Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 186 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2024 lúc 9:05am

Bột vỏ trứng tốt cho sức khỏe xương, da và răng

 BM

Một phương thuốc cổ xưa giúp bổ sung calcium vào thời nay.


Từ việc giảm nguy cơ loãng xương đến bổ trợ sức khỏe tim mạch và thậm chí làm sạch răng miệng, vỏ trứng có thể là món quà bí mật của thiên nhiên đối với sức khỏe tổng thể.


BM

Phần cứng bên ngoài của vỏ trứng, bao gồm 94% calcium carbonate kết hợp với protein và các khoáng chất khác như magnesium, là một kho tàng dinh dưỡng.


Mỗi gram vỏ trứng chứa khoảng 380mg calcium, khoáng chất tạo xương phổ biến nhất trong tự nhiên. Một nửa vỏ trứng mỗi ngày, tương đương 1,000mg calcium là đủ cho nhu cầu hàng ngày của một người trưởng thành.


Hàm lượng lớn calcium khiến bột vỏ trứng trở thành một chất bổ sung calcium dễ tiếp cận, giá cả phải chăng, rất quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu calcium toàn cầu liên quan đến chứng loãng xương, biến chứng khi mang thai, một số bệnh ung thư và các vấn đề tim mạch.


Ngoài ra, màng vỏ trứng bên trong có chứa collagen, tốt cho da, khớp và tiêu hóa.


BM

Theo nghiên cứu, calcium trong vỏ trứng đem lại tác dụng sinh học vượt trội so với calcium carbonate tinh khiết từ thực phẩm. Các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm chứng minh rằng bột vỏ trứng thích hợp trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Đồng thời, bột vỏ trứng cũng có tác động tích cực đến sức khỏe xương và sụn.


Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có kiểm soát mới đây được công bố trên Nutrients (Tập san Dinh dưỡng) cho thấy những bữa ăn tại nhà có thêm bột vỏ trứng và vitamin D đã ngăn ngừa tình trạng mất xương ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao bị loãng xương. Các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng phát hiện của họ phù hợp với nghiên cứu trước đây cho thấy lợi ích của việc bổ sung vitamin-khoáng chất từ bột vỏ trứng gà.


Bà Jacqueline Vernarelli, nhà dịch tễ học dinh dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng y tế công cộng và giáo sư tại Sacred Heart University ở Fairfield, Connecticut, nói với The Epoch Times rằng màng vỏ trứng chứa các chất dinh dưỡng như glycosaminoglycan giúp điều chỉnh sự phát triển, tăng sinh và chữa lành vết thương của tế bào.


Điều này có thể giải thích lí do vì sao nghiên cứu cho thấy màng vỏ trứng có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo da và gia tăng tốc độ chữa lành vết thương bằng cách kích thích sản xuất cytokine và giảm viêm. Hàm lượng collagen của vỏ trứng cũng là một loại protein hữu ích cho những người viêm xương khớp.


Bà Vernarelli cho biết, việc kết hợp bột vỏ trứng vào khẩu phần ăn tương đối đơn giản. “Giống như nhiều loại bột ẩm thực, bột vỏ trứng có thể thêm vào thực phẩm bằng cách trộn vào súp, nước sốt hoặc bánh mì.”


Bà cũng nói thêm rằng phải thực hiện các giải pháp phòng ngừa an toàn thích hợp khi chế biến bất kỳ loại thực phẩm nào. Không nên ăn trứng hoặc các phần trứng sống hoặc chưa nấu chín.


Cân nhắc rủi ro và lợi ích tiềm ẩn


BM

Đối với hầu hết mọi người, có rất ít nguy cơ trầm trọng hoặc tác dụng phụ liên quan đến việc ăn vỏ trứng, miễn là chế biến đúng cách.


Khi nghiền không kỹ, vỏ trứng có thể chứa các mảnh sắc nhọn gây kích ứng họng hoặc làm tổn thương thực quản. Vỏ trứng được khử trùng không đúng cách có thể chứa vi khuẩn có hại như salmonella.


Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp tiêu thụ quá nhiều [calcium từ vỏ trứng]. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nôn, mệt mỏi, nhịp tim không đều và huyết áp thấp.


BM

Một điều quan trọng không kém là phải theo dõi các loại vitamin và thuốc khác vì chúng có thể ảnh hưởng đến lượng calcium trong cơ thể. Điều này đặc biệt đúng đối với những người dùng vitamin A và D liều cao, làm tăng khả năng hấp thụ calcium, hoặc dùng thuốc nhai hoặc viên thuốc kháng acid không kê toa có thể chứa một lượng calcium đáng kể.




George Citroner  _  Nam Khanh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2024 lúc 8:53am

Ăn Cơm Nguội Có Tốt Không?


Cơm nguội có thật sự tốt không? Làm thế nào để sử dụng và bảo quản cơm nguội đúng cách? Mời bạn đọc tiếp để tìm hiểu những thông tin thú vị ngay sau đây!

Ăn cơm nguội có tác dụng gì?

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng cơm nguội mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu được bảo quản đúng cách, tinh bột trong cơm nguội sẽ chuyển hóa tinh bột thông thường thành tinh bột kháng (Resistant Starch).


Tinh bột kháng là một loại carbohydrate mà cơ thể không thể phân hủy để sử dụng làm năng lượng. Tinh bột kháng là các chất có cấu trúc giống tinh bột nhưng không thể tiêu hóa ở ruột non bởi men tụy. Nó sẽ xuống ruột già và lên men nhờ hệ vi khuẩn ở đây, cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. 

Tinh bột kháng là kết quả của quá trình nấu chín gạo, sau đó để cơm nguội dần ở nhiệt độ phòng rồi cho vào tủ lạnh. Cơm nguội để tủ lạnh khi hâm lại sẽ tạo ra lượng tinh bột kháng dồi dào với hàng loạt lợi ích cho sức khỏe như:  

- Ăn cơm nguội để tủ lạnh giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate, dẫn đến giảm lượng đường trong máu. 

-  Tinh bột kháng được lên men bởi các vi khuẩn có lợi ở ruột già. Chúng hoạt động như một prebiotic giúp ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Từ đó giúp bảo vệ đường tiêu hóa.

-  Bên cạnh đó, mỗi gram tinh bột kháng chỉ chứa khoảng 2,5 Kcal. Trong khi mỗi gram tinh bột thông thường chứa khoảng 4 Kcal. Chính vì vậy, ăn cơm nguội để tủ lạnh cũng là một cách hiệu quả để kiểm soát cân nặng.

- Vì tinh bột kháng khó tiêu hóa hơn, nên cơ thể sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn để phân hủy chúng. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ không bị đói nhanh chóng, có thể giúp người giảm cân ăn ít đi.

-  Khi tinh bột được tiêu hóa, chúng thường phân hủy thành glucose. Vì tinh bột kháng không được tiêu hóa ở ruột non nên nó không làm tăng glucose. 

Sự lên men các tinh bột kháng ở ruột già sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, bao gồm acetate, propionate và butyrate và làm gia tăng khối lượng vi khuẩn. Butyrate là nguồn năng lượng chính các tế bào ruột già, nó cũng tăng sự trao đổi chất, giảm viêm và chống stress. 

Các lợi ích khác của tinh bột kháng bao gồm tăng cảm giác no, điều trị và ngăn ngừa táo bón, giảm cholesterol và giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Tinh bột kháng tiêu được lên men chậm nên ít sinh hơi hơn các loại sợi khác. 

Tóm lại nên để cơm nguội trong tủ lạnh và dùng một ngày sau đó - rất tốt cho người bệnh tiểu đường, hoặc người muốn giảm cân.

Đọc thêm:  Effect of cooling of cooked white rice on resistant starch content and glycemic respons 
_______________Cách bảo quản cơm của người Nhật

Nhật Bản là quốc gia thường xuyên sử dụng cơm nguội để làm các món sushi và cơm nắm. Để cơm luôn thơm ngon và tốt cho sức khỏe thì cách bảo quản cơm được người Nhật đặc biệt chú trọng. Cụ thể, họ sẽ cho một chút giấm gạo trắng vào nồi cơm trước khi bật nút nấu hoặc sau khi cơm đã chín. Điều này không chỉ giúp cơm mềm và thơm hơn mà axit axetic trong giấm gạo còn làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường glucose và  giúp bảo quản cơm nguội được lâu

Bên cạnh đó, người Nhật cũng có một cách bảo quản cơm khá hay đó là cho cơm vào tủ đông thay vì tủ mát như chúng ta vẫn thường làm. Bởi vì quá trình đông lạnh sẽ dừng tất cả các phản ứng đồng thời cũng ngừng luôn quá trình sinh sôi của vi khuẩn.

Mặt khác, cơm lấy ra từ ngăn đông được rã đông và chế biến lại cũng thơm ngon hơn do khắc phục được tình trạng hạt cơm khô và mất nước như khi để trong tủ mát. Chính vì vậy, đông lạnh cơm nguội cũng là một cách bảo quản khá hay mà chúng ta có thể làm theo để giữ cơm lâu hơn. 


Ăn cơm nguội có tốt không? Giải đáp top 3 thắc mắc thường gặp khi ăn cơm nguội • Hello Bacsi

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2024 lúc 1:12pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2024 lúc 10:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2024 lúc 10:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2024 lúc 11:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Dec/2024 lúc 1:38pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2024 lúc 11:03am


Chăm sóc sức khỏe "Người cao tuổi"

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của các thế hệ trong gia đình, của cộng đồng và toàn thể xã hội. Để người cao tuổi được sống khỏe, sống vui, hạn chế bệnh tật là điều mong muốn không chỉ của người cao tuổi, mà còn là mong muốn của cả gia đình và xã hội.

Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên
"người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia
đình và xã hội".

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI

1. Quá trình lão hóa

Quá trình lão hóa xảy ra từ từ trong toàn bộ cơ thể, thể hiện bằng sự suy giảm các chức năng của các cơ quan
trong cơ thể. Tiến độ lão hóa không giống nhau giữa các bộ máy và người này với người khác.
Một số biện pháp hạn chế lão hóa:

- Không sống bừa bãi và thiếu trách nhiệm lúc còn trẻ.

- Tránh thói quen xấu: nghiện thuốc lá, rượu, cờ bạc, lười vận động…

- Phát hiện bệnh sớm và chữa bệnh kịp thời, đúng đắn.

- Ăn uống hợp lý phù hợp sức khỏe và điều kiện.

2. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi thường coi trọng giá trị tinh thần hơn vật chất do vậy phải quan tâm, chú ý giữ tinh thần luôn
khỏe, sức khỏe tinh thần tốt. Tinh thần vốn là phần thăng hoa, tinh tế của mối người nên vai trò tự chăm sóc sức
khỏe tinh thần càng quan trọng.
Tự chăm sóc sức khỏe tinh thần rất khó nhưng cũng rất dễ nếu biết sử dụng kinh nghiệm sống với tự nâng cao
nhận thức. Khi xuất hiện những biểu hiện sức khỏe tinh thần sa sút, cần tự tìm hiểu, suy nghĩ, lý giải sâu sắc
nguyên cớ, suy nghĩ theo phương châm “tiên trách kỷ”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, đề cao chữ “Nhẫn”,
chắc chắn phần lớn sẽ tự giải quyết được, bệnh sẽ dần tiêu tan và trở thành người khỏe mạnh.

3. Tổ chức đời sống gia đình và chăm sóc sức khỏe tinh thần

Gia đình có ảnh hưởng lớn đối với đời sống mối cá nhân đặc biệt với người cao tuổi. Gia đình là chỗ dựa vững
chắc cả về vật chất và tinh thần cho người cao tuổi: “già cậy con”.
Tuy nhiên cần phải tổ chức đời sống gia đình có 2,3 thế hệ sao cho hợp tình, hợp lý. Như:

- Có nơi sinh hoạt riêng cho người già: thoáng mát, rộng rãi, gần gũi với con cháu.

- Bữa ăn cần mang nhiều ý nghĩa về tinh thần hơn vật chất.

- Trong sinh hoạt: không quá gò bó cần tôn trọng sở thích của người già.

- Không ngăn cản người gia “đi bước nữa”, tuy nhiên người cao tuổi cần cân nhắc kỹ càng.

4. Những điều cần biết trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi

Để có thể sống được khỏe mạnh lâu hơn, người cao tuổi cần phải nắm được những điều đơn giản sau đây:

- Về ngủ và nghỉ: Ngủ sớm và dạy sớm tốt hơn, trước khi đi ngủ nên ngâm chân nước ấm, xoa bóp các đầu ngón
tay, ngón chân; không tắm trước khi đi ngủ. Nằm ngủ không gối đầu cao, không thay đổi đột ngột tư thế nằm.
Khi ngủ dậy nên xoa bóp các khớp, nếu thấy khác thường như tê nửa người, bại một bên tay, chân nên nằm nghỉ
và mời bác sỹ đến khám.
- Về tắm rửa: Cần làm quen với sự thay đổi nhiệt độ. Tuyệt đối không dội ngay nước vào gáy và cột sống. Không
nằm, ngồi dưới quạt, sàn nhà khi vừa tắm xong. Không tắm khi mồi hôi còn ướt…
- Về đại tiện: Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày. Có thể gây phản xạ bằng cách xoa bụng từ phải sang trái, uống
1 cốc nước hoặc 1 ly sữa. Có thể thay đổi tư thế ngồi để cơ trơn hậu môn dễ mở hơn. Đứng lên từ từ, không đứng
dậy ngay, nếu chóng mặt phải vịn vào chỗ nào đó chờ hết chóng mặt mới đứng lên.
+ Nếu hay bị chóng mặt thì đi tiểu tiện cũng phải vị vào chỗ nào đó. Đi tiểu đêm dễ xảy ra tai biến mạch máu não.
Tốt nhất nên có bô để cạnh giường tiện tay với.
+ Nếu đại tiểu tiện có vấn đề cần phải đi khám ngay (nam giới hay bị phì đại tuyến tiền liệt).

- Nằm và ngồi:

+ Tránh ngồi nơi gió lùa, nếu có gió thì nên để thổi sau lưng. Khi lên xuống cầu thang thấy khó thở so với hôm
trước cần đi khám bệnh. Bị ho kéo dài quá 15 hôm phải đi khám bệnh.
+ Khi đi lại, làm việc chú ý giữ cho lưng thẳng.

- Khi đi ngoài trời: Không để đầu trần, không để vấp ngã, nên ngậm một ít gừng giữ ấm cổ (lúc trời lạnh). Khi có
người gọi không quay người ngay và mạnh dễ bị chóng mặt và ngã.
- Luyện tập: tạo cho cơ thể bền bỉ dẻo dai, tuy nhiên cần phải phù hợp với người cao tuổi. Nên đi bộ, tập thái cực
quyền… hoạt động thể lực và trí lực cần vừa đủ, đều đặn, không quá sức.

5. Dinh dưỡng cho người cao tuổi

- Hạn chế ăn nhiều đường, muối, chất béo có hại, giảm ăn thịt, nội tạng động vật, không ăn quá no, uống quá
nhiều bia rượu.
- Tăng ăn rau, hoa quả tươi chín, cá tươi, đạm thực vật: đậu, lạc, vừng (bổ sung dinh dưỡng, chống lão hóa có
chọn lọc).
- Năng vận động

- Chú ý ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Người cao tuổi với việc sử dụng thuốc

- Thuốc chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng loại thuốc cho từng loại bệnh.

- Dùng đúng liều lượng, đúng thời gian (theo hướng dẫn của bác sỹ)

- Thực hiện đúng cách dùng để tránh tác dụng phụ (ăn gì, kiêng gì, uống trước hay sau bữa ăn).

- Không tự ý uống thuốc không theo đơn hoặc liều thuốc. Không cả tin nghe theo mách bảo của người khác mà
phải theo lời dặn của thày thuốc hoặc kinh nghiệm dùng thuốc của bản thân.

7. Tự theo dõi sức khỏe ở người cao tuổi

- Cần theo dõi: Cân nặng, huyết áp động mạch, mạch. Nên có sổ tự theo dõi sức khỏe nếu có bệnh mãn tính,

- Những dấu hiệu chủ quan cần quan tâm, nếu có phải đi khám ngay:

+ Triệu chứng đau.

+ Mệt mỏi kéo dài, vô cớ, không muốn hoạt động.

+ Ăn ngủ thất thường (chán ăn, ngủ ít hoặc ngủ li bì)

+ Lên hoặc sút cân nhanh chóng.

+ Rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái khó, bí đái).

+ Xuất hiện u cục ở bụng, hạch bên cổ, vú, bẹn…

+ Khó thở (lúc đi lại, lên cầu thang, khi nằm nghỉ)

+ Thay đổi mầu sắc da (Vàng, xám).

+ Xuất huyết (ho ra máu, nôn ra máu, phân đen…).

8. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

- Trạng thái tâm lý vui vẻ.

- Kinh tế ổn định.

- Ăn uống hợp lý.

- Duy trì hoạt động thể chất- tâm trí: nên thực hiện 3 nửa phút và 3 nửa giờ:

+ Ba nửa phút: Nửa phút nằm trên giường cho tinh thần tỉnh hẳn, nên kết hợp thổ sâu, chậm, xo bóp mặt, đầu…
Nửa phút từ từ ngồi dậy, kết hợp thở sâu, vươn vai. Nửa phút chạm 2 chân tới sàn nhà rồi mới đứng dậy đi lại.
+ Ba nửa giờ: Nửa giờ vận động buổi sáng, đi bộ nhanh hoặc tập thể dục đều. Nửa giờ ngủ trưa. Nửa giờ đi bộ
buổi tối.
- Giữ vệ sinh

- Thuật dưỡng sinh trong hoạt động tình dục: Không quá đam mê, khi quan hệ tình dục phải biết cách kiềm chế
xuất tinh sớm bằng các bài tập thở, rèn luyện tâm trí và biết thư giãn…
- Cuộc sống gia đình ấm cúng.

- Lối sống lành mạnh.

- Phát hiện sớm bệnh mạn tính ở người cao tuổi.

- Một số xét nghiệm chính người cao tuổi nên thực hiện hàng năm:

+ Xác định chức năng thận, bệnh tiểu đường, bệnh gút, bệnh gan, bệnh xơ vữa động mạch.

+ Trong một số trường hợp đặc biệt: Chụp Xquang: bệnh loãng xương, lao. Siêu âm Doppler: bệnh van tim, xơ
vữa động mạch phổi, động mạch cảnh. Điện tâm dồ: bệnh tim. Đo huyết áp theo định kỳ ở người bị cao huyết áp.

II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁCH PHÒNG
TRÁNH

1. Bệnh về xương khớp

Ở người cao tuổi luôn xảy ra quá trình lão hóa, khi đó, các chứng năng cũng như cấu tạo khớp đều có sự thay đổi.
Xương, khớp kém linh động hơn, tế bào khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị mỏng dần và rách, gân, dây chằng cũng
bị phân đoạn, đóng vôi, kém co giãn, kém bền bỉ. Sụn đục màu, hóa xơ, không bảo vệ được các đầu xương khiến
xương cọ xát vào nhau gây đau. Bên cạnh đó, xương dễ bị rạn nứt với nhiều tinh thể canxi làm khớp đau.
* Nguyên nhân

- Gen là nguyên nhân chính gây ra nhiều dạng bệnh lí trong đó có bệnh viêm xương khớp.

- Một số dạng viêm xương khớp gây nên do viêm nhiễm vi trùng và vi khuẩn từ các phần khác trên cơ thể đều có
thể gây bệnh.
- Cuộc sống căng thẳng và nhiều stress làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây giảm khả năng miễn dịch với
những vi khuẩn có hại, tăng nguy cơ bị bệnh xương khớp.
- Các bệnh khớp mạn tính như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống, ung thư cột sống…

- Người thừa cân, béo phì dẫn đến trọng lượng đè lên khớp xương nhiều; lúc trẻ tuổi liên tục bị chấn thương ở
khớp (Chơi thể thao quá sức), mang vác nặng dẫn đến gây đau xương khớp ở người cao tuổi.
- Nghề nghiệp phải ngồi lâu, đứng lâu hay sai tư thế, ít vận động như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe đường
dài… dẫn đến thiếu máu nuôi màng hoạt dịch, gân, cơ, xương khớp do bị chèn ép cũng mắc bệnh xương khớp lúc về già.
* Cách phòng bệnh đau xương khớp

- Có chế độ ăn uống, chế độ tập luyện hợp lý.

- Ăn bổ sung các thực phẩm giàu acid béo omega-3 (có trong các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu… và các loại
hạt đậu, lạc, vừng), các loại hoa quả giàu vitamin D như cam, bưởi, ớt đỏ… để ngăn chặn sự mất sụn. Ngoài ra,
cần bổ sung canxi, vitamin D, B, E hỗ trợ xương khớp không bị suy thoái.
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, đi bộ … Những người thừa cân, béo phì thì nên giảm
trọng lượng.

2. Bệnh về tim mạch

Bệnh về tim mạch là một trong những căn bệnh thường gặp và gây nguy hiểm tới tính mạng người cao tuổi.

Một số căn bệnh phổ biến về tim mạch người cao tuổi hay mắc phải như:

- Huyết áp cao

- Nhồi máu cơ tim

- Xơ vữa động mạch vành

- Tai biến mạch máu não…

* Nguyên nhân

- Do chế độ ăn uống không hợp lí khi bạn ăn quá nhiều các đồ ăn với hàm lượng chất béo cao.

- Chưa có một chế độ luyện tập thể dục hợp lí;

- Hút nhiều thuốc lá;

- Bệnh béo phì: béo phì dẫn đến mỡ thừa, cholesterol tăng cao trong máu;

- Đái tháo đường: bệnh tim có thể là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường.

* Cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Nếu biết cách phòng tránh thì có thể đảm
bảo được sức khỏe cho bản thân, không để xảy ra biến chứng xấu. Dưới đây là cách phòng tránh bệnh tim mạch
ở người cao tuổi.
- Chế độ ăn uống: Người cao tuổi nên ăn nhiều đó là các loại rau, mè, đậu phộng, đậu nành, uống thêm sữa để
phòng chống bệnh loãng xương. Người cao tuổi nên ăn ít cơm, ít tinh bột, ăn nhiều cá thay cho thịt.
Trong ngày nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa và lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu.

- Luyện tập thể dục: Bên cạnh chế độ ăn uống, người cao tuổi nên thường xuyên luyện tập thể dục, cách luyện tập
tốt nhất là nên đi bộ 30 phút mỗi ngày. Việc tập thể dục đều đặn và vận động một cách hợp lý sẽ giúp hệ tim
mạch hoạt động tốt, ổn định huyết áp, cải thiện chức năng hô hấp, giảm lượng mỡ thừa. Người cao tuổi có thể tạo
thành một nhóm tập các động tác dưỡng sinh vào mỗi buổi sáng sớm.
- Khám sức khỏe định kỳ: Bệnh tim mạch dễ dẫn tới đột tử, do đó người cao tuổi nên khám sức khỏe theo định kỳ
để theo dõi tình trạng sức khỏe liên tục, thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời khi tình trạng bệnh chưa nặng.
- Nên kiêng rượu bia, thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá là những thứ người già cần phải kiêng tuyệt đối. Đặc biệt là
thuốc lá bởi vì trong khói thuốc có chứa chất nicotin làm cho các mạch máu co lại, tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngoài ra, thuốc lá cũng làm tăng lượng mỡ xấu, giảm lượng mỡ tốt trong cơ thể, nghiên cứu đã cho thấy những
người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2-4 lần những người không hút thuốc lá.
- Đi khám bác sĩ khi phát hiện triệu chứng bất thường: Người cao tuổi phát hiện mình mắc một trong số những
triệu chứng dưới đây thì cần phải đi khám bác sĩ ngay:
+ Triệu chứng của suy tim: Thấy mệt mỏi khi vận động, khó thở khi gắng sức, đau ở sườn bên phải, xưng phù mu bàn chân.

+ Dấu hiệu của loạn nhịp tim: Nhịp tim đập lúc nhanh, lúc chậm, nhịp tim không đều ….

+ Dấu hiệu đau thắt ngực: Người bệnh sẽ có cảm giác như bị bóp nghẹt giữa ngực khi xúc động mạnh hoặc gắng
sức, có thể bị tê tay trái kèm theo khó thở, vã mồ hôi (Đây thường là biểu hiện của thiếu máu và nhồi máu cơ
tim). Khi rơi vào tình trạng này, người bệnh cần vào viện khám và nhập viện càng sớm càng tốt mới có thể điều
trị kịp thời và thành công.
Bệnh tim mạch nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Vì thế,
người cao tuổi hãy luôn sát sao với sức khỏe của bản thân, đi thăm khám và điều trị kịp thời khi phát hiện ra
triệu chứng khác thường.

3. Bệnh về đường tiêu hóa ở người cao tuổi

Người cao tuổi chức năng hệ tiêu hóa và men tiêu hóa của hệ đường ruột bị suy giảm đáng kể gây ra tình trạng sôi
bụng, đầy hơi, đi ngoài ra phân lỏng hoặc táo bón …..
* Nguyên nhân

- Tuổi cao là nguyên nhân khiến chức năng cơ học của hệ tiêu hóa bị suy yếu, khiến răng yếu không nhai được
thức ăn, thực quản yếu khiến người già hay bị nghẹn, chức năng của ruột và dạ dày bị suy giảm khiến việc tiêu
hóa và vận chuyển thức ăn bị chậm.
- Chức năng tiết dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch vị, dịch mật, dịch tụy, dịch ruột ở người già bị suy giảm đáng kể
khiến quá trình tiêu hóa thức ăn chậm và kém đi.
- Tuổi già cũng khiến các lớp niêm mạc đường tiêu hóa bị suy yếu dẫn đến tình trạng hấp thu chất dinh dưỡng kém.

*Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa

Để phòng tránh mắc chứng rối loạn tiêu hóa, mọi người cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:

+ Sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật trong nấu ăn.

+ Không ăn nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như thịt cừu, thịt trâu, thịt bò…

+ Bổ sung thêm chất đạm bằng cách ăn tôm, cá, thịt lợn và các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành.

+ Ăn thực phẩm lành mạnh, đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi chứ không được ăn gỏi sống và thức ăn tái vì
chúng dễ gây đầy hơi và chướng bụng.
+ Không ăn quá nhiều đồ ăn trong một bữa, nếu thấy đói có thể ăn nhiều bữa trong ngày để cung cấp năng lượng
cho cơ thể.
+ Tập trung vào việc ăn, không được vừa ăn vừa xem tivi, hoặc vừa ăn vừa nói chuyện để tránh bị nghẹn, bị sặc khi ăn.

+ Không uống rượu bia, cà phê vì những loại đồ uống này dễ gây chướng bụng, đầy hơi và ợ hơi.

+ Duy trì thói quen vận động, tập thể dục mỗi ngày, lựa chọn hình thức tập phù hợp với thể chất để giúp cải thiện
chức năng hệ tiêu hóa, giúp người già có cảm giác thèm ăn.

4. Bệnh viêm đường hô hấp

Lúc thời tiết chuyển mùa người cao tuổi rất hay mắc phải một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm
họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản.
*Nguyên nhân

- Nghiện hút thuốc lá, thuốc lào: Thuốc lá, thuốc lào khi hút vào đường hô hấp sẽ gây tổn thương các nhu mô

phổi, do đó, làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Người cao tuổi dễ mắc bệnh đường hô hấp
Khi thời tiết giao mùa, cơ thể người cao tuổi (NCT) dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch đã suy giảm, các loại bệnh cũ...

- Môi trường ô nhiễm: Nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng …
làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là vào mùa lạnh.

Bệnh hô hấp -Tư vấn chữa bênh hô hấp ở trẻ em và gia đình
Tin tức về Bệnh hô hấp - Những triệu chứng của người mắc bênh hô hấp và cách khắc phục và phương pháp chữa bệnh...

- Một số bệnh mạn tính: Huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ

viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi.

Cảnh giác với các bệnh hô hấp trong mùa đông
Các bệnh đường hô hấp thường phát triển mạnh vào mùa đông và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được đi...

* Phòng bệnh hô hấp lúc giao mùa ở người cao tuổi

Để phòng tránh các loại bệnh về đường hô hấp, người cao tuổi cần chú ý mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Khi
nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn
chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Tuy nhiên, vẫn có thể tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà. Khi
cần thiết phải ra khỏi nhà cần mặc ấm, cổ cần có khăn và đầu cần có mũ, tốt nhất là dùng loại mũ bịt cả hai tai.
Người cao tuổi nên định kỳ đi khám bệnh để được tư vấn những điều cần thiết về bảo vệ sức khỏe.

- Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ hàng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; Súc họng bằng nước
muối sinh lý (có thể tự pha chế). Những trường hợp dùng răng giả, cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ, không để
bám dính nhiều cặn thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp.

10 thảo dược quý trong điều trị bệnh hô hấp
Một số thảo dược đã được chứng minh là đem lại hiệu quả tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp

- Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những NCT đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen
suyễn, viêm xoang. Thuốc lá, thuốc lào ngoài gây các bệnh về đường hô hấp còn có khả năng làm nặng thêm nhiều
bệnh khác như bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim...) cho nên không nên hút và nếu bỏ được thì
rất tốt cho sức khỏe.

Bệnh tim mạch - Nguyên nhân và thuốc chữa bệnh Tim mạch
Bệnh tim mạch - Những triệu chứng đáng lưu ý cho người bị bệnh tim mạch.Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa bệnh ...

- Mùa lạnh, người cao tuổi cũng cần tắm rửa hàng ngày hoặc một tuần vài lần. Tốt nhất là

tắm nước ấm nhưng cũng cần tắm nhanh, lau khô người mới mặc quần áo sạch. Trước lúc tắm, nên chuẩn bị sẵn

các loại quần áo sạch, khăn lau người để nhanh chóng mặc ấm sau tắm. Nếu không tự chuẩn bị được thì cần nhờ

người nhà hoặc người giúp việc hỗ trợ.
+ Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch não, người nhà thường xuyên trợ giúp vỗ lưng

tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

 st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Dec/2024 lúc 3:27pm

Ngủ Để Làm Đẹp 

 

Một số bác sĩ cho biết, “giấc ngủ làm đẹp” thực sự có hiệu quả, giúp bạn trông rạng rỡ và tươi tắn hơn. (Ảnh minh họa: Shutterstock)


Người ta thường nói: “Tôi muốn đi ngủ để làm đẹp”. Điều này ám chỉ việc đi ngủ sớm, trước nửa đêm, được cho là có lợi cho ngoại hình và sức khỏe. Thực tế, một số bác sĩ khẳng định rằng “giấc ngủ làm đẹp” thực sự có hiệu quả, giúp nuôi dưỡng sắc đẹp và khiến con người trông rạng rỡ hơn.

Một số bác sĩ cho biết, “giấc ngủ làm đẹp” thực sự có hiệu quả, giúp bạn trông rạng rỡ và tươi tắn hơn. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Theo tờ Huffington Post đưa tin, bác sĩ Clarisse Glen, chuyên khoa phổi tại Trung tâm Y tế Sacramento, California, Hoa Kỳ, đã chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân căn bản của rối loạn giấc ngủ và khó ngủ. Đồng thời cũng đưa ra những lời khuyên cho bệnh nhân về mối liên hệ giữa các yếu tố làm đẹp và giấc ngủ chất lượng.


Bác sĩ Glen chỉ ra rằng “giấc ngủ làm đẹp” không phải là chuyện hoang đường. Ngoài việc mang lại tác động tích cực đến tâm trạng và khả năng tập trung, một giấc ngủ chất lượng trong thời gian dài còn có thể cải thiện ngoại hình.

Bác sĩ da liễu Hannah Kopelman, đang hành nghề tại New York, cho biết rằng một giấc ngủ tốt là “một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để cải thiện vẻ ngoài của làn da”.

Bác sĩ  Kopelman cho biết: “Tôi luôn nói với bệnh nhân của mình rằng, bạn có thể chi rất nhiều tiền cho việc chăm sóc da, nhưng nếu bạn không có đủ giấc ngủ chất lượng, thì rất khó để nhận được tất cả lợi ích từ những sản phẩm đó”.


Giấc ngủ làm đẹp là gì?

Bác sĩ Hannah Kopelman giải thích rằng khi chúng ta ngủ, cơ thể, đặc biệt là làn da, sẽ bước vào giai đoạn phục hồi. Chính là trong khoảng thời gian này, “cơ thể chúng ta sản sinh ít hormone căng thẳng hơn và tạo ra nhiều hormone tăng trưởng cũng như hormone giúp phục hồi cơ thể hơn.”

Bác sĩ da liễu Hadley King, đang hành nghề tại New York cho biết ,khi ngủ cơ thể chúng ta tái cân bằng độ ẩm, tái tạo tế bào da, sửa chữa những tổn thương do áp lực môi trường gây ra và sản xuất collagen. Quá trình này là yếu tố then chốt giúp giảm nếp nhăn, làn da trông đầy đặn và trẻ trung hơn.

Ngoài ra, bác sĩ Clarisse Glen cho biết thêm, giấc ngủ chất lượng cao cũng có thể làm tóc khỏe mạnh hơn, giúp bạn cảm thấy đẹp hơn. Một nghiên cứu công bố vào năm 2023 cho thấy giấc ngủ và đồng hồ sinh học có ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng tóc, từ đó tác động đến tình trạng rụng tóc.

Vậy “giấc ngủ làm đẹp” nên kéo dài bao lâu? Bác sĩ da liễu Alain Michon, hành nghề tại Ottawa, Canada, cho biết, trong điều kiện lý tưởng, mỗi người nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm để làn da có thời gian phục hồi và tái tạo.

Tuy nhiên, nếu không thể thực hiện được thời gian ngủ lý tưởng mỗi đêm, bác sĩ da liễu Marianna Blyumin-Karasik, hành nghề tại Florida đưa ra gợi ý rằng “ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm vài lần trong tuần cũng có thể giúp cơ thể, tâm trí và làn da phục hồi sức sống”.


Bác sĩ Blyumin-Karasik nhấn mạnh rằng để có giấc ngủ mang lại hiệu quả làm đẹp, hãy đảm bảo bạn ở trong môi trường thoải mái, mát mẻ, ít ánh sáng và hạn chế tối đa sự xâm nhập của công nghệ ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể viết nhật ký biết ơn hoặc thiền định trước giờ ngủ để giảm căng thẳng và giúp giấc ngủ sâu hơn.

Bác sĩ Alain Michon khuyến nghị mọi người nên đi ngủ vào cùng một khung giờ hàng ngày, điều này sẽ giúp cơ thể phát huy tối đa hiệu quả trong quá trình phục hồi.

Bác sĩ Clarisse Glen cho rằng “giấc ngủ làm đẹp” không cần quá phức tạp. Bà chia sẻ rằng chỉ cần ưu tiên giấc ngủ 7-8 giờ mỗi đêm và duy trì thói quen chăm sóc da cũng như đi ngủ hợp lý, bạn sẽ thức dậy với vẻ ngoài rạng rỡ vào buổi sáng .


Những phương pháp hỗ trợ khác giúp bạn rạng rỡ

Giấc ngủ đầy đủ là điều quan trọng nhất của “giấc ngủ làm đẹp”. Tuy nhiên, còn một số phương pháp đơn giản khác có thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian ngủ để chăm sóc sắc đẹp.

Bác sĩ Kopelman cho biết, sử dụng vỏ gối bằng lụa có lợi rất nhiều cho làn da và mái tóc. “Lụa có thể giảm thiểu ma sát tối đa, vì vậy khi bạn thức dậy, các nếp nhăn trên mặt sẽ ít xuất hiện hơn. Ngoài ra, lụa còn giúp ngăn ngừa tóc bị gãy và rối”.

Bà cũng khuyến nghị sử dụng ga trải giường chất lượng cao, “vì chúng giúp điều chỉnh nhiệt độ và giảm mồ hôi. Mồ hôi có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn”.

Bà nói thêm rằng mình thích sử dụng mặt nạ ngủ khi đi ngủ, vì tin rằng mặt nạ ngủ có thể cải thiện lưu thông máu quanh vùng mắt, giúp ngủ nhanh hơn, đồng thời giảm bọng mắt và quầng thâm.


Bác sĩ Michon gợi ý sử dụng máy tạo độ ẩm để ngăn không khí khô trong đêm khiến làn da bị mất độ ẩm.

Bác sĩ Glen bổ sung rằng, tư thế ngủ cũng ảnh hưởng đến vẻ ngoài khi bạn thức dậy. Bà khuyến nghị mọi người nên duy trì tư thế ngủ ngửa, vì đây là tư thế tốt nhất để giảm các nếp nhăn do ngủ gây ra, bởi nó tránh được việc mặt tiếp xúc trực tiếp với gối.

Bà cũng gợi ý “ Hãy sử dụng thêm một chiếc gối để hỗ trợ cơ thể, giúp giảm tích tụ chất lỏng trên khuôn mặt. Tích tụ chất lỏng có thể khiến mắt sưng húp vào buổi sáng”.


Hậu quả của giấc ngủ kém chất lượng

Ngược lại, giấc ngủ kém chất lượng có thể dẫn đến nhiều vấn đề như nếp nhăn, đường nhăn, quầng thâm, mắt đỏ hoặc sưng húp, da nhợt nhạt, mí mắt và khóe miệng chảy xệ, tạo cảm giác buồn bã. Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Các bác sĩ cho rằng nhiều vấn đề này liên quan đến cortisol – hormone căng thẳng. Thiếu ngủ làm tăng mức cortisol, từ đó phá vỡ collagen, gây ra nhiều đường nhăn và làm da chảy xệ. Cortisol cũng gây mụn do căng thẳng, làm tăng tiết dầu, khiến tóc bết và có thể dẫn đến rụng tóc.


Đáng chú ý, hậu quả của giấc ngủ kém chất lượng có thể xuất hiện rất nhanh. Bác sĩ Kopelman cảnh báo rằng, thiếu ngủ kéo dài nhiều đêm có thể gây ra những tác động lâu dài hoặc vĩnh viễn lên làn da, bao gồm “suy giảm độ đàn hồi của da, giảm khả năng tự phục hồi và đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa”.


Lâm Mộc biên dịch
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2024 lúc 11:33am

#370 - Vôi trong thành mạch máu, NGUY HIỂM HƠN <<<<<<

Vôi%20hóa%20mạch%20máu%20có%20nguy%20hiểm?%20|%20Vinmec


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Dec/2024 lúc 11:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 186 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.406 seconds.