Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 157
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2024 lúc 11:38am

Mối Tình Ðiện-Toán


5313%20MoiTinhDienToanVLiem
(Designed by ng.h.)
Thời Tiểu học, Ðiện [1] cùng tôi chung lớp,
Nàng dễ thương, mái tóc xõa đuôi gà.
Tôi yêu nàng vì mùi tóc, làn da,
Người đã đẹp, lại mặn mà hấp dẫn!

Khi điện trở [2], tôi vô cùng ân hận,
Sợ phật lòng người đẹp bỏ tôi đi.
Bàn tay tôi mềm yếu rất ít khi
Sờ tới điện [3] – chạm thân hình ngà ngọc.

Nàng cười rũ, trong lòng tôi muốn khóc,
Ðiện giật người làm run rẩy châu thân.
Nàng thản nhiên, tôi kinh ngạc vô ngần,
Ðiện phớt tỉnh còn tôi thì ngây dại.

Xong Tiểu học, tôi đi, nàng ở lại,
Nơi tỉnh thành tôi gặp Toán [4] làm thân.
Toán và tôi dù xa mấy cũng gần,
Mỗi tuần lễ có bốn giờ cho Toán.[5]

Tôi e ngại, phập phồng lo tính toán,
Giải không xong bài toán bị cồng-sinh.[6]
Toán và tôi càng quyến luyến, thân tình,
Tôi khổ sở “gạo bài” mà chưa thuộc!

Toán [7] không phải là phương trình [8]giản lược,
Muốn hiểu nàng, tôi phải học nhiều cơ!
Vì nhân, chia, trừ, cộng... quá đơn sơ,
Thuộc hàm số [9]mới là điều chân lý.

Toán [10] không hẳn là người tình uỷ mị,
Vì sau nàng thường có kẻ thập phân.[11]
Là trai tơ, tôi chẳng biết ngại ngần
Cứ yêu Toán [12] thì phương trình giải được.

Vì thời cuộc làm cho tôi mất nước,
Ở xứ người Ðiện-Toán [13] phải dùng luôn.
Những phần mềm, phần cứng [14]... đã vào khuôn,
Tình với tứ không còn biên giới nữa.

Yêu Ðiện-Toán [15] nên cuộc đời chan chứa,
Những Cô-Bồ, Ô-Rắc, Ếch-Cu-Eo [16]...
Có nhiều đêm chổng cẳng ngủ chèo queo,
Khi tỉnh giấc, chợt kinh hoàng, ngao ngán...!

Tình yêu hỡi! Ôi mối tình Ðiện-Toán! [17]
Ta vì mi mà khổ sở cuộc đời!
Có bao giờ ta được phút thảnh thơi,
Ðể hồi tưởng lại mối tình Ðiện, Toán.[18]

Bằng người thật của thời ta loạng choạng,
Mới chớm yêu, chưa biết ngỏ lời yêu.
Ngày hôm nay khi tuổi đã xế chiều,
Sực nhớ lại hai nàng thì đã muộn!

Vĩnh Liêm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2024 lúc 3:05pm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Dec/2024 lúc 3:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2025 lúc 1:18pm

"Qua" Và "Bậu"








"Qua" và "Bậu" đều là đại từ nhân xưng đặc trưng của miền Trung và miền Nam ngày xưa. Nhưng nó được dùng nhiều nhất là ở vùng đất phương Nam.




"Qua" là ngôi thứ nhất, nếu dùng riêng lẻ là từ xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi, nghĩa là tôi (là cô, chú, bác, anh, chị), nhưng khi dùng chung với "Bậu" thì nghĩa là anh, là cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai với người yêu hoặc với người mà họ có ngỏ ý thương mến.

"Bậu" là ngôi thứ hai, là từ thân thương mà người con trai dùng để gọi vợ hay người yêu hay người con gái mà họ đem lòng thương mến.

"Bướm xa hoa, bướm dật, bướm dờ

Qua đây xa Bậu đêm ngày chờ trông."

Theo GS Lê Ngọc Trụ (1909-1979) gốc của từ "Qua" do chữ wá, hay đọc đúng hơn là u_á đọc theo giọng Triều Châu của chữ "ngã" tức là "tôi". Cũng có giả thiết khác rằng sự liên hệ từ "Qua" với tiếng Mường và tiếng Nhật nhưng có lẽ lối giải thích của GS Lê Ngọc Trụ dễ chấp nhận hơn bởi sự giản dị.

“Hôm qua Qua nói Qua qua mà Qua hổng qua

Hôm nay Qua nói Qua hổng qua mà Qua qua.”

Từ "Qua" được dùng rất nhiều trong các tác phẩm của Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1884-1958) như: Thầy Chung trúng số, Tơ hồng vương vấn, Sống thác với tình, Ai làm được... và nhiều tác phẩm khác nữa.




Nếu "Qua" đã là từ Triều Châu thì "Bậu" cũng rất có thể do âm Triều Châu mà ra. Nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914-1987) có đưa ra gốc từ tiếng Mạ nhưng sau khi bàn luận với người Triều Châu, thì trong tiếng Triều Châu "pa_u" hay "pấu" (giọng đọc khác nhau tùy vùng) là vợ, một danh từ bình thường và khi ghép vào một chữ nữa mới phân rõ ngôi thứ như "cha pấu", "cha pa_u" (vợ tôi) "deo pa_u" (vợ yêu) như ta dùng Hán Việt "tệ phu, tệ nội, hiền phụ, hiền thê...” Người Việt chung sống với người Triều Châu đọc trại là "bậu" và "Bậu" trở thành đại từ ngôi thứ hai.

"Bậu có chồng chưa, Bậu thưa cho thiệt

Kẻo Qua lầm tội nghiệp cho Qua."

Dù với cách lý giải nào thì từ "Qua" và "Bậu" cũng đều là từ ngoại lai. Tuy nhiên, khi được Việt hóa, "Qua" và "Bậu" trở thành những từ ngữ độc đáo của tình cảm thương yêu đôi lứa thật súc tích.

"Bậu qua phà Rạch Miễu, Qua lẽo đẽo theo sau.”

Qua- Bậu tiêu biểu cho ngôn từ Việt hóa của miền đất phương Nam, trong đó bên cạnh tiếng Hoa còn phải kể tiếng Pháp, tiếng Miên... Từ ngữ Việt hóa gốc Hoa phần nhiều được sử dụng giới hạn ở miền đất phương Nam là vì điều kiện chung sống, hội nhập nơi đây. Mặc dù, số từ ngữ Việt hóa rất nhiều nhưng đi vào ca dao, văn chương phương Nam mạnh mẽ nhất có lẽ là hai từ "Qua" và "Bậu" (chiếm hơn phân nửa).

"Trách mẹ với cha chớ Qua không trách Bậu

Cha mẹ ham giàu gả Bậu đi xa.”

"Bậu có chồng như cá vô lờ,

Tương tư nhớ Bậu, dật dờ năm canh."

"Bậu về kẻo mẹ Bậu trông,

Kẻo con Bậu khóc, kẻo chồng Bậu ghen."

"Ví dầu tình Bậu muốn thôi

Bậu gieo tiếng dữ cho rời Bậu ra

Bậu ra Bậu lấy ông câu

Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu.”

Nhà thơ Phạm Hải Đăng cũng sáng tác rất nhiều bài thơ có "Qua" và "Bậu" như:

BẼ BÀNG TÌNH QUA

Nói hoài Bậu hổng thèm nghe

Để Qua ấm ức đầy ghe đem dìa!

Vô tình trong buổi chiều kia

Bậu theo người khác, tình chia cách tình

Mình ên Qua đứng lặng thinh

Nhìn theo con nước lục bình trôi theo

Trách ên Qua kiếp bọt bèo

Sóng xô sóng đập, sóng leo mạn thuyền

Mé sông bến đợi mình ên

Bông Bần bông Mắm rơi lền trắng sông

Đường tình bạc bẽo long đong

Tình duyên dang dở đắng lòng Qua đau

Bậu ơi! còn có thương nhau

Cửa Vàm Qua đợi, trái sầu Qua mang

Sông năm bảy ngã đò ngang

Bậu không dìa nữa bẽ bàng tình Qua.

BẬU THÔI ĐƯA ĐÒ

Mưa chiều, Qua dõi mắt theo

Bến xưa tình cũ ai gieo câu thề

Bậu còn nhớ đến tình quê

Để Qua trông ngóng, khi về cô đơn

Bậu đi mưa gió dỗi hờn

Lòng Qua trĩu nặng như con đò chiều

Ngày nào tíu tít lời yêu

Tay Qua Bậu nắm nói điều mộng mơ

Sông Cửa Vàm thuở tình thơ

Qua thương Bậu nói: “mình chờ nhé Qua!"

Nào dè đâu, Bậu đã xa

Trầu cau chưa thắm, người ta lấy chồng

Đứng nhìn chim sáo sang sông

Để Qua lẻ bạn đau lòng Bậu ơi

Giờ đây, cách biệt phương trời

Quê nghèo miệt thứ, Bậu thôi đưa đò.




Ngày nay, "Qua" và "Bậu" đã trở thành dĩ vãng nhưng đối với những người con vùng đất phương Nam xưa, hai từ Qua - Bậu bình dị, chân quê này luôn gợi nhớ về một thời sơ khai với những tình cảm êm đềm, mộc mạc nhưng thấm đượm chân tình của những năm tháng cũ thân thương.




Sưu tầm: Lê Văn Quý.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2025 lúc 8:43am

Giây Phút Chạnh Lòng


Chủ nhật Jan./12/2025 vừa qua, lúc 11:00AM, một số Luật sư/cựu sinh viên Luật Khoa đã gặp nhau tại nhà hàng Lambo, trên đường Westheimer, Houston, để hàn huyên/tâm sự. Buổi họp mặt đầy cảm xúc này do Luật sư Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng – Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam tại Houston – tổ chức.

Trong cuộc họp mặt này cũng có phần “hát cho nhau nghe” đầy thú vị. Tôi chỉ im lặng, vỗ tay sau khi MC (Master of Ceremonies) Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng giới thiệu và “ca sĩ” từ từ bước đến nơi để “micro”, cạnh đàn Organ và “One Woman Band”; cũng như sau khi “ca sĩ” hát xong.

Hôm nay, bất ngờ MC giới thiệu một quan khách từ DC đến. Điều đặc biệt là vị khách này sinh năm 1925 – năm nay đúng 100 tuổi. Nhiều tràng pháo tay vang lên.

Tôi nhìn chăm chăm vào ông Cụ 100 tuổi mà trông như Cụ chỉ khoảng 80. Khi nghe MC giới thiệu quý danh của ông Cụ là Anh Ngọc, tôi nhíu mày, nhưng lại thầm nghĩ có lẽ người trùng tên.

Cụ Anh Ngọc từ từ bước về phía “micro” trong khi MC giới thiệu rõ hơn: “Ông Anh Ngọc là một ca sĩ ‘vang bóng một thời’ của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam”. Tôi bàng hoàng và, rất bất ngờ, không hiểu tại sao, hai hàng nước mắt lại lăn dài trên khuôn mặt cằn cỗi của tôi! Vừa quẹt nước mắt vừa bước đến bên phu nhân của Cụ Anh Ngọc – bà Minh Phượng, cựu xướng ngôn viên đài VOA – tôi hỏi:

-Thưa chị, có phải Cụ Anh Ngọc này ngày xưa từng hát trong ban Tiếng Tơ Đồng với Thái Hằng, Thái Thanh, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao... hay không?

-Vâng! Anh ấy đấy.

-Hồi đó, Anh Ngọc là một trong những ca sĩ “ruột” của em.

Sau vài câu thăm hỏi, bà Minh Phượng tiết lộ: Sau 30/04/1975 ca sĩ Anh Ngọc không bị cộng sản Việt Nam (csVN) bắt đi học tập/cải tạo. Nhưng, năm 1986 Anh Ngọc bị csVN bắt/giam tại trại cải tạo Đồng Hòa với bản án 03 năm; chỉ sau 11 tháng, Anh Ngọc được trả Tự Do.

Sau khi trở về chỗ ngồi, tôi vừa quẹt nước mắt vừa lắng nghe Cụ Anh Ngọc đọc – chứ không hát – lời ca bài Áo Lụa Hà Đông của cố thi sĩ  Nguyên Sa .

Trong khi mọi người lắng nghe Cụ Anh Ngọc đọc lời ca, tôi vừa quẹt nước mắt vừa cảm nhận được niềm thương cảm từ đâu kéo về ray rức hồn tôi! Buồn quá, tôi nhìn qua khung kính và thấy đường vắng xe, trời mưa lất phất. Chính lúc đó, từ tâm thức u hoài, tiếng hát xưa chợt ngân lên trong hồn tôi:

“Chiều nay mưa Thu Nha Trang im vắng không bóng người qua Chiều nay âm u trong mưa trong gió ai đến thành Nha ...” (2)

Lời ca này, danh xưng “ca sĩ Anh Ngọc” và những giọt mưa chiều như gợi lại trong hồn tôi những kỷ niệm xưa, thời tôi mới lớn, tại Nha Trang, trong ban ca nhạc Bình Minh – do Ba tôi, cụ Điêp Linh Nguyễn Văn Ngữ thành lập và điều động – chuyên phụ trách văn nghệ cho Đài Phát Thanh Nha Trang vào tối thứ Năm và tối Chủ Nhật, vào giữa thập niên 50 đến đầu thập niên 60 của thế kỷ XX. Thời điểm đó Ba tôi cũng là Trưởng Ban Văn Nghệ Miền Nam Trung Nguyên Trung Phần, thuộc Khu Công Chánh Nha Trang và Ba tôi cũng cộng tác với báo Đuốc Thiêng/Tin Sáng/Tia sáng, với bút hiệu Điệp Linh.

Đã nhớ đến Ba tôi/ban Bình Minh và thời thơ dại của tôi, không thể nào tôi quên được hai cây dừa xiêm được trồng gần nhau bên hông nhà của Ba Má tôi. Nơi chiếc võng được cột vào thân của hai cây dừa xiêm, mỗi tối, Ba tôi thường “ôm” radio, nằm trên võng, nghe nhạc. Không ai được đến gần, vì muốn dành giây phút riêng tư cho Ba tôi. Khi nghe nhạc ngoại quốc, Ba tôi chỉ nghe những nhạc phẩm bán cổ điển Tây Phương được hòa tấu; nhạc Việt, Ba tôi chỉ nghe ban Tiếng Tơ Đồng/ban Thăng Long. Các ca sĩ Ba tôi và tôi đều yêu thích là Thái Hằng/Thái Thanh/Khánh Ngọc/Minh Trang/Bích Chiêu/Mai Hương/Hoàng Oanh/Lệ Thu/Khánh Ly/Quỳnh Giao/Anh Ngọc v.v... Nếu ai từng thấy và nghe Bích Chiêu trình diễn – trên sân khấu – tình ca Nỗi Lòng của Nguyễn Văn Khánh, người đó sẽ không bao giờ muốn nghe bất cứ ca sĩ nào khác trình bày tình khúc “Nỗi Lòng”!

Trong khi Ba tôi nằm trên võng nghe nhạc, tôi học và làm bài cho ngày hôm sau.

Sau khi học xong, tôi phải tập đàn Accordéon để hòa đàn cùng các Chú/Bác trong ban Bình Minh, sẵn sàng cho buổi phát thanh kế tiếp trên Đài Phát Thanh Nha Trang. Đôi khi, đang tập đàn, tôi thấy Ba tôi vào nhà, bảo: “Con! Con đàn lại phân đoạn đó cho Ba nghe. Dường như bên ‘b***’ con lỗi nhịp!” hoặc là: “Con đàn bài này ‘được’ lắm!”

Thập niên 90 của thế kỷ thứ XX, Ba Má tôi sang Mỹ theo diện ODP(3) do tôi bảo lãnh.

Chỉ vài tuần sau, Ba tôi tự xin được việc làm trong cơ quan ICC trên đường Fannin, Houston, với nhiệm vụ đọc/chọn bài cho nguyệt san Dân Ta. Mỗi buổi sáng, từ chung cư nơi ngã tư Kirkwood và Bellaire, Ba tôi đón xe “bus” xuống đường Fannin, làm việc; chiều, ba tôi lại đón xe “bus” trên đường Fannin, trở về.

Sau khi vô tình biết được sự việc Ba tôi đi làm, tôi ngạc nhiên, hỏi:

-Ba! Ba là giáo sư Pháp văn. Tiếng Anh Ba không biết; Ba không có xe; Ba không biết gì về computer; vậy thì làm thế nào Ba có thể biết cơ quan ICC cần người mà Ba đi xin? Và làm thế nào Ba đến cơ quan ICC được?

-Dễ mà, con! Báo “chợ” (báo biếu) thiếu gì, khi nào đi chợ với Má, Ba lấy một tờ; thêm nữa, báo Ngày Nay – với sự cộng tác thường xuyên và sự yêu cầu của Điệp Mỹ Linh – vẫn gửi đến Ba mà. Còn đi xe “bus”, tiếng Anh và tiếng Pháp cùng xuất phát từ tiếng La-tin, Ba viết ra, họ hiểu liền.

-Sorry, con bận quá, không thể lo cho Ba Má được tươm tất!

-Ba hiểu mà! Ba Má không trách gì con đâu, có điều Ba hơi lo cho con; vì Ba thấy tình trạng báo chí tiếng Việt trong cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại “lộn xộn” quá mà tính con thì “thẳng như ruột ngựa”!

-Hồi đó, khi dạy con viết, Ba đã dạy con là phải thành thật với ngòi bút và độc giả của mình mà!

-Đúng! Ba vẫn muốn ngòi bút của con “đi” trên con đường thẳng đó. Nhưng, muốn tiếp tục đi trên con đường thẳng đó, con phải “phớt lờ” mọi thị phi; vì tình trạng “viết lách” trong cộng đồng người Việt bây giờ giống như... “cái rỗ cua”, hể con cua này “lồm cồm bò” ra liền bị nhiều con cua khác kéo lại!

-Con cũng bị vài người “chọc/phá” rồi, nhưng con chỉ im lặng. Chỉ khi người nào xúc phạm đến Điệp Mỹ Linh các con của con sẽ “vào cuộc” – chữ của csVN – để người đó hiểu thế nào là Tự Do Ngôn Luận trong xã hội Hoa Kỳ.

-Con đừng dùng chữ của “tụi nó”!

-Dạ, con biết mà!

Dòng ý tưởng của tôi vừa đến đây, tôi chợt nhớ tôi đã hứa sẽ tham dự Đại Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức, được tổ chức sau Họp Mặt Luật Khoa một tiếng đồng hồ; vì em tôi – Nguyễn Phiêu Linh – xuất thân khóa 6/68 SQ/TB/TĐ.

Trước khi rời Hội Ngộ Luật Khoa, tôi quyến luyến chào tạm biệt ca sĩ Anh Ngọc, lòng thầm tiếc thương, nếu Ba tôi không bị csVN cầm tù nhiều năm trong trại tù Nghĩa Phú, có thể, Ba tôi cũng đã trở thành một trong những ông Cụ 100 tuổi, như ca sĩ Anh Ngọc!


Điệp Mỹ Linh

1.- Hình: Blog Nhạc Xưa.

2.- Nha Trang Chiều Mưa của Minh Kỳ/Yến Cận.

3.- The Orderly Departure Program.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2025 lúc 4:01pm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Jan/2025 lúc 4:01pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2025 lúc 1:29pm

Tám Mươi Phần Trăm


Bạn bè bảo tôi viết về đề tài nông dân là quá trời khôn, đối tượng đọc nhiều mà đề tài cũng phong phú, đến tám mươi phần trăm dân số của Việt Nam là nông dân kia mà. Tôi nghe, cười, chảy nước mắt ra, như khóc.

Phải, tôi đang viết về họ, những người nông dân, nhưng viết trong im lặng rợn người, không phản hồi, không chê bai. Chẳng có bao nhiêu trong số tám mươi phần trăm ấy đọc được những gì tôi viết. Với họ, văn chương vừa là thứ xa xỉ, vừa là đồ bỏ đi. Có người còn không biết chữ, có người áo không lành, có người không đủ gạo ăn, dậm lia thia trên những cánh đồng năn bỏ vô keo chao để đem ra cổng trường tiểu học ngồi bán... Những người ấy, tôi bưng văn chương tới cho, họ còn nổi quạu, chửi thề, phải trái bắp, gói xôi... còn giúp người qua bữa, chứ một đống chữ làm sao no lòng.

Và những ảo tưởng văn chương của tôi đã tan, lâu rồi. Nhiều lúc ngồi trước trang viết, tôi thấy tuyệt vọng. Làm sao diễn tả được cái xót của mồ hôi chảy xuyên qua chân mày xuống mắt một người gánh nước giữa nắng trưa tưới cải? Làm sao chuyển tải được cái đau thắt ruột khi nhìn đồng lúa sắp thu hoạch của mình tả tơi trong mưa bão? Làm sao tôi lột tả được tâm trạng của người cha khi những đứa con giành nhau cạo cơm cháy?

Khi cuốn chiếu ngồi chò co nhìn mưa nửa đêm dột tinh tang xuống đầu giường? Họ buồn, nhưng buồn đến độ khủng khiếp nào? Tôi biết diễn tả cái buồn ấy ra làm sao? Bởi so sánh với nỗi buồn... mất điện thoại của tôi, nỗi buồn mất việc hay thất tình của bạn, thì quá khập khiễng, chênh vênh.

Và ngay cả nỗi vui của người nông dân cũng khiến người ta thắt lòng khi chia sẻ. Tôi có quen một người vừa được giao việc xé phiếu thu tiền nhà vệ sinh chợ xã. Gặp tôi trong cái ngày “trọng đại” đó, ông hồ hởi khoe “nhà tôi giờ có đồng ra đồng vô rồi, cô ơi”. Nghe nói ông cũng trần thân, làm đơn xuôi ngược, cuối cùng “ghi điểm” là vì gia đình không đất sản xuất, mới được “chọn mặt gởi... nhà vệ sinh”.

Vậy đó, người ta vui muốn chết mà tôi thì không thể buột miệng cười. Bởi nhìn nét mặt sương gió của ông, tôi thấy lẩn khuất sự xót xa. Cũng vậy, cái người vừa nhận được sổ nghèo kia, làm sao trong mắt họ chỉ có hớn hở mà không vương chút tủi buồn. Cực chẳng đã… Chợt nhận ra niềm vui của người nông dân bé mọn, giản dị, đạm bạc biết chừng nào. Chỉ cần một mùa lúa trúng. Một chén cơm đầy với thịt cá tươm tất. Một chiếc tivi để coi cải lương vào mỗi chiều thứ sáu. Một chiếc xuồng nhỏ để đêm đêm đặt trúm, giăng câu…

Tôi bắt đầu nghĩ tới ngày mình không viết về những người nhà quê nữa. Bởi tôi không có nhiều lựa chọn, hễ viết về nông thôn là nói ngay tới cái cơ cực, thiệt thòi, nghèo đói. Một sự lặp lại nhàm chán. Mới đọc cái tựa là người ta biết tỏng tòng tong trong bài ấy tôi nói cái gì. Ai nghĩ là tôi vớ được đề tài phong phú đâu. Ai sẽ chấp nhận tôi viết như vầy:

“Sớm đó chú Hai Lúa đi đánh tennis với mấy ông bạn láng giềng về, đang dắt con chó becgiê đi chơi, điện thoại chợt reo tửng từng tưng, giọng Ba Ngô bên kia xởi lởi, lâu quá không gặp cha nội rồi, chiều nay lại nhà hàng Diễm Diễm uống với nhau một bữa, tui mới lên mấy ao cá được gần một tỉ đồng đây. Mà, mùa lúa rồi ông cũng thu năm trăm triệu chớ ít gì…”. Bạn đọc sẽ thấy ngộ, thấy kỳ cục, vô duyên đến mắc cười. Bi kịch hơn là người đọc sẽ mắng tôi xối xả, nông dân đã khổ muốn chết rồi mà nhà văn còn chua chát, mỉa mai… Buồn thiệt buồn, phải nhân vật trong đoạn văn trên là cán bộ, doanh nhân thì quá hợp lý, còn đằng này…

Tôi nhận ra tám mươi phần trăm dân số Việt Nam, con số này giống như cua ốp, nghĩa là có vẻ hùng hồn, to tát vậy chứ trong ruột teo héo, rỗng không. Người ta chẳng nhớ tới họ khi nghiên cứu đề tài khoa học hay thiết bị máy móc này nọ (kết quả là nông dân tự mày mò chế tạo ra máy để gặt, sấy lúa, gieo mạ, tách hạt bắp, đến cả… máy bay).

Người ta quên mất tiêu (hay giả bộ quên) nông dân khi quyết định tăng học phí, tăng giá tiêu dùng, khi chia chác đất đai… Và nhiều lúc người nông dân bỗng vô hình, trong vắt trong mắt những công chức ít khi cười. Có cảm giác như người nông dân sống bình dị, lặng lờ quẩn quanh trong lũy tre làng lâu quá nên đã bị lãng phai đi.

Ngày mai này tôi cũng buộc lòng quay lưng với họ, làm ơn ai đó cất lên giùm những tiếng nói xót xa!


●Nguyễn Ngọc Tư

(*) Con số này không chính xác; có thể ít hơn vì những chàng trai cô gái quê đang lũ lượt rủ nhau phiêu bạt kiếm sống giữa các thành phố, các chợ người, những cuộc hôn nhân may rủi; có thể nhiều hơn, vì những người ra vẻ kẻ chợ chảnh chọe như tôi, rốt cuộc cũng nằm trong tám mươi phần trăm bé mọn ấy.


Share Lại Người Lính Già TQLC

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Jan/2025 lúc 1:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Feb/2025 lúc 1:09pm

3 MẪU CHUYỆN NGẮN

Roses%20and%20Two%20Candles%20Painting%20by%20Anna%20Rose%20Bain%20-%20Fine%20Art%20America

Một vị phu nhân khinh thường một ông lão làm vườn, một vị chủ doanh nghiệp nhỏ thất bại khi giao dịch kinh doanh, một cậu thanh niên giúp một bà già trú mưa, toàn bộ những việc làm ấy có thể là ngẫu nhiên, bình thường, giản đơn…nhưng mỗi một hành động lại ở trong một hoàn cảnh khác nhau và đem lại những kết cục vô cùng bất ngờ…

1. Đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá.
Một người phụ nữ thanh lịch khoảng 40 tuổi dẫn con trai vào khuôn viên tòa nhà trụ sở một công ty nổi tiếng ở Thượng Hải. Họ chọn một chiếc ghế băng dài ngồi xuống và ăn nhẹ tại đó.
Một lát sau người phụ nữ ném xuống đất một mẩu giấy ăn bẩn. Cách đó không xa, một ông lão đang tỉa cây nhìn thấy hành động đó bèn lẳng lặng đến nhặt mẩu giấy vứt vào thùng rác.
Vài phút sau, người phụ nữ này lại vứt thêm một mẩu giấy xuống đất. Một lần nữa, ông lão bước tới nhặt mẩu giấy ném vào thùng rác. Cứ như vậy, ông đã nhặt rác của người phụ nữ ba lần liên tiếp.
Người phụ nữ ngồi đó nhìn ông lão với ý khinh thường và nói với cậu con trai: “Con thấy không, nếu không chịu khó học hành, tương lai sau này con chỉ có thể làm những công việc tầm thường như vậy thôi.”
Sau khi nghe câu chuyện, ông lão làm bên đặt cái kéo xuống và tiến đến nói: “Xin chào, đây là khu vườn riêng của tập đoàn, hai người sao có thể vào được đây?” Người phụ nữ cao ngạo trả lời: “Tôi vừa nhận được lời mời đến làm giám đốc chi nhánh của tập đoàn.”
Đúng lúc đó một người đàn ông vội vã tiến đến, đứng cung kính phía trước ông lão: “Thưa tổng giám đốc, hội nghị sắp bắt đầu.”
Ông lão từ tốn nói: “Ta đề nghị miễn chức vụ của vị phu nhân này.” Tiếp đó ông tiến tới, xoa đầu và nói với cậu bé rằng: “Chàng trai nhỏ, ông hy vọng cháu có thể hiểu được rằng, trên thế giới này điều quan trọng nhất là phải học cách tôn trọng người khác cũng như công việc hoàn cảnh sống của họ…”
Vị phu nhân kia sững sờ mở to đôi mắt và không nói được gì cả…
Trong cuộc sống, đâu cứ phải ăn mặc sang trọng, làm những công việc to lớn thì mới được coi là người đáng được coi trọng. Có biết đâu, những con người nhỏ bé, làm những công việc bình thường lại là những con người không hề tầm thường. Quan trọng ở thái độ mỗi người khi ta chứng kiến, tiếp xúc cũng như đối xử với họ ra sao. Đừng chỉ nhìn vào bề ngoài của họ mà đánh giá, bởi nét đẹp của con người xuất phát ở nội tâm, ở tấm lòng cao cả và sự thánh thiện.


2. Chân thành là vô giá.
Tại Hoa Kỳ, có một chủ doanh nghiệp nhỏ A luôn luôn muốn được hợp tác cùng chủ doanh nghiệp lớn B nhưng nhiều lần đều thất bại.

Lần đó, vì bàn chuyện hợp tác không thành nên ông chủ A lầm lũi buồn rầu đi ra khỏi tòa nhà văn phòng công ty B. Anh đang đi thì nhìn thấy bên đường có một cây non bị gió thổi rạp xuống mặt đất, anh bèn tiến đến nâng cái cây lên. Sợ cây nhỏ như vậy có thể bị gió thổi đổ một lần nữa, anh liền tìm quanh một chiếc dây thừng cố định lại.

Thật không ngờ, ông chủ B đã nhìn thấy rất rõ ràng những việc làm đó của anh. Hành động vô tư ấy khiến ông rất cảm phục, lập tức đề nghị hợp tác cùng.

Khi bản hợp đồng được ký xong, ông chủ B nói: “Cậu biết không? Điều làm ta cảm động không phải vì hành động dựng cây nhỏ, mà vì cây nhỏ, cậu đã chạy rất xa tìm một sợi dây thừng đem nó cố định lại. Khi người khác cần sự giúp đỡ, nếu một người dù không hiểu rõ tình huống lúc bấy giờ nhưng vẫn hy sinh lợi ích của bản thân không chút do dự, cho dù đó chỉ là những điều nhỏ nhoi thì đều đáng quý. Ta không có lý do gì không hợp tác cùng những người như vậy, những người như vậy không có lý do gì không được thành công.”

Một hành động tốt bụng nhỏ bé, vô tư vô ngã nhưng mang ý nghĩa lớn lao sẽ đem lại ích lợi cho chính bản thân người có trái tim bao la biết cứu giúp những người xung quanh đó. Con người chúng ta vẫn nghe câu, rằng: gieo nhân nào gặp quả đó, làm người tốt sẽ được gặp những điều tốt lành, còn làm việc xấu sẽ tự nhận báo ứng xui xẻo. Thế thì chẳng phải giúp người chính là giúp mình hay sao?


3. Cơ hội luôn đến khi ta không toan tính và đủ chân chính.

Hoa Kỳ một ngày mưa rơi xối xả xảy ra một câu chuyện cảm động tại một cửa hàng bách hóa.

Ở cửa hàng bách hóa nọ hôm ấy có một bà lão tiến đến. Do khắp cả người ướt nhèm nên tất cả nhân viên đều không muốn đón tiếp bà.

Nhưng lúc ấy có một người thanh niên trẻ chân thành tiến đến và lịch sự hỏi: “Chào bà, cháu có thể giúp gì cho bà không ạ?”. Bà nở nụ cười hiền đáp: “Không cần đâu, ta chỉ xin trú mưa một chút rồi rời đi ngay.” Đến nhờ trú mưa tại đây như vậy thật ngại, nên bà muốn mua một chút gì đó để coi như trả ơn, loay hoay qua lại hồi lâu nhưng bà vẫn không biết phải mua gì cả. Người thanh niên thấy vậy liền nói: “Bà ơi đừng khó xử, cháu sẽ mang cái ghế đặt ở gần cửa, bà ngồi nghỉ ở đó là được ạ.” Hai tiếng đồng hồ trôi qua, cuối cùng mưa cũng tạnh, bà lão đưa cho chàng trai một tấm danh thiếp, nói lời cảm ơn rồi rời đi.

Vài tháng sau, một cơ hội bất ngờ đến với chàng trai này. Lãnh đạo đã chỉ định cậu đại biểu cho chuỗi cửa hàng bách hóa đến đào tạo nghiệp vụ tại một công ty lớn, lợi nhuận không hề nhỏ.

Thì ra, chính bà lão trú mưa ngày trước đã cho cậu cơ hội đặc biệt này. Bà lão đó không phải ai khác, chính là mẹ của ông vua thép Andrew Carnegie.

Sau đó, chàng trai vì phẩm chất tốt đẹp, và niềm đam mê học hỏi và là người có năng lực rất tốt nên đã trở thành phụ tá đắc lực của Carnegie.

Trong cuộc sống, luôn luôn xảy ra những điều bất ngờ phải không? Những bất ngờ đó có thể là những cơ hội mà con người có được bằng sự chân thành, bằng lòng tốt không hề toan tính khi giúp đỡ người khác. Chàng trai trong câu chuyện kể vừa rồi chẳng phải là một ví dụ thực tế đầy thuyết phục hay sao. Vậy nên, hãy cứ vô tư giúp đỡ những người xung quanh mình bằng tấm lòng từ bi hòa ái, không toan tính, biết đâu cơ hội sẽ bất ngờ đến với bạn.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2025 lúc 10:08am

Còn Mồng Là Còn Xuân


Xuân xuân ơi xuân đã về

Kính chúc muôn người với bao điều mong ước

Trong hương xuân ta vẫy chào

Kính chúc muôn nhà gặp nhiều an vui. (Mùa xuân ơi-Nguyễn Ngọc Thiện)

Đúng 12:00 trưa, hai cánh cửa lớn ở phòng ăn của trung tâm Hóc Môn, (gọi nôm na là nhà già dành cho những vị cao niên từ 65 trở lên), mở rộng ra đón cư dân sống ở những tầng trên xuống dùng cơm trưa.

Mồng một Tết Ất Tỵ, mọi người nơi đây được thông báo từ cả tuần nay, có đoàn văn nghệ của chúng tôi đến chúc mừng năm mới, họ đóng thêm tiền cho những phần ăn để mời thêm con cháu đến tham dự ngày tết; ai nấy cũng mặc đồ đẹp, những phụ nữ Việt diện những chiếc áo dài lóng lánh kim tuyến, dù họ bị khuyết tật ngồi xe lăn, vẫn làm đẹp cho chính mình, đeo nữ trang, làm tóc, nhờ con cháu đẩy xuống phòng ăn để thưởng thức văn nghệ.

Chủ nhân của chung cư Hóc Môn là người Việt, những người ở nội trú đa số là người Tây, Mỹ, tuy nhiên người Á Đông gồm Việt, Tàu, Philippine chiếm một phần ba dân số trong này. Hàng năm vào ngày Tết Việt chúng tôi đều đến đây làm văn nghệ, chúc Tết đến những đồng hương lớn tuổi, không còn tự mình chăm sóc bản thân được.

Vì là ngày Tết cổ truyền Việt Nam nên trên những chiếc bàn cơm dài, ban tổ chức có để thêm những đĩa bánh mứt như mứt dừa, mứt sen, kẹo mãng cầu xiêm gói trong những giấy bóng trong suốt, kẹo thèo lèo… Ban tổ chức còn lì xì cho tất cả mọi người, kể cả chúng tôi những gói đỏ trong đó có kẹo, chocolate bằng những đồng tiền vàng au.

Những người bản xứ quá quen thuộc với những màn văn nghệ hàng năm của chúng tôi, họ cũng mặc những áo dài cổ truyền Á Đông, đội nón lá trông thật vui mắt.
Phần văn nghệ của nhóm chúng tôi rất phong phú, ngoài những bài hát tiếng ngoại quốc, tiếng Việt, còn có phần trình diễn đàn tranh, trống dân tộc, sáo trúc; phần trình diễn taichi của các cư dân tại Hóc Môn rất cảm động, các bác lớn tuổi đi không vững, có những vị đi bằng xe lăn cũng ráng biểu diễn cùng mọi người cho có tinh thần; tiếp theo là màn múa lân rất ngoạn mục của hai con lân vàng và đỏ tranh nhau ngoạm bao lì xì, hai con lân đi vòng vào những hàng ghế của những cư dân Hóc Môn hy vọng được thưởng thêm bao đỏ nhờ những màn chào hỏi nồng nhiệt và hấp dẫn của chúng.

Tôi giữ vai trò MC của chương trình nên bận đứng trên sân khấu, canh giờ để kịp giới thiệu những màn tiếp theo. Cổ tôi muốn nghẹn lại khi mắt tôi chạm xuống hàng ghế cuối gian phòng, một người đàn ông với dáng quen thuộc, cao lớn ngồi trên chiếc xe lăn, đầu gục xuống, những cọng tóc dài lòa xòa che nửa khuôn mặt, giọng nói tôi bất chợt một chút ngập ngừng vì bị chia trí, hình như tôi có quen anh.

-Kính thưa… thưa… quý đồng hương…

Tôi vội vàng chạy ngay xuống hàng ghế cuối khi vừa xong phần giới thiệu, thảng thốt gọi nhỏ bên tai người đàn ông quen biết đang gục đầu buồn bã trên chiếc xe lăn:

-Anh… Bình!… anh Bình… mạnh khỏe không?

Anh Bình ngước mặt lên nhìn tôi với hai con mắt ngờ ngật, miệng bị méo một bên, một nửa người bị liệt, nhưng cũng thấy trong ánh mắt anh niềm vui rộ lên khi nhận ra tôi.

Tôi lo lắng nhìn anh, thầm hỏi chị vợ anh đâu? Hôm nay là ngày Tết lẽ ra chị ấy phải ở bên anh chứ? Bao nhiêu câu hỏi trong đầu, bàng hoàng và xúc động làm tôi lính quýnh, không thốt ra được lời nào, thấy tình trạng của anh làm tôi thật ngại.

Tôi nhớ cách đây trên 10 năm, anh mở một trường học dậy tiếng Việt cho các em nhỏ, anh có nhờ tôi đến dậy vài giờ giúp anh trong khi anh tìm giáo viên thực thụ toàn giờ cho trường. Tôi và anh quen nhau vì thường gặp trong cộng đồng người Việt, anh viết báo, tôi cũng góp bài; anh làm văn nghệ đóng kịch, cũng phân cho tôi một vai; anh lớn hơn tôi khá nhiều tuổi nên lúc nào tôi cũng xem anh là ông anh cả. Anh rất năng động, việc gì anh cũng đưa vai làm cả. Anh lại là một bác sĩ nữa, tại sao anh lại ra nông nỗi này! Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng ra một người rất phong độ thuở nào, bây giờ chấp nhận số phận ở nơi đây.

-Anh… có nhận ra em không? Em là…

Tiếng nói khàn đục của anh Bình khó khăn thốt ra khỏi cổ họng mà hình như đã lâu lắm anh chưa nói chuyện với ai:

-Có chứ!… Phải…Linh Lan không?

Tôi cố nén xúc cảm:

-Vâng! Em đây, anh khỏe không?… Chị có vào thăm anh hôm nay không? Để em ra chào chị luôn nhé…

-Không… em khỏi chào…

-Sao vậy?

-Anh và chị đã… ly dị khá lâu rồi…

-Em xin lỗi!… Anh vào đây lâu chưa?

-Cũng được hai năm rồi.

-Vậy các con vào thăm anh hôm nay chứ?

-Thỉnh thoảng thôi, em biết đấy con cái bên này, đứa nào cũng bận rộn công việc gia đình lắm. Ở đây anh có người chăm sóc khá chu đáo, nên cũng chẳng cần nhờ ai nữa. Anh Tú sáng đến chiều về, lo cơm nước làm vệ sinh cho anh, họ lo phần trưa rồi, buổi chiều anh ấy đem cơm đến, giúp anh ăn uống là xong thôi, rất đơn giản; chỉ là mình buồn cho phận người mà thôi… Sau khi ly dị với vợ anh, anh chán tất cả, anh bỏ hết, kể cả trường tiếng Việt mà anh đã bao tâm huyết mở ra để bảo tồn văn hóa, gìn giữ tiếng nói Việt Nam, anh cũng không màng tới nữa, tất cả đối với anh chỉ là hư vô, anh chán đời nên đã mượn men rượu giải khuây, uống quá nhiều lượng trong thời gian khá dài; bây giờ anh mới phải trả giá đây! Biết là lỗi mình… nhưng đã quá trễ!

Hãy nhìn xuống chân kiếp nhân sinh một nấm mồ
Tiếc gì chút hư danh người ơi
Hãy nhìn xuống chân nắm đất kia đợi phiên mình
Hãy nhìn để nghe đời buồn tênh (Hãy nhìn xuống chân-Lê Hựu Hà)

Tôi xin phép anh để chạy lên giới thiệu bài hát kế tiếp.

Đang định chạy xuống để nói chuyện tiếp với anh Bình, đi nửa đường tôi bị một bàn tay yếu ớt nhẹ nắm lấy cánh tay tôi. Khi quay lại, bắt gặp ánh mắt chị nhìn tôi, môi mấp máy bằng những chữ mà tôi không thể hiểu được.

Cô gái đi bên cạnh chị nói dùm:

-Con là con của má Phương, má con nói là quen với cô đã 30 năm rồi, cô có nhận ra má con không? Hồi xưa cô mới qua đã làm may cùng hãng với má con đó!

-Vậy sao, má con có trí nhớ tốt quá, nhớ cô được thật hay! Thời gian đã lâu cô không nhận ra má nữa đó.

Hồi mới sang Canada, tôi đã phải đi làm hãng may để có chút tiền sinh sống, tôi nhớ trong hãng may ai cũng rất lớn tuổi, chị Phương là một trong những người Việt đi may, làm khá lâu cho hãng; tôi chỉ làm sáu tháng là bỏ đi học lại, nên không nhớ chị ta lắm. Chị nói nhỏ gì đó với con gái, chỉ có con gái chị mới hiểu và giải thích lại cho tôi nghe:

-Má con nói hồi xưa cô Lan còn trẻ cho đến bây giờ cái nét và giọng nói vẫn không thay đổi nên nhìn là má con nhận ra liền. Lúc nãy cô Lan ở trên sân khấu là má con đã nói với con ngay đó!

-Má con có khỏe không?

-Từ ngày ba mất, má con buồn rầu, ít ăn bị trầm cảm, lúc nhớ lúc quên, mà chỉ nhớ những chuyện xa xôi không à, như cô thấy đó, má nhớ đến cô, còn trong khi tụi con ở đây, nhiều khi má con còn lộn tên đứa này với đứa kia nữa. Má ở trong đây được nói chuyện với nhiều người Việt, má được xem tv, đánh bài, tập taichi làm má quên đi những chuyện buồn, cuối tuần mấy chị em con thay phiên vô thăm má, đút cơm, nói chuyện cho má để đầu óc má nhớ lại. Má nói đó rồi quên đó, nhiều lúc thấy thương quá, mà tụi con không thể chăm sóc má ở nhà được, bên đây cô biết đó, ai cũng bận lo công việc, con cái, không đủ thì giờ lo cho mình nữa… Họ nói mẹ nuôi 10 đứa con không sao, còn 10 đứa không nuôi nổi một mẹ cũng đúng! Tụi con biết vậy mà không sao làm được; thà để mẹ sống ở đây với các bác cùng tuổi, được chăm lo sinh hoạt, hơn là ở nhà mình mà mình đi làm tối ngày, bà ở nhà một mình bật lửa đốt cháy nhà luôn, má con quên quên nhớ nhớ lạ lắm, lúc nào cũng phải có người canh. Bác sĩ nói má bị chứng dementia.

Ở một nét nào đó trong lúc chị cười, tôi đã nhớ lại hình ảnh chị Phương hồi xưa, là một phụ nữ ở tuổi xồn xồn khi tôi vào làm ở Peerless, chị khá xinh xắn và rất mode, mỗi ngày chị đi làm đều thay một bộ đồ đầm, chưa bao giờ thấy chị mặc lại chiếc áo cũ cả. Thế mà thời gian đã biến đổi chị như thế này đây!

Bùi ngùi, con gái chị lên tiếng kể lể:

-Cô ơi, đã có lần con tới trễ thăm má vào cuối tuần, thấy má không mặc đồ gì hết, ngồi lạnh run lập cập, hỏi tại sao thì má nói là ngồi chờ đi tắm! Bác sĩ nói trong đầu má có tiếng nói của ai đó, bảo làm cái này cái kia nên bây giờ phải cần người túc trực bên má 24/24. Hôm nay con mừng lắm thấy má nhận ra cô, đã trên 30 năm rồi mà má nhận ra thì hy vọng má sớm hồi phục trí nhớ.

***
Cách đây một tuần, ngày đưa ông Táo về Trời là 23/12 Âm Lịch 2024, chị Xuân thường làm văn nghệ với tôi, phone hỏi:

-Năm ngoái tụi mình đón xuân với người già ở center Hóc Môn, năm nay ban quản trị lại mời mình đến làm văn nghệ nữa đó, em nghĩ sao? Có nên làm tiếp không? Gần tết rồi bận rộn quá, họ lại nói sát ngày nữa, nếu em nghĩ là bận quá thì thôi mình không làm cũng được…

Tôi vội vàng ngắt lời chị Xuân:

-Làm đi chị! Em rất thích làm việc này, một năm mình chỉ đến ăn Tết với đồng hương người Việt của mình có một lần thôi, họ lại chờ đợi xem những màn văn nghệ của mình, nếu dịp này mình bỏ lỡ thì chả còn dịp nào mình đến với họ nữa!

-Nhưng lại rơi trúng vào ngày mồng một, chị sợ nhiều người kiêng?

-Để em đi hỏi mọi người cho nhé, em coi đây là ngày công quả của chúng mình trong một năm đó ạ, vừa thương người già neo đơn, lại muốn phục vụ cộng đồng mình, cho cả người bản xứ biết ngày Tết cổ truyền của mình như thế nào nữa.

-Ok em, vậy để chị đi hỏi xem có ai rảnh đánh đàn cho mình không, còn em thì đi gọi các cô có rảnh mồng một Tết đi hát không nhé, rồi nói cho chị biết.

Thế là tất cả những người năm ngoái đều hưởng ứng lời kêu gọi của tôi. Họ cũng lớn tuổi, ở nhà không làm gì còn buồn hơn nữa, thay vì đến nhà già, được cất tiếng hát, nhảy nhót, chia sẻ niềm vui với mọi người.

Khi nghe chị Xuân nhờ ban nhạc đánh đàn, khiêng loa đến nhà già, ban nhạc cũng mở lòng, làm không công, không lấy tiền bạc gì cả, họ muốn giúp đỡ, làm công quả lấy vui cho người cao niên vào đầu năm. Nghe được tin này tôi thật cảm động, biết ơn họ, tưởng chỉ có mình mình ham vui làm chuyện “bao đồng”, ai ngờ cũng có nhiều người xí xọn, bao đồng giống tôi!

***

Chỉ có một năm, 12 tháng, trôi qua thôi, center nhận thêm người cao niên vào ở, mỗi người một hoàn cảnh, người bị tai biến mạch máu não, hệ quả bị tê liệt nửa thân người, không thể tự mình đi lại, ăn uống, chăm sóc bản thân; kẻ bị lú lẫn vì lớn tuổi, không có người thân bên cạnh thành trầm cảm, trốn trong một góc phòng sợ tiếng động mạnh, lúc nào cũng ngu ngơ; những người già khác thì bị con cái bỏ bê, cho cha mẹ vào đây tưởng là phương án tốt nhất, có bạn già, có sinh hoạt chung, nên họa hoằn cả tháng mới vào thăm một lần…

Tiếng chiêng, trống vang lừng bên tai, hai con lân quấn quýt bên nhau nhảy thật cao để cố với túi lì xì, tôi vẫn không màng tới, trái tim bóp nghẹt khi nhìn những người Việt đồng hương của mình trên những chiếc xe lăn, tôi muốn khóc vì cuộc đời vô thường quá!

Những người tôi đã từng quen biết, từng sinh hoạt chung, mới đăng ký vào đây ở, chúng tôi ôm nhau khi nhận ra nhau, tôi muốn níu thời gian ngay ở giây phút này, xin thời gian hãy đừng trôi nhanh quá để tôi phải sớm chia lìa họ! Tôi chảy nước mắt khi gặp họ đã già đi, mọi thứ đều chậm chạp, tay chân không còn tuân theo sự điều khiển mong muốn của họ nữa.

Tôi muốn nói những lời yêu thương nhất để gởi đến họ, muốn làm một điều gì đó để đừng nuối tiếc khi phải giã từ…Nhưng những lời nói không thể thoát ra khỏi miệng, tôi phải chấp nhận quy luật của cuộc đời hư vô này mà trong đó tôi cũng bị cuốn theo guồng máy…

Ngày mồng Một Tết năm Ất Tỵ, tôi thấm thía câu hát của tác giả Kim Vũ:

Như khói như sương gió quẩn bềnh bồng, kìa cuộc đời sao hư ảo
Người đến người đi người cười người khóc, âu cũng chẳng qua một kiếp người.

(Đời là hư ảo-Kim Vũ)

(Montreal, Xuân Ất Tỵ)

Sỏi Ngọc ( Tác giả )

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Ngày hôm qua lúc 11:17am

Tâm Hồn Tôi Và Dân Tộc Tôi

Trong một tùy bút gần đây, tôi có viết: “Tâm hồn người Việt Nam, không ai hiểu thấu nổi!”  Quả có như vậy.  Nhất là sau khi qua Mỹ định cư, tôi có dịp sống cận kề người Việt hải ngoại hơn nữa.  Nhớ lại quãng thời gian làm biên tập viên cho một đài truyền hình nói tiếng Việt ở địa phương, tôi được đọc rất nhiều báo online…Chủ trương chính của mạng truyền thông bên này là chống Cộng Sản.  Có nhiều bài viết rất cực đoan, tuy cũng có bài phân tích sâu sắc và khoan hòa, nhưng nói chung hầu như không thể nào dung thứ cho người Việt Cộng Sản sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.


Người Việt ở Mỹ hiện có đọc hoặc có nghe đọc các bài báo ấy hay chăng?  Họ có thể có hay có thể không.  Qua bao nhiêu năm, mấy ai còn tha thiết nữa – Chuyện nước Việt Nam – Nước Mỹ đã cho họ cả một cuộc đời.  Sống trong luật pháp và văn hóa Mỹ, ai là người còn thời gian thư thả ngồi nhớ nhung dĩ vãng.  Nước Việt Nam Cộng Hòa thật đã mất rồi.  Tên gọi và đất nước hình chữ S giờ vẫn nằm trong sự hằn thù chia rẽ không ngừng.  Ngay cộng đồng Việt ở Mỹ cũng đã ngầm phân biệt kẻ qua trước người đi sau rõ ràng.  Người ta cho việc đó là lẽ đương nhiên.  Mặc dù người Quốc Gia trước nay còn ở trong nước cũng chưa bao giờ đồng hóa với Cộng Sản.  Dưới sự cai trị của giai cấp cán bộ đỏ, tất cả phải nhẫn nhịn, thế thôi.  Tuy chẳng ưa gì cái chủ nghĩa Cộng Sản nọ, cũng mong nó bị lật đổ, (dẫu thực tế hiển nhiên rằng lớp người cầm quyền đất nước hưởng quá nhiều lợi lộc từ chủ nghĩa ấy, bảo họ buông tay là chuyện không tưởng) nhưng người Việt chúng ta chắc hẳn cũng không bao giờ muốn nước mình trở lại thời chiến tranh điêu tàn ngày cũ.  Nên đành chịu vậy.

Ở hải ngoại, người ta mãi gieo rắc niềm uất hận (thông qua các phương tiện truyền thông…) thì trong nước, người ta cũng nuôi dưỡng thù hằn (có thể thấy rõ ở chương trình giáo dục căn bản…)  Không một ai cất lên tiếng nói đi ngược lại cộng đồng mình đang sống cùng.  “Ai cho kén chọn vàng thau tại mình?” (“Truyện Thúy Kiều,” Nguyễn Du)  Về các bài báo trong nước hay hải ngoại, không khó để nhận ra người ngồi gõ phím có khi cũng thờ ơ với những ngón tay của họ.  Ở Việt Nam thì còn đổ cho cơ quan chính phủ kiểm duyệt, không thể nói theo ý muốn, e là mang tiếng “Phản Động!”  Ngược lại, ở Mỹ thì sao?  Không phải xứ tự do ư?  Thưa rằng người ta cũng sợ chứ!  Sợ bị chụp lên đầu hai chữ “Cộng Sản!”  Vì vậy, ai lỡ chửi là phải chửi tới cùng (Tôi phải dùng đến từ “Chửi” là đủ hiểu)  Nếu không, hãy giữ im lặng tới cùng.  Tôi đã sống ở nước Việt Nam Cộng Sản khoảng 40 năm.  Đã nếm trải mọi đắng cay.  Vậy mà đứng trước cái nhìn của đồng bào ở Mỹ đây, tự lòng tôi cũng phát sinh một ý niệm đối kháng – dẫu chỉ thoáng qua giai đoạn đầu mới tới – Ví như với một lớp người khác, không được tu dưỡng từ một nền giáo dục tương đối hoàn chỉnh ở Sài Gòn trước năm 1975, liệu có thể hòa hợp được không?  Hay rồi ai nói mặc ai, “Anh kỳ thị tôi thì tôi cũng chẳng cần anh!”  Cứ vậy mà sống thôi.  Còn tôi, tôi trông giống như một kẻ lâm vào cảnh “Lỡ làng nước đục bụi trong” (“Truyện Thúy Kiều,” Nguyễn Du) Hơn 40 năm ở Việt Nam, tôi phải im lặng, sau qua Mỹ rồi, tôi cũng thấy cần phải im lặng nốt.

Riêng chuyện mạt sát lẫn nhau thì người Việt chưa lúc nào ngừng nghỉ, nhẹ nhất cũng phải chê bai nếp sinh hoạt của nhau.  So sánh với thực trạng xảy ra, có vẻ mâu thuẫn một cách lạ lùng.  Chúng ta không tự hỏi sao Việt kiều căm ghét chế độ Cộng Sản là thế mà cứ muốn về thăm, rồi truyền tai nhau khen ngợi rằng bây giờ ở Việt Nam sống sướng lắm (???)  Còn người dân trong nước luôn ca tụng chủ nghĩa xã hội Việt Nam là tốt đẹp, sao hễ có cơ hội là qua Mỹ định cư ngay (???)  Nguyên ủy của việc này có lẽ do ở tư tưởng muốn được hưởng thụ của con người Việt Nam.  Thành ngữ mình có câu “Đất Lành Chim Đậu!”  Bởi thế cho nên, có tiền thì phải tìm nơi mà an hưởng.  Việt kiều còn ăn còn đi chơi được, thì thích về lại quê nhà để ăn chơi dễ dàng.  Những ai trong nước chưa yên tâm vì sở hữu tài sản bất minh, qua nước tư bản là một lối thoát an toàn.  Nghĩ cho cùng, chẳng có gì mâu thuẫn nhau trong cung cách sống của họ.  Chỉ là mở miệng phải chửi mắng nhau, cho thỏa cái tâm lý bất phục tùng muôn năm của người Việt Nam mà thôi.

Mảnh đất lành kia, Việt Nam hay Mỹ, không chút gắn bó với tâm hồn. Yêu giòng sông ngọn núi đến đâu cũng cần có hạt lúa nuôi thân.  No nê rồi mới thấy nhớ ánh trăng trôi trên sông, sóng mây vờn quanh núi.  Bay đi bay về là một lựa chọn thích hợp trong thời đại này, như loài chim di thê vậy.

Vả chăng, vận nước đổi thay khiến cho người Việt ly hương giờ đã nhận biết giá trị của hai chữ  “Tự Do,” so với lòng cuồng nhiệt chống ngoại bang từ thuở xa xưa.  Hiện nay, họ nhiệt thành bảo vệ nền dân chủ nước sở tại và về thăm quê nhà với một vẻ cao ngạo của người thắng thế.  Thoạt đầu, đồng tiền kiếm được ở xứ người như tượng trưng cho sự đắc thắng… Về sau này, sự kiện dân tư bản Đỏ trong nước tìm cách chạy sang các quốc gia họ luôn miệng gọi là “kẻ thù của nhân dân” mà sinh sống, để tiêu xài đồng tiền họ có được trong mấy mươi năm qua, khiến cho niềm tự hào của người xa xứ dần trở thành vô nghĩa (nếu chỉ so sánh về mức độ sở hữu.)  Điều này càng làm cho sự khinh rẻ, ghét bỏ trong lòng dân Việt dành cho nhau gia tăng, nhưng rốt lại cũng có một điểm dễ dàng nhận ra:  Ấy là sự bay đi bay về thoi đưa giữa hai bờ đại dương, của cả hai phía, khiến những lời lẽ hùng hồn kia, thông qua giới truyền thông, dần dà đều hạ giọng xuống.  Hòa hoãn hơn, một bên chờ đợi ngày những tâm hồn thương tổn xưa kia về với đất hết cả; một bên mong mỏi đến ngày cái chủ thuyết không tưởng nọ tàn lụi đi.

Người ta già rồi sẽ chết, hẳn nhiên như vậy.  Nhưng cái chủ thuyết Cộng Sản ai cũng cho là không hiện thực, ắt sẽ bị diệt mất, thì suy nghĩ đó quá thơ ngây.  Nó không thực hiện được, nhưng đâu có nghĩa nó không hái ra tiền cho người dùng nó làm bình phong?  Cốt yếu ở đây là nó giúp cho nhà cầm quyền Cộng Sản có tiền có uy danh, mà không phải vất vả cạnh tranh như ở xã hội tư bản.  Tôi đã may mắn sống trong lòng một nước tự do, đã từng nuôi một vọng tưởng về đồng hương của mình chung quanh, sẽ cùng giúp đồng bào thoát nạn Cộng Sản … Ngay sau đó không lâu, tôi nhận ra sự ấu trĩ của niềm vọng tưởng ngờ nghệch ấy.  Tôi ngừng làm việc biên tập tin tức – Hai năm, đủ để tự suy xét mình và người – Tâm hồn tôi lành lặn dần, nguôi ngoai những nỗi bi thương.  Tôi nhìn dân tộc tôi bằng một niềm cảm thông khác trước.  Vận mệnh một quốc gia, không chỉ một vài cá nhân nói cho sướng miệng là được.

Dù sao, tôi biết mình đang ở đâu cũng là một điều không tệ.  Còn việc gõ phím ghi lại những gì tôi muốn bày tỏ, chỉ cho riêng tôi đọc hay có thể đưa ra để nhiều người đọc, chính là một quyền tự do quý báu mà nước Mỹ đã tặng cho các công dân Mỹ.  Hơn 30 năm trước, người Việt Nam muốn có nó phải đánh cược bản thân với sự sống chết trên biển.  Ngày nay, dùng nó như thế nào, cũng là tự do của mọi người.  Tôi phải tôn trọng bằng cách im lặng.  “Trăm năm để một tấm lòng từ đây!” (“Truyện Thúy Kiều,” Nguyễn Du)



Bình Thanh Nguyễn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23340
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Hôm nay lúc 8:50am

Xếp Bút Nghiên Và Lên Đường

Hình minh họa

Cùng ý nghĩ cả ba ban A, B, C của lớp đệ nhứt (hay lớp 12) tại trường Văn Học ở đường Phan Thanh Giản – Sàigòn muốn tổ chức tiệc tất niên cho long trọng. Các anh chị sẽ xa thầy, bạn, vì năm này quyết định số phận của mình. Cửa đại học đang chờ cô cậu Tú nếu vượt qua được kỳ thi cuối bậc trung học. Mà không đậu thì sao? – Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi này!


Ngôi trường chị tôi bảo “có nhiều khắc ghi trong đầu”. Ai cũng dễ thương hết, ngay đến bác giữ xe cho trường cũng đáng kính mến “Trường chỉ mở các lớp đệ nhứt gồm ba ban A, B, C. không xen các lớp nhỏ hơn cho khỏi lộn xộn, ồn ào. Bà hiệu trưởng Trịnh Thuý Nga cũng là vợ của cố giáo sư Trần Bích Lan dạy triết môn Tâm lý học và luận lý học, kiêm thi sĩ Nguyên Sa nổi tiếng qua mấy vần thơ “Nắng Saigon anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Giáo sư khác dạy môn Đạo đức học không ai xa lạ là nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương. Tiết mục văn nghệ trên đài truyền hình có chương trình của thầy với nhạc đệm mở đầu “Chiều về gieo thường với nhớ, lòng người lữ thứ bơ vơ, nghe lá hoa rụng xác xơ “Chị nói” khi vào lớp không thầy nào mang thi ca, nhạc vàng theo mà bỏ ngoài cửa hết. “Vì năm cuối nên thầy trò đều lo và nghiêm túc. Có đãi tiệc, bà chị kéo tôi theo cho vui kiêm luôn tài xế. Bè bạn đều ăn mặc chững chạc khác ngày thường đi học. Đàn anh thì sơ mi trắng, cà vạt. Có vài anh cũng mặc Vest cho ra vẻ một chút. Còn các người đẹp thì đầm, đìa đủ kiểu đủ màu làm chìm bóng dáng hai kẻ nhà quê mặc áo dài là chị em tôi. Nhưng mình không thấy lạc lõng; trái lại còn được 3 anh bạn thân của chị tiếp đón nhiệt tình, nhắc ghế mời ngồi chung bàn với mấy anh. Sau màn giới thiệu nhau là văn nghệ bắt đầu. Nhạc Xuân, nhạc chia tay réo rắc trầm bổng.

Để bọn trẻ được tự do nên Thầy cô hiệu trưởng không tham dự. Những ly rượu nhẹ và nước ngọt được các anh chị phục vụ tận tình. Ngày thường ai nấy lo vùi đầu bên sách vở. Hôm nay được xả láng tối đa. Tiếng vỗ tay nhịp chân rộn rã, dồn dập cồ vũ ca sĩ học trò, thêm vài tiếng pháo nổ lai rai cho ấm cúng vui tươi. Có một anh tích cực nhứt trong buổi tiệc, vì anh đảm trách phần âm thanh, đàn trống cho anh em. Xong việc rồi anh hay đến bên chị em tôi trò chuyện và rót nước mời. Canh đúng bản nhạc vừa dứt, anh vội bước lên bục, cầm micro dõng dạc nói:

– Chào các bạn! Tiếp theo tôi xin trình bày ca khúc “Lâu đài tình ái của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh…

Anh chưa dứt lời đã nghe tiếng huýt sáo, vỗ tay ào ào rồi.

– Bài này tôi xin hát tặng cho cô bạn gái tôi đang yêu.

Lại thêm tràng pháo tay vang lên xen tiếng hỏi:

– Ai?

– Nàng đâu?

– Người đẹp tên gì?

Bạn bè hỏi để vuốt đuôi có cớ chọc ghẹo chớ bao cặp mắt đều hướng về chị mình. Lúc này tôi mới “thấu rõ sự tình”. Bà chị thì lặng thinh đỏ mặt cười.

“Anh sẽ vì em làm thơ tình ái,

“Anh sẽ gom mây kết thành lâu đài…

“Em ơi lâu đài tình ái đó chắc không có trên trần gian.

“Anh đưa em vào bằng tiếng hát, chấp đôi cánh nhung thiên thần…”

Anh thư sinh này hát hay đâu có thua ca sĩ thứ thiệt. Mọi người vỗ tay “bis, bis!!” nhưng anh nói “đủ rồi!” Bà chị cảm động khẽ nhắc tôi “Mi biết hát, ráng lên hát một bài cảm ơn anh Huy dùm chị đi!” Tôi hăng máu muốn giúp chị mình tặng các anh sắp chia tay năm cuối nên lôi bản ruột hát thế chị. Nó cũng hợp tâm trạng mọi người.

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua chứa chan tình thương. Ngày mai xa cách hai đứa đôi nơi. Phút gần gũi nhau mất rồi. Tạ từ là hết người ơi!… ”(Nỗi buồn hoa Phượng của ns Thanh Sơn)

Không ngờ bài này đánh trúng tim đen các anh chị, một tràng tiếng “bis, bis!” lại nổi lên nhưng tôi từ chối. Anh Huy tới bắt tay tôi cảm ơn, nắm tay bà chị như ngầm hát tiếp: “Kỷ niệm mình xin nhớ mãi. Buồn riêng một mình ai, chờ mong từng đêm gối chiếc, mối u hoài này ai có hay”…

Dù không học chung lớp nhưng tới giờ sinh ngữ pháp, các anh ở ban B hay sang lớp A1 của chị để học pháp văn. Ai theo sinh ngữ Anh thì qua lớp A2. Anh Huy thường trao đổi bài vờ và kèm giúp chị môn toán mỗi khi sang lớp chị. Tan trường chị về bằng xe đạp, anh xe gắn máy vẫn chịu khó theo hộ tống chị tới nhà. Tiệc vui chóng tàn. Ngày quyết định cuộc đời các anh đã tới.

Nếu nói chiến tranh là chết chóc, người ta chi hình dung nó ngoài chiến địa. Thế mà!… Xuân về Tết đến lại thêm tin “có hưu chiến” nên mọi gia đình càng mừng vui vì các anh chiến sĩ được sum họp đón Xuân bên người thân. Nhưng không phải vậy! Tiếng súng hòa lẫn tiếng pháo giao thừa để “đánh lận con đen” để gạt mọi người. Giặc đang đổ về thành: Bên anh, bên tôi và khắp mọi nơi.


Sáng sớm mồng một Tết mọi nhà mở radio rồi tin khẩn trương lan ra dãy hành lang khu nghỉ mát ngoài Long Hải để nghe. TT Thiệu ban hành lệnh giới nghiêm 24/24 bằng giọng nói nghiêm trọng. Gia đình tôi cùng mọi du khách đều bị kẹt hết ở khu nghỉ mát này, đâu thấy hoặc chứng kiến việc gì xảy ra đêm qua ở Sàigòn! Ở đây vẫn êm ru không có gì khác thường. Biết tình hình như vậy, mọi người đều túa ra đường theo dõi tình hình và bắt đầu lo mình bị kẹt lại không biết bao lâu đây! Đài phát thanh quân đội liên tục phát sóng và tuờng thuật diễn tiến kèm tin an ninh ở các khu vực cho người dân nắm bắt tình hình. Giây phút này Anh ca nhạc sĩ Nhật Trường, Trần Thiện Thanh đang làm nhiệm vụ một người lính trong quân đội đã truyền tin không ngừng nghỉ qua giọng nói lưu loát của anh. Vài gia đình nóng ruột lên đường trở về trước. Không thấy họ trở lại, từng chiếc xe lặng lẽ nối đuôi kẻ trước người sau ra về. Bỗng chốc ai cũng thấy mình thật gần gũi. Xe lăn bánh đồng thời họ ngầm bảo vệ lẫn nhau nếu thấy gì bất trắc dọc đường. Đi vài ba cây số thì gặp hàng rào kẽm gai trong đêm lính ngăn chận mới vừa giải tỏa cho xe lưu thông.

Vài tuần lắng dịu, thì bọn pháo kích lại tiếp tục “nổi loạn” nữa như mọi người đã chứng kiến khắp nơi.

Cuối cùng, sinh hoạt phải trở lại bình thường. Mùa thì tới rồi. Chị tôi cùng ba chàng lính Ngự Lâm theo hộ tống chị mình suốt năm đều đậu hết. Nhưng cổng quân trường đang điểm danh các anh; vì không còn tuổi hoãn dịch nữa. Trận Mậu Thân nghiệt ngã làm thay đổi quy chế tuyển mộ tân binh, Sĩ quan QLVNCH. Người miền Nam không còn cả tin hay thờ ơ vào việc hưu chiến nữa. Ba anh chọn ba binh chủng khác nhau: người đi ngành Quân Báo, kẻ đi Quân cảnh còn chàng “Lâu đài tình ái” thì chọn mũ đỏ lính dù. Biết chị tôi không đáp lại tình mình, anh đổi đi xa tận Quảng Trị-Thừa Thiên để quên.


Mười năm sau, tình cờ tôi gặp người xưa của chị trên con đường Nguyễn Thông gần trường Regina Pacis. Nơi đây có khu chợ trời khá sầm uất bán đủ thứ đồ. Tôi rảo bước quan sát chợt có tiếng gọi tên nghe quen quen:

– Hoa, em Hoa!

Tôi quay lại tìm:

– Trời anh Huy hả?

– Phải anh đây! em định mua món gì? Em khỏe không? Nhìn em không thay đổi bao nhiêu. Còn chị em ra sao?

Tôi như ngợp thở với từng câu hỏi dồn dập này. Không vội trả lời, tôi ngước nhìn kỹ anh với cặp kính nâu to hơn hồi xưa anh vẫn mang trong tiệc tất niên ngày nào. Anh không nói tôi sẽ không biết anh bị mù mắt bên trái. Con mắt đó anh bỏ nó lại trong mùa hè sôi động năm 72. Anh ốm tiểu tụy không còn phong độ thời thư sinh nữa rồi.

– Anh Huy ơi, anh thay đổi nhiều nhưng không riêng mình anh. Mọi người đều thay đổi vì nước mình đã đổi chủ.

– Em nói đúng. Cho anh hỏi thăm về chị em. Kể anh nghe chị em có khỏe không?

Trời ơi thương làm sao mối tình đơn phương của anh giờ này vẫn chưa quên.

– Dạ chị em có chồng và một đứa con. Chồng chị đi cải tạo chưa về. Tôi hỏi anh sao từ lúc vào lính anh không thư từ gì cho chị mình.

Anh sửng sốt hỏi lại:

– Em nói sao? Anh viết rất nhiều thư nhưng không thấy chị em trả lời. Anh đoán chị em đã quên anh, hay đúng hơn là không nghĩ tới mình nữa; nên anh buồn làm đơn thuyên chuyển đi xa, càng xa cảng tốt.

Tôi chợt hiểu mọi chuyện. Ba tôi là thủ phạm trong việc này. Ông luôn kiếm soát thư gởi tới nhà, nhứt là thư gởi cho con gái mình. Ông làm trong Bưu điện trung ương. Thư chưa về tới nhà là qua tay ông chận để kiếm hết. Tôi biết chắc, vì tôi đã bị ông lôi thơ một người bạn xa gửi để điều tra (dĩ nhiên thư của bạn trai). Bây giờ tôi là người trung gian đưa tin tức của chị mình cho anh biết; Rồi tôi cũng báo cáo chị nghe về anh.

Tôi thở dài chúc anh những ngày còn lại được ấm êm cùng gia đình. Anh ngước mặt lên nhìn trời. Đời không còn màu hồng như mối tình đầu thuở xưa nữa rồi. Anh thờ dài nhè nhẹ như tiếc nuối:

“Thôi là hết chia ly từ đây

tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi

Còn mong gì hình bóng xa xôi

Nhắc làm gì chuyện năm xưa

Cho tim thêm sầu đau…”


Thanh Thản Nhiên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 157
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.484 seconds.