Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 197 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2024 lúc 7:52am

Nhang Cháy Thơm Trong Mưa


Hai cây cầu đứng hai bên ngã ba sông. Cầu Cũ như thiếu phụ trầm tư, nhẫn nại đang nằm nghiêng âm thầm ôn lại bao kỷ niệm vui ít buồn nhiều. Cầu Mới như thiếu nữ trẻ trung, kiêu kỳ ưỡn ngực đón gió và nắng mai ào ạt thổi tới.

Cầu Mới gần ngã ba sông hơn, dưới cầu nhiều ghềnh đá, xoáy dữ, sâu thăm thẳm, ấy vậy mà nhiều người tự tử nhảy xuống lại không chết. Dưới cầu Cũ nước nông trong veo nhìn thấy đáy, chảy êm ả, thế mà ai dại dột đâm đầu xuống đều chết cả. Dân hai bên bờ đồn đại: Trước đây có 3 cô bé học Cấp 3 chết đuối ở đấy, đúng vào giờ thiêng nên hồn ma ghê gớm lắm, lại chỉ mong có bạn cho đỡ buồn nên kẻ nào dại dột lao xuống đều không bao giờ có cơ may sống sót. Vào những đêm trăng khuyết lúc gần sáng, có người kể đã nhìn thấy 3 cô bé chạy nhảy tung tăng trên mặt sông, cầm những con sóng ném nhau... Hôm tìm kiếm xác 3 cô bé, đội rà móc tìm thi thể làm việc quần quật mấy ngày không thấy. Cuối cùng, lão Thi “điên” vỗ trán: 

– Ngu quá là ngu. Rà móc đáy sông có ích gì. Để tao, chỉ còn một chỗ này...

Lặn xuống chiếc cống bên sông, 3 cô bé ôm chặt nhau nằm trong đó đã trương phềnh. Moi mãi mới đưa được 3 cô bé ra ngoài, nhưng phải co kéo mạnh, có mấy ngón tay của cô bé áo trắng rơi đâu mất. Đêm về, căn lều bên sông cứ rung chuyển từng hồi, chiếc giường bị dựng đứng rồi rơi xuống, gần sáng thiếp đi, mơ thấy 3 cô bé về đứng ở đầu giường, ánh mắt tức giận, một cô vừa khóc vừa nói:

– Bác cứu hay không cứu chúng cháu thì cũng thế thôi. Đằng nào chả chết rồi, lôi kéo kiểu gì mà để cháu mất mấy ngón tay. Bác phải đi tìm lại cho cháu.

Bừng tỉnh, toát mồ hôi lạnh, thắp hương khấn vái đến sáng mãi mới được yên.

Hình như lại có xác chết trôi trên sông, có ai đó cất tiếng gọi: Ông Thi ôi! Ra vớt xác đi! Tiếng gọi lẻ loi, lạnh buồn như viên sỏi ném thia lia trên mặt sông chiều, làm xao động hoàng hôn rực hồng màu máu.


Lão Thi ngoài 60 tuổi mà cao lớn, cơ bắp cuồn cuộn, râu tóc rậm rì, hao hao hình dáng Lý Quỳ trong “Thủy Hử”, chỉ khác Lý Quỳ ở đôi mắt sâu hoắm, lúc nào cũng buồn mênh mang, cùng cái tật hay lào thào nói chuyện một mình, chậm rãi chèo thuyền ra giữa sông. Vừa chèo vừa lẩm bẩm: “Trai ngửa gái sấp, nhìn thế kia là đàn bà rồi. Giời ôi! Tội tình gì mà đâm đầu xuống đây...” Cho thuyền chầm chậm bơi quanh, lấy cây sào có móc nhọn, khẽ kéo xác lại gần, đeo găng tay cao su nhẹ bế xác lên thuyền rồi giật bắn người: “Sao lại hai mẹ con thế này? Lại còn lấy khăn màu hồng buộc chặt con gái vào ngực? Mình tự tử đã ngu rồi, lôi cả con theo thì còn ngu hơn nữa!”Chèo thuyền đưa xác vào bờ, sao thuyền tự nhiên lại nặng chĩu thế này? Không sao gỡ ra được, họ ôm ghì nhau chặt quá, phải phun rượu gừng vào co kéo mãi mới gỡ hai mẹ con rời nhau.

Dù đã bắt đầu thối rữa, nhưng với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề vớt xác, lão phải gật gù công nhận: Khi sống người mẹ phải đẹp lắm, còn cô bé tầm 5 – 6 tuổi hẳn phải xinh như một đóa hồng chớm hé buổi sớm mai. Quần áo cũng sang trọng thế này, đâu có nghèo đói gì, làm sao mà phải chết? Cho mỗi người vào một bao ni lông, đặt cạnh lều, thắp một bó nhang cắm bên cạnh rồi thầm thì: “Đã tối quá rồi, hai mẹ con tạm nằm đây, sáng mai tôi sẽ báo chính quyền để tìm thân nhân cho hai người...” Còn chai rượu gừng ngồi uống nốt, sao đêm nay buồn quá vậy? Ngồi bó gối nhìn ra mặt sông mênh mông. Gần lều của lão có một gia đình làm nghề đánh cá, giờ đang inh ỏi gọi nhau về ăn cơm tối. Tiếng ông bố gắt gỏng vì đứa con gái lớn đi học giờ vẫn chưa chịu về, bà mẹ ca thán giá thịt lợn tăng cao quá trời, bọn trẻ con mè nheo, đòi cha mẹ tiền mai đi nộp học phí. Nhìn sang đăm đắm, thở dài thăm thẳm, ực một lúc 3 ly rượu đầy, mắt cũng đầy bóng tối. Giá như... phải... giá như... Có những đêm tự nhiên người bức sốt, nhảy ùm xuống sông bơi một hồi như điên dại... Có đêm đứng trên lều, nhảy cắm đầu xuống sông, lặn thật sâu, nhịn thở mà chờ đợi...rồi cũng phải trồi lên mà sống... Lão đã từng lén lút như thằng ăn trộm, mò sang nhà hàng xóm kia, nín thở nhìn qua lỗ thủng trên vách nhà thật lâu, rồi rút vội mớ quần áo cũ phơi trên sào ngoài sân, đem về giấu kỹ, thi thoảng mang ra ngắm, áp vào mặt mà hít hà, rồi chảy nước mắt...


Lại một con thuyền chở dừa xiêm nặng chĩu trôi qua, nó như buồn cho số phận lênh đênh mà cứ đâm đầu vào những con sóng lớn, mặc cho rạn vỡ một đời thuyền. Gã trên thuyền chả biết buồn cho gã hay buồn cho thuyền mà cất tiếng hò. Giọng gã khàn khàn, khê nồng nên tiếng hò không hay, nhưng sao vừa nghe đã sởn gai ốc? Hình như tiếng hò không cất lên từ thanh quản? Có một khối buồn cựa quậy trong ngực gã, rồi vỡ tung, những mảnh vỡ hóa thành tiếng hò, bay chờn vờn trên ngọn sóng trước khi rơi vào lòng người:

“Con cá xếp vi chờ khi nước chảy

Cần câu đã gẫy ơi hỡi cần câu

Anh thương em không ngớt nỗi đoạn sầu

Chân em theo chồng về quê mới

Hằn cơ cầu vào ngực anh...”

Lại nhớ mấy hôm trước Lão Thi “Điên” vừa gắp miếng đậu rán bỏ vào miệng chưa kịp nhai thì đã có tiếng gọi ơi ới ngoài bờ sông:

– Ông Thi ôi! Lại có xác chết trôi kìa.

Bỏ đũa xuống, vội vã lấy đồ nghề rồi bơi thuyền ra sông, gọi là đồ nghề cho nó oai, thực ra cũng chỉ có hai cây sào một dài, một ngắn, đầu có móc câu, đôi găng tay cao su, mấy cái khẩu trang và vài cái bao tải bằng ni lông. Buổi trưa nắng gay gắt, mặt sông mênh mông, trắng lóa như được dát bạc. Lần này là một cô gái bụng chửa vượt mặt, gương mặt còn hằn rõ sự đau khổ tột cùng, chỉ có hai hốc mắt đã bị cá rỉa mất, giờ là hai lỗ đen sâu hút. Kéo xác chết lên thuyền, mùi hôi thối lộn mửa, cho xác vào bao ni lông, báo công an và chính quyền sở tại, giải quyết xong cũng đã gần 5 giờ chiều. Rồi mới thấy đói lả, nhảy ùm xuống sông tắm rồi lên lều lục cơm nguội ăn ngấu nghiến. Đã vớt bao nhiêu xác sao hôm nay ruột gan cứ rối bời? Xác hai mẹ con ôm ghì nhau kia sao ám ảnh làm mình day dứt thế này?

******

Hàng phố ai cũng khen cô giáo Huệ xinh đẹp, dịu dàng hạnh phúc trong một gia đình giàu có.Nào có ai biết căn nhà ấy đã hóa địa ngục từ lâu, gã chồng ghen tuông đến mức bệnh hoạn thường xuyên đánh đập Huệ... Gã nghiện rượu nặng và trong cơn say lúc chiều nay đã dâm ô cả con đẻ mới 5 tuổi đầu. Giọt nước làm tràn ly. Cây cung căng quá mức thì dây phải đứt! Chiều đi làm về, thấy con gái xanh xao, co rúm trốn sau cánh cửa, hỏi rõ nguồn cơn, Huệ đã xông vào gào thét, cào cấu gã chồng thú vật. Không chỉ nhởn nhơ đáp: Trồng ra hoa thơm thì phải thưởng hoa trước thiên hạ, gã còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đánh vợ đến hộc máu mồm. Đau khổ cùng cực, lẩy bẩy lấy xe máy đèo con lên cầu Cũ. Vứt xe chỏng chơ, ôm con đến bên thành cầu, khóc không thành tiếng mà nhìn xuống mặt sông. Con bé sợ hãi: 

– Mẹ ơi! Con sợ. Về đi mẹ... 

– Về đâu bây giờ hả con? Còn nhà đâu mà về? 

Đèn cầu bật sáng lom đom, lan can sắt lạnh giá, mặt sông chuyển từ tím ngắt sang đen ngòm. “Con ơi! Còn mẹ mà con còn khốn khổ đến vậy. Mẹ đi rồi con sẽ ra sao? Hãy tha lỗi cho mẹ. Hãy đi cùng mẹ. Ở thế giới bên kia mẹ sẽ chăm sóc cho con”. Run rẩy lấy khăn buộc chặt con vào ngực mình. Con bé ngơ ngác, mắt tròn xoe nhìn mẹ rồi òa khóc, hai tay nhỏ bé cố chống cự mà không được. Quay đầu nhìn phía sau lưng, người xe nườm nượp, hình như không có ai quan tâm đến hai thân phận đang run rẩy gào khóc này. Từ trên cao nhảy xuống khoảng không đen ngòm, cú đập khủng khiếp khi mặt và ngực giáng xuống mặt sông, tưởng thân thể vỡ tan tành, như có trăm mũi dao nhọn xuyên thẳng vào mặt, rồi qua miệng xoáy vào trong ngực, sặc sụa, nghẹt thở, tất cả diễn ra nhanh như tia chớp lóe qua bầu trời. Bây giờ mới hối hận, vùng vẫy cố ngoi lên nhưng đã muộn mất rồi. Đôi mắt con bé trợn trừng kinh hoàng, hai con ngươi lồi ra như sắp nổ tung rồi vọt ra ngoài. Bắt đầu chìm xuống, đáy sông đen, nước sông đen lạnh ngắt, nhờn nhợt, chỉ có ba gương mặt trắng toát ghé vào nhìn rồi nhoẻn cười... Người ta bảo đã thành ma thì không còn oán giận đau khổ nữa. Không phải đâu, nằm ở đây, sao vẫn căm giận kẻ bạc ác đã đẩy hai mẹ con vào đường cùng. Vẫn quặn lòng thương con gái và trách mình ngu xuẩn. Nhưng giờ đây có căm thù hay hối tiếc thì có ích gì? Linh hồn bé bỏng của con gái vẫn hỏi ngây thơ:

– Mẹ ơi! Sao mình lại ở đây? Có về nhà được không mẹ?

******

Đêm ấy lão Thi thức trắng đêm, chai rượu đã cạn, lại thêm mấy ấm trà thật đặc. Người ta gọi lão là Thi “điên” vì tự nguyện vớt xác trên sông, không đòi hỏi quyền lợi gì, ai cho cái gì là tùy tâm, không cho cũng không sao. Gia đình người ta mất người thân đã đau đớn, ai nỡ đòi tiền công. Có nhà nghèo quá, còn không đủ tiền mua quan tài cho người chết... Nghề này chọn lão chứ lão đâu có chọn nghề?Vốn chỉ chài lưới đánh cá trên sông, gặp xác chết trôi thương tâm đành vớt,lâu dần nổi tiếng khắp vùng, ai thấy xác chết trôi sông đều gọi. Trước không có lều mà ở, hai mẹ con lão sống trên thuyền dù có mái lợp giấy dầu, mưa vẫn ướt như chuột lột. Hai mẹ con đêm ngủ chẳng bao giờ được duỗi thẳng chân, giấc ngủ chòng chành theo nhịp sóng và gió. Lần ấy, lão vớt một thằng bé chết đuối tầm 7 – 8 tuổi, chết rồi tay vẫn ôm ghì cặp sách. Nửa đêm bỗng thấy thuyền chao đảo rồi quay tít, thằng bé hiện về trong mơ khóc thút thít:

– Cháu cảm ơn bác. Bác tốt quá. Trôi trên sông lạnh và sợ lắm. Giờ cháu đã được về nhà. Cha mẹ cháu sẽ đền ơn bác. Nhưng Bác phải nhớ không được nhăn mặt hay nhổ nước bọt. Cháu có muốn chết đuối rồi bốc mùi hôi thối đâu. Bác làm thế hồn ma sẽ tủi thân rồi ghét bác đấy.


Sáng hôm sau, cha mẹ cậu bé đến cảm ơn và cho 5 triệu – số tiền lớn nhất được nhận tính từ khi làm nghề đến giờ. Nhờ số tiền ấy, lão dựng được túp lều này, sàn bằng gỗ bạch đàn, mái lợp giấy dầu tử tế. Sung sướng thay ngoài 60 tuổi được đi ngủ duỗi thẳng chân. Mẹ lão ở “nhà mới” được hơn tháng rồi quy tiên, trước khi tắt thở còn thều thào: 

– Con gắng kiếm một người vợ cho bớt cô quạnh. Mẹ đi rồi, ai cơm nước cho con!

Nhưng lấy ai và ai lấy mình? Cách đây mấy hôm, cô Tư bán hoa quả ngoài chợ ghé vào, cười chúm chím:

– Anh Hai. Anh mua giùm em chuối chín cây này. Ngọt lắm.

– Ngọt bằng em không? Mua người chứ không mua chuối.

– Anh Hai nói kỳ cục quá trời. Người thì chỉ tặng chứ không có bán nghe...

Cô đi rồi, tiếng cười cùng hương chuối chín ở lại, thơm mãi trong lều.


Rồi cứ thế, thời gian như nước sông trôi, như gió buồn bã đi qua những rặng cây, hết ngày đến đêm, nhìn trước nhìn sau cũng chỉ thấy có một mình. Thèm một mái ấm, hơi ấm người phụ nữ và tiếng bi bô trẻ nhỏ đến cháy lòng. Ước ao ấy như than hồng của gốc bạch đàn phập phù cháy bên bao ni lông đựng tử thi kia, trông lom rom vậy thôi, mà âm ỉ không gió mưa nào dập tắt được. Có con mèo đen nhà ai nhảy vọt qua hai cái bao, xác chết trong bao vọt ngồi dậy, rồi lại từ từ đổ xuống, lão vội vã cho thêm củi khô để lửa cháy to, châm thêm bó nhang cắm trên đầu hai bao tải mà rì rầm khấn:

– Xin 2 mẹ con sống khôn thác thiêng mà hiểu cho lòng tôi. Gần hết một đời sống cô quạnh, khát khao một gia đình.Không hiểu sao hôm nay vớt 2 mẹ con cô lên, lòng tôi lại vừa đaubuồn vừa vui mừng.Có cáigì thân thương lạ lắm, không lý giải nổi nữa. Giá như tôi có người vợ và đứa con như mẹ con cô thì sung sướng quá. Tôi xin phép không báo chính quyền nữa, sẽ mai táng hai mẹ con cô cạnh lều của mình để tiện bề hương khói. Nếu đồng ý xin cho ngọn lửa kia cháy sáng lên 3 lần...

Có cơn gió lạnh ào ạt thổi tới, rùng mình, như có những bàn tay lạnh hơn nước đá chạm vào mặt vào cổ mình. Rồi ngọn lửa leo lét từ gốc bạch đàn bỗng phụt lên 3 lần, cao tới nửa mét. Chắp tay vái lia lịa mà rưng rưng lệ. Thôi ước mong có một gia đình cũng đã thực hiện được một nửa. Từ nay, ngoài mẹ còn có những người thân để gần gũi.


Hì hục đào bới một huyệt mộ ngay cạnh lều, mang nước thơm tắm rửa, khâm liệm dù thân thể hai mẹ con đã thủng lỗ chỗ, ruột gan lòi hết ra ngoài, vẫn không thấy ghê sợ như mọi khi. Họ cũng đáng thương và cô độc như lão. Giờ họ như người thân của mình. Có gì mà phải kinh hãi? Búi tóc cho người mẹ, tỉ mẩn tết tóc cho con bé. Mặc cho hai mẹ con hai bộ quần áo còn tươm tất nhất của mình vậy. Cũng chẳng có tiền mà mua cho họ quần áo mới. Bỗng lão rùng mình rồi dừng tay lại: Từ đôi mắt người mẹ, có hai dòng nước mắt nóng hổi trào ra, từ từ bò xuống gò má trắng nhợt nhạt. Đôi môi xinh – giờ nham nhở – của con bé hình như khẽ nhoẻn cười. 

Chôn cất xong thì trời sáng, đành san phẳng đất chứ không dám đắp mộ, lão đặt bát cơm, quả trứng rồi thắp một bó nhang to cho người đã khuất. Chắp tay cúi đầu ngồi bên hai mẹ con, lão cầu khấn điều gì thì chỉ có trời đất và người đã khuất biết, bó nhang trên mộ và chân nhang đặt trên bàn thờ bỗng cháy rừng rực. Có cơn mưa đổ xuống mà bó nhang vẫn cháy đùng đùng, mùi thơm dịu nhẹ bất chợt nồng nàn lan tỏa, khiến cho căn lều vốn lạnh lẽo bao năm qua trở nên ấm cúng lạ thường. Vóc dáng đồ sộ của lão như một pho tượng cứng cỏi thô nhám đen sẫm quỳ bên vạt đất mới đỏ au, sừng sững trong mưa không lay động. Chỉ có đôi mắt sâu hoắm vốn đong đầy nỗi buồn mênh mang, giờ đây ánh lên một niềm vui thầm lặng, nhỏ nhoi. Bên lão, sông vẫn miên man chảy, thi thoảng lại thở dài. Sông như kiếp người không ngừng nghỉ tìm ra biển khơi, trên hành trình trôi chảy ấy, gió làm sông vỡ nát thành trăm ngàn con sóng. Sóng thì ra là nỗi đau của sông? Vậy điều gì làm ra nỗi đau của kiếp người?


Mưa ngày một to hơn, nhìn lên chỉ thấy hai cây cầu chập chờn trong màn mưa trắng xóa. Cầu Mới giống như một con nhện khổng lồ bám níu hai bờ sông giữ cho đôi bờ không rời xa nhau. Cầu Cũ lại như chiếc đòn gánh oằn xuống, gánh buồn vui của bao số phận đang hối hả lại qua, kiếm tìm cái gọi là hạnh phúc theo quan niệm riêng của mỗi con người. Vậy hạnh phúc của lão là gì? Nhìn căn lều, ngôi mộ, con thuyền cũ, đặt tay lên ngực mình, rứt tung cúc áo, vò xé, ấn mạnh xuống như để ngăn một tiếng thở dài buồn hơn cả dòng sông, rồi lại khẽ cười. Bỗng giật mình, cô Tư đến từ bao giờ, đứng ngắm lão phía sau lưng rồi chép miệng thở dài:

– Anh Hai cứ ra sông đi. Còn mấy con cá để trong lu em mang bán hộ cho. Lát về em nấu cơm dùm nghe.

Mưa đã tạnh. Mặt trời xuống cùng buổi chiều sao rạng rỡ và ấm hơn mọi ngày? Lão ngân nga hát cho sóng và mặt trời nghe:

“Xề u, xế u lưu phàn

Dưới trăng

Dòng sông trôi rất dịu dàng

Ghềnh Hào ơi...”

Lão chậm rãi tháo dây buộc thuyền, khua từng mái chèo mạnh mẽ, chèo thuyền ra giữa dòng nước cuồn cuộn chảy…

 

NGUYỄN ĐỨC HẠNH
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2024 lúc 10:11am

VIẾT VỀ MỘT MỐI TÌNH DANG DỞ | Hồi Ký Miền Nam VN <<<<<<


VIẾT%20VỀ%20MỘT%20MỐI%20TÌNH%20DANG%20DỞ%20|%20Hồi%20Ký%20Miền%20Nam%20VN


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Oct/2024 lúc 10:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2024 lúc 9:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2024 lúc 8:37am

Cây Quế Giữa Rừng 

Phát%20triển%20cây%20quế%20giúp%20đồng%20bào%20Mơ%20nông%20tăng%20thu%20nhập%20|%20Báo%20ảnh%20Dân%20tộc%20và%20%20Miền%20núi

Tốt nghiệp xong ra trường, cầm mảnh bằng bác sĩ trong tay tôi tất tả đi xin việc ở các bệnh viện công cũng như tư trong thành phố. Và vận may đã không đến với tôi bằng những cái lắc đầu đầy thông cảm. Chán nản, tôi đáp chuyến tàu khuya hôm ấy về quê, một thị trấn nhỏ nằm trên dãi đất miền trung gió cát mịt mù.


Không nói cũng có thể hình dung ra nỗi mừng vui xen lẫn tự hào mà ba má tôi có được. Ba an ủi tôi:

- Thôi, con đừng buồn, về quê làm việc cũng tốt chán. Bệnh viện khu vực ở thị trấn mình vẫn còn thiếu nhiều bác sĩ lắm đó con à. Đây xuống đó chưa tới mười cây số, con lấy chiếc Honda của ba mà đi làm, ba chỉ quanh quẩn tỉa tót mấy chậu cây cảnh này có mấy khi đi đâu.

Tôi đáp:

- Con cũng đâu dám chê kén gì. Con chỉ mong làm việc ở những bệnh viện lớn để có cơ hội học hỏi thêm, nâng cao tay nghề và dễ dàng tiếp cận với những công nghệ mới của y học.

Thật ra tôi chỉ nói đúng năm mươi phần trăm sự thật. Còn năm mươi phần trăm kia thuộc về cô người yêu xinh đẹp và bé bỏng của tôi đang còn hai năm cuối trên giảng đường… Và có lẽ nếu bắt cô ấy phải lựa chọn giữa cái thằng tôi đẹp trai này cộng với cái thị trấn nhỏ đìu hiu thì… chắc chắn sẽ có một gã xấu trai nào đó ở thành phố “trúng mánh”. Thôi thì đành phó thác cho duyên số!

Buổi làm việc đầu tiên của tôi tại bệnh viện thị trấn diễn ra khá đơn giản. Sau phần giới thiệu và ra mắt với cơ quan tôi mau chóng đi ngay vào phần việc của mình: làm thủ tục cho một sản phụ xuất viện và thăm khám cho hai sản phụ khác (ở trên tôi quên giới thiệu tôi là bác sĩ chuyên khoa sản).

“Thân chủ” đầu tiên và cũng là duy nhất của tôi trong ngày là một cặp vợ chồng mà mới nhìn tôi đã không dấu được ngạc nhiên vì vẻ ngoài khá “khập khiểng” của họ. Trong khi người vợ mà sự mệt mỏi và nặng nhọc của cái bào thai sắp đến ngày sinh nở không làm mất đi vẻ duyên dáng trẻ trung thì anh chồng lại có cái diện mạo thô ráp khá tương phản, với một nửa khuôn mặt lốm đốm vết chàm xanh, hậu quả của một thời đạn bom nào đó. Thăm khám cẩn thận xong, tôi nói với hai người:

- Ổn cả rồi, anh chị có thể yên tâm. Thai thuận, tim thai đập tốt. Chỉ tiếc bệnh viện chưa có máy siêu âm để biết là trai hay gái.

Quay sang người chồng tôi nói tiếp:

- Anh có thể đưa chị về. Cố giữ gìn, sắp đến ngày rồi đó. Khi nào có triệu chứng chuyển dạ nhớ đến bệnh viện ngay.

Hai vợ chồng nhìn nhau, mắt ánh lên những tia hạnh phúc. Tôi cũng cảm thấy vui lây với niềm vui của họ mà tôi đọc được trong ánh mắt. Tuy nhiên tự sâu thẳm tâm hồn tôi hình như có một chút cái gì đó như là sự ghen tỵ đối với cái gã “Trương Chi thời đại” này. Bất chợt trong đầu tôi nhảy ra hai câu ca dao mà đem áp dụng vào đây kể ra hơi thô tục: “Tiếc thay cây quế giữa rừng/ Để cho thằng mán thằng mường nó leo”.

Buổi tối, trong bữa cơm gia đình mà má tôi cố gắng sửa soạn đàng hoàng cho thằng con út ngày đầu tiên chính thức hành nghề bác sĩ, tôi sôi nỗi kể chuyện diễn ra trong ngày. Nghe kể đến chuyện anh chồng già xấu xí có cô vợ đẹp má tôi à lên một tiếng:

- Vợ chồng thằng Đoan con Bích đó mà. Nhà tụi nó ở sát ngay bệnh viện chớ đâu, của ông nội nó để lại đó, là cái nhà có trồng giàn bông vàng trước cổng, rất dễ thấy. Con đi học xa ít về nên không biết đó thôi chớ ở cái thị trấn này ai lại không biết tụi nó…

Ba tôi tiếp lời:

- Cái mặt thằng Đoan nhìn ghê vậy là do cái hồi đi nghĩa vụ ở Campuchia đó. Mẹ cha nó chớ, thằng này mồ côi từ nhỏ ở với ông bà nội mà cũng chẳng được tha. May còn sống chớ chết là coi như tuyệt tự. Nay nó đang làm chân đưa thư ở bưu cục thị trấn đó. Còn con Bích thì nhỏ không hà. Con này đang học lớp mười hai thì dính bầu phải nghỉ học giữa chừng. Tụi nó mới làm đám cưới sáu bảy tháng nay chớ mấy.

Thấy tôi trố mắt ngạc nhiên má tôi cười giải thích:

- Chuyện hơi dông dài một chút. Số là con Bích quen thằng Sanh con ông Tư Trà. Tụi nó là bạn học cùng lớp mà. Đùng một cái gia đình Tư Trà đi Mỹ diện H.O. Hứa hẹn sao đó không biết cuối cùng thằng Sanh theo gia đình đi mất tiêu bỏ lại con Bích với cái thai trong bụng. Chuyện đổ bể nhà con Bích đánh cho nó một trận tá lả. Xấu hỗ quá con Bích uống thuốc sâu tự tử may mà cứu kịp. Trong thời gian nằm ở bệnh viện gia đình nó cũng bỏ luôn. Chỉ có thằng Đoan thường xuyên ghé lại chăm sóc và an ủi… Sau nghe thằng Đoan có ý định cưu mang con Bích gia đình nó gả liền. Nội thằng Đoan mất rồi nên nó nhờ cơ quan, cũng rượu trà tới cho đầy đủ thủ tục. Đám cưới tổ chức tại cơ quan luôn. Bây giờ tụi nó sống cũng tạm gọi là yên ấm…

Tự nhiên tôi thấy lòng mình chùng xuống. Một nỗi buồn nhè nhẹ, mơ hồ. Tôi thương những cảnh đời, cảnh người không suôn sẻ. Và… tôi bỗng nhớ người yêu tôi quay quắt.

xxx

Cuối cùng thì mọi chuyện cũng qua đi. Năm năm trôi qua, cái thị trấn nhỏ của tôi cũng không vui hơn mấy chút. Tôi cũng đã đỉnh đạc hơn với cái ghế phó giám đốc bệnh viện khu vực kiêm trưởng khoa sản. Và cũng giống như điều tôi đã dự cảm từ lâu, người yêu của tôi đã bỏ tôi mà không hề thương tiếc để lấy một gã xấu trai vô lại ở thành phố (vì quá tức nên tôi gọi gã là vô lại chứ thật ra gã cũng có vai vế khá đàng hoàng và không đến nỗi xấu trai). Tôi ít khi đi đâu rời xa thị trấn trừ những lúc phải về họp ở thị xã. Tuy nhiên tôi cũng có những niềm vui nho nhỏ. Là người thường xuyên phải chứng kiến những phút giây chào đời của những sinh linh bé bỏng trong nỗi đau quằn quại của người mẹ nên đối với tôi cuộc sống vô cùng quí giá. Tôi đã quen đau theo nỗi đau của từng người mẹ, vui theo niềm vui của mỗi người cha. Và cũng có những sinh linh bé nhỏ không may, lòng tôi buồn da diết.

Những đứa bé ra đời và lớn lên đều gọi tôi là “bác” (có lẽ hàm ý trọng thị cái công việc bác sĩ của tôi). Cả cha mẹ chúng cũng vậy, mặc dù tuổi đời và vóc dáng tôi không lấy gì là phương trượng ghê gớm. Và cũng vì cái thị trấn của tôi nhỏ bé lắm nên tôi khá quen thân với những đứa bé của mình. Không, quen với ba mẹ chúng thì đúng hơn. Từ cái lễ thôi nôi cho đến mỗi lần sinh nhật chúng, sự có mặt của tôi luôn là niềm vui và hãnh diện của chủ nhà. Và tôi cũng lấy đó làm niềm vui cho chính tôi.

Buổi chiều sau giờ làm việc, tôi thường đứng trên lan can bệnh viện nhìn qua căn nhà màu xanh của anh chàng Trương Chi (cái tên tôi chỉ tự nghĩ trong lòng mà không nói ra) để ngắm nhìn cảnh gia đình sum họp. Cô Bích giờ đây là giáo viên trường mẫu giáo và bé Na đã biết tíu tít nói cười. Cứ đúng tầm năm giờ chiều là hầu như người mẹ trẻ đang quét mấy cái bông vàng trong sân và bé Na chơi thơ thẩn bên cổng ra vào. Có tiếng xe từ xa và khi anh chàng Đoan-Trương Chi vừa ngừng lại thì con bé chạy ra ôm cứng lấy chân anh ta. Không chỉ riêng con bé, hình như lúc nào tôi cũng đọc được vẻ rạng rỡ trên khuôn mặt của người vợ trẻ xinh đẹp kia mỗi lúc đón chồng về nhà. Tôi chỉ băn khoăn mỗi một điều, liệu họ có thật sự hạnh phúc hay không? Và đã không dưới một lần tôi ao ước mình là anh chàng Trương Chi may mắn ấy…

xxx

Có lẽ sẽ chẳng còn gì để kể thêm về tôi cũng như cái thị trấn nhỏ bé này và những con người hiền lành trong đó nếu như không có một buổi chiều kia chàng Đoan-Trương Chi đến tìm tôi ngay tại phòng khám với bộ mặt khá căng thẳng.

- Có chuyện gì vậy anh Đoan? - Tôi hỏi khi anh vừa bước vào - Bé Na bệnh à?

- Không phải. Mẹ bé Na đi đâu mất tiêu rồi bác Hoàng ơi!

Tôi sửng sốt:

- Ủa, đi mất tiêu là làm sao? Anh ngồi xuống kể tôi nghe thử xem.

Đoan ngồi xuống rút chiếc khăn mùi xoa ra lau trán rồi chậm rãi nói:

- Số là trưa nay đi làm về tôi không thấy Bích đâu. Nhìn trên bàn thấy có tờ giấy ghi mấy chữ: “Em có việc gấp phải đi để giải quyết. Mai em về”. Tôi có linh tính lành ít dữ nhiều bác Hoàng ạ. Chạy ra bến xe thị trấn hỏi thăm thì biết cô ấy đã về thị xã chuyến 9 giờ. Phóng thẳng xuống bến xe thị xã thì không biết hỏi thăm ai, người đông đúc quá mà. Loay hoay một hồi lại phóng xe về nhà. Ngồi chờ mà ruột gan không yên nên qua đây gặp bác…

Tôi nói:

- À, chuyện đâu còn có đó, anh cũng đừng lo lắng quá. Vậy còn bé Na đang ở đâu? Anh có lên trường hỏi thăm chưa?

- Sáng nay mẹ vẫn đưa bé Na đến lớp bán trú ở trường như thường lệ. Hỏi thăm hiệu trưởng thì biết cô ấy có làm đơn xin nghỉ hai ngày, lý do giải quyết chuyện gia đình. Tôi cũng có tới nhà ngoại bé Na, chẳng ai biết gì cả.

- Có thể cô ấy có chuyện gì đó cần giải quyết mà chưa tiện nói. Anh bình tĩnh chờ mai cô ấy về xem sao.

Chàng Đoan-Trương Chi nháy nháy đôi mắt đỏ hoe:

- Chẳng dấu gì bác Hoàng, cách đây mấy tháng Bích có nhận được liên tiếp mấy lá thơ của thằng Sanh bên Mỹ gởi về. Cô ấy có đưa tôi xem nhưng vì tế nhị tôi chỉ ngó qua lớt phớt rồi lờ đi. Đại ý thằng Sanh muốn nối lại tình xưa nghĩa cũ và đòi nhận mặt bé Na.

Tôi cũng cảm thấy băn khoăn:

- Chà, chuyện tế nhị và cũng phức tạp dữ ha. Nhưng có lẽ không sao đâu anh Đoan à. Cô Bích vẫn để bé Na ở nhà thì anh có thể yên tâm mà. Anh coi tới giờ thì đi đón cháu về. Cứ xem như bình thường, giải thích với con bé là mẹ nó bận việc đi đâu đó.

Đoan uể oải đứng dậy:

- Thôi tôi đi đây.

Tôi dặn theo:

- Cứ bình tĩnh nghe anh Đoan. Ngày mai tôi sẽ qua anh…

Chiều hôm sau chưa hết giờ làm việc tôi vội vả cởi áo choàng treo lên móc áo. Dặn dò cô y tá trực vài câu tôi rời bệnh viện băng qua nhà anh Đoan. Anh đang ngồi thẩn thờ giữa phòng khách, trước mặt là ly rượu thuốc, mắt ngóng về phía chiếc đồng hồ treo tường. Tôi bước tới ngồi cạnh anh và không nói gì. Anh đứng dậy bước vô nhà trong rót đem ra cho tôi một ly rượu. Tôi nói giả lã:

- Chà, trời nắng vầy mà uống rượu nóng chết nghen.

Anh Đoan cười gượng gạo:

- Một ly nhỏ thôi mà… để tôi lấy cho bác Hoàng chai nước mát.

Chàng Đoan- Trương Chi lại uể oải đứng lên đi về phía tủ lạnh. Hình như anh muốn kiếm chuyện này chuyện nọ để bận rộn nhằm che dấu cái sốt ruột bên trong. Mặt trời đang nghiêng dẫn về phía núi, hắt cái bóng loang lỗ xuyên qua giàn bông vàng trước ngõ. Một lát sau có tiếng mở cổng. Tôi nhìn ra. Bích đang hối hả đi vào. Vừa nhìn thấy chàng Đoan-Trương Chi cô kêu lên: “Anh ơi!” rồi ôm chầm lấy anh khóc nức nở.

Lát sau khi đã bình tĩnh lại cô cho biết vừa đi Phan Thiết về. Và cũng đúng như linh cảm của Đoan, cô nói cô vừa đi gặp Sanh:

- Sanh và gia đình mới về Việt Nam và đang nghỉ ngơi ở Mũi Né. Sanh gọi điện cho em nói muốn tới gặp để giải quyết chuyện tình cảm trước đây. Thấy không tiện và ngại thiên hạ đàm tiếu làm anh buồn nên em quyết định đi Mũi Né gặp Sanh một lần để nói cho rõ. Cũng may là ông bà Tư Trà cũng là những người biết chuyện, họ hiểu liền sau khi nghe em giải thích. Họ cũng có đưa cho em một số tiền nói là gởi cho bé Na nhưng em dứt khoát không nhận. Em xin lỗi vì đã không nói trước với anh làm cho anh lo lắng. Bây giờ thì yên rồi, họ đã hứa từ đây về sau sẽ không liên lạc gì nữa… Cho em xin lỗi nghen anh Đoan.

Đoan nghẹn ngào, mắt rơm rớm. Anh bước tới ôm đầu Bích vào ngực mình:

- Anh không trách gì đâu. Anh biết là em sẽ về mà, chỉ là nóng ruột thôi…

Bóng chàng Đoan-Trương Chi bỗng trở nên to lớn và cái dáng mảnh mai của cô Bích bỗng như cây quế bé nhỏ trong buổi chiều tà…  

Lê Phú Hải
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2024 lúc 7:34am

Đứa Con Hoang

 

"Đồ con hoang”..., từ nhỏ nó đã sớm nghe người ta nói như thế mỗi khi nó xuất hiện. Trong cái đầu óc còn non nớt của một đứa trẻ, nó không hiểu “con hoang” nghĩa là gì. Nhưng nhìn những biểu cảm trên gương mặt của người lớn và cả đám trẻ con nhiều tuổi hơn nó, nó hiểu người ta chẳng dành chút thiện ý nào cho nó cả.

Đã nhiều lần nó chạy về hỏi mẹ. Nhưng mẹ chỉ thường ôm nó vào lòng và ngập ngừng “kệ người ta đi con ạ, con là con trai ngoan của mẹ, là cháu cưng của ông bà ngoại là được rồi”. Mỗi lần như thế nó đều thấy khoé mắt của mẹ ươn ướt và bà mau chóng dùng tay lau nhanh trước khi giọt nước mắt lăn dài trên má. Vài lần như thế, nó đã thôi không hỏi thêm nữa.

Lớn lên một chút, nó bắt đầu tò mò về cha. Nhiều buổi họp phụ huynh, đám bạn của nó đều có cha lẫn mẹ cùng đến trường. Riêng nó lúc nào cũng chỉ lủi thủi đi theo mẹ. Tuyệt nhiên mẹ chưa một lần nhắc về cha nó...!

Làng nó nghèo lắm, lại rất nhỏ. Cứ xóm trên có chuyện gì là dăm ba phút sau cả xóm dưới đã biết chuyện. Cứ mỗi buổi sáng khi trời còn tờ mờ, màn sương sớm còn chưa tan hết nhưng tiếng chân của những người nông dân ra đồng đã vọng khắp xóm. Mẹ nó thường dậy rất sớm để bắc một nồi cơm độn với khoai cùng một ấm nước nhỏ cho ông bà ngoại rồi mới vác cuốc ra đồng. Mẹ không quên để cho nó một bát nước cơm úp trong cái lồng bàn mỗi sáng. Nó luôn thích cái cảm giác khi thức dậy được hít hà cái bát nước chắt lại từ gạo mà mẹ dành riêng cho nó, bà thường pha thêm một chút đường nâu cho ngọt. Cái vị ngọt thanh từ gạo và đường ấy dẫu bao năm tháng qua đi, nó đã được nếm thử thêm nhiều món mới, nhưng chẳng thứ nào có thể thay thế được.

Vào mỗi buổi trưa khi mặt trời đã lên tới đỉnh đầu; ngoại thường bọc một nắm xôi, hoặc một phần cơm nhỏ với muối mè cùng bát nước chè để nó mang ra đồng cho mẹ. Nó thích ngồi dưới rặng tre già, ngửa mặt lên đón những làn gió mát trong lành, nghe tiếng chim lảnh lót trong bụi cây và nhìn mẹ ăn hết phần cơm sau một buổi sáng mệt nhọc. Nó và mẹ thường ngồi ở một góc, cô lập hẳn với những người khác. Thỉnh thoảng nó lại bắt gặp ánh mắt đầy mỉa mai của họ khi nhìn về phía mẹ con nó.

Lớn lên một chút, trong một lần đi học về, thằng Cán ở xóm dưới vừa thấy nó đã trề môi giễu cợt “đồ con hoang, đồ đứa cháu mà nhà ông Tư Lành không nhận...!".

Chiều hôm đó nó quyết về hỏi ngoại. Có lẽ ngoại nghĩ rằng nó đã đủ lớn để nhận thức được hoàn cảnh của mình nên bà không giấu nó nữa. Ngoại chậm rãi kể với nó rằng thời con gái, mẹ nó đem lòng yêu chú Hai con ông Tư Lành ở xóm dưới. Hai người qua lại được một thời gian thì mẹ nó trót mang bầu...

Ở cái làng nhỏ mà ai cũng biết mặt nhau và việc “ăn cơm trước kẻng” là một điều cấm kỵ ở thời đó, nên ông Tư Lành quyết không cho chú Hai nhận cái thai. Nhưng cái lý do lớn nhất có lẽ là vì ông bà ngoại nó nghèo, trong khi cái tư tưởng “môn đăng hộ đối” vẫn còn được coi trọng trong những nhà giàu có trong làng.

Mẹ nó lầm lũi ôm cái bụng ngày càng lớn lên trong sự mỉa mai của làng trên xóm dưới, trong ánh mắt rầu rĩ của bà ngoại và tiếng thở dài mỗi đêm của ông ngoại. Rồi mẹ cũng sinh ra nó. Ngày mẹ trở dạ sinh nó cũng là ngày ông Tư cưới vợ cho “người cha” không nhận nó. Nghĩ đến đó, nó thấy thương và xót xa cho mẹ đến tận cùng...!

Từ ngày biết chuyện, nó không còn lầm lũi bỏ đi mỗi khi nghe người ta gọi nó là “đồ con hoang”....!

Nó thường quay lại nhìn thẳng vào mặt họ bằng ánh mắt đanh thép như một cách đáp trả rồi hiên ngang bước thẳng về phía trước. Con hoang thì đã sao? Mẹ nó chỉ sai khi trót mang bầu trước khi cưới. Nhưng có lẽ cái sai nhất là mẹ nó đã chọn lầm người. Mẹ con nó không mang lỗi lầm gì với xóm giềng để mà phải sống trong sự miệt thị và chế giễu của họ, nó đã cứng rắn nói với mẹ như thế mỗi lần nhìn bà lầm lũi ngồi một góc ăn vội bát cơm vào những lúc nghỉ trưa ở giữa đồng.

Nó học giỏi nhất lớp. Cuối năm lúc nào nó cũng mang về cả chồng sách vở được bao bìa thật đẹp đẽ trong miếng giấy kiếng màu đỏ, bên trên đính kèm cái giấy khen học sinh xuất sắc. Nó thấy thật vui khi nhìn ánh mắt hạnh phúc của mẹ những lần bà giúp nó dán bằng khen khắp tường nhà. Nó đã nghĩ, đây là điều duy nhất mà nó có thể làm cho mẹ lúc này. Nó muốn thấy mẹ nó được cười và hạnh phúc...!

Cứ thế rồi nó cũng lớn lên bằng những chén cơm độn khoai và chén nước cơm mẹ dành cho nó mỗi ngày. Nhà nó nghèo thật đấy, nó cũng vẫn là “đứa con hoang” như người ta vẫn gọi, nhưng bữa cơm chiều ở nhà nó lúc nào cũng vang lên tiếng nói rộn ràng của nó cùng tiếng cười của ngoại và mẹ...!

Vào một buổi trưa hè tháng Bảy, năm nó sắp tròn 18 tuổi, nó chạy như bay, băng qua những cánh đồng lúa mơn mởn. Những giọt mồ hôi chảy dài trên vai áo không ngăn được gương mặt đầy rạng rỡ của nó. Nó hét vang giữa những cánh đồng bạt ngàn “Mẹ ơi, con đậu thủ khoa rồi...!".

Mẹ nó buông cái cuốc giữa đồng, bà chạy ào về phía nó. Đó là lần đầu tiên trong đời nó thấy mẹ hạnh phúc đến trào nước mắt, nhưng bà không dùng tay để gạt đi nữa. Và đó cũng là lần đầu tiên những người xóm giềng không nhìn nó bằng ánh mắt tội nghiệp và giễu cợt mà bao năm qua mẹ con nó vẫn phải nhận từ họ...

Nó lên thành phố học. Giữa phố thị ồn ào, phồn hoa với tiếng còi xe và những toà nhà chọc trời; nó nhớ ghê gớm cái tĩnh lặng thanh bình nơi làng quê nghèo. Nhớ những buổi trưa nó mang cơm cho mẹ, nhớ ánh mắt thân thương bà luôn dành cho nó. Nó nhớ cả lời ca dao mẹ ru nó những đêm dài từ khi nó còn rất nhỏ...!

Ầu ơ… Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi

Ầu ơ… Khó đi mẹ dắt con đi

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

Ầu ơ… Gió đưa bụi chuối sau hè

Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ…

Nó tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để đền đáp công ơn của mẹ. Bà có quyền lựa chọn bỏ nó, nhưng bà chấp nhận sự miệt thị của xóm giềng để sinh ra nó và bù đắp cho nó bằng tất cả những gì bà có thể. Nó hiểu được nỗi niềm và sự hi sinh vô bờ của mẹ nó...!

Buổi sáng ngày nó chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp thì nó nhận tin báo từ quê mẹ nó nhập viện vào đêm khuya. Nó gắng hoàn thành tốt bài luận đã chuẩn bị mấy tháng trời rồi đón xe về với mẹ...!

Mẹ nó nằm im trên giường tiều tụy với gương mặt lộ vẻ đau đớn. Bác sĩ báo cho nó biết mẹ nó bị ung thư dạ dày, phẫu thuật là phương pháp duy nhất có thể mang lại hy vọng sống...!

Nó cầm tay mẹ động viên “nhất định mẹ sẽ khỏe trở lại, mẹ hãy cố gắng nhé”. Nó nhờ ngoại lên viện chăm sóc mẹ những ngày chờ phẫu thuật. Nó trở lại thành phố xin làm thêm phục vụ ở quán phở, đêm về lại viết những bài báo ngắn cho các toà soạn mà nó được nhận cộng tác. Nó luôn là sinh viên xuất sắc của Khoa Báo Chí nên rất nhiều bài báo của nó được lựa chọn và đăng tải. Nó làm ngày làm đêm mong tích cố được phần nào để chữa bệnh cho mẹ. Nhưng mẹ nó chẳng đợi được đến ngày phẫu thuật...!

Bà trút hơi thở cuối cùng vào một buổi chiều mưa tầm tã, tô phở nó bưng cho khách vỡ tan trên nền nhà. Nó mất mẹ thật rồi...!

Chỉ còn hơn tháng nữa thôi, nó sẽ được mặc chiếc áo Tân Cử nhân, cầm chiếc bằng đỏ trên tay, nó mong biết bao đến ngày đó để mẹ có thể nhìn nó tự hào...! Thế nhưng, giờ đây đầu nó đội khăn trắng, tay ôm chặt di ảnh mẹ. Nó nào đã làm được gì cho Mẹ.

Nó cố gạt nỗi đau trở lại thành phố để bắt đầu những ngày tháng thực tập trước khi được nhận việc chính thức. Nó biết nó còn phải là chỗ dựa vững chắc cho ông bà ngoại.

Trong một lần trên đường đến tòa soạn, nó bị một chiếc xe bốn chổ tông trúng, chiếc mũ bảo hiểm rẻ tiền văng ra xa, chân nó bị bánh xe cán qua. Nó chỉ kịp nhìn thấy lờ mờ trước mắt rất đông người xúm lại rồi chìm vào cơn mê dài...

Nó tỉnh dậy trong một căn phòng kín, xung quanh dây nhợ gắn đầy người. Bác sĩ bảo nó đã hôn mê hơn ba tuần, phần chân bị tổn thương nặng nên tạm thời không thể đi lại được...!

Nó ngước mặt lên trần nhà, chỉ là một màu trắng toát lạnh lẽo đầy đáng sợ đáp lại nó. Nó tự hỏi tại sao cuộc đời lại giáng cho nó thật nhiều đau khổ, thử thách quá... Nó từ một đứa “con hoang” như người ta vẫn gọi, trở thành một đứa con ngoan của mẹ, niềm tự hào của gia đình và là tấm gương cho lũ trẻ trong làng, những năm tháng ấy nào có dễ dàng gì.

Mẹ đã “gánh” nó đi qua những năm tháng tuổi thơ, “gánh” luôn phần trách nhiệm của người cha đã bỏ rơi nó. Giờ nó còn mẹ đâu để mà lại “gánh” nó trong quãng đường này?Nó phải tự tiếp tục bước đi trên đôi chân của chính mình thôi...

Nó quyết tâm tập vật lý trị liệu cho đôi chân. Có những lần bước đi đau đớn khiến nó muốn bật khóc nhưng điều gì đó vẫn khiến nó ngăn lại và tiếp tục cố gắng. Có hôm chiếc nạng gỗ tuột ra khỏi tay khiến nó ngã sóng xoài ra đất, nhưng chưa một lần nó lại bỏ cuộc. Nó phải trở lại là chính nó, phải cố gắng bước tiếp phần đời mà mẹ đã dành tặng cho nó; một cách hiên ngang, mạnh mẽ và có ích nhất. Bởi dẫu mẹ có ở nơi nào, nó vẫn muốn mẹ thật tự hào về nó....!

* Nước mắt chảy xuôi: Chỉ làm nguôi kí ức...!

* Nước mắt chảy ngược: Mới thấm được niềm đau...!

“Cuộc sống có quyền đẩy bạn ngã, nhưng đùng ngồi đó than khóc hãy đứng dậy và tiếp tục cố gắng hết sức là quyền của bạn...!

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Oct/2024 lúc 9:58am

Trên Xe Lửa - Guy de Maup***ant - Nvl Phỏng Dịch


Xe lửa vừa rời Genoa trên đường đi Marseilles, chạy theo một con đường dài dọc bờ biển, lướt đi giữa biển và núi như một con rắn bằng sắt, bò bên trên những bãi cát vàng viền những đợt sóng bạc đầu, và bất thình lình lao xuống những đường hầm đen ngòm giống như một con thú chui vào hang.

Trong toa xe lửa cuối cùng, một người đàn bà mập mạp và một thanh niên ngồi đối diện nhau, không nói một lời, nhưng thỉnh thoảng liếc nhìn nhau. Nàng vào khoảng hai mươi lăm tuổi và ngồi cạnh cửa, nhìn ra cảnh vật bên ngoài.

  Đây là một người đàn bà nhà quê chắc nịch của vùng Piedmont, mắt đen, ngực to và hai má căng tròn. Nàng đẩy vài cái bao vào dưới ghế ngồi bằng gỗ, và ôm một cái rổ trên đầu gối.

Người thanh niên khoảng hai mươi tuổi. Chàng gầy gò và da dám nắng, với nước da ngăm đen vì làm việc ngoài đồng dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Bên cạnh chàng, buộc trong một tấm khăn là tất cả tài sản của chàng: một đôi giầy, một áo sơ mi, một chiếc quần đùi và một áo jacket. Bên dưới chỗ ngồi, chàng giấu một cái cuốc và một cái xẻng cùng với một đoạn giây thừng. Chàng đang đi Pháp tìm việc làm.


Xe lửa chạy chậm chạp, như thể muốn nán lại cái khu vườn lộng lẫy này. Nó cứ tiếp tục ngừng lại tại những nhà ga nhỏ, trước một vài căn nhà trắng, rồi lại tiếp tục chạy theo một tốc độ nhàn nhã, sau khi buông ra một hồi còi dài. Không có khách lên xe. Như thể là cả thế giới đang ngái ngủ, bất đắc dĩ phải đi bất cứ đâu vào cái buổi sáng mùa xuân nồng ấm ấy. 

Thỉnh thoảng người đàn bà mập mạp nhắm mắt lại, và chỉ bất thình lình mở ra bất cứ lúc nào nàng cảm thấy cái rổ tuột khỏi đùi nàng. Nàng nắm cái rổ lại, nhìn ra ngoài cửa sổ vài phút, rồi lại ngủ gà ngủ gật. Những giọt mồ hôi đọng trên trán nàng, và nàng thở khó khăn, như thể đang bị một cơn co thắt đau đớn.

Người thanh niên gục đầu xuống ngực và ngủ say sưa như một người nhà quê. 

Bỗng nhiên ngay lúc xe lửa rời một nhà ga nhỏ, người đàn bà nhà quê dường như thức giấc; nàng mở cái rổ và lấy ra một khoanh bánh mì, một vài trứng luộc, một chai rượu vang và một vài trái mận chín đỏ. Rồi nàng bắt đầu ăn.

Người đàn ông cũng bị đánh thức dậy bất thình lình và nhìn nàng ăn, theo dõi những miếng đồ ăn di chuyển từ đầu gối lên môi nàng. Chàng ngồi đó, má hõm xuống, hai tay khoanh lại, mặt trịnh trọng, đôi môi mím chặt. 

Người đàn bà ăn như một người háu ăn, thỉnh thoảng làm một nốc rượu để nuốt trôi món trứng, và thỉnh thoảng ngừng lại để thở.

Nàng ăn hết mọi thứ, bánh mì, trứng, mận và rượu vang. Ngay khi người đàn bà ăn xong, người đàn ông lại nhắm mắt lại. Rồi cảm thấy khó chịu, người đàn bà nới lỏng chiếc áo của nàng, và người đàn ông bỗng nhìn lại nàng.

Nàng không để ý và cứ cởi khuy áo ra. Đôi vú quá to của nàng làm căng vải đến nỗi khi khe áo hở rộng ra, nó phô bày một chút vải trắng và da thịt giữa hai vú nàng. 

Khi cảm thấy dễ chịu hơn nữa, người đàn bà nhà quê nói bằng tiếng Ý, “Trời nóng đến không thể thở được.” 

Chàng thanh niên trả lời bằng cùng một ngôn ngữ và cách phát âm, “Thời tiết này rất tốt để đi đó đây.”

Nàng hỏi, “Ông cũng từ Piedmont?”

“Tôi quê Asti.” 

“Còn tôi quê Casale.” 

Họ là người cùng một vùng. Họ bắt đầu nói chuyện. 

Rồi họ nói về chính họ. Nàng có chồng và đã có ba con nàng gửi lại cho em gái nuôi, vì nàng vừa tìm được việc làm vú em cho một bà người Pháp tại Marseilles. 

Về phần chàng, chàng cũng đi tìm việc. Chàng nghe nói có thể kiếm được việc làm cũng tại Marseilles, vì người ta đang xây cất nhiều tại đó. 

Rồi họ lại im lặng.


Người vú em đang thở hổn hển. Chiếc áo của nàng mở banh ra, đôi má nàng trông mềm nhão, và đôi mắt khờ dại. 

Nàng buồn phiền nói, “Tôi không cho con bú từ hôm qua. Bây giờ tôi cảm thấy như muốn xỉu.” 

Chàng không trả lời, không biết nói gì. Nàng nói tiếp, “Khi một người đàn bà có nhiều sữa như tôi thì phải cho bú một ngày ba lần nếu không thi khó chịu lắm. Nó giống như một sức nặng đè lên tim tôi, đúng như vậy; một sức nặng chặn hơi thở của tôi và làm tôi cảm thấy nặng nề. Thực là kinh khủng khi có nhiều sữa như thế.” 

Chàng trả lời, “Phải. Bà chắc khó chịu lắm.” 

Nàng quả thực trông muốn bệnh, như thể nàng muốn xỉu đi.

Nàng thì thầm, “Tôi chỉ có thể vắt sữa ra, và sữa chảy như một vòi nước. Trông kỳ cục lắm. Chắc ông không thể tin được; ở Casale cả lối xóm thường đến xem tôi vắt sữa.” 

Chàng nói, “Thế hả?”

“Phải, thực đấy. Tôi sẵn sàng để ông xem, nhưng cũng không giúp ích gì cho tôi được. Vắt như thế không có nhiều sữa ra.”

Và nàng lại im lặng.

Xe lửa ngừng lại. Đứng tại cổng xe lửa là một người đàn bà bồng một đứa bé khóc lóc trong cánh tay. Người đàn bà gầy gò và ăn mặc rách rưới.

“Kìa có một người đàn bà mà tôi có thể giúp được. Và đứa nhỏ cũng có thể giúp tôi nữa. Coi đây, tôi không giầu có, tôi phải bỏ nhà và gia đình và đứa con nhỏ yêu quý của tôi để đi làm; nhưng tôi sẵn sàng trả năm quan cho cái bà kia trong mười phút để tôi có thể cho đứa nhỏ bú. Như thế đứa trẻ sẽ nín khóc và cũng giúp tôi nữa. Tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.”


Nàng lại im lặng. Rồi nàng vuốt bàn tay nóng của nàng vài lần lên cái trán đang đổ mồ hôi, và rên rỉ: “Tôi không thể chịu được nữa. Tôi cảm thấy tôi sắp chết đến nơi rồi.”

Và với một cử chỉ vô ý tứ, nàng cởi phanh áo ra.

Bầu vú bên phải nhô ra, đồ sộ và căng cứng, cùng với núm vú màu nâu; người đàn bà tội nghiệp rên rỉ: “Trời ơi! Trời ơi! Tôi làm gì bây giờ?” 

Xe lửa lại tiếp tục cuộc hành trình giữa rừng hoa bốc lên mùi hương thấm nhập tỏa ra vào những buổi tối ấm áp. Thỉnh thoảng một chiếc thuyền câu hiện ra trong tầm mắt, trông như nằm ngủ giữa đại dương, với cánh buồm trắng phản chiếu xuống nước như thể có một chiếc thuyền khác lộn ngược lại. 

Chàng thanh niên trông có vẻ rất bối rối, và lắp bắp, “Nhưng… thưa bà… tôi có thể… có thể giúp bà.”

Nàng trả lời bằng một giọng mệt mỏi, “Phải, nếu ông muốn. Nếu ông chịu làm thế là ông làm ơn cho tôi đấy. Tôi không thể chịu đựng được nữa, thực sự tôi không thể.”

Chàng quỳ gối xuống trước mặt nàng, và nàng cúi xuống, đưa cái đầu vú màu đậm vào miệng chàng như thể chàng là một đứa trẻ nhỏ. Trong cử động của nàng, hai tay nàng ôm bầu vú về phía người đàn ông, một vài giọt sữa ứa ra trên núm vú. Chàng hăm hở liếm những giọt sữa ấy, ngậm lấy bầu vú nàng giữa hai môi như thể là ngậm một trái cây, và bắt đầu nút đều đặn và tham lam. 

Chàng hai tay ôm lấy ngang lưng người đàn bà để kéo nàng lại gần chàng hơn; chàng uống thong thả nhưng đều đặn, với cái cử động của cổ giống như một đứa trẻ. 

Bỗng nàng nói, “Như thế đủ cho bên ấy rồi. Bây giờ bú bên này.” 

Và chàng vâng lời quay sang vú bên kia.

Nàng đặt cả hai tay lên lưng chàng thanh niên, và bây giờ nàng thở thật sâu và sung sướng, hưởng cái hương thơm của hoa lẫn với từng ngọn gió lùa vào toa xe lửa, cùng với sự chuyển động của xe lửa. 

Nàng nói, “Quanh đây thơm quá.”

Chàng không trả lời, vẫn tiếp tục bú cái vòi nước của bầu vú của nàng, mắt nhắm lại như để tận hưởng hơn nữa.

Nhưng lúc đó nàng khẽ đẩy chàng ra.

“Thế đủ rời. Bây giờ tôi cảm thấy dễ chịu lắm. Tôi là một người mới rồi.” 

Chàng đứng dậy, lấy mu bàn tay lau miệng. 

Bỏ vú vào trong áo, nàng nói, “Thưa ông, quả thực ông đã làm ơn cho tôi. Cám ơn ông nhiều lắm.” 

Và chàng trả lời một cách biết ơn :

 “Thưa bà, chính tôi phải cám ơn bà mới phải. Đã hai ngày nay tôi chưa được ăn uống gì.”

 ✯

 Nguyên bản tiếng Pháp: IDYLLE



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Nov/2024 lúc 3:00pm
Truyện ngắn: Người mẹ “điên” 

Truyện%20ngắn%20hay%20nhất%20về%20mẹ:%20MẸ%20ĐIÊN%20-%20Nguyễn%20Minh%20Ngọc%20Hà

Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, không ngần ngại ngồi tè ra trước mặt mọi người.

Vì vậy, đàn bà trong làng khi đi qua chỗ cô gái thường nhổ nước bọt, có người chạy đến trước mặt dậm chân “cút đi “, thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

Hồi đó cha tôi đã 35 tuổi, Cha làm việc ở bãi khai thác đá, bị máy chém cụt tay trái, nhà nghèo, mãi không cưới được vợ.

Bà nội thấy cô gái điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi “đứa nối dõi” sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không mất đồng xu nào, nghiễm nhiên trở thành chú rể.

Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẳm cháu, miệng bà hóp không còn cái răng nào vui sướng nói” cái con mẹ điên này mà cũng biết sinh cho bà cái thằng chống gậy rồi”, có điều tôi được sinh ra chỉ có bà nội ẵm, không bao giờ mẹ được đến, Mẹ chỉ muốn được ôm tôi, bao nhiêu lần mẹ đứng trước mặt bà nội dùng hết sức và gào lên “Đưa, đưa tôi”, bà nội cũng mặc kệ. Tôi non nớt đỏ hỏn, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? dù sao mẹ cũng chỉ là con điên.

Mỗi lần mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội trợn mắt lên chửi: “mày đừng có hồng mà bế nó,tao phát hiện mày mà bế nó, tao đánh cái là chết, không chết, tao cũng đuổi mày đi”. Bà nội cương quýêt chắc nịch, mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hải khủng khiếp, chỉ dám đứng ở xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được ngụm sữa nào, bà nội đút từng thìa cháo nuôi tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có “ bệnh thần kinh”, nhỡ lây sang tôi thì phiền lắm.

Hồi đó nhà tôi vẫn đang trong cảnh nghèo đói, nhất là sau khi có thêm mẹ và tôi, nên bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại, mà còn thỉnh thoảng gây nên tiếng thị phi.

Một bữa nọ, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay bà xúc đầy bát cơm đưa cho mẹ bảo:” con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô, cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà giàu có hơn mà ở, sau này cấm không quay lại đây nữa nghe chưa?

Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội hạ lệnh” tiễn khách “ liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đang ăn rơi lã tã ngoài miệng, nhìn sang tôi đang nằm trong lòng bà, kêu lên ai oán : ‘ Đừng, đừng …”

Bà nội đanh mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét:”Con dâu điên, mày ngang bướng cái gì, bướng thì chẳng tốt lành gì cho mày đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao bọc chở che mày hai năm rồi, còn đòi cái gì nữa, ăn hết bát đấy rồi đi, nghe chưa hả? ”

Nói đọan, bà nội ra sau cửa lấy ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất – nghe phập một tiếng. Mẹ sợ gan như chết giấc, khiếp sợ rồi lại chậm rãi nhìn xuống bát cơm trước mặt, nước mắt đã tứơi đầy bát cơm.

Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà nội một cách đáng thương hại.

Bà nội ngồi thẩn thờ, hóa ra mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bửa mẹ chỉ cần ăn ít hơn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ bề ngoài mà thôi.

Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng hổi đang lăn trên má, rồi quay lại sắt mặt nói:” ăn mau mau rồi còn đi, ở nhà này rồi cô cũng chết đói thôi”. Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm nhỏ núôt cũng không nổi, mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu rồi thất thiểu bước ra khỏi cửa.

Bà nội dằn lòng đuổi: "cô đi đi, đừng có quay đầu lại, dưới bầu trời này còn nhiều nhà giàu lắm”. Mẹ tôi quay lại, mẹ đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra mẹ muốn được ôm tôi một tí.

Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tả lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẳm tôi vào lòng, môi mẹ nhắp nhắp cười, nụ cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội chằm chặp nhìn mẹ như quân thù, hai tay đã chuẩn bị đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơm điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ tôi chỉ được ba phút, bà nội không đợi thêm được giành tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa.

Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu một chút, tôi mới phát hiện ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ.Tôi tìm cha đòi mẹ, tìm bà nội đòi mẹ, họ đều nói mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn nhỏ trong làng bảo:” mẹ mày la một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi”.

Tôi đòi bà phải trả lại mẹ cho tôi, tôi còn nguyền rũa bà là “bà lang sói”, thậm chí còn hất tung mọi thứ bà đút cho tôi ăn. Ngày đó, tôi làm gì biết  "điên" nghĩa la cái gì đâu, tôi chỉ bíêt cảm thấy nhớ mẹ vô cùng, mẹ như thế nào nhỉ, mẹ còn sống hay không ?

Không ngờ năm tôi 6 tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

Hôm đó mấy đứa bạn chạy như bay tới báo: “Thụ, mau đi xem, mẹ điên mày về kìa: Tôi mừng quá co giò chạy vội ra ngòai, bà nội và cha tôi cũng chạy theo .

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đo áo quần vẫn rách nát, tóc tai còn dính những vụn cỏ khô vàng khè, làm sao ai biết mẹ tôi ở đâu ra.

Mẹ không dám vào nhà, mẹ ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, tay cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.

Khi tôi cùng lũ bạn đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám bọn tôi để tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi nhìn chòng chọc, nhếch mép bảo “ Thụ…. bóng .. . bóng ’.

Mẹ đứng lên, liên tục dơ lên quả bóng bay trong tay, cố dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ mà hằng đêm tôi nhớ thương mong đợi là cái hình người này đây!

Một thằng nhỏ đứng cạnh tôi kêu to "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa ? là mẹ mày đấy

Tôi tức tối đáp lại “Nó là mẹ mày, mẹ mày mới là con điên ’, Tôi quay đầu chạy trốn, người mẹ điên này tôi không thèm. Bà nội và cha tôi lại đưa mẹ về nhà.

Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị ray rứt dày vò, bà ngày càng già, trái tim bà không còn sắt thép nữa, nên bà chủ động đưa mẹ tôi về, còn tôi thì bực bội, bởi mẹ làm mất thể diện tôi.

Tôi không bao giờ tươi cười với mẹ, không chủ động nói chuyện với mẹ, chưa bao giờ gọi ‘Mẹ’

Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội nghĩ cách huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi làm đồng bà dạy mẹ quan sát, một thời gian bà nội nghĩ rằng mẹ có thể tự đi cắt được cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong hai bồ cỏ lợn. Bà nội vừa nhìn thì tá hỏa sợ hải, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trổ bông trên ruộng của người ta, bà nội vừa lo vừa giận “Con mẹ điên  luá và cỏ mà không phân biệt được”.

Bà nội chưa biết xoay xở ra sao thì chủ ruộng lúa bị cắt đã tìm tới mắng bà là cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta bà lấy gậy đánh vào lưng eô con dâu, vừa chửi "Đánh chết con điên, mày cút ngay đi cho bà”. Mẹ tuy điên nhưng biết đau, biết tránh né đầu gậy, miệng lắp bắp sợ hai “Đừng… đừng…’. Sau cùng, nhà người ta thấy chứơng mắt, chủ động “thôi chúng tôi không đòi nữa, giử cô ấy chặt đừng để như thế nữa".

Sau cơn sóng gió, mẹ ỏai người khóc thúc thít. Tôi khinh khỉnh bảo “cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn’. Vừa dứt lời, gáy tôi bị một tát mạnh của bà: bà trừng mắt bảo "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy, mẹ mày đấy”, tôi vùng vằng “cháu không có lọai mẹ điên này".

A, thằng này láo, xem tao có đánh mày không, bà nội giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dứơi đất lên, che giữa tôi và bà nội, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt : “ đánh tôi, đánh tôi”.

Tôi hiêu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, cánh tay bà nội từ trên không buông thõng xúôn, bà lẩm bẩm: "con mẹ điên biết thương con đấy".

Khi tôi vào lớp 1, cha tôi vẫn vất vã làm công việc canh hồ cá, mỗi tháng 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm đồng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu chỉ cắt cỏ lợn.

Nhớ mùa đông đói rét, năm tôi học lớp 3, trời đột ngột đổ mưa, bà sai mẹ mang ô cho tôi.Có lẽ trên đường trơn ướt mẹ đã ngã ì ạch mấy lần, tòan thân như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ngòai cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng gọi tôi “ Thụ … ô”

Có mấy đứa bạn cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, vừa óan hận mẹ không biết điều làm tôi xấu hổ vừa hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.Tôi tức lên chộp lấy hộp bút đập mạnh cho nó một phát, nhưng thằng Hỷ tránh được và nó xông tới bốp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau, nó to và mạnh nên tôi dễ dàng bị nó đè xúông đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng ‘vút ’ kéo dài từ bên ngòai lớp học, mẹ như một đại hiệp bay ào tới, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.

Ai cũng bảo người điên rất khỏe, đúng như vậy, mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên không trung, nó kinh sợ khóc gọi bố mẹ. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, mẹ thản nhiên đi ra.

Mẹ vì tôi gây ra đại họa, nhưng mẹ coi như không có gi xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, chỉ múôn lấy lòng tôi. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu mẹ vẫn tỉnh táo vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt.

Lúc đó, tôi không kìm được, kêu lên “Mẹ”, đấy là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sừng sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, mẹ như một đứa trẻ vui mừng, rồi cười ngớ ngẩn. Hôm đó lần đầu tiên hai mẹ con cùng che chung cái ô về nhà.

Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà sợ rụng rời ngã lăn trên ghế, vội vã nhờ người gọi cha tôi về. Cha vừa bước vào nhà, một đám thanh niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, họ đập nát như tương các thứ trong nhà tôi.

Bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói: con trai tao sợ quá phát điên rồi, đang nằm nhà thương, nhà mày không mang 1.000 tệ trả tiền thuốc thang, tao đốt sạch nhà mày ra’.

Một ngàn tệ? Cha tôi làm 1 tháng 50 tệ, nhìn họ đằng đằng sắt khí, mắt cha tôi đỏ lên, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt cha dỡ lấy thắt lưng da đánh tới tấp khắp người mẹ.

Trận đòn khủng khiếp, mẹ như con chuột , khiếp hải run rẫy, như con thú săn bị dồn vào đường chết, mẹ kêu lên thảm thiết.

Sau đó trưởng đồn cảnh sát phải đến can ngăn bàn tay bạo lực của cha, kết quả là: cả hai bên đều tổn thất, không ai phải bồi thường ai, nếu ai con gây sự sẽ bắt ngay người đó.

Đám người đi rồi cha tôi nhìn khắp nhà, mọi thứ tan tành, cha lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, bất ngờ cha ôm mẹ vào lòng khóc thảm thiết “mẹ điên ơi, không phải tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như không đánh thì việc này không dàn xếp nổi, làm sao có tiền mà đền người ta, bởi nghèo khổ mà thành họa đấy thôi”.

Cha lại nhìn tôi "Thụ, con phải cố mà học lên đại học, không thì nhà ta cứ bị kẻ khác bắt nạt suốt đời”. Tôi gật đầu.

Mùa hè năm 2000 tôi đỗ trung học với kết quả xúât sắc, bà nội cực nhọc cả đời nên mất trứơc đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Gia đình tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, nên tôi được chính phủ trợ cấp cho tôi 40 tệ tháng, nhờ đó tôi được tiếp tục học. Gánh nặng tiếp tục đặt lên vai mẹ tôi..

Tôi học nội trú, cha tôi vẫn làm việc với 50 tệ tháng. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu thức ăn xong, thì đưa mẹ mang đến trường cho tôi, mỗi ngày 20 ki lô mét đường núi ngoằn ngòeo làm khổ mẹ tôi phai nhớ đường đi, có ngày gió tuyết mẹ cũng đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào, ngòai tình yêu mẫu tử ra, tôi không biết cách giải thích nào khác hiện tượng này.

Ngày 27 tháng 4 năm 2003, là ngày chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang thức ăn, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả cắn một miếng, cười hỏi mẹ” Ngọt quá, ở đâu ra ? mẹ nói: “ tôi …hái…”, không ngờ mẹ tôi cũng bíêt hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: “ mẹ , mẹ càng ngày càng tài giỏi ,”  mẹ cười hì hì.

Trứơc lúc về, tôi có thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an tòan, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong tôi bận rộn lo ôn thi cúôi cùng thời phổ thông để thi vào đại học.

Ngày hôm sau, khi đang trong lớp học, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngòai. Thím hỏi, mẹ tôi có đến tiếp tế đồ ăn không ? tôi nói: hôm qua mẹ có đến và về rồi. Thím bảo “ không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về” Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không lạc đường, chặng đường này mẹ đã đi 3 năm rồi, không thể lạc được.

Thím hỏi “ mẹ mày có nói gì không ?” Tôi nói: không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi” thím đập hai tay” Thôi chết rồi, hỏng rồi có lẽ vì mấy quả đào dại rồi”.

Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi men theo đường núi về tìm. Đường về, quả thật có mấy cây đào dại, trên cây lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giử được quả, cùng lúc đó chúng tôi nhìn thấy trên cây đào có nột vết gảy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.

Thím nhìn tôi rồi nói ”chúng ta xúông khe vách đá tìm“, tôi nói “ Thím, thím đừng dọa cháu”, Thím không nói gì kéo tay tôi đi xúông vách núi.

Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi chung quanh, tay mẹ nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành màu đen nặng nề.

Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi :"mẹ ơi , mẹ ơi… mẹ sống chẳng được sung sướng ngày nào.

Tôi áp sát đầu vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá trên đỉnh núi như cũng rớt nước mắt theo.

Một năm sau ngày chôn cất mẹ, thư gọi nhập học của Trường Đại học Hồ Bắc bay thẳng vào nhà tôi.

Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào ngôi mộ cô tịch của me ”Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi. Mẹ có nghe thấy không, mẹ có thể ngậm cười nơi chín suối”.

Sưu Tầm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Nov/2024 lúc 3:10pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2024 lúc 9:21am

Bố Tôi Hào Hoa

4822%201%20BoToiHaoHoaNTTD

      Tôi từ Texas đến Cali thăm bố, bước vào nhà thấy bố già tuổi 80 ? tươi trẻ ? trong bộ đồ thể thao, áo thun và quần Basketball short hiệu NIKE tôi không thể không khen:

- Bố diện ? hàng hiệu phong độ nha.

      Trêu chọc bố cho vui chứ tôi nghĩ thầm bộ đồ kiểu này chắc là của mấy cháu mặc chán ? phế thảỉ cho ông xài giùm khỏi phí. Nhưng thật bất ngờ:

- Tiệm KOHLS, đang hạ giá $24.99 một chiếc quần đùỉ, quần hiệu gì bố không cần biết, chỉ là bố cần quần đùỉ nên mua về mấy chiếc, còn áo thun thì nhà có sẵn hàng tá, con cháu biếu tặng mặc chưa kịp cũ cái nào.

Bố sang thế, mua quần short Nike về làm quần đùỉ mặc trong nhà.

      Bố tôi còn khỏe mạnh và sống độc lập không muốn làm phiền con cháu. Bác tôi cũng thế. Thế là hai anh em cùng đang hưởng trợ cấp nhà nước, ở chung một căn nhà duplex 2 phòng thuê diện housing, nhà nước tài trợ bao nhiêu còn bao nhiêu thì hai anh em chia sẻ.

      Hai anh em ruột, hai ông già độc thân vui tính ngày ngày đánh cờ tướng rất là tương đắc vì cả hai cùng cao cờ. Con cháu của bố và của bác ở gần quanh đấy thường ghé chơi hay mang quà vặt bánh trái tới. Nơi đây như là một club của đại gia đình, là điểm hẹn cho con cháu tụ họp vui chơi với hai ông già chịu chơi , các cousin của tôi còn bày trò đánh bài ăn thua mỗi ván 1 đồng mà cha con, chú cháu mê mải đỏ đen chơi tới khuya vào những ngày cuối tuần, khỏi cần cất công đến casino. Có hôm bố tôi hên ăn nhiều tiền, một đứa cháu hỏi mượn tiền ông chú để gỡ lại, bố cho mượn, càng đánh nó càng thua. Bố tôỉ xóa nợ cho nó luôn, khỏi cần trả.

      Hôm nay bố nấu nồi cháo gà đãi con gái, lần nào tôi đến Cali bố cũng chiêu đãi tôi tận tình, cứ làm như tôi vẫn là đứa trẻ con ngày xưa của bố, khi mẹ mất bố đảm đang bếp núc nấu nướng cho các con mồ côi của bố được ăn ngon, được ấm lòng .

      Tô cháo gà và đĩa thịt gà miếng to miếng nhỏ chặt không đều đã bày ra bàn trông vẫn ngon lành, da gà vàng béo lại có rắc mấy sợi lá chanh thái nhỏ. Tôi thích quá, bố khoe:

- Cửa hàng gà tươi sống và gà làm sẵn ở ngay bên kia đường, còn lá chanh hái sau vườn nhà, mọi thứ đều tươi ngon..

      Trên bàn có nhiều đồ ăn vặt của người già, bánh đậu xanh, khoai lang luộc, hũ đậu phộng rang và hũ dưa chua bố mới muối hôm qua. Thấy bịch cam to trên bàn tôi tò mò lấy tờ receipt ngay bên cạnh bịch cam ra xem và kêu lên:

- Bịch cam 10 pound mà mười hai đồng. Quận Cam mà bán cam đắt thế?

Bố cười cười:

- Cam bố mua lúc nãy, chắc họ scan lộn món gì đó. Khi ấy đông người chờ tính tiền phía sau, bố không kịp suy nghĩ cứ móc tiền trả cho xong để khỏi phiền người khác. Ra ngoài cửa bố mới nhớ ra bảng giá bịch cam chỉ $5.99

- Vậy là họ scan nhanh quá thành double rồi. Bố chỉ việc quay vào khiếu nại là xong chứ gì.

Bố tôi tỉnh bơ:

- Chợ búa đông, cô tính tiền bận rộn, bố thì cần về nhà ngay cho kịp nấu nướng sợ con đến đói bụng, mấy đồng bạc chẳng là bao mà mất thì giờ cả đôi bên. Bố về luôn.

Tôi cằn nhằn:

- Bố vừa hoang phí vừa cả nể. Lúc nào cũng chịu thiệt thòi.

      Không lạ gì tính bố, tôi chỉ biết tiếc rẻ mấy đồng bạc giùm bố, một ông già ăn trợ cấp tiền già, nhưng luôn tiêu xài sang và rộng rãi với mọi người. Có lần bố đưa tôi ra Phước Lộc Thọ ăn hàng, ông đi qua bà đi lại thì gặp một người quen bố mời vào ăn cùng, ông kia cũng như bố lãnh tiền già, chẳng biết ai giàủ hơn ai, nhưng bố cương quyết dành phần trả tiền thiếu điều muốn cãi nhau với người ta.

      Bố kể mỗi ngày bố ra chợ Việt Nam mua tờ báo và bao giờ cũng cho ông homeless người Việt ngồi ngay bên cửa chợ vài đồng đủ mua ổ bánh mì thịt, hôm nào bố không đến là cảm tưởng như ông homeless đang chờ mong, hôm sau bố cho ông ấy bù tiền hôm qua. Cứ làm như trả nợ hợp đồng mà thực tế chắc gì ông homeless ấy chờ mong và nhớ đến bố. Tuy nhiên cũng nhiều lần bố đành lỗi hẹn vì cạn túi, lương tiền già chưa lãnh nên bố đành ngoảnh mặt làm ngơ ông homeless.

      Những chuyện hào phóng lặt vặt này tôi nghe đã nhiều, bố cơ hàn mà còn tử tế thế, nếu bố tôi mà là tỷ phú giàu có chắc cũng mở kho bạc donate cho xã hội không thua gì ngài Bill Gates.

      Ðàn ông hào phóng thường được phụ nữ yêu thích, thành ra bố tôi vừa hào phóng vừa hào hoa, tôi nghe mẹ kể ngày xưa ở ngoài Bắc bố đã có bồ. Khi ấy mẹ còn ở nhà quê, bố theo ông nội đi buôn bán ngược xuôi thường xa nhà. Ấy là mẹ nghe người ta đồn thế chứ chưa bao giờ bắt quả tang hay có bằng chứng và chuyện bố có bồ vẫn chỉ là chuyện cổ tích.

      Năm 1975 mẹ chúng tôi mất, bố mới 48 tuổi mà chẳng hề có bà bồ nào, tất cả tình thương bố chỉ dành cho các con và niềm đam mê chơi cờ tướng. Bố là danh thủ cờ tướng của vùng Hạnh Thông Tây, ai muốn chơi cờ với bố đều phải test qua một vài ván đánh thử xem trình độ cao thấp của nhau rồi mới dám đánh thật. Bố thích đấu với những tay cờ ngang ngửa, ai kém tài thì bố chấp trước một hai nước cờ thế mà các tay em ấy vẫn không dễ dàng thắng được.

      Sang Mỹ, bố vẫn mê đánh cờ và đường tình cũng chẳng yêu ai. Có một bác gái tên Huệ gặp bố thường xuyên ở hội người già, bác cảm mến bố, thỉnh thoảng có món gì ngon hay trái cây vườn nhà tươi ngon bác hái mang đến hội người già tặng bố, nếu không gặp bố thì bác Huệ quyết chí lội bộ khoảng hơn 2 mile từ hội người già đến tận nhà bố để trao món quà cho bằng được. Bố mời bác Huệ ở lại chuyện trò cho tới khi gọi được thằng cháu đến nhờ nó chở bác Huệ về nhà, kẻo tội nghiệp bác lại đi bộ những mấy mile đường dài nữa.

      Chẳng biết đó là tình tri kỷ hay tình già cho tới một ngày con gái bác Huệ dọn nhà đi nơi khác xa hơn, bác không thể hàng ngày đi bộ tới hội người già được nữa và mối tình già đã vội vàng chết non chết yểu.

      Trong giấy được gói ghém cẩn thận thì thấy một tấm hình cũ rơi ra, tấm hình rất cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn, chẳng ai xa lạ là hình bố mẹ tôi bên nhau, một đứa con mẹ bế trên tay và một đứa con gái đứng cạnh bố chính là tôi. Hình ảnh gia đình hạnh phúc đẹp đẽ. Thật bất ngờ mặt sau tấm hình là nét chữ rắn rỏi của bố ghi Hà Nội ngày tháng năm và những lời tha thiết rằng: Tặng em tấm hình anh đứng cạnh vợ con anh để em nhìn thấy anh làm kỷ niệm. Hẹn em kiếp sau

      Tôi thắc mắc và ngạc nhiên bố định gởi tặng ai tấm hình này và tại sao không gởi mà còn giữ lại cho đến bây giờ?

Tôi cầm tấm hình chạy ra phòng ngoài chìa tấm hình ra và hỏỉ tội bố:

- Có phải ngày xưa bố định tăng cô người yêu tấm hình này không? Thì ra bố có bồ là thật mà mẹ vẫn không có chứng cớ gì?

Bác tôi đang ngồi cạnh đấy, lên tiếng:

- Bố cháu hồi trẻ đẹp trai, giỏi ăn nói, đi buôn bán khắp đó đây, lên mạn ngược mấy cô Mường cô Mán thích, về miền xuôi mấy cô thị thành cũng ưa..

Bố tôi không hề phủ nhận, giọng bố bồi hồi cảm xúc:

- Ðúng là ngày ấy chẳng biết bố có duyên gì mà lắm cô yêu. Một cô Hà Nội yêu bố say đắm nhất, là cô Thi, bố cũng cảm thấy rung động vì cô Thi. Nhưng nghĩ lại còn vợ con nơi chốn quê nhà. Ngày bố tạm biệt Hà Nội đã định gởi tấm hình này cho cô Thi, để cô biết sự thật bố đã có gia đình vợ con và lời hứa hẹn kiếp sau để dứt tình. Thà cả hai cùng đau khổ một lần còn hơn là lao đầu vào mối tình tuyệt vọng và làm khổ lây người khác.

Tôi cũng bồi hồi không thua gì bố:

- Nhưng bố đã không gởi tấm hình này cho cô Thi, Vì sao ?

- Con ạ, bố ác quá, nhẫn tâm quá nếu cô Thi nhận tấm hình này và thấy người mình yêu hạnh phúc bên vợ con, cô Thi càng tủi thân, càng đau buồn.

Bố ngừng một chút cho vơi bớt cảm xúc và kể tiếp:

- Tấm hình đã ghi lời nhưng bố không nỡ gởi và không bao giờ gởi, bố giữ lại để nhớ mãi cái ngày bố đã quyết định từ bỏ tình yêu sai trái của mình về với gia đình vợ con. Bố im lặng và không hề liên lạc với cô Thi cho tới ngày bố di cư vào Nam năm 1954. Ngày ấy khi bước chân xuống tàu bố đã bùi ngùi để lại chút tình nơi kinh thành Hà Nội.

Tôi bâng khuâng:

- Rồi cô Thi có di cư vào Nam không ?

- Chắc là không. Bố vẫn mong cô Thi cũng sang được vùng đất tự do. Nhưng khi mới vào Nam bố tìm hiểu qua người quen tại các trại tạm cư, không có bất cứ tin tức gì của cô Thi cũng như của gia đình cô.

      Tôi thở dài thấy thương bố và thương cô bồ ngày xưa của bố quá. Nếu đời như là thơ, nếu đời như là mơ thì sau năm 1975 cô Thi từ Bắc vào Nam và gặp lại người tình đã góa vợ, nối lại duyên xưa. Hay muộn màng hơn nữa nhưng vẫn còn kịp, bây giờ bà Thi đã sang Mỹ và ngày mai ngày mốt đâỷ tái ngộ với bố tôi tại hè phố Bolsa hay trong khu Phước Lộc Thọ cho bố tôi được trả nợ tình xưa thì vui biết mấy cần gì phải đợi đến kiếp sau.

      Cuối cùng người đàn ông hào hoa này vẫn là người chồng tốt của mẹ tôi và là người cha dễ thương của chúng tôi.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2024 lúc 10:28am

Vui Buồn Đời Sếp 


 
Sáng thứ Sáu, tôi đi làm tiện đường ghé qua một tiệm bán donut và cà phê. Cô cashier mới nhìn tôi cười thật tươi hỏi:
-  You là Thai, phải không?

Wow! Thấy cô em cũng quen quen, nhưng … là ai mà biết tên tôi?

Cô tự giới thiệu: Jessica!

Gương mặt, rồi cái tên khá quen thuộc, nhưng nhất thời… vẫn không nhớ! Ôi cái đầu tôi già lão rồi! Cô nói luôn:

– Tui làm cho you ở hãng Oviso đó, không nhớ sao?

Nhắc đến tên hãng là tôi nhớ lại cô ngay.

Khá lâu rồi, có đến 14, 15 năm chứ không ít. Cô Jessica người Phi làm Deburrer trong khâu làm việc của tôi. Ngày đó cô là nhân viên mới, nhưng lại hay đi trễ, về sớm, và nhất là bỏ đi ăn trưa lâu hơn giờ quy định của hãng đến nổi có lần tôi phải nói vài lời nhắc nhở, mới biết cô là người mẹ độc thân, single mother, có một thằng con trai 4, 5 tuổi gởi nhà trẻ. Thằng con cô thuộc diện không được bình thường hay có bệnh gì đó, nên dù phải gởi con để đi làm, cô vẫn bị họ gọi phải đến vì thằng nhỏ quậy quá làm ảnh hưởng đến các em khác.

Cô khổ lắm, biết đi làm như vậy là không được, nhưng mẹ phải lo cho con nên phải chịu. Muốn yên thân làm việc cũng không xong. Cô năn nỉ tôi thông cảm.

Và tôi đã thông cảm, làm ngơ cho cô thỉnh thoảng đi trể về sớm… một khoảng thời gian khá lâu cho đến khi kinh tế xuống, cô bị hãng laid-off nghĩ việc.

Chuyện là như vậy. Bây giờ thì cô đã có gia đình trở lại, không còn là người mẹ đơn thân như xưa nữa. Cô cũng bỏ nghề deburr, đi làm cashier cho mấy tiệm bán cà-phê donut này.

Điều thú vị là cô vốn làm buổi tối, còn tôi chỉ ghé lại đây buổi sáng trước khi đến sở làm. Đúng ra chúng tôi không thể gặp! Hên sao hôm nay cô lần đầu tiên làm thế ca cho một cashier buổi sáng đang bệnh nằm nhà, nên mới được gặp nhau!

Tôi trả tiền, cô ngăn lại, bảo đã trả cho tôi rồi, lại gói thêm cái bánh làm tôi càng ngại, không chịu.

Nhưng cô nói:

- Tôi luôn luôn nhớ you đã giúp tôi rất nhiều. Hôm nay tôi chỉ có vậy thôi để cám ơn you.  

Cô nói giọng chân thành quá làm tôi cảm động nên chịu nhận ly cà phê và cái bánh.

Sáng thứ Sáu cuối tuần. Trời Thu Cali vẫn còn nắng ấm thật đẹp, lại càng đẹp hơn…

Và nhất là, cà phê chưa bao giờ ngon như hôm nay!

Life is beautiful!

Cuộc đời làm sếp thỉnh thoảng có được những giây phút cảm động như hôm nay, và đây không phải lần đầu tiên tôi gặp lại một nhân viên cũ đã lâu.

Tâm vẫn còn trẻ, khi vào xin việc khoảng 30 trở lại và có trên 5 năm kinh nghiệm trong nghề. Phỏng vấn interview kiến thức khá vững, không đòi hỏi lương quá cao, là người lý tưởng với công việc tôi đang cần, mặc dù khi đó một nhân viên khác trong hãng cho biết Tâm ở một hãng khác mấy năm trước làm việc bê bối và từng bị đuổi việc. Nhưng tôi đang cần người, và lại nghĩ rằng Tâm có bê bối mấy năm trước, bây giờ biết đâu đã thay đổi? Cho Tâm một cơ hội thử xem.
 
Và tôi đã thất vọng não nề. Tâm chỉ làm việc đàng hoàng được vài tuần là bắt đầu sinh chứng: đi làm không đúng giờ, làm việc bê trễ hư hao, và vài lần tôi còn bắt gặp Tâm…ngủ gật trong lúc làm việc nữa. Khuyên nhủ, cảnh cáo, mấy lần đều không đặng. Tâm mắc bệnh cờ bạc rất nặng.

Nhiều khi đánh bạc thâu đêm, sáng tới hãng người đầy mùi thuốc lá, mặt mày ngơ ngáo vì thiếu ngủ, tôi phải cho về chứ công việc của Tâm là điều khiển những máy móc công nghiệp này, lỡ nó vô ý thay vì đưa cục sắt cho máy tiện, nó lại đưa…cái ngón tay của nó vào thì mới ô hô ai tai!

Chưa đến ba tháng, cuối cùng tôi phải cho Tâm thôi việc. Lần đầu tiên trong đời, và cũng là lần duy nhất, tôi phải fire một nhân viên dưới quyền. Cái cảm giác thật là khó chịu. Biết là không phải lỗi ở mình, vậy mà tôi cũng cảm thấy bứt rứt lắm. Đưa Tâm bước ra khỏi hãng, bắt tay từ giã, bỗng Tâm nhìn tôi mắt rươm rướm, nói:

- Em biết là anh Thái cũng nương cho em nhiều lắm chứ em làm chỗ khác chắc tụi nó đuổi em từ lâu rồi. Không phải em nói để anh mướn em lại, chứ kỳ này về em nhứt định bỏ không đánh bài nữa, làm lại cuộc đời đàng hoàng anh ơi!

Tôi cảm động nghe Tâm nói, mà thực ra cũng không tin tưởng gì mấy.

Nhưng Tâm đã làm thiệt

Cuối tuần, gia đình tôi vào quán ăn, xong xuôi đến khi tính tiền thì nhân viên thu ngân nói tất cả tiền bữa ăn tối gia đình tôi đã được trả rồi. Tôi ngạc nhiên hỏi ai? Họ chỉ xuống cuối phòng có ba người đang ngồi. Bây giờ tôi mới để ý. Người đàn ông là Tâm đang vẩy tay chào. Phải mất mấy giây tôi mới nhận ra Tâm vì thời gian khá lâu không gặp, và nhất là bây giờ nó đã hoàn toàn biến thành con người mới, bên cạnh là vợ và đứa con trai khoảng 2,3 tuổi.

Hàn huyên thăm hỏi, Tâm nói nó đã bỏ được mọi thói hư tật xấu cờ bạc, làm lại cuộc đời, cưới vợ, có con, và nhờ vợ khá giả nên hai vợ chồng đang làm chủ một tiệm bán nước lọc nhỏ. Không giầu nhưng cũng đủ sống.

Tôi hỏi lại ngày đó có buồn gì tôi không. Nó nói may nhờ anh Thái cho nghỉ việc nên mới cương quyết làm lại cuộc đời. Tâm nói thêm sau đó có trở lại tìm tôi để khoe là nó đã thành một con người khác, nhưng tôi đã đổi hãng nên không gặp.

May quá chúng mình vẫn còn duyên nên hôm nay mới gặp lại.

Ngày đó té ra mình cho nó nghỉ việc vậy mà hay.

Mừng cho Tâm đã có cuộc đời mới.

Life is beautiful, again.

Và tôi hứa câu chuyện sau đây không liên hệ gì đến mấy vụ được đài ăn uống free bất ngờ như ở trên: “Nu ma mi”!

Số phần đưa đẩy sao đó nên tôi vô làm cái hãng nhỏ xíu mà nhiều chuyện này.

Chủ hãng vốn là một tên Tàu gốc Đài Loan, gia đình hắn không biết sao lại sống ở Nhật. Sau khi tốt nghiệp trung học, hắn qua Mỹ, gặp và cưới một cô Đại Hàn có quốc tịch Mỹ và ở lại xin nhận Mỹ làm quê hương.

Sau một thời gian làm việc, dù có bằng Master và Ang Lê như gió, hắn vẫn là thứ da vàng mũi tẹt bị đì đến mức chịu không nỗi, ghét quá ra lập cái hãng nhỏ này tự mình làm chủ. không cho ai đè cổ nữa. Sau này khi làm việc một thời gian khá thân hắn tâm sự lúc đang làm cho hãng lớn, thằng sếp manager nó về hưu. Tính theo chức vụ, bằng cấp, và kinh nghiệm, nó phải là người đầy đủ tư cách thế chức manager đó, nhưng không, hãng mướn một thằng trắng khác không biết gì, chỉ được cái miệng vô làm sếp. Nó bị chơi ép làm cấp dưới, mà phải train, chỉ bảo cho thằng mới vô chưa biết gì đó để nó… làm sếp mình mới đau! Vì vậy hắn quyết định bỏ đi ra làm một mình.

Nhưng đó là chuyện tên chủ hãng, còn ở đây tôi muốn nói về… bà chủ hãng.

Bà tên Tini, là người Đại Hàn như đã nói ở trên. Hiền khô như bột.

Một hôm bà ấy hỏi tôi

- Này Thái, tao muốn hỏi mày chuyện này

- OK chuyện gì? Tôi ngạc nhiên.

Bà có vẻ bí mật:

- Tao để ý dưới shop, tụi nó hay nói “Nu ma mi, nu ma mi” hoài. Nu ma mi là gì vậy?

“Nu ma mi”!

Mèn ơi dĩ nhiên tôi biết, nhưng… không tiện nói ra chút nào!

Chuyện là thằng chủ lập hãng, không biết có phải vì nhớ mối hận năm xưa nên không chịu mướn tên Mỹ nào. Cả hãng trên chục mạng chỉ toàn thợ Việt Nam và Mễ. Lực lượng Việt-Mễ ngang nhau.

Làm việc trong một cái shop nhỏ hẹp, thế nào cũng có đụng chạm, cãi cọ qua lại là thường, nhất là chửi thề không tránh khỏi. Mễ chửi lối Mễ, và Việt chửi lối Việt. Một lần tên Mễ làm gì không biết, làm ông Việt Nam thét lớn “Đu mother mi!”. Thằng Mễ láu cá, tuy không biết tên Việt nói chi, nhưng chắc chắn không tốt lành gì, nên chu mỏ bắt chước giọng quạt lại chọc tên Việt, thành “Nu ma mi”. Ô hay tên Mễ này đọc Kim Dung hồi nào mà biết đòn “Gậy ông đập lưng ông” của Cô Tô Mộ Dung vậy hè? OK thì ta cũng cô tô mộ dung lại cho nó biết tay. Ông Việt không thèm dùng tiếng mẹ đẻ nữa, chơi ngay một tràng ba chữ  “Nu ma mi” của thằng Mễ trả đũa liền lập tức. Và tiếp theo, cả hai bên liên tiếp nhả “Nu ma mi” như đại liên bắn nhau vậy đó, khiến cả bọn còn lại cả Mễ lẫn Việt ôm bụng cười một trận đã đời.

Kể từ đó, ba chữ “nu ma mi” trở thành… ngôn ngữ quốc tế, đầu môi chót lưỡi cho cái cộng đồng nhỏ Mễ-Việt đề huề này. Không phải chỉ khi Việt-Mễ cãi lộn mới sổ “nu ma mi”, mà nhiều lần tôi chứng kiến hai tên Mễ cãi nhau cũng… “nu ma mi” túi bụi.

Thiệt là khó nói!

May bà nói tiếp:

- Tao đoán tụi nó nói “No Mommy” phải không?

Tôi mừng rỡ gật đầu

- Tôi cũng nghĩ vậy. Chắc là tụi nó nói “No mommy” đó.

Bà thấy tôi đồng ý nên cũng OK, không hỏi han gì thêm.

Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đó.

Vài hôm sau đến kỳ phát lương. Toàn bộ mười mấy tên công nhân có thông lệ xếp hàng dài chờ bà chủ đến bắt tay từng người đưa check. Tôi làm supervisor đứng cuối.

Đến tên Mễ đầu tiên, bà trao tấm checks, và…trước sự bàng hoàng của cả bọn, bà vừa cười vừa nói: “Carlos, nu ma mi”. Thằng Carlos này mấy tháng nay đã quen tật đứa nào “nu ma mi” nó, là nó “nu ma mi” lại ngay, nên buột miệng theo phản xạ tự nhiên:“Nu ma mi, thank you Tini”. Cả bọn phía sau bấm bụng cố nhịn cười. Tới ông Việt Nam đứng kế, bà lại “Nu ma mi”. Ông Việt thấy tên Mễ "Nu ma mi" mà bà chủ có vẻ thích chí cười tươi nên bắt chước nói theo “Nu ma mi, thanks TiNi”

Và lần lượt tất cả đều được nhận check cùng ba chữ “Nu ma mi” âu yếm từ bà chủ.

Đến tôi đứng chót. Bà lại

- "Nu ma mi", here’s your check, Thai.

Chục con mắt ếch giương nhìn coi sếp trả lời thế nào!

OK. Đàn em tới đâu thì đàn anh tới đó. Không chịu chơi lấy gì trị nỗi đám lâu la ba hoa xích đế này.

- Thanks Tini, nu ma mi.

Tôi nói.


ThaiNC

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23199
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2024 lúc 10:30am

Mưa Sài Gòn có buồn không Em

Hợp%20âm%20Mưa%20Sài%20Gòn%20còn%20buồn%20không%20em%20%28Nắng%20quê%20hương%29%20-%20Nguyệt%20Ánh%20-%20Hợp%20Âm%20%20Việt

 

Thành phố Seattle của bang Washington Hoa Kỳ. Lúc nào ông trời Seattle cũng mưa được. Không mưa sáng, thì mưa chiều, không mưa chiều thì mưa tối. Vào mùa Hạ thì thỉnh thoảng mới có một hôm nắng nguyên ngày. Tối hôm trước đi ngủ, bầu trời đêm cao thăm thẳm, trong veo, không một gợn mây, thế mà nửa đêm thức dậy nghe như có tiếng ai gõ nhẹ trên mái gỗ, lắng nghe một lúc biết là trời bắt đầu mưa.

Tôi nằm im lặng nghe mưa.

Tôi sinh ra ở Việt Nam, một nước thuộc miền nhiệt đới, tôi được lớn lên giữa miền Nam mưa nắng hai mùa, giữa những cơn mưa bất chợt ập xuống mùa hạ chói chang, và một mùa mưa kéo dài 6 tháng, mưa trở thành một người bạn thiết, một nỗi thân quen. Có những kỷ niệm ướt sũng nước mưa, chẳng làm sao lau khô được, nên mưa trở thành một nhắc nhở hiện tại. Tiếng mưa Sài Gòn không giống tiếng mưa Seattle. Mưa đập ầm ầm thảng thốt trên mái nhà, nhất là những mái nhà tôn. Ban đêm mưa đánh thức giấc ngủ của ta, lôi ta ra khỏi những cơn mộng, hay thức dậy để tiếp tục những yêu thương, hờn giận, để hoàn tất những công việc của ngày qua chưa làm hết. Ban ngày đôi khi mưa như một ân sủng của trời trút xuống, gột rửa bao bực nhọc, làm mới lại và xóa hộ những điều không muốn giữ.

Nhưng mưa lớn cũng là nỗi hãi hùng của những người buôn thúng, bán bưng, nỗi lo âu của người chủ gia đình không mang về đủ một bữa cơm có thịt, có cá chiều nay. Ở cơn mưa trung bình, tiếng rơi lộp bộp trên những tầu lá chuối, một âm thanh đều đều như âm nhịp đệm của nhạc, lắng nghe nó cho ta cái cảm tưởng được nhàn nhã, thư thái. Khi mưa nhỏ hạt, tiếng róc rách trên mái nhà lá vừa thơ mộng vừa buồn bã, nghe mãi, mê lúc nào không biết.

Tôi nhớ những lần đi học về, nếu lỡ một trong hai chuyến xe buýt, phải đi bộ từ trường về nhà. Quần áo trắng ướt sũng, cặp sách ôm che ngang ngực con gái mới lớn, chạy vội vàng trong buổi chiều, sợ ai nhìn xấu hổ. Ở tuổi 16, 17 ít khi bị cảm, bị lạnh. Về đến nhà mẹ bắt thay quần áo, uống một ly trà nóng, lau khô mái tóc, là ấm người ngay.

Khi lớn hơn chút nữa, những lần đi chơi với người yêu gặp trời mưa, hai người che chung một cái áo mưa, hay một cái dù. Vừa bối rối, vừa sợ, vừa hạnh phúc. Chỉ sợ ướt cái áo dài mỏng, nhưng lại mong sao cơn mưa đừng tạnh, và con đường đừng hết.

Ôi những cơn mưa chợt đến chợt đi trong khí hậu nóng ẩm làm mặt đường bốc khói, mực nước trời trút xuống rộng lượng quá, làm ngập lụt những con đường không thoát nước, ta như được bơi trong một dòng sông ngọt ngào, ngắn hạn!

Bây giờ vào những buổi sáng ở Seattle, đi ra đường găp cơn mưa lớn hiếm hoi, nghe tiếng mưa rơi trên hàng cây xanh mướt, những chùm lá sạch sẽ, sự rung động êm ả thanh bình thì những cơn mưa vùng nhiệt đới xa xăm với những tiếng đập rộn ràng lại khua vang trong đầu. Mưa lớn ở Seattle chỉ là những cơn mưa nhanh hạt, tiếng gió, tiếng lá chạm vào nhau, có òa ra thì cũng chỉ to bằng tiếng khóc. Sáng nay ra phố gội đầu/ Giọt mưa sợi tóc ôm nhau khóc òa. Tôi đã quen lắm với mưa Seattle, cũng thân thiện với mưa, vì mưa đi bên tôi hầu như mỗi ngày. Nhờ mưa Seattle tôi thấy quý báu sự hiếm hoi của mặt trời rực rỡ, và trong mắt tôi, bầu trời trên mái nhà tôi cao và xanh hơn bầu trời của những nơi khác, vườn nhà tôi mưa tinh khiết và mưa lãng mạn hơn ở bất cứ nơi nào.

Nhưng vào những ngày mưa kéo dài cả tuần lễ, thì những giọt mưa âm thầm lặng lẽ dai dẳng chảy xuống như những dòng lệ màu xám trong một bức tranh sơn dầu, nhắc tôi nhớ đến một bức tranh nằm sâu trong tâm khảm: Một chiếc phà chở áo quan từ từ tách bến Sài Gòn qua bên kia Thủ Thiêm, trên nóc áo quan ướt sũng một lá quốc kỳ sô lệch trông như một chiếc chăn vàng ố cũ rách, bát nhang tắt ngấm vì nước mưa, người lính đi tháp tùng đứng im lìm như một pho tượng của ngàn năm cũ. Mưa thản nhiên rơi trên áo quan, rơi trên đầu, trên cổ người lính từng giọt, từng giọt. Tôi đứng nhìn ông Trời họa sĩ vẽ tranh vào không gian. Màu xám của nền trời căng ra như một khung vải, chiếc áo quan phủ quốc kỳ xộc xệch, người lính đứng bên mặt lạnh, xanh tái như màu áo trận, chiếc phà cũ kỹ bạc phếch. Tất cả được họa sĩ Trời mang vào trong tranh, dưới một gam màu lạnh. Tôi mang theo bức tranh này trong suốt mấy chục năm ở quê người, đó là tài sản duy nhất sót lại của đời người di tản.

Ngày tôi đến trại Pendleton cũng vào một đêm mưa. Mưa không to lắm, nhưng khí hậu sa mạc của California về đêm làm mọi người lạnh cóng. Trẻ con, người lớn và ngay cả người già cũng đều được phát cho một chiếc áo lính cùng một cỡ để mặc cho ấm. Trong đêm tối, chúng tôi trông như những bụi cây không đều nhau, biết đi. Chúng tôi đứng xếp hàng chờ nhận lều, giơ tay vuốt mặt, ướt sũng nước mưa và nước mắt.

Ngày tôi lấy chồng cũng vào một ngày mưa. Ở California giữa tháng chín mà mưa có lạ không! Theo phong tục Mỹ, cô dâu chú rể vừa bước ra ngưỡng cửa nhà thờ người ta tung gạo như mưa vào người để chúc may mắn. Ở quê tôi người ta chỉ ném gạo theo sau những chiếc áo quan vì sợ người chết bị đói. Mẹ tôi (dù là người Công Giáo) thấy giữa đám cưới mà bị ném gạo thì hoảng quá giơ tay ngăn lại. Tôi nghĩ cả hai phong tục điều hay cả. Nếu lấy nhau mà không được nuôi bằng tình yêu thì cũng bị đói vậy. Cơn mưa nào cũng mang theo ý nghĩa của nó.

Chị em tôi ở Mỹ lâu lắm rồi, lâu đến nỗi thỉnh thoảng nghĩ đến bàng hoàng cả người. Vì tính ra khoảng thời gian mình ở Mỹ đã dài bằng khoảng thời gian ở cả Hà Nội và Sài gòn cộng lại. Thế mà chúng tôi vẫn hay nhắc đến những cơn mưa ở quê nhà. Chúng tôi hay nói: Tối qua mưa nặng hạt và to tiếng như mưa ở Sài Gòn, hay mưa rả rích mấy ngày liền như thế này thì có kém gì Huế! Nhưng ở đây lâu thế mà sao không thấy ai hứng nước mưa để uống, để pha trà nhỉ? Người kỹ tính lắm thì cũng chỉ pha trà bằng nước bán trong chai. Tôi nhớ ngày trước, nhà tôi có căng một miếng vải màn trắng trên miệng một chiếc vại để ngoài sân hứng nước mưa uống quanh năm. Người Việt sang đây dản dị hóa đã bỏ hết những chuyện uống cầu kỳ này.

Mưa ở Seattle làm cho những dãy núi bao bọc chung quanh thành phố trông tinh khiết và cao cả hơn lên, những cây tùng cây bách giữ mãi một màu xanh thẫm, chạm tay lên lá, lá mịn màng, trong sạch như thiếu nữ mới lớn, mưa làm nước hồ thăm thẳm mềm mại như một dải lụa. Tiếng chim hót trong mưa thánh thót hơn, con sóc, con chồn lúc nào cũng có một bộ lông còn mới dưới mưa. Và hình như sống ở nơi có nhiều mưa con người điềm đạm và bao dung với nhau hơn. Tuổi trẻ thì giản dị, tự nhiên. Tôi đã thấy những học sinh trung học ở đây đứng thản nhiên hôn nhau dưới mưa trước cổng trường.

Ôi những cơn mưa ở hai đầu trái đất! Mưa Sài Gòn và mưa Seattle. Cũng chỉ là những đám mây tụ lại, rồi rơi xuống.

Nhưng khi rơi trên nóc một chiếc áo quan của người lính, trên chiếc áo dài trắng của cô học trò trung học, trên mái tóc của hai người yêu nhau, trên vai áo của người tị nạn Việt Nam, nó khác biệt thế nào so với khi rơi xuống trên những cành thông ở Seattle hay giữa một đám cưới ở California? Và khi vẽ mưa trong những bức tranh ở những nơi khác nhau, người ta có vẽ cho nó những hình thể khác nhau, chọn những gam màu khác nhau?

Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!

 

Trần Mộng Tú

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 197 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.715 seconds.