Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: SÀI GÒN NGÀY XA XƯA Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2024 lúc 1:40pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2024 lúc 9:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2024 lúc 12:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2024 lúc 11:33am

Sài Gòn, Một Thời Của Một Đời 

4927%201%20SG%20MotThoiCuaMotDoiNgManhTrinh

       Có nhiều bài thơ về Sài Gòn. Thành phố ấy, với nhiều người, là thánh địa của kỷ niệm.

Với Nguyên Sa, là Tám Phố Sài Gòn, là “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều”, là “Sài Gòn phóng Solex rất nhanh" "Sài Gòn ngồi thư viện rất ngoan" là “Sài Gòn tối đi học một mình", là "Sài Gòn cười đôi môi rất tròn”, là “Sài Gòn gối đầu trên cánh tay”..

Với Quách Thoại buổi sáng, là “sáng nay tôi bước ra giữa thị thành/để nghe phố nói nỗi niềm mới lạ/tiếng xe tiếng còi tôi nghe đường xá / cả âm thanh của cuộc sống mọi người/ một nụ cười chạy ẩn giữa môi tươi/trên tim nóng trong linh hồn tất cả /..”

Với Trần Dạ Từ là buổi trưa, về Thị Nghè: "vẫn một mặt trời trên mỗi chúng ta/ và mỗi chúng ta trên một bóng hình/tôi vô giác như mặt đường nhựa ẩm/trũng nỗi sầu đau náo nức lưu thông/mùa hạ đi qua tựa hồ giấc mộng/ tôi chạy điên trong một bánh xe tròn / và đứa trẻ hít còi người đàn bà bước xuống/ ôi chiếc cầu , ôi sở thú. ôi giòng sông/..”

Với Cung Trầm Tưởng, là mưa, là “mưa rơi đêm lạnh Sài Gòn/mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi/ mưa hay trời cũng thế thôi/ đời nay biển lạnh mai bồi đất hoang/..”

Với Luân Hoán, là ngồi quán, là “ngồi La Pagode ngắm người/thấy em nhức nhối nói cười lượn qua/mini-jupe trắng nõn nà/vàng thu gió lộng chiều sa gót giày/ ngẩn theo tóc, tuyệt vời bay/ hồn thơ thức mộng trọn ngày bình yên/”.

Với Bùi Chí Vinh, là ngày bãi trường mùa hạ “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng/ em chở mùa hè của tôi đi đâu/ chùm phượng vĩ là tuổi tôi mười tám / tuổi thơ ngây khờ dại mối tình đầu..”..

4927%202%20SG%20MotThoiNgMTrinh

       Và với nhiều thi sĩ khác, Sài Gòn là phố cây xanh, là đêm cúp điện, là chiều mưa giọt, là trưa nắng đỏ. Ôi Sài Gòn, của cõi thơ không cùng, của những chân trời thi ca bao la, của những trái tim lúc nào cũng dồn dập nhịp thở của tháng ngày tuy náo động nhưng chẳng thể nào quên.
       Với riêng tôi, Sài Gòn là muôn vàn kỷ niệm. Là những con đường quen thân, nhắc lại một thuở ấu thời. Là ngôi trường Chu Văn An, nơi tôi miệt mài suốt bảy năm Trung học. Là trường Khoa Học, là trường Luật trước khi vào lính. Là cổng Phi Long vào phi trường Tân Sơm Nhứt khi vừa nhập ngũ. Là những mơ mộng tuổi trẻ, lúc vừa bước vào đời sống quân đội trong một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh.

4927%203%20Sg%20MotThoiNMTrinh

       Buổi trưa, nằm dài trên sân cỏ mượt nhìn lên nóc nhà thờ Ngã Sáu, dưới bóng cây dầu cao vút, nghĩ về tương lai nhìn theo những sợi mây bay qua. Nghe xôn xao trong lòng những sợi nắng lung linh. Ôi, thuở còn đi học, mấy ai tiên đoán được số mệnh mình. Mây bay đi, như đời trôi qua.

“nằm trên cỏ nhìn trời cao
lung linh sợi nắng thuở nào phai phai
nhìn tượng Chúa dưới tàng cây
giơ vai chĩu nặng tháng ngày chiến tranh

mùa hạ mấy bước đi quanh
cổng trường đóng những đoạn đành thế thôi
ngày mai đi bốn phương trời
mây phiêu lãng chợt thương đời phù du..”

       Sài Gòn những mùa thu. Có những con đường xôn xao áo lụa. Có những buổi tan học nhìn tà áo trắng mà mơ ước vu vơ. Để đêm về, trên trang vở học trò, vẽ bâng quơ đôi mắt ai, mái tóc ai:

“Thành phố ấy, xôn xao tà áo trắng
nắng hanh vàng trải lụa những mùa thu
guốc chân sáo để hồn ai ngơ ngẩn
bước mênh mang nghe quẩn sợi sương mù

mây vào áo lồng lộng bay chiều gió
lụa trắng trong e ấp buổi hẹn hò
sợi mi cong tưởng chập chờn ngực thở
tóc ai buông dài xõa những câu thơ

Thành phố ấy, mấy ngã tư đèn đỏ
Ai chờ ai khi kẻng đánh tan trường
Bài thơ trao còn nguyên trong cuốn vở
Thuở ngại ngùng lần bước đến yêu thương..”

       Sài Gòn của một thời mặc áo lính. Khi ở xứ biên trấn xa xôi, nhớ về thành phố với người thương, với phố quen, trên máy bay lượn vòng thành phố, nghe như mình đã trở về quê hương mình. Khi đổi về đơn vị ở phi trường Biên Hòa, mỗi buổi sáng tinh sương ghé phở Tàu Bay, ăn tô phở đầu ngày trong cái không khí trong veo buổi sớm, nay nhớ lại còn trong dư vị miếng ăn ngon của một thời tuổi trẻ.

4927%204%20SGonNMTrinh

       Năm 1968, lệnh tổng động viên nên vào lính nhập khoá với những người cùng trang lứa. Lúc ấy, với hăng hái của người nhập cuộc, hiểu được bổn phận của một công dân thi hành nghĩa vụ quân sự với đất nước. Lúc ấy, mắt trong veo và tâm hồn như tờ giấy trắng:

"Bọn ta ba trăm thằng tuổi trẻ
Chọn không gian tổ quốc mênh mông
Mắt sáng môi tươi như tranh vẽ
Vào lửa binh không chút nao lòng

Chia sẻ với nhau thời bão gió
Đời muôn nhánh rẽ ngược xuôi nguồn
Cánh chim phiêu bạc ngàn cổ độ
Tử sinh ai luận chuyện mất còn?

Ngồi uống cùng nhau các hảo hán
Tưởng ngày xưa rượu tiễn lên đường
Sách vở giảng đường thành dĩ vãng
Những chàng trai dệt mộng muôn phương..”
4927%205%20SaiGonNMTrinh

       Rồi, vận nước đến thời, gia đình ly tán, đi vào trại tù, nếm đủ những cay đắng của đời cải tạo. Khi trở về, Sài Gòn, cảnh vẫn cũ nhưng người xưa đã khác. Như Từ Thức về trần, cả một thế thời thay đổi. Người về, từ trại tù nhỏ sang qua nhà giam lớn, vẫn những con mắt công an cú vọ rập rình, vẫn những lý lịch trích dọc, trích ngang đeo đuổi. Tạm trú, tạm ngụ, ở chính ngôi nhà của mình. Nơi sẽ định cư của những người tù cải tạo, là những vùng kinh tế mới xa xăm, những nơi chốn đầy ải của ngày tuyệt lộ. Trở về xóm cũ, làm người lạ mặt:

4927%206%20SaiGonNMTrinh
“Đỏ bầm mặt nhựt cơn mê
lạnh tanh khuôn mắt người về dửng dưng
vào ra lối rẽ ngập ngừng
mấy năm sao lạ, nỗi mừng chợt xa

cầu thang quẩn dấu chân qua
đời như hạt nước mưa sa bóng chiều
từ rừng máu giọt gót xiêu
thảm thương phố cũ nắng thiêu mộng người

đỏ bầm ánh điện đường soi
cây nhân sinh chợt nẩy chồi cuồng điên
nhìn soi mói nụ cười đen
mắt hằn dấu đóng chao nghiêng một ngày.”

Về trình diện công an khu vực, nhìn nụ cười gằn vừa mỉa mai vừa soi mói, nhìn đôi mắt cú đóng dấu vào một ngày thất thế của người bại binh, ôi đau xót cho một đời ngã ngựa.

4927%207%20SaiGonNMTrinh

       Ở Sài Gòn những ngày giặc chiếm, vẫn còn âm hưởng của một cuộc chiến chưa tàn. Trên chuyến xe bus nội ô, một người lính què dẫn dắt người lính mù hát những bài hát ngày xưa ngày còn chiến đấu dưới cờ. Quân lực VNCH là tập thể của những người lính tin tưởng vào công việc làm của mình. Dù thua trận nhưng họ không muốn làm hèn binh nhục tướng…

“trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến
Người trở về từ cuộc chiến lãng quên

Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác
Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời
Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời

Chuyến xe vang lời thơ nào năm cũ
Nhắc chặng đường binh lửa thuở xa xưa
khói mịt mù thời chiến tranh bụi phủ
Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa

Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
Dấu giày buồn còn vết giữa sình lầy

Nghe lời hát tưởng đến người gục ngã
Cả chuyến xe chia sẻ một nỗi niềm
Âm thanh cao xoáy tròn dù gỗ đá
Thức hồn người vào nhịp thở chưa quên

Ơi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
Cho máu xương không uổng phí ngày mai
Có sương khói từ mắt thầm cầu nguyện
Cho lỡ làng không chĩu nặng bờ vai

Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ
Đây thịt xương còn sót lại một đời
Còn ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
Dù rã rời nhưng vẫn thắm nụ cười

Ta nghe rực trong hồn trăm bó đuốc
Mặt trời lên xua tăm tối cho đời..”
4927%208%20SaiGonNMTrinh

       Ở Sài Gòn năm 1980, là những ngày tôi cựa quậy trong nan lồng. Nghèo đói, bất công, đe dọa, bắt bớ, đủ thứ khổ nạn đổ lên đầu người dân nhất là những người được thả về từ trại tù. Mỗi ngày trình diện công an, rồi mỗi tuần, mỗi tháng nhưng áp lực thì càng ngày càng tăng. Tạm trú, từng tháng, từng ngày. Không có một chỗ nào ở thành phố cho các anh, người thua trận. Tôi, không có hộ khẩu, ở tạm trong nhà của mình. Rồi tham gia tổ chức vượt biên ở Bến Tre bị công an tỉnh này lên Sai Gòn tìm bắt. May là thoát được nên sau đó là phải sống lang thang đêm ngủ chỗ này tối ở chỗ khác.
        Những buổi tối trời mưa, đạp xe đi tìm chỗ tạm trú, mới thấy ngậm ngùi cho câu than thở trời đất bao la rộng lớn mà sao ta chẳng có chốn dung thân. Những buổi chiều nắng quái, đi trong thành phố, mới thấy cảm giác của một kẻ cô đơn như con chuột đang cuống cuồng trong lồng giữa cơn mạt lộ. Thấy đi tới đâu cũng gặp những cặp mắt ngại ngùng của những người thân, từ chối thì không nỡ mà chứa chấp thì bị liên lụy nên tôi phải tìm một phương cách để cho qua đêm dài. Thuê phòng trọ hay khách sạn cực kỳ nguy hiểm, nên chỉ có một cách là trà trộn vào những người ngủ ngoài đường.

4927%209%20SaiGonNMTrinh

       Lúc ấy, ở Sài Gòn đầy những người ngủ ở hè phố. Họ là những người từ kinh tế mới về chịu không kham sự khổ cực hay những người vượt biên hụt trở về nhà bị chiếm. Mà chỗ an toàn nhất là bến xe Ngã Bảy. Ở đây là đường ranh của nhiều phường nên chỉ có một quãng ngắn, ở chỗ này bố ráp thì chỗ kia vẫn bình thường như không có gì xảy ra. Tôi có xem một video của trung tâm Asia có ghi lại hình ảnh của nhạc sĩ Trúc Phương cũng hoàn cảnh phải ra xa cảng để ngủ qua đêm mà chạnh lòng. Thì ra, ở lúc ấy, có nhiều người chung cảnh ngộ, phải lang thang ngủ đầu đường xó chợ một cách bất đắc dĩ. Bao nhiêu chuyện trái tai gai mắt, công an lộng hành, bắt người không cần lý do, kinh tế thì lụn bại, ngăn sông cấm chợ, cả nước nghèo đói không đủ gạo ăn, kỹ nghệ trì trệ không sản xuất được gì đáng kể. Rồi chính sách phân biệt đối xử, giáo dục thì nhồi sọ, hồng nhiều hơn chuyên, thi cử tuyển chọn theo lý lịch hơn là thực tài, y tế thì thiếu thuốc men phương tiện và y sĩ trình độ kém lại làm việc tắc trách. Thật là một thời tệ mạt nhất trong lịch sử dân tộc ta.

4927%2010%20SaiGonNMTrinh

       Ngủ ở bến xe Ngã Bảy, mướn cái chiếu 1 đồng, kiếm một chỗ qua đêm, tôi đã chứng kiến nhiều chuyện. Có những bà mẹ góp nhóp tiền bạc đi thăm con ở một trại tù nào đó, chờ xe ba bốn ngày, sống lang thang lếch thếch chờ đợi. Cũng có những người không nhà, nằm la liệt dưới mái hiên, sinh sống ăn ngủ và làm tình một cách thản nhiên như đang sống trong nhà mình. Cũng có những trai tứ chiếng, những gái giang hồ quanh quẩn kiếm ăn. Những anh lơ xe, những chị buôn hàng chuyến, những mối tình, hừng hực xác thịt cứ diễn ra hàng đêm. Rồi những đêm mưa gió, ướt át, những tiếng chửi than trời trách đất cứ giòn giã. Hình như, ở gần nỗi khổ, tâm hồn họ bị chai sạn đi. Công an từ phường này qua phường kia luôn luôn bố ráp nhưng như một trò chơi cút bắt. Áo vàng mũ cối đi qua, chỉ ít lâu sau là đâu vẫn đấy.

4927%2011%20SaiGonNMTrinh
“ .. hè phố rác lạc loài hoa dại
nở buồn tênh phiến gạch ngậm ngùi
cỏ đớn hèn hạt sầu kết trái
ươm bao năm dầu dãi nụ cười
ngủ chợp mắt đèn khuya vụn vỡ
ho khan ai quằn quại phổi khô
tiếng còi hú nhát đinh vỡ sọ
nghiến xe lăn tim nhịp chày vồ
rưng não tủy bầu trời tháng chạp
cành cỏ khô héo mãi phận mình
ở vu vơ ngỡ ngàng tiếng khóc
đêm bến xe tưởng chốn u minh
đường bảy nhánh chỗ nào phải lối
ngủ nơi đâu còi rúc giới nghiêm
như tiếng cú rúc trong huyệt tối
người lao xao cõi tạm cuồng điên
gío nhọn hoắt ngon lành da thịt
mưa giọt soi mộng dữ chân người
ánh đèn pin mắt ai tội nghiệp
bờ đá xanh lạnh buốt chăn đời..”

       Ở một đất nước vào thời kỳ mà cây cột đèn nếu đi được cũng muốn vượt biển, thì còn con đường nào khác hơn là thách đố với định mệnh.

4927%2012%20SaiGonNMTrinh

       Những lần sửa soạn ra đi, tự nhủ hãy đi một vòng thành phố thân yêu để rồi vĩnh biệt không còn gặp lại. Những khúc sông, những cây cầu, những dãy phố, mỗi mỗi đều nhắc đến kỷ niệm và khi sắp sửa ra đi như mất mát một phần đời sống mình. Có buổi tối, đi trong mưa, để tưởng nhớ lại lúc xa xưa, khi bềnh bồng trong cảm giác lãng mạn của một người đi tìm vần thơ. Mai ta đi xa. Thôi giã từ thành phố. Lòng đau như cắt trong lúc giã từ

“ta thắp nến đọc hoài trang sách kể
Chuyện người tù vượt ngục suốt một đời
Ta hùng hực cánh buồm chờ gió đẩy
Sống một ngày thêm thúc giục khôn nguôi

Đã đắp xóa bao lần cơn mộng biếc
đường phải đi cho đến lúc xuôi tay
sóng loạn cuồng con thuyền trôi biền biệt
giăng buồm lên phương viễn xứ một ngày

Ta cũng biết còn xa vùng đất hứa
Phải đi qua địa ngục chín mươi tầng
Đời hiện tại xích xiềng theo bão lửa
Nỗi niềm riêng còn khóe mắt thương thân

Đã thấm thía ngày qua ngày tù tội
Chim trong lồng mơ vùng vẫy trời cao
Cười khinh mạn những chão thừng buộc trói
Về phương đông nơi bến đỗ tay chào

Mộng ước mãi chiều nao vời cố quận
Chim sẻ ngoan còn ríu rít phố phường
Loài ác điểu vẫn gây căm tạo hận
Bẫy gai chông ngầm phục ở quê hương

Ta tin tưởng có quỉ thần dẫn lối
Dù giặc thù vây bủa cả không trung
Còn một chén nốc ngụm men vời vợi
Gió chuyển rồi thôi đến lúc lên đường

Chuyện sinh tử giỡn chơi thêm ván cuối
cạn láng rồi thử thách với phong ba
ngôi tinh đẩu dẫn ta về bến đợi
đường biển vẽ rối tay lái thẳng lối qua.”
4927%2013%20SaiGonNMTrinh

       Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào, của một thời trong một đời người. Tôi, có lúc đọc những bài viết cũ, ngắm lại những hình ảnh xưa, lại nhói đau như vừa đánh mất một điều gì trân quí. Thôi vĩnh biệt Sài Gòn, tiếng kêu thảng thốt của người vừa đánh mất một phần đời sống mình…
Nguyễn Mạnh Trinh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Dec/2024 lúc 4:40pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2024 lúc 11:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2025 lúc 9:23am

Tiệm ăn nổi tiếng ngày xưa ở Sài Gòn

 image

Sài Gòn xưa có hai tiệm Thanh Bạch, một ở đường Lê Lợi, bên rạp xi-nê Vĩnh Lợi. Tiệm Thanh Bạch thứ hai ở đường Phạm Ngũ Lão, trong dẫy phố trệt dưới tòa soạn nhật báo Sài Gòn Mới.  Ngoài bánh mì ốp-la, ôm-lết, thịt nguội, Thanh Bạch Lê Lợi đặc biệt có bánh mì bò kho. Nhà hàng Thanh Thế bên Nguyễn Trung Trực có món suông ngon hết sảy. Bún suông dùng xương heo để nấu nước lèo, và đặc biệt ở đây là dùng tôm tươi lột vỏ, bỏ đầu, bằm nhuyễn sau đó vo lại thành sợi dài (như sợi bún). Nước lèo ở đây rất trong, ăn kèm với rau sống… Nhà hàng Tài Nam trên đường Ohier (Tôn Thất Thiệp) nổi tiếng với món Đuông Chà Là chiên bơ rất ngon nhưng cũng rất mắc tiền.


image

Theo nhà văn Sơn Nam, vua chúa cũng còn thèm “con đuông chà là”, tên chữ là “hồ đa tử”. Hồ đa là cây dừa rừng, tức cây chà là hoang thường mọc miền nước mặn Nam bộ, giống như cây cau kiểng. Cây dừa rừng có “củ hũ”, tức đọt non, đến mùa sau Tết thường xuất hiện con đuông, giống như con nhộng.


image

Ðuông ăn đọt dừa non nên to, mập và thường được bắt trước khi nở thành bướm. Sơn Nam viết: “Ðem đuông nướng trên vỉ sắt, cho héo rồi ăn, chấm với nước mắm nhĩ nguyên chất. Con đuông béo ngậy vì tăng trưởng, ăn ròng củ hũ cây chà là”.


Vùng Thanh Ða (Bình Thạnh) nổi tiếng khắp Sài Gòn với món cháo vịt, gỏi vịt. Vào buổi tối người Sài Gòn hay ra bán đảo Thanh Ða trước là để đón những luồng gió mát từ sông Sài Gòn thổi vào và khi về, ghé mấy quán cháo vịt, gọi thêm đĩa gỏi vịt ăn kèm. Nếu là “bợm nhậu” thì gọi thêm chai bia Con cọp BGI để… đưa cay.


image

Nếu ngại ra Thanh Ða thì trên đường Hồng Thập Tự cũng có khu bán cháo vịt thuộc loại… “ăn được”. 


Thịt vịt tại đây khá mềm, nhai kỹ thấy ngọt và đặc biệt không thấy mùi hôi vốn có của thịt vịt. Có thể họ tuyển loại vịt chạy đồng nên không hôi (?).


Ðinh Công Tráng là một con đường nhỏ gần nhà thờ Tân Ðịnh với món bánh xèo. Bí quyết của bánh xèo nằm ở kỹ thuật pha bột, sao cho khi chiên lên, bánh giòn tan khiến người ăn có thể cảm được cái thú nghe miếng bánh đang được nhai dưới hai hàm răng. Lớp bột gạo pha chút nghệ khi đổ vào chảo dầu tạo nên một tiếng “xèo” khiến ta hiểu được tại sao lại gọi là… bánh xèo! Ngày nay, đường Ðinh Công Tráng trở thành “đường bánh xèo” nhưng người sành ăn thì chọn quán bên tay trái, nếu đi từ đường Hai Bà Trưng vào. Quán không tên nhưng người ăn vẫn nhớ vì nó đã đi vào “bộ nhớ” của người Sài Gòn từ bao năm nay. Những quán đối diện bên kia đường trông có vẻ lịch sự hơn, sạch sẽ hơn nhưng vẫn chịu cảnh vắng khách vì là kẻ… hậu sinh.


image

Khu Ða Kao có tiệm bánh cuốn Tây Hồ (127 Ðinh Tiên Hoàng), gần chợ Ða Kao, quận 1, nổi tiếng. Tại đây, mỗi bàn có để sẵn một thẩu nước mắm và một chồng chén nhỏ để khách tùy nghi sử dụng, thêm nhiều hay ít ớt bằm theo sở thích riêng của từng người. Tuy nhiên, có khách lại thích chan luôn nước mắm vào đĩa để bánh cuốn thấm nước mắm, đậm đà hơn. Chả quế và giò lụa được cắt thành miếng lớn, để riêng trong một đĩa nhỏ. Khách có thể chỉ ăn bánh cuốn nhân thịt mà không đụng tới đĩa giò chả, như vậy người phục vụ nhìn vào đĩa chả còn nguyên mà không tính tiền. Nếu cần, có thể gọi thêm đĩa bánh tôm hoặc bánh cuốn không nhân.


image

Sài Gòn cũng có bánh cuốn Thanh Trì kiểu Bắc, mỏng như tờ giấy, ăn với “ruốc” (chà bông) và nước mắm phải kèm với vài giọt cà cuống mới là “sành điệu”.


Còn bánh ướt là kiểu bánh cuốn bình dân ở Sài Gòn, cũng ăn kèm với bánh tôm chiên, giò, chả và rau, giá. Những xe bánh ướt được đẩy đi khắp Sài Gòn, có cả nồi hấp nên lúc nào bánh cũng nóng và người bán bao giờ cũng chan nước mắm vào đĩa thay vì chấm kiểu “thanh cảnh” như bánh cuốn Thanh Trì.


Lại nói thêm, đường Albert (vào thời Ðệ Nhất Cộng Hòa đổi tên thành Ðinh Tiên Hoàng) khá dài nên dọc theo con đường này có nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng.


image

Tiệm ăn Chez Albert (lấy tên theo con đường), Cà phê Hân, Mì Cây Nhãn (tên đặt theo cây nhãn hồi đó còn trồng trước sân), Thạch chè Hiển Khánh (nơi sưu tầm rất nhiều thơ ca tụng thạch chè)… Tôi chắc chắn còn bỏ quên khá nhiều điểm ăn uống khác nữa trên con đường này.


Ở góc đường Tôn Thất Ðạm và Hàm Nghi, trước kia vào thập niên 30 có một quán cháo cá nổi tiếng một thời. Buổi chiều cho đến gần khuya, khách đến ăn rất đông, nhất là khi cải lương, hát bội, hát bóng vãn hát.

Theo Vương Hồng Sển trong Sài Gòn Tạp Pín Lù, quán cháo cá này của người Tàu, gốc Quảng Ðông, “cha truyền con nối suốt bốn năm thế hệ, trót trăm năm chớ không phải chơi… ”.


image

Cháo tại đây nấu bằng gạo tấm hầm với cá, xương heo và thịt tôm hùm để thành một thứ hồ sền sệt khiến “người đau mới mạnh dùng không sợ trúng thực, người mệt mỏi ăn vào cảm thấy nhẹ bụng, mau tiêu".


Tô cháo cá Chợ Cũ quả là một ‘tô thuốc tráng thần’… Cháo nóng hổi bốc hơi nghi ngút. Vừa thổi vừa húp xì xụp mới thấy được cái thú vị của món cháo cá Chợ Cũ. Thịt cá giòn, thơm, lẫn lộn hương vị của hành, tiêu, gừng và có thể ăn với “dầu cháo quẩy”. Thú thật, tôi là người thích thịt hơn cá nhưng thỉnh thoảng được thưởng thức món cháo cá vẫn thấy ngon đến toát mồ hôi! Tại đây có Tiệm Cơm Tàu bán Cơm Thố nổi tiếng.

image

Có một tiệm cháo giò heo khá nổi tiếng trong ngõ đường Phan Ðình Phùng (ngày nay là Nguyễn Ðình Chiểu). Tiệm không có tên, chuyên bán cháo từ 6 giờ tối tới một, hai giờ sáng. Khách của tiệm này đa số là khách chơi đêm, khách đi nhảy, khuya về đói bụng đến ăn tô cháo nóng.


Tôi lại nhớ đến món phá lấu ở góc đường Lê Lợi-Pasteur, nơi đây còn có xe bò bía và nước mía Viễn Ðông. Bán phá lấu là một chú Tàu và “cửa hàng” của chú chỉ vỏn vẹn một cái khay tròn, trên đó bày đầy đủ nội tạng heo: lòng, dồi, gan, bao tử, ruột non, ruột già, tim, phèo, phổi…


image

Trông thật hấp dẫn, ngửi thơm phức và ăn vào thì giòn tan. Phá lấu nói chung có vị hơi ngòn ngọt, gan thì bùi bùi, lòng thì hơi dai dai nhưng khi nhai kỹ mới thấy ngon… thấu trời xanh.


Nghệ thuật làm phá lấu chắc chỉ mấy chú ba mới đáng hàng sư phụ. Phá lấu làm tại nhà cũng ướp húng lìu, ngũ vị hương nhưng không thể nào so sánh với phá lấu góc nước mía Viễn Ðông. Từng miếng phá lấu được ghim sẵn bằng tăm, chấm với tương đỏ trộn tương đen. Khách ăn xong chú Ba chỉ nhìn tăm mà tính tiền nhưng tuyệt không bao giờ sai.


Quá bộ vài bước là xe nước mía tươi mát đang chờ…


image


Để kết thúc một chuyến ăn hàng bên lề đường.


Gần nước mía Viễn Ðông có xe thịt bò khô của ông Năm (theo tên gọi của khách quen) và sau 1975 ông dời về đường Tự Ðức (nay đã đổi tên là đường Nguyễn Văn Thủ) thuộc khu Ða Kao. Dân chơi Sài Gòn thường xếp hạng:

image
Nên viết về món ngon Sài Gòn mà bỏ qua khu vực Chợ Lớn là cả một thiếu sót lớn.


Dọc đường Trần Hưng Ðạo nối với đường Marins (Ðồng Khánh) thuộc địa phận quận 5 có những nhà hàng, tửu lầu nổi tiếng một thời như Arc-en-Ciel, Ðồng Khánh, Á Ðông, Bát Ðạt.


Theo tôi, Chợ Lớn nổi tiếng hơn cả là đường Lacaze mà người Việt hay gọi trại là La Cai, tức đường Nguyễn Tri Phương sau này. Khu La Cai có mì vịt tiềm hầm thuốc bắc, một trong những món “tủ” của người Tàu.


Bên cạnh đó còn có những tiệm hủ tiếu mang tên Mỹ Tiên, Cả Cần và tiệm bánh bao Bà Năm Sa Ðéc.


image

Ðêm đến có các quán sò huyết dọc theo lề đường. Khách bình dân ngồi ăn nhậu thoải mái giữa dòng xe cộ ồn ào bên ánh đèn nê-ông từ các nhà hàng, vũ trường sang trọng của Chợ Lớn “by night”. 


Kết


Thôi thì đời người có lúc hưng lúc tàn, cũng như vận nước có khi thịnh khi suy. Viết lại món ngon Sài Gòn chỉ để thỏa mãn kiểu “ăn hàm thụ” như đã nói ở trên. Giờ có cho ăn thực thụ chắc cũng chẳng thấy ngon như thời còn trai trẻ.


Tất cả bây giờ chỉ còn là hoài niệm..




Nguyễn Như Thành

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2025 lúc 8:57am


Thương xá Tax tòa nhà có lịch sử 130 năm

 imageimage

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image

Những dấu tích còn sót lại của một trung tâm thương mại sầm uất và lâu đời nhất Sài Gòn. 

 

Nghe tin Thương xá Tax bị đập bỏ, nhiều người dân rất buồn, và đã ghé qua nhìn ngắm tòa nhà trước khi nơi đây bị “xóa sổ” và chỉ còn trong ký ức của người dân Sài thành.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jan/2025 lúc 12:58pm

Những Bài Nhạc Xuân Xưa Hay Nhất  <<<<<<

Top%2099%20Hình%20nền%20động%20chúc%20mừng%20năm%20mới%202023%20lung%20linh%20rực%20rỡ






Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2025 lúc 1:01pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2025 lúc 3:15pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.219 seconds.