Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC | |
<< phần trước Trang of 197 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 02/Dec/2024 lúc 3:26pm | ||
Con Rắn Đi TuTừ lúc dời về ngôi chùa quê hẻo lánh ẩn cư, cuộc sống bình dị khiến ông Năm hết sức mãn nguyện. Đã từng là một phú gia, từng đấu vật với cuộc sống nhiều thành bại thăng trầm chốn thương trường, ông Năm thấy mình hoàn toàn hạnh phúc khi được buông bỏ hết để làm một “vô sự nhân” sớm mõ chiều chuông, mặc lũ con ông phản kháng. Chúng đã quen với cuộc sống nhung lụa, chưa mòn mỏi với thế sự như ông. Giờ ông đã là người bên lề – bên lề mọi tranh giành, mọi đua chen ham muốn – Ở tuổi sáu mươi, ông đã từng nếm trải đủ mùi đời thì còn có gì nữa đâu mà thèm khát? Ờ, có chứ – ông còn thèm một điều – là ngày nào đó khi lìa bỏ cõi đời này, ông sẽ ra đi một cách tự tại giải thoát – mà giải thoát không thể ngồi đó mà mơ, phải thực hành! Phải chịu khó chăm chỉ tu, giống như hồi xưa ông dồn hết tâm huyết để mà làm giàu vậy. Hòa thượng đã dạy ông cách nhiếp tâm, ông tập sự gieo nhân giải thoát, theo dõi tâm trong từng phút giây, không để những vọng niệm phù hư lúc nào cũng cuồn cuộn trong tâm dẫn dắt, lôi kéo mình mê muội chạy rong. Tuổi già, tu muộn là điều đáng tiếc, ông cố không để tâm trói buộc bởi điều gì. Ông chẳng muốn sinh sự mà sự cứ sinh – tất cả là tại con rắn! Ông về chùa mới chưa được một tuần thì con rắn xuất hiện. Ông vốn là chúa sợ rắn, lại càng sợ hơn khi thấy con rắn cứ quẩn quanh ở mãi trong chùa, hễ ông công phu bái sám bao nhiêu là con rắn hiện đủ, như thể nó cùng tu với ông vậy. Điểm khiến ông nhìn ra con rắn không thể lầm với con rắn nào khác là cái mào đỏ rực ở trên đầu. Ở thôn quê có nhiều rắn là thường, nhưng vị khách không mời này cứ lì lợm tới mãi khiến ông cũng hoảng, nhiều lúc nó làm ông sợ tới muốn vất mõ chuông mà chạy (chuyện này người ta mà biết thì cười ông chết thôi), có lúc con rắn ngự hẳn trên bàn thờ Phật, quấn quanh lư hương, lo le cái lưỡi trông mà khiếp. Ông Năm đành ngồi thiền nhiều hơn, ngồi trong mùng, trên giường, khỏi sợ con rắn chui vô, vì nó có vẻ thích chánh điện lắm. Ông Năm niệm Quan Âm chí tử, khẩn khoản xin ngài chiếu cố “cứu vớt đời ông” ra khỏi con rắn, hoặc “cứu” con rắn ra khỏi chùa ông, làm sao cho ông hiểu được lý do rắn đeo mình hoài để bớt sợ. Ôi! nói huyễn mộng dễ chứ hành thiệt khó và ông chí thành niệm Quan Âm miên mật, quên hẳn đêm đã quá khuya, quên hẳn tất cả cảnh vật bên ngoài… … Anh thanh niên mặc quân phục lấm lem bụi và máu. Anh có vẻ mệt mỏi, đau đớn vì vết thương đang mang, lê từng bước khó nhọc vào chùa. Ông Năm chưa kịp hỏi thì anh đã lên tiếng: – Thầy không nhìn ra con sao? – Anh là ai? Anh thanh niên kể: – Hồi sắp giải phóng, thân quyến con chạy loạn, gom góp vàng bạc tư trang đưa con cất. Cả nhà con đều bị cướp giết chết hết. Phần con ôm số vàng chạy đến bờ sông trước chùa này thì bị thương nặng, con gượng sức tàn ráng chôn vàng ở kế cây me gần bờ sông. Sau đó lòng lo lắng không yên cứ sợ vàng bị lấy cắp, thêm oán hận lũ cướp giết người đoạt của, con trút hơi thở cuối cùng… Ông Năm lắp bắp: – Vậy… anh là người đã chết? – Dạ con là con rắn! Con bị đọa làm thân rắn do bởi lúc gần chết khởi ác niệm sân hận và tiếc của… Giờ con cầu Thầy ra ân, xin Thầy đào lấy số vàng đó lên đem trai tăng cúng chùa để siêu độ cho con và gia quyến giùm… – Tui biết ở đâu mà đào? – Con sẽ chỉ chỗ cho Thầy. Số vàng đó con gói tới mấy lớp giấy, cuộn trong bịch ni-lông rồi bỏ trong cái lon guigoz chôn xuống đất. Con chôn cạn lắm vì lúc đó bị thương sức yếu… Thầy đào độ hai tấc là gặp ngay. Xin Thầy từ bi giúp con… Nói vừa dứt lời anh thanh niên vội vàng xá chào bỏ đi ngay, như thể sợ đứng đấy lâu bị thầy từ chối. Ông Năm gọi giật lại: – Này! Anh kia! Cho tôi hỏi… Đứng lại!…. Bàn tay ông Năm quờ quạng trong khoảng không, ông giật mình thức giấc, mới hay mình vừa chiêm bao. Giấc mộng cứ ám ảnh khiến ông Năm băn khoăn mãi, cuối cùng ông quyết định cứ ra bờ sông đào thử xem thực hư thế nào? Thật ra ông Năm pháp danh Thường An, nhưng ở vùng quê khỉ ho cò gáy này, cư dân hiểu đạo chẳng nhiều, họ cũng kiêng không dám gọi tên mà cứ gọi là ông Năm. Cái danh kêu nghe bình dân như tâm hồn chất phác của người dân miền sông nước. Buổi sớm mai nắng chưa lên, sương còn giăng mờ cảnh vật. Ông Năm vác cuốc đi tới bờ sông, dừng cạnh cây me, nhìn quanh quất ông lẩm bẩm than: – Người ta ký thác nhờ mình giúp, không làm thì tội, chẳng biết là thật hay chiêm bao hoang đường đây? Chèn ơi, trời đất mênh mông biết chỗ nào mà đào? Đang băn khoăn, ông Năm chợt thấy con rắn bò đến, vẫn cái mào và khoang đỏ ở cổ, sao mà nó lạ vậy chớ? Chắc là lửa sân tích tụ thành khoang đỏ và cái mào đỏ? Nghĩ lan man, ông bỗng thấy con rắn bò đến khoảng đất trống, cách cây me và bờ sông bốn, năm thước. Con rắn gục đầu mấy lần nơi đất, ý như muốn ông đào chỗ đó. Ông Năm bảo nó: – Tui hiểu rồi, làm ơn bò ra chỗ khác cho tôi làm việc, chứ ở đây tui… run, đào không nổi đâu! Con rắn liền bò đi xa, ông Năm khởi sự đào, quá hai tấc, ba tấc… rồi đến bốn tấc… chẳng thấy tăm dạng gì. Ông gọi: -Ấy…. ơi, có chỉ sai chỗ không? Hay ai lấy mất rồi, chẳng thấy tăm dạng gì cả!? Con rắn bò tới, săm soi chỗ ông đang đào rồi gục đầu, vẻ van lơn ông đào tiếp. Phải đào gần chín tấc, ông Năm mới thấy cái lon chứa đủ số vàng như đã tả. Hóa ra vì chôn gần bờ sông, sau những cơn lụt và đất phù sa bồi đắp, của chôn đến nay đã bảy tám năm nên hai tấc biến thành chín tấc. Vài ngày sau, ông Năm lại nằm mơ thấy anh thanh niên đến tạ ân. Anh kể lể: – Con vì chút lòng tham ngu muội lúc cận tử mà đọa thân rắn. Nhờ con biết nghe kinh và trì Thánh hiệu Đức Quán Âm theo Thầy mà được phúc có thể báo mộng nhờ Thầy giúp đỡ. Cảm tạ Thầy đã thỉnh chư Tăng chú nguyện siêu độ cho con và thân quyến. Trong thời gian con chờ mãn thân rắn, xin phép Thầy cho con ở đây, ngày ngày nghe kinh gieo duyên với đạo, để khi xả thân thú hoàn phục thân người, con được gặp Phật pháp, biết tu mà không đọa lạc nữa… Đây là lần báo mộng cuối cùng của con, kính chào Thầy! Chiều nay, ông Năm vừa chôn xác con rắn xong. Ông đặt pháp danh cho rắn là Xả Ly. Mong rằng nó giữ được hạnh nguyện đó dù tái sinh bất cứ cảnh giới nào. Trong cuộc sống có lắm chuyện lạ kỳ. Hồi nhỏ mỗi lần đọc chuyện tiền thân Phật, thấy mấy cái tựa “ Vàng và rắn”, “Tham vàng hóa rắn”, ông không tin, nhưng giờ tự mình mục kích chuyện con rắn, ông mới thấy mình còn ngu nhiều quá. Phật thường dạy của cải vốn phù du và thuộc về năm nhà: Vua quan, lửa, nước, trộm cướp, giặc giã. Tất cả “nhà” này đều có thể lấy tiền của ông bất cứ lúc nào, biến ông thành tay trắng hệt thuở mới sinh, nhưng đến và đi đều phải trở về tay trắng là qui luật chung của con người, có ai mang được gì theo đâu? Chuyện con rắn và ông, người ta có tin hay không chẳng quan trọng. Quan trọng là ông đã kể được những gì mình biết và chân thành trao nó như một quà tặng hiến dâng cho đời. Hạnh Đoan Bilingual Story |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 05/Dec/2024 lúc 1:36pm | ||
#12 NHỮNG TUYỆT PHẨM TRUYỆN NGẮN 3 MIỀN CHỌN LỌC | Người đọc: Thái Hoàng Phi <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Dec/2024 lúc 1:37pm |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 07/Dec/2024 lúc 9:38am | ||
Những Giọt Mưa Trên Vùng Đất Khô CằnNăm 1980 tôi bỏ vợ và cô con gái mới 13 tháng để đi vượt biên một mình. Chẳng biết vì may mắn ra sao mà tôi chỉ mất có hơn 4 tháng thì qua tới Mỹ. Cứ nghĩ, vào thời điểm ấy, chắc chẳng bao giờ còn gặp lại được vợ con. Thế là tôi nhắm mắt bắt đầu cuộc đời mới. Qua Mỹ tháng 8, tháng 9 tôi cắp sách đến trường, vừa đi học vừa đi làm. Được đồng bạc nào gởi hết về Việt Nam cho vợ con, qua những thùng đồ cần thiết nhưng giản dị. Những tờ 100 đô cuộn thật chặt, bó bằng giấy bạc, bọc trong bao ny lông, nhét dưới đáy cây kem đánh răng, hoặc trong hộp bánh, hay trong cái khe hở của chiếc máy c***ette giả trang, với những lời nhắn nhủ, “đồ kỷ niệm”, “quà sinh nhật cho con”… đừng bán. Ai dè, lại may mắn thêm một lần nữa, hơn một năm sau thì nhận được điện tín vợ báo “anh ơi, em và con được tàu Úc vớt, mang vào Singapore”. Thế là vừa mừng vừa lo, chạy cuống cuồng. Gia tài có độc nhất hai cái thùng giấy, một thùng đựng quần áo, một thùng đựng sách vở. Vừa đi học, vừa đi làm bán thời gian, có nhiêu gởi về cho vợ con hết nhiêu, bên đây thằng chồng chỉ có trên răng dưới “bác”, ngay cả cái sổ nhà băng còn không có. Ăn thì ăn đường, ngủ thì ở cái shop may đồ gia công của mẹ thằng bạn. Trong túi chưa bao giờ có hơn mấy chục bạc. Vợ con qua tới biết sống sao? Ở đâu? Không lẽ kéo nhau núp ở đâu cả ngày, chờ tối đến, shop may đóng cửa mới mò về “nhà”? Chân ướt chân ráo, qua Mỹ được hơn năm trời, mới học xong được 3 khóa, tín chỉ chưa được 50, bằng cấp thì không có, biết tính sao? Hồi mới bước chân vào trường Đại Học năm trước, có hai thằng kia nhỏ hơn tôi độ 2-3 tuổi, qua từ năm 1975 và đã đi học ở đây được gần hai năm. Chúng nó có xe, có nhà mướn, có việc làm bán thời gian nhưng cũng chưa được 5 đô/giờ. Hồi đó lương tối thiểu là $2.75/giờ. Hai thằng nó độc thân ky cóp giúp đỡ tôi, lúc thì ly cà phê, khi thì lon nước ngọt. Một thằng, mẹ nó có cái shop may nho nhỏ, ban ngày thợ đến may, ban tối họ về, mẹ nó thương tình cho tôi ở đỡ không lấy tiền. Cái này là sai luật pháp nhưng liều vì không tiền, biết sao? Cũng may ở đó có cái bồn tắm nhưng khổ cái là không có máy nước nóng. Mùa hè thì còn đỡ, mùa đông vừa tắm vừa nhảy. Chưa đầy vài phút nhảy ra chui ngay vào trong cái túi ngủ. Khi được tin vợ con tôi chỉ mấy tuần nữa thì qua tới, chúng nó chạy lăng xăng như gà mắc đẻ. Đứa tìm nệm cũ, đứa tìm giường tủ, đứa xin được ít nồi niêu soong chảo, đứa khuân về bộ sofa lòi lò so, ngồi đâm đau cả đít … Thằng Hải đến cái shop may tôi đang trú ngụ vào một buổi tối, lừng khừng mãi, mới loay hoay moi trong túi ra xấp tiền, run run nói: “Tao biết mày chẳng có tiền, mà vợ con thì sắp qua tới nơi. Tao để dành mấy năm nay được 2 ngàn rưởi, tao cho mày mượn dằn cọc mướn nhà, dư chút đỉnh chợ búa và mua sắm cho vợ con, còn ít thì phòng khi cần đến”. Tôi đứng há miệng chết trân, chẳng biết nói gì. Cái thuở 1981 ấy hai ngàn rưởi nó to lắm. Giá một chiếc xe mới trung bình chỉ khoảng 6-7 ngàn. Tôi lại đang là cái thằng khố và áo, gom lại chưa đầy được cái thùng giấy. Công ăn thì nhiều, việc làm thì chưa có. Học hành chưa tới đâu, tương lai thì tối như mõm chó mực. Số tiền ấy to lắm. Tôi với nó chẳng thân thích gì, chỉ biết nhau qua lại ở trường. Nó cho thằng trọc đầu vay tiền, thì có tóc hay chỗ nào để nắm mà đòi lại? Và khi nào thì trả? Nó chẳng nói gì nữa, cầm nắm tiền dúi vào tay tôi rồi bỏ ra về. Tôi đứng ngẩn ngơ, nước mắt đoanh tròng mà đầu óc trống rỗng. Hai chữ CẢM KÍCH không đáng để diễn tả. Hai tuần sau, chúng nó chạy đôn chạy đáo sau giờ học đi tìm nhà mướn dùm cho tôi. Chúng nó mới có tín dụng để xin mướn nhà, chứ như tôi, mướn cái chòi lá vẫn chưa đủ tư cách. Thằng Hải đi học cả ngày, buổi tối làm nghề đổ xăng trong phi trường quá nửa đêm mới về, thế mà sáng nào cũng cùng tôi đi lùng sục tìm nhà trọ. Rác rưởi thiên hạ bỏ đi, thì ba thằng lại khuân về cái tổ quạ cũ và dơ dáy nhất thành phố ấy cho thằng bạn trang điểm để đón vợ con. Hơn tuần nữa vợ qua, tôi đi nhận nhà. Ba thằng xúm lại cuối tuần quét dọn, lau chùi và trang hoàng nhà cửa. Chúng nó khuân về cho mấy bao gạo, ít đồ khô, và mắm muối i như kiểu cha mẹ lo cho con trai lớn ra ở riêng. Đến bữa ra phi trường đón, thằng Dũng chở tôi đi chờ chực cả tiếng đồng hồ mà không một lời phàn nàn. Làm xong thủ tục chở vợ chồng con cái tôi về nhà là nó biến ngay. Quay lại không thấy nó đâu, tôi mới chợt nhớ lời nó nói mấy hôm trước: “Vậy là từ nay chỉ còn hai thằng tao, mày về lo cho vợ con êm ấm nhé”. Giờ nhớ lại nghe buồn đứt ruột. Ngày vợ đến, mặc dù tôi đã định cư ở Mỹ được gần 1 năm rưỡi trời, nhưng vì chúi đầu vào sách vở, nên chẳng có gì ngoài hai cái thùng giấy. Vợ bước vào nhà đứng khựng lại mấy giây ngỡ ngàng. Mãi sau này nàng mới kể lại: “Lúc ấy, em thất vọng quá, nhìn vô trong nhà, trống hốc trống hoác từ trước ra tới sau. Ngoài tấm nệm cũ đặt thẳng dưới nền nhà và cái ghế sofa rách rưới cũ kỹ ra, thì chẳng có gì. Em không nghĩ được là anh đã làm gì gần hai năm nay?”. Sau này nàng hiểu rằng, thằng chồng cu ky, cút kít, cắm đầu đi học lo cho tương lai, nên mới thế. Tình bạn giữa ba đứa chúng tôi không còn quá sâu đậm như hồi còn “độc thân” nữa vì giờ đã có “người khác” xen vào, nhưng nó lại có cái nhẹ nhàng sâu lắng của tình bạn chân thật ít có cơ hội gặp nhau vì chẳng bao lâu sau, chúng tôi chuyển trường, mỗi đứa một nơi. Thế rồi, đường đời cứ vậy trôi đi, chúng tôi học xong, mỗi đứa dọn đi đến những vùng xa xôi hẳn, ít có cơ hội gặp lại. Cái món nợ hai ngàn rưởi đó tôi đã thanh toán xong ít lâu sau đó, nhưng cái ân tình đó tôi còn nợ đến tận thiên thu. Có lẽ chỉ khi nào từ bỏ cõi đời này thì món nợ ấy mới trả đủ. Mỗi khi có dịp ghé về California, tôi lại tìm gặp những người bạn xa xưa. Chúng nó giờ con cái đầy đàn, gia đình ấm êm hạnh phúc. Chuyện cũ chẳng đứa nào nhắc lại bao giờ, nhưng riêng tôi thì có bao giờ quên được. Hôm nhận tiền trả nợ, Hải nói với tôi: “Ôi, ơn nghĩa gì, tình cảm trong đời nó phải như những giọt nước, bốc hơi bay lên trời, gom tụ đủ lại thì sẽ thành mưa, tưới xuống những mảnh đất khô cằn cho cây trái đơm bông”. Ghê thế đấy, cái triết lý của thằng nhóc qua Mỹ một mình mới hơn 20 tuổi đầu. NHỮNG GIỌT NƯỚC ĐÓ, TÔI VẪN CHUYỂN GIAO ĐI ĐẦY ĐỦ, BẰNG HẾT SỨC MÌNH, BỞI CÁI TẤM CHÂN TÌNH ẤY HẾT ĐỜI NÀY TÔI CŨNG TRẢ CHƯA ĐỦ. |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 09/Dec/2024 lúc 3:49pm | ||
Cuộc Đời Này Thực Ra Vẫn Còn Rất Nhiều Người Tốt (Chuyện Bà Lão Mù)Tại một thị trấn nọ, vào một ngày mùa xuân nắng ấm, một người đàn ông đang đi trên đường, bỗng tình cờ nhìn thấy trên cột điện có dán một mảnh giấy viết mấy dòng chữ. Có chút tò mò, anh ta đến gần để đọc thì thấy nội dung là: “Hôm qua, tôi có đánh rơi tờ 50 rupee trên con đường này nhưng vì mắt tôi đã
lòa nên không thể tìm ra nó. Vì thế, nếu ai có nhìn thấy thì làm ơn cho tôi xin
lại nhé. Đây là địa chỉ của nhà tôi... Cảm ơn nhiều" Sau khi đọc xong, người đàn ông nghĩ 50 rupee chẳng phải là số tiền lớn, nếu ai
đó đánh mất có 50 rupee thôi mà còn phải cất công viết lên mảnh giấy dán lên
cột điện để xin lại thì có lẽ đây là số tiền rất lớn và quan trọng đối với họ.
Có lẽ họ không may mắn có được một cuộc sống dễ dàng. Chính vì thế, người đàn
ông đã tìm đến đúng địa chỉ đã ghi trên mảnh giấy rồi gõ cửa. Ra mở cửa cho anh là một bà lão mù lòa. Sau khi hỏi han, anh biết rằng bà lão
chỉ sống có một mình trong ngôi nhà này mà không có chồng hay con cháu gì. - Bà ơi, cháu nghe nói bà đã đánh rơi một tờ 50 rupee, hôm nay cháu nhặt được
nó nên đến để đưa lại cho bà - Người đàn ông lên tiếng.
Bà lão vừa nghe nói như thế, im lặng một lát rồi đôi mắt lại rưng rưng như
muốn khóc. Sau đó, bà từ từ chậm rãi nói với người đàn ông: Từ hôm trước đến bây giờ đã có gần 100 người tìm đến nhà tôi, ai cũng nói như
anh. Tôi không hiểu chuyện này là sao. Tôi không biết chữ, mắt cũng gần như mù
lòa, chẳng nhìn thấy gì cả, nên tôi không thể đi ra đường để mà đánh rơi tiền.
Thế nhưng, hình như có ai đó viết rằng tôi đánh rơi tiền ở giữa đường. Lần đầu
có người đến đây nói như vậy, tôi còn không tin nhưng cả chục người rồi mấy
chục người cứ tìm đến đây, hết người nọ đến người kia nói với tôi cùng một câu
như anh thì tôi đã hiểu ra rồi…
“chắc chắn có một người tốt bụng nào đó, đầy lòng trắc ẩn, thương cái thân bà già này với những khó khăn hiện tại trong cuộc sống, nên đã viết nên những dòng chữ như vậy”. Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên, bởi không ngờ rằng trên đời này lại có quá nhiều
người tốt đến thế... đã đến đây gõ cửa để giúp đỡ bà già này. Vừa nói, bà lão lại vừa khóc, nhất định không nhận tiền của người đàn ông. Thế nhưng người đàn ông cũng nhất định không chịu rời đi nếu bà lão không đồng
ý nhận tiền. Cuối cùng, bà lão đồng ý nhận số tiền nhỏ bé và cảm ơn anh ta, kèm theo một
điều kiện là anh ta phải vứt mảnh giấy dán trên cột điện kia. Người đàn ông lặng người một lát, đôi mắt chợt long lanh như muốn khóc và hứa
với bà lão.
Người đàn ông đồng ý, song khi quay lại chỗ cây cột điện, anh ta bất ngờ nghĩ
thầm “Hẳn là khi nhận tiền, bà lão mù cũng đã yêu cầu tất cả mọi người phải vứt
tờ giấy đó đi, song cho đến bây giờ mảnh giấy vẫn còn ở trên cây cột điện,
nghĩa là ai cũng không nỡ làm. Vậy thì sao mình lại nỡ vứt nó đi chứ?". Và rồi vừa đi, người đàn ông lại nghĩ tới người đầu tiên đã viết những dòng chữ
lên mảnh giấy để dán lên cây cột điện. Người đó mới thực sự là ân nhân của bà
cụ, cũng là ân nhân của anh và những người khác. Người đó đã giúp cho nhiều
người có cơ hội để giúp đỡ một người đang cần đến nó và cho mọi người thấy rằng
cuộc đời này thực ra vẫn còn rất nhiều người tốt. Kim Duncan chuyển |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 12/Dec/2024 lúc 11:30am | ||
|
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 17/Dec/2024 lúc 12:44pm | ||
Chim Trời Bạt GióTôi đi lang thang một mình trên con đường vắng nằm dưới chân núi Big Bear để ngắm phong cảnh tuyệt vời của trời đất sau mùa Xuân. Tuyết bắt đầu tan tạo thành nước đem sinh lực cho cỏ cây hoa lá để đón chào cuộc sống mới. Nhìn những cánh hoa đào cuối mùa rụng rơi từng đợt bay tản mác khắp vùng trời thơ mộng tôi chợt nghe một chút gì bâng khuâng, xao xuyến trong lòng. Ôi! Những cánh hoa đào hồng thắm nằm trên nền tuyết trắng bỗng gợi lại trong tôi hình ảnh một loài hoa cũng thắm hồng rực rỡ trôi bập bềnh trên dòng sông quê, dòng sông của ngày nào trong ký ức, một loài hoa kỷ niệm của anh và tôi: hoa ô môi. Những ai từng ở miền Tây chắc cũng biết đến hoa nầy, một loài hoa dân dã nhưng màu sắc đậm đà, làm say đắm lòng người… Thuở ấu thơ tôi sống êm đềm trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, bỗng đâu giông bão ập đến với gia đình vì cha tôi tử nạn giao thông trong một chuyến đi xa. Ở lứa tuổi mới ngoài 30 mẹ tôi đã thành góa phụ. Qua thời gian tang chế cho chồng, vì cuộc sống của hai mẹ con nên mẹ đã gửi tôi cho ông bà nội ở Long Xuyên để theo bạn bè đi buôn bán xa. Năm đó tôi vừa 14 tuổi, tuổi ô mai hồn nhiên nhưng với tôi ngập tràn nước mắt vì nhớ cha, vắng mẹ. Ông bà nội rất yêu chiều tôi. Ngoài các cô, chú có gia đình đã ở riêng còn chú Thành và cô út Thoại Hương vẫn ở chung nhà với ông bà. Chú Thành là lính và làm việc tại tỉnh nhà, cô út lớn hơn tôi 4 tuổi. Vào năm tôi 17 tuổi chú Thành dẫn về nhà một người bạn cũ lúc còn học Tiểu Học tên Lê Trung Kiên. Kiên rời Long Xuyên theo gia đình lên Saigon sinh sống lâu năm và bây giờ đổi về làm tại đây, anh là một trung úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Bạn cũ thân thiết gặp lại nhau nên anh Kiên thường đến nhà nội tôi chơi và thỉnh thoảng ở lại dùng cơm với gia đình, ông bà tôi coi anh như người nhà vậy. Trung Kiên là một thanh niên điềm đạm, chửng chạc, đôi mắt thật hiền lành, tánh tình hòa nhã, không đẹp trai lắm nhưng có khí khái và dáng dấp của một nam nhân. Tuy sống ở đất Sàigon hoa lệ lâu ngày nhưng anh mang tâm hồn và sở thích của chàng trai miền Tây. Quê ngoại anh ở một làng nhỏ thuộc tỉnh Long Xuyên, anh thường nhắc đến với niềm mến thương lưu luyến. Kiên thường đi lại thăm viếng và tặng quà cho ông bà nội, cô út và tôi. Nhiều lần anh dẫn cô út và tôi đi xem phim, đi ăn phở, đi ăn kem... Anh quan tâm, chăm sóc tôi nhiều hơn cô út và những cái nhìn trìu mến của anh đã làm cho tôi vô cùng cảm động, tôi được an ủi rất nhiều trong những ngày buồn, những đêm mưa nhớ mẹ. Hai món quà anh đã tặng, tôi rất qúy trọng và luôn giữ bên mình là cây viết máy hiệu Pilot và cái kẹp tóc bằng đồi mồi. Có một lần Kiên đưa tôi và cô út Hương về thăm quê ngoại của anh, một chuyến đi đầy thú vị mà tôi nhớ đến suốt đời. Quê ngoại anh có nhiều cây trái và nhiều loại hoa thật đẹp mà tôi không nhớ tên hết nhưng đặc biệt là hoa ô môi. Tôi đã bàng hoàng trong giây phút đầu tiên khi nhìn thấy dọc hai bờ sông những cây ô môi hoa nở đầy cành rợp bóng, cánh hoa rụng trôi bập bềnh cả một khúc sông dài. Vì thân cây to lớn, có nhiều nhánh nên hoa dầy đặc trên cành, màu hồng tươi thắm, rực rỡ như hoa đào Nhật Bản. Chiều hôm đó ba đứa tôi ra bờ sông ngồi nhìn hoa rụng theo những cơn gió nhẹ thổi qua, hoa trãi đầy trên mặt nước như một giải lụa hồng giăng ngang sông. Không gian yên tĩnh, trầm mặc, trên cao mây bàng bạc cả khung trời. Chúng tôi đang say mê với phong cảnh miền quê êm ả, bỗng từ bên kia sông một giọng ca ngọt ngào trầm ấm vang lên bài vọng cổ của một thanh niên, tôi nghe rõ từng câu, từng lời vì khoảng cách hai bờ không xa lắm: “.... Gió Đông ơi
hồn tôi đã thấm lạnh sao gió Đông còn thổi làm chi cho hoa ô môi rũ cánh rụng
tơi…bời. Người cũ giờ đây đã vắng dạng lâu rồi. Mười năm rồi còn chi nữa em ơi, mình xa
nhau mỗi đứa một phương buồn…”
Tự nhiên da tay tôi nổi lên gai ốc khi nghe những câu hát đó. Anh Kiên không dằn được nên lên tiếng: - Anh hát hay quá, anh bạn ơi! Bên kia tiếng hát ngưng bặt, một thanh niên xuất hiện nhìn sang hơi bẻn lẻn khi biết có người nghe trộm mình hát: - Ồ! Các anh chị ở đó mà tôi không biết. Kiên cười nói lớn: - Anh hát tiếp đi, giọng anh nghe “mùi” quá. Anh chàng kia lắc đầu lia lịa: - Dạ thôi. Nói xong anh biến mất sau lùm cây rậm rạp. Tôi chợt nghe lòng lâng lâng xúc động. Tôi nhận ra được sự rung cảm chân thành của anh ta trong từng lời hát dù anh không phải là tác giả bài ca. Phần lớn người dân thành phố ít có thiện cảm với những bài vọng cổ của dân miền Tây, họ cho rằng bài ca vọng cổ là quê mùa, thiếu kiến thức, thiếu trình độ văn hóa và chỉ có những người ở nông thôn chất phát, ít học ưa thích mà thôi. Thật ra những câu vọng cổ đã được ăn sâu trong tiềm thức người dân miền Tây từ những ngày đầu mở mắt chào đời qua câu hát ru con của mẹ. Đó là biến thể của những câu vọng cổ, câu hò, điệu Lý, điệu Nam Ai... Những câu ca ấy tuy bình dị nhưng phóng khoáng, hào sảng; dân dã nhưng da diết trữ tình và đậm đà tình quê, tình nước. Khi ba đứa chúng tôi bàn luận về việc nầy anh Kiên cũng đồng quan điểm với tôi. Tôi thích người dân quê chân chất thật thà và cả những món ăn lạ. Ngày hôm đó chúng tôi được ăn món gỏi gà trộn với thân cây chuối non thái mỏng và canh chua cá nấu với những trái bần chua. Bà ngoại anh Kiên ân cần, quan tâm đến chúng tôi thật nhiều như cháu ruột. Trước khi chúng tôi trở về nhà anh Kiên hỏi tôi: - Hà Như thích hoa ô môi lắm phải không? Để anh bẻ một nhánh cho em đem về nhé? - Thôi đi anh. Hoa chỉ đẹp khi ở trên cành khoe màu rực rỡ, bẻ về rồi hoa sẽ tàn và không còn đẹp nữa đâu. Mặc dù tôi nói thế nhưng anh vẫn lén bẻ một cành và khi về đến nhà anh đưa cho tôi: - Thấy em có vẻ mê hoa nầy quá nên anh bẻ tặng em nè. - Em đã nói anh đừng bẻ nó, sao anh… - Sao… sao cái gì. Giờ anh đã bẻ rồi thì em giữ đi, coi như vật kỷ niệm của anh vậy. Thế là tôi đành cất
giữ cành hoa ô môi đó và ép từng cánh vào những trang sách để mỗi đêm khi mở
sách học là tôi được ngắm chúng và nhớ đến anh. Ngày tháng dần trôi, Kiên và tôi càng gần gủi thân thiết hơn. Mỗi khi có dịp
Kiên đến trường đón tôi sau giờ tan học. Từ trường Thoại Ngọc Hầu về nhà tôi phải
đi ngang qua cầu Hoàng Diệu. Kiên thích ngắm những tà áo trắng bay bay trên cầu
trong chiều lộng gió. Đôi khi hai chúng tôi đứng lại trên cầu thật lâu nhìn
dòng nước lững lờ chảy xuôi mang theo nhiều cụm hoa lục bình tim tím.Tôi sung
sướng, hạnh phúc thật nhiều với những lần đưa đón của Kiên và cô bé 18 tuổi đã
ôm ấp hình bóng chàng trai phong sương trong quả tim non nớt từ đó. Tôi nghĩ
Kiên cũng yêu tôi nhưng anh chưa chịu nói lời nào vì sợ tôi bê trễ học hành, chắc
anh chờ tôi lớn thêm chút nữa mới tỏ thật lòng mình. Kiên đàn rất giỏi, ca hay
nên mỗi khi đến nhà tôi chơi anh lấy cây đàn guitar của chú Thành ngồi đàn và
hát. Anh thường hát đi hát lại một bài thật buồn:
“ Qua một lần yêu
đương trắc trở, ta chợt biết rằng đường vào tình yêu lắm đam mê lắm nỗi nhọc nhằn… Ta yêu người bằng con tim tha thiết… yêu lạc nẻo rồi, lời tình đầu môi đã cho
ta héo mòn tuổi đời. Đôi môi nào tìm nhau đêm tóc rối, lạnh bờ môi người đi khuất
nẻo chân trời…”*
Giọng anh trầm ấm nghe ray rứt như tiếng nức nở của một con tim lạc loài, bơ vơ khi người tình rời xa. Tôi hỏi Kiên: - Sao anh hát bài ca nghe buồn não nuột vậy? Anh bị tình phụ rồi phải không? Kiên cười: - Anh thấy bản nhạc hay, chứa chan tình cảm, ray rứt, xúc cảm nên thích hát thôi. Không phải tâm sự của anh đâu. Ước gì anh cũng có người yêu. Vừa nói Kiên vừa nhìn tôi dịu dàng tha thiết khiến lòng tôi xuyến xao rung động, tôi nghĩ anh đang ngầm nói về tôi nên cúi đầu nói nhỏ: - Rồi anh sẽ có mà. Kiên thở dài, nắm lấy tay tôi và nói: - Tuổi của em đẹp và trắng trong như trang giấy học trò Như ạ! Tôi hân hoan vui vẻ
nhìn đời bằng một màu hồng tươi sáng và chìm đắm trong giấc mơ tuyệt diệu của
mình. Những lúc gần đây tôi thấy cô Hương rất tươi và đẹp hẳn ra chắc cô có chuyện
vui nhưng tánh cô kín đáo, ít chịu tâm sự cùng ai nên tôi không dám hỏi. Rồi một
ngày kia khi tôi từ trường về được biết một tin như sét đánh ngang tai: Kiên
ngõ lời muốn cưới cô út Thoại Hương. Ông bà nội tôi đã đồng ý và định tháng sau
sẽ cho họ đính hôn.Trời đất như quay cuồng sụp đổ, như hồng thủy đang nổi lên bốn
phía quanh tôi, tôi tan nát, tôi gục ngã trước sự thật phủ phàng đắng cay, đau
đớn.Thì ra anh chỉ xem tôi là cô em gái nhỏ cần được nuông chiều, tại tôi tự
mình ôm ảo mộng mà thôi.Tôi chưa bao giờ nghe anh nói gì về việc nầy, tôi cũng
không thấy anh tỏ vẻ quan tâm, săn đón cô út nhiều. Sau ngày cô út ra trường
Trung Học không học tiếp mà lại xin làm việc ở Tòa Hành Chánh tỉnh nhà để được
gần gủi ông bà nội. Cô bé 18 tuổi không đủ sức để chịu đựng một trận cuồng
phong tàn khốc nên tôi đã ngã bệnh nằm liệt trên giường không dậy nổi Mọi người
không ai biết được bệnh của tôi ngay cả bác sĩ. Giữa giờ phút tuyệt vọng đó mẹ
tôi xuất hiện, bà đã kịp thời cứu vớt đứa con đau khổ ra khỏi cơn mê. Không ai
tinh ý bằng người đàn bà, không ai hiểu con bằng mẹ. Mẹ đã ôm tôi vào lòng với
nỗi xót xa thương cảm, bà nói:
- Mẹ biết con không có bịnh, chỉ vì con quá đau khổ mà thôi. Con đang có điều gì tuyệt vọng phải không? Con đang thất tình một người nào đó phải không?Con nên nói thật cho mẹ nghe, biết đâu mẹ sẽ giúp được cho con. Biết không thể giấu mẹ và tôi cũng đang cần sự giúp đỡ tinh thần của mẹ nên tôi khóc với mẹ: - Đúng như vậy mẹ ơi! Con đã yêu anh Trung Kiên từ lâu và qua những gì anh ấy đối với con, con nghĩ anh cũng yêu con nhưng không ngờ... Bây giờ con phải làm sao hở mẹ? Con không đủ can đảm nhìn đám cưới của anh ấy và cô út đâu mẹ ơi! Mẹ tôi lắc đầu ứa lệ, bà vuốt tóc tôi thở dài: - Cũng tại mẹ vì lo kiếm tiền mà không gần gủi dạy dỗ con để ngày nay con phải khổ. Sao con lãng mạn và khờ quá vậy? Mới 18 tuổi đầu đáng lẽ con phải dồn hết tâm trí vào việc học chứ! Con à, bây giờ mẹ đã kiếm được khá nhiều tiền, mẹ vừa mua một căn nhà ở Tân Định gần nhà dì con. Mẹ định chờ con xong Trung Học đem con về ở chung với mẹ. Mẹ con mình sống bên nhau vì mẹ không còn đi xa nữa, mẹ sẽ kiếm một chỗ buôn bán ở chợ Tân Định để lo cho con. Cố gắng lên, đừng buồn nữa nghe con. Tôi ôm mẹ khóc nức nở: - Không được mẹ ơi! Mẹ đem con theo mẹ ngay bây giờ đi, con không muốn ở lại đây thêm giây phút nào nữa. - Nhưng…còn việc học của con? Con bỏ dở nửa chừng sao? - Mặc kệ, trễ một năm không sao, dù ở lại con cũng không học vô đâu. Mẹ thở dài: - Thôi được rồi, mẹ chiều ý con. Mẹ sẽ nói cho ông nội biết việc nầy. Mẹ vỗ nhẹ vào đầu tôi rồi bước ra ngoài. Khi cửa phòng vừa mở cả hai mẹ con tôi giật mình vì Kiên đang đứng sừng sững ngay cửa. Mẹ tôi có vẻ bực bội hỏi Kiên: - Cậu đứng đây từ khi nào? Cậu đã nghe tất cả lời mẹ con tôi nói với nhau rồi phải không? Kiên khẻ gật đầu. Mẹ tôi bảo: - Cậu vào nói với nó vài câu đi, đây là lần cuối. Nói xong mẹ bỏ đi. Kiên bước tới nắm vai tôi nói như hét: - Sao em không nói gì với anh cả vậy? Sao em mãi im lặng để ngày nay phải đau khổ như vầy? Tôi đẩy mạnh Kiên: - Em làm sao nói với anh được chứ? Em phải nói những gì? Đáng lý ra anh phải ngầm hiểu tình cảm em dành cho anh. Nhưng thôi, mọi việc đã muộn màng rồi, chúng ta không còn đường lựa chọn. Ngày mai em theo mẹ em về Saìgon, mong anh được hạnh phúc. Kiên buông vai tôi ra, ngẩn ngơ như từ một tinh cầu xa lạ nào vừa chợt đến, đôi mắt đỏ ngầu. Anh vỗ trán, ngước mặt nhìn lên trần nhà kêu lên hai tiếng “trời ơi” rồi lảo đảo bước ra khỏi phòng.
***** Tôi về sống với mẹ và được gần các anh chị con của dì tôi. Dì có tới 10 người
con phần lớn đã trưởng thành. Các anh chị đều yêu thương và chăm sóc tôi như em
ruột trong nhà.
Tôi đã dần quen, dần hòa hợp với cuộc sống mới, chuyện qua rồi tôi cố chôn sâu vào quên lãng. Một hôm trong bữa cơm mẹ tôi nhìn tôi có chút do dự rồi nói: - Thấy con vui vẻ chắc đã quên chuyện cũ rồi, mẹ muốn nói cho con biết là...cậu Kiên không hề đính hôn với cô út con. Sau ngày con rời Long Xuyên cậu ấy đến xin lỗi ông nội con và từ chối việc xin cưới cô Hương, rồi đi biệt dạng không trở lại lần nào. Bây giờ cô Hương đã có nơi khác và sắp làm đám cưới nên mẹ mới cho con biết. Tô bàng hoàng, ngỡ ngàng trước tin tức đó. Tôi không biết đây là tin vui hay tin buồn? Lẽ nào anh từ chối cô út là vì tôi? Ngày đó tôi đã bỏ ra đi và cắt dứt liên lạc với anh, anh cũng không biết đươc địa chỉ của tôi ở Sàigon. Nhưng thôi, dù sao tất cả là dĩ vãng, tôi phải cố quên lãng. Trong số các con của dì tôi có anh Dũng là người thương và hiểu tôi nhiều nhất. Ngày trước anh học ở Chủng Viện Don Bosco và định sẽ đi tu nhưng vì say mê tiếng gọi sông hồ nên anh đã thành lính Hải Quân. Anh đi tàu biển thỉnh thoảng mới được về nhà. Lần nầy anh về hơi lâu một chút, hình như tàu anh phải tu sửa gì đó. Anh biết tôi không được vui vẻ như những người con gái khác nên thường dẫn tôi đi xem phim, đi phòng trà nghe nhạc. Một đêm kia khi hai anh em tôi đến phòng trà Mỹ Phụng, tôi bỗng nhìn thấy Kiên đang ngồi với một người con gái rất đẹp. Tưởng lòng mình đã bình thản, đã bôi xóa được bóng hình xưa nào ngờ tim tôi chợt đau như ai xé, ngực tôi như nghẹt thở, tay run lên và lạnh giá. Anh Dũng nhìn tôi hốt hoảng: - Em làm sao vậy Như? Em bịnh à? Anh đưa em về nhé! - Không phải đâu anh. Em gặp lại “người đó” nên không kềm được xúc động. - Đâu, đứa nào đâu? Chỉ mặt nó cho anh coi. Tôi đưa tay chỉ về hướng đó. Anh Dũng trợn mắt kêu lên: - Ồ! Thằng Kiên mà. - Anh biết ảnh sao? - Ừ, nó là bạn của anh. Em có lầm không? Anh biết nó nhiều lắm, nó không xấu đâu. Tôi cười nhạt: - Anh đã xác nhận ảnh tên Kiên rồi còn nói em nhìn lầm sao? Không dằn được sự nóng nảy, anh Dũng chạy sang nắm tay Kiên nói lớn mặc cho cô bạn gái anh ta ngơ ngác: - Kiên, mầy qua đây tao hỏi chuyện một chút coi. Rồi anh lôi Kiên đến chỉ vào tôi và hỏi: - Mầy nhìn xem có quen cô nầy không? Kiên nhìn tôi lắc đầu: - Tao không quen. Ai vậy, bạn mầy à? Lúc nầy tôi quá tức giận không dằn được nên lên tiếng: - Anh thật sự chưa từng quen tôi sao anh Kiên? - Tôi… chưa từng quen cô. - Anh không nhớ gì về những kỷ niệm ngày nào ở Long Xuyên sao? Lúc bấy giờ Kiên reo lên: - A! Tôi biết rồi. Cô đã quen với một người tên Trung Kiên, lính Bộ Binh từng ở Long Xuyên chớ gì? Trời ơi, một sự ngộ nhận. Quay sang anh Dũng, Kiên nói: - Dũng, cô nầy chắc chắn có quen với anh trai song sinh của tao rồi. Ảnh tên Lê Trung Kiên từng làm việc ở Long Xuyên, còn tao là Lê Hoàng Kiên. Tao đi chung tàu với mầy bao lâu nay mầy không hiểu tao sao, Dũng? Lúc nầy cả tôi và anh Dũng đều giật mình. Tôi nói: - Có chuyện như vậy sao? Tôi từng nghe anh Trung Kiên nói có một cậu em trai nhưng anh ấy không nói đến việc song sinh nên... tôi xin lỗi Hoàng Kiên. Ôi! Hai người giống nhau quá tôi không thể ngờ. Anh Dũng cười xòa vỗ vai Hoàng Kiên: - Thật là chuyện hi hữu, một sự hiểu lầm tai hại. Tao cũng biết mầy là người tốt mà. Xin lỗi nghe bạn. Hoàng Kiên chợt nghiêm nét mặt nhìn tôi: - Tôi có thể nói chuyện riêng với cô được không? Tôi chưa kịp trả lời thì anh Dũng lên tiếng: - Được rồi, cứ tự nhiên đi. Để tao qua nói chuyện với cô bạn của mầy. Khi anh Dũng đi rồi Hoàng Kiên ngồi xuống bên tôi và hỏi: - Cô có phải là Hà Như không? - Sao anh biết tên tôi? - Anh tôi vẫn thường liên lạc với tôi qua thư từ. Vì câu chuyện ngày xưa anh ấy nghĩ là có lỗi với cô nên ảnh đã phải trả một giá rất đắt: đó là sự cô đơn của ảnh gần hai năm nay. Anh tôi tâm sự với tôi rằng khi cô bỏ đi, anh ấy mới nhận ra người anh ấy yêu là Hà Như chứ không phải là Thoại Hương. Sau khi từ chối Thoại Hương anh ấy như cánh chim cô đơn phiêu bạt qua khắp vùng trời giông bão, tự hành hạ mình để tìm quên lãng. Anh cứ bay, bay mãi theo cơn gió lốc của chiến chinh, từ chiến trường nầy sang trận địa khác, chưa biết đến bao giờ mới dừng lại. Không biết cô Hà Như có thể tha thứ cho anh ấy không? Nếu cô không còn trách hờn anh nữa thì tôi cho cô địa chỉ để cô liên lạc với anh ấy. Vì thương anh, tôi mong cô bỏ qua phiền giận mà làm bạn lại với anh ấy cho cánh chim kia có chỗ quay về, có chỗ dừng chân sau những ngày phiêu bạt. Hiện nay anh ấy đang hành quân quanh vùng biên giới Miên-Việt. Hoàng Kiên viết cho tôi địa chỉ của Trung Kiên, trước khi rời đi anh ta nói: - Mong cô suy nghĩ lại và có một quyết định chín chắn vì quyết định đó liên quan đến hai cuộc đời. Khi anh Dũng và tôi ra về, anh kề tai tôi nói nhỏ: - Em đừng viết thư cho người ta trước nghe. Anh cho Kiên địa chỉ của em rồi, nó sẽ cho anh của nó biết. Nếu người đó vẫn còn nghĩ đến em thì anh ta sẽ viết thư hoặc tìm em thôi. Mọi chuyện cứ xuôi theo tự nhiên đi em, nếu hai người có duyên phận sẽ có dịp gặp lại. Tôi nhìn anh cảm động: - Dạ, em nghe lời anh, nhưng nếu em và Kiên gặp lại nhau thì em có lỗi với cô út không? Em thấy rất khó xử anh ạ! Anh Dũng vỗ đầu tôi: - Tội nghiệp em của anh. Kiên và cô út chưa từng thề hẹn, chưa cưới hỏi thì em không có tội lỗi gì đâu. Điều quan trọng là anh ta yêu ai thôi. Lòng tôi vô cùng
hoang mang, xao động vì không biết phải làm sao. Tôi đành im lặng và chờ đợi
xem định mệnh sẽ đưa đẩy tôi như thế nào. Hơn hai tháng trôi qua, trời sắp sửa vào Xuân rồi. Mỗi lần thấy những cặp tình
nhân âu yếm bên nhau đi dạo phố lòng tôi chợt dâng lên nỗi cô đơn, nỗi nhớ
nhung về một cánh chim trời ngoài xa xôi vạn dặm. Khi nhìn những đóa hoa đào hồng
thắm bày bán ở chợ hoa Tết tôi chợt nhớ về những cánh hoa ô môi ngày đó, những
cánh hoa hồng thắm trôi bập bềnh đầy cả mặt sông ở quê ngoại anh. Những cánh
hoa ô môi anh tặng đến giờ vẫn còn nằm im trong trang sách của tôi, tôi giữ nó
như giữ một kỷ niệm khó quên của ngày ấy. Không biết giờ nầy Kiên ở đâu? Còn nhớ
gì về kỷ niệm xưa và cô em gái nhỏ?
Tôi đang buồn bã suy tư về anh thì có tiếng chuông reo. Tôi bước ra mở cổng, Kiên xuất hiện bất ngờ tươi cười rạng rỡ: - Hà Như! Còn nhận ra anh không? Được gặp lại em anh mừng quá! Tôi ngỡ ngàng, vui mừng suýt khóc: - Ồ! Anh Kiên. Em không dám nghĩ mình sẽ có ngày nầy, giống như trong chiêm bao đó anh. Kiên chợt nắm tay tôi một cách tự nhiên: - Đây là sự thật mà em. Mẹ tôi bước ra nhìn thấy Kiên bà bảo: - Cậu Kiên mới về à? Lâu nay cậu đi đâu? Cậu vào nhà chơi đi, chiều nay ở lại ăn cơm với chúng tôi. Con gái tôi bây giờ đã trưởng thành rồi không còn ngây ngô như ngày trước đâu nhé! Nói xong mẹ bỏ đi vào trong, tôi không hiểu được ý của mẹ là sao? Tuy tôi đã được nghe Hoàng Kiên kể chuyện của anh nhưng tôi muốn chính anh xác nhận lại nên sau những lời thăm hỏi thông thường tôi vào đề ngay: - Anh hãy giải thích cho em biết tại sao ngày đó anh có ý định cưới cô Hương rồi lại từ chối và trốn tránh cô ấy? Kiên lắc đầu tỏ vẻ khó xử và thấp giọng: - Anh xin lỗi Hà Như thật nhiều về việc nầy. Ngày đó vì chú em Hoàng Kiên dẫn về nhà một cô bạn gái nên ba mẹ anh nghĩ rằng chú ấy muốn cưới vợ. Nếu người anh chưa lập gia đình thì em trai làm sao dám đi trước? Do đó ba mẹ cứ viết thư hối thúc anh phải cưới vợ. Thật tình anh không có người yêu nào cả, chỉ quen thân với em và cô Hương thôi. Anh đâu biết cô bé như em đã yêu anh, anh nghĩ Hương cũng hiền lành dễ thương, thôi thì cưới đi cho xong bổn phận với cha mẹ nên đã ngỏ lời với Hương chuyện đó. Chính anh cũng không ngờ anh đã yêu em. Khi em bỏ đi rồi anh thấy đau buồn và nhớ em vô cùng nên anh không thể nào cưới một người không có tình yêu. Anh cũng không dám tìm em vì mặc cảm tội lỗi với cả hai người: Hương và em. Bây giờ nghe tin Hương sắp lấy chồng và được biết em vẫn còn nghĩ đến anh nên anh mới dám về gặp em. Xin em hãy quên tất cả chuyện cũ và tha lỗi cho anh, được không em? Kiên nói miên man không dứt, tôi chỉ ngồi im lặng lắng nghe. Ôi chuyện đời sao giống như trong tiểu thuyết, tôi chưa biết trả lời sao với anh dù trong thâm tâm tôi vẫn còn yêu anh tha thiết như ngày nào. Kiên nhìn tôi với vẻ dè dặt: - Em nghĩ sao mà lặng yên thế? Em hãy xét kỹ lòng mình rồi trả lời anh. Hãy để con tim em quyết định, đừng để bất cứ người nào hay điều gì chi phối sự quyết định của em. Em muốn thế nào anh cũng chiều em vì anh luôn tôn trọng em. Tôi còn nghĩ ngợi điều gì nữa khi tôi đã không thể bôi xóa hình bóng anh trong tim, và màu hoa ô môi vẫn chập chờn theo tôi trong từng giấc ngủ? Anh đã trở về và dang rộng vòng tay đón tôi thì tôi làm sao quay mặt? Nước mắt tôi từ đâu bỗng ràn rụa, tôi ngước nhìn anh nghẹn ngào: - Anh có dám hứa là từ nay không làm em đau khổ nữa không? Kiên đưa tay lau nước mắt tôi, mỉm cười: - Không những hứa mà anh còn thề nữa. Anh xin thề là: sẽ không bao giờ phụ bạc em. Rồi Kiên đưa tay kéo tôi vào lòng hôn lên tóc tôi, vỗ nhẹ trên lưng tôi như vỗ về cô bé ngày nào. Hồn tôi như bay bổng lên cao và tim reo vui vì đã tìm lại được hình bóng của Lê Trung Kiên trong kỷ niệm. Tôi nói với Kiên: - Anh à, khi nào có dịp anh đưa em về thăm quê ngoại anh vào mùa hoa ô môi nở nhé! - Ừ! Nếu có dịp anh sẽ đưa em đi. Anh cũng nhớ ngoại lắm và nhớ cả rặng ô môi rực rỡ một màu hồng. Chiều hôm ấy Kiên xin phép mẹ đưa tôi đi xuống chợ Sàigon. Chúng tôi không phải muốn đi dạo phố mà chỉ vì muốn được gần nhau để tâm tình. Chúng tôi lang thang qua nhiều khu phố, cả hai vui vẻ, sung sướng tay trong tay cứ đi, đi mãi. Khi cảm thấy đôi chân đau buốt tôi và Kiên ghé vào quán kem Lan Phương. Nét mặt Kiên vẫn trầm mặc, ưu tư như ngày nào nhưng tâm tình anh đã có điều thay đổi qua ánh mắt lộ vẻ hân hoan, dịu dàng khi nhìn tôi. Biết bao nhiêu điều tôi muốn nói với anh nhưng sao không nói thành lời chỉ biết nhìn anh tha thiết. Kiên nắm chặt tay tôi như sợ sẽ mất tôi lần nữa. Giọng ca Thanh Thúy buồn buồn, huyền hoặc, dạt dào tình cảm vang lên từ máy hát của quán kem: “ …Mấy năm cách
biệt chỉ vui đêm nầy, chưa vơi tâm tình của hai chúng mình. Một lần trong đời
anh nói yêu tôi, tiếng ngọt trên đầu môi. Người bạn đêm nay hỡi, nếu mai đi rồi nhớ mang theo nụ cười. Còn tôi đêm mơ còn
tôi đợi chờ thì dù xa xôi tôi vẫn là của người…”**
Những lời của bài hát sao giống như những gì tôi nghĩ trong lòng. Tôi quay nhìn Kiên: - Lời của bản nhạc nầy cũng là những điều em muốn nói với anh đó. Cô Thanh Thúy nầy đã thay em nói hết nỗi lòng của em với anh rồi, đúng nhất là câu “…dù xa xôi tôi vẫn là của người”. Kiên mở to mắt nhìn tôi: - Có sự trùng hợp kỳ diệu vậy sao em? - Bây giờ em không cần nói gì anh cũng hiểu được lòng em phải không? Kiên xiết chặt tay tôi: - Em không cần nói gì đâu, anh hiểu và rất cảm tạ em. Cám ơn em đã đem đến cho anh sự bình yên và ấm áp trong hồn.Tuy vậy, Như ơi, dù trân trọng tình em, dù anh rất yêu em nhưng anh vẫn còn là một cánh chim đang phiêu bạt ngoài phương trời xa xôi không biết đến bao giờ mới được dừng chân bên em vĩnh viễn! - Em hiểu điều đó anh ạ! Cuộc chiến nầy chưa chấm dứt thì những cánh chim trời chưa được bay về chốn cũ. Tôi đứng lên: - Thôi mình ra ngoài đi anh. Hai đứa tôi rời quán nước khi màn đêm vừa buông xuống, thành phố đã lên đèn. Sàigon vẫn rực rỡ, lộng lẫy kiêu sa và vô tư không màn đến ai đang gian khổ, hiểm nguy ngoài địa đầu giới tuyến. Chúng tôi đi chậm về hướng bờ sông Saigon, dòng người trên đường thật đông đảo, tấp nập. Khi đi ngang qua nhà hàng Majestic có một bà ngoại quốc xin chụp hình hai chúng tôi vì bà thấy tà áo dài của tôi đi bên màu áo lính phong sương của Kiên rất dễ thương, rất đặc sắc. Chúng tôi đồng ý và cũng thấy vui vui. Kiên chợt trầm giọng, có vẻ nuối tiếc: - Anh không ở lại lâu đươc, ngày mai anh phải đi rồi. Đáng lý không ai được đi phép lúc nầy nhưng xếp của anh thương tình nên anh chỉ đi có 3 ngày thôi. Em đừng buồn, anh sẽ cố gắng về với em nếu có dịp. Anh là lính thì sự ra đi hay ở lại không thể tự mình quyết định được, em biết không? - Em biết chứ. Tôi biết anh như cánh chim trời bay trong gió, tôi chỉ là một nhánh cây nhỏ để anh dừng lại trong khoảnh khắc rồi lại theo chiều gió phiêu bạt muôn phương. Anh bay mãi chưa biết bao giờ mới dừng lại và được ở vĩnh viễn trong một cái tổ ấm êm. Tôi cầu nguyện cho ngày đó mau đến và tôi sẽ chờ, chờ mãi... Gió từ bờ sông thổi nhè nhẹ vào thành phố mang theo chút lành lạnh của thời tiết cuối Đông. Trong hơi gió tôi ngửi được mùi nồng nồng của đất quê hương hòa trong nước, mùi thơm thoang thoảng của các loài hoa, mùi khói súng sa trường còn vương trên áo trận của anh và cả mùi vị mật ngọt của tình yêu vừa tìm thấy. Tôi phải vui trọn đêm nầy, trân trọng từng giây từng phút vì ngày mai cánh chim kia lại bay về rừng cũ, sẽ để lại trong tôi nỗi nhớ nhung ngút ngàn. Tôi cũng thầm cám ơn những cánh chim ngoài kia đang lao mình vào phong ba, bão táp để cho người thành phố được yên vui, hạnh phúc. VI VÂN * Đêm tóc rối –
Hàn Châu. ** Đêm tâm sự - Trúc Phương. |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 20/Dec/2024 lúc 1:31pm | ||
Thất TìnhTôi và Hùng giận nhau đã hơn tuần lễ sau một trận cãi vã dữ dội, chúng tôi quyết định xa nhau. Khuôn mặt cương nghị tuấn tú của chàng với nụ cười ngạo nghễ luôn luôn ám ảnh tôi. Đã bao lần tôi cầm điện thoại định gọi chàng làm hòa nhưng lại thôi. Tính tự ái của đứa con gái tự lập vẫn to lớn hơn tình yêu của chúng tôi. Những câu hỏi vẩn vơ cứ luẩn quẩn mãi trong đầu: Chàng có nhớ tôi không? Tại sao chàng không đến thăm tôi? Tại sao chàng không gọi điện thoại cho tôi? Hay chàng đã có người đàn bà khác? Tôi tự an ủi mình thế nào chàng cũng xin lỗi tôi, rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đó. Cả tuần nay, ngồi trong sở tôi không thể tập trung làm việc được. Đầu óc đi chơi đâu mất, tôi thơ thẩn như người mất trí. Buổi chiều đi làm về, tôi bày biện ra nấu nướng để cố quên đi một ngày trống rỗng nữa. Nhưng chẳng bao lâu, theo thói quen tôi nhấc điện thoại lên định gọi chàng như những ngày chưa giận nhau, rồi sực nhớ ra tôi đã thề không bao giờ liên lạc với chàng nữa, tôi lại gác điện thoại xuống. Tôi chạy vào phòng ngủ úp mặt vào gối khóc nức nở như một đứa con nít bị mẹ ngăn cấm không được làm điều gì đó. Tôi muốn trốn chạy chàng, xua đuổi hình ảnh chàng, tôi bịt chặt lỗ tai để không nghe tiếng nài nỉ của chàng. Nhưng tôi không thể trốn đâu được bởi vì chàng ở ngay trong trái tim tôi, trong máu huyết tôi. Có lần hai đứa ôm nhau ngây ngất, chúng tôi đã chết trong nhau, chàng thì thầm bên tai tôi: – Anh ở trong em, hai đứa mình là một, chúng mình không thể xa cách được. Tôi cắn nhẹ tai chàng: – Đúng vậy, chúng ta mãi mãi bên nhau, dù anh có đi đến góc biển chân trời chúng ta vẫn có nhau. Tôi vặn nhạc thật to cho bể lỗ tai luôn. Nhưng tiếng thì thầm của chàng vẫn văng vẳng bên tai: – Em yêu, anh ở trong em, em không thể nào trốn chạy anh được! Tim tôi rạo rực, lòng tôi bồn chồn. Nếu không có lời thề nguyền hôm nào chắc tôi đã leo lên xe chạy bay đến bên chàng. Chúng tôi sẽ quấn quít lấy nhau trong cơn bão lửa. Tôi sẽ ăn từng mảnh da thịt của chàng để bù lại những ngày xa cách. Chúng tôi sẽ quằn quại bên nhau cả ngày lẫn đêm và quên hết mọi chuyện tuần trước, hôm kia, hôm qua, và cả ngày mai. Không còn chờ đợi được nữa, tôi phải gọi chàng ngay. Tôi đứng phắt dậy, tắt nhạc và nhấc ống nghe lên. Tôi phải làm thật nhanh kẻo cái tính bướng bỉnh, tự ái sẽ nổi dậy phản đối. Tôi luýnh quýnh bấm số điện thoại của chàng, tim đập hối hả. Tiếng reng đầu tiên vừa dứt, một giọng đàn bà lớn tuổi khô khan trả lời: – Lộn số rồi. Tôi chưa kịp có phản ứng gì thì đã bị cúp máy cái cụp. Đầu tôi điên cuồng đầy nghi vấn. Tôi gọi lại lần nữa, cẩn thận hơn cho khỏi lộn số. Tiếng reng đầu tiên vừa chấm dứt thì vẫn giọng nói khô khan ban nãy: – Đã bảo lộn số rồi mà. Tôi chưa kịp nói câu nào, đầu dây bên kia đã cúp máy. Tôi thật hoang mang, chẳng lẽ tôi bấm lộn số hai lần. Tôi lấy cuốn sổ điện thoại ra dò lại cho chắc ăn rồi từ từ bấm từng số một cho khỏi sai.Vẫn giọng nói lúc trước nhưng có vẻ khó chịu: – Đã bảo lộn số rồi sao còn gọi mãi thế. Tôi chắc chắn không thể lộn số được, hay là Hùng biết tôi gọi nên nhờ ai trả lời giùm. Không phải, từ nãy đến giờ tôi đã nói được tiếng nào đâu, làm sao chàng biết tôi gọi chứ. Tôi gọi lại lần nữa và lên tiếng trước: – Hello! Người đàn bà không trả lời mà chỉ gác máy một cách giận dữ. Tôi đâu chịu thua, quyết tâm gọi mãi cho đến khi nào Bà chịu nói chuyện với tôi mới thôi. Tôi vừa bấm số xong, liền lên tiếng ngay: – Bà cho cháu hỏi thăm một chút. – Cô lộn số rồi. – Sao Bà biết cháu lộn số? – Cái đó tự cô phải đoán ra chứ. Tôi chưa nói thêm được lời nào bà đã lại cúp máy. Tôi tự nhủ thầm: Ít ra bà ta cũng đã chịu mở miệng, đúng là số điện thoại của Hùng rồi nhưng sao chàng không trả lời? người đàn bà này là ai? Tôi không còn cách nào khác hơn là năn nỉ Bà, may ra tìm được vài tia hy vọng. Đầu óc quay cuồng, tôi uống một ly nước đầy để lấy lại bình tĩnh và sắp đặt câu đối đáp với bà ta. Tôi bấm số điện thoại và lên tiếng ngay để bà không có dịp cúp máy: – Dạ thưa Bà cho cháu hỏi thăm Bà một chút. – Lại cô nữa phải không? Tôi đã nói bao nhiêu lần rằng cô lộn số rồi mà. – Thưa bà, cháu không có lộn số đâu, cháu muốn hỏi thăm bà một chút chuyện. – Tôi đâu có quen cô. – Dạ, cháu biết vậy, nhưng chẳng biết cách nào hơn, nhưng Bà chưa nói gì, sao Bà biết cháu quay lộn số chứ. Một vài giây yên lặng trôi qua, lòng tôi như lửa đốt, chỉ sợ Bà lại gác điện thoại lần nữa, nhưng may quá Bà đã lên tiếng: – Bởi vì tôi mới dọn lại căn chung cư này hôm qua và không cho ai số điện thoại này cả. Tôi có hứa với người chủ cũ là để cho tôi dùng số điện thoại này cho đến cuối tháng, tôi sẽ trả cái bill tháng này cho cậu ta. Tôi nghẹn ngào trong lòng, bụng thót lên đau đớn. Thế là chàng đã nhất định xa tôi, tôi đã mất chàng thật rồi. Cũng lỗi tại tôi, nếu tôi đừng hồ đồ trút lên đầu chàng cơn thịnh nộ vô căn cứ của tôi. Cũng chỉ vì tôi ghen quá đáng mà thôi, tôi sợ mất chàng. Nếu tôi đừng tự ái thề là sẽ không bao giờ liên lạc với chàng, nếu tôi gọi lại xin lỗi chàng sớm hơn, nếu... và trăm chữ nếu, dù sao bây giờ cũng đã muộn rồi. Tôi muốn thét lên thật to. Tôi nghẹn ngào hỏi lại bà: – Thưa bà, bà có biết anh ấy dọn đi đâu không? – Cậu ấy không cho tôi địa chỉ, cô có phải là cô Liên không? Tôi như người chết đuối vớ được chiếc phao: – Dạ, đúng vậy, sao Bà biết? – À, cậu Hùng có dặn, báo cho cô biết là cậu ấy chết rồi. – Trời đất! Thế Bà có biết anh ấy dọn đi đâu không? – Đã bảo không biết mà sao cô hỏi hoài vậy? Có lẽ cảm thấy gắt gỏng một cách vô lý với tôi, Bà nói tiếp: – Cậu ấy chẳng cho tôi biết gì hơn. Thôi cô đừng buồn nữa. Thời gian sẽ làm lành tất cả các vết thương lòng, dù đau đớn đến đâu đi nữa. Tôi nghe có tiếng thở dài bên kia đầu dây. Tôi có cảm tưởng bà nói cho chính bà vậy. Tôi thấy vị mặn đắng trong lưỡi, cổ họng khô quạnh. Cả hai chúng tôi cùng yên lặng một lúc khá lâu. Cuối cùng tôi phá vỡ bầu không khí nặng nề: – Xin Bà cho cháu được làm quen với Bà trên điện thoại này, khi nào đổi số điện thoại xin Bà cho cháu hay. Một thoáng ngập ngừng: – Nói thật với cô tôi chẳng có thêm tin tức gì của cậu Hùng cả. – Thưa Bà, cháu hiểu nhưng cháu chẳng còn ai quen thuộc ở thành phố này. Xin Bà cho cháu được làm quen với Bà. – Thôi được, cứ gọi tôi ở số này, tôi ở đây một mình. Tôi cám ơn Bà và hẹn sẽ gọi hỏi thăm Bà thường xuyên. Từ đó mỗi tuần đôi ba lần gọi điện thoại hàn huyên với Bà. Lâu rồi trở thành thói quen như xưa tôi hay gọi Hùng mỗi tối sau khi cơm nước xong. Những khi có điều buồn phiền tôi hay tâm sự với Bà. Cũng có khi xin Bà ý kiến về những điều khó giải quyết. Dần dần chúng tôi trở nên thân thiết qua đường dây điện thoại. Có lẽ Bà cũng thích nói chuyện với tôi. Có lần phải đi công tác cho sở đến hơn tuần lễ, Bà trách sao không báo trước để Bà khỏi trông điện thoại. Lúc này Bà hay than phiền về tình trạng sức khoẻ yếu kém, tôi ngỏ lời xin đến thăm và săn sóc nhưng Bà một mực từ chối viện lẽ người già thường hay bệnh vẩn vơ vài bữa rồi sẽ lại khỏi ngay. Tôi không bao giờ nghe Bà nhắc đến con cái hay bạn bè, có lần hỏi Bà: – Thưa Bà, Bà có thân nhân nào ở đây không? – Ông nhà tôi bị mất trên đảo, khi con thuyền vượt biển vừa đến được bến bờ tự do. Tôi và đứa con gái được nhận vào Mỹ qua sự bảo trợ của một người bạn đồng nghiệp khi xưa của ông nhà tôi. Chẳng bao lâu, người bạn xin cưới con gái tôi cho con trai lớn của họ. – Sao Bà không ở với anh chị ấy. – Chẳng nói giấu gì cô, ban đầu gia đình rất hoà thuận vui vẻ. Tôi ở chung với anh chị ấy, giúp đỡ chăm sóc các cháu. Tôi cũng thông cảm bên này ai cũng phải làm việc nên tôi chẳng nề hà gì chuyện đó. Anh ấy là con nhà danh gía, nhưng tính tình không được rộng rãi, lại hay kiểm soát vợ từng ly từng tý một. Cái kiểu chồng chúa vợ tôi như ở bên nhà ấy mà chắc cô cũng biết. Tôi chẳng biết nói gì hơn là ậm ừ cho qua chuyện. Bà lại tiếp: – Tôi thấy bất nhẫn, đôi khi có khuyên giải anh ấy nhưng chỉ nhận được thái độ hỗn hào. Tôi nghĩ đã đến lúc phải tự mình lo lấy thân, không muốn nhờ vả vào ai. Tôi không muốn vì tôi mà hạnh phúc gia đình anh chị ấy gặp khó khăn. Vả lại sống một mình tự do hơn, tôi muốn bày biện gì tùy ý. Tôi cũng chẳng còn ai, nên thỉnh thoảng qua bên đảo thăm ông nhà tôi. – Dạ, Bà nói cũng phải, Thưa Bà, Bà còn thân nhân bên Việt Nam không? – Chỉ còn bạn bè cũ và vài người bà con xa, thỉnh thoảng tôi cũng về thăm và giúp đỡ họ.Đó là niềm vui duy nhất của tôi bây giờ. Tiền già và trợ cấp xã hội cũng tạm sống đủ chẳng phải lo lắng gì cả. Còn cô, vẫn còn sống với gia đình phải không? Tôi hơi ngại ngùng nhưng cũng trả lời Bà: – Bố cháu bị đi tù cải tạo, lúc đó chị em cháu còn nhỏ lắm. Mấy năm sau Mẹ lập gia đình và giao chị em cháu cho Bà Nội. – Thế Bố dẫn cô qua Mỹ hả? – Không, Bố cháu bị bệnh nặng nên người ta thả ra, chẳng bao lâu thì qua đời. Trước khi nhắm mắt Bố xin với Nội lo cho hai chị em cháu vượt biên. – Vậy là cô qua đây với Ông Bà Nội? – Không, với gia đình của người bạn Bố cháu. – Cô vẫn còn liên lạc với Mẹ thường xuyên phải không? – Mẹ đã có gia đình riêng nên cháu cũng không muốn làm phiền Mẹ, vả lại cháu không có địa chỉ Mẹ. – Cô cũng đừng trách Mẹ, dù sao cũng chỉ vì hoàn cảnh thôi, nếu không có biến cố 30 tháng 4, chắc gia đình cô đâu bị tan nát như vậy. Một phút yên lặng trôi qua, tôi nghe có tiếng thở dài của Bà. Thực sự, nếu cố tình tìm kiếm, tôi cũng có địa chỉ của Mẹ. Nhưng tôi không có nhiều kỷ niệm với Mẹ, ngoại trừ những giọt nước mắt khóc cho thân phận cô đơn của mình. Mỗi khi thấy tôi đứng tựa cửa mắt đỏ hoe, Bố lại dỗ dành an ủi: – Con nhớ Mẹ phải không? Đừng trách Mẹ, ở vào hoàn cảnh Mẹ, tứ cố vô thân, không nghề nghiệp trong tay chẳng biết làm gì để sinh sống, lại mang tiếng là vợ Ngụy Quân, nhiều người cũng phải làm vậy thôi. Bố chỉ tiếc là không còn đủ thì giờ để làm tròn trách nhiệm của mình đối với gia đình và đất nước. Lúc đó tôi còn quá nhỏ để hiểu được thế nào là hoàn cảnh, trách nhiệm, chỉ biết khóc mà thôi. Bây giờ sống trên đất lạ quê người, tứ cố vô thân tôi phải tự xoay sở một mình, tôi cũng lơ mơ hiểu được thế nào là hoàn cảnh. Nước mắt lưng tròng, không biết tôi khóc cho chính tôi, cho người đàn bà mới quen, cho Bố, cho Mẹ hay cho hoàn cảnh của tất cả những người Việt Nam xa quê hương. Vâng, tất cả cũng chỉ vì hoàn cảnh. Ai đã gây ra hoàn cảnh? Chỉ có Trời mới biết. Tôi muốn xin với Bà, cho tôi được làm con của bà nhưng lại ngại ngùng rồi thôi. Tôi đang cần một tình thương, chắc Bà cũng vậy. Thời gian thấm thoát trôi qua, đã hơn một năm từ ngày tôi mất liên lạc với Hùng. Tôi phải đi công tác cho sở ba tháng. Tuần lễ cuối cùng, lợi dụng những ngày rảnh rỗi tôi đi lùng kiếm mua vài thứ trái cây Việt Nam đặc biệt như nhãn, mít, xoài tượng, mang về làm quà. Tôi nhất quyết phải đến thăm Bà. Biết đâu sự gần gũi sẽ giúp chúng tôi thân thiện hơn là sự quen biết bình thường. Về đến nhà, nghỉ ngơi một chút cho khỏe rồi chạy ngay lại khu chung cư Hùng ở khi xưa. Tôi muốn dành cho Bà một sự ngạc nhiên nên cố ý không gọi điện thoại trước. Tôi bước những bước hồi hộp, lòng tôi lại nhói lên những kỷ niệm với Hùng ngày nào. Thời gian đã làm giảm đi nỗi đau nhưng vết thương vẫn chưa lành hẳn. Tôi đến bên cửa phòng gõ nhẹ mấy tiếng nhưng không có tiếng trả lời. Tôi gõ mạnh hơn. Ông cụ ở phòng đối diện thò đầu ra hỏi tôi: – Cô kiếm ai ? – Cháu thăm Bà Lê. – Cô là thân nhân của bà ấy hả? – Dạ không, quen biết thôi. – Bà Lê bị bệnh và đã qua đời hơn một tuần rồi, có phải cô tên Liên không? Tôi sững sờ, đánh rơi cả giỏ trái cây. Trời đất như quay cuồng trong đầu. Tôi luôn luôn đi trễ một bước. Tôi ngạc nhiên hỏi lại cụ: – Dạ, sao cụ biết tên cháu? – Bà Lê có nhờ tôi giao bức thư này cho cô. Tôi vội mở ngay ra đọc: Cháu Liên thương mến, Ta thứ tư,cứ gọi ta là Dì Tư cũng được. Dì biết ngày giờ của Dì đã gần đến nên có đôi lời từ biệt cháu. Dì vẫn ước ao có một đứa con ngoan ngoãn và lễ phép như cháu. Rất tiếc là chúng ta gần gũi nhau không được bao lâu. Dì đã biết căn bệnh hiểm nghèo này từ lâu và chẳng còn thuốc chữa.Chính vì vậy, Dì không muốn tình cảm của chúng ta đi xa hơn sự quen biết thường tình. Dì cũng biết Hùng đã không thương cháu thật tình nên chẳng biết cách nào hơn là muốn cháu có một thời gian suy nghĩ để thực sự hiểu lòng mình. Dì thành khẩn xin lỗi cháu. Đến nay, Dì nghĩ thời gian cũng đủ lâu để cháu quyết định. Kèm theo đây là địa chỉ và số điện thoại của cậu Hùng. Hùng là em chồng của con gái Dì nên cũng chẳng xa lạ gì. Chúc cháu may mắn. Dì Tư. T.B. Cháu hãy liên lạc với Mẹ, Dì chắc là Mẹ đang trông đợi cháu. Tôi rất cảm động, cuối cùng thì Dì Tư cũng đã nhận tôi như một thành viên trong gia đình Dì. Tôi hỏi thăm Ông cụ nơi an nghỉ cuối cùng của Dì, rồi lái xe ngay lại thăm. Ngôi mộ còn phủ đất mới với vài vòng hoa trên mặt. Tôi đặt giỏ trái cây tặng Dì và thầm cám ơn Dì những ngày được trò chuyện tâm sự với Dì. Tôi vẫn còn nghe văng vẳng tiếng Dì an ủi và chỉ bảo tôi để vượt qua được những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời. Tôi không thể ngăn kịp hai dòng lệ. Thực sự tôi đã khóc cho chính tôi: Một đứa con gái côi cút cô đơn, mất tất cả những gì trong tầm tay. Tôi chợt nhớ hôm nay là ngày lễ Vu Lan, tôi biết tôi phải làm gì để đẹp lòng Bố tôi và Dì. Tôi sẽ tìm Mẹ để được úp mặt trong lòng người mà khóc cho đã, để gột rửa tất cả những đắng cay, đau đớn, buồn phiền. Tôi sẽ xin Mẹ tha lỗi cho tôi. Tôi theo địa chỉ Dì Tư cho, đi tìm Hùng, nhưng chàng vẫn như cánh chim, đã bay đến phương trời nào, chẳng biết đâu mà tìm. Dì Tư đã mất, tôi không còn chỗ nào để bám víu, tâm sự. Tôi trở lại với nỗi u uất ngày xưa... Minh Đạo Nguyễn Thạch Hãn |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 21/Dec/2024 lúc 9:34am | ||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 23/Dec/2024 lúc 1:13pm | ||
Thằng Bé Cu LiDạo hoa phượng còn rực đỏ trên cành, thằng bé bắt đầu bằng một nghề nhàn hạ một cách chân chính: bán trà đá. Mẹ nó sắm cho nó đủ bộ đồ nghề: một thùng càrem bằng mốp cũ kỹ, sang lại của ông già Năm. Một cái ấm nhôm hơi cũ, nhưng được mẹ nó kỳ cọ bằng tro, chà đánh bằng xơ mướp nên sáng loáng lên, coi cũng vệ sinh lắm. Và hai cái ly thủy tinh. Mỗi sáng, trước khi quảy gánh ve chai ra đi, mẹ nó nấu một nồi nước sôi, pha trà, đổ vô ấm nhôm. Nó mua ở tủ lạnh nhà bác Ba một chục đá cục bỏ vô thùng càrem, chèn bao nilông thật kỹ trước khi đậy nắp thật kín. Nó quàng dây qua vai gầy, đeo thùng càrem ngang hông, thân hình bé nhỏ hơi vẹo đi một tí. Một tay xách ấm nước, một tay cầm hai cái ly, nó đi bộ hai cây số từ nhà đến bến xe Ký Thủ Ôn. Bán trà đá tưởng như là một nghề chơi chơi: mình chỉ việc xách ấm và ly đi đến một người khách và mời: "Trà đá, chú!" hay "Trà đá, dì!". Khách có thể hỏi: "Bao nhiêu một ly?". Trả lời: "Một trăm đồng". Khách gật đầu: "Cho một ly". Mình chỉ việc bỏ cục đá vào ly, rót đầy nước trà vào. Đá tan làm ly nước rịn mồ hôi. Nước trà màu nâu hổ phách trong veo, thoảng mùi thơm lá dứa. Khách cầm ly uống ừng ực, nước trà chảy qua cổ họng đang khát khô, tới bao tử, làm mát cả ruột gan. Khách đã khát, mặt mày tươi tỉnh lại, vui vẻ móc túi trả tiền. Thế là được một trăm đồng. Khoẻ re. Vì vậy, già trẻ bé lớn gì cũng có thể bán trà đá. Nhưng bến xe Ký Thủ Ôn là một bến xe nhỏ, chỉ có mấy chiếc xe đò cà tàng, mỗi ngày vài chuyến, chạy đến những xứ sở buồn hiu như Cần Giuộc, Chợ Trạm, Cần Đước, Gò Công. Người về xứ đò không nhiều, bến xe lưa thưa hành khách. Mỗi lượt tài mới có năm bảy khách mà đã tới cả chục người bán hàng rong vây quanh, ồn ào chào mời nhặng xị: "Bánh tráng phồng đây", "Cốm ngò đây", "Kẹo dừa", "Trà đá đây", "Trà đá, hông?" "Trà đá, chú"... Thằng bé cũng lăn xả vô. Nhưng hoặc là nó không cạnh tranh lại đám trà đá "chuyên nghiệp" hơn, hoặc nếu hôm nào tranh được mối thì sẽ bị tụi kia kiếm chuyện quần cho một trận cho "biết điều" hơn. Cuối cùng thằng bé lủi thủi xách ấm nước và đeo thùng đá cục đi lang thang xuống phố. Xe cộ đông đúc làm sao, người ta sang trọng làm sao. Họ phóng xe vù vù rồi ngồi quán có nhạc đêm, dù che, uống nước cam tươi hay la hán quả. Nó đi mỏi rục giò mà chỉ bán được một ly trà đá cho chú xích lô, một ly cho chị bún riêu, một ly nữa cho ông già bán vé số. Hôm nào may mắn lắm cũng có thể bán được chục ly, có hôm mưa gió eo xèo, chẳng ai thèm uống trà đá. Mấy cục đá buổi sáng bự hơn nắm tay, đến chiều teo lại bằng ngón chân cái, đến tối thì tan biến luôn, lỗ vốn! Một hôm, nó đang đi lững thững thì có người kêu trà đá. Ôi, trúng mánh! Hàng chục người đang làm việc ở một bãi đất ngổn ngang gạch đá, vôi vữa, tôn thép... Hẳn là họ làm việc nặng nhọc lắm, người nào người nấy mồ hôi mồ kê đầm đìa như tắm. Một người kêu trà đá, lập tức mấy người kia kêu theo. Chưa từng có bao giờ trà đá đắt như vậy. Thằng bé lăng xăng lít xít, tay chân lanh lẹ đập đá, rót trà, bưng ly, chạy lui chạy tới như một tay trà đá chuyên nghiệp. Mấy người thấy thằng bé có vẻ tháo vát, tỏ ra thân mật và trêu chọc nó. Nó không thật sự hiểu hết những lời đùa cợt, nhưng vẫn toe toét cười, miệng rộng tới mang tai. Vèo một cái, ấm trà hết veo. Túi nó rủng rỉnh ngàn bạc. Mặt mày nó phấn chấn, người nó thi thới, lòng nó rộn ràng. Môi nó chỉ chực nở thành nụ cười và tai nó cũng vểnh lên để đón nghe mọi điều người ta nói. Một hồi, nó tự thấy đã quen với mấy người lúc nãy là khách hàng của nó. Nó bạo dạn hỏi chuyện: - Mấy anh làm gì ở chỗ này? Họ cười: - Làm cu li chứ làm gì hở nhỏ? - Là làm cái gì? - Là đào đất, xúc xà bần, khiêng gạch, vác xi măng, là làm đủ thứ chuyện mà người ta sai biểu. Cu li là làm cực khổ như trâu bò mà mỗi ngày công được có năm ngàn bạc. Thằng bé tròn mắt kêu lên: - Năm sáu ngàn lận? Thật là một con số vĩ đại. Từ ngày đeo thùng đá và xách ấm trà đi bán dạo, nó đã biết đồng bạc khó kiếm như thế nào, cả ngày trời lang thang dầm mưa, dãi nắng, có khi nó chỉ kiếm được vài trăm. Hôm nào trúng mánh như hôm nay cũng chỉ hơn ngàn bạc. Nó lẩm nhẩm cộng tất cả tiền dành dụm từ hồi đi bán trà đá tới giờ vẫn chưa bằng được cái con số năm, sáu ngàn đó. Mà đó chỉ là tiền công mỗi ngày mà thôi. Nó ngước nhìn những công nhân xây dựng một cách ngưỡng mộ và thật thà nói lên ước vọng của nó: - Phải chi em được làm cu li! Mọi người phá ra cười: - Không chuyên môn gì mới phải làm cu li. Cực chết mẹ chứ chơi à? Họ chỉ một người ăn mặc lịch sự, đang coi một bản vẽ, nói: - Có ước mơ thì thành kỹ sư như ông đó, vừa khoẻ vừa có tiền. Nhưng mà phải học thiệt giỏi mới hòng! Mày có đi học không? - Có, em học hết lớp năm rồi. Tựu trường này em lên lớp sáu. Mẹ nói lên cấp hai, muốn đi học tốn nhiều tiền lắm. Đồng phục, sách vở, tiền bảo trợ, tiền sửa chữa trường, đủ thứ hết. Mẹ sợ không đủ tiền đóng nên biểu em nghỉ hè đừng đi chơi, đi bán trà để dành tiền mai mốt phụ với má đóng tiền học. Mọi người nhìn thằng bé đen củi còm nhom. Có thể nhận thấy qua ánh mắt vẻ mặt họ một niềm thương cảm. Nhưng chẳng ai nói gì cả. Mấy người lớn tuổi chắc cũng có con cái lớn cỡ nó, chắc họ cũng đang lo nghĩ về tiền học, tiền sách vở, áo quần... Với lại, cũng hết giờ giải lao rồi. Họ lại làm việc quần quật, không hở tay, hở miệng, hở mắt để mà ngó tới nữa. Nhưng thằng bé vẫn đứng đó nhìn người ta làm việc. Nó thấy đẩy xe cút kít chở xà bần đi đổ không khó gì. Tưới nước cho ướt gạch, rồi tiếp gạch cho thợ xây thì nó nhắm nó cũng làm được. Ngay cả chuyện trộn hồ, nó đứng coi một hồi thì kết luận nó cũng... làm được, nếu nó cao và to hơn chút nữa. Tất nhiên là công việc đòi hỏi nhiều sức lực. Nhưng mà thằng bé cho rằng nó cũng dẻo dai lắm. Quả là cực nhọc thật. Nhưng đi bộ suốt ngày với thùng đá đeo bên hông và ấm nước gần bốn lít trong tay cũng không phải là việc nhẹ nhàng gì. Nó đâu có sợ cực. Vả lại, nó thấy người ta làm việc rất vui. Không khí lao động tất bật làm nó đứng coi mà cũng thấy hăng hái và táy máy tay chân. Ấm trà đã hết rồi. Như mọi khi nó có thể đi lượm trái dầu quăng lên không trung để ngó chúng rơi xuống, xoáy tít thật vui mắt. Nhưng bây giờ thằng bé không màng gì đến trò chơi đó. Nó lảng vảng ở công trường xây cất coi người ta làm, rồi động tay động chân phụ một người đang đẩy xe cút kít, gặp phi mô đất cao, xe lên không nổi. Thấy không ai kêu rằng mình vướng tay vướng chân họ, thằng bé bạo dạn hơn. Khi chú thợ xây kêu: "Gạch!", nó lập tức ba chân bốn cẳng phóng lại đống gạch, ôm một mớ chạy lại tiếp ngay. Rồi cứ chạy đi chạy lại tiếp gạch, tiếp hồ suốt buổi đó.
Hôm sau, mới hưng hửng sáng thằng bé đã có mặt ở công trường, với thùng đá và ấm trà. Nhưng hôm đó ai cũng bận tối mặt. Cứ nghe cai với đội trưởng hò hét công nhân mà hãi hùng. Nào là xi măng tới phải dọn kho chất vô; nào là gạch về, cát về, sân bãi đâu mà đổ. Bọn vật tư chết tiệt, khi cần thì không có, khi chưa cần thì đổ tới ào ào, không nhận thì mai mốt không có dùng, nhận bây giờ thì nhét vô đâu. Mấy thằng kia ra dọn hết đống xà bần này coi! Thằng này nữa, vô xếp xi măng lại coi rộng được chỗ nào không? Còn thằng nào ra trộn hồ nè! Còn thằng nào nữa... Hết thằng rồi! Ai cũng bù đầu tối mặt, mà công việc thì cứ việc này đẻ ra việc kia. Ông đội trưởng gào thét để chỉ huy một hồi khản cả tiếng. Bỗng ông thấy thằng bé. Hôm qua ông cũng thấy có lăng xăng ôm gạch tiếp thợ hồ, ông chỉ mặt nó, quát: - Thằng này phụ hồ được không? - Dạ được. Nó gật đầu lia lịa. Ông đội trưởng phất tay, bố trí nó "công tác" chung với một ông thợ già. Thằng bé xông vô làm như chiến sĩ xông pha trận mạc. Buổi chiều, nó bắt đầu thấy mệt. Mặc dù người ta đã giao nó toàn việc "nhẹ nhàng" so với những cu li khác. Nó vẫn bở hơi tai, thè cả lưỡi ra. Khi nó đeo thùng đá và xách ấm về, ông đội trưởng xoa đầu nó, nói: - Còn bao nhiêu trà coi như tao uống hết. Chiều thứ bảy trả công luôn. Bữa nay mới thứ năm. Thằng bé về nhà, thân thể ê ẩm suốt đêm, lòng thì hoang mang không biết mình có thể được lĩnh bao nhiêu tiền công, và liệu ông đội trưởng có quỵt mình không? Chú thợ già mà nó phụ hồ lúc trưa có nói nó nhỏ quá, làm toàn việc vặt, chắc được nửa tiền công thôi. Ba ngàn đối với nó cũng lớn lắm rồi. Nhưng nó siêng năng chịu khó như vậy, có thể được bốn ngàn. Ôi!, bốn ngàn! Nó quên được phần nào sự mệt mỏi của thân xác và ngủ thiếp đi. Hôm nay nữa mới chỉ là ngày thứ sáu. Thằng bé đến công trưởng, đánh bạo hỏi anh bảo vệ: - Bữa nay em có được làm nữa không? - Mày ấy hả? Công trường không bóc lột sức lao động của trẻ em. Hôm qua tại kẹt quá, chứ bữa nay thì miễn. Thằng bé khẩn khoản nói là nó thích làm cu li lắm và biết đâu bữa nay công trường cũng kẹt nữa. Anh bảo vệ nhún vai: - Chờ ông đội trưởng tới coi! Mướn mày mang tiếng chớ ích gì? Nó phập phồng chờ ông đội trưởng. Chờ hoài sao ổng lâu tới vậy. Cai đã thúc thợ bắt tay làm. Không ai kêu thằng bé làm gì cả. Nhưng nó không đợi kêu. Vừa thấy chú thợ già hôm qua chuẩn bị đồ nghề, nó lập tức đi ôm gạch lại chỗ ông, nhúng nước cho ướt gạch, xúc hồ vào xô, xách tới để cạnh ông, rồi chăm chỉ tiếp gạch. Tuy nó nhỏ xíu, chưa thạo việc lắm, nhưng tháo vát và dễ bảo nên ông thợ già chịu cho nó phụ. Cuối ngày hôm đó, ông đã khoái nó tới mức hứa hẹn sẽ truyền nghề cho nó nếu nó muốn. Sáng thứ bảy, nó đang làm thì ông đội trưởng xuất hiện. Ông chỉ mặt nó: - Thằng này làm nổi không? Nó vội vã gật đầu: - Dạ nổi chứ! Con làm từ hôm kia, hôm qua mà! Ông không nói gì thêm, bỏ đi: Chiều thứ bảy. Thật là một buổi chiều trọng đại. Thầy thợ làm xong việc, thong thả rửa mặt mũi tai chân, ngồi hút thuốc lá, nói chuyện tầm phào chờ ông đội trưởng. Ông đã đi lên công ty lãnh tiễn tạm ứng để trả lương công nhân. Mọi người tuy không tỏ ra sốt ruột nhưng cũng ngong ngóng bóng hình ông đội trưởng. Cũng có khi công ty đang kẹt tiền, hay bản chiết tính của đội có trục trặc gì đó, thì sẽ không có tiền. Ông đội trưởng sẽ đến rất trễ để những công nhân không kiên nhẫn bỏ về bớt, và ông đeo một bộ mặt bí xị khất nợ với những kẻ kiên trì đến thứ hai, thứ ba... Nghe tới tình huống này, tim thằng bé thắt lại. Chẳng lẽ nào? Bao nhiêu đợi chờ, bao nhiêu lo lắng của nó, suốt ba ngày nay. Liệu nó có được trả lương không? Trả bao nhiêu? Trả mấy ngày công? Hôm thứ sáu ông đội trưởng không có mặt ở công trường, đâu có thấy nó làm việc. Hôm nay ông cũng không nói rõ ràng là ông chấm công nó. Tất cả lo lắng đó, nó chỉ còn cách nhẫn nại chờ ông đội trưởng tới phút phát lương mới biết. Nếu mà... Tim thằng bé suýt vỡ ra. Nó như ngồi trên lửa bỏng vạc dầu, nhấp nha nhấp nhổm ngóng ra đường: - A! Ông đội trưởng về! Thằng bé hét to lên, mừng vui đến nỗi những người khác phì cười. Ông đội trưởng dựng xe, ôm cái túi da căng phồng vào lán bảo vệ. Ông giở sổ chấm công ra, dò theo danh sách, đếm ngày công của từng người, đếm tiền rồi trao cho họ. Ông cứ theo thứ tự trong sổ chấm công mà phát. Cuối cùng, hết danh sách. Thằng bé không có tên trong sổ chấm công! Nó đứng thập thò nhìn ông đội trưởng, mặt tái đi, tay chân lạnh ngắt. Chờ cho người cu li cuối cùng ra về, ông mới làm như chợt thấy thằng bé: - Thằng kia, lại biểu! Nó lật đật chạy lại, ngước đôi mắt trẻ thơ đầy lo âu nhìn ông đội trưởng. Ông cầm một cọc tiền giấy một ngàn, hỏi: - Mày làm mấy ngày? - Dạ ba ngày: thứ năm, thứ sáu, thứ bảy. Ông đếm tiền, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín. Ông ngừng lại, hỏi: - Ba mày làm gì? - Dạ, ba con chết hồi năm ngoái rồi. Ông nhìn nó một chút, đếm tiếp mười, mười một, mười hai. - Má mày làm gì? - Dạ, má con mua bán ve chai. - Mày có đi học không? - Dạ có. - Vậy ráng mà học. Chứ làm cu li biết cực chưa? - Dạ, con chịu cực được mà. Ông đếm tiếp: mười ba, mười bốn, mười lăm. Ông toan đếm nữa nhưng đắn đo một chút, hỏi: - Má mày có đánh đề, đánh bài không? - Dạ, không. Ông đếm nốt: mười sáu, mười bảy, mười tám. Ông đưa tiền cho thằng bé: - Đem về đưa má mày cất, đừng chơi điện tử hết nghe! Xong ông đứng dậy, đi về. Thằng bé cầm mười tám tờ giấy bạc mà ngón tay run bần bật. Nó chưa từng cầm trong tay một số tiền lớn như vậy. Mà lại là tiền chính nó làm ra, bằng ba ngày quần quật ngoài trời nắng, bằng sự cố gắng vượt quá sức trẻ em. Má nó cũng xúc động đến rơi nước mắt khi nó đưa tiền cho bà. Bà đếm đi đếm lại, lộn tới lộn lui, nó phải cầm từng tờ đếm cho má nó coi. Bà gói vào một tờ giấy dầu, đem dấu sau ảnh thờ của ba nó: - Má cất ở đây cho con, để tựu trường có mà đi học với con người ta. Đêm đó thằng bé ngủ vùi trong tay má. Má nó bồi hồi thao thức mãi, thỉnh thoảng bà lại vuốt mái tóc khét nắng của con. Có thể nửa thế kỷ sau, có một tỉ phú hay một nhà bác học để lại tiểu sử như vầy: Mười hai tuổi, tôi đi làm cu li để có tiền ăn học... Nhưng hiện giờ, dưới một mái tranh ở vùng ven, có một đứa bé gầy gò, đen thui vì nắng gió, trong giấc ngủ say nhọc nhằn đang mơ rằng ngày khai trường, em sẽ đến lớp với đồng phục tươm tất như mọi học sinh, và không ngay ngáy lo lắng cô chủ nhiệm sẽ phiền trách vì không đóng nổi các thứ tiền tập vở, tiền thuê sách, tiền bảo trợ, tiền sửa trường ốc, tiền hội phụ huynh và đủ thứ tiền gì gì nữa.....
- Lý LanNguồn: Talawas |
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23198 |
Gởi ngày: 28/Dec/2024 lúc 1:50pm | ||
|
|||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||
IP Logged | |||
<< phần trước Trang of 197 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |