Bùi Giáng có những câu thơ nhiều khi làm ta giật mình. Có những câu thơ làm ta ray rứt, lại có những câu thơ làm ta ngẩn ngơ.
Một đời lận đận đo rồi đếmMỏi gối người đi đứng lại ngồi
đã
chẳng làm ta giật mình nhìn lại với bao nỗi đếm đo lận đận của mình đó
sao? Và có lẽ cũng nên “nhâm nhi” thêm vài câu thơ nữa của ông viết về
cái đẹp nhân mùa hoa hậu này cũng hay:
Em ơi em đẹp vô cùngVì em có cái lạ lùng bên trong
(Bùi Giáng)
Cái
lạ lùng bên trong là cái gì vậy? Chẳng lẽ Bùi Giáng có cách nhìn của
các thầy thuốc, nhìn con người “xuyên thấu” với môn cơ thể học, môn hình
ảnh học với nào dao nào kéo, nào siêu âm bốn chiều, nào chụp cắt lớp?
Chắc chắn là không rồi vì ông là một nhà thơ. Hẳn là ông muốn nói đến
cái đẹp tâm hồn, khác với cái đẹp thể chất bên ngoài, và chính cái đẹp
bên trong đó, nó mới lạ lùng làm sao: chính nó mới quyết định thế nào là
cái đẹp của một người con gái! Nhưng làm cách nào mà ta có thể cân đong
đo đếm được cái đẹp của tâm hồn? Nhà thơ chịu. Chỉ có thể kêu lên mà
thôi: “Em ơi, em đẹp vô cùng.
Vì
em có cái lạ lùng bên trong”. Và vì không thể cân đong đo đếm được cái
đẹp bên trong đó, người ta đành cân đong đo đếm cái đẹp bên ngoài, bằng
những con số cân nặng, chiều cao, vòng số 1, số 2 số 3 theo một quy tắc
giả tạo nào đó để rồi so sánh xếp hạng cái đẹp.
Chuyện
vui kể rằng vào cái thời thi sắc đẹp mà chưa được phép đo đạc trên
người, chưa được phép bắt người ta mặc đồ tắm hai mảnh để dòm ngó so
sánh đã có một cuộc thi hoa hậu mà mỗi thí sinh chỉ phải mang một cái gì
đó tượng trưng cho người ta dễ đánh giá vòng số 1. Trong lúc các thí
sinh khác, người thì mang hai trái bưởi năm roi, người hai trái dừa,
người mang trái mướp, thậm chí mang cả bí rợ đi thi thì có một thí sinh
chỉ mang hai trái quít tàu. Giám khảo phì cười hỏi vậy thì thi thố cái
nỗi gì? Cô thí sinh trả lời vì nội quy không nói rõ nên tưởng chỉ cần
mang một cái gì đó tượng trưng là được nên chỉ mang phần tượng trưng cái
“núm”!
Trở
lại chuyện cái đẹp là lùng bên trong mà nhà thơ muốn nói. Đo đếm cách
nào đây? So sánh cách nào đây? Không thể lấy bằng cấp, học lực. Không
thể phỏng vấn đôi câu về điều này điều nọ. Hay là theo tiêu chuẩn của
người xưa mà nay ít còn ai nhắc tới? Người xưa đưa ra bốn tiêu chuẩn là
“công, ngôn, dung, hạnh”.Dung có vẻ như để nói riêng về cái đẹp hình thể
thì cũng xếp hạng…ba! Trước đó còn phải công còn phải ngôn nữa! Bởi
người mà chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy thì người ta gọi là người “vô
duyên”! Mà “duyên” thì quan trọng lắm.
Còn duyên kẻ đón người đưaHết duyên đi sớm về trưa một mình!
Như
vậy rõ ràng không phải các số đo làm cho kẻ đón người đưa! (Dĩ nhiên
bây giờ có khác một chút, có thể xe hơi đời mới nối đuôi chờ, nhưng đó
lại là chuyện khác rồi!). Ngay cả với chữ dung đó thôi đã bao hàm “cái
đẹp bên trong” của nó. Bởi dung ở đây còn mang ý nghĩa là dáng vẻ uy
nghi, thư thái, dịu dàng, trang nhã, hòa đồng, bao dung, khoan nhương…
bên cạnh cái nhan sắc:
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung.
Bài ca dao “Mười thương” của ta cũng thật tuyệt. Cứ một cái thương bên ngoài thì liền theo đó là một cái thương bên trong:
Một thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương nếp ở…
Thì
ra không chỉ tóc tai, chỉ má lúm (có thể đi mỹ viện làm vài cái dễ ợt)
mà còn ăn còn nói, còn gói còn mở trong nếp ở của mình, trong mối tương
giao giữa mình với mọi người chung quanh.
Cho nên nói về cái đẹp của một người con gái, Bùi Giáng chỉ nói đơn giản:
Em ơi em đẹp vô cùngVì em có cái lạ lùng bên trong
Ta có thể xin phép nhà thơ cao hứng nối thêm:
Em ơi em đẹp vô song Vì em có cái bên trong lạ lùng! …
Vâng,
cái lạ lùng bên trong và cái bên trong lạ lùng đó mới thật tuyệt vời
làm sao, nó mới làm cho người ta đẹp vô cùng, đẹp vô song đó vậy!
Bs. Đỗ Hồng Ngọc