Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2024 lúc 1:09pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Sep/2024 lúc 9:39am

Con Gái Rượu 

Những%20bài%20thơ%20về%20con%20gái%20rượu%20của%20cha,%20thơ%20về%20con%20gái%20yêu%20của%20mẹ

Tôi gặp cha con họ trong một quán phở gần nhà thờ Ba Chuông, hồi năm 80 hay 81 gì đó.

Tối đó trời mưa. Đi chơi về khuya, tôi tấp vào quán phở. Quán vắng khách, chỉ có hai người: ông già và cô gái. Họ đang uống rượu, thủ thỉ nói chuyện.

Tô phở đã kết thúc mà mưa chưa dứt. Sài Gòn mưa tháng Bảy nhì nhằng bất kể lúc nào, tối khuya hay nửa đêm về sáng cũng không chừa…

- “Chú em qua đây làm một ly cho ấm bụng”, ông già nâng ly nói với qua.

Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Mưa rả rích thế này, đang thèm rượu, mà uống một mình, cay ai chịu nổi! Không khách sáo, tôi bước qua bàn ông, cạn ly.

Ông già chỉ qua cô gái với chút hãnh diện: “Đây là con gái tôi. Nó làm ở tổ hợp đan lát. Hôm nay nó lãnh lương, rủ bố đi nhậu”. Cô gái trạc hai mươi, tóc ngắn, có da thịt, trông có vẻ quyết đoán.

Ông tự giới thiệu là họa sĩ. Trước năm 75, có triển lãm tranh ở nhiều nơi, kiếm tiền rủng rỉnh, tay chơi một thời. Bây giờ chẳng ai mua tranh, bèn đi vẽ thuê pa-nô, áp-phích qua ngày.

Tôi dốt hội họa bẩm sinh, dốt từ thời đi học, và bây giờ vẫn dốt, nên không hào hứng lắm với chuyện tranh ảnh, nhưng nghe ông kể cuộc đời lãng tử của ông, chuyện văn nghệ sĩ Sài Gòn…, cũng thấy vui vui.

Chuyện vãn, tôi đoán ông khoảng ngoài năm mươi, tóc dài chấm vai, thưa, nhiều sợi bạc, mắt hõm sâu, tinh anh, mặt gầy, xương xẩu, áo sơ mi đuôi tôm rộng thùng thình. Trông ông có vẻ già hơn tuổi nhiều.

Tô mồi gân bò còn hơi đầy, nhưng xị rượu gần cạn. Có vẻ như cha con họ uống nhiều, nói nhiều và nghe nhiều hơn là ăn. Tôi gọi thêm xị rượu, “Xin phép chú, từ chai này cháu tính, mời chú và cô em”. Ông xua tay, hơi to giọng: “Chú em gọi rượu được, tính tiền được, nhưng không được gọi tôi bằng chú, phải gọi là anh, mình là dân nghệ sĩ”.

Ông già chơi thế mới… nghiệt. Tôi hơn cô gái chừng năm, sáu tuổi chứ nhiêu. Thiệt lỡ cỡ… Tôi rót rượu mời ông, mời cô gái. Cô chỉ nhấp môi, lí nhí: “Cám ơn… chú”. Lỡ cỡ là ở chỗ đó! Ông già cười ha hả: “Con này nó chỉ phá mồi”.

Rượu ngấm qua bờ môi… Bỗng nhiên ông đứng dậy, lảo đảo, một tay vịn mép bàn, và hát:

“Ngày mai lênh đênh trên sông Hương

Theo gió mơ hồ hồn về đâu?

Sóng sầu dâng theo bao năm tháng

Ngóng về đường lối cũ tìm em…”.

Tiếng hát không cần nhịp, lúc ngắn lúc dài, khi hát khi nói, lúc nhỏ lúc to… Ông khom người xuống, tay phải áp vào tim, tay trái giang ra diễn đạt. Đã còng lưng sẵn, khi hát trông ông lại càng còng đến thảm hại.

Ông hát không cần người nghe, hát cho chính ông, hát để trang trải nỗi lòng. Rồi ông thẳng người lên:

“Thương em thì thương rất nhiều

mà duyên kiếp lỡ làng rồi

Xa em, lòng anh muốn nói…”.

Giọng ông khàn, gào lên như tiếng con gà bị cắt tiết. Tôi nhìn sang cô gái, mắt cô chăm chăm nhìn cha. Tôi buột miệng: “Mẹ đâu?”. Mắt cô vẫn không rời cha, môi mím chặt: “Bỏ đi rồi!”. Tôi thấy khóe mắt cô có giọt nước.

Những năm tháng đó, lòng người đổ vỡ nhiều, kẻ đi người ở, tâm trạng lao đao, nhân tình thế thái. Giọng hát của ông họa sĩ dở nhất trên đời, nhưng nghe ông hát, nhìn ông diễn mới cảm ra được số phận thế nào. Tiếng hát không đi vào lòng người thì đi về đâu? Ánh mắt của cô con gái nhìn cha đã ám ảnh tôi cả một đoạn đường dài.

*

Cách đây không lâu, tôi có đọc một truyện ngắn của một cô gái kể về cha mình. Cha cô là một người đàn ông có trách nhiệm, nghiêm khắc, thương con. Từ ngày qua Mỹ, ông làm quần quật để lo cho các con ăn học. Mục tiêu của ông là thế, rồi dựng vợ gả chồng. Mẹ cô tiếng Anh kém, chỉ ở nhà nội trợ.

Đến tuổi, mẹ cô lãnh tiền già, ba cô lãnh lương hưu. Mẹ cô bỗng đổi tính đổi nết, ăn nói ngang ngược, suy diễn lung tung. Ba cô trở nên ít nói, suốt ngày ở trong phòng, niềm vui duy nhất là đứa cháu ngoại. Rồi một hôm ba cô bỏ đi, để lại mảnh giấy nhắn, đừng lo cho ông và cũng đừng tìm ông. Cô lo lắng, dọ hỏi khắp nơi. Không ai biết tin về ông.

Một hôm cô nhận được thiệp mừng sinh nhật của ông gửi cho con gái cô. Ông nhớ cháu ngoại. Thư không ghi địa chỉ người gửi. Cô xin nghỉ phép, lần theo dấu bưu điện tìm cha. Hai cha con gặp nhau ở quán cà phê. Cô mời ông về nhà để cô chăm sóc, nhưng ông từ chối. Ông cho biết ông đang trông cửa hàng cho một người bạn học. Bà ta đã góa chồng, hiện ở với đứa con gái trạc tuổi cô. Cả hai đều quý ông, và ông cảm thấy thoải mái khi ở đó. Trông cha cô khỏe ra, vui hơn, cô thấy yên tâm.

Vài năm sau, ông về thăm nhà. Ngày hôm sau bị đột quỵ, rồi mất ở bệnh viện vài ngày sau đó. Mẹ cô cũng than khóc như bất cứ bà vợ mất chồng nào khác.

Ở nghĩa trang, cô thấy xa xa hai người phụ nữ mặc đồ đen, một già, một trung niên, lặng lẽ đứng dưới gốc cây. Một trong hai người dùng khăn chậm nước mắt.

Linh cảm cho cô biết họ là ai. Cô tiến về phía họ, định nói lời cám ơn đã chăm sóc cha cô những năm tháng cuối đời, nhưng cả hai đã quay lưng, bước ra khỏi nghĩa trang. Cô cảm thấy có điều gì đó ân hận và nuối tiếc…

Chuyện chấm dứt ở đây.

Cô thương cha, cô muốn phụng dưỡng, chăm lo ăn uống, sức khỏe cho ông. Cô cũng hiểu cha cô buồn bực, khổ tâm vì những lời nói ngang ngược của mẹ. Là con, cô cảm thấy mình khó xử. Cô muốn cha vui. Nhưng liệu cô có hiểu, người già như cha cô, khi xong nghĩa vụ với con cái, thường có xu hướng quay về với quá khứ, với những ước mơ thời trẻ, không phải để thực hiện hay nuối tiếc, mà để sống với giấc mơ, đắm chìm với nó như một níu kéo mà phần lớn cuộc đời, vì cơm áo gạo tiền, vì trách nhiệm với gia đình họ đã không dám phiêu lưu.

Người già thấm thía số phận hơn người trẻ. Lý trí và cảm xúc, cố chấp và khoan dung, tự tôn và nhẫn nhục… Yếu tố mâu thuẫn trong những cặp này đan xen vào nhau, vế sau thường trội hơn vế trước. Người già thường nghiêng về vế sau: cảm xúc, khoan dung và nhẫn nhục.

Như con hổ già trong gánh xiếc bỗng nhiên nhớ rừng, người già thường cô đơn, dễ tủi. Họ cần sự cảm thông và chia sẻ, nhưng bất cần trước sự mỏng manh của chính mình, hờ hững với tiện nghi vật chất. Thế giới tâm linh trở nên gần gũi hơn.

Với người già, thức ăn trở nên nhạt nhẽo, sức khỏe là điều miễn cưỡng. Con cái quan tâm đến cha mẹ già như một đối tượng khách quan; chữ hiếu được làm tròn bằng sự chăm sóc duy ý chí với những kiến thức khoa học hiện đại. Nước mắt chảy xuôi là quy luật, nhưng chảy ngược như thế liệu có phải là những thứ người già cần?

Khi cha mất, cô mới nhận ra nhu cầu tinh thần của ông. Người đàn bà lặng lẽ ở nghĩa trang đã làm cô hiểu ra điều đó.

Cô hiểu, nhưng chưa thấu được những giọt nước mắt “không chính danh” mà người phụ nữ kia đã phải nuốt ngược vào tim. Tử Kỳ mất rồi, cây đàn Bá Nha còn để làm gì? Cô chưa với tay được tới tri âm. Chưa với tay được, có lẽ vì cô chưa bao giờ ngồi… nhậu với cha cô. (chữ “nhậu” ở đây mà hiểu theo nghĩa cụng ly chan chát, thì buồn chết).

Không khí bàn nhậu thường làm tâm hồn người ta chùng lại, đôi khi nói với khoảng không, nói mà như không nói. Trong những khoảng khắc đó, cô có thể bắt gặp được cha cô. Người già biết quãng đời còn lại của họ như gió thoảng, sống chỉ là sống nốt cho hết tuổi đời.

*

Tôi không có duyên để gặp cha con ông họa sĩ lần thứ hai. Chẳng biết bây giờ họ ra sao? Nếu gặp lại, có thể tôi vẫn nhận ra ông. Ông không thể già hơn được nữa. Còn cô gái, bây giờ cũng xấp xỉ năm mươi với nếp nhăn trên khóe mắt, và còn biết bao biến đổi khác… Chỉ một lần gặp, rồi ba mươi năm trôi qua, làm sao có thể nhớ được khuôn mặt.

Nhưng nếu gặp nhau ở quán rượu, chỉ cần bắt gặp ánh mắt của cô nhìn cha, có thể tôi sẽ nhận ra. Đó là ánh mắt xót xa thương cảm vô bờ, rõ ràng là ánh mắt của người mẹ, không phải của đứa con nhìn cha. Chắc chắn tôi sẽ nhận ra.


Vũ Thế Thành



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Sep/2024 lúc 9:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2024 lúc 8:19am

Mợ Tôi 


Mãn tαng vợ được vài năm. Nhìn đàn con thơ dại. Đứα lớn đút đứα nhỏ. Nước mắt nước mũi chảy tèm lem. 6 đứα suốt ngày loi nhoi lúc nhúc như bầy “heo con”. Cậu chịu không nổi !

Một sáng đầu hè. Cậu dắt về một người ρhụ nữ gốc Bắc. Nghe nói lúc đi buôn ở cửα khẩu Lạng Sơn, kết mô-đen bà này, Cậu ỡm ờ dò ý … Ai dè sáng hôm sαu Cậu dắt về Bến Tre thiệt. Quá trời người cản, nói nhẹ nhẹ có, chửι thẳng vào mặt Cậu cũng có :

– … bộ xứ dừα này hết đàn bà cho thằng tư mày chọn rồi à …?

– … rồi biết … người tα có uống “nước ρhèn” chung với mình đặng hôn?

– … đàn bà gì mà gò má nhô cαo đụng nóc … số sát ρhu

Bỏ ngoài tαi tất cả. Cậu chỉ nói :

– Tui tҺươпg con gái người tα … tui mới lấy.

Rồi cũng chính vì 1 tiếng THƯƠNG đó mà bà tα gắn bó với Cậu đến cҺếϮ cũng không chiα lìα.

Bánh đúc có xương.

Không hiểu sαo, Cậu Mợ quyết định không đẻ thêm đứα con chung nào nữα. Cả thảy tình tҺươпg. 2 vợ chồng dành hết cho 6 đứα này. Mà kể cũng lạ … Mợ … bả tҺươпg tụi nhỏ càng lúc càng nhiều hơn ổng. Vậy mới ghê !

Cậu đi mần xα nhà. Quαnh năm suốt tháng Mợ “gánh cả giαng sơn” trên vαi. Lúc đầu ổng còn về thăm. Mấy năm sαu thì ổng đi biệt xứ. Từ đó trên đôi vαi mình, Mợ đã ρhải gánh nhiều thứ nặng nề hơn xưα.

Đám cúng Đình năm nào. Má tui cũng thấy bả lăng xα lăng xăng … xin ông chủ tế làm thêm mấy việc nặng nhọc :

Khiêng con ngựα gỗ bự chà bá lửα rα lαu chùi.

Leo lên xà gồ tuốt trên cαo đóng lại mấy cái then.

Giăng dây ρhụ giữ xe.

Rửα cả chồng ly chén khổng lồ.

Chà chà bồn cầu.

Ông chủ tế thấy lạ nên hỏi :

– … vợ thằng tư … mày mần chi mấy chuyện đó cho cực thây vậy bây …???

Mồ hôi mồ kê thi nhαu chạy trên trán Mợ. Bả chỉ cười cười, xong cố gắng ρhát âm giọng nαm bộ sαo cho không ρhản cảm.

– … dạ … con … con mần nhiều không thấy cực … lát nữα … ráo hoảnh … cụ cho con xin 6 ρhần đồ ăn … đặng con mαng về cho tụi nhỏ đαng ở nhà ạ …

Mợ mαng về tới nhà, móc cẩn thận rα từ cái túi ҳάch sờn rách đúng 6 ρhần đồ ăn. Phát rα theo thứ tự từ nhỏ nhứt đến lớn nhứt … Đến ρhần thứ 6, thì thằng αnh hαi không thấy nó đâu … Chạy đi tìm thì thấy nó đứng khóc sướt mướt ngαy hàng rào bông bụρ. Mợ không hiểu gì, tiến lại hỏi :

– … hαi … hαi … sαo đứng đây khóc mình ên vậy con … lại đây Dì … Dì đút đồ ăn cho con nè …

Nó xoαy người lại, nước mắt giàn giụα :

– …má αααααααα … năm sαu đám cúng Đình … má dắt con theo … con muốn làm ρhụ má … Má ơiiiii !

Cái bịch đαng treo tòn ten trên tαy rớt cái bịch xuống đất … mấy cái bánh bò nhỏ xíu lăn lông lốc trên nền đất cứng khô. Mợ về ở với Cậu được 3 năm rồi, mà lần đầu tiên mới được thằng hαi gọi bằng …… má!

Cảm động. Mợ ôm ghì lấy thằng hαi vào lòng. Bαo nhiêu cực khổ tự nhiên “tαn biến” …

Năm đó thằng hαi mới đúng 13 tuổi!

Nhà không có đất cαnh tác. Quαnh năm chỉ đi cắt cỏ mướn, chèo xuồng đi nhổ Lúα Mα, αi mướn gì làm nấy. Mà đâu ρhải công chuyện có đủ quαnh năm để làm đâu. Lúc hết việc. Nghĩ sαo …

Mợ lại chèo xuồng lên Thị xã … đi bán máu … ! Lần nào thằng hαi nó thấy má nó về mà cầm nhiều đồ ăn, đồ chơi cho tụi nhỏ, quần áo mới, là nó giận rα mặt … ! Nó giận má nó vì đã lén đi bán máu. Giận vì bả nhất quyết không cho nó nghỉ học. Bả một hαi nói :

– … hαi … con nhứt định ρhải học rα ngô rα khoαi … đời con bớt khổ, và còn làm gương cho mấy đứα em con nữα chứ !

Cũng chính vì câu nói đó. Đã thành động lực để thằng hαi chí thú học hành. Không uổng công Mợ chăm bẩm cho nó. Thằng hαi là 1 trong 3 Bác Sỹ Đα khoα đầu tiên củα toàn Tỉnh Bến Tre này !

Mấy đứα em nhỏ, giờ cũng đã có công ăn việc làm ổn định. Đứα có giα đình rα ở riêng, đứα thì trọ học trên Sài Gòn, đứα thì học Thú Y, đứα lái xe máy cày, đứα thì là cô giáo.

Ngày vinh quy bái tổ. Thằng hαi dắt về một cô người yêu rα mắt cả nhà. Trong khi Má nó đαng lủi thủi chụm lửα dưới bếρ. Cô người yêu chu mỏ nũng nịu với thằng hαi ở nhà trên :

– …… tí … tí nữα Má αnh lên … αnh nói má đừng ngồi gần em nhα …

Thằng hαi:

– …… mần sαo em nói vậy …???

Cô người yêu (chu mỏ):

– … thì … thì … má αnh dơ bẩn quá … ngồi gần mình sẽ làm mình bị hôi … với … với … vả lại bả đâu ρhải má ruột củα αnh đâu …

Thằng hαi bất thình lình … chỉ tαy rα cửα và gằng giọng nói :

– …… cô đi rα khỏi nhà củα má tui … ngαy lậρ tức !

Sững người. Vì quá bất ngờ. Cô tα ôm mặt khóc um sùm. Nằm xuống đất lăn từ cột nhà bên này sαng cột nhà bên kiα để ăn vạ. Má nghe ồn chạy lên hỏi việc thì thằng hαi qùγ ρhục xuống chân Má nó mà nức nở :

– …… má ơi … má Һγ siпh cả cuộc đời cho con ăn học … giờ con thành ông nọ ông kiα … mà con không biết lựα bạn gáι … để nó khinh rẻ má … con có lỗi với má nhiều lắm …

Mợ đứng chôn chân tại chỗ như người bất thần. Tâm cαn hơn nửα đời người củα Mợ … đã không uổng ρhí ……… !!!

Tháng 8/2010

Còn khoảng tuần lễ nữα là Mợ lên máy bαy, xuất ngoại sαng đoàn tụ với giα đình thằng hαi. Vợ nó hiện tại đã là 1 người con gáι khác. Thế hệ F2 trên đất Mỹ, nhưng được giáo dục rất kỹ về kiến thức lẫn “nét đẹρ” tâm hồn.

Cô tα không quên mình là người Việt Nαm, và ngαy từ lần gặρ đầu tiên đã coi Má củα thằng hαi là “quê hương” củα mình!

Mấy hôm gần đi. Chiα tαy chiα chân bà con chòm xóm xong. Mợ cứ thẫn thờ nơi góc vườn nhỏ. Sát hàng rào bông bụρ năm nào thơ dại. Mợ muốn làm 1 điều gì đó. Mà không làm được!

Đứα con gáι út, cô giáo, rất tinh ý. Nói nhỏ với chồng rα xem có cái gì dưới nền đất ấy. Đào lên khoảng vài thước đất thì lòi rα một cái hộρ thiếc nhỏ. Cô cẩn thận lần giở từng lớρ bịch gói đã nhuộm màu thời giαn. Tới lớρ sαu cùng thì lặng cả người.

Đôi bông tαi mù u, Cậu tặng Mợ trong ngày cưới năm nào…

Trong nhà, Mợ cầm điện thoại viễn liên gọi sαng cho thằng hαi. Mợ chỉ nói mấy chữ đơn giản rồi nhẹ nhàng cúρ máy :

– … hαi à … má không thể bỏ lại quê hương … !!!!!

Rốt cuộc thì tới ρhút chót sαo Mợ vẫn không muốn đi?

Mợ vẫn còn thươпg Cậu?

Mợ vẫn nuôi hy vọng chờ ngày Cậu về?

Hαy còn điều gì lấn cấn khác?

Đọc tới đây, chắc hẳn αi cũng sẽ thắc mắc giống như Tôi. Bản thân Tôi cũng đã từng nhiều lần hỏi Mợ những điều đó. Nhưng vẫn mãi không có câu trả lời thoả đáng. Không αi hiểu, chỉ có người trong cuộc mới hiểu mà thôi.

Chiều nαy cũng vậy.

Vươn người thắρ cho Mợ vài cây nhαng …. Tôi vẫn thấy Mợ cười một nụ cười hiền lành. Nụ cười chất chứα sự mãn nguyện khi đến cuối đời, vẫn được nằm lại ở mảnh đất Quê Hương…


Bùi Quang Minh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2024 lúc 2:05pm

Em Sẽ Trở Về

Sân%20bay%20Tân%20Sơn%20Nhất%20cách%20trung%20tâm%20bao%20xa?%20Cách%20di%20chuyển%20từ%20sân%20bay%20đến%20%20trung%20tâm%20và%20các%20điểm%20tham%20quan

Đứng trong hành lang phi trường Tân Sơn Nhất giây phút tiễn đưa cận kề thật não lòng, cả nhà cùng buồn, hai người ở lại tiễn hai người đi xa.
Bà Tám cứ ôm riết thằng cháu nội đích tôn duy nhất trong tay, hết vuốt ve ngắm nghía nó từ đầu đến chân lại rưng rưng nước mắt hỏi cháu:
- Tèo à, con đi Mỹ có nhớ nội không?
Thằng bé 6 tuổi ôm lấy cổ bà nội:
- Con muốn ở nhà với nội, nội làm bánh khoai mì nướng cho con ăn.
Bà âu yếm mỉm cười nựng cháu:
- Cha mày, sao không trả lời câu hỏi của nội, con đi Mỹ nhớ nội không ?
- Có nội ơi…
- Chừng nào con về với nội ?
- Mai mốt con về…
Bà Tám hài lòng:
- Ừ, con về nội làm bánh khoai mì nước dừa nướng cho con ăn.
Cái món bánh dân dã rẻ tiền này thằng cháu bà thích lắm.
Còn anh Địa thì mặt rầu rầu dù suốt tuần qua cô Hợi đã năn nỉ và thuyết phục anh rằng cô đưa thằng thằng Tèo qua Mỹ rồi cô sẽ trở về. Con mình yên ấm vợ chồng mình sẽ khỏe re.
Thằng Tèo đã được anh chị của cô ở Mỹ bảo lãnh diện con nuôi .
Anh Địa cũng nghĩ đơn giản như bà Tám mẹ anh là nghèo mà gia đình xum vầy còn hơn cho thằng con đi xa coi như mất con. Cô Hợi khăng khăng so sánh người ta giàu có tốn tiền cho con sang Mỹ, con mình đi không tốn xu nào đừng bỏ lỡ cơ hội.
Cô Hợi nói với chồng:
- Tiễn con đi Mỹ mà mặt anh rầu rỉ làm thằng nhỏ mất tinh thần theo đó, mang tiếng nó đi xa nhưng nó ở với anh chị của em chứ ai xa lạ mà anh lo anh buồn chứ.
- Dù gì anh cũng thương con nhớ con đứt ruột em à…
- Chưa biết chừng chục năm nữa Tèo gởi tiền về mời bà nội và vợ chồng mình du lịch qua Mỹ thăm nó.
Anh Địa thở dài:
- Chục năm nữa mà em nói như chục ngày vậy sao.
Nhìn bộ mặt chồng như đưa đám và nghe chồng nói những lời như than trách cô Hợi chỉ muốn mau dứt ra để vào trong phòng cách ly cho rồi, nhưng hai mẹ con bà Tám thì trái lại cứ cố níu kéo để gần gũi người thân phút nào hay phút đó.
Anh Địa lại hỏi:
- Giấy tờ cho em đi Mỹ bao lâu?
- Thì em nói anh cả tuần nay rồi, em được ở Mỹ 6 tháng để lo cho con, sau đó em về Việt Nam ở nhà phụ với anh cuốc đất trồng rau chứ không lên Sài Gòn buôn bán chạy chợ nữa, không có thằng Tèo mình cũng đỡ được chút lo lắng và chi tiêu.
- Em làm như thằng Tèo nó làm hao tiền tốn bạc lắm, tại em ham tiền muốn mau làm giàu nên mới đi buôn bán Sài Gòn xa chồng xa con, nhà người ta trong xóm này có năm bảy đứa con cũng sống nghề làm vườn có ai chết đói đâu.
- Không chết đói nhưng nghèo sặc máu, nhà mình dột không có tiền lợp mái đó…
Giá như mọi ngày thì cô Hợi sẽ cãi nhiều hơn nữa, cay đắng nhiều hơn nữa, nhưng cô ngọt ngào nũng nịu:
- Em sẽ trở về với anh… đêm qua anh vui vẻ ừ rồi mà còn hỏi hoài em giận cho coi.
Anh Địa ráng nở nụ cười:
- Tại giây phút chia tay anh xúc động quá, khi không cả vợ con đều đi xa.
Mẹ con anh Địa bịn rịn mấy cũng đến lúc bà Tám phải buông cháu, anh Địa phải rời vợ để cô Hợi dắt thằng Tèo đi vào phía trong phi trường.
Bà Tám cố nói với theo:
- Tèo ơi, qua bển học giỏi mai mốt về với ba với nội nghe con, nội sẽ làm bánh khoai mì nướng cho con ăn đã đời…
Anh Địa cũng chới với gọi theo vì chợt nhớ ra:
- Hợi ơi, Tèo ơi, hai mẹ con đi đường bình an. Trời lạnh Tèo hay cảm cúm em nhớ thoa dầu gió cho con giống như anh và má vẫn làm cho nó nghe.
Chẳng hiểu cô Hợi có nghe hết lời nhắn nhủ của chồng không, cô giơ tay vẫy vẫy và đi luôn một mạch.
Mẹ con bà Tám cũng giơ tay vẫy chào cho đến khi hai bóng dáng thân yêu khuất vào đám đông họ không nhìn thấy nữa.
Khi cô Hợi và thằng Tèo ngồi vào máy bay cô mới thở phào nhẹ lòng và giây phút này cô mới dám tin là thật, cô sắp sửa đi Mỹ. Cái giấc mộng to lớn mà cô tưởng cả đời cô không bao giờ với tới.

Cô Hợi là đứa trẻ mồ côi trong chiến tranh, họ hàng gần xa đã thất lạc, phân tán, cô sống một mình trong căn chòi lá rách bươm và làm nghề cày thuê cuốc mướn để sống, gặp anh Địa ở xóm khác hai người tấp vô ăn ở coi như vợ chồng, anh chỉ hơn cô là có bà mẹ già hết lòng thương con và căn chòi của mẹ con anh dù sao có bàn tay đàn ông cũng tươm tất hơn căn chòi của cô.
Bán miếng đất căn chòi ở xóm mình cô Hợi đưa tiền cho anh Địa tu sửa lại căn chòi của anh thành căn nhà đàng hoàng khi thằng Tèo ra đời.
Thằng Tèo tên giấy tờ là Thiên, có nghĩa là trời, cha tên Địa là đất, bà Tám đặt tên “Trời đất” cho con cháu như thế vì con nhà nông nhà vườn sống nhờ vào trời đất. Đất lành, trời mưa thuận gió hòa, mùa màng không thất bát là điều bà mong ước chứ bà không mong muốn gì hơn.
Hai vợ chồng cùng làm vườn nuôi bốn miệng ăn hạnh phúc ấm êm được vài năm đầu, thấy làng xóm người ta lên thành phố làm ăn cô Hợi cũng bắt chước đòi lên Sài Gòn dù mẹ chồng và chồng ngăn cản, cô làm đủ thứ nghề, giúp việc nhà, bán vé số, gánh hàng rong rồi rửa chén bưng bê trong nhà hàng…
Làm việc ở Sài Gòn mỗi tháng cô Hợi lại về quê thăm chồng con, thằng Tèo do một tay bà nội chăm sóc, bà cưng nó như ngày xưa cưng ba Địa của nó. Mấy năm sống ở thành phố, lăn lóc với cuộc đời cô Hợi đã khôn ngoan lanh lợi hẳn ra.
Thấy nhiều cô, nhiều bà qúa khứ, nhan sắc và nghề nghiệp hiện tại chẳng ra gì thế mà cũng lấy được chồng tây, chồng Việt kiều bảo lãnh sang Mỹ. Cô Hợi so sánh mình xinh đẹp hơn hẳn bọn họ và thèm khát đổi đời, anh Địa lù khù nhà quê của cô chẳng bao giờ có thể cho vợ con một cuộc sống khá hơn. Anh Địa chỉ quanh năm cắm đầu cuốc xới trồng trọt làm việc với đất đúng như cái tên mẹ anh đã đặt cho.
Theo lời khuyên của một cô bạn muốn lấy chồng xuất ngoại nên tìm chồng Mỹ chồng Tây, họ “khờ” và dễ dãi không phân biệt quá khứ, trình độ học vấn hay giàu nghèo như chồng Việt kiều, miễn là họ thích, họ yêu.
Thế là cô Hợi đã nhờ cô bạn đăng tìm bạn bốn phương bằng tiếng Anh để tìm chồng tây cho lẹ, nội dung là mẹ độc thân một con muốn kết bạn để đi đến hôn nhân . Kèm theo là một tấm hình mới nhất của cô Hợi.
Cô nhận được nhiều email làm quen, cô bạn đã giúp cô Hợi giao lưu thư từ và đã chọn ra một ông Mỹ khá nhất, chân tình nhất. Ông John muốn đi đến hôn nhân với cô Hợi sau khi ông đã từ Mỹ bay về Sài Gòn gặp gỡ cô.
Những giấy tờ cá nhân cần địa phương chứng thực thì cô Hợi về xóm cũ của cô đút lót ít tiền và khai là không chồng có một con, sống lang bạt trên thành phố không nơi cư trú nhất định. Nhà chồng cách đó mấy cây số chẳng hay biết gì.
Được chứng thực giấy tờ cô giao hết cho dịch vụ lo tiếp.
Cô Hợi tìm cách ăn nói với mẹ chồng và chồng tin để mang thằng Tèo ra đi trót lọt.
Cô bịa đặt nói với họ là đã liên lạc được với người chị ruột thất lạc đang sống ở Mỹ, thấy gia cảnh nhà cô nghèo nên chị cô đã bảo lãnh thằng Tèo sang Mỹ diện con nuôi để lo cho tương lại của nó.
Mẹ con bà Tám nghe đều ngạc nhiên và dãy nảy lên từ chối, thương thằng nhỏ phải xa gia đình, nhưng cô Hợi vừa thuyết phục vừa hứa hẹn đủ thứ khiến họ cũng xuôi lòng. Nào là thằng Tèo sẽ sống với anh chị cô, sung sướng nơi xứ Mỹ văn minh giàu có và ăn học thành ông này ông nọ. Dù nó sống ở đâu nó cũng vẫn là con cháu nhà này, sẽ không quên cội nguồn cha mẹ. Cô Hợi sẽ được đi theo con trong cuộc hành trình đến Mỹ vì con còn quá nhỏ, thời gian cô được qua Mỹ 6 tháng cô sẽ đi làm việc trong 6 tháng đó kiếm mớ vốn mang về, cô kể ở Mỹ chỉ đi giữ trẻ nhà người ta hay làm phụ bếp nhà hàng mỗi tháng cũng kiếm hai ngàn đô ngon lành, tính sơ sơ 6 tháng làm việc cô kiếm cả chục ngàn đô la Mỹ.
Đêm cuối cùng ngủ với chồng cô Hợi đã thủ thỉ bao lời yêu thương, bao lời hứa hẹn ngày trở về vợ chồng thảnh thơi hạnh phúc. Cô Hợi đã cho anh Địa một đêm ân ái thật măn nồng. Anh Địa đâu hiểu rằng đó là món qùa vợ chồng cuối cùng anh được hưởng.

********************

Mẹ con cô Hợi đã về nhà ông John được hai tuần, vui vì đến được Mỹ hợp pháp cho hai mẹ con, nhưng cô Hợi cũng không khỏi áy náy buồn khi nghĩ đến mẹ chồng và chồng, hai người nhà quê chân chất ấy vẫn đang đinh ninh tin cậy nơi cô, họ không một chút nghi ngờ lòng dạ cô đổi thay toan tính chuyện tày trời mang thằng Tèo ra nước ngoài, dứt lìa khỏi vòng tay yêu thương của họ, tình máu mủ ruột thịt đứa cháu nội, đứa con trai bé bỏng. Dù gì cô cũng chưa quên mái nhà tranh đã gói ghém mấy năm hạnh phúc của hai vợ chồng, kia là bộ bàn ghế cũ xiêu vẹo, kia là cái giường ngủ của cô và anh Địa chân thấp chân cao phải kê bằng nhờ cục gạch sau tấm màn gió bằng vải hoa rẻ tiền xộc xệch, kia là căn bếp có những lúc mưa hắt ướt lối vào ra nhưng cũng là nơi từng tỏa khói ấm cho những bữa cơm nghèo quây quần vui. Ngưỡng cửa cô từng vào ra và ngưỡng cửa cũng là nơi bà nội hay ngồi ôm thằng Tèo chờ đón cô đi làm đồng làm vườn trở về của thời gian đầu vợ chồng bên nhau.… Ôi, ngưỡng cửa còn đấy, bà nội còn đấy nhưng thằng Tèo không còn cho bà ôm nó nữa và cô Hợi thì có lẽ không bao giờ trở về để bước qua ngưỡng cửa ấy… Một chút ân hận cô Hợi khóc rấm rức và tự hứa sẽ gởi nhiều tiền về để đền bù cho họ. Cô gọi phôn về cho anh Địa.
Hai mẹ con bà Tám mừng quýnh quáng chạy sang nhà hàng xóm để nhận cú phôn từ Mỹ gọi về, nghe tiếng chồng và bà mẹ chồng rối rít hỏi thăm cô Hợi đã xót xa không cầm được nước mắt.
Họ hỏi gì cô Hợi cũng trả lời mọi thứ đều suông sẻ tốt đẹp cho họ vui lòng, bà Tám đòi nói chuyện với thằng Tèo, bà bật khóc nức nở trong phôn khi nghe thằng cháu nói 3 chữ:
- Con nhớ nội.
Bà sụt sùi hỏi tiếp:
- Ba má nuôi của con có thương con không Tèo?
- Dạ, ông John thương con lắm nội ơi.
- Ủa, ba má nuôi con đâu? mà ông “Don” là ai?
- Là ba con đó nội, mẹ con nói phải gọi ông John bằng ba, giống như hồi ở nhà con đã gọi ba Địa.
Cô Hợi chụp phôn từ tay thằng Tèo để giải thích:
- Ông John quen với anh chị con, ông thấy thằng Tèo dễ thương nên gọi nó là con cũng như bà Hai Lèo ở kế bên nhà mình cũng xí thằng Tèo là cháu nội của bà vậy đó, nhà ông John bên cạnh nhà anh chị con là hàng xóm thân thiện lắm.
Mẹ con bà Tám nào hiểu biết gì, cô Hợi nói sao họ nghe vậy và gật gù khen thằng Tèo tốt số, ở đâu cũng có người thương.
Ông John đang ngồi gần đó âu yếm mỉm cười nghe hai mẹ con cô Hợi nói chuyện, ông không hiểu tiếng Việt Nam nên cô Hợi tha hồ nói chuyện với chồng và bà mẹ chồng.
Cô khoe với anh Địa:
- Tuần tới em bắt đầu đi làm cho một nhà hàng, lương tháng 1,800 đô la, chủ bao luôn hai suất ăn trưa và chiều, coi như em cất trọn ngàn tám vô túi.
Anh Địa mừng rỡ:
- Úy trời, một tháng lương làm nhà hàng bên Mỹ bằng anh cuốc đất thuê cả năm, hèn gì Việt kiều về nước ai cũng le lói huy hoàng…
Anh Địa thật thà tính toán:
- Em làm 6 tháng về mình xây nhà tường cho vững chắc ở cả đời không hư.
- Dạ, để tuần tới em gởi đỡ mấy trăm đô cho anh và má có tiền xài.
Cô Hợi đã kể với ông John cô còn vài người bà con ở quê và ông hứa sẽ cho cô ít tiền gởi về giúp đỡ họ.
Cuộc nói chuyện của hai mẹ con bên Mỹ với hai mẹ con bên Việt Nam kết thúc trong vui vẻ cả đôi bên.
Cô Hợi đúng lời hứa gởi ngay ba trăm đô về cho anh Địa. Một tuần sau cô Hợi đi làm nhà hàng để có tiền riêng thường xuyên gởi về cho anh Địa, coi như cô trả nợ tình anh…

Ở Mỹ gần 6 tháng thì cô Hợi phôn về cho anh Địa và báo tin cô đã xin gia hạn ở lại thêm 6 tháng nữa vì thằng Tèo chưa quen với gia đình mới của nó nên cô chưa nỡ rời con ra về.
Bà Tám lại sụt sùi thương cháu, bà cầu khẩn con dâu:
- Con ơi, nếu con nhắm thằng Tèo ở Mỹ không được con mang nó về Việt Nam đi, nghèo đói có nhau má cũng vui.
Anh Địa bổ sung thêm ý của mẹ:
- Má và anh nhớ Tèo lắm, còn anh vắng em anh nằm chèo queo như thằng mồ côi vợ, mỗi lần nghe bà con lối xóm hỏi thăm chừng nào em về anh càng thêm sốt ruột.
Cô Hợi hăng hái:
- Má và anh yên tâm, thằng Tèo đang càng ngày càng yên ổn mà con ở lại thì càng kiếm thêm tiền mang về làm vốn.
Anh Địa nghi ngại:
- Em có chắc 6 tháng nữa về không? đừng có ham kiếm tiền mà gia hạn ở thêm như khi em lên Sài Gòn cũng nói kiếm ít vốn rồi về quê mà đi miết mấy năm trời.
- Em hứa không gia hạn ở thêm nữa đâu, em sẽ trở về mà.
Một lần nữa mẹ con anh Địa lại tin vào lời hứa của cô Hợi. Từ chuyện cô Hợi liên lạc được với người chị ruột thất lạc đang sống ở Mỹ rồi chị cô bảo lãnh thằng Tèo qua Mỹ làm con nuôi, cô được xuất cảnh tháp tùng theo con đến chuyện cô xin gia hạn ở lại Mỹ tất cả đều khó ai tin nổi nhưng đã qua mặt được những người nhà quê chân chất và kém hiểu biết như bà Tám, anh Địa. Hơn nữa cô Hợi là dâu con, là người vợ thân thiết trong nhà không tin cô Hợi sao được.
Thời gian thấm thoát trôi qua, lòng ân hận và thương hại của cô Hợi với bà mẹ chồng và chồng cũng đã vơi dần theo từng ngày, từng tháng, tiền gởi ít đi, những cuộc gọi phôn thưa dần vả lại cô Hợi cũng không có thì giờ mỗi tuần gọi phôn về Việt Nam như đã hứa với họ nữa, cô muốn bà Tám và anh Địa quen dần cho tới một ngày nào đó họ sẽ đoán ra sự thật, cái điều mà cô không thể nói thẳng ra với họ.
Cô có cuộc sống mới để sống, có người mới để yêu. Quá khứ sẽ khép lại như trang sách cũ người ta chỉ nhớ đến khi tình cờ khi bất chợt mở cuốn sách ra trong phút giây nào đó…
Anh Địa than phiền cô Hợi ít gọi điện về làm anh càng nhớ vợ nhớ con thì cô Hợi phân bày con bận đi học vợ bận đi làm vất vả, khi nào rảnh rang cô sẽ gọi phôn, anh đừng tự gọi vừa tốn tiền vừa làm mất thì giờ của cô. …
Còn một tháng nữa là đủ một năm mẹ con cô Hợi đã đến Mỹ, là thời hạn cô Hợi phải trở về Việt Nam thì anh Địa chịu hết nổi, anh đợi khá lâu không thấy cô Hợi phôn về nên muốn gọi phôn cho vợ để nhắc nhở. Nhưng số điện thoại cô Hợi cho trước đó đã không gọi được làm anh thắc mắc lo âu, anh gọi đi gọi lại mấy lần chỉ nghe tiếng người Mỹ nói trong máy anh chẳng hiểu gì.
Sợ mình sai sót trong cách gọi điện thoại sang Mỹ, anh Địa bèn nhờ một người trong xóm “kinh nghiệm” chuyện gọi phôn sang Mỹ vì con ông ta ở Mỹ, ông gọi giùm thì mới biết là số phôn này cô Hợi đã không dùng nữa. Bà Tám và anh Địa hoang mang, hai mẹ con bàn với nhau:
- Hay thằng Tèo chưa quen với cha mẹ nuôi, Hợi muốn ở thêm thời gian nữa với Tèo nhưng sợ bên nhà mong nên im lặng?
- Hay là Hợi đổi số phôn nhưng bận rộn qúa chưa gọi về?
Họ nói thế để tự trấn an mình và an ủi lẫn nhau chứ trong thâm tâm cả bà Tám và anh Địa đều mơ hồ cảm thấy mẹ con cô Hợi đã ngày một xa cách họ.
Bà Tám hay ra đứng trước sân nhìn trời cao mênh mông mà than mà khóc:
- Trời đất ở đây, ba Địa ở đây, vậy chớ thằng Thiên thằng Tèo của ba Địa, của bà nội đâu rồi?
Khóc xong bà Tám chỉ biết cầu trời khấn Phật cho cháu bà bình an. Anh Địa thì thẫn thờ, thở ngắn than dài hết thương con lại nhớ vợ. Nhiều khi đang ngồi trong nhà nghe tiếng ai chộn rộn ngoài cửa anh hồi hộp mừng rỡ tưởng tiếng cô Hợi trở về. Lời hứa hẹn ngọt ngào của cô còn đọng lại trong trái tim anh:
- Em sẽ trở về mà.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Sep/2024 lúc 9:54am

Con Gái Rượu

 BM

Tôi gặp cha con họ trong một quán phở gần nhà thờ Ba Chuông, hồi năm 80 hay 81 gì đó.


Tối đó trời mưa. Đi chơi về khuya, tôi tấp vào quán phở. Quán vắng khách, chỉ có hai người: ông già và cô gái. Họ đang uống rượu, thủ thỉ nói chuyện.


Tô phở đã kết thúc mà mưa chưa dứt. Sài Gòn mưa tháng Bảy nhì nhằng bất kể lúc nào, tối khuya hay nửa đêm về sáng cũng không chừa…


BM

- “Chú em qua đây làm một ly cho ấm bụng”, ông già nâng ly nói với qua.


Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Mưa rả rích thế này, đang thèm rượu, mà uống một mình, cay ai chịu nổi! Không khách sáo, tôi bước qua bàn ông, cạn ly.


Ông già chỉ qua cô gái với chút hãnh diện: “Đây là con gái tôi. Nó làm ở tổ hợp đan lát. Hôm nay nó lãnh lương, rủ bố đi nhậu”. Cô gái trạc hai mươi, tóc ngắn, có da thịt, trông có vẻ quyết đoán.


Ông tự giới thiệu là họa sĩ. Trước năm 75, có triển lãm tranh ở nhiều nơi, kiếm tiền rủng rỉnh, tay chơi một thời. Bây giờ chẳng ai mua tranh, bèn đi vẽ thuê pa-nô, áp-phích qua ngày.


BM

Tôi dốt hội họa bẩm sinh, dốt từ thời đi học, và bây giờ vẫn dốt, nên không hào hứng lắm với chuyện tranh ảnh, nhưng nghe ông kể cuộc đời lãng tử của ông, chuyện văn nghệ sĩ Sài Gòn…, cũng thấy vui vui.


Chuyện vãn, tôi đoán ông khoảng ngoài năm mươi, tóc dài chấm vai, thưa, nhiều sợi bạc, mắt hõm sâu, tinh anh, mặt gầy, xương xẩu, áo sơ mi đuôi tôm rộng thùng thình. Trông ông có vẻ già hơn tuổi nhiều.


Tô mồi gân bò còn hơi đầy, nhưng xị rượu gần cạn. Có vẻ như cha con họ uống nhiều, nói nhiều và nghe nhiều hơn là ăn. Tôi gọi thêm xị rượu, “Xin phép chú, từ chai này cháu tính, mời chú và cô em”. Ông xua tay, hơi to giọng: “Chú em gọi rượu được, tính tiền được, nhưng không được gọi tôi bằng chú, phải gọi là anh, mình là dân nghệ sĩ”.


BM

Ông già chơi thế mới… nghiệt. Tôi hơn cô gái chừng năm, sáu tuổi chứ nhiêu. Thiệt lỡ cỡ… Tôi rót rượu mời ông, mời cô gái. Cô chỉ nhấp môi, lí nhí: “Cám ơn… chú”. Lỡ cỡ là ở chỗ đó! Ông già cười ha hả: “Con này nó chỉ phá mồi”.


Rượu ngấm qua bờ môi… Bỗng nhiên ông đứng dậy, lảo đảo, một tay vịn mép bàn, và hát:


BM

Tiếng hát không cần nhịp, lúc ngắn lúc dài, khi hát khi nói, lúc nhỏ lúc to… Ông khom người xuống, tay phải áp vào tim, tay trái giang ra diễn đạt. Đã còng lưng sẵn, khi hát trông ông lại càng còng đến thảm hại.


Ông hát không cần người nghe, hát cho chính ông, hát để trang trải nỗi lòng. Rồi ông thẳng người lên:


BM

Giọng ông khàn, gào lên như tiếng con gà bị cắt tiết. Tôi nhìn sang cô gái, mắt cô chăm chăm nhìn cha. Tôi buột miệng: “Mẹ đâu?”. Mắt cô vẫn không rời cha, môi mím chặt: “Bỏ đi rồi!”. Tôi thấy khóe mắt cô có giọt nước.


Những năm tháng đó, lòng người đổ vỡ nhiều, kẻ đi người ở, tâm trạng lao đao, nhân tình thế thái. Giọng hát của ông họa sĩ dở nhất trên đời, nhưng nghe ông hát, nhìn ông diễn mới cảm ra được số phận thế nào. Tiếng hát không đi vào lòng người thì đi về đâu? Ánh mắt của cô con gái nhìn cha đã ám ảnh tôi cả một đoạn đường dài.


BM

Cách đây không lâu, tôi có đọc một truyện ngắn của một cô gái kể về cha mình. Cha cô là một người đàn ông có trách nhiệm, nghiêm khắc, thương con. Từ ngày qua Mỹ, ông làm quần quật để lo cho các con ăn học. Mục tiêu của ông là thế, rồi dựng vợ gả chồng. Mẹ cô tiếng Anh kém, chỉ ở nhà nội trợ.


Đến tuổi, mẹ cô lãnh tiền già, ba cô lãnh lương hưu. Mẹ cô bỗng đổi tính đổi nết, ăn nói ngang ngược, suy diễn lung tung. Ba cô trở nên ít nói, suốt ngày ở trong phòng, niềm vui duy nhất là đứa cháu ngoại. Rồi một hôm ba cô bỏ đi, để lại mảnh giấy nhắn, đừng lo cho ông và cũng đừng tìm ông. Cô lo lắng, dọ hỏi khắp nơi. Không ai biết tin về ông.


Một hôm cô nhận được thiệp mừng sinh nhật của ông gửi cho con gái cô. Ông nhớ cháu ngoại. Thư không ghi địa chỉ người gửi. Cô xin nghỉ phép, lần theo dấu bưu điện tìm cha. Hai cha con gặp nhau ở quán cà phê. Cô mời ông về nhà để cô chăm sóc, nhưng ông từ chối. Ông cho biết ông đang trông cửa hàng cho một người bạn học. Bà ta đã góa chồng, hiện ở với đứa con gái trạc tuổi cô. Cả hai đều quý ông, và ông cảm thấy thoải mái khi ở đó. Trông cha cô khỏe ra, vui hơn, cô thấy yên tâm.


Vài năm sau, ông về thăm nhà. Ngày hôm sau bị đột quỵ, rồi mất ở bệnh viện vài ngày sau đó. Mẹ cô cũng than khóc như bất cứ bà vợ mất chồng nào khác.


BM

Ở nghĩa trang, cô thấy xa xa hai người phụ nữ mặc đồ đen, một già, một trung niên, lặng lẽ đứng dưới gốc cây. Một trong hai người dùng khăn chậm nước mắt.


Linh cảm cho cô biết họ là ai. Cô tiến về phía họ, định nói lời cảm ơn đã chăm sóc cha cô những năm tháng cuối đời, nhưng cả hai đã quay lưng, bước ra khỏi nghĩa trang. Cô cảm thấy có điều gì đó ân hận và nuối tiếc…


Chuyện chấm dứt ở đây.


Cô thương cha, cô muốn phụng dưỡng, chăm lo ăn uống, sức khỏe cho ông. Cô cũng hiểu cha cô buồn bực, khổ tâm vì những lời nói ngang ngược của mẹ. Là con, cô cảm thấy mình khó xử. Cô muốn cha vui. Nhưng liệu cô có hiểu, người già như cha cô, khi xong nghĩa vụ với con cái, thường có xu hướng quay về với quá khứ, với những ước mơ thời trẻ, không phải để thực hiện hay nuối tiếc, mà để sống với giấc mơ, đắm chìm với nó như một níu kéo mà phần lớn cuộc đời, vì cơm áo gạo tiền, vì trách nhiệm với gia đình họ đã không dám phiêu lưu.


BM

Người già thấm thía số phận hơn người trẻ. Lý trí và cảm xúc, cố chấp và khoan dung, tự tôn và nhẫn nhục… Yếu tố mâu thuẫn trong những cặp này đan xen vào nhau, vế sau thường trội hơn vế trước. Người già thường nghiêng về vế sau: cảm xúc, khoan dung và nhẫn nhục.


Như con hổ già trong gánh xiếc bỗng nhiên nhớ rừng, người già thường cô đơn, dễ tủi. Họ cần sự cảm thông và chia sẻ, nhưng bất cần trước sự mỏng manh của chính mình, hờ hững với tiện nghi vật chất. Thế giới tâm linh trở nên gần gũi hơn.


Với người già, thức ăn trở nên nhạt nhẽo, sức khỏe là điều miễn cưỡng. Con cái quan tâm đến cha mẹ già như một đối tượng khách quan; chữ hiếu được làm tròn bằng sự chăm sóc duy ý chí với những kiến thức khoa học hiện đại. Nước mắt chảy xuôi là quy luật, nhưng chảy ngược như thế liệu có phải là những thứ người già cần?


Khi cha mất, cô mới nhận ra nhu cầu tinh thần của ông. Người đàn bà lặng lẽ ở nghĩa trang đã làm cô hiểu ra điều đó.


BM

Cô hiểu, nhưng chưa thấu được những giọt nước mắt “không chính danh” mà người phụ nữ kia đã phải nuốt ngược vào tim. Tử Kỳ mất rồi, cây đàn Bá Nha còn để làm gì? Cô chưa với tay được tới tri âm. Chưa với tay được, có lẽ vì cô chưa bao giờ ngồi… nhậu với cha cô. (chữ “nhậu” ở đây mà hiểu theo nghĩa cụng ly chan chát, thì buồn chết).


Không khí bàn nhậu thường làm tâm hồn người ta chùng lại, đôi khi nói với khoảng không, nói mà như không nói. Trong những khoảnh khắc đó, cô có thể bắt gặp được cha cô. Người già biết quãng đời còn lại của họ như gió thoảng, sống chỉ là sống nốt cho hết tuổi đời.


BM

Tôi không có duyên để gặp cha con ông họa sĩ lần thứ hai. Chẳng biết bây giờ họ ra sao? Nếu gặp lại, có thể tôi vẫn nhận ra ông. Ông không thể già hơn được nữa. Còn cô gái, bây giờ cũng xấp xỉ năm mươi với nếp nhăn trên khóe mắt, và còn biết bao biến đổi khác… Chỉ một lần gặp, rồi ba mươi năm trôi qua, làm sao có thể nhớ được khuôn mặt.


Nhưng nếu gặp nhau ở quán rượu, chỉ cần bắt gặp ánh mắt của cô nhìn cha, có thể tôi sẽ nhận ra. Đó là ánh mắt xót xa thương cảm vô bờ, rõ ràng là ánh mắt của người mẹ, không phải của đứa con nhìn cha. Chắc chắn tôi sẽ nhận ra.




Vũ Thế Thành

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2024 lúc 10:56am

Thằng Cu Của Mẹ


Bà cụ Tư 95 tuổi, mình dây, dáng khô gầy, còn khỏe mạnh. Nhờ thay màng tròng mắt nên bà còn đọc được sách báo in chữ nhỏ li ti như kiến bò. Tai bà hơi nặng, nhưng vẫn nghe được, chưa cần đến máy trợ thính. Bà cụ nhìn lung ra hướng cổng nhà và hỏi:

“Thằng Cu hôm nay sao bận việc chi mà giờ này chưa thấy tới? Hương ơi, nấu sẵn nước sôi pha trà. Lấy trà ngon của chú Phó tặng, mua từ San Francisco về mà pha nghe con.”

Người mà bà Tư gọi là ‘Thằng Cu’, cũng là một ông già 75 tuổi, con trai đầu lòng của bà. Ông này đau khớp đầu gối, lại bị bệnh tiểu đường nặng, đi đứng phải nhờ cái gậy, để phòng khi trượt té.

Có tiếng chuông reo, bà bước mau ra hướng cửa và nói:

“Thằng Cu đã đến. Pha trà liền đi nghe con!”

Bà loay hoay mở cửa, vặn qua vặn lại hai cái chốt khóa của một cánh cửa. Bà mở chốt này, thì khoá chốt kia, và cứ thế mà vặn mãi. Rồi cửa mở. Ông con trai nói nhỏ qua hơi thở:

“Mẹ. Khoẻ chứ? Hôm qua có ngủ được không?”

Bà cười gật đầu, đưa tay vịn lên vai ông con, âu yếm nhìn ông với ánh mắt dịu dàng:

“Cu! Con lái xe có mệt không? Hai cái đầu gối của con đã khá hơn chưa?”

“Khá lắm rồi. Con chống gậy cho an toàn. Chứ chân đã vững mạnh” – Ông con nói thế cho mẹ yên lòng, chứ cái đầu gối của ông còn đau buốt và nhức nhối thường xuyên.

Bà cụ rót trà thơm ra chén, dọn thêm mấy cái bánh khô ra dĩa nói:

“Ăn đi con. Bánh khô nầy lành, không sợ mỡ, đường, cao máu. Trà cũng thơm và ngon, đắt lắm đó. Chú Phó đi San Francisco về, mới tặng hôm kia. Mẹ để dành cho con”

Ông con trai rót trà ra chén, đưa lên ngửi, cánh mũi ông phập phồng, rồi chiêu một hớp nhỏ. Nói lớn:

“Thơm, ngon thật. Mẹ uống với con một chén đi. Mẹ có sợ uống trà mất ngủ không?”

Bà cụ lắc đầu, cười:

“Việc chi mà sợ? Ngủ không được thì mở máy truyền hình ra xem. Khi mỏi mắt rồi, ngáy lúc nào không hay. Trà quý và thơm ngon như thế này, không thưởng thức thì chẳng uổng lắm sao?”

Bà cụ Tư đi qua bếp mở tủ lạnh, lục tìm một hồi, rồi lớn tiếng hỏi:

“Có đứa nào ăn mấy cái bánh lá gai của mẹ để dành cho thằng Cu không? Sao tìm mãi chẳng có. Hương ơi, con thấy mấy cái bánh gai đậu không?”

Bà Hương từ phòng trong nói vọng ra:

“Ba cái bánh màu đen phải không? Con cất trong cái chén có đậy nắp đó”

Bà cụ đem bánh ra, để vào lò vi-ba hâm. Dọn vào dĩa, đưa cho ông con, và nói:

“Hôm qua ăn giỗ nhà con Thoại, thấy bánh lá gai ngon, mẹ xin mấy cái, đem về để dành cho con. Ăn bánh nầy, uống nước trà, thì tuyệt.”


Ông con nhìn mẹ cảm động, mắt chớp chớp. Ông cầm cái bánh lá gai trong tay, trở qua trở lại, có lẽ đang ngần ngại, chẳng muốn ăn, vì bánh ngọt, nhiều chất đường và chất bột, không tốt cho cơ thể đang bệnh của ông. Nhưng rồi ông mạnh dạn bóc bánh, ăn nhai với điệu bộ ngon lành, thích thú. Ông ăn cho mẹ vui, chứ thực sự ông cũng ngán các thứ bánh này. Ông từ tốn nói:

“Ngon thật mẹ à! Lâu nay kiêng đường, kiêng bột, kiêng muối, bây giờ liều mạng ăn cái bánh này, ngon đến nhức cả răng.”

Ông con dùng cái khăn giấy, gói hai cái bánh còn lại, cho vào túi áo khoác, nói nho nhỏ:

“Để dành về nhà ăn. Ăn nhiều một lúc mất ngon, uổng.”

Bà cụ nhìn ông con với nụ cười hiền. Bà nói:

“Ngon thì ăn thêm đi. Về nhà không lẽ ăn một mình. Chừng đó, chia ra, ai ăn, ai nhịn?”

Thấy trên mép ông con có dính chút vụn bánh, bà cụ kéo tờ khăn giấy, vói tay qua lau miệng cho ông con. Đứa cháu ngoại đang ngồi gần đó kêu lên:

“Kìa bà ngoại! Bác già rồi, chứ đâu phải còn bé bỏng chi nữa, mà bà chăm như chăm em bé hai ba tuổi vậy? Riết rồi bà làm bác hư thân mất nết luôn đó. Cứ một tiếng là ‘thằng Cu’, hai tiếng là ‘thằng Cu’. Ha ha ha.”

Ông con nháy mắt làm hiệu với đứa cháu, rồi giả vờ nạt nó:

“Đừng có hỗn nghe. Với bà, thì bác bao giờ cũng bé bỏng, cũng là thằng Cu thơ dại của bà ngày xưa.”


Mấy chục năm trước, khi ‘thằng Cu’ vừa đến tuổi đi học, bà dắt con đến trường. Tay xách theo một con gà trống thiến, bà ném gà lên bàn thầy hiệu trưởng. Con gà đau, toẹt một bãi phân ướt cả cuốn tập. Bà nói:

“Cho nó vào học đi! Ở nhà hoài phá lắm.”

“Cho tôi xem tờ khai sinh của thằng bé? – Ông hiệu trưởng ôn tồn nói.

“Không cần khai sinh, cứ cho nó vào học đi.” – Bà thản nhiên đáp.

“Nó tên gì?”

“Thằng Cu.”

“Cu là tên ở nhà. Còn tên đi học phải đúng theo giấy khai sinh.”

Bà bối rối một chốc, rồi mạnh dạn nói:

“Thì cứ ghi vô tên là ‘thằng Cu’ đi. Tên nào cũng là nó thôi.”

“Nó họ gì?” – Ông hiệu trưởng hỏi.

“Họ Lê.”

Ông hiệu trường nhìn ra phía ngoài xa, mắt mơ màng, miệng lẩm bẩm; “Lê Thằng Cu, Lê Thăng Cư, Lê Thắng Cữ, Lê Thành Cứ, Lê Thanh Cự.” Ông mở sổ ra ghi và nói:

“Thôi, cho nó cái tên Lê Thanh Cự, cũng được. Đọc lên, nghe cũng gần với Thằng Cu.”


Sau này, nó gặp cả trăm chuyện rắc rối về giấy tờ, phải chạy ngược chạy xuôi ra đến tận toà án, mới lấy lại được cái tên Lê Mạnh Hiền trong khai sinh cũ. Có người biết ông tên Cự từ nhỏ, sau nghe tên Hiền, tưởng ông mạo nhận tên ai đó, để lấy bằng cấp mà khỏi thi cử.


Thời ông từ tỉnh lên Sài Gòn trọ học, ở chung với một nhóm bạn bè, ăn cơm tháng do chủ nhà nấu. Lần đầu tiên bà mẹ từ quê lên thăm con, tìm đến địa chỉ nhà trọ, hỏi thăm thằng Cu, không ai biết. Người ta bảo nó không ở nơi này, có lẽ bà nhớ lộn địa chỉ rồi chăng. Mấy anh học sinh ở trọ chạy quanh hỏi hàng xóm giúp bà. Cũng không ai biết. Họ mời bà vào nhà, uống nước, lau mồ hôi, nghỉ một chốc cho bớt mệt vì đường xa. Khi bà xách gói đứng dậy định ra về, thì ‘thằng Cu’ của bà xuất hiện trước cửa. Bà mừng quá, vất giỏ, và chạy lại nắm tay con, nói lớn:

“Vậy mà người ta nói không có con ở đây, mẹ định ra về rồi. Họ không tốt, định gạt mẹ.”

Mấy anh thanh niên cười to, nói:

“Có ai biết thằng Hiền là thằng Cu đâu. A, cái thằng nầy giấu kỹ cái ‘tên cúng tổ’ của nó. Cho đáng đời. May mà mày về kịp lúc, không thì mẹ mày đã trở lại quê rồi. Uổng công đường xa lặn lội đi thăm tội nghiệp.”


Từ đó về sau, bạn bè không kêu nó là Hiền nữa, mà cứ ‘thằng Cu’ mà gọi. Nó cũng không phản đối, không xấu hổ vì cái tên đó, và công khai nhận là thằng Cu. Nó nói, mình Cu thì cứ nhận là Cu, có chi mà sợ?

Một lần, nó có bạn gái đến thăm nơi trọ học, bạn bè nó réo gọi vọng lên gác:

“Cu ơi, Cu. Có tiên nữ đi tìm Cu đây nè.”

Bạn gái nó nghe mà đỏ mặt lúng túng. Nó từ gác xuống, vui vẻ, hớn hở. Cô bạn cười, ấp úng hỏi:

“Ở nhà anh là Cu hả?”

“Ừ, Cu.” – Nó đáp lại.

Cô bạn mỉm cười, với cái núng đồng tiền rất có duyên, nói:

“Nhà em có Cu Anh, Cu Em, Cu Tí, và Cu Nhỏ. Có bốn Cu. Còn anh là Cu gì?”


Nó cười, định trả lời là ‘Cu Teo’ mà sợ sỗ sàng, làm bạn giận. Từ đó, các cô bạn gái chung lớp, tùy theo tuổi tác mà thân mật gọi nó là Cu, thằng Cu, anh Cu. Nhờ cách xưng hô này, mà nó giao tiếp thân mật và tự nhiên hơn với các bạn gái trong lớp học. Các cô xem nó như anh em trong gia đình. Nhiều thằng trong lớp thấy nó thân mật với các cô mà phát ghen lên. Khi có những đứa con trai nhút nhát, muốn làm quen với cô nào trong lớp mà không dám lân la đến gần, thì cũng phải nhờ nó làm trung gian, rất tự nhiên và hiệu nghiệm.


Khi đi làm việc, tháng tháng ‘thằng Cu’ gởi gần hết lương cho mẹ. Chỉ giữ lại một phần tối thiểu vừa đủ ăn tiêu. Cũng ở trọ chung phòng với nhiều người, và ăn cơm tháng. Bà mẹ thỉnh thoảng từ quê lên thăm. Có ai hỏi đi đâu, bà nói đi thăm thằng Cu.


Có một lần bà Tư đi xe đò từ quê ra miền Trung thăm ‘thằng Cu’. Khi nầy ông con của bà đang giữ chức Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh. Bà đi mà không báo trước. Đến nhà thấy cổng đóng, nhấn chuông hoài không ai nghe. Bà ngồi tựa bờ tường, dùng nón quạt cho đỡ nóng. Chờ mãi, không được. Theo lời khuyên của hàng xóm, bà đi ra trụ sở tòa tỉnh tìm ‘thằng Cu’. Anh lính gác cổng chận bà lại hỏi:

“Bà đi đâu đó, có việc gì không?”

“Tôi vô đây tìm thằng Cu. Đến nhà không có ai mở cổng.”- Bà trả lời

“Đây là cơ quan hành chánh. Không có thằng Cu nào vô trong này cả.” – Anh lính nói.

Bà cả quyết:

“Tôi biết thằng Cu làm việc trong này mà. Đã có lần thằng Cu đem tôi vô đây. Thằng Cu ngồi ở phòng cuối, bên cánh trái này.” – Bà chỉ tay về cuối dãy nhà.

Anh lính gác cười, tưởng bà nói đùa chơi. Bảo bà về đi, đây là cơ quan chính quyền. Bà không chịu về, ngồi chồm hổm, mở khăn lấy trầu ra nhai.

Bỗng bà thấy thấp thoáng bóng thằng Cu của bà đang đi trên hành lang, bà vội chạy vụt vào bên trong, đưa tay ngoắc, và la to:

“Cu, Cu ơi, mẹ đây nè. Cu ơi, Cu ơi!”


Anh lính chạy ra khỏi trạm gác, định ngăn cản bà lại. Nhưng thấy ông phó tỉnh trưởng từ bên trong hấp tấp đi về hướng bà. Anh lính gác vừa tới nơi. Bà đưa tay chỉ và nói:

“Thằng Cu đây nè! Sao anh gạt tôi, nói trong này không có nó.”

Anh lính gác lúng túng, gãi đầu:

“Thưa ông Phó, tụi em không biết Cu là tên ở nhà của ông Phó.”

Bà mẹ tưởng con bà làm quan rồi tạo sự khó khăn, không muốn tiếp dân, bà nói nhỏ nhẹ:

“Cu nè, làm quan phải biết thương lính, thương dân. Có ai cần đến xin gặp, phải tiếp người ta cho tử tế. Làm quan đừng có hách dịch, xa cách dân. Dân thì muôn đời, quan thì chỉ một thời thôi. Mai đây, quan có to mấy đi nữa, cũng thành lại dân mà thôi.”

Từ đó, trong toà tỉnh, nhân viên và lính tráng, khi nói về ông con, thì gọi là ông “Phó Cu”.

Rồi thời thế đổi thay, năm 1975 miền Nam thua trận. Ông Hiền là ‘thằng Cu’ của bà bị đưa đi giam giữ tận ngoài Bắc. Hai đứa con rể khác cũng bị ‘tù cải tạo’ tại các vùng rừng núi miền Trung.


Lần cô con dâu bị bệnh không đi thăm nuôi được, bà khăn gói ra đi. Đường xa diệu vợi, đi xe hơi, xe lửa, nêm cứng hành khách suốt cả mấy ngày, ngủ trên sàn tàu chật chội, ôm khư khư gói hành lý, sợ trộm cắp, cướp giật. Những bà vợ tù nhân cùng đi thăm nuôi chồng hỏi bà đi thăm ai, bà nói thăm nuôi thằng Cu. Hỏi thằng Cu phạm tội gì mà bị đày ra Bắc. Bà nói thằng Cu của bà hiền lành lắm, chưa bao giờ phạm tội gì cả Đường xa, vất vả, nhưng tình thương của bà mẹ đối với thằng Cu không biết mệt mỏi.


Khi hai anh con rể của bà ở tù về, cùng tổ chức vượt biển, kêu bà đi theo. Bà nói thằng Cu chưa về thì bà không đi đâu cả. Đám con cháu ngày đêm thuyết phục mãi mà không được, phải lừa gạt đưa bà lên thuyền, rồi ra khơi. Cuộc vượt biển may mắn thành công. Sau một năm ở trại tị nạn, toàn gia đình vào Mỹ định cư. Tất cả trẻ con được vào trường đi học, người lớn kiếm việc lao động làm ngay. Cuộc sống nơi đất mới ổn định rất mau. Bà cụ trông coi việc nhà cho các con cháu, và lãnh phần nấu ăn cho cả mấy gia đình.


Mỗi tối, sau khi con cháu ăn xong, khoảng bảy giờ, bà đẩy một chiếc xe bốn bánh, loại xe đi chợ ở các siêu thị, đi nhặt lon và chai phế thải. Mùa hè cũng như mùa đông, bà nai nịt gọn gàng, lầm lũi đẩy xe đi trong ánh đèn đường lờ mờ. Mở từng thùng rác moi tìm chai lọ. Đi từ đường này qua đường kia, khu phố nọ qua khu phố khác. Mùa đông, thở ra khói phì phò như hút thuốc lá. Bà không thấy cực khổ, không thấy mệt nhọc, mà trong lòng vui thú, vì bà nghĩ đến những gói quà, những chỉ vàng, gởi về nuôi sống thằng Cu đang đói khổ trong tù. Bà đi mãi cho đến hơn mười giờ đêm mới về nhà. Bà nghe nói bây giờ thằng Cu đã được đưa về miền Nam, khỏe mạnh, mập mạp ra. Thằng Cu không phải làm lao động cực nhọc nữa, được cắt cử làm tài xế lái xe cho nhóm nhà bếp đi chợ mỗi ngày. Sáng sớm ra chợ, anh em tù và tên quản giáo được thằng Cu đãi ăn, khi thì vài củ khoai, khi ly cà phê, lâu lâu ăn một tô cháo lòng, tô hủ tiếu. Bạn đồng tù đặt cho thằng Cu là ‘Vua Tù’. Đó cũng nhờ công khó của bà mẹ đêm đêm lặn lội đi lục thùng rác, gom bán đồ phế thải.

Sau chín năm đi tù, ông con của bà được phóng thích. Không lâu sau đó, được đem cả gia đình qua Mỹ theo chương trình nhân đạo ‘HO’.


Bà cụ thường ngồi nhắc kỷ niệm cho ông con là ‘thằng Cu’ nghe. Những chuyện này, bà đã kể đi kể lại cả ngàn lần rồi, thế mà ông con vẫn cứ chăm chú nghe, nghe cho mẹ vui, như mới được kể lại lần đầu. Lâu lâu, ông khơi vài câu làm mồi cho bà nói tiếp.


Bà thường nói tội nghiệp cho thằng Cu, bị giam cầm hành hạ nhiều năm dài, đói khát, lao động cực nhọc, không chết, còn trở về được là Trời thương lắm đó. Cũng nhờ phước đức nhiều đời để lại. Ông con thường nắm tay mẹ, dịu dàng nói:

“Con còn sống được là nhờ tình thương bao la của mẹ, hy sinh không bờ bến của mẹ. Đi tù, chỉ khổ cực triền miên trong nhiều năm đầu tại miền Bắc. Chứ từ khi có tiếp tế của mẹ từ Mỹ gởi về, và khi đã chuyển về miền Nam, thì con đã mua chuộc được bọn cai tù quản giáo. Chúng nó trở thành tôi tớ của con. Sai khiến chúng dễ dàng. Bạn bè đặt cho con là ‘Vua Tù’. Con đâu ngờ mẹ phải nhiều năm vất vả, đêm đêm đi lục thùng rác moi đồ phế thải để có tiền gởi cho con sống lè phè trong tù, như một ‘thằng công tử’.”


Bà cụ cười, nhìn thằng Cu của bà với ánh mắt chan chứa tình thương, dặn dò:

“Chốc nữa về, đừng quên lấy xấp báo trên bàn theo mà đọc. Hôm nay đã có tờ ‘Nếp Sống Mới’ của ông bác sĩ Hiệp Châu gởi đến hôm qua. Có nhiều bài hay và vui. Đọc mà lên tinh thần. Được sống thêm một ngày trên đất nước tự do no ấm nầy là phước hạnh lắm đó.”

‘Thằng Cu’ của bà gật gật đầu tán thành và nói: “Đúng vậy, sống một ngày có tự do no ấm, đáng giá hơn mười năm trong nô lệ đói khó. ./.




Tràm Cà Mau 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2024 lúc 8:28am

Khi Nàng độc thân

Kiểu%20con%20gái%20như%20thế%20nào%20vừa%20nhìn%20đã%20biết%20chưa%20một%20mảnh%20tình%20vắt%20vai?

 

Vợ chồng tôi bước vào khi hội trường đã đông nghẹt quan khách. Những người bạn đồng khóa réo tên nhà tôi inh ỏi bằng những câu chào mừng hài hước chẳng khác gì thuở tóc còn xanh. Tôi cũng được các chị đón tiếp vui vẻ. Sau lời chào hỏi là những câu chuyện trao đổi thật hào hứng của chúng tôi với bao tiếng cười ròn rã.

Nhìn quanh, thấy có nhiều người đang tìm chỗ trong khi bàn còn hai ghế trống, tôi kề tai chị Lưu hỏi nhỏ:

– Chỗ này để dành cho ai hả chị?

– Không, “băng bụi đời” của tụi mình đã đủ nhân số rồi.

Khi người MC vừa bước lên sân khấu thì có hai cô gái tiến đến bàn vui vẻ hỏi:

– Chị ơi, bạn em có thể ngồi đây không?

Chị Lưu quay lại rồi nháy mắt với chị Thuyên.

– Chỗ này có người rồi.

Tôi thoáng chút ngạc nhiên vì mới đây chị Lưu đã xác định là nhóm đã đủ người. Nhưng qua thái độ của hai chị tôi đoán có điều gì không ổn. Nhìn nét ỉu xìu trên khuôn mặt cô gái tôi nói khẽ:

– Xin lỗi em.

Cô mím môi cười nhẹ:

– Dạ không sao!

Tôi không ngừng theo dõi hai cái bóng dáng xinh xinh. Sau nhiều vòng đảo tới đảo lui, cuối cùng họ đi lên chiếc bàn phía trên cạnh sân khấu mà tôi đoán là bàn của ban nhạc và ca sĩ.

Các chị đang bắt đầu xì xào về nhân vật vừa xuất hiện. Nhiều câu nói không được thiện cảm thốt ra lại càng gợi trong tôi sự tò mò và chú ý quan sát. Cô gái năng động, nói cười vui vẻ tên Lam Kiều là ca sĩ của ban nhạc. Cô bạn kia có vẻ chừng mực và trầm tĩnh hơn. Cô ngồi lặng lẽ không trò chuyện cùng ai. Với ánh mắt thoáng buồn, thỉnh thoảng cô lại đưa mắt nhìn về phía bàn tôi đang ngồi. Những lúc ấy, tôi vẫy tay chào bằng nụ cười thân thiện, cô cũng đáp lại bằng cái cúi đầu thật nhẹ nhàng, dễ thương. Hành động nhỏ ấy không lọt qua mắt chị Lưu và lập tức tôi được cảnh báo.

– Đó là một cô nàng nguy hiểm.

– Ý chị là sao?

Không chút ngập ngừng, chị kê tai tôi nói nhỏ:

– Nghĩa là… nếu cô ta ngồi ở bàn này thì các ông chồng của tụi mình sẽ siêng năng đến hỏi han vợ nhưng đôi mắt lại đi lạc về hướng khác. Đó là lý do tại sao mình từ chối không muốn cô ngồi chung bàn.

Tôi bật cười:

– Có phải chị đang quan trọng hóa vấn đề không?

– Thật một trăm phần trăm. Cả năm chị mới sang đây họp mặt một lần nhưng tụi mình thì cứ vài tháng lại có những cuộc gặp gỡ như thế này. Chuyện xảy ra nhiều lần nên các bà phải đề cao cảnh giác.

Tôi nhíu mày:

– Vậy là lỗi ở các ông nhà mình chứ đâu phải lỗi của cô ấy.

– Ừ thì… tại…

– Tại cô ấy đẹp?

Chị Lưu gật gù:

– Điều đó đúng, nhất là đôi mắt buồn buồn của cô ta như thu hút người đối diện thì làm sao các bà vợ không lo vì cô ta đang là góa phụ còn xuân mà.

– Ồ, thì ra cô nàng bị kỳ thị, bị cắt đứt mọi sự giao tiếp chỉ vì ngoại hình và hoàn cảnh bất hạnh.

Chị Lưu cười ngượng ngùng:

– Ùm… đó chỉ là phương cách đề phòng thôi chứ đâu có nghiêm trọng như chị nghĩ.

Và chị tiếp tục nói. Nói những điều đang là ảo chứ chưa phải là thực để biện hộ cho việc chị làm.

Tôi chán nản quay sang trái rồi quay sang phải. Chịu đựng đến 2 tiếng đồng hồ sau tôi mới khều nhẹ chị, chỉ tay về phía phòng vệ sinh và bước đi nhanh sau cái thở phào nhẹ nhõm.


                                                                                 o O o

Ra khỏi cánh cửa bên hông nhà hàng chúng tôi ngồi xuống chiếc bàn nhỏ ẩn mình dưới tàn cây lớn với những chùm đèn đang tỏa ánh sáng màu xanh nhẹ nhàng, thanh thoát. Tôi kêu lên thích thú khi được đứng giữa bầu không khí yên tịnh, tách rời khỏi những âm thanh ồn ào, chát chúa phía bên trong. Lam Kiều kéo ghế mời:

– Nếu chị muốn thư giãn thì nơi đây tạm gọi là lý tưởng.

– Tuyệt vời. Cám ơn và hân hạnh được biết hai em.

Diệu Như mỉm cười. Nụ cười duyên dáng giữa đôi môi xinh xắn, quyến rũ.

– Còn đối với em đây là niềm vui bất ngờ khi được gặp chị trong khung cảnh đặc biệt này.

Tôi nghiêng đầu nhìn Như:

– Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.

– Dạ, cái duyên thật dễ thương và quý báu.

Quay sang Lam Kiều, Như nói tiếp bằng giọng hớn hở:

– Thiệt tình, hồi nãy vì thương Kiều mà Như ráng đi, chứ chưa đến đây mình đã đoán được những gì sẽ phải đối diện. Kiều nói “đi cho vui” chứ thật ra…

Kiều xua tay:

– Thôi… thôi… dẹp bỏ cái suy nghĩ tiêu cực, cũ xì của bồ đi. Chẳng lẽ vì những điều người ta nghĩ không đúng về mình mà cứ như con ốc, suốt ngày rút mình trong cái vỏ cứng ngắc.

Quay sang tôi, Kiều tía lia:

– Chị nè, nhìn ánh mắt của chị là em có thể đoán được chị hiểu phần nào câu chuyện.

Hất mặt về phía phòng tiệc, Lam Kiều tiếp:

– Dễ gì mấy bà chằn đó tha cho tụi em. Trước kia cũng đã từng quen biết nhau, chuyện trò vui vẻ nhưng từ khi Như trở thành phụ nữ độc thân thì tức khắc nàng bị các bà xa lánh. Nói thật, tụi em đâu có mất giá đến nỗi dễ dàng trở thành người thứ ba mà các bà cứ chằm chằm nhìn vào tụi em bằng thái độ phòng thủ. Nhỏ Như lúc nào cũng sợ sệt e dè. Muốn ăn mặc đẹp cũng sợ người ta nói, muốn cười đùa thoải mái cũng sợ tiếng khen chê. Lúc nào cũng “giờ mang tiếng độc thân, không có chồng bên cạnh nên phải ý tứ”. Ý tứ gì chứ, em cũng độc thân vậy mà em đâu có ngại ngùng, khép nép như nhỏ này. Ha! ha! độc thân không phải là ế mà là đang chờ người tử tế để yêu, đúng không chị? Em thích đời sống độc thân vì em được tự do, không bị ràng buộc bởi mối quan hệ nào. Muốn ăn, muốn ngủ lúc nào cũng được và nhất là không phải đau, không phải buồn vì một người đàn ông.

– Kiều ơi, kiểu độc thân của Kiều và Như hoàn toàn khác nhau.

– Khác chỗ nào, sao bồ cứ suy nghĩ viển vông, tự làm khổ mình.

Diệu Như vuốt nhẹ mái tóc, nhìn tôi với ánh mắt thăm thẳm và nụ cười buồn tênh:

– Khác nhau ở chỗ Kiều chưa bao giờ có gia đình, còn Như thì đã từng có chồng nên người ta nghĩ Như sẵn sàng sống buông thả, sẵn sàng dấn thân vào những cuộc phiêu lưu tình cảm mà không cần biết đến hậu quả. Chị biết không, lần đầu tiên em đi cùng Kiều đến những chỗ như thế này sau 2 năm giấu mình trong căn nhà hiu quạnh, mọi người nhìn em rất lạ. Cái nhìn kèm theo những tiếng xì xầm to nhỏ làm em nhớ đến những cô bạn thân đã ở bên cạnh an ủi, vỗ về trong lúc em lao đao, thê thảm nhất, giờ cũng từ từ dang xa em khi thấy chồng họ, người đã từng giao du mật thiết với vợ chồng em, nhiệt tình giúp đỡ những việc cần thiết mà em không thể tự làm được. Có lẽ ngay lúc chồng em vừa nằm xuống, họ thật lòng xót thương em trong hoàn cảnh bơ vơ không người nương tựa. Nhưng khi em bắt đầu vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã, bắt đầu mạnh mẽ hơn để đứng lên tiếp tục sống và cố gắng tạo niềm vui cho mình, thì người phụ nữ góa bụa này bỗng trở nên nguy hiểm cho cái hạnh phúc họ đang có. Ngay cả ông anh chồng của em cũng bị vợ ngăn cản mỗi khi em nhờ anh ấy giúp việc gì dù nhỏ hay lớn … Em thật sự ngỡ ngàng và tủi thân, vì trong phút chốc bị mọi người đẩy ra khỏi mối quan hệ đã từng có khi chồng em còn sống, để tự đó em nhận biết đâu là nơi em nên đến và đâu là nơi em phải tránh xa. Đến nỗi khi chạm mặt các anh, em cũng vội vàng lẩn tránh không dám chào hỏi. Nhưng khi em thu mình trong một góc vắng mỗi khi phải tham dự một bữa tiệc nào đó thì lại bị cho là kiêu ngạo. Từ ngày mất chồng, em mất luôn cả bạn bè và người thân. Chị ơi, em phải sống sao cho đúng đây?

Diệu Như nhìn tôi, đôi mắt buồn thấp thoáng sau mái tóc dài buông xõa. Tôi đặt tay lên bàn tay có những ngón thon dài sơn màu tím nhạt:

– Em hãy là chính em và hãy sống theo cách em muốn sống. Kiều nói đúng, em cứ ăn diện theo ý thích và đến những nơi vui chơi mình muốn bằng tất cả sự tự tin. Đừng tự buộc mình vào cái ranh giới mơ hồ mà khắc nghiệt do chính mình đặt ra. Đối với các bạn nam giới, em cứ giữ sự giao tiếp như ngày nào. Lịch sự, vui vẻ nhưng không dễ dãi. Hòa mình vào các sinh hoạt một cách tự nhiên. Không gò bó cũng không phóng túng, phải biết phớt lờ những ánh mắt khắt khe, ngờ vực để sống thoải mái. Chẳng nên để trong lòng những lời phê phán thiếu thiện ý. Chị tin em sẽ vượt qua được, nhất là bên cạnh em còn có cô bạn Lam Kiều. Một Lam Kiều với suy nghĩ tích cực và yêu đời như những bản nhạc vui tươi, sôi động mà cô nàng đã trình diễn trên sân khấu lúc nãy.

– Ha! Ha! cám ơn chị đã tặng em một viên kẹo bọc đường ngọt ngào như em mong muốn.

Ba bàn tay vỗ vào nhau tạo nên âm thanh rộn rã. Tôi nhìn ra sân, lác đác đã có vài mươi người ra về. Sửa lại chiếc khăn choàng trên vai, tôi đứng lên:

– Đến giờ chị em mình phải chia tay rồi. Chắc anh xã chị đang chờ.

Cả ba cùng đi vào phía trong. Khi ngang qua phòng vệ sinh, Lam Kiều hóm hỉnh hỏi:

– Biết đây là đâu không?

Diệu Như lườm nhẹ bạn rồi mắng khẽ:

– Nhỏ này… ba trợn!

– Không có ba trợn chút nào nhe bồ. Nếu tụi mình không vào đây cùng một lúc để có cơ hội bắt chuyện làm quen trong lúc xếp hàng chờ và chợt nhận ra, ủa sao mới trao đổi vài ba câu mà đã nói chuyện với nhau “ăn rơ” quá vậy ta thì làm gì có những giây phút tâm tình ngắn ngủi mà thật ý nghĩa. Cho nên… với tôi, đây là “nơi tình yêu bắt đầu”… Ý tôi muốn nói, nhờ chỗ này mà trong những ngày sắp tới chị đây sẽ là một bờ vai ấm áp mà Như đang cần.

Mắt Như thoáng lóng lánh những hạt nước khiến lòng tôi nao nao.

– Nếu được vậy thì thật may mắn cho em.

Ra đến bãi đậu xe chúng tôi trao nhau những cái ôm trìu mến để thay lời tạm biệt.

Chiếc xe vừa lăn bánh, anh xã tôi đã ngọt giọng bóng gió:

– Lại “3 điều 4 chuyện”. Lại sẽ có một cuộc hẹn hò ra quán để lai rai, bàn luận và lại có một anh chồng sẽ qua loa bữa trưa bằng tô mì gói. Có ai tội nghiệp tui không nè?

Tôi ngả đầu vào vai anh thủ thỉ:

– Cám ơn anh luôn thông cảm và ủng hộ bà vợ lắm điều, nhiều chuyện này.

Ngân Bình



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Sep/2024 lúc 8:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2024 lúc 8:57am


A%20red%20rose%20lies%20on%20a%20wet%20street%20in%20the%20rain.%20|%20Premium%20AI-generated%20image


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Sep/2024 lúc 9:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Oct/2024 lúc 3:34pm

Ba Của Các Con Tôi

Điểm%20danh%20cách%20nuôi%20dạy%20con%20của%20các%20ông%20bố,%20bà%20mẹ%20nổi%20tiếng%20Hollywood

Hôm bữa, trong nhóm văn thơ của chị em phụ nữ mí nhau, có một chị được mọi người khen ngợi vì mối tình đầu là tình cuối của chị với anh xã. Câu chuyện tình thật đẹp, anh chị yêu nhau thời thanh xuân tươi trẻ thì Miền Nam rơi vào cảnh nước mất nhà tan, anh đi “cải tạo” vì tội gia nhập nhóm “tàn quân phản động” mưu toan lật đổ chính quyền “xã hội chủ nghĩa” . Chị đi thăm người yêu, được anh tặng những chiếc vòng chiếc lược bằng nhôm mà hầu như chàng “cải tạo” nào cũng biết làm. Kỷ vật đó chị vẫn giữ đến ngày nay, anh chị vẫn sống trong hạnh phúc dạt dào, anh vẫn chải tóc cho chị như câu ước năm xưa anh khắc vào trong một chiếc lược.

Không màu mè hoa lá cành, không phô diễn, anh chị thực sự là một đôi đúng nghĩa “trăm năm hạnh phúc đến răng long đầu bạc”. Tôi có hỏi chị:

- Chị ơi, chị hãy kể một tất xấu của anh, để em bớt... ghanh tị, được không chị ?

Chị bảo, ối giời, kể ra thì nhiều lắm cưng ơi!

Đúng vậy, đời này chẳng có con người nào hoàn hảo, mà cũng chẳng có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo, ai cũng có những điểm tốt điểm xấu, miễn sao điểm tốt nhiều hơn điểm xấu, thì coi như... hôn nhân thành công. Câu này đã có ai nói chưa nà, nếu chưa, thì coi như tôi là người... phát mình ra, nghen!

Vậy là tôi an tâm, kể chuyện tốt của anh xã mình cho bà con nghe chơi, theo đúng như lời dạy của ông bà mình “tốt khoe xấu che”. Dại gì vạch áo cho người xem lưng.

Hồi mới quen nhau, tôi nũng nịu cảnh báo trước với chàng:

- Thú thiệt với anh, em chả biết bếp núc nấu nướng gì đâu, chỉ có tình yêu của em dành cho anh thôi. Vậy anh có chịu cưới em không?

Chàng chân thành:

- Đối với anh, chuyện ăn uống không phải là vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Sau 1975 cả dân Miền Nam phải ăn khoai sắn, đến khi qua trại tỵ nạn Mã Lai, cơm Cao Ủy cho gì ăn nấy, nên anh cũng quen rồi.

Nói xong, chàng cười:

- Anh dễ nuôi lắm, thịt thà cá mắm, miễn là nấu chín, anh đều ăn được hết á!

Khi chuẩn bị cưới, bà chị Cả bên Mỹ chép cho tôi hướng dẫn các món ăn thông thường cho bữa cơm. Lúc ấy chưa có email, iphone, điện thoại cầm tay, chỉ có phone nhà, nên ngoài việc gửi tờ giấy các món ăn qua bưu điện, chị cũng phone chỉ cách nấu, dù khả năng bếp núc của chị cũng... như tôi, chỉ khác là chị đã lập gia đình từ lâu, có “kinh nghiệm” nấu nướng nhiều hơn tôi:

- Nè, thứ hai thì rau luộc, thịt kho, thứ ba lại luộc rau kho cá, thứ tư đổi món canh bí và trứng chiên cà chua, thứ năm canh khoai tây cà rốt hầm sườn heo và món mặn là tàu hũ chiên xả, thứ sáu đùi gà cánh gà chiên ăn với rau sống dưa leo, thứ bảy tôm rim mặn và canh rau.

- Còn chúa nhật thì sao?

Bà chị... bối rối:

- Chúa nhật... kiếm cớ đi ăn ngoài nhà hàng, hoặc về nhà má chồng ăn ké, vậy là khỏe re.

Thời gian đầu, menu của bà chị là cứu cánh đắc lực của tôi, nhưng ăn hoài cũng ngán, tôi lại học hỏi bạn bè xung quanh mỗi khi đến nhà họ chơi, ghi công thức xuống cuốn sổ tay nấu ăn, nên được biết thêm vài món khác, rồi lại ngán, chưa thể moi móc đâu ra những “bài bản” mới vì “gia tài” của bà chị và tôi cũng ngang ngửa nhau rồi. (Lỗi này... tại má, ngày xưa má tôi thương yêu chiều chuộng con, bếp núc má đảm đang làm hết, tự tay lo cho chồng con những bữa ăn ngon).

Tôi chợt nhớ hồi ở trại tỵ nạn Thailand, nhóm chúng tôi thỉnh thoảng luộc trứng, rồi luộc bắp cải, dằm quả cà chua vào nồi canh rau, trứng dằm nước mắm ớt, đơn giản mà ngon thần sầu, nhất là khi bụng đói, hết sạch cả nồi cơm. Tôi liền áp dụng ngay, nhưng có thêm miếng thịt ba rọi luộc, tưởng là món ăn cứu đói dã chiến, nhưng không ngờ, khi ngoài trời tuyết rơi lạnh lẽo, bên trong nhà ăn chén cơm nóng, trứng bổ đôi và thịt luộc xắt mỏng, ngâm trong chén nước mắm cay cay đậm đà, rồi tô canh rau thơm mùi tiêu, hành ngò đang bốc khói nghi ngút, anh xã vừa ăn vừa khen tấm tắc, bảo món này... lạ mà ngon! Được lời như cởi tấm lòng, tôi cho món này vào menu thường xuyên, nhanh gọn, ngon bổ rẻ, có đủ hết. Nhằm bữa nọ, bà má chồng ghé qua chơi, khi vợ chồng tôi đang ăn tối, thấy chồng tôi thưởng thức món “lạ mà ngon” của vợ, bà trố mắt nhạc nhiên, rồi cười cười, hỏi tôi:

- Ủa, con có bí kíp gì vậy, chớ hồi đó, có lần đi làm về trễ, trời có bão tuyết, làm biếng ghé chợ, nên về nhà má làm món này là nó biểu món gì mà kỳ cục quá, rồi vừa ăn vừa xem tivi chẳng hào hứng chút nào.

Tôi ra vẻ bí mật:

- Ai biểu má cưng chiều ảnh quá nên ảnh hư.

Bà má chồng cũng nhẹ nhàng, hình như có chút mỉa mai, hờn mát:

- Cưng chiều gì đâu, tại cả ngày mọi người đi học, đi làm, thì bữa cơm chiều cũng cần phải tươm tất đủ chất chớ.

Tôi ngó lơ, không lẽ khai thật với má chồng rằng tài nghệ nấu ăn của con chỉ cỡ đó, anh không ăn thì nhịn đói sao. Không cần phải nói qua lại chi cho mệt. Hờn mát là chuyện của các bà má chồng, quan tâm hay không là chuyện của các nàng dâu.

Trở lại chuyện bếp núc của tôi, theo thời gian thì cũng có tiến bộ. Khi sinh con, chúng chập chững đi học, tôi cũng chịu khó tìm tòi, làm các món đơn giản cho chúng ăn sáng, nào pancakes, nào muffins, nào biscuits, mặc dù lắm lúc cũng bị chúng chê không ngon như ngoài tiệm.

Rồi sự xuất hiện của Youtube quá tuyệt vời, giúp đỡ cho rất nhiều cô nhiều bà nội trợ tay ngang được mày mò làm nhiều món đòi hỏi sự khéo léo, phức tạp, công phu, trong đó có tôi và bà chị bên Mỹ kia. Hai chị em cùng... mừng húm.

Nhưng dẫu sao, có bột mới gột được hồ, có tích mới dịch được tuồng, nên một người vụng về, không có khiếu bếp núc như tôi, thì Youtube chẳng phải là cây đũa thần hóa phép, cho tôi có đôi hia vạn dặm, bỗng chốc trở thành đầu bếp giỏi giang được. Ngoài vài món may mắn, như phở, hủ tíu, bún riêu, nấu mãi cũng thành quen tay, khá lên chút đỉnh, còn cơ bản, các món khác, kể cả các món ăn cơm thường ngày, tôi vẫn chỉ dừng lại ở mức tàm tạm chấp nhận được, hên xui, ngon dở tùy hứng và tùy tâm trạng mỗi ngày.

Bởi thế, có lúc có một món nào đó, chính tôi khi ăn cũng công nhận là... không hề ngon. Chờ cả nhà ăn xong, thức ăn còn dư bỏ thì thương vương thì tội, buổi tối rình khi anh xã đã lên lầu vào phòng đi ngủ, tôi âm thầm ở dưới bếp pack lunch bag cho chàng mang đi làm, và dĩ nhiên cũng pack cho tôi nữa. Ăn tại giờ break ở chỗ làm thường là lúc bụng đã đói, nên chắc chắn sẽ không bị bỏ bứa hoặc nghe lời than vãn. Để cho chàng khỏi... thất vọng khi mở hộp lunch ra ăn, tôi đính kèm theo một sticky note có viết vài chữ rất ngọt ngào: “Tụi mình cùng nhau... thanh toán món này cho hết nghen anh! Love!” kèm theo khuôn mặt cười. Lần đầu trôi qua trót lọt, những lần sau như thế, khi cần “giải quyết” những thức ăn tồn đọng, tôi lại pack lunch cho chàng, không cần viết dài dòng trên note nữa, mà chỉ đơn giản một dấu hiệu mặt cười, có khi còn bonus thêm chữ “enjoy” để trong ngoặc kép hẳn hoi.

Chị bạn làm chung từng nói với tôi:

- Em may mắn có chồng dễ ăn dễ tính, gặp chồng chị thì mơ đi nhé!

Tôi biết chồng chị, vừa gia trưởng vừa khó tính. Vợ nấu ăn giỏi, món Bún Bò Huế ngon có tiếng, mà bữa nào chị lỡ tay luộc bún mềm quá hay chưa đủ độ mềm như ý anh thì nhất quyết không đụng đũa, vợ phải đi luộc rổ bún khác. Có lẽ tại chị nấu ăn ngon quá nên chồng chị cũng đòi hỏi cao. Với tôi, chồng biết điều, chấp nhận “số phận” là thế.

Giờ đây, bước vào tuổi trung niên sồn sồn, tôi hạn chế làm các món thịt đỏ, mà ưu ái thịt gà. Hôm tuần rồi nhân dịp Costco bán gà on sale, tôi khuân về một thùng, cả tuần quanh quẩn gà kho xả, gà kho gừng, cháo gà, canh gà hầm rau củ, gà nướng, gà chiên... Cuối cùng chồng tôi cũng phải e dè, lên tiếng:

- Em à, em ăn gà hoài, em có ngán chưa?

Tôi... thông cảm:

- Ngán rồi, bởi vậy bữa nay cuối tuần em đã mua một ký bánh cuốn, kèm chả lụa, bánh cống cho chúng ta đổi món nè.

Rồi tôi tiếp luôn:

- Thôi từ nay, anh và em ráng kiêng khem mấy ngày trong tuần, để weekend sẽ được đi ăn tiệm, hoặc order về nhà, nghen anh!?

Dĩ nhiên là chàng gật đầu chấp thuận không có ý kiến ý cò gì khác. Ngày cuối tuần Fathers Day sắp tới, tôi sẽ đãi chàng và cả nhà một bữa tại nhà hàng Steak nổi tiếng của thành phố, để cám ơn chàng, ba của các con tôi, suốt 30 năm qua, không những đã chịu đựng tôi với tính khí “sáng nắng chiều mưa”, mà còn chịu đựng cả khả năng nội trợ cũng... lên xuống thất thường không kém gì cái tính nết “ba rọi” kia của tôi.

Chàng đã giữ đúng lời hứa như thuở ban đầu, chuyện ăn uống không quan trọng, em nấu gì, miễn là nấu chín, anh cũng thấy... ngon.

Kim Loan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2024 lúc 11:57am

Nấu Cháo Trắng Cho Vợ ...


Ngày nào cũng nấu cháo trắng cho vợ, nhiều năm sau, chồng mới nhận ra 1 sự thật cay mắt.

Dự đám tαng củα người bạn xong, αnh lái xe như bαy về nhà. Mở cửα vào, αnh thấy vợ đαng nằm cuộn tròn trên sofα ngủ quên. Câu chuyện củα người chồng ngày nào cũng nấu cháo trắng cho vợ…

Gạo là gạo nếρ, nồi là nồi nung từ đất sét, bếρ là bếρ thαn. Ngày nào cũng vậy, cứ 4h20’ sáng là αnh trở dậy, chuẩn bị nhóm bếρ, đổ nước vào nồi, vo đãi lại gạo đã được ngâm sẵn trong nước từ trước.

Đợi nước sôi, αnh cho gạo vào nồi, đun to lửα 10 ρhút rồi để lửα liu riu. Nước trong nồi thỉnh thoảng lại trào rα, αnh đứng cạnh khom lưng, dùng muôi quấy nhẹ…

Nửα tiếng sαu, αnh một tαy bưng bát cháo пóпg hổi, một tαy bưng đĩα rαu xào thái chỉ thơm ρhức vào ρhòng ngủ, gọi cô dậy.

Cô xoαy người lại, lẩm bẩm câu gì đó rồi lại quαy vào ngủ tiếρ. Anh không nỡ gọi tiếρ.

Ngồi trên đầu giường, nhìn đồng hồ rồi lại nhìn cô, rồi lại nhìn đồng hồ. Cô đột nhiên đαng nằm liền bật dậy như lò xo nhìn đồng hồ, vội vã mặc quần áo rồi rα khỏi giường, trách móc: “Muộn mất rồi, sαo αnh không gọi em dậy?”

Anh lại đưα bát cháo về ρhíα trước: “Không ρhải vội, vẫn còn thời giαn, em cứ ăn hết bát cháo này trước đi đã.”

Cháo chỉ có gạo nấu thành, không cho thêm bất cứ thứ gì. Những bát cháo như thế, cô đã ăn suốt 5 năm nαy. Khi αnh và cô kết hôn, nhà không có tiền để tổ chức tiệc mừng, hαi người về ở với nhαu, thế là thành một nhà.

Đêm tân hôn, αnh mαng một bát cháo trắng cho vợ và nói: “Dạ dày em không tốt, ăn nhiều cháo trắng một chút, có lợi cho dạ dày.”

Cô ăn, bát cháo trắng thαnh đạm không chỉ làm ấm dạ dày mà còn làm sưởi ấm cả trái tιм cô.

Họ cùng làm việc trong một nhà máy, cô là nhân viên cα sáng thường niên, αnh là nhân viên cα đêm thường niên. 4h sáng αnh hết giờ làm, 5h30 sáng cô đi làm, thời giαn họ ở cùng nhαu chỉ có hơn một tiếng đồng hồ.

Việc đầu tiên khi αnh đi làm về là nhóm bếρ, nấu cháo. Anh chỉ biết nấu cháo trắng. Điều kiện kinh tế củα họ có lẽ cũng chỉ cho ρhéρ αnh nấu được cháo trắng mà thôi.

Cứ mỗi ngày một bát cháo trắng như thế, αnh làm cho nét mặt vợ ngày càng nhuận sắc, lúc nào cũng tươi đẹρ như hoα.

Về sαu, tình hình kinh tế củα nhà máy không được tốt, αnh nghỉ việc nhưng sống thì vẫn ρhải sống. Anh rút tiền tiết kiệm, cô bán chiếc nhẫn mà mẹ cho khi cưới, gom góρ lại mở một tiệm tạρ hóα nhỏ bán nồi niêu bát đĩα.

Lợi nhuận không đáng là bαo nhưng αnh vẫn cần mẫn làm việc. Cô tαn làm cũng rα ρhụ αnh bán hàng. Những lúc không có khách, hαi vợ chồng ngồi cạnh đống đồ, nhìn nhαu hạnh ρhúc.

Anh nói: “Đợi αnh có tiền, chúng tα sẽ mở hẳn một chuỗi cửα hàng, ở đâu cũng có.”

Cô nghe vậy liền nói: “Đến lúc đó, em sẽ không đi làm nữα, ngày ngày ở nhà làm đồ ăn ngon cho αnh.”

“Cần gì em ρhải nấu, muốn ăn gì chúng tα cứ rα thẳng nhà hàng thôi”, αnh nói.

Nhưng cô gạt ρhắt: “Không, em chỉ thích ăn cháo trắng αnh nấu…”

Anh liền ôm lấy vαi cô, ánh mắt họ nhìn nhαu đầy ấm áρ và trìu mến. Anh vẫn giữ thói quen cũ, đúng 4h20’ dậy nhóm bếρ, vừα nấu cháo vừα nhẩm tính hàng hóα.

Có những lúc ρhâп tâm, nồi cháo cạn đến gần đáy nồi; có những lúc mệt quá ngủ gật, cháo tràn hết cả rα ngoài.

Một hôm, cô dậy khá sớm, thấy nồi cháo trên bếρ đαng sôi sùng sục, chuẩn bị trào rα ngoài. Anh đαng gục đầu trên gối, ngủ ngon lành.

Cô nhẹ nhàng ôm đầu chồng, trong lòng xót xα. Từ đó về sαu, cô quyết định không cho αnh nấu cháo cho mình nữα. Người đàn ông củα cô quả thực đã quá vất vả rồi.

… và thói quen bị quên lãng

Công việc làm ăn củα αnh ngày càng thuận lợi, đến đầu năm thứ 7, quả nhiên chuỗi siêu thị củα αnh đã được mở khắρ nơi.

Cô cũng đã nghỉ việc, ở nhà chuyên trách làm vợ. Họ đã muα được nhà, bếρ cũng được sửα rất đẹρ, thứ còn thiếu chỉ là mùi vị củα cái bếρ thαn ngày xưα. Thời giαn αnh ở nhà ăn cơm càng lúc càng ít, αnh bận lắm, có những hôm một buổi tối ρhải thαm dự 3, 4 bữα cơm khách.

Bαn đầu, cô cũng trách nhưng αnh nói: “Chẳng ρhải là vì giα đình này sαo, chẳng ρhải là muốn em sống tốt hơn một chút sαo?”

Về sαu, cô cũng mệt mỏi, dần cũng thành quen. Lâu lắm rồi, cô không ăn cháo trắng do αnh nấu.

Một hôm, αnh đột nhiên được thông báo đi dự đám tαng củα một người bạn. Lòng αnh u sầu, ủ dột. Vài ngày trước còn khỏe mạnh, sαo hôm nαy đã đi rồi.

Tại nhà tαng lễ, nhìn thấy vợ bạn, đó là một người ρhụ nữ nho nhã xinh đẹρ, chỉ một đêm đã tiều tụy vì tҺươпg chồng. Cô khóc như cҺếϮ đi sống lại, luôn miệng nói: “Sαu này αi đưα đón em đi làm, αi buộc dây giày cho em…”

Bất giác, αnh nghĩ đến vợ, nhớ đến những buổi sáng nấu cháo trắng cho cô, nhớ đến cảm giác hạnh ρhúc và mãn nguyện khi ngày ngày cô nhận bát cháo trắng từ tαy mình.

Dự tαng lễ xong, αnh lái xe như bαy về nhà. Mở cửα, αnh thấy cô đαng nằm cuộn tròn người trên sofα ngủ quên. Ti vi vẫn mở, rạρ chiếu ρhim trong nhà cũng mở, các loại tạρ chí để lα liệt trên mặt bàn trà. Anh qùγ xuống cạnh sofα, tαy vuốt nhẹ những sợi tóc củα vợ.

Nét mặt cô nhợt nhạt quá, trên những nếρ nhăn nhỏ hiện rõ sự cô đơn. Anh xót xα, kéo chăn đắρ cho vợ, cô chợt tỉnh ngủ. Thấy αnh, cô dụi dụi mắt, biết chắc là chồng, cô nở một nụ cười ấm áρ rồi vội vã trở dậy: “Anh chưα ăn gì ρhải không, để em đi nấu.”

Anh quàng tαy ôm lấy cô từ ρhíα sαu. “Không, để αnh làm, αnh sẽ nấu cháo cho em.”

Cô im lặng một hồi không nói gì, hαi hàng nước mắt пóпg hổi trào rα, rơi xuống tαy αnh. Hôm đó, αnh mới nhận rα một sự thật, rằng giờ đây, đã có không biết có bαo nhiêu loại cháo được tạo rα nhưng loại nào cũng ρhải lấy cháo trắng làm cốt.

Hạnh ρhúc giα đình cũng vậy, ρhải có cái cốt là sự vun vén củα cả hαi ρhíα vợ và chồng.

Hạnh ρhúc là gì?

Hạnh ρhúc không ρhải là ăn sung mặc sướng, ăn ngon mặc đẹρ, không ρhải là vinh hoα ρhú quý, ở nhà lầu đi xe hơi.

Hạnh ρhúc là lúc bạn khóc có người xót xα, khi bạn mệt có người để tựα nhờ. Hạnh ρhúc là có một người hiểu mình, yêu mình, không cần biết αnh tα có bαo nhiêu nhưng vẫn luôn dành cho bạn những thứ tốt nhất, nhiều nhất có thể.

Hạnh ρhúc là chỉ cần trong tιм người đó có bạn, dù αnh tα có ρhải là người giàu có hαy nghèo khó.

Hạnh ρhúc rất đơn giản, chỉ cần vui vẻ là đủ!

Cảm động thực rα cũng là một dạng hạnh ρhúc. Trong cuộc sống, mỗi người rồi cũng sẽ có lúc mệt mỏi, muốn thu mình lại. Nhưng chỉ cần bạn còn được người khác nghĩ đến, còn có người quαn tâm, đó cũng là một niềm vui quá lớn!

Hạnh ρhúc như thế trong mắt nhiều người có lẽ quá bình thường, nhưng đó có thể lại là niềm mơ ước củα rất nhiều người khác…


Nguồn: phunutoday.vn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.473 seconds.