Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22911
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2024 lúc 8:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22911
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2024 lúc 2:32pm

Sài Gòn Xưa - Những Con Đường Xưa | DanTon   <<<<<<

Trả%20Lại%20Thời%20Gian%20-%20Sài%20Gòn%20Xưa%20|%20Tuyển%20Tập%20Trữ%20Tình%20Xưa%20Cũ%20-%20Nhạc%20Vàng%20%20Trước%201975


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Oct/2024 lúc 2:32pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22911
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2024 lúc 7:43am

Sài Gòn - Nhớ Hoài Một Tiếng Rao Đêm...!


Khi nói đến Sài Gòn, người ta thường nghĩ đến nhịp sống vội vã, cuộc sống hoa lệ. Thế nhưng, có một điều rất gần gũi mà bình dị và hầu như bất cứ người dân Sài thành đều nhớ tới da diết mỗi khi đi xa, đó là tiếng rao.

Sài Gòn bây giờ có thể vắng những tiếng rao, đặc biệt là về đêm, bởi nó đã bị “nuốt chửng” bởi vô số tiếng ồn xe cộ, tiếng tivi… Ngày trước mỗi khi nghe tiếng rao quen thuộc, người Sài Gòn đã có thể biết giờ mà không cần phải xem đồng hồ. Nó thân thuộc đến nỗi mỗi khi văng một vài hôm, đã khiến ta lo lắng đến sức khỏe của chị bán hàng rong, để rồi khi nghe lại, ta lại bồi hồi như gặp người xưa thân thuộc.

Trong cuốn sách Sài Gòn – Chuyện đời của phố, nhà văn Phạm Công Luận đã viết về kỷ niệm những tiếng rao của Sài Gòn ngày xưa:

“Hồi trẻ, tôi đọc bài Quà đêm trên rạch Tàu Hủ của Bình Nguyên Lộc trên một tờ báo và bật cười với nhận xét của ông khi nghe tiếng rao quà trong đêm Sài Gòn: “Ai ăn, bột khoai… đậu xanh… bún tàu… nước dừa… đường cát hôn!”. Điều ngộ nghĩnh là người rao kể rõ những thứ có trong món chè đó, rất thật thà, bộc tuệch”.


• Tiếng rao Sài Gòn hồi 75 năm trước

Theo lời ghi của Phạm Công Luận, thì từ hơn 70 năm trước (1943), đã có một người Pháp viết một bài dài về những lời rao trên đường phố Sài Gòn ngày đó, có vẽ minh họa, ký âm từng tiếng rao. Đó là E.Berges.

Những trang viết để lại của ông thật quý giá, vì nếu không ký ức về chuyện đó sẽ mất đi: “Sáng bửng, Sài Gòn thức dậy trong tiếng rao hàng. Sự ồn ào của hàng ngàn kẻ buôn bán khiến không khí vui vẻ hẳn lên ở mỗi khu phố, mỗi con đường. Tiếng rao hàng vang lên từ Chợ Lớn đến Đa Kao, từ bến tàu Ba Son, chợ Mới (chợ Bến Thành) đến chợ Cũ (chợ Hàm Nghi), từ nhà thờ đến nghĩa trang. Suốt bảy ngày trong tuần, dưới ánh mặt trời miền Nam hay dưới cơn mưa tầm tã, họ cứ đi, đòn gánh trên vai hay đội rổ trên đầu, các ông và nhất là vô số bà bán hàng rao vang dưới những gốc me hay phượng vĩ, quyến rũ những người thèm ăn bữa nhẹ hay mua vài món nho nhỏ dằn bụng…”.


Ông Berges tả cô hàng bán mía ghim: “Với một tay, cô điều chỉnh thúng trên đầu, tay còn lại rảnh, điều chỉnh bước đi nhịp nhàng. Cô ta cất giọng lúc này lúc khác thanh tao: Ai ăn mía không? Cô bị vây lại ở đường Norodom (ngày nay là Lê Duẩn) bởi những đứa trẻ với hai xu mua được hai cây mía ghim”.

Khi nói về cô bán cháo cá, ông không hề nhắc đến nhan sắc, mà chỉ nói về dáng điệu của cô và cách bán hàng: “Đã 5 giờ chiều, dài theo đường Legrand de la Liraye (này là đường Điện Biên Phủ), cất lên giọng rao hàng ngắn của cô hàng bán cháo cá. Cô dừng chân góc đường, để xuống vỉa hè hai nồi đựng, xếp xếp mau lẹ những chén trên mâm bằng tre, ở giữa hai nồi cháo, quạt lửa hong nóng nồi cháo và phục vụ cho những khách vội vã thích ăn cháo cá hay đậu nấu nhừ. Thỉnh thoảng, cô đổi món hằng ngày và rao: Ai ăn cháo cá, bún không?”.

Lũ trẻ nhỏ kiếm sống trên đường phố bán thức ăn chế biến sẵn, sách báo, dịch vụ tại chỗ như đánh giày. Ông Berges luôn quan sát chúng bằng đôi mắt dí dỏm: “Chúng có hai đứa, tuổi chừng tám đến mười, để tóc cẩu thả bay theo gió, ánh mắt ranh mãnh. Chúng đi trên đường Pellerin (Pasteur), rồi cười giỡn, rượt bắt nhau, thỉnh thoảng chửi bới và đột ngột chỉnh sửa lại túi bán hàng rồi rao: đậu phộng rang, hạt dưa. Chúng ngoác mồm rao lớn giọng, không để ý đến giờ nghỉ trưa”.


Có khi chúng là những đứa bé bán báo: “Chúng tràn ngập trên đường Catinat (Đồng Khởi), ở những quán cà phê vỉa hè. Chúng rượt theo những bộ hành nhàn nhã, bằng những tiếng rao mời khó chịu mà tấn công liên tục khách uống bia. Trên đại lộ Norodom, trước nhà thờ, chúng chộn rộn, rình mò những người đạp xích lô và xe kéo, chạy lẹ tới họ, vừa chạy vừa lấy tiền. Chúng rao báo chữ Việt: Điện Tín, Sài Gòn ngày mai, thầy. Vào những chiều, khi nhà xổ số địa phương mở ra, cũng những đứa trẻ đó ngang dọc các đường phố, khoảng 22 giờ, bán vé số, giấy dò vé số trúng. Và sau đây là những lời tâng bốc sự giàu sang: Lô-tơ-ri, giấy dò số Đông Pháp, thầy!”. Có khi là thằng nhỏ bán bánh men, thứ bánh bây giờ chúng ta không thấy ai bán dạo nữa: “Nó để đầy bánh trong thùng gắn kiếng. Bánh nó làm bằng bột gạo lên men, rắc lên bánh loại bột thơm đậu và nước dừa. Nó đi bán trên đại lộ Catinat, với thùng bánh trên vai và rao: Ai ăn bánh men nước dừa không?”.


Theo quan sát của ông Berges, trên đường phố Sài Gòn 74 năm trước, người bán hàng rong đa phần là đàn ông. Đó là chú bán chổi lông gà với lời rao ngắn gọn: “Chổi lông gà không?”; những người bán chiếu bông: “Chiếu không?”; người bán tiết canh: “Ai ăn tiết canh không?”; người bán khoai lang: “Ai ăn khoai lang nấu đường không?”… (Trích Phạm Công Luận – Chuyện Đời Của Phố)

Trên trang thesaigontimes.vn, tác giả Nguyễn Minh Hải kể về những kỷ niệm với tiếng rao đêm đã ngày càng xa vắng như sau:

“Những ấn tượng về tiếng rao hơn ba mươi năm trước mà tôi vẫn còn nhớ là “Ai ve chai, lông vịt, dép đứt, thau nhôm, đồ mủ đồ bể bán hôn?”. Cái tiếng rao dài, lanh lảnh vọng từ đôi thúng gióng rảo qua những đường quê, vào những hang cùng ngõ hẻm. Đó là cái thời người ta tranh mua lông vịt nên khi làm vịt thì nhiều người thường cẩn thận để riêng lông ra, để dành mà bán kiếm ít đồng. Còn cái dép mủ (được loại dép tổ ong trắng đã là sang lắm rồi!) sau khi vá, hàn, khâu chỉ, cột kẽm năm bảy lượt không thể mang được nữa thì mới… được bán ve chai. Còn thau nhôm, thau nhựa, xoong nồi bằng nhôm… hàn tới hàn lui đến lúc không thể xài nữa thì mới được… hóa kiếp. Ngày ấy, người ta mua nhiều loại như vậy mà gánh ve chai thường nhẹ tênh… Bởi những thứ nặng nặng một chút như sắt, đồng thì khá hiếm, làm gì có đồ ve chai là một chiếc xe đạp cũ hay xác một chiếc xe máy như sau này!


Còn một loại tiếng rao nữa cũng đi vào lòng những đứa trẻ của những năm 1980, đó là tiếng leng keng của người bán cà rem. Cà rem ở quê tôi hồi đó dù là những ống nước si rô đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng được đông thành đá cũng đủ làm bao đứa trẻ cảm thấy hào hứng sau giờ học. Đôi lúc, bọn trẻ con nhầm tiếng rao của người bán cà rem với tiếng… xe bò, bởi hai con bò kéo xe cũng được cột hai cái lục lạc bằng đồng, cũng kêu leng keng, nhưng người tinh ý sẽ nhận ra sự khác biệt về nhịp điệu…

Muộn một chút là tiếng rao bằng… kèn. Một cái kèn nhựa nhỏ phát ra tiếng kêu “éc éc” trên những chiếc xe đạp cũ lọc cọc. Đến đoạn này thì hình như lông vịt không còn được mua nữa. Đồ nhựa, đồng, sắt, nhôm… thì được mua nhiều hơn, bổ sung vào đó là các loại bịch mủ (túi nylon). Nghề “móc bọc” (lượm bịch mủ, chai lọ bằng nhựa…) đã ra đời. Đó gần như là nghề hạ đẳng nhất trong xã hội, dành cho người không có vốn, không nghề nghiệp, không nhiều sức khỏe… Nhưng quý biết bao, chính họ là những người góp phần làm sạch môi trường và tái chế biết bao thứ tưởng chừng bỏ đi để thành đồ có ích. Rồi mua giấy báo cũ nữa. Đến những năm 1990, đời sống được nâng cao đáng kể, nhiều người đã đọc báo nên người mua ve chai đưa giấy báo, sách cũ vào hàng hóa của họ.


Muộn chút nữa, tiếng rao phát ra từ băng cát sét, xài bằng cái bình ắc quy cột trên xe đạp hoặc xe máy. Người ta mua mô tơ cũ, quạt máy, dàn vi tính, loa cũ, đầu máy, tivi hư…; người ta bán keo dính chuột, bánh mì đặc ruột, bánh mì nóng giòn, bánh bông lan, bánh chưng bánh giò…; người ta mời cân đo sức khỏe, mà một dạo cũng ăn khách lắm; người ta mời mài dao mài kéo… Câu “bánh mì Sài Gòn, hai ngàn một ổ, bánh mì Sài Gòn, đặc ruột thơm bơ…” từng làm những sinh viên nghèo khao khát trong những buổi xế trưa hoặc những buổi khuya ngồi chống cằm học bài.

Dĩ nhiên, cũng không thiếu những tiếng rao truyền thống. “Ai chè đậu đen nước dừa hôn…” lảnh lót, ngọt ngào làm người nghe tưởng tượng đến ly chè đậu đen thiệt là bùi, nước dừa thiệt là béo, ăn với đá mát lạnh… Hay “ai xôi vò, xôi khúc đây…” mang âm hưởng miền Bắc, thường khiêu khích cái bao tử buổi sáng đương đói…


Ai ở Sài Gòn chắc không thể quên tiếng rao của những xe hủ tiếu gõ, mà bây giờ cả xe và tiếng rao ấy dần vắng bóng. Tiếng lốc cốc, lách cách của hai thanh tre hoặc cái muỗng gõ vào thanh inox đập đá có tần số khá cao nên vọng từ đầu hẻm đến cuối hẻm, từ dưới đường vang đến tận căn hộ tầng cao nhất chung cư. Tiếng gõ đó một thời mang hình ảnh của những đứa trẻ người miền Trung đen nhẻm, dáng đi thoăn thoắt, trông chất phác, dễ thương…

Tôi không thể quên một tiếng rao lạ lùng hồi gần hai mươi năm trước, khi còn ở trọ bên Phú Nhuận, sáng sáng có một ông già cất tiếng “hi hi…” loanh quanh trong những con hẻm nhỏ. Nhà nào hết dầu hôi thì xách chai, bình ra mua, dùng để nấu lò xô. Ông đi bộ, xách hai can đựng dầu, có hôm đi trở ra thì chỉ còn hai can không, nhưng cũng có hôm còn lưng lửng… Tôi không bao giờ biết được vì sao ông lại rao bằng tiếng đó và cũng chưa từng nghe ai giải thích. Thực ra cũng chẳng cần gì, tiếng rao đó chỉ là một quy ước, để mỗi khi nghe “hi hi” thì biết rằng có ông bán dầu hôi đang tới…

Bây giờ ở nội thành, người ta mua sắm qua mạng, qua siêu thị, tiếng rao đang dần nhạt nhòa, chỉ vang lên ở vùng ven, ở nông thôn. Tiếng rao bây giờ như chỉ là một phần của ký ức, của những kỷ niệm…”


st.




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Oct/2024 lúc 7:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22911
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2024 lúc 3:44pm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Nov/2024 lúc 3:48pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22911
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Hôm nay lúc 8:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.188 seconds.