Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. | |
<< phần trước Trang of 101 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 05/Oct/2024 lúc 8:21am |
Trên Chiến Trường XưaHơn ba mươi năm sau, cùng với bốn anh em trong đơn vị xưa, chúng tôi trở lại Kontum tìm thăm nơi an nghỉ của những đồng đội cũ. Trong những năm 72 và 73, đơn vị chúng tôi đã có hơn hai trăm anh em vĩnh viễn nằm lại nơi này để giữ vững miền địa đầu, cửa ngõ quan trọng nhất vào Tây Nguyên, nơi có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn nằm không xa phía dưới – thành phố Pleiku. Dừng chân dưới chân núi Chu Pao, nhớ tới những trận đánh khó khăn ác liệt với
những toán địch quân bị xích chân trong những hầm núi đá, cố bám trụ những cái
“chốt”, nhằm cắt đứt QL14, con đường huyết mạch nối liền Kontum với Pleiku, và
hình dung tới từng khuôn mặt của những anh em đã không bao giờ còn trở lại, một
số đã gởi xác thân lại cho rừng núi nơi này, tôi xót xa khi nghĩ là mình còn mắc
nợ họ. Món nợ máu xương không bao giờ trả được.
Ngày ấy chiến trường ác liệt, có nhiều người lính phải hy sinh ngay khi vừa mới
bổ sung cho đơn vị, mà ban quân số chưa kịp nhận hồ sơ lý lịch. Đa số rất trẻ,
độc thân, và gia đình ở tận những miền xa, nên mồ mả không có ai chăm sóc. Hơn
ba mươi năm rồi, qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi, có lẽ hầu hết các nghĩa
trang trong thành phố đã bị giải tỏa từ lâu, và nếu có được cải táng ở một nơi
nào đó, chắc trên mộ bia không còn ghi đơn vị cũ. Chúng tôi đến đây như để tìm
lại chút kỷ niệm và mong được vơi đi chút nào lòng trắc ẩn, chứ chuyện tìm lại
được mồ mả của anh em – hy vọng rất mong manh.
Cả thành phố Kontum bây giờ đã đổi khác. Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được
các địa danh ngày trước. Những B12, B15, Thành DakPha, Đồi Sao Mai, Bệnh Viện
Dã Chiến. Nơi có những bản doanh, căn cứ từng mang tên những người anh, người bạn
anh hùng của tôi đã nằm xuống để bảo vệ Kontum: Võ Anh Tài, Đặng Trung Đức, Trần
Công Lâm…Chúng tôi tìm đến một số nhà quen lúc trước. Tất cả không còn. Những
người chúng tôi gặp đa số mới vào từ miền Bắc. Người Kontum xưa giờ chắc cũng
đã tứ tán bốn phương trời. Tội nghiệp cho người dân Kontum bất hạnh. Bao nhiêu
năm tháng hứng chịu chiến tranh, có lúc thành phố bị mỗi ngày hàng ngàn quả đạn
pháo, vậy mà họ vẫn ở lại, vẫn cùng với những người lính chúng tôi giữ vững
thành phố này trong suốt những thời kỳ ác liệt nhất. Nhưng rồi cuối cùng, giữa
tháng 3/75, Kontum bị bỏ rơi tức tưởi khi không còn bóng dáng quân thù. Những
người lính ở đây được lệnh tử thủ, ngăn chặn miền địa đầu tam biên cho Pleiku
di tản. Tôi từng được nghe người Kontum kể lại chuyện những người lính hào
hùng, tự sát vào giờ thứ 25, khi Kontum bị lọt vào tay giặc. Nghĩ tới đó, lòng
tôi thấy nghẹn ngào, nước mắt cứ trào ra.
Đúng như chúng tôi dự đoán, tất cả mọi nghĩa trang trong thành phố, nơi bạn bè
tôi được chôn cất, không còn nữa, người ta đã giải tỏa để xây lên một số cơ sở
công quyền và những khu giải trí. Chúng tôi tìm đến Tòa Giám Mục, cũng là nơi mà đơn vị chúng tôi đã phải đổ khá
nhiều máu xương để tái chiếm trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Một vị linh mục đứng tuổi, tiếp
chúng tôi niềm nở. Ông cho biết là, mồ mả trong các nghĩa trang lúc xưa đã được
cải táng và chuyển đến địa điểm mới, nằm trên cây số 9, đường lên Tân Cảnh. Tuy
nhiên chỉ có những ngôi mộ có thân nhân nhận lãnh và tự cải táng thì mới có mộ
bia, còn những ngôi mộ khác thì không biết ra sao. Ngài còn tốt bụng, sẵn sàng
hướng dẫn chúng tôi đến đó. Cây số 9, gần căn cứ Non Nước, nơi ngày xưa đơn vị
tôi đã bao lần cùng với các chiến sĩ thiết giáp hào hùng của Chi Đoàn 1/8 KB đẩy
lui những đợt tấn công biển người của địch, giữ vững cửa ngõ vào thành phố
Kontum.
Mất gần hai tiếng đồng hồ, đi khắp nghĩa trang, chúng tôi vẫn không tìm ra bia
mộ nào có cái tên quen. Nhiều ngôi mộ không có bia. Đưa vị linh mục trở lại Tòa
Giám Mục, cám ơn và chia tay ngài. Đã hơn 12 giờ trưa, chúng tôi tìm một nơi
nào đó để ăn cơm. Nhớ tới quán ăn Bạch Đằng và Thiên Nam Phúc ngày xưa, nơi có
mấy cô chủ quán dễ thương, mà đám lính tráng chúng tôi thường ghé lại đây ăn uống
sau những tháng ngày dài hành quân trong núi, một anh bạn hỏi thăm đường đến
đó. Nhưng quán bây giờ đã đóng cửa và những người xưa cũng đã trôi dạt về những
nơi nào đó. Bọn tôi rủ nhau ra bờ sông Dakbla, dọc theo con đường về làng Tân
Hương, nơi lúc xưa có mấy cái quán nhỏ để những ngày tương đối bình yên, bọn
tôi ra ngồi uống cà phê, ngắm dòng sông chảy ngược, tạo huyền thoại một thời
này, mà nhớ tới vợ con hay người tình đang ở đâu đó, để rồi sau lúc chia tay chẳng
biết ngày mai ai còn ai mất. Dọc theo bờ sông bây giờ là những hotel, nhà hàng,
nhà trọ và biệt thự của các ông quan lớn. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra được
một cái quán ăn bình dân, nhưng khá sạch sẽ, nằm dưới tàng của một cây trứng
cá. - Buổi trưa nên vắng khách. Bà chủ vui vẻ vừa đón chúng tôi vừa giải thích.
Chúng tôi chọn một cái bàn nhỏ gần bờ sông. Xa xa phía bên kia là làng Phương
Hòa thật dễ thương ẩn mình dưới những vườn cây. Nhìn mấy bờ đê bên bìa làng,
tôi nhớ tới cái chết của người phi công anh hùng Phạm văn Thặng. Tôi đã chứng
kiến phi vụ thật can trường này. Anh là trưởng phi tuần gồm hai chiến đấu cơ
AD6 , đánh bom vào một mục tiêu có nhiều ổ súng phòng không của địch. Anh lao
phi cơ xuống thật thấp bắn chính xác, tiêu hủy mục tiêu, tạo một đám cháy và
nhiều tiếng nổ phụ, rồi bay lên từ trong đám lửa ấy. Đang trên đường bay về,
anh phát hiện có nhiều đạn phòng không bắn lên từ một khu vưc khác. Anh quay trở
lại, lao phi cơ xuống trút hết những quả bom còn lại, rồi bay vút lên không
trung. Đúng lúc ấy, máy bay anh bị trúng đạn. Cánh bên phải phát hỏa. Anh phi
tuần phó bay kèm theo, bảo vệ và hối thúc anh nhảy dù ra. Bộ binh chúng tôi
cũng sẵn sàng tiếp cứu. Nhưng anh từ chối, bảo là nếu anh nhảy dù ra, phi cơ sẽ
rớt xuống khu dân cư trong thành phố. Anh cố gắng bay qua bên kia bờ sông, đáp
khẩn cấp (crash) xuống khu ruộng trống phía dưới. Anh điều khiển thật tài tình,
nhưng vì phi cơ đã hư hỏng, không còn theo ý muốn, đâm vào một bờ đê và phát nổ.
Anh Phạm văn Thặng đã anh dũng hy sinh. Điều cảm động hơn, khi người đại diện của
Sư Đoàn đến nhà anh để chia buồn cùng gia đình và đưa anh đến nơi an nghỉ cuối
cùng, đã kể lại cảnh nghèo nàn của gia đình anh, một trung tá phi công của
QLVNCH. – Mấy ông anh từ xa tới. Chắc tính làm ăn gì chứ cái thành phố này thì có cái
gì mà tham quan. Phải không? Câu hỏi của chị chủ quán làm tôi giật mình. Mấy anh em khác im lặng, nhìn tôi
như thầm nhắc cho tôi cái nhiệm vụ trả lời. - Không, bọn tôi tìm thăm người quen, nhưng không gặp. - Ở khu vực nào, có nhớ địa chỉ không ? Tôi sẽ tìm giúp các anh. Tôi là dân ở
đây mà. Tôi mỉm cười : – Cám ơn chị. Ở trong nghĩa trang thành phố, nhưng đã bị dọn đi nơi khác rồi,
biết đâu mà tìm. Chị chủ quán khựng lại chưa kịp để thức ăn xuống bàn, nhìn tôi ngạc nhiên : - Sao lại phải ở trong nghĩa trang ? - Vì họ đã chết rồi. Chết từ năm 1972 lận. Tôi buồn bã trả lời . - Vậy chắc các anh đây là lính Cộng hòa mình ? thuộc đơn vị nào ? Nghe mấy chữ “lính Cộng hòa mình” tự dưng tôi cảm thấy gần gũi với người đàn bà
xa lạ này. Tôi thân thiện : - Anh em bọn tôi thuộc sư đoàn 23, trung đoàn 44 chị ạ. - À, vậy có anh nào ở đại đội trinh sát ? - Không, bọn tôi ở trung đoàn và tiểu đoàn . Một người trong chúng tôi trả lời. Sau một khắc yên lặng, chị lên tiếng: – Em có mấy người bạn ở trinh sát. Lúc trước cũng nằm trong nghĩa trang thành
phố, nhưng khi có lệnh giải tỏa, em đã chuyển các anh ấy lên cây số 9 rồi. Chị
chủ quán tỏ ra thân thiện và thay đổi cách xưng hô.
Chúng tôi vừa bất ngờ vùa xúc động. Sau khi dọn bàn xong, mang nước trà ra mời
chúng tôi, chị kéo ghế ngồi xuống rồi tâm sự. Thì ra chị là bạn gái của anh Bình, trung sĩ Bình, ở đại đội trinh sát của đại
úy Minh, sau này là đại úy Mạnh. Anh tử trận hồi mùa hè 1972.. Ngày đó chị còn
đang đi học, nhưng chiến tranh ác liệt quá, trường phải tạm đóng cửa. Chị ở nhà
phụ bán cà phê cùng với người chị ruột. Bà chị này quen khá thân với Mạnh. Khi ấy
Mạnh còn là trung úy đại đội phó. Anh Bình thường theo Mạnh tới đây, rồi dần dà
quen nhau. Từ khi Bình chết, chị thường đến thắp hương và chăm sóc mộ phần Bình
và những đồng đội của anh nằm trong nghĩa trang thành phố. Năm 1978, chính quyền Cộng sản ra lệnh giải tỏa nghĩa trang, chị chạy khắp nơi
kêu gọi bà con cùng góp tiền góp sức với chị, nhưng cũng chỉ kịp cải táng hơn
20 ngôi mộ của những anh em Trinh Sát về địa điểm mới. Hầu hết mồ mả của những
anh em chiến sĩ còn lại, đã bị san bằng. Chúng tôi cảm động. Không ngờ trong thời
buổi nhá nhem tình nghĩa, có lắm kẻ sớm vong ơn, phản suy phù thịnh, vẫn còn có
nhiều người Kontum nặng tình với lính. Theo yêu cầu của bọn tôi, chị cùng chúng tôi đi thăm mộ anh Bình và các anh em
trinh sát. Hơn hai mươi ngôi mộ được xây bằng đá đơn giản, nằm bên nhau ở khu
phía đông nghĩa trang. Điều đặc biệt trên các tấm bia, trước mỗi cái tên đều có
kẻ hai chữ TS. Chúng tôi thắp hương cho từng ngôi mộ xong, quay lại thì thấy chị
đang ngồi sụt sùi trước mộ anh Bình. Khi thấy bọn tôi, chị lau nước mắt đứng dậy
và nói một mình: – Thật tội nghiệp, anh ấy hy sinh khi tìm cách chui qua hàng rào để bắn hạ chiếc
xe tăng của VC vừa đột nhập vào chiếm bệnh viện.
Tôi nhớ lại trận chiến ác liệt này. Khi VC mở đợt tấn công thứ nhì vào thành phố
Kontum nhằm rửa hận lần thảm bại ở tuyến tây bắc: Hơn một trung đoàn bộ và
nguyên một tiểu đoàn xe tăng của sư đoàn 320 bị chúng tôi xóa sổ. Lần này chúng
dùng mấy chiếc M113 đã cướp được của Sư Đoàn 22 BB từ khi Tân Cảnh thất thủ, dẫn
đầu một đơn vị gồm những chiến xa T54 + T59 có bộ binh yểm trợ, nhằm lừa phi cơ
quan sát của ta, xâm nhập vào bệnh viện dã chiến, nằm cạnh thành DakPha, cách
vòng đai phi trường chừng 800 mét, với thủ đoạn lợi dụng vào những thường dân
và binh lính bị thương nằm trong bệnh viện, để uy hiếp lực lượng của ta. Tiểu
Đoàn 4/44 do Thiếu Tá Võ Anh Tài chỉ huy đã đánh một trận chiến vô cùng gay go
ác liệt với một lực lượng địch đông gấp ba lần, dùng chiến xa T54 làm nổ lực
chính. Xe tăng địch nép theo những vách nhà bệnh viện. Muốn diệt chúng phải tiếp
cận để có thể dùng những khẩu M72 hiệu quả, anh Tài cùng toán quân báo đã dẫn đầu
đơn vị, tìm cách chui qua hàng rào bệnh viện, và anh đã hy sinh bởi bị chính
mìn của ta phát nổ.
Người anh cả của Tiểu Đoàn, một sĩ quan xuất thân từ khóa 16 VBĐL lừng danh, đã nằm xuống dọn đường cho đơn vị mình cứu nguy bệnh viện, nơi có đồng bào và cả đồng đội của anh bị địch quân dùng làm bàn đạp trong ý đồ bất nhân của chúng. Đại Đội Trinh Sát đang bảo vệ Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn được điều động tiếp ứng, đột nhập đánh vào sườn địch. Trinh Sát 44, một đại đội với bao chiến công hiển hách từ thời đại úy Trần Công Lâm, Phan công Minh và sau này là Đoàn quang Mạnh, đã đánh một trận thật tuyệt vời, bắn cháy nhiều chiến xa địch, đuổi đám tàn quân Cộng sản chạy thoát thân ra khỏi bệnh viện và giữ vững một lần nữa vòng đai thành phố. Đại đội Trinh sát này dưới sự chỉ huy tài ba và gan dạ của trung úy Phan Công Minh, đã từng đánh một trận thần tốc, chỉ bằng lựu đạn và cận chiến, giải cứu cho một Tiểu Đoàn BĐQ /BP bị vây trên đỉnh núi Chu Pao. Minh bị thương nhưng vẫn tiếp tục điều quân, vừa phá vòng vây cứu nguy cho đơn vị bạn, vừa diệt những cái chốt cuối cùng, khai thông QL14, để lực lượng chiến xa của Lữ Đoàn II KB lên tăng cường cho mặt trận và hộ tống đoàn xe tiếp tế, lần đầu đến Kontum kể từ khi cuộc chiến khởi đầu. Tướng Trần văn Hai, nguyên Chỉ huy trưởng BĐQ, lúc ấy là TLP/ QĐII đã cùng đại tá TMT/QĐ Lê Khắc Lý, đến QTV Pleiku ôm lấy người đại đội trưởng trẻ tuổi tài ba gan dạ Phan Công Minh ngay khi vừa mới được tản thương về, và gắn lon đại úy cùng anh dũng bội tinh với nhành dương liễu cho Minh tại đây. Lúc ấy Minh vừa tròn 25 tuổi. - Đại úy Mạnh bây giờ ở đâu, các anh có gặp anh ấy không ? Câu hỏi của chị đã cắt mất dòng hồi tưởng của tôi. Tôi lên tiếng trả lời chị : - Anh Mạnh đã chết trong tù cải tạo từ năm 1978 chị ạ. Im lặng một lúc, tôi lại nghe tiếng chị khóc . – Chị Hà em, bạn gái của anh Mạnh lúc xưa cũng bị chết năm 75 khi VC vào chiếm
Kontum. Mộ chị nằm ở ngay phía trước đây.
Vừa nói, chị vừa dẫn chúng tôi đến đó. Nhìn bức ảnh trên mộ bia tôi mang máng
nhớ lại người con gái tên Hà ở một quán cà phê nhỏ nằm trong vườn cây sau nhà,
hơn ba mươi năm về trước. Nghĩa địa mới này nằm không xa làng Trung Nghĩa. Tôi rủ chị cùng với chúng tôi
ghé lại lại thăm làng và khu nhà thờ. Nơi mà ngày xưa ông cha chánh xứ đã cùng
chúng tôi chiến đấu bảo vệ những giáo dân ngoan đạo . Nghe nói ngài đã bị tra tấn
đến chết trong trại tù cải tạo . Ra khỏi nghĩa trang, nhìn về phía bắc, rừng núi ngày xưa, dù không tránh được dấu
vết của đạn bom, nhưng vẫn còn xanh tốt, giờ sao lại xơ xác điêu tàn. Tôi hỏi
chị bạn gái anh Bình, nghe tiếng chị thở dài : - Tham nhũng bây giờ còn tàn phá nhiều hơn cả chiến tranh ngày trước .
Tôi nhớ lại những vụ án ở đây, có liên quan đến nhiều ông lớn. Mới đây bà Thao
Y Bình, Bí Thư Tỉnh Đoàn Kon Tum đã ăn cướp đến gần 140 tỷ đồng của dân nghèo,
và ông Trần văn Thiện, chủ tịch huyện Đăk Glei đã thông đồng bán bao nhiêu gỗ
quý. Trên đường vào làng Trung Nghĩa, tôi hồi tưởng tới trận chiến trên tuyến Tây Bắc
Kontum. Nơi đơn vị tôi đã thắng một trận thật lẫy lừng, làm tiêu hao cả sư đoàn
320 mà địch quân thường hãnh diện là Sư Đoàn Thép, mở đầu cho bao nhiêu chiến
thắng sau đó để Kontum, Tây Nguyên không lọt vào tay giặc.
Đúng vào sáng 30 tết năm 1972, khi chuẩn bị buổi tiệc tất niên cho các đơn vị tại
hậu cứ Sông Mao sau một năm đối mặt với chiến trường, Trung Đoàn 44 chúng tôi
nhận khẩu lệnh của Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh QĐ II, di chuyển khẩn cấp lên An Khê
để thay thế vị trí Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ vừa rút quân về nước. Vừa đến An
Khê vào chiều mồng một tết, chúng tôi đã cùng với Thiết Đoàn 3 KB tham chiến,
giải toả áp lực địch đang bao vây một số căn cứ phòng thủ của các đơn vị thuộc
Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn dọc theo đèo An Khê nằm trên QL 19. Tình hình tương đối
yên tĩnh, các căn cứ Đại Hàn được giải toả, QL 19 đã khai thông, chúng tôi vừa
đảm trách giữ an ninh cho QL19 từ Pleiku đến Bình Khê, vừa thiết lâp lại các
căn cứ pháo binh, phòng thủ. An Khê là một địa danh làm người ta nhớ tới hai đoạn
đèo Mang Yang và An Khê cùng những khúc quanh “tử thần”, mà ngày xưa cả một tiểu
đoàn thiện chiến của đội quân viễn chinh Pháp bị lọt vào ổ phục kích, để gần
như phải xóa sổ.
Ngày 24/4/72, Tân Cảnh thất thủ khi BTL Tiền Phương của SĐ22 bị tràn ngập. Đại
tá Lê Đức Đạt, vị tư lệnh không được sự ủng hộ của tay phù thủy John Paul Vann,
cố vấn Mỹ QĐII QK2, đã từ chối lời mời lên máy bay của người cố vấn SĐ khi
phòng tuyến bị chọc thủng bởi nhiều chiến xa T54 của địch. Ông ở lại chiến đấu
và vùi thây nơi chiến địa. Căn cứ Tân Cảnh thất thủ, quận Dakto mất, một BTL/Sư
Đoàn bị rơi vào tay giặc mà không hề có bất cứ sự yểm trợ nào của lực lượng đồng
minh, cùng cái chết của vị tư lệnh liêm sỉ, khí phách hào hùng thời ấy đã là một
trang chiến sử nói lên cái bi phẫn của QLVNCH, báo trước sự bỏ rơi của người bạn
đồng minh Mỹ, đã từng cam kết bảo vệ miền Nam, tiền đồn của Thế Giới Tự Do. Căn cứ địa đầu thất thủ, kéo theo sự xáo trộn của một Sư Đoàn bao nhiêu năm trấn
thủ tam biên, tạo thuận lợi để địch quân tràn xuống uy hiếp Kontum.
Trung Đoàn 44 nhận lệnh di chuyển khẩn cấp lên phi trường Pleiku để được không
vận lên Kontum. Lúc này thành phố Kontum đang bất ổn, VC đã có mặt một số nơi
trong thành phố và pháo kích thường xuyên vào phi trường, một vài phi cơ bị
trúng đạn phải nằm ụ tại chỗ. Chúng tôi được lần lượt không vận vào ban đêm bằng
C 130. Khi sắp vào không phận, máy bay tắt hết đèn. Phi cơ không đáp mà chỉ bay
rà qua phi đạo để chúng tôi nhảy xuống từ cửa phía sau. Tiểu Đoàn 1 và 2/44 đựơc chở thẳng tới phòng tuyến tây bắc, thay thế cho một
liên đoàn BĐQ vừa bị tiêu hao quân số. Hai vị tiểu đoàn trưởng lại là hai người
bạn cùng tốt ngiệp khóa 19 VBĐL thao lược, can trường: Đại úy Đặng Trung Đức và
Nguyễn Xuân Phán. Ngay sau khi nhận khu vực trách nhiệm, từ vị tiểu đoàn trưởng
đến binh sĩ cùng nhau lập phòng tuyền chiến đấu, đặc biệt là đào những hầm hố
chống chiến xa phía trước.
Vào khoảng 5 giờ sáng, ánh trăng hạ tuần còn mờ ảo dưới màn sương, các toán tiền
đồn phát hiện có nhiều chiến xa địch đang tiến về hướng nam. Các đơn vị được lệnh
xuống giao thông hào, và dỡ bỏ tất cả các lều poncho để tránh sự phát hiện của
địch. Trên hệ thống vô tuyến, tất cả báo cáo đã sẵn sàng. Địch quân tập trung
đánh vào phòng tuyến TĐ 2 của Đại úy Nguyễn Xuân Phán. Chúng không ngờ có một
đơn vị thiện chiến mới toanh vừa mới có mặt trên chiến trường này, nên sau một
lọat tiền pháo, chúng xua những chiếc T54 dàn hàng ngang, lực lượng bộ binh ồ ạt
theo sau. Mặc dù đây là lần đầu tiên trực chiến với xe tăng địch nhưng không hề
nao núng, mặc cho những xích sắt tha hồ rú gào đe dọa, Đại úy Phán bình tĩnh vừa
gọi pháo binh tác xạ ngăn chặn, phân tán và tiêu diệt bộ binh địch, vừa ra lệnh
cho đơn vị chỉ khai hỏa khi những chiếc T54 tới gần trước mặt, trong tầm bắn
chính xác hữu hiệu của những khẩu M72, loại vũ khí chống tăng duy nhất mà đơn vị
được cấp, và một số B40, B41 của địch thu được từ chiến trường An Khê. Đó là một
quyết định táo bạo và sáng suốt. Chiếc T 54 đầu tiên bị bắn hạ do chính anh Tiểu
Đoàn Phó, đại úy Nguyễn văn Hướng. Ngay sau đó, hàng loạt xe tăng địch bị bắn
cháy. Cả một tiểu đoàn ồ ạt hô xung phong. Cộng quân bị đánh bất ngờ, khiếp sợ,
quay đầu chạy. Một chiếc T 54 ủi thẳng vào hầm BCH/TĐ, bị ta bắt sống cả xe lẫn
địch, trong đó có tên đại đội trưởng. Tiểu Đoàn 1/44 của Đại úy Đức trở thành lực
lượng ngăn chặn hữu hiệu, đánh bất ngờ bên hông địch, đám tàn quân chỉ còn kịp
buông súng đầu hàng. Chiến thắng ấy tất nhiên là công trạng của tất cả mọi người,
nhưng sẽ là thiếu sót lớn lao, nếu không nhắc tới thiếu tá Ngô văn Xuân, vị
trung đoàn phó tốt nghiệp khóa 17 VBĐL hiền lành mà tài năng đảm lược. Lúc nào
tiếng nói thật bình tĩnh, trấn an, dặn dò, đốc thúc của Bá Hòa (danh hiệu của
anh) cũng vang trên hệ thống vô tuyến làm nức lòng chiến sĩ. Ngay sáng hôm ấy,
khi khói lửa chưa tan, Thiếu Tướng Nguyễn văn Toàn vừa nhận chức vụ Tư lệnh
QĐII thay thế Tướng Ngô Dzu, bay lên thị sát mặt trận. Ông vẫn đội bê rê đen, đứng
trên xe M113 và đi bộ ngay trên phòng tuyến, bắt tay từng anh em binh sĩ, vui mừng
với chiến tích đầu tiên của ông và gắn lon thăng cấp cho vị trung đoàn trưởng.
Người ta đã nói nhiều về cá nhân ông, nhưng ít ai biết được ông là một dũng tướng
ngoài chiến trường.
Chiến công hiển
hách này đã mở đầu cho hàng loạt chiến thắng khác của tất cả những đơn vị tham
chiến để bảo vệ Kontum và giữ vững vùng địa đầu Tây Nguyên trong suốt Mùa Hè Đỏ
Lửa 1972. Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu lên thăm Kontum, mừng chiến thắng. Khi trực thăng
ông đáp xuống căn cứ B 12, bản doanh của BTL/SĐ23BB, đạn pháo của VC thi nhau
rót xuống , nhưng vị Tổng Tư lệnh đã xua tay từ chối nhận chiếc áo giáp từ vị đại
tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Ít nhất ông cũng đã chứng tỏ được cái uy dũng của một
người xuất thân từ lính. Nhân dịp này Tổng Thống đã gắn lon Tướng cho đại tá Lý
Tòng Bá, Tư lệnh Sư Đoàn. Các anh Tiểu Đoàn Trưởng đều được vinh thăng một cấp.
Riêng vị trung đoàn phó thầm lặng Ngô văn Xuân được thăng cấp bằng một quyết định
riêng sau đó. Anh đựơc điều về làm Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn và sau này là một
trong những vị trung đoàn trưởng thao lược của QLVNCH. Trung Nghĩa bây giờ chẳng còn môt chút gì dấu tích chiến tranh, nhưng nhìn ở đâu tôi cũng thấy bóng dáng anh em đồng đội cũ, những người bạn trẻ tuổi can trường của chúng tôi ngày trước. Đặng Trung Đức đã hy sinh vào mùa hè 1973 khi vừa được trực thăng vận xuống phía bắc căn cứ Non Nước. Tên anh được đặt cho bản doanh BTL/SĐ. Vợ con anh đã sang Pháp, nhưng chị Đức đã mất từ năm 1982, hai đứa con nhỏ phải nhờ ông bà ngoại nuôi nấng. Bà mẹ già góa bụa, mà Đức là con một, cũng đau buồn mà đi theo Đức chưa đầy một năm sau ngày Đúc hy sinh. Trần Công Lâm, người bạn cùng khóa thân thiết nhất của tôi – người sĩ quan chưa hề biết mùi chiến bại, đi hành quân mà chưa gặp địch là không chịu quay về -, trước khi nắm Tiểu Đoàn 3/44, đã từng là một đại đội trưởng Trinh Sát lừng danh với bao chiến công hiển hách, vang dội khắp Quân Đoàn, cũng đã nằm xuống cuối năm 1973 trên đỉnh Ngok Wang đèo heo gió hú. Nguyễn xuân Phán sau những năm tháng tù đày, hiện lưu lạc ở một thị trấn nhỏ thuộc tiểu bang Washington bên Mỹ và vẫn hăng say trong các tổ chức xã hội, cộng đồng. Thỉnh thoảng anh xuống San Jose gặp gỡ bù khú với anh em, vẫn cạn ly một trăm phần trăm, dễ thương, vui vẻ như ngày nào. Anh bảo chỉ có những lúc vui với anh em và say mèm mới có thể quên được nỗi đau . Phan Công Minh thì đang sống âm thầm ở một thành phố biển ngoại ô New York. Hơn 10 năm đi cày 2, 3 “job”, để đủ lo cho các con ăn học, thời gian còn lại chỉ đủ để uống rượu tiêu sầu. Bây giờ tương đối rảnh rang, truyền nghề đánh giặc lại cho thằng con trai lớn vừa tình nguyện vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đang hành quân trên chiến trường Iraq. Riêng anh Ngô văn Xuân, mòn mỏi, bệnh hoạn sau hơn 13 năm tù. Nhưng dường như những vết thương chiến trường, tù ngục còn trên thân xác không làm cho anh đau đớn bằng vết thương trong lòng. Nỗi đau của một người đã hiến đời cho binh nghiệp mà giữa đường phải đành vất cung bẻ kiếm. Bây giờ anh sống lặng lẽ ở một nơi gần thành phố San Jose, làm thơ Hoa Tâm, nghiên cứu về Thiền và Phật học. Còn lại, những đồng đội khác, hoặc đang sống lê lết khốn cùng ở đâu đó bên quê nhà với thương tích trên người, hoặc lưu lạc muôn phương, một số đã hy sinh, xác thân nằm ở một nơi nào đó, giữa núi rừng Kontum này, hay hoang lạnh trong các nghĩa trang, đã dời đi hoặc bị san bằng, nhưng có lẽ hồn thiêng vẫn còn phảng phất đâu đây. Tôi đốt hết bó nhang còn lại chia cho anh em. Chị bạn gái của anh Bình cũng xin được chia phần. Chúng tôi đứng nghiêm khấn vái bốn phương trời. Cầu nguyện hồn thiêng của những đồng đội cũ được sớm siêu thoát trên chốn vĩnh hằng, và xin tất cả tha lỗi cho chúng tôi, những người còn sống nhưng đã không trả được – dù chỉ một phần nhỏ nào – món nợ máu xương cho họ. Suốt đêm hôm ấy không ngủ được, chúng tôi nằm kể lại bao nhiêu chuyện vui buồn trên chiến trường xưa, nhắc lại từng tên từng khuôn mặt bạn bè. Chúng tôi cũng tranh luận thật nhiều về cuộc chiến đã qua và những cái chết của đồng đội mà thấy lòng nặng trĩu những đau buồn với bao điều tức tưởi. Sáng hôm sau, chị chủ quán, bạn gái anh Bình, mời chúng tôi ăn sáng rồi tiễn chúng tôi ra đầu cầu Dakbla. Chị đứng yên lặng không nói một lời gì. Nhìn những giọt nước mắt chảy dài trên má chị, trong lòng chúng tôi có lẽ ai nấy cũng đang giữ riêng một nỗi ngậm ngùi. Nhìn dòng sông Dakbla chảy ngược qua cầu, tôi có cảm giác như lòng mình cũng đang chảy ngươc về những nơi nào đó, những chiến trường xưa, mà mãi mãi vẫncòn in bóng dáng hào hùng của bao nhiêu bè bạn, anh em những người đồng đội cũ. Tất cả đã từng có một thời sống rất đáng sống.
phạmtínanninh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 08/Oct/2024 lúc 9:18am |
Bên Bờ Sinh Tử**Trần Đình Lộc và Vĩnh Chánh. 2017 Anh và tôi thân quen từ thuở còn sinh viên. Anh nhỏ hơn tôi chừng 3 tuổi, và theo học ngành sư phạm. Người anh đầu, Trần Đình Ái, và chị kế của anh, Trần Thị Bích Thụy, là những đồng môn gần gũi của tôi trong trường YK Huế. Anh luôn có mặt trong những lần du ngoạn vào cuối tuần, xa thành phố, với nhóm bạn YK chúng tôi, gồm cả trai lẫn gái cùng lứa tuổi thanh xuân, thân ái và vui đùa dưới vòm trời tự do. Lần đi chơi ngoạn mục nhất là chuyến anh dẫn đầu nhóm 6 bạn YK của tôi kéo nhau bay đến Đà Lạt 1 tuần. Bảy chúng tôi ở miễn phí trong khách sạn Palace sang trọng, vì ông quản lý khách sạn vốn là một đàn em trước đây của ba anh. Nhóm chúng tôi được tiếp đãi đàng hoàng như những khách quý khác. Không đủ tiền chơi sang, nhưng lại muốn giữ thể diện cho bạn mình, nên chúng tôi tuần tự thay phiên nhau, từng cặp một, vào ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn, với anh và một người trong nhóm. Chút tiền còn lại dẫn nhau đi ăn những nơi rẻ tiền nhất ở Đà Lạt, như ăn bánh xèo ở chợ Hòa Bình, theo kiểu Phở Cao Vân Saigon lấy công làm lời - mua ăn 1 cái bánh xèo nhưng xin thêm nhiều rau sống và sà lách cho đủ no - mua bánh mì nóng ăn với fromage và paté hộp, đi cà phê Tùng, nghe nhạc…cho đến tối mịt mới rón rén về phòng khách sạn ngủ chung, trong 1 phòng lớn có 2 giường, 6 đứa chia nhau 2 giường lớn, một đứa nằm ở sofa. Vì sợ hết nước nóng, nên một nửa tắm ban đêm, nửa kia tắm buổi sáng. Khoảng năm 1972, bạn tôi tốt nghiệp đại học Sư Phạm, vào Hội An dạy ở trường Trần Quý Cáp. Trong cùng thời gian, tôi miệt mài ở luôn trong bệnh viện, nên chúng tôi mất dần liên lạc. Mùa Hè Đỏ Lửa qua, rồi tôi tốt nghiệp YK, trưng tập vào Quân Y Nhảy Dù, biến cố tháng 4, 75, tù cải tạo, vượt biên, định cư, cuộc sống mới. Tưởng như không bao giờ gặp lại nhau, thế nhưng tôi nghe tin anh được chị anh, là Bs. Trần T. Bích Thụy, bảo lãnh qua Montreal trong giữa thập niên 80. Từ đó, tôi gặp anh được 5 lần. Lần đầu tiên khi anh đến thăm một loạt bạn bè của anh, trong đó có tôi, tại Nam Cali; 4 lần còn tại Montreal khi vợ chồng chúng tôi đến du lịch xứ lạnh tình nồng. Thật xúc động khi chúng tôi gặp lại nhau, nhất là sau khi anh may mắn sống sót qua một cơn mổ não vì đột quỵ vào giữa năm 2010 - mà anh rất may mắn được cứu sống khi một vị giáo sư YK danh tiếng từ Pháp mới đến Montreal đã mổ não anh bằng thủ thuật mới cerebrovascular surgery, rồi tiếp liền sau đó là cuộc giải phẫu động mạch tim bị nghẽn. Nghe kể, khi anh mở mắt sau cuộc giải phẫu thành công, câu đầu tiên anh nói với chị của anh là “Je veux vivre” – Em muốn sống – **Ngồi. Từ trái qua phải: Trần Đình Lộc và V.
Chánh
**Đứng. Từ trái qua phải: chị Lộc, chị Bích Thụy, Minh Châu Lần cuối chúng tôi gặp anh vào tháng 9, 2017, tại nhà con trai duy nhất của anh chị, bấy giờ tốt nghiệp bác sĩ và hành nghề Y Khoa Cấp Cứu khá xa Montreal. Đường vào thị xã nhà anh chị rất thơ mộng và êm đềm, có nhiều cánh đồng trồng toàn cây apple và một dòng sông nhỏ chạy dọc bên cạnh con đường làng – như con sông An Cựu của Huế, nhưng nước trong và sạch hơn. Anh chị chào đón chúng tôi với nhiều tình cảm và gắn bó. Anh lấy ra 1 bao thuốc giấu kín trong ngăn đá tủ lạnh, kéo tôi ra ngồi sân sau, vừa hút thuốc vừa kể bao kỷ niệm xưa cũ, vừa ngắm các cụm rừng phong xanh tươi xung quanh nhà. Chúng tôi đắc chí cười vang khi nhắc đến chuyến du lịch Đà Lạt và khách sạn Palace thuở sinh viên bụi đời. Qua câu chuyện từ bạn bè và do anh kể, tôi được biết trong năm 1977, anh bị công an đến tận trường học còng tay, sau đó anh bi kết án, và ở tù chính trị trong vùng núi gần Đà nẵng. Anh bị chính quyền CS tình nghi chống chế độ trong một phong trào “phản động” mà người cầm đầu là giáo sư Nguyễn Nhuận của phân khoa Khoa Học tại Đại Học Huế. Về sau, GS. Nguyễn Nhuận bị tuyên án tử hình và bị xử bắn tại sân Vận Động Huế. Trong tù, một bác sĩ quân y đàn anh của trường YK Huế khuyến dụ anh giả làm điên. Thật là quá tài tình khi anh đóng giả vai điên rất khéo cho đến nổi Mẹ anh vào thăm anh, các bạn tù sinh hoạt hàng ngày với anh và ngay cả công an trại tù, đều nghĩ anh bị điên thật. Nên thay vì bị tù chung thân, năm 1984 anh được thả về dưới sự quản lý chặt chẽ của công an địa phương. Anh lại may mắn được một bác sĩ dân sự, tốt nghiệp cùng lớp với chị của anh và với tôi, ký cho anh 1 giấy chứng nhận anh bị bệnh tâm thần nặng. Với tờ giấy đó, vợ anh đem anh vào Saigon, như để tìm cách chữa trị bệnh cho chồng, và cuối cùng vợ chồng anh cùng đứa con trai liều mạng vượt biên, may mắn thành công, đến Montreal vào năm 1986. **Hình 2 chị em chụp với nhau trong ngày trình Luận Án của Bs. Trần Thị Bích Thụy Bạn tôi có giấy tờ chính thức cho phép cá nhân anh được an tử trong cái chết được trợ tử bởi các nhân viên y tế, sau khi hội đồng y khoa họp giám định nhiều lần trước khi đưa đến quyết định tối hậu, cực đoan này. Anh làm đơn xin được an tử, ngay sau khi anh phát hiện mình bị ung thư ruột già vào cuối năm 2021, trước cả dự định giải phẫu, hóa trị / xạ trị. Có nghĩa là ung thư đó chưa hẳn ở giai đoạn cuối, cũng chưa đem đến những cái đau thể xác ghê gớm. Nhưng theo tầm hiểu của tôi, ung thư chỉ là một cái cớ, một lý do ẩn ở đằng sau một suy sụp tinh thần nặng nề, một nỗi trầm cảm triền miên trong những năm gần cuối đời; anh càng co rúm và tự nhốt mình trong cô đơn, với nhận thức mình như con nợ vì bản thân mình chả đóng góp được gì cho xã hội. Có phải anh không còn thiết tha với những những đam mê từng có; những khát vọng và hoài bão cũng dần biến mất theo với tuổi xế chiều?! Có phải đời anh dần trở thành vô vị khi không tìm thấy lạc thú trong cuộc sống, là kết quả tiềm tàng từ những năm sống nhẫn nhục trong nhà tù nhỏ và nhà tù lớn tại quê hương?! Có phải chấn thương không chảy máu đã làm anh tê liệt?! Phải chăng hiện tượng giả điên trong suốt thời gian 6-7 năm tù đã là mầm bệnh gây ảnh hưởng nặng nề trên tâm lý anh, dù anh đã đến được một chân trời mới, rộng lượng đầy tình người, và có gia đình êm ấm, có con thành đạt và 3 cháu nội? Phải chăng anh sợ hãi đối diện với cuộc sống mới?! Nhìn đâu cũng thấy khung cửa hẹp đen tối, có cựa quậy gì rồi cũng thế thôi?! Nên từ đó anh mang cảm giác luôn ở bên lề cuộc sống! Tất cả đã đưa đẩy anh dứt khoát phải chấm dứt mạng sống của mình khi mình vẫn còn đầy đủ lý trí và sáng suốt để tự quyết định. Với cá tính bất khuất, nay lại bị đe dọa trực tiếp bởi căn bệnh nan y, anh không tìm cách trốn chạy mà can cường trực diện chọn cái chết cho bản thân. Kéo dài sự sống thêm ngày nào, với anh, cũng chỉ đưa anh vào bóng tối của vô vọng không lối thoát. Bài viết này không có tham vọng luận bàn về giáo điều thần học của An Tử hay Trợ Tử, vì vấn đề này còn là đề tài gây tranh cãi trong nhiều quốc gia và cộng đồng tôn giáo. Bài viết này chỉ tập trung vào những trường hợp cá biệt của An Tử hay Trợ Tử. Trước tiên ta nên tìm hiểu thế nào là An Tử và Trợ Tử. Dựa trên Từ Điển Việt Ngữ Phổ Thông của nhị vị Bs. Lê Văn Thu và Ds.Nguyễn Hiền, An bao gồm những nghĩa như sau: yên bình, yên ổn, bình an, an lành, an lạc, an thân, an tĩnh (yên ổn và bình lặng), an toàn, an ủi, an thần, an bài (sắp xếp trước đâu vào đó), thoải mái, an nhàn (nhàn nhã thoải mái), an lạc (hạnh phúc), an lòng (không lo lắng), an nghỉ/an giấc (ngủ yên ngàn thu), an táng, an phận (bằng lòng), an tọa ( ngồi yên một chỗ), an ủi (làm dịu nỗi buồn). Trợ có những nghĩa sau đây: giúp đỡ, tiếp tay, phụ giúp, trợ lực, trợ lý, trợ y, trợ tá. Và trở tử = giúp cho người không muốn sống nữa (vì bệnh nan y, bệnh gây đau đớn mà không thể cứu chữa được) được chết một cách thoải mái và trang trọng qua thỏa thuận. Trong tháng 6, 2024, một cặp vợ chồng sống tại Hòa Lan được chuẩn cho An Tử một lúc với nhau. Ông Jan, 70 tuổi và vợ, bà Els, 71 tuổi, từng quen nhau từ thuở tiểu học, và sống hạnh phúc trong gần 50 năm. Nhưng những năm sau này, bà bị bệnh Alzheimer càng lúc càng lú lẫn, còn ông bị đau cột sống càng ngày càng đau đớn dù đã trải qua giải phẫu, không thể chăm sóc cho vợ mình. Trước viễn tượng không thể kéo dài cuộc sống không còn phẩm chất mà y khoa cũng bó tay, ông Jan tuyên bố “để chống đau, tôi cần uống rất nhiều thuốc, và điều này khiến tôi sống như một xác ma. Vì vậy, với cái đau của tôi, với căn bệnh của Els, tôi nghĩ chúng tôi nên chấm dứt”. Chấm dứt trong câu nói của ông Jan có nghĩa là chấm dứt sự sống – là chọn cái chết với nhau. Ông bà Jan và Els xin cho được An Tử. Và họ được An Tử bên cạnh nhau, trong cùng một nơi, cùng một ngày và cùng một lúc. Cũng tại Hòa Lan, và trong đầu tháng 6, 2024, cô Zoraya Ter Beak, 28 tuổi, quyết định xin được chết một cách hợp pháp và được chấp thuận cho An Tử, vì cô mang chứng bệnh trầm cảm nặng, kèm theo với bệnh tự kỷ và rối loạn nhân cách, mà thuốc men cùng các phương pháp trị liệu tâm lý đã không thể nào chữa lành cho cô. Và gần đây nhất, nam tài tử Alain Delon, một thời nổi tiếng trên màn bạc Pháp và toàn thế giới trong những thập niên 60 và 70 của thiên niên kỷ trước, cũng đã chọn chết An Tử tại Thụy Sĩ, ngày 18 tháng 7, 2024, thọ 88 tuổi, sau khi bị một loạt chứng bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư máu…không thể đảo ngược, phục hồi được. Ông ta từng phát biểu “An Tử có tính cách hợp lý và tự nhiên (?), nhất là khi người ta đạt đến một tuổi nào đó và đang sống trong trạng thái và điều kiện không còn nhân tính, thì An Tử giúp cho họ cái quyền được chấm dứt cuộc sống trong danh dự, thanh thản, bình an”. Thông thường, người ta nghĩ các bác sĩ lo chuyện an tử cho bệnh nhân chỉ là những nhà hoạt động giúp bệnh nhân có cái chết êm dịu. Theo Bs. Hourmann, một bác sĩ trong ngành Giải Phẫu và Cấp Cứu, trong cuộc phỏng vấn của Medscape, nói rằng “thật sự các nhà hoạt động đó là những nhà hoạt động cho sự sống. Trong tình trạng cực đoan, hành động của chúng tôi là hành động của con người, một khi y khoa không còn có thể cung cấp thêm được điều gì, và điều duy nhất còn lại là chấm dứt những đau khổ không cần thiết, và tất nhiên theo lời yêu cầu của bệnh nhân. Trong cuộc sống, tôi đã học được rằng sự đau khổ của con người có giới hạn, và bạn không cần phải là bác sĩ mới hiểu được điều đó. Liệu cái chết êm dịu có thực sự mâu thuẫn với mệnh lệnh y tế là “bảo vệ sự sống” cho đến phút cuối cùng, theo đúng với nguyên lý đạo đức của Lời Thề Hippocrates không?? Bs. Hourmann không tin như vậy. “Lời Thề Hippocrates là một nghĩa vụ luân lý và đạo đức mà bác sĩ phải thực hiện đối với công việc của mình và trách nhiệm về ý nghĩa của việc chăm sóc bệnh nhân. Rõ ràng điều này sẽ thay đổi theo thời gian. Cá nhân tôi suy nghĩ về điều này hằng ngày và tôi luôn tuân theo các nguyên lý của nó. Khi tôi tiến hành chữa trị, tôi luôn nghĩ đến việc làm những gì tốt đẹp nhất cho bệnh nhân. Để cuối cùng, khi tất cả điều trị đều thất bại, nỗ lực tối đa mà tôi nghĩ đến trong những trường hợp cực đoan là cố gắng giúp cho người bệnh chết một cách xứng đáng. Nếu chúng ta cho rằng cái chết êm dịu ngụ ý là một hành động gây tổn hại hoặc có chủ ý gây ra cái chết thì điều hợp lý là sẽ có sự phản kháng trong cộng đồng y tế.” Đồng thời, Bs. Hourmann lưu ý như sau “Trình bày như vậy thì không ai muốn làm cả. Nhưng tôi không thấy như vậy. An tử là một hình thức khác để kết liễu mạng sống của bệnh nhân khi không có giải pháp y tế hay khoa học khả thi nào và có yêu cầu rõ ràng bởi bệnh nhân rằng sự đau khổ cản trở họ tiếp tục sống. Đó là cách tôi hiểu đó là một khái niệm về cuộc sống Và mặc dù có vẻ như chúng trái ngược nhau, cái chết êm dịu và Lời thề Hippocrates luôn song hành với nhau”. Trong “Tự truyện Về Những Giờ Cận Tử” của bác sĩ Võ văn Tùng, vào đầu năm 2015, Bs. Tùng rơi vào hôn mê suốt 5 ngày đêm, và tiếp tục sống kề cận với cái chết trong 17 ngày sau đó. Ông đã diễn tả những điều mắt thấy tai nghe, những cảnh đẹp, những vong hồn bên cạnh những tiếng cầu kinh, những lời nói yêu thương của người thân. Cuối cùng Ông thoát bệnh, xuất viện và bình an về nhà. Vì, Ông viết “Người ta có hai phần là Tâm và Thân. Cái Tâm mới là cái thật của con người. Tâm thì vô hình vô tướng, nhỏ thì không có vật gì nhỏ hơn mà lớn thì cũng không có gì lớn hơn. Thân và Tâm cùng ở với nhau. Niệm còn thì Thân còn. Niệm dừng thì Thân và Tâm lìa nhau để Tâm có cái thân mới. Tâm của tôi luôn luôn ở trong Thân của tôi, chưa bỏ tôi, nên tôi chưa chết”. Có một điều đa số chúng ta, khi còn sống hay khi kề cận cái chết, đều ước mong mình được chết “hiền”, bình an, “thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang. Tôi từng đọc câu “chết không hẳn là đã tắt thở”. Vì đôi khi, chết không chỉ đơn giản là ngưng thở. Nó có thể ám chỉ việc mất đi một phần của bản thân, mất đi hy vọng, niềm tin, hay mất đi mối quan hệ giữa con người và xã hội. Chúng ta đôi khi vẫn sống trong sự tĩnh lặng, nhưng tinh thần và trái tim – vốn là nhựa sống tươi mát, cần thiết – đã lụi tàn. Đến lúc này, “sống đôi khi cũng đồng nghĩa là chết mòn”. Sau đây là danh sách các nước trên trên thế giới đã chấp thuận An Tử: Switzerland, Belgium, Luxembourg, Netherlands, Spain, Austria, New Zealand, Canada, Columbia, và Ecuador. Và tại Hoa Kỳ, các tiểu bang: Oregon, Washington, Hawaii, Montana, California, New Jersey, Vermont, New Mexico, Maine, Colorado, cũng đã có luật chấp nhận An Tử. Vài tháng trước ngày chết, các anh chị em trong gia đình bạn tôi bỏ rất nhiều thì giờ, có người phải bay từ xa đến, để khuyên nhủ, ân cần dịu dàng, ngay cả dùng nước mắt, cố gắng tìm mọi cách để Lộc thôi nghĩ đến An Tử. Nhưng tất cả đều thất bại, kể cả vợ và con trai của Lộc. Nhiều lần, Bs Bích Thụy kêu nói chuyện với tôi trong tiếng khóc nức nở. Nhất là khi nhắc lại lời nói của Lộc năm nào “Je veux vivre” nhưng bây giờ lại đổi thành “Je veux mourir. Ngay cả anh đầu, Bs. Trần Đình Ái, từ Seattle bay sang Montreal, cũng điện thoại khóc với tôi. Thật quá xúc động. Bạn tôi vẫn cương quyết giữa lập trường, còn nói “cấm tất cả mọi người khóc khi Lộc chết. Vì Lộc đã chọn được chết trong sự thoải mái và an lạc”. ** Đứng sau - từ trái qua phải: Bs. Đỗ Doãn Trang, Bs. Lê Quang Tiến Ngồi cạnh giường: vợ chồng Bs. Hoàng Ngọc Vinh Nằm trên giường: Bạn Trần Đình Lộc Tôi được cho biết trước trưa Chủ Nhật, ngày 22 tháng 5, 2022, các bạn học cùng lứa với tôi trong trường Y Khoa, Bs.Hoàng Ngọc Vinh, và Bs. Lê Quang Tiến đến thăm Lộc lần cuối. Vì ngày mai, Lộc sẽ được chính thức ra đi. Tôi cũng facetime nói chuyện với Lộc cùng thời gian. Trước đó, tôi chờ đón để nhìn thấy một thân hình gầy gò, kiệt quệ, nhưng tôi hết sức ngỡ ngàng thấy bạn mình vẫn còn có da thịt, thần sắc bình thản, và có vẻ vui khi trực tiếp facetime với nhau. Vì trước đó, bà xã tôi căn dặn tránh nói chuyện buồn, nên tôi và Lộc nói toàn chuyện xưa, nhắc lại vài mẫu kỷ niệm vui của nhau. Và nhất là để nghe Lộc vẫn kêu tôi là “cụ mi, cụ mi”trong từng câu nói, như trong bao lần trước đây. Trước khi dứt face time và chúc bạn mình thanh thản ra đi ngày mai, tôi cho Lộc biết ngay sau đây tôi sẽ ra phía sau nhà, hút vài điếu thuốc để nhớ đến bạn mình. Thật không ngờ, chỉ sau chừng mươi phút, chị Bích Thụy gởi liền cho tôi tấm hình Lộc ngồi trên xe lăn, đang phì phèo điếu thuốc lá ở viranda trước nhà. Một hình ảnh cuối cùng của bạn mình mà tôi chẳng hề quên. Ngày bạn tôi an tử, thứ Hai, 23 tháng 5, 2022, thời tiết gần cuối Xuân bổng trở lạnh hẳn, mới tuần trước trong vòng 70 độ, mà nay thấp xuống 57 độ, tuy không mưa, nhưng mặt trời hoàn toàn khuất lấp sau mây xám dày đặc, rừng cây bên ngoài thấp thoáng mờ ảo- Mai tôi đi xin đừng nhìn theo - Xin đừng đợi chờ - Đời trăm muôn góc phố - Con đường dài thật dài – Thẳng mãi có bao nhiêu? Thẳng mãi có bao nhiêu? Tôi hình dung trong tờ mờ sáng hôm ấy, chị Lộc đẩy xe lăn đưa chồng đi một đoạn ngắn trên con đường vợ chồng thường dẫn nhau đi dạo – không cần phải nói thêm lời gì với nhau vì im lặng là một chứng thực cho cảm thông trân quý của yêu thương. Tôi cũng hình dung con trai anh Lộc thế mẹ đẩy cha đi thêm một vòng nhỏ, cũng trên con đường ấy; lần này anh Lộc có vài lời căn dặn con trai mình trông nom mẹ, chớ để mẹ buồn tủi, và nhớ giải thích về sau cho 3 con mình khi chúng trong tuổi hiểu biết về lý do vì sao ông nội xin được ra đi sớm. Tôi cũng mường tượng cảnh Lộc ôm hôn các cháu nội, khẻ căn dặn các cháu luôn nghe lời cha mẹ và gắng học giỏi. Trong giờ cuối, anh chị em cùng con cháu trong gia đình xúm xít trong nhà, bên nhau, nhìn nhau, nhìn em/anh của mình mà lòng ứa lệ. Dưới đây là tấm hình Bên Giờ Cận Tử của Lộc với vợ mình, đứng ngay sau lưng chồng, và gia đình anh chị em mình, Bích Thụy, Cẩm và Tuấn, chụp trước khi Lộc bước lên lầu, nhận thủ thuật cho An Tử, trong khi tất cả mọi người niệm Phật ở tầng dưới, và cháu nội của Lộc đàn piano “Ce N’est Qu’un Au revoir”, rồi “Như Một Lời Chia Tay”. Sau đó hoàn toàn im lặng trong cầu nguyện. Khi nghe con trai mình, cũng là 1 bác sĩ, trên lầu bước xuống và nói “Cậu Lộc đi rồi, Mẹ ơi”, chị Bích Thụy xỉu tại chỗ. Trước đây Lộc cấm không ai được khóc, nhưng nay ai cũng ôm nhau khóc nức nở. Xác của Lộc được hỏa thiêu 2 ngày sau đó. Một tuần sau, tro được đem rải trên dòng sông Saint Laurent, theo đúng nguyện ước của người chết: không linh vị thờ cúng, nếu nhớ Lộc hãy nhìn lên trời xanh mây trắng là có Lộc trong đó. Tuy không cổ vũ, nhưng cá nhân tôi khâm phục bạn mình dứt khoát chọn cho mình một cái chết tự trọng, đầy nhân phẩm của con người. Có chăng giấc ngủ ngàn thu sẽ đưa bạn tôi đến một miền tươi sáng hơn, một thế giới huyền ảo không còn hận thù mà ở đó chỉ có tình thương và bình an vĩnh cửu?! Và phải chăng chiến thắng chính mình và khắc phục nỗi sợ hãi sẽ cho mình một cái chết lành. Theo nghĩa trên, bạn tôi, Trần Đình Lộc, đã được chết lành. Xin lấy vài đoạn trong bài thơ “Chết” của nhạc sĩ Lê Tín Hương tặng cho bạn mình: “Sao sầu muộn khi nói về cái chết Chết là về nơi chốn của yêu thương Chết là vui khi rũ hết bụi đường Hòa nhập với muôn hồn bao năm trước… Đường đời thăng trầm bước đời muôn lối Có dốc cao vực thẳm có êm đềm Con đường đời nhờ thế ý nghĩa thêm Để hoàn tất bức tranh đời tuyệt hảo Nên khi chết không còn chi phiền não Những bước đời hư ảo đã trôi qua Cát bụi trần gian rồi cũng xóa nhòa Muôn hồn sẽ cùng ca, bài ca vô tận…” Xin ghi nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của tôi đến anh chị Bs. Đỗ Doãn Trang và Bs. Trần Thị Bích Thụy, không những đã cho phép tôi ghi lại câu chuyện thật, mà còn cung cấp hình ảnh và dữ kiện khiến bài viết thêm trung thực. Viết để tưởng nhớ đến bạn mình khi mùa lá rụng về cội đang đến.
Mùa Thu, 2024 Vĩnh Chánh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 08/Oct/2024 lúc 9:26am |
Thư gởi Người dưới mộCác rất thân, Hơn bốn mươi năm - Kể từ ngày đưa Tuyết Mai ra Nha Trang thăm mộ Các lần cuối cùng, mình có dự định sẽ viết cho Các một thư dài tâm sự chuyện nhân gian, chuyện bạn bè qua bao tang thương ngẩu lục để Các đọc cho ấm lòng những ngày mưa trong lòng đất lạnh. Lá thư trong ý tưởng đã hình thành từ rất lâu nhưng vì nhiều lý do mãi đến hôm nay mày mới được đọc. Cứ xem lá thư như một lời tạ lỗi của mình vì những thất hẹn với bằng hữu mặc dù vẫn biết bạn đã vĩnh viễn xa lìa anh em đồng đội từ những ngày chinh chiến điêu linh xưa cũ. Các thân, Hơn
hai mươi năm không có dịp trở lại Nha Trang để tắm sóng vàng, ngắm hàng
dừa tỏa bóng dưới trăng và để lặng nghe âm thanh rì rào của hàng dương
xanh ngát đang vờn bay trong gió mùa gợi nhớ. Và cũng lâu lắm rồi không
trở lại chân đèo Rù Rì để thăm mộ Các, để đốt một nén nhang thơm cho bạn
và để sưởi ấm những ngôi mộ hoang lạnh, điêu tàn chung quanh. Nếu cuộc đời là một sự biến thể vô lường như bức tranh vân cẩu thì những gì xảy ra trong gần năm mươi năm qua đúng là một hệ lụy và chúng mình đang bước đi trong lòng đường mệnh số. Không biết ở đâu đó trong lòng đất lạnh, Các có còn nhớ những kỷ niệm buồn vui thuở trước. Nhưng mà Các ơi. Nếu đã quên thì đó là điều hạnh phúc cho mày. Đối với những bạn bè còn sống và đang lưu lạc khắp năm châu bốn bể như tụi mình hiện tại thì những kỷ niệm vui buồn vừa là niềm hạnh phúc cũng vừa là điều bất hạnh. Nó đang xoa dịu nhưng cũng đang hành hạ vết thương lòng. Mày đừng cười cho tao đang ca bài ca cải lương. Thực ra, những nghịch lý đó là điều có thực và là hệ quả của phạm trù sinh diệt. Các biết không, lũ kỷ niệm đang lén về và đang tìm lối mòn để xâm nhập vào tiềm thức của mình đó. Các
ơi ! tụi mình gặp nhau lần cuối hình như vào một buổi chiều cuối năm
1971. Mình đang đóng quân tại Suối Cụt, Phước Hiệp sát quốc lộ trên
đường về Tây Ninh và biên giới Việt- Miên. Các thì đang trên đường trở
lại Đơn vị đóng quân gần mặt trận Thiện Ngôn. Nắng chiều cuối năm êm ấm
nhưng không dấu hết vẻ ngậm ngùi. Một chút hương thơm quyện trong gió và
phất phơ vờn theo tà áo dài trắng của một cô giáo trường Tiểu học Suối
Cụt gần đồn, đang chạy Honda ngang qua. Hình như Các có giơ tay chào và
cô ấy có giơ tay chào lại. Mình thì thầm rất nhỏ: Một hình ảnh lãng mạn
và dễ thương của thời chinh chiến. Gặp nhau mừng vui khôn xiết, vì rất
lâu kể từ ngày rời quân trường, hai đứa mới có dịp tâm sự trong bối cảnh
chiến tranh đẫm máu và điêu tàn trên quê hương. Mình ngạc nhiên hỏi.
Làm sao mày biết nơi tao đang đóng quân mà tìm. Có khó gì đâu, tao hỏi Ban tham mưu và trung tâm hành quân Sư đoàn 25 là ra ngay. Tao nhớ mày còn cười cười nói tiếp: Tuyết Mai, D.Hoàng, Kim Loan cũng có nói là mày đang đóng quân ở ranh giới Củ Chi và Trảng Bàng. Tao dò hỏi địa danh và bây giờ ghé thăm mày trên đường trở về đơn vị. Và cũng chính tại nơi đóng quân nầy, Ngọc “cận” cũng đã có lần ghé thăm mình. Hình như sau Các vài tuần thì phải. Một năm trấn nhậm an ninh cho vòng đai Sài Gòn. Ngoài Các và Ngọc, mình còn gặp Phước râu, Định vồ mấy lần trong các cuộc hành quân hỗn hợp với các Chiến đoàn đặc nhiệm Biệt Động Quân và các Thiết đoàn Kỵ binh tăng phái. Nắng cuối ngày đã tắt trên những ngọn cau xanh ngát còn sót lại sau bao mùa chinh chiến hoang tàn. Tụi mình rời quán cà phê trở về nơi đóng quân của mình ở đồn Phước An. Phía trái Quốc Lộ là Thái Mỹ, xa hơn một chút là Rừng Tre, An Hiệp mà chiến sự là cuộc đuổi bắt, rình rập giữa ta và địch từng ngày từng đêm. Bên phải Quốc Lộ là vùng Trung Hòa, Trung Lập, Gò Nổi có trung tâm huấn luyện Biệt động quân. Cửa sau của Sư Đoàn 25 và cũng là cửa ngõ của các mật khu Hố Bò, Bời Lời, Tam Giác Sắt. Xa hơn một chút về phía trên là Trảng Bàng với các địa danh nổi tiếng Lâm Vồ, Bàu Me, Bố Heo, Đồng Ớt, Trảng Dầu, Sa Nhỏ. Tội nghiệp anh em và bạn bè. Cuộc sống là sự đợi chờ thấp thỏm từng ngày, từng giờ. Đôi mắt căng thật lớn như để nhìn cho thật rõ hình ảnh những viên đạn đồng chữ nổi, máu lửa, đạn bom, mìn bẫy và một quê hương điêu tàn. Các hỏi. Sao mày chọn về đây, Hậu Nghĩa là vùng chiến sự đẩm máu và ác liệt nhất của Quân Khu 3 mặc dầu nằm rất sát Sài Gòn. Mình trả lời lùng nhùng. Thì mày về Sư Đoàn 25 cũng là về vùng nầy thôi, có gì khác hơn đâu. Ừ, cũng đúng. Rồi Các tâm sự: Con lộ đò 237 ngoằn ngoèo nối từ BTL Sư Đoàn lên Bố Heo xuyên qua Lào Táo, Trung Hưng là người tình đầu của tao kể từ ngày xuống núi. Mấy trận đánh để đời ở đó là những kỷ niệm khó quên. Chiến thắng nhiều nhưng thiệt hại cũng rất lớn. Tao và bạn bè đã gửi máu ở đó nhiều lần nên con lộ hình như mỗi ngày một đỏ thêm. Nhưng nghĩ cho cùng thì tất cả cũng chỉ là quy luật của chiến tranh. Mình là quân cờ di động trong quy luật đó nên đành chịu. Mình đăm chiêu và ậm ừ...Tao đồng ý với mày. Buổi tối. Trong căn phòng nhỏ dã chiến chất quanh những bao cát chống đạn, dưới ánh sáng vừa đủ của ngọn đèn nhỏ do một thằng em truyền tin mang đến. Hai đứa đã chén thù chén tạc đến gần sáng và không biết trong men rượu chếnh choáng, hai gã Lệnh Hồ Xung và Kiều Phong của Kim Dung đã nhập vào tụi mình lúc nào chẳng biết. Chỉ nhớ trong hơi rượu ngà ngà, mình như một gã lãng tử cuối trời nghêu ngao hai câu thơ mang nặng âm hưởng tráng sĩ ca của một thi bá hơn một trăm năm mươi năm trước viết trong một đêm trăng sáng mùa Thu bên bờ dòng sông loáng bạc để tiễn đưa bằng hữu đi trấn nhậm phương xa: Chu Thần tài hoa ngày xưa uống ruợu tiễn bạn dưới trăng để thấy trăng như nỗi biệt ly đang ẩn hiện chập chờn trong sóng rượu ly bôi. Tụi mình hôm đó chén thù chén tạc giữa màu đen của đêm tối quê hương. Thay cho ánh trăng của người xưa là những đóm sáng hỏa châu xuyên qua ô cửa nhỏ trong đêm tối mịt mờ. Hai hình ảnh, khác biệt rất xa về không gian lẫn thời gian nhưng cũng ảm đạm và thê lương muôn trùng như nhau phải không Các. Mình không quên được âm hưởng đặc sệt chất Khánh Hòa trong giọng nói của Các. Giờ mình đâu còn kiếm với đao nữa mà án với ứng. Chỉ còn súng thôi. Vậy để tao sửa lại một chữ cho hợp thời. Trượng phu án "súng" khứ tiện khứ. Được chưa mày. Mầy cười cười kiểu cười ruồi. Đêm đó nhìn ánh sáng chao đảo trong đáy cốc rượu đế sủi bọt, mình bồi hồi muốn ngậm hết ánh hỏa châu rạn vỡ trong ly rượu tràn đầy như ngậm hết đau thương những mắt lệ biệt ly trong cuộc đời dâu bể. Có biết đâu, một lần tiễn đưa là không hẹn buổi trở về. Và rồi, Các nhớ không, mấy tháng sau mình bị thương rất nặng trong trận Bàu Me khói lửa ở Trảng Bàng. Còn mày hy sinh trong mặt trận Thiện Ngôn vùng biên giữa mùa Hè đỏ lửa quê hương. Sau ngày Các và mấy bạn hữu hy sinh ở mặt trận biên giới. Mình rất ghét mỗi khi phải nhắc tên chiến trường Thiện Ngôn. Rõ ràng tên gọi địa danh là thiện ngôn nhưng lời nói không thiện chút nào, nó cướp đi một thằng bạn thân thiết và nhiều chiến hữu thân thương. Một
buổi chiều, mình đang nằm điều trị ở Tổng Y Viện Cộng Hòa. Tuyết Mai
vào thăm và báo tin dữ. Mình lặng người và đau điếng xác thân. Nước mắt
của Mai nhạt nhòa trên khuôn mặt bi thương. Vệt nắng chiều màu vàng ma
quái đang lung linh trên những bức tường vôi Quân Y Viện. Các ơi! Chỉ một mùa Hè đỏ lửa 1972, mình đã gặp biết bao điều đau đớn. Cơn đau hành hạ từ những vết thương chưa lành qua nhiều lần giải phẩu của các Bác Sĩ để lấy cho sạch những mảnh đạn còn sót. Cơn đau lên đến cực điểm mỗi khi phải nhận và đọc hung tin của bạn bè xuất thân từ đồi 4648 vĩnh viễn ra đi. Các ơi! dấu binh lửa năm xưa đã soi sáng những trái tim tuổi trẻ chúng mình. Bỏ chuyện sách đèn và giảng đường. Gác lại những cuộc tình mộng mơ trong phố thị. Tìm về Lâm Viên để làm môn hạ cho Khai quốc Công Thần Nguyễn Trãi trong giấc mơ Yên Tử. Cũng chính mùa lửa binh năm ấy là mùa của nghiệt ngã, thương đau cho quê hương, dân tộc với máu lửa và hờn căm ngút ngàn. Đêm
đã xuống tự trời cao, Tuyết Mai đã rời Quân Y Viện trở về và mình thì
lạnh câm trong nỗi sầu nhớ bạn. Các biết không, hôm sau mình trốn viện
hai ngày đưa Mai lên Đại đội Chung Sự ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa để
tìm và nhìn thân xác Các lần cuối. Cuộc tìm kiếm tưởng như vô vọng vì
những ngày của mùa Hè đỏ lửa năm ấy, số lượng tử sĩ đưa về quàn ở Nghĩa
Trang Quân Đội hàng ngày rất đông. Mình và Mai đã đi tìm suốt buổi. Đã
đọc hết tên tuổi, cấp bậc của những tử sĩ đã hy sinh và còn giữ tại nhà
quàn chờ thân nhân. Nhưng tuyệt nhiên không có tên bạn. Mãi đến cuối
ngày, Văn phòng Đại Đội Chung sự sau khi dò tìm, đã cho mình biết là xác
cố Trung Úy Đào Các đã được phi cơ đưa về Nha Trang chôn cất theo lễ
nghi quân cách tại quê nhà. Cuối năm 72, trong thời gian mình còn nghĩ dưỡng thương chờ ngày tái khám . Theo yêu cầu của Tuyết Mai, và vì thương nhớ bạn, mình đã đưa Mai ra Nha Trang thăm gia đình Các và viếng mộ phần bạn. Trong tiếng gió lạnh trầm cuối năm dưới chân đèo Rù Rì hòa trong tiếng reo của những hàng phi lao từ biển Cảnh Dương thổi sang. Nhìn vóc dáng tội nghiệp của Mai đang thổn thức khóc thương mày trước nấm mồ cô đơn. Mình thấy xót thương cho quê hương và tuổi trẻ bất hạnh. Nầy là khăn sô góa phụ, nầy là tử biệt sinh ly. Ôi ! Cuộc đời nếu chỉ mang hình ảnh đau thương nầy mãi thì còn gì là lẽ sống. Trong chút nắng vàng hiu hắt những ngày cuối năm, trong tiếng gió biển se lạnh mang âm ba sóng vỗ cuối chân trời, mình che tay thắp một nén nhang thơm cắm lên mộ bạn, tự dưng nhớ mấy câu thơ của một thi sĩ nổi danh viết trong thời kháng chiến. Các ơi ! Gió Tha La đất Trảng Bàng không thổi về đây để nghe mùi hoa gạo giữa mùa nắng vàng hanh. Nhưng mình cũng đang nghẹn ngào trong nắng đổ và đang nghe gió thổi từng đợt lá vàng dưới chân đèo hiu quạnh đó Các. Hôm sau, trên chuyến xe trở lại Sài Gòn, Mai có hỏi mình: Rồi em sẽ làm gì và sẽ ra sao trong ngày tháng tới. Mình trả lời rất khẽ, mọi việc đã qua đi và rồi cũng sẽ qua đi. Một lần thăm cũng đủ cho bạn anh ấm tình trong lòng đất lạnh. Mai còn phải tính cho tương lai của chính mình, không thể ngâm mình mãi trong nỗi đau thương vì một người đã mất được. Anh cho một hình ảnh ví dụ đi. Mai hỏi. Mình không né tránh câu hỏi dù hoàn cảnh rất khó trả lời. Mai
còn quá trẻ em biết không? Một cuộc sống mới, một tình yêu mới cũng là
điều tự nhiên và bình thường. Anh hiểu Các nhiều lắm và tin chắc Các sẽ
không giận hờn về một quyết định hợp lý như vậy đâu. Cuối năm sau mình
nhận được thiệp báo tin hôn lễ của Mai với một đồng sự trong ngành giáo
dục ở Vũng Tàu. Mình có viết thư chúc mừng và thay mặt một số bạn bè của
đồi 4648 chia vui với Mai. Mình tin là Các sẽ đồng lòng với những việc
mình đã nói và đã làm. Phải không Các ? Từ năm ấy đến giờ, mình chưa bao giờ gặp lại Tuyết Mai. Cũng không nghe tin tức về nàng. Mặc dù sau nầy có thời gian làm việc ở Chợ Lớn. Thỉnh thoảng có dịp đi trên đường Mai Xuân Thưởng, lúc ngang qua nhà Mai, mình có chủ ý muốn biết sinh hoạt của người bạn gái ngày xưa giờ ra sao. Một vài lần dừng lại hỏi thăm tin tức. Nhưng lần nào cũng thấy cửa nẽo im lìm. Mình đoán có lẽ nhà đã đổi chủ mới. Lại bâng khuâng nhớ bạn khôn nguôi. Viết đến đây, tao lại giật mình vì thấy cuộc đời đôi khi có những trùng hợp kỳ lạ. Nhà mày ở Nha Trang, con đường trước nhà là đường Mai Xuân Thưởng sát biển Cảnh Dương. Tuyết Mai ở tuốt trong Chợ lớn, nhà cũng trên đường Mai Xuân Thưởng. Sự trùng hợp rất kỳ lạ. Hay mày có “chat” hẹn hò với Tuyết Mai trước khi gặp. Nhưng trước 1975, làm gì có Internet để chat với chic như bây giờ. Các
ơi ! hơn sáu năm bị vùi dập trong các trại tù rừng sâu. Nhiều lúc nhớ
bạn, nghĩ suy về cuộc đời, tao đâm ra ghen tỵ với mầy. Đừng có cười,
mình nói thực đó. Trong cơn đói và bị đày đọa triền miên về thân xác và
tinh thần, đôi lúc tự an ủi mình nếu được như Các có lẽ sẽ hạnh phúc
hơn. Hơn ba mươi năm sau, sống lây lất trên đất Mỹ, mình cảm nhận về
mình rất rõ. Từ mấy giòng thơ của một đàn em, mình viết một ca khúc như
là tâm sự của chính mình. Còn ai nữa không để gởi gấm non sông. Hay cuộc đời chỉ là hư không vi cuộc đợi chờ đã suy tàn từ dấu mùa binh lửa năm xưa. Mùa Xuân năm 2002 mình có về VN để thọ tang Cha. Ông Cụ mất tại Sài Gòn ở tuổi 95. Chắc Các vẫn còn nhớ ông Cụ mà Các có lần ghé thăm vào giữa năm 1971 lúc nhà mình còn ở trên khu Gò Vấp. Thời gian trôi nhanh quá trên những buồn phiền và lo toan. Mình rất tiếc đã không có được ngày giờ dư dả để về lại Nha Trang tắm sóng vàng trong vịnh như mong ước từ lâu. Để bước từng bước nhẹ lên Tháp Bà Thiên Y nghe gió thổi vi vu như lời than thở vận nước điêu linh. Và nhất là đến thăm và đốt nhang trên mộ phần bạn. Ngôi nhà nhỏ của gia đình Các gần khu vực Quân trường Đồng Đế. Mình còn nhớ như in mấy cội mai vàng trồng quanh nhà. Không biết có còn bức tượng đá trên hòn núi Một với câu thơ "anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ" để mỗi ngày mỗi đêm làm bạn với Các giữa tiếng sóng vỗ vào gành đá Hòn Chồng rêu bám cô đơn và gió thổi xào xạt vào rặng dừa xanh tỏa bóng quanh nhà. Các ơi ! Hơn sáu năm sau ngày gãy súng, mình rời trại tù cuối ở Gia Trung, không có em Pleiku môi đỏ má hồng đưa tiễn vì anh khách lạ ngày xưa đã gần như rã mục với môi thâm da chì vì nước độc rừng sâu. Hai năm ở trại tù Gia Trung, mình đã gặp lại nhiều thầy cũ, bạn xưa. Các thầy Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ … nỗi tiếng với tấm lòng sĩ phu “uy vũ bất năng khuất” trước kẽ địch. Mấy nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Sài gòn thuở nào cũng bị giam cầm ở đây khá nhiều. Mình nói Gia Trung là trại giam cuối chứ chưa phải là cùng. Cuối năm 1986 mình bị bắt giam gần một năm trời tại trại giam Tân Quy Đông, huyện Nhà Bè. Một trại tù ẩm ướt quanh năm, được xây từ thời Pháp thuộc đề nhốt tù Chính trị. Tường được xây kiên cố và dày gần một thước với hàng rào kẽm gai nhiều lớp bao quanh. Xà lim với bóng tối triền miên. Ba thằng tù cho một thước rộng. Ghẽ lỡ khắp mình vì thiếu nước và dơ bẩn. Mình đã quen vì đã qua nhiều trại tù khắp nước. Nhưng đối với phụ nữ, phải chịu sống trong điều kiện tù như vậy là một điều đau đớn và phi nhân bản. Trong trại giam nầy, mình đã gặp lại một nhà văn nữ nổi tiếng thuở xưa ở Đà Lạt và một nữ ca sĩ nổi danh ngày tháng cũ. Cả hai cùng can tội vượt biên. Họ chỉ ở vài tuần là được thả sau khi liên lạc được với gia đình. Đó mới là trại tù cuối cùng của mình. Kể về nó thì dài và nhiều chuyện vô cùng. Thôi để lần khác có dịp, mình sẽ kể chuyện cho Các nghe. Trước khi sang Hoa Kỳ định cư cùng gia đình, mình có hai lần về thăm đồi cũ trường xưa. Ngày ấy ngồi uống rượu với Các giữa hoàn cảnh hiểm nguy và tàn khốc của chiến tranh, cái chết rình rập cận kề vẫn vui đùa ngâm nga mấy vần thơ chính khí của người xưa. Nhưng lạ lùng lắm, hai lần về lại chốn xưa của xứ Đà Lạt hoa đào. Đứng bên trường nữ Trung Học Bùi Thị Xuân, nhìn sang khu đồi 4648. Cố nín trong lòng nhưng hai mắt vẫn cay xè. Nầy là Vũ Đình Trường rộn ràng tiếng kèn khai quân hiệu. Nầy là khúc quân ca vang vang mỗi sáng mỗi chiều. Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm phải không Các. Những
lũng sương mù quanh trường cũ đang nhạt nhòa bóng hình kỷ niệm đó Các.
Mình cố nghiêng người để nhìn cho rõ cổng Anh Đào xưa với vọng gác đêm
sương. Các biết không, kỷ niệm ở đó là một thứ cổ tích ướp hương thơm
của mùi tóc mây mắt biếc môi đào. Cổ tích ướp hương thơm những đêm
huyền diệu, những chiều nắng nhạt trên cổng trường xưa. Các còn nhớ hai
lối rẽ trước cổng Quân trường? Lối rẽ nào cũng đầy hương tình yêu vì lối
rẽ nào cũng đầy dấu vết của hẹn hò. Dấu vết hẹn hò còn phảng phất trên
mắt môi cô nữ sinh ngôi trường yêu dấu đối diện, trên lối mòn dẫn về
giảng đường của Viện Đại học nằm chênh vênh trên sườn đồi cánh trái. Rõ
ràng mình có cảm giác đang dẫm lên vết bước chân xưa của mình, của Các,
của bạn bè, của những thiếu nữ yêu kiều ngày xưa đã hơn một lần bước qua
cổng Quân trường trong những chiều cuối tuần nhạt nắng. Hỡi em Ðà Lạt chiều sương xuống, Con phố buồn vui theo uớc mơ. Áo ai thấp thoáng lưng chừng dốc. Vướng vào thơ ai chút hững hờ. Mùa Xuân năm ấy, tàn chinh chiến, Người về phố núi chạnh niềm đau. Ngàn cánh Alpha trong bão tố Thương đàn chim xưa lạc phương nào. Tao lại nhớ mày lần ghé thăm tao ở đồn Phước An. Lúc đưa tay vẫy chào cô thiếu nữ chạy Honda ngang đồn, Các hỏi chuyện tình của tao với Ngọc Thu tóc ngắn ngang mùa tới đâu rồi. Mình ỡm ờ...thì gần tới bến rồi. Tao nhớ mày nhả khói thuốc, cười lớn. Đã nhen. Chuyện tình mùa chinh chiến thì biết ra sao ngày sau, đời cũng như bức tranh đủ màu. Màu hồng thì hạnh phúc reo vui, nhưng nếu nhiều màu đen thì xui xẻo và u buồn. Thôi, bỏ đi. Que Sera Sera. Bức tranh của mình không nhiều màu hồng, màu xanh, nhưng cũng tạm được vì ít mầu đen. Còn mầy đã cân nhắc, chọn lựa từng màu đẹp để vẽ nên chuyện tình cổ tích trong mơ thì bức họa mầu đen phủ kín cuộc đời. Nguyễn Du gọi đó là mệnh số. Nhưng đã là mệnh số thì còn gì để tranh luận phải không Các ? Ngày mai đụng trận ta còn sống, Về lại Sông Mao phá phách chơi. Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm Đốt tiền mua vội một ngày vui (Trích thơ Nguyễn Bắc Sơn) Lâu lắm rồi, mình vẫn còn nhớ người viết mấy câu thơ nầy. Gã thi sĩ lừng khừng triết lý nầy cùng trang lứa với tụi mình, cũng giày saut áo trận từng ngày trong vòng quay của cuộc chiến. Tao còn nhớ vì biết mày thích mấy câu thơ nầy lắm và thường hay nghêu ngao trong những dịp uống rượu với bạn bè. Vì thích thú nên mày mới ôm nguyên phố chợ Sông Mao của tác giả mang về đặt ở Nha Trang của mày để dễ dàng phá phách chơi. Có phải vì vậy mà Nha Trang giận mày không Các ? Các thân, Mùa
Thu ở vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, nếu không mưa sẽ có những ngày sương mù dày
đặc, nó gợi nhớ hình ảnh Đà Lạt của tụi mình một thời đã qua. Mà lạ thật
đó Các, cái thành phố Seattle dễ thương ở miền Tây Bắc được thiên hạ
gọi là thành phố Ngọc Bích với nhiều đồi cao, lũng thấp, sương mù phủ
kín, sao giống Đà Lạt của tụi mình quá đỗi. Những ngày mưa gió ở đây lại
gợi nhớ những chiều hành quân, những đêm dạ hành ở Lào Táo, Mây Đắng,
Trung Lập, Trung Hòa của Củ Chi, Trảng Bàng trên miền đất Hậu Nghĩa xa
xưa. Kỷ niệm đúng là một thứ vi khuẩn gặm nhấm trí não, làm đau buốt con
tim. Nhưng cuộc sống sẽ ra sao nếu không có bóng dáng kỷ niệm dù là êm
ái hay khổ đau phải không Các. Nhịp đời luân chuyển rồi sẽ gọi ai, chờ
ai. Thôi cũng đành tháng tháng năm năm đốt lò hương cũ để tìm bóng xưa. Thương nhớ mày Các ơi ! |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 15/Oct/2024 lúc 3:55pm |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Oct/2024 lúc 3:56pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 17/Oct/2024 lúc 12:48pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 21/Oct/2024 lúc 9:50am |
Bút Ký Lính Nhà Giàu - Lính Nhà NgèoTrong khi “lang thang” tìm tin tức trên internet tôi chợt thấy một bảng tin cũ, trên Men’s Journal, by Chris Malone Méndez, September 27, 2024, với tựa đề: “Missing Vietnam War Veteran's Remains Found After More Than 50 Years”. Sau vài giây ngậm ngùi, tôi đọc tiếp: “More than 50 years after disappearing during the Viet Nam War, a Marine Corps captain's remains have been discovered and identified by authorities.According to a news release from the Defense POW/MIA Accounting Agency (DPAA), officials recovered the remains of U.S Marine Corps Capt. Ronald W. Forrester of Odessa, Texas in December of last year and just confirmed his identity. The 25-year-old pilot went missing while flying over the jungles of northern Vietnam in 1972 and has been missing ever since...” Đọc đến đây, tôi mừng cho gia đình đại úy Thủy Quân Lục Chiến Forrester từ nay sẽ có nơi để thăm viếng một người hùng trong gia tộc đã hy sinh trên đất nước tôi, trong cuộc chiến tàn khốc do người cộng sản Việt Nam (csVN) xâm phạm Hiệp Định Genève, 1954, vượt vĩ tuyến 17, tấn công miền Nam Việt Nam; đồng thời tôi cũng cảm thấy tâm hồn tôi chùng thấp! Tôi thở dài, tự hỏi tại sao tình cảm trong tôi lại không vui trọn vẹn với sự “trở về” của đại úy Thủy Quân Lục Chiến Ronald W. Forrester? Không tự tìm được câu trả lời, tôi tìm tin khác. Tôi thấy trên BBC tiếng Việt bảng tin ngày 11/Oct./2024, tựa đề: “Mỹ và Việt Nam tăng cường quan hệ quốc phòng trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng”. Đọc tiếp vài phân đoạn, mắt tôi dừng lại nơi câu này: “Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Việt Nam đã giúp tìm kiếm được 700 người Mỹ chết trong chiến tranh và hỗ trợ hồi hương hài cốt.” Tình cảm trong tôi lại mâu thuẫn giữa vui/buồn/cay đắng! Tôi cay đắng vì nhận ra người csVN đã thực hiện đúng hai thành ngữ: “Ruột để ra da để vào” và “Phù thịnh chứ không phù suy”! Đấy, “lính nhà giàu” (quân nhân Hoa Kỳ) mất tích cả nửa thế kỷ thì vẫn được “nhà nước” csVN “giúp tìm kiếm và hỗ trợ hồi hương hài cốt ‘trở về’ quê Mẹ”; “lính nhà nghèo” – quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QL/VNCH) – phải nhận vũ khí/quân trang/quân dụng từ đồng minh Hoa Kỳ để chống lại sự xâm lăng rất quy mô/rất bền bỉ/rất tàn bạo và đầy xảo trá của người csVN, thì người Lính VNCH bị người csVN “gán” cho danh hiệu “Ngụy ăn thịt người”, “lính đánh thuê”, “bọn đu càng”, “liếm gót giày bọn sen đầm quốc tế”, “chạy theo bọn đế quốc xâm ‘nược’”, v.v... “Ngụy ăn thịt người?” Nếu “Ngụy” ăn thịt người thì “Ngụy” cũng giống thứ man di/mọi rợ! Nếu “Ngụy” là thứ man di/mọi rợ thì làm thế nào nhà văn Dương Thu Hương – sống/sáng tác dưới chế độ csVN Hà Nội – lại xúc động/rơi lệ, khi nhà văn Dương Thu Hương theo đoàn quân csVN tiến vào Saigon, ngày 30/04/1975? Theo báo điện tử Đất Việt, ngày 23/04/2023, nhà văn Dương Thu Hương, ngày 30/04/1975, đã nói: “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ, nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.” Đấy, nếu người miền Nam “ăn thịt người” thì làm thế nào một nhà văn – Dương Thu Hương – từng sống dưới chế độ csVN, có thể nhận xét như thế? “Lính đánh thuê”? Quân đội VNCH nhận vũ khí của Hoa Kỳ để bảo vệ miền Nam Việt Nam thì người csVN gọi quân đội VNCH là lính đánh thuê. “Bộ đội ông Hồ” nhận vũ khí của Trung cộng và Nga để xâm lăng miền Nam Việt Nam thì người csVN gọi “bộ đội ông Hồ” là gì? Ngày nào csVN quyết “đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng”; bây giờ người csVN “tràn” qua Mỹ “đông như quân Nguyên”. Trong hai cuộc chiến tàn khốc trên quê hương Việt Nam người csVN đánh Tây/đánh Mỹ chỉ vì người csVN không hiểu được rằng: Quân viễn chinh Pháp cũng như quân đội Hoa Kỳ hiện diện tại miền Nam Việt Nam và Nhật/Phi Luật Tân/Thái Lan, v.v... chỉ với mục đích ngăn chận bước chân tham tàn của Trung cộng mà thôi! Trung cộng hiểu rõ mục đích của Tây/Mỹ, cho nên Trung cộng cung cấp vũ khí và cổ xúy người csVN – dùng người Việt Nam – đánh Tây/đánh Mỹ giùm cho Trung cộng! Hệ quả của sự việc Pháp và Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam như thế nào cả thế giới đều thấy: Trung cộng chiếm trọn Biển Đông và vẽ “đường lưỡi bò”; người Tàu xâm nhập vào Việt Nam dưới hình thức khai thác khoáng sản thiên nhiên; vì thế, dân số Việt Nam tăng cao! Ngư dân Việt Nam bị Hải Quân Trung cộng tấn công trong khi hành nghề. Tin trên BBC tiếng Việt. Link: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwyln0zv4ppo Từ ngày người csVN cưỡng chiếm miền Nam cho đến nay, biết bao người Việt Nam trong nước phải đi xuất cảnh lao động để tìm sự sống. Còn gì oái ăm hơn?! Thời VNCH và thời Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ còn trấn thủ Biển Đông, có bao giờ ngư dân bị tấn công hay không? Chúng tôi chạy theo “bọn đế quốc xâm lược” để bảo toàn sinh mạng; vì người csVN từ Bắc xâm lăng miền Nam, giết hại chúng tôi. Cũng nhờ chúng tôi “bỏ của chạy lấy người” mà “bộ đội ông Hồ” và người csVN mới có cơ hội chiếm đoạt tải sản của chúng tôi. Nếu chúng tôi cũng bị đầu độc bằng chủ nghĩa “Tam Vô”: Vô gia đình/vô tổ quốc/vô tôn giáo” – như người csVN – chúng tôi đã không nhín từng đồng đô-la đẫm mồ hôi và nước mắt của chúng tôi để gửi về Việt Nam giúp gia đình, thì, vào thời bao cấp, toàn dân Việt Nam đói quá, phải “vùng lên” tiêu diệt người csVN rồi! Sự thật này do Ba tôi – cụ Điệp Linh Nguyễn Văn Ngữ, người từng bị csVN nhốt tù nhiều năm tại trại tù Nghĩa Phú – kể lại. Em tôi, Nguyễn Thành Vĩnh, là một trong những kháng chiến quân tại vùng kinh tế mới Xuân Hưng, đã tham gia Lực Lượng Kháng Chiến để tiêu diệt người csVN, nếu dân miền Nam bị chết đói! “Bọn đu càng”, trong khi giao chiến, người lính, vì thiếu tự chủ, trốn trách nhiệm, đã hoảng hốt đu theo càng trực thăng để thoát thân thì hành động này – nếu có – chỉ là hành động nhất thời của cá nhân. Còn hành động của “nhà nước” csVN chỉ thị cấp chỉ huy tại chiến trận phải xích “bộ đội ông Hồ” vào cây cao để bắn máy bay của VNCH hoặc xích “bộ đội ông Hồ” vào xe tăng để “anh bộ đội” khỏi “bỏ chạy” khi phải “đụng độ” với Lính VNCH thì người csVN gọi là gì? Người csVN dùng những danh từ rất hạ cấp để miệt thị chính thể và người Lính VNCH. Nhưng người csVN lại không tự hỏi: Tại sao không biết bao nhiêu “bộ đội ông Hồ” đã bỏ hàng ngũ csVN để hồi chánh theo chương trình Chiêu Hồi của chính thể VNCH! Trong tất cả mọi sự trả thù thâm độc của người csVN đối với người miền Nam, chúng tôi im lặng. Nhưng, khi người csVN đập tan bức tượng Thương Tiếc – một biểu tượng của lòng biết ơn và niềm thương tiếc của người miền Nam Việt Nam đối với Tử Sĩ Quân Lực VNCH, được đăt trước Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, rồi cũng chính người csVN đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An – thì lòng căm hận trong lòng chúng tôi đối với người csVN sẽ không bao giờ nhạt phai! Tử sĩ Quân Lực VNCH “giải ngũ” từ lúc nào để trở thành “nhân dân”? Hành động vô đạo đức của người csVN đối với Tử Sĩ VNCH chỉ cho thấy sự tự ty mặc cảm quá nặng nề trong lòng người csVN đối với người Lính VNCH mà thôi! “Lính nhà nghèo” – Tử Sĩ của QL/VNCH – được chôn tại Nghĩa Trang Quân Đội thì bị người csVN cho “giải ngũ” để trở thành “nhân dân”. Sĩ quan QL/VNCH còn sống và công chức thì bị người csVN “tặng” danh hiệu “Ngụy quân/Ngụy quyền”. Con cháu của quân nhân và công chức thuộc chính thể VNCH không được đi học!! Còn “lính nhà giàu” – cố đại úy Ronald W. Forrester và 700 hài cốt của quân nhân Hoa Kỳ tử trận trong cuộc chiến tàn khốc tại Việt Nam – thì được người csVN hỗ trợ, đưa về nguyên quán, được an nghĩ tại Nghĩa Trang Arlington National Cemetery. Đối với người Mỹ – kẻ thù mà người csVN phải thề “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” – người csVN đã thể hiện được lòng nhân đạo cao vời như thế. Đối với tử sĩ VNCH, (người cùng huyết thống/cùng ngôn ngữ/cùng là con của Mẹ Âu Cơ), nếu người csVN thật tình muốn người Việt Nam tỵ nạn quên đi quá khứ đầy thù hận để góp công xây dựng một nước Việt Nam hùng cường thì người csVN hãy phục hồi danh dự của Tử Sĩ Quân Lực VNCH bằng phương thức: Kiến tạo bức tượng Thương Tiếc và đặt bức tượng Thương Tiếc mới vào vị trí cũ của bức tượng Thương Tiếc đã bị giật sập; hủy bỏ bảng hiệu Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An; hồi phục danh hiệu nguyên thủy: Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa! Nếu người csVN thực hiện được hai điều tâm niệm của đại đa số người Việt tỵ nạn về bức tượng Thương Tiếc và danh hiệu nguyên thủy của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa – mà tôi đã nêu ở phân đoạn trên – người csVN sẽ nhận ra người Việt tỵ nạn không phải là những người vô ơn và người Việt tỵ nạn cũng không phải là những kẻ dễ quên cội nguồn! Điệp Mỹ Linh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 22/Oct/2024 lúc 7:58am |
Cây Cầu Biên GiớiTôi đứng ngay tại Ngã Ba Hàm Rồng nhìn dáo dác chung quanh. Buổi trưa nắng chang chang. Thỉnh thoảng một cơn gió nổi lên cuốn theo những đám bụi đỏ mù trời. Tôi dụi mắt mấy lần cố tìm những gì thân quen của một quá khứ yêu dấu xa xưa. Người tài xế của hãng du lịch chạy đến bên tôi thắc mắc: – Anh kiếm cái gì thế? Con đường trước mặt đi về hướng Phú Nhơn đến tận Ban Mê Thuột,bên trái là ngõ về quận lỵ Phú Thiện và tỉnh Phú Bổn, còn đằng sau là con đường mình mới từ Pleiku ra đây. Anh muốn đi đâu thì cứ cho tôi biết, tôi sẽ đưa anh đến nơi đến chốn. Không lưu tâm gì đến anh tài xế, tôi vẫn đứng yên đó thầm nghĩ: “Dù đã lâu lắm rồi nhưng làm sao quên được. Mình đã để lại một đoạn đời hoa bướm, 1 mối tình đầu tha thiết nơi rừng núi này. Quang cảnh chung quanh vẫn vậy, nhưng con đường trải nhựa có thêm nhiều ổ gà, vắng người qua lại và hàng quán xơ xác tiêu điều hơn xưa”. Rồi tôi trả lời bâng quơ: – Tôi đang chụp hình. – Tôi đâu thấy anh mang máy hình? – Ồ, chụp hình trong đầu ấy mà. Nguời tài xế há hốc mồm ra ngạc nhiên, anh ta nói lẩm bẩm trong miệng nhưng đủ cho tôi nghe rõ: – Mấy ông nội Việt Kiều thật là lẩm cẩm. Tôi leo lên xe và hối người tài xế chạy về phía quận Phú Nhơn. Chiếc xe mướn của hãng du lịch tương đối còn mới, lồng lộn lao về phía trước, lúc nghiêng qua trái, lúc lách qua phải để tránh những ổ gà và khúc đường bể chưa được sửa chữa. Mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ được sửa chữa nữa. Hàng trăm thứ chuyện quan trọng hơn người ta còn chẳng thèm để ý tới, xá gì một con đường nhỏ ở một thành phố xa xôi hẻo lánh này. Để mặc tài xế đánh vật với chiếc xe và con đường, tôi thả hồn chìm về dĩ vãng... ******* Pleiku.... Ngày ấy đã xa lắm rồi. Tôi, một Thiếu Úy trẻ măng vừa đổi về đơn vị mới thành lập. Tiểu Đoàn tân lập, từ sĩ quan đến binh lính, hầu hết là những thành phần khó xài từ các đơn vị khác gởi về. Dĩ nhiên tôi cũng ở trong thành phần bất hảo đó. Từ miền biển bị đưa lên miền núi và chỉ huy một đám quân hỗn tạp gồm đủ mọi thành phần. Tôi còn đang tập những bước đi chập chững của nghề chỉ huy thì bị quăng ra chiến trường. Ngày ấy, cũng trên con lộ này, tôi dẫn 2 con Gà Cồ Đại Pháo 105 ly để yểm trợ cuộc hành quân trực thăng vận tái chiếm quận lỵ Phú Nhơn mà Bắc Quân vừa mới tràn ngập đêm hôm trước. Ngã ba này bình thường chỉ có vài quán cóc lèo tèo để bán đồ ăn thức uống cho khách của xe đò chạy đường Pleiku-Phú Bổn hay Pleiku-Ban Mê Thuột. Hôm đó dân chạy loạn từ Phú Nhơn ra rất đông, từ những làng Thượng, hoặc mấy khu dinh điền và những người làm ăn buôn bán chung quanh quận lỵ. Đồng bào thấy lính đi tái chiếm quận, họ rất mừng rỡ, người hỏi thăm, người cho quà bánh. Để đáp lại tấm thạnh tình, đám lính tặng lại dân chúng thuốc lá và những đồ hộp Quân Tiếp Vụ. Họ ở quận nhỏ xa xôi cũng nghèo khổ như lính vậy thôi. Từ sáng sớm, lo đốc thúc tải đạn, sửa soạn xe cộ, đại bác, hàng trăm thứ phải làm cho 1 cuộc trực thăng vận, cho nên bao tử đã cồn cào. Phi cơ câu súng đại bác phải xin từ căn cứ Mỹ ở Quy Nhơn lên, nên chờ cũng còn lâu. Tôi rủ anh chàng Chuẩn Úy Trung Đội Phó kiêm Đề Lô vào quán bên đường kiếm cái gì lót bụng. Dân quận lỵ bu lại hỏi thăm tình hình, đánh nhau có lâu không? chừng nào có thể về quận được? Toàn những câu hỏi mà chỉ có Trời mới trả lời được. Có tiếng một cô gái hỏi thăm ông chủ quán người Việt gốc Hoa: – Mấy anh ấy đi giải tỏa quận Phú Nhơn phải không ông chủ. – Tôi đoán vậy, cô thử hỏi mấy ổng coi. Tôi quay lại, người vừa hỏi là 1 thiếu nữ độ đôi mươi, nàng mặc chiếc áo dài trắng học trò, trông rất hiền thục, đang hỏi thăm người chủ quán, tôi hỏi lại cô gái: – Sao cô đoán tụi này đi giải tỏa Phú Nhơn? – Em mới từ Tuy Hòa lên Pleiku hôm qua. Sáng nay đáp xe đò vô quận, không ngờ kẹt từ sáng đến giờ. – Cô cũng ở quận Phú Nhơn sao? – Em dạy ở trường tiểu học Phú Nhơn, còn nhà em ở Tuy Hòa. – Cô nên về Pleiku kiếm chỗ ngủ đỡ qua đêm nay. – Em không có ai quen ở Pleiku cả, vả lại em nóng lòng không biết nhà cửa, trường ốc ra sao? – Cô có lo lắng thì cũng chẳng làm gì được, tốt hơn hết là kiếm chỗ nào nghỉ đỡ qua đêm nay, chờ giải tỏa xong mới về được. – Đám học trò của em chạy ra đây cũng đông lắm, em không thể bỏ chúng được. À này các anh đừng pháo vào trường học nghe. Tôi vỗ vai Châu Đề Lô vừa cười vừa nói: – Cái đó cô phải nhờ ông Châu mới được, ổng chỉ đâu là nơi đó thành bình địa. Châu vội lên tiếng: – Trường của cô giáo tụi này không dám đụng tới đâu. Tôi chế giễu Châu: – Bạn hứa một mình chứ không có tôi can dự trong đó đâu nghe. À nãy giờ mình nói chuyện mà quên giới thiệu. Tôi tên Lập, anh bạn này tên Châu. Còn quý danh cô là... – Em tên là Quỳnh Hoa, các anh hứa là phải giữ lời đó à nghe! Tôi chọc ghẹo Quỳnh Hoa: – Nếu thế thì QuỳnhHoa phải đền cái gì mới được chứ! Tôi nhìn người con gái nước da trắng hồng, mịn màng như trứng gà bóc, đôi môi đỏ như cánh bích đào, cặp mắt to đen láy trông thật thông minh lanh lẹ, mái tóc thề phủ xõa ngang lưng, nụ cười tươi như hoa với hàm răng đều đặn như những hạt bắp vừa đủ lớn. Nhìn Quỳnh Hoa đứng giữa đám học trò nhà quê lem luốc bẩn thỉu, tôi có cảm tưởng nàng là bà tiên giáng trần, đang cầm cây đũa thần gõ trênđầu đám chúng sinh đầy đau khổ. Nàng rất bạo dạn tuy hơi lo lắng nhưng không có cái e lệ như những cô gái kinh thành. Tôi tự nhủ: – Bông hoa vương giả này sao lại mọc ở chốn rừng không mông quạnh này nhỉ? Quỳnh Hoa thấy tôi nhìn cô chăm chú, có vẻ mắc cỡ đôi má càng hồng hào thêm, còn đang phân vân chưa biết trả lời ra sao, Châu vội đề nghị: – Thôi bữa nào giải tỏa xong, đãi tụi này một bữa cơm dân dã được không Quỳnh Hoa? – Em nấu ăn dở lắm, nhưng em sẽ đãi các anh một chầu bún bò Huế, được không? Tôi làm bộ nuốt nước miếng: – Ôi chao, chưa thấy mùi mà đã thèm nhỏ dãi rồi. Có tiếng trực thăng từ xa vọng lại, chúng tôi từ giã Quỳnh Hoa rồi vội vã đốc thúc anh em binh lính để cuộc di chuyển được mau chóng. Bình, anh chàng tài xế xe jeep của tôi chạy lại hỏi: – Mình cần về hậu cứ lấy thêm gì nữa không ôngThầy? – Chắc đủ rồi, vả lại cũng không còn kịp nữa. Tôi móc túi đưa cho Bình một ít tiền lẻ và nói: – Em vào trong quán mua vài gói mì và một hộp trà, tối nay mình ăn mừng chiến thắng. Bình cầm tiền, nheo mắt chọc tôi: – Cái cô hồi nãy coi bộ chịu đèn ông Thầy lắm rồi đó nghe. Tôi thấy thích thú trong lòng nhưng cũng làm bộ chống chế: – Con gái đời nay đẩy đưa lắm, đừng tưởng bở. Trời bắt đầu đổ mưa khi trực thăng vừa bốc 2 khẩu đại bác. Tôi nhìn bầu trời đen nghịt mà lo lắng cho những giờ phút nguy hiểm gian lao sắp tới bởi vì tôi vừa phải chiến đấu với địch quân vừa phải yểm trợ cho quân bạn ngay từ phút đầu trong thời tiết mưa gió bão bùng này. Những cơn mưa trên miền núi thường dai dẳng và mang theo gió lạnh thấm đến tận xương tủy của những người lính Pháo Thủ, vừa thiếu ăn vừa phải làm việc cực nhọc. Tôi thầm hỏi liệu đêm nay trực thăng có kịp đổ quân để bảo vệ 2 con gà cồ của mình không? 2 khẩu đại bác cùng với 4 túi đạn 105 ly và chiếc xe Jeep được thả xuống một ngọn đồi trọc. Dưới cơn mưa tầm tã, đất đỏ lầy lội, đám pháo thủ thoăn thoắt làm việc: hì hục đẩy 2 khẩu pháo lại gần nhau, khuân vác đạn dược, dựng cây truyền tin, nhắm hướng súng. Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, những trái đạn đầu tiên đã được phóng đi liên tục để dọn bãi đáp cho 2 tiểu đoàn Bộ Binh đổ bộ xuống mục tiêu. Trận tái chiếm quận Phú Nhơn hôm đó đã thành công hoàn toàn nhưng Châu Đề Lô đã bị thương nặng, một mảnh đạn B40 của địch quân đã chọc một lỗ lủng lớn ở bụng của hắn. Toán Pháo Binh được di chuyển về phía sau quận hành chánh để sẵn sàng yểm trợ cho lực lượng bảo vệ quận. Một buổi sáng, sau khi sửa sang tuyến phòng thủ tạm ổn định, tôi ghé thăm Quỳnh Hoa. Ngôi trường chỉ bị thiệt hại nhẹ. Anh em quân nhân trong quận đang giúp một tay sửa sang những chỗ bị trúng đạn. Tôi đến bên lớp học của Quỳnh Hoa, nàng đang say sưa tập hát cho các em nhỏ. Có tiếng một em bé báo động: – Thưa cô có Ông Lính tới kiếm. Nàng quay lại, gật đầu chào. Tôi ướm thử xem nàng còn nhận ra tôi không: – Ông Lính kính chào Cô Giáo, Cô Giáo còn nhớ Ông Lính này không? Nàng không thể nhịn cười được lối diễu cợt của tôi, nhưng cũng chẳng chịu thua: – Ông Lính đi đâu mà lạc vô đây? – Ông Lính đi lạc vào Thiên Thai đó ạ, không biết Tiên Nữ có cho Ông Lính thăm rừng Đào Tiên không? Nàng cũng lém lỉnh không vừa trả lời tôi bốp chát: – Ông Lính tỉnh lại đi, đây là chốn phàm tục, làm gì có nàng Tiên nào đâu. – Chứ Quỳnh Hoa không phải là Tiên sao? Nàng nghe tôi khen không khỏi e thẹn: – Anh Lập làm Quỳnh Hoa mắc cỡ quá hà! Người ta xấu như ma mà so sánh với Tiên, anh có mơ ngủ không đấy? Anh Châu có khỏe không anh Lập? – Châu bị thương nặng đang nằm ở quân y viện Pleiku. – Trời ơi, có nguy hiểm lắm không anh? Thấy mặt Quỳnh Hoa biến sắc, tôi thấy hơi ghen tỵ với bạn mình, nhưng vội trấn an: – Chắc không đến nỗi nào, nhưng phải nằm nhà thương một thời gian. – Hôm nào anh có đi thăm anh Châu cho em đi theo với nghe. Tôi tự nhủ thầm sao nàng dễ xúc động như vậy nên hứa đại cho xong chuyện: – Cuối tuần tôi phải về hậu cứ nhân tiện ghé đón Quỳnh Hoa đi thăm Ông Châu luôn thể, được không? – Gia đình ảnh đã biết tin chưa vậy anh Lập? – Gia đình ảnh ở Pleiku đã được thông báo rồi. Tôi hỏi thăm qua loa về tình trạng trường ốc và nơi ở của nàng rồi vội vã cáo lui, hẹn gặp lại sáng thứ bảy. Quỳnh Hoa hiện ở trọ tại nhà bà Hiệu Trưởng, một người bạn cũ của gia đình nàng. Chồng bà cũng là một cựu quân nhân giải ngũ, có tiệm tạp hóa ngoài chợ. Sáng thứ bảy, tôi cho tập họp Trung Đội, giao doanh trại cho Ông Thượng Sĩ Thường Vụ rồi hối đám quân xa chuẩn bị xe cộ về hậu cứ lãnh lương thực và đạn được. Tôi gọi Bình vào văn phòng rồi dặn: – Bình à, coi lại xe cộ, xăng dầu đầy đủ, bữa nay mình về hậu cứ đồng thời ghé thăm ông Châu luôn thể. À hôm nay có một người bạn xin quá giang nữa nghe. – Ai vậy ông Thầy? – Cô giáo bữa mình gặp ngoài ngã ba Hàm Rồng đó nhớ không em? – Ồ, vậy em phải rửa xe cho thật sạch mới được. – Lính tác chiến màchú mày làm như lính kiểng ở thành phố không bằng, không sợ tụi hậu cứ nó cười sao? – Sức mấy mà tụi nó dám cười thầy trò mình. Tôi ghé lại nhà Quỳnh Hoa, nàng đã chờ sẵn, vẫn chiếc áo dài trắng hôm nào. Nét mặt vui vẻ, nụ cười tươi như hoa trông mới duyên dáng làm sao! Nàng bước ra cửa đón tôi: – Chào anh, mời anh vào trong nhà uống miếng nước đã. – Chào cô Quỳnh Hoa, cám ơn cô để khi khác, thôi chúng ta lên đường kẻo trễ. Đến hậu cứ, tôi nhận tiếp liệu rồi hẹn tất cả tập trung lúc 2 giờ chiều để trở ra Phú Nhơn. Tôi chở Quỳnh Hoa vào bệnh viện. Châu vẫn còn thiếp trong giấc ngủ mê, khuôn mặt trắng bệch, hơi thở yếu ớt. Bà mẹ của Châu nhìn thấy chúng tôi thì không cầm nổi nước mắt. Bà bắt đầu thút thít khóc. Tôi tự hỏi trong những ngày qua người mẹ đau khổ này đã đổ bao nhiêu nước mắt cho đứa con yêu dấu của mình. Chiến tranh thật tàn nhẫn! Nó như một con quỷ luôn luôn cười cợt trên sự đau khổ của con người. Nó lấy xác chết làm chiến lợi phẩm. Quỳnh Hoa nhìn thấy Châu, bỗng hai hàng lệ tuôn trào. Tôi đưa chiếc khăn tay, nàng cầm lấy, che lên mắt và đi vội ra ngoài. Tôi không ngờ nàng quá nhạy cảm và thương tâm như vậy đối với một người bạn mới quen. Tôi an ủi bà mẹ của Châu mấy câu rồi vội vã đi tìm Quỳnh Hoa. Nhìn nàng đứng dựa chiếc cột ngoài hành lang bệnh viện, đôi vai rung lên từng hồi, có lẽ nàng đã quá xúc động. Tôi chẳng biết làm sao để an ủi nàng. Miệng lưỡi cứng đơ, chân tay thừa thãi, tôi lặng lẽ đến bên nàng, mắt tôi cũng bắt đầu nhòa lệ, tôi ôm lấy đôi vai bé bỏng của nàng. Quỳnh Hoa quay mặt lại và úp mặt vào vai tôi khóc nức nở như một đứa con nít. Có lẽ những đau khổ thầm kín lâu nay được dịp tuôn ra theo dòng nước mắt. Tôi để mặc nàng khóc cho vơi mối thương tâm. Một vài người đi ngang dòm chúng tôi với đôi mắt dò hỏi rồi bỏ đi. Chuyện khóc lóc có lẽ quá bình thường ở nhà thương. Nàng khóc một lúc rồi im lặng, chỉ còn những tiếng nấc nghẹn ngào. Tôi an ủi nàng: – Em đừng khóc nữa, anh Châu chắc không đến nỗi nào đâu, mẹ ảnh nói Bác Sĩ cho hay ảnh đã qua cơn hiểm nghèo rồi chỉ chờ bình phục thôi. Nàng thì thầm bên tai tôi: – Em nhớ ba em hồi đó, cũng nằm ở bệnh viện này trong cơn hấp hối, nên em không cầm nổi nước mắt, xin anh tha lỗi cho em. – Anh xin lỗi em, không ngờ cuộc thăm viếng này đã gợi cho em những đau đớn như vậy. – Anh đừng nói vậy, anh không có lỗi gì cả, chỉ vì em tủi thân đó thôi. Khi đã tỉnh trí, nhìn thấy một bên vai áo tôi ướt đẫm nước mắt, có lẽ thấy hơi ngượng ngùng nên Quỳnh Hoa đẩy nhẹ tôi ra và lí nhí mấy lời xin lỗi. Tôi vội dìu nàng ra xe và rủ ra ngoài phố kiếm gì ăn.Tôi dẫn Quỳnh Hoa vào quán như một đôi tình nhân gắn bó bên nhau. Những cặp mắt nhìn soi mói của đám thực khách mà quá nửa là lính tráng khiến nàng hơi bối rối. Tôi nhìn nàng với đôi mắt nồng nàn, thầm cám ơn Thượng Đế đã cho tôi có dịp làm quen với người con gái dễ thương và thùy mị như vậy. Sự hiện diện của nàng trong đời sống cô đơn và đầy hiểm nguy ở nơi tiền đồn bất trắc khiến tôi thấy những gánh nặng trên vai bỗng nhẹ hẳn đi.QuỳnhHoa là một dòng suối ngọt, một bóng mát, một hy vọng, một nơi yên tĩnh, êm đềm cho linh hồn và thể xác mệt mỏi của tôi trong cuộc chiến tàn nhẫn đầy máu và nước mắt này.Tôi luôn cảm thấy rằng sau nét mặt vô tư ngây thơ, Quỳnh Hoa có một sức thu hút kỳ lạ, giống như một vùng đất mới chứa đầy những bí mật quyến rũ đối với những nhà thám hiểm. Đúng vậy, nàng chính là sự thiêng liêng kỳ bí, một vườn địa đàng cho riêng tôi. Tôi vẫn chưa hiểu tại sao nàng quá đau lòng khi thăm Châu trong bệnh viện nên muốn tìm hiểu thêm: – Quỳnh Hoa ở Phú Nhơn lâu chưa? – Độ gần 1 năm thôi, em ra trường sư phạm cấp tốc rồi xin đổi về đấy ngay. – Sao em không xin dạy ở gần nhà có phải tiện hơn không? – Ngày xưa, ba em làm QuậnTrưởng Phú Nhơn. Người đã bỏ cả cuộc đời để xây dựng và cải tiến cái quận đèo heo hút gió này. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dân chúng từ miền ven biển và từ ngoài Bắc di cư lên đây lập nghiệp rất đông, đã được chính quyền tận tình giúp đỡ. Nhưng rồi trong một cuộc đi thăm đồn điền của một xã phía tây quận lỵ, ba em đã lọt vào ổ phục kích và bị sát hại. Em lớn lên, muốn tiếp nối cái hoài bão của ba em là nâng cao dân trí để họ có thể hiểu được ý nghĩa của sự tự do, dân chủ, công bình và lẽ phải. Tôi thầm nghĩ những mỹ từ tự do, dân chủ thật quá mơ hồ đối với những người lính tác chiến, với đám dân quê nghèo thất học ở đây. Gia đình, vợ con, miếng cơm, manh áo, mạng sống, có lẽ gần gũi hơn. Tôi thấy vừa kính nể vừa thương hại người con gái mới lớn mang trong lòng một hoài bão quá lý tưởng, quá to lớn. Nàng đúng là một Tiên Nữ mà Thượng Đế đã gởi xuống cõi trần đầy khổ đau này. Sau nhiều lần đi thăm Châu, chúng tôi thấy gần gũi nhau hơn. Tôi tìm thấy ở nàng một niềm vui, một ước mơ, một mái ấm gia đình cho tương lai. Vùng đất hoang vu này trở nên tươi mát đáng yêu bởi vì chỗ nào cũng thấy đóa hoa quỳnh nở rộn ràng. Chúng tôi đã yêu nhau, có núi rừng và con sông nhỏ chảy qua quận lỵ làm chứng. Con sông thật hiền hòa và dễ thương như người tôi yêu.Bên bờ sông những hàng cây phượng vĩ nở đỏ rực mỗi mùa hè. Mùa mưa nước phù sa đỏ ửng từ trên ngàn chảy cuồn cuộn xuống ngập gần hết cây cầu sắt nhỏ bắc qua sông. Cây cầu nhỏ sơ sài có vài nhịp, bề ngang chỉ đủ cho 1 chiếc xe đò qua lại. Mùa nắng, nước cạn trơ những bãi cát trắng tinh. Người ta đào cát thành những vũng nước trong, gánh về để uống. Giữa lòng sông nước trong vắt chảy lững lờ, nhìn thấy cát và sỏi tận dưới đáy. Mấy chàng Pháo Thủ thường ra tắm sông để được chiêm ngưỡng những nàng thôn nữ cao nguyên ngực no tròn và tự nhiên một cách vô tư. Tôi yêu núi rừng cao nguyên, mỗi buổi sáng thức dậy đứng trên đồi nhìn chung quanh chỉ thấy một màu xanh rì, mênh mông như biển cả. Tôi yêu con sông bé nhỏ, tôi yêu cây cầu sắt cũ kỹ đưa người qua sông, tôi yêu hàng phượng vĩ học trò, tôi yêu sân trường tiểu học Phú Nhơn, tôi yêu con đường nhựa bé bỏng chạy qua quận lỵ và băng qua núi rừng cao nguyên. Tôi yêu và yêu rất nhiều, bởi vì ở đâu cũng thấy hình bóng của nàng. Tôi yêu vô cùng những buổi chiều hai đứa dẫn nhau ra bờ sông, lang thang dưới những hàng cây xanh um, hoặc ngồi trên thành cầu nhìn dòng nước hững hờ trôi. Nàng ngồi bên tôi, đong đưa hai bàn chân trắng muốt, cười nói vô tư như một Thiên Thần. Trời đất, vũ trụ, thời gian như ngừng hẳn, ôi đẹp đẽ và thanh bình đất nước tôi! Ở đó, bấy giờ, không nghe tiếng súng nổ, không nghe tiếng gầm gừ của máy bay phản lực, không gian hoàn toàn yên tĩnh. Chúng tôi đã dệt những giấc mộng tương lai đơn sơ và êm đềm. Tôi thì thầm bên tai nàng: – Quỳnh Hoa ơi, mai này chiến tranh chấm dứt, anh sẽ cất một căn nhà bên bờ sông này, em sẽ tiếp tục dạy học, còn anh sẽ biến vùng đất màu mỡ này thành một đồn điền trù phú, em có chịu không? – Anh trồng cho em một vườn trái cây mít, ổi, xoài, đu đủ, mảng cầu nghe anh. – Ừ, anh sẽ trồng bất cứ cây gì em muốn. – Anh hứa thương em và chiều chuộng em như ngày xưa ba yêu thương và chiều chuộng em nghe. – Anh hứa. – Anh đừng bỏ em, như ba đã bỏ em một mình, em sợ lắm. – Không, anh sẽ không bỏ em một mình. – Nghe anh nói thơ mộng và sung sướng quá, cám ơn Trời Phật đã cho em gặp anh. Có lẽ ba đã run rủi cho em gặp anh đó. Lập ơi, em thương anh lắm, anh biết không? – Sao em thương anh nhiều dữ vậy? – Không biết nữa, có lẽ em thấy anh giống ba em. Anh chiều chuộng em, anh là người lớn, bao dung, đại lượng, biết nhiều, hiểu nhiều. Anh biết không, hôm em gặp anh đi hành quân, em thấy anh oai hùng quá, giống như ba em ngày xưa. Mấy ông lính thương anh lắm phải không? – Không, mấy ông ấy ghét anh lắm. – Cái mặt xạo, ai mà ghét anh. Anh nhiều đào lắm phải không? Nói cho em nghe đi. – Có mình em thương anh thôi, thiệt đó. Tôi ngồi bên nàng, uống từng giọt tình yêu ngọt ngào, nghe trái tìm mình đập từng điệu nhạc run rẩy trên lối vào Thiên Đường chỉ có hai đứa chúng tôi. Nàng đã dạy cho tôi biết mơ mộng, thấy đời đáng yêu hơn, những thứ đó tôi đã đánh mất từ khi mới lớn, từ khi bước chân vào quân ngũ, tôi vẫn nghĩ tuổi trẻ của tôi đang đi vào ngõ cụt với những giấc mơ hãi hùng. Đời tôi thật trống rỗng nếu không có nàng. Tôi thấy yêu thương nàng quá đỗi. Quỳnh Hoa vẫn còn vẽ những giấc mơ của nàng nhưng tôi không còn nghe gì cả, chỉ thấy cánh môi hồng mấp máy, hơi thở thơm tho mùi mía lùi phà trên mặt tôi. Bất chợt, tôi ôm và hôn nàng say đắm, người nóng bừng như có dòng điện chạy ào ạt từ tim lên đầu. Nàng đẩy nhẹ tôi ra: – Coi kìa, người ta cười mình đó. – Ai mà dám cười mình. Nàng đánh trống lảng, bâng quơ hỏi tôi: – Anh ơi, cây cầu này có tên không anh? – Anh cũng chẳng biết nữa, hay là mình đặt cho nó một cái tên làm kỷ niệm nghe. – Em cho anh đặt đó. – Ừ, hay là mình gọi là Cây Cầu Biên Giới nghe em. – Cái tên nghe cũng hay đấy, nhưng mà nghe có vẻ chia ly quá. Giống như trong bài “Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu” của Nguyễn Văn Đông vậy. Tôi phì cười: – Mới thương nhau mà em đã nghĩ đến chuyện chia ly rồi. – Nhưng mà em sợ lắm, thời buổi chiến tranh... Lỡ mai này, anh bỏ em ở đây một mình, em buồn lắm đó. Tôi cố gắng đặt niềm tin vào trái tim đang hoang mang của nàng: – Không, anh sẽ không bỏ em một mình, anh sẽ xin với mẹ để cưới em, chúng ta sẽ mãi mãi bên nhau. Nàng reo lên sung sướng như một đứa con nít, mắt sáng ngời những tia hy vọng, rồi ôm lấy tôi. Ôi mùi thơm ngọt ngào, tôi làm bộ đẩy nhẹ nàng ra: – Coi chừng người ta thấy, họ cười mình đó. Vẻ mặt hân hoan, nàng không còn e dè gì nữa, trả lời tôi một cách táo bạo: – Ai cười hở mười cái răng! Thật không ngờ, nơi rừng rú hoang vu nguy hiểm này ai nghe đến cũng rợn tóc gáy. Bạn bè, người thân, lâu không gặp nhau, hỏi tôi bây giờ ở đâu, tôi trả lời ở quận Phú Nhơn tỉnh Cheo Reo, ai cũng lè lưỡi chọc tôi bộ hết đất rồi sao lên miền Thượng ở vậy, tôi chỉ cười khì. Bây giờ tôi đã có lý do để trả lời họ... Bởi vì tôi mê hoa quỳnh, thế thôi. – Anh làm gì ngồi thừ ra thế, hãy nói tiếp về tương lai của chúng ta cho em nghe đi. – Anh đang sung sướng quá nên làm 1 bài thơ kỷ niệm. – Ồ, anh biết làm thơ nữa sao? Hãy đọc em nghe đi, em sẽ thưởng cho anh. – Ừ, anh đọc thơ con cóc, em đừng cười nghe. Em biết thơ con cóc không? Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra. Nàng đọc tiếp: – Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi...với anh!!! Em thích thơ con cóc lắm. Em sẽ làm con cóc như trong chuyện cổ tích gì đó, anh học trò có người vợ cóc xấu xí, đêm đêm hiện nguyên hình là một nàng Tiên săn sóc cho chồng. Ban ngày là một con cóc lẽo đẽo theo chồng. – Nếu em là một nàng Tiên cóc, anh sẽ bỏ em vào ba lô mang theo khi đi hành quân để lúc nào em cũng ở bên anh. – Anh phải đọc thơ cóc cho em nghe. Ơ, nếu vậy mấy ông lính sẽ gọi anh là người điên đó. – Điên vì em, thì anh cũng chịu. Nàng bá cổ tôi nũng nịu: – Thôi đừng đánh trống lảng, đọc thơ con cóc cho em nghe đi anh. – Ừ, anh đọc nghe, cấm cười đó, đứa nào cười anh khóa miệng lại cho mà coi. Thế là tôi phải đọc bài thơ con cóc của tôi cho nàng nghe: Chiều về thấp thóang bên sông, Thấy Quỳnh thơm ngát thấy lòng xôn xao. Nàng cười rũ rượi, hai tay đánh liên hồi vào vai tôi. Một ngày như mọi ngày trôi qua, trong thung lũng tình yêu, bên cây câu biên giới, nỗi chết đã chịu tạm rút lui, để nhường chỗ cho tình yêu hoa bướm ngọt ngào. Tôi lấy con dao găm đeo bên mình khắc câu thơ trên thành cầu sắt để đánh dấu một chặng đường yêu đương... ****** Tôi đánh rơi giấc mơ trên con đường nóng bỏng khi nghe ông tài xế léo nhéo bên tai: – Anh muốn vào chợ hay đến nhà ai ở quận PhúNhơn? Tiếng người tài xế kéo tôi về thực tại. Giấc mơ thật ngắn ngủi, như cuộc tình của chúng tôi. – Anh cho tôi lại trường tiểu học. Quang cảnh vẫn không thay đổi mấy, ngôi trường tiểu học vẫn như xưa. Thời gian như ngừng trôi ở quận lỵ nhỏ bé này. Phố chợ đìu hiu vẫn còn kia, hàng rào kẽm gai chung quanh doanh trại nơi tôi đóng quân vẫn còn đó, nhưng chẳng ai biết đến một người con gái đẹp như hoa quỳnh đã từng in dấu chân nơi chốn này. Hình ảnh ngày xưa vẫn còn đủ chỉ thiếu một người. Tôi hối người tài xế chạy ra phía cây cầu. Chiếc cầu sắt nhỏ bé đầy dấu kỷ niệm, tôi như trong giấc mơ, chàng Tú Uyên ngày xưa khi tỉnh giấc không thấy người đẹp trong tranh đâu nữa, chắc cũng ngỡ ngàng như tôi hôm nay thôi. Tôi bước lên cầu, ngồi đúng vào chỗ ngày xưa chúng tôi đã từng có một thời mơ mộng. Tôi ngồi bệt xuống, hai chân đong đưa, mắt nhìn xa xăm trên những ngọn phượng vĩ bên sông, cố tìm chút nắng vàng ngày xưa của một buổi chiều tà. Tìm mãi cũng chẳng thấy đâu, không thấy một dấu tích gì của nàng. Nơi thành cầu này tôi đã hôn những nụ hôn đầu tiên trong đời, vẽ những giấc mơ đầu tiên trong đời và những bài thơ con cóc đầu tiên trong đời tôi. Đúng là cây cầu chia ly như nàng đã nói. Bây giờ nàng ở đâu, hay đã bỏ xác trên tỉnh lộ Số 7 trên đường di tản về Tuy Hòa. Ồ phải rồi, tôi phải tìm lại bài thơ con cóc, có lẽ đó là kỷ niệm duy nhất còn lại của tôi với nàng. Tôi dò từng tấc sắt trên thành cầu, bài thơ còn đó nhưng đã dài thêm hai câu: Chiều về chiều vẫn một mình, Trách người năm cũ bỏ tình bơ vơ. ****** Tôi bay về Hoa Kỳ lòng buồn miên man, bao nhiêu háo hức của ngày trở lại Việt Nam đã tiêu tan đâu mất chỉ còn lại sự mệt mỏi và chán chường. Tôi đã đi mọi nơi, để tìm tung tích của Quỳnh Hoa nhưng cũng không có tin tức gì. Ngày ấy nếu tôi không bị kẹt ngoài Huế, chắc chúng tôi đã chết bên nhau hay cùng nhau lênh đênh trên con tàu vượt biển. Thời gian thấm thoát trôi đi, tóc tôi đã bắt đầu điểm bạc. Mỗi lần đi đâu, thấy bóng dáng mái tóc thề và chiếc áo dài trắng lòng tôi lại xôn xao như ngày nào bên chiếc Cầu Biên Giới. Minh Đạo Nguyễn Thạch Hãn |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 22/Oct/2024 lúc 8:13am |
Những oan hồn trên Đại Lộ Kinh HoàngMột
người lính TQLC, nước mắt chan hòa, đứng lặng giữa hàng trăm, hàng ngàn
xác chết bên cạnh những chiếc xe đạp, xe gắn máy, nằm ngổn ngang, chỏng
gọng, những gồng gánh, bao bọc bị đạn pháo đổ ra tung tóe. Những chiếc
xe jeep, xe thùng hồng thập tự, vết đạn xuyên lỗ chỗ. Ngọn gió Lào nóng
rát mặt đẩy đưa cánh cửa xe cho thấy những xác người nằm trên băng ca,
những cọng băng phất phơ chỉ còn bám vào bộ xương khô bởi mấy rẽ xương
sườn. Có
bộ xương em bé nằm trên bộ xương người mẹ dưới một bụi gai. Có xác khô
đét như người tiền sử nằm giữa đám cỏ may bên lề đại lô… Có xác nằm sấp,
có xác nằm co như còn mong bờ đất dưới ruộng che chở cho mình thoát tầm
đạn giặc… Tất cả im, không có tiếng người, không có tiếng chim. Chỉ có những tiếng phành phạch của những tấm bạt xe, những mảnh quần, vạt áo cứng còng vì bê bết máu khô đang bị gió lùa bay lên như những cái vẫy tay kêu cứu. Thỉnh thoảng, có một mảnh vải, một mảnh băng tuột ra, bay bổng theo gió rồi mắc trên những bụi cây gai trên đồng trống khô cằn… Trên
mặt lộ, mỗi xác chết như đã in hình dáng của mình trên nhựa đường bằng
một quầng đen đậm. Đó đây, giữa đám xác người, người ta còn nhìn thấy
rải rác những đuôi đạn súng cối 61 ly và B40 là những vũ khí có tầm xa
không quá 1 cây số nằm ngổn ngang. Thì ra cộng quân đã đứng rất gần để
tác xạ vào đám dân Quảng Trị chạy loạn. Họ đã bắn như bắn bia. Bắn cho
chết đến người cuối cùng. Bất kể đàn ông, đàn bà. Bất kể người già hay
trẻ thơ. Thật là rùng rợn. Hình ảnh này trong trận tấn công “Mùa Hè Đỏ
Lửa năm 1972” ghi sâu mãi mãi trong ký ức của những người đã chứng kiến
thảm-cảnh người dân Quảng Trị phải gánh chịu và tội ác chiến tranh của
những người Cộng Sản. Đoàn
quân tiến ra Quảng Trị, trả lại sự lặng yên, hiu quạnh cho đoạn đường
chết chóc. Thoáng nhìn trong đội hình, có người làm dấu thánh giá, có
người chắp tay niệm Phật. Chỉ tiếc không có nén hương, ngọn nến thắp lên
để sưởi ấm những oan hồn mà thân xác còn phơi giữa đồng khô, cỏ cháy. Đoạn
đường mang tên “Đại Lộ Kinh Hoàng” nay không còn xác chết, không còn
dấu vết của tội ác. Họ đã được thân nhân mang về mai-táng ngay sau đó.
Nhưng từ năm 1975 mỗi năm đến ngày giỗ tập thể, hàng ngàn gia đình ở
vùng quê hương Quảng Trị chỉ âm thầm thắp nén hương thơm tưởng nhớ.
Không ai dám hé răng nửa lời. Có những người không còn thân nhân thì mồ
hoang, mả lạnh, không chút khói hương. Nghĩ đến xót xa làm sao! Họ đã
chết tức tưởi mà đến nay họ còn u uất nơi bờ cao bụi rậm, không sao siêu
thoát được. Hẳn họ không sao có thể ngờ được là 50 năm sau, người đời
vẫn còn nhớ thương họ… Tin
từ trong nước cho biết, Trong thời gian từ ngày 28-4 đến ngày 2-5-2002
vừa qua, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Trị đã tổ
chức tại chùa Long-An thuộc quận Triệu Phong đàn tràng cầu siêu cho
những nạn nhân bị Cộng Sản sát hại trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm
1972 tại Quảng Trị... Đại lễ được sự hộ niệm của quý thầy từ các vùng
lân cận, đặc biệt của Tăng Đoàn Thừa Thiên – Huế. Người ta ghi nhận, có
quý Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Hòa Thượng Thích Như Đạt, Hòa Thượng
Thích Phước Duyên cùng đông đảo quý Thượng Tọa, Đại Đức và Tăng Ni. Trong suốt thời gian đại lễ, đồng bào hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị đã tề tựu rất đông để tham dự, có những buổi lên đến vài ngàn người, mặc dù chính quyền địa phương đã cho cán bộ đi từng nhà để ngăn cản, đe dọa, chặn đường, cấm cho thuê xẹ Thượng tọa Thích Hải Tạng, trụ trì chùa Long An cho biết, nhân dịp này, đồng bào đã mang hàng trăm linh vị các nạn nhân của cộng sản trong Mùa Hè Đỏ Lửa đến chùa để xin được giải oan siêu thoát. Trước
khi khai đàn, theo nguyện vọng của đồng bào, quý Thầy đã vào tận Đại lộ
kinh hoàng, từ Cầu Dài về phía Hải Lăng, để rước thỉnh các hương linh
của nạn nhân cộng sản về đạo tràng chùa Long An. Một tiết mục đặc biệt
khác của đại lễ là lễ Phóng sinh đăng, kết thuyền hoa đăng cúng ngay
trên dòng sông Thạch Hãn. Vào ngày cuối của đại lễ, cũng có một trai đàn
chẩn tế để giúp đỡ cho các gia đình nghèo khổ cơ nhỡ tại địa phương. Người
lính TQLC của 50 năm trước, hôm nay cũng chan hòa lệ rơi khi được tin
những oan hồn uổng tử trong Mùa Hè Đỏ Lửa trên Đại Lộ Kinh Hoàng đã được
tăng ni phật tử tới tận nơi rước vong về chùa giải oan, siêu thoát. Họ
không những được sự tế độ của chư tôn đức mà còn được sự tưởng nhớ của
hàng ngàn Phật tử Thừa Thiên, Quảng Trị và hàng triệu đồng bào ta tưởng
nhớ tới ho.. Hơn 2 triệu người Việt sống tha hương trên đất khách quê
người cũng hướng về Quảng Trị, hướng về Đại Lộ Kinh Hoàng và thắp nén
hương lòng tưởng nhớ tới họ, cầu nguyện cho họ được siêu thoát và được
tiêu-diêu miền cực lạc. Việt
Nam còn nhiều oan hồn còn dật dờ nơi nhà tù, trại giam, ven rừng, ven
suối, hoang đảo, đại dương. Việt Nam còn nhiều anh linh những người đã
hy sinh để bảo vệ bờ cõi, chiến đấu giải phóng dân tộc. Những vị này đã
bỏ mình vì sự độc ác của đảng và chế độ cộng sản trên quê hương thân yêu
của chúng ta. Cả nước cần cầu siêu cho ho.. Nhưng điều cần phải làm là rửa hờn cho họ và tiếp nối ý chí anh dũng của họ…
Trần Đức |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 26/Oct/2024 lúc 9:22am |
Lính mà em Em trách anh gửi thư sao chậm trễ Em đợi hoài em sẽ giận cho xem Thư anh viết bao giờ anh muốn thế Hành quân hoài đấy chứ, Lính mà em! Anh gửi cho em mấy nhành hoa dại Để làm quà không về được em ơi Không dự lễ Nô-en cùng em được Thôi đừng buồn em nhé, Lính mà em! Ngày nghỉ phép anh cùng em dạo phố Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm Em xót xa đời anh nhiều gian khổ Anh mỉm cười rồi nói, Lính mà em! Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm Anh che em khỏi ướt tà áo tím Anh quen rồi không lạnh, Lính mà em! Anh kể em nghe chuyện trong này Trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu Thư anh viết chữ mờ nét vụng Hãy hiểu dùm anh nhé, Lính mà em! Ghét anh ghê chỉ được tài biện hộ Làm cho người ta thêm nhớ thương Em xa lánh những ngày vui trên phố Để nhớ người hay nói, Lính mà em! 1967 Lý Thụy Ý |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 29/Oct/2024 lúc 7:33am |
Một thân hữu vừa gửi tới tôi một câu chuyện tù của tác giả Nguyễn Như Ý. Đọc xong tôi thừ người suy nghĩ. Chuyện có thật hay chăng? Nhưng tác giả đã kể tên thật của những nhân vật trong chuyện lại còn ghi rõ tên các trại tù, nếu không tin thì tự cảm thấy có lỗi, mà tin thì…bán tín bán nghi! Thôi thì cứ kể lại nơi đây. Thực hay không, nhờ trời. Tác giả bị kết tội “phục quốc” và bị kêu án tử hình. Trong trại biệt giam cho các tử tội, tác giả gặp một nhân vật tên là “Chú Ba” nguyên là Trung Tá trong quân đội Cộng Hòa. Tên ông là Đinh Văn P… Ông này, sau khi Cộng sản chiếm miền Nam đã không ra trình diện mà còn dẫn một đoàn quân hỗn hợp gồm sĩ quan và lính của đủ các binh chủng vào rừng, lập chiến khu kháng chiến. Năm 1977, Trung Tá P. bị bắt khi nổ súng chiến đấu chống lại Cộng quân khi chúng tấn công bao vây chiến khu của ông và bị kết án tử hình. Trong một đêm giông bão, ông Trung Tá thấy tác giả khóc vì nghĩ tới vợ con và cái chết trông thấy trước mắt khi mới hơn hai chục tuổi đầu bèn nhìn và nói: “Chú em yên tâm đi vì chú em sẽ không bao giờ chết vì cái bản án tử hình này đâu. Đừng có nản chí!”. Anh Ý tỏ vẻ không tin. Ông Trung Tá coi kỹ cho anh một quẻ bói. “Ông kêu tôi khấn vái một câu gì đi rồi nói cho ông biết, căn cứ vào đó, ông sẽ coi cho tôi một quẻ.Và tôi đã khấn: “Cầu xin Trời Phật, những vị khuất mày khuất mặt cho con biết tương lai hậu vận của con ra sao”. Chú Ba dùng chai dầu gió Song Thập viết dòng chữ này xuống nền xi măng, rồi chú gạch gạch, xóa xóa, viết ra thành một dề số chi chít, kín cả tấm bản xi măng. Sau mươi phút im lặng, nhìn vào dề số chằng chịt đó, mặt ông dãn ra, tươi hẳn lên, ông thở một cái khì như cậu học trò vừa giải đúng được một bài toán khó. Chú nói: “Chuyện đầu tiên tao muốn nói với chú mầy là tao xác định chú mầy sẽ không chết trẻ như vầy đâu. Mạng của chú em mầy rất lớn vì nhờ luôn có ông Quan Đế Thánh Quân với lại nhiều vị Ơn Trên phò hộ. Chú em mầy thọ ghê lắm, tới gần ngót nghét một trăm tuổi lận đó! Hồi nhỏ thì hơi khó nuôi nhưng càng già thì càng mạnh giỏi, không có bệnh tật gì tầm bậy tầm bạ như người khác đâu. Từ bây giờ cho tới đó, có bỏ chú em vô cối mà giã thì chú em cũng văng ra, sống khỏe re. Bây giờ là tháng tư âm lịch phải hông, tới tháng mười, tức là sáu tháng nữa thì chú em sẽ thấy kết quả cụ thể là chú em sẽ không chết. Rồi đó, coi như chú em biết mình sẽ còn sống dài dài. Hễ còn sống tới già thì còn rất nhiều chuyện phải lo, vậy chú em muốn biết thêm chuyện gì nữa đây?” Ông Trung Tá cho anh Ý biết thêm một số chuyện. Chuyện buồn. Hai vợ chồng không có số sống gần nhau, đứa con gái nhỏ của vợ chồng anh phải cho làm con nuôi một người ruột thịt. Hai điều này sau đó đều đúng. Vợ anh theo một đoàn cải lương và khi chết không ai trong gia đình được biết. Đứa con gái do người anh vợ của anh nuôi cho tới khi lấy chồng. Án tử hình của anh sau đó được giảm xuống tù chung thân, rồi 20 năm. Khi anh ở được 10 năm thì, năm 1988, được cho về làm…tù tại gia theo chính sách mới áp dụng cho các tù chính trị theo đó thì “ nếu các tù nhân đã thụ án được nửa bản án, không có thành tích trốn trại, không bị giam kỷ luật vì phạm nội quy trại, được gia đình làm giấy bảo lãnh ...thì được phép "cải tạo không cách ly xã hội", nói nôm na là được trại giam cấp một giấy chứng nhận đang cải tạo không cách ly xã hội, mang về trình công an tại địa phương cư trú rồi ở lại nhà mình, đi làm ăn kiếm sống, nuôi gia đình như một người bình thường. Hàng tháng, tù nhân phải quay về trại đổi giấy chứng nhận và đóng cho trại một số tiền, gọi là tiền công lao động đóng góp cho quỹ của trại. Số tiền này không phải là nhỏ, nhưng có rất nhiều gia đình cắn răng ăn mắm húp dòi, chắt mót, tiện tặn để mua sự tự do (!) cho chồng con, cha anh”. Nhưng chuyện ly kì hơn là chuyện ông Trung Tá P. quả quyết là năm 1989, lúc 38 tuổi, anh Ý sẽ cưới người vợ thứ hai. Người vợ đó sẽ là một cô gái lai nhiều dòng máu, ở gần nhà, có quen với gia đình anh và biết cả cô vợ cũ của anh, anh bị động trong chuyện quen cô gái này và đám cưới sẽ diễn ra khi đang có đại tang. Ngộ một điều là các đồng tù trong trại A-20 của anh Ý như linh mục Đ., đại đức T.T.S., Đại Úy Địa Phương Quân H.M.Q., Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Công Binh H.Q.T. đều có chấm tử vi cho anh Ývà nói đúng y chang như Trung Tá P. về người vợ sắp cưới của anh Ý. Sự việc về sau xảy ra đúng y chang như vậy.
Phải chăng cuộc đời của mỗi người đã được một lực vô hình nào đó…thảo chương trước rồi cứ thế mà diễn tiến? Rất nhiều người không tin như vậy. Nếu tất cả đã được định đoạt trước, tước hết quyền tự do của con người, thì cuộc đời còn chi để hoa lá cành. Sống là cứ ỳ ra cho một lực vô hình dẫn dắt mình đi. Đi tới đâu, không ai biết được trừ những người đọc được tương lai. Sống như thế chán chết. Cứ như con trâu bị xỏ mũi! Cuộc sống hứa hẹn những bất ngờ hơn nhiều. Tất thảy chúng ta được sinh ra đời rất ngẫu nhiên Và số phận cũng ngẫu nhiên đưa đẩy con người đến những bến bờ không định hạn. Nào ai có thể chọn quê hương cho mình. Cũng như việc chúng ta không thể chọn nguồn cội. Ngẫu nhiên ngày cha mẹ yêu nhau định hình một sinh linh Có ngôi sao vô tình xoẹt ngang định mệnh Con gái, con trai, Đàn ông, đàn bà… Kẻ bình thường, người tài năng… Sống bên nhau mà thành dân tộc. (Trần Bình) Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người hay thắc mắc về thân phận. Một câu nhạc của ông: Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời? Tại sao có tôi trên cõi thế này? Nghe nhức đầu! Muốn hết nhức đầu thì cứ nghĩ là do sự ngẫu nhiên. Này nhé, bụng mẹ có biết bao nhiêu cái trứng và số lăng quăng của cha là bao nhiêu triệu. Vậy mà một đêm đẹp trời (đêm thì làm sao mà đẹp trời được!) cha mẹ bỗng…văn nghệ, một cái trứng nào đó trong bụng mẹ và một con lăng quăng trong hàng triệu con lăng quăng phát xuất từ cha bỗng gặp nhau ở góc phố và bắt tay nhau tạo ra một sinh vật. Rất tình cờ. Rất ngẫu nhiên. Cái thứ ngẫu nhiên mà xuất hiện thì có chi đâu mà vênh mặt. Thế nhưng cái hạt cát hình hài đó là một sản phẩm loại xịn. Rất ngất ngưởng. Rất trời. Ta thấy nơi ta trục đất ngừng Và cùng một lúc trục trời ngưng Sao không, hạt bụi trong lòng trục Cũng đủ vòng quay phải đứng dừng (Mai Thảo)
Chỉ một hạt bụi cũng đủ làm điên đảo trời đất bởi vì trời đất cũng chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên. Khoa học ngày nay cho rằng vũ trụ chúng ta đang sống là kết quả của hai thứ ngẫu nhiên: sự bùng nổ Big Bang và sự tiến hóa. Giải thích như vậy là…vô thần! Vũ trụ này, trái đất này là công trình sáng tạo của một Đấng Tối Cao mà phe Thiên Chúa Giáo gọi là Thượng Đế. Không có cái thứ ngẫu nhiên nào mà lại có bài bản, đầy hài hòa, nhịp nhàng như mặt trời lên xuống, mặt trăng ẩn hiện, mùa màng tốt tươi như vậy được. Hồi tôi còn học tại trường Chu Văn An, lớp Đệ Nhất ban Văn Chương, trong một giờ siêu hình học, cha Khiết đã dựa vào sự hài hòa này để chứng minh có Thượng Đế dựng nên trời đất. Dĩ nhiên có sự tranh cãi. Cũng là cho vui vậy thôi. Chiếc áo dòng đen trên người vị Giáo sư trên bục giảng là câu kết luận của cha Khiết khi tiếng chuông hết giờ reo vang. Trời đất có ra sao đi nữa, cứ trực chỉ cái lều của bác cai mà ba chân bốn cẳng chạy tới tranh dành một ly chè đậu đen mát lạnh cái đã. Vài năm sau đó, cũng trong một giờ triết tại Đại Học Văn Khoa, cha Cr***, tên Việt Nam là Đỗ Minh Vọng, cũng quay quắt trong cơn lốc lý luận của đám học trò đang tuổi muốn khẳng định những kiến thức mới mẻ của mình. Chiếc áo dòng của cha Vọng màu trắng, lẫn với màu phấn, rất nhạt nhòa, không thể là một khẳng định. Nhưng cuối cùng cha khẳng định bằng một câu nói rất nhỏ nhẹ nhưng đã dẹp tan loạn tranh cãi: “Các anh chị muốn nói chi thì nói nhưng tôi tin như vậy!”.
Ông bạn Kiệt Tấn của tôi cũng thích tranh cãi. Thấy bạn cứ hết em nọ tới em kia, hết Tuyết nơi quê nhà đến Diane người em xóm học, tới Louise xứ tuyết Quebec, tưởng vũ trụ của anh nằm gọn thon lỏn trong đám đồng cỏ nhỏ nhoi. Nhưng không, anh cũng nhìn xa ra phết! “Cho đến sự xuất hiện của muôn loài cũng có tính cách ngẫu nhiên. Đời sống trên trái đất tiến hoá theo hai mô thức: tiệm tiến (từ từ), và đột biến (mutations). Nếu giữ nguyên di sản ADN thì giống nào sinh ra y chang giống nấy. Nhưng đôi khi trong lúc di truyền, ADN bị sao chép sai - giống như làm photocopy mà không được giống hệt như bản chánh. Vì ADN bị sao chép sai nên một giống khác xuất hiện. Và cứ thế... cứ thế... cuối cùng đưa tới tình trạng đa dạng (biodiversité) của đời sống (cho nó đỡ buồn!) như hiện nay. Cái sự kiện "sao chép sai" có tính cách ngẫu nhiên. Khoa học chưa giải thích được minh bạch vì sao. Đại khái, khoa học quan niệm: "Ngẫu nhiên là những gì không thể định trước được". Tuy nhiên, có một điều mà khoa khảo cổ biết chắc là giống primates, tổ tiên chung của giống khỉ và giống người homo đã xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 10 triệu năm. Loài primates sinh ra giống khỉ trước. Sau đó, cách đây khoảng 5 triệu năm, khi sao chép ADN của mình, một loài khỉ vụng về (chimpanzé?) đã lơ đễnh không sao y bản chánh, bởi vậy nên giống người homo mới xuất hiện: ADN của con khỉ chimpanzé và "con khỉ homo" giống nhau tới mức 98%, khoa di truyền đã phân tích kỹ và xác nhận như vậy. Khi biết được điều nầy, con khỉ có "đỉnh cao trí tuệ" (như Hitler chẳng hạn) chắc sẽ giận run cả người. Có biết đâu giống khỉ chimpanzé cũng đang hối hận ngày đêm vì đang bị con cháu mình săn đuổi và diệt chủng khắp nơi trên trái đất. Một gương báo hiếu kỳ lạ, không có trong bộ "Nhị thập tứ hiếu" của Ba Tàu. Đức Khổng Tử mà biết được chắc sẽ buồn năm phút. Ngài sẽ ngửng mặt lên trời khóc ba tiếng cười ba tiếng mà than rằng: "Di hầu nan! Di hầu nan!" "Làm khỉ khó lắm thay! Làm khỉ khó lắm thay!" Tới Hầu VươngTề Thiên đã từng đánh Trời cũng phải khỏ thiết bảng lên đầu mà khóc thét! Mới biết "ham vui một phút, để hận muôn đời”.
Nếu cứ đi theo ông bạn Kiệt Tấn của tôi thì tất cả chỉ là ngẫu nhiên. Từ anh vũ trụ tới cái giống người và tới cái thằng tôi đều là một thứ…ngẫu hết. Vậy thì đời sống của mỗi con người trong cái quả địa cầu ngẫu nhiên này có xảy ra vô số những chuyện ngẫu nhiên cũng là sự thường. Sách báo ghi lại thiếu giống những chuyện ngẫu nhiên, trùng hợp đến mức khó tin.
Một đêm tháng 7 năm 1930. Trời nóng bức. Viên cảnh sát Allan Folby ở Texas bị đụng xe. Một động mạch chủ ở chân bị đứt. Máu chảy ra xối xả. May thay có một khách qua đường tình cờ đi ngang qua vội vàng dùng gạc băng bó vết thương rồi mang ông đi bệnh viện. Nếu không có thể ông đã bị mất máu và chết. Năm năm sau, vẫn đang hành nghề cảnh sát, ông Allan Folby được phái tới để điều tra một tai nạn xe hơi. Tới nơi, ông thấy một người đàn ông nằm trên đường, máu chảy lênh láng vì đứt động mạch chủ ở chân. Giống hệt vết thương của ông. Nạn nhân tên Alfred Smith, người đã cứu ông 5 năm trước!
Năm 1899, giữa công viên thành Taranto ở Ý, một người đàn ông bị sét đánh chết đứng. Ba chục năm sau, 1929, con trai ông cũng bị một cú sét kinh hoàng quật chết. Hai chục năm sau nữa, vào ngày 8 tháng 10 năm 1949, Rolla Primarda, cháu trai của nạn nhân thứ nhất đồng thời là con trai của nạn nhân thứ hai, cũng bị một cú sét sơi tái. Ai bảo số 9 là số hên! Sét hình như là một thứ thù dai. Đánh chết tới ba đời nhà Primarda. Lại còn đánh một ông tơi tả tới 4 lần. Ông xui tận mạng này là Thiếu Tá Summerford của quân đội hoàng gia Anh. Lần đầu, vào tháng 2 năm 1918, ông bị sét đánh ngay trên chiến trường Flanders. Ông ngã ngựa và bị liệt hết thân dưới, từ thắt lưng trở xuống. Ông được xuất ngũ và trở về sống tại Vancouver. Sáu năm sau, vào mùa hè năm 1924, ông đi câu. Khi đang ngồi câu thì sét lại tới hỏi thăm. Ông bị liệt hết nửa người bên phải. Phải mất hai năm ông mới tạm phục hồi và đi lại được chút ít. Đúng sáu năm sau nữa, năm 1930, trong lúc đang thơ thẩn giữa công viên, ông lại bị nhào vì một cú sét. Hai năm sau ông hui nhị tì. Ông chết nhưng vẫn chưa hết duyên với sét. Bốn năm sau khi ông mồ yên mả đẹp, tức là đúng chu kỳ 6 năm như ba lần sét đánh trước, một cú sét đã phá hủy toàn bộ khu mộ của ông!
Sét có dính líu chi tới văn học nghệ thuật không? Không! Nhưng sự trùng hợp thì có. Lần này là sao chổi, thứ sao ít xuất hiện nhưng mỗi lần xuất hiện là một biến cố. Nhà văn liên quan tới sao chổi Harley là Mark Twain. Ông sinh vào đúng ngày sao chổi xuất hiện vào năm 1835. Và theo đúng chu kỳ, sao chổi Harley chỉ trở lại vào năm 1910. Một năm trước đó, năm 1909, nhà văn có khiếu khôi hài này đã dại dột ước: “Harley đã mang tôi đến năm 1835, tôi hy vọng sang năm, khi tái xuất hiện, nó sẽ mang tôi đi”. Cầu được ước thấy, sao chổi Harley đã mang ông đi thật vào năm ông được 65 tuổi, đúng tuổi ăn tiền già. Quên, hồi đó chưa có tiền già!
Đó là ngẫu với tác giả, đây là ngẫu với tác phẩm. Chuyện xảy ra vào năm 1974. Tài tử gạo cội Anthony Hopkins được giao một vai diễn trong phim “The Girl of Petrovka” được quay theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn George Feifer. Chàng tải tử rất thích vai diễn này nên cất công đi xe lửa tới Luân Đôn để mua cuốn tiểu thuyết về coi. Chàng kiếm đỏ mắt cũng không ra một cuốn trong các tiệm sách. Sách đã tuyệt bản. Chàng thất vọng quay về ga xe lửa Leicester đón tàu trở về. Trong khi chờ tàu, Anthony Hopkins tới ngồi nơi một ghế đợi. Bỗng chàng thấy cuốn tiểu thuyết nằm chình ình trên ghế. Chắc có ai bỏ quên. Chàng vơ vội mang về nhà đọc. Hai năm sau, trong khi đoàn làm phim đang quay ngoại cảnh tại thủ đô Vienna của Áo thì tác giả cuốn sách bất ngờ tới thăm chàng tài tử chính. Trong khi trò chuyện, nhà văn George Feifer than phiền ngay chính ông cũng chẳng còn bản nào của cuốn truyện ăn khách của chính ông. Quyển cuối cùng của ông, có những chú thích ông ghi bằng tay, ông đã cho một người bạn mượn và người này đã đánh mất ở Luân Đôn. Nghe nói, Anthony Hopkins linh cảm cuốn chàng nhặt được trên ghế đợi ở sân ga có thể là cuốn bị thất lạc, chàng bèn lấy ra đưa cho ông nhà văn coi. Đúng boong! Chính hắn.
Ngẫu nhiên là thứ mà các nhà văn rất khoái dùng để đưa đẩy câu chuyện. Nó tạo đột biến cho tác phẩm mang lại sự hấp dẫn trong tiểu thuyết. Nhưng nếu lạm dụng sự ngẫu nhiên thì tác phẩm rơi vào giả tạo. Hư cấu là cần trong nghệ thuật viết văn nhưng hư cấu một cách vô tội vạ sẽ làm cho tác phẩm xa rời thực tế. Bởi vậy nên một nhà văn có kinh nghiệm luôn thận trọng trong việc đưa đẩy truyện bằng ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên phải mang tính tất yếu của cuộc sống. Có vậy đời sống trong tiểu thuyết mới đi đôi với đời sống đích thực ngoài đời làm cho độc giả sống theo nhân vật tiểu thuyết mà vẫn ngỡ chân mình còn chạm đất! Viết hồi ký như tác giả Nguyễn Như Ý thì khác. Cứ...ngẫu thoải mái. Miễn là viết sự thực! |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 101 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |