Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 186
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2024 lúc 12:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2024 lúc 9:42am

Ăn trái cây khi bụng đói

 image

Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.


Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.


Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.


Ăn trái cây như thế nào mới đúng?


image

Không ăn trái cây sau bữa ăn


Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.


Trái cây là thức ăn quan trọng nhất


Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị chất bột nhão của bánh mì ngăn cản.


image

Thế là, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axit. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axit tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa. Axit cao là môi trường rất thích của bọn tế bào K.


Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v...


Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.


image

Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.


Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất xít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, người đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.


Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.


image

Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Ohsawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lứt 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng! Đặc biệt nên ăn các loại quả dại, mọc tự nhiên ! Chúng rất nhiều enzym . tất nhiên phải chọn loại quả ăn được nhé!


image

Quả KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố pot***ium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.


image

Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxy hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu O.


image

Dâu tây: là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axit hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.


image

Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sỏi thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.


image

Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư.


Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Pot***ium (Kali)


image

Ổi & Ðu đủ đặc biệt là Gấc: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị táo bón. Gấc có nhiều chất beta -carotene tốt cho mắt, ngoài ra Gấc còn là loại quả chứa hàm lượng cực cao Lycopene (cao gấp 70 lần cà chua) có tác dụng chống ung thư cực mạnh.


Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. 


Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axit, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và dẫn đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn (Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm).


image

Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim khi đang ngủ hoặc lúc sáng sớm, chủ yếu chỉ do1 điều rất đơn giản là : các vị uống quá ít nước, đặc biệt là về ban đêm...




Doctor Stephen Mak

***

Uống nước trái cây lợi, hại thế nào cho cơ thể

BM
Nước trái cây tươi đã trở thành món chủ đạo trong rất nhiều chế độ dinh dưỡng - đặc biệt với người tiêu dùng bận rộn và quan tâm đến sức khỏe, muốn tiết kiệm thời gian chế biến thực phẩm (và có lẽ là cả thời gian nhai nữa) mà không muốn mất đi thành phần dinh dưỡng nào.

https://baomai.blogspot.com/2019/01/uong-nuoc-trai-cay-loi-hai-nao-cho-co.html

***

Chỉ ăn rau củ và trái cây có thể giúp bạn chống lại ung thư?

BMHầu hết mọi người đều đồng ý với câu nói “một quả táo mỗi ngày giúp bạn tránh xa bác sĩ”.

Nhưng chúng ta có thể chống ung thư hiệu quả bằng cách chỉ ăn trái cây và rau củ không? Và cách ăn chỉ toàn trái cây và rau củ có tốt cho sức khỏe không?

https://baomai.blogspot.com/2023/02/chi-rau-cu-va-trai-cay-co-giup-ban.html


baomai.blogspot.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2024 lúc 10:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2024 lúc 10:43am

15 Nhóm Thuốc Kị Bưởi Không Nên Ăn Uống Chung 


Nguồn tin và chi tiết: https://www.health.com/how-grapefruit-can-affect-your-medications-8744002?utm_source=flipboard&utm_content=topic%2Fhealth

HCD tóm tắt bản tin: dài quá có khi còn sót chữ khó thương

Bưởi ( Citrus paradisi ) là một loại trái cây họ cam quýt phổ biến thường được tiêu thụ dưới dạng nước ép bưởi. Nó chứa nhiều vitamin C, kali, chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Bưởi có thể tương tác với nhiều loại thuốc uống, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. 1 2

Khoảng 50% các loại thuốc được chuyển hóa bởi một loại enzyme trong đường tiêu hóa (GI) có tên là CYP3A4. Bưởi và nước ép bưởi có thể ngăn chặn enzyme này hoạt động.

Các loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi bưởi bao gồm statin, amiodarone, estrogen và clopidogrel. Điều quan trọng là phải hỏi Bác sĩ Dược Sĩ để xác định xem bưởi “kị” với loại thuốc bạn đang uống hay không.

1. Statin

Là những loại thuốc phổ biến để điều trị cholesterol cao. Ví dụ bao gồm Zocor (simvastatin), Lipitor (atorvastatin) và Crestor (rosuvastatin). Các statin được biết là tương tác với nước ép bưởi bao gồm simvastatin, atorvastatin và lovastatin. Ăn uống chung có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ do statin gây ra, bao gồm tổn thương gan, đau cơ và suy nhược cơ ( rhabdomyolysis ) và suy thận.

2. Thuốc benzodiazepin

Benzodiazepin là thuốc an thần được dùng để điều trị nhiều tình trạng, bao gồm lo âu, co thắt cơ và co giật . Benzodiazepin bị ảnh hưởng bởi bưởi bao gồm Valium (diazepam), Versed (midazolam) và Klonopin (clonazepam). Bưởi dường như không ảnh hưởng đến Xanax (alprazolam).

Tác dụng phụ của benzodiazepine bao gồm mất ý thức, buồn ngủ, lú lẫn, tiêu chảy , đau đầu và run rẩy. 4

3. Thuốc chẹn kênh canxi

Thuốc chẹn kênh canxi (CCB) là thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao và các bệnh tim khác. Ví dụ về CCB bao gồm Procardia (nifedipine), Norvasc (amlodipine) và Cardizem (diltiazem). Ăn bưởi có thể làm tăng nồng độ CCB trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ, bao gồm đau đầu, chóng mặt, huyết áp thấp (hạ huyết áp) và nhịp tim chậm (nhịp tim chậm).

Một số nhà nghiên cứu tin rằng bưởi cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ thuốc bằng cách làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày.

4. Cyclosporin

Sandimmune hoặc Neoral (cyclosporine) là thuốc ức chế miễn dịch phổ biến được sử dụng để ngăn ngừa các cơ quan cấy ghép bị cơ thể đào thải. Bưởi ảnh hưởng đến cyclosporine bằng cách tăng lượng thuốc mà cơ thể bạn hấp thụ và tăng nồng độ cyclosporine trong máu. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ do cyclosporine gây ra, bao gồm tiêu chảy, tăng trưởng tóc, đau cơ hoặc khớp, bầm tím hoặc chảy máu bất thường và co giật.

5. Buspiron

BuSpar (buspirone) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng lo âu . 2

Bưởi làm tăng lượng buspirone mà cơ thể bạn hấp thụ và nồng độ của nó trong máu. 1 Điều này làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của buspirone, chẳng hạn như buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, lú lẫn và kích động. 7

 

6. Thuốc Budesonide

Entocort EC và Uceris (budesonide) là corticosteroid được sử dụng để điều trị các tình trạng viêm như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Ăn hoặc uống bưởi có thể làm tăng nồng độ budesonide trong máu, do đó có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Tác dụng phụ của budesonide bao gồm đau dạ dày, nôn mửa, mệt mỏi, đau cơ và thay đổi tâm trạng. 8

 

7. Estrogen

Estrogen là một loại hormone được sử dụng để thay thế mức estrogen và điều trị nhiều tình trạng liên quan đến mức estrogen thấp, như bốc hỏa. Các loại thuốc có chứa estrogen bao gồm thuốc tránh thai, estrogen liên hợp như Premarin và estradiol như Estrace. Bưởi dường như làm chậm tốc độ cơ thể bạn phân hủy estrogen và tăng lượng estrogen bạn hấp thụ. Điều này có thể làm tăng mức estrogen trong cơ thể bạn, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như nôn mửa, tăng hoặc giảm cân, lo lắng, mọc hoặc rụng tóc, yếu và đau khớp.

8. Amiodaron

Pacerone hoặc Cordarone (amiodarone) điều trị nhịp tim bất thường ( loạn nhịp tim ).

Bưởi có thể làm tăng tác dụng của amiodarone bằng cách tăng lượng thuốc được hấp thụ vào cơ thể bạn. 1 Điều này có thể dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim và tác dụng phụ trầm trọng hơn, chẳng hạn như đau đầu, chán ăn, bồn chồn, lo lắng và đổ mồ hôi quá nhiều. Các nghiên cứu ước tính rằng nước ép bưởi có thể làm tăng nồng độ amiodarone trong máu lên hơn 50%.

 

9. Fexofenadin

Allegra (fexofenadine) là thuốc kháng histamin dùng để điều trị dị ứng. Bưởi có thể dẫn đến lượng fexofenadine đi vào máu ít hơn. Các nghiên cứu đã thấy nước ép bưởi làm giảm nồng độ fexofenadine. người dùng thuốc với nước ép bưởi bị da sưng và ngứa nhiều hơn, vì giảm hiệu quả của thuốc.

Có thể uống liều fexofenadine cách xa nước ép bưởi ít nhất 4 giờ

10. Carbamazepin

Tegretol (carbamazepine) là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị co giật.

Bưởi làm tăng nồng độ carbamazepine trong máu của bạn, do đó làm tăng tác dụng của thuốc. Điều này làm tăng nguy cơ tác dụng phụ do carbamazepine gây ra, như buồn ngủ, khó nói, khô miệng , lú lẫn hoặc đau đầu. Bạn cũng có thể bị co giật nhiều hơn.

11. Quetiapin

Seroquel (quetiapine) là một loại thuốc điều trị các tình trạng như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt và trầm cảm . Bưởi làm giảm tốc độ cơ thể đào thải quetiapine, có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Tác dụng phụ liên quan đến quetiapine bao gồm chóng mặt, đau toàn thân, yếu, mơ bất thường và co giật.

 

12. Tacrolimus

Prograf (tacrolimus) là thuốc ức chế miễn dịch giúp ngăn cơ thể từ chối các cơ quan được cấy ghép.

Bưởi có thể làm giảm tốc độ cơ thể chuyển hóa tacrolimus và làm tăng nồng độ thuốc trong máu, làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Tác dụng phụ của tacrolimus bao gồm đau đầu, tiêu chảy, suy nhược và co giật. Một nghiên cứu cho thấy uống 200 ml nước ép bưởi mỗi ngày với 3 miligam tacrolimus mỗi ngày làm tăng nồng độ thuốc trong máu gấp ba lần.

13. Prasugrel

Effient (prasugrel) là thuốc làm loãng máu giúp ngăn ngừa cục máu đông ở một số người có nguy cơ.

Trong một nghiên cứu đánh giá cách nước ép bưởi ảnh hưởng đến prasugrel, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loại trái cây này làm giảm lượng prasugrel được kích hoạt trong cơ thể. Mặc dù vậy, bưởi dường như có ít hoặc không có tác dụng gì đối với hiệu quả của thuốc trong việc ngăn ngừa cục máu đông .

14. Clopidogrel

Plavix (clopidogrel) là thuốc chống tiểu cầu giúp ngăn ngừa cục máu đông, đặc biệt ở những người có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ . Bưởi có thể làm giảm lượng clopidogrel được kích hoạt trong cơ thể và nồng độ clopidogrel trong máu, làm giảm hiệu quả của thuốc. 1 Một nghiên cứu cho thấy nước ép bưởi làm giảm nồng độ clopidogrel trong máu hơn 80% và ảnh hưởng đến tác dụng chống tiểu cầu của thuốc, có thể dẫn đến nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn.

15. Sildenafil

Viagra (sildenafil) là chất ức chế phosphodiesterase-5 được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương và tăng huyết áp động mạch phổi . Bưởi có thể làm giảm tốc độ cơ thể bạn chuyển hóa sildenafil, làm tăng khả năng xảy ra các tác dụng phụ, bao gồm đau đầu, hạ huyết áp (huyết áp thấp), ợ nóng, mất thị lực và ù tai. Sự hấp thụ sildenafil có thể tăng hơn 23% khi dùng cùng với bưởi.

Tại sao bưởi lại tương tác với một số loại thuốc?

Khi bạn uống thuốc, cơ thể có thể phân hủy (chuyển hóa) và hấp thụ thuốc theo nhiều cách. Bưởi ảnh hưởng đến quá trình phân hủy này, khiến thuốc có quá nhiều hoặc quá ít trong cơ thể.

Rủi ro của bưởi và tương tác thuốc

Mặc dù tương tác giữa bưởi và thuốc thường không gây ra vấn đề, nhưng sự thay đổi nồng độ thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc ảnh hưởng đến việc điều trị. Để ngăn ngừa những tương tác này, tốt nhất là tránh ăn bưởi với bất kỳ loại thuốc nào được biết là có tương tác với bưởi.


Khi nào cần gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe

Nếu bạn ăn bưởi và bắt đầu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc tác dụng phụ nào, hãy cho bác sĩ biết. Các triệu chứng có thể liên quan đến thuốc (quá nhiều hay quá ít trong cơ thể) hoặc tình trạng sức khỏe mà thuốc được cho là điều trị.

Nếu bạn muốn ăn bưởi trong khi dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn..


Một Đánh giá nhanh

Bưởi được biết là có thể tương tác với một số loại thuốc uống, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Ví dụ về các loại thuốc mà bưởi có thể ảnh hưởng bao gồm statin, amiodarone, estrogen và clopidogrel. 

HCD: Bài dài có nhiều tham khảo, tôi chỉ giữ phần chính cần biết, các bạn muốn biết thêm thì đọc nguyên văn link trên.

Người có tuổi thường uống nhiều loại thuốc khác nhau do đó đừng ăn bưởi là khỏi mất công đọc. Tôi đọc giùm các bạn đó, nếu chỉ mình tôi thì tránh ăn bưởi là xong.


Huỳnh Chiếu Đẳng ̣(Quán ven đường)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2025 lúc 11:11am

7 Loại Thuốc Làm Tăng Nguy Cơ Té Ngã Ở Người Cao Tuổi


Trượt chân và té ngã là hiện tượng phổ biến nhưng rất nguy hiểm ở người cao tuổi. Mỗi năm có 3 triệu người cao tuổi cần được cấp cứu do chấn thương sau khi té ngã. Vì vậy, nắm vững cách phòng tránh trượt ngã là điều cần thiết.

Hậu quả nguy hiểm của việc té ngã ở người lớn tuổi 

Người lớn tuổi thường dễ bị gãy xương, chủ yếu ở cổ tay, mắt cá chân, và hông do té ngã vì loãng xương. Trong số hơn 300,000 người lớn tuổi nhập viện vì gãy xương hông mỗi năm, hơn 95% trường hợp là do té ngã, thường là ngã sang một bên.

Khi té ngã, người lớn tuổi thường không thể kịp thời điều chỉnh thăng bằng của cơ thể nên có thể dẫn đến chấn thương sọ não. Một trong những bệnh nhân của tôi không có triệu chứng gì sau khi ngã. Tuy nhiên sau vài ngày, ý thức của ông ngày càng trở nên mơ hồ. Cuối cùng, ông được đưa đến bệnh viện và phát hiện bị xuất huyết não ngoài màng cứng. 

Vì vậy, nếu bạn ngã và va đập đầu, đừng lơ là, ngay cả khi không có triệu chứng lúc đó. Hãy cảnh giác. Nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu, bất tỉnh, hôn mê thì tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có xuất huyết não ngoài màng cứng hay không. 

Một nguy cơ khác đối với người lớn tuổi là nằm liệt giường sau khi té ngã. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như viêm phổi, cục máu đông và loét tỳ đè, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong những trường hợp nặng. 

Trượt chân và té ngã cũng có thể gây chấn thương cho người lớn tuổi, dẫn đến tâm lý đau buồn và lo lắng. Nếu điều này xảy ra, họ có thể sẽ ít hoạt động thể chất hơn và tránh giao tiếp xã hội do sợ bị ngã lần nữa, từ đó dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe tinh thần.


• 4 yếu tố góp phần gây té ngã ở người lớn tuổi 

Người lớn tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ gây té ngã, bao gồm:

1- Giảm khả năng giữ thăng bằng: Sự thoái hóa của xương và cơ do lão hóa làm giảm đi sự nhanh nhẹn trong khi vận động. Người lớn tuổi thường có sải chân ngắn hơn, bước đi giật cục, chân tay cứng, không thể nhấc chân lên độ cao thích hợp, v.v… Những yếu tố này sẽ dẫn đến việc đi không vững và làm tăng nguy cơ té ngã. Thoái hóa hệ thần kinh trung ương ở người lớn tuổi cũng có thể dẫn đến chậm phản ứng. Trong trường hợp nặng, các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson cũng sẽ làm tăng nguy cơ té ngã. 

2- Nhìn mờ: Nhiều người lớn tuổi bị các bệnh khác nhau về mắt như lão thị, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc và thoái hóa điểm vàng. Một số người còn bị các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh xơ cứng rải rác, có thể gây giảm thị lực. Trong những tình huống này, người lớn tuổi rất khó nhìn thấy những thứ ở dưới chân. 

3-  Bệnh tim mạch và mạch máu não: Bệnh nhân bị bệnh tim mạch và mạch máu não mạn tính có thể mất phối hợp động tác, mất thị lực một phần và yếu cơ. Nguy hiểm nhất là té ngã sau khi bệnh đột ngột khởi phát. Một người bạn cùng lớp của tôi đang đứng trên thang để sửa nhà thì một cơn đau tim bất ngờ ập đến. Hai vấn đề xảy ra liên tiếp đã cướp đi sinh mạng của anh ấy.

4- Thuốc: Một số người lớn tuổi đang dùng thuốc theo toa. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức mạnh cơ bắp, trạng thái tinh thần, khả năng thăng bằng, huyết áp hoặc thị lực, từ đó làm tăng nguy cơ té ngã.

Trong bốn yếu tố nguy cơ này, ảnh hưởng của thuốc là đáng quan tâm nhất. Khi tôi còn là bác sĩ nội trú ở Hoa Kỳ, một trong những thầy hướng dẫn đã nói với tôi rằng, “Nếu một người xuất hiện triệu chứng mới, điều đầu tiên nên nghĩ đến là tác dụng phụ của thuốc.” Câu nói này đã gây ấn tượng sâu sắc với tôi trong nhiều năm vì theo kinh nghiệm lâm sàng của mình thì điều đó hoàn toàn đúng.

                         

• 7 loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ té ngã 

1- Thuốc an thần và thuốc ngủ: Những loại thuốc này có thể gây buồn ngủ vào ban đêm và ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phản ứng vào ban ngày. 

2 - Thuốc giải lo âu: Loại thuốc ngủ này có thể gây buồn ngủ vào ban ngày hoặc đơn giản là làm chậm phản ứng của bạn. 

3-  Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng hoặc hạ huyết áp. Hạ huyết áp khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng sẽ làm tăng nguy cơ té ngã. 

4-  Thuốc chống loạn thần: Loại thuốc này ảnh hưởng đến sự phối hợp, gây cứng cơ và dáng đi không vững. 

5- Thuốc điều trị bệnh tim: Thuốc hạ huyết áp và điều trị rối loạn nhịp tim có thể gây chóng mặt và mất thăng bằng. 

6-  Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau, đặc biệt là loại opioid, có thể gây ngủ và dẫn đến các vấn đề thăng bằng. 

7-  Thuốc lợi tiểu: Đi tiểu thường xuyên có thể dẫn đến mất nước, tụt huyết áp, do đó làm tăng nguy cơ té ngã.                         

• 7 lời khuyên để ngăn ngừa té ngã 

Việc té ngã phần lớn có thể phòng ngừa được. Ngoài việc cẩn thận khi dùng thuốc theo toa, người lớn tuổi cũng nên thực hiện những hành vi sau trong cuộc sống hàng ngày:

1 . Thực hiện rèn luyện sức mạnh cơ bắp và khả năng thăng bằng: Một nghiên cứu phân tích có hệ thống được công bố trên Cơ sở dữ liệu tổng quan hệ thống Cochrane năm 2018 cho thấy tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi. Khí công truyền thống Trung Quốc là một hình thức tập luyện hiệu quả. Nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tập san JAMA Internal Medicine (Nội Khoa Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ) cho thấy những người tập thái cực quyền có tỷ lệ ngã ít hơn lần lượt 58%, 31% so với những người tập giãn cơ và các bài tập khác.

2. Tạo không gian an toàn trong nhà: Ví dụ, căn phòng cần được chiếu sáng đầy đủ, có bọc chống va chạm ở các góc của đồ nội thất. Không sử dụng đồ nội thất có bánh xe ở phía dưới; trải thảm chống trượt trong phòng tắm, lắp tay vịn trên tường nhà tắm cạnh bồn cầu.

3. Đi đúng loại giày: Giày cao gót, giày đế bệt và giày không vừa chân sẽ làm tăng nguy cơ té ngã. 

4. Duy trì sức khỏe đôi mắt và đôi tai: Bảo đảm các giác quan hoạt động bình thường có thể giúp bạn tránh bị té ngã.

5. Bổ sung calcium và vitamin D: Calcium không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp cơ bắp, tim và dây thần kinh hoạt động bình thường. Vitamin D giúp chúng ta hấp thụ calcium từ thực phẩm.

6. Hạn chế uống rượu: Đồ uống có cồn làm giảm khả năng phán đoán về khoảng cách và phối hợp của cơ thể, làm tăng nguy cơ té ngã.

7. Khám sức khỏe định kỳ: Nhiều người lớn tuổi bị các bệnh mạn tính, không hiểu rõ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của mình nên không thể kiểm soát kịp thời. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã.

 

ST.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 186
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.820 seconds.