Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG | |
<< phần trước Trang of 98 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23233 |
Gởi ngày: 08/Oct/2024 lúc 4:00pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23233 |
Gởi ngày: 30/Oct/2024 lúc 11:48am |
Sáng Chủ Nhựt Ở Quán Chú TửngTranh Bảo Huân Quán hủ tiếu chú Tửng, ở đầu hẻm, là nơi tụ họp những hào kiệt tứ xứ. Hồi chiến tranh thì bà con tản cư chạy giặc lên rồi mắc kẹt luôn! Sau 75, hết bom đạn ì ì tối ngày, họ cũng không thèm về xứ! Dù chánh quyền CS cứ hăm he mẻ răng là: “Không hồi hương là phải đi vùng kinh tế mới”. Hăm thì hăm; ở thì cứ ở. Cùi đâu còn sợ lở! Ông cố chú Tửng là người “Nước Tiều”, huyện nghèo Triều Châu tỉnh Quảng Ðông. Tửng không phải tửng tửng, khùng khùng đâu. Khôn dàng trời mây đi! Chú Tửng quen tất cả bà con trong hẻm. Chú Tửng rất hề hà, dễ chịu. Ai ăn hủ tiếu, uống cà phê, làm xị rượu mà chưa có tiền thì thiếu chịu. Chưa thấy ai giựt bao giờ. Ăn quịt mất mặt với bà con lối xóm. Dân Sài Gòn coi cái mặt, cái sĩ diện của mình rất quan trọng. Mất mặt là mất cái miệng để ăn, mất cái mũi để thở, mất con mắt để đá lông nheo! Mất hết ráo thì mặt mũi nào mà sống cho được chớ? Nghe nói hồi trước 75, Bề, tức tía của chú Tửng rất giàu. Ổng có một nhà máy xay tuốt miệt Sóc Trăng. Việt cộng vô đánh tư sản mại bản. Nhà máy bị sung công. Bề của chú Tửng còn giếm một mớ vàng cho mấy đứa con mình theo mấy xì thẩu ở Ðường Giữa, Sóc Trăng vượt biên. Chú Tửng phải ở lại nối dõi tông đường. Em gái chú Tửng được qua Mỹ. Chú Tửng có lần cao hứng khoe: “Em của ngộ ngon lắm nha. Qua Mỹ, làm bác sĩ thú y, chuyên nuôi khỉ đột cho mấy nhà dịch tễ học làm thí nghiệm thuốc chích ngừa. Ngộ có kêu nó gởi về cho ngộ đúng 494 con khỉ!” Bà con xúm lại hỏi:“Chi nhiều dữ vậy? Bộ chú tính bỏ nghề bán hủ tiếu để lập gánh hát xiệc hả?” “Ðâu có nè! Ngộ gởi ra Hà Nội để tặng mấy ông, bà trong Quốc hội!” “Ðể làm đồng chí hả?” “Ðâu có nè, để thí nghiệm thuốc chích ngừa COVID-19” Nói xong. chú nheo mắt nháy nháy, cười trông rất đểu, làm bà con cười ầm lên vì ai cũng hiểu. Khách hàng cật ruột của chú Tửng là Tư Quảng. Tư Quảng bỏ xứ vô Sài Gòn lập nghiệp hồi trước 75. “Vì quê hương anh nghèo lắm em ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Trời hành cơn lụt mỗi năm…” Vô Sài Gòn, Tư Quảng bị lây cái tánh lè phè, sống rất huỡn! Trời
chưa hưng hửng sáng là Tư Quảng đã bò ra quán hủ tiếu của chú Tửng làm sương
sương một cái xây chừng chẩu (cà phê pha rượu trắng). “Lỳ một lam” – làm một
ly, như xe cần đổ xăng mới chạy. Tư Quảng đi khuân vác để kiếm cơm. Chủ Nhựt
nghỉ, Tư Quảng ngồi tới trưa. Vợ Tư Quảng phải sai con gái ra kêu về ăn cơm, Tư
Quảng mới chịu xách đít về. Nhân vật có máu mặt trong xóm nầy là thằng Tám Công an khu vực, con rể của Tư Quảng. Nó là dân sanh đẻ ở xóm nầy; nhưng tía nó là liệt sĩ thời chống Mỹ! Học hết lớp 9, nó được đi làm Cảnh sát Giao thông. Ra đứng đường đón xe tải để làm luật. Có lần thằng Tám bị một tài xế bị làm luật hoài nên nổi điên cứ lái xe bang bang ủi tới. Thằng Tám phải nhảy lên cabin đeo tòng teng. Nhém chết, hoảng quá Tám bèn xin về làm Công an khu vực. Kiếm tiền thêm để sống bằng cách bao che cho con vợ nó, là con gái của Tư Quảng, ghi số đề. Phơi số đề chiều phải nộp lên huyện đề. Huyện đề lại là bà con đầu ông cố nội với chú Tửng. Tóm lại dân trong hẻm, đứa nầy cũng biết đít đứa kia có mấy khía; gài thế với nhau nên không ai ngán ai hết ráo. Nhưng trong cái đám lộn xộn dây mơ rễ má nầy cũng có người đàng hoàng. Người đó là thầy Hai, một thầy giáo đã về hưu. Thầy rất được khách quen trong quán chú Tửng kính trọng; vì chữ của thầy nhiều hơn hết thảy. Sáng Chủ Nhựt, Tư Quảng ngồi tréo ngoảy trong quán, đọc báo oang oang cho người nghe một chút. “GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340.6 tỷ USD. Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4 Ðông Nam Á vào năm 2021”. Tư Quảng vừa đọc tin, lâu lâu dừng lại để bình loạn: “Nghĩa là bây giờ thì chưa. Ðó chỉ là tương lai, là sẽ, là truyện viễn tưởng”. Rồi Việt Nam (lại sẽ) qua mặt Singapore, Malaysia một cái vù. Xịt khói mịt mù cho cha con, chồng vợ tụi nó hửi chơi. Trong khi Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia trong thời đại dịch COVID-19 nầy đều chết cha hết ráo; thì Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 1.6%. Mấy ông khách khác cũng trong xóm nghe vậy bèn hỏi: “Thiệt vậy hông? Mừng quá xá!” “Ê! Tin chánh thức của báo nhà nước! Hỏi như vậy là hơi bán tín bán nghi. Bộ xưa giờ ông anh bị xí gạt nhiều quá hay sao nên chuyện gì cũng phải hỏi lại cho nó chắc?” Tư Quảng bỏ tờ báo xuống bàn: “Nói như rứa thì Việt Nam chỉ được con số GDP để mà đăng báo nhưng tiền sao tao hổng thấy nó mặt tròn mặt méo đâu cả?” Thầy Hai bèn trả lời: “Bộ chú Tư không thấy Tàu Cộng đang cố sức vượt Mỹ để thế giới biết lãnh tụ Tập Cận Bình theo lý luận Mác-Lê rất là ưu việt hay sao? Biết đâu tiền đó của Việt Nam dùng trả cho Tàu để xin cho quá giang vượt luôn cả Mỹ… He he!” Chú Tửng đang xốc xốc cái vợt trụng hủ tiếu trong thùng nước sôi chen vô: “Hà cái lầy! Nên chạy ngang hàng với Mỹ, đừng nên vượt qua Mỹ!”. “Chú Tửng thiếu lòng tin vào sự lãnh đạo tài tình của đảng ta đến vậy hay sao?” “Hà cái lầy! Vì vượt mặt Mỹ, nó chạy sau thấy cái quần mình… thủng đít thì kỳ lắm nhe!” Tư Quảng vẫn ngoan cố đề nghị: “Cứ chạy qua mặt nước Mỹ luôn đi. Nếu Yankees thấy quần mình thủng đít thì đảng ta chỉ cần lấy cái mo cau che cái mông lại là xong!” Ngồi thu lu một mình trong góc, thằng Tám Công an khu vực bèn chen vào: “Tía với mấy bác, mấy chú đừng có phát biểu linh tinh, phản động như thế! Ðừng có đem hình ảnh nước ta mặc quần thủng đít đi chạy đua với đế quốc Mỹ nhé. Theo bài báo nầy, thì nước Việt Nam anh hùng của chúng ta đã từng đánh hạ 3 thằng đế quốc: Nhựt, Pháp, Mỹ thì chuyện kinh tế là chuyện dễ ợt. Việt Nam ta giờ chỉ sau có Indo. Thái ta bỏ rồi. Mục tiêu 2025 là Hàn Quốc. Còn Indo và Thái, đảng ta không quan tâm!” Nghe cái loa phường quay lại cuốn băng cũ, ngứa lỗ tai, thầy Hai buột miệng: “Tám à! Chú mầy nói cái chuyện nầy hồi năm 1975 thì được. Bây giờ là năm 2020 rồi!” Bữa nay, thầy Hai uống mật gấu hay sao mà gan thiệt? Chớ bấy lâu thầy chỉ nghe thiên hạ bàn, rồi tủm tỉm cười chơi cho khỏi lôi thôi phường khóm. Cạn cái ly xây chừng chẩu cái ót, thầy Hai lấy hết can đảm mà thực thi quyền tự do ngôn luận của mình: “GDP thu nhập của cả một nước tùy theo dân số nhiều hay ít. Dân nhiều làm ra nhiều của cải; dân ít làm ra ít. GDP của Mỹ đứng hạng nhứt trên thế giới nhưng đời sống dân Mỹ chưa thể nói là hơn dân các nước Bắc Âu như Thụy Ðiển, Na Uy, Phần Lan. Mức sống của dân Ðài Loan, Singapore, Nam Hàn còn cao hơn cả dân Trung Cộng và Việt Nam dù GDP cả nước có thấp hơn nhiều. Tại sao vậy? Muốn biết dân một nước có sống hạnh phúc hay không là phải căn cứ vào nhiều tiêu chí khác: như thu nhập của từng người, có tự do dân chủ, sống hạnh phúc hay không? Chỉ dùng một tiêu chí GDP để đánh trống thổi kèn, mình tự khen mình, là “misleading information”; là xí gạt người ta. Thằng Tám Công an khu vực về suy nghĩ lại rồi sáng mai ra dạy thêm cho con dân tụi tui được mở mang cái đôi mắt hí nầy nhe!” Thằng Tám khu vực nghe thầy Hai xỏ xiên mình có đôi mắt hí; hổng biết chống chế ra làm sao nên nín khe hè. Còn Tư Quảng lại cười khè khè: “Chết cha mầy chưa! Ai biểu ngu mà còn dám chọc nhầm ổ kiến lửa?” Đoàn Xuân Thu Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Oct/2024 lúc 11:58am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23233 |
Gởi ngày: 26/Nov/2024 lúc 10:02am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23233 |
Gởi ngày: 14/Dec/2024 lúc 1:10pm |
7 món GỎI TRÁI CÂY miền Tây vừa quen vừa lạ | Đặc sản miền sông nước<<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Dec/2024 lúc 1:14pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23233 |
Gởi ngày: 30/Jan/2025 lúc 9:34am |
Sự Thực Về Nước Mắm Trên Thị Trường
Vì nhiều lý do, tui chưa bao giờ ăn nước mắm Việt Hương! Hôm nay tình cờ, nghe được câu chuyện một số bạn cãi vã về nước mắm Việt Hương... tôi đi tìm hiểu thì có vài điểm tôi muốn nói ở đây: * Thứ nhất, để trả lời câu hỏi nước mắm Việt Hương 3 cua, mắm Hòn Phan Thiết và nước mắm Phú Quốc có phải hàng Việt Nam hay không, tôi dùng các tiêu chí sau: Chỉ cần một trong các tiêu chỉ là đủ để các bạn có thể gọi là hàng Việt Nam: - Sản xuất tại Việt Nam? Hoặc - Nguyên liệu Việt Nam? Hoặc - Nhân công Việt Nam? Hoặc - Công ty của người Việt Nam? Hoặc - Lợi tức thuộc về người Việt Nam? Câu trả lời của tôi là: - Không - Không - Không - Không - Không Như vậy các loại nước mắm của hãng Việt Hương hoàn toàn không phải hàng Việt Nam! * Thứ hai, các loại nước mắm của hãng Việt Hương có phải là nước mắm không? Trước hết, nếu định nghĩa nước mắm là fish sauce, thì nguồn gốc là từ cá và muối. Hàng trăm năm nay, nước mắm Việt nguyên chất chưa bao giờ pha lẫn bất cứ loại đạm nào ngoài cá. Khi pha chế, người Việt gọi là nước chấm hoặc là nước mắm đã pha. Không ai gọi mắm pha là mắm nhĩ cả !!! Trên bao bì của các loại nước mắm của hãng Việt Hương, không để thành phần là anchovy fish như những loại nước mắm Việt mà là anchovy extract! Anchovy fish là cá cơm, anchovy extract là trích xuất từ cá cơm! Trong thành phần nước mắm Việt, tất cả là cá cơm và muối. Trong khi đó, thành phần của các loại nước mắm của hãng Việt Hương không có nhiều cá cơm mà chỉ có một phần nhỏ trích xuất làm mùi... Màu nước mắm của các loại nước mắm của hãng Việt Hương không đẹp như màu cánh gián của nước mắm Phú Quốc hay Phan Thiết, còn nó là màu gì thì phải có phân tích hóa học mới biết... Bên cạnh đó, thành phần "nước mắm"của các loại nước mắm của hãng Việt Hương còn có Fructose and Hydrolysed Vegetable Protein!!! Nghĩa là nó có một hàm lượng đạm đáng kể từ thực vật, mà cụ thể là lúa mì! (Xin xem hình) Như vậy, thành phần "nước mắm" của các loại nước mắm của hãng Việt Hương không phải là mắm nhĩ mà là một loại nước chấm được pha chế theo kiểu gì (hóa chất ?) chỉ có nhà sản xuất biết! Mà họ pha chế ở đâu chị có trời biết! Trên bao bì của chai nước mắm không có địa điểm nhà máy, chỉ có Made in China mà tạm cho là làm tại Hồng Kông như trên nhãn cũ thì cũng không ai biết nó ở đâu... Nước mắm Việt Nam truyền thống chỉ có cá và muối, không có thành phần đạm lúa mì như thế này đâu! Và như vậy các loại nước mắm của hãng Việt Hương không đúng chất lượng như của hàng Việt Nam! * Thứ ba, về tên gọi, tại sao những sản phẩm không liên quan gì đến Việt Nam lại lấy thương hiệu nổi tiếng của người Việt!!! Nước mắm Hòn Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc là những loại nước mắm mà nhắc đến cái tên, những người Việt thế hệ tôi đều nghe rít trong kẽ răng, ngọt tận chót lưỡi... Lựa chọn ăn nước mắm gì là tùy ở từng người. Tôi không có ý định kêu gọi các bạn chọn lựa ăn mắm nào và không nên ăn mắm nào! Tôi chỉ muốn có một cái nhìn đúng đắn về một sản phẩm đã đánh cướp những thương hiệu Việt nổi tiếng và đánh tráo những chai nước chấm được pha chế bằng chất đạm thực vật, hay hóa chất, và xử dụng hương cá để bán cho đồng bào Việt như là nước mắm Việt! Nếu nước mắm Việt Hương đổi tên thành nước mắm Trung Hương hay Hồng Hương, hoặc nước mắm Phan Thiết đổi tên thành nước mắm Thượng Hải, nước mắm Phú Quốc đổi tên thành nước mắm Tứ Xuyên... thì tôi đã không phải viết bài này! Đây là một sự trục lợi trên sự ngộ nhận của người tiêu dùng! Và chúng ta hãy cùng là những người Việt tiêu dùng có sự hiểu biết..! - Kỳ Đỗhttps://thongluan.net/2024/11/18/su-that-ve-nuoc-mam-viet-huong-cua-trung-quoc-ky-do/ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23233 |
Gởi ngày: Hôm nay lúc 9:42am |
Lan Man Phở Ngày Tết, Từ Quê Nhà Tới Bolsa
Phở bây giờ khác xưa nhiều lắm, kể cả cách bài trí. Một tô phở Flavor ở Garden Grove (California) với cách bài trí mới. (Hình: Vũ Đình Trọng) Những ngày Tết Nguyên Đán, ít ai nhắc đến phở. Ngay cả trên mâm cúng mời ông bà về ăn Tết, người ta cũng không cúng phở, mà cúng miến lòng gà, bún măng khô giò heo, hay canh bóng (da heo) nấu với su hào… Tại sao thế nhỉ? Nhắc đến phở lại nhớ cụ Vũ Bằng. Trong cuốn “Miếng ngon Hà Nội,” cụ Bằng tả mùi phở “thơm điếc mũi” như thế này: “… phở với một hạng người, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện thuốc lào, thuốc lá, trà tươi, thuốc phiện. Ngay từ ở đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào trong chùa rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: Thật là cả một bài trí nên thơ. Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có… Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.” Hấp dẫn thế, nhưng vẫn không dễ mời khách vào. Theo cụ Vũ Bằng, hồi xưa người sành ăn phở khó tính lắm, chẳng khi nào họ vào một quán phở mà không điều tra trước cho rõ ngọn ngành. Ý cụ như thế này: “Bởi vì những người sành ăn đó, thường không tin gì cho lắm ở những hàng phở mở cửa hàng. Người ta bảo rằng phần nhiều những hàng phở mở hiệu như thế, nước dùng không được ngọt, hoặc có ngọt là cái ngọt của mì chính, chứ không phải là cái ngọt của xương bò, ấy là chưa nói rằng lại còn cửa hiệu phở quá vụng về muốn có nước dùng ngọt lại cho đường vào nữa. Ăn phải một bát phở như thế, không những tiếc tiền, mà lại còn thấy phí phạm cả cái công ăn, đến sinh ra lợm giọng, bực mình là khác. Vì thế, người ăn phở muốn cho thật đúng cung cách, phải thăm dò, phải điều tra, phải thí nghiệm kỹ càng rồi mới ăn, mà một khi đã chịu giọng rồi, ta có thể tin chắc rằng người đó sẽ là một người khách trung thành,…” Ăn phở Hà thành phải… tê tê đầu lưỡi Thời của cụ Vũ Bằng đã qua lâu lắm rồi. Nhớ lại chỉ thấy tiếc cho một thời phong lưu, lịch sự. Giờ thì cũng có nhiều người Hà thành “sành ăn phở” lắm, nhưng sành theo kiểu thời đại. Có thể do người sành ăn phở kiểu mới ngày càng nhiều, nên quán phở ở Hà Nội mọc ra như nấm. Có tiệm trưng hẳn cái bảng hiệu to đùng “phở gia truyền ba đời” để lôi kéo thực khách. Nếu không tìm được “bí kíp gia truyền” thì họ trưng ra cái bảng “phở đệ nhất Hà thành.” Bên trong quán, ở chỗ dễ nhìn nhất, họ treo tấm bảng chứng nhận màu vàng chóe rõ to của một cái hội ất ơ nào đó, như một lời khẳng định thương hiệu “đệ nhất.” Nghe nói tấm bảng kiểu ấy bán đầy ở phố Hàng Mã, giá chừng triệu bạc ông Hồ. Cho dù là “phở gia truyền ba đời” hay “phở đệ nhất Hà thành” thì những quán này có một đặc điểm chung là trên bàn lúc nào cũng có một lọ, hay một bát mì chính (bột ngọt) đầy. Như một thói quen, trước khi bưng phở ra cho khách, người hầu bàn múc vội hai thìa mì chính cho vào bát; khách nhận phở, tiếp tục múc thêm vài thìa mì chính nữa dù chưa đụng đũa, đụng thìa xem nước dùng hôm ấy mặn nhạt ra sao. Cho mì chính vào bát phở có thể hiểu như một “nghi lễ bắt buộc” của “tín đồ” phở ở Hà Nội ngày nay, cho dù họ ăn ở tiệm sang cả, hay ngồi bệt ở hàng quán bình dân. Ăn phở phải tê tê đầu lưỡi mới đúng điệu! Họ ăn như thể mì chính là thứ tạo ra hương vị phở Bắc, chứ không phải những thứ bỏ vào nồi nước dùng. Tôi cam đoan rằng, một bát nước dùng nấu với cốt phở bò công nghiệp, và một bát nước dùng nấu với xương bò ninh nửa ngày, đều có vị như nhau khi bỏ vào mỗi bát hai, ba thìa mì chính. Bát nào cũng tạo ra cảm giác tê tê đầu lưỡi, thế thì ninh xương bò làm gì cho mệt! Cũng có thể đó là lý do khiến Hà thành có nhiều tiệm phở đến thế. Chủ quán phở chỉ cần mì chính là tạo nên một nồi phở “gia truyền”! Ăn phở Sài Gòn phải trút đầy tương vào tô mới hợp khẩu vị Cách ăn phở ở Hà Nội như thế xem ra cũng buồn, nhìn vào miền Nam, cách ăn phở… buồn không kém. Ở hải ngoại, những người “bảy tám bó” (70-80 tuổi) khi về Sài Gòn, họ muốn thưởng thức lại hương vị tô phở miền Nam trước năm 1975 lắm. Năm mươi năm xa xứ rồi, hương vị tô phở Tàu Bay, phở Dậu, phở Hòa, phở Quyền,… thỉnh thoảng cứ quay về trong nỗi nhớ quê. Giờ nói cho vuông là các cụ chẳng bao giờ tìm lại được đâu. Chẳng phải vì người nấu phở ngày xưa đã mất, không truyền lại được cho con cháu, mà vì khẩu vị của người trong nước đã khác. Những quán phở ngày xưa nếu còn mở cửa cũng phải thay đổi cách nấu cho phù hợp, nói chi đến những quán phở mở sau này, cái sự nêm nếm của họ cũng lạ lắm. Mà ngay cách ăn cũng lạ. Lần về Sài Gòn mới đây, tôi được một lão bạn chở đi ăn phở. Đó là một quán hai tầng khá sang trọng, đèn điện sáng choang. Lão bạn nói phở ở đây “chuẩn vị Bắc” làm tôi ngạc nhiên về trình độ sành ăn của lão bạn người Nam này. Người phục vụ bưng ra hai tô phở đặc biệt, nước dùng sóng sánh “liếm nhẹ” hai ngón cái của anh ta, khiến tôi rùng mình, no ngang. Lão bạn nhìn thấy nhưng cũng tỉnh bơ nói: “Chuyện thường thôi, khi nào hắn nhúng cả bàn tay vào hẵng nói!” Đến phần chuẩn bị thêm rau giá, gia vị vào tô phở mới kinh hoàng. Lão bạn húp một chút nước dùng như thử độ mặn nhạt ra sao, rồi tấm tắc khen: “Nước dùng ngọt lắm. Ăn đi bạn!”, xong lão cho rau thơm, giá trụng vào, rồi trút gần như nửa lọ tương đen, tương đỏ vào tô phở, trộn đều cho đến khi nước dùng biến thành một thứ nước màu nâu nâu, đỏ đỏ, mới ăn. Điều bình thường là trong quán, không ít người ăn theo kiểu đó. Sau này tôi hỏi lão, lão trả lời tỉnh rụi: “Tao quen ăn như thế rồi. Mày nhớ hồi thời bao cấp, nhà nước bán phở theo tem phiếu không? Tô phở ngày ấy mà không cho tương đen, tương đỏ vào thì chẳng bao giờ ăn được, vì nó có vị gì đâu. Ăn riết rồi quen, giờ không cho hai thứ tương này vào phở, tao không ăn được.” Câu trả lời của lão bạn già phần nào cho tôi hiểu ở miền Bắc cũng bị bát phở mậu dịch ám ảnh từ năm 1954 tới giờ, nếu không nêm thêm mì chính vào, bát phở sẽ chẳng có vị gì cả. Những người sành ăn phở năm cũ, giờ chỉ biết khóc ròng! Hai tô phở tại Sài Gòn. Tô bên trái giá 100,000 VNĐ ở một tiệm sang trọng trên đường Pasteur, tô bên phải giá 40,000 VNĐ ở một tiệm bình dân quận Phú Nhuận. Nếu trút tương đỏ, tương đen vào hai tô, thì “chất lượng” như nhau. Còn nếu múc vào hai tô đó vài thìa mì chính thì chẳng biết tô nào “ngọt” hơn! (Hình: Vũ Đình Trọng) Bolsa cũng mất dần hương vị xưa Có thể nói ông Nguyễn Văn Cảnh (người Thái Bình, di cư vào Nam năm 1954), là một trong những người mở tiệm phở sớm nhất ở Bolsa (sau này được gọi là khu Little Saigon, Westminster, California). Trước khi mở tiệm phở Nguyễn Huệ, ông Cảnh có một trang trại nuôi gà vịt và một tiệm bán gà vịt sống, nên bạn bè thường gọi ông là Cảnh Vịt. Tiệm phở Nguyễn Huệ được mở vào khoảng năm 1977, mau chóng trở thành nơi hội tụ của những người bạn lưu vong, họ đến đó ăn tô phở hương vị Bắc, uống ly cà phê phin, rồi bàn chuyện… hồi xưa. Ngoài phở bò, phở gà, ông Cảnh còn có nhiều món bắc trứ danh khác, như giả cầy, bún ốc giả ba ba, bún dọc mùng, cơm phần gia đình với món thịt luộc chấm mắm tôm, trứng chiên thịt bằm,… Trong đó món giả cầy và ốc giả ba ba, theo tôi là “vô địch thiên hạ,” vì “chuẩn vị Bắc”! Rồi Bolsa có thêm phở Hòa, phở Tàu Bay – Lý Thái Tổ, phở Quang Trung, phở Đa Kao… Có cả một số tiệm phở số như phở 54 (chắc chủ nhân là dân Bắc di cư), phở 79 (mở tiệm năm 1979), phở 86 (mở tiệm năm 1986),… Sau này nhạc sĩ Tuấn Khanh dùng tên ca khúc “Hoa soan bên thềm cũ” của ông mở tiệm phở ở thành phố Garden Grove. Đây có thể nói là tên tiệm phở dài nhất từ trước cho tới nay. Tên tiệm lại có mùi hoa soan chứ không có mùi bò. Một lão huynh, tuổi cũng hơn tám bó, nói hồi đó ổng thường ghé phở Nguyễn Huệ vì đó là nơi gặp gỡ của những người lính lưu vong, và cả giới văn nghệ sĩ, truyền thông miền Nam năm xưa. Ở phở Nguyễn Huệ, người ta có thể bắt gặp nhà văn Mai Thảo, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, nhà thơ Du Tử Lê, nhà báo Ngọc Hoài Phương, nhà văn Nhật Tiến,… Đó là những người sành ăn. Họ lui tới thường xuyên một quán nào đó có nghĩa là đồ ăn ở đó phải ngon, hợp khẩu vị. Tiệm phở Nguyễn Huệ hồi còn mở cửa. (Hình: Vũ Đình Trọng) “Bạn bè là một chuyện, nhưng thức ăn không ngon, chắc chẳng ai đến lần thứ hai,” lão huynh râu bạc nói. “Hồi đó tiệm phở đếm trên đầu ngón tay, mỗi tiệm đều có khách ruột của mình. Điều này chứng tỏ họ có bí quyết nấu nước dùng, và cách làm bò riêng, không giống ai.” Trong những tiệm phở hồi đó, có một tiệm cũng… không giống ai chút nào, là tiệm phở Tàu Bay – Lý Thái Tổ. Đây là tiệm phở duy nhất nước dùng không có mùi hồi, một thứ gia vị không thể thiếu trong nồi phở. Lạ một điều là khách đến ủng hộ lại khá đông. Lạ hơn nữa là rất nhiều người đến phở Tàu Bay nhưng không ăn phở, mà lại gọi món bánh cuốn tráng tay. Ngày nay, tiệm vẫn mở cửa, và người ta thường rủ nhau đi phở Tàu Bay để ăn bánh cuốn, là chuyện thường! Tiệm phở Nguyễn Huệ thì không may mắn như tiệm phở Tàu Bay. Sau hơn 40 năm lăn lộn trong nghề nấu phở, ông Cảnh buộc phải đóng cửa tiệm vì giá thuê mặt bằng ngày càng cao, và nhất là, nhưng người thích ăn phở ông nấu, cứ khuất bóng dần. Mới đây nhà hàng Song Long, một trong số ít nơi hội tụ giới văn nghệ sĩ miền Nam thích món ăn nấu theo kiểu Pháp, cũng đóng cửa. Một số nhà hàng khác mang phong cách ẩm thực cũ âm thầm đóng cửa, cho thấy hương vị miền Nam xưa không còn được lớp thực khách mới ưa chuộng. Quan niệm “sành ăn” của giới trẻ khác xa thế hệ đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, chưa kể lớp người định cư mới vì lý do kinh tế ngày càng đông. Chính lớp người này sẽ quyết định phở phải nấu như thế nào cho phù hợp với đám đông? Ăn phở như thế nào mới đúng “kiểu”?… Nói Bolsa đang mất dần hương vị xưa, nghe thì đau lòng, nhưng thực tế là vậy! Trong khi Bolsa mất dần hương vị xưa thì phở ở Little Saigon vẫn mọc lên như nấm. Không những thế, ngay cả khu sinh hoạt, mua bán của cộng đồng người Mễ, người Hàn, và cả khu buôn bán của người bản xứ cũng xuất hiện những tiệm phở sang trọng. Một lão bạn sau khi ăn thử cả chục tiệm phở nấu theo kiểu Mễ, kiểu Hàn và kiểu Mỹ, nói với tôi mùi vị chúng cứ na ná nhau, “bỏ bánh phở vào thì gọi là phở, bỏ mì vào gọi là mì cũng được.” Lão lại còn cho rằng, “tớ nghi là có tiệm phở dùng cốt bò, cốt gà nấu nước dùng chứ không ninh xương. Tiệm phở gì mà sáng sớm gọi một tô xí quách, chủ tiệm trả lời ‘hết rồi’ thì đủ hiểu họ nấu bằng gì.” Món phở Bắc vượt vĩ tuyến 17 vào Nam năm 1954, sau đó “vượt biên” qua Mỹ năm 1975, giờ đây tiếp tục vươn tầm ra thế giới, rồi lại “vượt biên giới” ra khỏi cộng đồng người Việt chinh phục cộng đồng Mễ, Mỹ, Hàn,… Thế thì đòi hỏi nó phải có hương vị xưa là điều không thể. Chỉ tội cho mấy lão già lưu vong giờ chỉ biết ngồi bó gối mơ về nơi xa xăm, rồi kể chuyện “hồi đó…” Góc cà phê buổi sáng tại phở Nguyễn Huệ, điểm hẹn của những người còn nặng lòng với quê hương đã mất. Người bên phải là ông chủ tiệm Nguyễn Văn Cảnh. (Hình: Vũ Đình Trọng) Phở thì dính gì đến Tết? Ngày Tết ít ai nhắc đến phở, vì nó không phải đồ để cúng mời ông bà ông vải về ăn Tết. Nếu để ý bạn sẽ thấy trên mâm cúng ngày Tết xưa nay, chẳng ai cúng phở bò, phở gà gì cả. Trong khi đó một số món nước như miến lòng gà, canh bóng (da heo), măng khô hầm giò heo,… giỗ Tết nào cũng có. Bạn có bao giờ thắc mắc rằng, tại sao lúc sinh tiền, ông nội, ông ngoại, ông cố thích món phở Bắc lắm mà sao ngày giỗ, ngày Tết chẳng ai cúng phở cho mấy ông về ăn? Tôi đoán rằng câu trả lời nằm ở chỗ mấy bà. Hồi xưa cỗ bàn giỗ Tết do mấy bà nấu cả, các ông có đời nào đụng đến. Có lần lão bạn tôi nói với bà vợ già có hơn 50 năm nấu cỗ giỗ tết nhà ông, rằng: “Bao giờ tôi chết, thỉnh thoảng bà nhớ cúng cho tôi món phở tái nạm gầu gân nhé. Chắc ở dưới đó tôi thèm lắm!” Lão kể, bà vợ vừa nghe xong, liếc mắt một phát bén ngót, rồi trả lời làm lão tắt luôn đốm lửa lòng đang chực cháy: “Xuống dưới rồi mà ông vẫn còn ‘thèm phở’ hả? Có thèm thì báo mộng cho con gà nào đó cúng cho mà ăn!” Có thể đó là lý do chính mấy bà không bao giờ cúng phở. Thế nên lão bạn khuyên ông nào có thèm phở thì cứ cố ăn cho nhiều, cho đã thèm, chứ mai mốt xuống âm tào địa phủ thì mùi phở cũng không có mà ngửi. Nghĩ lại, phở có tội tình gì đâu! Tội là của mấy lão chán cơm đấy chứ, làm cho mấy âm hồn “tín đồ phở” thứ thiệt ở dưới âm ty, không được hưởng chút hương hoa của phở, ngay cả trong ba ngày Tết.
Vũ Đình Trọng Lan man phở ngày Tết, từ quê nhà tới Bolsa…Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - Hôm nay lúc 9:47am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 98 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |