Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 143 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Oct/2024 lúc 10:17am

Ông Út Bình Trưng & Nồi Chè Hột Vịt.

 

Chè%20ăn%20với%20trứng%20và%20thịt%20thách%20thức%20thực%20khách
       *
 Bình Trưng là vùng đất bưng biền nằm giáp sông Sài Gòn, tui không nhớ nó là tên của đơn vị hành chánh là xã hay  ấp, nhưng nơi này nó đã mang nhiều kỷ niệm của miền ký ức trong tui, nhất là gia đình ông bà Út nơi đơn vị tui đóng quân tại nơi này...
                   *
  Trung đội 2 của tui đang đóng quân nơi  nhà cô Thật gần Xã Thạnh Mỹ Lợi, đây là vườn cây ăn trái ở ấp Mỹ Thủy, bổng đâu đùng một cái lệnh của Trung Úy Huỳnh đại đội trưởng đại đội 3/665 là tụi tui phải rời nơi đó để di chuyển về Bình Trưng nội trong đêm.

 Nhận được cái lệnh Hỏa tốc này, Thiếu úy Tạ Mạnh Trường trung đội trưởng sếp tui ổng cằn nhằn:

 -Gì mà gấp dữ thần ôn vậy trời, để sáng mai hoán đổi quân dễ hơn không, giờ này chạng vạng rồi mò lên Bình Trưng lạ nước lạ cái ớn thấy bà luôn.

 Nghe vậy ông Thượng sỹ nhất Hà trung đội phó liền góp lời:

 -Kệ nó Thiếu Úy, không sao đâu, mấy anh em ở Trung đội mình có người dân ở Bình Trưng, tụi nó thuộc lòng địa hình nơi đây như lòng bàn tay, ông Thầy yên chí đi.

 Tuy càm ràm chút đỉnh việc hoán chuyển nơi đóng quân đột ngột, nhưng là Sỹ Quan phải gương mẫu nên Thiếu úy Trường cho tập họp toàn trung đội lại để phổ biến lệnh trên, không bao lâu sau anh em tụi tui nai nịt  gọn gàng ba lô súng đạn đầy đủ , riêng phần tui thì sau lưng là cái PRC 25, đàng trước thì cái ba lô đeo ngược, tay thì cầm khẩu M16 lẽo đẽo đi theo Thiếu úy Trường để di chuyển ra ngoài đường lộ.

 Thấy tụi tui ra đi đột ngột, ông già tía của cô Thật bịn rịn nói:

- Chèn ơi! trung đội này ở chưa "nóng đít" mà đổi đi chỗ khác rồi, phải chi biết sớm tui mần mấy con gà xé phay cho mấy chú nhậu chia tay một bữa.

Thiếu Úy Trường thấy tía cô Thật thể hiện tình cảm dễ mến trên, ông liền đáp lời:

-Tụi tui cám ơn anh nha, bất tử quá nên không cho anh biết trước được, Bình Trưng cách cũng đâu bao xa, để đóng quân đâu đó xong xuôi bữa nào tui kéo anh em về mần với anh một trận cho vui, giờ thì kiếu ông anh nha.

 Tía cô Thật coi vậy mà ông cũng mềm lòng dữ lắm, chia tay gia đình ông mà ông bịn rịn thấy thương vô cùng, cử chỉ của ông lưu luyến thể hiện tình quân dân như cá với nước, khiến cả trung đội tui ai nấy đều cảm động, riêng cô Thật thì núp sau cánh cửa gỗ, cô thò đầu ra nhìn tụi tui từ từ ra khỏi khu đất nhà mình, tui thấy gương mặt cô mang một nỗi buồn phảng phất.

 Ra đến ngoài lộ cái, tui nhìn thấy chiếc xe Dodge của đại đội đang chờ sẵn, anh Hạnh Tài xế thấy bóng dáng tụi tui tới gần anh liền nổ máy sẳn sàng "Hốt hết" trung đội tụi tui về Bình Trưng.

 Đoạn đường từ ấp Mỹ Thủy về tới Bình Trưng chừng năm mười cây số, chiếc quân xa già nua của Đại đội gánh cả đám tụi tui khi lên vài đoạn dốc, tiếng xe gầm rú dữ dội cái pô xe phun khói đen ngòm như ống khói tàu, khi xe đi ngang qua cầu Mỹ Thủy, từ trong sân đồn tui thấy Trung úy Huỳnh giơ tay vẫy chào đàn em đi làm nhiệm vụ.

 Tài xế Hạnh thả tất cả tụi tui xuống đầu con đường làng, một là đường nhỏ khó có chỗ để quay đầu xe, hai là có thể nghi binh để tránh cho đối phương phát hiện nơi đóng quân của trung đội, cả đám cuốc bộ gần ba mươi phút sau mới đến rìa làng Bình Trưng.

 Nhìn lũy tre bao bọc quanh xóm làng tui thấy cảnh vật thật nên thơ trong buổi chiều tà. 

 Lật tấm bản đồ tỷ lệ 1/50 Thiếu Úy Trường xem lại tạo độ nơi Trung đội sẽ đóng quân, quan sát xung quanh, một hồi sau ông kêu Thượng Sỹ Hà đi lại một ngôi nhà tranh nằm sát hàng rào tre giáp với những mảnh ruộng sình lầy để xin tá túc.

 Một lúc sau với sự chấp thuận của chủ nhà, vợ chồng ông Út cho tụi tui lấy nơi nhà ông làm chỗ đóng quân.

 Vì lần đầu tiên đóng quân nhà ông Út , nó vừa lạ lẫm nó vừa làm hai bên khá e dè, phần tụi tui thì sợ biết đâu nhà ông Út là nơi  cảm tình với những người du kích, còn gia đình ông thì ngại không biết đám lính này có "Trời ơi đất hởi" hay không.

 Sau khi bố trí nơi ăn chốn ở xong, anh Châu với anh Mang trổ tài nấu nướng buổi cơm "Chiều" cho mọi người, khi cơm nước dọn ra giữa sân cả trung đội quay quần bên nhau ăn cơm, thật bất ngờ, từ dưới gian nhà bếp ông Út hai tay bưng cái "Quánh" cá kho ra tới, ông Út nói:

 -Nè mấy chú ăn thêm miếng cá kho này đi, tui kho hồi trưa nó nhiều quá tui với bả ăn cầu mấy ngày mới hết, sẵn mấy chú đây ăn cho vui, tui mời thiệt tình mấy chú đừng ngại.

 Ai nấy đều ngạc nhiên vì điều này, đã ở nhờ nhà ông Út là phiền hà rồi, đã vậy ông còn phải tốn kém đồ ăn với đám lính thử hỏi ai mà không  ngại ngùng .

 Tuy vậy cũng có thằng nó nghi ngờ coi chừng bị ông Út đầu độc, nên nó không dám động đũa vô.

 Thiếu úy Trường thật tinh ý, sau khu hết lời cám ơn cái thạnh tình của ông Út, rồi sếp tui vỗ vai cái thằng "Tào Tháo" đa nghi kia, sếp nói:

-Ăn đi , tấm lòng của ông Út đó đừng nghi ngại khiến ông buồn tội chết.

 Cũng có thể do từng trãi trong cuộc sống, và hiểu được tình cảm của đồng bào đối với quân đội qua những bài học ở Quân trường, vì vậy sếp tui hành xử rất hợp lòng người, và có thể qua giao tiếp sếp tui biết được lòng dạ của vợ chồng ông Út chăng?.

 Cơm nước xong, ông Út pha một bình tích nước trà thiệt bự, ông mời anh em nhâm nhi với ông cho vui.

 Lấy phóng đồ đi kích ban đêm do Liên Đội 3/1 chuyển đến, thiếu Úy Trường chấm vài tọa rồi kêu mấy ông tiểu đội trưởng lại phổ biến, sau khi nhận lệnh xong mọi người chuẩn bị ba lô súng đạn để di chuyển ra nơi điểm phục kích.

 Trung đội được chia làm ba điển phục kích đêm này, tiểu đội một thì nằm ven ranh của làng cách nhà ông Út vài trăm mét, tiểu đội hai nằm kéo dài trên con lộ đất đỏ từ làng ra đến mé đám ruộng dưới bưng.

 Phần còn lại của Trung đội thi kéo rốc ra nằm mé ruộng giáp sông Sài Gòn.

 Thiếu Úy Trường nằm kích cùng đàn em ngoài bờ sông, đêm xuống nằm ngoài bờ sông gió thổi mát lạnh, tui nằm kế bên Thiếu úy Trường để khi có lệnh lạc gì báo sếp cho kịp thời.

 Sau khi cắt gác xong Thiếu Úy Trường trải cái Poncho nằm trên một bờ đê lớn, tiếng sóng dưới sông lâu lâu vỗ vào bờ khiến khó dỗ giấc ngủ vô cùng, tiếng những chiếc ghe máy chạy xình xịch dưới sông nghe cũng rất thú vị . nó làm cho tui liên tưởng mình đang ở nơi nào của vùng miền Tây sông nước, tui ngước nhìn bầu trời trên cao nhiều vì sao lấp lánh thật đẹp mắt, thỉnh thoảng vài ba con muỗi vo ve bên tai cùng tiếng máy sôi trong ống liên hợp của chiếc PRC 25, trời đêm sương lạnh bắt đầu thấm ướt,  chắc một phần do ở sát bờ sông hơi nước bốc lên nhiều, tui thả hồn về xóm nhỏ của tui, tui liên tưởng giờ này chắc mọi nhà đều yên giấc, họ đang có những giấc ngủ thật bình yên, tui nghĩ chắc cũng có một số người đâu biết rằng để có giấc ngủ bình yên của họ, những người lính như tụi tui phải dầm mình trong sương đêm, có nơi chiến sỹ phải nằm gai nếm mật để giữ cho họ tròn giấc ngủ...

  -Mạnh mẽ Tư Tưởng đây Đại bàng gọi.

 Đang thả hồn với những ý nghĩ mông lung, tui giật thót mình khi nghe gọi dang hiệu đài của mình, tui vội đưa ống Liên Hợp cho sếp tui nghe. 

 Thì ra Đại bàng tức Đại Tá Lê Văn Tư tiểu khu trưởng Tiểu Khu Gia Định đang bay trên chiếc UH1 quần thảo trên cao để kiểm tra các chốt nằm tiền đồn có thực hiện đúng theo phóng đồ hay không.

 Sau khi trả lời xong , Đại bàng yêu cầu làm hiệu bằng đèn pin có che anh sáng bằng một màu đã cho biết trước để đại bàng xem xét.

 Lắp miếng mê ca màu vàng vô chóa đền Pin Thiếu úy Trường nhấp vài cái về hướng chiếc trực thăng, đèn pha sáng rực chiếc trực thăng quét ngang vị trí tụi tui đang đứng chân, có lẽ thấy đúng y điểm trên phóng đồ nên Đại Bàng dọt qua điểm kích khác để kiểm tra.

 Sau khi chiếc UH1 bay đi xa, không khí yên tĩnh được trả lại cho điểm kích đêm của tụi tui,  tiếng côn trùng lúc nãy nín bặt giờ bắt đầu kêu rả rích theo điệu buồn muôn thuở, rồi tự nhiên lúc này dưới sông có một chiếc ghe máy cặp sát bờ nơi chúng tôi đang đóng quân, chủ ghe tắt máy rồi Lên tiếng:

 - Mấy chú ơi ra đây tui gửi cho ít tôm càng nhậu chơi.

 Lấy làm lạ tự dưng người chài tôm lại muốn cho mình số tôm này, thiếu úy Trường từ chối ông nói:

- ý đâu có được tụi tui không lấy đâu, cô bác đừng làm vậy kỳ lắm.

Ông chủ ghe nói:

- Mấy chú cứ lấy đi hôm nay ghe chài tụi tôi chài được nhiều tôm lắm, tui gửi chút ít cho mấy chú nhậu chơi mà đừng ngại.

 Thấy ý tốt của ông chủ ghe thiếu úy Trường kêu anh Mang ra bờ sông lấy số tôm nọ, thiếu úy Trường nói vọng ra:

 - Tụi tôi xin cảm ơn quý chú bác nha.

 Ông chủ ghe chào tạm biệt rồi nổ máy cho chiếc ghe chạy ra giữa sông để chài tôm tiếp.

 Nhìn bọc tôm trên tay của Anh Mang, thiếu úy Trường nói:

 -Tội nghiệp họ , nghề sông nước này cực lắm thấy vậy tui không muốn nhận, nhưng ổng  có tấm lòng quá, nên mình nhận cũng bớt áy náy.

 Trời gần hừng sáng thiếu úy Trường cho rút quân về, vừa vô tới sân nhà ông Út, tui thấy ông bày biện cái nồi nhôm to tướng nằm giữa sân, kế đó chén bát bày biện la liệt ra, chưa hiểu chuyện gì thì tiếng bà Út nói:

 - Mấy chú dìa rồi kìa ông ơi! ông ra múc vô chén cho mấy chú ăn cho ấm bụng.

 Thì ra, trong lúc trung đội tui bung ra các điểm nằm tiền đồn, ở nhà hai ông bà bàn thảo với nhau nấu một nồi chè Đậu xanh với hột vịt chạy đồng.

 Nhìn nồi chè bốc khói thật thơm, hương vị ngọt ngào của đường, bùi bùi của đậu xanh, và nhất là những cái hột  vịt được nấu chung trong đó, tui húp tới đâu nghe mát ruột tới đó, và đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tui mới được ăn cái món chè thật lạ lẫm này.

 Tấm chân tình của ông bà Út đã làm trung đội 2 của đại đội 3/665 mắc nợ, một món nợ ân tình đến giờ tụi tui vẫn còn vươn mang.

 Còn nhiều nữa những nghĩa cử cao đẹp  của ông bà Út đối với anh em tụi tui, nhưng câu chuyện cũng khá dài tui xin mạn phép dừng lại ở đây.

 Ông Bà Út đã thành người Thiên cổ đã lâu, từ khi "Tan hàng" cho đến giờ anh em tụi tui thất tán không còn tin tức của nhau, ai còn ai mất không quan trọng, người còn và kẻ mất chắc cùng nhau chung một ý nhớ mãi tấm lòng tốt đẹp của những người nông dân vùng ven đô ngày xưa, ông bà Út là một điển hình khiến ta nhớ mãi cho dù vật đổi sao dời phải không các bạn . 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Oct/2024 lúc 10:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2024 lúc 7:53am

Oan Ơi Ông Địa

 BM

Cách đây khoảng 5 năm tôi có đọc một tin tức đăng trên báo chí cho biết một vụ án oan trái tại tiểu bang Arizona, mà nạn nhân được bồi thường gần một chục triệu Mỹ kim và mới đây nhất tại Chicago cũng có một tù nhân tên Brown bị lãnh án oan trái được lãnh tiền bồi thường 50 triệu Mỹ kim vì đương sự đã bị nhốt trong tù 40 năm. Hai vụ án tù oan trái này làm tôi hồi tưởng lại 2 vụ án tù oan trước kia tại tiểu bang Oklahoma, mà tôi đã lãnh nhiệm vụ là một Công Chứng Tuyên Uý Trại Tù (Certified Prison Chaplain), trực tiếp cố vấn tinh thần (Spiritual Counseling) lẫn cố vấn về thủ tục pháp lý (Legal Procedures Counseling) cho các anh chị em tù nhân tù nhân, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay màu da qua nhiều năm trong các trại tù liên bang và tiểu bang Oklahoma .


Vụ án thứ nhất: Sờ Mó Con Nít (Child Molestation) bi coi là một trọng tội hình sự (Criminal). Tù nhân này tên Phương có vợ và 3 con. Trước kia ở VN anh này từng là cựu chủng sinh tu xuất từ trong tu viện nhiều năm và sau khi vượt biên đến Hoa Kỳ anh mới lập gia đình. Người vợ cho biết anh là người chồng chung thuỷ và là một người bố gương mẫu. Vợ anh ở nhà săn sóc các con và trông nom thêm một em bé gái 6 tuổi là con riêng của một người bạn chồng của chị. Rồi một hôm chị nhận được điện thoại của một hãng xưởng gọi chị đến phỏng vấn để có thể thuê mướn chị làm việc. Chị liền nhờ cậy chồng ở nhà trông nom dùm 3 đứa con nhỏ và đứa bé gái 5 tuổi trong vài tiếng đồng hồ, để chị sẽ phải đi phỏng vấn công việc làm do hãng gọi. Trong lúc chị vắng nhà, đứa bé 6 tuổi con gái bạn của chồng đòi đi vệ sinh, anh liền dẫn cháu này vào đi cầu rửa ráy sạch sẽ cho nó.


BM

Vài ngày hôm sau không biết chuyện gì bất hòa đã xảy ra giữa chồng chị và bố đứa bé gái nhỏ này, chị thấy hai người cãi lộn nhau như muốn đánh nhau. Rồi chị nghe thấy chồng chị la to: Tao thách mày kiện tao ra tòa, tao đâu có làm gì bậy thì việc gì tao phải sợ, mày nên nhớ rằng cây ngay không sợ chết đứng. Thế rồi vài ngày sau anh Phương bị cảnh sát đến tận nhà còng 2 tay anh lại và đưa anh lên xe cảnh sát chở anh vào trại tạm giam (Oklahoma County Jail) mà cảnh sát cho vợ anh biết chồng chị bị tố cáo về tội mò mẫm kích thích tình dục trẻ thơ dưới tuổi vị thành niên (Sexual Child Molestation). Trước khi đệ nạp hồ sơ kiện đương sự ra tòa, nghe lời cố vấn của luật sư, bạn anh đã đã đưa con gái đi khám bệnh bác sĩ và được bác sĩ chứng nhận con gái anh bị rách màng trinh ở tử cung, mà tòa tin rằng vì hành động sờ mó của bị cáo. Chứ thực ra cách vài tháng trước đây em bé gái 6 tuổi này này đã bị một tai nạn lao động xảy ra cho em, làm màng trinh em bị rách mà chuyện này chỉ có bố em và dì ghẻ là mẹ của em biết thôi. Sau phiên tòa xét xử anh bị lãnh án 18 năm tù ở. Nhưng theo luật hình sự của tiểu bang Oklahoma, nếu sống 1 ngày trong tù có hạnh kiểm tốt thì được công thêm 1 ngày nên sau 9 năm ở tù anh được trả tự do trở về nhà sống bình thường với vợ con, thay vì đáng lẽ anh phải ở trong tù đủ 18 năm mới được thả ra về.


BM

Sau khi anh đọc tin tức trên báo chí cho biết ở Arizona có vụ án tù oan trái tương tự như trường hợp của anh được tòa xét xử lại tìm ra sự thật nên nạn nhân được lãnh tiền bồi thường gần 10 triệu Mỹ Kim và nay biết rõ mình cũng nằm trong hoàn cảnh hoàn toàn bị tù oan. Nên anh đã thuê một luật sư đưa vụ án này ra tòa tái xét xử. Vị luật sư của anh tiến hành thủ tục pháp lý và đã trực tiếp lấy khẩu cung với cô bé gái này năm nay đã trên tuổi vị thành niên, đang có sự nghiệp tại một tiểu bang khác, mà nay cô vẫn còn nhớ rõ trong trí óc cô để kể lại cho vị luật sư nghe tất cả những chi tiết về những gì bố cô trước kia đã tập luyện cho cô phải khai rõ cách thức mà chú Phương đã dùng tay sờ mó trong tử cung của cô như thế nào và bao nhiêu lâu v.v.. cho Quan Tòa xử án nghe. nên sau đó anh đã bị lãnh án oan trái  cay nghiệt như vừa được kể ở trên. Cuối cùng vị luật sư của anh Phương đòi tiền bồi thường 4 triệu cho anh. Cho tới giờ phút này tôi được người ta cho biết là đương sự đã lãnh được tiền bồi thường nhưng không biết là bao nhiêu và đương sự đã rời khỏi tiểu bang Oklahoma rồi.


Vụ án thứ nhì: Vụ án này còn oan trái và đau thương gấp bội phần so với vụ thứ án thứ nhất. Nếu độc giả nào chưa đọc đề tài này hay đã đọc nhưng quên nội dung của câu chuyện này, thì xin mở coi Video Youtube: Niềm Đau Thương Oan Trái online sẽ rõ. Nữ tù nhân người Việt Nam duy nhất này tên là Lê Vân bị lãnh bản án oan trái cay nghiệt nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ, mà đương sự sẽ phải bị chết trong tù (Lifetime Sentence Without Parole), không bao giờ được lãnh nhận một ơn đặc biệt ân xá (Amnasty) nào của chính phủ ban cho trong tương lai vì bất cứ một lý do gì. Trong khả năng chuyên nghiệp về Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ qua hơn 32 năm tại Tòa Án Liên Bang Oklahoma, cộng thêm uy tín cá nhân trong Cộng Đồng Mỹ - Việt tại địa phương của tác giả bài viết này, đã nhiệt tâm cố gắng tìm mọi cách giúp đỡ cho đương sự tránh khỏi sẽ bị chết oan trong tù (lifetime without parole) nhưng cho tới nay mọi cố gắng đã hoàn toàn thất bại.

%20BM

https://baomai.blogspot.com/2024/08/niem-au-thuong-oan-trai.html

Tuy nhiên nữ tù nhân Lê Vân đã được Thiên Chúa ban ơn phúc đặc biệt cho đương sự biết chấp nhận sống an bình cho đến chết trong chốn lao tù. Xin xem đề tài: Tâm Thư Của Một Nữ Tù: "Nhớ Lại Ngày Này Của 12 Năm Trước" trên tờ BaoMai online và xin đọc tiếp phần phụ đính điều lệ luật bồi thường dưới đây.




Pt. Nguyễn Mạnh San

http://baomai.blogspot.com/
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Oct/2024 lúc 7:49am

Bạn Ơi Đừng "Chảnh" Nhé


Cách đây mấy ngày, người viết phải "thủ thỉ" với ông xã của tôi rằng: ”Đã mấy tuần rồi, Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Cao Niên có gọi điện thoại mời em đi sinh hoạt cho vui nhưng em không đi. Em sợ  bị hiểu lầm rằng em  "chảnh quá, mời hoài mà không chịu đi họp", chứ họ đâu biết rằng em bận quá và vì em không muốn bỏ anh ở nhà một mình buồn hiu trong khi anh không muốn đi họp vì lý do sức khỏe không tốt. Cũng đành thôi!

Những năm gần đây có lẽ các bạn đã thường nghe dùng chữ “Chảnh” trong những câu đối thoại rồi nhỉ?

Thú thật, lúc đầu người viết cũng không hiểu “Chảnh” có ý nghĩa gì dù là cũng đã tốn công đi tra tự điển, nhưng tìm hoài không có chữ “Chảnh” trong bất cứ tự điển Việt nam nào cả! Buồn năm phút!

Dần dần khi xem qua những vỡ hài kịch, đọc những bài viết trên báo giấy hay trên internet, hoặc khi nói chuyện với bạn bè, người viết thỉnh thoảng nghe được những câu như sau:

-       Cô đó “chảnh” quá!

-       Mấy cô ca sĩ này “chảnh” quá!  v..v..      và v...v...

 

Là người thích tìm hiểu sự việc cho rõ ngọn ngành để có tài liệu chia sẻ với bạn bè và quý độc giả cho nên tôi đã bỏ công chạy vào Google tìm cho ra định nghĩa Chảnh là gì?

Người viết chỉ tóm lược một vài định nghĩa mà đa số tìm được trong các diễn đàn của giới trẻ  học sinh, sinh viên ở Việt nam vì từ Chảnh này phát xuất từ Việt Nam mấy năm gần đây mà thôi.

Xin mời bạn cùng chịu khó đọc với người viết về các tin tức này nhé.

“Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dương, “chảnh” là một từ địa phương Nam bộ được giới trẻ sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây, có nghĩa là “lên mặt, làm cao, tỏ vẻ ta đây”.

Có lẽ vì xem đây là từ địa phương nên từ điển tiếng Việt do các nhà ngôn ngữ học hàn lâm của Viện Ngôn ngữ học biên soạn không có mục từ này. Như vậy, trong sắc thái ý nghĩa của từ “chảnh” có hàm ý chê bai thái độ phách lối, lên mặt.

(Nguồn: sưu tầm trên internet)

 

Đa số từ “chảnh” này được dùng cho phái nữ nhiều hơn là cho phái nam, cho tuổi trẻ hơn là cho tuổi già.

Hãy nghe quý vị tuổi trẻ Việt Nam bàn luận về “Chảnh” cho vui bạn nhé.

 

- "Trong những tính từ, thì Jojo ghét nhất là từ "chảnh". Chảnh do làm dáng, và chảnh do không biết mình chảnh" !!!?

-        "Khi người ta có một ưu điểm gì đó nổi trội hơn người (ví dụ: đẹp, giàu, giỏi, tài năng...) thì tất yếu sẽ có sự chảnh. 

 

Nhưng mà còn tùy cái hành động biểu hiện cho sự chảnh đó có quá đà không, có làmngười khác khó chịu không. Chảnh quá thì bị nhiều người ghét và ít có bạn lắm. Hoặc cũng có thể người này không chảnh, nhưng vì nổi bật, hay ho hơn người nên bị để ý, rồi nhiều người ghen tỵ, cho người ta là chảnh."

 

-      "Chảnh" - một tính từ luôn được gán cho những ai bạn ghét.


-    “Chảnh là "lemon question" (từ thường gọi bằng tiếng Anh), trong từ điển tiếng việt không có từ chảnh.”

-       “Chảnh là quá cao, chỉ chơi với những người hỏi giỏi hơn mình không chơi với những người kém cỏi (nếu bạn là người học giỏi), chỉ chơi với những người xinh đẹp nếu bạn là người xinh đẹp, chỉ chơi với người tài năng nếu bạn là người tài năng, nói chung là không hòa đồng...đại loại là như thế phức tạp lắm.”

 - "Chảnh là người đó đưa cái mặt sốc để nói chuyện với mình, hỏi mà không trả lời. Girl chảnh nhiều hơn boy"


- "Những người ganh tị với người khác về một mặt nào đó mà có tâm địa xấu xa thì cho rằng người nào hơn mình là người đó...chảnh.  Còn người "chảnh thật sự" thì luôn tự đắc, coi trời bằng vung, nghĩ mình là cái "rốn" của vũ trụ, chẳng xem ai ra gì"

“Teen thường không công bằng, chỉ xét đoán, rồi nói rằng ai đó chảnh qua cảm tính, và những teen bị nói là chảnh thì cảm thấy buồn, không biết tại sao bị gán cho điều đó, thế rồi mặc nhiên, chỉ vài hành động, cử chỉ vô ý, họ cũng nghiễm nhiên bị cho là "kênh kiệu".

 ( Nguồn: www.tin24.com Mực Tím- Teen)

 Theo thiển nghĩ của người viết thì từ  “Chảnh” cũng chỉ là một “tiếng lóng” trong ngôn ngữ học Việt Nam như từ “sức mấy”,  “bỏ đi tám”, “còn khuya” thời xưa chúng ta thường dùng.

Mỗi thời có một lô  “tiếng lóng” mới làm giàu cho văn chương đối thoại và làm cuộc đời thêm vui mà thôi.

Hiện tại ở Việt Nam có nhiều từ mới như “tám”, “xưa quá đi Diễm”, “trên cả tuyệt vời”,  “biết chết liền” mà nhiều khi  “bị” nghe hay “được” đọc những từ này, người viết cũng ngẩn ngơ không hiểu gì cả.

Như vậy thì có thể tạm hiểu Chảnh là “kênh kiệu, khó ưa” và đó là một tính xấu thì chúng ta không nên biểu hiện tính xấu này khi giao tiếp với người khác trong xã hội, trong cộng đồng, bạn nhỉ?

Cũng từ chữ Chảnh này đã khiến cho người viết nhớ đến mẫu chuyện Thiền hay hay dưới đây có liên quan ít nhiều đến tính kênh kiệu, khó ưa này. Xin mời quý bạn cùng đọc với người viết nhé.

Danh Thiếp 

 


Keichu [Hề Trọng Phần Đạo: Keichu Bundo (J), 1824-1905, Lâm Tế tông Nhật - LND], Một Đại thiền sư thời Minh Trị, trụ trì đại tự viện Tofuku (Đức Phong tự - LND) ở Kyoto.

Một ngày nọ, thống đốc của Kyoto đến thăm ngài lần đầu.

Viên thị giả đưa vào tấm danh thiếp ghi: Kitagaki, Thống đốc Kyoto.

"Ta chẳng có việc gì quan hệ với ông này," Keichu nói với thị giả. "Bảo ông ta về đi."

Viên thị giả mang tấm thiếp trở ra với lời cáo lỗi.

 

"Đấy là lỗi tại tôi," ông thống đốc nói và lấy bút xóa đi mấy chữ Thống đốc Kyoto. "Xin thưa lại với đại sư lần nữa."

 

"Ồ! Kitagaki đấy à?" thiền sư thốt lên khi nhìn thấy tấm danh thiếp. "Ta muốn gặp ông ấy."

(Nguồn: Trích trong 101 truyện Thiền do Trần Trúc Lâm chuyển dịch)

 

Qua câu chuyện, chúng ta thấy rằng lúc đầu thống đốc của Kyoto là người rất “chảnh” vì đã tỏ ra kênh kiệu, dùng danh thiếp quan tước để gặp mặt một vị thiền sư.

Vị đại sư đã không chịu tiếp Kitagawa, tên của vị thống đốc là vì muốn dạy cho ông thống đốc này bài học về sự khiêm tốn.

Điểm chính của câu chuyện này là phản ứng khiêm tốn, yêu học hỏi của Thống đốc Kitagaki.

Khi ông không còn làm”chảnh” nữa thì lại được thiền sư vui mừng, chấp thuận cho được gặp mặt.

Như vậy tùy theo trường hợp, bạn không nên “chảnh” nhé vì như thế sẽ bất lợi cho bạn đấy.

 

Khi đọc những tài liệu về từ Chảnh nêu trên, người viết tâm đắc nhất là  lời góp ý  dưới đây:

Sự ganh ghét và tính vị kỷ này nhiều khi gây tai hại cho mình, cho người, cho cộng đồng không ít. Xin mời quý bạn thưởng thức mẫu chuyện Thiền ngắn ngắn dưới đây:

 

 Đầu và Đuôi Rắn  

Tánh Vị Kỷ Là Nguồn Gốc Của Lòng Ganh Ghét

Trong Khi Lòng Ganh Ghét Nuôi Dưỡng Tánh Vị Kỷ

 

Một hôm cái đầu và đuôi con rắn cãi nhau về vấn đề ai sẽ đóng vai trò dẫn đạo.

Ðuôi nói với đầu rắn: “Bạn luôn luôn hướng dẫn tôi như vậy không tốt. Ðôi lúc bạn nên để tôi hướng dẫn bạn”. 

Ðầu rắn trả lời: “Không có chuyện đó, vì theo luật tự nhiên, tôi phải đóng vai trò lãnh đạo. Bạn không thể thay tôi được”. 

 

Cuộc gây gổ kéo dài nhiều ngày sau đó cho đến một hôm vì quá tức giận, đuôi rắn quấn chặt vào một thân cây. Ðầu rắn không thể bò đi được và quyết định để mặc cho cái đuôi nhúc nhích theo đường hướng riêng của nó. Nhưng bất hạnh thay vì cái đuôi không thể thấy biết nó phải bò đi đâu, nên con rắn rơi vào hầm lửa và bị chết cháy.

 

 Một số người không bao giờ thỏa mãn với những tài sản của mình đã có và ganh ghét với những kẻ giàu sang hơn họ.

 Những kẻ có ý tưởng ganh tị cảm thấy không hạnh phúc với mọi điều họ đang có. Ngay cả trước mặt mọi người họ hoạt động thành công, nhưng họ vẫn không bằng lòng và cảm thấy buồn khổ vì nghĩ rằng nhiều người khác làm việc có kết quả hơn họ. 

Vậy muốn được lợi ích họ nên hướng ý tưởng của họ vào nội tâm và suy tính đến những phước đức gì họ đã thực hiện được hơn là tạo ra những ý nghĩ tị hiềm.

 (Nguồn: Trích dịch tác phẩm “How To Live Without Fear & Worry”

 (Làm Sao Sống Không Sợ Hãi và Lo Âu? của HT Thích Trí Chơn)   

 

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé. 

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 732-ORTB 1163-100924)


Sương Lam
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2024 lúc 8:46am

Những Điều Cần Nhớ Khi Thấy Đời Chua Như Chanh


1. Nếu biết xin lỗi, bạn là người dũng cảm. Nếu biết tha thứ, bạn là người mạnh mẽ. Nếu biết cách quên, bạn là người hạnh phúc.

2. Hạnh phúc không kéo dài mãi mãi và bản chất của nó là vậy. Có những lúc bạn cần phải chiến đấu qua những ngày tồi tệ để tiến tới những ngày tươi sáng. Hạnh phúc là một chuỗi những khoảnh khắc. Nó đến và đi. Bạn hãy học cách chấp nhận và trân trọng điều đó.

3. Đời người dài đến vậy, đường lại xa đến thế. Bạn chỉ có thể dựa vào bản thân.

4. Trời sinh ra đức tính ganh đua, hoặc là để bạn trở nên ghen ghét, đố kị và tự dìm mình xuống, hoặc là bạn sẽ vì ganh mà cố gắng, phấn đấu để bằng họ.

5. Bạn chỉ cần có trách nhiệm với những gì mình nói, không cần có trách nhiệm với những gì người khác hiểu.

6. Thực ra trên đời này chẳng có gì là thực sự công bằng cả, chẳng qua là mọi người cảm thấy thế nào là công bằng thôi.

7. Chẳng có gì là tồn tại mãi mãi trong thế giới này, kể cả những nỗi đau và rắc rối của bạn.

8. Sự thật giống như một cuộc giải phẫu. Nó đau nhưng có tác dụng chữa lành. Sự giả dối giống như một viên thuốc giảm đau, nó giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức nhưng tác dụng phụ thì kéo dài mãi mãi.

9. Nếu ai cũng hài lòng với bạn, nghĩa là bạn đã hoàn thành rất nhiều lời hứa trong cuộc đời. Nếu bạn hài lòng với tất cả mọi người, nghĩa là bạn đã bỏ qua hầu hết lỗi lầm của họ.

10. Mắt luôn hướng đến những vì sao, nhưng chân hãy luôn vững vàng dưới đất.

11. Nếu bạn độc thân, hãy tập trung “nâng cấp” bản thân thay vì tìm một người mới tốt hơn người cũ. Bởi vì khi bản thân bạn đã tốt hơn, tự nhiên bạn sẽ hấp dẫn một người tốt hơn.

12. Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.

13. Hầu hết nỗi buồn của chúng ta đều bắt nguồn từ việc lấy hậu trường của mình so sánh với trailer của người khác.

14. Đôi khi những gì bạn muốn không phải là những gì bạn nhận được, nhưng những gì bạn nhận được cuối cùng tốt hơn rất nhiều so với những gì bạn muốn.

 st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2024 lúc 11:55am

Phụ nữ nói nhiều tốt hay xấu?

 BM


Đây là một thành kiến bất công và không có bằng chứng khoa học đối với nữ giới. Rộng miệng hay hẹp miệng là thuộc phần cơ thể học, nó không liên quan gì đến tâm lý và tư cách sống của một người. Và nó cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến việc tan hoang cửa nhà. Ngược lại, lớn tiếng chửi bới vợ con, đánh đập người trong nhà theo lối sống gia trưởng, theo quan niệm “trọng nam khinh nữ” mới làm cho gia đạo trở nên bất an. Có lẽ vì muốn che dấu những thói hư tật xấu của mình nên đàn ông con trai, đặc biệt, với quan niệm xã hội phong kiến xưa đã gán ghép câu tục ngữ bất công đối với phụ nữ như trên. 

 

Nhìn một đám đàn ông con trai tụ tập trên chiếu bạc, lê la tại các quán nhậu, phòng trà, hoặc tụm năm, tụm ba bàn chuyện thiên hạ tại các quán cà phê, thì ai cũng cho là bình thường. Một tệ nạn thuộc giới đàn ông, con trai mà có lẽ chỉ có ở Việt Nam trong hoàn cảnh xã hội mới ngày nay là “giao lưu”. Giao lưu buôn bán, giao lưu bạn bè, giao lưu áp phe, mánh mung mà hậu quả của những giao lưu ấy như thế nào thì ai cũng biết. Điều này nếu đem so sánh với thói ngồi lê, đôi mách, hoặc lắm điều của chị em phụ nữ xem ra vẫn nhẹ nhàng hơn.


BM


Tóm lại, những nhận xét thiên vị về khả năng nói năng và giao tiếp của phụ nữ là một quan niệm và lối sống lỗi thời. Tuy chúng ta không chấp nhận những thái quá của phong trào phụ nữ đòi bình quyền, và những lối sống phóng túng của một số người, nhưng phải công bằng trong quan niệm và lối sống hiện nay. Đây là điều đưa đến một lý do biện minh cho thói nói nhiều, hoặc hay nói của nữ giới. Và liệu nó có phải là một lợi điểm đối với phái nữ hay không?

 

NÓI NHIỀU LÀ BẢN NĂNG CỦA PHỤ NỮ


BM


Theo khảo cứu của khoa học, thì 80-90% phụ nữ sống với não cầu trái. [1] Nói chung, não cầu trái là phần lớn thuộc nữ giới, trong khi 80-90% nam giới sống với não cầu phải.


Hiện nay, chúng ta cũng không giải thích một cách chắc chắn theo khoa học là tại sao óc của người phụ nữ lại linh động hơn trong phương diện ngôn ngữ và nói năng. Nhưng dựa vào kết quả khảo cứu đăng trên Journal of Neuroscience cho biết có một protein gọi là FOXP2 đã phát sinh khả năng nói. Nó được tìm thấy hơn 30% FOXP2 trong óc của các em gái. Và nói chung khoa học đã chứng minh rằng nữ giới có khuynh hướng nói hay hơn nam giới. [2]


BM


Trong những đặc tính của não cầu trái là phần ngôn ngữ và trí nhớ. Do đó, có thể nói, ngay từ bé phái nữ đã phát triển sớm khả năng ngôn ngữ và nói. Một bạn nữ và một bạn nam cả hai học cùng một ngôn ngữ, thí dụ, Anh ngữ hay Pháp ngữ thì bạn nữ bao giờ cũng nói năng, truyền đạt ngoại ngữ ấy một cách thành thạo hơn bạn nam của mình. Cũng nhờ khả năng này nên phái nữ chẳng những nói hay mà dĩ nhiên còn hay nói. Một người phụ nữ trung bình nói 20.000 chữ một ngày, trong khi người nam chỉ nói có 7.000 chữ. [3] Nói gần gấp ba lần như vậy, cho nên nói ở sở, nói với bạn bè chưa đủ, khi về nhà thì nói với con hoặc với chồng, với người yêu.


Một điểm đặc biệt hơn nữa là cầu nối giữa hai não cầu (The corpus callosum) của nữ giới lại phát triển đặc biệt hơn, nên có khả năng nối kết suy nghĩ và hành động nhanh hơn, tốt hơn so với nam giới. Các nhà khoa học minh chứng rằng phụ nữ có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc tốt hơn đàn ông. [4] Kết quả là ở phụ nữ họ có thể làm 2 việc hoặc hơn nữa cùng một lúc. Như vậy, một người vợ nếu vừa nói chuyện điện thoại với bạn, vừa làm bếp thì sau khi kết thúc câu chuyện cũng có bữa cơm cho gia đình.


BM


Ngược lại, người chồng thường chỉ làm có một việc một lúc. Đây cũng là điều thường khiến xảy ra tranh cãi, khó chịu giữa đàn ông và đàn bà, và nó luôn luôn gây ra khắc khẩu giữa hai vợ chồng. Nhiều khi vợ nói gà, chồng hiểu thành vịt, hoặc vừa gà vừa chó thì chồng đành phải chịu thua không biết nàng muốn nói con gì.

 

NÓI NHIỀU TỐT HAY KHÔNG TỐT?

 

Như vừa trình bày trên, nói nhiều hay khả năng nói thuộc bản năng thiên phú của nữ giới, do đó, họ không thể không nói, có điều là nói cái gì, nói với ai, nói như thế nào và trong hoàn cảnh nào.


BM


Người ta thường nói: “Nếu một người phụ nữ ngồi một mình, nàng đẹp và hiền lành như một thiên thần. Nhưng nếu hai người phụ nữ ngồi với nhau thì có những tiếng xì xèo, to nhỏ. Còn nếu ba người phụ nữ ngồi lại với nhau, sớm muộn sẽ trở thành một cái chợ”.


So sánh này khiến người viết nhớ lại câu chuyện khi tham dự một buổi hội thảo về gia đình. Thuyết trình viên hôm đó cũng kể lại một ví dụ tương tự nhưng rất dí dỏm. Ông nói rằng, trong Hán tự, chữ Nữ gồm 2 chữ thị. Và khi 2 chữ nữ viết song song sẽ thành chữ chợ. Như vậy văn hóa Đông, Tây hòa hợp và cùng có một nhận định về khả năng nói và hay nói của nữ giới.


BM

 

Tại sao phụ nữ không được nói?

 

Nói nhiều chữ một ngày hay nói ít chữ một ngày, dù là đàn ông hay đàn bà cũng cần phải nói. Vì nói, theo tâm lý học là một cách thức biểu lộ tình cảm và truyền đạt tư tưởng. Rất nhiều hiểu lầm đã xảy ra vì không hiểu nhau, vì không ai nói. Ở điểm này nói còn là một hình thức tâm lý trị liệu. Nó không những giúp truyền đạt tư tưởng, mà còn giải tỏa những dồn nén và căng thẳng. Như vậy, người phụ nữ nói nhiều là điều tốt cho sức khỏe tâm lý, và duy trì lối sống tình cảm, vì phụ nữ sống nhiều bằng tình cảm.


http://baomai.blogspot.com/

Đa số đàn ông, con trai có một sai lầm rất lớn và hơi ích kỷ khi đưa ra chọn lựa người bạn đường. Họ sợ và không muốn người phụ nữ nói nhiều mà họ cho là càm ràm. Nhưng đây lại là một điểm tốt của phụ nữ. Cũng vì sống với tình cảm và có bản năng làm mẹ, nên người phụ nữ nào tốt, người vợ, người mẹ nào tốt không thể không nói, không càm ràm. Lý do, vì chồng con bê bối, bừa bãi, hậu đậu mà đôi khi còn tỏ ra vô tâm. Trong những trường hợp ấy, việc càm ràm của người vợ, người mẹ không gì khác hơn một lời nhắc nhở, và cũng là một lời trách nhẹ. Nếu người chồng, người con sửa sai và gọn gàng, sạch sẽ, nghiêm túc thì ai mà mệt xác phải càm ràm?

 

Phụ nữ ở một mình cũng không tốt 


baomai.blogspot.com

Trong cơ cấu não bộ, bộ nhớ và bộ nói cũng thuộc bán cầu trái của não, nhờ đó nó giúp phụ nữ nhớ rất rõ và chi tiết từng sự việc. Đây là ưu và cũng là khuyết điểm khi nó được áp dụng trong tương quan vợ chồng, bạn bè. Nó khiến nữ giới rất khó quên những gì người khác làm cho họ buồn lòng, hoặc bị thiệt thòi. Đa số nam giới, nhất là những ông chồng thường sống với triết lý “trứng gà, trứng ếch” như nhau. Ngược lại, thì người phụ nữ có một ứng dụng trong nếp sống theo nguyên tắc “tha nhưng không quên.” Đó là lý do tại sao trong gia đình có tiếng càm ràm, có những gắt gỏng, và khó chịu, bởi một đàng thì “hiểu rồi nói mãi”, đàng khác thì “nói mãi mà không hiểu hoặc không làm”.


baomai.blogspot.com

Ngoài ra, cũng theo tâm lý trị liệu, những gì nói ra được luôn giúp vơi đi những căng thẳng và buồn bực trong nếp sống. Việc người phụ nữ nói ra những gì khiến họ khó chịu, âu cũng là một hình thức xả đi những dồn nén trong lòng. Đã có sẵn trí nhớ tốt, lại thêm nguồn chữ nghĩa phong phú lại gặp những cái làm mình chướng tai gai mắt, ấm ức nếu không nói ra sợ đưa đến tâm bệnh. Tại sao phụ nữ hay nhức đầu, đau dạ dày, tiêu hóa bất thường, kinh nguyệt bất thường? Đó là vì họ luôn luôn bị dồn nén, và chịu đựng. Thí dụ, trong đời sống hôn nhân gia đình, đời sống chung nhiều chuyện nói ra thì tan cửa, nát nhà, gây xích mích, giận hờn mà không nói ra thì hậu quả tất yếu là thuộc về họ!

 

Nhưng nói mà không có người nghe thì nói làm gì, nói ra càng tức, và vì thế dẫn đến tình trạng “ba người đẹp họp nhau sẽ thành cái chợ”. Khi nói có người nghe. Tần số phát ra đồng điệu và có người đáp lại tại sao không “tám”. Như vậy tại sao cấm phụ nữ không được “tám”? Tám cho vui, tám xả stress, tám giúp nhau kinh nghiệm sống, dẫn đến sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau thì đó còn gì bằng. Nhất là tám rồi về nhà khỏi càm ràm, đay nghiến chồng con thì các đấng mày râu không nên cấm. Trong Thánh Kinh, “Đàn ông ở một mình không tốt”. [5] Chắc khi phán điều này, Thượng Đế cũng nghĩ đến phái nữ nữa.


BM

 

 

Trần Mỹ Duyệt

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2024 lúc 12:11pm

Đừng Là Người Võ Đoán

5274%201%20DungLaNgVoDoanLeQgUy

       Tôi có một thói quen. Nếu không tháρ tùng sếρ đi tiếρ đối tác, thì trưa nào cũng chọn quán cơm bụi ngay góc đường để tìm cái bỏ bụng. Quán nhỏ, đúng nghĩa cơm bình dân. Món ăn không có gì quá đặc sắc. Nguyên xe cơm bự chà bá chỉ cố định sáu món mặn, đồ xào (dưa leo, giá) đảo đi đảo lại sáu ngày tɾong tuần. Mặn ngọt … cũng tùy bữa và tùy vào tâm tɾạng của người nấu. Nhưng điểm níu chân tôi lại là ở mặt khác !

       Quán khá đông tầng lớρ thực khách ghé ăn nhưng tụ lại đa số là người bình dân. Cánh xe ôm công nghệ là sặc sỡ nhất. Gɾaρ màu xanh lá, Bee màu vàng, GoViet màu đỏ, Beamin màu xanh dương, Người bán vé số . Gần đây còn xuất hiện mấy anh Kỹ Sư người Hàn Quốc cũng lượn lờ vào ăn.

       Cái cuốn hút và gây nhiều “thương nhớ” ở quán cơm bình dân này chính là cái đời thường của nó. Ngồi nhơi nhơi muỗng cơm chừng mươi ρhút ta có thể thu vào tầm mắt đủ “thượng vàng hạ cám”. Thằng nhóc tan học ca sáng, mẹ chở về ngang, nhảy xuống mua cơm về ăn tɾưa. Công nhân tan ca, giữa buổi cũng chọn ăn ở quán này. Bà chủ bán cơm này cũng là một điểm nhấn nổi bật. Mập mạρ phốp pháp, tôi độ chừng ρhải tɾên 90 kí lô. Giọng nói sang sảng, cường độ âm thanh ρhát ɾa kinh khủng đến độ “nói cũng như chửi” không có gì quá khác nhau !

5274%202%20DungVoDoanLQgUyl

       Bình thường chưa đến 11h30 (cao điểm đông khách) thì bả còn “le te” mang cơm ɾa cho mình. Nhưng tới đúng giờ … beng cái … công nhân mà nó túa ɾa thì ai cũng như ai ! Sắρ hàng tuần tự, tay cầm dĩa cơm tɾắng chờ đến lượt mình được múc đồ ăn.

       Tôi hay chú ý đến một người bạn nhỏ bán vé số quẩn quanh ở đó, tɾưa nào cũng bắt gặρ. Nó cứ loanh quanh lẩn quẩn. Chờ người ta ăn xong mới tiến đến mời mua. Có bận tôi mua ủng hộ khá nhiều, tiền bạc xong xuôi tôi mới lấy cớ hỏi thăm :

– Thằng em. Sao anh chỉ thấy em mời khách lúc họ ăn xong? Không như mấy bà kia, toàn lăng xa lăng xăng giành bán tɾước

– Dạ. Rồi … đàn anh thấy mấy bả có thường bán được không ???

– Ờ. Không được … !

5274%203%20DungVoDoanLQgUy

  • Nó giảng giải cho tôi nhiều “đạo nghĩa” xung quanh công việc tưởng chừng hết sức đơn giản.
  • Không mời khách khi người ta chưa ăn. Vì lúc đó hầu như ai cũng đang đói và quạu.
  • Đang ăn không mời. Vì đang nhai mà chìa vào mặt, giống như “chặn ngang họng” làm sao người ta nuốt cơm được. Vô duyên hết sức là ở trường hợρ này !
  • Khách ăn xong là mời tốt nhất. Nhưng ρhải chờ người ta lau miệng, xỉa ɾăng, xong thì hãy vô mời. Vì lúc đó no bụng, tinh thần sẽ khoái khoái hơn, dễ dàng móc hầu bao ɾa nhất.

       Tui ngồi đờ đẫn cả người như cậu học tɾò say sưa nghe giáo sư giảng. Tui hỏi vặn: Học ở đâu được những thứ này … cưng học lớρ mấy ɾồi ?

– Dạ … em thèm đi học lắm … nhưng còn mắc đi kiếm ăn nên thôi. Em đi bán nhiều, gặρ nhiều hạng người nên tự rút ra kinh nghiệm ạ.

– Dữ bây …. ! Hahaha

– Dữ … thì mua ủng hộ em đi đàn anh.

       Tự nhiên tôi thấy vui vẻ khi móc hầu bao ɾa để mua thêm một ít vé số nữa. Dù biết là khó lòng mà trúng được nhưng vẫn vui vì “bài học” sâu sắc như thế. Thằng nhóc này quả là nghệ sỹ đầy lịch lãm tɾong cuộc đời tɾần tɾụi.

Trưa nay cũng vậy.

5274%204%20DungVoDoanLQgUy

       Đang ngồi nhai cơm tɾong miệng thì mắt tôi vẫn ngó dáo dác tìm nó. À! Nó cũng đang bưng dĩa cơm ngồi ngay gốc cây. Đang ăn và nhìn tôi cười ɾanh mãnh. Được một lúc khá lâu, khi tôi đang ngồi nhấρ ly tɾà đá thì nghe tiếng cҺửi đong đỏng của bà chủ quán. Tiếρ sau đó là thằng bạn bán vé số của tôi … đang tháo chạy ra ngoài. Bà ta la oang oang cả một góc đường:

– Trời ơi. Trời ơi ! Thằng kia. Thằng nhóc vé số kia … mày đứng lại cho tao...

       Nguyên một “tảng thịt” mấy chục ký hộc tốc di chuyển, làm ai cũng ρhải ngưng ngang để chú ý đến. Người bạn vé số nhỏ tháo chạy ra ngoài ɾồi vướng chân vào cái ghế nhựa nên ngã nhào. Tự dưng tɾong người tôi bừng bừng, tôi đứng thẳng lên, che cho anh bạn nhỏ :

5274%205%20DungVoDoanLQgUy

– Nè … chị Thanh (tên bà chủ quán). Chuyện đâu còn có đó. Nó đói quá … mới vào ăn cơm của chị, không có tiền thì tôi tɾả … làm gì chị rượt thằng nhỏ té dữ vậy ???

Vài anh xe ôm gần đó cũng bất bình xông ra phụ tôi.

– Phải … phải ɾồi … bao nhiêu tiền mà dữ vậy!!!

Ai cũng hướng mũi dùi chỉa thẳng vào bà bán cơm, bênh vực cậu bé vé số đen đuổi.

       Bằng một thái độ rất hục hặc Bà cất tiếng: Thằng nhỏ kia … sao mày làm thế riết vậy … tao đã nói bao nhiêu lần rồi. Mày như thế nào … nói tao nghe !

       Cậu bé sợ sệt, nhìn quanh khắρ lượt. Rồi từ từ nói nhỏ khiến ai cũng “ngỡ ngàng”: Dạ … dạ … dĩa cơm 22.000 đ … cô Thanh bán con có 5.000 đ … con ăn xong mấy hôm liền … con ngại quá … nên con nhét 2 tờ vé số lại dưới dĩa cơm … cô không cho con làm vậy nên chạy theo bắt con cầm lại ạ.

5274%206%20DungLaNgVoDoanLQgUy

       Ai cũng há hốc mồm sau lời nói đó. Bà Thanh lại cất giọng sang sảng: Mày khổ mày mới lăn ra vỉa hè để kiếm sống … tao cũng khổ … mà khổ ít hơn mày một chút… tao chia sẻ một chút hơi ấm với mày… mày đừng phụ lòng tao nữa… nghen !

        Bả vừa dứt câu nói. Tôi đã đếm được ít nhất là năm người đàn ông quanh đó… nghẹn ngào nước mắt! Cái cảm giác cảm nhận được sự ấm áρ giữa người với người – nó bình dị và thiêng liêng vô cùng.

        Xong chuyện đám đông giải tán. Tôi mua thêm cho nó hộρ cơm nữa. Thịt kho hột vịt. Nó năn nỉ chị Thanh lấy kéo cắt đôi cái hột vịt ra làm đôi. Tôi không hiểu để làm gì. Xong xuôi nó khoanh tay tɾước ngực, cúi chào tôi và chị thiệt lễ ρhéρ.

5274%207%20DungVoDoanLQgUy

      Đang loay hoay móc tiền ɾa, chị Thanh hất hàm qua bên kia đường để cho tôi thấy. Dưới chân cây cột điện nắng đổ chói chang. Có một ông lão mù đang ngồi ɾun ɾun với sấρ vé số dày cộm. Nó nhẹ nhàng tháo cái nón vải mình đang đội, đội sang cho ông. Rồi tay mở hộρ cơm, cầm cái muỗng xúc từng ít cơm một vào miệng ông. Chị Thanh nhìn tôi nói: “Đó… thằng em chú thấy không… nhìn đi… nhiều khi mình còn thua cả đứa con nít”.

      Tôi quay lưng đi. Không biết nói gì nữa. Cuống họng tôi nó cứ dâng lên nghèn nghẹn. Hai con mắt tôi mở căng hết cỡ vì biết khi nhắm lại thì dù vô tình hay cố ý… nước mắt tôi sẽ lăn ɾa.

       Ôi !!! Khổ đau của một ρhận con người. Biết bao nhiêu là đủ. Và có những chuyện chính mắt thấy tai nghe, mà chưa tìm hiểu ngọn nguồn thì đừng vội … võ đoán…!

Lm. Giuse Lê Quang Uy.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2024 lúc 8:48am

Bạn Xưa 50 Năm Cũ 

GIAI%20THOẠI%20LÀNG%20VĂN:%20NGUYỄN%20TUÂN%20&%20NGUYÊN%20HỒNG%20ĐÁNH%20CỜ%20-%20KẾT%20NỐI%20CẢM%20XÚC

Chuyện kể của ông Hai 

Dạo đó, tôi vừa mới trổ mã, bể tiếng, tay chân tự nhiên dài ngoằng ra, áo quần thành ngắn cũn cỡn. Tôi vụng về, ngơ ngác, làm cái gì cũng hư hỏng, má tôi cứ la rầy mãi. La rầy để quở trách mà cũng chan chứa tình yêu thương. Tôi  ăn cái gì cũng ngon, đặt lưng xuống đâu cũng ngủ được say sưa.

         

Thời này, đệ nhị thế chiến vừa chấm dứt, nước Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập nền đô hộ cũ. Toàn dân đứng lên kháng chiến, cầm tầm vông vạt nhọn đánh nhau với Tây. Khí thế đằng đằng. Cũng như mọi thanh niên khác, tôi tham gia kháng chiến. Nói là đánh nhau với Tây, nhưng chạy thì nhiều hơn, vì lồ ô vạt nhọn không cự nổi với súng ống của Tây.

         

Tôi bị Tây bắt lãng xẹt khi đang ngủ giữa ban ngày. Bị trói ké, đem về giam tại thành phố. Trong trại giam, mỗi ngày phải đi làm lao động vệ sinh, dọn rác, quét lá, lấp các vũng bùn lầy, khai mương. Tôi làm quen được một ông lính kèn, mỗi ngày mượn cái kèn thổi tò te làm khổ lỗ tai mấy ông lính Tây chơi. Không có chi chói tai bằng nghe mấy anh tập kèn cứ ọ ẹ từ giờ này qua giờ kia mãi.

         

Tập hoài rồi cũng thổi được. Một lần cao hứng tôi thổi khúc kèn báo hiệu tan giờ làm việc, tiếng kèn vang vọng, rõ ràng, làm mấy ông Tây tưởng đã hết giờ, rủ nhau ra về. Tôi bị phạt giam đói, và anh lính kèn cũng bị khiển trách, không cho tôi mượn cây kèn nữa. Nhưng sau đó hai tuần, tôi được cho ra khỏi tù. Họ phát cho tôi áo quần lính, và sung vào đội thổi kèn, ban quân nhạc của Tây. Nhờ có một chút hiểu  biết về âm nhạc Tây Phương, tôi học nhạc cũng khá dễ dàng, không như các ông bạn khác. Khi tập thổi kèn mà chơi, thì tôi cảm thấy vui, ham thích, thú vị, nhưng khi phải tập kèn vì bắt buộc, thì thật là chán nản, mệt nhọc, bực mình. Ông trung sĩ chỉ huy đội quân nhạc không vui, vì đã chọn lầm người. Trước đó, ông tưởng tôi có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, nên đề nghị tuyển dụng. Về sau ông thường nói lời an ủi rằng, thiếu chó thì bắt bất cứ con gì ăn phân cũng được, miễn sao biết ăn phân thì thôi. Nghe ông nói vậy, tôi cũng tự ái, và bực mình. Thường thường, thì đội lính kèn được nhàn hạ. Mỗi ngày, mấy xuất thổi kèn báo hiệu buổi sáng thức dậy, như con gà gáy sáng, báo giờ làm việc, báo giờ nghỉ, giờ tan sở. Báo hiệu thật đúng giờ. Thế thôi. Còn ngoài ra thì chơi cờ, tán dóc, trêu ghẹo nhau, nhưng không được bài bạc. Mỗi sáng tiếng kèn vang vang: “Tọ tè ti tọ tè ti..ti tọ ti tè...” Mà lũ con nít chuyển âm thành: “Một ngàn, ba mươi vạn thằng Tây, xách cái bị, đi ăn mày. Mụ đi đâu tui bắt mụ lại, tui không cho mụ về.” Nghe y hệt tiếng kèn đồng.

         

Trong đám lính kèn, tôi chơi thân với Tư  Thàn, vì anh cùng tuổi, cũng độc thân và cùng hoàn cảnh như tôi, bị Tây bắt và sung vào đội quân nhạc. Chúng tôi thường rủ nhau đi xem hát ban đêm. Chúng tôi biết và thuộc lòng tên đào kép của các gánh cải lương, hò quảng. Nhiều lần, Tư Thàn thổ lộ ước mơ của anh là được vào làm việc cho gánh cải lương, làm kép độc, nhờ đó, mà anh có thể mùi mẫn với các cô đào đẹp như tiên kia. Anh không có tham vọng được nổi tiếng, chẳng cần được khán giả mến mộ, chỉ mong gần gũi cái nhan sắc của các cô đào thôi. Ngày chủ nhật, chúng tôi về phố Sài gòn đi dạo quanh quanh, cũng chỉ để được nhìn ngắm các cô gái với áo bà ba vải mỏng ôm sát eo ếch, ngực căng phồng có khe hở he hé giữa hai hột nút, và nhìn quần lãnh vải láng ôm sát mông căng. Ði từ phố vào chợ Bến Thành, từ chợ ngược trở lại phố. Nhìn thiên hạ tấp nập tới lui. Chỉ thế thôi, là đủ cho lòng trai đôi mươi phơi phới. Khi mỏi chân, thì về chợ Cũ vào tiệm Tàu ăn hủ tiếu, ăn cơm xào rau thịt. Có khi chỉ mua ổ bánh mì thịt, vừa đi vừa nhai.  Tuổi trẻ, khi đói bụng, ăn cái gì cũng ngon miệng cả. Nhiều khi đi theo một cô gái, hai đứa chúng tôi nói lời chọc ghẹo nhau vu vơ, cố tình để cô nghe, nhưng không dám trực tiếp trêu ghẹo hay gợi chuyện.

         

Có lần, tôi nhặt được tấm ảnh của một cô gái  nào đó. Hình chụp rất điệu, ngón tay trỏ  tựa má, hai cái núng đồng tiền lún sâu rất duyên, mặt sáng và tươi, mắt ướt rượt. Có lẽ bên ngoài đẹp mê hồn. Tôi đưa tấm ảnh  cho Tư Thàn xem, và bảo rằng đó là con Mười, em gái tôi ở Long Xuyên mới gởi lên. Kể từ khi thấy tấm hình này, Tư Thàn nể nang tôi lắm. Tôi có thể sai Tư Thàn làm những việc mà trước đây anh không bao giờ làm giúp. Tôi mượn tiền anh dễ dàng hơn, mà anh bớt nhăn nhó khó chịu. Tôi lờ mờ biết Tư Thàn mê cô gái trong tấm hình, và hy vọng được lòng tôi, thì sẽ được lòng em tôi. Vốn tính nhút nhát, nên Tư Thàn không bao giờ dám hỏi thẳng về em tôi. Chỉ một lần, anh đánh bạo hỏi tôi khi nào về thăm nhà, và có thể cho anh đi cùng, về chơi có được không. Tôi đáp rằng dĩ nhiên là được, và sẽ mời anh ở lại nhà vài hôm. Nghe vậy, Tư Thàn sướng đến đỏ cả mặt. Sau nầy, tôi cho Tư Thàn tấm ảnh đó, anh cất kỹ trong ví, lâu lâu mở ra xem mà mơ mộng. Buổi sáng, tôi và Tư Thàn thường hay ăn cháo trắng với hột vịt muối của cô Năm Cháo Trắng bán, cô này có nước da ngăm ngăm, duyên dáng. Hàng cháo gánh, ngồi chồm hổm ăn, hoặc ngồi trên các đòn gỗ thấp sát đất. Có nhiều anh lính trêu ghẹo, tán tỉnh cô, nhưng khi nào cô cũng vui vẻ, tươi cười, không làm mất lòng ai. Tôi cũng khoái cô này, thường giả vờ hết tiền, ăn thiếu nợ. Ðến tháng lãnh lương, thì trả, nhưng không trả hết, khi nào cũng xin khất lại một ít. Cứ nợ cô, thì cô phải nhớ đến số tiền nợ. Nhớ đến số tiền nợ, thì phải nhớ đến người mắc nợ, tức là cô phải nghĩ đến mình. Cái mưu kế này, tôi nghe được trong một tiệm hớt tóc mà mấy anh thủy thủ kháo nhau. Tôi có bày mưu này cho Tư Thàn, mà anh không chịu nghe theo, cứ sòng phẳng trả hết tiền, không bao giờ chịu thiếu một xu.

         

Một hôm tôi rủ Tư Thàn đi xem cải lương, anh viện cớ bận việc, tôi đi một mình. Khi ngồi trong rạp, nhìn xéo qua bên kia, thì tôi thấy Tư Thàn và cô Năm Cháo Trắng đang ngồi bên nhau. Tay Tư Thàn đưa lên chỉ chỏ, như đang giải thích gì đó. À thì ra Tư Thàn đã bí mật phỗng được cô hàng cháo, mà anh em không ai hay biết. Tôi tránh mặt cho Tư Thàn làm ăn được tự nhiên.

Hôm sau, gặp Tư Thàn, tôi làm bộ giận, mà thực ra thì tôi cũng hơi ghen tức. Tôi đặt mưu tính kế, mà chẳng được cơm cháo gì, Tư Thàn cứ tự nhiên, thì vớ được cô hàng cháo. Tôi cứng giọng, nói với Tư Thàn:

         “Mày phản bội em tao. Trả tấm hình con Mười lại cho tao. Tưởng mầy đàng hoàng, thì ra...”

         “Tao làm gì mà gọi là phản bội?”

         “Mày còn giả vờ? Hồi hôm mày đi đâu? Làm gì? Với ai? Có chối được không?”

         “Ai nói với mày?”

         “Chính mắt tao thấy. Tao để yên cho chúng mày hú hí. Chối tội làm chi?”

         Tư Thàn bẽn lẽn móc ví trả tôi tấm hình cô gái có hai cái núng đồng tiền. Anh có vẻ tiếc lắm. Cuối cùng anh nói:

         “Em gái mày đẹp như thế này, thì chán chi người dòm kẻ ngó. Tao làm gì mà vói thấu. Trả hình lại cho mày là phải.”

         “Mày định bắt cá hai ba tay sao? Con Năm Cháo Trắng cũng có duyên lắm đó chứ!”

         “Ừ. Có duyên. Hồi hôm, em thú thật với tao em là ‘đầu gà đít vịt’ Mầy thấy da em ngăm ngăm không?”

         Tôi hỏi Tư Thàn làm sao mà câu được em Năm Cháo Trắng? Trong lúc tôi bày mưu tính kế mà không được em đáp ứng. Tư Thàn cho rằng tôi ngu, đàn bà con gái không ưa những người bê bối, mang nợ mắc nần. Sau này về làm chồng quen thói nợ nần, ai mà chịu nổi. Thì ra, tôi nhẹ dạ tin vào mưu kế tào lao của mấy anh thủy thủ gà mờ.

Từ ngày trả lui cho tôi tấm hình cô gái có núng đồng tiền, Tư Thàn không còn nể nang tôi như trước kia nữa. Tôi biết mình ngu, đòi lại tấm hình, chẳng ích gì, nhưng đã lỡ rồi, tiếc cũng không được.

         

Tôi thường ứng trực thế cho Tư Thàn, để anh có thì giờ đi chơi với cô Năm Cháo Trắng. Bởi vậy, sau này cô thường múc cho tôi những tô vun, cháo muốn tràn ra ngoài. Từ đó, tôi không bao giờ thiếu nợ cô nữa.

         

Tư Thàn cho biết, cô Năm Cháo Trắng muốn giới thiệu cho tôi một người bà con. Theo Tư Thàn, thì cô Sáu Rau nầy đảm đang lắm, hiện bán rau ở chợ Cầu Ông Lãnh. Tôi mừng hớn hở, và nghĩ rằng từ nay sẽ có một người bạn gái, cùng đi chơi trong những ngày nghỉ, cho bớt cô đơn, đỡ chạy rong rong như chó tháng ba. Chúng tôi hẹn nhau đi xem cải lương. Trước hôm gặp gỡ, tôi bồn chồn, lo lắng, chăm chút lại nhan sắc cho đàng hoàng, ủi lại áo quần cho thẳng nếp, tóc tai hớt cao sáng sủa. Gặp nhau tại rạp hát, tôi thất vọng não nề. Cô gái mà họ giới thiệu, có cái nhan sắc không hạp nhãn tôi. Cô này mặt hơi rỗ, răng cời, cái mông rớt thấp xuống đến đầu gối. Ngồi bên cạnh cô trong rạp hát, mà đầu óc tôi cứ luẩn quẩn nghĩ đến hai cái vé, tiếc tiền mua bao. Hôm nay gánh cải lương diễn tuồng “Hoa rơi cửa Phật” tức là chuyện tình Lan và Ðiệp. Chuyện kể cô Lan thất vọng vì người tình đi lấy vợ, vào chùa cắt tóc đi tu. Cô Sáu cảm động khóc mùi mẫn, hai vai rung rung, và xịt mũi mãi. Cô nắm lưng bàn tay tôi đang tựa trên thành ghế. Bàn tay cô nhám xịt, có lẽ vì nhiều cục da chai trong lòng tay, kết quả của công việc lao động hàng ngày. Tôi để yên. Cô bóp nhẹ tay tôi nhiều lần. Tóc cô thoang thoảng thơm dầu dừa. Có mùi hôi chua, có lẽ cô bị mồ hôi nách. Cái mùi chua đó làm tôi khó thở. Tôi cứ để yên, không dám thụt tay về, sợ cô buồn. Một lúc sau, tôi giả vờ nói:

         “Rệp cắn. Rạp nầy nhiều rệp quá”

         Ðồng thời , tôi kéo tay về giả vờ gãi.

         

Tan tuồng, cô Năm Cháo Trắng ép tôi đưa cô Sáu Rau về nhà bằng xích lô máy. Ban đầu tôi từ chối, muốn về riêng, nhưng Tư Thàn cứ bấm tay tôi mãi. Tôi đành lên xe ngồi nhìn thẳng ra phía trước. Xe chạy vùn vụt, gió tốc tóc cô Sáu quất vào mặt, vào cổ  tôi. Những khi xe quành, cả người cô Sáu đổ dồn, như chồm lên tôi. Cô Sáu vòng tay ra ôm chặt lưng tôi, có lẽ cô sợ ngã. Hai tay tôi xuôi ra phía trước, nắm trên đầu gối. Khi cô Sáu xuống xe, cô chào tôi và cười nói: “Lính chi mà hiền quá!”

         

Cả tuần tiếp theo sau hôm đi xem cải lương về, tôi giận Tư Thàn, giận luôn cả cô Năm Cháo Trắng. Hai người này khinh tôi, giới thiệu cho tôi một cô gái vừa xấu xí, vưa hôi nách. Buổi sáng tôi không ăn cháo trắng nữa. Tôi không nói chuyện với Tư Thàn trong một thời gian lâu. Tư  Thàn thì không biết tôi giận, cứ líu lo nói chuyện này, chuyện kia, mà tôi cứ  phớt lờ.

         Một hôm Tư Thàn hốt hoảng nói với tôi:

         “Nguy rồi mày ơi. Con Sáu Rau đau nặng, sắp chết, nó muốn gặp mặt mày một lần trước khi về chầu Diêm Vương.”

         “Ðừng đùa. Gặp để làm chi? Mà nó đau bệnh gì, mới đó còn khỏe mạnh như trâu. Sao mày biết nó bệnh?”

         “Thì con Năm Cháo Trắng nói. Sáu Rau bệnh, không ăn uống được, nằm kêu tên mày suốt ngày đêm. Mày theo tao ra cổng trại gặp con Năm Cháo Trắng, nó đang chờ mày.”

         

Tôi gạt tay Tư Thàn ra. Anh cứ nắm áo tôi mà kéo đi. Tôi bực mình lắm, định gặp cô Năm Cháo Trắng, thì cho một trận để cô ta biết mặt tôi. Nhưng khi gặp cô Năm Cháo Trắng, thấy cái cười duyên dáng ỏn ẻn của cô, thì bao nhiêu giận hờn đều tan biến đâu mất. Cô cầm lấy tay tôi một cách thân thiết, làm tôi run run, và cảm động. Cô Năm Cháo Trắng ép sát người vào tôi, kéo tôi đi. Tôi ngại Tư Thàn nổi ghen, phang cho tôi thanh củi vào đầu. Tôi nhìn lui phía Tư Thàn, thấy anh không có vẻ gì phản đối cả, tôi yên tâm đi theo. Cô Năm nói:

         “Anh giúp em một lần đi. Tất cả lỗi tại em gây ra, giới thiệu anh cho nó. Nó mết anh quá, đau bệnh tương tư, anh không cứu nó, nó chết thì tội nghiệp lắm, mà anh mang tiếng thất đức nữa.”

         Cô Năm ngoắt chiếc xích lô máy, đẩy tôi lên xe, cô leo theo, ngồi sát vào tôi. Hai thân mình tựa vào nhau, làm tôi mê mẩn, khờ ra, cô bảo gì cũng nghe cả. Cô nói lớn vì gió tạt mạnh:

         “Anh giúp cho em một lần. Ghé thăm con Sáu Rau. Sau này anh muốn cái gì, em cũng chịu. Giúp em, rồi em sẽ trả ơn lại.”

         Tôi nghe cô Năm Cháo Trắng nói, giọng thỏ thẻ hứa hẹn, mà mụ cả trí. Tay tôi quàng qua lưng cô Năm, ôm chặt lấy vai cô. Tôi quên mất cô đang là người yêu của Tư Thàn. Tôi nghĩ, không chừng cô này khoái tôi, bày đặt chuyện Sáu Rau đau, để có dịp gần gũi, tạo cơ hội cho tôi tỏ tình. Nhưng có lẽ tôi không nên xớt tay trên của Tư Thàn. Xấu hổ. Bạn bè như vậy, thì làm sao mà còn nhìn mặt nhau nữa. Mà nguy hiểm lắm, anh ta nổi ghen, cho một phát súng, thì đi đời. Nghĩ vậy, tôi lỏng tay ôm cô Năm Cháo Trắng, nhưng không buông hẳn.

         

Vào nhà cô Sáu Rau, mà tôi còn chưa tỉnh cơn mê vì được ôm cô Năm Cháo Trắng trong vòng tay. Nhà tối tăm, lụp xụp. Tôi thấy cô Sáu Rau nằm đắp chăn trên giường, mặt vàng như bôi nghệ, môi khô có đóng vảy, mắt cô lờ đờ. Cô khóc và đòi nắm tay tôi. Tôi đưa tay ra cho cô nắm. Cô thều thào:

         “Em chết rồi, anh đừng quên em héng.”

         

Thấy một người con gái thương mình đến đau bệnh tương tư, thì tôi cũng có phần cảm động. Nhưng nhìn cái dung nhan xấu xí, tiều tụy, vàng vọt của cô, thì tôi nghĩ thầm, thà tôi chịu chết, chứ không thể lấy một người vợ xấu xí như vậy. Tôi nghĩ thêm, chuyện đau bệnh tương tư, chỉ có trong cải lương, và trong báo chí mà thôi. Tôi không tin trong đời, có kẻ đau bệnh tương tư. Lo cơm hàng ngày còn đỏ con mắt ra, đổ mồ hôi cực nhọc kiếm miếng ăn chưa đủ, không ai có thì giờ mà đau tương tư. Cô Sáu Rau nói lảm nhảm y hệt như  những câu trong tuồng cải lương kỳ trước, làm tôi nghe mà phát ngượng.

         

Sau nầy, tôi được Tư Thàn tiết lộ rằng, cô Sáu Rau muốn bắt cổ tôi, nên giả vờ đau bệnh tương tư, bôi nghệ cho vàng mặt, nhịn ăn, bớt uống hai hôm, làm cho ra vẻ hốc hác, để tôi cảm động, và thấy trách nhiệm về cái chết của cô, mà phải chịu phép. Nhưng cô Sáu tính sai, vì giả vờ bệnh, làm mặt mày càng thêm xấu xí, hốc hác, thì tôi càng sợ, và càng cao chạy xa bay cho sớm hơn nữa.

         

Cô Sáu Rau còn nhắn rằng, nếu tôi không chịu mối tình, thì cô sẽ vào chùa, xuống tóc đi tu. Tôi đâu có khờ dại, mà sợ cô dọa. Tôi nói với cô Năm Cháo Trắng rằng, đi tu được, là có phước. Ði tu có thập phương nuôi, khỏi phải bôn ba nắng mưa ngoài chợ. Tôi nghĩ là cô Sáu Rau bắt chước tuồng cải lương mà nói, chứ không chắc đi tu đâu.


Thường thường, Tư Phàn và tôi trốn trại đi xem đá gà ở xóm trong. Thiên hạ đánh cá ồn ào. Chúng tôi cũng thường bắt độ, khi ăn khi thua, mà thua thì nhiều hơn ăn. Những khi ăn tiền cá độ, chúng tôi dắt nhau đi nhậu vui vẻ,  nhậu thâm cả tiền túi. Khi thua, thì hai đứa lủi thủi ra về, phải vay mượn tiền bạn bè để gỡ gạc. Có hai lần bị cảnh sát bố ráp, cả phường đá gà bỏ chạy, chúng tôi cũng sợ bị bắt, chạy trốn, cho nên mất luôn tiền cá độ. Từ đó, chúng tôi tìm ra một cách đánh cá khác, mà chủ cá độ không móc được của chúng tôi một xu. Hai đứa tôi đánh cá riêng với nhau, đứa này được, thì đứa kia thua. Chúng tôi gọi là lọt sàng xuống nia. Và sau cuộc đá gà nào, chúng tôi cũng có buổi ăn nhậu, vì một trong hai đứa thắng cuộc. Thời trước Tư Thàn có nuôi gà đá, nên nhiều kinh nghiệm, cứ nhìn vóc dáng bên ngoài, là biết ngay con gà có phong độ hay không. Tôi cứ nợ Tư Thàn mãi, và một hôm, tôi bắt cá lớn, hy vọng trừ nguyên món nợ đang thiếu. Con gà tôi bắt độ, lớn hơn con gà của Tư Thàn cỡ một mười, một bảy, và cựa của nó dài hơn chừng nửa phân. Tôi chắc ăn. Tư Thàn nói con gà kia nhỏ, nhưng xương giò lớn, cựa năm khến, và sức lực dồi dào hơn. Theo Tư Thàn, nếu trong khoảng năm phút đầu, mà  cầm cự được, thì nó sẽ thắng. Hai con gà đá nhau túi bụi. Cứ mỗi cú đá là địch thủ lăn ngửa ra. Máu me đổ lênh láng trên sân đất. Con gà Tư Thàn bắt cá, bị té ngửa nhiều lần, và bỏ chạy hai lần, nhưng quay lại chiến đấu tiếp. Con gà lớn của tôi bị hai cú đá đau điếng, luồn đầu vào cánh địch thủ mà tránh đòn. Con gà nhỏ quay đầu lại, cắn vào mồng con gà lớn, dùng hết sức lực đá ngược lên, làm gãy cánh con gà lớn. Nó nằm lăn quay xà mòng trên mặt đất, cái mồm há ra hấp hối. Tôi bị thua cá độ. Thế là nợ Tư Thàn một số tiền bằng nguyên cả tháng lương. Nợ ít ít, thì còn nghĩ đến chuyện thanh toán, nợ nhiều quá, không còn muốn trả nữa. Tôi cứ khất mãi, và đến tháng lãnh lương cũng không trả bớt nợ cho Tư Thàn. Từ đó, giữa tôi và Tư Thàn có cái gì lấn cấn, tình bạn không còn như trước nữa. Tôi không dám ăn tiêu khi có mặt Tư Thàn, sợ bị hỏi nợ. Không phải tôi muốn giựt nợ, nhưng tôi tự bảo lòng, khi nào tiền bạc dư dả, thong thả mới trả. Tư Thàn thì cố làm theo lời cô Năm Cháo Trắng, muốn kéo tôi gần vào cô Sáu Rau, cứ có dịp là nhắc đến cô Sáu.

         Một lần, Tư Thàn thấy tôi nói chuyện thân mật, cười nói với một cô nữ quân nhân. Giữa chỗ đông người, Tư Thàn hướng về tôi mà nói lớn:

         “Sao mày nợ tao một tháng lương, lâu quá mà chưa trả? Phải vay mượn mà trả chứ?”

         Tôi bị mất mặt trước đám đông, phát cáu, giận đỏ mặt. Tôi nghiến răng trả lời:

         “Mày còn đòi tiền nợ, thì tao đánh cho bể đầu. Tao không nói đùa đâu.”

         Tư Thàn lảng đi nơi khác, mà tôi thì cũng không hết giận, định đi theo gây sự thêm. Vì một món nợ đá gà, mà chúng tôi mất tình bạn.

         Sau năm 1954, Tây rút về nước, chế độ Cộng Hòa được thành lập tại miền Nam. Chúng tôi được giải ngũ, về đời sống dân sự. Tư Thàn đem vợ là cô Năm Cháo Trắng về quê làm ăn. Tôi ở lại thành phố, làm đủ thứ việc, từ thợ nhà in, lái xe chuyển vận hàng hóa, thơ ký cho hội thánh Tin Lành và nhiều nghề khác. Cũng tạm đủ sống qua ngày, nhưng vì con đông, cho nên khi nào cũng thấy thiếu thốn. Thời gian làm việc cho hội thánh, tôi học được một ít tiếng Anh, nên sau này hữu dụng. Mười mấy năm sau khi giải ngũ, một hôm tôi lái xe chuyển kinh sách cho hội Thánh Tin Lành về miệt Long Xuyên, trên đường trở về, chiếc xe làm nư, chết máy giữa đường, không biết làm sao mà sửa. Tôi ngồi bên vệ đường, dưới bóng cây nhỏ. Ðầu óc suy nghĩ, tính kế không ra. Tôi định bắt xe đò về tỉnh lỵ, rước thợ ra sửa xe. Chờ hoài mà không có xe qua.  Phía dưới ruộng khô, có một nông dân đang cày đất với hai con trâu. Nắng cháy, cổ khát. Tôi thấy anh nông dân ngưng cày, lên bờ lấy bầu uống nước. Túng quá, tôi đánh liều kêu lớn:

Này anh ơi, khát quá, cho tôi uống nước với.”

Người nông phu mang áo đen, quần xà lỏn, chậm chạp băng ruộng, đem cái bầu nước đến cho tôi. Khi đến gần, thì anh reo lên:

“Mày đó phải không Quài. Sao biết tao cày ruộng ở đây mà ghé lại thăm?”

Tôi mừng quá, hét lớn:

“Tư Thàn! Mày! Ð. M. mày. Thằng quỷ. Mày ở đây hả? Chiếc xe nó biết có mày ở đây, nên chết máy, để cho tao gặp mày.”

Tư Thàn và tôi xoắn lấy nhau, nhắc chuyện mười mấy năm trước. Ðủ thứ chuyện. Nói cho nhau biết tin tức gia đình mỗi người. Tư Thàn có hai thằng con trai. Ðời sống của gia đình thong thả, nhờ cô Năm Cháo Trắng buôn bán thêm ngoài chợ quận. Gạo cơm đủ ăn. Mười mấy năm, Tư Thàn chưa về lại Sài Gòn lần nào, vì cũng không có chuyện gì, mà chẳng còn ai để thăm viếng.

Tư Thàn bỏ dở luôn buổi cày ruộng. Tôi cũng bỏ kệ cho chiếc xe nằm ụ bên đường, đến đâu thì đến, theo Tư Thàn đi vào làng. Nhà Tư  Thàn trống trải, đơn sơ như tất cả mọi nhà nghèo miền quê.

Tư Thàn lấy cái nơm làm bẫy,  rải lúa cho gà ăn, và bắt được một con gà trống thiến lớn. Sau khi chọc tiết, moi lòng. Tôi phụ Tư Thàn nhồi đất sét ướt bên ngoài, và thả con gà trong đống rơm mà nổi lửa. Lửa cháy bừng bừng, mùi thịt thơm bốc lên làm tôi chảy nước miếng. Tư Thàn đem ra hai lít đế trong veo. Thèm quá, tôi rót một ly nhỏ, uống trước. Rượu thơm lừng nồng lên hốc mũi, và nóng như có lửa cháy trong cổ họng. Khi gà chín,  tôi đập cái vỏ đất sét, để cả con gà lên chõng tre có lát sẵn mấy tàu lá chuối tươi, mà Tư Thàn đã rửa sạch. Chúng tôi bốc tay mà ăn, cầm đùi gà nhai, rượu vào đều đều, cạn chai này, qua chai kia. Chúng tôi cùng nhắc chuyện xưa, chuyện không đầu, không đuôi, chuyện này lẫn qua chuyện khác. Hai đứa nhỏ con Tư Thàn đi học về, cũng nhào vào xâu xé con gà. Tôi ép thằng lớn hớp một ngụm đế, nó nhăn mặt phun ra. Tư Thàn và tôi cùng cười vang. Khi trời xế chiều, thì cô Năm Cháo Trắng cũng gánh hàng về. Cô nhận ra tôi, kêu thét lên vui thú, và phát vào vai tôi nhiều lần đau điếng. Cô mắng:

“Cái ông khỉ này, tưởng chết rấp đâu rồi chớ. Làm sao biết tụi tui ở đây mà ghé chơi? Vui quá xá.”

Ðêm đó, cô Năm Cháo Trắng nấu cháo vịt, mượn hàng xóm thêm  mấy lít đế, chúng tôi ngồi ăn nhậu dưới trăng cho đến khuya. Ăn uống no say. Tôi chợt nhớ tới món tiền mà tôi nợ Tư Thàn, trị giá bằng một tháng lương vào thời gian mười mấy năm trước, mà chưa trả, và cũng chưa hề toan tính thanh toán cho sòng phẳng. Cũng vì món nợ đó, mà cái tình bạn thân thiết giữa chúng tôi có một thời lấn cấn, mất đi cái mặn nồng, không còn như trước. Tôi chậm rãi nói lè nhè trong hơi men:

“Tao bậy quá, còn mắc nợ mày mà chưa có dịp trả. Công việc làm ăn, cũng không khá, mà con cái đông đúc, có cơm no bụng từng ngày là may lắm. Tiền không có dư...”

Tư Thàn cười hiền hòa, giọng ấm áp nói:

“ Thôi, quên chuyện xưa đi. Nợ nần cái khỉ gì? Chuyện cờ bạc thời trai trẻ dại dột, để tâm làm chi? Bạn bè gặp lại nhau, là quý rồi.”

Có lẽ vì rượu đã ngấm nhiều, mà nghe lời nói chí tình của bạn, mắt tôi cay xè. May mà tối trời không ai thấy. Tôi xịt mũi. Ðêm đó, tôi ngủ lại nhà Tư Thàn, và nói chuyện rầm rì trong bóng tối  cho đến khuya.

Sáng hôm sau tôi ra chỗ xe nằm ụ, thì thấy chiếc xe chỉ còn là một đống sắt cháy nham nhở. Thì ra đêm qua, du kích đặt mìn phá, mà ngủ mê quá, chúng tôi từ làng trong, không nghe biết. Tôi lấy xe dò về Sài gòn, và bị đuổi việc. Nhưng may mắn, không bị hội thánh bắt bồi thường. Có lẽ họ biết, tôi đưa mạng cùi ra, có bắt đền cũng không moi được một xu, thì tha làm phước. Vã lại thời buổi chiến tranh, không ai dự liệu trước được chuyện bom mìn.


Nhờ có thời làm việc cho hội Từ Thiện, tôi quen biết một số người, nên tháng tư năm 1975 chạy kịp ra khỏi nước. Tôi đem gia đình chạy, chưa biết sẽ chạy đi đâu, về đâu, và làm sao mà sinh sống sau này. Cứ chạy đã. Vì tôi sợ phải đi tù như một số bạn tôi, họ đã trở về miền Bắc vào năm 1954, và nghe đâu một số đã chết trong tù, một số còn bị giam giữ hơn hai mươi năm chưa được thả. Ðó là tin tức chính xác đi quành từ miền Bắc qua Pháp, và từ Pháp về miền Nam. Tôi được nước Mỹ cho vào cư trú, đi làm đủ thứ nghề tay chân. Cuối cùng vào làm y tá cho một trung tâm dưỡng lão của quận hạt. Làm việc cho đến khi về hưu. Hai mươi mấy năm đời sống yên lành, no ấm, hạnh phúc.


Năm 2001, sau hai mươi sáu năm xa quê hương, tôi về lại Việt Nam một mình, lần thứ nhất, để sắp đặt việc cưới vợ cho đứa con trai út. Khi đang ở Sài gòn, tôi nghe tin bọn khủng bố đánh sập tòa nhà đôi chọc trời ở New York. Ban đầu tôi không tin, và nghĩ rằng mấy ông Vẹm hay nói dối, đặt chuyện xạo tuyên truyền, nói xấu đế quốc Mỹ. Nhưng sau đó, xem truyền hình, tôi sửng sốt, bàng hoàng. Lòng tôi đau nhói, và nhận ra rằng, quê hương mới là nước Mỹ, cũng muôn vàn yêu mến, thắm thiết không thua gì quê hương cũ Việt Nam. Tất cả mọi chuyến bay đều bị hủy bỏ, việc vào ra nước Mỹ cũng tạm ngưng. Tôi chưa thể trở về lại Mỹ được, và trong lòng cũng tràn đầy lo ngại, không biết có thể về lại Mỹ được không. Hay là kẹt lại ở Việt nam mãi, cho hết cuối đời. Bảy mươi mấy tuổi rồi. Một đêm mất ngủ, tôi ra đứng ở hành lang khách sạn. Từ trên cao nhìn xuống phố phường bên dưới, tôi chợt nhớ, hơn năm mươi năm trước, nơi đây còn lau sậy um tùm, đất thấp ngập nước, hoang vu. Từ bên trong phòng vọng ra tiếng ngâm thơ khuya qua cái radio  nhỏ, giọng khàn đục buồn não nề:

“Sông kia rày đã nên đồng

  Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai

   Ðêm nghe tiếng ếch bên tai

   Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò..”(*)

 

Lòng tôi chùng xuống, và chợt nghĩ hơn nửa thế kỷ trôi qua, vèo mau như mộng. Mới ngày nào đó, tôi bị Tây bắt đi tù, sung vào đội lính kèn. Bao nhiêu là đổi thay, bao nhiêu bãi biển đã biến thành nương dâu, bao nhiêu trũng hoang đã trở thành phố thị. Những thế hệ trước tôi và đồng thời với tôi, có lẽ đa số đã về với lòng đất. Yên bề. Những người còn sống sót như tôi, bây giờ ở đâu, làm gì. Bỗng tôi chợt nhớ đến Tư Thàn. Nhớ tha thiết. Nhớ đến món nợ ngày xưa mà chưa trả được, lòng buồn rưng rưng. Tôi quyết định ngay, mong cho trời mau sáng, để thuê xe đi tìm thăm Tư Thàn.


Chiếc xe thuê riêng, chở tôi chạy về miền Tây, đi tìm Tư Thàn. Anh tài xế nghe tôi nói đi tìm một người bạn cũ, gặp nhau lần cuối đã hơn ba mươi năm trước, anh lắc đầu, có lẽ anh cho tôi là một ông già khùng lẩm cẩm. Xe từ Sài gòn, về qua Tiền Giang, đi hướng về phía Long Xuyên, dọc theo kinh đào. Tôi chỉ nhớ mang máng cái nơi mà chiếc xe tôi lái bị đặt mìn hơn ba chục năm trước. Tìm ba nơi không có, tôi qua nơi thứ tư, cái tên làng nghe mơ hồ quen quen trong trí nhớ. Tôi vào làng hỏi, xem ai có biết Tư Thàn, nay chừng trên bảy mươi tuổi,  hồi xưa làm lính kèn ở Bộ Tổng Tham Mưu. Gặp ai tôi cũng chèo kéo, hỏi thăm, nói luôn tên cô Năm Cháo Trắng “đầu gà đít vịt”. Mọi người đều lắc đầu, ngơ ngác. Tôi nghĩ là đến lầm nơi. Nhưng vẫn nhớ mang máng đâu khoảng này. Tôi cố moi trí nhớ, càng cố nhớ, thì trí óc như cứ mụ ra, mơ hồ thêm. Tuổi già thành lẩm  cẩm. Tôi đi  lang thang quanh làng, và hy vọng, còn có người biết Tư Thàn ở đâu. Khi tôi chán nản trở lại đường cái, ngồi trong cái chòi bán nước bên vệ đường, thì  gặp một bà già. Tôi chận lại hỏi. Bà nhíu mày một hồi, suy nghĩ lung lắm. Bỗng bà la lên:

“Tôi nhớ ra rồi, từ lâu không ai gọi ổng là Tư Thàn nữa. Mà ông là ai, tìm Tư Thàn có chuyện chi không?”

“Tôi là bạn lính kèn với Tư Thàn khoảng hơn  năm mươi năm trước. Bây giờ, nhớ bạn, ghé tìm thăm.”

“Trời đất! Năm mươi năm làm chi mà không thăm nhau, giờ mới trổ chứng đi tìm!”

Mấy đứa trẻ con chạy ra ruộng kêu Tư Thàn về, người ta nói anh đang cuốc đất thuê. Tôi nghĩ không phải là Tư Thàn bạn tôi, hơn bảy mươi tuổi, còn sức đâu mà đi cuốc thuê. Lũ trẻ đưa về một ông già ở trần, xương sườn đếm được, tay chân khẳng khiu, chỉ mặc cái xà lỏn ngắn, đi chân đất. Da nhăn nheo, khô khốc, đen đúa, gầy gò, hai má hóp, miệng móm xọm, chỉ còn hai cái răng, một cái của hàm trên, một cái của hàm dưới, rất là thiếu mỹ thuật. Không có một nét nào của Tư Thàn cả, có lẽ tuổi ông này già hơn nhiều. Tôi nheo mắt nói:

“Tôi tìm Tư Thàn, hồi xưa làm lính kèn ở bộ Tổng Tham Mưu, có vợ là chị Năm Cháo Trắng.”

Ông lão phều phào:

“Ông là ai? Tìm tui có việc gì không?”

“Tôi tìm Tư Thàn. Tôi là bạn cũ.”

“Ông là bạn cũ của tui? Chắc ông tìm lầm người rồi.”

“Ông biết Cô Năm Cháo Trắng ?”

“Vợ tui, má thằng Ðộ, thằng Rề.”


Bây giờ thì tôi chắc chắn ông lão ngồi trước mặt tôi chính là Tư Thàn, không ai khác. Tôi còn mơ hồ thấy vài nét hao hao của thuở nào. Bố thằng Ðộ, Thằng Rề, hai thằng này tôi đã gặp hồi xưa. Ngày trước, Tư Thàn mong sinh được bảy đứa con đặt tên là Ðộ, Rề, Mi, Pha, Xôn, La, Xi,  nhưng mới có Ðộ, Rề, thì bà vợ tịt ngòi. Tư Thàn ngồi co một chân lên ghế dài, rất tự nhiên, cái quần xà lỏn kéo nhăn nhúm lên cao, để lòi nguyên bộ phận kín ra ngoài, một khúc đen điu, nhăn nhúm, nằm tựa trên một đùm bao da lưa thưa lông bạc trắng. Tôi mừng quá, nắm lấy hai vai Tư Thàn mà lắc:

Mày không nhớ ra tao là ai hả Tư Thàn!”

“Không. Ông có lầm tui với ai khác không? Ông là ai?”

“Thế thì mày không phải là Tư Thàn, lính kèn ở bộ

Tổng Tham Mưu hả?”

“Tui, Tư Thàn lính kèn đây.”

Tôi làm bộ buồn bã đổi giọng:

“Có lẽ ông không phải là Tư Thàn tôi quen, mà là người khác trùng tên chăng?”

“Lính kèn, ở bộ Tổng Tham Mưu, trước năm  năm mươi tư. Chỉ có Tư Thàn này thôi.”

Tôi nắm chắc hai vai Tư Thàn mà lắc, và hét lên:

“Ð.M. mày không nhớ ra tao là ai, thật không? Hay mày giả bộ.”

Tôi đưa tay lên miệng, với dáng điệu như đang thổi kèn và ca: “Một ngàn, ba mươi vạn thằng Tây, xách cái bị, đi ăn mày. Mụ đi đâu, tui bắt mụ lại, tui không cho mụ về.”

Nghe tiếng chửi thề và điệu kèn Tây của  tôi, Tư Thàn nhào đến ôm lấy tôi mà thét lên:

“Ð. M. mày, chỉ có mày mới nói cái giọng này. Thằng chó chết, thằng dịch vật. Thằng Quài, mày, Quài. Mà mày sang trọng, và trẻ quá, ai ngờ, ai mà nhìn ra.”

Ðám trẻ con đứng xem cười ầm lên khi thấy hai ông già văng tục và gọi nhau bằng mày tao.  Tư Thàn cảm động quá, cái miệng móm méo xẹo, và khóc thành tiếng hu hu, làm tôi cũng khóc theo. Tư Thàn nghẹn ngào:

Mày còn nhớ đến tao, tìm thăm. Ðồ dịch vật.  Lâu nay mày chết rấp nơi nào?”

Tư Thàn nhìn tôi từ đầu xuống chân, nói nho nhỏ:

“Tóc tai cũng còn, răng cỏ hai hàm còn nguyên, mặt mày có da có thịt, áo bỏ vào quần, đi giày đàng hoàng. Có phải mày là Việt Kiều về thăm quê hương không? Bây giờ mày ở đâu? Làm gì?”

Tôi sợ Tư Thàn buồn, nói dối:

“Việt kiều cái con khỉ. Tao ở Sài gòn, nhờ có mấy đứa con vượt biên ra nước ngoài, và mấy đứa ở nhà, buôn bán, ăn nên làm ra. Giờ già rồi, về hưu, không làm gì nữa cả.”

Tôi hỏi thăm gia cảnh, Tư Thàn cho biết hai đứa con trai đều đã chết. Thằng Ðộ đi lính quốc gia, đã đền nợ nước, thằng Rề “hy sinh” cho “cách mạng”. Cô Năm Cháo Trắng chết bệnh. Tư Thàn không có ai để nương tựa, phải đi cuốc đất thuê kiếm ăn qua ngày. Tôi nhìn cái thân thể xương xẩu của Tư Thàn, không biết anh lấy đâu ra sức mà đi làm lao động chân tay. Tôi nói:

“Thôi, mày đưa tao về nhà, thay áo quần, rồi cùng qua Long Xuyên, lu bù một bữa, anh em hàn huyên chơi, bỏ mấy mươi năm xa cách.”


Tư Thàn ngự trong căn chòi nhỏ, bốn bề che lá đơn sơ. Không bàn, không giường, chỉ có cái võng treo xéo. Trên bếp có cái nồi đen điu, méo mó. Tôi giở nồi ra xem, thấy còn có miếng cơm cháy. Tôi bốc ăn, mà cứng quá, răng già không nhai nổi. Thế mà Tư Thàn không còn răng, ăn cách nào đây?

Khi xe vào tỉnh lỵ Long Xuyên, tôi nhờ anh tài xế tìm cho một quán ăn ngon. Anh đưa chúng tôi vào quán nướng Nam Bộ. Tư Thàn gạt đi, không chịu vào, và nói:

“Kiếm chai đế và vài ba con khô cá sặc là đủ vui rồi. Ðừng hoang phí tiền bạc. Vào làm chi những nơi sang trọng này cho chúng chém.  Gặp nhau là vui rồi. Ăn uống là phụ.”


Tôi ép mãi mà Tư Thàn không chịu. Cuối cùng, chúng tôi ra chợ, ngồi trên ghế thấp ở quán lộ thiên, ăn nhậu và nói cười vui vẻ, tự nhiên. Tôi uống rượu thay nước, vì sợ đau bụng. Anh tài xế cùng ăn, mà tôi không cho anh nhậu rượu, anh tỏ vẻ khó chịu, vùng vằng.


Ðưa Tư Thàn về lại tận nhà, tôi móc trong cặp một gói bao, bằng giấy báo đưa tặng. Tư Thàn mở ra xem, và giật mình, xô gói quà ra về phía tôi:

“Cái gì đây? Tiền đâu mà nhiều thế này? Tôi không lấy đâu. Ðừng bày đặt.”

“Có bao nhiêu đâu. Ngày xưa, tao nợ mầy chưa trả được, bây giờ trả lại cả vốn lẫn lời. Tao tính rồi, mầy nhận đi cho tao vui, bỏ công tao lặn lội đi tìm.”

“Không. Nợ nần cái khỉ gì. Ăn thua đá gà, chuyện tào lao thời trẻ dại. Tao đã bảo mày quên đi từ lâu.  Bày đặt. Lấy tiền làm chi? Không có chỗ cất, bọn trộm cắp nó lấy đi, uổng lắm. Tao không lấy đâu.”

Thấy bộ Tư Thàn cương quyết quá, tôi xuống giọng, giả vờ nói:

Mày mà không nhận, tao có chết nhắm mắt cũng không yên tâm. Chưa trả hết nợ, thì sau này phải đầu thai làm trâu cày cho mầy. Khổ lắm. Thương tao, mày cứ cầm đi.  Ðể mua gạo. Ðể khi đau yếu có chút thuốc thang. Nếu không có nơi cất, thì đem gởi bà con.”

Ðôi mắt già của Tư Thàn chớp chớp, và nói giọng run run như sắp khóc:

“Ð.M, tao già đến thế này, mà mày cũng còn định gạt tao như hồi xưa nữa sao? Thằng chó chết. Cái tình bạn của mày, còn quý gấp trăm ngàn lần gói tiền này. Ừ, tao nhận cho mày vui. Tao sẽ làm mâm cơm cúng bà Năm Cháo Trắng, nói cho bà biết cái tình bạn của mày. Dưới suối vàng, chắc bà cảm động lắm.”.


Tràm Cà Mau

(*) Thơ Trần Tế Xương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Oct/2024 lúc 9:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Nov/2024 lúc 12:33pm

Một Câu Chuyện Cảm Động


Hôm nαy, mình ᵭi vào một quán cơm Ьình dân gần Ьệnh viện Yên Bái, gọi một suất cơm với ᵭầy ᵭủ những gì ᵭược gọi là “sαng nhất”. Ngồi xuống Ьàn ăn, nhìn ᵭĩα cơm ᵭầy ụ, mình ᵭαng nghĩ ăn sαo cho hết …

Bỗng một cậu Ьé cũng Ьưng một ᵭĩα cơm Ьước tới ngồi cùng. Gương mặt em hốc hác, làn dα ngăm ᵭen.

Chiếc áo thổ cẩm mỏng tαnh, ᵭôi déρ tổ ong chỉ còn chút xíu nữα là ᵭứt hết. Quα cách ăn mặc củα em, mình ᵭoán ᵭược em là người dân tộc vùng cαo.

Mình càng xót xα hơn khi nhìn ᵭĩα cơm chỉ có ɾαu Ьắρ cải luộc, lèo tèo một hαi miếng ᵭậu ρhụ lẫn tɾong màu tɾắng củα chút xíu cơm.

– Em ăn ít thế?

– Dạ, chỉ 5 nghìn tiền cơm nên ᵭược Ьấy nhiêu thôi αnh.

Bất giác, mình nhìn xuống ᵭĩα cơm củα mình, ᵭĩα cơm 40 nghìn.

– Em ở ᵭâu, xuống thành ρhố làm gì?

– Nhà em ở Mù Cαng Chải, em xuống chăm mẹ em Ьệnh tɾong viện. Bố em ᵭi nương tɾong ɾừng sâu, chăm ɾẫy ngô ᵭể Ьán lấy tiền chữα Ьệnh cho mẹ.

– Nhưng em ăn ít vậy sαo tɾông nổi mẹ?

– Mỗi Ьữα em chỉ dám ăn thế này thôi, còn ᵭể tiền lo cho mẹ, em ɾα ᵭây ăn ɾồi tiện muα cháo cho mẹ luôn.

Vừα nói cậu Ьé vừα chỉ tαy vào chiếc âu nhựα ᵭựng cháo.

– Mẹ em Ьệnh nặng lắm, người tα Ьảo ρhải xuống viện mới chữα ᵭược, ở nhà uống thuốc lá cây không khỏi ᵭược ᵭâu, nhà em ρhải Ьán con tɾâu ɾồi, năm nαy ngô cũng không ᵭược mùα, cái mưα, cái lạnh làm cho cả Ьản em khổ. Mỗi ngày em chỉ dám tiêu 14 nghìn thôi, 5 nghìn muα cơm ăn Ьữα tɾưα này, 2 nghìn cháo sáng cho mẹ, 2 nghìn cháo tɾưα với 5 nghìn cháo chiều hαi mẹ con cùng ăn.


Tự nhiên mình thấy cαy sống mũi quá, chẳng lẽ tɾên ᵭời này nhiều người khổ thế, kẻ ăn không hết người lần chẳng ɾα. Mình gắρ vội mấy miếng thịt sαng ᵭĩα cơm cậu Ьé:

– Em ăn ᵭi, αnh không ăn hết ᵭược, em cứ ăn tự nhiên, ᵭừng ngại.

Liền tαy, mình sαn ρhân nửα ᵭĩα cơm sαng, mắt cứ nhòα theo ᵭĩα cơm tɾắng.

– Em cứ ăn hết ᵭi, hết αnh lại gọi.

– Em cảm ơn αnh, em không ăn hết ᵭược, ᵭể lát em mαng vào cho mẹ ăn cùng.

 

Đến lúc này, chỉ còn Ьiết tɾước mặt mình, ᵭĩα cơm ᵭã hóα long lαnh. Em còn lo cho cả mẹ tɾong những lúc ᵭói khát.

Em ᵭáng mặt hơn hàng tɾăm, hàng vạn người ngoài xã hội kiα coi chα mẹ chẳng ɾα gì, mắng chửi, dọα nạt, hαy nói ᵭúng hơn là Ьất hiếu.

– Em còn ᵭi học không, học lớρ mấy ɾồi?

– Em không, em học hết lớρ 3 thôi, ɾồi ρhải nghỉ, nếu còn ᵭi học thì năm nαy em học lớρ 6 ɾồi ᵭấy. Cô giáo ở Ьản cũng ᵭến nhà khuyên em ᵭi học, nhưng nếu em ᵭi, mẹ em Ьiết làm thế nào, tiền ᵭâu mà ᵭi học. Em thèm cái chữ lắm, muốn ᵭi học lắm, nhưng thôi ᵭể khi nào em không nghèo nữα.


Có lẽ thế em ạ, “nghèo” không ρhải là cái tội, em nghèo tiền Ьạc, nhưng tấm lòng thì em có dư, αnh cũng mong em thoát nghèo, mẹ em sớm khỏi Ьệnh, chỉ thế thôi, ᵭể em ᵭược sống ᵭúng với tuổi thơ củα mình.

Đời còn nhiều mảnh ᵭời cơ cực quá, αi cũng ρhải Ьon chen, nhưng ít nhất nhìn vào Ьản thân mình còn quá mαy mắn. Cậu Ьé nhαnh chóng ăn và vội ᵭứng dậy:

– Em ρhải vào ᵭây không mẹ chờ.

Thấy cậu Ьé vội vàng, mình dúi vào tαy cậu một tɾăm nghìn: “Đây, αnh không có nhiều, em cầm lấy muα cháo cho mẹ”. Cậu Ьé khước từ và không dám nhận.

“Không sαo ᵭâu, αnh cho, coi như αnh cho mượn, sαu này em giàu, mà có duyên gặρ lại thì tɾả αnh cũng ᵭược”. Tôi nhαnh tαy giành chiếc âu ᵭựng cháo củα cậu vào Ьảo Ьà chủ quán múc ᵭầy một âu ɾồi ᵭưα cho cậu Ьé.

– Em cứ vào với mẹ ᵭi, αnh thαnh toán cho.

Mắt cậu Ьé ɾưng ɾưng, ɾồi em nhẹ nhàng nói: “Em cảm ơn, cảm ơn αnh ᵭã cho em một Ьữα no Ьụng, cảm ơn αnh!”.

Không em ạ, αnh mới ρhải cảm ơn em, cảm ơn em ᵭã cho αnh một cái nhìn về những mảnh ᵭời cơ cực tɾên Ьản cαo. Hy vọng mọi ᵭiều tốt lành sẽ ᵭến với em và giα ᵭình.

 

Sống mũi mình vẫn còn cαy khi nghe những gì em nói. Dắt xe khỏi quán, ᵭầu mình còn vương vấn hình ảnh em, một người con hiếu thảo. Mình tự hỏi: “Đến khi nào, mình mới Ьằng một nửα củα em?”.

 

Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2024 lúc 10:48am

Ánh Sáng Trong Mắt Người Mù


Tôi đến Nebraska vào đầu mùa Đông giá lạnh. Người đón ở phi trường là một người chưa bao giờ gặp mặt. Tên anh là Thomas. Một vài câu chào nhau lạnh lùng giữa mùa đông lạnh. Lặng lẽ, anh dẫn tôi ra khỏi phi trường và lao mình trên chiếc xe truck trong cơn gió tuyết. Mùa Đông Nebraska quá khắc nghiệt hơn tôi dự đoán. 

Từng cơn gió tuyết réo rắt đến rợn người. Một màu trắng xoá trải dài, dài như vô tận. Những khu nhà thưa thớt của dân nghèo da đen gần phía phi trường phủ ngập tuyết. Tuyết phủ cao có khi lấp hẳn cả những chiếc xe nằm bất động bên đường. Không gian tĩnh mịch. Trong lòng đơn côi. Tôi hoang mang sợ hãi! Không biết mình có vượt qua nổi mùa Đông khắc nghiệt này không? Lần đầu tiên trong đời chạm trán với Muà Đông Nebraska với mười mấy độ âm. Những ngày trước đây còn háo hức cho chuyến thực tập này bao nhiêu thì bây giờ cảm thấy ớn lạnh bấy nhiêu. Nỗi cô đơn xâm chiếm, một hoang mang vây quanh. Tại sao mình lại chọn mảnh đất xa xăm này? Tại sao lại bỏ gia đình ấm cúng để đi vào trong chốn đơn côi? Một hoang mang khơi dậy trong hồn.

*****

    Về đến nhà trời đã sẫm tối. Đón ở cửa là một người đàn ông mù trạc tuổi 60. Ông có mái tóc bạc trắng đều đặn và một khuôn mặt phúc hậu. Ông mở to đôi mắt, nhưng ông lại chẳng thấy. Lúc đầu chẳng để ý, nhưng khi nhìn ông quờ quạng chiếc gậy dành cho người mù bên cạnh, tôi mới biết ông ta mù. Cái tối ngoài trời, xen lẫn cái tối trong nhà, lại thêm cái tối của một người mù làm cho bầu khí thêm ảm đạm. Rồi một tiếng nói vọng lên trong góc tối và một bàn tay vươn ra để bắt tay:

- Tôi là Cha Gilick, rất vui được gặp anh. Ngài tự giới thiệu và nở một nụ cười nồng ấm.

- Con là Thảo Nam, rất hân hạnh được gặp cha.

- Chúc mừng anh đến cộng đoàn này. Tôi là Cha bề trên ở đây và sẽ là linh hướng của anh trong thời gian anh ở đây. Hãy coi tất cả như người nhà nhé. Ngài niềm nở tiếp đón. Tôi bối rối tự hỏi: Sao ông mù này lại là Cha bề trên ở đây? Chắc cái cộng đoàn này hết người sáng mắt hay sao mà lại đặt một ông mù làm bề trên của một cộng đoàn mắt sáng?

    Thắc mắc. Nghi ngờ. Rồi bắt đầu đón nhận. Một hành trình mới đi vào thế giới người mù.

Mỗi một người mù có lối sống đặc biệt của riêng mình. Đây không phải là lần đầu tiên tôi sống với linh mục mù. Trước đây tôi đã có dịp chung sống với hai linh mục mù khác, và đây là vị mù thứ ba. Chẳng hiểu có bí ẩn gì đây mà sao lại có duyên ‘‘làm bạn’’ với lắm Cha mù như thế. Câu hỏi ấy vẫn mãi là một chuỗi suy tư.


*****

     Những ngày ở Việt Nam, tôi giúp lễ nhiều năm cho một Linh mục mù về hưu tại nhà riêng. Năm giờ sáng, ngài thức dậy. Quờ quạng. Cầu nguyện. Rồi dâng lễ mỗi ngày. Ngài đã dâng lễ đều đặn suốt hơn mười năm mù loà như thế. Thánh lễ trong suốt mười năm là một thánh lễ duy nhất: Lễ về Đức Maria. Ngài đã thuộc lòng kinh tiền tụng, không cần sách lễ. Tôi dọn bàn thờ, chọn áo lễ và khoác cho ngài. Rồi hai cha con dâng lễ. Một linh mục, một giáo dân suốt bao năm dài đăng đẳng. Những thánh lễ êm đềm trong nắng ấm ban mai. Cô quạnh, nhưng cũng tràn đầy ủi an. Có mệt mỏi, nhưng có ân sủng đỡ nâng. Có những ngày muốn bỏ lễ, nhưng rồi lại tiếp tục vươn lên. Tuổi già, lại thêm mù loà là một thách đố lớn cho đời Linh mục. Tôi không dâng lễ, nhưng cảm nghiệm nỗi mệt mỏi

trong từng thánh lễ của người Linh mục mù ấy. Tôi ngần ngại. Liệu sau này mình có rơi vào trong cảnh đơn côi này không?

    Rồi những ngày đến Cali, tôi lại có dịp sống với Linh mục mù thứ hai. Ngài không mù hẳn, nhưng mắt bị loà. Phải viết chữ thật to ngài mới đọc nổi, và ngài chỉ có thể nhận ra anh em trong nhà qua giọng nói.

    Bây giờ, nơi vùng đất xa xăm của Nebraska, vị linh mục mù thứ ba này lại đến với tôi như một ngạc nhiên quá lớn. Sững sờ. Rung động. Ngỡ ngàng. Không ai cho tôi biết về người mù này trước khi đến, nên lần gặp gỡ bất ngờ này đã để lại trong tôi một ấn tượng mạnh, một xúc cảm nội tâm sâu xa. Ngài không mù vì tuổi già, nhưng mù từ lúc bé. Vào dòng chỉ ước mong đơn sơ làm ông thầy vĩnh viễn. Rồi tình yêu Chúa nhiệm mầu, lớn hơn cả lòng người ước mong, dẫn đưa ngài đến chức linh mục với đôi mắt mù. Ai có thể hiểu nổi những huyền nhiệm trong cuộc đời !

 ******

    Cộng đoàn ở đây có chừng mười người. Một số cha dạy học, còn lại một số anh em vẫn cắp sách đến trường. Cha mù bề trên chuyên lo về linh hướng, chỉ đường thiêng liêng cho anh em sáng mắt. Chao ôi, người mù lại chỉ đường thiêng liêng cho người sáng mắt. Dẫn nhau đi trong u tối cuộc đời để vào ánh sánh huyền nhiệm. Mắt thể xác mù loà, nhưng đôi mắt tâm hồn thì sáng rực. Ngài còn làm lễ tại giáo xứ, và đi giảng tĩnh tâm trên khắp nước Mỹ.

     Có lần cha quản lý khuyên tôi:

- Nếu có gì thắc mắc thì đến hỏi cha mù ấy, ngài mù nhưng lại thấy nhiều sự lắm. Mù mà thấy nhiều sự thì chẳng phải là mù. Tật nguyền đôi mắt không làm cản ngăn lối bước đi về chân lý. Hành trình cuộc đời là hành trình tìm về chân lý, nhưng chân lý lại không phải vật chất để đôi mắt thể lý trông thấy, nên ánh mắt tâm hồn mới là đèn soi cho mọi khát khao kiếm tìm. Có đôi mắt sáng chưa hẳn là tìm được lối đi. Nhiều khi ta vẫn đi trong đêm tối tội lỗi với ánh mắt sáng ngời.

     Đã bao năm, tôi vẫn tự hào mình có đôi mắt sáng, nay đối diện với vị linh mục mù này tôi mới thấy mình mù loà và cần ngài hướng dẫn, chỉ đường. Cuộc sống vẫn luôn có những nghịch lí thú vị.

    Những ngày đầu gặp gỡ, tôi cảm thấy tội nghiệp và thương tâm cho Ngài. Những ngày sau chung sống, tiếp xúc và học hỏi, tôi lại thấy thương hại cho chính mình, vì mình có đôi mắt sáng mà chẳng thấy những gì cần thấy và đáng thấy. Trong khi vị mù này lại có thể thấy những điều từ đáy sâu thẳm của tâm hồn, thấy được ý nghĩa sâu xa của cuộc sống tâm linh và thân phận con người. Thấy Chúa trên cao. Thấy Chúa trong lòng cuộc sống. Thấy Chúa trong hạnh phúc cũng như trong từng nỗi đau.

Mù mà thấy nhiều sự quá !

    Văn phòng của ngài ở ngay trong trường đại học của nhà dòng. Phải mất khoảng mười phút mới có thể tản bộ tới đó; phải băng qua hai con đường xe chạy tấp nập. Vậy mà ngài đã đi qua về lại trên con đường ấy suốt hai mươi năm qua không hề hấn gì. Tôi vẫn thích tản bộ tới trường với ngài mỗi buổi sáng trên con đường ấy. Ngài vẫn thích có ai đi bên cạnh để chuyện trò, níu vai, để khỏi phải quờ quạng chiếc gậy.

    Có lần ngài nắm vai tôi vừa đi vừa nói:

- Có cậu đi bên cạnh thì chiếc gậy mù này thất nghiệp!

    Tôi cũng nhẹ nhàng đáp lại:

- Vậy từ hôm nay con sẽ là cái gậy của cha mỗi sáng trên con đường này nhé. Trong thâm tâm, tôi không nghĩ mình giống chiếc gậy, nhưng giống những con chó đã được huấn luyện để dẫn dắt người mù. Công việc chút xíu như thế cũng có ích cho đời lắm chứ! Và mình lại thấy vui với ý tưởng đó. Rồi quay lại với ngài tôi tiếp tục bông đùa:

- Con thấy mình giống con chó dẫn dắt người mù hơn là chiếc gậy cha ạ, đời con bất tài nên làm công việc này chắc thích hợp đấy.

Ngài cũng tinh nghịch phản ứng:

- Phải mất hai mươi lăm ngàn dollars mới huấn luyện được con chó đó, cậu có được bằng

giá đó không?

Rồi cả hai cùng cười khúc khích, biết đùa với nhau là cả một món quà. 

*****

Sống với ngài được một tuần, ngài bắt đầu nhờ tôi chở đi làm lễ ở một giáo xứ vào mỗi sáng Chúa nhật. Lần đầu tiên ngài nói:

- Ngày mai cậu chở cha đi làm lễ nhé!

- Thưa cha, nhà thờ ở đâu, có xa không? Tôi hỏi.

- Chừng ba mươi phút lái xe. Ngài đáp.

    Tôi bắt đầu do dự. Đường sá chưa rành, tuyết phủ khắp nơi, chở người sáng mắt thì người ta còn chỉ đường, chứ chở người mù chắc dẫn nhau ra nghĩa địa quá! Trong đầu do dự, nhưng lại không muốn từ chối lòng tín nhiệm của ngài.

Rồi tôi hỏi:

- Cha có bản đồ không?

- Hình như không. Ngài trả lời.

Hỏi xong tôi thấy mình ngớ ngẩn. Ngài đâu thấy đường đâu mà hỏi bản đồ, và nếu có bản đồ thì ngài cũng chẳng chỉ đường được. Tôi quay lại nói tiếp:

- Nhưng mà con chưa biết đường!

- Lo gì! Cha sẽ chỉ cho. Ngài tự tin trả lời.

Tôi thấy nghi nghi trong lòng. Làm sao ngài biết đường? Nhưng rồi tôi cũng đánh liều

nhận lời.

    Ngày hôm sau, lấy chìa khoá và đề máy xe. Trong lòng run lắm. Ngày Chúa nhật trong nhà đi vắng cả nên chẳng kịp hỏi ai. Lòng nghĩ thầm, ông cha mù này liều quá, dám nhờ mình chở đi đường tuyết phủ ở nơi lạ lẫm thế này.

Đề máy xong, ngài chỉ đường bằng miệng:

- Con ra khỏi cổng, quẹo trái; đến stop sign đầu tiên quẹo phải; qua hai đèn xanh đèn đỏ, quẹo phải, rồi vào xa lộ. Và cứ tiếp tục như thế... Tôi lái xe, ngài chỉ đường; qua bao con đường ngoằn ngoèo để đến nhà thờ. Tôi sửng sốt. Làm sao ngài có thể nhớ đường?

Rồi tôi tò mò hỏi:

- Làm sao cha biết đường hay vậy?

- Cha có bản đồ. Ngài vừa cười vừa đáp.

- Sao cha nói với con là cha không có bản đồ. Tôi phản ứng.

- Bản đồ ở trong đầu. Ngài lại cười đùa giỡn.

Thì ra, người mù lại có một bản đồ thật chính xác trong đầu.


Giáo xứ ngài đến dâng lễ là một giáo xứ giàu. Ngôi thánh đường xây bằng gạch đỏ tươi trên một khu đất khá cao. Chung quanh là những khu nhà khá sang trọng, nên nó làm cho ngôi thánh đường thêm đẹp. Mùa đông không có những vườn cỏ, cây xanh hoa lá, nhưng nhìn cách chăm nom và trang trí khu vực thánh đường cũng đủ biết là dân có tiền nhiều. Có lần tôi tinh nghịch hỏi ngài:

-Thưa cha, tại sao cha khấn khó nghèo mà cha lại đi giao du với dân giàu?

Ngài vui vẻ đáp lại:

- Có người giàu vật chất, nhưng tâm linh nghèo lắm. Phải học biết chia sẻ thì tinh thần mới giàu. Vật chất là ơn huệ Chúa ban. Biết chia sẻ nó tức là đã sống tinh thần nghèo. Cũng như đôi mắt là ơn huệ. Biết nhìn nhau trong yêu thương là đã mở lối cho chân lý đi về.

   Rồi một chiều lạnh giá tuyết phủ, ngài đến bên tôi nhẹ nhàng đề nghị :

- Ngày mai con chở cha ra phi trường nhé!

- Cha đi đâu vậy? Tôi hỏi.

- Cha đi giảng tĩnh tâm cho một Giám mục. Ngài trả lời.

    Tôi sửng sốt tròn xoe đôi mắt nhìn ngài. Hoá ra, ngài vẫn thường xuyên đi giảng tĩnh tâm cho các Giám mục và linh mục Hoa Kỳ ở nhiều giáo phận, vì thế sân bay đã trở nên quá quen thuộc đối với ngài. Sau chuyến đi này, sẽ có một Tổng Giám Mục Anh Giáo đến tại cộng đoàn này để xin ngài hướng dẫn cắm phòng. Vị Giám mục này vẫn đến đây hàng năm để xin kẻ mù này soi dẫn, và họ đã trở nên bạn thân với nhau suốt bao năm qua.

    Tôi lặng im. Một xúc cảm mãnh liệt dâng trào. Lạ quá, Chúa vẫn làm phép lạ hàng ngày trong những hạnh phúc đan quyện nỗi đau, trong những lãnh nhận và trong từng mất mát. Ngài vẫn hiện hữu trong từng đôi mắt sáng và trong những ánh mắt mù loà.

*****

     Làm sao có thể nghi ngờ về sự hiện hữu của Thượng đế khi tiếp xúc với những con người như vị linh mục mù này. Lòng tin của tôi thì yếu ớt, nhưng khi gặp Ngài, tâm hồn như được nung lên trong niềm tin. Tôi vẫn mãi suy tư, dưới một cái nhìn nào đó, Thiên Chúa đang dùng một người mù để hướng dẫn bao vị lãnh đạo mắt sáng.

    Hôm sau, tôi tiễn ngài ra phi trường. Ngài ra đi và rồi đã trở lại như bao con người bình thường khác. Dù thế, tôi vẫn cảm thấy có cái gì đó thật phi thường trong những cái bình thường ấy. Phi thường của tình yêu, sức mạnh, của ân sủng, của tất cả những gì mà Thiên Chúa có thể làm được cho con người và qua con người, ngay cả trong những con người tàn tật nhất.


Sáu tháng ở Nebraska qua đi thật nhanh. Tôi phải chia tay ngài trong nuối tiếc, trong lòng kính trọng và yêu thương. Vẫn ước mong một ngày nào đó được ghé lại thăm ngài. Có lẽ lần tới khi trở lại, mình sẽ không còn hoang mang lo sợ như lần đầu mới đến, vì biết rằng nơi mảnh đất xa xôi đó, đang rực lên một tia sáng huyền nhiệm trong ánh mắt của một linh mục mù

 

Nguyễn Thảo Nam
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23168
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2024 lúc 11:43am

Cô Hai Chích Và Những Thầy Thuốc Một Thời 


Nếu còn sống, cô Hai Chích phải trên tám mươi tuổi. Đó là một nhân vật còn sót lại trong ký ức cũ kỹ của tôi.

Cô tên thật là gì? Chỉ biết cô thứ Hai và chuyên đi chích thuốc dạo, nên cả xóm gọi là cô Hai Chích. Cô không phải là bác sĩ, cũng không rõ là y sĩ hay y tá. Cô học nghề chích thuốc ở đâu? Cô có được phép hành nghề chữa bệnh không? Trong xóm tôi không ai quan tâm. Vóc dáng cô mỏng mảnh trong bộ áo y tá màu trắng có hai túi. Cô đeo mắt kiếng cận, có gương mặt nhỏ, cái đầu nhỏ… trông như một cô giáo tiểu học.

Khi nhà có người bệnh hay có khi chính má tôi thấy không khỏe, bà nhắn người trong chợ Ga đến nhà cô báo giùm. Chiều hôm đó, cô xuất hiện ngay trước cổng nhà tôi trên yên xe đạp. Cô nhẹ nhàng rời khỏi xe, dắt vào sân và xách cái túi đi vào, hỏi thăm vài câu và bắt đầu hành nghề. Cô lấy từ trong túi ra mấy cái hộp bằng nhôm, một cái lò bé xíu có mấy cái chân mỏng mảnh. Cô châm cái bếp cồn cũng nhỏ xíu mang sẵn theo, rồi luộc ống chích trong nước sôi. Xong cô gắn kim chích vào ống chích bằng thủy tinh, bẻ ống thuốc để rút thuốc vào ống và chích.

Chích xong, cô luộc ống chích lần nữa, lau chùi mọi thứ xong bỏ vào các hộp nhôm, cất vào giỏ, động tác rất gọn gàng và lành nghề. Hầu như không thấy cô cười, rất ít nói ngoài những câu hỏi về bệnh tình, đến và đi rất nhanh. Thấy cô vào nhà tôi, thế nào cũng có một hoặc vài người hàng xóm thập thò trước cửa, đợi cô xong việc thì mời về nhà chích thuốc cho người thân trong nhà.

Hôm nào cô Hai Chích bận đi trực không đến được, má tôi sai tôi lên nhà chị Lượm ở xóm trên, nhờ chị nhắn chú Út là chú của chị Lượm, từng là y sĩ quân y, đến nhà chích thuốc dùm. Ông này người Nam, vui tánh và nói nhiều. Ông chích có một mũi mà kể bao nhiêu chuyện, từ chuyện bên Tây đến chuyện bên Tàu, chuyện ngoài Bắc trong Nam. Chích xong, ai mệt thấy khỏe, ai lừ đừ thấy tỉnh.

Có lần, một đứa trong xóm tôi bị chó cắn, cả nhà sợ bị bệnh dại nên đi tìm ông nhờ chích một mũi thuốc ngừa. Ông lắc đầu quầy quậy, bắt đưa thằng nhỏ lên viện Pasteur. Ông nói: “Tao chích là mày chết à con!” khi nó cứ nằng nặc đòi ông chữa cho thay vì phải lên nhà thương. Lần đó, ai cũng nể ông vì có “lương tâm nghề nghiệp”, ông càng đông khách.

Xóm nghèo, có bệnh hoạn gì chỉ dựa vào những người chích dạo như vậy. Đi ra đường Võ Di Nguy, đến phòng mạch bác sĩ Lê Kiểu hay bác sĩ Hanh thì tốn kém nhiều hơn. Không ai thích đi nhà thương, cứ nghĩ đến đó là thấy bệnh nặng rồi. Tuy vậy, nếu cô Hai Chích hay chú Út khuyên đi nhà thương thì líu ríu nghe theo ngay vì họ có “nghề”, cần phải nghe theo. Xóm nhỏ yên tâm nhờ hai người này chăm sóc sức khỏe, một dạng bác sĩ gia đình khám bệnh tận nhà, đến giờ còn chưa thực hiện rộng khắp được.

Phú Nhuận năm mươi năm trước tuy nhỏ nhưng có khá nhiều y bác sĩ. Xưa nhất, người già thường nhắc ông thầy Ba Trương, vừa hốt thuốc Nam lẫn thuốc Bắc ở xóm Mả Đen. Có người cho biết là khu chợ Phú Nhuận có ông Quán, y sĩ quân y, nhà ở hẻm Chín Chồn, bây giờ là hẻm 73 đường Huỳnh Văn Bánh. Còn ai ở trên đường Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển) gần cổng số 8 thì vô nhà ông y tá Tuấn khi có bệnh. Ông có tiếng là bệnh gì cũng chích, cảm ho sơ sơ cũng chích. Còn trên đường từ chợ Lò Đúc đâm thẳng ra đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) có bác sĩ Hoàng. Nghe kể là bác sĩ này có cách khám rất lạ, ít khi khám bằng ống nghe mà chỉ dùng miếng vải trắng to bằng lưng người đặt lên lưng bệnh nhân rồi áp tai vào nghe. Phải chăng nhờ cách khám đó, ông nắm bắt bệnh tình bệnh nhân tốt hơn nên chữa bệnh mau khỏi, giá khám bệnh lại rẻ nên khách rất đông?

Ở cổng xe lửa số 10 đường Võ Di Nguy nối dài (nay là Nguyễn Kiệm) quẹo vào hẻm có cô y tá Út được tiếng mát tay. Một anh trên group “Phú Nhuận ngày xưa” kể sau khi chạy trận đánh năm Mậu Thân về vài tháng, mẹ của anh đẻ rớt đứa em trai của anh ngay tại nhà. Được báo tin, cô Út chạy đến ngay đỡ đẻ cho, mẹ tròn con vuông! Còn ai nghèo quá không có tiền khám chữa bệnh thì ra Nhà thương Cơ Đốc ngay ngã Tư Phú Nhuận khám sẽ được điều trị miễn phí toàn bộ. Các cô ý tá ở đây bận bộ đầm màu hồng, được tiếng dễ thương và dịu dàng với bà con đến khám bệnh.

Sau năm 1975, dần dần một số y bác sĩ không tiếp tục khám bệnh do ra nước ngoài hoặc do là y bác sĩ quân y phải đi học tập cải tạo. Nhà thương, phòng y tế phường vẫn có nhưng thuốc men ngày càng hiếm, ai có tiền phải ra chợ Tân Định mua thuốc chợ đen. Xóm tôi xuất hiện một “thầy lang”, đó là dì Hai, một phụ nữ tháo vát, có lúc bán khô nướng trước nhà. Một dạo, dì xoay ra cắt giác lể, cạo gió cho cư dân cả xóm. Lúc đó là thời gian sau năm 1975, người dân sống căng thẳng vì thiếu thốn đủ thứ. Càng căng thẳng và thiếu ăn càng dễ bị bệnh vặt.

Dì Hai thủ sẵn mấy hũ thủy tinh làm yaourt để giác hơi, một miếng lưỡi lam để cắt lễ cho người trong xóm. Cắt đến đâu, dì dùng miếng vải thấm máu đến đó. Nhà tôi sát bên nhà dì Hai, cách một con hẻm nhỏ nên ra vô đều thấy dì ngồi cắt lễ hay giác hơi cho khách. Có lúc tôi mắc cỡ thụt đầu vô khi thấy cả mảng lưng trắng nõn của một chị trong xóm đang bày ra.

Cả nhà tôi không dám cắt lể hay giác hơi, trong nhà ai có bị bệnh, má đều đưa tiền cho ra bác sĩ để khám, dù tốn kém. Nhờ má bán ngoài chợ Ga, mà chợ là một trung tâm thông tin, nên trong nhà có ai bị bệnh thì không thiếu người góp ý cách chữa trị hay chỉ chỗ khám tốt. Nhờ vậy, con cái trong nhà vượt qua bệnh tật để lớn lên.


Có lần tôi hỏi thăm trên group “Phú Nhuận ngày xưa” về cô Hai Chích. Các anh chị dân Phú Nhuận cố cựu cho biết cô Hai Chích không phải sống ở khu chợ Ga mà nhà ở trong xóm Bình Địa gần chợ Phú Nhuận, là hẻm 67 đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng), từ phía khu bán cá trong chợ đi về phía bờ kinh Nhiêu Lộc gần cầu Kiệu. Một chị nhắc hồi nhỏ bị “suyễn con nước”, cô Hai Chích đến chích thuốc, mau khỏe lại. Cô làm thuốc mát tay và rẻ nên rất đông khách vào.

Đang bàn về cô, thì một chị khác cho biết bên đường Hồ Biểu Chánh cũng có Cô Hai Chích có chồng là ông Ba Mùi, cô này cũng hành nghề y sĩ, chuyên đến nhà chích thuốc khi có lời yêu cầu. Cuối cùng, cô Hai Chích nào đã đến chích thuốc ở nhà tôi cách nay gần nửa thế kỷ?


Phạm Công Luận

Cô Hai Chích và những thầy thuốc một thời

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 143 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.598 seconds.