Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ | |
<< phần trước Trang of 12 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 18/Oct/2024 lúc 8:54am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 22/Oct/2024 lúc 2:32pm |
Sài Gòn Xưa - Những Con Đường Xưa | DanTon <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Oct/2024 lúc 2:32pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 29/Oct/2024 lúc 7:43am |
Sài Gòn - Nhớ Hoài Một Tiếng Rao Đêm...!Khi nói đến Sài Gòn, người ta thường nghĩ đến nhịp sống vội vã, cuộc sống hoa lệ. Thế nhưng, có một điều rất gần gũi mà bình dị và hầu như bất cứ người dân Sài thành đều nhớ tới da diết mỗi khi đi xa, đó là tiếng rao. Sài Gòn bây giờ có thể vắng những tiếng
rao, đặc biệt là về đêm, bởi nó đã bị “nuốt chửng” bởi vô số tiếng ồn xe cộ, tiếng
tivi… Ngày trước mỗi khi nghe tiếng rao quen thuộc, người Sài Gòn đã có thể biết
giờ mà không cần phải xem đồng hồ. Nó thân thuộc đến nỗi mỗi khi văng một vài
hôm, đã khiến ta lo lắng đến sức khỏe của chị bán hàng rong, để rồi khi nghe lại,
ta lại bồi hồi như gặp người xưa thân thuộc. Trong cuốn sách Sài Gòn – Chuyện đời của phố, nhà văn Phạm Công Luận đã viết về kỷ niệm những tiếng rao của Sài Gòn ngày xưa: “Hồi trẻ, tôi đọc bài Quà đêm trên rạch Tàu Hủ của Bình Nguyên Lộc trên một tờ báo và bật cười với nhận xét của ông khi nghe tiếng rao quà trong đêm Sài Gòn: “Ai ăn, bột khoai… đậu xanh… bún tàu… nước dừa… đường cát hôn!”. Điều ngộ nghĩnh là người rao kể rõ những thứ có trong món chè đó, rất thật thà, bộc tuệch”. • Tiếng rao Sài Gòn hồi 75 năm trước Theo lời ghi của Phạm Công Luận, thì từ hơn 70 năm trước (1943), đã có một người Pháp viết một bài dài về những lời rao trên đường phố Sài Gòn ngày đó, có vẽ minh họa, ký âm từng tiếng rao. Đó là E.Berges. Những trang viết để lại của ông thật quý giá, vì nếu không ký ức về chuyện đó sẽ mất đi: “Sáng bửng, Sài Gòn thức dậy trong tiếng rao hàng. Sự ồn ào của hàng ngàn kẻ buôn bán khiến không khí vui vẻ hẳn lên ở mỗi khu phố, mỗi con đường. Tiếng rao hàng vang lên từ Chợ Lớn đến Đa Kao, từ bến tàu Ba Son, chợ Mới (chợ Bến Thành) đến chợ Cũ (chợ Hàm Nghi), từ nhà thờ đến nghĩa trang. Suốt bảy ngày trong tuần, dưới ánh mặt trời miền Nam hay dưới cơn mưa tầm tã, họ cứ đi, đòn gánh trên vai hay đội rổ trên đầu, các ông và nhất là vô số bà bán hàng rao vang dưới những gốc me hay phượng vĩ, quyến rũ những người thèm ăn bữa nhẹ hay mua vài món nho nhỏ dằn bụng…”. Ông Berges tả cô hàng bán mía ghim: “Với một tay, cô điều chỉnh thúng trên đầu, tay còn lại rảnh, điều chỉnh bước đi nhịp nhàng. Cô ta cất giọng lúc này lúc khác thanh tao: Ai ăn mía không? Cô bị vây lại ở đường Norodom (ngày nay là Lê Duẩn) bởi những đứa trẻ với hai xu mua được hai cây mía ghim”. Khi nói về cô bán cháo cá, ông không hề nhắc đến nhan sắc, mà chỉ nói về dáng điệu của cô và cách bán hàng: “Đã 5 giờ chiều, dài theo đường Legrand de la Liraye (này là đường Điện Biên Phủ), cất lên giọng rao hàng ngắn của cô hàng bán cháo cá. Cô dừng chân góc đường, để xuống vỉa hè hai nồi đựng, xếp xếp mau lẹ những chén trên mâm bằng tre, ở giữa hai nồi cháo, quạt lửa hong nóng nồi cháo và phục vụ cho những khách vội vã thích ăn cháo cá hay đậu nấu nhừ. Thỉnh thoảng, cô đổi món hằng ngày và rao: Ai ăn cháo cá, bún không?”. Lũ trẻ nhỏ kiếm sống trên đường phố bán thức ăn chế biến sẵn, sách báo, dịch vụ tại chỗ như đánh giày. Ông Berges luôn quan sát chúng bằng đôi mắt dí dỏm: “Chúng có hai đứa, tuổi chừng tám đến mười, để tóc cẩu thả bay theo gió, ánh mắt ranh mãnh. Chúng đi trên đường Pellerin (Pasteur), rồi cười giỡn, rượt bắt nhau, thỉnh thoảng chửi bới và đột ngột chỉnh sửa lại túi bán hàng rồi rao: đậu phộng rang, hạt dưa. Chúng ngoác mồm rao lớn giọng, không để ý đến giờ nghỉ trưa”. Có khi chúng là những đứa bé bán báo: “Chúng tràn ngập trên đường Catinat (Đồng Khởi), ở những quán cà phê vỉa hè. Chúng rượt theo những bộ hành nhàn nhã, bằng những tiếng rao mời khó chịu mà tấn công liên tục khách uống bia. Trên đại lộ Norodom, trước nhà thờ, chúng chộn rộn, rình mò những người đạp xích lô và xe kéo, chạy lẹ tới họ, vừa chạy vừa lấy tiền. Chúng rao báo chữ Việt: Điện Tín, Sài Gòn ngày mai, thầy. Vào những chiều, khi nhà xổ số địa phương mở ra, cũng những đứa trẻ đó ngang dọc các đường phố, khoảng 22 giờ, bán vé số, giấy dò vé số trúng. Và sau đây là những lời tâng bốc sự giàu sang: Lô-tơ-ri, giấy dò số Đông Pháp, thầy!”. Có khi là thằng nhỏ bán bánh men, thứ bánh bây giờ chúng ta không thấy ai bán dạo nữa: “Nó để đầy bánh trong thùng gắn kiếng. Bánh nó làm bằng bột gạo lên men, rắc lên bánh loại bột thơm đậu và nước dừa. Nó đi bán trên đại lộ Catinat, với thùng bánh trên vai và rao: Ai ăn bánh men nước dừa không?”. Theo quan sát của ông Berges, trên đường phố Sài Gòn 74 năm trước, người bán hàng rong đa phần là đàn ông. Đó là chú bán chổi lông gà với lời rao ngắn gọn: “Chổi lông gà không?”; những người bán chiếu bông: “Chiếu không?”; người bán tiết canh: “Ai ăn tiết canh không?”; người bán khoai lang: “Ai ăn khoai lang nấu đường không?”… (Trích Phạm Công Luận – Chuyện Đời Của Phố) Trên trang thesaigontimes.vn, tác giả Nguyễn Minh Hải kể về những kỷ niệm với tiếng rao đêm đã ngày càng xa vắng như sau: “Những ấn tượng về tiếng rao hơn ba mươi năm trước mà tôi vẫn còn nhớ là “Ai ve chai, lông vịt, dép đứt, thau nhôm, đồ mủ đồ bể bán hôn?”. Cái tiếng rao dài, lanh lảnh vọng từ đôi thúng gióng rảo qua những đường quê, vào những hang cùng ngõ hẻm. Đó là cái thời người ta tranh mua lông vịt nên khi làm vịt thì nhiều người thường cẩn thận để riêng lông ra, để dành mà bán kiếm ít đồng. Còn cái dép mủ (được loại dép tổ ong trắng đã là sang lắm rồi!) sau khi vá, hàn, khâu chỉ, cột kẽm năm bảy lượt không thể mang được nữa thì mới… được bán ve chai. Còn thau nhôm, thau nhựa, xoong nồi bằng nhôm… hàn tới hàn lui đến lúc không thể xài nữa thì mới được… hóa kiếp. Ngày ấy, người ta mua nhiều loại như vậy mà gánh ve chai thường nhẹ tênh… Bởi những thứ nặng nặng một chút như sắt, đồng thì khá hiếm, làm gì có đồ ve chai là một chiếc xe đạp cũ hay xác một chiếc xe máy như sau này! Còn một loại tiếng rao nữa cũng đi vào lòng những đứa trẻ của những năm 1980, đó là tiếng leng keng của người bán cà rem. Cà rem ở quê tôi hồi đó dù là những ống nước si rô đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng được đông thành đá cũng đủ làm bao đứa trẻ cảm thấy hào hứng sau giờ học. Đôi lúc, bọn trẻ con nhầm tiếng rao của người bán cà rem với tiếng… xe bò, bởi hai con bò kéo xe cũng được cột hai cái lục lạc bằng đồng, cũng kêu leng keng, nhưng người tinh ý sẽ nhận ra sự khác biệt về nhịp điệu… Muộn một chút là tiếng rao bằng… kèn. Một cái kèn nhựa nhỏ phát ra tiếng kêu “éc éc” trên những chiếc xe đạp cũ lọc cọc. Đến đoạn này thì hình như lông vịt không còn được mua nữa. Đồ nhựa, đồng, sắt, nhôm… thì được mua nhiều hơn, bổ sung vào đó là các loại bịch mủ (túi nylon). Nghề “móc bọc” (lượm bịch mủ, chai lọ bằng nhựa…) đã ra đời. Đó gần như là nghề hạ đẳng nhất trong xã hội, dành cho người không có vốn, không nghề nghiệp, không nhiều sức khỏe… Nhưng quý biết bao, chính họ là những người góp phần làm sạch môi trường và tái chế biết bao thứ tưởng chừng bỏ đi để thành đồ có ích. Rồi mua giấy báo cũ nữa. Đến những năm 1990, đời sống được nâng cao đáng kể, nhiều người đã đọc báo nên người mua ve chai đưa giấy báo, sách cũ vào hàng hóa của họ. Muộn chút nữa, tiếng rao phát ra từ băng cát sét, xài bằng cái bình ắc quy cột trên xe đạp hoặc xe máy. Người ta mua mô tơ cũ, quạt máy, dàn vi tính, loa cũ, đầu máy, tivi hư…; người ta bán keo dính chuột, bánh mì đặc ruột, bánh mì nóng giòn, bánh bông lan, bánh chưng bánh giò…; người ta mời cân đo sức khỏe, mà một dạo cũng ăn khách lắm; người ta mời mài dao mài kéo… Câu “bánh mì Sài Gòn, hai ngàn một ổ, bánh mì Sài Gòn, đặc ruột thơm bơ…” từng làm những sinh viên nghèo khao khát trong những buổi xế trưa hoặc những buổi khuya ngồi chống cằm học bài. Dĩ nhiên, cũng không thiếu những tiếng rao truyền thống. “Ai chè đậu đen nước dừa hôn…” lảnh lót, ngọt ngào làm người nghe tưởng tượng đến ly chè đậu đen thiệt là bùi, nước dừa thiệt là béo, ăn với đá mát lạnh… Hay “ai xôi vò, xôi khúc đây…” mang âm hưởng miền Bắc, thường khiêu khích cái bao tử buổi sáng đương đói… Ai ở Sài Gòn chắc không thể quên tiếng rao của những xe hủ tiếu gõ, mà bây giờ cả xe và tiếng rao ấy dần vắng bóng. Tiếng lốc cốc, lách cách của hai thanh tre hoặc cái muỗng gõ vào thanh inox đập đá có tần số khá cao nên vọng từ đầu hẻm đến cuối hẻm, từ dưới đường vang đến tận căn hộ tầng cao nhất chung cư. Tiếng gõ đó một thời mang hình ảnh của những đứa trẻ người miền Trung đen nhẻm, dáng đi thoăn thoắt, trông chất phác, dễ thương… Tôi không thể quên một tiếng rao lạ lùng hồi gần hai mươi năm trước, khi còn ở trọ bên Phú Nhuận, sáng sáng có một ông già cất tiếng “hi hi…” loanh quanh trong những con hẻm nhỏ. Nhà nào hết dầu hôi thì xách chai, bình ra mua, dùng để nấu lò xô. Ông đi bộ, xách hai can đựng dầu, có hôm đi trở ra thì chỉ còn hai can không, nhưng cũng có hôm còn lưng lửng… Tôi không bao giờ biết được vì sao ông lại rao bằng tiếng đó và cũng chưa từng nghe ai giải thích. Thực ra cũng chẳng cần gì, tiếng rao đó chỉ là một quy ước, để mỗi khi nghe “hi hi” thì biết rằng có ông bán dầu hôi đang tới… Bây giờ ở nội thành, người ta mua sắm qua mạng, qua siêu thị, tiếng rao đang dần nhạt nhòa, chỉ vang lên ở vùng ven, ở nông thôn. Tiếng rao bây giờ như chỉ là một phần của ký ức, của những kỷ niệm…” st. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Oct/2024 lúc 7:44am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 02/Nov/2024 lúc 3:44pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 05/Nov/2024 lúc 8:58am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 29/Nov/2024 lúc 4:03pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 05/Dec/2024 lúc 1:56pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 09/Dec/2024 lúc 3:32pm |
Món Ăn Dĩ VãngÔng già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó. Xe cháo huyết… đêm Mùa đông năm 1975, Sài Gòn lạnh khủng khiếp, lòng người cũng lạnh. Chiều xuống là… nhậu. Còn biết làm gì lúc đó bây giờ? Nuối tiếc quá khứ, hoang mang với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai. Vô vài xị với bè bạn cho ngấm mùi đời. Nửa đêm lửng lơ đạp về nhà, tấp vô xe cháo huyết gần trường Lê Bảo Tịnh, đường Trương Minh Giảng (bây giờ là Lê Văn Sỹ). Chủ quán, một ông già Tàu, không biết nấu cháo kiểu gì, mà ngon kinh khủng… Cháo huyết ngon, ngon từ cháo tới huyết. Cháo ngọt thịt và huyết mềm và dai, với vài khoanh quẩy mỏng dính, cho ớt bằm thiệt cay, ấm lòng say xỉn. Hình như cháo huyết này được nấu với tôm khô và mực khô. Cháo đã ngon, mà sao miếng huyết vừa dai vừa mềm thế! Chỉ là hình minh họa thôi. Làm sao có thể chụp được dĩ vãng… Ông già Tàu tính kỹ, kích thước tô cháo nhỏ xíu, cháo múc chỉ tới nửa tô. Phải ăn tới năm tô mới tạm đủ… Hôm nào hẻo, kêu một tô, cho ớt thiệt cay, uống nhiều trà đá, cũng đỡ vã. Mười năm sau, ông già Tàu không bán nữa, để xe cháo lại cho vợ chồng người con trai. Thằng con vẫn nhận ra khách quen, bàn tay múc cháo của nó nhuần nhuyễn như ông già, vẫn “cháo nửa tô”, đúng chuẩn! Rồi mười năm sau nữa, vật đổi sao dời… Xây cất nhiều, cảnh đổi thay, chẳng biết xe cháo trôi dạt về đâu… Năm nay Sài Gòn lạnh, lạnh bất thường. Mỗi tối, tôi vẫn đi bộ qua con đường cũ, đôi khi nhớ ông già Tàu, nhớ “cháo nửa tô”, nhớ ớt cay che khuất cơn đói, nhớ cả tâm trạng của thằng say xỉn lỡ cỡ… Tôi có thể nói mà không lưỡng lự, cháo huyết ở đó ngon, chắc chắn ngon nhất đời… Quán cháo lòng… chiều Gọi là quán cho bảnh, chứ đó chỉ là cái sạp, ngó xéo sang chợ Đa Kao ở đường Nguyễn Huy Tự. Quán chỉ bán buổi chiều, từ hai giờ đến năm giờ là vãn. Bà chủ quán trạc ba lăm, chưa chồng, chảnh… Khách chiều bả, chưa thấy bả chiều khách bao giờ. Mặt lạnh, dễ quạu, ít cười. Ít không có nghĩa là không, thỉnh thoảng cũng thấy cười với… đàn ông. Cháo lòng là phải đủ bộ: Huyết, tim, gan, phèo, phổi… Huyết không có gì đặc biệt, thua xa cháo huyết đêm của ông già Tàu, nhưng tim gan phèo phổi, bả cắt nhát nào ra nhát nấy, to và dày. Dồi làm mới… tuyệt! Khúc dồi to như ống nước, và chỉ nhồi thịt, không biết bả làm cách nào mà chiên giòn, ăn đã không chịu được, nhất là những khúc đầu dồi. Khách thích, muốn mua dồi về nhậu, không bán! Mua cháo và dồi, cũng không bán! Chảnh thế đó! Cháo hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như cháo huyết hầm tôm khô mực khô nói trên. Cháo lòng ăn với hành củ tím thái mỏng, ngâm dấm, ớt bằm… Cháo ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả tháng đây? Tiêu chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500gr), bột ngọt (50gr), thịt mỡ (600gr)… mang về nộp cho bà già gọi là… trả hiếu (để tối về còn có cơm nguội lục ăn). Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ trời tuốt. Thuốc lá đen (ba gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút. Sữa hộp, làm phòng lab nên nhà nước “bồi dưỡng độc hại” mỗi tháng một hộp. “May” quá, bà già tôi không biết uống sữa, nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn… Đẩy hàng ra chợ trời hồi đó cũng dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ quan (đối diện chợ Đa Kao) thu gom… Đắt rẻ một chút, thôi kệ, hơi đâu trả giá… Tô cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm, xuân thu nhị kỳ mới dám rớ tới. Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả lụa, thèm phở, thèm điếu thuốc thơm… Coi như trên đời không có protein. Bỏ hết! Nhịn hết! Nhưng nhịn rượu, thì không. Mỗi tối, không ngồi bên quán cóc, không đong đưa vài ly rượu, không san qua xẻ lại nỗi lòng với mấy thằng bạn, người đi kẻ ở, tù tội chín phương, lừa vàng mất bạc, tình người điên đảo… Không ngấm qua men rượu, không nói được ra lời, làm sao ngủ được, sức đâu mà chịu nổi những bế tắc trước mắt, những giả dối của ngày mai khi bước chân vào cơ quan… Lương kỹ sư hồi đó đại khái là vậy. Thời hậu chiến, người ta cho rằng, trong ba dòng thác cách mạng, thì cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Thứ then chốt này được “ưu đãi” đại khái như thế, còn sống sao thì tùy. Mỗi năm ôm một đề tài nghiên cứu, sáng chiều mặc áo blouse, nghía qua nghía lại mấy cái ống nghiệm, becher, burette… Tối về đi “cảo” xích lô kiếm tiền… nhậu. Thường thì tôi đi dạy luyện thi đại học nhiều hơn. Hồi đó chưa có… lò, nên chỉ dạy kèm, dạy nhóm. Học trò đa phần là con cán bộ từ rừng, trình độ quá yếu, dạy phải hạ thấp, hạ thấp nữa, căn bản của căn bản. Vậy mà tụi nó đậu, đậu Y Dược hẳn hoi. Có vài em rất giỏi, nhưng lại rớt. Học tài thi phận, cái phận lý lịch buồn từ trong nhà ra tới ngoài đời. Mấy em bây giờ ở đâu? Viết tới đây bỗng dưng khựng lại. Đang nói tới cháo lòng heo, sao lại quay sang nói lòng… người thế này? Quán cháo lòng nằm ngay trước cửa cơ quan tôi, coi như chòm xóm, vậy mà lâu lâu cũng phải “hót” bả một chút mới được việc. Bà chủ chảnh, nhưng cũng có khi dễ chịu. Cuối tháng lãnh lương, cỡ hai giờ chiều, đang dọn hàng còn ít khách, tôi ra quán gạ bả: Chị cười, sao tôi thấy ngồ ngộ… Ngộ cái gì? Ngộ là đẹp đó, chẳng lẽ tui nói huỵch toẹt ra. Chị coi được mắt, làm đồ mồi ngon, sao giờ chưa chịu lấy chồng? Thằng nào phụ chị, đâu chị nói tui nghe thử, tui đá cho nó mấy cái… Thế là bả xả ra hàng chùm hàng loạt, nào là bả đào hoa thế nào, nào là thằng nào thầm yêu trộm nhớ mà bả không chịu… bla… bla… Khách tới đông, tôi xin kiếu vô làm việc lại, nhưng không quên bỏ nhỏ bà chủ, Hôm nay tui lãnh lương, đãi mấy thằng bạn nhậu. Tui quảng cáo món dồi chiên của chị quá xá. Chị bán cho tui một tô, không lấy cháo, chỉ lấy lòng và dồi, càng nhiều đầu dồi càng tốt. Cho vào bao nylon, lát về tui lấy… Chất lượng hàng hóa hôm đó, ngon rẻ đẹp bền (bền là lần sau mua cũng khuyến mãi như thế), vượt trên mức mong đợi. Lắm khi tôi tự hỏi, phịa đại một câu, vô thưởng vô phạt, làm người khác sướng, mà mình cũng có lợi, có phải là hành vi… đạo đức không? Thế giới này cả ngàn nhánh khổ rồi. Giây phút nào buồn, giây phút nào vui đây? Năm 84, tôi chuyển chỗ làm khác, chỉ thỉnh thoảng mới ghé quán cháo lòng Đa Kao. Giữa thập niên chín mươi, trở lại quán cũ, thì người khác ngồi bán. Nghe nói, bà chủ cũ chơi đề, vỡ hụi hay sao đó, đã bỏ đi xa rồi… Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó. Lúc đầu định viết Món ăn dĩ vãng, viết hết đủ món, viết một lần cho xong, nhưng mới tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, thấy mỏi tay… Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn… đọc. Mà dù không còn người đọc, tôi cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu. Còn gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn rượu Cây Lý… Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này. Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá! Vũ Thế Thành Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Dec/2024 lúc 3:37pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23148 |
Gởi ngày: 14/Dec/2024 lúc 11:39am |
Bò bía: Món ăn hoài niệm tuổi thơBan
đầu, cứ ngỡ chỉ là suy nghĩ của riêng mình tôi. Nhưng khi có dịp trò
chuyện với nhiều người bạn, tôi ngạc nhiên khi mọi người đều có suy nghĩ
tương đồng. Chúng tôi thường gọi đùa với nhau cách thưởng thức ấy là
việc “ăn ký ức”. Ngẫm lại thì rất đúng vì người ta không chỉ nhung nhớ
một món ăn nào đó bởi hương vị nó mang đến mà còn là do rất nhiều hoài
niệm trong tâm trí. Một trong những món ăn vặt gợi nên nhiều hoài niệm
nhất trong tôi chính là bò bía. Bò bía vốn là món ăn vặt yêu thích của nhiều người Sài Gòn. Cha tôi, khi còn sinh thời, thường có câu nói vui: “Bò bía là món “đánh bật” mọi lứa tuổi”. Cũng
bởi, bất kể là trẻ em hay người già, giới lao động bình dân hay giàu
sang quyền quý, đã từng nếm thử một cuốn bò bía, đều không thể cưỡng
lại. Thậm chí, đôi khi ăn hết cả dĩa mà lắm lúc vẫn còn thòm thèm, cảm
thấy chưa “đã”. Theo lời bà tôi kể lại, bò bía vốn là món cuốn theo phong cách ẩm thực Triều Châu (Quảng Đông), Trung cộng du nhập vào Việt Nam. Tên “bò bía" cũng là từ mượn của tiếng Hoa vùng Phúc Kiến để gọi tên món ăn đặc trưng này. Ở Sài Gòn, bò bía là món ăn vặt giá rẻ, dễ tìm kiếm, dễ ăn nên được nhiều người ưa chuộng. Sau này, có dịp đi nhiều nước, tôi nhận thấy bò bía là thức ăn rất phổ biến trong các nước Đông và Đông Nam Á như Trung Hoa, Đài Loan, Thái Lan… Lúc còn nhỏ, khi nghe người bán hàng rao món bò bía, đứa trẻ ham ăn là tôi cứ thèm thuồng vô kể. Cũng bởi, thịt bò khi đó vốn là thức ăn rất đắt đỏ nên nghe rao bò bía, tôi lai tưởng lầm là cuốn thịt bò. Mãi đến lần đầu khi thưởng thức món bò bía, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra phần nhân bên trong chỉ có tôm khô, củ sắn và lạp xưởng. Dẫu đơn sơ là thế nhưng hương vị của bò bia vẫn ngon khó tả, đặc biệt là lúc chấm cuốn bò bía ngập vô tương đen có ít ớt xay hòa cùng hành phi vàng ươm. Bò bía ở Sài Gòn cũng thường phân biệt thành bò bía ngọt và bò bía mặn. Với món bò bía ngọt, người bán sẽ cuốn bánh tráng với dừa nạo và kẹo mạch nha, rắc thêm chút mè hoặc đậu phộng nữa là xong. Món này tuy gây ấn tượng bởi vị ngon ngọt nhưng ăn mau ngán. Đa số người thưởng thức thường là trẻ con ưa chuộng, chứ hiếm khi thấy thực khách người lớn yêu cầu món này. Cá nhân tôi dẫu yêu thích hương vị ngọt ngào của món bò bía ngọt nhưng tôi vẫn là “tín đồ” trung thành của món bò bía mặn. Biết tính cháu thích nên bà ngoại tôi thường xuyên chế biến món ăn này tại nhà, để dành cho bọn nhỏ nhâm nhi. Cách chế biến bò bía mặn của bà khá đơn giản. Tuy nhiên, bước đầu tiên phải chuẩn bị một số nguyên liệu như củ sắn, cà rốt, rau sống, trứng, lạp xưởng, tôm khô, đậu phộng, tương đen, tương ớt, bánh tráng để cuốn. Nhà tôi ở vùng ngoại ô Sài Gòn khi đó có trồng một vườn củ sắn và rau sống nên mỗi khi cần chị em tôi lại hân hoan cắp rổ ra vườn tìm hái đủ nguyên liệu cho bà. Như những người nội trợ khác, bà tôi cũng thường tích trữ sẵn một ít đồ khô như mớ ruốc sông, vài quả trứng, mớ đậu phộng… Trong gian bếp đơn sơ, nhìn ra đường phố ồn ào tiếng xe, bà tôi ngồi tỉ mỉ sơ chế từng loại nguyên liệu. Bà thường bảo: “Làm bò bía không khó nhưng đòi hỏi việc chế biến nhiều loại nguyên liệu, gói ghém chúng lại với nhau cho hài hoà. Người thiếu tính kiên nhẫn sẽ khó lòng hoàn thành món này, các con à”. Chắc
đó cũng là lý do khiến bà tôi chế biến các nguyên liệu cực kỳ tỉ mỉ.
Thậm chí, có nhiều hôm cuốn xong một đĩa bò bia cho chị em tôi thì lưng
áo bà cũng ướt đẫm mồ hôi. Nhiều năm về sau, khi bà đã theo mây trắng về
trời, ký ức về món bò bía đầy dư vị yêu thương của bà vẫn mãi trong tâm
trí chúng tôi. Thông thường, bà tôi sẽ xắt sợi củ sắn và cà rốt rồi đem xào, nêm thêm chút muối và tiêu là được. Trứng gà chị tôi sẽ đem tráng rồi nhẹ nhàng cắt thành sợi. Trong lúc đó, bà cũng tranh thủ nướng sơ qua món lạp xưởng rồi cắt thành lát mỏng. Sau khi chế biến xong, bà sẽ đem mỗi thứ một ít cuộn lại với bánh tráng thành những cuốn nhỏ lớn hơn ngón tay cái một chút, dài cỡ 8-10 phân là được. Theo bà tôi, món bò bía mặn muốn ngon thì phải hội tụ nhiều yếu tố. Củ sắn phải vừa chín tới, thấm đều gia vị. Các nguyên liệu phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, để người ăn cảm nhận được tất cả hương vị trong một lần nhai. Ngoài ra, cuốn bò bía phải thật tròn trịa, đều đặn ở hai góc bẻ. Chị tôi sẽ nhanh tay trộn tương đỏ, tương đen với đậu phộng giã nhỏ tạo thành một hỗn hợp nước chấm đặc sệt, thơm ngon. Sau khi hoàn thành món nước chấm, chị em tôi cứ thế cho từng cuốn bò bía chấm tương đậu phộng đưa vào miệng mà nhai, rồi hít hà xuýt xoa, cảm nhận từng vị mặn, ngọt, bùi, béo, cay, thơm, ngon của các nguyên liệu hoà quyện với nhau. Những trưa hè oi ả, ngồi cạnh nhau bên góc nhà cũ, chị em tôi ngồi nhấm nháp món ăn quen thuộc, thấy lòng ấm áp đến vô bờ. Thỉnh thoảng, đôi lần quay trở về Sài Gòn, tôi hay dừng chân ghé ngang một quán bò bía ven đường, gọi thử vài cuốn, để ngồi nhấm nháp ăn thử món ăn hoài niệm của tuổi thơ. Rồi thẫn thờ, bùi ngùi nhớ lại những khoảnh khắc đã qua, tự dưng thấy sao khoé mắt mình lại cay cay, ươn ướt vị nhớ thương. Lê Thiên Hảo |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 12 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |