– Không sao, nếu anh muốn thì tôi sẽ cho anh bản khác, vì tôi có photo giữ kỷ niệm.

Chẳng ngờ khi nghe tôi nói thế, bác sĩ Luận năn nỉ cho ông ta được đọc ngay. Thấy lòng thiết tha của ông ta, tôi không thể từ chối, rốt cuộc hai chúng tôi rời quán ăn, lên xe về nhà tôi. Ngồi trên xe, tôi kể sơ sơ cho Luận nghe đầu đuôi câu chuyện một cách vô tư mà không kết luận vì chưa biết tình cảm của Luận thế nào ngoài tính sợ vợ quá đáng của ông ta. Luận nói:
– Người chứ đâu phải chó mà quên được mối tình chung thủy như Thanh đối với tôi, anh? Lúc gần bà Hoan, tên bà vợ tôi bây giờ, thành thật mà nói với anh là chẳng có ai nói yêu ai cả. Cảnh đàn ông đàn bà sáp vô nhau là chơi thôi. Không ngờ bà ấy chịu tôi, giúp tôi tiền bạc học lại và có với tôi đứa con. Anh biết không, tôi đã từng mua vé du lịch Việt Nam để tìm kiếm Thanh …
– Tôi nghe nói anh là Chủ tịch Ủy ban chống du lịch Việt nam mà lại về du lịch Việt Nam?
– Vâng. Tình cảm con người mà anh. Mình về nước đâu có nghĩa là mình theo Việt cộng.
– Thế tại sao anh chống?
– Bà vợ tôi đó. Bà đẩy tôi tới cái thế chống du lịch Việt Nam để cắt đường về của tôi mà. Hễ chỗ nào biểu tình chống du lịch là bà ấy chở tôi tới, bà ấy ủng hộ ban tổ chức ít tiền, bà ấy bảo tôi cầm cái bảng “Du lịch Việt Nam là cộng sản” để cho mấy tờ báo có chạy quảng cáo phòng mạch tôi chụp hình rồi đăng lên…
Tự nhiên tôi nói với Luận:
– Thôi, theo tôi thì anh chẳng nên đọc thư của chị Thanh làm gì.
Luận kêu lên nhè nhẹ :
– Không ! Anh cứ cho tôi mấy lá thư của Thanh đi. Ban này tôi đã nói với anh là tôi đâu phải là chó mà quên được tình yêu của Thanh. Nhưng anh hiểu cho tôi mà, hoàn cảnh này tôi làm gì được cho Thanh chứ?

*

Ngày 10 tháng 8, 1994, tôi viết cho chị Triệu Thị Thanh một lá thư và kèm một phiếu gửi tiền về cho chị hai ngàn đô la tiền của bác sĩ Luận nhưng nói là tiền của tôi. Đầu tháng 9, tôi nhận được thư của chị Thanh. Chị viết:

Thành phố ************, ngày 28 tháng 8, 1994

Ông Nguyễn kính mến,

Thưa ông, tôi đã nhận được thư và số tiền hai ngàn US đô của ông gửi về. Trong thư ông cho tôi nhiều lời khuyên, an ủi tôi nên quên người chồng mà tôi yêu thương nhất đời là anh Nguyễn Ngọc Luận. Nhưng, thưa ông, lá thư của ông khiến tôi không thể quên chồng tôi mà còn làm niềm tin trong tim tôi sống lại mãnh liệt hơn.

Ông biết sao không, ông Nguyễn? Bởi vì ông với tôi là hai người xa lạ, vì vậy dù là triệu phú ông cũng không dễ dàng gửi tặng tôi khơi khơi hai ngàn US đô. Tôi chắc chắn rằng tiền này là của anh Luận. Ông đã gặp anh Luận mà vì một lý do gì ông không tiện nói cho tôi biết mà thôi.

Vậy, để tìm hiểu sự thực, tôi sẽ dùng tiền này và tiền tôi dành dụm được đem đăng ký với công ty du lịch Bến Thành theo đoàn thương mại thành phố sang triển lãm công nghệ ở Los Angeles vào tháng 10, 1994. Theo báo đăng quảng cáo thì mỗi người tham dự phải đóng bốn ngàn tám trăm đô la, bao gồm tiền máy bay đi và về, tiền khách sạn và ăn ở hai tuần, được đi chơi DisneyLand, Las Vegas, sở thú San Diego và Hoa Thịnh Đốn.

Để hồ sơ được thông qua nhanh, tôi sẽ đăng ký là công nhân viên xí nghiệp may xuất khẩu Thành Công. Tôi rất mong được gặp ông trong dịp này. Ông cứ tới cửa hàng của xí nghiệp Thành Công trong khu triển lãm là thấy tôi. Hoặc ông gửi về cho tôi sớm số điện thoại của ông, khi nào tới Los Angeles, tôi sẽ gọi cho ông hay.

Kính thư
Triệu Thị Thanh


Đọc xong thư tôi không khỏi khen thầm là người đàn bà quả nhiên thường có giác quan thứ sáu. Lá thư của chị Thanh lại khiến tôi cứ lẩn quẩn suy nghĩ, chiếm thì giờ của tôi còn nhiều hơn thì giờ tôi dành cho chiếc máy CNC.

Tôi tìm cách thông báo tin này cho bác sĩ Luận vì chỉ còn có ba tuần là chị Thanh đã có mặt ở Mỹ. Đã hai lần tôi điện thoại tới phòng mạch của Luận đều gặp người nghe là vợ ông ta. Và như lần trước, sau khi tôi cúp máy thì bà vợ ông ta gọi lại để kiểm soát. Tới cuối tuần, tôi đọc báo Việt ngữ, thấy tin cộng đồng sẽ họp vào chiều chủ nhật ở Little Saigon để thành lập ban tổ chức biểu tình chống phái đoàn của Việt cộng tới Los Angeles chiêu dụ đầu tư, tìm cách đi với Mỹ để dùng Mỹ chống áp lực của Tầu đang lấn chiếm quần đảo Trường Sa. Tôi nghĩ thế nào bác sĩ Luận cũng có mặt ở buổi họp này nên tôi trở thành người hưởng ứng cuộc biểu tình, hiện diện tại đó.

Quả nhiên, bác sĩ Luận đang ngồi cùng với hai vị nũa chủ tọa buổi họp với khoảng năm sáu chục mái đầu bạc nhiều hoặc bạc ít. Nhiều ý kiến phát biểu chém đinh chặt sắt hô hào phải bằng mọi cách phá tan kế hoạch chiêu dụ tư bản Mỹ tới đầu tư ở Việt Nam, bảo bọn tư bản này hãy tới Trung cộng hay Phi Luật Tân mà làm ăn, đừng có mà tiếp tay Việt cộng. Khoảng một giờ trôi qua thì bác sĩ Luận đề nghị nghĩ giải lao trước khi đúc kết bản tuyên cáo chống phái đoàn giao thương của cộng sản Hà nội.

Bác sĩ Luận nheo mắt cười với tôi rồi tới gần, nói nhỏ, giọng hồi hộp:
– Chắc có tin của Thanh phải không, anh ?
– Giỏi. Không lẽ thần giao cách cảm nhỉ ?
– Tại anh đâu có phải là khuôn mặt của những buổi họp này? Sự xuất hiện của anh là phải có chuyện đặc biệt cho tôi, tức chỉ là chuyện của Thanh.
– Vâng, tôi nói ngay kẻo và vợ anh bà ấy để ý rồi khổ cho anh. Chị Thanh mới gửi thư cho tôi đây này. Chị ấy nói sẽ theo phái đoàn thương mại Việt cộng sang dự triển lãm hội chợ tháng 9 tới. Chị ấy làm việc trong gian hàng may xuất khẩu Thành Công.
Quả là bác sĩ Luận không chờ đợi một tin tức như thế. Mặt ông ngẩn ngơ đến tội nghiệp. Tôi dúi vào tay Luận lá thư của chị Thanh:
– Anh cầm lấy thư của chị ấy để biết là số tiền anh nhờ, tôi đã gửi tới tay chị Thanh.

*

Gần đến ngày có cuộc triển lãm hội chợ thương mại của cộng sản Việt nam, các cơ quan truyền thông của cộng đồng người Việt đồng loạt đả kích rất dữ dội. Tuyệt nhiên không thấy ý kiến nào ngược lại được phát biểu trong vùng này. Phần tôi, câu chuyện của chị Thanh cũng bắt tôi cứ phải nghĩ tới cái hội chợ đó một cách dai dẳng. Người đàn bà vì tình yêu đã tìm mọi cách sang Los Angeles, đã hẹn gặp tôi mà chả lẽ tôi không tới. Mà tới thì sẽ có khối người chửi tôi là thân cộng, là trở cờ đón gió, là đủ mọi thứ xấu xa tội lỗi.

 
Đỗ Tiến Đức

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 143
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.773 seconds.