Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ | |
<< phần trước Trang of 143 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23258 |
Gởi ngày: 15/Jan/2025 lúc 8:31am |
Bức Tường BerlinHình 1: chụp hàng tường ngoài. Mặt quay về phía Tây Đức. Hình 2: chụp trong vùng cấm địa (bãi cỏ) nhìn vô hàng tường trong. Nhìn về phía Đông Đức. Một địa danh nghe từ lúc còn đi học. Chỉ học sơ sơ ngắn gọn trong 1 bài học nhỏ. Khi lớn lên, lúc căng thẳng chính trị tại Châu Âu, thỉnh thoảng có nghe phớt qua tin tức. Chỉ nghe & hiểu đơn giản về 1 bức tường ngăn chia Thành Phố Berlin ra 2 lãnh thổ. Một bên Tây, chịu ảnh hưởng của Mỹ & Tây Phương. Một bên Đông, dưới sự kiểm soát của Cộng Sản. Bức Tường do ý tưởng của Cộng Sản Đông Đức; xây dựng năm 1961 chỉ vì 1 lý do duy nhất - cấm người dân nước mình (Đông Đức) bỏ chạy sang phía Tây. style="background: white; mso-margin-top-alt: auto; text-align: justify;">Trước 1961, tình trạng bỏ trốn, bỏ đất
nước tìm tự do bên phía Tây xảy ra mỗi năm tăng thêm với tỷ lệ cao. Mà số người
bỏ trốn gần như toàn những người có bằng cấp chuyên môn. Chỉ đến mốc 1961, tổng số người Đông Đức bỏ trốn hơn 4 triệu người. Một mất mát rất lớn, ảnh hưởng đến phát triển đất nước, Đông Đức không có ý tưởng nào khác, chỉ biết nghĩ ra cách chặn lại bằng xây lên 1 bức tường bao quanh Đông Đức. Nếu chưa thấy bức tường tận mắt, cũng nghĩ đơn giản chỉ là 1 bức tường cao, để không leo lên được, hoặc chui qua được. Thật ra Bức Tường khá phức tạp. style="background: white; mso-margin-top-alt: auto; text-align: justify;">Tường xây bằng 2 hàng tường. Hàng tường
bên ngoài chạy ráp ranh sát với vạch biên giới với Tây Berlin. Hàng tường bên
trong xây bên trong lãnh thổ Đông Đức và cách Hàng tường bên ngoài chừng 300 -
400m. Mường tượng giống hình vành khuyên, hình có 2 vòng tròn lớn & nhỏ. Theo chiều dài bức tường, cứ 1 khoảng, thì lại có trụ cao của công an kiểm soát. Khoảng cách 300-400m là 1 bãi đất trống - tạm gọi là vùng cấm địa. Đây là ý tưởng ác độc của Cộng Sản. Khi người ta tìm cách bỏ trốn, bắt đầu họ sẽ vượt qua hàng tường bên trong. Nếu thoát được hàng tường này, Họ sẽ phải chạy 300-400m trong khoảng đất trống đến hàng tường bên ngoài để vượt tiếp. Từ trụ cao, các công an sẽ dể thấy, định vị được người bỏ trốn, để thanh toán dứt điểm ngay tại khoảng đất trống này. Những tấm hình được chụp tại Berlin Wall Memorial ( cách Cổng Thành Brandenburg chừng 1-2 miles) Tại đây vẫn còn nguyên vẹn 1 đoạn Tường, chưa sập. Mọi người được đến gần, chạm vào Tường. Được vào luôn khoảng đất trống (là bãi cỏ). Tôi đoán độ cao của Tường chừng 14 feet (gần 5m). Dày chừng 1 feet (1/3m) - nguyên liệu xây dựng là bê tông cốt thép & sắt. Cứ cách 1 feet thì có 1 trụ sắt. Những hình vẽ trên 2 mặt Tường, dể hiểu rằng mặt quay qua phía Phương Tây có những nét vẽ từ trước khi Tường sập. Còn mặt quay vô phía trong là những nét vẽ sau này, khi Tường đã sập. Phải chi Đông Đức có 1 ý tưởng hay hơn ý tưởng xây Bức Tường, thì người dân đâu phải chịu đựng suốt hơn 30 năm. Phải chi Đông Đức quý & tôn trọng tự do của dân lành, biết quý & bảo vệ sinh mạng của họ, hơn là thù hằn, phân biệt với những người có suy nghĩ trái ngược với người có quyền. Cho dù sắt thép bê tông có cứng & chắc cỡ nào, thời gian chờ đợi bao lâu, thì cơn thèm khát tự do theo luật tự nhiên vẫn đập đổ được. Nhưng tự do của người Đức đã trả 1 giá quá đắt. Đi dạo quanh & chụp hình sát bên Tường, trời lạnh 35F, nghĩ về 1 nước Đức từng chia cắt, 2 chính phủ hận thù nhau, vậy mà đã thống nhất & cùng nhau cho đất nước. Và biết chắc, Cô lập & ích kỷ không thể phát triển được 1 đất nước. (*) Hình 1: chụp hàng tường ngoài. Mặt quay về phía Tây Đức. (*) Hình 2: chụp trong vùng cấm địa (bãi cỏ) nhìn vô hàng tường trong. Nhìn về phía Đông Đức. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2025 lúc 8:34am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23258 |
Gởi ngày: 18/Jan/2025 lúc 1:20pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23258 |
Gởi ngày: 20/Jan/2025 lúc 8:41am |
Người Khiêm TốnTrở thành người khiêm nhường, không nhất thiết phải che giấu hết các tài năng, không cần phải giả vờ ngu dốt, không buộc phải sống trong một căn nhà nhỏ hẹp cũ kỹ, ăn mặc rách nát. Cũng không cần phải lúc nào cũng cúi đầu “vâng vâng, dạ dạ,” đi đứng khom lưng, vẻ mặt đăm chiêu như đang chìm sâu vào miền vô cực nào đấy. Cũng không nhất thiết phải đi tu, đến nhà thờ, đi lễ chùa, quỳ gối chắp tay thành khẩn, làm biết bao việc hãm mình khổ chế, không ăn ngon mặc đẹp, không đi dự tiệc sang, không dám tiêu xài. Cũng đừng bao giờ sợ được khen, sợ chìm vào hư danh mà cố tình không cống hiến, không bộc lộ hết sức mình vì lợi ích chung của tập thể. Tất cả những điều này chỉ là bề ngoài. Việc sống một đời sống kham khổ, chịu sỉ nhục, khinh miệt… có thể là một trợ giúp để có sự khiêm nhường nhưng tự bản thân nó không phải là sự khiêm nhường vì người ta nhiều lúc phải chịu như thế bởi không thể làm gì khác hơn, đành phải cắn răn chịu đựng. Ngược lại, ăn mặc lịch lãm, được người khác ca tụng, lớn tiếng sửa dạy người khác có thể là những dấu chỉ của sự kiêu căng, nhưng cũng có khi là điều mà người đó cần phải làm vì một lợi ích gì đó hoặc họ xứng đáng được điều đó vì những hy sinh của mình. Điều quan trọng hơn cả là nội tâm của một con người. Sự khiêm tốn là một cái gì đó rất ngược ngạo, vì người nào tự cho rằng mình khiêm tốn, dù có nói ra hay không, người đó đã trở nên kiêu căng rồi. Người nào càng ý thức tìm kiếm sự khiêm tốn, người đó càng không bao giờ tìm thấy. Cứ như một trò đùa, sự khiêm tốn sẽ bỏ người ta mà đi khi nó phát hiện có ai đang tìm cách để có nó. Trên hành trình của đời sống thiêng liêng, có một thời người ta phải nỗ lực và dùng hết sức để đi tìm, nhưng đến một lúc nào đó, người ta tự thấy không thể làm gì hơn, ngoài việc buông lỏng chính mình để chân lý tự tìm đến. Càng gồng mình với những cố gắng và mục tiêu, người ta càng thấy hụt hẫng và bế tắc, như đi vào ngõ cụt. Cố nắm bắt sự khiêm tốn cũng như cố bắt lấy bóng trăng. Cứ tưởng là có được, nhưng nó cứ mãi vuột khỏi tầm tay. Sự khiêm tốn là đỉnh cao của đời sống thiêng liêng. Nó là cái mà khi người ta đã có được nó mà chẳng hề hay biết. Nó không màu không sắc, không mùi không vị. Nó hệt như cái VÔ bao trùm lấy người ta khi họ đã đạt tới cảnh giới vượt qua mọi bám víu của hồng trần. Người khiêm tốn thì chẳng biết khiêm tốn là gì, ở đâu. Người ấy thậm chí còn không ý thức đến sự tồn tại của nó. Họ chỉ sống như cái bản tính tự nhiên của mình. Họ hành xử như thế vì đối với họ nó phải là như thế. Họ bộc lộ ra bên ngoài trọn vẹn cái bản chất của mình, cái “chính mình”, cái làm nên họ trong sự tròn đầy nhất. Bởi vậy, cảnh giới của sự khiêm nhường là khi người ta đã vượt lên trên sự ý thức, vươn đến cái vô thức. Vô thức ở đây không có nghĩa là hời hợt, không để ý gì cả theo kiểu tiêu cực, nhưng là một kiểu để mình được chiếm trọn, biến mọi cái chân thiện mỹ trong mình bộc phát một cách tự nhiên như người ta tự nhiên hít thở mà không để ý gì đến nó. Người khiêm tốn là những thánh nhân thật sự, vì họ luôn chan chứa một sự bình an lớn lao trong lòng. Họ không đeo trên mình những chiếc mặt nạ. Họ đón nhận mọi sự xảy đến với mình với một sự biết ơn, cả điều tốt lẫn điều xấu. Họ luôn thấy hài lòng với tất cả mọi sự chung quanh, dù những điều đó có diễn ra theo ý họ hay không. Họ chấp nhận mọi thất bại, điểm yếu, khiếm khuyết, lỗi lầm của mình một cách chân thành, và xem nó như hồng ân. Họ không chạy theo những phù hoa bóng mây, không cầu toàn, cầu an, không để mình lệ thuộc vào bất cứ điều gì hay bất cứ ai. Đây không phải là một kiểu ngông nghênh, bất cần đời, xem thường luật lệ. Nhưng là một thái độ mềm mỏng như con nước, hay như chiếc bình khoét rỗng chính mình, mở ra cho ân sủng đổ vào. Kiểu bình an như thế là kết quả của một quá trình dài bỏ mình, rèn luyện mình, gọt dũa mình với biết bao đớn đau, vết thương và nước mắt. Người khiêm tốn cũng là con người rất đẹp. Họ đẹp một nét đẹp của Thiên Đường, chứ không phải bằng những hình thể của thân xác. Họ luôn có sức thu hút người khác, khiến người khác cứ tuôn đến tiếp cận với họ. Ở gần bên người khiêm tốn, ta tự thấy mình như được hưởng lây cái dịu mát của ngọn gió nhân đức, ta thấy dễ chịu như được sưởi ấm giữa trời đông, không một chút kháng cự hay đề phòng. Có một hương thơm lạ kỳ và cuốn hút nào đấy phát ra từ nơi họ hệt như cánh hoa thơm không cần phải hô vang để gây sự chú ý. Có thể nói, họ đã hoà quyện mình vào với tự nhiên, vào cái Đạo của vũ trụ. Họ thật sự trở thành những con người “sống ở thế gian, nhưng đã vào cõi Thiên Đàng.” Pr. Lê Hoàng Nam, SJ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23258 |
Gởi ngày: 20/Jan/2025 lúc 9:00am |
· LỜI KHUYÊN CỦA VUA HỀ CHARLIE CHAPLIN
Trước lúc mất ở tuổi 88, vua hề Charlie Chaplin phát biểu 4 điều như sau: 1. Không có gì vĩnh cửu trong thế giới này, kể cả những phiền muộn của chúng ta. 2. Tôi thích đi dạo dưới trời mưa, vì không ai có thể nhìn thấy nước mắt của tôi. 3. Ngày mất mát lớn nhất trong cuộc đời là ngày chúng ta không cười. 4. 6 bác sĩ giỏi nhất trên thế giới là mặt trời, sự nghỉ ngơi, luyện tập, ăn kiêng, lòng tự trọng, bạn bè.
Hãy thực hiện 4 điều đó trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời mình và hãy tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh...
Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng, bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng đế... Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng đế... Nếu bạn nhìn thấy tấm gương, bạn nhìn thấy tác phẩm đẹp nhất của Thượng đế. Hãy tin điều đó. Tất cả chúng ta là du khách. Thượng đế là hãng du lịch của chúng ta, người quyết định lộ trình, đặt chỗ, định hướng...Hãy tin Thượng đế và tận hưởng cuộc sống Cuộc đời là một chuyến du hành. Vì vậy hãy sống ngày hôm nay! Ngày mai có thể sẽ không đến. st
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23258 |
Gởi ngày: 30/Jan/2025 lúc 11:44am |
TẾT Qua đến mồng một, ngày Tết chỉ còn chút hương vị vì thực tế đón Giao thừa xong có cảm giác Tết đã vừa đi qua hết một nửa đường. Ngày ba mươi, đêm ba mươi rộn ràng không khí Tết đầy ắp trong mỗi căn nhà, làng xóm. Người ta bảo ba mươi chưa phải là Tết, nhưng với tôi, ba mươi mới gọi là Tết. Đó là ngày nhà nhà lo nấu nướng, chuẩn bị rước ông bà về vui Tết với cháu con. Nhà đã thoảng mùi nhang trầm, bàn thờ đã chưng hoa trái. Bàn thờ ngày thường đôi khi lạnh lẽo giờ bừng sáng với những sắc màu. Bát nhang tươi mới, hoa trái đủ đầy, những tấm ảnh không còn phủ bụi, tất cả nhìn về với lòng thành kính. Đám phụ nữ bận rộn với món này món nọ, con gà luộc, bánh tét, bánh chưng, món mặn, món ngọt đã được vớt ra, đã được chế biến. Vài ba món mặn, đôi dĩa mứt bánh chuẩn bị rước ông bà. Cũng một mâm chè xôi, bánh trái đang chờ để cúng Giao thừa lúc nửa đêm. Người ta bắt đầu kiêng cử từ ngày này, trẻ con ra vào vét nồi thưởng thức món ăn, món mứt trước tất cả mọi người. Nếu nói Tết là đoàn viên thì ngày ba mươi là ngày đầy đủ mọi người trong gia đình. Cái không khí rộn ràng chuẩn bị cả nửa tháng trước dồn vào một ngày này nên nó mang mùi Tết nhiều nhất. Ngày xưa còn cho đốt pháo, trưa ba mươi pháo đã bắt đầu nổ và tối ba mươi pháo nổ khắp nơi. Đó mới là Tết. Rước ông bà buổi trưa, cánh đàn ông đôi khi khề khà đến chiều, đám phụ nữ lại lăn vào bếp hay ngồi tám chuyện đất trời. Đám con nít lăng xăng chờ giờ thay áo mới. Không khí nửa đêm với ánh đèn cầy quyện khói nhang biến đêm mang màu thiêng liêng, đêm mang đất trời đến gần với con người, mang tiên tổ về với cháu con. Đó chính là Tết. Sáng mồng một, Tết đã xong phần đầu, thay áo mới, thắp thêm nén nhang, đốt thêm ánh lửa ngồi chờ lời chúc của cháu con. Trẻ con vui với áo mới, chạy tung tăng với bao lì xì, vui vì thấy ai cũng vui. Mấy đứa nhỏ thuộc lòng lời chúc, ngọng nghịu, ngượng ngùng chúc Tết ông bà, cha mẹ. Người già vui với lời chúc, vui với đoàn tụ cháu con, quên đi nhọc nhằn, buồn lo để có Tết vui vẻ, đầm ấm. Người trẻ vui sum họp, cha mẹ đủ đầy, anh em yêu thương gắn bó nhau, bỏ sau lưng những khó nhọc của năm cũ để mong một năm mới tốt lành hơn. Tất cả là hình ảnh ngày mồng một Tết. Rồi đi chùa, đi lễ và là xong Tết. Những ngày còn lại chỉ là Tết đã tàn phai. Là những bữa ăn, là những trò chơi vui, là những cuộc thăm hỏi tẻ nhạt, máy móc. Ở thôn quê còn rộn ràng Tết chứ ở thành phố đôi nhà đóng cửa xem truyền hình hay mở máy xem phim. Xem như Tết đã xong rồi. Bàn thờ đèn vẫn sáng, hoa vẫn tươi, mùi nhang trầm vẫn thoang thoảng đợi chiều mồng ba lại cúng tiễn ông bà. Một bữa cúng để chấm dứt Tết, rồi chờ đến năm sau. Bữa tiệc cuối Tết đó có khi không đủ mặt nhưng cũng đủ món cho một lễ cúng. Trẻ con không còn háo hức, người già cũng không còn bận rộn. Tết hết. Những cành mai vẫn còn hoa rơi rớt, nụ vẫn còn đâm chồi. Những chậu hoa ngoài sân vẫn còn khoe sắc, hoa trên bàn thờ vẫn tươi, hoa trái vẫn còn nhưng đèn đã tắt, mùi nhang trầm không còn. Tết đã đi qua. Lại trở về năm tháng thường ngày chờ Tết năm sau. Xuân hạ thu đông rồi lại xuân. Vòng tuần hoàn không thể thiếu trong đời của mỗi người. DODUYNGOC Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jan/2025 lúc 11:46am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23258 |
Gởi ngày: 03/Feb/2025 lúc 10:00am |
Bạn Cất Gì Vào Trái Tim Mình?"Chú chó nhà không sợ người, dù bị xua đuổi vẫn ở quanh quẩn bên cạnh con người. Chú nai rừng lại khác, rất sợ người, vừa thoáng thấy bóng người đã chạy mất. Cũng như vậy, tâm sân hận giống chú chó nhà, dù bị xua đuổi và ghét bỏ, vẫn ở quanh quẩn trong tâm con người; còn tâm từ bi như chú nai rừng, mau chóng biến mất khi vừa mở lòng ra thương người và thoáng thấy bị tổn thương”. (Kinh Đại Bát Niết Bàn) Những bước chân bền bỉ nối nhau sẽ làm thành một con đường mòn. Con đường mòn đó là vết thương trên mặt đất, vết thương chưa thể lành khi vẫn còn những bước chân đi về. Khi sân hận thường hiện hữu trong tâm, nó sẽ hình thành một thói quen, thói quen sân hận, thói quen đó sẽ chi phối, sẽ ảnh hưởng đến tất cả những hành xử của chúng ta đối với mọi chuyện, sẽ lẫn vào lời nói, sẽ nhuộm màu ánh mắt, sẽ hiện hữu trong từng việc làm. Thói quen đó là một vết thương trong tâm của con người, biến kẻ đó thành một người bị thương. Cuộc sống nhiều khi mặn đắng, lời nói của người đời đôi khi cũng rất mặn, như xát muối; nên với người có vết thương chưa lành luôn phải đau rát. Vết thương càng rộng càng phải đau nhiều, tâm sân hận càng lớn càng phải khổ hơn. Tha thứ cho người không phải dễ, thương được cuộc sống lại là chuyện khó hơn, nó cũng làm chúng ta đau lắm, đau do còn muốn ăn thua nhưng phải dừng lại, đau vì sân hận chưa thoả nhưng phải kết thúc, nhưng nỗi đau đó là cần thiết như cách chúng ta phải chịu đau để chữa lành được một vết thương. Bất cứ khi nào nuôi sân hận với người, là chúng ta đang xé vết thương của mình lớn thêm ra, và bất cứ khi nào có thể mở lòng ra thương được cuộc sống, tất cả những vết thương mà cuộc sống mang lại trước đó đều được chữa lành. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23258 |
Gởi ngày: Hôm nay lúc 2:47pm |
Bạc Nổi Thân Chìm
Hồi còn trẻ (khoảng 16,17 tuổi), tôi thích đi xem xi-nê, đặc biệt là các phim có cao bồi cỡi ngựa bắn súng và nhìn những vó ngựa vượt rất nhanh trên các sa mạc... và từ đó, tôi có ước mơ là muốn được nhìn tận mắt, trực tiếp những con ngựa thật ngoài đời chạy thật nhanh. Nhưng khi theo học ở bậc đại học và bắt đầu đi dạy học thêm thì tôi lại ít có dịp xem xi-nê và các phim cao bồi cỡi ngựa. Có một lần cuối tuần rỗi rảnh, tôi đến thăm 1 anh bạn đồng nghiệp cùng dạy học với tôi ở Bình Dương và nhà gia đình của anh bạn này ở cư xá Lê Đại Hành nằm đối diện với Trường Đua Ngựa Phú Thọ, Sàigòn. Tự nhiên, anh bạn nầy đề nghị rủ tôi đi xem đua ngựa ở trường Đua Ngựa Phú Thọ, tôi đồng ý ngay và đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi có dịp trực tiếp tận mắt nhìn thấy những con ngựa có người cỡi chạy nhanh nhiều vòng trên sân cỏ. Và cũng từ đó tôi thích được xem ngựa chạy đua và đã có nhiều lần tự động một mình mua vé vào xem ngựa đua ở trường Đua Ngựa Phú Thọ. Và tại trường Đua Ngựa Phú Thọ, tôi hân hạnh quen được 1 người đẹp tên là Mộng Lành. Cô Mộng Lành là 1 nhân viên bán vé ở đây. Xin phép được thưa trước là chỉ mua vé vào xem ngựa chạy đua chứ không mua vé "cá độ" ăn thua qua các độ đua, ăn thua bằng tiền. Cô Mộng Lành là một trong số những nhân viên ở quầy bán vé, nhưng tôi chỉ chọn cô để mua vé mỗi khi tôi đến đây... cô Mộng Lành tướng người cao lớn, đẫy đà và có 1 khuôn mặt rất đẹp, nhìn thấy có vẻ hiền lành, nói chuyện nhỏ nhẹ, thành thật cùng một chút âm hưởng của miền quê miệt vườn. Như đã nói, tôi luôn luôn chọn ghi sê của cô Mộng Lành để mua vé và thỉnh thoảng trao đổi một vài câu nói vui đùa qua lại và cô Mộng Lành lúc nào cũng vui vẻ tiếp chuyện với tôi. Riêng tôi, tôi cảm thấy quý mến cô Mộng Lành và tôi nghĩ thầm trong bụng mình là chắc cô Mộng Lành cũng có cảm tình đặc biệt với tôi. Kể từ lúc nầy tôi và cô Mộng Lành trở thành 1 đôi bạn thân thiết, tôi gọi cô Mộng Lành bằng tên "Mộng Lành" và Mộng Lành gọi tôi bằng "Anh". Có một lần, sau khi mua vé xong thì tôi mỉm cười nói với Mộng Lành: - Mộng Lành này, bữa nay có tuy-dô nào ngon và chắc ăn chỉ cho tôi 1 độ coi, tôi kiếm chút đỉnh tiền, tôi sẽ mời Mộng Lành đi Vũng Tàu tắm biển và ăn tôm, cua, sò, cá 1 bữa cho ngon đã đời coi Mộng Lành. Mộng Lành nhìn tôi một lúc rồi nghiêm giọng nói: - Thôi, thôi, anh đừng có rớ vào mấy cái vụ nầy, mấy người làm việc ở đây, dính cá độ đến cuối tháng không còn 1 đồng lương bỏ túi. Chút nữa tui mời anh đi ăn hủ tiếu Nam Vang ở Chợ Thiếc, khỏi đi Vũng Tàu cho xa xôi và tốn tiền. Thôi anh vô coi ngựa chạy đua đi rồi chút nữa tụi mình đi ăn hủ tiếu Nam Vang. Tôi và Mộng Lành đến ăn trưa ở 1 quán ăn ở Chợ Thiếc, còn có tên là Chợ Phó Cơ Điều vì chợ nằm trên đường Phó Cơ Điều. Trong dịp nầy, Mộng Lành tâm sự về cuộc đời của mình với Tôi, đại khái như sau: Mộng Lành quê ở Mỹ Tho, là chị cả trong 1 gia đình đông anh chị em, theo học trường tư thục ở Mỹ Tho, đậu được bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, lên Sài Gòn tiếp tục việc học, ở trọ nhà của 1 người cậu ruột ở đường Sư Vạn Hạnh, thi rớt bằng Tú Tài 1 đến 2 lần, bỏ học, được người cậu xin cho vào làm nhân viên bán vé ở trường Đua Ngựa Phú Thọ vì ông cậu có nuôi ngựa đua và có quen biết lớn với Ban Điều Hành của trường Đua Ngựa Phú Thọ. Ăn trưa xong, tôi gọi phổ ky đến để trả tiền nhưng Mộng Lành đã âm thầm đến thanh toán tại quầy tính tiền và nói với tôi là hôm nay do Mộng Lành mời. Tôi cám ơn Mộng Lành, chia tay và hẹn gặp lại. 1 tuần lễ tiếp theo sau đó, trong 1 ngày thường trong tuần (không phải là những ngày cuối tuần), Mộng Lành có ngày nghỉ làm và tôi không có giờ học và giờ dạy... Tôi mời Mộng Lành cùng đi đến Bình Dương, quê nhà tôi để ăn món ăn đặc sản là Bánh Bèo Bì ở Chợ Búng và dạo chơi, ăn trái cây ở vùng Cầu Ngang. Sau khi ăn bánh bèo bì ở quán Mỹ Liên xong, chúng tôi dạo chơi ở vườn cây Cầu Ngang. Cùng ngồi dưới các gốc cây, ăn trái cây và vui đùa nói chuyện, tự nhiên Mộng Lành nghiêm giọng nói với tôi như sau: - Anh Phong, Mộng Lành thú thật là Mộng Lành thương yêu anh, anh có đồng ý cưới Mộng Lành làm vợ không, cho Mộng Lành biết ý kiến của anh. Mộng Lành hứa sẽ là 1 người vợ tốt và mang hạnh phúc gia đình đến cho anh. Tôi giật mình chới với khi nghe Mộng Lành nói với tôi câu nầy, tôi lấy lại bình tỉnh, giả bộ vừa cười vừa nói với Mộng Lành nhưng trong lòng cảm thấy xót xa: - Trời ơi! Mộng Lành, bà nói thiệt hay bà nói giỡn chơi với tôi đây bà? Mộng Lành nghiêm giọng nói thật nhỏ với vẻ xúc động và như muốn khóc: - Anh Phong, Mộng Lành nói thật đó, định nói với anh từ lâu nhưng chưa có dịp, hôm nay xin nói thật và muốn biết ý của anh. Thú thật tôi rất xúc động và không bao giờ dám nghĩ là có chuyện xảy ra như hôm nay, tôi nói với Mộng Lành trong 1 tâm trạng thật buồn như sau: - Mộng Lành, thật sự tôi không bao giờ nghĩ rằng Mộng Lành đã yêu thương tôi. Tôi xin cám ơn những chân tình mà Mộng Lành đã dành cho tôi, nhưng tôi nghĩ rằng tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới chuyện mình sẽ cưới vợ, sẽ lập gia đình trong lúc nầy. Tôi vừa đi học vừa đi dạy thêm, cuộc đời của tôi bấp bênh lắm, hiện tại tôi còn phải xin tiền của cha mẹ để tiêu xài. Xin Mộng Lành hãy xem tôi như là 1 người bạn, đây là câu trả lời của tôi, tôi thành thật xin lỗi Mộng Lành. Thôi bây giờ tiếp tục ăn hết phần trái cây nầy rồi thu xếp trở về Sài Gòn vì trời cũng đã về chiều rồi. Sau lần đi chơi với Mộng Lành ở Bình Dương, tôi không trở lại trường Đua Ngựa Phú Thọ nữa và cũng không gặp lại Mộng Lành nữa... Đất nước Việt Nam trải qua không biết bao nhiêu biến cố. Tôi bị động viên vào lính, Tôi có vợ có con... Việt Nam qua Một Cuộc Đổi Đời Tang Thương với Ngày Uất Hận 30 Tháng 4 Năm 1975 và hàng năm, hàng chục năm tiếp theo sau đó... Năm 2000 từ Hoa Kỳ, Huấn, em trai Út của tôi, gọi điện thoại sang Pháp thăm tôi, như thường lệ vẫn thường gọi thăm, nhưng lần nầy, Huấn nói chuyện rất ngắn, rồi nói ngay: - Anh Hai, có 1 người đang ở nhà của em, đang ngồi cạnh em và nói là có quen với anh, quen từ lâu lắm rồi từ hồi thập niên 1960, chị ấy mới quen với em hơn 1 tuần lễ nay, đây anh Hai nói chuyện với chị ấy. Tôi vừa nói a-lô qua máy điện thoại thì đầu máy bên kia phát lên giọng nói đàn bà: - Chào anh, anh Phong đó hả, tui là Mộng Lành đây, bán vé ở trường đua ngựa Phú Thọ Sài Gòn, anh có còn nhớ tui không?. Tôi giật mình chới với như tẩu hỏa nhập ma, định thần một chút rồi tôi trả lời: - Dạ, dạ, nhớ chứ, nhớ chứ, mất tin tức nhau mấy chục năm rồi, Mộng Lành qua Mỹ đã lâu chưa? Mộng Lành không trả lời câu hỏi của tôi mà chỉ nói: - Chuyện của anh và gia đình anh thì tui đã biết hết cả rồi, em Huấn đã có kể cho tui nghe rồi. Còn chuyện của tui dài dòng lắm, khi nào có dịp qua Mỹ gặp lại tui sẽ kể hết cho anh nghe. Bà xã của anh có đang ngồi ở bên cạnh anh đó không, cho tui gởi lời chào và chúc sức khỏe bà ấy nhen. Bữa nay được nói chuyện với anh là coi như đã biết tin là vui rồi... đến chơi nhà Huấn từ sáng đến giờ. Thôi bây giờ tui trao máy lại cho Huấn, tui về. Hẹn sẽ gặp lại ở Mỹ. See you again! Theo lời Huấn cho tôi biết: Cách đây hơn 1 tuần, vợ chồng Huấn và 2 con đến tham dự 1 buổi sinh hoạt Phật Giáo tại Học Viện Phật Giáo Quốc Tế ở thành phố North Hill. Tại đây, Huấn có dịp tiếp chuyện với 1 số đồng hương Việt Nam, lời qua tiếng lại rồi quen nhau thì có 1 bà Việt Nam hỏi Huấn ở Việt Nam quê quán gốc thuộc tỉnh nào. Huấn trả lời là ở quận Bến Cát tỉnh Bình Dương. Bà nầy hỏi ngay Huấn: - Em ở quận Bến Cát tỉnh Bình Dương, em có biết, trước đây, có 1 ông giáo sư tên là Nguyễn Vũ Huy Phong không? Huấn vui mừng trả lời ngay: - Chị ơi ! người đó là anh Hai, anh ruột của em đó chị ơi ! Gia đình của anh Hai của em đang ở bên Pháp. Rồi bà Việt Nam nầy cũng vui mừng nói với Huấn là bà quen với tôi và bà tên là Mộng Lành, hiện đang sống ở thành phố North Hill. Sau đó thì gia đình Huấn và bà Mộng Lành quen nhau và trở thành thân thiết. Bà Mộng Lành mời vợ chồng Huấn đến nhà chơi và cũng đến thăm gia đình Huấn, thăm các em và thăm cả mẹ của chúng tôi (đang ở chung với vợ chồng của 1 cô em gái của tôi) ở Los Angeles. Và Huấn cũng cho tôi biết thêm: Hiện tại bà Mộng Lành là 1 chủ nhân lớn của 1 hệ thống kinh doanh Bất Động Sản ở tiểu bang Californi... 1 cơ sở chính bề thế ở North Hill do bà Mộng Lành điều hành và có thêm 4 cơ sở phụ ở 1 số thành phố ở Nam California do các em ruột của bà Mộng Lành điều hành dưới sự chỉ huy tổng quát của bà Mộng Lành. Tôi có mặt tại Hoa Kỳ, tiểu bang California để thăm mẹ và gia đình các em của tôi cũng như thăm bạn bè, đồng hương Bình Dương và những bạn lính ngày xưa... và tôi gặp lại Mộng Lành. Mộng Lành kể cho tôi biết như sau: Sau bữa đi chơi với tôi ở Bình Dương, Mộng Lành trở về Sài Gòn và tiếp tục làm việc ở trường Đua Ngựa Phú Thọ. Không thấy tôi trở lại trường Đua Ngựa nữa... và từ đó, tôi được xem như "biệt vô âm tí " đối với Mộng Lành. 1 năm sau, Mộng Lành nghỉ việc ở trường Đua Ngựa, ghi tên học Anh Văn và làm việc cho 1 cơ quan của Mỹ tại Sài Gòn trực thuộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Mộng Lành thành hôn với 1 nhân viên người Mỹ cùng làm việc tại đây rồi sau đó Mộng Lành theo người chồng nầy đi Mỹ năm 1970 và sống định cư tại tiểu bang Florida. Tại tiểu bang Floria, cha mẹ chồng của Mộng Lành là chủ nhân của 1 cơ sở chế biến và sản xuất các thức ăn cho gia súc và vợ chồng của Mộng Lành cũng làm việc ở đây và 2 người không có con. Đầu tháng 4 năm 1975, vợ chồng Mộng Lành về Việt Nam thu xếp cho gia đình đi Mỹ nhưng chỉ có 4 người em (2 trai và 2 gái) ra đi còn cha mẹ và 1 cô em gái út không chịu đi và tiếp tục sống ở Mỹ Tho. Mộng Lành chung sống với người chồng Mỹ đầu tiên được 15 năm thì người chồng nầy bị bệnh ung thư phổi qua đời vì ông chồng hút thuốc rất nhiều... và cùng năm nầy thì cha mẹ của Mộng Lành cũng qua đời ở Mỹ Tho. 2 năm sau (sau cái chết của người chồng đầu tiên), Mộng Lành thành hôn lần thứ 2 cũng là người Mỹ. Ông chồng nầy lớn hơn Mộng Lành 15 tuổi, ông là chủ nhân lớn của 1 đại công ty trong ngành xây dựng và Bất Động Sản và Mộng Lành cũng chuyển sang làm việc trong lãnh vực Bất Động Sản với người chồng thứ 2 nầy. Mộng Lành chung sống với ông chồng nầy, không có con, khoảng gần 10 năm thì ông chồng nầy qua đời đột ngột vì bệnh tim. Đầu năm 2000, Mộng Lành dời cư đến tiểu bang California và tiếp tục kinh doanh trong ngành Bất Động Sản. Từ ngày Tôi có mặt ở Hoa Kỳ và gặp lại Mộng Lành thì sự liên lạc giao thiệp qua lại giữa Mộng Lành và gia đình của các em và mẹ của chúng tôi trở nên thân thiết gắn bó. Mộng Lành đã giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiều cho gia đình của các em của tôi trong việc mua bán nhà cửa cũng như các việc làm khác trong việc thu nhập với những kết quả tốt đẹp về tài chánh. Đặc biệt riêng đối với mẹ của chúng tôi, Mộng Lành rất kính mến bà, thường xuyên đến thăm và biếu tặng quà cáp vào các dịp lễ, Tết. Có lần, mẹ của chúng tôi đã tâm sự riêng với cá nhân tôi, bà cho biết Mộng Lành đã có lần nói với bà như sau: "Bác có biết không, con với anh Phong không có duyên nợ với nhau. Con thương anh Phong nhưng không được làm vợ của ảnh để được làm con dâu của Bác. Lúc con quen, con thương ảnh, tụi con đã hơn 20 tuổi, đã trưởng thành mà con thấy ảnh còn ham vui, lơi khơi không chững chạc, không nghĩ gì đến chuyện vợ chồng. Bây giờ Bác cho phép con làm con gái của bác, ba má của con cũng đã mất hết rồi. Từ nay, Bác và các em cần gì cứ cho con biết con sẳn lòng giúp những gì con có thể làm được, đừng ngại gì nghen Bác. Đầu năm 2015, thân mẫu của chúng tôi qua đời tại Hoa Kỳ. Khi còn sống, Bà có 1 ước nguyện là khi Bà qua đời, các con đưa nguyên quan tài trong đó có thân xác của Bà về Việt Nam và an táng tại quê quận Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương và yêu cầu nắp quan tài có thể mở ra để các con, cháu và các thân bằng quyến thuộc tại Việt Nam có thể nhìn được mặt và cầm được tay của Bà 1 lần cuối trước khi Bà được an giấc ngàn thu. Các em của tôi ở Hoa Kỳ đã làm đúng ước nguyện của Bà. Cơ quan Mai Táng Vụ mang tên Thiên Môn tại Hoa Kỳ và cơ quan đại diện tại Việt Nam đã đảm trách hoàn thành 1 cách tốt đẹp công việc nầy cho gia đình chúng tôi tại Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam. Gia đình của các em tôi từ Hoa Kỳ gồm 1 trai và 5 gái và tôi từ Ba Lê, một mình cùng về Việt Nam để tổ chức lễ an táng cho thân mẫu của chúng tôi. Vợ của tôi phải ở lại Pháp để đưa rước việc học hành của các cháu nội, ngoại và phụ giúp việc ẩm thực cho gia đình các con. Đặc biệt là Mộng Lành cũng để tang cho mẹ của chúng tôi và cùng tháp tùng về Việt Nam dự tang lễ của Bà. Sau tang lễ của mẹ chúng tôi, Mộng Lành về quê Mỹ Tho để thăm lại gia đình của cô em út và các họ hàng thân thuộc, Mộng Lành có mời tôi cùng đi về quê của Mộng Lành nhưng tôi từ chối vì phải trở về Pháp ngay vì chuyện gia đình và hẹn sẽ gặp lại nhau tại Hoa Kỳ trong thời gian tới. Đầu năm 2016, tôi có mặt tại Hoa Kỳ để tham dự Lễ Giỗ đầu tiên (1 năm) của thân mẫu chúng tôi. Vào dịp nầy, tôi gặp lại Mộng Lành... và trong 1 bữa ăn thân mật tại 1 nhà hàng Trung Hoa ở Los Angeles chỉ có riêng tôi và Mộng Lành. Tôi vừa cười vừa vui vẻ nói với Mộng Lành: - Bà Mộng Lành này, bà đang là 1 người đàn bà giàu có, tiền rừng bạc biển, danh tiếng quyền lực, nhà cao cửa rộng, xe đẹp... ông chồng thứ nhì đã qua đời hơn 15 năm rồi, chẳng lẽ tiếp tục làm góa phụ nam xương hay sao? Mộng Lành không trả lời câu hỏi của tôi mà nói với một vẻ mặt thật buồn: - Anh Phong, từ lúc gặp lại anh, tui luôn luôn tự nghĩ rằng: nếu ngày xưa anh đồng ý lấy tui làm vợ thì chắc cuộc đời của tui sẽ không làm góa phụ như hôm nay, cuộc đời tình ái của tui không được may mắn tốt đẹp chút nào. Tôi cười to và nói với Mộng Lành: - Trời ơi! Tôi mà vô tay của bà thì tôi đã ra người thiên cổ rồi. Lúc đó tôi ham vui và còn nhỏ dại, không ưng thuận lời cầu hôn của bà nên mới còn sống tới ngày hôm nay. Ngày xưa, xin thú thật, tôi quý mến bà chứ không nghĩ gì thêm, coi bà như bạn. Nhưng từ khi gặp lại bà và khi nghe bà kể bà có 2 đời chồng và cả 2 ông đều chết. Tôi nhìn bà, tôi bắt đầu quan sát bà thật kỹ và linh tính cho tôi thấy hình như ở bà có 1 sự đãi ngộ về tiền tài nhưng bạc đãi về tình duyên. Xin lỗi bà, tôi nói thật ra cho bà nghe xin bà đừng giận, ai mà tiếp tục vào tay bà nữa thì cũng chỉ là Hai Chiều Ly Biệt và Âm Dương Cách Trở mà thôi. Mộng Lành có vẻ tức giận nói ngay với tôi: - Ông Phong, ông nói thiệt hay nói giỡn đó. Năm rồi, sau đám tang của má ông, tui về Mỹ Tho và tình cờ gặp lại 1 người bạn học cũ ngày xưa, cũng vào tuổi vừa hơn 70 như tui, vợ chết, các con đã lớn, an bề gia thất. Chúng tui nói chuyện, tiếp xúc qua lại thấy rất hạp tính với nhau và chúng tui có ý định sẽ tái hôn trong năm nay đó. Anh ấy đang là chủ nhân của 1 trại nuôi tôm, cá ở Mỹ Tho. Tui nghĩ, tui có 1 rồi 2 đời chồng thì cũng có thể có 3 chứ, chẳng lễ tui đầu hàng định mệnh hay sao, ông Phong, ông nghĩ sao nếu tui tiếp tục tái hôn lần thứ 3 nầy?. Tôi trả lời Mộng Lành: - Chuyện vợ chồng, chuyện tái hôn, tái giá là chuyện của bà, tôi không phải là thầy tướng số nhưng tôi đã quan sát, đã nhìn kỹ bà, linh tính báo cho tôi thấy bà là người không được tốt về tình duyên... nhưng thôi, bà cứ thực hiện ước muốn của bà đi, bà không có mất gì đâu, bà đang 70 tuổi và hơn vài tuổi thì có già muộn gì đâu. Cứ tiến hành đi bà. Tháng 7 năm 2016, Huấn từ Hoa Kỳ gọi điện thoại báo tin cho tôi biết: vợ chồng Huấn vừa từ Việt Nam trở về Mỹ sau khi tham dự xong đám cưới của Mộng Lành cùng 1 đại gia Việt Nam ở Mỹ Tho và Huấn cũng cho biết thêm là Mộng Lành đang dự trù về Mỹ lại sẽ thu xếp giao việc kinh doanh tại Mỹ lại cho các em và Mộng Lành sẽ về Việt Nam sinh sống, hùn vốn trong việc kinh doanh ở Việt Nam với người chồng thứ 3 nầy vào đầu năm 2017. Sau khi nghe Huấn nói việc tái hôn của Mộng Lành, tôi hoàn toàn im lặng không nói gì mà chỉ hỏi thăm về chuyện gia đình của chúng tôi. Thấy tôi không nói gì về Mộng Lành, Huấn cũng không dám bàn thêm. Vào tháng 10 năm 2016, Mộng Lành từ Hoa Kỳ gọi điện thoại chính thức báo tin cho tôi biết là đã thành hôn tại Việt Nam cùng người bạn học cũ mà Mộng Lành đã có lần nói đến người nầy và anh nầy tên là Tùng. Và tôi có lời chúc mừng cho Mộng Lành và nghiêm giọng nói: - Bà Mộng Lành, tôi hy vọng là tôi đã có cái nhìn hoàn toàn sai về bà đối với chuyện tái hôn của bà. Xin chúc bà luôn luôn được hạnh phúc như mong ước của bà. Ngày 15 tháng 11 năm 2016, Huấn từ Hoa Kỳ gọi điện thoại báo tin cho tôi biết: - Anh Hai, chị Mộng Lành vừa điện thoại báo cho em biết, anh Tùng, chồng của chị Mộng Lành vừa qua đời ở Việt Nam vì tai nạn xe. Chị Mộng Lành đang thu xếp về Việt Nam ngay để lo việc an táng cho anh Tùng. Anh Hai, em thấy tội nghiệp cho chị Mộng Lành quá, có chồng lần thứ 3 mà cũng không được yên. Tôi mỉm cười trả lời Huấn: (Xin lỗi): - ĐM! Tội nghiệp cái đ. gì. Tại không chịu nghe lời của tao đó mầy ơi, mầy ráng tội nghiệp cho bà ấy đi, xong đám tang, bà ấy về lại Mỹ cho mầy vài ngàn đô xài chơi. Mầy khuyên bà ấy kỳ tới muốn lấy chồng nữa thì về Kampuchea mà lấy chồng, mấy thằng Miên, tụi nó có bùa Cà Tha, tụi nó không chết đâu. Mộng Lành trở lại Hoa Kỳ và quyết định ngưng việc kinh doanh. Thiết lập bàn thờ Phật và tu tại gia. Thỉnh thoảng đi chùa dâng hoa cúng Phật, chi tặng tiền bạc, ký tên Sổ Vàng để nhận lời cám ơn của các sư, thầy và gửi tiền về Việt Nam làm việc từ thiện... và Mộng Lành hoàn toàn không liên lạc với tôi và tôi cũng không dám liên lạc với Mộng Lành. Tháng 8 năm 2017, lại cũng Huấn, thằng em trai út của tôi, người được bà Mộng Lành rất quý mến và giúp đỡ tận tình về tiền bạc (theo lời nó nói với tôi), vừa khóc sướt mướt trong lời nói nghẹn ngào báo tin cho Tôi: - Anh Hai, chị Mộng Lành vừa mới qua đời đột ngột vì bệnh tim. Tội nghiệp chị Mộng Lành quá! Một con người nhân ái, giúp người mà luôn luôn gặp Đại Nạn. 1 người Con Gái đã từng yêu thương tôi, 1 Người Bạn mà tôi luôn luôn quý mến, 1 người Đàn Bà đã mang danh giàu sang, đầy danh vọng có nhiều tiền của trong kinh doanh... nhưng tiếc thay là 1 người đàn bà hoàn toàn Bất Hạnh về Tình Cảm. Người đàn bà mà tôi đã quen biết đó đã thực sự qua đời. 1 Nén Hương tưởng niệm và 1 Lời Cầu Nguyện cho người quá cố được Bình An nơi cõi vĩnh hằng. Tôi có nói với Huấn, em trai út của tôi: - Huấn này, thượng đế, định mệnh đã không cho bà Mộng Lành làm Chị Hai, chị dâu của em, nhưng bà Mộng Lành đã trở thành 1 đại ân nhân của em. Trên cõi đời nầy, làm người sinh ra, có 4 thứ mà ai cũng mong ước mình có được... là hoàn toàn hạnh phúc trong cuộc sống tình cảm, có được mọi người kính trọng, ngưỡng mộ và tiền rừng bạc biển, nhà cao cửa rộng, xe đẹp, đó là TÌNH, TIỀN, QUYỀN, DANH. Trong 4 thứ nầy, bà Mộng Lành đã có được 3 thứ, chỉ còn 1 thứ mà bà Mộng Lành không có được, đó là TÌNH. Nhưng xét cho cùng, bà Mộng Lành cũng là 1 người có được may mắn hơn nhiều người. Huấn ơi! bà Mộng Lành là người mà em phải thọ ơn, em hãy cầu nguyện cho bà và anh Hai của em đã không có Tiền, không có Quyền, không có Danh, nhưng anh Hai đã may mắn không trở thành chồng của bà Mộng Lành, đó là Tình đó Huấn ơi! Xin mầy hãy mừng dùm cho tao. Bà Mộng Lành đã cho tao Tình nhưng tao từ chối không dám nhận, bà Mộng Lành đã cho mầy nhiều Tiền, mầy luôn luôn nhận đầy đủ... Ba Má của tụi mình có tất cả 11 người con với 6 gái và 5 trai. Trong 5 thằng con trai của Ba Má, có 2 thằng, tao là con trưởng, mầy là con út. Tao nghĩ, không biết có đúng không, đây là 2 thằng con trai được nhiều may mắn nhất. Đó là phước đức và hồng ân mà Thượng Đế đã ban cho gia đình mình đó Huấn ơi! Kỳ tới, anh chị Hai qua Mỹ thăm các em, Huấn nhớ đài thọ mua vé máy bay cho anh chị... anh chị Hai có 1 đời sống thật bình thường ở Pháp mà thôi. Cám ơn vợ chồng Huấn trước thật nhiều. Nguyễn Vũ Huy Phong. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 143 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |